Luận án Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân tại tỉnh Thái Nguyên

Điều chỉnh lại tính chất các KCN chuẩn bị đầu tư để hình thành một số KCN chuyên ngành, tạo ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh với quy mô hợp lý nhằm tạo ra sự liên kết cao trong các khâu của sản xuất, hỗ trợ thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiệp phục vụ chế biến của tỉnh phát triển. Tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện kinh tế nông thôn của tỉnh phát triển bền vững. Chuyển các KCN có tính tận dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các doanh nghiệp thuộc ngành nghề sản xuất khác nhau với mục tiêu lấp đầy diện tích đất công nghiệp cho thuê của các KCN nhưng đảm bảo các KCN này mang tính sản xuất và chế biến chuyên môn hóa ngày càng cao, chuyển từ KCN chuyên môn hóa sản xuất công nghiệp, chuyên xuất khấu sang mô hình KCN tổng hợp bao gồm cả sản xuất công nghiệp, xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Chuyển từ KCN sử dụng nhiều lao động, tài nguyên sang KCN sử dụng nhiều công nghệ kỹ thuật cao; chuyển dần các KCN gây ô nhiễm môi trường sang sản xuất sản phẩm công nghiệp sạch, theo hướng hình thành các KCN xanh.

pdf193 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 723 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của đầu tư phát triển khu công nghiệp đến sinh kế người dân tại tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong những kênh thu hút đầu tư quan trong với mỗi địa phương, nó mở ra cơ hội mới cho cả nhà đầu tư và địa phương đó. Vì vậy cần làm tốt công tác vận động xúc tiến đầu tư, công tác tuyên truyền quảng bá về môi trường đầu tư của tỉnh: Chủ động xây dựng và thực hiện các chương trình xúc tiến đầu tư thích hợp, phối hợp nhịp nhàng cùng với các đơn vị chủ đầu tư hạ tầng tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước: Xây dựng mục tiêu các ngành nghề, lĩnh vực, dự án cần xúc tiến đầu tư. Lựa chọn địa bàn xúc tiến đầu tư thích hợp. Lãnh đạo tỉnh cần trực tiếp đi xúc tiến kêu gọi đầu tư. (Tỉnh cử các đoàn công tác đi xúc tiến đầu tư tại một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan). Tổ chức Hội thảo trong và ngoài nước với nội dung liên quan đến công tác xúc tiến đầu tư. Xác định thành phần, đối tượng trong Hội thảo để đưa ra nội dung thích hợp (cần làm phong phú hơn các cách giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh như: in 151 các sách bằng nhiều thứ tiếng và đĩa DVD giới thiệu các chính sách mới và tiềm năng về đầu tư vào các KCN của tỉnh cung cấp cho các doanh nghiệp trong cuộc hội thảo giới thiệu về môi trường đầu tư của tỉnh tại các nước). Thường xuyên triển khai xúc tiến đầu tư đúng trọng tâm, bám sát nhu cầu thực tế của tỉnh, giới thiệu với các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư ở của tỉnh và hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư. Kết hợp xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch tại các nước có tiềm năng về thương mại như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước EU, Bắc Mỹ, ASEAN; các nước có tiềm năng về du lịch như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, EU, Bắc Mỹ, Nga; Kết hợp với các bộ, ngành trung ương như Bộ ngoại giao tổ chức một số buổi giới thiệu về tình hình kinh tế xã hội của tỉnh đồng thời tăng cường hợp tác với các đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài để quảng bá kêu gọi đầu tư; Liên kết với các tỉnh lân cận như Bắc Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư, quảng bá hình ảnh của tỉnh mỗi năm từ 2-3 lần; Lồng ghép chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia. Chủ động công tác xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức khác nhau, trong đó chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các đối tác, các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới để giới thiệu điều kiện, môi trường đầu tư của tỉnh. Công khai, minh bạch thông tin đầu tư, quảng bá hình ảnh – marketing địa phương trên các trang web của tỉnh Định kỳ lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư Trên cơ sở Quy hoạch phát triển tổng thể KT-XH đã được phê duyệt của tỉnh, định kỳ xây dựng “Danh mục dự án kêu gọi đầu tư” với các thông tin dự án được cập nhật hàng năm và tính khả thi ngày càng được nâng cao, tập trung vào một số lĩnh vực ưu tiên phát triển, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, ngành dịch vụ, lĩnh vực xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị... bằng các thứ tiếng Anh, Nhật, Hàn, Pháp, Trung để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với thị trường từng nước. Đi liền với công tác xúc tiến đầu tư, Thái Nguyên cần phát triển hơn nữa dịch vụ tư vấn đầu tư. Dịch vụ tư vấn đầu tư không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam gặp gỡ, cùng hợp tác với nhau. Nói một cách khác, dịch vụ tư vấn đầu tư cần đạt đến trình độ môi giới đầu tư. 152 e. Các giải pháp tổ chức thực hiện Phát triển KCN trước hết phải đảm bảo nguyên tắc tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt. Để đảm bảo tổ chức thực hiện tốt quy hoạch, cần thực hiện tốt một số giải pháp sau: +) Phổ biến quy hoạch Phổ biến nội dung đề án và triển khai các công việc để thực hiện đề án. Bổ sung danh mục KCN Sông Công II phát triển mới vào trong quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh để tạo cơ sở pháp lý triển khai sau này. +) Xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý KCN Trên cơ sở các quy định chung của Chính phủ về tổ chức quản lý Nhà nước đối với các KCN, Thái Nguyên cần nghiên cứu vận dụng xây dựng mô hình tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện của tỉnh mình. Hiện tại tỉnh Thái Nguyên có BQL KCN, là cơ quan quản lý trực tiếp KCN, và thực hiện quản lý hoạt động KCN theo nguyên tắc “một cửa, một dấu , tại chỗ” thông qua cơ chế uỷ quyền của các bộ, ngành và UBND tỉnh. Theo cơ chế đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã uỷ quyền cho BQL KCN cấp, điều chỉnh, thu hồi giấy phép đầu tư với những điều kiện nhất định; Bộ Thương mại đã uỷ quyền trong việc phê duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D và quản lý hoạt động thương mại; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội uỷ quyền trong việc cấp phép cho người lao động nước ngoài; Bộ Tài chính uỷ quyền