Luận án Tác động của tiếp xúc đa thị trường lên cạnh tranh, rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Nền tảng cho lý thuyết về cạnh tranh theo cách tiếp cận cấu trúc thị trường, sức cạnh tranh ngân hàng được đo lường dựa trên mô hình cấu trúcthực hiện-hiệu quả (SCP), được bắt đầu bởi Mason (1939) nghĩa là cạnh tranh ngân hàng được đo lường dựa trên mô hình của tổ chức NEIO (New Empirical Industrial Organization). Khi nghiên cứu về sức cạnh tranh ngân hàng, các học giả thường sử dụng hai phương pháp: Thứ nhất, phương pháp Panzar và Rosse (1987) được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ngân hàng do tính toán đơn giản và dữ liệu dễ dàng có sẵn. Đây là phương pháp sử dụng chỉ số thống kê H để xác định điều kiện cạnh tranh trong một ngành (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền). Trong cả hai trạng thái cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn, chỉ số này đều mang giá trị âm đối với thị trường độc quyền hay độc quyền nhóm

pdf143 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 341 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác động của tiếp xúc đa thị trường lên cạnh tranh, rủi ro tín dụng và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số liệu này có được từ logarithm cơ số 10 của giá trị tổng tài sản nên suy ra giá trị lớn nhất cao gấp hơn 100 lần giá trị nhỏ nhất, cùng với mức độ phân tán xung quanh giá trị trung bình cao cho thấy các NHTM trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch khá lớn, có sự không đồng đều về quy mô. Quy mô của các ngân hàng lớn là do thuộc nhóm NHTM được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước vốn dĩ là các NHTM quốc doanh trước kia. Các ngân hàng có quy mô nhỏ thường là các ngân hàng xuất hiện sau và có vốn đầu tư tư nhân nhỏ.  Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (CAP): Biến này cho thấy khả năng cạnh tranh của ngân hàng, trong thực tiễn hoạt động của các NHTM thì vốn chủ sở hữu sẽ là tấm đệm để bù đắp tổn thất, sẽ làm giảm khả năng phá sản và chi phí dự kiến của nó, nghĩa là Tỷ lệ vốn/tài sản cao hơn sẽ làm giảm khả năng phá 105 sản và chi phí dự kiến của nó, nên chi phí tài trợ thấp hơn và do đó sẽ góp phần cạnh tranh cao hơn. Ngoài ra, vốn chủ sở hữu/tổng tài sản chiếm tỷ lệ nhỏ song lại vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng, bởi vì trong hoạt động kinh doanh, khi rủi ro xảy ra gây thiệt hại lớn thì nguồn vốn này sẽ giúp các ngân hàng bù đắp được những thiệt hại đó. Với các dữ liệu trong mẫu nghiên cứu thì biến này có giá trị nhỏ nhất là 0.011 và giá trị lớn nhất là 0.661, giá trị trung bình là 0.126 và độ lệch chuẩn là 0.094. Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất tương đối lớn, chênh lệch 0.650 đơn vị. Điều này cho thấy sự chênh lệch dữ liệu nghiên cứu của biến CAP là tương đối lớn thể hiện số vốn chủ sở hữu ở các NHTM.  Chi phí hoạt động (OETA): được tính bằng chi phí hoạt động trên tổng tài sản. Biến này được sử dụng để kiểm soát tác động của việc kiểm soát các chi phí đến rủi ro của ngân hàng và có giá trị trung bình trong mẫu nghiên cứu là 0.016, có giá trị thấp nhất là 0 và giá trị cao nhất là 0.069. Sự chênh lệch của chi phí hoạt động giữa các NHTM tương đối nhỏ, cho thấy trong giai đoạn này NHNN đã kiểm soát lại lãi suất cho vay. Cụ thể bắt đầu từ tháng 5/2008, NHNN điều hành chính sách tiền tệ "thắt chặt", đòi hỏi các ngân hàng phải cân đối giữa lãi suất huy động với với lãi suất cấp tín dụng, cùng với một loại các quy định về an toàn vốn trong ngân hàng đã làm cho việc kiểm sát chi phí này trong các NHTM được chặt chẽ hơn, nên sự chênh lệch của OETA giữa các ngân hàng không lớn với giá trị 0.016 cho thấy chi phí hoạt động ở tầm 2% tổng mức tài sản.  Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLP): Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khả năng chi trả của ngân hàng khi rủi ro xảy ra, với các dữ liệu trong mẫu nghiên cứu thì biến này có giá trị nhỏ nhất là 0.013 và giá trị lớn nhất là 43.969, giá trị trung bình là 1.409 và độ lệch chuẩn là 2.547. Khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất rất lớn, chênh lệch 43.956 đơn vị. Điều này cho thấy sự chênh lệch dữ liệu nghiên cứu của biến LLP là rất lớn, thể hiện chất lượng tín dụng của các khoản vay của các NHTM trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch rất lớn, đây cũng là hậu quả của quá trình tăng trưởng tín dụng nóng khoảng 13.5%/năm trong giai đoạn 2011-2015, và 18.71% năm 2017 là 18.17% phù hợp với tình hình thực tiễn của các NHTM trong giai đoạn nghiên cứu. 106  Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong tổng sở hữu (SOCB): Với các dữ liệu trong mẫu nghiên cứu thì biến này có giá trị trung bình là 0.154 và độ lệch chuẩn là 0.361. Dữ liệu này cho thấy trong giai đoạn này, tỷ lệ sở hữu nhà nước trong tổng số vốn chủ sở hữu của các NHTM có sự chuyển dịch theo chiều hướng giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại Vietcombank, VietinBank và BIDV. Cụ thể, theo quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” với mục tiêu: Tăng vốn điều lệ để bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II, bảo đảm vai trò chi phối của Nhà nước trong các NHTM nhà nước, trong đó Nhà nước nắm giữ mức tối thiểu 65% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết và đến năm 2020, các NHTM do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải đáp ứng đủ vốn theo chuẩn mực an toàn vốn của Basel II. Do vậy, trong giai đoạn này, nhóm các NHTM có tỷ lệ sở hữu nhà nước trong tổng sở hữu có xu hướng giảm để chấp hành theo quy định này.  Các yếu tố vĩ mô như Tốc độ tăng trưởng của GDP hàng năm (GDP) trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 6% và tỷ lệ lạm phát (INF) ở Việt Nam giai đoạn 2008-2017 ở mức cao, trung bình 8,01%. Tỷ lệ này cho thấy là tính kém hiệu quả của nền kinh tế trong giai đoạn này, tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế gia tăng đã làm cho tăng trưởng tín dụng tăng cao nhưng trong khi đó, tốc độ tăng trưởng của GDP lại ở mức không tương xứng với trung bình chỉ 6%, điều này cũng chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới. 4.2 Kết quả đo lường TXĐTT tác động đến cạnh tranh (MH1) 4.2.1. Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến Theo kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ở bảng 4.2, cho thấy hệ số phóng đại phương sai đều nhỏ hơn 10 (Gujarati, 2009), nên có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình nghiên cứu, và các giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.8 có thể kết luận rằng không có sự tương quan của các biến trong mô hình (Phụ lục 3.2) 107 Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra hiện tượng tự đa cộng tuyến mô hình MH1 Biến VIF 1/VIF SIZE 4.72 0.211788 MMC1 2.95 0.338604 CAP 2.21 0.451526 SOCB 1.55 0.645202 INF 1.42 0.705591 GDPGR 1.11 0.899254 LLP 1.03 0.968503 Mean VIF 2.14 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12 4.2.2. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy MH1 Sau khi phân tích thống kê mô tả để có cái nhìn khái quát về dữ liệu nghiên cứu và kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình, nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 12 hồi quy mô hình theo phương pháp GMM ở mô hình nghiên cứu. Tính phù hợp của hồi quy bằng phương pháp GMM được đánh giá thông qua: Kiểm định F kiểm tra ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng. Kiểm định Hansen kiểm tra các ràng buộc quá mức, tính hợp lý của các biến đại diện. Kiểm định AR xác định liệu có sự tương quan phần dư của mô hình không.Kết quả kiểm định của mô hình MH1 có p-value của kiểm định AR(2) là 0.96 và p-value của kiểm định Hansan test là 0.456, lớn hơn 0.1 cũng cho thấy biến công cụ được sử dụng hợp lý và ước lượng không bị chệch. Bảng 4.3: Kết quả hồi quy của mô hình MH1 Hệ số Sai số t P>t LERNER L1. -0.1326 0.011 -11.52 0.000 MMC1 0.0037 0.001 1.96 0.049 SIZE 0.0248 0.013 1.79 0.073 CAP 0.3786 0.155 2.43 0.015 108 LLP 0.0015 0.001 0.54 0.124 SOCB 0.1468 0.039 0.37 0.712 GDP -0.0051 0.013 -0.38 0.706 INF 0.0047 0.000 6.52 0.000 䁠cons -0.1273 0.201 -0.47 0.640 AR(2) 0.96 Sargan-Hansan test 0.456 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12 Ý nghĩa và thảo luận các hệ số hồi quy theo bảng 4.3 như sau:  Tiếp xúc đa thị trường (MMC1): Được tính toán dựa trên cách tính toán đo lường mức độ tiếp xúc đa thị trường theo mức độ hoạt động đa thị trường (multimarket contact) của các ngân hàng. Kết quả tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với Lerner và tác động này là dương, với mức ý nghĩa 5% ( P. value = 0.049). Hệ số hồi quy là 0.0037 có ý nghĩa khi TXDTT tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì Lerner tăng lên 0.0037 đơn vị. Kết quả cho thấy TXDTT làm tăng Lerner, nghĩa là làm tăng cạnh tranh trên thị trường. Kết quả phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm của Coccorese và Pellecchia (2009), Coccorese và Pellecchia (2013) cho thấy chỉ số Lerner tăng khi thị trường càng cạnh tranh mạnh hơn. Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu về sức cạnh tranh của Delis (2012) đối với các ngân hàng thương mại của 84 quốc gia, nghiên cứu của Delis và Pagoulatos (2009) tại 14 quốc gia Đông và Trung Âu. Các phát hiện này tương đồng với nghiên cứu gần đây về các yếu tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của NHTMVN của Vinh và Phượng (2017), Pham và cộng sự (2017). Tuy nhiên, kết quả này không ủng hộ lý thuyết “nhượng bộ lẫn nhau”, nghĩa là các ngân hàng có nhiều đối thủ trên các thị trường có hành vi cấu kết lẫn nhau, giảm cạnh tranh chung trên thị trường để tránh trả đũa lẫn nhau.  Quy mô ngân hàng (SIZE): được tính bằng logarithm của tổng tài sản của ngân hàng trên mỗi chi nhánh (lnSize). Biến này được sử dụng cho thấy quy mô của các NHTM và kết quả tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với 109 Lerner và tác động này là dương, với mức ý nghĩa 10% ( P. value = 0.073). Hệ số hồi quy là 0.0248 có ý nghĩa khi Qui mô ngân hàng tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì Lerner tăng lên 0.0248 đơn vị, biến này cho thấy có tác động tích cực đến cạnh tranh. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Soedarmono và ctg (2011), Fernandez de Guevara và ctg (2005), Vinh và Phượng (2017).  Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (CAP): Tỷ lệ vốn/tài sản cao hơn sẽ làm giảm khả năng phá sản và chi phí dự kiến của nó, nghĩa là chi phí tài trợ thấp hơn và do đó sẽ góp phần cạnh tranh cao hơn. Do đó, kết quả tìm được phù hợp với dấu kỳ vọng là tích cực. Kết quả tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với Lerner và tác động này là dương, với mức ý nghĩa 5% ( P. value = 0.015). Hệ số hồi quy là 0.3786 có ý nghĩa khi vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì Lerner tăng lên 0.3786 đơn vị, biến này cho thấy có tác động tích cực nhiều nhất đến cạnh tranh. Kết quả này đồng nhất với nghiên cứu của Delis (2012) nhưng trái ngược với nghiên cứu của Soedarmono và ctg (2011), Vinh và Phượng (2017).  Lạm phát (INF): Kết quả cho thấy lạm phát có tác động cùng chiều đến TXDTT, và tác động này là dương, với mức ý nghĩa 1% ( P. value = 0.000). Hệ số hồi quy là 0.0047 có ý nghĩa khi lạm phát tăng lên 1 đơn vị trong khi các yếu tố khác không đổi thì Lerner tăng lên 0.00479 đơn vị. Kết quả nghiên cứu này không đồng nhất với nghiên cứu của Vinh và Phượng (2017).  Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) với hệ số hồi quy là 0.0015, Với bộ dữ liệu nghiên cứu trong chuyên đề, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tuy nhiên lại không có ý nghĩa thống kê (P=0.124). Điều này có thể đưa ra kết luận rằng chưa đủ bằng chứng thống kê để kết luận ảnh hưởng của tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đến TXDTT.  Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong tổng sở hữu (SOCB): Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy giống như kết quả của biến Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) là cũng có mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ số này với 110 TXDTT tuy nhiên biến này cũng không có ý nghĩa thống kê (P=0.71). Điều này có thể đưa ra kết luận rằng với bộ dữ liệu trong chuyên đề chưa đủ bằng chứng thống kê để kết luận ảnh hưởng của tỷ lệ này đến TXDTT.  Tốc độ tăng trưởng của GDP hàng năm (GDP): Ngược lại với chiều hướng tác động của biến Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (LLP) và Tỷ lệ sở hữu nhà nước trong tổng sở hữu (SOCB) thì biến Tốc độ tăng trưởng của GDP hàng năm (GDP) có tác động ngược chiều đến Lerner, tuy nhiên cũng không có ý nghĩa thống kê. Do đó, có thể kết luận rằng với bộ dữ liệu trong chuyên đề không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của Tốc độ tăng trưởng của GDP hàng năm (GDP) đến Lerner. 4.3 Kết quả đo lường TXĐTT tác động đến RRTD (MH2) 4.3.1. Kiểm tra đa cộng tuyến mô hình Theo kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ở bảng 4.5 cho thấy hệ số phóng đại phương sai đều nhỏ hơn 10 (Theo Gujarati, 2004), nên có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Kết quả thu được tại bảng 4.4 qua chỉ số VIF cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình nghiên cứu. Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra hiện tượng tự đa cộng tuyến mô hình MH2 Biến VIF 1/VIF SIZE 4.49 0.222494 MMC1 3.74 0.267502 CAP 2.35 0.424964 OETA 1.54 0.650878 TLTA 1.23 0.814506 DIV 1.04 0.963046 Mean VIF 2.21 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12 4.3.2. Kết quả ước lượng mô hình MH2 Kết quả ước lượng mô hình 2 có p-value của kiểm định AR(2) là 0.259 và p-value của kiểm định Hansen là 0.798, lớn hơn 0.1 cho thấy biến công cụ được sử dụng hợp lý và các ước lượng hiệu quả. Tương tự, kết quả kiểm định của mô hình nghiên cứu sử dụng MMC1 là: p-value của kiểm định AR(2) là 111 0.259 và p-value của kiểm định Hansan test là 0.790, lớn hơn 0.1 cũng cho thấy biến công cụ được sử dụng hợp lý Bảng 4.5: Kết quả hồi quy của mô hình MH2 Biến Hệ số Sai số t P>t NPL䁠 L1 -.0975672 .0108035 -9.03 0.000 MMC1 .4788295 .0809334 5.92 0.000 DIV -7.41919 3.607396 -2.06 0.046 TLTA 13.89682 4.050023 -3.43 0.001 SIZE -8.777854 1.252146 -7.01 0.000 CAP -119.8612 22.2975 -5.38 0.000 OETA 505.8847 118.9972 4.25 0.000 CONS 165.2938 23.94022 6.90 0.000 F(7, 40) 82.17 Prob > F 0.000 AR(2) 0.196 Sargan-Hansan test 0.690 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12 Ý nghĩa và thảo luận các hệ số hồi quy theo bảng 4.5 như sau: Kết quả tại bảng 4.5 với NPL cho thấy TXĐTT làm tăng rủi ro tín dụng (hệ số dương và có ý nghĩa thống kê). Kết quả này cho thấy TXĐTT làm tăng RRTD cho các ngân hàng. Nghĩa là, TXĐTT làm gia tăng cạnh tranh của các ngân hàng, dẫn đến các ngân hàng thậm chí phải cho vay các doanh nghiệp có chất lượng xấu. Theo Boyd và De Nicolo (2005), TXĐTT có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc định lãi suất cho vay cao hơn, dẫn tới RRTD do các vấn đề đạo đức (Stiglitz và Weizz, 1981). Biến DIV có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy các ngân hàng có tỷ trọng dịch vụ phi truyền thống cao có RRTD thấp hơn. Biến TLTA có hệ số âm và có ý nghĩa thống kê, cho thấy các doanh nghiệp có các khoản cho vay càng nhiều thì có RRTD, có thể cho thấy với các ngân hàng này hệ thống quản lý RRTD được quản lý chặt chẽ hơn để có thể quản lý các khoản nợ xấu. Ngân hàng càng có quy mô lớn (SIZE) và có nguồn vốn chủ sở hữu lớn (CAP) thì có 112 RRTD thấp hơn. Cuối cùng, chi phí hoạt động (OETA) càng cao thì RRTD càng nhiều. Điều này phù hợp với giả thuyết rằng chi phí hoạt động gia tăng thể hiện sự kém hiệu quả của ngân hàng. Tóm lại, thông qua Bảng 4.5 có thể thấy thước đo về rủi ro đều thể hiện TXĐTT làm tăng RRTD của các NHTM VN. Kết quả này cho thấy, TXĐTT trong lĩnh vực ngân hàng tại VN có tương quan tiêu cực với RRTD, kết quả này phù hợp với kỳ vọng về dấu đặt ra và kết quả của nhiều nghiên cứu trước cho thấy TXĐTT có các tác động phức tạp đối với sự ổn định của ngân hàng (Maudos và cộng sự, 2004; Delis & Tsionas, 2009; Färe và cộng sự, 2015). Kết quả của nghiên cứu này cho tác động khác nhau của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (DIV) đến rủi ro của các NHTM. Kết quả nghiên cứu ủng hộ lý thuyết về đa dạng hóa và phù hợp với kỳ vọng về dấu được đặt ra ở mô hình (NPL), và cũng cho thấy đa dạng hóa sản phẩm có thể giúp ngân hàng gia tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi (DIV), góp phần tăng tổng thu nhập của ngân hàng và làm giảm RRTD và nguy cơ phá sản do ngân hàng đã phân bổ nguồn lực cho các sản phẩm khác nhau (Haugen, 2001), (Dwumfour, 2017). Kết quả đo lường Tổng cho vay/Tổng tài sản (TLTA) thể hiện mức độ tập trung của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh cho vay truyền thống có tác động ngược chiều và đồng nhất trong hai mô hình nghiên cứu và phù hợp với kỳ vọng về dấu được đặt ra. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của (Haugen, 2001) nhưng lại trái ngược với các nghiên cứu của Stiroh (2004), Elyasiani và Wang (2008), Goddard, McKillop và Wilson (2008) và Berger, Hasan và Zhou (2010). Quy mô ngân hàng (SIZE) có tác động làm giảm RRTD, kết quả này ủng hộ theo lý thuyết cấu trúc thực hiện hiệu quả (Demsetz, 1973) và phù hợp với dấu kỳ vọng đặt ra. Kết quả nghiên cứu về vốn ngân hàng được đo lường bởi vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) có mối quan hệ ngược chiều với RRTD của ngân hàng và phù hợp với dấu kỳ vọng của nghiên cứu và đồng nhất với nghiên cứu của Williams (2014), Gonz´alez và ctg (2016). Nhưng kết quả này lại trái ngược với 113 các nghiên cứu của Demirgüç-Kunt và Huizinga (2000), Rime (2001) Goddard và ctg, (2004a), Iannotta và ctg (2007), Shim (2010). Cũng giống như kết quả được tìm thấy đối với biến Quy mô ngân hàng (SIZE), biến Chi phí hoạt động/Tổng tài sản (OETA) được tính bằng chi phí hoạt động trên tổng tài sản và được sử dụng để kiểm soát tác động của việc kiểm soát các chi phí đến rủi ro của ngân hàng. Kết quả cho thấy biến này có tác động làm tăng RRTD và phù hợp với kỳ vọng về chiều hướng tác động của nghiên cứu. 4.4 Kết quả đo lường tác động TXĐTT đến HQHĐ (MH3) 4.4.1. Kết quả phân tích tương quan và kiểm tra đa cộng tuyến Tại mô hình MH3, nghiên cứu sử dụng hai biến để đo lường TXDTT là MMC1 và MMC2 để đo lường tác động của TXDTT đến HQHĐ của các NHTMVN. Theo kết quả phân tích tương quan cho thấy giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan giữa các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.8 có thể kết luận rằng không có sự tương quan mạnh của các biến trong mô hình 2 (Phụ lục). Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến ở bảng 4.6 và 4.7 cho thấy hệ số phóng đại phương sai đều nhỏ hơn 10 (Theo Gujarati, 2004), nên có thể kết luận không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong cả hai mô hình nghiên cứu sử dụng MMC1 và MMC2. Bảng 4.6: Kết quả kiểm tra hiện tượng tự đa cộng tuyến MH3 (sử dụng MMC1) Biến VIF 1/VIF MMC1 1.97 0.508306 DEPOTA 1.92 0.519497 CAP 1.87 0.534739 OETA 1.45 0.691073 TLTA 1.38 0.724768 DIV 1.05 0. 947989 Mean VIF 1.61 114 Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra hiện tượng tự đa cộng tuyến MH3 (sử dụng MMC2) Biến VIF 1/VIF MMC2 1.95 0.513894 DEPOTA 1.94 0.516577 CAP 1.87 0.533905 OETA 1.45 0.687564 TLTA 1.38 0.726547 DIV 1.05 0. 