Luận án Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Các doanh nghiệp niêm yết cần chú trọng nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp trên nguyên tắc tuân thủ đúng các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính, hạch toán đầy đủ, chính xác, phản ánh đúng bản chất kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Điều này sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp giúp giảm chi phí vốn vay, đồng thời giảm các chi phí đại diện. Qua đó sẽ nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc công bố thông tin đầy đủ, kịp thời cũng giúp nâng cao sự tin cậy của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, do vậy giá trị thị trường của công ty niêm yết cũng phản ánh sát giá trị thực của doanh nghiệp. Các thông tin trọng yếu cần được cung cấp kịp thời cho nhà đầu tư và thị trường bao gồm các vấn đề về báo cáo tài chính, báo cáo và đánh giá của ban giám đốc công ty, báo cáo quản trị công ty, thông tin và giao dịch của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, thông tin về giao dịch giữa các bên liên quan Do vậy, các doanh nghiệp niêm yết cần hoàn thiện hệ thống công bố thông tin hiện đại, bảo đảm thông tin kịp thời cho công chúng đầu tư; đồng thời cần nghiên cứu hình thành bộ phận quan hệ nhà đầu tư (IR) để thúc đẩy sự tương tác thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, qua đó nâng cao hình ảnh, uy tín và sự tin cậy của doanh nghiệp từ đó nâng cao giá trị của doanh nghiệp.

pdf159 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các cổ đông và các nhà đầu tư, tạo dựng được niềm tin lớn hơn của công chúng đầu tư vào khả năng sinh lời và mức độ bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Quản trị công ty tốt phải dựa trên nguyên tắc về sự minh bạch cao nhất, trong đó các thông tin về công ty thường dễ tiếp cận, kịp thời, đầy đủ, và chính xác. Với việc nâng cao tính minh bạch trong công ty, các nhà đầu tư được hưởng lợi khi được tiếp cận với các thông tin về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của công ty. Thậm chí, cho dù là những thông tin bất lợi, thì các cổ đông cũng sẽ được hưởng lợi do họ có cơ hội để giảm thiểu rủi ro. Một xu thế mới xuất hiện gần đây dễ quan sát thấy, đó là quản trị công ty tốt hầu như đã là một tiêu chí quan trọng trong các quyết định đầu tư. Cơ cấu tổ chức và các quy trình trong hệ thống quản trị công ty càng hiệu quả thì càng có niềm tin rằng vốn của công ty sẽ được sử dụng hiệu quả để phục vụ cho lợi ích của các cổ đông chứ không phải để phục vụ cho lợi ích riêng của các cán bộ quản lý. Cuối cùng, quản trị công ty tốt cũng đã dần được coi là một trong những điều kiện, tiêu chuẩn niêm yết cổ phiếu của một công ty tại nhiều thị trường. Như vậy, quản trị công ty tốt vừa là nhu cầu tự thân của các công ty nếu muốn tiếp cận được nguồn vốn đa dạng trên các thị trường vốn trong nước và quốc tế, vừa là điều kiện bắt buộc đã được thể chế hóa để có thể huy động được vốn từ công chúng đầu tư trên thị trường chứng khoán. Thứ ba, giảm chi phí vốn và tăng giá trị tài sản: những công ty thực hiện tốt công tác quản trị công ty thường huy động được vốn với chi phí thấp. Thực tế thì chí phí vốn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của công ty theo cảm nhận của các nhà đầu tư: rủi ro càng cao thì chi phí vốn càng cao. Những rủi ro này bao gồm cả rủi ro liên quan đến việc quyền lợi của nhà đầu tư, chủ nợ bị xâm phạm. Nếu quyền lợi này được bảo 129 vệ một cách thích hợp, cả chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí vốn vay đều giảm. Cần lưu ý rằng, các chủ nợ gần đây cũng có xu hướng coi quản trị công ty (ví dụ việc minh bạch hóa cơ cấu chủ sở hữu và báo cáo tài chính đầy đủ) như một tiêu chí quan trọng cho quyết định tài trợ vốn. Chính vì vậy, việc áp dụng một hệ thống quản trị công ty hiệu quả cuối cùng sẽ giúp công ty trả lãi suất thấp hơn và có được những khoản tín dụng có kỳ hạn dài hơn. Mức độ rủi ro và chi phí vốn còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế và chính trị của mỗi quôc gia, khuôn khổ thể chế, và các cơ cấu thực thi pháp luật. Vì vậy, công tác quản trị công ty ở các thị trường mới nổi còn quan trọng hơn, vì thể chế, hệ thống pháp lý đảm bảo quyền lợi của chủ nợ, nhà đầu tư tại các quốc gia này chưa được hiệu quả như tại các quốc gia phát triển khác. Điều này đặc biệt đúng ở Việt Nam, nơi mà khuôn khổ pháp lý cho vấn đề quản trị còn tương đối mới mẻ và vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, và cơ chế thực thi luật pháp để có thể bảo vệ được các nhà đầu tư khi quyền lợi của họ bị xâm phạm còn yếu. Điều này có nghĩa là ngay cả một sự cải thiện khiêm tốn nhất trong vấn đề quản trị mà công ty áp dụng so với các đối thủ khác cũng có thể tạo nên một sự khác biệt to lớn đối với các nhà đầu tư và nhờ đó giảm bớt chi phí vốn. Theo điều tra, một tỷ lệ lớn các nhà đầu tư sẵn sàng mua các công ty được quản trị một cách hiệu quả với giá cao ưu đãi (chẳng hạn, giá ưu đãi có thể cao hơn tới 25% đối với các công ty của Trung Quốc). Thứ tư, nâng cao uy tín và thương hiệu: Uy tín là một phần quan trọng làm nên giá trị thương hiệu của một công ty. Uy tín và thương hiệu là tài sản vô hình của công ty. Quản trị công ty tốt góp phần nâng cao uy tín của công ty. Những công ty tôn trọng quyền lợi của cổ đông và chủ nợ, minh bạch trong hoạt động và tài chính, được xem là hướng tới lợi ích của công chúng đầu tư. Kết quả là những công ty đó dành được niềm tin lớn hơn của công chúng và từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu. Niềm tin của công chúng và giá trị thương hiệu có thể khiến người ta tin tưởng hơn vào các sản phẩm của công ty, từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. Uy tín và thương hiệu của công ty cũng là một cấu thành tác động tích cực tới giá trị công ty. Giá trị thương hiệu dưới góc độ kế toán là khoản tiền phải trả thêm bên cạnh giá trị tài sản thực tế của công ty nếu công ty bị thâu tóm. Đó chính là một khoản phí phụ trội mà một công ty thâu tóm này phải trả khi muốn mua một công ty khác. Theo kết quả chấm điểm thẻ điểm quản trị công ty ASEAN (ASEAN CG Scorecard) của ADB (2015) thì quản trị công ty tại các công ty niêm yết của Việt Nam 130 vẫn ở thang điểm thấp so với các nước như Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Philippines. Trong đó nhiều doanh nghiệp niêm yết có điểm số thấp trên các khía cạnh như công bố thông tin, tính