Luận án Tác động của chất lượng thể chế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam

Đây là chỉ số được WB đưa ra để đánh giá các quy tắc ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh. Chỉ số này xếp hạng các quốc gia, phản ánh các quốc gia đưa ra những quy tắc cho kinh doanh theo hướng đơn giản hơn và có thể bảo vệ quyền sở hữu của doanh nghiệp mạnh hơn. Chỉ số này gốm 10 chỉ tiêu thành phần, đó là: “(i) khởi sự doanh nghiệp: thủ tục pháp lý, thời gian, vốn và giá trị doanh nghiệp cực tiểu theo qui định; (ii) đăng ký giấy phép kinh doanh: thủ tục pháp lý, thời gian và chi phí của việc xác minh và cấp giấy phép kinh doanh; (iii) chi phí thuê nhân công và tình trạng khan hiếm lao động, phản ánh mức độ khó khăn về giá nhân công và chỉ số mềm dẻo về thỏa ước thời gian lao động; (iv) đăng ký quyền sở hữu gồm các thủ tục, thời gian và chi phí khi đăng ký các tài sản là bất động sản thương mại như đất đai; (v) mức khấu trừ tín dụng: đây là chỉ số công khai thông tin tín dụng; (vi) mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư: thể hiện phạm vi quyền hạn cũng như trách nhiệm pháp lý của người quản lý doanh nghiệp và các đại cổ đông; (vii) gánh nặng thuế phải trả: thể hiện các khoản thuế phải nộp, thời gian tiêu tốn cho thủ tục hành chính trong thanh toán thuế, tỉ lệ thuế phải trả so với tổng số lợi nhuận ròng; (viii) hoạt động thương mại dọc và xuyên biên giới: là chỉ số cho biết số lượng các tài liệu, số lượng chữ ký và thời gian cần thiết để thực hiện cho các hoạt động xuất, nhập khẩu; (ix) mức độ thực thi các hợp đồng: phản ánh các thủ tục, thời gian và chi phí để bắt buộc thực thi một thỏa ước vay nợ chưa thanh toán; và (x) chấm dứt kinh doanh: là thời gian và chi phí khi tuyên bố đóng cửa kinh doanh hoặc phá sản và mức bồi hoàn thuế”1.

pdf30 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của chất lượng thể chế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h thể chế kinh tế bao gồm Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014 với các vấn đề về khuyến khích đầu tư, thành lập doanh nghiệp; hay Luật Phòng chống tham nhũng 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2012, Luật Thương mại, Công cuộc cải cách thể chế đã thu được những kết quả tích cực đáng kể trong giảm thiểu rủi ro thương mại, rủi ro pháp lý, môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng và tự chủ hơn, mở ra nhiều cơ hội mới cho DNNVV. Với những thay đổi của thể chế đã khuyến khích các khu vực doanh nghiệp phát triển, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân. Hội nghị TW 5, khóa IX ngày 18/3/2002 đã thông qua Nghị quyết 14-NQ/TW về “tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”. Tiếp sau đó, Hội nghị TW 5 khóa XII ngày 03/6/2017 về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế”, điều này thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Theo số liệu Điều tra Doanh nghiệp năm 2018, tỷ trọng khu vực doanh nghiệp tư nhân chiếm 95,70%, khu vực này cũng thu hút nhiều vốn đầu tư nhất trong các khu vực (53%), thu hút hơn 5 triệu lao động và đóng góp lớn nhất trong ngân sách nhà nước (đóng góp trên 42% GDP). Với sự phát triển vượt bậc, Đảng đã thay đổi hoàn toàn tư duy và nhận thức để thúc đẩy phát triển khối kinh tế tư nhân. Nghiên cứu thực nghiệm mô hình về tác động của CLTC đến doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây hầu như nghiên cứu tác động của CLTC đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp nói chung hay DNFDI nói riêng như trong nghiên cứu của Phạm Thế Anh và Chu Thị Mai Phương (2015) hay nghiên cứu thể chế địa phương đến tăng trưởng năng suất như Bạch Ngọc Thắng (2016) hay nghiên cứu tác động của thành phần riêng lẻ trong thể chế - đó là tham nhũng đến hiệu quả hoạt động như Trần Quang Tuyến và cộng sự (2016) Hơn nữa, những nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu về tác động trực tiếp của thể chế kinh tế đến doanh nghiệp nói chung. Theo Nadile và Ibrahim (2014) DNFDI có thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế bằng cách mở rộng tích lũy về vốn và tiến bộ công nghệ. Ngoài ra DNFDI còn đóng góp 3 những tác động lan truyền qua nhiều kênh khác nhau. Theo Agosin và Mayer (2000); Ann và Margaret (2001) cho rằng sự hiện diện của DNFDI đang hạn chế việc tiếp cận tín dụng của các doanh nghiệp trong nước, nhưng nghiên cứu lại tìm thấy rằng chỉ có DNTN chịu ảnh hưởng tiêu cực từ DNFDI chứ không phải DNNN. Theo Carlos và Ling (2004), Nguyễn Văn Thắng và Nick (2009): các DNNN đang có xu hướng lấn át các DNTN, mặc dù Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của DNTN (chiếm phần lớn là DNNVV) nhưng họ vẫn gặp phải những cản trở về: quyền tiếp cận đất đai, vốn, tiếp cận thị trường. Krammer (2010); Jingtao Yi và cộng sự (2015) đã chỉ ra, thể chế còn có tác động gián tiếp đến hiệu quả quả hoạt động của doanh nghiệp thông qua lan tỏa từ DNFDI. Như vậy, xét theo qui mô DN thì DNNVV chiếm phần lớn trong tổng số DN, xét theo loại hình sở hữu thì DNTN chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khu vực DN. Điều đó cho thấy, trong tổng số DN ở Việt Nam thì đa phần là DNNVV khu vực ngoài nhà nước. Sự phát triển của DNNVV có rất nhiều ràng buộc và khó khăn, tuy trong bối cảnh mới cũng có những thuận lợi khi nhận được sự quan tâm ngày càng lớn của Chính phủ. Tuy nhiên, DNNN cùng với DNFDI sẽ có thể cải thiện hoặc cản trở sự phát triển của DNNVV nói chung và DNNVV khu vực tư nhân nói riêng. Điều đó cho thấy, tác động của thể chế kinh tế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV không chỉ phụ thuộc vào những cải cách thể chế mà còn phụ thuộc vào tác động lan tỏa từ DNNN và DNFDI gây ra cho doanh nghiệp tư nhân trong nước có qui mô nhỏ và vừa. Tác động lan tỏa có thể hỗ trợ, cũng có thể hạn chế tác động của thể chế kinh tế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV. Ở Việt Nam hầu như các nghiên cứu trước đây chỉ nghiên cứu tác động của thể chế một cách trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà vẫn chưa đánh giá được đầy đủ. Do đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam”, làm luận án tiến sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Luận án phân tích tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV, đồng thời tập trung vào tác động gián tiếp của thể chế đến hiệu ứng lan tỏa từ DNNN và DNFDI đến DNTN trong nước có qui mô nhỏ và vừa. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm sẽ cung cấp bằng chứng đầy đủ và tin cậy giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra các giải pháp để tiếp tục cải cách, nâng cao hơn nữa thể chế nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các khu vực doanh nghiệp, thúc đẩy DNNVV nâng cao hiệu quả hoạt động của mình hơn nữa. Cụ thể, luận án trả lời câu hỏi nghiên cứu sau: (i) Thể chế có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của DNNVV?; (ii) Thể chế có tác động như thế nào đến hiệu ứng lan tỏa từ DNFDI đến các DNTN trong 4 nước có qui mô nhỏ và vừa?; (iii) Thể chế có tác động như thế nào đến hiệu ứng lan tỏa từ DNNN đến DNTN trong nước có qui mô nhỏ và vừa? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận án đánh giá tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV khu vực ngoài nhà nước (DNTN trong nước có qui mô nhỏ và vừa) bao gồm hai tác động: một là tác động trực tiếp từ thể chế đến hiệu quả hoạt động DNNVV, hai là, tác động từ thể chế đến hiệu ứng lan tỏa từ các khu vực DN khác đến DNTN có qui mô nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luận án, tập trung đánh giá tác động của thể chế đến hiệu ứng lan tỏa từ DNFDI và DNNN đến DNTN trong nước có qui mô nhỏ và vừa. Vì DNNVV ở Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân (chiếm hơn 90%) nên tất cả DNNVV trong nghiên cứu này là khu vực tư nhân trong nước có qui mô nhỏ và vừa. - Phạm vi nghiên cứu: +, Về nội dung: Hiệu quả hoạt động của DNNVV được xem xét dưới hai góc độ là năng suất lao động (VA/L) và tỷ suất sinh lời (ROA). +, Về không gian: Luận án nghiên cứu tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV khu vực tư nhân trên phạm vi cả nước. +, Về thời gian: Luận án nghiên cứu tác động của thể chế kinh tế tới DNNVV Việt Nam, với bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê từ 2010- 2018 và sử dụng bộ dữ liệu I-O của Tổng cục Thống kê để tính toán các kênh lan tỏa, nhưng vì không có số liệu I-O mới nên luận án dùng I-O của năm 2012 để tính toán các kênh lan tỏa từ DNNN và DNFDI cho tất cả các năm. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: (i) Phương pháp tổng hợp, phân tích và đánh giá các nghiên cứu về tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DN, cũng như DNNVV. Sau khi thực hiện tổng quan nghiên cứu, NCS tìm ra khoảng trống nghiên cứu và từ đó, xây dựng khung phân tích cho luận án về tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV. (ii) Phương pháp phân tích thống kê: Dựa trên số liệu thứ cấp, NCS đánh giá thực trạng hoạt động của các DNNVV, thực trạng thể chế và môi trường kinh doanh ở Việt Nam, thực trạng mối liên kết lan tỏa giữa các khu vực DN. (iii) Phương pháp nghiên cứu định lượng: NCS sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu mảng để ước lượng tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa. Luận án sử dụng phương pháp hồi quy phân vị dữ liệu mảng để ước lượng tác động của thể chế đến hiệu quả tài chính ROA của DNTN có qui mô nhỏ và vừa. 5 1.5. Những đóng góp mới của luận án Luận án nghiên cứu tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV ở Việt Nam. Cùng với những kế thừa, luận án cũng cố gắng khắc phục những hạn chế nghiên cứu trong các nghiên cứu trước đây. Cụ thể, luận án có một số đóng góp về mặt lý thuyết và thực nghiệm như sau: Về mặt lý thuyết: Luận án đã xây dựng khung lý thuyết về tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV khu vực ngoài nhà nước gồm hai tác động: Thứ nhất, tác động trực tiếp từ thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNTN trong nước có qui mô nhỏ và vừa; Thứ hai, tác động gián tiếp từ thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNTN trong nước có qui mô nhỏ và vừa thông qua hiệu ứng lan tỏa từ DNNN và DNFDI. Từ đó, luận án đã chứng minh về mặt thực nghiệm về tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV khu vực ngoài nhà nước như thế nào còn phụ thuộc vào hiệu ứng lan tỏa từ DNNN và DNFDI đến DNTN trong nước có qui mô nhỏ và vừa. Về mặt thực nghiệm: • Luận án đã chứng minh được về mặt thực nghiệm về tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa ở Việt Nam trên phạm vi toàn mẫu, theo phân ngành kinh tế, và các nhóm ngành cấp 2 của ngành chế biến chế tạo. Điều đó khẳng định, tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa mà luận án đã xây dựng là có cơ sở lý thuyết và được thực nghiệm ủng hộ. • Thể chế có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa ở Việt Nam. Đồng thời, thể chế cũng có tác động đến hiệu ứng lan tỏa từ DNNN và DNFDI đến hiệu quả hoạt động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa, vì thế, tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa còn phụ thuộc vào hiệu ứng lan tỏa từ DNNN và DNFDI. Cụ thể: (i) Khi cải thiện thể chế thì năng suất lao động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa tăng lên, tác động tích cực đó còn được thúc đẩy bởi hiệu ứng lan tỏa ngang từ DNFDI. Nhưng xét tác động đến ROA thì chỉ có DNTN có qui mô nhỏ và vừa có ROA ở phân vị cao (từ phân vị 50% trở lên) mới luôn nhận tác động tích cực của thể chế, các phân vị ROA thấp hơn có nhận được tác động tích cực khi cải thiện thể chế hay không còn phụ thuộc vào mức độ lan tỏa từ DNFDI. Điều đó cho thấy, khi cải thiện thể chế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng chỉ có DNNVV có ROA ở phân vị cao, thể hiện hiệu quả cao mới có đủ năng lực đầu tư công nghệ cao hơn, khoảng cách công nghệ với DNFDI thấp mới có thể được hưởng lợi từ chuyển giao công nghệ, mới có khả năng cạnh tranh và khả năng thích ứng trước những thay đổi thể chế hơn những DNNVV hoạt động ở phân vị thấp của ROA thể hiện hiệu 6 quả hoạt động thấp. Tuy nhiên, mức độ tác động của thể chế đến hiệu ứng lan tỏa từ DNFDI đến DNTN có qui mô nhỏ và vừa là không đáng kể. (ii) Khi cải thiện thể chế, năng suất lao động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa tăng lên, tác động tích cực đó còn được hỗ trợ thúc đẩy bởi hiệu ứng lan tỏa xuôi chiều và lan tỏa ngang từ DNNN, thông qua lan tỏa ngược chiều từ DNNN thì tác động của thể chế đến năng suất lao động như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ lan tỏa từ DNNN. Xét tác động đến ROA thì chỉ có DNTN có qui mô nhỏ và vừa có ROA ở phân vị cao mới nhận được tác động lan tỏa tích cực khi cải thiện thể chế, tác động đến những doanh nghiệp có ROA ở phân vị thấp như thế nào còn phụ thuộc vào mức độ lan tỏa từ DNNN đến DNTN có qui mô nhỏ và vừa. Điều đó cũng cho