Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là quyền con người cơ bản, được ghi nhận và tôn trọng toàn cầu. Bên cạnh đó, dưới sự sáng tạo và được sự đồng thuận rộng rãi của cộng đồng quốc tế, quyền tham gia ngân sách nhà nước của người dân còn được thiết kế để trở thành một công cụ quản trị công hiệu quả, nó thúc đẩy và cải thiện phát triển toàn diện, thay đổi và sắp xếp lại mối quan hệ giữa nhà nước với người dân và đặc biệt khiến quá trình phân bổ nguồn lực công trở nên công bằng và hiệu quả hơn.
Từ thực tiễn của Việt Nam, qua nỗ lực nghiên cứu, Luận án đã nhận thấy rằng, từ sau Đổi Mới, quyền tham gia của người dân dù mang những đặc trưng khác biệt, ngay cả tên gọi cũng chưa có sự tương thích so với pháp luật quốc tế, thế nhưng, dưới các hình thức và khẩu hiệu về dân chủ và dân chủ cơ sở: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng đã cho thấy quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được ghi nhận. Đặc biệt, từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, với một số thay đổi mang tính đột phá về việc quy định quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân, tách một số quyền con người với quyền công dân, tạo điều kiện cho môi trường tham gia hiệu quả khi bắt buộc công khai thông tin là trách nhiệm của nhà nước đã tạo đà cho Luật Ngân sách nhà nước 2015 ghi nhận quyền tham gia giám sát ngân sách của cộng đồng.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là: Tại sao pháp luật đã được quy định khá đầy đủ về mặt hình thức nhưng các giá trị mà sự tham gia vẫn chưa thực sự hiệu quả tại Việt Nam? Bối cảnh hiện nay cho thấy, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương; người dân với chính quyền địa phương chưa có kết nối thực sự, quản lý ngân sách không hiệu quả dẫn đến tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, hiệu quả sử dụng ngân sách trong các hoạt động đầu tư công chưa cao, quá trình giải vốn đầu tư công gần như không thể thực hiện được .
Dựa trên các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả khác, cùng với nỗ lực nghiên cứu nội dung của tác giả Luận án, Luận án này đưa ra các nhận định sau đây:
Thứ nhất, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước tại Việt Nam từ Đổi Mới (1986) cho đến nay có đặc trưng riêng, được định danh dưới hình thức dân chủ XHCN. Theo đó, người dân tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước hầu hết thông qua cơ chế đại diện, dưới hình thức tập thể, thông qua các tổ chức của nhà nước hoặc do nhà nước quản lý. Trong khi đó, quy trình ngân sách gồm nhiều giai đoạn cùng với nhiều nội dung khác biệt nhưng chỉ áp dụng chung một cơ chế tham gia đại diện.
Thứ hai, thông qua nội dung của các văn kiện chính trị của Đảng về quyền tham gia của người dân cho thấy rằng, nhận thức về vai trò quan trọng của người dân trong cấu trúc quyền lực cũng như quản trị công của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng và thậm chí luôn có một khoảng cách lớn về việc định hướng trao cho người dân mức độ tham gia cao hơn vào quy trình ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng pháp luật, định hướng này chưa được tuân thủ triệt để dẫn đến quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở mức độ tương đối thấp, gồm được biết thông tin về ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách của cộng đồng. Cùng với thiết kế quy trình, nội dung và hình thức tham gia không phù hợp, kết hợp với các chủ thể có quyền đại diện chủ trì hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của người dân không đủ thẩm quyền độc lập khiến khả năng gây ảnh hưởng tới quy trình ngân sách nhà nước là không đáng kể dẫn đến hoạt động tham gia của người dân vào quy trình ngân sách tại Việt Nam vẫn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả.
174 trang |
Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thông qua Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố để thông báo đến nhân dân.
Pháp lệnh quy định ngân sách và các nội dung liên quan đến ngân sách không bắt buộc phải niêm yết tại trụ sở cơ quan như những nội dung khác.
Dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách hàng năm hoặc việc sử dụng các loại quỹ trong đó có cả các loại quỹ cho nhân dân đóng góp buộc phải sử dụng hình thức truyền thanh hoặc thông qua đại diện thôn, khu phố (Điều 7; Điều 8 Pháp lệnh 34/2007).
Ngân sách nhà nước là một lĩnh vực đặc thù với các con số, pháp luật buộc phải công khai qua truyền thanh hoặc đại diện của tổ dân phố hoặc khu phố là khó mang lại hiệu quả, thậm chí gây khó khăn cho hoạt động tiếp cận thông tin của người dân, vì thông tin không trong tình trạng có sẵn.
Ngược lại, đối với những chủ thể có trách nhiệm công khai có thể dễ dàng “lách” và có thể cung cấp thông tin không hiệu quả một cách có chủ đích, ví dụ chọn thời điểm phát thanh, chất lượng của các công cụ phát thanh, hoặc không quy định cơ chế phản hồi khi áp dụng hình thức công khai qua đại diện là Trưởng thôn hay tổ trưởng tổ dân phốsẽ khiến số liệu ngân sách nhà nước trở nên khó tiếp cận, cản trở động lực tham gia và nếu có tham gia sẽ không mang lại hiệu quả.
Về thời điểm công khai, Pháp lệnh 34/2007 quy định các nội dung ngân sách mà người dân được biết đều là những thông tin đã được quyết định và có hiệu lực thi hành (khoản 2 Điều 7; khoản 2 Điều 8) vì vậy, thông tin mà người dân nhận được không có giá trị sử dụng.
Theo đó, dự toán ngân sách là một giai đoạn của quy trình ngân sách hàng năm. Đây là thời điểm dự thảo các chính sách, các dự án. Đây cũng là thời điểm tham gia của người dân gây ảnh hưởng đến các chính sách sử dụng ngân sách, đặc biệt đối với cấp cơ sở, nơi mà các dự án hay chính sách có tác động trực tiếp tới sinh kế của người dân, sự tham gia của người dân trong giai đoạn này chính là tiếng nói, để các chính sách được cân nhắc, phân bổ cho phù hợp với nhu cầu của họ. Nhưng việc quy định dự toán sau khi được HĐND cấp xã thông qua mới được công khai, hoặc số liệu của dự án sau khi đã được chủ thể có thẩm quyền quyết định, đã chứng minh rằng tiếng nói hay sự tham gia của người dân đã bị loại ra ngoài quy trình, thông tin dù có tiếp cận được cũng không mang lại giá trị.
Việc sử dụng ngôn ngữ không thống nhất cũng có thể gây khó khăn khi áp dụng, có những nội dung Pháp lệnh 34 /2007 quy định “phải được công khai” (khoản 1 Điều 7), tuy nhiên, cũng với tinh thần bắt buộc này, tại khoản 1 Điều 8, pháp lệnh lại sử dụng khái niệm “được công khai”. Tương tự như vậy, khi quy định về thời gian công khai, pháp lệnh quy định những nội dung có khoảng thời gian công khai cụ thể, tuy nhiên, có những nội dung, Pháp lệnh dùng khái niệm “niêm yết thường xuyên” gây ra sự không đồng nhất, đặc biệt khó khăn khi áp dụng trong thực tế vì không biết “thường xuyên” cụ thể là bao lâu.
