Góc độ chủ quan phía doanh nghiệp, do sai sót từ quá trình lập BCTC, vấn
đề này phụ thuộc vào sự hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ. Doanh nghiệp niêm
yết cần phải thường xuyên đánh giá và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm
giảm rủi ro những sai sót những chỉ tiêu tài chính trọng yếu trong quá trình lập
BCTC. Tuy nhiên, điều này không loại trừ việc doanh nghiệp có những hành vi cố
tình làm sai lệch số liệu kế toán để nhằm mục tiêu cho cá nhân hoặc nhóm lợi ích
nào đó. Trong trường hợp này, giải pháp đưa ra là tăng cường giám sát hiệu quả của
BKS và KTNB.
178 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 595 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của QTCT đến chất lượng thông tin BCTC tại các công ty niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tin tài chính: bao gồm các nghiệp vụ thông thường và các nghiệp vụ
xử lý vào thời điểm cuối năm. Doanh nghiệp cần chủ động đưa ra những quy định
cụ thể cho từng loại nghiệp vụ từ đó chủ động trong quá trình tạo lập, đặc biệt đối
với những công ty lập báo cáo tài chính hợp nhất.
150
- Thông tin phi tài chính: đây là những loại thông tin có thể đánh giá trước
khi kết thúc niên độ, do đó nội dung loại thông tin này có thể chuẩn bị trước thời
điểm kết thúc niên độ.
- Cần phải có ràng buộc với công ty kiểm toán độc lập nhằm xây dựng kế
hoạch kiểm toán bắt đầu từ việc soát xét BCTC quý và giữa niên độ nhằm rút ngắn
thời gian kiểm toán.
5.2.2 Kiến nghị tăng cường QTCT nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC
các công ty niêm yết ở Việt Nam
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định lượng và phỏng vấn các chuyên gia,
luận án xem xét những mặt tích cực cũng như các yếu kém làm cơ sở đưa ra kiến
nghị. Kiến nghị về QTCT nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC chủ yếu tập
trung vào vai trò giám sát của HĐQT và BKS. Như đã trình bày tại chương 2, hiệu
quả của cơ chế kiểm soát của từng yếu tố trong QTCT phụ thuộc vào các đặc tính
như: cơ cấu, sự độc lập, năng lực chuyên môn, quyền hạn, trách nhiệm và sự cẩn
trọng của chúng. Bên cạnh đó, qua ý kiến chuyên gia đã trình bày trong chương 4
khi đưa ra các nhận định về sự tác động của các yếu tố QTCT đến chất lượng thông
tin BCTC, các chuyên gia đều tập trung vào những nguyên nhân xuất phát từ nhiệm
vụ, sự độc lập, quyền hạn, trách nhiệm và sự cẩn trọng của từng yếu tố QTCT. Vì
vậy, kiến nghị cụ thể đặt ra nhằm tăng cường QTCT là tăng cường các đặc tính của
từng yếu tố có ảnh hưởng đến quy trình lập và công bố thông tin BCTC thông qua
tăng cường nhiệm vụ, sự độc lập, quyền hạn, trách nhiệm và sự cẩn trọng của từng
yếu tố QTCT. Những kiến nghị này nhằm hướng đến việc thực hiện hiệu quả vai trò
của từng yếu tố để Ban điều hành sẽ lập và công bố theo hướng những kiến nghị
nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC đã đề ra ở trên.
5.2.2.1 Các kiến nghị liên quan đến HĐQT
Mặc dù trong Luật doanh nghiệp, HĐQT được quyết định về các quy chế
quản lý nội bộ, nhưng không nhấn mạnh hoặc chưa hướng dẫn cụ thể về các chính
151
sách liên quan đến sự đảm bảo tính trung thực cũng như sự đầy đủ của các thông tin
tài chính và phi tài chính cung cấp ra bên ngoài. Chưa có điều khoản nào quy định
cụ thể trong việc xây dựng các chính sách lập và công bố thông tin đảm bảo các
thông tin cung cấp ra bên ngoài là trung thực. Những nội dung này chủ yếu từ việc
xác lập trong chính nội bộ của từng doanh nghiệp thông qua điều lệ và quy chế
QTCT của từng doanh nghiệp.
Kiến nghị tăng cường hoạt động giám sát của HĐQT đến chất lượng thông
tin BCTC sẽ nhằm vào tăng cường tính hiệu quả hoạt động của HĐQT. Vai trò của
HĐQT là định hướng chiến lược và giám sát có liên quan đến chất lượng thông tin
BCTC, vì vậy kiến nghị sẽ tập trung vào tính độc lập, trình độ chuyên môn, nhiệm
vụ và những điều kiện để HĐQT hoạt động hiệu quả.
Tăng cường tính độc lập và trình độ chuyên môn
- Vì tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trong thực tế ít, do đó các ý kiến của
những thành viên này sẽ không được thông qua, nếu các thành viên còn lại không
cùng quan điểm, do đó công ty niêm yết cần đảm bảo số lượng thành viên HĐQT
độc lập trong HĐQT phải chiếm trên 50%, nhưng ít nhất phải có thành viên HĐQT
điều hành. Như chương 4 đã trình bày, thành viên HĐQT độc lập có chuyên môn về
kế toán tài chỉnh có tác động mạnh nhất góp phần làm tăng chất lượng thông tin
BCTC. Tuy nhiên, hiện nay cho thấy số lượng thành viên HĐQT độc lập của các
công ty niêm yết chỉ chiếm 12,8% mẫu nghiên cứu. Vì vậy, trong các thành viên
HĐQT độc lập tối thiểu cần phải có một thành viên có kinh nghiệm và chuyên môn
về kế toán tài chính. Bằng sự am hiểu chuyên môn sâu giúp thành viên HĐQT độc
lập có khả năng phản biện cũng như đề xuất những hoạt động của Ban điều hành
trong việc thiết lập, duy trì và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ.
- Đánh giá nguy cơ vả đảm bảo tính độc lập của các thành viên HĐQT độc
lập. Nhà nước ban hành Thông tư 121 về QCQTCT, trong đó tại khoản 3 điều 2,
nêu rõ các điều kiện của thành viên HĐQT độc lập. Các thành viên HĐQT độc lập
cần có cam kết không vi phạm các yêu cầu về tính độc lập theo Thông tư 121.
152
- Mặc dù trong quy chế QTCT 121 có yêu cầu các công ty niêm yết phải tách
riêng hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc, nhưng lại đưa ra điều kiện
mở là ngoại trừ được ĐHCĐ chấp thuận, vì vậy theo khảo sát hiện nay vẫn còn 63
doanh nghiệp chiếm 32,3% mẫu vẫn còn kiêm nhiệm hai chức danh. Việc kiêm
nhiệm này rất khó tránh khỏi tình trạng tập trung quyền lực và dẫn đến lạm dụng
quyền lực. Do đó, QCQTCT cần bắt buộc các công ty niêm yết tách hai chức năng
Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc.
Tăng cường nhiệm vụ của HĐQT
- Cần có sự phân công nhiệm vụ các cho thành viên HĐQT, trong đó phải có
một thành viên HĐQT độc lập thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình lập và công bố
thông tin BCTC.
