Việt Nam thúc đẩy nâng cao chất lượng đầu tư kết cấu hạ tầng KCN theo hướng
đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các tiện nghi, tiện ích công cộng phục vụ
cho KCN; gắn kết cấu hạ tầng trong hàng rào với ngoài hàng rào KCN.
Theo điều 20, mục 2, Luật Đầu tư 2014 thì Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng KCN, KCX, KCNC, KKT. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển KCN, KCX,
KCNC, KKT đã được phê duyệt, các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển và tổ chức xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, khu
chế xuất, khu công nghệ cao, các khu chức năng thuộc khu kinh tế. Nhà nước hỗ trợ
một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách và vốn tín dụng ưu đãi để phát triển đồng
bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào KCN tại
địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà
nước hỗ trợ một phần vốn đầu tư phát triển từ ngân sách, vốn tín dụng ưu đãi và áp
dụng các phương thức huy động vốn khác để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội trong KKT
214 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sử dụng khá phổ biến ở Việt Nam nhưng
không giống với các khái niệm “ cụm ngành công nghiệp” nêu trên. Theo quy chế
quản lý cụm công nghiệp của TTCP ban hành 08/2009 thì cụm công nghiệp được hiểu
là “khu vực tập trung các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp Theo khái
niệm này thì cụm công nghiệp được xem như một KCN quy mô nhỏ. Có thể nói khái
niệm “ cụm ngành công nghiệp” (industrial cluster) ở quốc tế và khái niệm “khu công
nghiệp” (industrial zone, industrial park, industrial estate) ở Việt Nam được hiểu là
một. Trên thực tế, hai khái niệm này hoàn toàn không giống nhau. Cả hai đều là nơi
chuyên sản xuất sản phẩm công nghiệp và/ hoặc cung cấp dịch vụ công nghiệp, nhưng
KCN có ranh giới địa lý xác định còn CCN ở Việt Nam có thể không. Do vậy, có thể
hiểu, cụm công nghiệp là một thể chế hơn là một khu vực địa lý đơn thuần. Nói cách
khác, khái niệm KCN đề cập đến địa điểm tâp trung và các liên kết hoạt động kinh tế.
Đồng thời, KCN thường được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục nhất định
còn CCN có thể hình thành một cách tự phát và không nhất thiết phải thành lập theo
một trình tự nào. Thêm nữa, KCN có thể tồn tại hoặc không tồn tại sự liên kết giữa các
doanh nghiệp nhưng đối với cụm ngành công nghiệp thì đây là một yếu tố quan trọng.
Như vậy có nhiều quan điểm cũng như sự thay đổi quan điểm về KCN của các
văn bản pháp luật theo thời gian. Nghiên cứu này sử dụng khái niệm về khu công
nghiệp của Luật đầu tư 2014 để làm nền tảng cho vấn đề nghiên cứu với nội dung như
sau: “Khu công nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng
công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp”
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA
(DÀNH CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TRONG KHU CÔNG NGHIỆP)
Xin kính chào Quý Ông/Bà!
Chúng tôi bao gồm:
Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “ Tác động của đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp:
Nghiên cứu trường hợp Bình Định”. Kính mong lãnh đạo các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư đã đến đầu tư và hoạt động tại các Khu công nghiệp (KCN) của tỉnh Bình Định
dành chút ít thời gian trả lời một số câu hỏi để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của
chúng tôi,.
Tất cả các ý kiến, nhận định của quý vị đều có giá trị cho công tác nghiên cứu
của đề tài dù là mức độ đánh giá nào. Tôi xin cam đoan về tính bảo mật của thông tin
mà quý vị cung cấp, các kết quả trả lời chỉ được phục vụ cho công tác nghiên cứu và
hoàn toàn không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.
Rất mong được sự cộng tác chân tình của quý vị!
Xin chân thành cảm ơn!
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên doanh nghiệp:,
2. Địa điểm: Doanh nghiệp đang đầu tư tại:
1. KCN Phú Tài 6. KCN Nhơn Hội A
2. KCN Long Mỹ 7. KCN Nhơn Hội B
3. KCN Nhơn Hòa 8. KCNNhơn Hội C
4. KCNHòa Hội 9. KCN Cát Trinh
5. KCN Bình Nghi
3. Quốc gia đầu tư: ,,,,,,,,,,
4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Dưới 6 tháng Trên 3 năm – 5 năm
6 tháng – 1 năm Trên 5 năm – 10 năm
Trên 1 năm - 3 năm Trên 10 năm
5. Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Công ty cổ phần
Công ty hợp danh Công ty TNHH (một hoặc nhiều thành viên)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Khác
6. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Công nghiệp/ Chế tạo Nông nghiệp/ Lâm nghiệp/ Thủy sản
Xây dựng Khai khoáng
Dịch vụ/ Thương mại
7. Quy mô doanh nghiệp
7.1. Quy mô vốn đầu tư
Vốn đăng ký:
Vốn thực hiện:
7.2. Quy mô Lao động
Dưới 50 lao động Từ 500 đến dưới 1000 lao động
Từ 50 đến dưới 100 lao động Trên 1000 lao động
Từ 100 đến dưới 500 lao động
8. Diện tích đất của doanh nghiệp:..
9. Vị trí, chức vụ của Ông/ Bà trong doanh nghiệp,
B. ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI PHỎNG VẤN
1. Xin cho biết mức độ đồng ý của quý vị về các nhận định dưới đây ở các Khu công nghiệp
(KCN) trên địa bàn tỉnh Bình Định. Quý vị hãy đánh dấu (X)vào ô thích hợp cho biết mức độ
đồng ý của quý vị đối với mỗi câu phát biểu sau:
Ví dụ: Với phát biểu “ Hạ tầng giao thông KCN thuận lợi”, Nếu quý vị rất đồng ý
với câu phát biểu này, quý vị hãy đánh dấu (X)vào ô số 5 như dưới đây,
Mức độ đồng ý
PHÁT BIỂU (1) (2) (3) (4) (5)
Rất Không Bình Đồng Rất
không đồng ý thường ý đồng ý
đồng ý
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp
Hạ tầng giao thông bêntrong KCN thuận lợi x
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Mức độ đồng ý
PHÁT BIỂU (1) (2) (3) (4) (5)
Rất Không Bình Đồng ý Rất
không đồng ý thường đồng ý
đồng
ý
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
1. Hạ tầng giao thông thuận lợi
2. Hệ thống cấp điện ổn định
3. Hệ thống cấp, thoát nước ổn định
4. Hệ thống cây xanh được đầu tư tốt
5. Thông tin liên lạc thuận lợi
6. Hệ thống xử lý chất thải được đầu tư tốt
7. Hệ thống chiếu sáng KCN được đầu tư tốt
8. Hệ thống nhà ăn cho người lao động được đầu
tư tốt
9. Hạ tầng y tế đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu
10. Hệ thống trường học đáp ứng tốt nhu cầu học
tập của con em người lao động và nhà đầu tư
11. Hệ thống dịch vụ giải trí đáp ứng tốt nhu cầu
12. Hạ tầng nhà ở đáp ứng tốt nhu cầu của người lao
động
13. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng đáp ứng tốt
nhu cầu
14. Hạ tầng giao thông được đầu tư ngày càng tốt
hơn
15. Hạ tầng năng lượng được đầu tư ngày càng tốt
Mức độ đồng ý
PHÁT BIỂU (1) (2) (3) (4) (5)
Rất Không Bình Đồng ý Rất
không đồng ý thường đồng ý
đồng
ý
hơn
16. Hạ tầng cấp thoát, nước được đầu tư ngày càng
tốt hơn
17. Hạ tầng thông tin liên lạc được đầu tư ngày càng
