Tổ chức hội thảo khoa học, chú trọng đến khâu quảng bá hợp tác quốc tế và Tổ
chức các lớp học phát âm ngoại ngữ trong đó có lớp phát âm tiếng Nga.
Ở tất cả các HVAN nổi tiếng trên thế giới, việc học và phát âm ngôn ngữ gốc của
các nước như Nga, Đức, Pháp, Ý là môn học bắt buộc tại khoa Thanh nhạc bởi họ rất
chú trọng việc hát hay và phát âm phải chuẩn ngôn ngữ gốc của tác phẩm. Nhưng tại
HVANQGVN hiện nay, tại các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp chúng tôi nhận thấy hiện
tượng hát và phát âm sai tương đối nhiều, bởi các em cũng chỉ được các thầy cô của
mình phiên âm lại hoặc nghe và hát theo các bản có sẵn trên các trang mạng, điều đó
không thể tránh khỏi việc các em hát sai cũng như chưa hiểu đúng và chính xác về
ngôn ngữ gốc của tác phẩm. Vì vậy rất cần thiết phải tổ chức các lớp học phát âm
ngoại ngữ cho các em HSSV bởi đó là vấn đề hết sức quan trọng trong việc các em có
thể hát một bản aria, romance với ngôn ngữ gốc một cách tốt nhất. Điều đó thể hiện
tính chuyên nghiệp cao của một cơ sở đào tạo về âm nhạc của một Quốc gia.
Giải pháp bước đầu đối với các em HS hệ trung cấp có thể hát các tác phẩm của
Nga đã đước dịch bằng lời Việt để các em làm quen dần với âm nhạc cũng như tiếp
cận các tác phẩm hay của các nhạc sĩ nổi tiếng người Nga. Tiếp đó tiến tới ở trình độ
cao hơn, để tiến tới sự chuyên nghiệp hóa và hội nhập Quốc tế thì rõ ràng các em
HSSV bắt buộc phải hát tác phẩm nước ngoài một cách chuẩn xác bằng ngôn ngữ gốc.
Do vậy, ngoài ra chúng ta nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tổ chức các buổi
biểu diễn chuyên đề hát các tác phẩm bằng tiếng Nga và tạo điều kiện để các em
HSSV có thể tham gia rộng rãi trên tinh thần khuyến khích và khích lệ các em tham
gia. Cần bổ xung vào chương trình đào tạo thanh nhạc giờ học phát âm một số tiếng
nước ngoài trong đó có tiếng Nga.
164 trang |
Chia sẻ: trinhthuyen | Ngày: 29/11/2023 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tác phẩm thanh nhạc Nga trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại Học viện âm nhạc quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
КРАСАВИЦА, ПРИ МНЕ” (Đừng
hát, hỡi người đẹp, khi có mặt ta), nhịp 19-21 - Op 4. No4.
138
`
Đây là sự tổng hợp của rất nhiều kỹ thuật khó trong thanh nhạc được thể hiện
trong cùng một câu nhạc, quả thật tác giả đang đòi hỏi một sự chuyên nghiệp đến hoàn
hảo của một ca sĩ. Âm nhạc lặng dần, và lại bắt đầu chậm lại. Để giải quyết vấn đề về
các kỹ thuật được yêu cầu trong bản romance này, chúng tôi đề xuất đưa ra mẫu luyện
thanh như sau để giúp các ca sĩ, các em HSSV có thể luyện tập cũng như đáp ứng yêu
cầu của tác giả:
Ví dụ 3.58: Mẫu luyện thanh của Glinka và Varlamov.
Tiếp theo là một yêu cầu nhỏ nhẹ, khiêm tốn xin dừng bài hát lại. Với kỹ thuật
thanh nhạc (cantilena) hát luyến và miết âm thanh một cách nhẹ nhàng, tinh tế. Sau đó
là những lời ca được vang lên một cách dịu dàng trong âm vực nốt cao (pp-
pianissimo).
Ví dụ 3.59: S.V. Rachmaninoff “НЕ ПОЙ, КРАСАВИЦА, ПРИ МНЕ” (Đừng
hát, hỡi người đẹp, khi có mặt ta), nhịp 40-42 - Op 4. No4.
Đây là một trong những kỹ thuật thanh nhạc rất khó bởi yêu cầu tương đối cao
trong cách xử lý kỹ thuật. Piano trong thanh nhạc có nghĩa là hát nhỏ, hát khẽ và ở đây
(pianissimo – hát rất nhẹ) có nghĩa là hát rất nhỏ, nhẹ ở nốt cao, vậy nên những ca sĩ
139
`
chưa được đào tạo kỹ thuật thanh nhạc điêu luyện thì khó có thể xử lý tốt được ý đồ
của tác giả ở đoạn này. Và cuối cùng âm nhạc tắt dần, lặng đi trong sự bất tận của
(pianissisimo – ppp) nghĩa là hát nhẹ nhất có thể.
Để áp dụng hiệu quả việc luyện tập những mẫu luyện thanh khó nhằm đáp ứng yêu
cầu cao trong đoạn này của romance, chúng tôi đề xuất đưa thêm một số bài luyện
thanh mẫu của E.A.Varlamov như sau:
Ví dụ 3.60: Mẫu luyện thanh trong tuyển tập bài luyện thanh cho giọng của A.
E.Varlamov.
Để có thể lột tả được hết nội dung và tính chất của tác phẩm, người hát phải có quá
trình rèn luyện công phu về cả kỹ thuật thanh nhạc và kỹ năng biểu diễn. Bởi sự tinh tế
trong những romance của Rachmanioff thường đòi hỏi người hát phải thể hiện sự
khéo léo, khẽ khàng ngay cả trong âm vực nốt cao, cùng với sự chuyển động phức tạp
của giai điệu. Để việc luyện tập này đạt hiệu quả thì người ca sĩ phải nắm vững cột
hơi, cách nén và giữ chân hơi, với sự buông lỏng thân trên, mở rỗng lồng ngực, thả
lỏng cơ vai, cổ họng và buông hàm dưới đồng thời ngáp và nhấc hàm trên một cách
rộng và thoải mái nhất. Tất cả những kỹ thuật này bắt buộc người ca sĩ phải tuần thủ
một cách chặt chẽ bởi bất cứ bộ phận nào của than trên gò và cứng thì âm thanh không
thể hát lên nốt cao với kỹ thuật hát (ổn định nốt) này.
Có thể nhận thấy, Rachmanioff là một trong những nhạc sĩ xuất chúng của Nga.
Các tác phẩm của ông thường có phần đệm piano rất đặc sắc và khó. Romance của
Rachmaninov thường đòi hỏi nhiều kỹ thuật và khả năng cũng như trình độ cao của
người đệm, người đệm đóng vai trò như một thành phần trong chính tác phẩm đó vậy
nên, sự luyện tập của người đệm và người hát là ngang nhau. Người thầy luôn yêu phải
cầu người hát, người thể hiện phải giữ được sự biểu cảm, xuyên suốt tác phẩm, ngay
cả khi đã kết thúc phần hát thì người ca sĩ vẫn cần biểu hiện theo cảm xúc của phần
đệm piano cho tới khi kết thúc bản nhạc.
Ví dụ 3.61: S.V. Rachmaninoff “НЕ ПОЙ, КРАСАВИЦА, ПРИ МНЕ” (Đừng
hát, hỡi người đẹp, khi có mặt ta), nhịp 47-51 - Op 4. No4.
140
`
Bản romance “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ” (Họ đã trả lời, của nhạc sĩ S.V.
Rachmaninoff. Op21. No4).
Romance “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ” này Được viết ở hình thức ba đoạn đơn. Đòi hỏi
một kỹ thuật thanh nhạc cao, một sự lồng ghép và thay đổi nhanh của các màu sắc chất
giọng, cũng như sử dụng sắc thái đối nghịch, tương phản giữa các câu hát. Trong nhịp
điệu, tiết tấu nhanh đó đã diễn ra một cuộc đối thoại giữa hai nhân vật nhân vật nam và
nhân vật nữ.
Ví dụ 3.62: S.V. Rachmaninoff “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ” (Họ đã trả lời), nhịp 1-2,
Op21. No4.
Trong đoạn đầu của bản romance với yêu cầu của tác giả thì người ca sĩ phải bắt
đầu câu hát với cường độ rất nhẹ, rất khẽ (pianissimo-pp). Việc cất câu hát với âm
lượng lớn là việc dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cất lên giọng hát với âm lượng nhẹ
vậy nên Rachmaninoff được mệnh danh là một trong những tác giả chuyên viết các
romance khó, các quãng cách trong các romance của ông thường có âm vực rất rộng
và người ca sĩ muốn thể hiện tốt các romance của ông thường phải có quá trình rèn
luyện kỹ thuật thanh nhạc rất khắt khe và bài bản.