- Các thành viên HĐQT độc lập phải họp thường kỳ không có sự tham gia
của những người quản lý hoặc các thành viên HĐQT điều hành để tăng cường sự
trao đổi và thông tin giữa các thành viên HĐQT độc lập. Nhằm khắc phục những
vấn đề trên, các thành viên HĐQT độc lập cần họp ít nhất 4 lần trong một năm và
trước cuộc họp của HĐQT, để chia sẻ ý kiến và những vấn đề quan tâm. Cần chỉ
định một thành viên HĐQT độc lập cao cấp để lãnh đạo nhóm thành viên HĐQT
độc lập nhằm tăng cường khả năng chất vấn và kiểm soát công tác quản lý.
- BCTN của doanh nghiệp phải được các thành viên HĐQT thông qua trước
khi công bố ra bên ngoài trong cuộc họp của các thành viên HĐQT độc lập.
Tăng cường khả năng thu thập thông tin của HĐQT
- Hầu hết các thành viên HĐQT trông chờ vào các thông tin do người quản lý
cung cấp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, thông tin từ kênh này, trước khi đến
được HĐQT thường đã được chế biến nhằm mang tính thuyết phục hơn là cung cấp
thông tin. Để khắc phục tình trạng thiếu thông tin và thông tin ít chính xác, các
thành viên HĐQT độc lập cần liên tục truy cập các thông tin và phân tích từ những
nguồn tin độc lập, khách quan và trung lập. Cần thiết lập hệ thống cung cấp thông
153
tin riêng để đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác. Ngoài kênh thu
thập chính thống do Ban điều hành cung cấp, các thành viên HĐQT độc lập cần có
kênh thông tin khác từ các cổ đông, nhân viên hoặc các bên liên quan khác.
- Tùy theo mô hình đặc điểm hoạt động kinh doanh, ngành nghề của từng
doanh nghiệp, HĐQT cần xây dựng hệ thống báo cáo trong đó quy định rõ nội
dung, thời gian phù hợp nhiệm vụ định hướng và giám sát có liên quan đến lập và
công bố như: nhận diện các hoạt động quản trị rủi ro, duy trì và cải tiến hệ thống
kiểm soát nội bộ để Ban điều hành cung cấp nhằm tránh tình trạng thông tin bất cân
xứng giữa HĐQT và Ban điều hành.
- HĐQT cần tiếp nhận thường xuyên những thông tin phi tài chính như: thị
phần, sự hài lòng của nhân viên, hoạt động của đối thủ cạnh tranh, các kế hoạch dự
kiến của Ban điều hành, để giám sát nội dung công bố liên quan đến thông tin phi
tài chính.
Tăng cường năng lực và mức độ cẩn trọng thông qua việc đánh giá HĐQT
Để nâng cao mức độ cẩn trọng của các thành viên HĐQT, nhằm cung cấp
thông tin cho cổ đông giám sát hiệu quả hoạt động của từng thành viên HĐQT,
HĐQT cần báo cáo ĐHCĐ hằng năm về những nội dung:
- Công tác giám sát đánh giá và cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của Ban
điều hành.
- HĐQT độc lập có thể kiểm chứng lại mức độ chính xác và hợp lý của
những thông tin tài chính và phi tài chính được cung cấp không thông qua BKS và
KTNB.
- Chủ tịch HĐQT phải báo cáo trước ĐHCĐ hằng năm về việc đánh giá mức
độ hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm của HĐQT và từng thành viên HĐQT.
- Ngoài ra, nhằm nâng cao năng lực giám sát, các thành viên HĐQT thường
xuyên tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn về QTCT và công bố thông tin BCTC.
154
5.2.2.2 Ban kiểm soát
Vai trò chính của BKS là giám sát hoạt động của HĐQT, Ban điều hành và
thẩm định BCTC, do đó các kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động hiệu quả của
BKS tập trung vào việc tăng cường tính độc lập và nhiệm vụ của ban này.
Tăng cường tính độc lập BKS
- Với phương thức bầu BKS hiện nay theo phương thức “đối vốn” đã tạo ra
một sự độc lập giả tạo như đã trình bày tại chương 4, trong thực tế cho thấy người
quyết định thành viên BKS tại ĐHCĐ là do các thành viên HĐQT và Ban điều
hành. Nhằm tăng cường tính độc lập thật sự cho BKS, theo quan điểm của tác giả
cần thay đội hình thức bầu BKS từ “đối vốn” sang “đối nhân”. BKS sẽ được bầu
dựa vào số cổ đông tham dự tại ĐHCĐ, mỗi người là một phiếu bầu. Với phương
thức này sẽ loại bỏ sự áp đặt các cổ đông sở hữu nhiều cổ phiếu mà chủ yếu là các
thành viên HĐQT và Ban điều hành. Mặt khác, vì bản thân các thành viên BKS là
những người không tham gia trực tiếp vào công việc hằng ngày hoặc nắm giữ chức
danh quản lý của doanh nghiệp, do đó mọi hoạt động của BKS sẽ hướng đến bảo vệ
cổ đông nhiều hơn.
- Theo quy định hiện nay, các thành viên BKS không nắm giữ chức danh
quản lý trong doanh nghiệp, điều đồng nghĩa với việc có thể họ là nhân viên của
doanh nghiệp, như vậy phần nào là giảm tính độc lập. Do đó, QCQTCT cần yêu cầu
ít nhất 2/3 thành viên BKS là thành viên độc lập, trong đó có trưởng BKS.
- Nhằm đảm bảo tính độc lập của BKS, điều 122 luật doanh nghiệp có quy
định “Không phải là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh,
chị, em ruột của thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý
khác”. Tuy nhiên trong thực tế, theo ý kiến chuyên gia cho thấy tính độc lập của
BKS bị vi phạm khi có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp về lợi ích kinh tế với thành
viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác. Do đó, luật
doanh nghiệp cần bổ sung điều 122 các thành viên BKS hoặc ít nhất là Trưởng BKS
155
phải là người không có mối quan hệ về lợi ích với các thành viên trên. Các thành
viên này cần có sự cam kết về việc đảm bảo tính độc lập của mình.
- Thù lao BKS phải được đề xuất riêng và do ĐHCĐ quyết định, không đưa
chung quỹ thù lao HĐQT và BKS. Mặt khác, BKS có quyền đề xuất kinh phí về tư
vấn từ bên ngoài khi cần thiết.
Tăng cường nhiệm vụ BKS
Theo Thông tư 121/2012/TT-BTC, Bộ tài chính cần trao quyền cho Ban
kiểm soát nhiều hơn trong vai trò giám sát quá trình lập và công bố thông tin BCTC.
Cụ thể:
Giám sát thông tin BCTC công bố:
- Giám sát về tính trung thực các thông tin trên BCTN, đặc biệt các thông tin
phi tài chính ở góc độ trung thực, hợp lý thông qua việc đánh giá những cơ sở mà từ
đó HĐQT và Ban điều hành dùng làm căn cứ để đưa ra những nhận định, đặc biệt
các phân tích mang tính chất dự báo, nhằm tránh hiện tượng thổi phồng và làm đẹp
thông tin.
- Kiểm tra các BCTC hằng năm, sáu tháng và hằng quý trước khi đệ trình
HĐQT;
- Đề xuất lựa chọn công ty kiểm toán độc lập, mức phí kiểm toán và mọi vấn
đề liên quan đến sự rút lui hay bãi nhiệm của công ty kiểm toán độc lập; Thảo luận
với kiểm toán viên độc lâp về tính chất và phạm vi kiểm toán trước khi bắt đầu việc
kiểm toán;
- Giám sát tính độc lập của kiểm toán viên độc lập, phương pháp và kế hoạch
làm việc của kiểm toán độc lập.