tốt hơn
18. Hạ tầng môi trường (xử lý chất thải và cây xanh)
được đầu tư ngày càng tốt hơn
19. Hạ tầng nhà ở cho người lao động được đầu tư
ngày càng tốt hơn
20. Hạ tầng công cộng và dịch vụ được đầu tư ngày
càng tốt hơn (y tế, giáo dục, ngân hàng tài chính,
chợ)
21. Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN giúp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư
22. Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN rất quan trọng
đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà
đầu tư
23. Sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng KCN góp
phần giảm rủi ro nhà đầu tư
24. Tình hình an ninh, trật tự trong KCN rất tốt
25. Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN góp phần làm
giảm chi phí của DN
26. Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN đóng vai trò
quan trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất
của doanh nghiệp
27. Hệ thống kết cấu hạ tầng KCN góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Chính sách thu hút đầu tư
28. Chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương hợp lý
29. Văn bản pháp luật được triển khai nhanh đến
nhà đầu tư
30. Hệ thống thuế rõ ràng
31. Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng
Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương
32. Lãnh đạo địa phương sẵn sàng hỗ trợ cho nhà
đầu tư
33. Chính quyền địa phương có cơ chế hỗ trợ tốt
cho nhà đầu tư
Mức độ đồng ý
PHÁT BIỂU (1) (2) (3) (4) (5)
Rất Không Bình Đồng ý Rất
không đồng ý thường đồng ý
đồng
ý
34. Các thắc mắc, phản ánh của doanh nghiệp luôn
được giải đáp thỏa đáng
35. Trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của cán bộ
quản lý tốt
Lợi thế ngành đầu tư
36. Dễ dàng tiếp cận với các yếu tố đầu vào
37. Công nghiệp phụ trợ phát triển
38. Thị trường tiêu thụ thuận lợi
39. Vị trí địa lý thuận lợi
Chi phí sử dụng hạ tầng
40. Giá dịch vụ thông tin liên lạc hợp lý
41. Giá điện, giá nước, cước vận tải hợp lý
42. Giá thuê đất hợp lý
43. Chi phí xử lý chất thải hợp lý
Nguồn nhân lực
44. Chấ t lượng lao động đáp ứng yêu cầu của chủ
đầu tư
45. Ngu ồn lao động dồi dào
46. Chi phí sử dụng lao động rẻ
47. Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao
động tốt
48. Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại địa
phương
49. Lao động có kỷ luật cao
Mức độ hài lòng chung
50. Khu công nghiệp đáp ứng được những kỳ
vọng của tôi
51. Tôi hài lòng với hệ thống kết cấu hạ tầng
KCN tại KCN
52. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư tại KCN của địa
phương
53. Tôi sẽ giới thiệu KCN ở địa phương này cho
nhà đầu tư khác
54. Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng khi đầu tư
vào Khu công nghiệp
2. Một số khó khăn khi sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng tại KCN
3. Những kiến nghị của quý vị về hệ thống kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp đối với:
Nhà đầu tư hạ tầng:
\
Cơ quan quản lý:
Xin chân thành cảm ơn Quý vị đã hoàn thiện nội dung của phiếu điều tra.
Kính mong Quí vị đóng con dấu của đơn vị vào phiếu điều tra và gửi trước ngày
01/09/2016 về địa chỉ trên phong bì có sẵn.
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng.
PHỤ LỤC 3:
PHIẾU ĐIỀU TRA
(DÀNH CHO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ NGOÀI KHU CÔNG NGHIỆP)
Xin kính chào Quý Ông/Bà!
Chúng tôi bao gồm:
Hiện tại, chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “Tác động của đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp đến thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp:
Nghiên cứu trường hợp Bình Định”. Kính mong lãnh đạo các doanh nghiệp, các nhà
đầu tư hoạt động bên ngoài các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định dành chút
ít thời gian trả lời một số câu hỏi để phục vụ cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
Tất cả các ý kiến, nhận định của quý vị đều có giá trị cho công tác nghiên cứu
của đề tài dù là mức độ đánh giá nào. Tôi xin cam đoan về tính bảo mật của thông tin
mà quý vị cung cấp,các kết quả trả lời chỉ được phục vụ cho công tác nghiên cứu và
hoàn toàn không phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.
Rất mong được sự cộng tác chân tình của quý vị!
Xin chân thành cảm ơn!
A. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên doanh nghiệp:
2. Địa điểm:
3. Quốc gia đầu tư: ,
4. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Dưới 6 tháng Trên 3 năm – 5 năm
6 tháng – 1 năm Trên 5 năm – 10 năm
Trên 1 năm - 3 năm Trên 10 năm
5. Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân Công ty cổ phần
Công ty hợp danh Công ty TNHH (một hoặc nhiều thành viên)
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Khác
6. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Công nghiệp/ Chế tạo Nông nghiệp/ Lâm nghiệp/ Thủy sản
Xây dựng Khai khoáng
Dịch vụ/ Thương mại Khác
7. Quy mô doanh nghiệp:
7.1. Quy mô vốn đầu tư:
Vốn đăng ký:
Vốn thực hiện:
7.2. Quy mô lao động:
Dưới 50 lao động Từ 500 đến dưới 1000 lao động
Từ 50 đến dưới 100 lao động Trên 1000 lao động
Từ 100 đến dưới 500 lao động
8. Vị trí, chức vụ của Ông/ Bà trong doanh nghiệp
,,
B, ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI PHỎNG VẤN
1. Xin cho biết mức độ đồng ý của quý vị về các nhận định dưới đây tại địa điểm đầu tư
của quý vị trên địa bàn tỉnh Bình Định. Quý vị hãy đánh dấu (X) vào ô thích hợp cho
biết mức độ đồng ý của Quý vị đối với mỗi câu phát biểu sau:
Ví dụ: Với phát biểu “ Hạ tầng giao thông thuận lợi”, Nếu quý vị rất đồng ý với câu
phát biểu này, quý vị hãy đánh dấu (X)vào ô số 5 như dưới đây,
Mức độ đồng ý
(1) (2) (3) (4) (5)
PHÁT BIỂU
Rất Không Bình Đồng Rất
không đồng ý thường ý đồng ý
đồng ý
Kết cấu hạ tầng
Hạ tầng giao thông thuận lợi x
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
Mức độ đồng ý
(1)
(2) (3) (5)
PHÁT BIỂU Rất (4)
Không Bình Rất
không Đồng ý
đồng ý thường đồng ý
đồng ý
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
1. Hạ tầng giao thông thuận lợi
2. Hệ thống cấp điện ổn định
3. Hệ thống cấp, thoát nước ổn định
4. Hệ thống cây xanh được đầu tư tốt
5. Thông tin liên lạc thuận lợi
6. Hệ thống xử lý chất thải đươc đầu tư tốt
7. Hạ tầng y tế đầu tư đáp ứng tốt nhu cầu
8. Hệ thống trường học đáp ứng tốt nhu cầu học
tập của con em người lao động và nhà đầu tư
9. Hệ thống dịch vụ giải trí đáp ứng tốt nhu cầu
10. Hạ tầng nhà ở đáp ứng tốt nhu cầu của người
lao động
11. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng đáp ứng tốt
nhu cầu
12. Hạ tầng giao thông được đầu tư ngày càng tốt
hơn
13. Hạ tầng năng lượng được đầu tư ngày càng tốt
hơn
14. Hạ tầng cấp thoát, nước được đầu tư ngày
càng tốt hơn
15. Hạ tầng thông tin liên lạc được đầu tư ngày
càng tốt hơn
Mức độ đồng ý
(1)
(2) (3) (5)
PHÁT BIỂU Rất (4)
Không Bình Rất
không Đồng ý
đồng ý thường đồng ý
đồng ý