Các câu hỏi và câu trả lời được đưa ra một cách vội vã, trong nhịp điệu, tiết tấu
nhanh (vivace): Nhân vật nam hỏi làm thế nào để như trong những chiếc thuyền độc
mộc biết bay, chúng ta có thể nhanh như một con hải âu lướt trên những ngọn sóng, để
những tên canh giữ chúng ta không thể đuổi kịp”.
Ví dụ 3.63: S.V. Rachmaninoff “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ” (Họ đã trả lời), nhịp 5-6,
Op21. No4.
141
`
Nhân vật nữ đáp lại với âm vực giọng lên quãng cao với âm lượng (fortissimo –ff),
“Hãy mạnh tay chèo!” nghĩa là phải hành động, làm việc hết sức mình!...”. Đây là một
trong những kỹ thuật thanh nhạc khó với cách xử lý âm thanh hát to ở âm vực quãng
cao. Người ca sĩ phải thể hiện được kỹ năng xử lý về kỹ thuật thanh nhạc cũng như
cách thể hiện làm sao để nổi bật rõ ý đồ được tác giả đưa ra ở đoạn này, đó chính là
một sự căng thẳng và dứt khoát, quyết liệt nhất có thể.
Ví dụ 3.64: S.V. Rachmaninoff “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ” (Họ đã trả lời), nhịp 15-16,
Op21. No4.
Với những yêu cầu về cách xử lý kỹ thuật thanh nhạc này chúng tôi gợi ý một số
bài tập giúp ca sĩ có thể luyện tập để có thể đáp ứng được những yêu cầu của tác giả đề
ra trong bản romance này như sau:
Ví dụ 3.65: Tuyển tập những bài luyện giọng của Varlamov
Cũng với một sự nôn nóng, nhưng pha chút yếu tố buồn bã, nhân vật nam hỏi:
“Làm thế nào để lãng quên một lần và mãi mãi tất cả những gì trong thế giới trầm luân
142
`
đầy bể khổ như: nghèo túng, khổ sở, cũng như tai họa và nỗi buồn”. Nhưng nỗi buồn
trên trái đất là điều không thể vượt qua. Vậy nên chỉ còn cách quên lãng những nỗi
buồn. Và câu trả lời vang lên một cách khẽ khàng, lặng lẽ (pianissmo – giọng hát vẫn
vang lên trên một quãng mười): “Hãy quên chúng đi đừng để ý đến chúng”, nhân vật
nữ đáp lại.
Ví dụ 3.66: S.V. Rachmaninoff “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ” (Họ đã trả lời), nhịp 19-20,
Op21. No4.
Và câu hỏi cuối cùng, dành cho những người hỏi (nhân vật nam), mới là câu quan
trọng nhất: “Xin hỏi rằng làm thế nào để không cần đến những phép màu, những bùa
ngải mà những người đẹp, tự họ vẫn chết vì những lời tán tụng, sa vào vòng tay của
chúng tôi. Câu trả lời rốt ráo là “Hãy yêu” “Họ” nhân vật nữ trả lời, câu trả lời vang
lên một cách khẽ khàng nhưng nóng bỏng và nồng nhiệt: nếu tình yêu của các chàng là
đích thực, chân thành, sâu sắc thì các chàng sẽ nhận được tình yêu đáp lại. Mỗi một
câu trả lời đều cần phải vang lên, cất lên với một sự chân thành lúc thì dịu dàng và đầy
say mê khát vọng, nhẹ khẽ và đầy cảm thông; lúc thì tràn đầy sinh lực, nhựa sống và
sảng khoái. Và hầu hết tất cả các câu trả lời đều được xây dựng trên một quãng 10.
Với cách nhẩy quãng này của S.V. Rachmanioff, chúng tôi cũng đưa ra một vài mẫu
bài tập quãng 10 để có thể giúp các em SV luyện tập và đạt được các mục tiêu trong
xử lý kỹ thuật thanh nhạc.
Ví dụ 3.67: Tuyển tập những bài luyện giọng của Glinka và Varlamov
143
`
Có thể cho rằng, những romance của S.V.Rachmaninoff sẽ góp phần làm cho
chương trình dạy học thanh nhạc trở nên phong phú, đa dạng và hiệu quả cao. Đồng
thời góp phần đẩy mạnh quá trình rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc một cách nghiêm túc
và chuyên nghiệp, đặc biệt với sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư hệ đại học là đối
tượng cần nâng cao kỹ thuật và kỹ năng thể hiện tác phẩm để trang bị cho mình một
hành trang vững chắc nhất cho công việc của một người nghệ sĩ biểu diễn chuyên
nghiệp trong tương lai.
3.4. Một số giải pháp khác
Tổ chức hội thảo khoa học, chú trọng đến khâu quảng bá hợp tác quốc tế và Tổ
chức các lớp học phát âm ngoại ngữ trong đó có lớp phát âm tiếng Nga.
Ở tất cả các HVAN nổi tiếng trên thế giới, việc học và phát âm ngôn ngữ gốc của
các nước như Nga, Đức, Pháp, Ý là môn học bắt buộc tại khoa Thanh nhạc bởi họ rất
chú trọng việc hát hay và phát âm phải chuẩn ngôn ngữ gốc của tác phẩm. Nhưng tại
HVANQGVN hiện nay, tại các kỳ thi học kỳ và tốt nghiệp chúng tôi nhận thấy hiện
tượng hát và phát âm sai tương đối nhiều, bởi các em cũng chỉ được các thầy cô của
mình phiên âm lại hoặc nghe và hát theo các bản có sẵn trên các trang mạng, điều đó
không thể tránh khỏi việc các em hát sai cũng như chưa hiểu đúng và chính xác về
ngôn ngữ gốc của tác phẩm. Vì vậy rất cần thiết phải tổ chức các lớp học phát âm
ngoại ngữ cho các em HSSV bởi đó là vấn đề hết sức quan trọng trong việc các em có
thể hát một bản aria, romance với ngôn ngữ gốc một cách tốt nhất. Điều đó thể hiện
tính chuyên nghiệp cao của một cơ sở đào tạo về âm nhạc của một Quốc gia.
Giải pháp bước đầu đối với các em HS hệ trung cấp có thể hát các tác phẩm của
Nga đã đước dịch bằng lời Việt để các em làm quen dần với âm nhạc cũng như tiếp
cận các tác phẩm hay của các nhạc sĩ nổi tiếng người Nga. Tiếp đó tiến tới ở trình độ
cao hơn, để tiến tới sự chuyên nghiệp hóa và hội nhập Quốc tế thì rõ ràng các em
HSSV bắt buộc phải hát tác phẩm nước ngoài một cách chuẩn xác bằng ngôn ngữ gốc.
Do vậy, ngoài ra chúng ta nên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tổ chức các buổi
biểu diễn chuyên đề hát các tác phẩm bằng tiếng Nga và tạo điều kiện để các em
HSSV có thể tham gia rộng rãi trên tinh thần khuyến khích và khích lệ các em tham
gia. Cần bổ xung vào chương trình đào tạo thanh nhạc giờ học phát âm một số tiếng
nước ngoài trong đó có tiếng Nga.
144
`
3.5. Thực nghiệm sư phạm
3.5.1. Mục đích, nội dung, đối tượng và quy trình thực nghiệm
3.5.1.1. Mục đích thực nghiệm
Thực nghiệm những biện pháp dạy học tác phẩm romance Nga, nhằm kiểm tra lại
các nội dung nghiên cứu đã đưa ra trong đề tài có tính khả thi và khoa học. Kết quả
của thực nghiệm được đánh giá qua việc so sánh, đối chứng giữa nhóm thực nghiệm
có sử dung, áp dụng các phương pháp được nghiên cứu trong đề tài và nhóm thực
nghiệm không áp dụng phương pháp nêu trên.
3.5.1.2. Nội dung thực nghiệm
Trong quá trình diễn ra thực nghiệm sư phạm, chúng tôi đã áp dụng phương pháp
“đồng nhất âm khu” cùng với các mẫu luyện thanh của Glinka để hướng dẫn HS thực
hiện ứng dụng những kỹ thuật thanh nhạc khi thể hiện romance của các nhạc sĩ Nga
theo nội dung nghiên cứu. Trên cơ sở áp dụng một số giải pháp trên, chúng tôi lựa
chọn: Dạy học romance Adel của M.I.Glinka và Khúc hát cô gái Di Gan của
P.I.Tchaikovsky cho hệ trung cấp; romance “ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА ДУША
НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên đường” của nhạc sĩ P.I.Tchaikovsky, và
romance “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời” của nhạc sĩ S.V. Rachmaniov để dạy
cho hệ đại học. Kết quả sau thực nghiệm sẽ được ban chủ nhiệm và các giảng viên
Khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đánh giá.