minh bạch, trách nhiệm của hội đồng quản trị. Hoàn thiện và áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty theo nguyên tắc OECD, bao gồm yêu cầu: + Thiết lập khuôn khổ quản trị công ty hiệu quả. Cơ quan quản lý cần có thẩm quyền và khả năng cưỡng chế thực thi hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng quản trị công ty. Các mục tiêu về quản trị công ty có thể được xây dựng dưới dạng quy tắc và chuẩn mực tự nguyện, tuy nhiên phải xác định rõ phạm vi, yêu cầu thực thi, tuân thủ và các biện pháp xử lý. Việc phân chia thẩm quyền giữa các cơ quan trong bảo đảm quản trị công ty cần rõ ràng. Điều này là do các yêu cầu và nguyên tắc quản trị công ty chịu chi phối bởi nhiều luật như luật doanh nghiệp, luật chứng khoán, chuẩn mực kế toán, kiểm toán, luật phá sản, luật lao động, luật thuế, do vậy có thể gây ra chồng chéo, xung đột. + Quyền và đối xử bình đẳng của các cổ đông, bao gồm cả cổ đông nước ngoài và cổ đông nhỏ. + Thúc đẩy vai trò của nhà đầu tư tổ chức và các tổ chức trung gian khác. + Bảo đảm lợi ích của đối tượng liên quan. + Bảo đảm yêu cầu công bố thông tin và tính minh bạch. + Bảo đảm các trách nhiệm, nghĩa vụ của hội đồng quản trị. - Đào tạo, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức về quản trị công ty, bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số cho đội ngũ các nhà quản lý chủ chốt trong công ty đại chúng. Đào tạo công chúng, phổ biến kiến thức cho nhà đầu tư nhằm nâng cao vai trò của cổ đông là nhà đầu tư cá thể khi thực hiện những quyết định của tổ chức phát hành; Đối với công tác quản lý, giám sát quản trị công ty, cần tiếp tục một số giải pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục nâng cao vai trò, năng lực, nguồn lực và đội ngũ giám sát quản trị công ty của công ty đại chúng. Cần xây dựng chương trình đào tạo và cập nhật kiến thức cho đội ngũ giám sát hoạt động quản trị công ty của các công ty đại chúng, đồng thời xây dựng sổ tay và bộ tiêu chí giám sát quản trị công ty. Thứ hai, phát huy vai trò và tăng cường sự tham gia, giám sát của các thành viên thị trường đối với hoạt động quản trị công ty tại công ty đại chúng; khuyến khích và thúc đẩy áp dụng các thông lệ quản trị công ty tốt trong các công ty đại chúng và niêm 131 yết. Thứ ba, nghiên cứu và tiến tới thành lập Viện quản trị công ty nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng của thành viên hội đồng quản trị thông qua việc đào tạo, phổ biến kiến thức về quản trị công ty, thiết lập và phổ biến các nguyên tắc, chuẩn mực quản trị công ty, cập nhật thông tin về các chuẩn mực quản trị công ty trên thế giới.... - Xây dựng các quy định pháp luật và các chế tài xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư thiểu số. - Khuyến khích các quỹ đầu tư đẩy mạnh việc đầu tư và hỗ trợ cho các công ty cổ phần có vốn góp của quỹ nâng cao năng lực quản trị công ty bằng cách hướng dẫn áp dụng thông lệ quản trị công ty tốt nhất, giúp sắp xếp lại nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, xây dựng chiến lược phát triển công ty trong trung và dài hạn nhằm phát huy thế mạnh của công ty, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, đáp ứng đủ tiêu chuẩn đưa cổ phần của tổ chức đó lên niêm yết trên TTCK tập trung. - Nghiên cứu phát triển các cơ chế thực hiện quyền của cổ đông thông qua nhiều hình thức khác nhau như cơ chế ủy quyền tham dự đại hội đồng cổ đông, ủy quyền bỏ phiếu của các cổ đông nhỏ thông qua tổ chức lưu ký chứng khoán, công ty quản lý quỹ, hoặc các tổ chức đại diện khác nhằm bảo vệ cổ đông nhỏ, nâng cao chất lượng quản trị công ty. 5.2.4.2. Nâng cao yêu cầu và chất lượng công bố thông tin Kết quả nghiên cứu cho thấy việc công bố thông tin có ý nghĩa đối với giá trị thị trường và phương thức xác định giá của nhà đầu tư, do vậy các quy định về công bố thông tin cần tiếp tục phải được hoàn thiện nhằm giúp giá trị thị trường của công ty phản ánh sát hoạt động của công ty cũng như giảm tác động yếu tố tâm lý trong việc đánh giá và ra quyết định đầu tư trên thị trường. Việc công bố thông tin tốt trên thị trường sẽ giúp thúc đẩy tính minh bạch và nâng cao uy tín của thị trường, đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư, điều này cho phép nhà đầu tư đưa ra những quyết định hợp lý và công ty sẽ được hưởng chi phí vốn thấp hơn. Các thị trường vận hành tốt có đặc trưng là giá phản ánh hiệu quả và điều này có được thông qua các quy tắc thị trường về các thông tin phản ánh đầy đủ vào giá. Nhìn chung có 2 nguyên tắc cơ bản được sử dụng về công bố thông tin bao gồm cung cấp thông tin theo nghĩa vụ chung và cung cấp thông tin liệt kê. Phương pháp cung cấp thông tin theo nghĩa vụ chung thiết lập nguyên tắc công bố thông tin rằng thông tin công bố mà tổ chức phát hành phải cung cấp cho nhà đầu tư, phải là các thông tin trọng yếu (Mỹ, Nhật Bản). Phương pháp công bố thông tin liệt kê yêu cầu 132 các doanh nghiệp công bố các thông tin trọng yếu bao gồm các thông tin nhạy cảm ảnh hưởng giá cổ phiếu mà không phải mô tả cụ thể về loại sự kiện (châu Âu). Tại Việt Nam, có thể kết hợp cả 2 phương thức trên theo nguyên tắc liệt kê các nghĩa vụ công bố thông tin trọng yếu, đồng thời yêu cầu công ty niêm yết kịp thời công bố thông tin nhạy cảm, quan trọng có thể ảnh hưởng tới giá trị thị trường của công ty, qua đó bảo đảm giá trị thị trường phản ánh kịp thời và đúng bản chất của doanh nghiệp. Đối với việc nâng cao chất lượng công bố thông tin của công ty niêm yết, có thể áp dụng một số giải pháp sau: - Tiếp tục hoàn thiện phương thức và cơ chế công bố thông tin theo quy mô, trên cơ sở quy mô vốn, số lượng cổ đông, mức độ đa dạng cổ đông của công ty mà không phân biệt là công ty đại chúng niêm yết hay chưa niêm yết nhằm đảm bảo tất cả các công ty đại chúng quy mô vốn lớn đều phải thực hiện công bố thông tin đầy đủ và chặt chẽ hơn so với công ty có quy mô vốn nhỏ. - Tiếp tục hoàn thiện quy định về công bố thông tin cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế thị trường. Theo đó, cần bổ sung, hoàn thiện chi tiết danh mục nội dung các vấn đề, sự kiện có ảnh hưởng hoặc liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp cần công bố thông tin. Ngoài ra, cần bổ sung quy định chặt chẽ hơn đối với nghĩa vụ của doanh nghiệp trong vấn đề công bố thông tin trọng yếu khác. - Hoàn thiện quy trình và hệ thống công bố thông tin liên tục tự động đối với các doanh nghiệp để bảo đảm thông tin được công bố chính xác, đầy đủ, kịp thời. Khuyến khích và tiến tới cụ thể hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu các tổ chức phát hành tổ chức Đại hội cổ đông trực tuyến vừa thuận lợi và minh bạch cho nhà đầu tư (như kinh nghiệm của Hàn Quốc, Đài loan). 