- Xem xét thư quản lý của kiểm toán viên độc lập và ý kiến phản hồi của Ban
quản lý công ty;
156
- Xin ý kiến tư vấn chuyên nghiệp độc lập hoặc tư vấn về pháp lý và đảm bảo
sự tham gia của chuyên gia bên ngoài công ty với kinh nghiệm trình độ chuyên môn
phù hợp vào công việc của công ty nếu thấy cần thiết;
Giám sát HĐQT
- Giám sát tính độc lập của các thành viên HĐQT độc lập không điều hành.
- Giám sát nhiệm vụ các thành viên HĐQT và thành viên HĐQT độc lập về
những định hướng liên quan đến xây dựng và cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ
cũng như quá trình công bố thông tin nói chung và thông tin BCTC nói riêng .
- Báo cáo những hoạt động giám sát trên vào kỳ ĐHCĐ hằng năm.
Giám sát Ban điều hành
- Hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro không chỉ dừng ở mức độ hình
thức mà quan trọng hơn, hệ thống này cần phải được thực thi trong thực tế. Vì vậy,
để có thể thẩm định thông tin BCTC, hoạt động của BKS không chỉ đơn thuần thẩm
định các thông tin công bố trên báo cáo mà nó phải được thẩm định ngay trong quá
trình tạo lập những thông tin này.
- Nhiệm vụ Ban điều hành là thực thi các định hướng của HĐQT đặt ra, do
đó, BKS cần giám sát Ban điều hành trong việc thực thi các nghị quyết do HĐQT
đề ra.
Tăng cường năng lực và mức độ cẩn trọng thông qua việc đánh giá BKS
- Hiện nay theo TT52 chưa yêu cầu phải công bố báo của BKS trong BCTN.
Tuy nhiên, báo cáo của BKS đóng vai trò quan trọng trong vấn đề đánh giá về năng
lực điều hành của HĐQT và Ban điều hành, do đó luật pháp cần yêu cầu công bố
báo cáo BKS trong BCTN. Nội dung báo cáo bao gồm: Đánh giá tính độc lập của
các thành viên HĐQT, đánh giá hoạt động của HĐQT và Ban điều hành trong việc
thực thi nhiệm vụ; Báo cáo về thực hiện nhiệm vụ của BKS có liên quan đến quá
trình lập và công bố thông tin BCTC.
157
- Nhằm tăng cường trách nhiệm và mức độ cẩn trọng của BKS, luật doanh
nghiệp cần bổ sung về trách nhiệm của các thành viên BKS và có những hình thức
xử lý trong trường hợp ban này thiếu trách nhiệm giám sát HĐQT và Ban điều hành
gây thiệt hại cho công ty.
5.2.2.3 Kiểm toán nội bộ
KTNB có thể đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích. Đây là công cụ
giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp.
Thông qua công cụ này, HĐQT và Ban giám đốc có thể kiểm soát hoạt động tốt
hơn, quản lý rủi ro tốt hơn, tăng khả năng đạt được các mục tiêu kinh doanh. Một
doanh nghiệp có chức năng KTNB sẽ làm gia tăng niềm tin của các cổ đông, các
nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán về hệ thống quản trị ở đây. Với sự ra đời
của KTNB, công tác kiểm soát ở doanh nghiệp được tin tưởng có hệ thống, chuyên
nghiệp, độc lập và khách quan hơn. Có thể coi bộ phận KTNB là người gác cổng
cho các cổ đông.
KTNB giúp gia tăng giá trị công ty trên thị trường chứng khoán vì các nhà
đầu tư sẽ tin tưởng hơn vào hệ thống quản trị của doanh nghiệp. Các thống kê trên
thế giới cho thấy, công ty có chức năng KTNB tốt thường có thời hạn báo cáo tài
chính minh bạch và chính xác hơn, khả năng gian lận thấp hơn và hiệu quả sản xuất
kinh doanh cũng cao hơn.
Tuy nhiên, để chức năng KTNB thực sự hiệu quả, mức độ độc lập và tính
chuyên nghiệp của KTNB có ý nghĩa rất lớn đối với QTCT.
Hoạt động KTNB của nhiều doanh nghiệp Việt nam hiện tại mới chủ yếu
phục vụ mục đích tuân thủ các quy định bên ngoài như quy định về thuế, kế toán,
luật lao động nhiều hơn là chủ động, tích cực phát hiện rủi ro và tăng cường kiểm
soát hoạt động của doanh nghiệp.
Theo luật doanh nghiệp năm 2014, Công ty cổ phần tại Việt Nam có 2 mô
hình: có BKS và không có BKS (điều 134). Mô hình không có BKS, bắt buộc công
158
ty cổ phần phải thành lập Ban KTNB trực thuộc HĐQT. Mục đích yêu cầu này
nhằm tăng cường tính độc lập cho KTNB.
Chính vì lợi ích nêu trên, nhằm đảm bảo giảm bớt nguy cơ gian lận và sai sót
trong quá trình lập và công bố thông tin BCTC, Bộ tài chính trong quy chế quản trị
các công ty niêm yết cần phải yêu cầu:
- Các công ty niêm yết có cơ cấu tổ chức, mạng lưới kinh doanh phức tạp cần
phải có chức năng KTNB.
- Trưởng Ban KTNB do Ban kiểm soát đề cử nhằm gia tăng tính độc lập của
Ban này hoặc do thành viên HĐQT độc lập trong mô hình không có BKS đề xuất.
- Mọi báo cáo của KTNB phải được báo cáo cho BKS hoặc thành viên
HĐQT độc lập trong mô hình không có BKS.
5.2.3 Các công ty niêm yết
Qua tham khảo ý kiến của chuyên gia (phụ lục 16) cho thấy, chất lượng
thông tin BCTC hiện nay là chưa cao, nguyên nhân từ phía doanh nghiệp chủ yếu là
do doanh nghiệp công bố thông tin chỉ theo yêu cầu của pháp lý nhiều hơn là đem
đến sự hữu ích của người sử dụng. Nguyên nhân thứ hai là do doanh nghiệp cố tình
không muốn công bố. Vì vậy, các doanh nghiệp niêm yết cần nhận thức rằng minh
bạch thông tin và QTCT tốt mang lại lợi ích cho chính doanh nghiệp.
- Các công ty niêm yết với đặc thù về quy mô, ngành nghề, đội ngũ nhân
viên, khách hàng, nhà cung cấp khách nhau, do đó nội dung thông tin sẽ khác nhau.
Vì vậy, để đồng nhất xây dựng quy chế công bố thông tin, các công ty niêm yết cần
xây dựng quy chế lập, công bố cũng như hình thức và nội dung thông tin BCTC phù
hợp từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, những nội dung này cần được đánh giá
thường xuyên và cải tiến nhằm phù hợp những thay đổi về nhu cầu của người sử
dụng.
159
- Thông qua những hướng dẫn của các hội nghề nghiệp về thang đo chất
lượng thông tin BCTC cũng như những thông lệ QTCT tốt, các công ty niêm yết
cần tự đánh giá chất lượng thông tin BCTC cũng như chất lượng quản trị để từ đó
có thể nâng cao chất lượng thông tin, kịp thời điều chỉnh những thiếu sót. Bởi vì có
những nội dung chỉ có chính các công ty niêm yết mới thật sự đánh giá đúng đắn
hơn các thành viên bên ngoài.
