Một trong những yêu cầu cấp bách về minh bạch thông tin của doanh nghiệp
đó là giảm bất đối xứng thông tin giữa những người liên quan đến doanh nghiệp
như chủ sở hữu, ban quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư nhỏ lẻ. Stiglitz (1975) cho
rằng “bất cứ hàng hóa nào cũng có những đặc tính khác nhau, chất lượng, mẫu mã
khác nhau, nên cần phải phân loại, có cơ chế sàng lọc đối với chúng”. Bất đối xứng
thông tin có mặt trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế, từ cấp độ quản
lý cấp cao tới cấp thấp, đặc biệt vấn đề bất đối xứng thông tin là vấn đề cốt lõi của
chi phí đại diện. Hệ quả của thông tin bất cân xứng là lựa chọn bất lợi và rủi ro đạo
đức hay tâm lý ỷ lại. Thông tin bất đối xứng và không hoàn hảo làm phát sinh ra
những hành vi cơ hội của người đại diện, đặc biệt liên quan tới (1) sự lựa chọn đối
nghịch khi người ủy quyền hoặc được ủy quyền không có đầy đủ thông tin và (2)
rủi ro đạo đức khi người ủy quyền hoặc được ủy quyền không thực hiện như trong
hợp đồng ký kết.
139 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của chi phí đại diện tới hiệu quả các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n HĐQT độc lập bằng cách yêu cầu minh
bạch và công bố thông tin ra đại chúng báo cáo của thành viên HĐQT độc lập gắn liền
với báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
106
4.2.4. Tái cấu trúc sở hữu các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, tăng cường sở
hữu khác trong thành phần kinh tế
Theo Hoàng (2015), cấu trúc sở hữu có tác động tới hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Cấu trúc sở hữu đa dạng sẽ làm giảm chi phí đại diện của công ty.
Đối với các nước mới nổi, nhiều nghiên cứu như Claessens và Djankov (1999);
Allen và cộng sự (2013) đã cho rằng cổ đông chi phối là nhà đầu tư nước ngoài
trong các doanh nghiệp ở Cxech, Ba Lan sẽ tác động tích cực tới hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới ảnh hưởng tiêu cưc của cấu trúc sở hữu
tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó lài chi phí đại diện. Rất nhiều doanh
nghiệp có vốn sở hữu Nhà nước hoạt động không hiệu quả. Một phần là do các nhà
quản lý trong các doanh nghiệp Nhà nước tận dụng quyền lợi cá nhân trong các doanh
nghiệp có vốn Nhà nước. Theo Le và Chizema (2011), nhà quản trị không có động cơ
hoặc ít nỗ lực trong việc tạo ra nhiều giá trị cho cổ đông (tối đa hóa giá trị tài sản của
chủ sở hữu) đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong nghiên cứu của mình, Hoang (2015) đã tổng kết đối với các doanh
nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, cấu trúc sở hữu Nhà
nước ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, các doanh nghiệp
xây dựng có vốn Nhà nước nên giảm tỷ lệ sở hữu, trong khi đó sở hữu nước ngoài nên
tăng, do ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Thực tế vốn đầu
tư nước ngoài luôn mang yếu tố tích cực, đặc biệt đối với doanh nghiệp Nhà nước, vừa
giảm được chi phí đại diện, vừa tăng được hiệu quả quản trị công ty do các nhà đầu tư
nước ngoài thường có kinh nghiêm trong quản trị. Bên cạnh đó, sự tham gia của nhà
đầu tư nước ngoài tác động tới các quyết định của doanh nghiệp, giảm sự tập trung
quyền lực của chủ sở hữu trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước, tăng được
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù trong hai năm 2017-2018, cùng với các
kế hoạch tái cơ cấu, hiệu quả hoạt động của khu vực doanh nghiệp nhà nước có những
thay đổi không nhỏ, nhiều thương hiệu đã trở lại đường ray phát triển, nhưng doanh
nghiệp nhà nước đang ở thế yếu so với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế
khác trong Bảng Xếp hạng 1.000 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất năm 2017 vừa được
công bố. Điều đáng nói là, những lo ngại cũ trong quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà
nước, như chậm đổi mới mô hình quản trị, thiếu kết nối với các tiêu chuẩn và thông lệ
107
quốc tế trong đánh giá hiệu quả doanh nghiệp và đặc biệt là chưa gắn được trách
nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp... vẫn còn nguyên trong các báo cáo đánh giá về khu vực này. Tỷ lệ vốn nhà
nước nắm giữ ở các công ty cổ phần còn cao, chất lượng cổ phần hóa và thoái vốn
chưa đáp ứng kế hoạch đề ra. Theo báo đầu tư (2018), số doanh nghiệp hoàn thành
cổ phần hóa còn khá khiêm tốn, chỉ 19/85 doanh nghiệp thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao về cổ phần hóa. Đặc biệt tiến độ thoái vốn rất chậm, chỉ có 10 doanh nghiệp
trong 181 doanh nghiệp theo kế hoạch hoàn thành nhiệm vụ. Do vậy, việc thoái hóa
vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp cần phải quyết liệt, Chính phủ cần phải giải
quyết ngay, nếu doanh nghiệp nào chưa thực hiện theo kế hoạch cần phải thay đổi vị
trí lãnh đạo.
Đối với vốn đầu tư nước ngoài, hiện tại theo khoản 2 Nghị định 60/2015/NĐ-
CP quy định về tỉ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tỷ lệ sở
hữu nước ngoài được tháo rào cản về sở hữu, đây là dấu hiệu tích cực vể tháo bỏ rào
cản sở hữu nước ngoài.
Chủ đề tái cấu trúc sở hữu đã được đề cập rất nhiều tại các buổi hội thảo, tọa
đàm. Mặc dù bức tranh chung về tình hình cổ phần hóa đã được cải thiện nhiều, số
lượng các doanh nghiệp cổ phần hóa vẫn đang được tiếp tục được cải thiện, giá trị
thực hiện giai đoạn 2016-2018 gấp 2,5 lần giai đoạn 2011-2015; hiệu quả hoạt động
của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiếp tục tăng lên, tổng tài sản tăng 3%, vốn
chủ sở hữu tăng 4%, lợi nhuận trước thuế tăng 4%, nộp ngân sách nhà nước
219.469 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2016. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiêù doanh
nghiệp chậm cổ phần hóa. Theo VietnamFinance (2018), căn cứ vào báo cáo của
Bộ Tài chính về Cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
(DNNN) cho thấy trong 6 tháng đầu năm 2018, có 8 DNNN được phê duyệt
phương án cổ phần hóa. Tổng giá trị 8 doanh nghiệp nói trên là 29.378 tỷ đồng.