trong việc chấp thuận chế độ kế toán; UBND tỉnh uỷ quyền quyết định việc chấp thuận và cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư cho các dự án trong nước đầu tư vào KCN. Chính vì vai trò của BQL KCN là rất quan trọng nên chúng ta cần phải nâng cao năng lực chuyên môn cũng như bản lĩnh chính trị cho đội ngũ cán bộ trong Ban, tránh tình trạng quản lý lỏng lẻo, qua loa, cấp giấy phép đầu tư không xem xét kỹ dẫn đến tình trạng dự án hoạt động không hiệu quả hoặc không đảm bảo yêu cầu về môi trường. Xây dựng mạng liên kết và trao đổi thông tin điện tử giữa BQL với các sở, ban, ngành trong tỉnh để công tác quản lý được công khai và nhanh gọn.. +) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong công tác quản lý Nhà nước về phát triển KCN Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính: giảm tối đa những thủ tục không cần thiết ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện dự án đầu tư, quá trình sản xuất kinh 153 doanh, nhất là các thủ tục xin thuê đất, giao đất, cấp quyền sử dụng đất và cấp phép đầu tư. Tiếp tục thực hiện theo quyết định 34 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh về cơ chế “một cửa liên thông”, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho nhà đầu tư. Chống phiền hà sách nhiễu trong triển khai thực hiện chính sách thuế, hải quan, tín dụng. Phân định rõ trách nhiệm quyền hạn của các cấp các ngành khắc phục tình trạng chồng chéo trong quản lý hoặc bỏ trống không quản lý. Tăng cường trách nhiệm của các cán bộ quản lý gắn với thực hiện công việc cụ thể được giao, đẩy lùi tệ quan liêu tham nhũng. Cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp chủ động tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Thái Nguyên có chủ trương mở của thông thoáng nhưng cũng rất quan tâm kiểm tra, giám sát tiến độ của các dự án có đúng cam kết hay không, nếu dự án trì hoãn quá lâu hoặc có vấn đề sẽ bị đình chỉ, rút giấy phép. Tăng cường học tập kinh nghiệm của các tỉnh bạn trong thực hiện cải cách hành chính bằng ứng dụng công nghệ thông tin vào cấp giấy phép và quản lý doanh nghiệp sau cấp phép. +) Làm tốt công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) Cần có chính sách nhất quán về giá đền bù, mức hỗ trợ của các doanh nghiệp. Duy trì tổ công tác của tỉnh, huyện để bám sát cơ sở, giải quyết vướng mắc, nắm bắt thông tin, tham mưu cho các cấp giải quyết kịp thời những vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp, sự phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội và hiệu quả hoạt động của các chi bộ, ban quản lý thôn trong công tác GPMB. Hỗ trợ hạ tầng nông thôn cho các địa phương có đất chuyển đổi sang làm công nghiệp theo quy định ưu đãi đầu tư của tỉnh Thái Nguyên để thúc đẩy tiến độ bồi thường GPMB cho các dự án sớm đi vào triển khai hoạt động. Đẩy mạnh công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng khu đất dịch vụ, khẩn trương thực hiện chính sách cấp đất dịch vụ cho nhân dân, có thể triển khai cấp đất dịch vụ theo 02 hình thức: cấp bằng đất hoặc trả bằng tiền. Tập trung chỉ đạo các khu vực trọng điểm về di dân tái định cư, tăng cường sự phối hợp đồng bộ và giải quyết dứt điểm các vướng mắc trong công tác quy hoạch, thu hồi giao đất và bồi thường, GPMB khu tái định cư. Đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện cam kết sử dụng lao động địa phương. Năng cao năng lực về công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân cho cán bộ chính quyền của các địa phương để nâng cao hiệu quả công tác GPMB tại các địa phương có KCN. 154 4.2.2.4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn các KCN Khi các KCN đi vào hoạt động, hiện tượng ô nhiễm do tác động của các yếu tố trong đó có tác động tiêu cực từ các KCN, các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, do đó, bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là nhân tố đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân, góp phần quan trọng vào bảo đảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhân dân, góp phần quan trọng vào đảm bảo phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững. Để thực hiện được những việc đó cần: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về bảo vệ môi trường, thường xuyên mở các lớp tập huấn nâng cao nhận thức, ý thức về bảo vệ môi trường cho mọi tổ chức, doanh nghiệp và người dân; xây dựng và tuyên truyền nhân rộng các mô hình tự quản về bảo vệ môi trường trong khu dân cư, cơ quan và doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của cả nước, của cộng đồng và của người dân, đặc biệt đề cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất và dịch vụ; đa dạng hóa các loại hình hoạt động bảo vệ môi trường, tạo điều kiện về cơ chế, chính sách nhằm khuyến khíc cá nhân, tổ chức tham gia công tác bảo vệ môi trường, xây dựng quy hoạch các khu vực chôn lấp rác thải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Tăng cường đầu tư và áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường: Đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho môi trường, cùng với thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, cần khuyến khích tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hay đề án bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN cũng như các dự án sản xuất trong KCN để đảm bảo các dự án khi đi vào hoạt động phải có các biện pháp xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn không gây ô nhiễm môi trường. Cần đầu tư xây dựng CSHT, hệ thống nước thải tập trung, khu tập kế chất thải rắn trong các KCN; lắp ráp hệ thống quan trắc nước thải tự động để kiểm soát nước thải các KCN, cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, các doanh nghiệp trong các KCN phải 155 thực hiện đùa nối để xử lý nước thải tập trung; chỉ cho các cơ sở sản xuất được đi vào hoạt động khi công trình xử lý nước thải đã hoàn thành. Thêm vào đó, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cần tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, cũng như thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, của KCN theo báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được phê duyệt, các cam kết bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm môi trường, cương quyết yêu cầu dừng hoạt động sản xuất đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường. 