Bên cạnh đó, việc quy định không thống nhất về thời điểm công khai thông tin, ví dụ như đối với nội dung dự toán và quyết toán ngân sách của cấp xã thì quy định rõ thời hạn phải công khai sau khi văn bản có hiệu lực là hai ngày, nhưng lại không quy định thời gian công khai. Trong khi đó, các nội dung khác của ngân sách nhà nước như dự án, mức phíthì quy định rõ thời gian công khai nhưng lại không quy định thời điểm bắt đầu phải công khai, gây ra những khó khăn khi thi hành và áp dụng.
Ở mức độ thảo luận ngân sách cùng nhà nước,
Pháp lệnh 34 mô tả và ghi nhận mức độ này với tên gọi những vấn đề ngân sách nhà nước nhân dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, liên quan đến ngân sách nhà nước, đó là nội dung dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã (khoản 1 Điều 19), các hình thức tham gia được áp dụng gồm có: họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố; phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; thông qua hòm thư góp ý (Điều 20). Trong đó, các chủ thể có trách nhiệm tổ chức thực hiện là UBND cấp xã, cụ thể là Chủ tịch UBND xã.
Tuy nhiên, điểm lưu ý là tại khoản 3 Điều 20 quy định, trong trường hợp chính quyền cấp xã quyết định các nội dung được lấy ý kiến tham vấn của người dân, nhưng khác với ý kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Như vậy, lấy ý kiến của người dân là bắt buộc đối với chính quyền cấp xã, tuy nhiên, kết quả của quy trình lấy ý kiến dù có đa số phiếu nhưng cũng không đương nhiên có giá trị thi hành.
Ngoài ra, vấn đề chịu trách nhiệm về quyết định của các bên tham gia cũng không được quy định rõ. Theo quan điểm của NCS, từ quy định này cho thấy, định hướng của nhà nước về thứ tự ưu tiên lựa chọn chủ thể ra quyết định, đồng thời cũng cho thấy thái độ chưa cởi mở, còn dè chừng đối với hoạt động tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân, chưa thể hiện được hết kỳ vọng và mục tiêu của ĐCSVN về vấn đề dân chủ cơ sở, thúc đẩy sự tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân.
Ở mức độ quyết định ngân sách nhà nước
Pháp lệnh 34 quy định mức độ tham gia mà nhân dân quyết định trực tiếp đối với chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật (Điều 10) cho thấy, đây là hình thức tham gia cao nhất trong các nội dung ngân sách mà người dân tham gia hiện nay. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần thảo luận, đó là, nguồn vốn mà người dân được bàn và quyết định trực tiếp thì ngân sách nhà nước chỉ chiếm một phần hoặc không có mà hoàn toàn do sự đóng góp của người dân. Nên việc người dân có quyền quyết định là hoàn toàn hợp lý.
Tuy nhiên, khái niệm bàn và quyết định trực tiếp được dùng trong Pháp lệnh số 34 có thể gây nhầm lẫn, lý do vì, phạm vi tham gia bàn, quyết định trực tiếp chỉ dừng lại ở chủ trương và mức đóng góp vốn cho dự án, công trình mà không phải là toàn bộ quy trình, người dân không kiểm soát, điều hành và chịu trách nhiệm, nên đây không phải là mức độ cao nhất.
Thực tế, ở nội dung này có thể xảy ra hai trường hợp, phụ thuộc vào hình thức tham gia. (1), nếu tổ chức cuộc họp lấy ý kiến trực tiếp hợp pháp và có người tham quá 50% tổng số đại diện cử tri (khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh số 34) tán thành thì có giá trị thi hành. (2), Pháp lệnh không quy định cách thức giải quyết nếu trong trường hợp nếu tổ chức họp lại hoặc phát phiếu lấy ý kiến nếu vẫn không đạt đươc sự thống nhất theo tỷ lệ bắt buộc thì sẽ xử lý như thế nào. Pháp luật cũng không quy định cụ thể chủ trương hay mức đóng góp do nhà nước đề xuất hay người dân tự dự tính. Trong trường hợp kế hoạch, chủ trương và mức đóng góp cho dự án được lập bởi cơ quan nhà nước và trong trường hợp các hình thức tham gia của người dân không có giá trị thi hành thì toàn bộ quy trình sử dụng ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vi cấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinh phí và các công việc khác là không có sự tham gia của người dân. Toàn bộ nội dung này chỉ dừng lại ở mức độ tham vấn.
Đối với mức độ cùng thực hiện quy trình ngân sách nhà nước
Pháp lệnh 34 chưa quy định nội dung này, mặc dù khẩu hiệu “dân làm” đã được đề cập trong Pháp lệnh.
Ở mức độ giám sát quy trình ngân sách nhà nước
Đây là hình thức tham gia cuối cùng được ghi nhận trong Pháp lệnh thực hiện dân chủ tại xã, phường, thị trấn 2007. Theo Pháp lện 34, người dân được quyền giám sát ở tất cả các nội dung mà người dân đã tham gia, đó là các vấn đề dân được biết; được trực tiếp bàn và quyết định; được tham gia góp ý trước khi cơ quan nhà nước ra quyết định (Điều 23; 24).
Tuy nhiên, Pháp lệnh không định nghĩa về hoạt động giám sát, không quy định cụ thể các hành vi giám sát, vì thế, để sử dụng quyền này, các chủ thể tham gia phải đồng thời áp dụng thêm các quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật khác, ví dụ, các nội dung và hình thức giám sát phải dựa vào Điều 26; 27 Luật Mặt trận tổ quốc 2015, hoặc khi sử dụng hình thức giám sát trực tiếp, chủ thể tham gia phải áp dụng quy trình theo quy định của pháp luật về quyền khiếu nại và tố cáođây là những rào cản khiến cho việc tiếp cận và sử dụng quyền giám sát của người dân trở nên khó khăn, đồng thời làm giảm tính khả thi khi áp dụng trong thực tế.
Để hiểu rõ quy định về quyền giám sát của người dân, được sử dụng như một hình thức tham gia ngân sách ở Việt Nam, cần phải nghiên cứu, phân tích và đánh giá sâu hơn trong các quy định của pháp luật liên quan đến việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước được quy định trong pháp luật về đầu tư, xây dựng, đầu tư công, đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Tóm lại, trong một thời gian dài ở Việt Nam, ở mức độ tham gia thấp nhất - được biết thông tin và tham vấn về quy trình ngân sách nhà nước đã được quy định bởi Pháp lệnh 34. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc cung cấp thông tin và hình thức cung cấp thông tin; thời điểm cung cấp thông tin ít có giá trị sử dụng vì :
Thứ nhất, các quy định không rõ ràng, như đã trình bày ở trên, nội dung của ngân sách hàng năm có quy định thời điểm công khai nhưng không quy định khoảng thời gian công khai. Những nội dung khác liên quan đến ngân sách nhà nước tại cấp xã như dự án, phí, xây dựng cơ sở hạ tầngthì quy định khoảng thời gian nhưng lại không quy định thời điểm bắt đầu công khai.