Trong đó, giá trị vốn nhà nước là 15.162 tỷ đồng. Trong khi đó, theo kế hoạch đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít
nhất 85 DNNN. Về thoái vốn, trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 5 đơn vị thực hiện
thoái được 2.506 tỷ đồng vốn, thu về 6.458 tỷ đồng. Lũy kế đến nay mới chỉ có 16
đơn vị thực hiện thoái vốn theo Quyết định 1232. nhìn chung tiến độ triển khai cổ
phần hóa và thoái vốn nhà nước là chậm, hiện đều chưa đạt đến 10% kế hoạch và
có khả năng không đạt được kế hoạch đề ra của năm 2018. Hoàng (2015) đã đề cập
108
tới cần phải tái cấu trúc sở hữu một số doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng như
CIG, CTN, DC2, (hoạt động không hiệu quả trong thời gian dài), Nhà nước cần
phải thoái vốn ngay, tuy nhiên thực tế sau khi Nhà nước vẫn chậm thoái vốn tại lợi
nhuận vẫn chưa được cao như tiềm năng do chi phí quản lý doanh nghiệp lớn.
Các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam cần tiếp tục thu hút đầu tư từ các
thành phần sở hữu khác. Việc tham gia nhiều thành phần sở hữu tại các công ty cổ
phần sẽ giảm chi phí đại diện do có nhiều thành phần kiểm soát và năng lực quản trị
công ty hiện đại. Thực tế cho thấy sở hữu nước ngoài có tác động tích cực tới hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp (Hoàng, 2015). Ngoài ra sở hữu tư nhân cũng đóng
góp tích cực tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
4.2.5. Quản lý nợ vay
Kết quả nghiên cứu thực chứng của luận án chỉ ra rằng mặc dù nợ vay có tác
động tiêu cực lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên nợ vay cũng giúp
làm giảm tác động tiêu cực chi phí đại diện lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Tác động tiêu cực của nợ vay lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được thể hiện
thông qua áp lực có thể bị phá sản của công ty nếu công ty vay nợ quá nhiều. Tuy
nhiên, nợ vay có thể làm giảm chi phí đại diện của công ty vì nợ vay có thể ngăn cản
nhà quản lý của doanh nghiệp sử dụng lượng tiền tự do của doanh nghiệp vì mục đích
cá nhân và nợ vay, nếu là các khoản vay riêng lẻ (private loan) và thường là vay từ
ngân hàng, có thể giúp giám sát hoạt động của công ty tốt hơn.
Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm này, luận án đưa ra khuyến nghị cho các
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam về công tác sử dụng nợ vay
như sau. Thứ nhất, các công ty niêm yết cần biết được khả năng sử dụng nợ vay của
mình đang ở mức độ nào. Việc một công ty sử dụng nợ vay quá nhiều hay quá ít đều
không tốt. Nếu công ty đang sử dụng nợ vay ở mức cao, công ty cần giảm mức độ sử
dụng nợ vay xuống. Ngược lại, nếu công ty đang sử dụng nợ vay ở mức thấp, công ty
cần mạnh dạn gia tăng mức độ sử dụng nợ vay. Việc đề xuất một mức độ sử dụng nợ
vay riêng cho các công ty là không hợp lý vì các công ty khác nhau sẽ có khả năng sử
dụng nợ vay khác nhau.
Các công ty cần xem xét khả năng sử dụng nợ vay tại công ty của mình dựa vào
tình hình kinh tế nói chung và tình hình phát triển của ngành công nghiệp của mình
đang hoạt động nói riêng. Tiếp đó, các công ty cần có những phân tích, đánh giá về
109
tình hình tài chính của mình dựa vào các nhóm chỉ tiêu tài chính như nhóm chỉ tiêu về
thanh khoản hoặc nhóm chỉ tiêu về sinh lời. Một công ty có thanh khoản tốt và khả
năng sinh lời cao nên mạnh dạn sử dụng nhiều nợ và một công ty có thanh khoản thấp
và khả năng sinh lời thấp nên hạn chế sử dụng nợ.
Thứ hai, việc quản lý nợ vay hiệu quả còn liên quan đến các công tác quản lý
khác của doanh nghiệp như quản lý công tác hoạch định tài chính, quản lý vốn lưu
động, hoặc quản lý hàng tồn kho. Ví dụ, một công ty có khả năng lập kế hoạch tài
chính tốt có thể xác định được chính xác mức nợ vay công ty cần huy động. Do đó,
công ty sẽ không rơi vào tình trạng sử dụng quá nhiều nợ vay hoặc quá ít nợ vay.
Tương tự như vậy, một công ty có khả năng quản lý vốn lưu động và quản lý hàng tồn
kho tốt cũng giúp công ty duy trì được một mức nợ vay hợp lý.
4.2.6. Đưa công nghệ vào quản lý
Công nghệ 4.0 đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt cơ hội để tối ưu hoá các
nguồn lực của công ty, trong đó có nguồn nhân lực. Việc ứng dụng công nghệ vào
quản lý sẽ giúp các nhà quản trị quản lý các công việc hợp lý, thuận tiện, giảm thiểu
được các chi phí liên quan, trong đó có chi phí đại diện. Ví dụ, như đã phân tích ở trên,
sự bất cân xứng thông tin có thể làm gia tăng chi phí đại diện. Việc áp dụng công nghệ
vào quá trình chuyển giao thông tin trong nội bộ công ty và từ công ty tới các nhà đầu
tư có thể làm giảm sự bất cân đối thông tin và do đó làm giảm chi phí đại diện của
công ty.
Đặc trưng cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự hợp nhất giữa các lĩnh
vực công nghệ kỹ thuật số với nguồn nhân lực chất lượng cao để giải quyết những vấn
đề kinh tế - xã hội, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực và các hệ thống kết nối
internet (được gọi là vạn vật kết nối). Công nghệ đã giúp cho cơ cấu tổ chức trở nên
tinh gọn bằng cách kết nối trực tiếp khách hàng vào quá trình kinh doanh sản xuất ví
dụ như xe taxi công nghệ. Bên cạnh đó, tự động hóa triển khai ngày càng nhiều trong
quy trình kinh doanh cũng thay đổi tương tác và quy trình trong doanh nghiệp. Áp
dụng công nghệ vào quản lý sẽ dễ dàng thấy được điểm mạnh và điểm yếu của nhà
quản lý. Nhiều doanh nghiệp (DN) Việt Nam bắt đầu ứng dụng các công nghệ mới để
giải quyết bài toán chuyển đổi số, giảm chi phí và tích lũy tài nguyên trước áp lực đổi
mới theo xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. Thời đại 4.0 đòi hỏi tất cả doanh nghiệp
phải tăng năng suất, hiệu suất lao động. Những công ty truyền thống không thay đổi sẽ
nhanh chóng bị đào thải. Áp lực với mọi doanh nghiệp là sử dụng công nghệ mới nhất
110
nhằm tinh giảm quy trình làm việc và đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời.
Tuy nhiên, để các lao động có thể hợp tác với công cụ làm việc mới này là bài
toán không dễ giải đối với những lãnh đạo doanh nghiệp. Theo Tạp chí Tài chính:
“Chia sẻ về tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào quản lý và điều
hành, ông Phạm Thế Trường, Tổng Giám đốc Microsoft Việt Nam cho rằng, trong kỷ
nguyên cách mạng 4.0, “cá nhanh nuốt cá chậm” đã thay thế cho “cá lớn nuốt cá bé”.
Chính vì vậy, chuyển đổi sang thế giới số là yêu cầu cấp thiết đối với quản trị doanh
nghiệp hiện nay.