thấy, chỉ những doanh nghiệp có ROA ở phân vị cao thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản cao, vốn vẫn nhận được tác động tích cực khi cải thiện thể chế bởi những doanh nghiệp này có khả năng cạnh tranh tốt hơn, máy móc thiết bị đầu tư hiện đại hơn nên dễ dàng hấp thụ chuyển giao công nghê, được hưởng lợi lan tỏa dễ dàng hơn. Mức phân vị càng cao thì mức độ tác động của thể chế càng lớn. • Tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa có sự khác biệt giữa các ngành kinh tế. Đặc biệt nghiên cứu với các ngành cấp 2 của ngành chế biến chế tạo, kết quả cho thấy DNTN có qui mô nhỏ và vừa trong những ngành thâm dụng vốn như ngành hóa chất cao su, ngành sản xuất kim loại, sản xuất phương tiện đi lại chưa khẳng định tác động tích cực khi cải thiện thể chế, bởi tác động có tích cực hay không còn phụ thuộc vào mức độ lan tỏa từ DNNN và DNFDI. Trong khi đó, những ngành thâm dụng lao động như ngành chế biến thực phẩm, ngành dệt may, ngành da giày lại thể hiện kết quả rõ ràng hơn, khi cải thiện thể chế thì hiệu quả hoạt động của DNNVV là tích cực được khẳng định thông qua kênh lan tỏa từ DNFDI (chủ yếu thông qua lan tỏa xuôi chiều và ngược chiều), nhưng tác động thông qua kênh lan tỏa từ DNNN lại chưa khẳng định, còn phụ thuộc vào mức độ lan tỏa từ DNNN đến DNTN có qui mô nhỏ và vừa. Bởi thực tế DNFDI liên kết với DNNVV trong nước chủ yếu để tận dụng nguồn lao động giá rẻ, thực hiện gia công sản phẩm cho DNFDI nên những ngành này dễ dàng nhận được lan tỏa tích cực từ DNFDI hơn. • Chỉ tiêu thiết chế pháp lý và tính minh bạch có vai trò quan trọng trong thúc đẩy hiệu quả hoạt động của DNTN có qui mô nhỏ và vừa, cải thiện thiết chế pháp lý và nâng cao hơn nữa tính minh bạch sẽ củng cố niềm tin của doanh nghiệp vào hệ thống tòa án, tư pháp, giúp bảo vệ quyền sở hữu của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNVV cũng như hiệu ứng lan tỏa từ DNNN và DNFDI. Chỉ tiêu gia nhập thị trường khẳng định vai trò quan trọng trong thúc đẩy hiệu ứng lan tỏa ngang và lan tỏa xuôi chiều từ DNNN, bởi DNNN vốn luôn tạo áp lực cạnh tranh không công bằng bằng những ưu đãi trong thủ tục hành chính, tiếp cận vốn, việc cải thiện chỉ tiêu gia nhập thị 7 trường, giúp DNNVV dễ dàng giải quyết thủ tục hành chính thuận lợi, nắm bắt cơ hội thị trường, tăng khả năng cạnh tranh, khả năng liên kết với DNNN để hưởng lợi lan tỏa nhiều hơn. 1.6. Cấu trúc của luận án Ngoài Mục lục, Danh mục các từ viết tắt, Danh mục bảng biểu, Danh mục hình vẽ, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án được cấu trúc thành 6 chương. Cụ thể như sau: Cấu trúc luận án: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về thể chế và tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2: Tổng quan nghiên cứu về tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Chương 4: Thực trạng về thể chế và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Chương 5: Tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam Chương 6: Khuyến nghị và gợi ý chính sách 8 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT LUẬN VỀ THỂ CHẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THỂ CHẾ ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1. Những vấn đề căn bản về thể chế và vai trò của thể chế 1.1.1. Khái niệm về thể chế kinh tế Gần đây, đã có rất nhiều nghiên cứu về thể chế, đây là vấn đề rất đang được quan tâm ở nhiều nước. Tuy nhiên, khái niệm về thể chế vẫn còn chưa được thống nhất. Có rất nhiều khái niệm và cách tiếp cận về thể chế khác nhau. Theo Thorstein Veblen (1899), người sáng lập ra trường phái kinh tế thể chế cũ ở Mỹ vào những năm đầu của thế kỷ XX, đưa ra quan niệm: “thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặc quy tắc xác định hành vi trong tình huống cụ thể, được các thành viên của một nhóm xã hội chấp nhận về cơ bản, và sự tuân thủ các quy tắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyền lực bên ngoài khống chế”. Ostrom Elinor (1990) đưa ra định nghĩa: “Thể chế là tập hợp các quy tắc được sử dụng nhằm xác định ai được phép ra quyết định trong một phạm vi nào đó những hành động được phép hoặc bị hạn chế, những quy tắc tập hợp nào sẽ được sử dụng, những thủ tục nào phải được tuân theo, thông tin gì phải được cung cấp hoặc không được cung cấp, và phần thưởng gì sẽ được dành cho những cá nhân tùy thuộc vào hành động của họ”. Douglass C. North, nhà kinh tế học người Mỹ, với công trình “Động thái kinh tế qua thời gian” đoạt giải Nobel năm 1993, đại biểu của kinh tế học thể chế mới thì cho rằng: “Thể chế là những quy phạm được con người tạo ra, cấu thành nên sự tác động qua lại của con người. Nó bao gồm những quy phạm mang tính chính thức (các quy tắc, luật lệ, hiến pháp), và những quy phạm không chính thức (những chuẩn mực về ứng xử, những tập quán, những quy tắc ứng xử tự đặt ra), và những đặc trưng về mặt thực thi chúng”. Ngân hàng thế giới (2002) trong Báo cáo phát triển thế giới 2002 cho rằng: “Thể chế là những quy tắc, kể cả các chuẩn mực, về hành vi mà dựa vào đó các tác nhân tương tác với nhau. Thể chế còn là các tổ chức để thực hiện các quy tắc, chuẩn mực nhằm đạt kết quả mong muốn”. Thể chế bao gồm ba khía cạnh (quy tắc, cơ chế thi hành và các tổ chức) và được nhìn dưới hai góc độ: Một là, thể chế là tập hợp các quy tắc nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa các tác nhân trong xã hội. Hai là, sự mở rộng định nghĩa đến các thực thể tham gia vào việc thực thi các quy tắc và các nguồn lực cần thiết để làm việc đó. 9 North (1991) cũng khẳng định: các thể chế cung cấp cấu trúc khuyến khích của một nền kinh tế, như cấu trúc phát triển, nó định hướng trực tiếp những thay đổi về kinh tế theo hướng tăng trưởng, trì trệ hoặc suy giảm. North cho rằng vấn đề được tóm tắt ngắn gọn nhất trong một bối cảnh lý thuyết trò chơi. Như vậy, dù các nghiên cứu có thể hiện cách nhìn nhận và mục tiêu phân tích khác nhau. Nhưng nhìn chung ba khía cạnh quan trọng nhất được bao hàm trong thể chế đó là “luật chơi” (gồm thể chế chính thức và phi chính thức), “cách chơi” (đó là cơ chế thực thi) và “người chơi” (là những con người, tổ chức gắn với hành vi). Thể chế kinh tế tồn tại gắn kết với thể chế chính trị, hơn nữa chúng còn có mối ràng buộc, tác động qua lại. Thể chế kinh tế là trụ cột quan trọng để hệ thống chính trị hoạt động ổn định và phát triển. Thể chế kinh tế là nền tảng đảm bảo sự tồn tại của thể chế chính trị. Thể chế chính trị định hình ra thể chế kinh tế và