948846 Mean VIF 1.61 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12 4.4.2. Kết quả ước lượng mô hình MH3 Kết quả kiểm định của mô hình MH3 sử dụng MMC1 với p-value của kiểm định AR(2) là 0.989 và p-value của kiểm định Hansan test là 0.487, lớn hơn 0.1 cho thấy biến công cụ được sử dụng hợp lý và các ước lượng hiệu quả. Tương tự, kết quả kiểm định của mô hình MH3 sử dụng MMC2 với p- value của kiểm định AR(2) là 0.989 và p-value của kiểm định Hansan test là 0.506, lớn hơn 0.1 cho thấy biến công cụ được sử dụng hợp lý và các ước lượng không bị chệch. Bảng 4.8: Kết quả hồi quy của mô hình MH3 (sử dụng MMC1) Hệ số Sai số t P>t RARROA L1. .475759 .035144 13.54 0.000 MMC1 -.023039 .012798 -1.80 0.079 TLTA 5.52131 .601042 9.19 0.000 CAP -2.11955 .638433 -3.32 0.002 OETA -31.0173 6.04257 -5.13 0.000 DIV 6.43864 .748549 8.60 0.000 DEPOTA -3.54869 .315275 -11.26 0.000 䁠CONS .7644917 .289162 2.64 0.012 115 F(7, 40) 244.21 Prob > F 0.000 AR(2) 0.989 Sargan test 0.037 Hansan test 0.487 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12 Bảng 4.9: Kết quả hồi quy của mô hình MH3 (MMC2) Hệ số Sai số t P>t RARROA L1. .4680012 .0352914 13.26 0.000 MMC2 -.0330946 .0151781 -2.18 0.035 TLTA 5.465447 .5871297 9.31 0.000 CAP -2.005968 .7405318 -2.71 0.010 OETA -30.32731 6.023766 -5.03 0.000 DIV 6.098356 .8384589 7.27 0.00 DEPOTA -3.357499 .3720569 -9.02 0.000 䁠CONS .851395 .2756955 3.09 0.004 F(7, 40) 253.03 Prob > F 0.000 AR(2) 0.989 Sargan test 0.036 Hansan test 0.506 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12 Ý nghĩa và thảo luận các hệ số hồi quy theo bảng 4.8 và 4.9 như sau: Kết quả tại Bảng 4.8 và Bảng 4.9 cho thấy TXĐTT làm giảm hiệu quả đã điều chỉnh rủi ro RAROA (hệ số âm và có ý nghĩa thống kê). Kết quả MMC1 có ý nghĩa thống kê và có hệ số âm, cho thấy TXĐTT làm giảm ROA hiệu chỉnh theo rủi ro (Bảng 4.8). Biến tương tác MMC1 có hệ số âm, cho thấy tiếp xúc đa thị trường làm tăng tác động tiêu cực của nợ xấu đến hiệu quả ngân hàng. Điều này thống nhất với kết quả của Boyld và De Nicolo (2005), trong đó kết quả đề xuất cạnh tranh giảm dẫn đến ngân hàng có thể đặt giá dịch vụ cao 116 hơn (lãi suất cao hơn), từ đó chỉ có các doanh nghiệp có RRTD cao mới đi vay (phù hợp với kết quả MH2) và dễ khiến doanh nghiệp bị vỡ nợ dẫn đến giảm RAROA của các NHTM. Kết quả này thống nhất đối với cả 2 biến MMC1 và MMC2 (Bảng 4.9). Bảng 4.10: Bảng tổng hợp kết quả nghiên cứu của MH3 Biến RAROA RAROA䁠L1 0.47575*** 0.46001*** MMC1 -0.02303** MMC2 -0.03309** DEPOTA -3.54864*** -3.35749*** DIV 6.43864*** 6.09835*** TLTA 5.52131*** 5.46544*** CAP -2.11955*** -2.00596*** OETA -31.0173*** -30.3273*** CONS 0.71449* 0.85139*** Ghi chú: *** biểu thị mức ý nghĩa 1%,** biểu thị mức ý nghĩa 5%, * biểu thị mức ý nghĩa 10% Nguồn: Tổng hợp kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata 12 Kết quả tại bảng 4.10 diễn giải theo hai hướng. Một là, TXĐTT làm gia tăng cạnh tranh của các ngân hàng, dẫn đến chất lượng các khoảng cho vay giảm, thể hiện ở việc các ngân hàng phải cho vay các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh không tốt, dẫn đến làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Hai là, theo Boyd và De Nicolo (2005) thì TXĐTT có thể làm giảm cạnh tranh giữa các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc định lãi suất cho vay cao hơn, dẫn tới tăng RRTD do các vấn đề đạo đức (Stiglitz và Weizz, 1981) do đó làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng. Hướng diễn giải này cho thấy TXDTT làm tăng chỉ số Lerner, cho thấy khả năng tăng giá dịch vụ của ngân hàng tăng khi TXĐTT tăng. 117 Biến DIV có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy các ngân hàng có tỷ trọng dịch vụ phi truyền thống cao khả năng sinh lời tốt hơn. Biến TLTA có hệ số dương và có ý nghĩa thống kê, cho thấy các doanh nghiệp có các khoản cho vay càng nhiều thì lợi nhuận cao hơn. Điều này phù hợp với quan điểm các ngân hàng có khả năng chuyển các tài sản thành các khoản vay tín dụng, từ đó tăng thu lãi từ các khoản vay này. Các ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn (CAP) thì có khả năng sinh lời tốt hơn, phù hợp với Vo và Batten (2019), trong đó cho thấy các ngân hàng có vốn lớn có thanh khoản cao hơn do đó phần bù rủi ro cho các khoản tài trợ bên ngoài thấp hơn. Cuối cùng, chi phí hoạt động (OETA) càng cao thì hiệu quả càng thấp. Điều này phù hợp với giả thuyết rằng chi phí hoạt động gia tăng thể hiện sự kém hiệu quả của ngân hàng trong việc quản lý các chi phí. Điều này thống nhất với nghiên cứu của Boyld và De Nicolo (2005), trong đó kết quả đề xuất cạnh tranh giảm dẫn đến ngân hàng có thể đặt giá dịch vụ cao hơn (lãi suất cao hơn), từ đó chỉ có các doanh nghiệp có rủi ro tín dụng cao mới đi vay, hoặc lãi suất cao (phù hợp với kết quả mô hình 2) và dễ khiến doanh nghiệp bị vỡ nợ dẫn đến giảm RAROA. 118 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Chương 4 lần lượt đưa ra kết quả hồi quy cho 03 mô hình để kiểm định tác động của TXĐTT và các yếu tố liên quan tác động đến cạnh tranh, HQHĐ và RRTD. Phần này cũng trình bày các phân tích dựa trên kết quả nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 119 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ Chương cuối này cung cấp các hàm ý chính sách đã được rút ra từ những phát hiện trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm, gồm hai phần. Phần đầu tiên tóm lại các kết quả phân tích thực nghiệm đã được trình bày trong Chương 4. Phần thứ hai trình bày một số hàm ý chính sách nhằm kiểm soát RRTD, cải thiện HQHĐ và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh TXĐTT hiện nay. 5.1. Kết luận Luận án này tiến hành nghiên cứu thực nghiệm, sử dụng dữ liệu của các NHTM trong giai đoạn 2008 – 2017, nhằm phân tích mối quan hệ giữa RRTD và TXĐTT đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam. Các biến TXĐTT được đo lường bằng hai chỉ số MMC1 và MMC2, RRTD được ước tính ở cấp ngân hàng bằng thông số kỹ thuật NPL, và HQHĐ của các ngân hàng được đo lường bằng tỷ số Lợi nhuận được điều chỉnh rủi ro trên tài sản (RAROA). Nghiên cứu đã sử dụng tất cả 03 mô hình để kiểm tra mối quan hệ giữa TXĐTT đến cạnh tranh, RRTD đến HQHĐ của các ngân hàng. Cụ thể: Mô hình MH1 được thiết kế với biến cạnh tranh được đo bằng chỉ số LERNER với TXĐTT được đo bằng MMC1, mô hình MH2 được thiết kế với biến RRTD được đo bằng chỉ số NPL và với TXĐTT được đo bằng MMC1. Mô hình thứ ba đo lường biến HQHĐ được đo bằng RAROA và TXĐTT được đo bằng MMC1 và MMC2. Kết quả đạt được như sau: + Đối với mục tiêu nghiên cứu 1: Nghiên cứu đã định lượng mức độ và chiều hướng tác động của TXĐTT và các yếu tố kiểm soát đến cạnh tranh (Lerner) của các NHTM Việt Nam. Cụ thể kết quả nghiên cứu cho thấy các biến tiếp xúc đa thị trường, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản, lạm phát có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến cạnh tranh của các NHTM VN. Với bộ dữ liệu trong nghiên cứu trong nghiên