Luận án Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập

Qua nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập”, luận án đã đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, từ việc tổng hợp các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án, sách tham khảo và các bài báo khoa học của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề QLNN ngành nông nghiệp, có thể khẳng định việc nghiên cứu về tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh hội nhập mang tính thời sự và có ý nghĩa khoa học, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Thanh Hoá được định hướng phát triển thành một cực tăng trưởng mới của đất nước. Luận án đã hoàn thiện một bước cơ sở lý luận về QLNN ngành nông nghiệp thông qua việc phân tích các khái niệm về QLNN, đặc điểm vai trò và nội dung của QLNN ngành nông nghiệp gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, từ kinh nghiệm thực tiễn về QLNN ngành nông nghiệp của một số quốc gia và một số địa phương trọng điểm trong nước là Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, luận án đã đúc kết một số kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa: Cần làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp của quốc gia và địa phương dựa trên điều kiện tự nhiên sinh thái, thổ nhưỡng đặc thù để có thể tận dụng những nguồn lực cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả nhất; tập trung xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững; quyết liệt trong tổ chức thực hiện các quy hoạch, chương trình, chính sách; tăng cường công tác kiểm soát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, chương trình, các chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế. Thứ ba, luận án tiến hành khảo sát thực tiễn địa bàn nghiên cứu về công tác QLNN ngành nông nghiệp trên 5 đối tượng thuộc 6 vùng khác nhau trong tỉnh; phân thành 2 nhóm đối tượng để điều tra, thu thập thông tin đánh giá sự hài lòng của họ về công tác QLNN bằng việc sử dụng thang đo Likert 5 với 5 mức độ khác nhau. Kết quả khảo sát ở các đối tượng này với các cách khai thác thông tin khác nhau, nhằm đánh giá, nhìn nhận một cách toàn diện hơn thực trạng QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2015 – 2021.

pdf194 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hần phát triển kinh tế xã hội, ổn định trật tự xã hội khu vực nông thôn. - Tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về các chính sách của Trung ương và Thanh Hóa; các nội dung, vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, vùng nông nghiệp ứng dụng CNC; các sản phẩm nông nghiệp chủ lực và sản phẩm xuất khẩu của địa phương để người dân biết, tham gia thực hiện. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của khoa học, công nghệ, yêu cầu về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái đối với hoạt động của sản xuất nông nghiệp để có thể phát triển một nền nông nghiệp bền vững. 5.2.5. Xây dựng củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp * Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước: Nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhất thiết phải có những thay đổi trong hoạt động của tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức trong việc thực hiện chức năng QLNN về nông nghiệp. Để tăng cường công tác QLNN đối với nông nghiệp, cơ cấu tổ chức của cơ quan QLNN phải được sắp xếp hợp lý, gọn nhẹ trên cơ sở xác định chức năng và nhiệm vụ phù hợp. Cần xây dựng cơ chế vận hành, quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị QLNN chuyên trách về nông nghiệp, bảo đảm sự thống nhất và kịp thời trong công tác chỉ đạo điều hành QLNN. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ, lựa chọn và bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực thực hiện nhiệm vụ ` 152 và thực hiện phân cấp cụ thể giữa tỉnh, các Sở, ban ngành và các huyện, thành phố. Xây dựng quy trình tác nghiệp đảm bảo thuận lợi, chống phiền hà, tiêu cực. * Mở rộng nội dung phân cấp quản lý cho các cơ quan quản lý chuyên trách về nông nghiệp: Phân cấp là xác định rõ nhiệm vụ của mỗi cấp, làm cho mỗi cấp nhận thức rõ, đúng những nhiệm vụ mà các cấp được giao phải làm và cần làm. Cấp trên không bao biện, làm thay, cấp dưới không trông chờ, ỷ lại, không có sự chồng lấn nhiệm vụ mà mỗi cấp phải làm. Phân cấp trong công tác QLNN về nông nghiệp trong từng giai đoạn đòi hỏi phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với đặc thù của ngành để đảm bảo tính hiệu quả. Cấp quản lý nào giải quyết sát thực tế hơn, thực hiện công tác QLNN về nông nghiệp hiệu quả hơn thì nên giao nhiệm vụ, thẩm quyền cho cấp đó. Nhiệm vụ được giao cho cấp quản lý nào thì cấp quản lý đó tự quyết, tự chịu trách nhiệm về nội dung, nhiệm vụ và kết quả thực hiện, tránh sự trùng chéo trong hoạt động quản lý nhà nước về nông nghiệp giữa các cấp. Phân cấp phải rõ việc, rõ trách nhiệm gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp, bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với các điều kiện cần thiết khác để thực hiện. - Thực hiện tốt hơn nữa Chương trình cải cách hành chính nhà nước của địa phương. Đổi mới, hoàn thiện hệ thống bộ máy quản lý ngành. Cải cách thể chế, thủ tục hành chính, cơ quan quản lý tập trung vào xây dựng chính sách, chiến lược, pháp luật, ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tháo gỡ các vấn đề về phát triển thị trường, bảo vệ sản xuất, biến đổi khí hậu; hạn chế can thiệp bằng các biện pháp hành chính vào các quyết định sản xuất, kinh doanh thuộc năng lực và trách nhiệm của người dân, doanh nghiệp. - Đổi mới, nâng cao vai trò của Hội Nông dân, Liên minh Hợp tác xã để