Thứ hai, khả năng gây ảnh hưởng tới ngân sách nhà nước ở cấp cơ sở của người dân là rất thấp, bởi vì các văn bản về dự toán hoặc quyết toán sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, HĐND thông qua, tức là đã có hiệu lực pháp lý thì mới được công khai, và vì thế, pháp luật trở thành rào cản vì đã không thiết kế quy trình tham gia cho người dân. Toàn bộ quy trình ngân sách nhà nước là một quy trình khép kín và chỉ có một chủ thể duy nhất tiếp cận, quyết định và sử dụng, đó chính là nhà nước.
Thứ ba, người dân có thêm một hình thức tham gia đặc thù của Việt Nam, đó là quyền giám sát, trước đây, người dân còn có thêm quyền kiểm tra cùng với giam sát. Tuy nhiên, về cơ bản, quyền giám sát cũng không mang lại sức ảnh hưởng tới quyết định cuối cùng của nội dung của ngân sách nhà nước. Bởi vì quyền giám sát theo Pháp lệnh quy định cũng chưa quy định rõ giám sát khi nào, bao lâu và cách thức giám sát. Việc giám sát ngân sách nhà nước cũng quy định rất chung chung, ngoài ra, người dân nếu muốn trực tiếp giám sát lại cần phải tuân thủ theo các quy định của lĩnh vực pháp luật khác như khiếu nại, tố cáo
4.2.2. Bất cập từ quy định pháp luật về quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước trong các quy định pháp luật ngân sách nhà nước
Đối với hình thức được biết thông tin ngân sách nhà nước
Theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước tại Việt Nam, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đang áp dụng phổ mức độ tham gia được biết thông tin ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách ngân sách nhà nước
Đối với hình thức được biết thông tin về ngân sách nhà nước, được quy định bằng tên gọi: Công khai ngân sách nhà nước.
Hình thức này áp dụng đối với các nội dung gồm: Ngân sách của các cấp chính quyền; Các đơn vị dự toán hoặc tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ và các chương trình, dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
Do vậy, khi áp dụng hình thức tham gia này dẫn đến bất cập là làm mất kết nối giữa nhà nước và công dân vì đây là mối quan hệ một chiều. Đặc biệt, khi người dân muốn biết thêm thông tin (vì ngân sách nhà nước là lĩnh vực đặc thù) từ phía chủ thể công khai là không khả thi vì theo quy định tại Điều 28 của Luật tiếp cận thông tin 2016, người dân không được yêu cầu cung cấp thông tin đã công khai. Quy định này dẫn đến hạn chế khả năng tìm hiểu và nghiên cứu thêm về ngân sách nhà nước của người dân và không thu hút sự quan tâm và tham gia của công chúng đối với ngân sách nhà nước.
Ngoài ra, đối với dự án/ chương trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước chỉ công khai thông tin sau khi được thông qua (Điều 15 Luật Ngân sách nhà nước 2015) khiến thông tin dù được công khai nhưng không có giá trị sử dụng. Bởi vì, thời điểm tham gia của người dân mang tính quyết định và người dân chỉ có thể gây ảnh hưởng tích cực đến các chính sách sử dụng ngân sách, đặc biệt đối với các dự án hay chính sách có tác động trực tiếp tới sinh kế của người dân, sự tham gia của người dân trong giai đoạn này chính là tiếng nói, để các chính sách được cân nhắc, phân bổ cho phù hợp với nhu cầu của họ. Nhưng việc quy định dự toán sau khi được chủ thể có thẩm quyền thông qua mới được công khai, hoặc số liệu của dự án sau khi đã được chủ thể có thẩm quyền quyết định, đã chứng minh rằng tiếng nói hay sự tham gia của người dân đã bị loại ra ngoài quy trình, thông tin dù có tiếp cận được cũng không mang lại giá trị.
Đối với hình thức giám sát ngân sách nhà nước
Theo quy định hiện nay, người dân được quyền giám sát ở tất cả các nội dung mà người dân đã tham gia.
Tuy nhiên, hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng còn tồn tại những vấn đề sau:
Thứ nhất, hiện chưa có định nghĩa về hoạt động giám sát ngân sách của cộng đồng, pháp luật không quy định cụ thể các hành vi giám sát, vì thế, để sử dụng quyền này, các chủ thể tham gia phải đồng thời áp dụng thêm các quy định ở các văn bản quy phạm pháp luật khác, ví dụ, các nội dung và hình thức giám sát phải dựa vào Điều 26; Điều 27 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015, hoặc khi sử dụng hình thức giám sát trực tiếp, chủ thể tham gia phải áp dụng quy trình theo quy định của pháp luật về quyền khiếu nại và tố cáođây là những rào cản khiến cho việc tiếp cận và sử dụng quyền giám sát của người dân trở nên khó khăn, đồng thời làm giảm tính khả thi khi áp dụng trong thực tế.
Việc pháp luật không giải thích về khái niệm và bản chất về hoạt động giám sát ngân sách của cộng đồng gây khó cho quá trình áp dụng. Nếu vay mượn quy trình giám sát của MTTQVN cũng không thể hiện đúng bản chất hoạt động giám sát ngân sách của cộng đồng, bởi vì MTTQ hiện là một tổ chức chính trị xã hội, hoạt động và vận hành dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, tổ chức bộ máy phụ thuộc vào cấp chính quyền địa phương. Việc bỏ ngỏ quy định giám sát ngân sách của cộng đồng khiến cho quá trình giám sát ngân sách của người dân khó có thực thi trong thực tế.
Thứ hai, hoạt động giám sát ngân sách của cộng đồng hiện chưa có hiệu lực pháp luật đủ mạnh vì chủ thể giữ vị trí chủ trì chưa đủ năng lực đại diện cho cộng đồng. Hiện MTTQVN là một tổ chức công, sử dụng nguồn lực từ ngân sách nhà nước, hoạt động giám sát mang tính chất định kỳ tức là tiền hành hàng năm và dựa vào quy trình hoạt động của chính quyền địa phương.
Thứ ba, các kết quả giám sát chỉ có tính tham khảo, vì MTTQVN chỉ có thẩm quyền kiến nghị, nên chưa đủ sức can thiệp hoặc gây ảnh hưởng tới các quy trình ngân sách nhà nước.
Thứ tư, quá trình lựa chọn người dân vào Ban GSDT của cộng đồng còn bị kiểm soát chưa được độc lập. Việc lựa chọn để một người dân trở thành thành viên Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của của cộng đồng tại Việt Nam được quy định. Tại Điều 12 Luật Thanh tra 2010 quy định về Ban thanh tra nhân dân, nội dung này được hướng dẫn bằng Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban TTND. Cụ thể, tại Thông tri số 25/TTr-MTTW-BTT ngày 10/8/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại xã, phường, thị trấn. Như vậy, thành viên tham gia Ban Thanh tra nhân dân từ cộng đồng chỉ là một phần của đoàn giám sát. Ngoài ra, việc bầu các thành viên của Ban Thanh tra nhân dân phải được kiểm duyệt từ phía cơ quan của Đảng cùng cấp. Vì vậy, quá trình giám sát này, dù với danh nghĩa giám sát ngân sách của cộng đồng nhưng vẫn phải thông qua một tổ chức chính trị- xã hội trong cấu trúc của bộ máy nhà nước.