Hiện đại hóa và tự động hóa trên nền tảng công nghệ thông tin được áp dụng
cho nhiều công đoạn và xuyên suốt trong chuỗi giá trị sản xuất - kinh doanh của các
doanh nghiệp. Khái quát về biểu hiện của kỷ nguyên số, ông Trường lưu ý: Khi
chuyển sang thế giới số, doanh nghiệp cần tối ưu các hoạt động vận hành của doanh
nghiệp và sự thay đổi sản phẩm và dịch vụ theo hướng thông minh hơn, kết nối tốt hơn
với người dùng
Vậy cách thức nào để đạt tới các mục tiêu này trong điều kiện nguồn lực vốn và
con người giới hạn? Ứng dụng công nghệ 4.0 đến đâu là đủ hiệu quả? Giải đáp những
băn khoăn này, bà Nguyễn Hà Linh, CEO Hệ thống nhà hàng Thái Koh Yam, Top 30
người trẻ thành đạt tại Việt Nam do Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn năm 2016 cho
biết, có nhiều cấp độ để doanh nghiệp lựa chọn, trong đó cấp độ cao nhất là một hệ
sinh thái số trên nền tảng các chức năng của doanh nghiệp. Tiêu biểu như: Ứng dụng
công nghệ 4.0 vào kinh doanh, hiện đại hóa nơi làm việc, ứng dụng số liệu và trí tuệ
nhân tạo, bảo mật trên mạng và nhận dạng danh tính.
Tuy nhiên, để có thể chuyển đổi hoàn toàn sang thế giới số, nhiều chuyên gia
kinh tế cho rằng, các nhà quản lý và doanh nghiệp cần hội tụ đủ 3 yếu tố sau: Tiếp cận
số - đến từ tầm nhìn của nhà lãnh đạo và kế hoạch chuyển đổi tổng thể; Nền tảng số -
cơ sở hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp; Văn hóa số - thể hiện qua cam kết của ban
giám đốc, định hướng tăng trưởng, sự linh hoạt của doanh nghiệp, sự hợp tác đa lĩnh
vực, khuyến khích đổi mới sáng tạo
Công ty phần mềm MISA đang thực hiện mục tiêu thúc đẩy thay thế hóa đơn
giấy bằng hóa đơn điện tử để giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí giấy mực, vận
chuyển và đặc biệt là chi phí lưu trữ hóa đơn cho DN. Hóa đơn điện tử cũng là công cụ
giúp ngành thuế xây dựng cơ sở dữ liệu hóa đơn, hỗ trợ ngăn chặn hóa đơn từ các DN
111
bỏ trốn, khắc phục tình trạng hóa đơn giả. Cũng như MISA, các DN trong nước hiện
đã chú trọng đầu tư vào các nền tảng, giải pháp và ứng dụng chuyển đổi số. Những
công nghệ mang tính xu thế như máy học và AI cũng được DN tận dụng để phát triển
sản phẩm mới, như Lạc Việt phát triển ứng dụng hỏi đáp tự động về pháp luật và sức
khỏe, Infinity Blockchain Labs phát triển ứng dụng công nghệ blockchain cho truy
xuất nguồn gốc thực phẩm...
Tập đoàn Canon những ngày đầu thành lập lấy công nghệ xử lý hình ảnh đạt
chuẩn cao làm cốt lõi. Nhận thấy chỉ tập trung vào công nghệ cốt lõi sẽ khiến công ty
bị động trước cuộc cách mạng công nghiệp, Canon tiếp tục phát triển lĩnh vực số hóa
tài liệu - xu thế mới trong nền công nghiệp 4.0. Bên cạnh là đơn vị cung cấp các giải
pháp hình ảnh, với thông điệp “Business can be simple” (Kinh doanh nhàn hạ), Canon
còn giúp các doanh nghiệp đơn giản hóa, số hóa nhiều quy trình tiếp cận khách hàng,
thu thập thông tin nhanh nhất, phục vụ hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tóm lại, việc
kết hợp công nghệ vào quản trị công ty không những giúp công ty giảm được chi phí
đại diện mà còn mang lại được nhiều lợi ích khác cho công ty.
112
KẾT LUẬN
Chi phí đại diện là một trong những nội dung quan trọng trong quản trị công ty.
Hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan điểm và cách đo lường khác nhau về chi phí đại diện.
Các chỉ tiêu như doanh thu trên tổng tài sản và chi phí quản lý doanh nghiệp trên tổng
doanh thu đã được lựa chọn làm tiêu chí đánh giá chi phí đại diện trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp được lý giái là nhân tố ảnh hưởng
quan trọng tới chi phí đại diện và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đề lượng hóa tác động của chi phí đại diện tới hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp, tác giả đã thực hiện kiểm định thực chứng các doanh nghiệp niêm yết theo yếu
tố ngành. Kết quả cho thấy có sự tồn tại chi phí đại diện trong các doanh nghiệp niêm
yết. Tác giả đã lựa chọn các doanh nghiệp niêm yết trong ngành xây dựng làm nghiên
cứu tình huống. Kết quả nghiên cứu tình huống đã làm rõ sự tồn tại của chi phí đại
diện, ảnh hưởng của chi phí đại diện tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng
như đã tìm được điểm tối ưu về cấu trúc sở hữu nhằm giảm chi phí đại diện cũng như
gia tăng hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Để giảm chi phí đại diện trong doanh nghiệp và tăng hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp, các khuyến nghị đã được đưa ra như minh bạch hóa thông tin đối với
doanh nghiệp niêm yết, xây dựng hệ thống lương, thưởng hợp lý cho nhà quản lý,
nâng cao vai trò thành viên Hội đông quản trị độc lập, tái cấu trúc sở hữu, quản lý tốt
nợ vay cũng như đưa công nghệ vào quản lý.
113
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ LUẬN ÁN
1. Trần Minh Tuấn; Trần Phi Long; Lê Đức Hoàng (2015), “Tác động của chính
sách cổ tức tới hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trong lĩnh vực sản
xuất - kinh doanh trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế &
Phát triển, Số 218 (II)
2. Trần Minh Tuấn (2013), “Bàn về hoạt động truyền dẫn của chính sách tiền tệ tại
Việt Nam”, Tạp chí Thị trường Giá cả, Số tháng 3/2013.
3. Trần Minh Tuấn (2013), “Bàn về hoạt động truyền dẫn của chính sách tiền tệ tại
Việt Nam’, Kỷ yếu Hội thảo: Phát triển hệ thống tài chính Việt Nam góp phần
ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng, trang 583 - 592.
4. Trần Minh Tuấn (2019), “Certificate of Attendance”, The 10th International
Research Meeting in Business and Management (IRMBAM), 8-41 july 2019,
IPAG Business School, Nice Campus, France.
5. Trần Minh Tuấn; Vũ Duy Hào (2013), “Một số vấn đề về chi phí đại diện ở các
công ty cổ phần của Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số đặc biệt.
6. Trần Minh Tuấn, Phạm Huy Thông, Lê Đức Hoàng, Đặng Quốc Hùng, Lê Anh
Minh (2018), “Nghiên cứu về tác động của chi phí đại diện tới hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp”, Hội thảo Khoa học: Nâng cao năng lực quản trị trong
doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Agrawal, A. và Knoeber, C.R., (1996), ‘Firm performance and mechanisms to
control agency problems between managers and shareholders’, Journal of
Financial and Quantitative Analysis, 31(3), 377-397.
