Luận án Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam

Nhóm chính sách hỗ trợ thu nhập trực tiếp lại có tác động lớn tới giảm nghèo và có hiệu quả hơn so với nhóm hỗ trợ nguồn lực sản xuất cho hộ nghèo. Điều này cho thấy giả thuyết 2c cho rằng hộ nghèo được hỗ trợ nguồn lực sản xuất sẽ đem lại hiệu quả giảm nghèo không đúng trong thực tiễn Việt Nam giai đoạn 2010-2016. Việc hỗ trợ trực tiếp các nguồn lực về thu nhập cho hộ nghèo trên thực tế lại có tác động lớn hơn so với việc hỗ trợ các nguồn lực phục vụ quá trình sản xuất của nhóm hộ nghèo. Hệ quả của quá trình này là thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2010-2016 chưa thật sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao và người nghèo chưa thực sự tìm được sinh kế dài hạn cho mình

pdf169 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 583 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nông thôn, có chính sách hỗ trợ và đảm bảo về tài chính và các thủ tục xuất khẩu lao động, đảm bảo cho người lao động được làm việc đúng ngành nghề được đào tạo và tạo điều kiện cải thiện cuộc sống cho lao động xuất khẩu. Giải quyết việc làm của vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc phải gắn với tổ chức lại sản xuất và tổ chức dân cư. Xúc tiến công tác quy hoạch các cụm sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bảo đảm các cơ sở sản xuất kinh doanh có đủ hạ tầng cho sản xuất và đời sống. Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân, người lao động về 138 yêu cầu đào tạo nghề, coi đó là một điều kiện để có thể hưởng lợi từ các chương trình giải quyết việc làm. Đồng thời cần nâng cao chất lượng hệ thống đào tạo nghề của nhà nước, xã hội hóa đào tạo nghề theo phương thức ba bên cùng có lợi: Nhà nước – doanh nghiệp và người lao động. Cần có các chính sách đặc biệt áp dụng hoạt động đào tạo nghề cho khu vực nông thôn để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện thu nhập bền vững. Hoàn thiện chính sách tín dụng Các chính sách tín dụng cần hướng tới đời sống người nghèo. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi trong việc cung cấp tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách khác. Bên cạnh đó, tạo điều kiện hỗ trợ Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc huy động vốn, vay tái cấp vốn và chỉ đạo các tổ chức tín dụng Nhà nước thực hiện duy trì số dư tiền gửi tại Ngân hàng Chính sách theo quy định. Đồng thời, Ngân hàng Chính sách cần chủ động xây dựng phương án huy động vốn theo cơ chế hiện hành và trình cơ quan có thẩm quyền bổ sung các nguồn khác để bảo đảm có thêm vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Hoàn thiện chính sách an sinh xã hội Cần tiếp tục mở rộng phạm vi bao phủ của hệ thống an sinh xã hội. Tăng mức tuân thủ thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của doanh nghiệp ngoài nhà nước để hệ thống này thực hiện đúng vai trò che chắn người lao động trước rủi ro giảm hoặc không có tiền công do ốm đau, thất nghiệp và nghỉ hưu. Đẩy nhanh thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện, trước hết đối với lao động làm công ăn lương, lao động tự hành nghề trong khu vực phi chính quy, tiếp đến là nông dân. Cơ quan quản lý nên đánh giá hiệu lực thực thi để rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện. Từ đó cần xây dựng chương trình hành động, có lộ trình thời gian để thực hiện chế độ BHXH tự nguyện, vì đây là chế độ ảnh hưởng đến công bằng xã hội của nhóm người yếu thế trong hưởng lợi dịch vụ công. Hoàn thiện hệ thống chính sách và hệ thống tổ chức thực hiện bảo hiểm thất nghiệp. Hệ thống này cần phải kết hợp chặt chẽ với các hệ thống liên quan đến lao động khác như giới thiệu việc làm, đào tạo nghề theo nhu cầu...thì mới có thể đảm bảo thực hiện được đúng chức năng của mình. Các chương trình mục tiêu quốc gia Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các 139 chương trình, dự án và các giải pháp, chính sách đã ban hành để hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống đối với người nghèo, vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, vùng bị thiên tai. Giảm bớt các khoản đóng góp cho nông dân. Cần tổ chức tập huấn cho cán bộ địa phương (cả cán bộ xã và huyện) trước khi thực hiện các chương trình và lồng ghép các dự án trên địa bàn. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số Chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay chưa được thực hiện đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực. Về mặt cơ chế, chính sách cần phân cấp mạnh cho địa phương trên cơ sở công khai, minh bạch trong công tác xây dựng và lập kế hoạch, từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ chuyển dần sang hỗ trợ cho cộng đồng, nhóm hộ, từ “cho không” chuyển sang cho vay. Cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Dân tộc và các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách mới, bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Để vùng đồng bào dân tộc phát triển mạnh hơn, cần nghiên cứu các yếu tố đặc thù của địa phương, qua đó thống nhất cơ chế phân bổ kinh phí, ban hành chính sách phù hợp. Chính sách dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số cần phải được quan tâm một cách cụ thể, đúng mức. Cần ban hành thông tư, hướng dẫn để triển khai thực hiện tại địa phương. Đẩy mạnh thực hiện chính sách đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nhà ở, nước sạch, cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. 5.3.3. Tăng cường hiệu quả các biện pháp hỗ trợ cho người nghèo Tăng cường và đổi mới nội dung, cách thức hỗ trợ kỹ thuật, kiến thức sản xuất kinh doanh cho hộ dân thông qua việc tổ chức lớp học hiện trường đào tạo cho nông dân về trồng trọt, chăn nuôi, phòng bệnh, sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu; tổ chức tập huấn, hướng dẫn và nâng cao năng lực cho các hộ dân về hạch toán kinh doanh, kiến thức về thị trường. Cần tiếp tục nghiên cứu để cải tiến theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để người dân vay vốn từ các nguồn vốn ưu đãi qua Ngân hàng Chính sách Xã hội; Gắn kết chặt chẽ việc cho vay vốn với hướng dẫn người dân tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đồng thời tăng cường các hoạt động giám sát đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích, tránh thất thoát. Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp: Các cấp, các ngành cần rà soát và điều chỉnh các chính sách ưu đãi đầu tư ngành nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh đảm bảo tạo ra môi trường đầu tư cạnh tranh so với các khu vực khác; Xây dựng cơ chế đặc thù kêu gọi các thành phần kinh tế trong 140 và ngoài tỉnh đầu tư vào sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt, cần nghiên cứu và học tập kinh nghiệm thành công của một số địa phương với mô hình đầu tư với nông dân thông qua Quỹ xúc tiến đầu tư kinh doanh nông lâm nghiệp và để Quỹ này hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân tại các xã nghèo. Cụ thể: Khi thực hiện các dự án đồng tài trợ cụ thể cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi lợi ích của việc thực hiện hợp tác công tư trong phát triển nông lâm nghiệp cho DN và người dân. Lựa chọn các doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu, năng lực của người dân và tiềm năng của địa phương để hỗ trợ, chú trọng các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa. Các cơ quan chức năng cần tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp trong xây dựng dự án và trong xây dựng hồ sơ bồi hoàn kinh phí, cần có những chính sách phù hợp cho doanh nghiệp về các điều kiện thanh toán vốn ngân sách, thực hiện khoán kinh phí đối với những hạng mục mà doanh nghiệp hay hợp tác xã có thể tự thực hiện để làm tăng hiệu quả đầu tư. Biện pháp hỗ trợ nhà ở cần hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình để xây dựng nhà ở theo đối tượng quy định. Bảo đảm công khai, công bằng và minh bạch đến từng hộ gia đình trên cơ sở pháp luật và chính sách của Nhà nước; phù hợp với phong tục tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền, bảo tồn bản sắc văn hoá của từng dân tộc; phù hợp với điều kiện thực tiễn và gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng được một căn nhà có diện tích sử dụng tối thiểu 24 m2; tuổi thọ căn nhà từ 10 năm trở lên. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương cần làm tốt công tác lồng ghép với các chương trình, dự án; tuyên truyền, khơi dậy tinh thần “Tương thân tương ái”, huy động các tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm, cộng đồng dân cư tham gia hỗ trợ bằng những việc làm thiết thực như hỗ trợ thêm tiền, ngày công lao động, nguyên vật liệu... Điều quan trọng hơn cả là ngay chính bản thân người nghèo, hộ gia đình chính sách cũng cần có nhận thức đầy đủ, cần phát huy tinh thần làm chủ, huy động thêm các nguồn lực khác để tu sửa, làm mới nhà. Cần xem xét kỹ điều kiện người nghèo, hộ nghèo và khắc phục hỗ trợ chồng chéo, manh mún. Có thể phân loại người nghèo thành 4 nhóm: nhóm có khả năng sản xuất nhưng thiếu vốn, kỹ năng lao động; nhóm bị ảnh hưởng thiên tai, bệnh tật; nhóm không có khả năng lao động như người già, người có công; nhóm có khả năng lao động nhưng lười lao động. Từ đó sẽ có chính sách hỗ trợ phù hợp hạn chế tư tưởng xin-cho và thoát nghèo ngắn hạn. Cần phân loại hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã 141 hội (là hộ nghèo và không còn thành viên nào trong hộ có khả năng lao động), xem xét tách khỏi nhóm hộ nghèo để hưởng chính sách trợ cấp xã hội lâu dài vì các đối tượng này không còn khả năng thoát nghèo. Còn đối với hộ nghèo, cận nghèo khác, cần tăng cường chính sách hỗ trợ, khuyến khích họ tích cực lao động, tiếp cận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật và các điều kiện sản xuất khác để thoát nghèo. 5.3.4. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và tạo việc làm thì phải chuyển đổi cơ cấu chuyển dần lao động từ khu vực nông nghiệp với tăng suất lao động thấp sang khu vực công nghiệp hoạt động sản xuất với năng suất cao hơn. Quá trình chuyển đổi đòi hỏi cần đào tạo lao động trong một khoảng thời gian nhất định. Đầu tư thích đáng vào đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực ở nông thôn. Cần chú trọng công tác đào tạo nghề cho các lao động này theo đúng định hướng sản xuất kết hợp với lợi thế sản xuất của từng khu vực. Tăng cường kết hợp trong việc đào tạo nghề, xã hội hóa công tác đào tạo nghề, gắn kết doanh nghiệp, các cơ sở sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn. Điều đó là do tính chất quyết định của trình độ văn hoá cũng như kỹ năng lao động của người lao động nông thôn trong việc chuyển dịch lao động sang khu vực phi nông nghiệp một cách bền vững. Trong đó cần tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề; nâng cao thể lực cho người lao động nông thôn. Thể lực khỏe mạnh đi kèm với đó là trình độ chuyên môn và ý thức nghề nghiệp, văn hóa làm việc sẽ tạo ra sức cạnh tranh lớn và khả năng dịch chuyển lao động cao hơn. Khuyến khích và đầu tư mạnh hơn nữa vào phát triển sản xuất kinh doanh, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. Xoá bỏ chính sách về hạn điền, khuyến khích mạnh hơn nữa phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hộ. Chính sách này đặc biệt quan trọng, là điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng nguồn lực và điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghiệp, hiện đại hóa. Phát triển các khu kinh tế và đô thị hóa gắn với chuyển đổi nghề hiệu quả đối với lao động nông nghiệp. Phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất và đô thị hóa là một giải pháp có tính chiến lược về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế xã hội đất nước theo hướng công nghiệp hóa. Tạo điều kiện và có chính sách hợp lý đối với lao động di cư: Nhà nước cần có chính sách quản lý di dân hợp lý, tạo điều kiện cho người dân di cư làm ăn sinh sống 142 tốt hơn, góp phần thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân trước pháp luật; trước hết cần đơn giản hoá một cách triệt để các thủ tục hành chính liên quan đến việc đăng ký hộ khẩu, đăng ký kinh doanh, thuê mướn sử dụng lao động..., tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nhập cư ổn định cuộc sống và được tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là đối với người lao động nghèo. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển vùng trong phạm vi cả nước, quan hệ kinh tế giữa các vùng trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của từng vùng. Phát triển các vùng nông thôn có lợi thế so sánh, có thế mạnh về tiềm năng tự nhiên cho phép tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập như vùng duyên hải, biển đảo, vùng miền Đông và Tây Nam Bộ... Định hướng, quy hoạch phát triển mạnh hệ thống thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản, nâng cao sức mua của thị trường trong nước, mà trọng tâm là khu vực thị trường nông thôn, kể cả hệ thống chợ nông thôn. 5.3.5. Phát triển các ngành kinh tế Đẩy mạnh phát triển công nghiệp Phát triển công nghiệp nhằm mục đích giảm nghèo trước hết cần thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ, thâm dụng lao động tương đối so với các ngành công nghiệp khác. Thực hiện mục tiêu này trước hết cần hoạch định rõ trong mục tiêu kinh tế-xã hội của Chính Phủ và có hệ thống chính sách hỗ trợ hợp lý cho các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành này và hỗ trợ người lao động nghèo khu vực nông nghiệp, nông thôn tiếp cận tham gia quá trình đào tạo lao động và tìm việc làm phù hợp. Các biện pháp chính sách phải tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ trong khu vực công nghiệp nhẹ trong việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho người lao động và nâng cao công nghệ đồng thời nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn. Các điểm công nghiệp ở nông thôn, các làng nghề gắn với thị trường trong nước và xuất khẩu; đối với các làng nghề truyền thống ở nông thôn có lịch sử lâu đời cần kết hợp giữa truyền thống và hiện đại để phát huy hiệu quả các tiềm năng hiện có, nhất là vừa đẩy mạnh phát triển sản xuất, vừa phát triển khu vực dịch vụ như các loại hình du lịch làng nghề truyền thống. Tăng năng suất và hiệu quả ngành nông nghiệp Trước hết, thúc đẩy năng suất và hiệu quả nông nghiệp cần tập trung vào chính sách ruộng đất. Chính sách quy hoạch cho khu vực nông nghiệp và luật đất đai áp dụng cho quyền sử dụng, sở hữu đất nông nghiệp nên cởi mở và tạo động lực lao động 143 cho người dân. Tập trung đất cho phát triển nông nghiệp hiện đại, hiệu quả cao và giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập của bộ phận nông dân không có đất. Với những bộ phận lao động không có đất, cần có chiến lược dịch chuyển sang làm các ngành nghề như tiểu thủ công, dịch vụ hay các hoạt động phi nông nghiệp. Nghiên cứu, phân bổ hợp lý đất đai giữa đất trồng cây lương thực, đất trồng rừng, đất phi công nghiệp, đất dịch vụ, đất chỉnh trang và phát triển đô thị... Trong bối cảnh hiện nay khi biến đổi khí hậu có nguy cơ tác động lớn đến hoạt động nông nghiệp thì việc phát triển công tác nghiên cứu về giống cây, con thích hợp và phân bổ đất nông nghiệp hợp lý sẽ là nhân tố quyết định đến việc phát triển nông nghiệp dài hạn. Phân chia lợi ích từ đất nông nghiệp một cách công bằng giữa các nhóm lợi ích. Chính Phủ nên can thiệp và điều chỉnh lại những nguồn lợi ích này nhằm hạn chế tình trạng sử dụng đất kém hiệu quả, chiếm dụng đất. Chính Phủ cần hỗ trợ can thiệp vào việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo quy hoạch nhằm hoàn thành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cần đảm bảo những quyền lợi chính đáng và hợp lý cho người sử dụng đất nông nghiệp để khai thác, sử dụng đất đai hiệu quả cao nhất. Cần quy hoạch và có kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với yêu cầu mới của quá trình tái cơ cấu nông nghiệp. Cụ thể, cần quy hoạch vùng chuyên canh và giám sát thực hiện quy hoạch đối với một số mặt hàng nông sản chiến lược. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực cần quy hoạch đất cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Đối với các cây, con giống kém hiệu quả, cần quy hoạch chuyển đổi sang trồng cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, rau, nuôi trồng thủy sản và các sản phẩm giá trị cao khác. Có chiến lược bảo vệ đất lúa nhưng cho phép thay đổi linh hoạt mục đích sử dụng giữa lúa và các cây trồng khác. Phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng trong nông nghiệp. Cần cung ứng giống một cách đồng bộ, giống cây trồng hay con giống cần nghiên cứu phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng vùng kinh tế. Khuyến khích mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ nông nghiệp như: trợ giúp kỹ thuật, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ tài chính và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm... Xóa bỏ tình trạng độc quyền, hạn chế rủi ro thị trường bằng việc cải thiện điều kiện mua bán sản phẩm của người nông dân; củng cố hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư cũng như đội ngũ cán bộ làm công tác này để có thể nhanh chóng ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; xúc tiến công tác đào tạo nông dân cả về kỹ thuật sản xuất và quản lý kinh doanh để giúp họ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Chính phủ hỗ trợ ngân sách bảo đảm cơ sở hạ tầng cho từng vùng sản xuất tập 144 trung. ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống tập trung áp dụng công nghệ cao phát triển giống. Ưu tiên cho áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về giống thuộc các thành phần kinh tế. Quý phát triển dành thêm kinh phí cho các dự án thử nghiệm sản xuất và chế biến, tạo giống mới tốt hơn. Cần triển khai các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm, ngư nghiệp gồm: giống cây trồng, vật nuôi; thiết bị, vật tư, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, tiêu thụ sản phẩm. Hỗ trợ phát triển ngành nghề và dịch vụ, du lịch nông nghiệp nông thôn gồm: sửa chữa thiết bị nhà, xưởng, máy móc, vật tư dịch vụ ngành nghề. Hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật và quản lý chương trình, dự án phát triển sản xuất gồm: tập huấn, chuyển giao kỹ thuật; dạy nghề, hướng nghiệp, tiếp cận thị trường, tạo việc làm; quản lý, kiểm tra giám sát. Phát triển thị trường cho sản phẩm nông nghiệp. Chính phủ đầu tư cho ngành nông nghiệp nghiên cứu giống phù hợp điều kiện thời tiết, khí hậu, phương pháp canh tác thích hợp, và triển khai hướng dẫn kỹ thuật cho lao động nông nghiệp. Ngoài ra, cần có chính sách ưu đãi về thuế như miễn, giảm thuế cho những lao động nông nghiệp trồng giống cây, con mới hay khai phá đất nông nghiệp mới. Chính phủ có thể hỗ trợ cho các hộ vay vốn sản xuất trên quy mô lớn dưới sự giám sát và hỗ trợ kiểm tra kỹ thuật từ các cơ quan nghiên cứu. Về lâu dài, Chính Phủ cần có dự báo chiến lược sản xuất các sản phẩm nào để có biện pháp đồng bộ từ tổ chức nông dân sản xuất đến việc tạo thị trường. Tránh tình trạng để mặc cho dân tự phát sản xuất, dẫn đến sự ứ đọng hàng hoá như hiện nay. 5.3.6. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo Trước hết cần giúp người nghèo tiếp cận dịch vụ việc làm, chính sách hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề. Các đối tượng lao động dân tộc thiểu số cần được tư vấn về việc làm và học nghề và định hướng việc làm. Bên cạnh đó, về dài hạn, cần tăng cường dịch vụ giáo dục cơ bản, hệ thống pháp luật và chính sách đồng bộ để hỗ trợ người nghèo chủ động tiếp cận các dịch vụ công. Giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ công, phải hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế chính sách, tài chính. Trong lĩnh vực y tế, cần cải thiện hệ thống bệnh viện, giao cho bệnh viện được quyền tự quyết hơn trong tính giá cả, thay vì Nhà nước bao cấp cho các đơn vị cung ứng công lập theo dự toán ngân sách như hiện nay, chuyển số kinh phí đó sang tài trợ cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu và hỗ trợ trực tiếp người thụ hưởng là đối tượng chính sách. Đổi mới chế độ giá và phí dịch vụ, triển khai hiệu quả các chương trình trợ giúp người thuộc diện chính sách và người yếu thế được hưởng dịch vụ sự nghiệp công một 145 cách bình đẳng. Trên cơ sở đó tăng cường chất lượng dịch vụ công và khả năng người nghèo được hưởng lợi ích từ dịch vụ công. Cần tăng cường tạo lập cơ sở pháp lý đảm bảo sự ổn định và thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ công toàn xã hội. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển mạng lưới dịch vụ công toàn xã hội, đồng thời chỉ đạo thực hiện, kiểm tra giám sát hệ thống dịch vụ công một cách minh bạch, hiệu quả và hướng tới người nghèo trong xã hội. Cơ cấu lại thu chi ngân sách cho dịch vụ công hợp lý. Đầu tư thích đáng cho những dịch vụ công thiết yếu nhất, phục vụ người dân ở khu vực nghèo và khó khăn nhất trong xã hội. Đảm bảo một số dịch vụ công cơ bản cho người nghèo như giáo dục, y tế cơ bản. Nâng hạn mức cho vay đối với người nghèo, hộ nghèo tạo điều kiện thoát nghèo. Hoàn thiện chính sách thu theo hướng bao quát toàn bộ các nguồn thu, mở rộng cơ sở thu, nhất là các nguồn thu mới, phù hợp với thông lệ quốc tế; Tăng tỷ trọng thu nội địa, bảo đảm tỷ trọng hợp lý giữa thuế gián thu và thuế trực thu, khai thác tốt nguồn thu từ tài sản, tài nguyên, bảo vệ môi trường. Đồng thời, tăng tỷ trọng thu từ thuế và phí trong tổng thu ngân sách nhà nước; Hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các sắc thuế và chính sách miễn, giảm, giãn thuế, bảo đảm tính trung lập của thuế, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, khuyến khích đầu tư, điều tiết thu nhập hợp lý. Đổi mới phương pháp cấp phát kinh phí cho dịch vụ công trên tiêu chí giải quyết được tốt nhất mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước, xã hội, các tổ chức và người nghèo. Tăng cường hình thức đấu thầu, khuyến khích cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng để nâng cao chất lượng dịch vụ công. Cần nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý tài chính theo hướng trao quyền tự chủ cho các đơn vị dự toán; cần đổi mới phương thức cấp phát ngân sách từ cấp phát và phân bổ kinh phí dựa theo nguồn lực có hạn ở đầu vào sang cấp phát và phân bổ ngân sách trên cơ sở khuôn khổ chi tiêu trung hạn, gắn với kết quả đầu ra. Cần có quy định về các mức phí, giá và tiêu chuẩn chất lượng cho dịch vụ công. Tổ chức tốt khâu thanh tra, kiểm tra trong cung ứng dịch vụ công. Thực hiện được mục tiêu này cần sự tham gia kiểm tra giám sát không chỉ của những đơn vị có chức năng, mà còn cần sự phản hồi từ các đối tương người nghèo thụ hưởng. 146 5.3.7. Khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội vào công cuộc giảm nghèo Để giảm gánh nặng của Nhà nước, phải có sự hỗ trợ của doanh nghiệp về giải quyết việc làm, về vốn và công nghệ mới có thể tạo ra bước phát triển ở khu vực nông thôn. Các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng nghèo, xã nghèo cần được quan tâm thực hiện. Cũng cần xây dựng khung lộ trình thực hiện Chương trình 135 để làm cơ sở thu hút các nguồn vốn đầu tư khác trên địa bàn. Vận động tài trợ quốc tế, góp phần tăng cường vốn cho các địa phương còn trong điều kiện khó khăn. Bên cạnh nguồn vốn của Nhà nước và doanh nghiệp, vốn viện trợ không hoàn lại, vốn vay ưu đãi của nước ngoài cũng là các nguồn đầu tư lớn có thể dành cho những vùng nông thôn chậm phát triển. Một thực tế rất rõ là vốn cao sẽ đi đôi với tăng trưởng cao khi mà nền kinh tế vẫn đang được đánh giá là năng động hàng đầu khu vực. Vì vậy, việc cân đối các khoản giải ngân ODA cũng cần hướng đến mục tiêu lâu dài hơn, đó là tạo ra sự phát triển bền vững và cân bằng trong nền kinh tế. Việc hiện đại hoá các thành phố lớn bằng tiền ODA ở khía cạnh công bằng thì cần giảm xuống, thay vào đó là nghiên cứu xem các tỉnh vùng sâu, vùng xa đang cần hỗ trợ những gì. 5.3.8. Nâng cao nhận thức và tham gia của người nghèo vào quá trình tăng trưởng Để đáp ứng yêu cầu cao hơn về xoá đói giảm nghèo, yêu cầu trước tiên là cần tiếp tục nâng cao nhận thức, quyết tâm vượt nghèo vươn lên làm giàu của hộ nghèo, xã nghèo. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, động viên người dân phát huy nội lực, ý chí tự lực tự cường, đoàn kết xóm làng, tương thân tương ái vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Cần khuyến khích các địa phương và người nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trên cơ sở đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, tự lực phấn đấu vươn lên thoát khỏi đói, nghèo một cách bền vững. Xây dựng khuôn khổ pháp lý khuyến khích người nghèo tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển ở địa phương. Tạo điều kiện cho người nghèo định hướng việc làm và phát huy tối đa năng lực sản xuất. Để thực hiện được mục tiêu này, trước tiên cần xác định ít nhất một sản phẩm chủ lực, có ưu thế của địa phương (cây trồng, vật nuôi, ngành nghề) để phát triển sản xuất hàng hóa. Cần có định hướng chủ đạo cụ thể về lợi thế phát triển sản xuất của địa phương. Có thể tập trung trước mắt vào những ngành hàng mà địa phương đang làm, có lợi thế cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ ổn định; xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp địa phương; đẩy mạnh phát triển các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp, các