5.2.5. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán, kiểm toán và nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán Trần Thị Thùy Linh và Mai Hoàng Hạnh (2015) trên cơ sở nghiên cứu 304 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2009–2013 cho thấy chất lượng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ có mối tương quan dương với hiệu quả đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng báo cáo tài chính tốt hơn sẽ làm gia tăng hiệu quả đầu tư. Các công ty ít sử dụng các khoản nợ ngắn hạn thì chất lượng báo cáo tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư cao hơn và ngược lại. Do vậy, cần chú trọng nâng cao chất lượng báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết bao gồm các giải pháp sau: 133 Một là, từng bước sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản hướng dẫn áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS), chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đối với hoạt động kế toán doanh nghiệp, hướng dẫn hoạt động kiểm toán tại các công ty đại chúng, nhằm nâng cao chất lượng thông tin công bố ra công chúng; bảo đảm các thông tin công bố là tin cậy, đầy đủ, chính xác và kịp thời, đặc biệt là các thông tin về các vấn đề tài chính trọng yếu của công ty. Đồng thời có lộ trình cụ thể và thúc đẩy nhanh việc xây dựng các văn bản hướng dẫn các công ty đại chúng, công ty niêm yết áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, chuẩn mực kiểm toán. Theo đó cần bảo đảm thống nhất trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính của các công ty đại chúng. Việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam cần dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế, tuy nhiên chú ý đến việc sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu nhằm đảm bảo không chỉ những người hành nghề kế toán, kiểm toán mà các chủ đầu tư, cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp có thể hiểu để làm cơ sở đánh giá, giám sát tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần thực hiện trình bày thông tin bổ sung trong báo cáo tài chính, đặc biệt là các nghiệp vụ ngoài bảng cân đối kế toán; tăng cường sử dụng giá trị hợp lý trong trường hợp có thể nhằm nâng cao tính hữu dụng của thông tin tài chính cho việc ra quyết định cũng như phát ánh sát thực tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với các công ty niêm yết lớn trên thị trường chứng khoán, cần xây dựng cơ chế khuyến khích áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS nhằm giúp bảo đảm phản ánh trung thực, đầy đủ về hoạt động của doanh nghiệp, nhờ đó sẽ nâng cao chất lượng hoạt động cũng như giá trị của công ty. Trần Thị Thùy Linh và Mai Hoàng Hạnh (2015) trên cơ sở nghiên cứu 304 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội giai đoạn 2009–2013 cho thấy chất lượng báo cáo tài chính và kỳ hạn nợ có mối tương quan dương với hiệu quả đầu tư. Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng báo cáo tài chính tốt hơn sẽ làm gia tăng hiệu quả đầu tư. Các công ty ít sử dụng các khoản nợ ngắn hạn thì chất lượng báo cáo tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư cao hơn và ngược lại. Hai là, tiếp tục chú trọng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác giám sát chất lượng báo cáo tài chính kiểm toán nhằm. Tiếp tục hoàn thiện quy định kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các doanh nghiệp kiểm toán, theo đó cần tăng cường tần suất kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với các doanh nghiệp kiểm toán có lượng khách hàng lớn. Ba là, do tính chất của công ty niêm yết và công ty đại chúng có sự khác nhau, do 134 vậy cần tiến tới phân ra 2 loại tiêu chuẩn riêng biệt đối với doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho tổ chức niêm yết và doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho công ty đại chúng nhằm bảo đảm yêu cầu về chất lượng kiểm toán. Hoàn thiện quy định về nghĩa vụ của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các công ty đại chúng như bổ sung nghĩa vụ phải thông báo bằng văn bản và kiến nghị đơn vị được kiểm toán có biện pháp ngăn ngừa, sửa chữa và xử lý sai phạm nếu phát hiện đơn vị được kiểm toán không tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan đến lập và trình bày báo cáo tài chính được kiểm toán. Hoàn thiện chế tài xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp có vi phạm quy định về chuẩn mực kiểm toán. Các công ty kiểm toán cần hoàn thiện quy chế, quy trình kiểm soát chất lượng trong hoạt động kiểm toán của công ty; xây dựng môi trường cung cấp dịch vụ tốt trong chính nội bộ doanh nghiệp; xây dụng quy mô doanh nghiệp đủ để đảm bảo vận hành hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả; bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp. Đối với các công ty đại chúng, công ty niêm yết, cần xác định rõ trách nhiệm, vai trò của bản thân công ty đại chúng trong việc nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính; xây dựng chế tài để công ty đại chúng có trách nhiệm cung cấp thông tin để kiểm soát tính độc lập của kiểm toán viên. 5.3. Giải pháp đối với các công ty niêm yết 5.3.1. Xây dựng chính sách cấu trúc vốn phù hợp Kết quả nghiên cứu trong Chương 4 đã cho thấy cấu trúc vốn thực sự có ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp bao gồm khả năng sinh lời, giá trị của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp cần chú trọng vai trò và xây dựng cấu trúc vốn phù hợp. Trong giai đoạn nghiên cứu đã chỉ ra việc tăng cơ cấu nợ sẽ làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và bất ổn, lãi suất tăng cao, do vậy việc duy trì cơ cấu nợ cao trong giai đoạn này sẽ gây ra bất lợi đối với các doanh nghiệp niêm yết. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện chính sách cơ cấu vốn của doanh nghiệp niêm yết cũng cần căn cứ theo môi trường và điều kiện vĩ mô thực tế để bảo đảm tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy lý thuyết thứ tự ưu tiên dường như sẽ phù hợp hơn trong việc xác định cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam so với lý thuyết đánh đổi do lý thuyết đánh đổi cho rằng có một tỷ lệ nợ mục tiêu với cách tiếp cận tĩnh. Do vậy, cơ cấu vốn của doanh nghiệp sẽ tùy 135 thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp cũng như môi trường vĩ mô để điều chỉnh phù hợp và các doanh nghiệp cũng không xác định trước các mục tiêu này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy việc tăng cơ cấu nợ vay dài hạn và giảm cơ cấu nợ ngắn hạn sẽ nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và giá trị cho công ty niêm yết. Phương thức huy động vốn vay dài hạn có thể được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đối với huy động vốn qua hệ thống ngân hàng, do cơ cấu nguồn vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng hiện nay còn hạn chế nên cũng sẽ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận nguồn vốn này; bên cạnh đó do hệ thống ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nên cũng tạo áp lực về chi phí vốn. Đối với việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán, đây là kênh huy động có tính linh hoạt hơn, doanh nghiệp có thể có nguồn vốn dài hạn theo mục tiêu và kỳ hạn phát hành. Tuy nhiên, để thực hiện được phương thức này, doanh nghiệp thường cần có mức độ tín nhiệm cao trên thị trường, do vậy việc bảo đảm uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán có ý nghĩa quan trọng. Khi doanh nghiệp niêm yết thực hiện phát hành trái phiếu thì cần chú trọng vấn đề minh bạch thông tin cho nhà đầu tư, đặc biệt tình hình tài chính, kế hoạch sử dụng vốn huy động từ đợt phát hành. Đồng thời các doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu, đánh giá kỹ điều kiện thị trường và có sự tư vấn của tổ chức trung gian chuyên nghiệp nhằm xác định cơ cấu và khối lượng phát hành phù hợp để thị trường có thể hấp thụ được và bảo đảm một cơ cấu vốn hợp lý. Việc lựa chọn thời điểm phát hành, phương thức phát hành là các vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến mức độ của thành công của đợt phát hành. Ngoài ra, việc doanh nghiệp niêm yết bổ sung thêm nguồn vốn chủ sở hữu thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu mới nhằm huy động vốn, tăng cường nguồn vốn giữ lại từ lợi nhuận sau thuế cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm cơ cấu nợ và qua đó nâng cao khả năng sinh lời. Tuy nhiên, khi thực hiện huy động vốn thông qua phương thức này, doanh nghiệp cần cân nhắc thời điểm phát hành để tối ưu hóa nguồn vốn huy động được với chi phí thấp; mặc dù vậy việc phát hành cổ phiếu ra công chúng cũng sẽ tạo áp lực về hiệu quả sử dụng vốn, việc trả cổ tứcđối với tổ chức phát hành. Đồng thời, các doanh nghiệp niêm yết cần chú trọng tới hiệu quả sử dụng vốn, không thực hiện huy động vốn đối với các dự án, cơ hội kinh doanh chưa được đánh giá đầy đủ. 5.3.2. Nâng cao năng lực quản lý điều hành, quản trị công ty, hiệu quả sử dụng vốn Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy doanh nghiệp niêm yết gặp phải vấn đề hiệu quả và khả năng sinh lời giảm sút khi tăng quy mô. Do vậy, các doanh nghiệp cần đánh giá lại toàn bộ hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, phân tích, đánh giá lại 136 cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Các doanh nghiệp niêm yết cũng cần chú trọng nâng cao năng lực quản lý, điều hành khi mở rộng hoạt động. Một trong những giải pháp đối với doanh nghiệp niêm yết đó là cần tăng cường áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty, quản trị rủi ro. Hồ Viết Tiến và Nguyễn Đình Khôi (2017) chỉ ra rằng có mối quan hệ dương giữa chỉ số quản trị công ty và hiệu quả tài chính công ty trong cùng năm. Các chỉ số quản trị công ty thành phần gồm “đối xử bình đẳng với các cổ đông”, “vai trò các bên liên quan”, “công khai và minh bạch” là các yếu tố có ý nghĩa trong việc cải thiện và nâng cao hiệu quả tài chính của các công ty niêm yết trong cùng năm; ngoài ra đối xử bình đẳng với các cổ đông tốt ở hiện tại cũng làm cải thiện tỷ lệ giữa giá trị thị trường và giá trị thay thế của một tài sản hữu hình. Ngoài ra, việc áp dụng quản trị công ty hiện đại vào doanh nghiệp khi doanh nghiệp mở rộng quy mô sẽ giúp nâng cao chất lượng hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cao khả năng điều hành thông qua cơ chế tuyển dụng được nhân sự quản lý chất lượng; bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhìn chung có chiều hướng giảm sút và hiệu quả sử dụng vốn có chiều hướng giảm. Do vậy, các doanh nghiệp cũng cần đánh giá lại các chiến lược và lĩnh vực kinh doanh, hạn chế việc mở rộng kinh doanh những ngành nghề không có lợi thế và tập trung hoạt động kinh doanh mang tính cốt lõi. Thực tế trong những năm qua, việc các doanh nghiệp tranh thủ huy động vốn nhằm tận dụng cơ hội kinh doanh không thuộc nhóm ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp như bất động sản, tài chính đã khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng thua lỗ. Bên cạnh đó, do thời gian hoạt động nói chung của các doanh nghiệp niêm yết còn ngắn nên các doanh nghiệp cần nâng cao ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động quản lý điều hành và sản xuất kinh doanh. Đồng thời cần chú trọng tự đào tạo nguồn nhân lực, tích lũy kinh nghiệm nhằm tự nâng cao trình độ, năng lực và khả năng cạnh tranh. Những biến động kinh tế vĩ mô trong đó bao gồm diễn biến lạm phát và lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp, do vậy để phòng ngừa các rủi ro lãi suất, các doanh nghiệp cần nhận thức và biến cách sử dụng các công cụ phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro lãi suất như hợp đồng kỳ hạn trái phiếu, hợp đồng hoán đổi lãi suất. 137 5.3.3. Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp, công bố thông tin Các doanh nghiệp niêm yết cần chú trọng nâng cao chất lượng báo cáo tài chính doanh nghiệp trên nguyên tắc tuân thủ đúng các chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính, hạch toán đầy đủ, chính xác, phản ánh đúng bản chất kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tài sản của doanh nghiệp. Điều này sẽ nâng cao uy tín của doanh nghiệp giúp giảm chi phí vốn vay, đồng thời giảm các chi phí đại diện. Qua đó sẽ nâng cao giá trị của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc công bố thông tin đầy đủ, kịp thời cũng giúp nâng cao sự tin cậy của các nhà đầu tư đối với doanh nghiệp, do vậy giá trị thị trường của công ty niêm yết cũng phản ánh sát giá trị thực của doanh nghiệp. Các thông tin trọng yếu cần được cung cấp kịp thời cho nhà đầu tư và thị trường bao gồm các vấn đề về báo cáo tài chính, báo cáo và đánh giá của ban giám đốc công ty, báo cáo quản trị công ty, thông tin và giao dịch của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn, thông tin về giao dịch giữa các bên liên quanDo vậy, các doanh nghiệp niêm yết cần hoàn thiện hệ thống công bố thông tin hiện đại, bảo đảm thông tin kịp thời cho công chúng đầu tư; đồng thời cần nghiên cứu hình thành bộ phận quan hệ nhà đầu tư (IR) để thúc đẩy sự tương tác thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư, qua đó nâng cao hình ảnh, uy tín và sự tin cậy của doanh nghiệp từ đó nâng cao giá trị của doanh nghiệp. 