2. Alchian, A.A. và Woodward, S., (1987), ‘Reflections on the theory of the firm’,
Journal of Institutional and Theoretical Economics (JITE)/Zeitschrift für die
gesamte Staatswissenschaft, 143(1), 110-136.
3. Allen, F., Jackowicz, K. và Kowalewski, O., (2013), ‘The effects of foreign and
government ownership on bank lending behavior during a crisis in Central and
Eastern Europe’, Working Paper.
4. Anderson, C.W., Jandik, T. và Mahija, A., (2001), ‘Determinants of foreign
ownership in newly privatized companies in transitional economies’, The
Financial Review, 36(2), 161-176.
5. Ang, J.S., Cole, R.A., và Lin, J.W., (2000), ‘Agency costs and ownership
structure’, Journal of Finance, 55(1), 81-106.
6. Arcot, S., Bruno, V., và Faure - Grimaud, A., (2010), ‘Corporate governance in
the UK: Is the comply or explain approach working?’, International Review of
Law and Economics, 30(2), 193-201.
7. Arora, A. và Sharma, C., (2016), ‘Corporate governance and firm performance in
developing countries: Evidence from India’, Corporate Governance, 16(2), 420-436.
8. Arosa, B., Iturralde, T. và Maseda, A., (2010), ‘Outsiders on the board of
directors and firm performance: Evidence from Spanish non-listed family firms’,
Journal of Family Business Strategy, 1(4), 236-245.
9. Barclay, M.J. và Holderness, C.G., (1989), ‘Private benefits from control of
public corporations’, Journal of Financial Economics, 25, 371-395.
10. Barclay, M.J. và Holderness, C.G., (1991), ‘Negotiated Block Trades and
Corporate Control’, Journal of Finance, 46(3), 861-878.
11. Barclay, M.J. và Holderness, C.G., (1992), ‘The law and Large-Block Trades’,
Journal of Law and Economics, 35(2), 265-294.
12. Bebchuk, L., Kraakman, R. và Triantis, G., (2000), ‘Stock pyramids, cross-
ownership, and dual class equity in concentrated corporate ownership’, National
Bureau of Economic Research, 295-318.
115
13. Bebchuk, L.A. và Jolls, C., (1999), ‘Managerial value diversion and shareholder
wealth’, Journal of Law, Economics, and Organization, 15(2), 487-502.
14. Bebchuk, L.A. và Kahan, M., (1990), ‘A framework for analyzing legal policy
towards proxy contests’, California Law Review, 78, 1071-1135.
15. Bebchuk, L.A., (1987), ‘The pressure to tender: An analysis and a proposed
remedy’, Delaware Journal of Corporate Law, 12, 911.
16. Becht, M., (2003), ‘Reciprocity in takeovers’, ECGI Working Paper, 14/2003.
17. Beiner, S., Drobetz, W., Schmid, F. và Zimmermann, H., 2004. Is board size an
independent corporate governance mechanism?. Kyklos, 57(3), 327-356.
18. Belghitar, Y. và Clark, E., (2015), ‘Managerial risk incentives and investment
related agency costs’, International Review of Financial Analysis, 38, 191-197.
19. Berle, A.A. và Means, G.C., (1932), The modern corporation and private
property, The Macmillan Company.
20. Bernanke, B. và Gertler, M., (1989), ‘Agency costs, net worth, and business
fluctuations’, American Economic Review, 79(1), 14-31.
21. Bhatti, B.H. và Sarwet, A., (2012), ‘Financial performance of state owned
enterprises in emergin economies’, Chartered Institute of Management
Accountants, 8(2)
22. Black, B. and Kim, W., (2012), ‘The effect of board structure on firm value: A
multiple identification strategies approach using Korean data’, Journal of
Financial Economics, 104(1), 203-226.
23. Black, B., Kraakman, R., và Tassarova, A, (2000), ‘Russian privatization and
corporate governance: What went wrong?’, Stanford Law Review, 52, 1731-1808.
24. Boardman, A., Shapiro, D. và Vining, A., (1994), ‘The role of agency costs in
explaining the superior performance of foreign MNE subsidiaries’, International
Business Journal, 6(3), 295-317.
25. Boettke, P. và Stringham, E., (2003), ‘Czech your premises: Are regulations the
answer for stock markets in transition?’, Working Paper, Institute for Humane
Studies at George Mason University.
26. Bothwell, J.L., (1980), ‘Profitability, risk, and the separation of ownership from
control’, Journal of Industrial Economics, 28(3), 303-311.
27. Boudreaux, K.J., (1973), ‘Managerialism and Risk - Return Performance’,
Southern Economic Journal, 39(3), 366-372.
116
28. Boycko, M., Shleifer, A., và Vishny, R.W., (1996), ‘A theory of privatization’,
Economic Journal, 106, 309-319.
29. Bùi Xuân Hải (2007), ‘Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của Pháp luật công
ty Việt Nam’, Tạp chí Khoa học Pháp luật, Số 4(41)/2007
30. Burkart, M. và Panunzi, F., (2003), “Mandatory bids, squeeze-out, sell-out and
the dynamics of the tender offer process”, ECGI-Working Paper.
31. Burkart, M., Gromb, D. và Panunzi, F., (1997), ‘Large shareholders, monitoring,
and the value of the firm’, The quarterly journal of economics, 112(3), 693-728.
32. Byrd, J.W. và Hickman, K.A., (1992), ‘Do outside directors monitor managers?:
Evidence from tender offer bids’, Journal of financial economics, 32(2), 195-221.
33. Carrasco, V., (2004), ‘Two heads may not be better than one: Corporate board
structure, managerial self-dealing, and common agency’, Working Paper.
34. Chang, S. and Mayers, D., (1995), ‘Who benefits in a negotiated block trade?’,
Working Paper, University of California at Riverside.
35. Chen, Z.H., Cheung, Y., Stouraitis, A., và Wong, A., (2005), ‘Ownership
concentration, firm performance and dividend policy in Hong Kong’, Pacific-
Basin Finance Journal, 13(4), 431-449.
36. Chibber, P.K. và Majumdar, S.K., (1999), ‘Foreign ownership and profitability:
Property rights, control and the performance of firms in Indian industry’,
Journal of Law and Economics, 42(1), 209-238.
37. Cho, M.H., (1998), ‘Ownership structure, investment, and the corporate value:
an empirical analysis’, Journal of financial Economics, 47(1), 103-121.
38. Cho, S.S, El Ghoul, S., Guedhami, O. và Suh, J., (2014), ‘Creditor rights and
capital structure: Evidence from international data’, Journal of Corporate
Finance, 25, 40-60.
39. Claessens, S. và Djankov S., (1999), ‘Ownership concentration and corporate
performance in the Czech Republic’, Journal of Comparative Economics, 27(3),
498-513.
40. Claessens, S., Djankov, S. và Lang, L.H., (2000), ‘The separation of ownership
and control in East Asian corporations’, Journal of Financial Economics, 58(1-
2), 81-112.
41. Coffee, J., (1999), ‘Privatization and corporate governance: The lessons from
securities market failure’, Working Paper, Colombia Law School.
117
42. Coffee, J., (2001), ‘Do norms matter? A cross-country examination of private
benefits of control’, Working Paper, Columbia University Law School.