cứu, kết quả không tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê của các biến Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín 120 dụng (LLP), tỷ lệ sở hữu nhà nước trong tổng sở hữu (SOCB), tốc độ tăng trưởng của GDP hàng năm (GDP) có tác động đến cạnh tranh của các NHTMVN. + Đối với mục tiêu nghiên cứu 2: Luận án đã xác định chiều hướng các yếu tố tác động và ước lượng mức độ tác động của TXĐTT đến RRTD của các NHTM Việt Nam. Cụ thể: Luận án đã xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến RRTD bao gồm Quy mô ngân hàng (SIZE), Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập (DIV), Tổng cho vay/Tổng tài sản (TLTA), Vốn CSH/Tổng Tài sản (CAP), Tổng chi phí hoạt động/Tổng tài sản (OETA) có tác động đến RRTD của các NHTM VN. Kết quả nghiên cứu cho thấy TXĐTT (được thể hiện bằng MMC1) có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến RRTD, nghĩa là càng gia tăng TXĐTT thì sẽ làm tăng RRTD. Điều này cho thấy nếu các NHTM gia tăng việc cạnh tranh trên cùng một thị trường với các NHTM khác sẽ có xu hướng giảm chất lượng các khoản cho vay nhằm gia tăng khách hàng và lợi nhuận, việc này đồng nghĩa với RRTD ngày càng gia tăng. Đối với biến kiểm soát quy mô ngân hàng và RRTD có mối quan hệ ngược chiều, kết quả tương đồng với các nghiên cứu trước của De Haan và Poghosyan (2012), Williams (2014). Nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tồn tại giả thuyết “quá lớn để sụp đổ” đối với các NHTTM Việt Nam. Các biến kiểm soát khác như Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập (DIV), Tổng cho vay/Tổng tài sản (TLTA), Vốn CSH/Tổng Tài sản (CAP) có tác động ngược chiều đến RRTD. Trong khi đó, tổng chi phí hoạt động/Tổng tài sản (OETA) có tác động cùng chiều đến RRTD của các NHTM VN. + Đối với mục tiêu nghiên cứu 3: Nghiên cứu đã định lượng mức độ và chiều hướng tác động TXĐTT đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam. Cụ thể: Nghiên cứu đã sử dụng chỉ số RAROA là biến số đo lường hiệu quả hoạt động đã được hiệu chỉnh cho rủi ro, bên cạnh đó sử dụng phương pháp GMM để kiểm soát tính không đồng nhất, không quan sát được và ngăn ngừa vấn đề nội sinh tiềm tàng do các yếu tố không quan sát được tác động đến HQHĐ nhưng cũng tác động đến các biến hồi quy khác. 121 Kết quả cho thấy các yếu tố có ảnh hưởng đến HQHĐ đã điều chỉnh rủi ro bao gồm Tổng tiền gửi/tổng tài sản (DEPOTA); Thu nhập ngoài lãi/tổng thu nhập (DIV), Tổng cho vay/Tổng tài sản (TLTA), Vốn CSH/Tổng Tài sản (CAP), Tổng chi phí hoạt động/Tổng tài sản (OETA) tác động có ý nghĩa thống kê đến HQHĐ của các NHTM VN có sự khác nhau theo từng mô hình nghiên cứu. TXĐTT (cả bằng thước đo MMC1 và MMC2) đều cho thấy có tác động tiêu cực đến HQHĐ của các NHTM VN, tác động tiêu cực này còn thể hiện đồng nhất và có ý nghĩa thống kê đối với RAROA gồm: biến Tổng tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOTA), Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (CAP) và Chi phí hoạt động/Tổng tài sản (OETA). Và các yếu tố có tác động tích cực làm tăng hiệu quả hoạt động tại các NHTM VN bao hồm: Thu nhập ngoài lãi/tổng tài sản (DIV), Tổng cho vay/Tổng tài sản (TLTA). Tóm lại, các kết quả này cho thấy nếu các NHTM gia tăng việc cạnh tranh cùng một thị trường (TXĐTT) với các NHTM khác sẽ có xu hướng giảm chất lượng các khoản cho vay. Việc này đồng nghĩa với RRTD ngày càng gia tăng và cũng đồng thời làm giảm HQHD đã điều chỉnh rủi ro của các NHTM VN. 5.2. Một số hàm ý chính sách Dựa trên kết quả nghiên cứu được tìm thấy nêu trên, nghiên cứu có một số hàm ý, kiến nghị cho các nhà quản trị ngân hàng và các cơ quản chủ quản và các NHTM. 5.2.1. Đối với nhà quản trị ngân hàng Thứ nhất, về vấn đề TXĐTT đến cạnh tranh của các NHTM: Kết quả nghiên cứu cho thấy vấn đề TXĐTT có tác động đến cạnh tranh của các NHTM, do đó, các ngân hàng càng tiếp xúc nhiều đối thủ cạnh tranh trên các thị trường thì vấn đề cạnh tranh ngày càng gia tăng. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế cạnh tranh của các NHTM hiện nay, và được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này, cụ thể Quốc hội đã thông qua Luật cạnh tranh và có hiệu lực áp dụng từ 07/2019. Thông qua đó, NHNN sẽ quản lý chặt hơn thông qua luật cạnh tranh. Trước tình hình thực tế hiện nay, đòi hỏi các nhà quản lý của các NHTM cần chú trọng hơn đến việc tăng nội lực của ngân hàng, 122 thông qua các chiến lược kinh doanh đa dạng hơn, chú trọng đến khâu chất lượng dịch vụ nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của các NHTM. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy Quy mô ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với sức cạnh tranh. Với giai đoạn nghiên cứu 2008-2017, kết quả này phù hợp với tình hình cạnh tranh của các NHTM như hiện nay, nếu không mở rộng quy mô, nâng cao sức mạnh ngân hàng nhỏ sẽ khó tồn tại. Và đây cũng là giai đoạn NHNN thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt và mạnh tay nhằm tái cơ cấu hệ thống các TCTD, điều này phù hợp với thực tiễn vì việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ với nhau hoặc ngân hàng nhỏ với ngân hàng lớn là điều tất yếu. Việc hai hay nhiều ngân hàng sáp nhập vào nhau sẽ tạo nên được qui mô lớn hơn về vốn, nhân lực, hệ thống chi nhánh điều này sẽ tạo ra đươc khả năng cung ứng vốn cho những dự án lớn hơn, đòi hỏi số vốn nhiều với thời gian dài với lãi suất cạnh tranh. Hơn nữa, với sự gia tăng về số lượng chi nhánh, ngân hàng sau sáp nhập sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng một cách tốt hơn. Vì thế, các nhà quản trị các NHTM ngoài việc tăng quy mô cần đi đôi với việc kiểm soát chi phí, quản lý nguồn lực để gia tăng sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản cũng cho thấy có tương quan thuận với cạnh tranh, theo Uỷ ban giám sát ngân hàng BASEL (Basel Committee on Banking Supervision - 1988) đã đưa ra định nghĩa dựa trên các thành phần của vốn tại NHTM chính là vốn chủ sở hữu. Trên thực tế, vốn chủ sở hữu chính là tấm đệm chống đỡ rủi ro, bảo vệ người gửi tiền, ký thác và các quỹ bảo hiểm tiền gửi. Đây là chức năng quan trọng hàng đầu của vốn chủ sở hữu của NHTM, vì vậy, trong môi trường hoạt động hiện nay của các NH nói chung vốn dĩ đã tiềm ẩn nhiều rủi ro thì các NH càng phải nắm giữ nhiều vồn chủ sở hữu hơn, chính điều này làm tăng khả năng ứng phó rủi ro cũng như cạnh tranh của các NHTM. Thứ hai, về vấn đề TXĐTT đến RRTD. Các nhà quản trị nên xem xét đến vấn đề TXĐTT đối với RRTD của chính ngân hàng của mình, bởi từ kết quả nghiên cứu cho thấy nếu các NHTM càng tăng TXĐTTT nghĩa là gia tăng tiếp xúc với các