Các địa phương vùng ĐBSH cần có cơ chế, chính sách tốt, thông thoáng nhằm thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, có tiềm lực đầu tư vào SXKD tại các LN, làm nòng cốt để thúc đẩy các hộ kinh doanh các thể chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp., việc phát triển doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho các LN phát triển nhanh, có chất lượng và bền vững.
- UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH cần chỉ đạo nhằm giảm thiểu các hoạt động thanh kiểm tra, nhất là trong lĩnh vực thuế, thay vào đó là các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp mới trong LN hoạt động theo đúng pháp luật, cụ thể trong 3 năm đầu mới thành lập không thanh kiểm tra tại các doanh nghiệp LN, có như vậy các hộ kinh doanh cá thể mới yên tâm chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hoặc HTX.
154 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 988 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tái cơ cấu các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Đồng bằng Sông Hồng theo hướng phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn mài tập trung vào Mỹ, EU, Hàn Quốc), nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của các nước. Chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm của LN, giảm dần việc sản xuất và xuất khẩu theo hình thức gia công.
- Bên cạnh việc hỗ trợ các LN tham gia các hội chợ quốc tế chuyên ngành TCMN, Bộ Công Thương, các địa phương vùng ĐBSH cần tổ chức các hội chợ quốc tế chuyên ngành TCMN định hướng xuất khẩu với quy mô lớn tại Việt Nam. Có các chính sách ưu đãi (miễn thị thực, hỗ trợ phòng nghỉ, đưa đón, phiên dịch...) để thu hút các nhà nhập khẩu nước ngoài đến tham quan, giao dịch tại Hội chợ. Các LN khi tham gia các hội chợ cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo, chuyên nghiệp đặc biệt là sản phẩm mẫu phải mới, đa dạng, phong phú, khác biệt, phù hợp với thị hiếu của từng thị trường. Cụ thể , với thị trường Nhật Bản cần sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày, nguyên liệu sử dụng thân thiện với môi trường; Thị trường Mỹ cần sản xuất những sản phẩm đẹp, có mẫu mã đa dạng, phong phú, nhiều chủng loại, kiểu dáng thường xuyên thay đổi; Thị trường EU đòi hỏi sản phẩm phải thường xuyên cải tiến, đổi mới mẫu mã; Thị trường Trung Đông, Nam Mỹ cần quan tâm đến các hoa văn, họa tiết trên sản phẩm sao cho phù hợp với phong tục, tập quán của thị trường này.
- Các LN cần đẩy mạnh ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế mẫu sản phẩm, SXKD, XNK. Bên cạnh việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, còn góp phần giảm chi phí, giảm thời gian, thuận lợi trong giao dịch, đàm phán với các đối tác nước ngoài.
- Các LN cần sử dụng đồng bộ các công cụ trong quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng đẩy mạnh xuất khẩu như: Website, mạng internet, đĩa DVD, sách, ấn phẩm, tờ rơi, pano... Trong đó cần cung cấp đầy đủ các thông tin về các LN, doanh nghiệp, cơ sở SXKD trong LN (tên, địa chỉ, số điện thoại, hình ảnh sản phẩm, người liên hệ, email...) giúp các nhà nhập khẩu thuận tiện trong tìm kiếm, lựa chọn và giao dịch với các LN.
3.3.4. Phát triển nguồn nhân lực LN chất lượng cao
Con người là chủ thể trực tiếp thực hiện quá trình tái cơ cấu LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững. Là nhân tố quyết định đến sự thành bại của việc thực hiện và biến các giải pháp tái cơ cấu LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững thành hiện thực. Do vậy, để thực thiện thành công tái cơ cấu các LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững; Nhà nước, các địa phương và chính các LN cần có các cơ chế, chính sách nhằm giải quyết được các yếm kém về cơ cấu nguồn nhân lực hiện tại của các LN. Tạo động lực để thu hút nguồn nhân lực nhất là nhân lực trẻ, có trình độ, chất lượng để họ yên tâm gắn bó với nghề, LN, từ đó phát huy tính năng động, sáng tạo, khai thác tối đa nguồn nhân lực tại các LN. Các giải pháp cụ thể như sau:
- Để giảm tỷ lệ lao động phổ thông không qua đào tạo, có tay nghề thấp cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, truyền nghề cho lao động nông thôn. Hàng năm, các địa phương cần dành tối thiểu 60% nguồn kinh phí đào tạo nghề cho việc đào tạo các nghề TCMN. Nâng thời gian đào tạo từ 3 tháng như hiện nay lên trên 6 tháng (nghề mây tre đan, nghề sơn mài,thêu không quá phức tạp thời gian đào tạo nên là 6 tháng; nghề gốm sứ, nghề gỗ mỹ nghệ đòi hỏi tay nghề cao thời gian đào tạo nên từ 8-12 tháng) nhằm giúp học viên có đủ thời gian rèn luyện tay nghề trước khi vào sản xuất chính thức để họ đủ khả năng sản xuất những sản phẩm tinh xảo, có hàm lượng chất xám và giá trị cao.
- Lao động LN nhất là các LN truyền thống có đặc điểm là họ rất yêu nghề, muốn gắn bó lâu dài với nghề cổ truyền do cha ông để lại. Họ là những người lao động cần cù, sáng tạo, chịu khó, được tiếp xúc với nghề từ lúc bé, tuy nhiên do thu nhập của một số LN không đáp ứng được nhu cầu cuộc sống của họ, nên họ chấp nhận bỏ nghề đi tìm công việc khác. Vì vậy, các LN phải có cơ chế trả lương, thưởng cao tương xứng với năng lực và sức lao động của họ. Lương tối thiểu phải tương đương với mức lương của các doanh nghiệp công nghiệp ngoài LN. Đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ xã hội, nhất là đóng bảo hiểm đầy đủ (Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp) cho người lao động theo quy định để họ yên tâm gắn bó với nghề.