156 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 Chương 4 của luận án tác giả tập trung trình bày những giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của ĐTPT các KCN gây ra, cơ sở đề xuất giải pháp cũng được tác giả trình bày cụ thể trong nội dung của chương như chủ trương, chính sách của nhà nước, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên Các giải pháp chính được tác giả đề xuất được chia thành hai nhóm: Nhóm giải pháp trực tiếp và nhóm giải pháp bổ trợ, các giải pháp trực tiếp được đề xuất nhằm tác động trực tiếp tăng cường những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của ĐTPT KCN đến sinh kế người dân, và các giải pháp bổ trợ được đề xuất nhằm mục đích tăng cường hoạt động ĐTPT KCN, từ đó đẩy mạnh tác động tích cực của ĐTPT KCN đến sinh kế người dân, một số giải pháp cụ thể được tác giả đề xuất như sau: Cần hỗ trợ và định hướng sử dụng vốn cho hộ gia đình nhằm giúp các hộ gia đình có thể thích nghi và có chiến lược sinh kế mới trước những thay đổi do ĐTPT KCN tạo ra. Bên cạnh đó, địa phương cần có sự chuẩn bị cho người dân về kỹ năng, về chuyên môn về tay nghề để có thể đáp ứng yêu cầu công việc, thêm vào đó cũng cần tạo điều kiện cũng như cơ chế ưu tiên về việc làm ổn định cho người dân bị thu hồi đất do ĐTPT KCN. Tìm kiếm và tạo việc làm ổn định cho các hộ dân cả hộ dân bị thu hồi đất và hộ dân không bị thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, định hướng chiến lược sinh kế mới cho các hộ dân Đảm bảo liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp trong bài toán giải quyết việc làm cho người dân sống xung quanh KCN Việc tăng cường thu hút dòng VĐT của các doanh nghiệp vào các KCN cũng được tác giả đề xuất nhằm tạo thêm cơ hội việc làm và thu nhập cho người dân sống xung quanh các KCN 157 KẾT LUẬN ĐTPT KCN, sinh kế người dân đã nhận được sự quan tâm của không chỉ các nhà hoạch định chính sách mà còn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, những nghiên cứu liên quan đến đề tài đã được tác giả tổng hợp, so sánh và phân tích để có thể tìm ra khoảng trống nghiên cứu. Kế thừa nghiên cứu trước đó, tác giả đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài: tác động của ĐTPT KCN đến sinh kế người dân, khung lý thuyết đã được tác giả xây dựng cho nghiên cứu. Dựa trên cơ sở khung lý thuyết, tác giả đã xây dựng được mô hình nghiên cứu cho luận án, những chỉ tiêu phân tích đã được tác giả trình bày để thực hiện nghiên cứu Từ dữ liệu thu thập thực tế tại tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn nghiên cứu của tác giả từ năm 2011 đến năm 2015, tác giả đã phân tích được thực trạng ĐTPT các KCN, phân tích và đánh giá mức độ tác động của các nhân tố tới sinh kế người dân, chỉ ra những tác động tích cực và những tác động tiêu cực của ĐTPT KCN đến sinh kế người dân. Kết quả nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng, đầu tư phi nông nghiệp, số lượng việc làm được tạo ra trong KCN, số lượng việc làm được tạo thêm, hệ thống giao thông, số lượng việc làm của hộ gia đình, tiếp cận chính sách có tác động tích cực tới sinh kế của người dân, trong khi đó, thất nghiệp có tác động tiêu cực tới sinh kế người dân. Đồng thời, trong nghiên cứu này, tác giả cũng đã phân tích tác động của ĐTPT KCN đến việc làm, đến hệ thống CSHT của người dân, đánh giá của người dân và của các cán bộ quản lý nhà nước cho thấy rằng ĐTPT KCN có tác động tích cực đến việc làm của người dân và đến hệ thống CSHT. Bên cạnh đó, tác giả đã tính toán được chỉ tiêu về năng lực thích ứng của người dân dưới sự thay đổi của các nguồn lực do ĐTPT KCN tạo ra. Chỉ số tổn thương sinh kế về các nguồn lực dao động khoảng từ 0,565 đến khoảng 0,794, việc tính toán các chỉ số tổn thương sinh kế là cơ sở giúp tác giả đề xuất các kiến nghị góp phần giảm thiểu tổn thương sinh kế của người dân trước những thay đổi về môi trường sống do ĐTPT các KCN tạo ra cho người dân sống xung quanh các KCN. Trên cơ sở những tác động tích cực, những tác động tiêu cực, nguyên nhân của những tác động tiêu cực của ĐTPT các KCN đến sinh kế người dân: nghiên cứu tại 158 tỉnh Thái Nguyên, những định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế cũng như KCN chung của tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của ĐTPT các KCN tỉnh Thái Nguyên. 159 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Các công bố quốc tế 1. Le Thi Yen, Pham Van Hung (2016), The impact of industrial zone investment and development on the land loss people’s income: A case study in Thai Nguyen province, Viet Nam, International journal of economics, commerce and management, vol 4. Issue 12 2. Le Thi Yen, Pham Van Hung (2015), The vulnerability of the residents’ livelihood surrounding the industrial park in the North Midland and Mountainous region of Viet Nam, Proceedings of the international conference on livelihood development and sustainable environmental management in the context of climate change, Agriculture publishing house 3. Le Thi Yen, Pham Van Hung (2015), The impact of investment and development performance of industrial zones on people’s livelihood: Evidence from a survey conducted in Thai Nguyen province, Viet Nam, Asian Journal of Science and technology, Vol 6, Issue 10 4. Le Thi Yen, Pham Van Hung(2015), impact evaluation of Tang Loong copper- refining factory on the surrounding’ livelihood, Proceedings of The 5th international seminar of regional network on poverty eradication (RENPER), UMK Press, Universiti Malaysia Kelantan. 5. Le Thi Yen, Pham Van Hung (2015), The impact of investment performance in developing industrial zones on people’s livelihood: A study in Thai Nguyen province, Viet Nam, International Journal of Development Research, Vol 5, issue 8 Các công bố trong nước 1. Lê Thị Yến, (2017), Đầu tư phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: Thực trạng và giải pháp, tạp chí Kinh tế châu á Thái Bình dương, số 497 2. Lê Thị Yến(2016), Thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các khu công nghiệp trong bối cảnh hội nhập: Nghiên cứu tại tỉnh Thái Nguyên, Kỷ yếu hội thảo COMB 2016, Đại học Đà Nẵng 3. Lê Thị Yến (2014), Thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp- kênh huy động vốn hiệu quả cho phát triển kinh tế: Nghiên cứu trường hợp Thái Nguyên, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Khơi thông nguồn vốn cho phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn hiện nay, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 160 4. Lê Thị Yến(2014), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, tạp chí Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương số 433 tháng 9 năm 2014. 