NHTM khác trên cùng một địa bàn nghĩ thì càng làm tăng RRTD 123 và làm giảm HQHĐ của các ngân hàng. Điều này một phần đến từ sức ép tăng doanh số hoạt động theo từng năm của các NHTM, vấn đề này tạo ra áp lực phải tăng doanh số cho vay tại các chi nhánh trong tình hình chung là tất cả các NHTM đều muốn điều này. Việc bắt buộc mở rộng địa bàn hoạt động cho vay cùng với việc phải giữ vững thị phần hiện có vô tình đã làm chất lượng các khoản cho vay giảm, kéo theo RRTD ngày càng gia tăng của các NHTM VN hiện nay. Cho nên đối với việc cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, ngoài việc giữ vững thị phần thì các nhà quản trị các NHTM cần lưu ý đến số lượng các NHTM khác cùng hoạt động trên địa bàn mình, cần xác định thị phần và phân khúc thị trường, phân khúc đối tượng mà các sản phẩm của ngân hàng mình có thế mạnh. Do đó, bài toán phải giải quyết mâu thuẫn nội tại khi song hành cùng giải quyết mục tiêu RRTD và HQHĐ với việc duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao là điều khó khăn. Tuy nhiên, việc gia tăng các khoản cấp tín dụng cần tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên, và tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát ở mức hợp lý, như các lĩnh vực được nhà nước ưu tiên phát triển, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao để đóng góp cho tăng trưởng GDP chứ không còn tập trung vào các lĩnh vực đầu cơ như bất động sản, chứng khoán như trước. Các nhà quản lý ngân hàng cần có phương châm ổn định, mở rộng tăng trưởng tín dụng phải gắn liền với an toàn và HQHĐ. Từ kết quả nghiên cứu cho thấy nếu các NHTM càng tiếp xúc với các NHTM khác trên cùng một địa bàn thì càng làm giảm HQHĐ. Điều này là phù hợp với thực tiễn hiện nay, khi mà các NHTM đều ý thức được vấn đề mở rộng thị phần và phân khúc thị trường để gia tăng các sản phẩm cho vay truyền thống và gia tăng các dịch vụ kèm theo để nhằm đa dạng hóa lợi nhuận nói riêng và HQHĐ chung của các NHTM. Kết quả nghiên cứu tại mô hình 2 và 3 đều cho kết quả việc gia tăng thu nhập ngoài lãi có tác động lớn nhất đến HQHĐ của các NHTM. Tuy nhiên, với đặc thù các sản phẩm dịch vụ của hầu hết các NHTM đều tương đối giống nhau, vậy hướng đi nào cho các nhà quản trị ngân hàng hiện nay. Có thể nói, với tình hình chung như thế thì các nhà quản trị ngân hàng phải tạo cho sản phẩm của mình phải có sự khác biệt với các ngân hàng khác, cụ thể 124 như cùng một sản phẩm tượng tự nhưng cần tích hợp các dịch vụ tiện ích kèm theo nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, thái độ phục vụ khách hàng cũng là một khâu đáng quan tâm, đây có thể nói là đại diện hình ảnh của ngân hàng. Với mức độ dày đặc của các ngân hàng và các phòng giao dịch hiện nay thì việc cạnh tranh về sản phẩm rất khó phân biệt, nhưng sự cạnh tranh về cung cách phục vụ khách hàng thì lúc nào cũng tạo sự ấn tượng khó phai. Xét về địa lý và lịch sử, Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á với Văn hóa truyền thống là hiểu lễ, học tập lễ, giữ lễ, trọng lễ. Hơn nữa, trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay nếp sống của người Việt cũng đang có nhiều thay đổi, cho nên văn hoá của Việt Nam cũng đang chịu sự lan tỏa của làn sóng toàn cầu hoá và sự xâm nhập văn hoá từ bên ngoài. Do dó, cần phải giữ những nét riêng trong văn hoá Việt Nam nói chung và trong nếp sống của người Việt nói riêng trong cách điều hành quản lý, cũng như đề ra các phương hướng hoạt động gắn liền với các nét đẹp văn hóa, truyền thống tốt đẹp của Việt Nam. Chính điều này sẽ hình thành nên văn hóa trong kinh doanh và góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh tạo nên nét đặc thù và khác biệt riêng của mỗi NHTM VN. Thứ ba là các nhà quản trị ngân hàng cần lưu tâm đến quy mô huy động, được thể hiện qua tỷ lệ tiền gửi/tổng tài sản, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ này có tác động ngược chiều đến HQHĐ, điều này cho thấy việc TXĐTT gia tăng giữa các ngân hàng có thể gia tăng chi phí huy động vốn tiền gửi. Do đó, cần lưu ý đến việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động được. Điều này cho thấy, việc huy động đã khó trong điều kiện TXĐTT hiện nay thì việc sử dụng có hiệu quả và mang lại HQHĐ lại là vấn đề cần lưu tâm. Bên cạnh đó, việc gia tăng TXĐTT cần lưu ý đến chất lượng các khoản cho vay, vì kết quả nghiên cứu cho thấy TXĐTT làm tăng tác động tiêu cực của nợ xấu đến HQHĐ của các NHTM VN (MMC1 và NPL có hệ số âm đối với RAROA). Do đó, bên cạnh tìm kiếm nguồn đem lại HQHĐ chính của các NHTM từ các khoản cho vay truyền thống thì việc quản trị các khoản sau cho vay để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng cũng rất quan trọng. 125 Cho nên, ngoài việc thực hiện đầy đủ các quy định về đảm bảo tiền vay theo quy định của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước thì việc rà soát khách hàng phải có khả năng tài chính đảm bảo trả được nợ trong thời hạn cam kết từ khâu duyệt cho vay đến khi cấp vốn phải được rà roát định kỳ và kỹ lưỡng, cũng như kiểm soát mục đích sử dụng vốn vay phải sử dụng đúng. Điều này đòi hỏi một đội ngũ các cán bộ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp trong ngân hàng phải chuyên nghiệp, tận tụy và tận tâm. Các nhà quản trị ngân hàng cần có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của các đối tượng này cũng như điều chỉnh các khoản lương thưởng phù hợp để khích lệ tinh thần làm việc có trách nhiệm của các thành viên. Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy việc gia tăng thu nhập ngoài lãi góp phần làm tăng HQHĐ. Do vậy, đối với các nhà quản trị ngân hàng bên cạnh việc tập trung vào mảng kinh doanh truyền thống của ngân hàng là huy động và cho vay để tăng HQHĐ thì cần quan tâm đến chiến lược đa dạng hóa các dịch vụ đi kèm với các sản phẩm tín dụng truyền thống chứ không phải là đa dạng hóa lĩnh vực ngành nghề. Số liệu từ BCTC của hàng loạt NHTM chỉ ra một thực tế rằng, thu nhập của các NHTM Việt Nam vẫn đang phụ thuộc chủ yếu vào thu lãi từ hoạt động tín dụng, trong khi thu nhập ngoài lãi chỉ đóng góp dưới 25% tổng thu nhập hoạt động. Với việc mở rộng các hoạt động phi truyền thống, các NHTM có thể cạnh tranh trên phân khúc thị trường rộng hơn, thu nhập từ nhiều nguồn hơn và cao hơn. Cụ thể, việc mở rộng mạng lưới về các vùng nông thôn để thu hút lượng vốn nhàn rỗi còn nhiều tiềm năng có thể được nhiều ngân hàng lựa chọn, nhất là khi thị phần phát hành thẻ nội địa còn khá lớn với thị trường 80% ở nông thôn, đặc biệt là khi NHNN đã cho phép cá nhân từ 15 tuổi trở lên được mở thẻ. Trong khi đó, mạng lưới tại các đô thị có thể thu