- Nhằm tăng cường QTCT hướng đến nâng cao chất lượng thông tin BCTC
vấn đề cốt lõi thuộc về trách nhiệm và văn hóa của từng doanh nghiệp. Mặc dù, theo
yêu cầu của luật pháp các công ty niêm yết phải xây dựng QCQTCT phù hợp mô
hình hoạt động của mình, nhưng thực tế cho thấy các doanh nghiệp niêm yết thường
xây dựng quy chế ở mức đảm bảo theo yêu cầu của luật pháp. Từng doanh nghiệp
niêm yết phải nhận thức rằng QTCT tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động cũng
như quá trình lập và công bố thông tin BCTC. Do đó, doanh nghiệp niêm yết cần
dựa vào những kiến nghị đã đưa ra tại mục 5.2.2 để xây dựng QCQTCT cho doanh
nghiệp của mình.
5.2.4 Các cơ quan giám sát
- Cũng qua ý kiến chuyên gia tại phụ lục 16 cho thấy, mức độ công bố thông
tin thấp, một phần nguyên nhân là do doanh nghiệp không biết do chưa có hướng
dẫn cụ thể. Vì vậy, hiệp hội nghề nghiệp cần có những hướng dẫn chi tiết về những
nội dung nhằm nâng cao chất lượng thông tin BCTC. Từng bước thúc đẩy việc nhận
thức về lợi ích mà chất lượng thông tin mang lại, từ đó doanh nghiệp thay đổi quan
điểm trong vấn đề công bố thông tin một cách minh bạch.
- Hiệp hội nghề nghiệp cần nghiên cứu về những thông tin tự nguyện và các
thông tin phi tài chính theo thông lệ quốc tế phù hợp với yêu cầu của Việt Nam,
nhằm giúp các công ty niêm yết có hiểu biết về việc công bố thông tin hữu ích
thông qua các buổi tập huấn cập nhật kiến thức hoặc các khóa đào tạo ngắn hạn. Từ
đó giúp cho các công ty niêm yết có những kiến thức nhất định về những nội dung
cần trình bày và diễn giải khi công bố BCTN.
160
- Sở giao dịch chứng khoán cần tổ chức đánh giá chất lượng thông tin BCTC,
vinh danh những doanh nghiệp công bố thông tin có chất lượng. Hiện nay, hằng
năm Sở giao dịch chứng khoán kết hợp với các bên hữu quan tổ chức bình chọn
BCTN tốt. Tuy nhiên, việc làm này chỉ dừng ở mức độ vinh danh các doanh nghiệp
có BCTN tốt, số lượng doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng ít trên tổng số các công ty
niêm yết tại Việt Nam. Vì vậy, bên cạnh duy trì việc làm này, Sở giao dịch chứng
khoán cần phải có đánh giá những BCTN của các doanh nghiệp chưa đạt yêu cầu,
để từng bước nâng cao chất lượng BCTN chung cho các công ty niêm yết, kể cả quy
định về chế tài.
- Ủy ban chứng khoán nhà nước ngoài việc chế tài đối với những doanh
nghiệp vi phạm về quy định công bố thông tin: thời gian, nội dung không trung thực
theo mục 8, Nghị định 85/2010/NĐ-CP ngày 02/08/2010, cần có biện pháp hữu hiệu
hơn như như tạm dừng giao dịch có thời hạn đối với những công ty niêm yết vi
phạm về những nội dung trình bày, thời gian công bố BCTN.
- Về lâu dài, thông qua QCQTCT, Bộ tài chính cần bổ sung trách nhiệm của
HĐQT về những nội dung cần đánh giá về mức độ hoàn thành của HĐQT cũng như
các thành viên HĐQT. Qua nội dung đánh giá mức độ hoàn thành của từng thành
viên HĐQT sẽ là cơ sở để ĐHCĐ thông qua quyết định khen thưởng hằng năm,
nhằm nâng cao năng lực, trách nhiệm và tính cẩn trọng của từng thành viên HĐQT.
- Hiện nay, trong thực tế, quyền và trách nhiệm của Ban kiểm soát rất mờ
nhạt, vì vậy Luật doanh nghiệp cần đưa ra quy định nhằm tăng cường tính độc lập
để nâng cao quyền lực, vai trò và trách nhiệm của BKS. Để đạt được điều này, luật
doanh nghiệp cần thay đổi phương thức bầu BKS và đề ra những yêu cầu để nâng
cao trách nhiệm của BKS trong trường hợp các thành viên BKS.
- Vốn nhà nước chiếm trong vốn điều lệ của công ty niêm yết có ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin BCTC. Qua phân tích chương 4 cho thấy, những doanh
nghiệp có vốn nhà nước chiến dưới 50% đều công bố thông tin BCTC có chất lượng
tốt. Vì vậy, Bộ tài chính cần kiến nghị với Chính phủ kiên quyết giảm tỷ lệ vốn nhà
161
nước dưới 50% các công ty niêm yết không cần thiết nắm giữ cổ phần chi phối.
Điều này phù hợp với chính sách cổ phần hóa hiện nay của Chính phủ.
5.2.5 Công ty kiểm toán độc lập
- Ngoài việc cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC, trong tương lai các công ty
kiểm toán độc lập cần cung cấp dịch vụ đảm bảo nhằm đánh giá tính hợp lý về
những thông tin phi tài chính mà doanh nghiệp trình bày trên BCTN. Hiện nay,
Hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam đang dự thảo và xin ý kiến đóng góp
của các chuyên gia chuẩn mực kiểm toán 3400 “Kiểm tra thông tin tài chính tương
lai”. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, Hiệp hội cần có hướng dẫn chi tiết thông qua
các khóa cập nhật kiến thức hằng năm để các công ty kiểm toán và kiểm toán viên
thực hiện soát xét tính hợp lý của những thông tin mang tính chất dự báo của doanh
nghiệp – những thông tin không có những chuẩn mực để đo lường.
- Ngoài báo cáo kiểm toán, công ty kiểm toán cần cung cấp thư quản lý nhằm
đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và phải được đính kèm trong BCTN. Thông
qua thư quản lý của kiểm toán độc lập, sẽ là kênh thông tin hữu ích để các yếu tố
QTCT có khả năng định hướng và kiểm soát tốt quá trình lập và công bố thông tin
BCTC.
- Từ kết quả của chương 4 cho thấy quy mô công ty càng lớn và vốn nhà
nước chiếm dưới 50% vốn điều lệ thì chất lượng thông tin BCTC càng cao, đây là
yếu tố dữ liệu giúp cho các kiểm toán viên có nhận định chung trong quá trình lập
kế hoạch kiểm toán khi đánh giá về môi trường kiểm soát của hệ thống kiểm soát
nội bộ của đơn vị được kiểm toán, góp phần mang lại hiệu quả của cuộc kiểm toán.
5.3. Các hạn chế của luận án và những hướng nghiên cứu trong tương lai
5.3.1 Các hạn chế của luận án
Cũng như bất cứ công trình nghiên cứu nào, luận án này cũng có những hạn
chế của nó, cụ thể:
162
- Để đo lường chất lượng thông tin BCTC, luận án sử dụng 16 thang đo để
đo lường 5 đặc tính chất lượng của FASB và IASB. Các thang đo này được sử dụng
từ các nghiên cứu ở nước ngoài được thực hiện ở các nước phát triển. Mặc dù, theo
xu hướng hòa nhập hiện nay, Việt Nam đã từng bước cải tiến chuẩn mực chất lượng
theo hướng quốc tế nhưng phù hợp với điều kiện tại Việt Nam và thang đo của luận
án khi đo lường sử dụng những yêu cầu của quy định Việt Nam để làm tiêu chuẩn
chất lượng. Do đó tiêu chuẩn này trong tương lai cũng sẽ thay đổi theo hướng hòa
nhập quốc tế, vì vậy thang đó chỉ có giá trị trong hiện tại.