- Các LN cũng cần tiến hành rà soát lại toàn bộ đội ngũ lao động hiện có, tiến hành điều chuyển lao động từ nơi thừa, sang nơi thiếu. Đối với những lao động thừa không bố trí được sang vị trí khác, tiến hành đào tạo để phù hợp với vị trí công việc khác. Những lao động không đào tạo được thì cho thôi việc. Những vị trí còn thiếu thì tuyển dụng bổ sung, đảm bảo bố trí đủ số lượng, đúng người, đúng việc, đúng trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm khai thác tối đa khả năng của từng lao động. Kiên quyết cho thôi việc những lao động không đáp ứng được yêu cầu vị trí công việc mà không thể đào tạo lại, những lao động dư thừa để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả nguồn nhân lực.
- Nhà nước, các địa phương cần có cơ chế khuyến khích và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng (như: thưởng tiền, mua lại thiết kế, khen thưởng...) cho các nghệ nhân, thợ giỏi, lao động trẻ có trình độ để họ phát triển các sản phẩm có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu.
- Các địa phương cần ban hành các cơ chế, chính sách thông thoáng nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các nguồn lực bên ngoài vào phát triển SXKD tại các LN, đặc biệt là đầu tư từ các doanh nghiệp lớn. Có như vậy người lao động mới có việc làm ổn định lâu dài, thu nhập tốt cùng các chế độ đầy đủ, giúp họ yên tâm gắn bó với nghề, đây cũng là giải pháp góp phần đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững LN.
- Đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và của chính người lao động về vai trò của công tác đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phải coi đào tạo nghề là cơ hội để chuyển đổi nghề nghiệp từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp với thu nhập cao hơn góp phần ổn định, bền vững cuộc sống cho người lao động.
- Nhà nước hỗ trợ một phần chi phí để khuyến khích chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong các LN học tập nâng cao trình độ, nhất là trình độ kỹ năng quản lý, quản trị, điều hành. Từ đó hình thành một đội ngũ doanh nhân, chủ cơ sở đủ dũng cảm, thông minh, trí tuệ, tài năng, đủ sức đáp ứng yêu cầu mới của hội nhập KTQT. Lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất LN cần tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng kiến thức về lý tưởng, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, kiến thức về kinh tế thị trường, về hội nhập kinh tế quốc tế, kỹ năng quản lý, quản trị, điều hành doanh nghiệp (tài chính, lao động, thị trường).
3.3.5. Phát triển mạnh mô hình doanh nghiệp trong LN
Trong các LN hiện đang có nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với các loại hình rất đa dạng như: Hộ kinh doanh cá thể, Tổ sản xuất, Tổ hợp tác, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần Trong các LN ở ĐBSH hiện nay chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, chưa có nhiều mô hình tổ chức SXKD theo luật doanh nghiệp, luật HTX, đáp ứng yêu cầu phát triển trong xu thế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Vì vậy, để nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu hội nhập, đưa các LN ở ĐBSH phát triển bền vững không thể không tạo điều kiện để hình thành nhiều doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo luật doanh nghiệp, luật HTX. Đối với LN, việc phát triển doanh nghiệp không chỉ có ý nghĩa kinh tế, mà còn có ý nghĩa xã hội góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, bảo tồn giá trị văn hoá của LN truyền thống; vì vậy cần khuyến khích hỗ trợ thành lập doanh nghiệp LN:
- Các địa phương vùng ĐBSH cần có các chính sách cụ thể để khuyến khích các hộ kinh doanh cá thể chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, như: Giảm tiền thuê đất, miễn các loại lệ phí đăng ký doanh nghiệp, miễn thuế môn bài, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp...
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký thành lập doanh nghiệp, giảm thời gian thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp xuống dưới 3 ngày, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đăng ký thành lập doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý Nhà nước các địa phương vùng ĐBSH nên tổ chức các buổi tư vấn, hướng dẫn và làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tiếp tại LN cho các cơ sở có nhu cầu thành lập doanh nghiệp để họ không phải mất thời gian đi lại và chi phí thuê tư vấn.
- Các địa phương vùng ĐBSH cần có cơ chế, chính sách tốt, thông thoáng nhằm thu hút các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp lớn, có tiềm lực đầu tư vào SXKD tại các LN, làm nòng cốt để thúc đẩy các hộ kinh doanh các thể chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp..., việc phát triển doanh nghiệp sẽ đảm bảo cho các LN phát triển nhanh, có chất lượng và bền vững.
- UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH cần chỉ đạo nhằm giảm thiểu các hoạt động thanh kiểm tra, nhất là trong lĩnh vực thuế, thay vào đó là các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp mới trong LN hoạt động theo đúng pháp luật, cụ thể trong 3 năm đầu mới thành lập không thanh kiểm tra tại các doanh nghiệp LN, có như vậy các hộ kinh doanh cá thể mới yên tâm chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp hoặc HTX.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các Hội, Hiệp hội chuyên ngành tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho các hộ kinh doanh cá thể về sự cần thiết phải chuyển đổi hoạt động theo luật doanh nghiệp và những lợi ích mang lại khi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hội nhập KTQT như hiện nay.
