Để phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, luận án đề xuất ba nhóm giải pháp cơ bản: phát huy vai trò của các chủ thể nhằm khai thác những tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; xây dựng môi trường đạo đức ở đơn vị cơ sở trong sạch, lành mạnh trước tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức ở đơn vị cơ sở để phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
174 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à cơ sở để các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội thống nhất về nhận thức, trên cơ sở đó để xác định những nội dung, biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy quá trình này phát triển đúng hướng, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội hiện nay.
Để thực hiện tốt giải pháp này, cần quán triệt cho các chủ thể tham gia vào quá trình phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội nắm vững đường lối, quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước ta trong thời gian tới.
Muốn vậy, các cấp ủy đảng, người chỉ huy ở đơn vị cơ sở cần tích cực, chủ động nghiên cứu, học tập để nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, cần nắm vững thực chất của quá trình đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế và những điều kiện mới trong quá trình biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Nhận thức đúng những điều kiện mới sẽ giúp các chủ thể đề ra chủ trương, biện pháp để khai thác những điều kiện thuận lợi, chủ động khắc phục những tác động ngược chiều nhằm phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội hiện nay.
Quá trình giáo dục, nâng cao nhận thức, cần trang bị cho các chủ thể ở đơn vị cơ sở nắm vững thực chất, đặc điểm tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội trong những năm tới. Trong đó, cần trang bị cho các chủ thể nắm vững thực chất biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta, thực chất phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội và bản chất tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội.
Đồng thời giúp họ nắm vững những biến đổi về cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, sự biến đổi trong cơ cấu xã hội - giai cấp, những biến động trong phân tầng xã hội và phân hóa giàu - nghèo, sự biến đổi về định hướng giá trị xã hội trong đó có giá trị đạo đức của xã hội và của quân nhân. Thường xuyên quán triệt cho các chủ thể về vị trí, tầm quan trọng và vai trò ngày càng tăng của đạo đức cách mạng trong phát triển, hoàn thiện phẩm chất nhân cách của người sĩ quan cấp phân đội, nắm vững thực chất quá trình phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội, những tác động tích cực và tiêu cực của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta trong những năm tới đến quá trình đó.
Cần nâng cao nhận thức cho các chủ thể, giúp họ nắm vững những nội dung, phương thức và tính chất tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội. Đồng thời, giúp cho các chủ thể nắm vững xu hướng tác động, đặc biệt là xu hướng tác động tiêu cực, đan xen phức tạp của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội hiện nay và trong những năm tiếp theo.
Nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc về tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội sẽ giúp cho các chủ thể, trong đó có sĩ quan cấp phân đội, không lúng túng, bị động trước những tác động đa dạng, phức tạp của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta, lường đoán trước những xu hướng tác động, xác định đúng thái độ, trách nhiệm, xây dựng ý chí quyết tâm cao độ, đề ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm khai thác những tác động tích cực, ngăn ngừa và khắc phục những tác động tiêu cực để phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội.
Tích cực giáo dục, nâng cao nhận thức cho sĩ quan cấp phân đội về vị trí, tầm quan trọng và vai trò ngày càng tăng của đạo đức cách mạng đối với việc hoàn thiện phẩm chất nhân cách của sĩ quan cấp phân đội trong tình hình mới
Công tác giáo dục, rèn luyện, phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội chỉ thực sự đạt được hiệu quả cao khi chính bản thân sĩ quan cấp phân đội nhận thức được vị trí, tầm quan trọng và vai trò ngày càng tăng của đạo đức cách mạng đối với việc hoàn thiện phẩm chất nhân cách của họ. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ giúp cho sĩ quan cấp phân đội có ý thức, thái độ, trách nhiệm đúng trong tự nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao tri thức đạo đức, đáp ứng với đòi hỏi của yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, đòi hỏi các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ chức quần chúng phải thường xuyên quán triệt, giáo dục cho sĩ quan cấp phân đội có nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và sự cần thiết của đạo đức cách mạng đối với việc củng cố, hoàn thiện các phẩm chất nhân cách của người quân nhân cách mạng, đặc biệt là trong điều kiện biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Đối với mỗi sĩ quan cấp phân đội, cần thường xuyên trang bị cho mình có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò quan trọng của đạo đức cách mạng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của bản thân; tích cực, tự giác trong học tập, nghiên cứu và rèn luyện nhằm không ngừng phát triển đạo đức cách mạng, đáp ứng với đòi hỏi của tình hình nhiệm vụ trong điều kiện biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Nâng cao trình độ tri thức đạo đức cho sĩ quan cấp phân đội đáp ứng với đòi hỏi của yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới
Trong quá trình phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội, vấn đề bồi dưỡng, nâng cao trình độ tri thức đạo đức cho họ giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Tri thức đạo đức là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng về đạo đức được biểu hiện dưới dạng hệ thống lý luận về đạo đức. Nhờ có tri thức đạo đức đúng đắn mà con người hình thành nên tình cảm và niềm tin đạo đức, nhân tố quan trọng, quyết định sự hình thành và phát triển của ý thức đạo đức. Khi đã có ý thức đạo đức đúng, nó sẽ có tác dụng định hướng, điều chỉnh hành vi đạo đức và những quan hệ đạo đức của sĩ quan cấp phân đội, thông qua đó mà phát triển đạo đức cách mạng của họ. Chính vì vậy, để phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội hiện nay, cần tích cực bồi dưỡng, nâng cao trình độ tri thức đạo đức cho họ.