- Như trong chương 3 đã đề cập đến phương pháp cho điểm, mặc dù cố gắng
hạn chế những yếu tố chủ quan, nhưng điều này không thể loại bỏ hoàn toàn. Vì
vậy, chắc chắn không thể tránh khỏi sự sai sót trong quá trình cho điểm chất lượng
thông tin của từng công ty niêm yết, đặc biệt là những thang đo định tính.
- Mẫu nghiên cứu trong luận án, mặc dù phù hợp về mặt ý nghĩa nghiên cứu
nhưng chỉ chiếm 29,3% tổng số công ty niêm yết ở thời điểm nghiên cứu, so với
những nghiên cứu trên thế giới thì mẫu nghiên cứu trong luận án vẫn nhỏ.
- QTCT tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại cũng chỉ mới bắt đầu, do đó những
thông lệ QTCT tốt hầu hết chưa được thực thi đầy đủ, vì vậy cho thấy sự tương tác
các yếu tố QTCT đến chất lượng thông tin BCTC là chưa rõ nét.
5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai
Từ những hạn chế của luận án đã trình bày ở phần trên, đây cũng chính là
những cơ sở để các nghiên cứu trong tương lai có những điều kiện và hướng nghiên
cứu sâu hơn:
- Để có thể đo lường chất lượng thông tin BCTC một cách khoa học hơn, cần
chi tiết thang đo cho từng đặc tính chất lượng của FASB và IASB. Việc chi tiết này
sẽ giúp việc cho điểm từng yếu tố sẽ khách quan và chính xác hơn. Ví dụ để đo
lường đặc tính thích hợp, thông tin “định hướng tương lai” cần chi tiết nhiều thuộc
tính riêng biệt như: mức độ thông tin định hướng, nguồn lực để thực hiện, rủi ro, cơ
hội dự kiến trong quá trình thực hiện hoặc có thể bổ sung về những giải thích liên
quan đến “lãi lỗ bất thường” hoặc mô tả về “chính sách nhân sự”, “tài sản tiềm
163
tàng” Lúc này, nhà nghiên cứu không sử dụng thang đo khoảng như luận án mà
sử dụng thang đo danh nghĩa để đo lường mức độ công bố của từng khoản mục chất
lượng thông tin.
- Để nhằm giảm tính chủ quan khi cho điểm, các nghiên cứu tiếp theo cần ít
nhất hai người có chuyên môn tham gia cho điểm, trong trường hợp có sự sai lệch,
các chuyên gia cùng nhau thảo luận để lấy điểm chung, từ đó mang lại việc cho
điểm khách quan và hợp lý hơn chất lượng của từng thang đo.
- Về các đặc tính QTCT có khả năng mở rộng hơn 7 biến phụ thuộc như
chương 3 của luận án đã trình bày theo hướng đa chiều. Ví dụ, không chỉ đơn thuần
là số lượng cuộc họp mà bao gồm những nội dung trong cuộc họp như: số lượng ý
kiến tham gia liên quan đến chất lượng thông tin, số lượng thành viên HĐQT độc
lập tham gia cuộc họpVề hoạt động BKS có thể mở rộng: số lượng thành viên có
kinh nghiệm về hoạt động kiểm toán, thời gian giữ chức vụ kế toán trưởng hoặc
giám đốc tài chính
164
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Hữu Ánh, 2013. Đóng góp của các trường phái lý thuyết kế toán và
nghiên cứu kế toán đương đại trong việc xây dựng các nguyên tắc kế toán.
Tạp chí kinh tế phát triển số 194, trang 3-8.
2. Bộ tài chính, 2005. Chuẩn mực kế toán số 28: Báo cáo bộ phận. Quyết định
số 12/2005/QĐ-BTC, ngày 15/02/2005.
3. Bộ tài chính, 2005. Chuẩn mực kế toán số 29: Thay đổi chính sách kế toán,
ước tính kế toán. Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC, ngày 15/02/2005.
4. Bộ tài chính, 2012. Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán. Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/04/2012.
5. Bộ tài chính, 2012. Quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại
chúng. Thông tư 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012.
6. Phan Văn Đàn, 2012. Xây dựng thang đo phát triển bền vững doanh nghiệp.
Tạp chí khoa học 2012: 23b, trang 224 – 231. Đại học Cần Thơ.
7. Vũ Hữu Đức, 2010, Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán. Nhà xuất
bản Lao động.
8. Bùi Xuân Hải, 2011, Một số vấn đề về mô hình quản trị công ty trên thế giới
và Việt Nam. Hội thảo khoa học: Pháp luật về quản trị công ty- Những vấn
đề lý luận và thực tiễn.
9. Đặng Thị Thúy Hằng, 2011. Thực trạng và giải pháp cho vấn đề công bố
thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết Việt Nam. Website Tạp chí
nghiên cứu khoa học kiểm toán,
.aspx?newsID=426
10. Nguyễn Thị Thúy Hằng, 2012. Mối quan hệ giữa cơ chế quản trị công ty và
kết quả họoạt động kinh doanh của các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán TPHCM. Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Kinh tế TPHCM.
165
11. Nguyễn Đình Hùng, 2010. Hệ thống kiểm soát sự minh bạch thông tin tài
chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, trường
ĐH Kinh tế TPHCM.
12. International Finance Coporation, 2004. Các nguyên tắc quản trị công ty của
OECD. Bản dịch. Tổ chức tài chính quốc tế tại Việt Nam.
13. International Finance Coporation, 2013. Hướng dẫn lập báo cáo phát triển
bền vững. Ủy ban chứng khoán nhà nước.
14. Lê An Khang, 2008, Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng đối với nhà đầu
tư trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Luận văn Thạc sĩ, trường ĐH Kinh
tế TPHCM.
15. Nguyễn Bích Liên, 2012. Xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng chất
lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại các doanh nghiệp Việt Nam. Luận án Tiến
sĩ, trường ĐH Kinh tế TPHCM.
16. Trần Thị Xuân Mai, 2011. Mối tương quan giữa quản trị công ty qua tỷ lệ sở
hữu với hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận văn
Thạc sĩ, trường ĐH Kinh tế TPHCM.
17. Martin Hilb, 2008. Quản trị hội đồng doanh nghiệp kiểu mới. Bản dịch. Nhà
xuất bản Trẻ.
18. Võ Văn Nhị, Nguyễn Đình Hùng, 2009. Quản trị công ty và sự minh bạch
thông tin tài chính của công ty niêm yết. Tạp chí kế toán, số 81 tháng 12,
trang 24 – 26.
19. Võ Văn Nhị, 2011. Giải pháp nâng cao chất lượng thông tin và chất lượng
công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
20. Nguyễn Thị Hồng Oanh, 2008. Hoàn thiện việc trình bày và công bố thông
tin BCTC các công ty niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.
166
21. Lê Thị Tú Oanh, 2012. Hoàn thiện hệ thống báo cáo thường niên trong các
công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận án
Tiến sĩ, trường ĐH Kinh tế quốc dân.