hẹp lại vì hiện tại đã quá dày đặc, khi ra ngõ là gặp ngân hàng san sát nhau. Thực tế trước đây các ngân hàng phát triển mạnh mạng lưới tại các đô thị là để huy động vốn khi nguồn vốn kinh doanh luôn bị thiếu hụt và không thể đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên sắp tới việc huy động vốn có thể không còn là điểm nóng do mục tiêu tăng trưởng tín dụng sẽ được NHNN kiểm soát qua mỗi năm tùy thuộc vào sức khỏe của từng ngân hàng. Cho nên, đa 126 dạng hóa thu nhập đang dần trở thành một chiến lược quan trọng nhằm gia tăng HQHĐ đối với các NHTM cũng như các tổ chức tài chính. Thứ năm, từ kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc các NHTM gia tăng chi phí hoạt động đồng nghĩa với RRTD gia tăng và làm giảm HQHĐ. Điều này cho thấy các nhà quản trị NHTM cần kiểm soát tốt chất lượng cho vay, thường xuyên đôn đốc các nhân viên phụ trách phải rà soát lại các khoản nợ xấu. Một số biện pháp khác có thể kiểm soát chất lượng tín dụng như: rà soát lại quy trình xét duyệt cho vay hợp lý; kiểm tra và nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư, thẩm định khách hàng; tăng cường giám sát sau cho vay; đánh giá và thẩm định nghiêm túc các tài sản đảm bảo (tránh tình trạng nâng khống tài sản đảm bảo để vay nhiều tiền hơn); tăng cường thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khoản tín dụng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp cán bộ tín dụng ...cũng góp phần giảm thiểu RRTD và nâng cao HQHĐ tại các NHTM VN. Trên thực tế, rủi ro ngân hàng có thể xuất hiện tại tất cả các nghiệp vụ đem lại HQHĐ của ngân hàng như: thanh toán, tín dụng, tiền gửi, ngoại tệ, đầu tư... Vì vậy, vấn đề rủi ro ngân hàng luôn tiềm ẩn trong quá trình kinh doanh thậm chí ngay cả khi nền kinh tế đang rất ổn định. Do đó, nguyên tắc đầu tiên trong quá trình quản trị rủi ro đối với các nhà quản trị ngân hàng cụ thể là RRTD là phải nhận biết những “rủi ro cho phép”. Việc chấp nhận mức độ, loại rủi ro ngân hàng nào chính là điều kiện quan trọng để điều tiết những tác động tiêu cực của chúng trong quá trình quản lý RRTD. Ngoài ra, đối với các loại rủi ro không có khả năng “điều chỉnh” cần phải được chuyển sang các công ty bảo hiểm bên ngoài. Bên cạnh đó, các nhà quản trị ngân hàng cần lưu ý trong quá trình hoạt động của mình chỉ được phép chấp nhận các loại, mức độ rủi ro mà thiệt hại khi chúng xảy ra ở mức không được cao quá so với mức thu nhập phù hợp của ngân hàng. Có nghĩa rằng, tất cả các loại rủi ro có mức độ rủi ro cao hơn mức độ thu nhập mong đợi cần phải được loại bỏ. Cùng với điều này, chi phí của ngân hàng bỏ ra để điều tiết các khoản rủi ro phải thấp hơn giá trị thiệt hại do những rủi ro ở mức độ giá trị cao nhất khi chúng xảy ra. Do đó, nhà quản trị các NHTM cần đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ nhằm nhận diện những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt 127 động cấp tín dụng cũng như các hoạt động khác đem lại HQHĐ của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh. Ngoài ra, khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần phân tích, tính toán các điều kiện kinh tế vĩ mô, xu hướng phát triển của thị trường dịch vụ, thị trường vốn, trong đó có tính đến tình hình quốc tế để có những nhận định các loại rủi ro cho phép đối với từng nghiệp vụ sau khi đã phân tích chi tiết trên tất cả các khía cạnh luật pháp và kinh tế. Thứ sáu, việc mở rộng qui mô vốn chủ sở hữu của ngân hàng không phải lúc nào cũng đem lại thế mạnh cho ngân hàng. Các nhà quản trị ngân hàng cần kiểm soát việc mở rộng quy mô ngân hàng. Tuy việc gia tăng quy mô hoạt động ngân hàng là chiến lược tốt nhằm nâng cao vị thế của ngân hàng so với các ngân hàng đối thủ, tạo niềm tin đối với khác hàng. Tuy nhiên, việc gia tăng qui mô cùng với việc tận dụng và khai thác tốt các nguồn lực hiện hữu từ đó giúp ngân hàng hoạt động trở nên hiệu quả, ổn định lại là vấn đề cần phải cân nhắc. Tuy nhiên, có thể thấy rằng các NHTM có quy mô lớn thường đối diện với những rủi ro lớn hơn. Do vậy, nhà quản trị ngân hàng cần kiểm soát tốt việc mở rộng quy mô hoạt động, kiểm soát chi phí để giảm thiểu chi phí nhằm nâng cao HQHĐ và giảm thiểu RRTD của các NHTM VN. 5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng Kết quả nhiên cứu cho thấy TXĐTT càng gia tăng thì áp lực cạnh tranh càng lớn, HQHĐ mang lại không cao cùng với RRTD càng gia tăng. Có thể nói, việc càng gia tăng TXĐTT của các ngân hàng sẽ góp phần làm giảm HQHD, điều này trái ngược với mục đích chính của chính sách cạnh tranh, là để thúc đẩy cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng. Do đó, đối với các cơ quan quản lý nhà nước khi xây dựng chính sách cạnh tranh cũng cần tính đến việc xác định một giới hạn cạnh tranh nhất định trên thị trường, tránh để cạnh tranh vượt quá tầm kiểm soát (cạnh tranh hoàn hảo) có thể gây ra những tác động xấu đến HQHĐ và gia tăng RRTD bắt nguồn từ chất lượng các khoản cho vay bị duy giảm. Do đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị sau: 128 Thứ nhất, các cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng cần có những biện pháp giám sát việc tăng vốn của NHTM, đảm bảo các NHTM tăng vốn dựa trên năng lực thực sự. Đồng thời, thông qua việc rà soát mức vốn vốn thiếu của các NHTM có biện pháp cứng rắn để giải quyết triệt để các ngân hàng yếu kém, theo dõi và giám sát hoạt động của các ngân hàng lớn để đảm bảo rằng các ngân hàng này hoạt động theo đúng chuẩn mực và đúng quy định của NHNN. Thứ hai, các nhà làm chính sách cần rà soát, củng cố lại quy định, quy trình, pháp lý liên quan đến hoạt động của các NHTM để giảm thiểu các rủi ro, đặc biệt rà soát chặt chẽ các ngân hàng có tỷ lệ nợ cao cũng như các ngân hàng cũng sẽ góp phần làm giảm rủi ro hệ thống cũng như kiểm soát được rủi ro phá sản trong hệ thống NHTM VN. Đặc biệt cần có sự giám sát và điều chỉnh kịp thời để phù hợp với thực tế khi Luật Cạnh tranh số 23/2018/QH14 đã chính thức được Quốc hội thông qua ngày 12/6/2018 và có hiệu lực vào ngày 1/7/2019. Bởi vì hiện nay, hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng diễn ra trong điều kiện có sự tham gia ngày càng nhiều của các NHTM nước ngoài tại Việt Nam. Ưu thế của các NHTM nước ngoài khi cạnh tranh với các NHTM trong nước đó chính là công nghệ hiện đại, vốn lớn, trình độ quản trị điều hành của họ mạnh hơn các NHTM VN rất nhiều ...với đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm, am hiểu thị trường thì trong một tương lai không xa, các NHTM nước ngoài sẽ chiếm thị phần ngày càng lớn trên thị trường VN. Các chi nhánh NHTM nước ngoài hiện nay đang dần