3.5.1.3. Đối tượng và địa điểm thực nghiệm hệ trung cấp
Đối tượng thực nghiệm: học sinh năm thứ ¼ và năm thứ ¾ hệ trung cấp và sinh
viên đại học năm thứ ¼ và năm thứ ¾ hệ đại học Khoa Thanh nhạc, Học viện Âm
nhạc Quốc gia Việt Nam.
Để thực hiện, chúng tôi lựa chọn 2 học sinh năm ¼ và 2 học sinh năm ¾ có cùng
loại giọng, cùng trình độ. Mỗi học sinh được thực học 8 tiết/1 tuần cụ thể:
Nhóm 1 (thực nghiệm): Tạ Vũ Linh Giang (học sinh năm ¼) và Bì Huyền Linh
(học sinh năm ¾).
Nhóm 2 (đối chứng): Nguyễn Ngọc Anh (học sinh năm ¼) và Phạm Ngọc Ánh
(học sinh năm ¾).
Nhóm 1 được học và ứng dụng theo phương pháp “đồng nhất âm khu” của
M.I.Glinka, được giảng viên hướng dẫn kỹ các mẫu luyện thanh của trường phái thanh
nhạc Nga và vận dụng những kỹ thuật đó vào việc xử lý từng câu hát, từng đoạn nhạc
và phát âm nhả chữ phù hợp với yêu cầu của ca khúc. Nhóm 2 theo cách dạy học bình
thường, có sự trộn lẫn nhiều phương pháp của các trường phái thanh nhạc khác nhau.
145
`
GV thực hiện: Ths. Nguyễn Khánh Ly
Địa điểm thực nghiệm: Phòng 4D nhà A1, Khoa Thanh nhạc của Học viện Âm
nhạc Quốc gia Việt Nam.
3.5.1.4. Đối tượng và địa điểm thực nghiệm hệ đại học
Đối tượng thực nghiệm: sinh viên năm thứ ¼ và năm thứ ¾ hệ đại học Khoa
Thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Để thực hiện, chúng tôi lựa chọn 2 sinh viên năm ¼ và 2 sinh viên năm ¾ có cùng
loại giọng, cùng trình độ. Mỗi sinh viên được thực học 8 tiết/1 tuần cụ thể:
Nhóm 1 (thực nghiệm): Chu Hồng Vân (sinh viên năm ¼) và Nguyễn Trung Thị
Hiền (sinh viên năm ¾).
Nhóm 2 (đối chứng): Nguyễn Thị Thanh Phương (sinh viên năm ¼) và Vũ Thị
Ánh Tuyết (sinh viên năm ¾)
Nhóm 1 được học và ứng dụng theo phương pháp “đồng nhất âm khu” của
M.I.Glinka, được giảng viên hướng dẫn các mẫu luyện thanh của trường phái thanh
nhạc Nga và vận dụng những kỹ thuật đó vào việc xử lý từng câu hát, từng đoạn nhạc
cũng như phát âm nhả chữ phù hợp với yêu cầu của ca khúc. Nhóm 2 theo cách dạy
học bình thường, có sự trộn lẫn nhiều phương pháp của các trường phái thanh nhạc
khác nhau.
GV thực hiện: Ths. Nguyễn Khánh Ly
Địa điểm thực nghiệm: Phòng 4D nhà A1, khoa thanh nhạc của Học viện Âm nhạc
Quốc gia Việt Nam.
3.5.2. Thời gian tiến hành và nội dung thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm hệ trung cấp được tiến hành dạy học trên lớp là 16 tiết/ 8
tuần/ 1 học sinh. Tổng thời gian diễn ra thực nghiệm là 2 tháng.
* Nhóm 1 (thực nghiệm): Tạ Vũ Linh Giang (học sinh năm ¼) và Bì Huyền Linh
(học sinh năm ¾), hệ trung cấp.
- Tạ Vũ Linh Giang (sinh viên năm ¼): tác phẩm “Chim sơn ca” của M.I.Glinka.
Tuần 1+2: Tiết 1,2,3,4 dạy vào ngày 2/10/2019, ngày 9/10/2019.
Tiết 1: GV giới thiệu và phân tích về romance “Chim sơn ca”tiết 2: GV hướng
dẫn các mẫu luyện thanh theo phương pháp “Đồng nhất âm khu” của Glinka và luyện
tập ứng dụng kỹ thuật thanh nhạc vào romance “Chim sơn ca”.
Tuần 3+4: Tiết 5,6,7,8 vào ngày 17/10/2019 và tiết 4 ngày 24/10/2019
Tiết 5,6: HS luyện tập nhuần nhuyễn kỹ thuật, sắc thái và cách thể hiện romance
“Chim sơn ca” có biểu cảm; tiết 7,8: Hoàn thiện tác phẩm.
146
`
- Bì Huyền Linh (học sinh năm ¾): Khúc hát cô gái Di Gan của P.I.Tchaikovsky.
Tuần 1+2: Tiết 1,2,3,4 dạy vào ngày 3/10/2019, ngày 10/10/2019.
Tiết 1: GV giới thiệu và phân tích romance Khúc hát của cô gái Di Gan của
P.I.Tchaikovsky, tiết 2: GV hướng dẫn luyện thanh và luyện tập ứng dụng kỹ thuật
thanh nhạc theo phương pháp “đồng nhất âm khu” vào romance Khúc hát của cô gái
Di Gan của P.I.Tchaikovsky.
Tuần 3+4: Tiết 5,6,7,8 vào ngày 18/10/2019 và tiết 4 ngày 25/10/2019
Tiết 5,6: HS luyện tập nhuần nhuyễn kỹ thuật, sắc thái và cách thể hiện romance
Khúc hát cô gái Di Gan có biểu cảm; tiết 7,8: Hoàn thiện tác phẩm.
Tuần tiếp theo 5,6,7,8 chúng tôi cũng tiến hành theo trình tự nêu trên và thời gian
tiếp theo ngay sau tuần thứ 4.
* Nhóm 2 (đối chứng): Chúng tôi tiến hành song song cùng với các em học sinh
nhóm 1. Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm chúng tôi có áp dụng nhiều phương
pháp và các mẫu luyện thanh của các trường phái thanh nhạc khác nhau.
- HS Nguyễn Ngọc Anh (học sinh năm ¼), hệ trung cấp.
Tuần 1+2: Tiết 1,2,3,4 dạy vào ngày 2/10/2019, ngày 9/10/2019.
Tiết 1: GV giới thiệu và luyện thanh theo mẫu từ âm vực thấp đến cao và ngược
lại; tiết 2: luyện thanh và hướng dẫn vỡ bài “Chim sơn ca” của Glinka, tiết 3,4: GV
hướng dẫn luyện thanh và luyện tập ứng dụng kỹ thuật thanh nhạc của một số trường
phái khác vào tác phẩm “Chim sơn ca”.
Tuần 3+4: Tiết 5,6,7,8 vào ngày 17/10/2019 và tiết 4 ngày 24/10/2019
Tiết 5,6,7: GV hướng dẫn luyện thanh và luyện tập ứng dụng kỹ thuật thanh nhạc
vào tác phẩm “Chim sơn ca”, hát có biểu cảm; tiết 8: Hoàn thiện tác phẩm.
- HS Phạm Ngọc Ánh (học sinh năm ¾).
Tuần 1+2: Tiết 1,2,3,4 dạy vào ngày 2/10/2019, ngày 9/10/2019.
Tiết 1: GV giới thiệu và luyện thanh theo mẫu từ âm vực thấp đến cao và ngược
lại; tiết 2: luyện thanh và hướng dẫn vỡ bài Khúc hát của cô gái Di Gan của nhạc sĩ
P.I.Tchaikovsky, tiết 3,4: GV hướng dẫn luyện thanh và luyện tập ứng dụng kỹ thuật
thanh nhạc của các trường phái khác vào tác phẩm Khúc hát của cô gái Di Gan của
nhạc sĩ P.I.Tchaikovsky.
Tuần 3+4: Tiết 5,6,7,8 vào ngày 17/10/2019 và tiết 4 ngày 24/10/2019
Tiết 5,6,7: GV hướng dẫn luyện thanh và luyện tập ứng dụng kỹ thuật thanh nhạc
vào tác phẩm Khúc hát của cô gái Di Gan của nhạc sĩ P.I.Tchaikovsky, hát có biểu
cảm; tiết 8: Hoàn thiện tác phẩm.
147
`
Tuần tiếp theo 5,6,7,8 chúng tôi cũng tiến hành theo trình tự nêu trên và thời gian
tiếp theo ngay sau tuần thứ 4.
Thời gian thực nghiệm hệ đại học được tiến hành dạy học trên lớp là 16 tiết/ 8
tuần/ 1 sinh viên. Tổng thời gian diễn ra thực nghiệm là 2 tháng.