ngược lại, thể chế kinh tế giúp thể chế chính trị tồn tại vững chắc hơn. Có thể thấy rằng: thể chế kinh tế là một khái niệm rất rộng, bao gồm tất cả các lĩnh vực khác nhau nhằm điều chỉnh hành vi chủ thể của tất cả các hoạt động kinh tế khác nhau trong xã hội. Trong luận án này, thể chế là bộ quy tắc xác định các mối quan hệ xã hội, là quy chuẩn cho các thành viên trong xã hội ứng xử theo phạm vi và điều chỉnh sự vận hành của xã hội đó. Thể chế kinh tế là bộ quy tắc của trò chơi bao gồm các bộ phận: - Thứ nhất, các bộ quy tắc chính thức như là hiến pháp, luật pháp và những quy định được ban hành bởi Nhà nước. - Thứ hai, các ràng buộc không chính thức: như là các phong tục, tập quán truyền thống, các quy tắc ứng xử có tính chuẩn mực xã hội về hành vi của các chủ thể - Thứ ba, cơ chế thực thi các quy tắc: các chính sách, cơ chế hỗ trợ, chế tài, 1.1.2. Phân loại thể chế kinh tế Có thể phân loại thể chế theo nhiều tiêu thức khác nhau: Thứ nhất, xét theo lĩnh vực hoạt động Thể chế bao gồm thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa, thể chế giáo dục, thể chế môi trường tức là mỗi một lĩnh vực khác nhau sẽ có một thể chế được con người đặt ra để điều chỉnh hành vi cho các chủ thể trong lĩnh vực đó. Trong mỗi một lĩnh vực hoạt động, thể chế được ban hành ở những cấp độ thấp hơn áp dụng cho các lĩnh vực chuyên ngành như thể chế lao động, thể chế tài chính tiền tệ, thể chế đầu tư Thứ hai, xét theo mức độ hợp thức hóa 10 Thể chế được phân thành thể chế chính thức và thể chế phi chính thức. Thể chế chính thức là những thể chế do Nhà nước đặt ra bao gồm hiến pháp, luật, nghị định, qđịnh từ Trung ương tới các địa phương, cho đến các quy tắc được phê chuẩn và áp dụng bởi các tổ chức công cộng và tư nhân hoạt động trong khuôn khổ pháp luật. Thể chế phi chính thức là những quy tắc, những quy định, những chuẩn mực do cộng đồng, người dân đặt ra: như các phong tục, tập quán, thỏa thuận thường vận hành bên ngoài hệ thống thể chế chính thức. Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của thể chế chính thức càng quan trọng, nó tác động đến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo Acemoglu và cộng sự (2012) thì thể chế gồm 2 loại cơ bản: thể chế dung hợp và thể chế phi dung hợp. Trong đó, thể chế kinh tế phi dung hợp (extractive economic institutions) không xây dựng một nền tảng pháp luật và trật tự, không đảm bảo được quyền sở hữu tài sản, rào cản gia nhập thị trường rất lớn; thiếu các thiết chế hỗ trợ hệ thống thị trường vận hành, cũng như không tồn tại cạnh tranh hay sân chơi công bằng bởi chỉ một nhóm nhỏ nắm giữ quyền lực. Trong khi đó, thể chế kinh tế dung hợp (inclusive economic institutions) đảm bảo quyền sở hữu tài sản, xây dựng nền tảng luật pháp và trật tự; hệ thống thị trường là chủ đạo và vận hành tốt; nhà nước hỗ trợ hệ thống thị trường bằng cách cung cấp hàng hóa cơ sở hạ tầng và hệ thống luật pháp; Nhà nước cho phép sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế, hạn chế và kiểm soát sự tham gia của các chính trị gia. Sân chơi bình đẳng và tự do cho mọi thành phần kinh tế, tôn trọng hợp đồng, các công dân được tiếp cận các cơ hội về giáo dục, y tế hay các tiện ích xã hội công bằng và đầy đủ. Như vậy, với đặc điểm của hai loại thể chế cơ bản trên Acemoglu và cộng sự (2012): Thể chế kinh tế dung hợp tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế bởi nó sẽ khuyến khích đầu tư vì nó trao quyền rộng rãi và đảm bảo cho từng người dân có thể thực hiện được các quyền của mình. Do thể chế kinh tế dung hợp đảm bảo được quyền sở hữu tài sản, từ đó khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư thêm nguồn lực, tăng cường đổi mới sáng tạo, cải tiến công nghệ để tìm kiếm lợi ích tốt nhất cho bản thân, từ đó đóng góp cho xã hội. Ngoài ra, thể chế kinh tế dung hợp còn kiểm soát sức mạnh thị trường từ đó phân bổ nguồn lực tốt hơn, tạo ra sự tham gia đa dạng của các chủ thể trong xã hội khi đưa ra các quyết định. Tóm lại, các thể chế kinh tế dung hợp mang lại những động lực thúc đẩy các chủ thể hoạt động hiệu quả và sáng tạo, thúc đẩy quốc gia tăng trưởng bền vững. Trong khi đó, các thể chế kinh tế phi dung hợp thì nguồn lực tập trung trong một nhóm thiểu số, thể chế phi dung hợp không chú trọng bảo vệ quyền sở hữu, làm cản trở động lực đầu tư. Tăng trưởng kinh tế trong thể chế kinh tế dung hợp có nhiều ưu điểm hơn là thể chế kinh tế phi dung hợp. Nhưng thể chế phi dung hợp đã tồn tại một thời gian dài trong 11 lịch sử và ở hiện tại. Ở thể chế phi dung hợp thì vẫn có được sự tăng trưởng nhưng tập trung khai thác nguồn lực ở những khu vực có năng suất cao, được kiểm soát bởi một nhóm người. Khi vị trí của nhóm được đảm bảo thì sẽ phát triển có kiểm soát thể chế dung hợp. Đó là 2 hình thức tăng trưởng trong thể chế kinh tế khai thác. Sự tăng trưởng này đi kèm với nhiều nguy cơ về các vấn đề xã hội cũng như môi trường nên dẫn tới nền kinh tế tăng trưởng kém bền vững. Bởi trong thể chế kinh tế phi dung hợp có: (i) các quyền tài sản không được đảm bảo, chưa có pháp luật và trật tự để giải quyết các tranh chấp, các quan hệ hợp tác trong nền kinh tế đều dựa vào niềm tin, hoặc có mối quan hệ trước. Như vậy, việc hợp tác là khó mở rộng ra bên ngoài, mà kể cả có sự mở rộng hợp tác thì cũng trở nên mong manh, thiếu tính gắn kết, bởi nếu có sự tác động từ bên ngoài mối hợp tác đó sẽ đổ vỡ; (ii) Không tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, vì trong thể chế kinh tế khai thác chỉ tập trung nguồn lực cho một nhóm nào đó có năng suất cao, từ đó dễ dẫn đến độc quyền, các chủ thể kinh tế thiếu đi động lực kinh tế, sáng tạo, hay chỉ chú trọng đầu tư vào những lĩnh vực mà mang lại lợi ích kinh tế cao, hết lợi ích sẽ rút lui nhanh, như vậy tạo ra sự bất ổn cho nền kinh tế; (iii) Tài nguyên thiên nhiên khan hiếm, nên nếu chỉ tập trung khai thác mà không chú trọng đến vấn đề bảo tồn, khôi phục thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế (ảnh hưởng đến các khu vực sản xuất khác, tạo tâm lý ỷ lại, không chịu cải tiến công nghệ ), về xã hội như tham nhũng, lợi ích nhóm, và về môi trường như thiên nhiên bị tàn phá, đối mặt với việc không thể tái tạo tài nguyên. Như vậy để có được sự tăng trưởng trong thể chế kinh tế phi dung hợp thì nền kinh tế phải đánh đổi rất nhiều nguy cơ. Trong khi đó, Acemoglu (2012) đã khẳng định sự khác biệt của thể chế kinh tế dung hợp với tăng trưởng trong thể chế kinh tế phi dung hợp đó là phát huy được tính sáng