22. Nguyễn Phúc Sinh, 2008. Nâng cao tính hữu ích của báo cáo tài chính
doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sĩ, trường
ĐH Kinh tế TPHCM.
23. Đoàn Phan Tân, 2001. Về khái niệm thông tin và các thuộc tính làm nên giá
trị của thông tin. Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật, số 3.
24. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh
doanh. Nhà xuất bản Lao động Xã hội.
25. Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS. Nhà xuất bản Hồng Đức.
26. Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), 2010. Cẩm nang quản trị công ty. Nhà xuất
bản Nông nghiệp.
27. Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), 2010. Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty.
Ủy ban chứng khoán nhà nước Việt Nam.
28. Hà Thị Đoan Trang 2013, Quản trị công ty và vấn đề bảo vệ quyền lợi nhà
đầu tư chứng khoán. Tạp chí tài chính số 5.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
29. Abbott, Lawrence J;Parker, Susan;Peters, Gary F, 2004, Auditing
Characteristics and Restatements. Auditing: A Journal of Practice & Theory
Vol 23, No.1. pp 69-87.
30. Ahmed, K., Hossain, M. and Adams, M. B, 2006. The effects of board
composition and board size on the informativeness of annual accounting
earnings. An International Review, Vol. 14, pp. 418-431.
31. Ali shah.S.Z, Ali Butt.S, Hasan.A, 2009, Corporate Governance and
Earnings Management an Empirical Evidence Form Pakistani Listed
Companies. European Journal of Scientific Research, ISSN 1450-216X
Vol.26 No.4(2009), pp.624-638.
167
32. Allam. M.Hamdan, Adel. M.S and Sameh M. Reda Reyad, 2013, The Impact
of Audit Committee Characteristics on the Performance: Evidence from
Jordan. International Management Review, Vol. 9 No.1.
33. Alzoubi.E.S.S, 2012. Board Characteristics and Financial Reporting Quality
among Jordanian Listed Companies: Proposing Conceptual Framework.
Asian Journal of Finance & Accounting ISSN 1946-052X 2012, Vol. 4, No.
1.
34. Andrew J. Felo, Srinivasan Krishnamurthy, Steven A. Solieri, 2003. Audit
Committee Characteristics and the Perceived Quality of Financial
Reporting: An Empirical Analysis.
35. Anna Watson, Philip Shrivrs, Claire Marston, 2002. Voluntary Disclourse of
Accounting Ratios in the UK. British Accounting Review (2002). Vol. 34,
pp.289-313.
36. Anup Agrawal and Charles R. Knoeber, 1996. Firm Performance and
Mechanisms to Control Agency Problems between Managers and
Shareholders. Journal of Financial and Quantitative Analysis, Vol. 31, No.3.
37. Anup Agrawal and Sahiba Chadha, 2004. Corporate Governance and
Accounting Scandals.
38. Athur Levitt, 1998. Evidence on the Relationship Between Corporate
Governance Characteristics and the Quality of Financial Reporting.
39. Bader Al-Shammari, Waleed Al-Sultan, 2010. Corporate governance and
voluntary disclosure in Kuwait. International Journal of Disclosure and
Governance (2010) Vol 7, pp. 262 – 280.
40. Barth.M.E, Beaver.W.H, Landsman.W.R, 2001. The relevance of the value
relevance literature for financial accounting standard setting: another view.
Journal of Accounting and Economics 31 (2001) 77–104.
41. Barth.M.E, 2013. Measurement in Financial Reporting: The Need for
Concepts.
168
42. Barth.M, 2005. International Accounting Standards and Accounting Quality.
http:// public.kenan-flagler.unc.edu/faculty/langm/bll-ias_revision.pdf.
43. Bédard Jean, 2009. Strengthening the financial reporting system: Can audit
committees deliver?.
44. Bikram Chatterjee, Stuart Tooley, Vic Fatseas, Alistair Brown, 2012. An
Analysis of the Qualitative Characteristics of Management Commentary
Reporting by New Zealand Companies.
45. Bowrin.A.R, 2008. International Acounting Standards and Financial
Reporting Quality in Trinidad and Tobago.
uwi.org/files/publications/journal/2008_2_3 /118_150.pdf.
46. Brennan, 2007. Corporate Governance and Financial Reporting.
47. Cadbury A, 1992. Report of the committee on the financial aspects of
corporate governance. London: Gee.
48. Cheng và Courtenay, 2006. Board composition, regulatory regime and
voluntary disclosure, The International Journal of Accounting 41 (2006)
262–289.
49. Chiraz Ben Ali, 2009. Disclosure quality and corporate governance in a
context of minority expropriation,
50. Cohen .J, Krishnamoorthy .G and Wright .A, 2002. Audit Committee
Effectiveness and Financial Reporting Quality: Implications for Auditor
Indepence. Australian Accounting Review 2002.
51. Cohen.J, Krishnamoorthy.G and Wright.A, 2004, The corporate governance
mosaic and financial quality, Journal of Accounting Literature (87 – 152).
52. Cohen .J, Krishnamoorthy .G and Wright .A, 2010. Corporate Governance
in the Post-Sarbanes-Oxley Era: Auditors’ Experiences. Contemporary
Accounting Research Vol. 27 No. 3, pp. 751–786.
169
53. Courtis John.K, 1995. Readability of annual Reports: Western versus Asian
Evidence. Accounting, Auditing and Accountability Journal 1995;8, 2,
ProQuest Central pg.4.
54. Dalton D.R et al, 2007. The Fundamental Agency Problem and Its
Mitigation: Independence, Equity, and the Market for Corporate Control.
informaworld.com /smpp/title~content=t791720496
55. David B. Farber, 2004. Restoring Trust after Fraud: Does Corporae
Governance Matter?,
56. Davood Khodadady, 2012. The Relevance or Financial Reporting
Information System in Banking Industry. Asian Journal of Research in
Banking and Financial, Vol.2.
57. Dechow.P, Ge.W, Schrand.C, 2010. Understanding earnings quality: A
review of the proxies, their determinants and their consequences.
58. De Franco., S.P. Kothari, Rodrigo.S.V, 2011. The Benefits of Financial
Statement Comparability. Journal of Accounting Research Vol. 49, No. 4.
59. DeZoort, F., and S. Salterio, 2001. The effects of corporate governance
experience and financial reporting and audit knowledge on audit committee
members’ Judgments. A Journal of Practice and Theory, Vol.20, No.2.
60. Dumitru Matiş, Sorana Mihaela Mănoiu, Carmen Giorgiana Bonaci, 2011.
Corporate Governance and the Financial Reporting Process. Annales
Universitatis Apulensis Series Oeconomica, 14(2), 2012.
61. Eng.L.L, Y.T. Mak, 2003. Corporate governance and voluntary disclosure.
Journal of Accounting and Public Policy, 22 (2003), 325-345.
62. Epstein, 2010. Corporate Governance Is Changing: Are You a Leader or a
Laggard?
www.imanet.org/PDFs/Public/SF/2010_10/10_2010_epstein.pdf.
170
63. Fama.Eugene .F, Jensen Michael. C, 1983. Separation of Ownership and
Control.
64. FASB, 2008, Financial Accounting Series, Statement of Financial Accouting
Standards No. 1570-100: Exposure Draft on an improved Conceptual
Framework for Financial Reporting. Norwalk.
65. FASB, 2010. Conceptual framework for financial reporting (Chapter 3:
Qualitative characteristics of useful financial information). Statement of
Financial Accounting Concepts. No. 8, Norwalk, CT.