Như vậy, dù được quy định là hình thức tham gia của người dân, nhưng giám sát ngân sách của cộng đồng lại sử dụng trình giám sát của MTTQVN cũng không thể hiện đúng bản chất hoạt động giám sát ngân sách của cộng đồng, bởi vì MTTQ hiện là một tổ chức chính trị xã hội, hoạt động và vận hành dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, tổ chức bộ máy phụ thuộc vào cấp chính quyền địa phương. Việc bỏ ngỏ quy định giám sát ngân sách của cộng đồng khiến cho quá trình giám sát ngân sách của người dân khó có thực thi trong thực tế.
Tóm lai, về phương diện pháp lý, quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay có một số vấn đề cần xem xét, đó là:
Thứ nhất, nhà nước áp dụng cơ chế tham gia đại diện ở hầu hết quy trình ngân sách nhà nước.
Thứ hai, mức độ tham gia thấp, hầu hết sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước dừng lại ở mức độ được biết thông tin ngân sách. Đặc biệt, đối với dự án/ chương trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước chỉ được công khai sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua nên dù có tham gia cũng không mang lại hiệu quả.
Thứ ba, quy định pháp luật bị phân mảng, để áp dụng quyền tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước, người dân đồng thời phải sử dụng tới nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau.
4.2.3. Một số gợi ý hoàn thiện pháp luật về quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước
Qua quá trình phân tích và đánh giá các quy định pháp luật cùng với các số liệu đạt được của Việt Nam trong các cuộc khảo sát quốc tế đã củng cố thêm rằng, hệ thống pháp luật quy định về quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước hiện đã được ghi nhận, tuy nhiên, hiệu quả của nó chưa đủ sức tạo nên đột phá trong quản trị công, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhà nước với người dân. Dưới đây là một số gợi ý hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước tạiViệt Nam.
Đối với cấp độ được biết thông tin về ngân sách nhà nước
Thứ nhất, quy định chi tiết hơn hoặc ban hành hướng dẫn sử dụng khoản 4 Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin 2016. Bởi theo quy định tại Điều 23, các nội dung thông tin được quyền yêu cầu cung cấp thêm tại khoản 1; khoản 2; khoản 3 đều không hiệu quả đối với ngân sách nhà nước. Đó là thông tin chưa công khai mà phải công khai, hoặc đã quá hạn công khaiTheo đó, tại khoản 4 nên quy định rõ nội dụng “thông tin khác” là những thông tin nào, và trong đó phải ghi nhận “thông tin ngân sách nhà nước” là một trong những thông tin khác để các chủ thể công khai ngân sách nhà nước có thể cung cấp thêm thông tin cho người dân.
Trường hợp nếu không giải thích rõ trong khoản 4 Điều 23 Luật Tiếp cận thông tin thì cần sửa lại điểm b khoản 1 Điều 28 của Luật này, theo hướng, các thông tin cho phép được cung cấp thông tin về ngân sách nhà nước. Cụ thể như sau:
b) Thông tin được công khai theo quy định tại Điều 17 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 và khoản 1 Điều 23 của Luật này.
Thứ hai, đối với nội dung ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền và các đơn vị dự toán, các tổ chức được hỗ trợ đã được hướng dẫn công khai ngân sách nhà nước đầy đủ tại Thông Tư 346/2016 của Bộ Tài chính. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản hướng dẫn công khai minh bạch thông tin đối với nhóm dự án/chương trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Đề xuất sớm ban hành văn bản này nhằm thống nhất hình thức công khai, minh bạch thông tin liên quan đến nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định công khai từ thời điểm dự thảo của chương trình.
Thứ ba, đề xuất bổ sung thêm nội dung liên quan đến hình thức công khai thông tin vốn đầu tư công tại Điều 14 Luật Đầu tư công 2019 hoặc ban hành văn bản hướng dẫn nội dung này tương tự Thông Tư 346/2016 của Bộ Tài chính.
Đối với cấp độ được quyền quyết định ngân sách nhà nước
Quyết định ngân sách nhà nước là hình thức tham gia ở mức độ cao nhất, theo đó, ngân sách được lựa chọn sử dụng theo nhu cầu thực tế của người dân. Ở mức độ này, người dân tham gia vào cả quy trình ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, khi ghi nhận mức độ tham gia này, đồng nghĩa với việc người dân được sử dụng quyền lực nhà nước, người dân có toàn quyền quyết định, không chỉ thế, ngân sách nhà nước là lĩnh vực quan trọng và có tính đặc thù, vì vậy, bước đầu cần một quá trình chuyển giao cẩn trọng, thí điểm ở một số địa phương và ở cấp chính quyền thấp nhất.
Bên cạnh đó, nên thí điểm áp dụng khi nhà nước cung cấp các dịch vụ công, các chương trình, dự án có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người dân.
Cụ thể, cần ban hành văn bản bổ sung thêm nội dung “Dự án, chương trình sử dụng vốn đầu tư công trong phạm vi địa bàn ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố” tại khoản 1 Điều 15 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Đồng thời bổ sung nội dung tại khoản 2 Điều 21 như sau: “Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định của cộng đồng dân cư, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải ban hành quyết định công nhận đối với nội dung thuộc khoản 1 Điều 15 của Luật này; trường hợp không công nhận đối với nội dung các khoản 2,3,4,5,6,thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.
Để tạo điều kiện thuận lợi thực thi hiệu quả quyền quyết định ngân sách nhà nước tại cấp cơ sở, cần đồng thời thực hiện các nội dung sau:
Thứ nhất, phân quyền mạnh hơn cho các địa phương về ngân sách nhà nước, theo hướng đủ để chính quyền địa phương có thể mở rộng không gian tham gia của người dân vào quy trình ngân sách khi nhà nước cung cấp các dịch vụ công. Một sự thật đã được đồng thuận và thừa nhận rộn rãi, đó là, chính quyền địa phương là nơi hiểu rõ nhu cầu thật sự của người dân địa phương hơn các chủ thể khác. Đồng thời, khi các nhu cầu thật sự của người dân được lắng nghe cẩn trong và đưa vào quá trình ra quyết định sẽ giúp củng cố sự tin cậy của người dân với chính quyền địa phương.
Thứ hai, song song với phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho các địa phương cần đẩy mạnh và nhân rộng mô hình chính quyền đô thị. Ví dụ điển hình tại TP.HCM, khi áp dụng mô hình đô thị một cấp, không tổ chức HĐND tại các phường và các quận đã tạo môi trường thuận lợi hơn để hình thức tham gia trực tiếp phát triển.