5.4. Kết luận Chương 5 Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tại Chương 4, Chương 5 đã đưa ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ hoàn thiện cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết và nâng cao hoạt động của doanh nghiệp. Các giải pháp nhằm vào 3 nhóm: nhóm giải pháp đối với các doanh nghiệp niêm yết; nhóm giải pháp vĩ mô đối với Chính phủ; nhóm giải pháp thúc đẩy thị trường chứng khoán. Trong đó với giải pháp vĩ mô, Chính phủ cần tiếp tục coi trọng bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô nhằm nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả và giá trị của doanh nghiệp; các giải pháp hỗ trợ cần tính tới tác động lan tỏa lâu dài, đồng thời cần nâng cao khả năng cung ứng vốn dài hạn cho doanh nghiệp; xây dựng các chính sách hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp có thể bảo đảm hiệu quả khi mở rộng quy mô. Các giải pháp đối với thị trường chứng khoán cần tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nâng cao chất lượng các công ty niêm yết, hiệu quả sử dụng vốn, quản trị công ty, công bố thông tin, chế độ kế toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần xem xét điều chỉnh cơ cấu vốn phù hợp, đặc biệt cần giảm tỷ trọng nợ ngắn hạn nhằm nâng cao khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động. 138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Các bài báo đăng trên tạp chí 1. Đặng Tài An Trang (2016), Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên SGDCK Tp.Hồ Chí Minh, Tạp chí Ngân hàng, Số 9. 2. Đặng Tài An Trang (2016), ‘Tác động của cấu trúc vốn tới hoạt động của công ty niêm yết trên SGDCK Hà Nội’, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Số 164+165. II. Các bài đăng trên hội thảo khoa học trong nước và quốc tế Đặng Tài An Trang (2015), ‘Một số giải pháp nâng cao chất lượng hàng hóa trên TTCK’, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Những thách thức của hội nhập quốc tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abdel S.S. (2003), Does ownership structure affect firm value? Evidence from the Egyptian stock market. Working Paper. 2. Abor, J. (2005), “The effect of capital structure on profitability: an empirical analysis of listed firms in Ghana”, Journal of Risk Finance, Tập 6, tr. 438-47. 3. ADB (2015), ASEAN Corporate Governance Scorecard Country Reports and Assesments 2015, Philippines. 4. Akeen, L.B., Terer, K.E., Kiyanjui, M.W, and Kayode, A.M. (2014), “Effects of Capital Structure on Firm’s Performance: Empirical Study of Manufacturing Companies in Nigeria”, Journal of Finance and Investment Analysis,Tập 3, Số 4, tr.39-57. 5. Akerlof, G. (1970), “The market for “lemons”: qualitative uncertainty and the market mechanism”, Quarterly Journal of Economics, Số 84, tr.488–500. 6. Altman, E. (1984), “A Further Empirical Investigation of the Bankruptcy Cost Question”, Journal of Finance, Số 39, tr.1067–89. 7. Amarjit, G., Nahum, B., and Neil, M. (2011), “The Effect of Capital Structure on Profitability: Evidence from the United States”, International Journal of Management, Tập 28, Số 4, tr. 502-511. 8. Ang, J. S., R. A. Cole, and Lin, J. W. (2000), “Agency Costs and Ownership Structure”, Journal of Finance, Số 55, tr.81- 106. 9. Arcas, M. J., and Bachiller, P. (2008), “Performance and Capital Structure of Privatized Firms in Europe”, Global Economic Review, Số 37, tr.107-123. 10. Arditti, F. D. and Levy H. (1977), “The weighted average cost of capital as a cutoff rate: a critical analysis of the classical textbook weighted average.” Financial Management, Số 6, tr.24–34 11. Arditti, F., and Pinkerton, F. (1978), “The valuation and cost of capital of the levered firm with growth opportunities.” Journal of Finance, Số 33, tr.65–73. 12. Asad N., Ali R., and Muhammad A.N. (2011), “Relationship between Capital Structure and Firms Performance: A Case of Textile Sector in Pakistan”, Global Business and Management Research: An International Journal, Tập 3, Số 3 & 4. 140 13. Asquith, P., and Mullins, D. (1986), “Equity Issues and Offering Dilution.” Journal of Financial Economics, Số 15, tr.61–89. 14. Auerbach, A. (1985), "Real determinants of corporate leverage", trong BM. Friedman (chủ biên), Corporate Capital Structures in the United States, The University of Chicago Press, Chicago, tr. 301-324. 15. Baker M., Wurgler, J. (2002), “Market timing and capital structure”, Journal of Finance, Tập 57, Số 1, tr.1-32. 16. Barclay M. J., and Clifford Smith, W. (2005), “The capital structure puzzle: The Evidence Revisited”, Journal of Applied Corporate Finance, Số 17, tr.8-17. 17. Beck, T., Ashi, D., and Vojislav, M. (2005), “Financial and Legal Constraints to Growth: Does Firm Size matter?”, The journal of Finance, Tập LX, Số 1, tr.137 -178. 18. Berman, J., and Pfleeger, J. (1997), “Which industries are sensitive to business cycles?”, Monthly Labor Review, U.S. Department of Labor, Tập 120, Số 2, tr.19-25. 19. Bhayani, J.S. (2009), “Impact of Financial Leverage on Cost of Capital and Valuation of Firm: A Study of Indian Cement Industry”, Paradigm, Tập XII, Số 2. 20. Bistrova, J., Lace, N., and Peleckiene, V. (2011), “The Influence of Capital Structure on Baltic Corporate Performance”, Journal of Business Economics and Management, Tập 12, Số 4, tr.655-669. 21. Boone. A. L., Laura. C. F., Jonathan. M. K., and Charu. G. R. (2007), “The Determinants of Corporate Board Size and Composition: An Emperical Analysis”, Journal of Financial Economics, Tập 85, Số 1, tr.66 -101. 22. Booth, L., Aivazian, V., Hunt, A. and Maksimovic, D., (2001), “Capital structure in developing countries”, Journal of Finance, Tập 56, tr.87-130. 