16. Hạ tầng môi trường được đầu tư ngày càng tốt
hơn
17. Hạ tầng nhà ở cho người lao động được đầu
tư ngày càng tốt hơn
18. Hạ tầng công cộng và dịch vụ được đầu tư
ngày càng tốt hơn (y tế, giáo dục, ngân hàng
tài chính, chợ)
Chính sách thu hút đầu tư
19. Chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương hợp
lý
20. Văn bản pháp luật được triển khai nhanh đến
nhà đầu tư
21. Hệ thống thuế rõ ràng
22. Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng
Công tác quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương
23. Lãnh đạo địa phương sẵn sàng hỗ trợ cho
doanh nghiệp
24. Chính quyền địa phương có cơ chế hỗ trợ tốt
cho doanh nghiệp
25. Các thắc mắc, phản ánh của doanh nghiệp luôn
được giải đáp thỏa đáng
26. Trình độ, kỹ năng và thái độ phục vụ của cán
bộ quản lý tốt
Lợi thế ngành đầu tư
27. Dễ dàng tiếp cận với các yếu tố đầu vào
28. Công nghiệp phụ trợ phát triển
29. Thị trường tiêu thụ thuận lợi
30. Vị trí địa lý thuận lợi
Chi phí sử dụng hạ tầng
31. Giá dịch vụ thông tin liên lạc hợp lý
32. Giá điện, giá nước, cước vận tải hợp lý
33. Giá thuê đất hợp lý
34. Chi phí xử lý chất thải hợp lý
Nguồn nhân lực
35. Chấ t lượng lao động đáp ứng yêu cầu của chủ
đầu tư
36. Ngu ồn lao động dồi dào
37. Chi phí sử dụng lao động rẻ
38. Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của
lao động tốt
39. Dễ dàng tuyển dụng cán bộ quản lý giỏi tại
địa phương
40. Lao động có kỷ luật cao
Mức độ đồng ý
(1)
(2) (3) (5)
PHÁT BIỂU Rất (4)
Không Bình Rất
không Đồng ý
đồng ý thường đồng ý
đồng ý
Mức độ hài lòng chung
41. Môi trường đầu tư đáp ứng được những kỳ
vọng của tôi
42. Tôi hài lòng với hệ thống kết cấu hạ tầng tại
địa phương
43. Tôi sẽ tiếp tục đầu tư tại địa phương
44. Tôi sẽ giới thiệu địa phương này cho nhà đầu
tư khác
45. Nhìn chung, tôi cảm thấy hài lòng khi
đầu tư tại địa phương
2. Một số khó khăn khi sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng tại địa điểm đầu tư
3. Những kiến nghị của quý vị về hệ thống kết cấu hạ tầng đối với cơ quan quản lý
Xin chân thành cảm ơn Quý vị đã hoàn thiện nội dung của phiếu điều tra,.Kính
mong Quí vị đóng con dấu của đơn vị vào phiếu điều tra và gửi trước ngày 01/09/2016 về
địa chỉ trên phong bì có sẵn,
Xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng
PHỤ LỤC 4: MỘT SỐ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG
Bảng 1: Giá trị trung bình tổng vốn đầu tư thực hiện của các nhà đầu tư bên
trong KCN và nhà đầu tư bên ngoài KCN
Group Statistics
KCN N Mean Std. Deviation Std. Error Mean
0
VTH 100 30,837 27,404 2,740
1 100 13,176 16,3225 1,632
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Bảng 2: Kiểm định sự khác biệt về trung bình tổng vốn đầu tư thực hiện giữa các
nhà đầu tư trong KCN và nhà đầu tư ngoài KCN
Independent Samples Test
Levene's Test for
Equality of t-test for Equality of Means
Variances
95% Confidence
Sig,
Mean Std, Error Interval of the
F Sig. t Df (2-
Difference Difference Difference
tailed)
Lower Upper
VTH Equal
variances 31,42 0,00 5,537 198 0,00 17,66086 3,1896844 -24,992 -14,917
assumed
Equal
variances
-25,019 -14,890
not 5,537 161,392 0,00 17,66086 3,1896844
assumed
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Bảng 3 : Thống kê mẫu mô hình ước lượng tác động của đầu tư phát triển kết cấu
hạ tầng KCN đến kết quả thu hút đầu tư vào KCN và mức độ hài lòng
của nhà đầu tư
Tổng Tổng số Tổng số
Tỷ lệ mẫu khảo
số mẫu mẫu khảo
STT Khu công nghiệp sát thu được/
doanh khảo sát sát hợp lệ
tổng thể(%)
nghiệp gửi đi thu được
1 Phú Tài 121 121 118 63,78
2 Nhơn Hòa 25 25 23 12,43
3 Hòa Hội 5 5 5 2,7
4 Long Mỹ 30 30 22 11,89
5 Cát Trinh 3 3 2 1,09
Tổng số 185 185 170 91,89
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu
Bảng 4 : Thống kê mô tả mẫu mô hình ước lượng tác động của đầu tư phát triển
kết cấu hạ tầng KCN đến kết quả thu hút đầu tư vào KCN và mức độ hài lòng
của nhà đầu tư
Số doanh Tỷ lệ so với
Tiêu chí
nghiệp tổng thể
Thời gian < 6 tháng 5 2,90%
hoạt động 6 tháng – 1 năm 16 9,42%
Trên 1 năm - 3 năm 42 18,83%
Trên 3 năm – 5 năm 67 39,43%
Trên 5 năm – 10 năm 30 17,65%
Trên 10 năm 10 11,77%
Quy mô Nhỏ hơn 50 lao động 31 18,23 %
lao động Từ 50 đến dưới 100 lao động 50 29,41 %
Từ 100 đến dưới 500 lao động 67 39,42%
Từ 500 đến dưới 1000 lao động 22 12,94%
Từ 1000 đến dưới 2000 lao động 0 0%
Ngành Chế biến lâm sản 45 25,47%
nghề hoạt Nguyên liệu giấy (dăm) 12 7,05 %
động Chế biến đá Granite 22 12,94%
Cơ khí, vật liệu xây dựng 11 6,48%
Chế biến giấy, bao bì 10 5,88 %
Thức ăn chăn nuôi 13 7,65%
Chế biến nông sản 21 12,35%
Công nghiệp phụ trợ 9 5,3%
Ngành nghề khác 27 15,88 %
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả nghiên cứu
Bảng 5: Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh
(với mô hình biến phụ thuộc là kết quả đầu tư)
Model R R Adjusted Std. Error of Change Statistics
Square R Square the Estimate R Square F Change df1 df2 Sig. F
Change Change
1 .674a .455 .417 20.0040052 .455 12.101 10 145 .000
a. Predictors: (Constant), HTKT, CPHT, HTXH, LD, CSDT, CQDP, NNLB, DTT, LTDT, NNLA
b. Dependent Variable: VTH
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Bảng 6: Phân tích phương sai ANOVA
(với mô hình biến phụ thuộc là kết quả đầu tư)
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 48423.918 10 4842.392 12.101 .000b
1 Residual 58023.233 145 400.160
Total 106447.151 155
a. Dependent Variable: VTH
b. Predictors: (Constant), HTKT, CPHT, HTXH, LD, CSDT, CQDP, NNLB, DTT, LTDT, NNLA
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Trong bảng phân tích phương sai Anova cho ta thấy: trị số thống kê F của mô
hình với mức Sig. = 0,000, có thể kết luận rằng mô hình đưa ra phù hợp với dữ liệu
thực tế. Hay nói cách khác, biến độc lập tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc với
mức độ tin cậy 99% và giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc
Bảng 7: Hệ số xác định R2 hiệu chỉnh (với mô hình biến phụ thuộc là
mức độ hài lòng của nhà đầu tư)
Model R R Adjusted Std. Error of Change Statistics
Square R Square the Estimate R Square F Change df1 df2 Sig. F
Change Change
1 .591a .349 .305 .44685 .349 7.790 10 145 .000
a. Predictors: (Constant), HTKT, CPHT, HTXH, LD, CSDT, CQDP, NNLB, DTT, LTDT, NNLA
b. Dependent Variable: MHL
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Bảng 8: Phân tích phương sai ANOVA (với mô hình biến phụ thuộc là
mức độ hài lòng của nhà đầu tư)
ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 15.554 10 1.555 7.790 .000b
1 Residual 28.953 145 .200
Total 44.507 155
a. Dependent Variable: MHL
b. Predictors: (Constant), HTKT, CPHT, HTXH, LD, CSDT, CQDP, NNLB, DTT, LTDT, NNLA
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Bảng 9: Omnibus Tests of Model Coefficients
Omnibus Tests of Model Coefficients
Chi-square df Sig.