43. Coles, J.L., Daniel, N.D., và Naveen, L., (2006), ‘Managerial incentives and
risk-taking’, Journal of financial Economics, 79(2), 431-468.
44. Core, J.E., Guay, W.R. và Verrecchia, R.E., (2003), ‘Price versus non-price
performance measures in optimal CEO compensation contracts’, The accounting
review, 78(4), 957-981.
45. Curcio, R., (1994), The effect of managerial ownership of shares and voting
concentration on performance (No. dp0185), Centre for Economic Performance, LSE.
46. Demsetz , H. và Lehn, K., (1985), ‘The structure of corporate ownership -
Causes and consequences’, Journal of Political Economy, 93, 1155-1175.
47. Demsetz, H., (1988), ‘The theory of the firm revisited’, Journal of Law,
Economics, & Organization, 4(1), 141-161.
48. Denis, D.J. và Denis, D.K., (1994), ‘Majority owner-managers and
organizational efficiency’, Journal of corporate finance, 1(1), 91-118.
49. Denis, D.J., Denis, D.K., và Sarin, A., (1997), ‘Agency problems, equity
ownership, and corporate diversification’, Journal of Finance, 52(1), 135-160.
50. Denis, D.K. và McConnell, J.J., (2003), ‘International corporate governance’,
Journal of Financial and Quantitative Analysis, 38(1), 1-36.
51. Denis, D.K., (2001), ‘Twenty‐five years of corporate governance research and
counting’, Review of financial economics, 10(3), 191-212.
52. Ding, Y., Zhang, H. và Zhang, J., (2007), ‘Private vs state ownership and
earnings management: evidence from Chinese listed companies’, Corporate
Governance: An International Review, 15(2), 223-238.
53. Djankov, S. và Hoekman, B., (2000), ‘Foreign investment and productivity
growth in Czech enterprices’, World Bank Economic Review, 14(1), 49-64.
54. Djankov, S. và Murrell, P., (2002), ‘Enterprise restructuring in transition: A
quantitative survey’, Journal of economic literature, 40(3), 739-792.
55. Djankov, S., McLiesh, C., và Shleifer, A., (2007), ‘Private credit in 129
countries’, Journal of financial Economics, 84(2), 299-329.
56. Đoàn Thị Hồng Vân (2010), ‘Tái cấu trúc kinh tế: Định hướng và giải pháp thực
hiện’, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 03/233 tháng 3/2010, Đại học Kinh tế TP.HCM
118
57. Douma, S., George, R., và Kabir, R., (2006), ‘Foreign and domestic ownership,
business groups, and firm performance: Evidence from a large emerging
market’, Strategic Management Journal, 27(7), 637-657.
58. Dyck, I.A., (2001), ‘Ownership structure, legal protections and corporate
governance’, Annual World Bank Conference on Development Economics, 8,
291-330.
59. Eckbo, B.E. và Verma, S., (1994), ‘Managerial shareownership, voting power,
and cash dividend policy’, Journal of Corporate Finance, 1, 33-62.
60. Ehrhardt, O. và Nowak, E., (2003), ‘Private benefits and minority shareholder
expropriation (or What exactly are private benefits of control?)’, EFA 2003
Annual Conference Paper No. 809.
61. Eisenberg, T., Sundgren, S. và Wells, M.T., (1998), ‘Larger board size and
decreasing firm value in small firms’, Journal of financial economics, 48(1), 35-54.
62. Fama, E.F. và Jensen, M.C., (1983), ‘Separation of Ownership and Control’,
Journal of Law and Economics, 26, 301-325.
63. Fama, E.F., (1980), ‘Agency problems and the theory of the firm’, Journal of
Political Economy, 88(2), 288-307.
64. Firth M., Lin, C., Liu, P., và Wong, S.M., (2009), ‘Inside the black box: Bank
credit allocation in China’s private sector’, Journal of Banking and Finance,
33(6), 1144-1155.
65. Flannery, M.J., (1986), ‘Asymmetric information and risky debt maturity
choice’, Journal of Finance, 41(1), 19-37.
66. Fleming, G., Heaney, R. and McCosker, R., (2005), ‘Agency costs and
ownership structure in Australia’, Pacific-Basin Finance Journal, 13(1), 29-52.
67. Florackis, C., (2008), ‘Agency costs and corporate governance mechanisms:
Evidence for UK firms’, International Journal of Managerial Finance, 4(1), 37-59.
68. Franks, J., Mayer, C. và Renneboog, L., (2001), ‘Who disciplines management
in poorly performing companies?’, Journal of Financial Intermediation, 10(3-
4), 209-248.
69. Gilson, R.J. và Gordon, J.N., (2003), ‘Controlling controlling shareholders’,
University of Pennsylvania Law Review, 152, 785.
70. Gilson, R.J., (2005), ‘Controlling shareholders and corporate governance:
Complicating the comparative taxonomy’, Harvard Law Review, 119, 1641.
119
71. Glaeser, E., Johnson, S. và Shleifer, A., (2001), ‘Coase versus the coasians’, The
Quarterly Journal of Economics, 116(3), 853-899.
72. Grossman, S. và Hart, O., (1980), ‘Takeover bids, the free rider problem, andthe
theory of the corporation’, Bell Journal of Economics, 11, 42-69.
73. Grossman, S. và Hart, O., (1988), ‘One share one vote and the market for
corporate control’, Journal of Financial Economics, 20(1-2), 175-202.
74. Gugler, K. và Yutoglue, B., (2003), ‘Corporate governance and dividend payout
policy in Germany’, European Economic Review, 47, 731-358.
75. Gunasekarage, A., Hess, K., và Hu, A., (2007), ‘The influence of the degree of state
ownership and the ownership concentration on the performance of listed Chinese
companies’, Research in International Business and Finance, 21(3), 379-395.
76. Hájek, F., (2003), ‘Asset pricing: Theory and evidence’, Bachelor Thesis,
Charles University in Prague.
77. Han, K.C., Lee, S.H., và Suk, D.Y., (1999), ‘Institutional shareholders and
dividends’, Journal of Financial and Strategic Decisions, 12(1), 53-62.
78. Harris, M. và Raviv, A., (1988), ‘Corporate governance: Voting rights and
majority rules’, Journal of Financial Economics, 20, 203-235.
79. Havel, J., (2003), ‘Akcionářská demokracie Czech made’, Working Paper,
Charles University in Prague, UK FSV - IES.
80. Hay Sinh, Nguyễn Kim Đức (2012), ‘Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước dưới
góc nhìn của hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp’, Tạp chí Phát triển và
Hội Nhập, Số 6 (6) - Tháng 9/2012
81. Hermalin, B.E. và Weisbach, M.S., (2003), ‘Boards of directors as an
endogenously determined institution: A survey of the economic literature’,
Economic Policy Review, 9(1), 7-26.
82. Himmelberg, Hubbard và Palia (1999)
83. Hồ Thanh Xuân (2013), “Sở hữu chéo”, nút thắt trong quá trình tái cấu trúc ngân
hàng’, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
84. Horner, M., (1988), ‘The value of the corporate voting right: Evidence from
Switzerland’, Journal of Banking and Finance, 12, 69-83.
85.