- Nhà nước, các Hiệp hội ngành nghề cần tổ chức các khóa tập huấn khởi sự doanh nghiệp, tư vấn cho các hộ kinh doanh khởi sự và thành lập doanh nghiệp (Thời gian từ 2-3 ngày). Mời giảng viên là các GS, PGS, TS, chuyên gia kinh tế nhiều kinh nghiệm đến truyền đạt. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất hoàn thiện hồ sơ, xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh, tư vấn thành lập doanh nghiệp, tư vấn xây dựng hệ thống sổ sách, biểu mẫu, báo cáo theo quy định khi chuyển đổi hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mới thành lập về đào tạo nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp. Hỗ trợ quảng bá giới thiệu tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất, tư vấn phát triển thị trường, mẫu mã sản phẩm Tư vấn pháp luật về thuế, hải quan, xuất nhập khẩu để họ có đủ kiến thức, vững tâm bước vào thương trường kinh doanh độc lập, hiệu quả, cạnh tranh sòng phẳng, bình đẳng với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
3.3.6. Đầu tư đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Công nghệ thiết bị là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả SXKD cho LN. Đưa thu nhập người lao động ngày một tăng, đồng thời góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường LN. Tuy nhiên, công nghệ, thiết bị là một trong những yếu điểm hiện nay của LN, mặc dù nghề TCMN chủ yếu làm thủ công, nhưng nhiều công đoạn đã được thay thế bằng máy móc, thiết bị. Để phát triển các LN ở ĐBSH theo hướng bền vững, cần đẩy mạnh thay đổi công nghệ thiết bị theo hướng gia tăng tỷ lệ công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại, giảm tỷ lệ công nghệ thiết bị lạc hậu, tăng tỷ lệ sử dụng máy móc ở những công đoạn không phải bí truyền, để làm được điều này cần thực hiện các giải pháp sau đây:
- Nhà nước cần tiếp tục và đẩy mạnh việc thực hiện các chính sách khuyến khích, hỗ trợ các LN đầu tư đổi mới ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất vừa góp phần tăng năng suất, chất lượng, giảm giá thành sản xuất sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, góp phần giảm tỷ lệ công nghệ thiết bị lạc hậu tại các LN. Trong quá trình hỗ trợ, cần ưu tiên lựa chọn các công nghệ, thiết bị giúp giảm thiểu hoặc khắc phục ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước, cần giao cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dành một tỷ lệ bắt buộc dự nợ cho vay hàng năm để các LN đầu tư đổi mới công nghệ thiết bị, với lãi suất bằng 50% lãi suất trên thị trường.
- Các LN cần lựa chọn những công đoạn sản xuất mang tính đột phá, quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm để đầu tư ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nhằm tăng năng suất, tăng chất lượng và giảm giá thành sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm. Ví dụ như ngành gốm sứ ứng dụng công nghệ tự động vào công đoạn tráng men, nung, rót; ngành sơn mài ứng dụng công nghệ tự động vào công đoạn làm cốt; ngành mây tre đan ứng dụng công nghệ tự động vào công đoạn tạo phôi nguyên liệu; ngành gỗ mỹ nghệ ứng dụng công nghệ khắc tự động Những công đoạn, công nghệ mang tính bí truyền, là nền tảng của sản phẩm LN phải giữ nguyên, không thay đổi (công đoạn vẽ ngành gốm sứ, sơn mài; công đoạn đan ngành mây tre, công đoạn thêu ngành thêu...).
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện và hỗ trợ các LN kết hợp với các viện nghiên cứu chuyên ngành để đưa các công nghệ, thiết bị mới là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học vào ứng dụng trong sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, tính thẩm mỹ của sản phẩm, cũng như hạ giá thành sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường LN. Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học từ nguồn ngân sách Nhà nước yêu cầu chuyển giao miễn phí cho các LN ứng dụng. Các đề tài, công trình nghiên cứu không sử dụng ngân sách Nhà nước, các địa phương có chính sách hỗ trợ 50% chi phí để các LN mua hoặc chuyển giao công nghệ, thiết bị là kết quả của các nghiên cứu này.
- Các LN tích cực kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp lớn ngoài LN để đổi mới công nghệ, thiết bị thông qua các hợp đồng hợp tác SXKD. Các doanh nghiệp đầu tư công nghệ, thiết bị, các LN sử dụng các công nghệ thiết bị này sản xuất độc quyền sản phẩm cho doanh nghiệp tiêu thụ trên thị trường.
- Các địa phương cần nghiên cứu phương án tách các công đoạn sản xuất gây ô nhiễm môi trường giao cho một đơn vị thực hiện theo kiểu vệ tinh gia công cho các đơn vị khác trong LN, nhà nước sẽ hỗ trợ tạo điều kiện (mặt bằng, kinh phí, ưu đãi thuế, thu gom xử lý chất thải...) để đơn vị này đầu tư công nghệ thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất góp phần nâng cao năng suất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Giải pháp này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà nước và các LN.
- Các LN đẩy mạnh việc ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm LN. Tuy nhiên, cần lựa chọn để ứng dụng mang tính chọn lọc, phù hợp với SXKD của LN.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước địa phương cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, đánh giá môi trường LN, kịp thời phát hiện, ngăn chặn những vụ việc ô nhiễm môi trường do sản xuất của các LN trên địa bàn gây ra. Đối với các dự án sản xuất phải có đánh giá tác động môi trường và được kiểm tra trước khi đi vào hoạt động. Đình chỉ sản xuất đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng. Xây dựng, thực hiện lộ trình di dời các cơ sở LN gây ô nhiễm môi trường nằm xen kẽ trong các khu dân cư vào cụm công nghiệp tập trung.
3.3.7. Tạo nguồn vốn cho phát triển và tái cơ cấu LN
Vốn là nguồn lực quan trọng để tái cơ cấu LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững. Tuy nhiên, nguồn vốn hiện nay của các LN ở ĐBSH phụ thuộc quá nhiều vào vốn tự có, các nguồn vốn khác như vốn vay thương mại, vốn hỗ trợ nhà nước, vốn từ thị trường chứng khoán hoặc rất thấp hoặc không có. Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp nhằm đa dạng hóa các nguồn vốn cho các LN phát triển, cụ thể:
- Chính phủ, các địa phương cần hoàn thiện cơ chế để các LN tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng, vốn vay từ các ngân hàng, trong đó trọng tâm là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng đầu tư và Phát triển, Ngân hàng HTX với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh gọn, thông thoáng. Cần có quy định về tỷ lệ phần trăm dự nợ (tối thiểu 10%) cho vay đối với LN trong tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, nâng cao năng lực thẩm định cho vay các dự án của các cơ quan tín dụng, đa dạng hóa các hoạt động tín dụng. Cải tiến các hình thức đầu tư tín dụng thuận tiện, đơn giản cho người đi vay song vẫn bảo đảm an toàn vốn vay. Nhà nước cần giao đặc trách cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các hoạt động cho vay đối với các LN, cần có quy định cụ thể về mức lãi suất cho vay đối với LN đảm bảo luôn thấp hơn mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại.