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adger. W.N et al, (2001), Environment, Society and precipitous change, Living with environmental change: social vulnerability, adaptation and resilience in Viet Nam 2. Adger. W.N et al, (2004), New indicators of vulnerability and adaptive capacity, Technical Report 7, Tyndall center for Climate change research 3. Ajzen. I, (1991), The theory of planned behaviour. Organizational Behaviour and Human Decision Processes, 50, 179–211 4. Anand and Asen, (1994), Human development index: methodology and measurement: Human development office, United Nation Development Programe 5. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, (2015), Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016 của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 6. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình hoạt động của các Doanh Nghiệp tại KCN tỉnh Thái Nguyên năm 2011 7. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình hoạt động của các Doanh Nghiệp tại KCN tỉnh Thái Nguyên năm 2012 8. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình hoạt động của các Doanh Nghiệp tại KCN tỉnh Thái Nguyên năm 2013 9. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, Báo cáo tình hình hoạt động của các Doanh Nghiệp tại KCN tỉnh Thái Nguyên năm 2014 10. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên, (2009), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến hết năm 2020. 11. Ban quản lý các khu công nghiệp Thái Nguyên,(2010), Báo cáo triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp trên địa bàn Thái Nguyên 12. Bộ kế hoạch và đầu tư, (2012), Báo cáo tổng kết hai mươi năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất ở Việt Nam. 13. Bộ kế hoạch đầu tư, (2000), Khu công nghiệp, khu chế xuất với cơ hội đầu tư tại Việt Nam, NXB chính trị quốc gia 14. Bộ Kế hoạch và đầu tư, (2013), Kỷ yếu 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 162 15. Bộ Kế hoạch và đầu tư, (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động mô hình khu công nghiệp, khu kinh tế 16. Benacek, (1999), Foreign Direct Investment in an Economy of Transition - The Case of the Czech Republic: Evolution, Problems and Policy Issues, Brusel: Science Report 17. Benayas. J. M. R, Martins, et al, (2007), Abandonment of agricultural land: An overview of drivers and consequences, CAB reviews: Perspectives in agriculture, veterinary science, nutrition and natural resources, 2(57), 1-14 18. Blomstrom et al,(1998), Multinational Corporations and Spillovers, Journal of Economic Surveys Vol. 12, Iss.3,247-277 19. Bomstrom et al, (1998), Technology Transfer and Spillovers: Does Local Participation with Multinationals Matter? NBER Working Paper Series No 6816 20. Bryceson. D. F, (1996), Deagrarianization and rural employment in sub-Saharan Africa: A sectoral perspective, World Development, 24(1), 97-111 21. Bùi Thế Cử, (2015), Tác động của phát triển các khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên, luận án tiến sĩ Kinh tế. 22. Carletto. G, Covarrubias. K,et al, (2007), Rural income generating activities in developing countries: Re-assessing the evidence, Electronic Journal of Agricultural and Development Economics, 4(1), 146-193 23. Chambers and Conway (1992), Sustainable rural livelihoods: A framework for analysis, IDS working paper 72 24. Chen. J, (2007), Rapid urbanisation in China: A real challenge to soil protection and food security, Catena, 69(1), 1-15 25. Chính phủ, Nghị định 29/2008/NĐ – CP về quy chế Khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao 26. Chính phủ, (1999), quyết định số 51/1999/NĐ-CP quy định về luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 27. Chính phủ, (1999), quyết định số 181/1999/QĐ-TTg về việc thành lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Sông Công I tỉnh Thái Nguyên 28. Chính phủ, (2009), quyết định số 1854/TTg-KTN về việc điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên 163 29. Chính phủ, (2006), quyết định số 1107/QĐ-TTg về Danh mục các KCN tai Việt Nam dự kiến ưu tiên và thành lập mới và mở rộng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 30. Chính phủ, (2007), quyết định số 58/2007/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 31. Cronin et al, (1992), Measuring Service Quality: a reexamination and extension, Journal of Marketing, Vol 56- July 32. Cuong. N. Q, Sirion.C, et al,(2011), “A SERVPERF Model of the Vietnamese Banking Industry”, Journal of Management and Marketing Research, 198-214 33. Damborsky et al, (2013), The effectiveness of industrial zones support in the Czech Republic, Journal of Ekonomika a management 34. Đặng Phi Trường và cộng sự, (2016), Ảnh hưởng của lao động đến thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 35. Davis. J. R, (2006), Rural non-farm livelihoods in transition economies: emerging issues and policies, Electronic Journal of Agricultural and Development Economics, 3(2), 180-224 36. Deininger. K, Feder. G, (1999), Land Institutions and Land Markets. (Policy Research Working Paper), The World Bank 37. DFID, (1999), Sustainable livelihood guidance sheets Hall- International, Inc 38. Đỗ Mạnh Hùng, (2008), Đầu tư phát triển các khu kinh tế- quốc phòng ở Việt Nam hiện nay, luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 39. Dunning et al, (1994), Re-Evaluating the Benefits of Foreign Direct Investment, Transnational Corporations, 3(1), 27-51 40. Ellis F, (1998), Household strategies and rural livelihood diversification. Journal of Development studies, 35(1), 1-38 41. Ellis F, (2000), Rural Livelihoods and Diversity in Developing Countries. New York, NY: Oxford University Press 42. Fazal S, (2000), Urban expansion and loss of agricultural land-a GIS based study of Saharanpur City, India, Environment and Urbanisation, 12(2), 133-149 43. Fazal S, (2001), The need for preserving farmland: A case study from a predominantly