tạo, động lực cải tiến công nghệ, khắc phục được sự thiếu bền vững kể trên. Theo Acemoglu (2012): Một đất nước cứ mãi nghèo đói là do tồn tại thể chế chính trị và kinh tế phi dung hợp. Ví dụ: Triều Tiên: thiếu quyền sở hữu tài sản; Uzbekistan: lao động cưỡng bức; Ai Cập: chế độ độc tài; ở đất nước Soamali thì không tồn tại luật pháp và trật tự; ở Sierra Leone thì xảy ra tranh chấp tài nguyên. Ở các đất nước này tồn tại thể chế kinh tế khai thác, nên họ vẫn phải đối mặt với nghèo đói chứ không như các nước phát triển, các nước giàu, khi họ có thể chế kinh tế dung hợp, với sự hoạt động mạnh mẽ của Chính phủ, quyền lực không tập trung vào một nhóm cá nhân, họ có trách nhiệm giải trình về những hành động của mình nên giảm thiểu được nhiều nguy cơ về tham nhũng, lạm quyền, nền kinh tế vận hành ổn định và đất nước sẽ phát triển bền vững hơn. Một đất nước muốn phát triển thì cần có thể chế kinh tế dung hợp. Về mặt kinh tế thì thể chế dung hợp có nền tảng về sở hữu tư nhân, tự do kinh doanh..., đây là những thiết chế quan trọng cho sự vận hành của thị trường một cách hiệu quả. Về mặt chính 12 trị, thể chế dung hợp sẽ khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động kinh tế, thúc đẩy các cá nhân phát huy năng lực của mình trong việc tìm kiếm lợi ích cho mình và đóng góp cho xã hội. 1.1.3. Vai trò của thể chế với các hoạt động của nền kinh tế Theo tác phẩm “Tại sao các quốc gia thất bại” (2012) tác giả đã cho thấy yếu tố cốt lõi tạo ra sự khác biệt giàu nghèo giữa các quốc gia đó là thể chế, các yếu tố khác như địa lý, văn hóa không tạo ra sự khác biệt đó. Thể chế tạo nên một khuôn khổ cho các chủ thể tuân thủ và hành động một cách dễ đoán hơn, điều đó giúp các chủ thể giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thiết lập mối quan hệ tương tác với nhau, vì: (i) tránh bị trừng phạt và nhằm tối đa hóa lợi ích; (ii) các chủ thể nhận thức được những hành động nào là phù hợp và không phù hợp. Theo North (1990), thể chế có vai trò làm giảm tính bất trắc khi cung cấp cho các chủ thể một cấu trúc để hoạt động. Ngoài ra, thể chế giúp định hướng sự tương tác giữa các tác nhân trong nền kinh tế (có thể là các giao dịch mua bán, vay mượn, mở DN ). Và rõ ràng, nếu cùng một loại giao dịch như nhau nhưng nếu xảy ra ở những nơi khác nhau thì sẽ có cách ứng xử khác nhau vì họ phải tuân thủ những luật lệ khác nhau. Như vậy, vai trò của thể chế đối với sự phát triển của mỗi quốc gia đã được ghi nhận ở các mặt cụ thể sau: Thứ nhất, thể chế tạo khung khổ để tổ chức và vận hành xã hội, nên thể chế đóng vai trò định hướng hành vi. Tất cả các quốc gia trên thế giới, hay những vùng lãnh thổ khác nhau sẽ có cách thức vận hành khác nhau. Nhưng có điểm chung là nếu các quốc gia muốn tổn tại và phát triển thì không một đất nước, một vùng lãnh thổ nào không sử dụng công cụ thể chế. Tuy nhiên, bất kỳ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển thì tất cả đều phải xác lập thể chế riêng cho mình. Thể chế là công cụ để tổ chức, vận hành một xã hội. Thể chế giúp các cá nhân và tổ chức có định hướng mục tiêu và hành vi, cùng với việc tạo ra một khung khổ pháp lý để xã hội vận hành. Ngoài ra, thể chế sẽ hướng dẫn hành vi ứng xử phù hợp qua lại giữa các cá nhân, giúp họ biết được trách nhiệm và vị trí của mình để có thể đưa ra cách ứng xử trong mối quan hệ đó cho phù hợp. Thứ hai, thể chế giúp kiến tạo nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia. Thể chế hình thành khung khổ pháp lý định hướng các chủ thể đưa ra hành vi ứng xử hợp lý. Thể chế sẽ quyết định trình độ kinh tế chính trị, xã hội của một nước có hoạt động hiệu quả hay không. Một thể chế được coi là chất lượng, phù hợp khi có một hệ thống luật pháp đồng bộ, có cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích của các cá nhân, làm giảm tranh chấp, xung đột. 13 Thứ ba, thể chế đóng vai trò quan trọng trong quản lý xã hội và xây dựng các công cụ quản lý xã hội. Thể chế là phần cốt lõi, phản ánh sự phát triển của một quốc gia. Nó tạo khung khổ pháp lý cho các Nhà nước tổ chức quản lý, điều hành sự vận hành của một đất nước. Thể chế là chủ thể điều hành, quản lý xã hội bởi vì nó là những ràng buộc, là những quy tắc, chuẩn mực chung được các chủ thể xã hội chấp nhận và thực hiện. Và không riêng bất kỳ chủ thể nào, dù là chủ thể Nhà nước (người tạo lập ra thể chế) đến những chủ thể xã hội khác đều phải tuân thủ thể chế của quốc gia. Như vậy, thể chế là khung khổ đối chiếu hành vi của các chủ thể, dựa vào đó mà Nhà nước có thể quản lý hiệu quả các chủ thể trong nền kinh tế, tạo lập công bằng, dân chủ theo định hướng của Nhà nước. Thứ tư, thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tổ chức một chính quyền trong sạch, giảm thiểu tình trạng tham nhũng. Theo khái niệm về thể chế thì sự vận hành của các chủ thể được thực hiện và điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp, các quy tắc, chính sách. Do đó, với khung khổ hành lang của thể chế, mọi hành vi tiêu cực của chủ thể xã hội được giám sát và có cơ chế xử phạt nếu vi phạm. Chính vì vậy, nếu việc tuân thủ, thực hiện theo thể chế được tôn trọng thì xã hội sẽ hình thành một chính quyền trong sạch, giảm thiểu tình trạng tham nhũng. Mặc dù, thiết lập một thể chế hiệu quả là tương đối khó khăn, nó đến từ phía thể chế có những lỗ hổng hay tinh thần chấp hành, tuân thủ thể chế chưa được cao nhưng rõ ràng, thể chế sẽ góp phần duy trì chính quyền vận hành hiệu quả, và kiểm soát tham nhũng. Thứ năm, thể chế góp phần xây dựng tiến trình phát triển của xã hội, giúp hạn chế những khuyết tật của thị trường. Trong xã hội, luôn tồn tại những khuyết tật thị trường như bất ổn kinh tế, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, đó là những hành vi lệch lạc với định hướng mục tiêu của xã hội. Nhưng với hệ thống thể chế tin cậy sẽ giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các chủ thể trong xã hội, đó là tiền đề, điều kiện cần thiết để các chủ thể nhà nước kiểm soát được những hạn chế, khuyết tật của thị trường xảy ra. Vì thế, nếu có một thể chế phù hợp, kết hợp với quản trị nhà nước hiệu quả bằng việc thúc đẩy hơn nữa người dân tham gia, tăng cường trách nhiệm giải trình sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, hạn chế được những khuyết tật của thị trường. Thứ sáu, thể chế là công cụ giúp kiểm soát các nguồn lực trong xã hội. Acemoglu và Johnson (2005) đã chỉ ra rằng: lợi ích từ thể chế kinh tế có sự khác nhau giữa các nhóm lợi ích