Về cơ hội cho sự tham gia ngân sách của người dân. Tháo bỏ cấp trung gian tức là lược bỏ một hình thức dân chủ đại diện cho quyền và lợi ích liên quan đến ngân sách nhà nước của người dân ở cấp cơ sở. Khoảng trống này tạo cho cơ chế dân chủ trực tiếp cơ hội thay thế và lấp đầy bằng các hình thức và cơ chế tham gia trực tiếp. Một số nội dung liên quan đến dự án/công trình hoặc phân bổ nguồn lực cho các dịch vụ công, trước đây, phải được thông qua và quyết định bởi HĐND thì nay được thống nhất ở cấp cao nhất là HĐND Thành Phố, còn lại, tại cấp cơ sở, người đứng đầu dựa vào hướng dẫn của cấp trên để ra quyết định. Đứng trước trách nhiệm được xác định rõ ràng, chủ thể có thẩm quyền phải lựa chọn sự tham gia của người dân để hợp thức hóa chính sách đồng thời tạo được ủng hộ và chia sẻ áp lực cho các chủ thể tham gia
Thứ ba, khi áp dụng chính quyền đô thị, cần nhanh chóng đầu tư xây dựng và áp dụng sớm chính quyền điện tử/chính quyền số. Hình thức này, cho phép các địa phương bắt kịp làn sóng 4.0 về công nghệ, cung cấp các dịch vụ công nhanh hơn, tạo lợi thế cạnh tranh, chi phí tham gia của cả nhà nước và người dân thấp hơn.
Đối với hình thức giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng
Hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của cộng đồng dưới sự chủ trì của MTTQVN các cấp cần được hoàn chỉnh theo hướng sau:
Thứ nhất, bổ sung định nghĩa “giám sát ngân sách của cộng đồng” tại Điều 52 Nghị định 163/2016 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Thứ hai, bổ sung chủ thể cùng tham gia giám sát ngân sách của cộng đồng cần có các tổ chức nghề nghiệp đặc thù như kế toán hoặc kiểm toán, quy định đây là các chủ thể bắt buộc.
Thứ ba, quy trình lựa chọn đầu vào nguồn lực cho các tổ chức như Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chịu sự kiểm duyệt duy nhất là ĐCSVN cùng cấp.
Thứ tư, thiết kế thể chế nhằm tạo sự độc lập về tổ chức và hoạt động của MTTQVN theo hướng không chịu sự phụ thuộc về tài chính, nguồn lực và nội dung giám sát của chín quyền địa phương.
Thứ năm, trao quyền mạnh hơn, không chỉ có quyền kiến nghị, MTTQVN cần được trao quyền để có thể được phép tạm dừng thực hiện dự án/chương trình nếu có minh chứng về sự vi phạm pháp luật của dự án.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ định hướng và lãnh đạo của ĐCSVN, vì vậy, để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này, trước nhất cần cân nhắc và đánh giá lại cẩn trọng của ĐCSVN về quyền tham gia của người dân. Theo đó, cần mở rộng hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa theo hướng sử dụng cân bằng, linh hoạt cả hai cơ chế tham gia trực tiếp và gián tiếp trong quy trình ngân sách nhà nước.
Qua nội dung trình bày tại Chương IV cho thấy rằng: sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được ghi nhận, nhưng hơn 16 năm vừa qua, tính từ thời điểm văn bản pháp luật chính thức về quyền tham gia được ban hành, quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước chỉ dừng lại ở mức độ thấp nhất – được biết thông tin về ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, nội dung ngân sách được công khai không phù hợp với các hình thức, thời gian, thời điểm công khai. Thông tin ngân sách không có sẵn dẫn đến khó khăn khi người dân muốn tiếp cận thông tin ngân sách. Sẽ không thể tham gia nếu người dân không hoặc khó tiếp cận thông tin ngân sách.
Trường hợp người dân có thể tiếp cận được thông tin ngân sách nhà nước thì giá trị sử dụng cũng rất thấp vì thông tin ngân sách công khai là ngân sách đã được quyết định. Do vậy, khả năng tác động, gây ảnh hưởng tới quy trình là không có.
Hiện nay, theo dòng ngân sách nhà nước, quyền tham gia cũng được quy định theo hướng tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền; các đơn vị dự toán, các tổ chức được hỗ trợ; dự án, công trình sử dụng được ngân sách nhà nước nhưng cũng dừng lại ở mức độ thấp.
Đối với các quy định của pháp luật, cần tăng cường cung cấp thông tin theo hướng công khai rộng hơn, minh bạch hơn và đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân về ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, các kiến nghị quy định hình thức tham gia mạnh nhất – quyền quyết định ngân sách nhà nước đối với vốn ngân sách nhà nước cho các chương trình/dự án thí điểm trước tiên trên phạm vi xã, thôn nơi có địa bàn thực hiện dự án/chương trình tác động trực tiếp tới đời sống và sinh kế của người dân.
Đối với hình thức tham gia là giám sát được trao cho MTTQVN, tuy nhiên với năng lực chưa đủ như hiện nay thì quyền chủ trì giám sát ngân sách của cộng đồng của MTTQVN sẽ khó có thể mang lại hiệu quả.
Do vậy, bên cạnh những gợi ý về việc cần thay đổi nhận thức và định hướng về sự thamg gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước từ tổ chức đảng lãnh đạo tại Việt Nam thì các quy định pháp luật cần được ghi nhận rõ ràng hơn, cụ thể hơn theo hướng tăng mức độ tham gia, để người dân được quyền quyết định ngân sách dùng cho mục đích phân bổ dịch vụ công.
Tăng quyền mạnh hơn cho MTTQVN không chỉ dừng lại ở quyền kiến nghị, MTTQVN cần được độc lập về tài chính và nhân sự, hoạt động tuân theo pháp luật và chỉ chịu quản lý trực tiếp từ tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam.
KẾT LUẬN CỦA LUẬN ÁN
Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước là quyền con người cơ bản, được ghi nhận và tôn trọng toàn cầu. Bên cạnh đó, dưới sự sáng tạo và được sự đồng thuận rộng rãi của cộng đồng quốc tế, quyền tham gia ngân sách nhà nước của người dân còn được thiết kế để trở thành một công cụ quản trị công hiệu quả, nó thúc đẩy và cải thiện phát triển toàn diện, thay đổi và sắp xếp lại mối quan hệ giữa nhà nước với người dân và đặc biệt khiến quá trình phân bổ nguồn lực công trở nên công bằng và hiệu quả hơn.
Từ thực tiễn của Việt Nam, qua nỗ lực nghiên cứu, Luận án đã nhận thấy rằng, từ sau Đổi Mới, quyền tham gia của người dân dù mang những đặc trưng khác biệt, ngay cả tên gọi cũng chưa có sự tương thích so với pháp luật quốc tế, thế nhưng, dưới các hình thức và khẩu hiệu về dân chủ và dân chủ cơ sở: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng đã cho thấy quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được ghi nhận. Đặc biệt, từ khi Hiến pháp 2013 có hiệu lực, với một số thay đổi mang tính đột phá về việc quy định quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người dân, tách một số quyền con người với quyền công dân, tạo điều kiện cho môi trường tham gia hiệu quả khi bắt buộc công khai thông tin là trách nhiệm của nhà nước đã tạo đà cho Luật Ngân sách nhà nước 2015 ghi nhận quyền tham gia giám sát ngân sách của cộng đồng.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là: Tại sao pháp luật đã được quy định khá đầy đủ về mặt hình thức nhưng các giá trị mà sự tham gia vẫn chưa thực sự hiệu quả tại Việt Nam? Bối cảnh hiện nay cho thấy, mối quan hệ giữa trung ương và địa phương; người dân với chính quyền địa phương chưa có kết nối thực sự, quản lý ngân sách không hiệu quả dẫn đến tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, hiệu quả sử dụng ngân sách trong các hoạt động đầu tư công chưa cao, quá trình giải vốn đầu tư công gần như không thể thực hiện được.