- Các LN cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm lành mạnh hóa tài chính của LN, tạo niềm tin cho các tổ chức tín dụng cũng như các nhà đầu tư để họ yên tâm cung cấp tín dụng hoặc đầu tư vào LN.
- Nhà nước cần xây dựng cơ chế để huy động mọi nguồn vốn của các tổ chức xã hội, hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp ngoài LN và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài, của tổ chức phi Chính phủ đầu tư vào lĩnh vực phát triển liên quan đến LN. Quan tâm đến các khách hàng truyền thống có ý định hợp tác lâu dài với Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất hàng TCMN của LN.
- Các LN cần đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để phát triển SXKD, ngoài nguồn vốn tự có, vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cần vận dụng linh hoạt các nguồn vốn như ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ...
- Các doanh nghiệp trong LN đủ điều kiện, cần mạnh dạn chuyển đổi sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, niêm yết trên thị trường chứng khoán để có thể huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức tín dụng cần hỗ trợ, tư vấn việc huy động, sử dụng vốn một các có hiệu quả cho các LN. Khai thông việc tạo vốn cho LN từ các nguồn vốn tín dụng đầu tư, quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia, quỹ quốc gia giải quyết việc làm... Thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với những dự án đầu tư có hiệu quả bằng vốn vay các tổ chức tín dụng.
3.3.8. Đề xuất mô hình cơ cấu LN phát triển bền vững
Ðể các LN có thể tồn tại và phát triển bền vững trong bối cảnh hiện nay, việc tái cơ cấu LN theo hướng đổi mới phương thức sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất, đẩy mạnh phát triển và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tăng năng suất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nếu chỉ có quy mô hộ cá thể, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với khối lượng hàng hóa hạn chế, chất lượng sản phẩm không đồng đều thì các sản phẩm LN sẽ rất khó cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, việc khuyến khích các hộ, cơ sở sản xuất ở các LN mạnh dạn đầu tư phát triển thành các doanh nghiệp là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Trên cơ sở lý thuyết về tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững và đánh giá sự biến động cơ cấu LN vùng ĐBSH thời gian qua. Tác giả đề xuất một số mô hình tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững cụ thể như sau:
a. Mô hình dành cho các LN có thế mạnh xuất khẩu
Các LN có thể mạnh xuất khẩu thường tập trung vào các ngành như: Gốm sứ, Sơn mài, Mây tre giang đan. Các LN này có đặc điểm là LN truyền thống, sản phẩm và thương hiệu có tiếng trong và ngoài nước, có đội ngũ doanh nghiệp đông đảo trong đó có nhiều doanh nghiệp có tiềm lực, có thị trường tiêu thụ rộng. Vì vậy, đối với các LN này, mô hình cơ cấu theo hướng phát triển bền vững là đa dạng hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn hội nhập, duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, đổi mới công nghệ thiết bị có chọn lọc ở những công đoạn sản xuất cần thiết, cụ thể:
- Đổi mới, cải tiến mẫu sản phẩm để tạo ra các sản phẩm mới mà thị trường có nhu cầu hoặc là thị trường tiềm năng trong tương lai, phù hợp với chiến lược phát triển của LN, trong đó ưu tiên cho sản phẩm xuất khẩu. Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa các công dụng của sản phẩm, cải tiến mẫu mã đáp ứng theo nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và thị trường, đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu theo quy định của WTO và khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), cũng như đủ sức cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Cần tập trung vào các sản phẩm mà LN có lợi thế so sánh, có thị trường tiềm năng trong tương lai. Nâng cao tỷ lệ sản phẩm mang thương hiệu LN, giảm dần tiến tới loại bỏ sản phẩm gia công cho nhà nhập khẩu. Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao, giảm dần các sản phẩm giản đơn giá trị thấp.
- Thường xuyên thực hiện các giải pháp để duy trì các thị trường hiện có, đồng thời đầu tư nguồn lực để phát triển các thị trường mới, đặc biệt là các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương nhằm tận dụng tối đa các lợi thế từ các Hiệp định mang lại. Tiếp cận và dần tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu của ngành hàng TCMN.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại vào những công đoạn sản xuất không ảnh hưởng đến tính bí truyền của LN, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hoặc sản xuất ra sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp LN có quy mô lớn làm nòng cốt, đầu tàu tổ chức thiết kế mẫu mã, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, ký kết hợp đồng về cho các đơn vị nhỏ sản xuất. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao (thiết kế, quản trị, kinh doanh) phục vụ phát triển LN, chú trọng đào tạo đội ngũ Nghệ nhân từ lớp lao động trẻ.
b. Mô hình dành cho các LN kết hợp du lịch
Các LN kết hợp du lịch là các LN truyền thống, có lịch sử lâu đời, sản phẩm có thương hiệu trên thị trường, có các nét đặc trưng riêng biệt tạo sức hút đối với khách du lịch. Với các LN này, mô hình cơ cấu theo hướng phát triển bền vững là phát triển sản phẩm và dịch vụ phục vụ du lịch, đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao; Kết nối với các tour, tuyến du lịch, cụ thể:
- Thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm phục vụ du lịch gắn với lịch sử, truyền thống của địa phương, của LN. Tạo ra một số sản phẩm du lịch mang đặc trưng của LN.
- Kết hợp với các đơn vị lữ hành, đưa LN tham gia vào chuỗi các tour, tuyến du lịch trong nước. Bên cạnh đó, quảng bá giới thiệu để thu hút khách tự đến tham quan LN. Xây dựng hệ thống các cửa hàng bán sản phẩm, đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch.
- Đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch như đường giao thông, bãi đỗ xe, các cửa hàng dịch vụ, các công trình văn hóa, di tích lịch sử phục vụ du lịch, biển báo....