Step 121,772 11 ,000
Step 1 Block 121,772 11 ,000
Model 121,772 11 ,000
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Bảng 10: Kết quả KMO and Bartlett's
KMO and Bartlett's Testa
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. ,653
Approx, Chi-Square 2240,998
Bartlett's Test of Sphericity df 378
Sig. ,000
a. Based on correlations
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của tác giả
Bảng 11: Phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến dựa vào hệ số phóng đại
phương sai VIF
Bảng 9.1. Phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình Logistic
Coefficientsa
Model Unstandardized Standardized t Sig. Collinearity Statistics
Coefficients Coefficients
B Std. Error Beta Tolerance VIF
(Constant) 2.772 .457 6.060 .000
NNLA -.249 .064 -.286 -3.882 .000 .819 1.221
NNLB .058 .062 .069 .925 .356 .804 1.244
CSDT .062 .049 .095 1.259 .209 .788 1.269
CPHT .127 .052 .175 2.470 .014 .882 1.134
1
CQDP -.059 .049 -.085 -1.200 .231 .887 1.127
DTHTXH .078 .083 .064 .949 .344 .974 1.026
DTT .003 .001 .142 2.044 .042 .916 1.092
LD .000 .000 .053 .787 .433 .971 1.030
LTDT .155 .078 .146 1.971 .050 .810 1.234
a. Dependent Variable: DTHTKT
PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN TÁC ĐỘNG CỦA
ĐÂÌ TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG KCN ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ
VÀO KCN
1. Một số lý thuyết liên quan đến phát triển mô hình khu công nghiệp
i. Lý thuyết về địa lý kinh tế
Lý thuyết địa lý kinh tế đề cập đến vấn đề vị trí đầu tư ảnh hưởng đến chi phí sản
xuất, ảnh hưởng hướng ngoại có lợi của vị trí xảy ra nếu chi phí của các hãng giảm do ở
gần các hãng tương tự (Begg và ctg, 2007). Trước đó, cũng dựa trên quan điểm trên,
Krugman (1991) cho rằng lợi nhuận của hãng tăng có sự ảnh hưởng của yếu tố địa lý
kinh tế ở nhiều quy mô. Sự phát triển ngày càng tăng của các đô thị rõ ràng là do sự
thuận lợi về vị trí, với cấp độ lớn, sự phát triển không đồng đều nhau giữa các vùng
trong cùng một khu vực là nguyên nhân sâu xa của sự tăng trưởng.
Ta có thể thấy, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN sẽ tạo ra những lợi thế vị trí
và thu hút sự tập trung của các doanh nghiệp gần kề nhau. Khi có sự cận kề của các
doanh nghiệp tạo ra sự thuận lợi và giảm chi phí trong quá trình sản xuất có thể là chi
phí vận tải, chi phí thương mại liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh,... Tất cả
những điều đó đều góp phần tạo ra lợi thế chi phí cho nhà đầu tư.
ii. Lý thuyết địa phương hóa
Lý thuyết địa phương hóa giải thích lý do các doanh nghiệp hoạt động trong cùng
ngành, cùng quốc gia xuất xứ có xu hướng tập trung ở cùng một quốc gia, khu vực điển
hình như thu hút FDI của Trung Quốc bằng thông qua đầu tư phát triển mô hình khu –
cụm (CCN, KCN, KCX, KKT). Địa phương hóa ngành công nghiệp là mật độ của các
công ty trong cùng một ngành ở khu vực địa lý (K. Head, Ries, J. and Swenson, D.,
1995). Cơ chế khuyến khích sự tập trung của các doanh nghiệp cùng ngành là sự tồn
tại của nền kinh tế tích tụ. Tích tụ kinh tế tạo ra yếu tố bên ngoài thuận lợi phát sinh từ
các KCN trong khu vực. Địa phương hóa ngành công nghiệp tạo ra 3 yếu tố bên ngoài
thuận lợi, khích thích sự có mặt của các công ty mong muốn tích tụ đó là:
− Cho phép công ty hưởng lợi từ lan truyền công nghệ
− Cung cấp thị trường lao động chuyên môn chung. Số công ty gia tăng sẽ giảm
khả năng thất nghiệp, nguồn cung cấp lao động chuyên ngành tăng sẽ giảm nguy
cơ yêu cầu lương cao từ người lao động.
− Tạo ra thị trường đầu vào trung gian chuyên ngành chung cho ngành công
nghiệp với sự đa dạng và chi phí thấp.
Sự kết hợp giữa kinh tế theo quy mô và chi phí vận chuyển thúc đẩy người sử
dụng và nhà cung cấp đầu vào trung gian thiết lập nhà máy gần nhau (P.Krugman,
1991). Việc tích tụ này làm giảm chi phí vận chuyển và tạo ra trung tâm sản xuất lớn
có hiệu quả, có nhiều nhà cung cấp đa dạng hơn so với trung tâm sản xuất nhỏ. Điều
này sẽ khuyến khích công ty cùng ngành tập trung cùng địa điểm. Ban đầu một công ty
xác định địa điểm mang tính chất tình cờ, nhưng sự lựa chọn địa điểm của nhiều công
ty theo nguyên tắc này sẽ hình thành khu – cụm công nghiệp. Với sự tồn tại của nền
kinh tế tích tụ, nhiều công ty sẽ thực hiện tốt hơn nếu họ không ở trong khu – cụm
công nghiệp (J.M. and Flyer Shaver, F. , 2000).
Như vậy, theo lý thuyết này đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN đã tác động
tích cực đến thu hút đầu tư vào các KCN từ đó gia tăng lượng vốn đầu tư thu hút vào
địa phương đã thể hiện bằng những thành công của các nước trên thế giới. Đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng KCN tạo nên lợi thế địa điểm về lao động, chi phí và thị trường từ
đó khuyến khích, hấp dẫn sự có mặt của các nhà đầu tư.
iii. Lý thuyết định vị công nghiệp
Với sự hỗ trợ của khoa học công nghệ khoảng cách địa lý không phải là vấn đề
quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, thay vào đó, chi phí và hiệu quả là vấn đề mà
các nhà đầu tư quan tâm nhất. Lựa chọn các địa điểm đầu tư hợp lý để giảm thiểu chi
phí đồng thời kết hợp sản xuất và cung ứng sản phẩm của mình.
Đại diện cho lý thuyết định vị công nghiệp là Weber (1909), Vernon (1966) cho
rằng vấn đề chi phí được đặt kê hàng đầu và địa điểm đầu tư là lựa chọn thứ hai. Lý
thuyết này giải thích sự hình thành KCN dựa trên nguyên tắc tiết kiệm chi phí vận tải
với nội dung cơ bản là: mô hình không gian về phân bố công nghiệp dựa trên nguyên
tắc tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Mục tiêu của lý thuyết này là giảm tối
đa chi phí vận chuyển trong tổng chi phí giá thành sản xuất toàn bộ để thực hiện mục
tiêu tối đa hóa lợi nhuận của các nhà đầu tư. Cơ sở của lý thuyết này là: chi phí vận
chuyển chiếm phần khá lớn trong cấu thành chi phí sản xuất vì liên quan đến vận
chuyển đầu vào, đầu ra của nhà sản xuất. Vì thế, cần lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở
sản xuất kinh doanh sao cho tiết kiệm chi phi vận chuyển ở mức cao nhất.