agrarian economy (India), Landscape and Urban Planning, 55, 1-13 44. Gregory P, Mattingly M, (2009),Goodbye to natural resource-based livelihoods? Crossing the rural/urban divide, Local Environment, 14, 879-890 164 45. Gronross. C. A, (1984),Service Quality Model and Its Marketing Implications, European, Journal of Marketing, 18 (4), 36-44 46. GSO, (2006), Questionnaire on Household Living Standard Survey 2006 (VHLSS-2006). Hanoi, Vietnam: General Statistical Office, 2006 47. Gummesson E, (1979), Models of Professional Service Marketing, Technique Center- Stockholm 48. Hanstad T, Nielsen R, et al, (2004), Land and livelihoods: Making land rights real for India’s rural poor, LSP Working Paper 12, Food and Agriculture Organisation 49. Hartline. M. D, Ferrell. O. C, (1996), The Management of Customer-Contact Service Employees: An Empirical Investigation”, Journal of Marketing, 60- October, 52-70 50. Hoàng Hà, Ngô Thắng Lợi và cộng sự,(2009), Một số giải pháp giải quyết việc làm, nhà ở, đảm bảo đời sống cho người lao động và đảm bảo an ninh nhằm phát triển các KCN của tỉnh Hưng Yên trong quá trình CNH,HĐH, NXB Lao Động. 51. Hoàng Thị Thu Hà,(2015), Đầu tư phát triển bền vững về kinh tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân. 52. Huỳnh Thị Đan Xuân và cộng sự, (2011), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông cửu long, tạp chí khoa học- Đại học Cần Thơ. 53. Jansen. H, Pender, et al, (2006), Policies for sustainable development in the hillside areas of Honduras: A quantitative livelihoods approach, Agricultural Economics, 34, 141-153 54. Lambert et al, (2002), Eco-industrial parks: stimulating sustainable development in mixed industrial parks, Technovation 22, 471- 484 55. Lê Du Phong, (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội các công trình phục vụ lợi ích quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 56. Lê Xuân Thái, (2014), các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ trong các mô hình sản xuất trên đất lúa tại tỉnh Vĩnh Long, tạp chí khoa học- ĐH Cần Thơ số 35 57. Lê Thế Giới, (2008), Các giải pháp phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ của thành phố Đà Nẵng, Đề tài cấp thành phố, Mã số: ĐN2007-2008. 58. Lê Thế Giới,(2008), Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các Khu Công nghiệp Việt Nam, Tạp chí Khoa học và công nghệ Đà Nẵng, Số 4 (27) 165 59. Lê Thế Giới,(2009),Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong nghiên cứu chính sách thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Công Nghệ - Đại học Đà Nẵng, Số 1(30), Tr 117 – 127. 60. Lê Xuân Bá,(2007), Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào lĩnh vực xây dựng nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX, Đề tài Cấp bộ 61. Mai Văn Nam và Nguyễn Thanh Vũ, (2010), Vấn đề sử dụng lao động và ảnh hưởng của lao động đến thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp Tiền Giang, Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ 2010: 13 126 -136 62. Mahapatra. S, (2007), Livelihood pattern of agricultural labour households in rural India, South Asia Research, 27(1), 79-103 63. Mai Văn Nam và cộng sự, (2010), Vấn đề sử dụng lao động và ảnh hưởng của lao động đến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp ở Tiền Giang, tạp chí khoa học, Đại học cần thơ 64. Nelson et al, (2005), Structural adjustment: a vulnerability index for Australian broadacre agriculture, Agricul- tural Commodities 65. Nelson et al, (2010), The vulnerability of Australian rural communities to climate variability and change: Part II- integrating impacts with adaptive capacity, Environmental Science and Policy 66. Nguyễn Bạch Nguyệt và cộng sự, (2007), giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 67. Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cương,(2006), Vấn đề phát triển bền vững các KCN ở Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo tổng kết 15 năm phát triển KCN, KCX và sơ kết 2 năm phát triển các KKT ở Việt Nam, Long An. 68. Ngô Thắng Lợi, Bùi Đức Tuân, Vũ Thành Hưởng, Vũ Cương,(2006), Ảnh hưởng của chính sách phát triển các KCN tới phát triển bền cũng ở Việt Nam, NXB Lao Động – Xã hội. 69. Nguyễn Bạch Nguyệt,(2003), Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn ngoại thành Hà Nội, những tồn tại và nguyên nhân, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 77 70. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, (2011), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân tộc thiểu số ở vùng Đồng bằng sông cửu long, tạp chí khoa học số 18. 71. Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự,(2012), Nghiên cứu tác động của Khu công nghiệp đến sự phát triển thu nhập của cộng đồng bị thu hồi đất: Trường hợp khi công nghiệp hòa phú tỉnh Vĩnh Long, Tạp chí khoa học, Đại học Cần Thơ. 166 72. Nguyễn Thị Hồng Hạnh và cộng sự,(2013), Ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống việc làm của nông dân huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, tạp chí khoa học và phát triển số 1 tập 11. 73. Nguyễn Thị Ninh Thuận và cộng sự (2012), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào các khu công nghiệp tại Thành phố Cần thơ, kỷ yếu khoa học năm 2012, trường Đại học Cần Thơ 74. Nguyen Van Suu, (2009), Industrialisation and urbanisation in Vietnam: How appropriation of agricultural land use rights transformed farmers Livelihoods in a Per-Urban Hanoi Village? , EADN working paper No38 75. Nguyễn Văn Thắng,(2014), Giáo trình thực hành nghiên cứu trong kinh tế và quản trị kinh doanh, nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân. 76. Nguyễn Văn Thiệu và cộng sự, (2014), Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế và giải pháp sinh kế bền vững cho người dân vùng lũ tỉnh An Giang, tạp chí khoa học. 77. Nguyễn Văn Toàn và cộng sự, (2012), Ảnh hưởng của chương trình 135 đến sinh kế của đồng bào dân tộc ít người huyện Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, tạp chí khoa học- Đại học Huế số 3 tập 72B 78. Nguyễn Đình Thu,(2005), Tổ chức mối quan hệ giữa chức năng ở phục vụ công cộng cà sản xuất trong quá trình quy hoạch xây dựng các KCN tại Hà Nội, Luận án Tiến sỹ 79. Nguyễn Mạnh Hùng,(2003), Mấy vấn đề về về quy hoạch các KCN ở Việt Nam”, Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phát