86. https://bizlive.vn/doanh-nghiep/nho-thien-thoi-dia-loi-cac-ong-lon-nganh-xay-
dung-tang-manh-loi-nhuan-1742439.html
120
87. https://doanhnhansaigon.vn/thoi-su-trong-nuoc/can-canh-muc-luong-cua-nha-
quan-ly-doanh-nghiep-nha-nuoc-1085892.html
88. https://vietstock.vn/2017/02/boc-tach-lai-lo-nganh-xay-dung-niem-yet-737-
518604.htm
89. https://voer.edu.vn/m/hieu-qua-su-dung-von-cua-doanh-nghiep-trong-nen-kinh-
te-thi-truong/22e564c8
90. https://www.investopedia.com/ask/answers/041015/how-do-modern-
corporations-deal-agency-problems.asp
91. Hu, Y. và Izumida, S., (2008), ‘Ownership concentration and corporate
performance: A causal analysis with Japanese panel data’, Corporate
Governance: An International Review, 16(4), 342-358.
92. Huỳnh Thế Du (2004), Tại sao nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh
doanh không hiệu quả, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.
93. Jensen, G.R., Solberg, D.P., và Zorn, T.S., (1992), ‘Simultaneous determination
of insider ownership, debt, and dividend policies’, Journal of Financial and
Quantitative Analysis, 27(2), 247-263.
94. Jensen, M.C. và Meckling, W.H., (1976), ‘Theory of the firm: Managerial
behavior, agency costs, and ownership structure’, Journal of Financial
Economics, 3(4), 305-360.
95. Jensen, M.C. và Murphy, K.J., (1990), ‘Performance pay and top-management
incentives’, Journal of political economy, 98(2), 225-264.
96. Jensen, M.C., (1986)’ ‘Agency costs of free-cash-flow, corporate finance, and
takeovers’, American Economic Review, 76, 323-329.
97. Kasseeah, H., (2008), ‘What determines the Lev decision of Chinese firms?’,
Journal of the Asia Pacific Economy, 13(3), 354-374.
98. Khidmat, W.B. và Rehman, M.U., (2014), ‘The impact of free cash flows and
agency costs on firm performance - An empirical analysis of KSE listed
companies of Pakistan’, Journal of Financial Engineering, 1(03), 1450027.
99. Kole, S.R. và Mulherin, J.H., (1997), ‘The government as a shareholder: A case
from the United States’, The Journal of Law and Economics, 40(1), 1-22.
100. Kouki, M. và Guizani, M., (2009), ‘Corporate government and dividend policy
in Poland, Warsaw School of Economics’, World Economy Research Institute,
A1, Niepodlegosci Warsaw, Poland, 162, 02-554.
121
101. La Porta, R., Lopez-de-Salines, F., Shleifer, A., và Vishny, R.W., (1997), ‘Legal
determinants of external Finance’, Journal of Finance, 52(3), 1131-1150.
102. Lê Đức Hoàng (2015), Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp niêm yết, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
103. Le, T. và Chizema, A., (2011), ‘State ownership and firm performance:
Evidence from Chinese listed firms’, Organizations & Markets in Emerging
Economies, 2(2).
104. Le, T.V. và Buck, T., (2011), ‘State ownership and listed firm performance: A
universally negative governance relationship?’, Journal of Management and
Government, 15(2), 227-248.
105. Leland, H.E., (1998), ‘Agency costs, risk management, and capital structure’,
Journal of Finance, 53(4), 1213-1243.
106. Li, K., Yue, H., và Zhao L., (2009), ‘Ownership, institution, and capital structure:
Evidence from China’, Journal of Comparative Economics, 37, 471-490.
107. Liu, Q., Tian, G., và Wang, X., (2011), ‘The effect of ownership structure on
Lev decision: new evidence from Chinese listed firms’, Journal of the Asia
Pacific Economy, 16 (2), 254-276.
108. Liu, Y., Miletkov, M.K., Wei, Z. và Yang, T., (2015), ‘Board independence and
firm performance in China’, Journal of Corporate Finance, 30, 223-244.
109. Mallin, C.A., (2004), Corporate Governance, Oxford University Press.
110. Margaritis, D. và Psillaki, M., (2010), ‘Capital structure, equity ownership and
firm performance’, Journal of Banking & Finance, 34(3), 621-632.
111. McConnell, J.J. và Servaes, H., (1990), ‘Additional evidence on equity ownership
and corporate value’, Journal of Financial economics, 27(2), 595-612.
112. McKnight, P.J. và Weir, C., (2009), ‘Agency costs, corporate governance
mechanisms and ownership structure in large UK publicly quoted companies: A
panel data analysis’, The Quarterly Review of Economics and Finance, 49(2),
139-158.
113. Megginson, W.L. và Netter, J.M., (2001), ‘From state to market: A survey of
empirical studies on privatization’, Journal of economic literature, 39(2), 321-389.
114. Megginson, W.L., Nash, R.C. và Van Randenborgh, M., (1994), ‘The financial
and operating performance of newly privatized firms: An international empirical
analysis’, The Journal of Finance, 49(2), 403-452.
122
115. Mehran, H., (1995), ‘Executive compensation structure, ownership, and firm
performance. Journal of financial economics, 38(2), 163-184.
116. Mehrani, S., Moradi, M., và Esk, H., (2011), ‘Ownership structure and dividend
policy: Evidence from Iran’, African Journal of Business Management, 5(17),
7516-7525.
117. Ming, T.C. và Gee, C.S., (2008), ‘The influence of ownership structure on the
corporate performance of Malaysian public listed companies’, ASEAN Economic
Bulletin, 25(2), 195-208.
118. Mitnick, B.M., (1973), ‘Fiduciary rationality and public policy: The theory of
agency and some consequences’, 1973 Annual Meeting of the American
Political Science Association, New Orleans, LA.
119. Mitnick, B.M., (1975), ‘The theory of agency’, Public Choice, 24(1), 27-42.
120. Monsen, R.J., Chiu, J.S., và Cooley, D.E., (1968), ‘The effect of separation of
ownership and control on the performance of the large firm’, The Quarterly
Journal of Economics, 435-451.
121. Morck, R. và Yeung, B., (2004), ‘Family control and the rent-seeking
society’, Entrepreneurship theory and practice, 28(4), 391-409.
122. Morck, R., Shleifer, A., và Víhny, R.W., (1988), ‘Management ownership and
market valuation: An empirical analyis’, Journal of financial economics, 20, 293-315.
123. Murphy, K.J., (1999), ‘Executive compensation’, Handbook of labor
economics, 3, 2485-2563.
124. Myers, S.C. và Majluf, N.S., (1984), ‘Corporate financing and investment
decisions when firms have information that investors do not have’, Journal of
financial economics, 13(2), 187-221.
125. Myers, S.C., (1977), ‘Determinants of corporate borrowing’, Journal of
financial economics, 5(2), 147-175.
126. Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Xuân Thành (2012), Cấu trúc sở hữu trong khu vực
ngân hàng thương mại Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright.
127. Nguyễn Kim Đức, Nguyễn Thị Hải lý (2012), ‘Tác động của Nghị định số
59/2011/NĐ-CỔ PHIẾU lên cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước - một trọng tâm
trong tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam hiện nay’, Tạp chí Phát triển
và Hội nhập - Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM, số 02, tháng 1 năm 2012.