Ngoài việc đưa ra mô hình bố trí tập trung các cơ sở sản xuất có mối quan hệ
gần gũi nhau về không gian và gần với thị trường tiêu thụ, Weber còn đề cập tới những
ưu điểm và hạn chế của việc tập trung công nghiệp tại một vị trí. Về ưu điểm, ông cho
rằng tập trung phát triển công nghiệp theo vị trí sẽ tăng cường nguồn lực cho những
vùng được hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển. Sự tập trung nhiều doanh
nghiệp tại một địa bàn hạn hẹp về không gian tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư
chia sẻ chi phí do sử dụng kết cấu hạ tầng chung, thúc đẩy giảm giá thành sản phẩm do
gia tăng khả năng cạnh tranh, tăng cường sự phân công chuyên môn hóa sản xuất theo
cơ cấu ngành và kiến tạo các liên kết sản xuất. Như vậy, Kết cấu hạ tầng KCN cho
phép các DN giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh. Song theo Weber, hạn chế
của tập trung quá nhiều doanh nghiệp vào một không gian hẹp cũng gây nên những
vấn đề khó khăn cho xử lý môi trường tạo nên áp lực lớn đối với hệ thống kết cấu hạ
tầng chung kết nối với khu vực liền kề, gây ra nạn khan hiếm nguồn lực trong một địa
bàn hẹp, gia tăng chi phí vận chuyển khi đáp ứng khối lượng lớn các yếu tố đầu vào
cho các đối tượng trong khu vực KCN có tốc độ tăng trưởng cao.
2. Một số lý thuyết về thu hút đầu tư
i. Lý thuyết về hành vi của nhà đầu tư
Lý thuyết hành vi dự định được Ajzen phát triển từ lý thuyết hành động hợp lý.
Theo lý thuyết hành động hợp lý, hành vi được quyết định bởi ý định thực hiện hành vi
đó. Mối quan hệ giữa ý định và hành vi được đưa ra và được kiểm chứng thực nghiệm
trong nhiều lĩnh vực (Ajzen, 1991), nên có thể hiểu, các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu
tư và hành vi ra quyết định lựa chọn địa điểm của nhà đầu tư được cho là tương đồng. Mô
hình của lý thuyết hành vi dự định thể hiện ở dưới đây.
Thái độ
Chuẩn chủ quan Ý định hành vi
Nh ận thức kiểm soát hành vi
Hình 1 : Thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991)
Theo Ajzen, quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư ban đầu, duy trì, mở rộng đầu
tư là quyết định mang tính chiến lược và lợi thế địa điểm ảnh hưởng đến ý định, hành
vi quyết định địa điểm của nhà đầu tư nước lược do ban điều hành cấp cao ở công ty
mẹ đưa ra. Ban điều hành công ty con không đủ thẩm quyền do bị hạn chế tầm nhìn.
Họ chỉ có kiến thức, thông tin ở khu vực mình quản lý và báo cáo cho ban điều hành
công ty mẹ có thể so sánh với địa điểm khác để ra quyết định. Do khó khăn trong việc
tiếp cận ban điều hành công ty mẹ, nghiên cứu này bỏ qua yếu tố thái độ (niềm tin của
ban điều hành công ty mẹ) và yếu tố nhận thức kiểm soát hành vi mà tập trung nghiên
cứu yếu tố chuẩn chủ quan (niềm tin của ban điều hành công ty con - dựa trên đánh giá
của họ về sự thuận lợi của các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả đầu tư) ảnh hưởng đến ý
định đầu tư. Vì thế, nghiên cứu này có những hạn chế nhất định, nhưng hướng nghiên
cứu này có thể chấp nhận được khi nghiên cứu trên góc độ mục đích của nước chủ
nhà. Hướng nghiên cứu này cũng được ứng dụng phổ biến như nghiên cứu xây dựng
chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hiện nay ở Việt Nam. Tóm lại, quan điểm
thu hút FDI trong nghiên cứu này tiếp cận trên phương diện hành vi của nhà đầu tư với
mục đích nhận diện và đo lường các nhân tố ngoài dựa trên nhận thức, đánh giá của
ban điều hành công ty con. Việc thấu hiểu các yếu tố này là tiền đề quan trọng để gợi ý
các chính sách liên quan nhằm hiện thực hóa các ý định và hành vi, từ đó khơi thông
dòng vốn này vào một địa phương, quốc gia.
ii. Lý thuyết chiết trung (Học thuyết OLI)
Một mô hình được xây dựng khá công phu của Dunning (1977, 1980, 1981a,
1981b, 1986, 1988a, 1988b, 1993), tổng hợp các yếu tố chính của nhiều công trình
khác nhau lý giải về FDI, và đề xuất rằng có 3 điều kiện cần thiết để một doanh nghiệp
có động cơ tiến hành đầu tư trực tiếp. Học thuyết này kế thừa tất cả những ưu điểm
của các học thuyết khác về FDI. Theo Dunning một doanh nghiệp chỉ thực hiện đầu tư
trực tiếp nước ngoài khi hội tụ ba điều kiện:
(1) Lợi thế về sở hữu (Ownership advantages – O): Lợi thế về sở hữu của một
doanh nghiệp có thể là một sản phẩm hoặc một qui trình sản xuất mà có ưu thế hơn
hẳn các doanh nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp khác không thể tiếp cận, ví dụ như
bằng sáng chế hoặc kế hoạch hành động. Đó cũng có thể là một số tài sản vô hình hoặc
các khả năng đặc biệt như công nghệ và thông tin, kỹ năng quản lý, marketing, hệ
thống tổ chức và khả năng tiếp cận các thị trường hàng tiêu dùng hoặc các hàng hoá
trung gian hoặc nguồn nguyên liệu thô. Dù tồn tại dưới hình thức nào, lợi thế về quyền
sở hữu đem lại quyền lực nhất định trên thị trường hoặc lợi thế về chi phí đủ để doanh
nghiệp bù lại những bất lợi khi kinh doanh ở nước ngoài.
(2) Lợi thế địa điểm (Locational advantages – L): sản xuất tại nước tiếp nhận
đầu tư có chi phí thấp hơn là sản xuất tại nước mẹ rồi đem xuất khẩu. Lợi thế địa điểm
có thể có được nhờ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, lao động, các rào cản thương
mại, chính sách khuyến khuyến đầu tư và cả tác động ngoại vi mà địa điểm có thể tạo
ra cho doanh nghiệp khi hoạt động tại đó. Các lợi thế về địa điểm bao gồm không chỉ
các yếu tố về nguồn lực, mà còn có cả các yếu tố kinh tế và xã hội, như dung lượng và
cơ cấu thị trường, khả năng tăng trưởng của thị trường và trình độ phát triển, môi
trường văn hoá, pháp luật, chính trị và thể chế, chính sách của chính phủ.
(3) Lợi thế về nội hóa (Internalisation advantages-I): việc sử dụng những lợi thế
đó trong nội bộ doanh nghiệp có lợi hơn là bán hay cho các doanh nghiệp khác thuê.
Tại bất cứ thời điểm nào, các doanh nghiệp của một nước so với các doanh nghiệp của
các nước khác, càng nắm giữ nhiều lợi thế về quyền sở hữu thì họ càng có động cơ
mạnh để sử dụng chúng trong nội bộ hơn là phổ biến ra bên ngoài. Họ càng tìm được
nhiều lợi ích khi sử dụng chúng ở một nước khác thì họ càng có động cơ để phát triển
sản xuất ở nước ngoài.
Các nhân tố Quốc tế hóa Quyết định đầu tư
Phải thực hiện FDI? phải quốc tế
Lợi thế sở hữu (WHY)
hóa SXKD?
Lợi thế nội bộ hóa (HOW) Hình thức FDI nào được lựa chọn?