Dựa trên các công trình nghiên cứu đã công bố của các tác giả khác, cùng với nỗ lực nghiên cứu nội dung của tác giả Luận án, Luận án này đưa ra các nhận định sau đây:
Thứ nhất, sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước tại Việt Nam từ Đổi Mới (1986) cho đến nay có đặc trưng riêng, được định danh dưới hình thức dân chủ XHCN. Theo đó, người dân tham gia vào quy trình ngân sách nhà nước hầu hết thông qua cơ chế đại diện, dưới hình thức tập thể, thông qua các tổ chức của nhà nước hoặc do nhà nước quản lý. Trong khi đó, quy trình ngân sách gồm nhiều giai đoạn cùng với nhiều nội dung khác biệt nhưng chỉ áp dụng chung một cơ chế tham gia đại diện.
Thứ hai, thông qua nội dung của các văn kiện chính trị của Đảng về quyền tham gia của người dân cho thấy rằng, nhận thức về vai trò quan trọng của người dân trong cấu trúc quyền lực cũng như quản trị công của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng và thậm chí luôn có một khoảng cách lớn về việc định hướng trao cho người dân mức độ tham gia cao hơn vào quy trình ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng pháp luật, định hướng này chưa được tuân thủ triệt để dẫn đến quyền tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở mức độ tương đối thấp, gồm được biết thông tin về ngân sách nhà nước và giám sát ngân sách của cộng đồng. Cùng với thiết kế quy trình, nội dung và hình thức tham gia không phù hợp, kết hợp với các chủ thể có quyền đại diện chủ trì hoạt động giám sát ngân sách nhà nước của người dân không đủ thẩm quyền độc lập khiến khả năng gây ảnh hưởng tới quy trình ngân sách nhà nước là không đáng kể dẫn đến hoạt động tham gia của người dân vào quy trình ngân sách tại Việt Nam vẫn mang tính hình thức và chưa mang lại hiệu quả.
Thứ ba, việc hoàn thiện và thúc đẩy phát triển quyền tham gia quy trình ngân sách nhà nước của người dân Việt Nam cần phải đảm bảo dựa vào các nhân tố căn bản, đó là, cần linh hoạt áp dụng phù hợp cả hai cơ chế tham giav đại diện và cơ chế tham gia trực tiếp. Đây chính là khả năng nhận thức lại về quan điểm áp dụng các hình thức dân chủ tại Việt Nam. Từ nền tảng này, môi trường thể chế tại Việt Nam cũng cần được xem xét cẩn trọng, đó là trao quyền cho địa phương theo các mô hình quản trị mới nhưng đồng thời phải thiết kế các hình thức tham gia thay thế, ví dụ như mô hình chính quyền đô thị một cấp tại TP.HCM. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật cần được xây dựng đảm bảo tính phù hợp giữa các yếu tố mang tính kỹ thuật như hình thức tham gia phải phù hợp nội dung mà người tham gia được tiếp cận, các nội dung công khai cần phù hợp với các hình thức công khai để người dân có thể sử dụng nguồn lực thông tin đảm bảo quá trình tham gia hiệu quả.
Tóm lại, với những nhận định này, Luận án đã giải quyết đầy đủ các giả thuyết nghiên cứu của Luận án đưa ra, đồng thời đã lý giải câu hỏi nghiên cứu là sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước đã được quy định và thực thi như thế nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Từ quá trình giải quyết câu hỏi này, Luận án cho thấy rõ vai trò cần thiết áp dụng quyền tham gia quy trình ngân sách nhà nước của người dân trước bối cảnh hội nhập sâu sắc cùng với công cuộc cải cách quản trị công đang diễn ra ngày càng quyết liệt và mạnh mẽ ở Việt Nam.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC VĂN BẢN CHÍNH TRỊ
Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18 tháng 2 năm 1998 về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.37, tr. 988-989.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, t.51, tr. 130, 145.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr.168, 38, 169, 39
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB. Chính trị Quốc Gia, 1996, tr.80.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới ( Đại hội VI; VII; VIII; IX), Nxb. Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.508)
Nghị quyết số 03-NQ/HNTW, ngày 18-6-1997, Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB. Chính trị quốc Gia, 2006, tr.72, 125.
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB. Chính trị quốc Gia Sự thật, 2016, tr.169.
Nghị quyết số 03-NQ/HNTW ngày 18/6/1997 Hội nghị lần thứ ba BCHTW Đảng (khoá VIII) Về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Quốc Hội (1946), Hiến pháp số không số/1980, ngày 09 tháng 11 năm 1946.
Quốc Hội (1959), Hiến pháp số không số/1959/QH1 ngày 31 tháng 12 năm 1959.
Quốc Hội (1980), Hiến pháp số không số/1980/QH6 ngày 18 tháng 12 năm 1980.
Quốc Hội (1992), Hiến pháp số không số/2001/QH8 ngày 15 tháng 04 năm 1992.
Quốc Hội (2013), Hiến pháp số không số/2013/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2013.
Quốc Hội (2015), Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015.
Quốc Hội (2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015.
Quốc Hội (2010), Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010.
Quốc Hội (2015), Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam số 75/2015/QH13 ngày 09 tháng 6 năm 2015.
Quốc Hội (2019), Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019.
Quốc hội (2022), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được Quốc hội thông qua ngày 10/11/2022 (Luật số 10/2022/QH15)
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, Chính phủ, ĐCTUBTWMTTQVN (2017), Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận tổ quốc Việt Nam số 403/2017/NQLT – UBTVQH14-CP- ĐCTUBTWMTTQVN ngày 15 tháng 6 năm 2017.
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (1998), Nghị quyết số 54/ 1998/NQ - UBTVQH ngày 26 tháng 2 năm 1998 ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, thị trấn, phường.
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (1998), Nghị quyết số 55/ 1998/NQ - UBTVQH ngày 30 tháng 8 năm 1998 Về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội (1998), Nghị quyết số 60/1998/NQ - UBTVQH ngày 20 tháng 8 năm 1998 Về quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.
UBTVQH (2007), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007.
Chính phủ (1998), Nghị định số 71/1998/NĐ-CP, ngày 8 tháng 9 năm 1998 về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan.
Chính phủ (1999), Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13 tháng 2 năm 1999 về Quy chế thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước.
Chính phủ (2003), Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.