mặt hàng 147 gia công, chế biến nông lâm thủy sản. Chiến lược này cần có mô hình sản xuất cụ thể và có hiệu quả. Sau đó theo quy hoạch cụ thể của từng địa phương, xác định vai trò đóng góp sản xuất của nhóm người nghèo để có thể thực hiện các chính sách gắn kết chặt chẽ quy hoạch tăng trưởng địa phương với giảm nghèo. Để nâng cao năng lực của nhóm người nghèo, cần thiết kế tổ chức những khóa tập huấn, nâng cao hiểu biết và kiến thức của người nghèo nhằm cải thiện năng suất nông nghiệp. Những lớp tập huấn này nhằm giúp người nghèo có cái nhìn khác hơn về chất lượng sản xuất trong nông nghiệp. Sau đó, cần có các hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, giúp giảm chi phí đầu vào, tiếp cận thị trường tiêu thụ nhằm tăng giá thành sản phẩm. Nhiều hoạt động điển hình đã được thực hiện như tổ chức tập huấn bảo quản thủy sản - sử dụng hóa chất an toàn trong chế biến cá khô; nâng cấp đài truyền thanh xã để cung cấp thông tin thị trường đến người dân; xây dựng trang thông tin về giá cả thị trường; khảo sát thực địa tìm hiểu thị trường nguyên liệu; tập huấn hướng dẫn sử dụng hóa chất, phân bón hợp lý; bảo quản sản phẩm sau thu hoạch Đây là những bước đầu tiên khởi đầu cho các hoạt động hướng đến hỗ trợ người dân nghèo nông thôn vươn lên thoát nghèo bền vững. Tạo động lực khuyến khích người nghèo tự vươn lên thoát nghèo. Để việc giảm nghèo đạt hiệu quả cao hơn và khuyến khích đúng đối tượng, cần có sự phân loại người nghèo, hộ nghèo bất khả kháng thể thoát nghèo với những đối tượng khác để có chính sách hỗ trợ. Mỗi nhóm hộ nghèo lại cần có những giải pháp và động lực khác nhau, hướng tới giảm nghèo bền vững. Những hộ có khả năng thoát nghèo phải có chính sách để họ vươn lên thoát nghèo, tạo cơ hội việc làm hoặc công việc kinh doanh phù hợp. Ngược lại, đối với những người lười lao động, không muốn thoát nghèo vì sợ mất trợ cấp cần tạo động lực giảm nghèo từ việc nâng cao nhận thức cá nhân về vai trò, vị trí của họ trong xã hội, từ đó có ý chí vươn lên thoát nghèo. Để khuyến khích những hộ nghèo thoát nghèo, thay vì đầu tư cho hộ nghèo, cần thực hiện chính sách kích thích, khen thưởng tập trung vào những người cận nghèo và mới thoát nghèo, hạn chế chính sách cho không, phát không đối với người nghèo. Hoạch định và quản lý chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo đa chiều theo hướng ưu việt hơn. Theo đó, những hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều thiếu hụt gì thì hỗ trợ cái đó. Việc hỗ trợ này nhằm đáp ứng đúng bản chất của sự nghèo, sự thiếu hụt của người dân. Nhưng trên tất cả, việc thiết kế, xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo cần phải theo hướng tạo ra động lực và khuyến khích hộ nghèo, từ đó làm cho hộ nghèo có ham muốn phấn đấu vươn lên thoát nghèo để nâng cao chất lượng cuộc sống và khẳng định vai trò của mình trong cộng đồng, xã hội. 148 KẾT LUẬN Với đề tài “Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam”, luận án đã giải quyết các mục tiêu đề ra, bao gồm: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo. Luận án chỉ ra 3 kênh tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến nghèo: tạo việc làm, tăng cường nguồn lực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Luận án xác định có 4 yếu tố ảnh hưởng tới tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo bao gồm mô hình tăng trưởng kinh tế, cấu trúc tăng trưởng theo ngành, chính sách gắn kết tăng trưởng và giảm nghèo và nhận thức của người nghèo. Dựa trên cơ sở lý thuyết, luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế theo từng ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam bằng cả phân tích định tính và định lượng. Luận án đã rút ra các kết quả sau: - Tăng trưởng kinh tế theo ngành có tác động tích cực đến giảm nghèo qua tạo việc làm và thu nhập, trong đó khu vực nông nghiệp và dịch vụ có tác động tích cực đến giảm nghèo, khu vực công nghiệp không có ý nghĩa đối với mục tiêu giảm nghèo. - Người nghèo được mở rộng cơ hội tiếp cận nguồn lực từ tăng trưởng kinh tế theo ngành và thụ hưởng gián tiếp và trực tiếp lợi ích từ những chính sách giảm nghèo. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ về nguồn lực sản xuất lại kém hiệu quả dẫn đến giảm nghèo kém bền vững. Hệ quả là tình trạng nghèo co cụm và cùng cực ở khu vực nông thôn chưa được cải thiện tương xứng với thành tựu giảm nghèo chung. - Tăng trưởng kinh tế theo ngành có tác động tích cực đến giảm nghèo thông qua chuyển dịch cơ cấu ngành trong quá trình công nghiệp hóa. Trong giai đoạn 2010- 2016, tăng trưởng khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đều có tác động đến giảm nghèo của quốc gia. Tuy nhiên, khu vực công nghiệp tăng trưởng khiến nghèo đói có xu hướng giảm mạnh nhất, sau đó đến khu vực dịch vụ. Tăng trưởng khu vực nông nghiệp có tác động tiêu cực đến mục tiêu giảm nghèo. - Trên cơ sở thực trạng tác động và kiểm định ba kênh tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo, luận án đã đề xuất những giải pháp nhằm gắn kết tăng trưởng kinh tế theo ngành tới giảm nghèo ở Việt Nam. Các giải pháp bao gồm: đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với giảm nghèo, hoàn thiện chính sách gắn kết tăng trưởng với giảm nghèo, tăng cường hiệu quả hỗ trợ của các biện pháp giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, tăng 149 cường khả năng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo, khuyến khích sự tham gia của toàn xã hội vào công cuộc giảm nghèo, nâng cao nhận thức và sự tham gia của người nghèo vào quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên, do những hạn chế về khả năng tiếp cận và khung lý thuyết tổng thể chưa thực sự đầy đủ, cũng như nguồn số liệu của Việt nam còn hạn chế và thiếu chính xác, nên 3 kênh tác động gián tiếp của các ngành tới giảm nghèo chưa được kiểm định và phân tích một cách sâu sắc. Do vậy, chưa có các nhận định và giải pháp hiệu quả đến từng kênh tác động gián tiếp của tăng trưởng ngành đến giảm nghèo. Trong giới hạn về kiến thức, về khả năng tiếp cận và sử dụng các phương pháp nghiên cứu và thời gian thực hiện luận án, tôi hy vọng những kết quả nghiên cứu trong luận án có thể đóng góp phần nhỏ vào những nghiên cứu chung về mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo tại Việt Nam. Từ đó, các chính sách gắn kết tăng trưởng với giảm nghèo được hoạch định cụ thể và hiệu quả hơn, hướng tới mục tiêu xói đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội của Việt nam trong tương lai. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phạm Thu Hằng, Lê Quốc Hội (2017), “Tác động của tăng trưởng kinh tế theo ngành đến giảm nghèo ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát triển, Số 240 (II), tháng 06, tr.2-10. 2. Phạm Thu Hằng (2017), “Tác động của chính sách hỗ trợ đến phúc lợi hộ gia đình Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Số 7 (470), tháng 7, tr.69-78. 3. Phạm Thu Hằng (2017), “Tình hình nghèo đói khu vực tây bắc - Thực trạng và giải pháp”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quôc gia: Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tăng trưởng hài hòa trong các khu vực doanh nghiệp ở Việt Nam, tháng 9/2017, tr.188- 196. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Allen, C.R. (2004), Progress and poverty in Early Modern Europe, Nuffied College, New Road Oxford, OX1 NF. 2. Aziaradis, C. and Starchurski, J. (2005), “Handbook of Economic Growth, Volume 1A”, ELSEVIER, North Holland, Chapter 5, pp.316. 3. Balisacan, A., Pernia, E. and Estrada, G.E. (2003),"Economic growth and poverty reduction in Vietnam", ERD Working paper No.42, Manila: Economic Research Department, Asian Development Bank 4. Barro, Robert J. (1996), “Determinants of Economic Growth: A Cross-Country Empirical Study”, National Bureau of Economic Research, Working Paper: 5698. 5. Barro, Robert J. (1999), Determinants of Economic Growth: Implications of the Global Evidence for Chile, Cuadernos de Economia v.36, n.107:443-478. 6. Besley T. and Burgess R. (1998), ”Land reform and poverty reduction and growth: Evidence from India”, DEDPS No. 13, London School of Economics. 7. Bresciani, F. and A. Valdés (2007), Beyond Food Production: The Role of Agriculture in Poverty Reduction, FAO, Rome. 8. Cervantes-Godoy, D. and J. Dewbre (2010), “Economic Importance of Agriculture for Poverty Reduction”, OECD Food, Agriculture and Fisheries Working Papers, No. 23, OECD Publishing. 9. Chaudhry, I. S., and Rahman, S. (2009), “The impact of gender inequality in education on rural poverty in Pakistan: An empirical analysis”, European Journal of Economics, Finance and Administrative Sciences, 15, pp.174-188. 10. Christiaensen, L. and Todo, Y. (2008), Poverty Reduction during the Rural-Urban Transformation – The Role of the Missing Middle, The World Bank Group. 11. Christiaensen, L., Demery, L., and Kuhl, J. (2010), “The (Evolving) Role of Agriculture in Poverty Reduction”, Working Paper No. 2010/36, UNU-WIDER. 12. Dollar, D. (2015), Chất lượng thể chế và bẫy tăng trưởng, Chuyên đề nghiên cứu của PAFTAD. 13. Dollar, D. and Kraay, A., (2002), „Growth is good for the poor?‟, Journal of Economic Growth, 7(3), pp.195-225. 14. Economic Intelligence Unit (EIU) (2016), Global Forecasting Service, London, EIU. 152 15. Engel, E., (1857), “Die Produktions- und Consumtionsverhältnisse des Königreichs Sachsen”, Zeitschrift des Statistischen Büreaus des Königlich Sächischen Ministeriums des Innern, 8 and 9, (Reprinted in Engel (1895). Appendix I, pp. 1–54. 16. Fisher, B. and Allan G., (1939), “Production, primary, secondary and tertiary”, Economic Record, 15(1), pp.24-38. 17. Fourastié, J. (1949), Le Grand Espoir du XXe Siècle, Paris: Presses Universitaires de France, Reprinted as „Moderne Techniek en Economische Ontwikkeling‟ (1965), Amsterdam: Het Spectrum. 18. Gardner, B.L., (2000), “Economic growth and low incomes in Agriculture”, American Journal of Agricultural Economics, Volume 82, Issue 5, 1 December 2000, pp. 1059-1074. 19. Gollin, D., (2009), “Agriculture as an Engine of Growth and Poverty Reduction: What We Know and What We Need to Know”, A framework paper for the African Economic Research Consortium, Project on “Understanding links between growth and poverty reduction in Africa”, USA. 20. Gollin, D., Parente, S. and Rogerson, R. (2007), “The food problem and the evolution of international income levels”, Journal of Monetary Economics, 54(4), pp.1230-1255. 21. Goode, R. B. (1959), “Adding to the stock of physical and human capital”, American Economic Review, 49(2), pp.147-155. 22. Hà Văn Hiền và Phạm Hồng Chương (2013), Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thời kỳ hậu khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2013. 23. Hansen, G. and Prescott, E., (2002), “Malthus to Solow”, American Economic Review, 92(4), pp.1205-1217. 24. Hansen, H. and Nguyen, T., (2008), Market, Policy and poverty reduction in Vietnam, Vietnam Culture and Information Pulishing House, Hanoi, 2008. 25. Harris, John R. and Todaro, Michael P. (1970), “Migration, unemployment and development: A two-sector analysis”, American Economic Review, 60(1), pp.126-142. 26. Hoàng Đức Thân và Đinh Quang Ty (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 153 27. Human Development Report, (2016), Work for Human Development, UNDP. 28. Johnson, M., Omilola, B., Flaherty, K., Makombe, T., MacNeil, M. and Horowitz, L., (2015), Monitoring agriculture sector performance, growth and poverty in Africa, Washington DC, USA. 29. Johnston, Bruce F. and Mellor, John W. (1961), “The Role of Agriculture in Economic Development”, American Economic Review, 51 (4). 30. Kaldor, N. (1970), “The Case for Regional Policies”, Scottish Journal of Political Economy, Vol. 18 pp. 337-348, Reprinted in Scottish journal of Political Economy. 31. Karnani A., (2011), Rethinking strategies for business, governments and civil society to reduce poverty, Palgrave MacMillan, NewYork, ISBN: 978-0-230- 10587-4. 32. Khilji, B. A. (2005). Education as a factor of human capital formation in Pakistan (1951- 1998): Review, Journal of Agriculture and Social Sciences, 1(2), pp.180-186. 33. Kuznets, S., (1955) “Economic Growth and Income Inequalit”, The American Economic Review, 45, pp.1-28. 34. Lanjouw, J. and Lanjouw, P., (2001), „The rural non-farm sector: issues and evidence from developing countries‟, The journal of the international association of agricultural economics, 26(1), pp.1-23. 35. Lê Du Phong (chủ biên) (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 36. Le Quoc Hoi (2008), „The linkages between Growth, Poverty and Inequality in Vietnam: An empirical analysis‟, Autralia: School of Economics, University of Adelaide. 