khác nhau và còn dự báo những nhóm quyền lực đặc biệt này sẽ không từ bỏ đặc lợi của mình. Như vậy, do quyền lực chính trị chỉ tập trung vào một nhóm nên mới có sự phân bổ nguồn lực không công bằng, dẫn đến phân bổ lợi ích tập trung vào một nhóm nào đó, chỉ khi có sự tham gia của người dân vào quyền lực 14 chính trị thì thể chế kinh tế sẽ mang lại lợi ích cho cả cộng đồng. Kết quả này cho thấy, để quốc gia trở nên giàu có, phát triển thì phải có những cải cách thể chế để nhằm đảm bảo quyền được giám sát các nguồn lực xã hội của người dân chứ không chỉ tập trung vào một nhóm quyền lực. Thứ bảy, thể chế đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội. Thể chế là một bộ quy tắc xã hội, bao gồm một hệ thống các công cụ quản lý, điều hành xã hội, từ đó các chủ thể trong xã hội sẽ có một khung khổ chuẩn cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, nếu thể chế của một quốc gia mà không chú trọng khuyến khích các cá nhân, chủ thể thực hiện quyền của mình từ đó đóng góp cho lợi ích chung của xã hội. Nếu quá chú trọng đến việc thực hiện quá nhiều các nghĩa vụ thì sẽ triệt tiêu mất động lực cho sự phát triển của các chủ thể vì họ chỉ là công cụ để tạo ra lợi ích cho chính quyền. Như vậy, một thể chế tốt là thể chế đề cao sự tôn trọng quyền làm chủ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể được tự do phát triển, tự do phát huy tài năng và sự sáng tạo, khi họ tạo ra lợi ích cho mình thì cũng tạo ra lợi ích cho xã hội. Ngược lại, nếu một xã hội mà có thể chế lỏng lẻo, hành động vi phạm pháp luật lại không được xử lý nghiêm thì niềm tin bị xóa nhòa, xã hội bị coi thường, xã hội phát triển không bền vững. Chính vì vậy, xây dựng xã hội với hệ thống thể chế đảm bảo các quyền và nghĩa vụ chính đáng của các chủ thể trong xã hội. Từ đó, tạo động lực thúc đẩy xã hội phát triển ổn định, bền vững. Như vậy, thể chế có vai trò quan trọng với sự phát triển của xã hội, khi thể chế phù hợp với trình độ phát triển của xã hội thì sẽ thúc đẩy xã hội phát triển, và ngược lại nó có thể cản trở sự phát triển của cá nhân cũng như toàn xã hội. 1.1.4. Đo lường thể chế Thể chế phản ánh trình độ chính trị, bản chất chính trị của quốc gia. Đánh giá thể chế là một quá trình kiểm tra, đánh giá một hệ thống thể chế để tìm ra các điểm phù hợp hay không phù hợp trong hệ thống của một quốc gia. Dựa vào kết quả đánh giá thể chế mà các quốc gia đưa ra những cải cách quan trọng. Việc đo lường thể chế không đơn giản do thể chế cũng là một khái niệm rất trừu tượng và chứa đựng nhiều khía cạnh khác nhau. Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về thể chế với ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh tế nói chung. Và từ đó, các bộ chỉ số đo lường thể chế cũng rất phong phú. Chẳng hạn như Stephen và Philip (1995) sử dụng bốn biến số đại diện để phản ánh thể chế gồm: (i) Tham nhũng; (ii) Chất lượng bộ máy hành chính; (iii) Quy tắc luật pháp; (iv) Bảo vệ quyền về tài sản. 15 Hơn nữa, thể chế được phản ánh trung thực nhất qua chất lượng môi trường kinh doanh, những tiêu chí cụ thể về môi trường kinh doanh chính là thước đo tốt nhất cho thể chế kinh tế. Môi trường kinh doanh thuận lợi sẽ hỗ trợ cải thiện thể chế, hoặc ngược lại, môi trường kinh doanh khó khăn sẽ cản trở việc cải thiện thể chế. Chính vì vậy, để phản ánh thể chế có thể sử dụng hệ thống các tiêu chí cụ thể phản ánh môi trường kinh doanh. Các chỉ số đo lường thể chế cụ thể như sau: Thứ nhất, Chỉ số tự do kinh tế Theo nhiều nhà nghiên cứu thì thể chế thể hiện qua: quyền tự do sử dụng tài sản của mình của các chủ thể trong xã hội, nghĩa là, các chủ thể được quyền tự do sử dụng tài sản của mình khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Theo đó, Heritage Foundation và Wall Street Journal có “Chỉ số về mức độ tự do kinh tế” (IEF). Chỉ số này đo lường chính sách tự do kinh doanh của các nước trên thế giới, chỉ số IEF của Heritage có bốn nhóm: (i) Pháp quyền: đo lường mức độ bảo vệ tài sản bằng pháp luật và hiệu quả của hệ thống tư pháp và mức độ tham nhũng; (ii) Quy mô Chính phủ: đo bằng gánh nặng thuế dưới dạng tỷ lệ phần trăm trong GDP và mức độ chi tiêu của Chính phủ cũng tính dưới dạng tỷ lệ phần trăm trong GDP; (iii) Hiệu quả điều tiết: bao gồm 3 nội dung là tự do kinh doanh (theo khảo sát Doing Bisiness của WB), tự do lao động và tự do tiền tệ; (iv) Thị trường tự do, bao gồm các chỉ tiêu về tự do thương mại, tự do đầu tư và tự do tài chính. Thứ hai, chỉ số thể chế IQ. Chỉ số IQ đo lường thể chế được đưa ra bởi một số nhà khoa học Daniel và cộng sự (1999). Nhóm các nhà nghiên cứu này đã đưa ra một đưa ra bộ chỉ số đánh giá thể chế qua các tiêu chí: Trách nhiệm giải trình, hiệu lực của Chính phủ, chất lượng luật lệ, nhà nước pháp quyền và kiểm soát tham nhũng. Thứ ba, chỉ số cạnh tranh toàn cầu (GCI – Global Competitiveness Index) Diễn đàn kinh tế Thế giới đo lường chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu trên cơ sở tính bình quân gia quyền các chỉ số thành phần khác nhau. Chỉ số này được xây dựng nhằm đo lường khuynh hướng của các chính sách, các thể chế kinh tế. Chỉ số này gồm 12 chỉ tiêu thành phần, được xếp thành ba nhóm: (i) nhóm 1: các chỉ số về yêu cầu cơ bản là thể chế, cơ sở hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mô; y tế và giáo dục tiểu học; (ii) nhóm 2 là nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả gồm: Giáo dục và đào tạo bậc cao hơn; Hiệu quả của thị trường hàng hóa; Hiệu quả của thị trường lao động; Sự phát triển của thị trường 16 tài chính; Công nghệ tiên tiến; Quy mô thị trường; (iii) Nhóm 3 là nhóm chỉ số về sự đổi mới và phát triển của các nhân tố gồm:Sự phát triển của hệ thống kinh doanh và đổi mới công nghệ. Thứ tư, chỉ số thuận lợi kinh doanh (EDBI – Ease of Doing Business Index) Đây là chỉ số được WB đưa ra để đánh giá các quy tắc ảnh hưởng trực tiếp đến kinh doanh. Chỉ số này xếp hạng các quốc gia, phản ánh các quốc gia đưa ra những quy tắc cho kinh doanh theo hướng đơn giản hơn và có thể bảo vệ quyền sở hữu của doanh nghiệp mạnh hơn. Chỉ số này gốm 10 chỉ tiêu thành phần, đó là: “(i) khởi sự doanh nghiệp: thủ tục pháp lý, thời gian, vốn và giá trị doanh nghiệp cực tiểu theo qui định; (ii) đăng ký giấy phép kinh doanh: thủ tục pháp lý, thời gian và chi phí của việc xác minh và cấp giấy phép kinh doanh; (iii) chi phí thuê nhân công và tình trạng khan hiếm lao động, phản ánh mức độ khó khăn về giá nhân công và chỉ số mềm dẻo về thỏa ước thời gian