Cần tích cực rà soát lại nội dung, chương trình giáo dục, đào tạo về đạo đức của các học viện, nhà trường trong quân đội, kịp thời điều chỉnh về thời gian, bổ sung về nội dung giáo dục đạo đức, đặc biệt là nội dung giáo dục về phòng, chống suy thoái đạo đức, lối sống cho cán bộ quân đội trong điều kiện biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay và những năm tới. Có một thực tế là, hiện nay chúng ta chưa chú trọng đúng mức trong công tác giáo dục đạo đức cho học viên ở các học viện, nhà trường quân đội. Môn đạo đức học quân sự bị cắt xén cả về thời gian và nội dung, đối với các học viện, nhà trường có tính chất chuyên môn, kỹ thuật thời lượng lại càng ít, chỉ có 2 đơn vị học trình. Với thời gian và nội dung như vậy, rất khó cho công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức cho những sĩ quan quân đội tương lai.
Có kế hoạch tổ chức tập huấn, đào tạo lại về đạo đức tại đơn vị cho những sĩ quan cấp phân đội nghiên cứu, học tập đạo đức chưa nhiều, hoặc đã đào tạo thời gian quá lâu, chương trình đào tạo lạc hậu. Bố trí nội dung giáo dục đạo đức với thời gian phù hợp trong chương trình học tập chính trị hằng năm của sĩ quan ở đơn vị cơ sở. Thường xuyên bồi dưỡng năng lực tự học tập, tự nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ tri thức đạo đức cho sĩ quan cấp phân đội.
Đa dạng hóa và kết hợp chặt chẽ các phương pháp giáo dục đạo đức truyền thống và hiện đại, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục đạo đức cho sĩ quan cấp phân đội
Giải pháp này đòi hỏi quá trình giáo dục đạo đức cho sĩ quan cấp phân đội, phải biết kế thừa, đổi mới, nâng cao những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc và quân đội cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Căn cứ vào nhiệm vụ của quân đội, đơn vị và thực tế biến đổi kinh tế - xã hội của đất nước, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chí, chuẩn mực đạo đức của cán bộ quân đội và đội ngũ sĩ quan cấp phân đội, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ của từng đối tượng cụ thể, để mỗi người thông qua đó tự nhận thức và điều chỉnh hành vi và các quan hệ đạo đức của mình. Những nội dung giáo dục đạo đức phải được cụ thể hóa vào từng lĩnh vực, từng nhiệm vụ, trở thành những chuẩn mực cần phải có, những yêu cầu đòi hỏi để mỗi sĩ quan cấp phân đội phấn đấu thực hiện, đồng thời là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của họ.
Trong quá trình giáo dục đạo đức cho sĩ quan cấp phân đội hiện nay, phải biết kế thừa những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quân đội và đơn vị, những giá trị cũ, không còn phù hợp phải được lọc bỏ, những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới phải được dần khẳng định và phát triển. Bởi khi cơ sở khách quan của đạo đức (tức điều kiện kinh tế - xã hội) đã thay đổi, đòi hỏi nội dung của đạo đức cũng phải thay đổi theo cho phù hợp. Tuy nhiên, quá trình bổ sung những giá trị, chuẩn mực đạo đức mới phải được nghiên cứu và tổng kết hết sức kỹ lưỡng, mang tính cách mạng, khoa học cao.
Cần phối kết hợp có hiệu quả các hình thức giáo dục như: nêu gương về đạo đức, tự phê bình và phê bình và thông qua hoạt động thực tiễn để giáo dục, rèn luyện, phát triển đạo đức cách mạng cho sĩ quan cấp phân đội.
Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục đạo đức với giáo dục chính trị, tư tưởng và pháp luật cho sĩ quan cấp phân đội
Trong quá trình giáo dục, phát triển đạo đức cách mạng cho sĩ quan cấp phân đội, nhiệm vụ giáo dục đạo đức luôn không tách rời, mà phải được kết hợp chặt chẽ với giáo dục chính trị, tư tưởng và giáo dục pháp luật. Bởi giữa đạo đức với chính trị và pháp luật luôn có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó biện chứng với nhau. Sự gắn bó của các yếu tố này không đơn thuần chỉ là mối quan hệ giữa các hình thái ý thức xã hội, mà sâu xa hơn, nó còn được biểu hiện ra thông qua hoạt động thực tế của sĩ quan cấp phân đội.
Làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng sẽ tạo tiền đề, cơ sở cho nâng cao nhận thức, hình thành nên thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn, khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục đạo đức. Và ngược lại, những kết quả mà công tác giáo dục đạo đức mang lại sẽ củng cố thêm tính vững chắc của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Giữa đạo đức và pháp luật luôn gắn bó mật thiết với nhau, trong đó những quy phạm và chế tài của pháp luật có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình xây dựng và phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội. Quá trình giải quyết mối quan hệ giữa giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật, phải quán triệt sâu sắc tư tưởng và phương pháp của Hồ Chí Minh, kết hợp chặt chẽ giữa xây và chống, giữa giáo dục, thuyết phục với bắt buộc, cưỡng chế và xử lý kịp thời, nghiêm minh những hành vi vi phạm về đạo đức, lối sống, bất kể là ai, giữ cương vị nào.
Tiếp tục đẩy mạnh việc: ‘‘Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh’’ ở đơn vị cơ sở
Trước những tác động sâu sắc của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay và sự chống phá điên cuồng của kẻ thù trên lĩnh vực chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, ngày 7 tháng 11 năm 2006, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 06/CT-TW về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chấp hành chỉ thị của Bộ Chính trị, ngày 11 tháng 1 năm 2007, Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) đã ra Chỉ thị số 07/CT-ĐUQSTW về tổ chức thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đây là cuộc vận động sâu rộng nhằm thống nhất nhận thức, tư tưởng và hành động trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, phấn đấu học tập và làm theo tấm gương đạo đức cách mạng sáng ngời của Bác. Thông qua đó, mỗi người tự nhìn nhận, soi xét lại mình, tự giác tu dưỡng và rèn luyện nhằm xây dựng và phát triển đạo đức cách mạng cho bản thân đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng mới.