* Nhóm 1 (thực nghiệm): Chu Hồng Vân (sinh viên năm ¼) và Nguyễn Trung Thị
Hiền (sinh viên năm ¾), hệ đại học.
- SV Chu Hồng Vân (sinh viên năm ¼) tác phẩm “ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА
ДУША НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên đường” của nhạc sĩ
P.I.Tchaikovsky và Nguyễn Trung Thị Hiền (sinh viên năm ¾) tác phẩm “ОНЕ
ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời” của nhạc sĩ S.V. Rachmanioff.
Chu Hồng Vân (sinh viên năm ¼): tác phẩm “ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА
ДУША НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên đường” của nhạc sĩ
P.I.Tchaikovsky.
Tuần 1+2: Tiết 1,2,3,4 dạy vào ngày 27/9/2021, ngày 01/10/2021.
Tiết 1: GV giới thiệu và phân tích về romance “ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА
ДУША НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên đường” tiết 2: GV hướng dẫn
các mẫu luyện thanh của Glinka theo phương pháp “đồng nhất âm khu” và luyện tập
ứng dụng kỹ thuật thanh nhạc vào romance “ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА ДУША
НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên đường”.
Tuần 3+4: Tiết 5,6,7,8 vào ngày 4/10/2021 và tiết 4 ngày 8/10/2021.
Tiết 5,6: SV luyện tập nhuần nhuyễn kỹ thuật, sắc thái và cách thể hiện romance
“ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА ДУША НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên
đường”có biểu cảm; tiết 7,8: Hoàn thiện tác phẩm.
Tuần tiếp theo 5,6,7,8 chúng tôi cũng tiến hành theo trình tự nêu trên và thời gian
tiếp theo ngay sau tuần thứ 4.
- Nguyễn Trung Thị Hiền (học sinh năm ¾): “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời”
của nhạc sĩ S.V. Rachmanioff.
Tuần 1+2: Tiết 1,2,3,4 dạy vào ngày 27/9/2021, ngày 01/10/2021.
Tiết 1: GV giới thiệu và phân tích romance “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời”
của nhạc sĩ S.V. Rachmanioff, tiết 2: GV hướng dẫn luyện thanh theo phương pháp
“đồng nhất âm khu” và luyện tập ứng dụng kỹ thuật thanh nhạc vào romance “ОНЕ
ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời” của S.V. Rachmanioff.
Tuần 3+4: Tiết 5,6,7,8 vào ngày 4/10/2021 và tiết 4 ngày 8/10/2021.
148
`
Tiết 5,6: SV luyện tập nhuần nhuyễn kỹ thuật, sắc thái và cách thể hiện romance
“ОНЕ ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời” có biểu cảm; tiết 7,8: Hoàn thiện tác phẩm.
Tuần tiếp theo 5,6,7,8 chúng tôi cũng tiến hành theo trình tự nêu trên và thời gian
tiếp theo ngay sau tuần thứ 4.
* Nhóm 2 (đối chứng): Chúng tôi tiến hành song song cùng với các em sinh viên
nhóm 1. Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm chúng tôi có áp dụng nhiều phương
pháp và các mẫu luyện thanh của các trường phái thanh nhạc khác nhau.
SV Nguyễn Thị Thanh Phương (sinh viên năm ¼) và SV Vũ Thị Ánh Tuyết (sinh
viên năm ¾), hệ đại học.
- SV Nguyễn Thị Thanh Phương (sinh viên năm ¼). Hát tác phẩm “ГОРНИМИ
ТИХО ЛЕТЕЛА ДУША НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên đường” của
nhạc sĩ P.I.Tchaikovsky.
Tuần 1+2: Tiết 1,2,3,4 dạy vào ngày 27/9/2021, ngày 01/10/2021.
Tiết 1: GV giới thiệu và phân tích về romance “ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА
ДУША НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên đường” tiết 2: GV hướng dẫn
các mẫu luyện thanh của các trường phái thanh nhạc Ý và luyện tập ứng dụng kỹ thuật
thanh nhạc vào xử lý tác phẩm romance “ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА ДУША
НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên đường”.
Tuần 3+4: Tiết 5,6,7,8 vào ngày 4/10/2021 và tiết 4 ngày 8/10/2021.
Tiết 5,6: SV luyện tập nhuần nhuyễn kỹ thuật, sắc thái và cách thể hiện romance
“ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА ДУША НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên
đường”có biểu cảm; tiết 7,8: Hoàn thiện tác phẩm.
Tuần tiếp theo 5,6,7,8 chúng tôi cũng tiến hành theo trình tự nêu trên và thời gian
tiếp theo ngay sau tuần thứ 4.
Trong quá trình giảng dạy chúng tôi nhận thấy cùng là SV đại học 1 tuy nhiên giữa
2 SV cùng thể hiện một tác phẩm nhưng với hai phương pháp sử dụng các mẫu luyện
thanh của các trường phái thanh nhạc khác nhau thì hiệu quả cũng khác nhau. Với các
mẫu luyện thanh của trường phái thanh nhạc Nga thì cho kết quả cao hơn, đáp ứng
được yêu cầu về cách thể hiện và xử lý các kỹ thuật trong tác phẩm tốt hơn so với SV
được học các mẫu luyện thanh của các trường phái thanh nhạc khác.
- SV Vũ Thị Ánh Tuyết (sinh viên năm ¾). Hát tác phẩm “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ –
Họ đã trả lời” của nhạc sĩ S.V. Rachmanioff.
Tuần 1+2: Tiết 1,2,3,4 dạy vào ngày 27/9/2021, ngày 01/10/2021.
149
`
Tiết 1: GV giới thiệu và phân tích romance “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời”
của nhạc sĩ S.V. Rachmaniov, tiết 2: GV hướng dẫn luyện thanh và luyện tập ứng
dụng kỹ thuật thanh nhạc vào romance “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời” của S.V.
Rachmanioff.
Tuần 3+4: Tiết 5,6,7,8 vào ngày 4/10/2021 và tiết 4 ngày 8/10/2021.
Tiết 5,6: SV luyện tập nhuần nhuyễn kỹ thuật, sắc thái và cách thể hiện romance
“ОНЕ ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời” có biểu cảm; tiết 7,8: Hoàn thiện tác phẩm.
Tuần tiếp theo 5,6,7,8 chúng tôi cũng tiến hành theo trình tự nêu trên và thời gian
tiếp theo ngay sau tuần thứ 4.
3.5.3. Quy trình thực nghiệm (do khuôn khổ của đề tài nên chúng tôi đưa mục
tiến hành quy trình thực nghiệm vào phần phụ lục 2 của luận án).
3.5.4. Kết quả thực nghiệm
3.5.4.1. Tiêu chí đánh giá
Thực nghiệm sư phạm theo phương pháp “đồng nhất âm khu”, sau thời gian thực
nghiệm đã được đánh giá theo 3 nội dung: thuộc lời ca và giai điệu; vận dụng kỹ thuật;
xử lý tác phẩm. Nội dung đánh giá theo các mức độ sau:
Loại A: Thuộc lời ca, phát âm đúng ngôn ngữ gốc cũng như giai điệu: hát đúng
cao độ, trường độ; Vận dụng tốt kỹ thuật thanh nhạc: rất tốt; Xử lý tác phẩm: rất tốt (9-
10 điểm).
Loại B: Thuộc lời ca và giai điệu: hát đúng cao độ, trường độ; Vận dụng kỹ thuật
thanh nhạc: vừa phải; Xử lý tác phẩm: bắt đầu định hình phong cách biểu diễn (7-8
điểm).
Loại C: Thuộc lời ca và giai điệu bài hát: hát đúng cao độ, trường độ; Vận dụng kỹ
thuật: bình thương; Xử lí tác phẩm: còn hạn chế (5-6 điểm).
3.3.4.2. Kết quả đánh giá
Kết quả đánh giá thực nghiệm: 7/7 phiếu đánh giá xếp loại A cho 4 HSSV thực
nghiệm nhóm 1, bao gồm danh sách các thành viên trong hội đồng là: 1.TS.NSND Đỗ
Quốc Hưng, TS. Nguyễn Thị Phương Nga, Ths. Tạ Thị Định; Ths. Lê Anh Dũng,
Ths.Dương Thị Hồng Lan, Ths. Nguyễn Quang Tú, Ths. Nguyễn Thị Bích Hồng. Kết
quả đó cho thấy phương pháp “đồng nhất âm khu” mà chúng tôi đưa ra áp dụng trong
quá trình thực nghiệm đã mang lại hiệu quả tốt hơn. Hai HS thực nghiệm hệ trung cấp
đã thể hiện tốt các tác phẩm Chim sơn ca và Khúc hát của cô gái Digan và 2 sinh viên
thực nghiệm hệ ĐH đã thể hiện tốt các tác phẩm “ГОРНИМИ ТИХО ЛЕТЕЛА
ДУША НЕБЕСАМИ - Linh hồn lặng lẽ bay lên thiên đường” của nhạc sĩ
150
`
P.I.Tchaikovsky và tác phẩm “ОНЕ ОТВЕЧАЛИ – Họ đã trả lời” của nhạc sĩ S.V.