66. Fee, 2003. Discussion Paper on The Financial Reporting and Auditing
Aspects of Corporate Governance.
article&id=482&
Itemid=106&lang=en.
67. Ferdy van Beest, Geert Braam and Suzanne Boelens, 2009. Quality of
financial reporting: measuring qualitative characteristics. Nice working
paper 09 – 108.
68. Ferdy van Beest, Geert Braam, 2013. Conceptually-Based Financial
Reporting Quality Assessment. An Empirical Analysis on Quality Differences
Between UK Annual Reports and US 10-K Reports. Nice working paper 13 –
106.
69. Gayle and Miller, 2009. Has Moral Hazard Become a More Important
Factor in Managerial Compensation? repository.cmu.edu/cgi/viewcontent
.cgi?article =1119 & context=tepper.
70. Gelinas, U. J., JR & Dull, R. B., 2008. Accounting Information Systems,
Canada, Thomson South-Western.
71. Gul.F.A, Sidney Leung, 2004. Board leadership, outside directors expertise
and voluntary corporate disclosures. Journal of Accounting and Public
Policy, 23 (2004), 351-379.
171
72. Gulzar. M.A, Wang Zongjun, 2011. Corporate Governance Characteristics
and Earnings Management: Empirical Evidence from Chinese Listed Firms.
International Journal of Accounting and Financial Reporting, Vol. 1, No. 1.
73. Healy và Palepu, 2001. Information asymmetry, corporate disclosure, and
the capital markets: A review of the empirical disclosure literature. Journal
of Accounting and Economics 31 (2001) 405–440.
74. Hillman Amy.J, Dalziel Thomas, 2003. Boards of Directors and Firm
Performance: Intergrating Agency and Resource Dependence Perspectives.
Academy of Management Review, Vol 28, No.3, 383-396.
75. Ho Simon.S.M, Wong Kar Shun, 2001. A Study of Relationship between
Corporate Governance Structures and the extent of Voluntary Discloure.
Journal of International Accounting, Auditing and Taxation 10 (2001) 139-
156.
76. Huang Zhizhong, Zhang Juan, 2011. Does corporate governance affect
restatement of financial reporting? Evidence from China. www
.emeraldinsight.com/2040-8749.htm.
77. IASB, 2008, Exposure Draft on an improved Conceptual Framework for
Financial Reporting: The objective of Financial Reporting and qualitative
characteristics of Decision-useful Financial Reporting Information. London
78. IASB, 2010. The Conceptual Framework for Financial Reporting. London.
79. Iu.J, Clowes.C, 2004. Evaluating a Measure of Content Quality for
Accounting Narratives.
80. Ienciu I.A, 2012. The Relationship between Environmental Reporting and
Corporate Governance Characteristics of Romanian Listed Entities.
Accounting and Management Information Systems Vol. 11, No. 2, pp. 267–
294.
81. Jason Zezhong Xiao, He Yang, Chee W. Chow, 2004. The determinants and
characteristics of voluntary Internet-based disclosures by listed Chinese
companies. Journal of Accounting and Public Policy, 23 (2004), 191-225.
172
82. Jensen M.C and Meckling W.H, 1976. Theory of the Firm: Managerial
Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial
Economics, V.3, No. 4, pp. 305-360.
83. Jonas.G.J and Jeannot Blanchet, 2000. Assessing Quality Financial
Reporting, Accounting Horizons, 14(3), 353-363.
84. Jouini Fathi, 2013. Corporate Governance and the Level of Financial
Disclosure by Tunisian Firm. Journal of Business Studies Quarterly 2013,
Vol. 4, No. 3.
85. Julia Nasev, Bernard Black, Woochan Kim, 2012. Does Corporate
Governance Affect Earnings Management? Evidence from an Exogenous
Shock to Governance in Korea. .
86. Kalbers, Lawrence P; Fogarty, Timothy J, 1993. Audit committee
effectiveness: An empirical investigation of the contribution of power. Report
Information from ProQuest 01 December 2013 18:26.
87. Karamanou and Vafeas, 2005. The Association between Corporate Boards,
Audit Committees, and Management Earnings Forecasts: An Empirical
Analysis. Journal of Accounting Research Vol. 43 No. 3.
88. Katarina.Z, Lajos.Z, 2006. The role of Financial Information in Decision
Making Process.
/im_en_2006_03_ Zager.pdf.
89. Kim.J, Simunic.D, Stein.M, Yi.C, 2009. Voluntary Audits and the Cost of
Debt Capital for Privately Held Firms: Korean Evidence.
cfm?abstract_id=1680093.
90. Leila Hussein Amer, Naser Abdelkarim ,2012. Corporate Governance and
Earnings Management: Empirical Evidence from Palestinian Listed
Companies.
91. Lin Shu, Pizzini Mina, Vargus Mark, 2010. The Role of Internal Audit
Function in the Disclosure of Material Weaknesses.
=1592593.
173
92. Liu.Q, Lu,Z, 2007. Corporate governance and earnings management in the
Chinese listed companies: A tunneling perspective. Journal of Corporate
Finance 13, 881–906.
93. Lyle .N, 2008. Fianacial Reporting Supply Chain. Copyright © March 2008
by the International Federation of Accountants (IFAC).
94. Mahdi Salehi, Farzaneh Nassirzadeh, 2012. Perceptions on Qualitative
Characteristics in Financial Reporting: Iranian Evidence.
archieves17.webs.com/92-107.pdf.
95. Maines.L, Wahlen.J, 2003. The Nature of Accounting Information
Reliability: Inferences from Archival and Experimental Research.
/content /M0034/M003421831.pdf .
96. McDaniel, Martin.R, Maines.L, 2002. Evaluating Financial Reporting
Quality: The Effects of Financial Expertise vs. Financial Literacy.
/3203330.
97. McFie, 2006. High Quality Financial Reporting: The Case the Nairobi Stock
Exchange (Doctoral thesis). University of Strathclyde, United Kingdom.
98. McMullen, Dorothy.A; Raghunandan.K, 1996. Enhancing audit committee
effectiveness. Journal of Accountancy; Aug 1996; 182, 2; ProQuest Central
pg. 79.
99. Men and Wang, 2008. Analysis on the Quality of Strategy Information
Disclosure in Listed Steel Companies - Based on Annual Report.
seiofbluemountain.com/upload/product/201009/2010cwjrhy07a8.pdf
100. Miettinen, J. , 2008. The effect of audit quality on the relationship
between audit committee effectiveness and financial reporting quality.
Universitas Wasaensis.
101. Miller and Sardais, 2011. Angel Agents: Agency Theory
Reconsidered. Academy of Management Perspectives.
102. Mohammady.A, 2010. Earnings Quality Constructs and Measures. http://
ssrn.com/abstract=1678461.
174
103. Mohamed Akhtaruddin, Monirul Alam Hossain, Mahmud Hossain, Lee Yao,
2009. Corporate Governance and Voluntary Disclosure in Corporate Annual
Reports of Malaysian Listed Firms.
104. Moradi. M, Salehi.M, Bighi.S.J.H, Najari.M, 2012. A Study of Relationship
between Board Characteristics and Earning Management: Iranian Scenario.
Universal Journal of Management and Social Sciences, Vol. 2, No.3.
105. Nadia Smaili, Réal Labelle, 2009. Preventing and Detecting Accounting
Irregularities:The Role of Corporate Governance.