Sau gần 10 năm triển khai thực hiện cuộc vận động này, đạo đức cách mạng của cán bộ, chiến sĩ trong Quân đội ta, trong đó có sĩ quan cấp phân đội, đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội có đủ phẩm chất và năng lực, đáp ứng đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và phát triển quân đội trong điều kiện mới. Tuy nhiên, ở một số đơn vị, công tác giáo dục đạo đức vẫn còn bị xem nhẹ, quá trình giáo dục đạo đức còn nặng về hình thức, đơn điệu, tính thuyết phục chưa cao, chưa theo kịp sự biến đổi nhanh chóng của tình hình kinh tế - xã hội đất nước.
Điều đó đòi hỏi các chủ thể giáo dục đạo đức ở đơn vị cơ sở phải thường xuyên nâng cao nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa sống còn của cuộc vận động này, tích cực đổi mới tư duy về đạo đức và giáo dục đạo đức trong điều kiện biến đổi kinh tế - xã hội sâu sắc ở nước ta hiện nay. Mỗi sĩ quan cấp phân đội phải tích cực, chủ động tự tìm hiểu, tự nghiên cứu, học tập tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác, không thỏa mãn, dừng lại. Tùy tình hình nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của từng đơn vị, hàng quý, hàng năm, gắn với các phong trào thi đua đột kích, các đơn vị nên tổ chức cho sĩ quan cấp phân đội viết bản thu hoạch, bản tự kiểm điểm về việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Quá trình tổ chức các hoạt động phải hết sức cụ thể, chu đáo, thiết thực, tránh phô trương, hình thức; làm tốt công tác sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, phải chỉ rõ những việc chưa làm theo được, làm theo chưa tốt, phương hướng phấn đấu sửa chữa khuyết điểm, thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa học tập với làm theo và nêu gương về đạo đức của sĩ quan cấp phân đội theo tư tưởng và tấm gương đạo đức của Bác.
3.3.2. Phát huy tính tích cực, chủ động, xây dựng ý thức tự giác, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của sĩ quan cấp phân đội
Mọi giá trị đạo đức của một hành vi nhất định đều được quyết định trực tiếp bởi ý thức đạo đức của mỗi cá nhân. Chính vì vậy, công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi nó được các chủ thể đạo đức tự giác, tích cực tiếp nhận và trở thành tình cảm bền vững, thành nhu cầu và động cơ thôi thúc bên trong, được biểu hiện ra thông qua những hành vi đạo đức cụ thể ở mỗi cá nhân. Vì thế, cùng với sự giáo dục của tập thể và xã hội thì tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức chính là khâu trực tiếp, bước nhảy quan trọng, góp phần quyết định sự phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội. Hồ Chí Minh từng nhắc nhở chúng ta: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà phát triển, củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong” [50, tr. 293]. Nhằm nâng cao chất lượng tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức để góp phần phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội trước tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, cần thực hiện tốt một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Kết hợp nhuần nhuyễn, có hiệu quả giữa công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của sĩ quan cấp phân đội
Mỗi hành vi đạo đức của con người bao giờ cũng là sản phẩm tất yếu của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đồng thời cũng là sản phẩm của sự thống nhất biện chứng giữa sự giáo dục, rèn luyện với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức ở mỗi con người. Điều đó đòi hỏi, quá trình phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội hiện nay, phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn, có hiệu quả giữa công tác giáo dục, rèn luyện với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức ở họ, thực hiện được bước nhảy từ hoạt động giáo dục, rèn luyện thành tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của sĩ quan cấp phân đội. Quá trình thực hiện bước nhảy quan trọng này, phải đảm bảo được sự thống nhất giữa những yêu cầu khách quan của công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức với việc phát huy tốt vai trò nhân tố chủ quan, tính tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo của sĩ quan cấp phân đội trong cả nhận thức và hành động.
Các chủ thể giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho sĩ quan cấp phân đội phải thường xuyên quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp họ nâng cao khả năng tự ý thức, tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức, tự định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của mình cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị và quân đội trong giai đoạn mới.
Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của sĩ quan cấp phân đội
Tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức có vai trò rất quan trọng trong hình thành nhân cách của người sĩ quan cấp phân đội nói chung, phẩm chất đạo đức nói riêng. Chính trong quá trình này, người sĩ quan cấp phân đội từ là đối tượng của giáo dục trở thành chủ thể của giáo dục. Nhờ có tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức, sĩ quan cấp phân đội tiếp nhận những tác động của giáo dục một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và làm chủ quá trình xây dựng, phát triển đạo đức cách mạng của mình. Tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức sẽ thúc đẩy quá trình hình thành các phẩm chất tâm lý, kích thích và khơi dậy khả năng tiềm tàng của mỗi sĩ quan cấp phân đội mà nhà giáo dục không thể thay thế được. Chính vì vậy, trước tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta, để nâng cao chất lượng hiệu quả của quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức, phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của sĩ quan cấp phân đội.
Điều đó đòi hỏi các chủ thể giáo dục, rèn luyện đạo đức cho sĩ quan cấp phân đội phải xây dựng cho được ý thức tự giác, tích cực và chủ động trong tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức ở họ. Phải làm cho mỗi sĩ quan cấp phân đội nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức trong phát triển và hoàn thiện nhân cách của người quân nhân cách mạng, người sĩ quan trong quân đội. Các cấp ủy đảng, người chỉ huy, các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân ở đơn vị cơ sở phải tích cực tổ chức, định hướng, hướng dẫn các nội dung tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức cho sĩ quan cấp phân đội, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả. Thông qua các hoạt động như huấn luyện, công tác, lao động, chấp hành các chế độ, quy định của đơn vị, quân đội và việc thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao của từng người để định hướng, hướng dẫn, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của sĩ quan cấp phân đội. Phải thường xuyên khơi dậy lương tâm, nghĩa vụ, trách nhiệm và phát huy tốt tính tự giác, tích cực, chủ động trong tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của sĩ quan cấp phân đội.