Rachmanioff, cụ thể là:
Cả 4 HSSV thực nghiệm của nhóm 1, đều vận dụng tốt các kỹ thuật thanh nhạc
của trường phái thanh nhạc Nga cụ thể là các mẫu luyện thanh của M.Glinka theo
phương pháp “đồng nhất âm khu” và mẫu luyện thanh của A.Varlamov, hơi thở ổn
định, đảm bảo đủ độ vang, đều, rõ, lời ca thanh thoát, xử lý tốt nội dung tác phẩm,
cách thể hiện biểu cảm và phong cách biểu diễn chủ động, tự tin.
Kết quả đánh giá thực nghiệm: 7/7 phiếu đánh giá xếp loại B đối với 4 HSSV thực
nghiệm của nhóm đối chứng, chưa thể hiện tốt nội dung cũng như các yêu cầu về xử lý
kỹ thuật trong tác phẩm. Còn nhiều hạn chế trong cách phát âm, nhả chữ, cũng như
cách xử lý hơi thở, âm thanh chưa đều đặc biệt âm vực các nốt ở âm khu trung bị yếu
và lép. Kết quả của hội đồng đánh giá cho thấy nhóm HSSV đối chứng mới chỉ dừng
lại ở mức độ hát đúng cao độ, trường độ và hơi thở tương đối ổn định. Tuy nhiên, do
chưa biết vận dụng các kỹ thuật thanh nhạc để xử lý tốt tác phẩm vì vậy chưa đảm bảo
các tiêu chí về cách biểu cảm nghệ thuật trong tác phẩm.
Với kết quả như trên, chúng tôi hy vọng phương pháp “đồng nhất âm khu” và
tuyển tập các bài luyện thanh của M.Glinka và A.Varlamov sẽ được ứng dụng vào dạy
học cho đối tượng HSSV theo học thanh nhạc chuyên nghiệp trong 4 năm học của hệ
trung cấp và đại học, đặc biệt nên đưa vào giảng dạy ngay ở năm học thứ nhất và năm
học thứ hai của hệ trung cấp. Đó sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển giọng hát tự
nhiên trước khi mở rộng, tham khảo các phương pháp thanh nhạc của các trường phái
khác, nhằm hướng tới sự phát triển ổn định, chắc chắn, toàn diện và độ bền cho giọng
hát của mỗi HSSV.
Với ngành thanh nhạc còn non trẻ tại Việt Nam, việc áp dụng dạy học theo
phương pháp “đồng nhất âm khu” với mục đích san bằng, làm đều các âm khu, âm vực
ở quãng giọng tự nhiên sẽ làm cho giọng hát đầy đặn và âm vang. Từ đó các HS sẽ
được củng cổ và hoàn thiện về kỹ thuật xử lý hơi thở, cách phát âm các tác phẩm nước
ngoài đặc biệt là các romance của Nga. Ca sĩ Việt Nam luyện tập theo phương pháp
“đồng nhất âm khu” không chỉ hát tốt các tác phẩm thanh nhạc kinh điển của các
trường phái thanh nhạc trên thế giới, mà còn có thể từ đó dựa trên ngữ điệu để phát âm
“tròn vành rõ chữ” trong hát các tác phẩm tiếng Việt - Một trong những mục tiêu cần
đạt trong đào tạo thanh nhạc tại Việt Nam..
151
`
Tiểu kết chương 3
Chương 3 luận án đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy
tác phẩm Nga trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại HVANQGVN cụ thể như
sau: Luận án áp dụng một số quan điểm của các nhà sư phạm thanh nhạc Nga trong đó
có: kỹ thuật về hơi thở, việc vân hành bộ máy phát âm trong thanh nhạc, kỹ thuật
thanh nhạc và phương pháp rèn luyện kỹ thuật thanh nhạc. Áp dụng phương pháp sư
phạm của người sáng lập ra trường phái thanh nhạc Nga M.I.Glinka. Trong đó vấn đề
chính là áp dụng phương pháp đồng nhất âm khu và tuyển tập các bài luyện thanh của
Glinka. Trong chương 3, luận án đã phân tích kỹ về hệ thống các tuyển tập bài luyện
giọng của M.I.Glinka với mục đích đưa ra những điểm ưu việt, từ đó kế thừa và áp
dụng trong dạy học thanh nhạc tại HVANQGVN.
Chương 3 cũng đã giới thiệu và phân tích kỹ một số tác phẩm romance của 3 tác
giả M.I.Glinka, P.I.Tchaikovsky, S.V.Rachmaninoff. Trong đó vấn đề trọng tâm là
phương pháp xử lý, thể hiện các kỹ thuật thanh nhạc trong các bản romance tiêu biểu
của họ và đưa ra một số bài tập để áp dụng cụ thể trong mỗi bản romance đó.
Trong lĩnh vực biểu diễn thanh nhạc dựa trên thực tế biểu diễn, mỗi nghệ sĩ đều có
những quan điểm, cảm xúc và cách thể hiện tác phẩm riêng. Nhưng trên phương diện
khoa học, những nội dung được đề cập ở chương này là những tổng kết được kế thừa
từ nền nghệ thuật thanh nhạc Nga thông qua thế hệ giảng viên, các nghệ sĩ đã thành
danh tại Việt Nam. Tuy nhiên, để việc tiếp thu đạt hiệu quả cao vẫn cần phải dựa trên
tinh thần học hỏi và áp dụng trên thực tế giảng dạy tại các trường nghệ thuật trên cả
nước đặc biệt là tại Khoa Thanh nhạc HVANQGVN. Cần phải nghiêm túc thực hiện
chương trình đã đề ra, thường xuyên nâng cao nhận thức, kiến thức, trách nhiệm, vai
trò quan trọng của các giảng viên thanh nhạc đáp ứng yêu cầu đổi mới trong đào tạo
thanh nhạc chuyên nghiệp.
Để nâng cao kiến thức chuyên ngành, giảng viên thanh nhạc cần phải đi sâu
nghiên cứu lý luận về sư phạm thanh nhạc, nghiên cứu các công trình khoa học của
các GS, TS đầu ngành trong và ngoài nước để từ đó ứng dụng vào giảng dạy một cách
hiệu quả nhất. Giảng viên thanh nhạc cần tăng cường việc áp dụng những quan điểm
và phương pháp sư phạm của trường phái thanh nhạc Nga trong đào tạo thanh nhạc
chuyên nghiệp. Tổ chức cũng như tham gia các hội thảo khoa học về phương pháp sư
phạm thanh nhạc trong đó có PPSP thanh nhạc Nga để nâng cao kiến thức chuyên
môn, đổi mới tư tưởng, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy từ đó tiếp nhận và vận
dụng, áp dụng nguồn kiến thức đó vào thực tế để việc giảng dạy đạt kết quả cao nhất.
152
`
Một đặc thù mang tính nghề nghiệp khác là các giảng viên thanh nhạc cần tăng
cường năng lực sử dụng ngoại ngữ, chủ yếu là cách phát âm các ngôn ngữ trong các
tác phẩm romance, aria có trong chương trình, giáo trình đào tạo. Với kết quả thực
nghiệm sư phạm chúng tôi đã phần nào minh chứng được một số giải pháp đã được áp
dụng trong quá trình giảng dạy thanh nhạc cho các em HSSV tại HVANQGVN.
153
`
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Luận án đặt vấn đề để nghiên cứu về tác phẩm romance của Nga trong đào tạo
thanh nhạc chuyên nghiệp tại HVANQGVN dưới góc độ về phương pháp sư phạm và
biểu diễn các tác phẩm romance của Nga. Với mong muốn góp một phần nhỏ để kế
thừa và tiếp nối những thành tựu của các nhà sư phạm, các GS,PGS đầu ngành thanh
nhạc chuyên nghiệp nước nhà.
Trong chương 1, chúng tôi đã giới thiệu khái quát về trường phái thanh nhạc Nga
với những ưu việt nổi bật về phương pháp sư phạm thanh nhạc của họ và phân tích
những điểm độc đáo của một số romance tiêu biểu của 3 nhạc sĩ vĩ đại người Nga:
M.I.Glinka, P.I.Tchaikovsky, S.V.Rachmaninoff. Làm nổi bật những điểm độc đáo
trong phong cách sang tác, nội dung hình được, phần đệm piano và những kỹ thuật
thanh nhạc được đề cập trong các tác phẩm của họ.