Chính phủ (2015), Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong có quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
Chính phủ (2016), Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Chính phủ (2016), Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
Chính phủ (2021), Nghị định số: 29/2021/NĐ-CP Quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư
Bộ Tài Chính (2017), Thông tư 63/2017/TT-BTC ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.
Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 63/2017/TT-BTC ngày 19/6/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam (2017), Thông tri số 25/TTr-MTTW-BTT ngày 10/8/2017 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tại xã, phường, thị trấn.
TÀI LIỆU SÁCH
1. Đào Trí Úc - Nguyễn Thị Mơ - Nguyễn Văn Thuận - Vũ Công Giao, 2013. Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập Hiến - Những vấn đề lý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004. Văn kiện Đảng toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia Hà Nội.
3. NXB Chính trị quốc gia, 2011. Hồ Chí Minh toàn tập. Hà nội: NXB Chính trị quốc gia: T.12, tr.374.
4. Phạm Văn Đức, 2017. Thực hành dân chủ trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền, Hà Nội: NXB Chính trị quốc gia sự thật.
5. S. Chiavago- Campo và P.S.A. Sundaram, 2003. Phục vụ và duy trì – Cải thiện hành chính công trong một thế giới cạnh tranh. NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
6. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 2016. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội
7. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, 2006. Văn Kiện Đối thoại Chính sách 2006/1: Đẩy mạnh chiều sâu dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở Việt Nam.
8. Anwar Shah, 2007. Overview, Participatory Budgeting. Washington, D.C: The World Bank.
9. Donal P. Moynihan, 2007. Citizen Participation in Budgeting: Prospects for Developing Countries. In: Edited by Anwar Shah, ed. 2007. Participatory Budgeting. Washington, D.C.: The World Bank. Ch.2.
10. N.M. Voskresenskaia, N.B. Davletshina, 1995. Chế độ dân chủ - Nhà nước và xã hội. Dịch từ tiếng Nga. Người dịch Phạm Nguyên Trường, 2009. Hà nội: Nhà xuất bản Tri thức.
11. Wilcox D, 1994 The Guide to Effective Participation (Partnership Books, Brighton, Sussex)
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Đinh Dũng Sỹ, 2020. Hệ thống pháp luật Việt Nam trong tiến trình đổi mới và phát triển đất nước, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 01 (401), tháng 01/2020
Đỗ Ngọc Hải, 2006. Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND các cấp ở nước ta hiện nay. Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2006, Học viện Chính trị quốc gia HCM.
Huỳnh Ngọc Chương, 2016. Sự tham gia của người dân vào chính sách công dưới ảnh hưởng của mạng xã hội tại Việt Nam: Nghiên cứu từ tình huống điển hình, tạp chí Phát triển KH và CN, tập 19, số Q4 - 2016.
Nguyễn Đoàn Hạnh Dung, Trương Thị Thu Hà, 2019. Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tại làng Thanh Thủy Chánh, Huế. Tạp chí Khoa học – Đại học Huế: Khoa học Xã hội Nhân văn, (ISSN 2588–1213).
Nguyễn Thế Kỷ, 2018. Phòng, chống tham nhũng: Những bài học lịch sử và hành động của chúng ta hôm nay.
Nguyễn Trọng Bình, Nguyễn Thị Ngọc Anh, 2019. Sự tham gia của người dân trong quản lý công. Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1(377)- kỳ 1.
Oxfam Việt Nam, 2014. Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan vào quá trình ra quyết định giáo dục.
Phạm Duy Nghĩa, 2008. Cải cách thể chế ở Việt Nam từ góc nhìn trách nhiệm giải trình, Tạp chí Khoa học Pháp lý, ĐH Luật TP HCM, số 2 (45), tr. 3-8
Phan Văn Tuấn, 2017. Luận án: Phương thức tham gia của người dân vào quá trình chính sách công ở Việt Nam hiện nay: qua nghiên cứu chính sách xây
Trương Văn Dũng, 2008. Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý nhà nước và xã hội vì mục tiêu phát triển con người, Tạp chí Nghiên cứu con người số 5.
UNDP, 2009. Cải cách hành chính và chống tham nhũng. Loạt báo cáo nghiên cứu thảo luận chính sách - Cải cách thể chế quản lý hành chính công ở Việt Nam hiện nay.
World Bank, 2020, Tổng quan Việt Nam.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
Alberto Di’Az- Cayeros, Beatriz Magaloni, Alexander Ruiz- Euler, 2013. Traditional Governance, Citizen Engagement, and Local Public Goods: Evidence from Mexico, Elsevier, 53: 80-93.
Benjamin A. Olken, 2010. Ditect democracy and local public goods: Evidence from a fied experiment in Indonesia. American Political Science Review 104(2): 243-267
Bui Ngoc Son, 2017, The Law of China and Vietnam in Comparative Law, Fordham International Law Journal
Brian Wampler, 2012. Participatory Budgeting: Core Principles and Key Impacts, Journal of Public Deliberation, 8, Art 12.
Carol Ebdon, Aimee L. Franklin, 2006. Citizen Participation in Budgeting Theory. Public Administration Review, 66(3): 437–47
https://tuoitre.vn/hai-phong-chi-269-ti-dong-mua-qua-tang-cho-toan-bo-hon-580-000-ho-dan-cua-thanh-pho-20200228132940041.htm ( truy cập ngày 23/2/2021)
https://www.eiu.com/n/campaigns/democracy-index-2020/ (truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021)
https://www.oxfordlearnersdictionaries.com/definition/english/budgeting?q=budgeting ( Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2021)
Sounman Hong Yonsei, 2015. Citizen Participation in Budgeting: A Trade-Off between Knowledge and nclusiveness. Public Administration Review, 75, 572- 582.
Alberto Di’Az- Cayeros, Beatriz Magaloni, Alexander Ruiz- Euler, 2013. Traditional Governance, Citizen Engagement, and Local Public Goods: Evidence from Mexico, Elsevier, 53: 80-93.
Alberto Di’Az- Cayeros, Beatriz Magaloni, Alexander Ruiz- Euler, 2013. Traditional Governance, Citizen Engagement, and Local Public Goods: Evidence from Mexico, Elsevier, 53: 80-93.
Pierre André, 2012. Citizen Participation, Encyclopedic Dictionary of Public Administration, tại trang www.dicti onnaire.enap.ca, [truy cập ngày 14/12/2014].
Teresa M. Harrison, Djoko Sigit Sayogo, 2014. Transparency, participation, and accountability practices in open government: A comparative study. Government Information Quarterly, 31, 513 – 525.
Andrew Beath, Fotini Christia, Ruben Enikolopov, 2012. Direct Democracy and Resource Allocation: Experimental Evidence from Afghanistan. World Bank Policy Research Working Paper 6133.
Archon Fung, 2006. Varieties of Participation in Complex Governance. Public Administration Review, Special Issue: 66-75.
Bejamin Goldfrank, 2007. Lessons from Latin America’s Experience with Participatory Budgeting. In: Edited by Anwar Shah, ed. 2007. Participatory Budgeting. Washington, D.C.: The World Bank. Ch.3.
Benjamin A. Olken, 2010. Ditect democracy and local public goods: Evidence from a fied experiment in Indonesia. American Political Science Review 104(2): 243-267
Participatory Budgeting. Washington, D.C.: The World Bank. Ch.3.