Lợi thế địa điểm (WHERE Thực hiện FDI ở đâu
Hình 2 : Khung OLI của Dunning
iii. Lý thuyết vòng đời của sản phẩm
Lý thuyết này được Hirsch đưa ra trước tiên năm 1965 và sau đó được Vernon
phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế
lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời
sản phẩm. Lý thuyết này khái quát trình tự từ khâu nghiên cứu và phát triển tới khâu
sản xuất và tiêu thụ một sản phẩm mới sẽ diễn ra tuần tự từ nước phát triển cao chuyển
sang các nước phát triển thấp hơn tới các nước đang phát triển theo xu hướng tìm tới
địa điểm có chi phí sản xuất thấp hơn. Lý thuyết vòng đời chu kỳ của sản phẩm cho
phép giải thích tại sao các nhà sản xuất lại chuyển hướng hoạt động kinh doanh của họ
từ chỗ xuất khẩu sản phẩm sang thực hiện FDI. Nó giả định rằng, đầu tiên các nhà sản
xuất tại chính quốc đạt được lợi thế độc quyền xuất khẩu nhờ việc cho ra đời những
sản phẩm mới, hoặc cải tiến những sản phẩm đang được sản xuất dành riêng cho thị
trường nước họ. Trong thời kỳ đầu của vòng đời sản phẩm mới, sản xuất vẫn tiếp tục
tập trung tại chính quốc ngay cả khi chi phí sản xuất ở nước ngoài có thể thấp hơn.
Trong thời kỳ này để thâm nhập thị trường nước ngoài các doanh nghiệp có thể thực
hiện xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường đó. Tuy nhiên, khi sản phẩm đã trở nên
chuẩn hoá trong thời kỳ tăng trưởng, các nhà sản xuất sẽ đầu tư khuyến khích ra nước
ngoài nhằm tận dụng chi phí sản xuất thấp và quan trọng hơn là nhằm ngăn chặn khả
năng để rơi thị trường vào tay các nhà sản xuất địa phương.
Lý thuyết này chỉ giải thích cho việc đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số
doanh nghiệp theo nguyên lý vòng đời quốc tế của sản phẩm mà không giải thích cho
việc tại sao các dạng thâm nhập thị trường khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn.
3. Các lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và hành vi người tiêu dùng
i. Lý thuyết hành vi người tiêu dùng
Theo Kotler (1999), Hành vi người tiêu dùng là những hành vi cụ thể của cá
nhân nào đó khi quyết định mua sắm, sử dụng hay vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ.
Những yếu tố kích thích Marketing và Hộp đen ý thức Những phản ứng
những tác nhân kích thích khác của người mua đáp lại người mua
Hình 3 : Mô hình tổng quát hành vi của nhà tiêu dùng theo Kotler (2004)
Xét ở góc độ Marketing địa phương thì hệ thống kết cấu hạ tầng KCN cũng là
một hàng hóa mà khách hàng tiêu dùng ở đây là các nhà đầu tư. Do vậy, để thu hút các
nhà đầu tư tiêu dùng hàng hóa KCN này cần chú ý một số vấn đề sau: năng lực của
chủ đầu tư, thị hiếu của nhà đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng và tính đồng bộ của
hệ thống kết cấu hạ tầng KCN, quản lý và hỗ trợ của chính quyền địa phương, chi phí
sử dụng hạ tầng, hoạt động xúc tiến đầu tư
ii. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
M. Porter cũng khẳng định khả năng cạnh tranh của một quốc gia hay một vùng
dựa trên khả năng của nền công nghiệp. Các cụm - khu công nghiệp thường có thuận
lợi hơn trong quan hệ thị trường trong nước và có liên quan đến các doanh nghiệp
ngoài cụm công nghiệp, các doanh nghiệp lớn. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong vùng và giữa các vùng phải được xem xét một cách có hệ thống. Nghĩa là phải
xem xét sự cạnh tranh đó gắn với những yếu tố quyết định sau:
− Yếu tố thượng tầng: các mô hình theo định nghĩa phát triển của tổ chức kinh
tế và chính trị; các hệ thống giá trị, khuyến khích đào tạo và cạnh tranh; tình trạng xã
hội của chủ doanh nghiệp; năng lực hoạch định tầm nhìn và xác định chiến lược, liên
kết xã hội và vốn xã hội.
− Các yếu tố vĩ mô: các điều kiện khung pháp lý và chính trị, kinh tế vĩ mô
theo định hướng cạnh tranh ổn định, chính sách vĩ mô, kết cấu hạ tầng
− Các yếu tố vi mô: Nỗ lực của doanh nghiệp trong nội bộ để cải thiện hoạt
động sản xuất kinh doanh. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau.
Như vậy điều quan trọng là phải hiểu được những điểm mạnh và điểm yếu của
phương pháp tiếp cận mô hình KCN. Mô hình KCN được hình thành sẽ tạo ra những
yếu tố nền tảng nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua một số các thành tố sau:
Thứ nhất, việc đầu tư vào KCN sẽ giúp các doanh nghiệp có cơ hội tăng năng
suất. Họ có khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, thông tin, công nghệ, nguồn nhân
lực và nhà cung cấp dễ dàng hơn, có được các hỗ trợ tốt hơn do mức độ tập trung quy
mô của một lĩnh vực, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn do mức độ tập trung quy mô của
một lĩnh vực, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn do mức độ tập trung quy mô của một lĩnh
vực, nhận được sự hỗ trợ tốt hơn từ phía chính phủ và thụ hưởng các dịch vụ công do
hiệu quả tập trung nhu cầu. Năng suất được gia tăng do các doanh nghiệp phải đối mặt
với sự cạnh tranh từ các đối thủ khác trong KCN. Đây chính là động lực chính bắt
buộc các doanh nghiệp không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực kinh doanh và tìm
kiếm các cải tiến hiệu quả
Thứ hai, việc hình thành các KCN sẽ thúc đẩy quá trình sáng tạo và cải tiến.
Ngoài việc thúc ép các doanh nghiệp phải gia tăng năng suất, sức ép cạnh tranh trong
cụm buộc họ phải cải tiến liên tục. Sức ép do các khách hàng muốn có sự lựa chọn các
nhà cung cấp tốt hơn trong KCN cũng làm cho các doanh nghiệp phải liên tục cải tiến.
Mức độ tập trung cao trong một khu vực khiến cho các hoạt động học hỏi của các
doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn, càng tạo sức ép cho các cải tiến mới. Thêm vào đó,
việc liên kết và trao đổi với các tổ chức nghiên cứu, các trường đại học trong khu vực
doanh nghiệp sẽ có cơ hội tốt hơn để tiếp cận những thành tựu mới nhất của khoa học.