Nâng cao khả năng thích ứng của sĩ quan cấp phân đội với tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay
Sự thích ứng của sĩ quan cấp phân đội trước tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay là khả năng của từng người trong việc chủ động nhận thức và vận dụng sáng tạo các quy luật của quá trình biến đổi kinh tế - xã hội trong thực hiện các nhiệm vụ của mình theo chức trách đã được phân công. Nếu như người sĩ quan cấp phân đội xây dựng và rèn luyện được cho mình khả năng thích ứng tốt, họ sẽ khai thác, sử dụng được tối đa những tác động tích cực của biến đổi kinh tế - xã hội và tích cực, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực của nó đến việc thực hiện chức trách nhiệm vụ và hành vi đạo đức, lối sống của bản thân. Họ sẽ tự ý thức và chủ động điều khiển, điều chỉnh các hành vi, các phương thức trong ứng xử, giao tiếp và cách thức xử lý các mối quan hệ sao cho phù hợp với những giá trị, chuẩn mực đạo đức của người cán bộ, người quân nhân cách mạng trong điều kiện mới hiện nay; đồng thời, tích cực đấu tranh ngăn ngừa những tàn dư lạc hậu, phản động của đạo đức phong kiến và tư sản, những mặt trái tiêu cực của kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế tác động đến quá trình phát triển đạo đức cách mạng của bản thân.
Để nâng cao khả năng thích ứng của sĩ quan cấp phân đội với biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, trước hết, cần nâng cao nhận thức của họ về sự cần thiết của quá trình mở cửa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, về tính hai mặt của quá trình đó, đặc biệt là những tác động tiêu cực của nó đến đạo đức, lối sống của người sĩ quan quân đội.
Nhanh chóng xác định và xây những chuẩn mực đạo đức mới của người sĩ quan cấp phân đội cần phải có trong điều kiện mở cửa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, phải tích cực rèn luyện đội ngũ sĩ quan cấp phân đội trong thực tiễn huấn luyện, công tác, sinh hoạt hàng ngày và trong điều kiện của mở cửa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Thông qua đó, góp phần nâng cao năng lực tự phòng chống ảnh hưởng từ mặt trái tiêu cực của kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế đến quá trình phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội.
Kết luận chương 3
Những cơ sở lý luận và thực tiễn đã được phân tích, đánh giá, luận giải là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp, thiết thực và khả thi nhằm phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Để phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội hiện nay, luận án đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ bản: phát huy vai trò của các chủ thể nhằm khai thác những tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; xây dựng môi trường đạo đức ở đơn vị cơ sở trong sạch, lành mạnh trước tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức ở đơn vị cơ sở để phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. Các giải pháp trên là một thể thống nhất, vừa có tính độc lập tương đối vừa quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thực hiện giải pháp này cũng đồng thời tạo điều kiện để thực hiện các giải pháp khác và ngược lại. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đó có ý nghĩa quyết định đến nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội là một quá trình liên tục, vì vậy trong quá trình thực hiện, bên cạnh việc sử dụng tổng hợp các biện pháp, phải tùy tình hình cụ thể để lựa chọn các giải pháp có tính đột phá nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
1. Sĩ quan cấp phân đội là những người trực tiếp tổ chức việc quán triệt, triển khai và thực hiện mọi nhiệm vụ; cùng với đội ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng trong đơn vị mình quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị cơ sở. Sĩ quan cấp phân đội là lực lượng đông đảo, nguồn kế cận hùng hậu, trực tiếp bổ sung cho đội ngũ cán bộ trung, cao cấp của quân đội trong tương lai. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ sĩ quan cấp phân đội vững mạnh về mọi mặt, trong đó có đạo đức cách mạng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đang là vấn đề quan trọng và cấp bách.
2. Quá trình phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố, trong đó kinh tế - xã hội là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về đạo đức và đạo đức cách mạng, luận án vận dụng phương pháp tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội để phân tích, làm rõ thực chất và đặc điểm tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội.
3. Luận án phân tích, đánh giá thực trạng tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội hiện nay trên cả hai mặt ưu điểm và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, đưa ra dự báo xu hướng tác động và những vấn đề đặt ra cần nhận thức, giải quyết nhằm phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay và những năm tới.
4. Để phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, luận án đề xuất ba nhóm giải pháp cơ bản: phát huy vai trò của các chủ thể nhằm khai thác những tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu cực của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; xây dựng môi trường đạo đức ở đơn vị cơ sở trong sạch, lành mạnh trước tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; đổi mới công tác giáo dục, rèn luyện đạo đức ở đơn vị cơ sở để phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.
5. Những vấn đề mà tác giả đưa ra và giải quyết trong luận án mới chỉ là kết quả bước đầu, cần tiếp tục được đầu tư nghiên cứu sâu thêm. Trên cơ sở kết quả đã đạt được, tiếp thu những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, của những người quan tâm đến đề tài, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để không ngừng hoàn thiện đề tài, góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn để tiếp tục phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Nguyễn Anh Tú (2011), "Sự tác động của biến đổi kinh tế - xã hội đến phát triển đạo đức cách mạng của học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị quân sự, số 3 (127), tr. 87-90.
2. Nguyễn Anh Tú (2012), "Xây dựng đội ngũ giảng viên Học viện Khoa học Quân sự theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng", Tạp chí Khoa học và Đào tạo, số 06, tr. 15-17.
3. Nguyễn Anh Tú (2014), "Xây dựng phong cách sống tích cực - giải pháp quan trọng để giáo dục đạo đức cho thanh niên, sinh viên trước tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, số 208, tr. 81-83.