- Đào tạo lao động, chú trọng lao động làm nghề và lao động làm công việc liên quan đến du lịch.
c. Mô hình dành cho các LN khác
Các LN không có thế mạnh xuất khẩu thường có các đặc điểm: Làng nghề mới hoặc sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước, các cơ sở sản xuất chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể, mẫu mã sản phẩm ít đổi mới. Đối với các LN này,
Đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm trong đó tập trung vào các sản phẩm có thế mạnh của LN, giảm dần và tiến tới loại bỏ các sản phẩm giản đơn, giá trị thấp; Đối với thị trường đô thị, cần liên kết với các hệ thống phân phối để đưa sản phẩn LN vào tiêu thụ (giảm thiểu việc tự xây dựng hệ thống phân phối riêng của LN), đồng thời thực hiện các giải pháp mở rộng thị trường về các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa thông qua các chương trình hội chợ triển lãm, đưa hàng về nông thôn...
Nghiên cứu ứng dụng máy móc thiết bị vào một số công đoạn sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Khuyến khích một số hộ kinh doanh cá thể có tiềm năng, thế mạnh về vốn, thị trường mạnh dạn chuyển sang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, để làm nòng cốt, đầu mối tiếp nhận các đơn hàng lớn tổ chức sản xuất và tiêu thụ, các cơ sở sản xuất khác trong LN làm vệ tinh. . Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển LN, chú trọng đào tạo đội ngũ Nghệ nhân từ lớp lao động trẻ.
3.4. Một số kiến nghị về điều kiện để thực hiện tái cơ cấu làng nghề TCMN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững
3.4.1. Đối với Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương
- Hiện nay, Nhà nước, Chính phủ đang tồn tại song song nhiêu văn bản quy định về các chính sách hỗ trợ nghề và LN, trong đó nhiều hạng mục, nhiều nội dung về cùng một vấn đề nhưng trong các văn bản lại quy định khác nhau. Vì vậy, Chính phủ và các bộ ngành Trung ương cần tiếp tục bổ sung, sửa đổi nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến phát triển nghề và LN đảm bảo thống nhất, có đủ hành lang pháp lý cho các LN hoạt động cũng như cho việc quản lý của các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng cần tuân thủ nguyên tắc bình đẳng trong kinh doanh, tự do kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh; đồng thời quan tâm đến đặc thù của LN đó là bảo tồn và phát triển văn hóa LN, tôn vinh nghệ nhân LN,
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế, chính sách theo các quy luật của nền kinh tế thị trường và các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường mà trước mắt và quan trọng nhất là thị trường đất đai, thị trường lao động, thị trường khoa học công nghệ.
- Thực hiện đúng đắn hệ thống chể chế, chính sách đã ban hành. Đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, khắc phục những hành vi sách nhiễu doanh nghiệp LN. Tạo thuận lợi hơn nữa cho các loại hình doanh nghiệp đăng ký, gia nhập thị trường, xóa bỏ các thủ tục phiền hà đang cản trở doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành Trung ương thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt hơn nữa để nâng cao hiệu quả của các hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến công và các hoạt động hỗ trợ LN khác.
- Bộ Công thương có trách nhiệm chính trong việc xuất khẩu sản phẩm TCMN trong cả nước. Bộ cần tổ chức và phụ trách việc phân loại đối tượng sản xuất của các LN theo tiềm năng thị trường bao gồm: nhóm có khả năng xuất khẩu, nhóm tiêu thụ trong nước và nhóm chỉ tiêu thụ ở địa phương. Đồng thời bộ cũng cần có những định hướng và tổ chức hình thành những mắt xích liên kết giữa các thị trường địa phương và thị trường nước ngoài, phát triển các kênh thị trường hiện tại, tìm ra các thị trường mới và theo dõi, xác định xu hướng biến động của từng thị trường. Thường xuyên cung cấp những thông tin mới nhất về tình hình thị trường trong và ngoài nước cho các làng nghề trên phương tiện thông tin đại chúng đặc biệt là các trang web về xúc tiến thương mại
- Chính phủ cần dành một phần ngân sách hàng năm cho việc hỗ trợ để nâng cao chất lượng và phát triển mẫu mã sản phẩm TCMN. Phần ngân sách này nên được đầu tư vào các đề tài, dự án nghiên cứu về tình hình sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng, các sản phẩm tương đương hoặc trực tiếp cạnh tranh với các sản phẩm của làng nghề. Từ các kết quả nghiên cứu trên, đề xuất các hướng xử lý, các giải pháp giúp làng nghề tìm ra cho mình những hướng đi sản phẩm thích hợp để chiếm lĩnh được thị trường. Nghiên cứu hình thành Trung tâm hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu mã sản phẩm TCMN vùng ĐBSH để hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn các LN trong thiết kế, phát triển mẫu mã sản phẩm, phù hợp thị trường.
- Chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương trong đó giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng quy hoạch tổng thể tái cơ cấu LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững, quy hoạch các vùng nguyên liệu làm cơ sở chủ đạo cho việc chỉ đạo, triển khai việc phát triển LN toàn vùng ĐBSH.
3.4.2. Đối với UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSH
- Là cơ quan chủ trì ban hành, chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện việc tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững tại địa phương. Thực hiện tháo gỡ vướng mắc, khó khăn, ban hành các cơ chế, chính sách để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các LN trong quá trình tái cơ cấu.
- Tăng cường công tác xây dựng quy hoạch nhất là quy hoạch phát triển nghề và LN của từng tỉnh, thành phố và cả vùng ĐBSH và quy hoạch vùng nguyên liệu. Công tác quy hoạch cần thực hiện một cách bài bản, có tầm nhìn lâu dài, ổn định để các LN yên tâm mở rộng sản xuất kinh doanh. Quy hoạch phải xuất phát từ lợi thế của từng địa phương và nhu cầu của thị trường để từ đó phát triển các nghề, sản phẩm LN có hiệu quả nhất, việc quy hoạch cần tạo ra những vùng sản xuất tập trung, đảm bảo tách sản xuất ra khỏi khu vực dân cư, khắc phục ô nhiễm môi trường. Đối với các LN phát triển quy mô lớn và các LN phát triển kết hợp du lịch cần có quy hoạch riêng đảm bảo phát triển ổn định và lâu dài.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước, với vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình cần hỗ trợ các LN phát triển trên 3 mặt là khuyến khích, hỗ trợ và hướng dẫn [42, Tr198, 199].