Thứ ba, KCN có tác động quan trọng đến việc hình thành các doanh nghiệp mới
trong ngành hoặc trong các ngành có liên quan. Sự tập trung cao của nhu cầu các
doanh nghiệp luôn tạo ra những cơ hội cho các doanh nghiệp mới hình thành. Các
doanh nghiệp có xu hướng chọn các nhà cung cấp trong cụm để hạn chế rủi ro cũng
như tăng cưởng khả năng kiểm soát đầu vào. Mức độ tập trung các doanh nghiệp sẽ
dẫn đến sự gia tăng các nhu cầu về dịch vụ, các sản phẩm trung gian, thông tin,
Bảng 1: Một số trường phái lý thuyết về hình thành và phát triển khu công
nghiệp từ động cơ đầu tư của nhà đầu tư
Các trường phái lý thuyết Động cơ đầu tư vào KCN Nghiên cứu chủ yếu
Lý thuyết tập trung cổ điển − Thị trường lao động dồi dào Marshall (1890);
− Chia sẻ đầu vào Weber (1929); Ohlin
− Chia sẻ thông tin (1933); Sonobe &
− Cắt giảm chi phí vận tải Otsuka (2006)
Định vị công nghiệp − Giảm chi phí sản xuất
− Phát triển thị trường
Địa lý kinh tế − Các lực tập trung hướng tâm Krugman(1991);
− Các lực phân tán (ly tâm) Venables (1996); Fujita
and Thisse (2002)
Lý thuyết địa phương hóa − Cắt giảm chi phí Weber (1909), Vernon
− Tận dụng lao động (1966)
− Phát triển thị trường
Năng lực cạnh tranh − Lợi thế cạnh tranh vùng (Hợp M.Porter (1990)
tác và cạnh tranh; liên kết với
các tổ chức, nguồn lực và cơ
Các trường phái lý thuyết Động cơ đầu tư vào KCN Nghiên cứu chủ yếu
sở hạ tầng trong vùng)
Ngoại ứng động − Lan tỏa tri thức Romer (1986), Lucas
− Tác động ngoại ứng của giáo (1988)
dục và nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Bảng trên thống kê lại các trường phái nghiên cứu về động cơ hình thành các KCN
nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư về các địa phương. Cho dù ở góc độ tiếp cận nào
thì các trường phái lý thuyết trên cũng nêu lên những ích lợi của hoạt động đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng KCN, phát triển mô hình cụm, khu nhằm thu hút đầu tư vào các
địa phương.
PHỤ LỤC 6: Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ
TẦNG KCN VÀ Ý KIẾN CỦA CÁC CHUYÊN GIA VỀ CÁC NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO KCN
1. Đánh giá của nhà đầu tư hạ tầng về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng KCN
Theo ý kiến đánh giá của hai đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN (CTCP Đầu tư
và Xây dựng Bình Định và CTP Đầu tư KCN Nhơn Hòa) thực hiện đầu tư kết cấu hạ
tầng KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định (KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ, KCN Nhơn
Hòa) thì các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN
được tác giả tổng hợp như dưới đây:
Bảng: Đánh giá của nhà đầu tư hạ tầng về các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư
phát triển kết cấu hạ tầng KCN
Giai đoạn chuẩn bị đầu Giai đoạn thực hiện đầu Giai đoạn vận hành kết
tư tư quả đầu tư
- Chính sách về phát triển - Quản lý và hỗ trợ của - Quản lý và hỗ trợ của
KCN của địa phương, chính quyền địa phương chính quyền địa phương
Quy hoạch phát triển - Thủ tục hành chính - Chính sách thu hút đầu
KCN - Qui hoạch phát triển tư vào KCN
- Hỗ trợ của chính quyền KCN - Hoạt động sử dụng hạ
địa phương - Quy mô vốn đầu tư và tầng của các nhà đầu tư
- Quy hoạch phát triển tiến độ rót vốn đầu tư của thứ cấp
KCN các cơ quan tài trợ vốn
- Giải phóng mặt bằng và - Nỗ lực của nhà đầu tư hạ
đền bù của chính quyền tầng
địa phương - An ninh, trật tự xung
- Thủ tục hành chính quanh KCN
Nguồn: Tổng hợp từ ý kiến của các nhà đầu tư hạ tầng trên địa bàn tỉnh Bình Định
Như vậy, theo các thông tin được tổng hợp như trên, các hoạt động đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng KCN bị ảnh hưởng bởi các nhân tố liên quan đến nhà nước rất
nhiều như chính sách, qui hoạch, quản lý và hỗ trợ, thủ tục hanh chính, Như vậy đây
cũng là vấn đề cần tham khảo để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đầy cũng như tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư phát triển KCN.
2. Ý kiến của các chuyên gia về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư vào
KCN
Hộp 1: Ý kiến của đại diện các Sở, ban, ngành liên quan
Ông Dương Ngọc Oanh, Trưởng phòng Quản lý đầu tư (Ban quản lý Khu kinh
tế tỉnh Bình Định) cho rằng: “Sức hấp dẫn nhà đầu tư là cơ sở hạ tầng. Việc đầu tư dàn
trải, nhỏ giọt không thể phát huy hiệu quả các KCN mà còn dẫn đến lãng phí. Ta có thể
thấy số lượng KCN được thành lập trên địa bàn tỉnh là 8 nhưng thực tế chỉ có 3 KCN về cơ
bản đã hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, còn các KCN khác chưa hoàn thiện đầu tư phát
triển kết cấu hạ tầng cũng là một hạn chế lớn trong thúc đẩy thu hút đầu tư vào các KCN.
Trong 3 KCN nêu trên, KCN Nhơn Hòa được tổ chức thi công tốt hơn, có tiến độ đầu tư
nhanh hơn, công tác thu hút đầu tư cũng khẩn trương và hiệu quả hơn nên chỉ sau 2 năm
xây dựng, hệ thống hạ tầng giai đoạn 1 đã khá cơ bản, và hiện có rất nhiều dự án thứ cấp
đang triển khai xây dựng hoặc đã xây dựng xong trên mặt bằng KCN. Tất nhiên, do nhiều
yếu tố khác nhau như: kinh nghiệm tổ chức xây dựng, quản lý và xúc tiến đầu tư hay nguồn
vốn, nguồn nhân lực, suất đầu tư, kể cả chủ trương thu hút đầu tư và ưu đãi đầu tư ở mỗi
thời kỳ cũng có sự khác biệt nên mức độ thành công ở mỗi dự án đầu tư kinh doanh hạ
tầng KCN cũng rất khác nhau”
Bà Nguyễn Thị Hồng Sĩ, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư (Sở Kế
hoạch & đầu tư): “Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng đảm bảo cho các KCN chưa quyết liệt,
dẫn đến tình trạng quy hoạch đến đâu thì khu dân cư mọc đến đó. Rồi nhiều vấn đề khác
nảy sinh khi KCN dùng chung hạ tầng với khu dân cư. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh”.
Bà Nguyễn Thị Hạnh, Phó trưởng phòng Quản lý công nghiệp (Sở Công
Thương tỉnh Bình Định), nêu ý kiến. “Thu hút đầu tư theo “địa chỉ” thì phải tìm hiểu nhu
cầu và mong muốn của DN đặt ra khi vào Bình Định. Chúng ta có chính sách ưu đãi, nhưng
mức tác động đến nhà đầu tư chưa cao, nên chăng tính đến phương án điều chỉnh chính
sách. Việc thực hiện, giao nhiệm vụ, triển khai các giải pháp cũng phải cụ thể đến từng cơ
quan, đơn vị”
Bà Nguyễn Thị Thanh Uyên – chuyên viên phòng Quản lý Đầu tư (ban Quản lý
Khu kinh tế tỉnh Bình Định cho rằng: Các chính sách khuyến khích đầu tư thực sự rất
quan trọng đối với các nhà đầu tư khi đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định. Sự
tạo điều kiện của chính quyền địa phương và ban quản lý về giải phóng mặt bằng, thủ tục
hành chính lẫn những ưu đãi về chi phí như chi phí thuê đất, thuế, phí, là một điểm cộng
của các KCN Bình Định trong mắt nhà đầu tư. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng KCN
cũng đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư với những điều kiện thuận lợi như: rất thuận lợi về
giao thông (gần quốc lộ, đường sắt, cảng, sân bay), cơ sở hạ tầng được đầu tư hoàn thiện
Hộp 2: Ý kiến của đại diện nhà đầu tư hạ tầng KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định
Ông Vương Phiêu Linh – Giám đốc công ty Đầu tư và Xây dựng Bình Định – Nhà đầu tư hạ tầng KCN
Phú Tài và Long Mỹ
Đầu tiên, như em biết KCN Phú Tài là một bài học thành công trong thu hút đầu tư. Đầu những năm
2000 thì các anh trong Bộ Kế hoạch & Đầu tư có tổ chức các đoàn đến đây để tham quan học tập. Trong giai
đoạn đầu doanh nghiệp của anh là một đơn vị của nhà nước đồng hành cùng quá trình hình thành và phát
triển của KCN Phú Tài, KCN Long Mỹ. Sau đó doanh nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần, tự chủ về
tài chính.