23. Brennan, M., and Schwartz, E. (1978), “Corporate Income Taxes, Valuation and the Problem of Optimal Capital Structure”, Journal of Business, Số 51, tr.103–14. 24. Brennan, M., and Kraus, A. (1987), “Efficient Financing under Asymmetric Information” Journal of Finance, Tập 42, Số 2, tr.1225–1243. 25. Brigham, and Ehrhardt (2011), Financial Management, Theory and Practice, Nhà xuất bản South Western. 26. Brush (1999), “The free cash flow hypotheses for sales growth and firm performance”, Strategic Management Journal, Số 21, tr. 455-472. 141 27. Bùi Đan Thanh và Nguyễn Trần Thái Hà (2017), “Tác động của cấu trúc vốn và vốn luân chuyển đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Tài chính, số tháng 7. 28. Burkart, M., Grome, D., and Panunzi, F. (1997), “Large shareholders, monitoring and the value of the firm”, Quarterly Journal of Economics, Tập 112, tr.693–728. 29. Cassar, G., and Holmes, S. (2003), “Capital Structure and Financing of SMEs: Australian Evidence”, Journal of Accounting and Finance, Số 43, tr.123 – 47. 30. Casteuble, T. (1997), “Using Financial Ratios to Assess Performance”, Association Management, Tập 49, Số 7, tr.29-37. 31. Chakravarthy, B.S. (1986), “Measuring Strategic Performance”, Strategic Management Journal, Tập 7, tr.437-58. 32. Cheng, M.C., and Tzeng, Z.C. (2009), “The Effect of Leverage on Firm Value and how the firm financial quality influence on this effect”, World Journal of Management, Tập 3, Số 2, tr.30-53. 33. Chiang, Y.H, Chan, A.P.C., and Hui, C.M.E. (2002), Capital structure and profitability of the property and construction sectors in Hong Kong, Journal of Property Investment and Finance, Tập 20, Số 6, tr.434-453. 34. Chowdhury, A., and Chowdhury, S. (2010), "Impact of capital structure on firm’s value: Evidence from Bangladesh Peer", Reviewed and Open access journal, tr.1804-1205. 35. Connelly, J.Th., Limpaphayom, P., Hien, T. Nguyen, and Thanh, D. Tran. (2017), “A tale of two cities: Economic development, corporate governance and firm value in Vietnam”, Research in International Business and Finance, Tập 42, tr.102-123. 36. Constantinides, G., and B. Grundy. (1989), “Optimal Investment with Stock Repurchase and Financing as Signals”, Review of Financial Studies, Số 2, tr.445–65. 37. De Wet, J.H. (2006), “Determining the optimal capital structure: a practical contemporary approach”, Meditari Accountancy Research, Tập 14, Số 2, tr.1-16. 38. DeAngelo, H., and Masulis, R. (1980), “Leverage and Dividend Irrelevancy under Corporate and Personal Taxation”, Journal of Finance, Số 35, tr.453–64. 142 39. Degryse, H., Goeij, P.d., and Kappert, P. (2009), “The impact of firm and industry characteristics on small firms’ capital structure: evidence from Dutch panel data”, European Banking Center Discussion, tr.239-248. 40. Demsetz, H., and Lehn, K. (1985), “The Structure of Corporate Ownership: Causes and Consequences”, Journal of Political Economy, Tập 93, tr.1155-1177. 41. Dierkens, N. (1991), Information asymmetry and equity issues", Journal of Financial and Quantitative Analysis, Tập 26, tr.181-199. 42. D'Mello, R., and Ferris, S. P. (2000), "The information effects of analyst activity at the announcement of new equity issues", Financial Management, Tập 29, tr.78-95. 43. Đoàn Ngọc Phúc (2014), “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến kết quả hoạt động kinh doanh của DN sau cổ phần hóa ở Việt Nam”, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Số 7, tr.219. 44. Donaldson, G. (1961), Corporate Debt Capacity: A Study of Corporate Debt Policy and the Determination of the Corporate Debt Capacity, Boston: Division of Research, Harvard Graduate School of Business Administration. 45. Downs, T., and Hendershott, P. (1987), “Tax Policy and Stock Prices”, National Tax Journal, Số 40, tr.183–90. 46. Durand, R., and R. Coeurderoy (2001), “Age, Order of Entry, Strategic Orientation, and Organizational Performance”, Journal of Business Venturing, Tập 16, tr.471-94. 47. Ebaid., E. I. (2009), “The impact of capital structure choice on firm performance: empirical evidence from Egypt”, Journal of risk Finance, Tập 7, tr.477-487. 48. Ehikioya, B.I. (2007), “Corporate governance structure and firm performance in developing economies: evidence from Nigeria”, Journal of Corporate Governance, Tập 9, Số 3, tr. 231-243. 49. Eugene, F.B. and Joel, F.H. (2009), Quản trị tài chính, NXB Cengage Learning, Singapore. 50. Fama, E. (1980), “Agency problems and the theory of the firm”, Journal of Political Economy, tr.288-307. 51. Fama E.F., and French, K.R. (1998), "Taxes, financing decisions, and firm value", Journal of Finance, Tập 53, tr.819-843. 143 52. Fama E.F., and French, K.R. (2002), “Testing trade-off and pecking order predictions about dividends and debt”, Review of Financial Studies, Tập 15, Số1, tr.1-33. 53. Fischer, E.O., Heinkel, R. and Zechner, J. (1989), "Dynamic capital structure choice: theory and tests", Journal of Finance, Tập 44, tr.19-40. 54. Foroughi, M., and Fooladi, M. (2011), “Corporate ownership structure and firm performance: Evidence from listed firms in Iran. International Conference on Humanities, Society and Culture”, Số 2, tr.334-339. Từ 55. Fosberg, Richard H. (2010), “A Test of the M&M Capital Structure Theories”, Journal of Business and Economics Research, Tập 8, Số 4, tr.23-28. 56. Frank, M.Z., and Goyal, V.K. (2003), “Testing the pecking order theory of capital structure”, Journal of Financial Economics, Tập 67, tr.217-248. 57. Frank, M.Z., and Goyal, V.K. (2003), “Capital Structure Decisions”, www.ssrn.com 58. Frank, M.Z., and Goyal V.K. (2004), “The effect of market conditions on capital structure adjustment”, Finance Research Letters, Tập 1, Số 1, tr.47-55. 59. Gabriela, Br. (2011), “Capital Structure Theories: A Critical Approach”, Oeconomica, Tập 56, tr.29-39. 60. Gill, A., Biger, N., và Mathur, N. (2011), “The Effect of Capital Structure on Profitability: Evidence from the United States”, International Journal of Management, Tập 28, Số 4. 61. Gorton, G., and R. Rosen, (1995), “Corporate Control, Portfolio Choice, and the Decline of Banking”, Journal of Finance, Tập 50, tr.1377-1420. 62. Graham, J.R. (1996), "Debt and the marginal tax rate", Journal of Financial Economics, Tập 41, tr.41-73. 63. Graham, J.R. (2000), "How big are the tax benefits of debt?", Journal of Finance, Tập 55, tr.1901-1941. 64. Grossman, S., and Hart, O. (1980), “Takeover bids, the free rider problem and the theory of the corporation”, Journal of Economics, Số mùa Xuân, tr.42 -64. 65. Gul, F.A. (1999), "Growth opportunities, capital structure and dividend policies in Japan", Journal of Corporate Finance, Tập 5, tr.141-168. 144 66. Harris, M., and Raviv, A. (1990), “Capital Structure and the Informational Role of Debt”, Journal of Finance, Số 45, tr.321–49. 67. Harris, M. and Raviv, A. (1991), “The theory of capital structure”, Journal of Finance, Số 46, tr.297-356. 68. Hồ Viết Tiến và Nguyễn Đình Khôi (2017), “Chỉ số quản trị công ty và hiệu quả tài chính: Bằng chứng từ Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tập 28, Số 1, tr.24-44. 69. Hopenhayn, H. A. (1992), “Entry, exit, and firm dynamics in long run equilibrium”, Economotrica, Số 6, tr.1127–1150. 70. Huang, S., and Song, F., (2006), “The determinants of capital structure: evidence from China”, China Economic Review, Tập 17, Số 1, tr.14-36. 71. Hull, Robert M. (2007), “A Capital Structure Model”, Investment Management & Financial Innovations, Tập 4, tr.8-24. 72. Ibrahim, E.E. (2009), “The impact of capital structure choice on firm performance: empirical evidence from Egypt”, The Journal of Risk Finance, Tập 10, Số 5, tr.26-42. 73. Jensen, M.C. (1986), “Agency costs of free cash flow, corporate finance, and takeovers”, American Economic Review, Tập 76, tr.323-329. 74. Jensen, M.C., and Meckling W.H. (1976), “Theory of the firm: managerial behavior, agency costs and ownership structure”, Journal of Financial Economics, Số 3, tr.305-360. 75. Jensen, M.C. and Smith, W. 1984. The Modern Theory of Corporate Finance, (New York: McGraw-Hill Inc., 1984) pp. 2-20.Kim, E.H., McConnell, J., and Greenwood, P. (1977), “Capital Structure Re-arrangements and Me-First Rules in an Efficient Market”, Journal of Finance, Tập 32, tr.789–810. 76. Kraus A., Litzenberger R.H. (1973), “A state-preference model of optimal financial leverage”, Journal of Finance, Tập 28, Số 4, tr.911-922. 77. Lachenmayer, H. (1984), ”The Effect of Currency Exchange Risks on the Cost of Equity Capital of the International and Multinational Firm.” Management International Review, Tập 24, tr.28–37. 78. Lang, L., Ofek, E., and Stulz, R. (1996), “Leverage, Investment, and Firm Growth”, Journal of Financial Economics, Số 40, tr.3–29. 145 79. Lasher W.R. (2003), Practical Financial Management, NXB Mason Thomson, xuất bản lần thứ 3. 80. Lauterbach, B., and A. Vaninsky (1999), “Ownership Structure and Firm Performance: Evidence from Israel”, Journal of Management and Governance, Tập 3, tr.189-201. 81. Lê Đạt Chí (2013), Đặng Thị Ngọc Lan nghiên cứu kiểm định:“Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoạch định cấu trúc vốn của các nhà quản trị tài chính tại Việt Nam”, Phát triển và hội nhập, Số 09, tháng 03-04/2013. 82. Lê Thị Mỹ Phương (2017), “Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và hiệu quả tài chính tại các doanh nghiệp sản xuất”, Tạp chí Tài chính, số tháng 7/2017. 83. Margaritis, D., and Psillaki, M. (2007), “Capital Structure and Firm Efficiency”, Journal of Business Finance & Accounting, Tập 34, tr.1447–1469. 84. Marzieh Kh., Zukarnain Z., and Annuar M. N. (2017), “Capital Structure and Firm Performance During Global Financial Crisis”, International Journal of Economics and Financial Issues, Tập 4, Số 7, tr.498-506. 85. Mauer, D. C., and Lewellen, W. G. (1987), “Debt Management under Corporate and Personal Taxation.” Journal of Finance, Số 42, tr.1275–91. 86. McConnell, J. J., and Servaes, H. (1990), “Additional evidence on equity ownership and corporate value”, Journal of Financial Economics, Tập 27, tr.595- 612. 87. Mehran, H. (1995), “Executive Compensation Structure, Ownership, and Firm Performance”, Journal of Financial Economics, Tập 38, tr.163-184. 88. Mendell, B.C., Sydor, T., and Mishra, N. (2006), “Capital structure in the United States forest products industry: The influence of debt and taxes”, Forest Science, Tập 52, Số 5, tr.540-548. 89. Miller, M. (1977), “Debt and taxes”, Journal of Finance, Tập 32, tr.261-276. 90. Miller, M. and Modigliani, F. (1966) “Some Estimates of the Cost of Capital to the Utility Industry, 1954-7”, American Economic Review, Số 56, tr.333-91. 91. Mohamad, E. A. B., and Abdullah, F. N. B. (2012), “Reviewing Relationship between Capital Structure and Firm’s Performance in Malaysia”, International Journal of Advances in Management and Economics, tr.151-156. 146 92. Morck, R., Shleifer A., and Vishny, R. (1988), “Management ownership and market valuation: An empirical analysis”, Journal of Financial Economics, Tập 20, tr.293-315. 93. Mudambi, R., and C. Nicosia, (1998), “Ownership Structure and Firm Performance: Evidence from the UK Financial Services Industry”, Applied Financial Economics, Tập 8, tr.175-180. 94. Muritala, T.A. (2012), “An Empirical Analysis of Capital Structure on Firms’ Performance in Nigeria”, International Journal of Advances in Management and Economics, Tập 1, Số 5, tr.116-124. 95. Mustapha, M., Ismai, H., and Mina, B. (2011), “Determinants Of Debt Structure: Empirical”, 2nd International Conference On Business And Economic Research. 96. Myers, S.C. (1984), “The capital structure puzzle”, Journal of Finance, Tập 39, tr.575-592. 97. Myers, S. C. (2001), “Capital Structure”, Journal of Economic Perspectives, Tập 15, Số 2, tr. 81–102. 98. Myers, S.C. (2003), Financing of corporations, Handbook of the Economics of Finance, edited by Constantinides, G., M. Harris, and R. Stulz. 99. Myers S., and Majluf, N. (1984), “Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have”, Journal of Financial Economics, Tập 13, Số 1, tr.187-221. 100. Nakamura, A., and Nakamura, M. (1982), “On the Firm’s Production, Capital Structure and Demand for Debt”, Review of Economics and Statistics, Số 64, tr.384–93. 101. Nawaz, A., Rizwan, A., and Akram, N.M. (2011), “Relationship between Capital Structure and Firms Performance: A Case of Textile Sector in Pakistan”, Global Business and Management Research: An International Journal, Tập 3, Số 3-4. 102. Nguyễn Đức Thành (2014), Báo cáo thường niên kinh tế 2014, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 103. Nirajini A., and Priya, K. B. (2013), “Impact of Capital Structure on Financial Performance of the Listed Trading Companies in Sri Lanka”, International Journal of Scientific and Research Publications, Tập 3,tr.2250-3153. 