tìm cách mở rộng địa bàn hoạt động của mình về các tỉnh lân cận các thành phố lớn, tức là họ đang dần mở rộng thị phần của mình không chỉ trong phạm vi các thành phố lớn. Do đó, việc các cơ quan chủ quản cần có sự giám sát chặt chẽ quá trình cạnh tranh của các NHTM hiện nay, nhằm đảm bảo sự cạnh tranh công bằng và minh bạch để đem lại vự phát triển vững mạnh của các NHTM VN. Thứ ba, lạm phát gia tăng cũng làm gia tăng cạnh tranh của các NHTM, Cụ thể, đối với hoạt động huy động vốn: do lạm phát tăng cao, việc huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Để huy động được vốn, hoặc không muốn vốn từ ngân hàng mình chạy sang các ngân hàng khác, dẫn đến việc các ngân hàng phải nâng lãi suất huy động sát với diễn biến của thị trường vốn, 129 nhưng vẫn phải trong biên độ lãi suất công bố của NHNN. Điều này sẽ dẫn đến cuộc chạy đua lãi suất huy động với các điều khoản ngoài hợp đồng tín dụng, chính điều này sẽ làm gia tăng cạnh tranh ngầm giữa các ngân hàng và càng làm giảm sự minh bạch ở thị trường này. Như vậy lạm phát tăng cao đã tác động làm suy yếu thị trường vốn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Sự không ổn định của giá cả, bao gồm cả giá vốn, đã làm suy giảm lòng tin của các nhà đầu tư và dân chúng, gây khó khăn cho sự lựa chọn các quyết định của khách hàng cũng như các thể chế tài chính – tín dụng. Vì vậy xét ở góc độ quản lý tại các NHTM cần phải kiểm soát tăng trưởng tín dụng của từng NHTM, cần lưu ý tự điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo hướng giảm dư nợ và tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn để phù hợp với quy mô và thời hạn huy động vốn. Tăng vòng quay vốn tín dụng, sẽ giảm bớt khó khăn do thiếu vốn. Bên cạnh đó, cần phát triển các dịch vụ phi tín dụng vừa có điều kiện tăng thu nhập cho ngân hàng, vừa thu hút khách hàng đến với ngân hàng để tăng khả năng huy động vốn với chi phí thấp, do dó sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các NHTM. 5.3. Giới hạn và hướng nghiên cứu tiếp theo Mặc dù có những đóng góp nhất định cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, luận án cũng có những hạn chế nhất định: Thứ nhất, nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn 2008-2017, đây là giai đoạn các NHTM Việt Nam đang cơ cấu lại, mặc dù nghiên cứu đã lấp khoảng trống của các nghiên cứu về NHTM trong giai đoạn này, tuy nhiên mẫu nghiên cứu chưa đề cập đến các NHTM liên doanh, các ngân hàng nước ngoài. Để khắc phục được hạn chế này, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo là nghiên cứu trong giai đoạn dài hơn, phạm vi rộng hơn đến các NHTM liên doanh, các ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Thứ hai, mặc dù tác giả tìm thấy bằng chứng về tác động của TXĐTT và RRTD đến HQHĐ của các NHTM, nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy tồn tại giả thuyết “quá lớn để sụp đổ” đối với các NHTTM Việt Nam, tuy nhiên luận án chưa nghiên cứu sự thay đổi của tác động này giữa các nhóm ngân hàng có hình thức sở hữu khác nhau như các NHTM trong nước và ngoài nước. Ngoài ra, tác động này cũng có thể bị chi phối trong điều kiện thể chế khác 130 nhau giữa các quốc gia. Do đó, để khắc phục hạn chế này, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng phạm vi đối với các nhóm ngân hàng tại các quốc gia khác nhau. Thông qua đó có thể xem xét tác động này dưới điều kiện thể chế khác nhau ở các cấp khu vực, các quốc gia khác trên thế giới. KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đạt được ở chương 4, trong chương 5 tác giả đã tóm tắt các kết quả của hai mô hình nghiên cứu và trình bày cụ thể các yếu tố có tác động đến HQHĐ của các NHTM VN, từ đó luận án cũng đã đề xuất các khuyến nghị đối với các nhà quản trị các NHTM và các cơ quan quản lý nhà nước. Cũng trong chương 5, tác giả cũng đề cập đến hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. i CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ TT Tên công trình Nơi công bố Năm (bài báo, công trình...) (tên tạp chí đã đăng công công bố trình) 1 Bài báo: Chênh lệch kỳ hạn của các NHTM Tạp chí Công nghệ Ngân 2013 Việt Nam qua cơ cấu huy động hàng 2 Bài viết: Thực trạng mất cân đối lỳ hạn qua Hội thảo khoa học cấp 2013 cơ cấu huy động ngành 3 Đề tài cấp ngành “Vấn đề mất cân đối kỳ Đề tài cấp Ngành 2013 hạn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” 4 Đề tài cấp ngành “Tiếp cận dịch vụ ngân Đề tài cấp Ngành 2014 hàng tại khu vực nông thôn ĐBSCL” 5 Giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển Hội thảo Khoa học Quốc 2014 hoạt động tín dụng đối với những mô hình gia “Khơi thông nguồn liên kết, mô hình cánh đồng mẫu lớn áp vốn cho phát triển kinh tế dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn khu vực ĐBSCL hiện nay” 6 Hiệp ước Basel và việc áp dụng tại Việt Hội thảo Khoa học cấp 2015 Nam Trường 7 Bài viết HTKH "Giải pháp phát triển chương Hội thảo Khoa học cấp 2016 trình phổ cập kiến thức tài chính ngân hàng Trường cho dân cư nông thôn” 8 Đề tài NCKH "Giải pháp nâng cao hiểu biết Đề tài cấp ngành 2016 tài chính cho dân cư vùng ĐBSCL" 9 Bài viết HTKH "Giải pháp đặc thù giảm Hội thảo Khoa học cấp 2016 nghèo cho nhóm đồng bào dân tộc thiểu số Trường Khơme tại các tỉnh Tây Nam Bộ" 10 Bài viết HTKH "Tài chính vi mô và công tác Hội thảo Khoa học cấp 2016 giảm nghèo ở VN" Trường 11 Đề tài NCKH "Các nhân tố ảnh hưởng đến Đề tài cấp ngành 2016 nghèo đói và Giải pháp giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu tại vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL" ii 12 Đề tài NCKH "An ninh tài chính của các Đề tài cấp Trường 2016 NHTM VN trong tiến trình hội nhập thị trường tài chính ASEAN" 13 Bài viết HTKH "Xây dựng và quản lý tập Hội thảo Khoa học cấp 2017 đoàn tài chính ở VN" Trường 14 Nghiên cứu tác động của bảo hiểm tiền gửi Đề tài cấp Trường 2017 đến hiệu ứng kỷ luật thị trường ngành ngân hàng Việt Nam 15 Determinants of Banks' Lending Growth in Tạp chí khoa học quốc tế 2018 Viet Nam ISSN Pacific Business Review International 16 Tiếp xúc đa thị trường đến cạnh tranh của Tạp chí Kinh tế Tài chính 2019 các NHTM Việt Nam 17 Tiếp xúc đa thị trường và rủi ro tín dụng: Tạp chí Tài chính 2019 trường hợp các NHTM

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tac_dong_cua_tiep_xuc_da_thi_truong_len_canh_tranh_r.pdf
  • pdfTOM TAT DIEM MOI -TIENG VIET HO THI NGOC TUYEN (1).pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN TIENG ANH- HO THI NGOC TUYEN.pdf
  • pdfTOM TAT LUANAN TIENG VIET- HO THI NGOC TUYEN.pdf
  • pdfTOT TAT DIEM MOI TIENG ANH HO THI NGOC TUYEN.pdf
Luận văn liên quan