Trong chương 2, sau khi nghiên cứu, thống kê về chương trình, giáo trình giảng
dạy tại Khoa Thanh nhạc HVANQGVN và việc khảo sát lấy ý kiến của các chuyên
gia về sư phạm thanh nhạc đầu ngành tại Việt Nam. Chúng tôi tìm ra những nguyên
nhân và mặt hạn chế cần khắc phục trong công tác đào tạo và giảng dạy tác phẩm
thanh nhạc Nga tại HVANQGVN. Từ sự kế thừa những công trình nghiên cứu của các
nhà sư phạm tiêu biểu trong nước như: GS. NSND Nguyễn Trung Kiên và Nhà giáo
Hồ Mộ La họ là những người đã từng học tập về thanh nhạc nhiều năm tại Nga cho
thấy: việc vận dụng các quan điểm và phương pháp sư phạm thanh nhạc của họ phần
lớn là kế thừa từ trường phái thanh nhạc Nga. Vậy nên trong chương này, chúng tôi đã
nghiên cứu sâu về các quan điểm về sư phạm thanh nhạc từ đó tổng hợp nhưng quân
điểm và phương pháp sư phạm mang tính sáng tạo độc đáo nhất để áp dụng trong
giảng dạy thanh nhạc tại HVANQGVN đạt kết quả cao hơn.
Nội dung tiếp theo của chương 3, chúng tôi tập trung nghiên cứu, phân tích kỹ về
phương pháp đồng nhất âm khu của M.I.Glinka và hệ thống các bài tập luyện thanh
của Glinka và Varlamov từ đó áp dụng trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại
HVANQGVN. Trong chương 3, luận án đi vào phân tích kỹ một số tác phẩm romance
của Nga, đưa ra một số giải pháp về phương pháp xử lý, thể hiện một số bản romance
tiêu biểu của M.I.Glinka, P.I.Tchaikovsky, S.V.Rachmaninoff.
Cùng với việc tiếp thu các quan điểm về phương pháp sư phạm, hệ thống các bài
luyện thanh và các tác phẩm romance của Nga thì việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên,
thống nhất về phương pháp sư phạm thanh nhạc và đổi mới, bổ sung chương trình,
154
`
giáo trình đào tạo thanh nhạc là việc rất quan trọng quyết định sự phát triển bền vững
trong công tác đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại HVANQGVN.
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các HSSV hiểu và nắm vững kỹ năng xử
lý và thể hiện các tác phẩm romance của Nga một cách sang tạo và dễ dàng hơn.
Chúng tôi hy vọng luận án sẽ là một phần tư liệu tham khảo cho những đề tài nghiên
cứu liên quan đến lĩnh vựa thanh nhạc và đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát
triển nền thanh nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam.
Khuyến nghị
1. Bổ sung tuyển tập các bài tập luyện thanh của hai nhà sư phạm nỏi tiếng người
Nga, M.I.Glinka và A.E.Varlamov vào giáo trình giảng dạy thanh nhạc tại
Khoa Thanh nhạc HVANQGVN
2. Đưa tác phẩm romance Nga vào giáo trình giảng dạy và chương trình thi bắt
buộc các học kỳ, đặc biệt là chương trinh thi tốt nghiệp bậc Đại học tại Khoa
Thanh nhạc HVANQGVN. Cụ thể là romance của M.I.Glinka,
P.I.Tchaikovski, S.V.Rachmaninoff mà chúng tôi đã nêu rõ ở phần phụ lục của
luận án.
3. Khoa Thanh nhạc cần thường xuyên tiến hành các hoạt động sinh hoạt chuyên
môn để các giảng viên có thể góp ý, trao đổi về kinh nghiệm giảng dạy một
cách thẳng thắn, cởi mở. Khoa cần tổ chức các hoạt động biểu diễn cho các
giảng viên tạo điều kiện để các giảng viên thể hiện khả năng ca hát của mình từ
đó thúc đẩy động lực học tập và phát triển cho các em HSSV. Bên cạnh đó
Khoa nên thể tổ chức các cuộc thi dành cho các em HSSV với những yêu cầu
về lựa chọn tác phẩm có thể là tổ chức cuộc thi hát romance của các nhạc sĩ
người Nga.
4. Tổ chức các buổi hội thảo khoa học giới thiệu chuyên sâu về các romance của
Nga để từ đó các giảng viên và các em HSSV thấy rõ những độc đáo trong các
tác phẩm đó và sự ảnh hưởng sâu sắc cũng như vai trò, vị trí của của các
romance Nga trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại HVANQGVN.
5. Trường HVANQGVN cần mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác giữa các cơ sở
trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững và hội nhập Quốc tế.
Cần tạo điều kiện để các giảng viên thường xuyên được giao lưu, học hỏi kinh
nghệm, rèn luyện kỹ năng chuyên môn trong nước và Quốc tế.
6. Xây dựng bổ sung giáo trình thanh nhạc chuyên nghiệp tại Khoa Thanh nhạc
HVANQGVN. Cụ thể giáo trình riêng về các tác phẩm romance của một số
155
`
nhạc sĩ vĩ đại người Nga, có thể xây dựng giáo trình theo hướng ứng dụng công
nghệ thông tin.
7. Tổ chức các lớp học phát âm một số ngoại ngữ bắt buộc như: tiếng Ý, Pháp,
Đức, Nga trong chương trình học tập cho các em HSSV và cả các giảng viên
tại Khoa Thanh nhạc HVANQGVN.
Với những mong muốn và những khuyến nghị trên, chúng tôi hy vọng rằng trong
thời gian tới những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ được khai thác và áp dụng tại
Khoa Thanh nhạc HVANQGVN.
156
`
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1. Nguyễn Khánh Ly (2016). “M.I.GLINKA – PUSHKIN CỦA ÂM NHẠC
NGA”, Tạp chí Giáo dục Âm nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Số
2 (102), tháng 6/2016, Nxb Hồng Đức.
2. Nguyễn Khánh Ly (2021). “Romance của Mikhail Ivanovich Glinka”, Tạp
chí Văn hóa Nghệ thuật. Số 449, Tr54, 55, 56, 57, 58, tháng 1/2021.
3. Nguyễn Khánh Ly (2021). “Giảng dạy các tác phẩm thanh nhạc Nga trong
đào tạo thanh nhạc tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam”, Tạp chí Giáo
dục, Bộ GD&ĐT. Số 493, kì 1 tháng 1/2021.
157
`
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I: Tài liệu trong nước
[1] Nguyễn Bách (2002), Tiếng Ý dùng cho âm nhạc, Nxb Trẻ, TPHCM.
[2] Nguyễn Bách (2011), Thuật ngữ âm nhạc, Nxb Thanh Niên, TPHCM.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Lịch sử ĐCS Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Chiến lược phát triển Giáo dục 2011 – 2020
(QĐ 711/QĐ-TTg 2012).
[5] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng XHCN và hội nhập quốc tế.
[6] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Quy định về đào tạo chất lượng cao trình độ
đại học, Thông tư 23/2014/TT-BGDĐT.
[7] Bộ Văn hóa Thông tin (1995), Giáo trình giảng dạy trong các trường VHNT,
Đường lối Văn hóa Văn nghệ của Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nxb VHTT, HN.
[8] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2014), Đề án “Phát triển Học viện Âm nhạc
giai đoạn 2014-2020”.
[9] Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (2010), 1000 năm Âm nhạc Thăng Long Hà
Nội (quyển 4), Nxb Âm nhạc, HN.
[10] Thang Tuyết Canh, Mai Khanh dịch (1962), Luyện tập ca hát như thế nào,
Nxb Âm nhạc, HN.
[11] Văn Cẩn (1997), Công trình ngữ âm học Việt Nam, những vấn đề liên quan
đến thanh nhạc, Tài liệu lưu hành nội bộ, Nhạc viện HN.
[12] Phạm Ngọc Chi, sưu tầm và biên dịch (2002), Âm nhạc và múa trên thế giới,
Nxb Thế giới, HN.
[13] Hoàng Cương (2004), Ca khúc, Tài liệu lưu hành nội bộ, Nhạc viện TPHCM.
[14] Hoàng Cương (2005), Ca khúc, Tài liệu lưu hành nội bộ, Nhạc viện TPHCM.
[15] Đào Ngọc Dung (2002), Thuật ngữ âm nhạc, Nxb Âm nhạc, HN.
[16] Đào Ngọc Dung (2006), Phân tích ca khúc, Nxb Âm nhạc, HN.
[17] Đinh Xuân Dũng (2011), Phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới, Nxb Thời
đại, HN.
[18] Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008
của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong
thời kỳ mới.
158
`
[19] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo.
[20] Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014
Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.
[21] Trần Thu Hà (chủ biên), Nguyễn Phúc Linh, Ngô Văn Thành, Đỗ Xuân Tùng,
Những tiêu chí xác định năng khiếu âm nhạc để tuyển chọn SV cho các cơ sở
đào tạo âm nhạc trên phạm vi toàn quốc, Viện Âm nhạc, HN.