4. Nguyễn Anh Tú (2014), "Đặc điểm tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị quân sự, số 3 (145) - 2014, tr. 78-81.
5. Nguyễn Anh Tú (2014), "Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên ở nước ta hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông, số tháng 7-2014, tr. 81-83.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph. Ăngghen (1877-1878), Chống Đuyrinh, C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H. 1994, tr. 12 - 450.
2. Ph. Ăngghen (1888), “Lút vích Phoi ơ bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức”, C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội. 1994, tr. 387 - 528.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và công cuộc phòng, chống, Đề tài KX.04.30/06-10, Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia, Hà Nội.
5. Nguyễn Tiến Bình (1990), Tự giác hóa quá trình hình thành, phát triển đạo đức cộng sản trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án phó tiến sĩ khoa học quân sự, Học viện Chính trị, Hà Nội.
6. Hà Nguyên Cát (2000), Vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội.
7. Nguyễn Trọng Chuẩn (2003), Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
8. Nguyễn Trọng Chuẩn (2003), “Những thách thức của toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, số 5 (144), tr. 5-10.
9. Nguyễn Cúc (2006), 20 năm đổi mới và sự hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
10. Nguyễn Như Diệm, Nguyễn Y Na, Những vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường (Tài liệu dịch của Trung Quốc), Nxb Thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội. 1996.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 138.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 9-10.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội, tr. 50.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 97.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 58-59.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị lần thứ VI (lần 2) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 28.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 15, 84 - 86, 157.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Báo cáo tổng kết lý luận, thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Nxb CTQG, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 69, 75, 77, 83.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), “Báo cáo tổng kết 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991-2011)”, Nxb CTQG, H.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội, tr. 63-143, 311-326.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nxb CTQG, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Báo cáo tổng kết Một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 - 2016), Nxb CTQG, Hà Nội.
25. Nguyễn Tĩnh Gia: “Sự tác động hai mặt của cơ chế thị trường đối với đạo đức người cán bộ quản lý”, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, tháng 2 - 1997.
26. Nguyễn Tĩnh Gia (chủ biên - 1998), Xu hướng biến động của nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam, Hà Nội.
27. Phan Trọng Hào (2002), Tác động của những biến đổi kinh tế-xã hội ở nước ta hiện nay đến chất lượng chính trị đơn vị cơ sở của Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị, Hà Nội.
28. Phạm Xuân Hảo (1997), “Phân hóa giàu nghèo và tác động của nó đến xây dựng quân đội về chính trị”, Thông tin GDLLCT- QS, 50 (4), tr. 53-55.
29. Cao Thu Hằng (2004), “Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 3.
30. Hội đồng Lý luận Trung ương (2008), Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, t. 1, Nxb CTQG, Hà Nội.
31. Lê Mạnh Hùng (2006), “Thanh niên Việt Nam với sự nghiệp đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí QPTD, (3), tr. 9-12.
32. Đỗ Huy (2001), “Giá trị truyền thống Việt Nam trước thách thức của toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học, số 8 (126), tr. 15-18.
33. Nguyễn Văn Huyên (1995), “Một số chuẩn mực giá trị ưu trội khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Triết học, (1), tr. 15-19.
34. Nguyễn Nam Khánh (2006), “Phẩm chất, đạo đức, lối sống và phong cách làm việc của người chính ủy, chính trị viên Quân đội nhân dân Việt Nam”, Tạp chí QPTD, (3), tr. 13-15.
35. Vũ Khiêu (2000), Văn hoá Việt Nam xã hội và con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr. 514.
36. Nguyễn Thế Kiệt (1996): “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học, 6 (94), tr. 9-11.
37. Đặng Xuân Kỳ (1995), "Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam", Tạp chí Thông tin lý luận, số 8/1995, tr. 4 -5.
38. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H. 1994.
39. V. I. Lênin (1920), "Nhiệm vụ của đoàn thanh niên", V.I.Lênin toàn tập,
tập 41, Nxb Tiến bộ, M. 1978, tr. 372.
40. V. I. Lênin (1921), "Lại bàn về công đoàn, về tình hình trước mắt và về những sai lầm của các đồng chí Tơ-Rốt-Xki và Bu-kha-rin", V. I. Lênin toàn tập, tập 42, Nxb Tiến bộ, M. 1971, tr. 349.
41. Nguyễn Ngọc Long (1982): Sự hình thành đạo đức xã hội chủ nghĩa trong điều kiện quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội.
42. Bành Tiến Long (2005), "Đổi mới mạnh mẽ, cơ bản, toàn diện và sâu sắc giáo dục đại học ở nước ta thời kỳ 2006- 2020", Tạp chí Cộng sản, số 744, tr. 24 - 28.
43. Lê Xuân Lựu (2006), Định hướng XHCN trong xây dựng kinh tế ở nước ta, Tạp chí QPTD, (3), tr. 16 - 18.
44. C. Mác (1845), "Luận cương về Phoiơbắc", C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, H. 1995, tr. 9 - 12.
45. C. Mác và Ph. Ăngghen (1845 -1846), "Hệ tư tưởng Đức", C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 3, Nxb CTQG, Hà Nội. 1995, tr. 55.
46. C.Mác (1858 - 1859), "Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị", C. Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, tập 13, Nxb CTQG, Hà Nội. 1993, tr. 13 - 225.
47. Hồ Chí Minh (1951), "Bài nói tại hội nghị kiểm thảo chiến dịch đường số 18", Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội. 2002, tr. 206 - 207.
48. Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 6, Nxb CTQG, Hà Nội. 2002, tr. 320 - 321.
49. Hồ Chí Minh (1954), "Thư gửi các đơn vị miền Nam tập kết", Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, Hà Nội. 2002, tr . 396.
50. Hồ Chí Minh (1958), "Đạo đức cách mạng", Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb CTQG, Hà Nội. 1996, tr. 282 - 293.