triển KCN, KCX ở thành phố Hồ Chí Minh những vấn đề lý luận và thực tiễn, TP. Hồ Chí Minh 80. Nguyễn Ngọc Dũng, (2009), Phát triển các Khu công nghiệp đồng bộ trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sĩ 81. Nguyễn Xuân Hinh,(2003), Quy hoạch xây dựng và phát triển KCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Luận án Tiến sỹ 82. Nguyen. V. C, McGrath, T, & Pamela, W, (2006), Agricultural land distribution in Vietnam: Emerging issues and policy implications, MPRA Paper No. 25587 83. Phan Thị Thu Hiền, (2015), Đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách địa phương tỉnh Hà Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân. 84. Popescu et al, (2008), Eco-industrial parks – an opportunity for the developing countries 85. Phạm Đình Tuyển,(2001), Quy hoạch KCN và lựa chọn địa điểm xây dựng xí nghiệp KCN, Nhà xuất bản xây dựng 86. Quốc Bảo, (2015), Nhìn lại 5 năm phát triển KCN, KKT, tạp chí khu công nghiệp Việt Nam, Bộ Kế hoạch và đầu tư 167 87. Rigg.J, (2006), Land, farming, livelihoods, and poverty: Rethinking the links in the rural South, World Development, 34(1), 180-202 88. Saumik Paul et al, (2013), The livelihood effects of industrialization on displaced households: Evidence from Falta special economic zone, West Bengal, Discussion Paper No 13, Centre for European Economic Research 89. Shackleton. C. M, Shackleton et al, (2001), The role of land-based strategies in rural livelihoods: The contribution of arable production, animal husbandry and natural resource harvesting in communal areas in South Africa, Development Southern Africa, 18(5), 581-604 90. Siegel, (2005), Using an asset-based approach to identify drivers of sustainable rural growth and poverty reduction in Central America: A conceptual framework, World Bank Policy Research Working Paper 3475 91. Tan. M et al, (2005), Urban land expansion and arable land loss in China: A case study of Beijing- Tianjin-Hebei region, Land Use Policy, 22(3), 187-196 92. Tran Quang Tuyen, (2013), Livelihood strategies for coping land loss among households in VietNam’s sub-urban areas, Asian social science Vol 19, No 15 93. Trần Văn Hậu, (2012), Đáp ứng nhu cầu vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp trong khu công nghiệp khu chế xuất, tạp chí thương mại số 12. 94. Trương Giang Long và cộng sự,(2004), Phát triển các KCN, KCX trong quá trình CNH – HĐH, Nhà Xuấn bản Chính trị quốc gia 95. Trần Viết Tiến, (2008), Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh đối với người lao động làm việc tại các KCN các tỉnh phía bắc Việt Nam”, Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ 96. Trần Ngọc Hưng (2004), Các giải pháp hoàn thiện và phát triển Khu Công nghiệp Việt Nam, Luận án Tiễn sỹ, Đại học Thương Mại 97. Từ Quang Phương, Phạm Văn Hùng, (2013), Giáo trình kinh tế đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân 98. Tu. V. H et al, (2012), Livelihood vulnerability of households affected by flooding in An Giang province and adaptation solutions, Scientific Journal of Can Tho University 99. Tu.V.H, Yabe, M. M.Trang, Khai. H.V, (2015), Adaptive capacity assessment of rural out migrants: A case study of An Giang province, Viet Nam, Journal odd the faculty of agriculture Kuyshu University, 60, 265-271 100. Vũ Đại Thắng, (2012), Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và đầu tư. 168 101. Vũ Thành Hưởng, (2010), Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ theo hướng bền vững, luận án tiến sĩ kinh tế, trường ĐH Kinh tế quốc dân 102. Võ Thy Trang (2015), Nghiên cứu đánh giá sự phát triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tạp chí Khoa học & Công Nghệ, Số 65 103. UBND tỉnh Thái Nguyên, (2004), quyết định số 88/2004/QĐ-UBND về phê duyệt phương án quy hoạch chung các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 104. UBND tỉnh Thái Nguyên, (2008), văn bản số 2092/UBND-TH về việc chấp thuận mở rộng quy hoạch dự án KCN Điềm Thụy, huyện Phú Bình 105. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, (2010), Đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp Thái Nguyên đến 2015 và định hướng đến năm 2020 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH 1. Tên chủ hộ: .............................................. Giới tính:................................................ Trình độ học vấn của chủ hộ:................ SDT: ...................................................... Địa chỉ:. 2. Tổng số thành viên trong hộ:. Nam: ... Nữ. 3. Thành phần hộ Số Giới tính Tuổi Tình trạng sức khỏe Trình độ học vấn Mong muốn đi học (*) Nghề nghiệp Kinh nghiệm làm việc ( số năm làm việc) Số lượng công việc đang đảm nhiệm Nơi làm việc 1 2 Tình trạng sức khỏe: 1. Tốt 2. Bình thường 3. Yếu 4. Có bệnh (*) Nếu có cơ hội đi học, anh chị mong muốn học đến lớp mấy? ........................ 4. Sau khi xây dựng khu công nghiệp, gia đình anh ( chị) có thêm việc làm không? (Cả việc làm trong khu công nghiệp và ngoài khu công nghiệp, bao gồm cả kinh doanh dịch vụ và các việc làm khác) a. Có b. Không Nếu có, có mấy việc làm được tạo thêm sau khi xây dựng khu công nghiệp: A. 1 b. 2 c. 3 d. 4 e. >=5 5. Gia đình anh (chị) có ai đang làm việc trong khu công nghiệp không? a. Có b. Không Nếu có, số lượng lao động của gia đình anh chị đang làm việc tại các khu công nghiệp? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 e. >=5 6. Sau khi xây dựng khu công nghiệp, gia đình anh (chị) có ai bị thất nghiệp không? a. Có b. Không Nếu có, số lượng lao động thất nghiệp là mấy? a. 1 b. 2 c. 3 d. 4 e. >=5 II. NHÓM NHÂN TỐ NGUỒN LỰC TỰ NHIÊN 7. Diện tich đất nông nghiệp của gia đình anh chị hiện nay là bao nhiêu? ........... 8. Diện tich đất ở của gia đình anh (chị ) hiện nay là bao nhiêu? ......................... 9. Vị trí đất ở hiện nay của gia đình anh chị có thuận tiện cho kinh doanh hay không? ( Thuận tiện: Có gần mặt đường không? Có ở trong khu đông dân cư không?) a. Có b. Không 10. Gia đình anh (chị) có bị mất đất do xây dựng khu công nghiệp hay không? a. Có b. Không Nếu có, diện tích đất bị mất do xây dựng khu công nghiệp là bao nhiêu?...............