lao động; (iv) đăng ký quyền sở hữu gồm các thủ tục, thời gian và chi phí khi đăng ký các tài sản là bất động sản thương mại như đất đai; (v) mức khấu trừ tín dụng: đây là chỉ số công khai thông tin tín dụng; (vi) mức độ bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư: thể hiện phạm vi quyền hạn cũng như trách nhiệm pháp lý của người quản lý doanh nghiệp và các đại cổ đông; (vii) gánh nặng thuế phải trả: thể hiện các khoản thuế phải nộp, thời gian tiêu tốn cho thủ tục hành chính trong thanh toán thuế, tỉ lệ thuế phải trả so với tổng số lợi nhuận ròng; (viii) hoạt động thương mại dọc và xuyên biên giới: là chỉ số cho biết số lượng các tài liệu, số lượng chữ ký và thời gian cần thiết để thực hiện cho các hoạt động xuất, nhập khẩu; (ix) mức độ thực thi các hợp đồng: phản ánh các thủ tục, thời gian và chi phí để bắt buộc thực thi một thỏa ước vay nợ chưa thanh toán; và (x) chấm dứt kinh doanh: là thời gian và chi phí khi tuyên bố đóng cửa kinh doanh hoặc phá sản và mức bồi hoàn thuế”1. Thứ sáu, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI Ở Việt Nam, thể chế được rất nhiều nghiên cứu sử dụng đo lường bởi chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI). Đây là chỉ số nói lên tiếng nói của DN về chất lượng hoạt động của chính quyền. Mặc dù tỉnh, địa phương không đưa ra chính sách, pháp luật nhưng tỉnh và địa phương là những đơn vị thực thi pháp luật, với năng lực thực thi pháp luật khác nhau thì tạo ra sự khác biệt trong chính sách giữa các địa phương đối với DN. Chính vì vậy, ở Việt Nam để phản ánh thể chế rất nhiều nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu PCI. 1 Doing business 2019 – Training for reform, A World Bank Group Flagship report. 17 Chỉ số PCI được công bố thí điểm năm 2005 với 42 tỉnh, thành của Việt Nam. Từ năm 2006 – nay, PCI đã được điều tra toàn quốc với 63 tỉnh thành và được VCCI thực hiện và công bố. PCI gồm 10 chỉ số cấu thành: (i) Chi phí gia nhập thị trường thấp; (ii) Tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; (iii) Môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; (iv) Chi phí không chính thức thấp; (v) Thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; (vi) Môi trường cạnh tranh bình đẳng; (vii) Chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; (viii) Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, chất lượng cao; (ix) Chính sách đào tạo lao động tốt; (x) Thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì. Tóm lại, luận án này tiếp cận khái niệm: thể chế là bộ quy tắc xác định các mối quan hệ xã hội, là quy chuẩn cho các thành viên trong xã hội ứng xử theo phạm vi và điều chỉnh sự vận hành của xã hội đó. Khái niệm về thể chế gồm ba yếu tố chính: luật chơi (là hệ thống pháp luật để điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế); người chơi (gồm các chủ thể thực hiện và quản lý hệ thống kinh tế; và cách chơi (gồm các cơ chế, thủ tục, phương pháp thực hiện hoạt động kinh tế, điều hành hệ thống kinh tế). Luận án sử dụng chỉ tiêu PCI (phản ánh hiệu quả thực thi pháp luật ở địa phương), để phân tích cụ thể chi tiết hơn, luận án lựa chọn một số chỉ tiêu thành phần phản ánh thể chế trong đánh giá của mình. 1.2. Hiệu quả doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm và bản chất về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Khái niệm và phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa Luận án sử dụng phân loại DNNVV theo Nghị định 39/2018 của Chính phủ. Nghị định số 39/2018/NĐ-CP về trợ giúp phát triển DNNVV thay thế cho Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, trong đó khái niệm về DNNVV đã được đề cập cụ thể và chi tiết hơn. Vì vậy, từ tháng 3/2018, khái niệm về DNNVV ở Việt Nam được áp dụng thống nhất như sau: “DNNVV là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ và vừa dựa trên quy mô tổng nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”. Theo Nghị định trên, DNNVV phải đáp ứng các tiêu chí sau: 18 Bảng 1.1: Phân loại DNNVV tại Việt Nam theo Nghị định 39/2018/NĐ-CP Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Tổng VKD Số lao động Tổng VKD Số lao động Tổng VKD Số lao động 1. Nông, lâm nghiệp, thủy sản ≤3 tỷ đồng ≤10 người 3 - ≤20 tỷ đồng 10 – ≤100 người 20 - ≤100 tỷ đồng 100 – ≤200 người 1. Công nghiệp và xây dựng ≤3 tỷ đồng ≤10 người 3 - ≤20 tỷ đồng 10 – ≤100 người 20 - ≤100 tỷ đồng 100 – ≤200 người 2. Thương mại và dịch vụ ≤3 tỷ đồng ≤10 người 3 - ≤ 50 tỷ đồng 10 – ≤50 người 50 - ≤100 tỷ đồng 50 – ≤100 người Nguồn: Nghị định số 39/2018/NĐ-CP Khái niệm hiệu quả hoạt động của DNNVV Samerelson, P. và Nordhaus, W. (1991) cho rằng: “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Điều đó thể hiện, nền kinh tế đã đạt được mức sản xuất tối ưu với nguồn lực đang có. Manfred Kuhn (1990) chỉ ra: “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được tính bằng tỉ lệ giữa kết quả đạt được với chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra, cách tính toán này được nhiều nhà nghiên cứu áp dụng khi tính toán hiệu quả. Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Bùi Xuân Phong (1999) cho rằng, hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu xác định bằng cách so sánh giữa kết quả với chi phí. Quan điểm này đã phản ánh được sự đo lường hiệu quả kinh doanh song chưa gắn liền với mục tiêu của quản lý. Ngoài ra, quan điểm này mới chỉ phán ánh hiệu quả thông qua hai đại lượng kết quả và chi phí ở trạng thái tĩnh, chưa thể hiện được tính chất của một đại lượng thường xuyên biến động. Hơn nữa, tác giả cho rằng hiệu quả phản ánh việc tiến hành quá trình sản xuất với chi phí đầu vào thấp nhất nhưng kết quả tạo ra cao. Quan điểm này đã thể hiện được bản chất của hiệu quả kinh doanh- đó là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh xác định, song vẫn còn hạn chế là nhìn nhận các yếu tố chi phí và kết quả trong trọng thái tĩnh, chưa gắn với mộc thời gian cụ thể. Hiệu quả doanh nghiệp thể hiện cách thức tổ chức sử dụng tài nguyên, đầu vào của doanh nghiệp như thế nào 19 để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Do đó, hiệu quả tập trung vào các nguồn lực (đầu vào), hàng hóa và dịch vụ (đầu ra) và tỷ lệ (năng suất) mà tại đó đầu vào được sử dụng để sản xuất hoặc phân phối đầu ra. Theo Nguyễn Văn Công (2009) cho rằng: phân tích hiệu quả hoạt động được thể hiện qua ba nội dung xếp theo ba cấp độ từ thấp đến cao là hiệu suất lao động, hiệu năng hoạt động và hiệu quả hoạt động. Thứ nhất, hiệu suất lao động thể hiện cường độ hoạt động – phản ánh mối tương quan giữa kết quả đầu ra với lượng chi phí đầu vào. Chỉ tiêu này cho biết kết quả sản xuất mà DN đã đạt được trên một đơn vị đầu vào trong một khoảng thời gian nhất định. Nó là cơ sở đầu tiên để giúp DN đạt được hiệu quả. Thứ hai, hiệu năng hoạt động, thể hiện khả năng mà DN có thể đạt được khi sử dụng các yếu tố đầu vào. Đây cũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo DN hoạt động hiệu quả. Nguyễn Văn Công (2009) cũng cho rằng, DN chỉ đạt được hiệu năng hoạt động khi và chỉ khi đạt được hiệu suát hoạt động cao. Thứ ba, hiệu quả hoạt động, đây là kết quả cuối cùng mà hoạt động kinh doanh mang lại, được đo bằng lợi nhuận trên một đơn vị đầu vào. 1.2.2. Chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động của DNNVV Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động của DN, việc xác dịnh rõ ràng các chỉ tiêu phản ánh phân tích là rất quan trong: vì nó là cơ sở để các nhà nghiên cứu đánh giá, phân tích một cách chính xác và đầy đủ về kết quả nghiên cứu thu được. Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về hiệu quả hoạt động cũng như những việc đánh giá hiệu quả hoạt động của DN. Để đo lường hiệu quả hoạt động của DNNVV có rất nhiều phương pháp. Quan điểm đánh giá hiệu quả hoạt động của DN theo Nguyễn Văn Công (2009) là quan điểm đánh giá toàn diện. Tuy nhiên, theo Nguyễn Ngọc Tiến (2015), chỉ tiêu hiệu suất hoạt động và hiệu năng hoạt động có những nội dung trùng lắp nhau. Nghĩa là hiệu suất hoạt động cũng chỉ là thể hiện năng lực hoạt động của các nguồn lực. Năng suất là một dấu hiệu thể hiện hiệu quả của doanh nghiệp. Năng suất có thể được cải thiện khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất một cách hợp lý. Nếu doanh nghiệp sử dụng lãng phí nguồn lực hay không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực thì năng suất sẽ thấp. Năng suất cao hơn thì sẽ phản ánh mức lợi nhuận cao hơn. Do vậy, năng suất chính là hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ trong doanh nghiệp và được đo lường bằng tỷ lệ đầu ra được sản xuất ra trên các đầu vào tham gia vào quá trình sản xuất đầu ra đó. Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây về hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, ngoài chỉ tiêu năng suất, luận án sử dụng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính như Josette (2005), Nguyễn Ngọc Quang (2002), đó là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh 20 nghiệp. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được sử dụng để đo lường khả năng sinh lời của tài sản, nguồn vốn, doanh thu. Bởi vậy, đây là những chỉ tiêu được nhiều doanh nghiệp quan tâm bởi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất mà doanh nghiệp hướng tới. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời bao gồm: tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), Nhóm chỉ tiêu phản ánh năng suất doanh nghiệp Thứ nhất, năng suất lao động Đây là chỉ tiêu cho biết một đơn vị lao động tạo ra bao nhiêu kết quả đầu ra, phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp. Thứ hai, năng suất vốn Năng suất vốn Kết quả đầu ra Tổng vốn DN sử dụng Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng vốn doanh nghiệp sử dụng tạo ra được bao nhiêu kết quả đầu ra, phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp Thứ nhất, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Tỷ số này đo lường khả năng sinh lời trên tài sản đầu tư của doanh nghiệp, cho biết với một đồng tài sản đem đi đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thứ hai, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. 21 Thứ ba, chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời trên tổng doanh thu mà doanh nghiệp có được, ROS cho biết, một đồng doanh thu đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho DN. Ngoài các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp còn thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của tài sản, chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán và các chỉ tiêu đánh giá vốn hoạt động. Tuy nhiên, những chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời được sử dụng nhiều nhất để phản ánh hiệu quả tài chính của doanh nghiệp bởi dễ tính toán và nó còn phản ánh mục tiêu của doanh nghiệp. Như vậy, hiệu quả hoạt động của DN trong luận án này được hiểu là khái niệm tương đối phản ánh kết quả đạt được so với chi phí đầu vào sử dụng, được thể hiện qua hai khía cạnh: năng suất doanh nghiệp (tính bằng tỷ lệ giữa kết quả đầu ra trên đầu vào mà DN đã sử dụng) và hiệu quả tài chính (tính bằng tỷ suất sinh lời của DN). 1.3. Tác động của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV 1.3.1. Tác động trực tiếp của thể chế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV Theo North (1991) thể chế và hiệu quả của việc thực thi thể chế xác định các chi phí giao dịch, mà chi phí giao dịch là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế. Nếu một đất nước có thể chế là hiệu quả thì sẽ nâng cao được lợi ích hợp tác giữa các bên. Thể chế tồn tại để làm giảm sự không chắc chắn và giúp mọi người giải quyết công việc một cách hiệu quả hơn, theo North (2003). Vai trò của thể chế đối với sự phát triển của nền kinh tế đã được khẳng định bởi nhiều tác giả như North (1991), Acemoglu và Johnson (2005), Stephen và Philip (1995). Nghiên cứu của North (1991) ở các nước châu Âu đã chỉ ra những thể chế tốt sẽ làm giảm chi phí giao dịch, làm tăng lên số lượng hợp đồng, bởi thể chế là bộ quy tắc giúp các bên tạo ra một luật chơi chung, họ tuân thủ và hợp tác với nhau để cùng có lợi, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Còn Acemoglu và cộng sự (2012) lại giải thích sự khác nhau giữa hai quốc gia có hai thể chế kinh tế khác nhau đã dẫn tới sự thịnh vượng về kinh tế khác nhau. Như vậy, với vai trò của thể chế đối với sự phát triển xã hội chúng ta thấy rằng: khi thể chế phù hợp với trình độ phát triển của xã hội thì sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển của xã hội đó, và ngược lại nó có thể cản trở hoạt động sáng tạo của cá nhân. Vai trò của thể chế kinh tế đến hiệu quả hoạt động của DNNVV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_chat_luong_the_che_den_hieu_qua_hoat_do.pdf
  • docxLA_Lê Thị Hồng Thúy_mới_E.docx
  • docxLA_Lê Thị Hồng Thúy_mới_V.Docx
  • pdfLA_LeThiHongThuy_Sum.pdf
  • pdfLA_LeThiHongThuy_TT.pdf
Luận văn liên quan