51. Hồ Chí Minh (1964), "Bài nói trong buổi chiêu đãi mừng quân đội ta 20 tuổi", Hồ Chí Minh toàn tập, tập 11, Nxb CTQG, H. 1996, tr. 349 - 350.
52. Hồ Chí Minh (1969), "Di chúc", Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội. 1996, tr. 509 - 512.
53. Hà Thúc Minh (2006), "Chính trị - đạo đức và chính trị - kinh tế", Tạp chí Cộng sản, số 770, tr. 56-59.
54. Nguyễn Chí Mỳ (1999), "Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay”, Nxb CTQG, Hà Nội.
55. Phạm Văn Nhuận (chủ biên, 2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của người cán bộ quân đội, Nxb QĐND, Hà Nội.
56. Phạm Văn Nhuận (chủ biên, 2007), Định hướng giá trị đạo đức quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Báo cáo Tổng kết đề tài, Hà Nội.
57. Phạm Văn Nhuận (chủ biên, 2008), Giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong quân đội hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội.
58. Nguyễn Hùng Oanh (2002), Phát triển đạo đức cách mạng ở thanh niên quân đội trong tình hình hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.
59. Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên, 2006), Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội.
60. Nguyễn Văn Phúc (2001), “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 7.
61. Nguyễn Văn Phúc (2011), “Về tác động có tính hai mặt của tiến bộ khoa học - công nghệ đối với đạo đức”, Tạp chí Triết học, số 3 (238).
62. Mai Thị Quý (2001), "Vấn đề kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa", Tạp chí Triết học, số 6 (124).
63. Tô Huy Rứa (2007), “Phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội ở Việt Nam qua 20 năm đổi mới”, Tạp chí Cộng sản, số 779, tr. 9-20.
64. A. P. Sép-tu-lin (1977): Phương pháp nhận thức biện chứng, Nxb Sách Giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội.
65. V. F. Sutskin (1967): Đạo đức cách mạng đã được hình thành như thế nào, Nxb Tư tưởng Mát - xcơ- va (Bản dịch - Thư viện Học viện chính trị).
66. Tạ Ngọc Tấn (2010), Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb CTQG, Hà Nội.
67. Hà Huy Thành (2000), Những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
68. Nguyễn Vĩnh Thắng (2011), Nghiên cứu, giữ vững và phát huy phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" trong tình hình mới, Nxb QĐND, Hà Nội.
69. Nguyễn Văn Thế (2001), Tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Quân đội dưới tác động của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ quân sự, Hà Nội.
70. Nguyễn Văn Thế (2012), "Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và việc xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị quân sự, số 3 (133), tr. 39-42.
71. Phùng Văn Thiết (2000), Những biến động CCXH-GC ở nước ta hiện nay và ảnh hưởng của nó đến xây dựng quân đội về chính trị, Luận án tiến sĩ quân sự, Hà Nội.
72. Hà Huy Thông (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức của người cán bộ quân sự, Luận án phó tiến sĩ triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
73. Tổng cục Chính trị (1996), Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội đến nhận thức chính trị, tư tưởng của cán bộ quân đội và một số vấn đề đổi mới công tác tư tưởng, tổ chức trong quân đội ta hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội.
74. Tổng cục Chính trị (1999), Đổi mới phương pháp dạy học trong các trường đại học quân sự, Nxb CTQG, Hà Nội.
75. Tổng cục Chính trị (2000), Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và những bài học thực tiễn xây dựng quân đội về chính trị trong giai đoạn mới, Nxb QĐND, Hà Nội.
76. Tổng cục Chính trị (2000), Chiến tranh trong thời đại ngày nay và Việc chuẩn bị tinh thần cho quân đội trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nxb QĐND, Hà Nội.
77. Tổng cục Chính trị (2000), Tác động của những biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam về chính trị trong giai đoạn cách mạng mới, Nxb QĐND, Hà Nội.
78. Tổng cục Chính trị (2000), Định hướng giá trị nhân cách đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội.
79. Tổng cục Chính trị (2003), Nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ mới, Nxb QĐND, Hà Nội.
80. Nguyễn Phú Trọng (2001), Về định hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội.
81. Nguyễn Phú Trọng (2005), "Về cuộc đấu tranh tư tưởng trong tình hình hiện nay", Tạp chí Cộng sản, số 744, tr. 3-8.
82. Trần Xuân Trường (1998), Một số vấn đề giáo dục xã hội chủ nghĩa trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội.
83. Trần Xuân Trường (1999), “Đạo đức cách mạng và sự nghiệp đổi mới”, Thông tin GDLLCT- QS, 55 (1), tr. 3-6.
84. Nguyễn Đình Tu (chủ nhiệm, 2008), Nghiên cứu các giải pháp phòng, chống tác động, ảnh hưởng của mặt trái kinh tế thị trường đến đạo đức cán bộ trong quân đội ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
85. Trung tâm ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam - Bộ Giáo dục và đào tạo (1998), Đại từ điển Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, tr. 37.
86. Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự - Bộ Quốc phòng (2004), Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội.
87. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2010), Vận dụng tư tưởng C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về đạo đức trong xây dựng đạo đức quân nhân hiện nay, Nxb QĐND, Hà Nội.
88. Viện Ngôn ngữ (2004), Từ điển tiếng Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, tr. 163.
89. Viện Triết học (2009), Triết học Mác và thời đại, Nxb KHXH, Hà Nội.
90. Ngô Đình Xây (2011), “Phát triển nhanh và bền vững trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Triết học, số 4 (239).
91. V.M. Xô-kô-lốp (1980), “Quan điểm đạo đức của lối sống xã hội chủ nghĩa”, Lối sống XHCN, Nxb Sự thật, Hà Nội. 1982, tr. 196 - 223.