128. Nguyễn Ngọc Thanh, (2010), ‘Vấn đề chủ sử hữu và người đại diện. Một số gợi
ý về chính sách cho Việt Nam’, Chuyên san Kinh tế và Kinh doanh¸ Tập 26, Số
1, tr. 30-36
123
129. Nguyễn Quốc Nghi, Huỳnh Cẩm Loan (2012), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng
thương mại Việt Nam: thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Hồng Đức
TP.HCM, trang 256-264
130. Nguyễn Quốc Nghi, Mã Thị Quỳnh Như (2010), ‘Luận bàn về tái cấu trúc doanh
nghiệp nhà nước’, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 6(16), trang 3-6.
131. Nguyễn Thu Hiền, Trần Duy Thanh (2011), ‘Cấu trúc sở hữu và khả năng thao
túng doanh nghiệp’, Báo Nhịp cầu đầu tư
132. Nguyễn Văn Trình (2012), ‘Đẩy mạnh tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước,
nhiệm vụ cấp bách hiện nay’, Tạp chí phát triển và hội nhập, Số 7(17), tháng 11
- 12/2012.
133. Ongore, V.O., (2011), ‘The relationship between ownership structure and firm
performance: An empirical analysis of listed companies in Kenya’, African
Journal of Business Management, 5(6), 2120-2128.
134. Padilla, A., (2002), ‘Can agency theory justify the regulation of insider
trading?’, The Quarterly Journal of Austrian Economics, 5(1), 3-38.
135. Palmer, J., (1973), ‘The profit performance effects of the separation of
ownership from control in large US industrial corporations’, The Bell Journal of
Economic Management Science, 4, 293-303.
136. Pearce, J.A. và Zahra, S.A., (1991), ‘The relative power of CEOs and boards of
directors: Associations with corporate performance’, Strategic management
journal, 12(2), 135-153.
137. Phạm Viết Muôn (2011), ‘Phương hướng và giải phát tái cơ cấu doanh nghiệp
nhà nước giai đoạn 2011 - 2015’, Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2011,
Số 04 (16).
138. Rashid, A., (2013), ‘CEO duality and agency cost: Evidence from Bangladesh’,
Journal of Management & Governance, 17(4), 989-1008.
139. Rosenstein, S. và Wyatt, J.G., (1990), ‘Outside directors, board independence,
and shareholder wealth’, Journal of financial economics, 26(2), 175-191.
140. Ross, S.A., (1973), ‘The economic theory of agency: The principal’s problem’,
American Economic Review, 63(2), 134-139.
141. Rossi, F., Barth, J.R. and Cebula, R.J., (2018), ‘Do shareholder coalitions affect
agency costs? Evidence from Italian-listed companies’, Research in
International Business and Finance, 46, 181-200.
124
142. Rozeff, M.S., (1982), ‘Growth, beta and agency costs as determinants of
dividend payout ratios’, Journal of Finance Research, 5(3), 249-259.
143. Schaffer, M.E. and Stillman, S., (2010), Xtoverid: Stata module to calculate
tests of overidentifying restrictions after xtreg, xtivreg, xtivreg2 and xthtaylor,
Available at:
144. Schooley, D.K. và Barney, L.D., (1994), ‘Using dividend policy and managerial
ownership to reduce agency costs’, Journal of Financial Research, 17(3), 363-373.
145. Shleifer, A. và Vishny, R.W., (1986), ‘Large shareholders and corporate
control’, Journal of political economy, 94(3), 461-488.
146. Shleifer, A. và Vishny, R.W., (1997), ‘A survey of corporate governance’, The
Journal of Finance, 52(2), 737-783.
147. Short, H. và Keasey, K., (1999), ‘Managerial Ownership and the Performance of
Firms: Evidence from the UK’, Journal of Corporate Finance, 5(1), 79-101.
148. Short, H., Zhang, H., và Keasey, K., (2002), ‘The link between dividend policy
and institutional ownership, Journal of Corporate Finance, 8, 105-122.
149. Singh, M. và Davidson III, W.N., (2003), ‘Agency costs, ownership structure and
corporate governance mechanisms’, Journal of Banking and Finance, 27(5), 793 - 816
150. Smith, A. (1937), The wealth of nations.
151. Sorenson, R., (1974), ‘The separation of ownership and control and firm
performance: An empirical analysis’, Southern Economic Journal, 41(1), 145-148.
152. Spence, M. và Zeckhauser, R., (1971), ‘Insurance, information, and individual
action’, American Economic Review, 61, 119-132.
153. Stano, M., (1976), ‘Monopoly power, ownership control, and corporate
performance’, The Bell Journal of Economics, 672-679.
154. Steer, P. và Cable, J. (1978), ‘Internal organization and profit: an empirical
analysis of large UK companies’, The Journal of Industrial Economics, 13-30.
155. Stiglitz, J.E., (1975), ‘The theory of screening, education, and the distribution of
income’, American economic review, 65(3), 283-300.
156. Stouraitis, A. và Wu L., (2004), ‘The impact of ownership structure on the
dividend policy of Japanese Firms with free cash flow problem’, AFFI
December meeting, (trang 1-35).
157. Thomsen, S. và Pedersen, T., (2000), ‘Ownership structure and economic
performance in the largest European companies’, Strategic Management
Journal, 21(6), 689-705.
125
158. Tian, L. và Estrin, S., (2008), ‘Retained state shareholding in Chinese PLCs:
does government ownership always reduce corporate value?’, Journal of
Comparative Economics, 36(1), 74-89.
159. Trần Tiến Cường (2012), Tái cấu trúc DNNN và giải quyết vấn đề phân tách
giữa chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và chức năng quản lý nhà nước
đối với các DNNN, Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội.
160. Ullah, H. Fida, A., và Khan, S., (2012), ‘The impact of ownership on dividend
policy: Evidence from emerging markets KST-100 Index Pakistan’,
International Journal of Business and Social Science, 3(9).
161. Vining, A.R. và Boardman, A.E., (1992), ‘Ownership versus competition:
Efficiency in public enterprise’, Public choice, 73(2), 205-239.
162. Võ Thị Quý (2011), ‘Cổ phần hóa - Giải pháp phát triển thành phần kinh tế tư
nhân, một nghiên cứu trên địa bàn TP.HCM’, Tạp chí Phát triển kinh tế, Số 247
tháng 5/2011 - Đại học Kinh tế TP.HCM
163. Wang, G.Y., (2010), ‘The impacts of free cash flows and agency costs on firm
performance’, Journal of service science and management, 3(4), 408-418.
164. Wang, K. và Xiao, X., (2011), ‘Controlling shareholders’ tunneling and
executive compensation: Evidence from China’, Journal of Accounting and
Public Policy, 30(1), 89-100.
165. Wang, S.F., Jou, Y.J., Chang, K.C., và Wu, K.W., (2014), ‘Industry
competition, agency problem, and firm performance’, Romanian Journal of
Economic Forecasting, 17(4), 76-93.
166. Wen, Y. và Jia, J., (2010), ‘Institutional ownership, managerial ownership and
dividend policy in bank holding companies’, International Review of
Accounting, Banking and Finance, 2(1), 8-21.