147 104. Onaolapo, Adekunle A and Kajola, Sunday O. (2010), “Capital Structure and Firm Performance: Evidence from Nigeria”, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, Số 25. 105. Pandey, I.M. (2004), “Capital Structure, Profitability and Market Structure: Evidence from Malaysia”, Asia Pacific Journal of Economics and Business, Tập 8, Số 2. 106. Pascal Q., Maurizio D., Yann L.F. and Antonio S. (2005), Corporate Finance: Theory and Practice, Nhà xuất bản John Wiley and Son Ltd, England. 107. Penrose, E.T. (1959), The Theory of the Growth of the Firm, New York, Wiley. 108. Phạm Thị Thủy và Nguyễn Thị Lan Anh (2013), Báo cáo Tài chính: phân tích dự báo và định giá, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 109. Phan Thanh Hiệp (2016), “Ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 2, tháng 6/2016. 110. Raheman, A., Zulfiqar, B., and Mustafa (2007), “Capital structure and profitability: Case of Islamabad Stock Exchange”. International Review of Business Research Papers, Tập 3, Số 5, tr.347-361. 111. Rajan, R.G. and Zingales, L. (1995), “What Do We Know about Capital Structure? Some Evidence from International Data”, Journal of Finance, December, Tập 50, Số 5, tr.1421–1460. 112. Rajan, Raghuram G. and Luigi Zingales. (2003), The great reversals: the politics of financial development in the 20th century. Journal of Financial Economics, Tập 69, tr.5–50. 113. Reese, J. S., and Cool, W. R. (1978), “Measuring investment centre performance”, Harvard Business Review, Tập 56, tr.28-46. 114. Ross., S.A. (2005), “Capital Structure and the Cost of Capital”, Journal of Applied Finance, Số Spring/Summer. 115. Rutterford, J. (1985), “An International Perspective on the Capital Structure Puzzle”, Midland Corporate Finance Journal, Số 3, tr.60–72. 116. Saeedi, A. and Mahmoodi, I. (2011), “Capital structure and firm performance: evidence from Iranian Companies”, '' International Research Journal and Economics, Tập 70, tr.20-26. 148 117. Salim, M., and Yadav, R. (2012), “Capital structure and firm performance: Evidence from Malaysian listed companies”, Procedia - Social and Behavioral Sciences, Số 65, pp.156-166. 118. Schneller, M. (1980), “Taxes and the Optimal Capital Structure of the Firm”, Journal of Finance, Số 35, tr.119–27. 119. Scholes, M., and Wolfson, M. (1992), Taxes and Business Strategy: A Planning Approach, Prentice Hall, USA. 120. Schwab, B., and Thompson, M. (1980), “Some Indirect Costs of Corporate Debt Financing: An Exploratory Note”, Journal of General Management, Số 6, tr.53–57. 121. Shepherd, G.S. (1989), Public enterprise: Criteria and cases. In H.D Jong (Ed). The structure of European industry. Kluwer Academic Publishers. 122. Smith, C., and Watts, R. (1982), “Incentive and Tax Effects of Executive Compensation Plans.” Australian Journal of Management, Số 7, tr.139–57. 123. Stiglitz, J. (1969), “A re-examination of the Modigliani-Miller theorem”, The American Economic Review, Tập 59, Số 5, tr.784-793. 124. Stulz R. (1990), “Managerial discretion and optimal financing policies”, Journal of Financial Economics, Tập 26, Số 1, tr.3-27. 125. Taiwo A. M. (2012), “An Empirical Analysis of Capital Structure on Firms’ Performance in Nigeria”, International Journal of Advances in Management and Economics, Tập 1, Số 5, tr.116-124. 126. Talberg, M., Winge, Ch., Frydenberg, S., and Westgaard, S. (2008), “Capital structure across industries”, International Journal of the Economics of Business, Tập 15, Số 2, từ https://ssrn.com/abstract=1150518. 127. Tang, C., and Jang, S. (2007), “Revisit to the determinants of capital structure: a comparison between lodging firms and software firms”, International Journal of Hospitality Management, Tập 26, Số 1, tr.175–187. 128. Tezel A and McManus G. (2003), “Disaggregating the return on equity: An expanded leverage approach”, Journal of Applied Finance, Tập 13, Số 1, tr.66-71. 129. Tirole, J. (2006), The Theory of Corporate Finance, Princeton University Press, USA. 130. Titman, S., Wessels, R. (1988), "The determinants of capital structure choice", Journal of Finance, Tập 43, tr.1-19. 149 131. Tran Dinh Khoi Nguyen and Ramachandran N. (2006), “Capital Structure in Small and Medium-sized Enterprises: The Case of Vietnam”, ASEAN Economic Bulletin, Tập 23, Số 2, tr.192-211. 132. Trần Hùng Sơn (2008), “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 33, tr.31-35. 133. Trần Hùng Sơn và Nguyễn Tôn Nhân (2017), So sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước và sau cổ phần hóa, mã số B2015-34-01, Đại học Quốc gia Tp.Hồ Chí Minh. 134. Trần Hùng Sơn và Trần Viết Hoàng (2008), “Cơ cấu vốn và hiệu quả hoạt động doanh nghiệp của các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tập 218. 135. Trần Thị Thùy Linh và Mai Hoàng Hạnh (2015), "Chất lượng báo cáo tài chính và kì hạn nợ ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam", Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tập 26, Số 10, tr.27-50. 136. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013), “Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, Số 85, tháng 4/2013. 137. Tugba, B., Kate, P., and Gulnur., M. (2009), “Determinants of Capital Structure in Developing Countries”, https://www.researchgate.net/publication/228465937. 138. Tường Vân và Lan Chi (2015), Tài chính Việt Nam 2014 – 2015, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội. 139. VCCI (2016), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội. 140. Võ Minh Long (2016), “Tác động cấu trúc vốn tới các công ty phi tài chính”, Tạp chí Tài chính, Kỳ 1, tháng 6/2016. 141. Võ Minh Long (2017), “Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp: trường hợp công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí khoa học Đại học Mở Tp.Hồ Chí Minh, số 53(02). 142. Wald, J.K. (1999), “How firm characteristics affect capital structure: An international comparison”, Journal of Financial Research, Tập 22, Số 2, tr. 161-87. 143. Warner, J. (1977), “Bankruptcy Costs: Some Evidence.” Journal of Finance, Số 32, tr.337–47. 150 144. Zeitun, R., and Tian, G.G. (2007), “Capital structure and corporate performance: evidence from Jordan”, Australasian Accounting, Business and Finance Journal, Tập 1, Số 4, tr.40-60.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_cau_truc_von_toi_hoat_dong_cua_cong_ty.pdf
Luận văn liên quan