92. Phụ lục 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Phụ lục 1: KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI
VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức cách mạng (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Giá trị %
Rất quan trọng
336
93.3
Bình thường
17
4.7
Khó trả lời
7
2.0
Ý kiến khác
0
0.0
Tổng
360
100.0
Bảng 2: Nhận thức về sự cần thiết và ý nghĩa của các giá trị cơ bản của đạo đức cách mạng (tùy chọn phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Giá trị (%)
Thứ tự ưu tiên
Trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân
336
93.3
1
Chủ nghĩa tập thể và tinh thần đoàn kết
279
77.5
3
Chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản
252
70.0
6
Tình yêu thương con người, tình đồng chí đồng đội, sự gắn bó mật thiết với nhân dân
309
85.8
2
Tính trung thực
254
70.6
5
Lòng tự trọng, danh dự quân nhân
217
60.3
8
Tinh thần dũng cảm, mưu trí, sáng tạo
209
58.1
9
Ý chí quyết tâm phấn đấu vươn lên
238
66.1
7
Ý thức chấp hành kỷ luật tự giác, nghiêm minh
263
73.1
4
Tæng
360
100.0
Bảng 3: Ý thức tự học tập, nghiên cứu để không ngừng nâng cao trình độ tri thức đạo đức cách mạng (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Giá trị %
Thường xuyên tự học tập, nghiên cứu
264
73.4
Không thường xuyên, ít
66
18.3
Khó trả lời
30
8.3
Ý kiến khác
0
0.0
Tæng
360
100.0
Bảng 4: Khả năng nắm vững bản chất đạo đức cách mạng nói chung, đạo đức cách mạng của sĩ quan quân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Nắm vững
231
64.2
Không chắc chắn lắm
76
21.1
Khó trả lời
53
14.7
Ý kiến khác
0
0.0
Tæng
360
100.0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát ở: Vùng 1 - Quân chủng Hải quân, Sư đoàn 361 - Quân chủng Phòng không - Không quân, Sư đoàn BB 301 - Bộ tư lệnh Thủ đô, Lữ đoàn 205 - Binh chủng Thông tin liên lạc, Sư đoàn BB 316 - Quân khu 2, Sư đoàn BB 9 - Quân đoàn 4 và Sư đoàn BB 330 - Quân khu 9. Tháng 11/2013 và tháng 4/2014)
Phụ lục 2
NHẬN THỨC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở NƯỚC TA ĐẾN PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY
Bảng 1: Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến tư duy của sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Làm cho tư duy năng động, nhạy bén hơn
228
63.3
Bình thường
116
32.2
Khó trả lời
16
4.5
Ý kiến khác
0
0.0
Tæng
360
100.0
Bảng 2: Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến tính năng động, sáng tạo, độc lập, tự chủ của sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Kích thích tính năng động, sáng tạo, độc lập, tự chủ
246
68.3
Bình thường
82
22.8
Khó trả lời
32
8.9
Tæng
360
100.0
Bảng 3: Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến năng lực, trình độ của sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt
268
74.4
Bình thường
58
16.1
Khó trả lời
34
9.5
Tæng
360
100.0
Bảng 4: Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến mức sống của bản thân và gia đình sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Nâng cao mức sống của bản thân và gia đình
272
75.6
Bình thường
76
21.1
Khó trả lời
12
3.3
Tæng
360
100.0
Bảng 5: Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến lợi ích kinh tế và hiệu quả công việc của sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Làm cho quan tâm hơn đến lợi ích kinh tế, hiệu quả công việc
282
78.3
Bình thường
64
17.8
Khó trả lời
14
3.9
Tæng
360
100.0
Bảng 6: Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến đạo đức, lối sống của sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Làm tha hóa đạo đức, lối sống
86
23.9
Có tha hóa, nhưng không đáng kể
256
71.1
Không làm tha hóa đạo đức, lối sống
18
5.0
Tæng
360
100.0
Bảng 7: Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến sự phân hóa giàu - nghèo trong đội ngũ sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo trong đội ngũ sĩ quan
114
31.7
Có phân hóa, nhưng không đáng kể
230
63.9
Không dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo trong đội ngũ sĩ quan
16
4.4
Tæng
360
100.0
Bảng 8: Nhận thức về nội dung, phương thức, quy mô, tính chất tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Nắm vững
210
58.3
Chưa thực sự nắm vững
112
31.1
Khó trả lời
38
10.6
Tæng
360
100.0
Phụ lục 3
NIỀM TIN VÀO ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI CỦA ĐẢNG
VÀ NHÀ NƯỚC TA HIỆN NAY
Bảng 1: Niềm tin vào sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Tuyệt đối tin tưởng
324
90.0
Không chắc chắn lắm
26
7.2
Khó trả lời
10
2.8
Tæng
360
100.0
Bảng 2: Chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở cửa, hội nhập của Đảng và Nhà nước ta hiện nay (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Phù hợp
304
84.4
Chưa phù hợp lắm
56
15.6
Không phù hợp
0
0
Tæng
360
100.0
Bảng 3: Khả năng thích ứng với quá trình đổi mới của sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Thích ứng nhanh
272
75.6
Bình thường
62
17.2
Ý kiến khác
26
7.2
Tæng
360
100.0
Bảng 4: Ý thức, thái độ đối với binh nghiệp của sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Giá trị %
Mong muốn phục vụ lâu dài trong quân đội, yên tâm, phấn khởi, gắn bó với đơn vị
290
80.6
Chưa thực sự yên tâm lắm
46
12.8
Không yên tâm, phấn khởi, muốn phục viên
24
6.6
Tæng
360
100.0
Phụ lục 4
VỀ NHẬN THỨC VÀ GIẢI QUYẾT CÁC MỐI QUAN HỆ
CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI
Bảng 1: Việc giải quyết các mối quan hệ của sĩ quan cấp phân đội.