+ Khuyến khích: Các thể chế, cơ chế, chính sách cần thể hiện rõ quan điểm khuyến khích các LN phát triển, coi các LN là bộ phận cấu thành của nền kinh tế. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư vào những lĩnh vực cần thiết để tạo nên cơ cấu kinh tế phù hợp với yêu cầu của thị trường, không phân biệt đối xử trong các chính sách liên quan đến doanh nghiệp (mặt bằng, vốn). Các chủ trương, chính sách của Nhà nước hiện nay về khuyến khích phát triển nghề, làng nghề cần được triển khai thực thi rộng rãi trong thực tế.
+ Trợ giúp: Các LN chưa quen với kinh tế thị trường, nhất là trong cạnh tranh thị trường quốc tế, vì vậy trong quá trình phát triển, họ rất cần sự trợ giúp, hỗ trợ của các cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề cung cấp thông tin tiếp cận thị trường, nâng cao trình độ kỹ năng quản lý, quản trị, điều hành doanh nghiệp, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mở rộng thị trường tiêu thụ, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, đào tạo nguồn nhân lựcNhà nước cần có các chính sách hỗ trợ các LN trong tiếp cận vay vốn ngân hàng, thuê mặt bằng phục vụ sản xuất kinh doanh
+ Hướng dẫn: Các cơ quan quản lý Nhà nước cần hướng dẫn các LN kinh doanh theo đúng quy định pháp luật, nhất là nghiệp vụ thuế, tài chính. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần quản lý, thanh kiểm tra theo tinh thần hướng dẫn các LN tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước, không theo hướng bới lông tìm vết để xử phạt, có như vậy mới khuyến khích các cơ sở sản xuất LN mạnh dạn hoạt động theo luật doanh nghiệp, góp phần phát triển LN bền vững.
- Kết cấu hạ tầng thiếu và yếu đang là một trong những điểm nghẽn trong phát triển kinh tế xã hội của nhiều địa phương, trong đó có các LN. Các địa phương cần tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là đường giao thông, cụm công nghiệp tập trung, hệ thống điện, khu tập trung nguyên liệu sản xuấtCác LN hiện nay, hầu hết đường giao thông đã được bê tông hóa, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của các LN, nhất là phương tiện vận chuyển khổ lớn, hệ thống cung cấp điện không được ổn định, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động SXKD của các LN.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, trong đó có việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, xóa bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết, chủ yếu mang tính hành và kiềm chân doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cao chất lượng, thái độ phục vụ doanh nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức viên chức, các cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển nghề, LN cần rõ ràng, công khai, minh bạch tránh cơ chế xin cho, tạo điều kiện cho một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiều, gây phiền hà, hạch sách.
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước trong thanh kiểm tra hoạt động của các LN trong đó tập trung vào các vi phạm về sở hữu trí tuệ, gian lận thương mại, hàng nhái, hàng giả, ô nhiễm môi trườngViệc thanh kiểm tra chủ yếu để làm cho các LN có ý thức trong chấp hành pháp luật của Nhà nước, không hướng đến việc xử phạt hành chính; việc xử phạt chỉ nên áp dụng trong một số trường hợp cần thiết.
3.4.3. Đối với các Hội, Hiệp hội ngành nghề thủ công mỹ nghệ
Như kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, trong nền kinh tế thị trường ba trụ cột cần được củng cố vững chắc đó là nhà nước, thị trường (các doanh nghiệp kinh doanh tự chủ) và xã hội dân sự (các tổ chức hội, hiệp hội). Các hội, hiệp hội thường được coi là khu vực trợ giúp nhà nước trong việc thực hiện các dịch vụ công mà cơ quan quản lý nhà nước thực hiện nhưng không đảm nhận được hết. Một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững, hài hòa phải dựa trên sự phát triển vững chắc cả ba trụ cột này [42, Tr 208].
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vai trò của một số hội, hiệp hội ngành nghề TCMN còn mờ nhạt, hoạt động mang tính hình thức, nhiều hội, hiệp hội sau khi hình thành hoạt động cầm chừng, không phát huy hết vai trò trách nhiệm của mình. Vì vậy trong thời gian tới, các Hội, Hiệp hội ngành nghề TCMN cần làm tốt các nhiệm vụ sau để góp phần tái cơ cấu thành công các LN theo hướng phát triển bền vững.
- Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của các LN trong vấn đề tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững. Coi tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững là xu thế tất yếu của quá trình phát triển LN. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng trong các hoạt động của Hội, Hiệp hội.
- Kiến nghị với các cấp, các ngành về các cơ chế, chính sách, giải pháp góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững. Là đầu mối kêu gọi sự đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước vào quá trình tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững.
- Định hướng cho các LN trong quá trình tái cơ cấu, nhất là về thị trường, sản phẩm đảm bảo duy trì, phát huy và nâng cao giá trị văn hóa truyền thống của mỗi LN kết tinh trong sản phẩm. Không vì lợi ích trước mắt làm mất đi các giá trị truyền thống này của LN.
- Hỗ trợ các LN trong các vấn đề như quảng bá, tìm kiếm thị trường, vay vốn, đào tạo nguồn nhân lực,đặc biệt là hỗ trợ, giúp đỡ về vốn vay tránh trường hợp các LN sử dụng vốn vay tín dụng đen. Bên cạnh đó, Hội, Hiệp hội hỗ trợ các LN trong tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
- Nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến phát triển nghề, LN, như trong giám sát các công trình đầu tư vào LN sử dụng ngân sách Nhà nước, góp ý vào các quy định của pháp luật liên quan đến LN, đề xuất các kiến nghị, cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các LN hoạt động và phát triển.
KẾT LUẬN
LN đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở ĐBSH. Phát triển LN là mục tiêu nghiên cứu của nhiều luận án, đề tài khoa học cấp bộ ở nước ta. Ở nước ngoài, nhiều nghiên cứu về phát triển LN đã triển khai áp dụng thành công ở một số quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan,...