Được sự hỗ trợ của nhà nước, công tác giải phóng mặt bằng và đền bù khi đầu tư KCN Phú Tài diễn
ra khá nhanh chóng. Đến giờ đã qua 5 lần mở rộng, KCN Phú Tài về cơ bản đều đáp ứng được nhu cầu của
nhà đầu tư thứ cấp và xem như đã lấp đầy.
Hiện nay, doanh nghiệp vẫn phải gặp một số khó khăn về vốn đầu tư, duy trì hoạt động cũng như
duy tu bảo dưỡng công trình. Ban đầu, giá thuê đất tại KCN Phú Tài là 0.8 USD/m2/ năm , sau đó UBND
tỉnh đề nghị mức giá 0.3 USD/m2/ năm và UBND có chính sách hỗ trợ nhà đầu tư hạ tầng. Theo anh, đây là
một mức giá khá thấp và doanh nghiệp anh cũng rất chi tiêu chi li để cân đối các khoản thu và chi, đảm bảo
hoạt động kinh doanh. Nếu có thể em có thể đưa ra các kiến nghị về vấn đề này cho tụi anh thì tốt, vì đôi khi
các em có khả năng đưa ra ý kiến với các đồng chí lãnh đạo hơn tụi anh. Tụi anh chịu.
Theo anh, điều tạo nên sự thành công trong thu hút đầu tư vào KCN Phú Tài và Long Mỹ có thể kể đến
như sau:
− Vị trí địa lý thuận lợi (về cả giao thông lẫn nguồn nguyên vật liệu đầu vào)
− Chính sách ưu đãi của nhà nước từ khi hình thành cho đến nay
− Hệ thống cơ sở hạ tầng KCN được đầu tư nhanh, đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng cho doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh
− Công tác hỗ trợ của chính quyền địa phương rất nhiệt tình và kịp thời (BQL Khu kinh tế Bình Định
còn đặt một văn phòng đại diện ngay tại trụ sở cơ quan, các anh em trong BQL nhiệt tình, hỗ trợ tốt
cho doanh nghiệp)
−
Lực lượng lao động phổ thông về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư.
Trong các vấn đề trên thì anh nghĩ (không phải công ty anh đầu tư thì anh nói đâu nè) hệ thống cơ sở hạ
tầng KCN cực kỳ quan trọng đối với thu hút đầu tư vào KCN Phú Tài và Long Mỹ. Cùng với quá trình đầu
tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN và qua 5 lần điều chỉnh mở rộng KCN Phú Tài, và 2 lần điều chỉnh mở
rộng KCN Long Mỹ vốn đầu tư thu hút được đã gia tăng rất nhanh. Nếu không có sự hoàn thiện về mặt cơ sở
hạ tầng thì chắc có lẽ không có nhiều nhà đầu tư thu hút được như vậy. Và điều quan trọng thứ hai đó là
KCN Phú Tài và Long Mỹ rất được sự quan tâm của tỉnh nên rất được tạo điều kiện cho nhà đầu tư hạ tầng
lẫn các nhà đầu tư trong KCN.
Ông Trần Thành – đại diện phòng Kỹ thuật công ty CP đầu tư KCN Nhơn Hòa
Thì đến nay KCN Nhơn Hòa giai đoạn 1 được đầu tư hoàn thiện cơ bản về hạ tầng với tỷ lệ lấp đầy cao.
Nhà đầu tư đánh giá cao về hạ tầng tại KCN. Hiện nay công ty vẫn tiếp tục đầu tư KCN Nhơn Hòa giai đoạn
2. Về cơ bản, doanh nghiệp không gặp nhiều vướng mắc khi đầu tư vào KCN. Vì được quy hoạch tại địa
điểm tương đối thuận lơi, dân cư không nhiều nên khâu giải phóng mặt bằng cũng như xây dựng hạ tầng của
công ty là khá nhanh chóng. Hầu như không có tranh chấp gì với các KCN dân cư xung quanh. Công tác thu
hút đầu tư cũng diễn ra nhanh chóng.
Theo mình thì những lý do mà KCN Nhơn Hòa thu hút được nhiều nhà đầu tư bao gồm:
- Hạ tầng được xây dựng đồng bộ, chất lượng và khá nhanh.
- Vị trí thuận lợi (gần quốc lộ 19 để đi lên Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, gần cảng, ga tàu, ga
hàng không)
- Quỹ đất, không gian xung quanh KCN rộng rãi, thoải mái
- Thủ tục đầu tư được tỉnh hỗ trợ khá thuận lợi, nhà đầu tư không gặp nhiều vướng mắc trong thủ tục
hành chính
Hộp 3: Ý kiến của nhà đầu tư trong KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định và bên ngoài
KCN trên địa bàn tỉnh Bình Định
Ông Đoàn Văn Lanh – đại diện công ty TNHH Quốc Thắng (Quốc Thắng JSC) – đầu
tư tại KCN Phú Tài – tỉnh Bình Định
Công ty tôi đã đầu tư vào KCN từ những năm 2000, hiện nay công ty đang mở rộng đầu tư
vào cả KKT Nhơn Hội. Trong hơn 10 năm công tác công ty tôi thấy những vấn đề khi công
ty thực hiện đầu tư vào KCN Phú Tài đó là:
− Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước với các doanh nghiệp đầu tư trong
KCN như chúng tôi. Nhưng càng về sau này thì càng nhiều ràng buộc với hạn chế ưu
đãi hơn trước.
− Các thủ tục hành chính được hỗ trợ bởi công ty xây dựng Bình Định và BQL Khu kinh
t ế Bình Định nên dễ dàng.Tuy nhiên hầu như làm cái gì cũng phải thông qua 2 đơn vị
này nên đôi khi cũng là rắc rối.
− H ạ tầng KCN phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh đồ gỗ như công ty chúng
tôi. Hồi giờ ít có sự cố về điện, nước xảy ra trong quá trình sản xuất.
− Lao động của công ty phần đông là công nhân nên cũng dễ thuê. Công nhân của công
ty chủ yếu là người Bình Định
− Thị trường đầu vào của công ty ở Bình Định, Phú Yên, Tây Nguyên và các tỉnh Nam
Lào nên vị trí này của KCN rất thuận lợi cho chúng tôi. Trong KCN cũng có nhiều
công ty sản xuất kinh doanh đồ gỗ nên công ty của tôi cũng kết nối sản xuất với các
DN khác trong lĩnh vực này.
− Giá thuê đất, hạ tầng tại KCN chấp nhận được, không mắc lắm
Ông Tô Anh Kiệt – giám đốc công ty TNHH sản xuất và thương mại nhựa Tứ Hợp
Nhất (Phường Nhơn Phú, TP. Quy Nhơn, Bình Định)
Khi đầu tư vào KCN thì tất nhiên có nhiều ưu đãi so với bên ngoài, tuy nhiên công ty
anh vẫn thực hiện đầu tư bên ngoài KCN bởi những lý do sau đây:
- Công ty anh thuộc dạng công ty gia đình, gia đình có quỹ đất để xây nhà xưởng
thuận lợi, anh thuê thêm ít đất nữa để mở rộng nên không có nhu cầu đầu tư vào
KCN
- Chính sách đầu tư tuy doanh nghiệp anh không được ưu đãi như các DN trong KCN
nhưng cũng chấp nhận được
- Chính quyền địa phương không gây khó dễ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của
DN trừ khi có sai phạm
- Hạ tầng bọn anh tự xây và kết nối với hạ tầng chung của địa phương nên tương đối
chủ động. Lâu lâu có mất điện thì phường hay cơ quan điện lực báo trước bọn anh
tự chủ động giải quyết.