[22] Trần Thu Hà (2011) Đào tạo tài năng biểu diễn âm nhạc đỉnh cao ở Việt Nam,
Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ VHTT&DL, HVANQGVN, HN.
[23] Phạm Cao Hoàn, biên dịch (2014), Tự học để trở thành ca sĩ, Nxb Hồng Đức.
[24] Đặng Hòe và Đức Bằng (1982), Ca hát và biểu diễn, Nxb Văn hóa, HN.
[25] Lan Hương, biên dịch (2002), Các thể loại âm nhạc, Nxb VHTT, HN.
[26] HVANQGVN (2007), Dự án “Đào tạo bồi dưỡng cán bộ giảng viên trình độ
cao nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành – ngành Văn hóa, Thể thao
và Du lịch giai đoạn 2007-2012”.
[27] HVANQGVN (2011), Đề cương “Xây dựng chiến lược phát triển nhân lực
văn hóa, thể thao và du lịch đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”.
[28] Nguyễn Thụy Kha (2000), Những gương mặt âm nhạc thế kỷ, Nxb Âm nhạc,
HN.
[29] Xuân Khải (2001), Dân ca Việt Nam, Nxb Thanh Niên, HN.
[30] Mai Khanh, sưu tầm và chỉnh lý (1977), Tuyển tập Thanh nhạc (soạn cho
chương trình đại học), Tài liệu lưu hành nội bộ, HVANQGVN, Bộ VHTT, HN.
[31] Mai Khanh (1998), Sách học thanh nhạc, Nxb Trẻ, TPHCM.
[32] Nguyễn Trung Kiên (1982), Phương pháp học hát, Nxb Văn hóa, HN.
[33] Nguyễn Trung Kiên (2001), Phương pháp sư phạm thanh nhạc, Viện Âm
nhạc, HN.
[34] Nguyễn Trung Kiên (2002), Triệu triệu bông hồng, tuyển chọn 100 bài hát
Nga yêu thích, Nxb Thanh Niên, HN.
[35] Nguyễn Trung Kiên (2002), Chương trình chuyên ngành thanh nhạc hệ trung
học, HVANQGVN, HN.
[36] Nguyễn Trung Kiên (2004), Nghệ thuật Opera, Viện âm nhạc, HN.
159
`
[37] Nguyễn Trung Kiên (2006), Chương trình chuyên ngành thanh nhạc ĐH, Bộ
VHTT.
[38] Nguyễn Trung Kiên (2007), Giáo trình thanh nhạc trình độ ĐH các giọng
Soprano, Tenor, Bariton – Basse, Bộ VHTT&DL.
[39] Nguyễn Trung Kiên, chủ nhiệm (2009), Đa dạng hóa mô hình đào tạo âm
nhạc Việt Nam trong giai đoạn mới, Đề tài trọng điểm cấp Bộ, HVANQGVN.
[40] Nguyễn Trung Kiên (2011), Lược sử Opera, Nxb Từ điển Bách Khoa, HN.
[41] Nguyễn Trung Kiên (2012), Bộ GT thanh nhạc gồm phần đệm và nhạc mẫu
tác phẩm NN, Bộ VHTT&DL.
[42] Nguyễn Trung Kiên Biên, biên soạn và dịch lời Việt (2014), Tuyển tập Những
tác phẩm thanh nhạc nước ngoài chọn lọc (tập I, II,III), Tài liệu lưu hành nội
bộ, HVANQGVN, HN.
[43] Nguyễn Trung Kiên (2014), Những vấn đề sư phạm thanh nhạc, Nxb Âm
nhạc, HN.
[44] Nguyễn Trung Kiên và Nguyễn Phúc Linh (2013), Tuyển tập “Vocalise 1” và
“Vocaliose 2” cho giọng cao và piano, Tài liệu LHNB, HVANQGVN, HN.
[45] Nguyễn Trung Kiên, Tuyển tập Romance I & Romance II, Tài liệu lưu hành
nội bộ, HVANQGVN, HN.
[46] Hồ Mộ La (2005), Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây, Nxb Từ điển
Bách khoa, HN.
[47] Hồ Mộ La (2008), Phương pháp dạy thanh nhạc, Nxb Từ điển Bách khoa,
HN.
[48] Trần Thị Ngọc Lan (2011), Phương pháp hát tiếng Việt trong nghệ thuật ca
hát, Nxb Giáo dục Việt Nam, HN.
[49] Trần Thị Ngọc Lan (2015), Biên soạn và phiên âm, Romance F.Schubert,
TLLHNB, HVANQGVN, HN.
[50] Vũ Tự Lân (1997), Những ảnh hưởng của âm nhạc Châu Âu trong ca khúc
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1950, Nxb Thế giới, HN.
[51] Thái Thị Liên (2006), Kỷ niệm về những ngày đầu thành lập trường Âm nhạc
Việt Nam, nội san số 6/2006, Thư viện HVANQGVN, HN.
[52] Nguyễn Phúc Linh (1993), Phát triển đào tạo bồi dưỡng năng khiếu tài năng,
Nxb VHTT, HN.
[53] Nguyễn Phúc Linh (2002), Âm nhạc dân gian truyền thống và đời sống của nó
trong xã hội đương đại, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ VHTTDL, HN.
160
`
[54] Nguyễn Phúc Linh (2003), Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và
nghiên cứu âm nhạc, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ VHTTDL, HVANQGVN.
[55] Nguyễn Phúc Linh (2013), Đề cương bài giải lớp cao học “Phương pháp sư
phạm Âm nhạc”, tài liệu lưu hành nội bộ, HVANQGVN, HN.
[56] Nguyễn Thụy Loan (2007), Lịch sử âm nhạc thế giới và VN, Nxb ĐHSP, HN.
[57] Luật Giáo dục Đại học, 18/2/2012, Quốc Hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 3.
[58] Nguyễn Thị Tố Mai (2014), Opera Việt Nam, Nxb Âm nhạc, HN.
[59] Đào Trọng Minh (2012), GT phân tích âm nhạc, Nxb Âm nhạc, TPHCM.
[60] Tú Ngọc – Nguyễn Thị Nhung – Vũ Tự Lân – Nguyễn Ngọc Oánh – Thái
Phiên (2000), Âm nhạc mới Việt Nam tiến trình và thành tựu, Viện Âm nhạc,
HN
[61] Nguyễn Thị Nhung (2001), Âm nhạc thính phòng giao hưởng Việt Nam, Viện
Âm nhạc, HN.
[62] Nguyễn Thị Nhung (2005), Hình thức, thể loại âm nhạc, Nxb ĐHSP, HN.
[63] Nguyễn Thị Nhung (2006), Âm nhạc VN tác giả, tác phẩm, Viện Âm Nhạc,
HN.
[64] Nguyễn Thị Nhung (2013), Đề cương chi tiết bài giảng lớp nghiên cứu sinh
“Âm nhạc Việt Nam thế kỳ XX”, HVANQGVN, HN.
[65] Vũ Vương Ninh (2010), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, HN.
[66] Đoàn Phi (2005), Chỉ huy dàn dựng hát tập thể, Nxb ĐHSP, HN.
[67] Đặng Hữu Phúc (2012), Tuyển chọn 60 bài Romance và ca khúc cho giọng hát
với piano, Nxb Thanh Niên, HN.
[68] Tô Ngọc Thanh (2006), Góp thêm một vài tư liệu cho lịch sử Nhạc viện Hà
Nội, đăng trong nội san số 6/2006, Thư viện HVANQGVN, HN.
[69] Quang Thọ, biên soạn (2013), “Vietnam Songs 1” & “Vietnam Songs 2”,
HVANQGVN, HN.
[70] Nguyễn Văn Tuấn (2011), Chất lượng giáo dục đại học nhìn từ góc độ hội
nhập, Nxb Tổng hợp, TPHCM.
[71] Đỗ Xuân Tùng (2002), Giải thích thuật ngữ âm nhạc quốc tế thông dụng,
Nhạc viện Hà Nội, HN.
[72] Đỗ Xuân Tùng (2013), Đề cương bài giảng Phương pháp viết luận văn (dùng
cho lớp cao học và nghiên cứu sinh), TLLHNB, HVANQGVN, HN.
[73] Lô Thanh (1996), Giáo trình đại học thanh nhạc, Học viện Âm nhạc Huế, Thừa
Thiên - Huế.
161
`
[74] Lô Thanh (1996), Vài suy nghĩ về bộ môn thanh nhạc Việt Nam, Báo Văn nghệ số
49 năm 1977, Hà Nội.
[75] Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN.
[76] Vaccaj, Phương pháp thực hành thanh nhạc, TLLHNB, HVANQGVN, HN.
II: Tài liệu nước ngoài
[77] David Adams (1999), A handbook of diction for singers, Italian, German,
French, Oxford University Press, New York.