Phương án lựa chọn
Tốt
Bình thường
Có chiều hướng xấu đi
Cán bộ với chiến sĩ
294/360= 81.7%
44/360= 12.2%
22/360= 6.1%
Sĩ quan với sĩ quan
278/360= 77.2%
64/360= 17.8%
18/360= 5.0%
Đồng chí đồng đội
254/360= 70.6%
74/360= 20.6%
32/360= 8.8%
Bạn bè, đồng hương
284/360= 78.9%
76/360= 21.1%
0.0
Bộ đội với nhân dân nơi đóng quân
230/360= 63.9%
106/360= 29.4%
24/360= 6.7%
Bảng 2: Việc nắm bắt các mối quan hệ xã hội của sĩ quan cấp phân đội ở các đơn vị cơ sở hiện nay (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Nắm được
46
65.7
Khó nắm bắt và quản lý
24
34.3
Ý kiến khác
0
0.0
Tæng
70
100.0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát ở: Vùng 1 - Quân chủng Hải quân, Sư đoàn 361 - Quân chủng Phòng không - Không quân, Sư đoàn BB 301 - Bộ tư lệnh Thủ đô, Lữ đoàn 205 - Binh chủng Thông tin liên lạc, Sư đoàn BB 316 - Quân khu 2, Sư đoàn BB 9 - Quân đoàn 4 và Sư đoàn BB 330 - Quân khu 9. Tháng 11/2013 và tháng 4/2014)
Phụ lục 5
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
CỦA SĨ QUAN CẤP PHÂN ĐỘI DƯỚI TÁC ĐỘNG
CỦA BIẾN ĐỔI KINH TẾ - XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Bảng 1: Nâng cao nhận thức, năng lực hoạt động thực tiễn của các chủ thể ở đơn vị cơ sở đối với tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta đến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội hiện nay (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Rất cần thiết
319
88.6
Không cần
33
9.2
Ý kiến khác
8
2.2
Tæng
360
100.0
Bảng 2: Phát huy vai trò của các chủ thể nhằm khai thác mặt tác động tích cực, giảm thiểu mặt tác động tiêu cực của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước ta để phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội hiện nay (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Rất cần thiết
307
85.3
Không cần
45
12.5
Ý kiến khác
8
2.2
Tæng
360
100.0
Bảng 3: Xây dựng tập thể quân nhân ở đơn vị cơ sở vững mạnh xuất sắc (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Rất cần thiết
326
90.6
Không cần
29
8.1
Ý kiến khác
5
1.3
Tæng
360
100.0
Bảng 4: Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, rèn luyện, phát triển đạo đức cách mạng cho sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Rất cần thiết
331
91.9
Không cần
19
5.3
Ý kiến khác
10
2.8
Tæng
360
100.0
Bảng 5: Xây dựng và phát huy vai trò của hệ thống thiết chế đạo đức ở đơn vị cơ sở (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Rất cần thiết
295
81.9
Không cần
47
13.1
Ý kiến khác
18
5.0
Tæng
360
100.0
Bảng 6: Phát huy tính tích cực, chủ động, xây dựng ý thức tự giác, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, tự rèn luyện đạo đức của sĩ quan cấp phân đội (chọn 1 phương án).
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Rất cần thiết
313
86.9
Không cần
34
9.4
Ý kiến khác
13
3.7
Tæng
360
100.0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát ở: Vùng 1 - Quân chủng Hải quân, Sư đoàn 361 - Quân chủng Phòng không - Không quân, Sư đoàn BB 301 - Bộ tư lệnh Thủ đô, Lữ đoàn 205 - Binh chủng Thông tin liên lạc, Sư đoàn BB 316 - Quân khu 2, Sư đoàn BB 9 - Quân đoàn 4 và Sư đoàn BB 330 - Quân khu 9. Tháng 11/2013 và tháng 4/2014)
Phụ lục 6
THÔNG TIN CÁ NHÂN
Bảng 1: Trình độ học vấn
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Đại học và trên đại học
298
82.8
Cao đẳng, trung cấp
62
17.2
Đào tạo chính quy, đúng cương vị, chức trách
264
73.4
Tổng
360
100.0
Bảng 2: Nơi ở hiện nay
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Nông thôn
259
71.9
Thành phố, thị xã
72
20.0
Miền núi, biên giới, hải đảo
29
8.1
Tổng
360
100.0
Bảng 3: Nghề nghiệp của bố, mẹ
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Cán bộ, công chức
28
7.8
Công nhân
32
8.9
Nông dân
242
67.2
Tự do, buôn bán
39
10.8
Khác
19
5.3
Tæng
360
100.0
Bảng 4: Đơn vị công tác
Đơn vị
Tần suất
Gi¸ trị %
Quân khu 2
52
14.4
Quân chủng Hải quân
55
15.3
Bộ tư lệnh Thủ đô
50
13.9
Quân khu 9
50
13.9
Quân chủng Phòng không - Không quân
53
14.7
Binh chủng Thông tin liên lạc
40
11.1
Quân đoàn 4
60
16.7
Tæng
360
100.0
Bảng 5: Tình trạng hôn nhân
Phương án lựa chọn
Tần suất
Gi¸ trị %
Đã có vợ, con
159
44.2
Đã có vợ, chưa sinh con
58
16.1
Chưa có vợ
143
39.7
Tæng
360
100.0
(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu điều tra, khảo sát ở: Vùng 1 - Quân chủng Hải quân, Sư đoàn 361 - Quân chủng Phòng không - Không quân, Sư đoàn BB 301 - Bộ tư lệnh Thủ đô, Lữ đoàn 205 - Binh chủng Thông tin liên lạc, Sư đoàn BB 316 - Quân khu 2, Sư đoàn BB 9 - Quân đoàn 4 và Sư đoàn BB 330 - Quân khu 9. Tháng 11/2013 và tháng 4/2014)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_9275_5255.doc