(M2) Đất anh chị bị mất do xây dựng khu công nghiệp là đất gì? a. Đất ở b. Đất nông nghiệp c. Đất khác 11. Theo anh (chị), sau khi khu công nghiệp đi vào hoạt động, chất lượng đất canh tác của gia đình anh chị là như thế nào? 1. Rất xấu 2. Xấu 3. Không thay đổi 4. Tốt 5. Rất tốt III. NGUỒN LỰC XÃ HỘI 12. Gia đình anh (chị) có ai tham gia vào các tổ chức xã hội không? (cán bộ thôn, xã, huyện....) a. Có b. Không 13. Gia đình anh (chị) có tham gia vào các lớp tập huấn do địa phương, các tổ chức thực hiện không? a. Có b. Không Nếu có, lớp tập huấn đó về lĩnh vực gì?................................................................ 14. Gia đình anh (chị) có nhận được sự hỗ trợ nào của nhà nước hoặc chính quyền địa phương không? a. Có b. Không IV. NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH 15. Gia đình anh (chị) có tiếp cận được nguồn lực vốn tín dụng không? (Vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng)? a. Có b. Không 16. Mỗi năm chi phí cho gia đình anh (chị) sử dụng cho nông nghiệp là bao nhiêu? (Đầu tư cho nông nghiệp) ................................................................................................................................ 17. Gia đình anh (chị) có xây dựng nhà trọ hay kinh doanh dịch vụ, buôn bán...... hay không? a. Có b. Không Nếu có, chi phí hàng năm bình quân anh (chị) đầu tư là bao nhiêu? (là khoản đầu tư phi nông nghiệp hay đầu tư khác ngoài nông nghiệp. Hay nó là khoản chi phí cho sản xuất kinh doanh khác không tính đầu tư (chi phí) cho nông nghiệp) ............................................................................................................................... 18. Chi phí sinh hoạt của gia đình anh (chị) như thế nào sau khi có khu công nghiệp được xây dựng? a. Giảm b. Tăng c. Không đổi Chi phí sinh hoạt hàng tháng hiện nay của gia điình anh chị?............................... 19. Số tiền gia đình anh (chị) được đền bù khi xây dựng khu công nghiệp là bao nhiêu?................................... 20. Nếu gia đình anh (chị) được đền bù khi xây dựng khu công nghiệp, anh chị đã sử dụng số tiền đó để: a. Đầu tư kinh doanh b. Khác Nếu đầu tư kinh doanh, anh chị kinh doanh về lĩnh vực gì?.................................. V. VỐN VẬT CHẤT 21. Theo anh (chị), sau khi có khu công nghiệp, hệ thống đường giao thông thay đổi thế nào? a. Rất xấu b.Xấu c. Không thay đổi d. Tốt e. Rất tốt 22. Trước khi xây dựng khu công nghiệp, khoảng cách từ nhà anh chị tới trường học của các con anh chị có thay đổi không? a. Có b. Không nếu có, khoảng cách đó thay đổi bao xa ? (thay đổi so với trước) +) Khoảng cách từ nhà tới trường cấp 1:.................. +) Khoảng cách từ nhà tới trường cấp 2:...................... +) Khoảng cách từ nhà tới trường cấp 3:............................ +) Khoảng cách từ nhà tới trường mầm non:............. 23. Khoảng cách từ nhà anh chị tới trạm y tế gần nhất có thay đổi không sau khi khu công nghiệp được xây dựng? a. Có b. Không Nếu có thay đổi xa hay gần hơn bao nhiêu so với trước? 24. Theo anh chị, sau khi có khu công nghiệp, hệ thống nước sạch thay đổi thế nào? a. Rất xấu b.Xấu c. Không thay đổi d. Tốt e. Rất tốt Chi phí nước sinh hoạt hàng tháng của anh chị thay đổi như thế nào sau khi có khu công nghiệp? +) Chi phí nước sinh hoạt hàng tháng là bao nhiêu?.......... +) Chi phí tăng hay giảm so với trước khi có khu công nghiệp?.................. 25. Theo anh (chị), sau khi có khu công nghiệp, hệ thống điện thay đổi thế nào? a. Rất xấu b.Xấu c. Không thay đổi d. Tốt e. Rất tốt 26. Sau khi có khu công nghiệp, theo anh (chị), cơ sở chăm sóc sức khỏe của người dân thay đổi thế nào? a. Rất xấu b.Xấu c. Không thay đổi d. Tốt e. Rất tốt 27. Sau khi có khu công nghiệp, chất lượng môi trường sống của anh chị có bị ảnh hưởng không? (Môi trường không khí, nước thải, ....) a. Có b. Không VI. Về thu nhập của hộ gia đình 28. Thu nhập bình quân hàng tháng hiện nay của gia đình anh chị là bao nhiêu?........ (Hoặc có thể hỏi hàng năm, khi hỏi hàng năm cần ghi chú rõ) Trong đó: 26.1. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là khoảng bao nhiêu một năm?.......... 26.2. Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ là khoảng bao nhiêu một tháng?............... 26.3. Thu nhập từ làm việc trong khu công nghiệp là khoảng bao nhiêu một tháng?............................ 26.4. Thu nhập bình quân của gia đình anh (chị) từ làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu lao động có trình độ?............................................. 26.5. Thu nhập của gia đình anh (chị) từ làm thuê ( lao động chân tay)............... 29. Thu nhập của hộ gia đình anh (chị) sau khi có khu công nghiệp như nào so với trước đó? a. Không thay đổi b. Tăng c. Giảm 30. Thu nhập bình quân hàng tháng của gia đình anh (chị) trước khi có khu công nghiệp là khoảng bao nhiêu? ................................................................................................................................ (Có thể hỏi hàng năm, nhưng cần ghi chú rõ) 30.1. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là khoảng bao nhiêu một năm?............. 30.2. Thu nhập từ kinh doanh dịch vụ là khoảng bao nhiêu một tháng?................ 30.3. Thu nhập bình quân của gia đình anh (chị) từ làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức yêu cầu lao động có trình độ?............................................. 30.4. Thu nhập của gia đình anh (chị) từ làm thuê ( lao động chân tay)............ 30.5. Thu nhập khác?........................................................................................ Cảm ơn anh (chị)! PHỤ LỤC 2 Tác giả sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) nhằm xem xét tác động của các yếu tố (Cụ thể là các thang đo đại diện cho kết quả hoạt động đầu tư phát triển các khu công nghiệp) tới sinh kế người dân sống xung quanh các khu công nghiệp (Thang đo được tác giả lựa chọn thể hiện cho thu nhập của người dân (Y)) Các biến số không có ý nghĩa thống kê được tác giả loại bỏ và có kiểm định sự phù hợp của việc loại bỏ biến, Quá trình cụ thể như sau: Bước 1: Tác giả tiến hành hồi quy các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc (Y) ANOVAa Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. 