37. Lê Quốc Hội (chủ biên) (2010), Tác động của tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 38. Lewis, W.A. (1954), „Economic Development with Unlimited Supplies of Labour‟, Manchester School, 22(2), pp.139-191. 39. Ligon, S., and Sadoulet, E., (2008), “Estimating the Effects of Aggregate Agricultural Growth on the Distribution of Expenditures “, World Development Report 2008. 154 40. Loayza, N., and Raddatz C., (2006), “The Composition of Growth Matters for Poverty Alleviation”, Policy Research Working Paper No. 4077, World Bank. 41. Lương Xuân Quỳ (chủ biên) (2015), Tư duy mới về phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam trong bối cảnh mới, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 42. Matsuyama, K.(2009), “Structural Change in an Interdependent World: A Global View of Manufacturing Decline”, Journal of the European Economic Association, 7(2-3), pp.478– 486. 43. Mellor, J.W. (1979), New Economies of growth, Cornell University Press, Ithaca, New York. 44. Montalvo, J.G. and Ravallion, M. (2009), “The pattern of Growth and Poverty Reduction in China”, Policy Research Working Paper 5069, World Bank. 45. Moore, T.,(1978), “Why Allow Planners to Do What They Do? A Justification from Economic Theory”, Journal of the American Institute of Planners , Volumn 44(4):387-398 46. Ngai, L. and Pissarides C., (2007), “Structural change in a multisector model of growth”, American Economic Review, 97(1), pp.429-443. 47. Ngô Thắng Lợi và Nguyễn Quỳnh Hoa (đồng chủ biên) (2017), Mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam: thực trạng và định hướng đến năm 203, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội. 48. Ngô Thắng Lợi và Trần Thị Vân Hoa (2016), Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam- Triển vọng đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 49. Nguyễn Đăng Bình (2012), Đầu tư phát triển theo hướng tăng trưởng nhanh gắn với giảm nghèo tại Việt Nam trong thời kỳ đến năm 2020, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân 50. Nguyễn Kế Tuấn (2016), “Phát triển đất nước thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, 177, tháng 11-2016. 51. Nguyễn Khắc Minh (chủ biên) (2002), Các phương pháp phân tích và dự báo trong kinh tế, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 52. Nguyễn Ngọc Toàn và Bùi Văn Huyền (2013), Tái cấu trúc kinh tế Việt Nam: nhìn từ cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, NXB Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 155 53. Nguyễn Thắng, Nguyễn Thị Thu Phương, Trần Ngô Minh Tâm, Lê Đặng Trung và Nguyễn Thị Thu Hằng (2011), “Giảm nghèo ở Việt Nam: thành tựu và thách thức”, Viện Khoa học xã hội Việt Nam. 54. Nguyễn Thị Hoa (2010), Chính sách giảm nghèo ở Việt Nam đến năm 2015, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 55. Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010), Chính sách phát triển bền vững các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 56. Nguyễn Việt Cường, Phùng Đức Tùng và Trần Quang Tuyến (2015), “Nghèo đói của hộ gia đình trong bối cảnh suy giảm kinh tế ở Việt Nam”, Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 8. 57. Nhóm nghiên cứu Ngân Hàng thế giới và Bộ kế hoạch Đầu tư (2016), Việt Nam 2035: Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ, NXB Hồng Đức. 58. Niên giám thống kê 63 tỉnh/ thành phố các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016. 59. Oshima, H. (1993), Strategic processes in Monsoon Asia’s economic development, The Johns Hopkins University Press, Baltimore. 60. Oxfam and ActionAid, (2010), “Mapping food securities actions at country level”, United Nation Committee on World Food Securities, Rome. 61. Page J. and Shimeles A.,(2014), Aid, employment, and poverty reduction in Africa, WIDER Working Paper 2014/043. 62. Pradhan, R.P.and Bagchi, T.P., (2001), “Effect of transportation infrastructure on economic growth in India: The VECM approach”, Research in Transportation Economics, Volumn 38 Issue 1, pp.139-148. 63. Puyana A., (2011), Economic growth, employment and poverty reduction: A comparative analysis of Chile and Mexico, Working Paper No.78, International Labour Office, Geneva. 64. Ravallion, M. and Datt, G., (1999), “When Is Growth Pro-Poor ? Evidence from the Diverse Experiences of India's States”, Policy Research Working Paper No. 2263, World Bank. 65. Ravallion, M. and Datt, G., (2002), “Is India‟s Economic Growth Leaving the Poor Behind?”, Journal of Economic Perspectives, Volume16 No.3: pp.89–108. 156 66. Rodrick, D., McMillan M. and Gallo, V., (2014), „Globalization, structural change, and productivity growth, with an update on Africa‟, World Development, 63, pp.11-32. 67. Rostow, W. (1960), The Stages of Economic Growth: A Non-Communist Manifesto, Cambridge, UK: Cambridge Univ. Press. 68. Santos, M. E. (2009), „Human capital and the quality of education in poverty trap model oxford poverty & human development initiative‟, Working paper No.30 ISSN 2040-8188 ISBN 978-1-907194-10-8. 69. Schultz, T. W. (1961), „Investment in human capital‟, American Economic Review, 51(1), pp.1-17. 70. Suryahadi, A., Suryadarma, D. and Sumarto, S., (2008), „The effects of location and sectoral components of economic growth on poverty: Evidence from Indonesia‟, Journal of Development Economics, 89 (1), pp.109-117. 71. The Global Economy (2017), Global Innovation Index in Vietnam. 72. Tô Trung Thành (2016), Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2015: Trên bậc thềm hội nhập mới, NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 73. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010,2012,2014,2016), Điều tra mức sống hộ gia đình các năm 2010, 2012, 2014, 2016, Hà Nội. 74. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010-2016), Báo cáo điều tra lao động việc làm các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Hà Nội. 75. Tổng cục Thống kê Việt Nam (2010-2016), Niên giám thống kê các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Hà nội. 76. Trần Nguyễn Tuyên (2010), Gắn kết tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội, NXB Chính trị quốc gia. 77. Trần Quang Tuyến (2017) “Đói nghèo, bất bình đẳng và mức sống dân cư cấp xã ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số tháng 4. 