167. Wooldridge, J.M., (2010), Econometric analysis of cross section and panel data.
MIT Press.
168. Xu, L.C., Zhu, T. và Lin, Y.M., (2005), ‘Politician control, agency problems and
ownership reform: evidence from China’, Economics of Transition, 13(1), 1-24.
169. Yammeesri, J., (2003), ‘Corporate governance: ownership structure and firm
performance-evidence from Thailand’, Working paper.
170. Yermack, D., (1996), ‘Higher market valuation of companies with a small board
of directors’, Journal of financial economics, 40(2), 185-211.
126
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phân tích ANOVA
Sum of Squares df Mean Square F Sig.
ROA Between Groups 23.834 7 3.405 1.368 0.214
Within Groups 10968.871 4406 2.49
Total 10992.704 4413
ROE Between Groups 2.272 7 0.325 8.293 .000
Within Groups 172.437 4406 0.039
Total 174.709 4413
Salass Between Groups 410.840 7 58.691 34.622 .000
Within Groups 7472.412 4408 1.695
Total 7883.251 4415
Exsa Between Groups 1.338 7 .191 66.246 .000
Within Groups 12.677 4395 .003
Total 14.015 4402
Size Between Groups 835.687 7 119.384 61.295 .000
Within Groups 8585.402 4408 1.948
Total 9421.089 4415
Lev Between Groups 16.218 7 2.317 30.360 .000
Within Groups 336.380 4408 .076
Total 352.598 4415
127
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINH
STT Mã Tên công ty
1 ACC Công ty Cổ phần Bê tông Becamex
2 BCE Công ty Cổ phần Xây dựng và Giao thông Bình Dương
3 BT6 Công ty Cổ phần Beton 6
4 C47 Công ty Cổ phần Xây dựng 47
5 CDC Công ty Cổ phần Chương Dương
6 CIG Công ty Cổ phần COMA 18
7 CII Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM
8 CLG Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Nhà đất Cotec
9 CTD Công ty Cổ phần Xây dựng Cotec
10 CTI Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO
11 FCN Công ty Cổ phần Kỹ thuật nền móng và Công trình ngầm FECON
12 HAS Công ty Cổ phần Hacisco
13 HBC Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình
14 HDG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hà Đô
15 HTI Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hạ tầng IDICO
16 HU1 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD1
17 HU3 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng HUD3
18 LCG Công ty Cổ phần LICOGI 16
19 LGC Công ty Cổ phần Đầu tư Cầu đường CII
20 LGL Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Long Giang
21 MDG Công ty Cổ phần Miền Đông
22 PPI Công ty Cổ phần Phát triển hạ tầng và Bất động sản Thái Bình Dương
128
STT Mã Tên công ty
23 PTC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện
24 PXI Công ty Cổ phần Xây dựng Công nghiệp và Dân dụng Dầu khí
25 PXS Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí
26 PXT Công ty Cổ phần Xây lắp Đường ống Bể chứa Dầu khí
27 REE Công ty Cổ phần Cơ điện Lạnh
28 SC5 Công ty Cổ phần Xây dựng số 5
29 SRF Công ty Cổ phần Kỹ nghệ lạnh
30 UDC Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển đô thị Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
31 VNE Tổng Công ty Cổ phần Xây dựng điện Việt Nam
32 VSI Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Cấp thoát nước
129
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI
STT Mã Tên công ty
1 AME Công ty Cổ phần Alphanam Cơ điện
2 B82 Công ty Cổ phần 482
3 BHT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bạch Đằng TMC
4 C92 Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư 492
5 CID Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng
6 CSC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thành Nam
7 CT6 Công ty Cổ phần Công trình 6
8 CTM Công ty Cổ phần Đầu tư, Xây dựng và Khai thác Mỏ VINAVICO
9 CTN Công ty Cổ phần Xây dựng Công trình ngầm
10 CVN Công ty Cổ phần Vinam
11 CX8 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Contrexim số 8
12 DC2 Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển - Xây dựng (DIC) số 2
13 DC4 Công ty Cổ phần DIC số 4
14 DIH Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng - Hội An
15 DLR Công ty Cổ phần Địa ốc Đà Lạt
16 HUT Công ty Cổ phần Tasco
17 KTT Công ty Cổ phần Đầu tư Thiết bị và Xây lắp Điện Thiên Trường
18 L14 Công ty Cổ phần Licogi 14
19 L18 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng số 18
20 LCS Công ty Cổ phần Licogi 16.6
21 LHC Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng
22 LIG Công ty Cổ phần Licogi 13
130
STT Mã Tên công ty
23 LTC Công ty Cổ phần Điện nhẹ Viễn Thông
24 LUT Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Lương Tài
25 MCO Công ty Cổ phần MCO Việt Nam
26 NHA Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội
27 PHC Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
28 PHH Công ty Cổ phần Hồng Hà Việt Nam
29 PVV Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Vinaconex - PVC
30 QTC Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Vận tải Quảng Nam
31 S12 Công ty Cổ phần Sông Đà 12
32 S55 Công ty Cổ phần Sông Đà 505
33 S99 Công ty Cổ phần Sông Đà 9.09
34 SD1 Công ty Cổ phần Sông Đà 1
35 SD2 Công ty Cổ phần Sông Đà 2
36 SD4 Công ty Cổ phần Sông Đà 4
37 SD5 Công ty Cổ phần Sông Đà 5
38 SD6 Công ty Cổ phần Sông Đà 6
39 SD7 Công ty Cổ phần Sông Đà 7
40 SD9 Công ty Cổ phần Sông Đà 9
41 SDA Công ty Cổ phần SIMCO Sông Đà
42 SDD Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
43 SDE Công ty Cổ phần Kỹ thuật điện Sông Đà
44 SDH Công ty Cổ phần Xây dựng hạ tầng Sông Đà
45 SDT Công ty Cổ phần Sông Đà 10
46 SJE Công ty Cổ phần Sông Đà 11
131
STT Mã Tên công ty
47 SVN Công ty Cổ phần SOLAVINA
48 TKC Công ty Cổ phần Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Tân Kỷ
49 TST Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông
50 UNI Công ty Cổ phần Viễn Liên
51 V12 Công ty Cổ phần Xây dựng số 12
52 V15 Công ty Cổ phần Xây dựng số 15
53 V21 Công ty Cổ phần Vinaconex 21
54 VAT Công ty Cổ phần Viễn thông Vạn Xuân
55 VC1 Công ty Cổ phần Xây dựng số 1
56 VC2 Công ty Cổ phần Xây dựng số 2
57 VC5 Công ty Cổ phần xây dựng số 5
58 VC6 Công ty Cổ phần Vinaconex 6
59 VC7 Công ty Cổ Phần Xây dựng số 7
60 VC9 Công ty Cổ phần Xây dựng số 9
61 VCC Công ty Cổ phần Vinaconex 25
62 VCG Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
63 VE1 Công ty Cổ phần Xây dựng điện VNECO1
64 VE2 Công ty Cổ phần Xây dựng Điện VNECO 2
65 VE3 Công ty Cổ phần Xây dựng điện VNECO 3
66 VE8 Công ty Cổ phần Xây dựng Điện Vneco 8
67 VE9 Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng VNECO 9
68 VMC Công ty Cổ phần VIMECO
69 VXB Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Bến Tre