Brian Wampler, 2012. Participatory Budgeting: Core Principles and Key Impacts, Journal of Public Deliberation, 8, Art 12.
Brian Wampler, 2012. Participatory Budgeting: Core Principles and Key Impacts, Journal of Public Deliberation, 8, Art 12.
Brian Wampler, 2012. Participatory Budgeting: Core Principles and Key Impacts, Journal of Public Deliberation, 8, Art 12.
Kathe Callahan, 2002. The Utilization and Eff ectiveness of Citizen Advisory Committees in the Budget Process
Ruth Carlitz, 2013. Improving transparency and accountability in the budget process: an assessment of recent initiatives. Development Policy Review, 31(s1), S49–S67.
Carol Ebdon, AimeeL. Franklin, 2006. Citizen Participation in Budgeting Theory. Public Administration Review, 437 – 447.
Chris Ansell, Alison Gash, 2007. Collaborative Governance in Theory and Practice, Published by Oxford University Press on behalf of the Journal of Public Administration Research and Theory, 543-571.
Jayant Lele ahimul Quadir (eds), 2004. Democracy and Civil Society in Asia, 2004, Palgrave Macmilan.
Carol Ebdon, 2000. The Relationship between Citizen Involvement in the Budget Process and City Structure and Culture . Public Productivity and Management Review 23 ( 3 ): 383 – 93.
Carol Ebdon, Aimee L. Franklin, 2006. Citizen Participation in Budgeting Theory. Public Administration Review, 66(3): 437–47
Eyben R, 2003. The rise of rights, IDS Policy Briefing 17, May
Ferris , James M, 1982 . A Th eoretical Framework for Surveying Citizens ’ Fiscal Preferences. Public Administration Review 42 ( 3 ): 213 – 19 .
https://www.eiu.com/n/campaigns/democracy-index-2020/ ( truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2021)
Lyn Kathlene, John A. Martin, 1991 . Enhancing Citizen Participation: Panel Designs, Perspectives, and Policy Formation . Journal of Policy Analysis and Management 10 ( 1 ): 46 – 63 .
King, Cheryl Simrell, Kathryn M. Feltey, and Bridget O’Neill Susel. 1998. The Question of Participation: Toward Authentic Public Participation in Public Administration. Public Administration Review 58(4): 317−26.
Kweit , Mary G. , and Robert W . Kweit, 1981. Implementing Citizen Participation in a Bureaucratic Society . New York : Praeger .
Local Governments . Journal of Public Budgeting, Accounting and Financial anagement 14 ( 2 ): 295 – 319
Local Governments . Journal of Public Budgeting, Accounting and Financial Management 14 ( 2 ): 295 – 319
Nabatchi, 2012. A manager's guide to evaluating citizen participation. IBM Center for the Business of Government Washington.
OECD, 2002. Best practices for budget transparency. Paris: OECD (
Oxfam Việt Nam, 2014. Thúc đẩy sự tham gia của các bên liên quan vào các quá trình ra quyết định giáo dục (Tóm-lược-chính-sách-Thúc-đẩy-sự-tham-gia-của-các-bên-liên-quan-vào-các-quá-trình-ra-quyết-định-giáo-dục_0.pdf (oxfam.org)
Paolo de Renzio, Joachim Wehner (The World Bank Research Observer, Volume 32, Issue 2, 2017. The Impacts of Fiscal Openness. Oxford University Press Oxford. (1): 185 – 210 (Impacts of Fiscal Openness | The World Bank Research Observer | Oxford Academic (oup.com).
Paolo de Renzio, Joachim Wehner, 2015. The Impacts of Fiscal Openness: A Review of the Evidence (The Impacts of Fiscal Openness: (internationalbudget.org)
T. Aimee L. Franklin, Alfred Ho và Carol Ebdon, 2009. Participatory Budgeting in Midwestern States: Democratic Connection or Citizen Disconnection?”. Public Financial Publications
Sosnia Gonçalves, The Effects of Participatory Budgeting on Municipal Expenditures and Infant Mortality in Brazil, World Development, 53: 94-110.; Michael Touchton, Brian Wampler,2013. Improving Social Well Being Through New Democratic Institutions, Comparative Political Studies, 47(10): 1442-1469.
Sounman Hong Yonsei, 2015. Citizen Participation in Budgeting: A Trade-Off between Knowledge and Inclusiveness. Public Administration Review, Volum 75, Trang 572- 582.
Joseph E.Stiglitz, (2002). "Participation and Development: Perspectives from the Comprehensive Development Paradigm." Review of Development Economics 6(2): 163- 192.
Teresa M. Harrison, Djoko Sigit Sayogo, 2014. Transparency, participation, and accountability practices in open government: A comparative study. Government Information Quarterly, 31, 513 – 525.
Thomas, John Clayton. 1995. Public Participation in Public Decisions. San Francisco: Jossey-Bas
UNDP, 2009. Cải cách hành chính và chống tham nhũng. Loạt báo cáo nghiên cứu thảo luận chính sách - Cải cách thể chế quản lý hành chính công ở Việt Nam hiện nay, (trang 7)
Wu, Y., and K. Wang. 2011. “The Rationalization of Public Budgeting in China: A Reflection on Participatory Budgeting in Wuxi.” Public Finance and Management Volum.11, No. 3: 262-283.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
Lương Thị Thu Hương (2015), Nâng cao vai trò của Quốc Hội trong quy trình ngân sách, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 12 (292).
Lương Thị Thu Hương (2016), Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 11(315) tháng 6 năm 2016.
Tran Van Long; Luong Thi Thu Huong (2020), The Principle of Public Participation in the Constitution of Vietnam. ICBF 2020, 7-28 August 2020 (Trần Vân Long; Lương Thị Thu Hương. Sự tham gia của người dân trong Hiến Pháp Việt Nam, Hội thảo quốc tế ICBF, tháng 8 năm 2020, Đại Học Kinh Tế TP.HCM.
Lương Thị Thu Hương (2021), Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước trong bối cảnh xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM. Định hướng phát triển TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030 tầm nhìn 2045. Kỷ yếu Hội thảo khoa học. UBND TP.HCM, Tháng 4 năm 2021.
Lương Thị Thu Hương (2021), Sự tham gia của người dân vào quy trình ngân sách nhà nước – nhân tố đổi mới quản trị quốc gia hiệu quả theo định hướng Nghị Quyết XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Kỷ yếu Hội Thảo trọng điểm: Diễn Đàn Luật Học và Phát Triển – Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, tháng 6 năm 2021.
Lương Thị Thu Hương (2022), Sự tham gia của người dân TP.HCM vào quy trình ngân sách nhà nước trong bối cảnh áp dụng chính quyền đô thị, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 06 tháng 3 năm 2022.
Lương Thị Thu Hương (2022), Hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị tại TP.HCM đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Kỷ yếu Hội Thảo trọng điểm: Diễn Đàn Luật Học và Phát Triển – Những vấn đề tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, Đại Học Luật Hà Nội, tháng 5 năm 2022.