[78] Sergius Kagen (1968), Music for the voice, Copyright by Genevieve Greer
Kagen, Published by Idiana University Press 601 North Morton Streer
Bloomington, Indiana 47402-0672, Manufactured in the United States of
Amerrica.
[79] Robert L.Larsen (1991), Compiled and edited, Arias for Tenor, Copyright by
G.Schirmer, New York.
[80] Robert L. Larsen (1991), Compiled and edited, Arias for Mezzo – Soprano,
Copyright by G.Schirmer, New York.
[81] Richard Miller (1996), The structure of singing, New York.
[82] The oxford dictionary of current english (1994), English Vietnamese
dictionary.
[83] Luciano Canepari, Barbara Giovannelli, Giuseppe Viaro (2001), Arie antiche
(con trascrizione fonetica per lo studio der canto), Guerra guru srl Via A.
Manna, 2506132 Perugia – Italy.
[84] Giuseppe Concone (1998), 15 vocalizzi Op. 12 per soprano o mezzosoprano.
[85] Heinrich Panofka (2000), 24 vocalizzi progressivi Op. 85 nell’ estensione di
un’ottava e mezza.
[86] Luigi Ricci (1988), Variazioni – Cadenze – Tradizioni per canto, G.Ricodi &
Editori, Milano –Italy.
[87] Gioanchino Rosini (1997), Arie, Ariette e Romance, BMG Ricordi, Roma.
[88] Lý Duy Bột (dịch của tác giả William Venner) (2000), Ca hát - cơ chế và kỹ
xảo, Nxb Công ty Xuất bản đồ thư thế giới, Bắc Kinh, Thượng Hải.
[89] Những lời khuyên sư phạm thanh nhạc (1962). Nhiều tác giả Moskva.
(Педагогические вокальные советы (1962). Много авторов. Москва).
[90] A.P.Ivanov (1963). Nghệ thuật hát, Nxb Moskva.
А.П. Иванов (1963). Искусство пения. Издательство Москва).
[91] Trích lịch sử Nhạc Viện Leningrad (1964), Nxb Âm nhạc Leningrad
162
`
(Из истории Ленинградской конверватории. (1964). Издательство Музыка,
Ленинград).
[92] Nhạc Viện quốc gia Kiev mang tên Tchaikovsky (1967). Những vấn đề về sư
phạm thanh nhạc, Nxb Âm nhạc Matxcova.
Киевская Государственная Консерватория имени Чайковского. Вопросы
вокальной педагогии. (1967) Издавтельство Музыка, Москва.
[93] I.K.Nadarenko (1968). Nghệ thuật ca hát, Nxb Âm nhạc Matxcova.
И.К. Назаренко (1968). Искусство пения. Издательство Музыка. Москва.
[94] A.E.Varlamov (1968). Cuộc đời và tác phẩm ca khúc, Nxb Âm nhạc
Matxcova.
А.Е.Варламов (1968). Жизнь и творчество. Издательство Музыка.
Москва).
[95] Argo A.M (1965). Bằng những gì tai nghe mắt thấy, Matxcơva, Nxb Nhà văn
hiện đại.
[96] Ph.I. Saliapin (1959). Di sản văn học - Thư của Ph.I. Saliapin - Những hồi ức
về người cha (tập 1), Nxb Nghệ thuật, Matxcova.
[97] N.M. Malysheva (2001). Giáo trình thanh nhạc, Nxb Âm nhạc Matxcơva.
[98] Sergius Kagen (1968). Âm nhạc cho giọng hát, Nxb Indiana Uversity Press
Blomingen Indianapolis.
Сергус Каген (1968). Музыка для голоса. Издательство Индиана
Юниверсити Пресс. Бломинген Индианаполис.
[99] I. Milstein (1972). Nghệ thuật của người biểu diễn, Nxb Nhạc sĩ Xô Viết
Matxcova.
[100] Susanin (1972) Phương pháp làm việc với các ca sĩ của tôi Nxb Âm nhạc
Leningrad
И.Милштейн (1972). Искусство исполнителя. Издательство Советский
композитор. Москва.
[101] M.Glinka toàn tập (1973), Nxb Âm nhạc Matxcova.
М.Глинка. Полное собрание сочинений(1973), Издательство Москва.
[102] I. Keldus (1973). Rachmaninov và thời đại của ông, Nxb Âm nhạc Matxcova
(И.Кельдус (1973). Рахманинов и его эпоха. Издательство Музыка
Москва).
[103] P.I.Tchaikovsky Toàn tập (1978), Nxb Âm nhạc Matxcova.
163
`
П.И.Чайковский Полное собрание сочинений (1978), Издательство
Музыка. Москва).
[104] V.N.Guekov, O.P.Kolovsky (1980). Phê bình và nhận thức âm nhạc, Nxb
Âm nhạc matxcova.
В.Н.Гурков, О.П.Коловский (1980), Критика и музыкознание.
Издательство Музыка. Москва.
[105] V.Vaxina – Grosman (1981). Các thể loại âm nhạc, Nxb Văn hóa.
В.Васина - Гроссман (1981). Жанры музыки. Издательство Культура.
[106] I.Vulfius (1983). Thanh nhạc trữ tình, Nxb Âm nhạc Matxcova
И.Вульфиус (1983). Вокальная лирика, Издательство Музыка Москва.
[107] L.Dimitriev (2004). Những nguyên lý của phương pháp thanh nhạc, Nxb Âm
nhạc Matxcova.
Л.Дмитриев (2004). Основы вокальной методики. Издательство Музыка.
Москва.
[108] I.K.Nazarenco (2002). Nghệ thuật hát, Nxb Matxcova.
И.К.Назаренко (2002). Искусство пения. Издательство Москва.
[109] V.P.Morozov (2002). Nghệ thuật hát cộng minh, Nxb Matxcova.
В.П.Морозов (2002) Искусство резонансного пения. Издательство Москва.
[110] F.Lamperti (2009). Nghệ thuật hát (L’arte del canto), Nxb Matxcova.
Ф.Ламперти (2009). Искусство пения. Издательство Москва.
[111] O.V.Dalexky (2003). Học hát, Nxb Matxcova .
О.В.Залеcский (2003). Учимся петь. Издательство Москва.
[112] Salvatore fustrito – Barnet Beier (2005). Nghệ thuật hát và phương pháp
thanh nhạc của Enrico Caruso, Nxb Saint – Peterburg.
Сальваторе Фустрито – Барнет Бэйер (2005). Искусство пения и вокальная
методика Енрико Карусо. Издательство Санкт-Петербур.
[113] V.I.Rudenco (1980). Những vấn đề sư phạm âm nhạc, Nxb Matxcova.
В.И.Руденко (1980). Вопросы музыкальной педагогии. Издательство
Москва).
[114] V.Emelianov (2000). Phát triển giọng hát, Nxb Saint – Peterburg.
[115] Bernd Weikl (БЕРНД ВАЙКАЬ)]. Nghệ thuật thanh nhạc lý thuyết và thực
hành (ПЕНИЕ: ТЕОРИЯ И ПРАКТИКА) Nxb Аграф Москва năm 2000
III. Luận án
164
`
[116] Phạm Phương Hoa (2010), Những thủ pháp sáng tác trong một số trường
phái âm nhạc thế kỷ XX, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Thư viện HVANQGVN.
[117] Trần Thị Ngọc Lan (2010), Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt trong
nghệ thuật hát mới, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Thư viện HVANQGVN.
[118] Bùi Huyền Nga (2005), Một số dạng cấu trúc trong dân ca người Việt, Luận
án Tiến sĩ nghệ thuật, Thư viện HVANQGVN.
[119] Trương Ngọc Thắng (2008), Quá trình hình thành và phát triển của ca hát
chuyên nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Thư viện HVANQGVN.
[120] Nguyễn Bích Vân (2010), Rèn luyện bản lĩnh biểu diễn cho học sinh sinh
viên nhạc cụ cổ điển Phương Tây, Luận án Tiến sĩ nghệ thuật, Thư viện
HVANQGVN.
[121] Lê Thị Minh Xuân (2015), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo
thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới, Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học,
Thư viện HVANQGVN.
[122] Đỗ Quốc Hưng (2017), Đào tạo ca sĩ hát Opera tại Học viện Âm nhạc Quốc
gia Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học, Thư viện HVANQGVN.
[123] Nguyễn Thị Phương Nga (2017), Vị trí quan trọng của các tác phẩm của
W.A.Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, Luận án Tiến sĩ
Âm nhạc học, Thư viện HVANQGVN.
[124] Nguyễn Thị Tân Nhàn (2019), Đào tạo giọng Soprano chất lượng cao, Luận
án Tiến sĩ Âm nhạc học, Thư viện HVANQGVN.
[125] Nguyễn Khánh Trang (2022), Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học, Thư viện HVANQGVN.