=1324143.
106. Nichols and Wahlen, 2004. How do Earning Numbers Relate of Stock
Return? A Review of Classic Accounting Research with update Evidence.
Accounting Horizon. Vol.18, No.4, pp 263 – 286.
107. Nicholson and Kiel, 2007. Can Directors Impact Performance? A case-based
test of three theories of corporate governance. Journal compilation,
Blackwell Publishing Ltd. Vol. 15, No. 21, pp 585 – 608.
108. Norwani.N.M, Mohamad.Z.Z, Chek.I.T, 2011. Corporate Governance
Failure and Its Impact on Financial Reporting within selected Companies.
International. Journal of Business and Social Science, Vol. 2 No. 21.
109. Noubbigh.N.A, Chokri Mamoghli.C, 2013. Internal Audit Characteristics,
Financial Reporting Quality: Tunisian Case.
csafc2013.
110. Nurwati Ashikkin, Ahmad Zaluki, Wan Nordin Wan Hussin, 2009.
Corporate Boards, Audit Committees and Quality of Financial Disclosure in
IPOs.
Ashikin- Corporate _ Boards. pdf.
111. Omaima Hassan and Claire Marston, (2010), Disclosure measurement in the
empirical accounting literature – a review article,
abstract=16405498.
175
112. Persons. O.S, 2006. Corporate Governance and Non-Financial Reporting
Fraud. The Journal of Business and Economic Studies; Spring 2006; 12, 1;
ProQuest Central, pg.27.
113. Popa Adina and Peres Ion , 2008. Aspects Regarding Corporate Mandatory
and Voluntary Disclosure,
v3-finances - banks-accountancy/256.pdf.
114. Rezaee.Z, 2002. Corporation Governance Role in Financial Reporting
115. Rezaee.Z, 2003. High Quality Financial Reporting: The six Legged Stool.
116. Robert M. Bushman, Smith.A, 2001. Financial Accounting Information and
Corporate Governance. www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0165
410101000271.
117. Romlah Jaffar, Sabariah Jamludin, Mara Rudian Che Abdun Rahman, (
2007), Determinant Factors Affecting Quality of Reporting in annual report
of Malaysia Companies, Malaysia Acconting Review Volume 06, No. 2.
118. Rusmin, 2011. Internal Governance Monitoring and Earnings Quality.
119. Ryan Davidsona, Jenny Goodwin-Stewart, Pamela Kent, 2005. Internal
governance structures and earnings management.
sol3/papers.cfm? Abstract _id=729470.
120. Sandeep Nabar, Yongtae Kim, William G. Heninger, 2007. Earnings
Misstatements, Restatements and Corporate Governance.
research/2006-07-papers/upload/wp07-
01-kim-y-earnings-misstate.pdf.
121. Schipper, Katherine;Vincent, Linda, 2003. Earnings Quality. Accounting
Horizons; 2003; 17, ProQuest Central pg. 97.
122. Sergio Beretta, Saverio Bozzolan, 2004. A framework for the analysis of
firm risk communication. The International Journal of Accounting 39 (2004)
265– 288.
176
123. Shamsul Nahar Abdullah et al (2010), Financial Restatements and corporate
governance among Malaysian Listing Companies,
15021/1/ Financial_restatements[1]_15201.pdf.
124. Shireenjit K. Johl, Satirenjit Kaur Johl, 2013. Internal audit function, board
quality and financial reporting quality: evidence from Malaysia. Managerial
auditing journal, vol. 28, no. 9, pp. 780-814.
125. Sloan.R, 2001. Financial accounting and corporate governance: a
discussion. http:// papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=284171.
126. Sori, Z. M, et al. 2007. Audit committee authority and effectiveness: The
perceptions of Malaysian senior managers. International Research Journal
of Finance and Economics, Vol. 8, pp. 41-56.
127. Stergios Tasios, Bekiaris.M, 2012. Auditor’s perceptions of financial
reporting quality: the case of Greece. International Journal of Accounting
and Financial Reporting2012, Vol. 2, No.1.
128. Supawadee.S, Subba.Y, Omar.F, 2013. Earnings Management and Board
Characteristics in Thai Listed Companies.
ibea2013/ejournal/116.
129. Tuggle et al, 2010. Commanding Board of Director Attention: Investigating
How Organizational Performance and CEO Duality affect Board Members’
Attantion to Monitoring. Strategic Management Journal. 31: 946–968.
130. Udi Hoitash, Rani Hoitash, 2008. Corporate Governance and Internal
Control over Financial Reporting: A Comparison of Regulatory Regimes.
=954057.
131. Wan Adibah Wan Ismail, Keitha Dunstanb, Tony van Zijl, 2010. Earnings
Quality and Corporate Governance Following the Implementation of
Malaysian Code of Corporate Governance.
keitha_dunstan/5/.
177
132. Wan Nordin Wan-Hussin, Noor Marini Haji-Abdullah, 2009. Audit
Committee Attributes, Financial Distress and The Quality of Financial
Reporting in Malaysia.
133. Watson, Shrives và Marston, 2002. Voluntary disclosure of accounting
ratios in the UK. Bristish Accounting Review, Vol.34, pp, 289-313.
134. Werner R. Murhadi, 2009. Good Corporate Governance and Earning
Management Practices: An Indonesian Cases.
abstract=1680186.
135. Xie. B, Davidson.W.N, 2001. Earning Management and Corporate
Governance: The Roles of The Board and The Audit Committee.
abstract_id=304195.
136. Yang Jing, 2008, Causes and Solutions for Information Asymmetry in Stock
Market,
jrhy07a13 .pdf.
137. Yan Zhang, Jian Zhou, Nan Zhou, 2006. Audit Committee Quality, Auditor
Independence, and Internal Control Weaknesses.
sciencedirect.com/science /article/pii/S0278425407000208.
138. Yatim.P, Kent.P, Clarkson.P, 2006. Governance Structures, Ethnicity, and
Audit Fees of Malaysian Listed Firms.
.au/cgi/viewcontent.cgi?article =1012.
178
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Ha Xuan Thach and Nguyen Trong Nguyen (2015). Board Characteristics
and Financial Reporting Quality: an Empirical Evidence From HOSE Listed
Companies. International Conference on Accounting, ICOA 2015, 22 May
2015, Danang, Vietnam.
2. Hà Xuân Thạch, Nguyễn Trọng Nguyên (2015). Đánh giá sự tác động của
nhân tố bên trong doanh nghiệp đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính
của các công ty niêm yết tại SGDCK TPHCM. Đại học Kinh tế TPHCM, đề
tài nghiên cứu khoa học cấp trường.
3. Hà Xuân Thạch, Nguyễn Trọng Nguyên (2014). Các nhân tố bên trong tác
động đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính. Kỷ yếu hội thảo khoa học ,
Đại học Kinh tế TPHCM.
4. Nguyễn Trọng Nguyên, 2014. Vai trò của Ban kiểm soát đối với báo cáo tài
chính các công ty niêm yết. Tạp chí tài chính số 8, 2014.
5. Nguyễn Trọng Nguyên, 2011. Vai trò của Kiểm toán nội bộ trong việc nâng
cao chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết. Tạp chí kế toán số 7,
2011.
6. Nguyễn Trọng Nguyên, 2010. Nâng cao chất lượng báo cáo tài chính các
công ty niêm yết thông qua quản trị công ty. Tạp chí kế toán số 4, 2010.