1 Regression 1714166.960 24 71423.623 54.728 .000b Residual 267540.588 205 1305.076 Total 1981707.548 229 a. Dependent Variable: Y b. Predictors: (Constant), Vay_NH, Moi_truong, Gioi_tinh_chu_ho, So_tien_den_bu, Tiep_can_CS, Dien, S_Dat_phi_NN, Y_te, Tham_gia_tap_huan, Giao_thong, tuoi_chu_ho, SL_Viec_lam_KCN, CL_Dat_NN_sau, VTDD, Tham_gia_TCXH, So_luong_lao_dong_ho, SL_LD_KCN, DT_Phi_NN, SL_that_nghiep_KCN, Nuoc_sach, Chiphi, S_dat_bi_mat, SD_tien_den_bu, Thay_doi_chi_Phi Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -27.323 21.616 -1.264 .208 tuoi_chu_ho .351 .209 .053 1.683 .094 So_luong_lao_dong_ho 2.174 2.655 .028 .819 .414 S_dat_bi_mat .021 .004 .239 5.591 .000 Tham_gia_tap_huan 7.044 5.739 .038 1.228 .221 Tham_gia_TCXH 1.752 5.929 .009 .296 .768 Tiep_can_CS 11.662 6.086 .057 1.916 .057 DT_Phi_NN .321 .038 .316 8.456 .000 Chiphi .856 .136 .269 6.285 .000 SD_tien_den_bu 7.081 8.749 .038 .809 .419 So_tien_den_bu -.014 .044 -.015 -.320 .749 Giao_thong 4.993 3.499 .049 1.427 .155 Y_te -12.938 8.935 -.041 -1.448 .149 Moi_truong 3.047 6.573 .013 .464 .643 S_Dat_phi_NN -.001 .002 -.007 -.235 .815 SL_Viec_lam_KCN 14.916 3.204 .160 4.656 .000 SL_LD_KCN 9.522 3.245 .110 2.934 .004 SL_that_nghiep_KCN -6.999 4.850 -.069 -1.443 .150 CL_Dat_NN_sau .989 2.858 .011 .346 .730 Nuoc_sach -.588 3.769 -.006 -.156 .876 Dien -5.760 4.306 -.037 -1.338 .183 Thay_doi_chi_Phi 9.201 9.675 .050 .951 .343 Gioi_tinh_chu_ho 6.915 6.015 .032 1.150 .252 VTDD 11.563 5.922 .061 1.953 .052 Vay_NH -1.977 6.983 -.009 -.283 .777 a. Dependent Variable: Y Bước 2: Tác giả tiến hành loại bỏ một số biến không có ý nghĩa thống kê, kết quả sau loại bỏ biến như sau: ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 1712703.066 21 81557.289 63.062 .000b Residual 269004.482 208 1293.291 Total 1981707.548 229 a. Dependent Variable: Y b. Predictors: (Constant), Vay_NH, Moi_truong, Gioi_tinh_chu_ho, So_tien_den_bu, Tiep_can_CS, Dien, S_Dat_phi_NN, Y_te, Tham_gia_tap_huan, Giao_thong, tuoi_chu_ho, SL_Viec_lam_KCN, Tham_gia_TCXH, VTDD, So_luong_lao_dong_ho, SL_LD_KCN, DT_Phi_NN, SL_that_nghiep_KCN, Chiphi, S_dat_bi_mat, SD_tien_den_bu Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -24.823 20.073 -1.237 .218 tuoi_chu_ho .375 .205 .056 1.832 .068 So_luong_lao_dong_ho 2.266 2.607 .029 .869 .386 S_dat_bi_mat .021 .004 .242 5.708 .000 Tham_gia_tap_huan 8.082 5.491 .044 1.472 .143 Tham_gia_TCXH 1.478 5.786 .008 .255 .799 Tiep_can_CS 10.955 5.892 .054 1.859 .064 DT_Phi_NN .326 .036 .321 8.981 .000 Chiphi .871 .134 .273 6.484 .000 SD_tien_den_bu 9.549 8.287 .051 1.152 .251 So_tien_den_bu -.015 .044 -.016 -.336 .737 Giao_thong 4.333 3.036 .042 1.427 .155 Y_te -12.635 8.863 -.040 -1.425 .156 Moi_truong 3.632 6.176 .016 .588 .557 S_Dat_phi_NN .000 .002 -.003 -.095 .925 SL_Viec_lam_KCN 14.972 3.150 .160 4.753 .000 SL_LD_KCN 9.932 3.139 .115 3.164 .002 SL_that_nghiep_KCN -9.497 4.077 -.094 -2.329 .021 Dien -5.578 4.279 -.035 -1.304 .194 Gioi_tinh_chu_ho 6.166 5.825 .029 1.059 .291 VTDD 10.998 5.805 .058 1.895 .060 Vay_NH -1.853 6.882 -.009 -.269 .788 a. Dependent Variable: Y Bước 3: Tác giả tiến hành loại bỏ một số biến không có ý nghĩa thống kê, kết quả sau loại bỏ biến như sau: ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 1710590.472 17 100622.969 78.682 .000b Residual 271117.076 212 1278.854 Total 1981707.548 229 a. Dependent Variable: Y b. Predictors: (Constant), VTDD, SL_LD_KCN, Gioi_tinh_chu_ho, Tiep_can_CS, Dien, Moi_truong, Y_te, tuoi_chu_ho, Tham_gia_tap_huan, Giao_thong, DT_Phi_NN, Tham_gia_TCXH, So_luong_lao_dong_ho, SL_that_nghiep_KCN, SL_Viec_lam_KCN, S_dat_bi_mat, Chiphi Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -25.449 19.521 -1.304 .194 tuoi_chu_ho .392 .199 .059 1.966 .051 So_luong_lao_dong_ho 1.914 2.546 .024 .752 .453 S_dat_bi_mat .022 .003 .255 7.439 .000 Tham_gia_tap_huan 7.318 5.397 .039 1.356 .177 Tham_gia_TCXH 1.526 5.658 .008 .270 .788 Tiep_can_CS 10.440 5.797 .051 1.801 .073 DT_Phi_NN .317 .033 .312 9.478 .000 Chiphi .889 .129 .279 6.906 .000 Giao_thong 4.529 2.994 .044 1.513 .132 Y_te -11.733 8.679 -.037 -1.352 .178 Moi_truong 4.075 6.091 .018 .669 .504 SL_Viec_lam_KCN 15.169 3.103 .162 4.889 .000 SL_LD_KCN 10.299 3.089 .119 3.334 .001 SL_that_nghiep_KCN -10.289 3.843 -.102 -2.678 .008 Dien -4.992 4.198 -.032 -1.189 .236 Gioi_tinh_chu_ho 6.475 5.771 .030 1.122 .263 VTDD 10.719 5.438 .057 1.971 .050 a. Dependent Variable: Y Bước 4: Tác giả tiến hành loại bỏ một số biến không có ý nghĩa thống kê, kết quả sau loại bỏ biến như sau: ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 1703784.125 12 141982.010 110.858 .000b Residual 277923.423 217 1280.753 Total 1981707.548 229 a. Dependent Variable: Y b. Predictors: (Constant), VTDD, SL_LD_KCN, tuoi_chu_ho, Moi_truong, Tiep_can_CS, Tham_gia_tap_huan, Giao_thong, DT_Phi_NN, SL_that_nghiep_KCN, SL_Viec_lam_KCN, S_dat_bi_mat, Chiphi Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) -29.313 14.692 -1.995 .047 tuoi_chu_ho .416 .183 .062 2.272 .024 S_dat_bi_mat .023 .003 .258 7.635 .000 Tham_gia_tap_huan 10.017 5.082 .054 1.971 .050 Tiep_can_CS 11.111 5.505 .054 2.018 .045 DT_Phi_NN .311 .032 .306 9.592 .000 Chiphi .856 .125 .269 6.871 .000 Giao_thong 4.066 2.835 .040 1.434 .153 Moi_truong 3.184 6.045 .014 .527 .599 SL_Viec_lam_KCN 15.418 2.981 .165 5.172 .000 SL_LD_KCN 10.737 2.992 .124 3.589 .000 SL_that_nghiep_KCN -10.625 3.716 -.105 -2.860 .005 VTDD 11.469 5.383 .061 2.131 .034 a. Dependent Variable: Y Bước 5: Tác giả tiến hành loại bỏ một số biến không có ý nghĩa thống kê, kết quả sau loại bỏ biến như sau: ANOVAa Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 1616706.978 8 202088.372 122.360 .000b Residual 365000.570 221 1651.586 Total 1981707.548 229 a. Dependent Variable: Y b. Predictors: (Constant), VTDD, SL_LD_KCN, Tiep_can_CS, Giao_thong, DT_Phi_NN, SL_that_nghiep_KCN, SL_Viec_lam_KCN, S_dat_bi_mat Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) 51.916 10.953 4.740 .000 S_dat_bi_mat .028 .003 .320 8.596 .000 Tiep_can_CS 15.911 6.145 .078 2.589 .010 DT_Phi_NN .319 .036 .314 8.763 .000 Giao_thong 3.226 3.186 .032 1.012 .312 SL_Viec_lam_KCN 19.297 3.314 .207 5.823 .000 SL_LD_KCN 14.909 3.274 .172 4.553 .000 SL_that_nghiep_KC N -22.084 3.506 -.219 -6.299 .000 VTDD 14.562 6.064 .077 2.401 .017 a. Dependent Variable: Y

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_dau_tu_phat_trien_khu_cong_nghiep_den_s.pdf
  • docxLA_LeThiYen_E.docx
  • pdfLA_LeThiYen_Sum.pdf
  • pdfLA_LeThiYen_TT.pdf
  • docxLA_LeThiYen_V.docx
Luận văn liên quan