78. Trần Thọ Đạt (2010), Giáo trình Mô hình tăng trưởng kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 79. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 80. Trần Thọ Đạt và Tô Trung Thành (2018), Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2017: Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 157 81. Tran, T. Q. (2015a), “Nonfarm employment and household income among ethnic minorities in Vietnam”, Economic Research-Ekonomska Istraživanja, 28(1), 703- 716. [SSCI], Taylor & Francis, UK. 82. Tran, T. Q. (2016). “Income sources and inequality among ethnic minorities in the Northwest region, Vietnam”, Environment, Development and Sustainability, 18(4), 1239-1254. doi: 10.1007/s10668-015-9700-8 [SCIE], Springer Netherlands. 83. Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, (2017), Kinh tế Việt Nam 2016- Tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và vai trò Nhà nước kiến tạo phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. 84. Viện Năng suất Việt Nam (2010-2016), Báo cáo năng suất Việt Nam năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016. 85. Vollrath, T., Gehlhar, M. and Hallahan, A., (2009), “Bilateral import protection, free trade agreements, and other factor influencing trade flows in agricultural and clothing”, Journal of Agricultural Economics, 60(2), pp.298–317. 86. Vũ Thị Vinh (chủ biên) (2014), Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia- Sự thật, Hà Nội. 87. Warr, P. (1999), Well-being and the workplace, In D. Kahneman, E. Diener, & N. Schwarz (Eds.), Well-Being: The Foundations of Hedonic Psychology (pp. 392-412) New York: Russell Sage Foundation. 88. Warr, P.G. and Wang, W.T. (1999), „Poverty, inequality and economic growth in Taiwan, The political Economy of Taiwan‟s Development into the 21st Century‟, in The Political economy of Taiwan's development into the Twenty-first Century:Essays in memory of John C.H. Fei., Ranis, G., Hu, S.C. & Chu, Y.P.(eds.), Cheltenham, UK: Edward Elgar. 89. Watts, H. (1968), An Economic Definition of Poverty, In: Moynihan, D.P., Ed., On Understanding Poverty, Basic Books, New York. 90. World Bank (2004, 2012, 2016), Báo cáo thường niên các năm 2004, 2012, 2016. 91. World Bank (2017), World Development Indicators, from https://data.worldbank.org/products/wdi 158 PHỤ LỤC Bảng 1: Mô tả các biến sử dụng trong mô hình (1) - FE và mô hình (3) - SE Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max POV 441 13.82302 10.18113 0 50.8 Labedu 441 15.17011 6.481566 5.1 41.6 Labwk 441 58.65847 3.908916 47.3 71.3 LIT 438 92.87285 6.498919 59.2 98.7 URB 434 26.81908 16.31604 9.657281 87.28212 TL 438 .4498896 .286059 .14896 1.498909 AGRwk 441 -1.203235 9.731597 -35.8921 33.07322 INDwk 441 5.497163 16.55183 -38.30127 102.9013 SERwk 441 4.169729 12.53573 -28.72494 70.32856 GDPbq 438 10.37506 5.835224 .093789 44.20239 STRUC 441 3.353568 2.85377 .020219 21.39903 POP 441 1417.346 1224.02 296.6 8146.3 Lab_NA 425 37.80555 17.03207 6.45764 89.73092 Bảng 2.1: Kết quả kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian cho mô hình (1) - FE Var sd = sqrt(Var) POV 92.62739 9.624312 e 7.682338 2.771703 u 25.00127 5.000127 Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 472.94 Prob > chibar2 = 0.0000 159 Bảng 2.2: Kết quả kiểm định Hausman cho mô hình (1) – FE FE RE Difference SE GDPbq -.7266085 -.606597 -.1200115 . AGRwk -.0194657 -.0577456 .03828 .0103845 INDwk -.0001814 -.0054679 .0052865 .0055856 SERwk -.0066566 -.0277011 .0210445 .0077927 URB -.101635 .0416091 -.1432441 . Labedu -.3606209 -.5133398 .1527188 . Labwk -.5649651 -.988471 .4235059 . TL .8432953 1.857099 -1.013804 . b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(8) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 52.33 Prob>chi2 = 0.0000 Bảng 4.1: Các biến sử dụng trong mô hình (2) giai đoạn 2010 - 2012 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max Tổng thu nhập cả năm 9.399 62304.05 117787.2 -2539 8552550 Lương tháng 9.399 29824.31 45391.8 0 799500 Thu nhập từ HĐSX nông nghiệp 9.399 15590.48 101683.2 -38400 8522550 Thu nhập từ HĐSX phi nông nghiệp 9.289 16675 50127.81 0 1831500 Tổng chi tiêu 9.399 28581.62 46121.78 288 1203113 Đầu tư cho hoạt động SXKD 9.399 40420.4 203036.3 0 8242200 Chi cho y tế & chăm sóc sức khỏe 9.399 3115.969 7773.569 0 260000 Chi cho giáo dục 9.399 3040.847 9340.483 0 455500 Chi sinh hoạt 9.399 3276.981 10755.99 0 321300 Chi mua đồ dùng lâu bền 9.399 5679.08 33487.05 0 1092000 Chi mua lương thực thực phẩm 9.399 2190.883 1550.753 89 26343 160 Bảng 4.2: Các biến sử dụng trong mô hình (2) giai đoạn 2012 – 2014 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max Tổng thu nhập cả năm 9.399 59133.53 71794.63 -5784 2159300 Lương tháng 9.399 7138.908 10450.15 0 212579.2 Thu nhập từ HĐSX nông nghiệp 9.399 58901.38 120833.3 0 2511400 Thu nhập từ HĐSX phi nông nghiệp 9.259 39276.25 40605.06 -15500 417490 Tổng chi tiêu 9.399 24654.34 53820.92 306 1912300 Đầu tư cho hoạt động SXKD 9.399 28872.59 87958.86 0 2447970 Chi cho y tế & chăm sóc sức khỏe 9.399 3059.658 7248.578 0 201280 Chi cho giáo dục 9.399 2460.438 5720.927 0 70000 Chi sinh hoạt 9.399 3344.906 12627.53 0 452630 Chi mua đồ dùng lâu bền 9.399 2800.56 10322.11 0 341000 Chi mua lương thực thực phẩm 9.399 1727.174 1683.9 97 17189 Bảng 4.3: Các biến sử dụng trong mô hình (2) giai đoạn 2014 – 2016 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max Tổng thu nhập cả năm 9.399 67946.56 559565.2 -8655.75 1.81e+08 Lương tháng 9.399 6285.883 24374.65 0 2574374 Thu nhập từ HĐSX nông nghiệp 9.399 30735.03 491085.3 -18172 1.81e+08 Thu nhập từ HĐSX phi nông nghiệp 9.298 37211.54 261708.7 0 2.94e+07 Tổng chi tiêu 9.399 50373.37 636487.6 310 1.81e+08 Đầu tư cho hoạt động SXKD 9.399 27704.77 242055.8 0 2.93e+07 Chi cho y tế & chăm sóc sức khỏe 9.399 2795.225 12424.11 0 1600000 Chi cho giáo dục 9.399 237.8228 2633.454 0 380000 Chi sinh hoạt 9.399 2967.583 12845.39 0 2013780 Chi mua đồ dùng lâu bền 9.399 15856.89 73944.44 0 8755810 Chi mua lương thực thực phẩm 9.399 2690.874 4275.883 93 247742

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_tang_truong_kinh_te_theo_nganh_den_giam.pdf
  • docxLA_PhamThuHang_E.docx
  • pdfLA_PhamThuHang_Sum.pdf
  • pdfLA_PhamThuHang_TT.pdf
  • docxLA_PhamThuHang_V.Docx
Luận văn liên quan