Đối với vùng ĐBSH, đến nay chưa có một công trình nghiên cứu riêng rẽ nào về tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững, một vấn đề sống còn của LN vùng ĐBSH hiện nay.
Do đó, có thể thấy được tầm quan trọng của việc tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững ở ĐBSH trong giai đoạn hiện nay. Sự thiếu vắng một nghiên cứu khoa học nghiêm túc, đầy đủ về vấn đề này là lập luận cơ bản về sự cần thiết và ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài luận án tiến sĩ kinh tế “Tái cơ cấu các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững”. Luận án đã phần nào giải quyết được các vấn đề nêu trên, cụ thể:
Thứ nhất: Đề tài đã tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài, từ đó tổng hợp, phân tích, đánh giá và tìm ra những khoảng trống tri thức để đi sâu vào nghiên cứu.
Thứ hai: Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học trước đó, đề tài đã phát triển và làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về tái cơ cấu LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững.
Thứ ba: Từ việc nghiên cứu các kinh nghiệm phát triển LN, chuyển đổi cơ cấu kinh tế bền vững ở một số quốc gia, đề tài đã rút ra các bài học kinh nghiệm bổ ích cho tái cơ cấu các LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững.
Thứ tư: Đề tài đã tổng hợp, phân tích một cách khách quan thực trạng thay đổi cơ cấu LN vùng ĐBSH; Đề tài đã chỉ ra được những thành tựu, nhược điểm và nguyên nhân trong tái cơ cấu các LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững.
Thứ năm: Qua phân tích thực trạng thay đổi cơ cấu LN ở ĐBSH giai đoạn 2011-2016, đề tài xác lập các giải pháp để tái cơ cấu các LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; các giải pháp này có tính khoa học, xác thực và có tính khả thi để đóng góp vào sự phát triển ổn định, bền vững các LN ở ĐBSH trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của luận án này sẽ góp phần làm sáng tỏ và cung cấp một số lý luận khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách, các LN, các tổ chức và chính người dân vùng ĐBSH về tái cơ cấu LN theo hướng phát triển bền vững. Đồng thời, đề xuất các kiến nghị, định hướng, giải pháp cụ thể nhằm tái cơ cấu các LN ở ĐBSH theo hướng phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
Đề tài nghiên cứu “Tái cơ cấu các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững” được trình bày trên cơ sở vận dụng các kiến thức lý thuyết về tái cơ cấu, quản trị doanh nghiệp, quản trị thương mại vào phân tích các tài liệu cũng như số liệu thu thập được liên quan đến hoạt động của các LN vùng ĐBSH. Từ đó đề tài đã luận giải các vấn đề cơ bản thuộc nội dung nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm tái cơ cấu LN ở ĐBSH theo hướng bền vững trong thời gian tới. Tuy nhiên, khoảng cách giữa mong muốn và hiện thực, giữa mục tiêu và kết quả, giữa lý thuyết và thực tế lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc không ít vào cách thức tiếp cận và vận dụng linh hoạt các mô hình lý thuyết vào thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh luôn biến đổi như hiện nay.
Trong một chừng mực nhất định nào đó phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn của bản thân, đề tài cũng đã phần nào giải quyết được một số vấn đề đặt ra. Song do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế, số liệu thống kê chưa đầy đủ, nên đề tài không khỏi còn có những thiếu sót, hạn chế cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, các chuyên gia trong lĩnh vực LN, các bạn nghiên cứu sinh cùng khóa và các đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và phát huy tác dụng tốt, góp phần nhỏ bé nhằm khơi dậy tiềm năng, sức mạnh của các LN vùng ĐBSH phát triển nhanh, bền vững trong công cuộc CNH,HĐH đất nước. Đồng thời cũng là dịp để nghiên cứu sinh nâng cao nhận thức hơn nữa bổ sung vào lượng kiến thức đã tích luỹ được trong thời gian học tập nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách Công Thương – Bộ Công Thương. Nếu điều kiện cho phép, trong thời gian tới tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện những vấn đề này.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
Vương Đình Thanh, Phát triển bền vững các làng nghề thủ công mỹ nghệ Đồng bằng Sông Hồng trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Thương mại, tháng 08/2013.
Vương Đình Thanh, Phát triển làng nghề ở Hà Nội: Thực trạng và những vấn đề đặt ra, đăng trên Tạp chí Cộng sản, chuyên san Hồ sơ sự kiện, số 314 tháng 11/2015.
Vương Đình Thanh, Tái cơ cấu để hướng tới phát triển bền vững các làng nghề thủ công mỹ nghệ ở Đồng bằng sông Hồng, đăng trên Tạp chí Công Thương, chuyên đề kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ số 4-5, tháng 04/2017.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
Bạch Thị Lan Anh (2010), Phát triển bền vững làng nghề truyền thống vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Bộ Công Thương (2014), Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
Bộ Công Thương (2006), Chiến lược xuất khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Công Thương, Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (2014), Báo cáo đánh giá tiềm năng xuất khẩu quốc gia, Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Nhà xuất bản Lao Động.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), Báo cáo kết quả tổng điều tra làng nghề Việt Nam, Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1996), Kỷ yếu hội thảo quốc tế “bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống việt nam, Hà Nội.
Bộ Thương mại (2003), Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở bắc bộ thời kỳ đến năm 2010, Hà Nội.
Chính phủ (2012), Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Chính phủ ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững Việt Nam (Chương trình nghị sự 21), Hà Nội.
Chính phủ (2018), Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn, Hà Nội.
Trần Văn Chử (2005), Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương (2014), Kỷ yếu hội thảo Liên kết vùng phát triển nghề thủ công mỹ nghệ các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, Nam Định.
Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương (2011), Báo cáo của các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc tại Hội nghị khuyến công năm 2011, Hà Nội.
Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương (2012), Báo cáo của các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc tại Hội nghị khuyến công năm 2012, Hà Nội.
Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương (2013), Báo cáo của các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc tại Hội nghị khuyến công năm 2013, Hà Nội.
Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương (2014), Báo cáo của các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc tại Hội nghị khuyến công năm 2014, Hà Nội.
Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương (2015), Báo cáo của các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc tại Hội nghị khuyến công năm 2015, Hà Nội.
Cục Công nghiệp địa phương – Bộ Công Thương (2016), Báo cáo của các tỉnh, thành phố khu vực phía bắc tại Hội nghị khuyến công năm 2016, Hà Nội.
Nguyễn Trí Dĩnh (2005), Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Hồng, Đề tài khoa học cấp bộ, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Trần Minh Đạo (2006), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Nguyễn Thành Độ và Nguyễn Ngọc Huyền (2007), Quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
Nguyễn Văn Hiến (2012), Phát triển làng nghề theo hướng bền vững ở Việt Nam trong tiến trình Hội nhập kinh tế thế giới, đăng trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 4, tháng 5-6/2012,
Vũ Ngọc Hoàng (2016), Làng nghề truyền thống tỉnh Nam Định trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2012), Một số nội dung cơ bản trong quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về kinh tế, văn hóa, đối ngoại, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính.
Holger R., (2011), Kinh tế học bền vững- Lý thuyết kinh tế và thực tế của phát triển bền vững, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.
Trần Đoàn Kim (2007), Chiến lược marketing đối với hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Việt Nam đến năm 2010, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Trịnh Kim Liên (2013), Phát triển làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Nguyễn Thừa Lộc (2011), Cần có tư duy mới trong phát triển kinh tế thương mại sau thời kỳ khủng hoảng và suy thoái kinh tế, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 09/2011.
Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão (2014): Giáo trình quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.
Phạm Nguyên Minh (2012), Giải pháp phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công Thương.
Nguyễn Xuân Quang (2006), Marekting Thương mại, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
Đoàn Hương Quỳnh (2010), Giải pháp tái cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp Nhà nước trong điều kiện hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học viện Tài chính
Sở Công Thương Hà Nội (2016), Báo cáo kết quả điều tra, khảo sát môi trường làng nghề trên địa bàn Hà Nội, Hà Nội.
Lê Bá Tâm (2016), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở tỉnh Nghệ An, Luận án tiến sỹ, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Lê Xuân Tâm, Nguyễn Tất Thắng (2013), Phát triển làng nghề tỉnh Bắc Ninh trong bối cảnh xây dựng nông thôn mới, đăng trên Tạp chí Khoa học và Phát triển, số 08-2013.
Đỗ Thị Thạch (2006), Khôi phục và phát triển làng nghề ở vùng Đồng bằng Sông Hồng nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Nguyễn Hữu Thắng (2010), Phát triển làng nghề, doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội.
Trương Đoàn Thể (2004), Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.
Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 795/QĐ-TTg, ngày 23/5/2013 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 10/2/2014 ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 339/2013/QĐ-TTg ngày 19/2/2013 phê duyệt đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013-2020, Hà Nội,
Dương Thị Tình (2015), Phát triển bền vững thương mại tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Bùi Quang Tuấn (2014), Tái cơ cấu kinh tế Tây Nguyên theo hướng phát triển bền vững, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Kinh tế - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Vũ Quốc Tuấn (2010), Làng nghề phố nghề Thăng Long – Hà Nội trên đường phát triển, Nhà xuất bản Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội (2014), Quyết định số 31/2014/QĐ-UBND ngày 4/8/2014 ban hành quy định chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội, Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển nghề và làng nghề Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
UBND thành phố Hà Nội (2015), Báo cáo tổng kết 5 năm phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2015, kế hoạch phát triển nghề và làng nghề thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020, Hà Nội.
UBND tỉnh Hải Dương (2013), Quy hoạch phát triển hệ thống làng nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, Hải Dương.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Vĩnh Phúc.
UBND tỉnh Hưng Yên (2012), Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020, Hưng Yên.
UBND tỉnh Nam Định (2015), Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Nam Định.
UBND tỉnh Ninh Bình (2011), Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề kết hợp với phục vụ du lịch tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Ninh Bình.
UBND tỉnh Quảng Ninh (2007), Quy hoạch phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2015, định hướng đến năm 2020, Quảng Ninh.
Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quôc Việt Nam, Hiệp hội Làng nghề Việt Nam (2015), Kỷ yếu hội thảo Làng nghề Việt Nam: Truyền thống, thực trạng và giải pháp phát triển trong thời kỳ hội nhập, Hà Nội,
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, Tổ chức hợp tác phát triển Đức (2013), Kỷ yếu hội thảo phụ hồi tăng trưởng và tái cơ cấu kinh tế: Cơ hội và thách thức.
Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (2010), Phát triển các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn.
Trần Minh Yến (2003), Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Viện Kinh tế học.
Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam,
Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
II. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
Asian Productivity Organization (2007), Development through Rural Industrialization and Networking among Stakeholders: Application of the Cluster Approach to Rural Development, Fukuoka, Japan,
JICA (2008), Report of the Project Formulation Mission for the Project for Vitalization of Rural Areas through OVOP Movement in Timor- Leste,
Kaoru NATSUDA, Kunio IGUSA, Aree WIBOONPONGSE, Aree CHEAMUANGPHAN, Sombat SHINGKHARAT, John THOBURN (2011), One village one product – Rural Development strategy in Asia: The case of OTOP in Thailand, Ritsumeikan Center for Asia Pacific Studies (RCAPS), Ritsumeikan Asia Pacific University
Morihiko Hiramatsu (2010), Report of One Village One Products
Sotiris Zigiaris (2010), Business Process Re-Engineering, BPR HELLAS SA.
Terrence E. Deal; Allan A. Kennedy (2000), The New Corporate Cultures: Revitalizing the Workplace after Downsizing, Mergers, and Reengineering, Perseus Publishing,
Yared Awgichew (2010), Policy and Pratical measure to promote occupation villages in Ethiopia.
Yoopin Claymone (2011), A Study on One village One Product Project (OVOP) in Japan and Thailand as an Alternative of Community Development in Indonesia: A Perspective on Japan and Thailand.