thực sự trở thành đại diện bảo vệ quyền lợi và phục vụ cho nông dân và xã viên hợp tác xã. Nâng cao vị thế, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; các hội, hiệp hội nghề nghiệp, đưa các tổ chức xã hội ở nông thôn vào tham gia quá trình phát triển kinh tế xã hội, môi trường, thể chế trong nông nghiệp, nông thôn. * Về đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về nông nghiệp: Trong bối cảnh toàn cầu hóa về kinh tế, công tác QLNN trên các lĩnh vực ngày càng phức tạp. Đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, đòi hỏi công tác QLNN ngày càng phải khoa học hơn, mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển. Chính vì vậy, cán bộ đang làm tại ` 153 các cơ quan QLNN về lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa từ cấp tỉnh, huyện, xã cần phải có trình độ về học vấn, kiến thức về QLNN, chuyên môn phù hợp, cụ thể: - Đối với lĩnh vực nông nghiệp, cán bộ công chức làm công tác QLNN về nông nghiệp tại các huyện, thị cần phải được đào tạo nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của hội nhập và đòi hỏi của đất nước. Chính vì vậy, Tỉnh cần có những quy định cụ thể về tiêu chí đối với cán bộ công chức các cấp làm công tác QLNN về nông nghiệp, nhất là cấp xã là cấp gần nhất với sản xuất nông nghiệp của địa phương. - Việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm công tác QLNN về nông nghiệp là yêu cầu cần thiết khi mà thực trạng cán bộ công chức, viên chức ở địa phương, đặc biệt là cấp xã còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. Cán bộ làm công tác QLNN về nông nghiệp ở các cấp cần phải được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, kiến thức về quản lý. - Đối với cán bộ, công chức làm công tác về xây dựng chính sách cần phải được đào tạo để nâng cao trình độ về hoạch định và thực thi chính sách về nông nghiệp. Cần quy định rõ trách nhiệm cán bộ, công chức trong các cơ quan QLNN về nông nghiệp trong các quan hệ với các chủ thể tham gia vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi, bảo đảm cơ hội để họ thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn trong thực thi nhiệm vụ. 5.2.6. Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong QLNN về nông nghiệp Để công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật tỉnh Thanh Hóa được thực hiện có hiệu quả, cần: - Cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa với mục đích là để phân định rõ cơ chế phối hợp, trách nhiệm giữa các cơ quan QLNN chuyên trách trong quá trình quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, tránh sự quản lý chồng chéo như hiện nay. -Đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch, chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh, trong đó quan tâm chú trọng kiểm tra đột xuất, kiểm tra sâu, kiểm tra quy trình thực hiện. - HĐND các cấp xây dựng kế hoạch hàng năm, tổ chức giám sát việc thực hiện quy hoạch, chương trình và các chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn, đồng thời giám sát, đôn đốc việc thực hiện các kết luận giám sát, kiểm tra, thanh tra ` 154 về việc thực hiện quy hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp của địa phương; Các cơ quan chuyên môn cần phải phối hợp chặt chẽ và thường xuyên để phát hiện những sai phạm, qua đó ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm làm ảnh hưởng tới sản xuất và chất lượng hàng hóa nông sản. - Tổ chức rà soát kết quả thực hiện quy hoạch, chương trình, chính sách để nhận định các hạn chế và đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp. - Thực hiện công khai, minh bạch quy hoạch, chương trình, các chính sách, quy trình, thủ tục hành chính liên quan đến hỗ trợ theo các chính sách của Trung ương và Tỉnh đã ban hành. - Tăng cường cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa các thủ tục để giúp các cơ sở SXKD, người nông dân tiếp cận được chính sách dễ dàng hơn. - Các cơ quan QLNN chuyên trách của tỉnh Thanh Hóa cần tiếp tục rà soát, bổ sung, kiến nghị sửa đổi chế tài xử lý các trường hợp vi phạm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để đủ sức răn đe, nghiêm khắc xử lý các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, Thanh tra Sở NN&PTNT phối hợp với Thanh tra Tỉnh tổ chức thanh tra liên ngành tại các huyện, các xã, các công trình thủy lợi, các trang trại chăn nuôi, Đồng thời, trực tiếp giám sát trở lại đối với đội ngũ cán bộ, công chức để uốn nắn và điều chỉnh hành vi, thái độ của họ trong công tác QLNN đối với nông nghiệp, trong việc cung ứng các dịch vụ công trong nông nghiệp cho nhân dân và tổ chức. - Xây dựng, triển khai hệ thống lập kế hoạch và kiểm tra, giám sát ngành nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu kịp thời, chính xác, đồng bộ phục vụ công tác quản lý, quy hoạch và phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. 5.2.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLNN và nhân lực chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp Để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại thì phát triển nguồn nhân lực QLNN và nhân lực chất lượng cao (CLC) cho ngành nông nghiệp của tỉnh là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, nhân tố then chốt tạo ra những đột phá trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn nhân lực CLC (bao gồm cả nhân lực QLNN) là những người lao động có phẩm chất và thể lực tốt, có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao, kỹ năng ` 155 lao động giỏi, nhạy bén, sáng tạo, thích ứng nhanh và làm chủ những thành tựu của khoa học và công nghệ nông nghiệp hiện đại. Để phát triển và nâng cao chất lượng của nhân lực QLNN và nguồn nhân lực CLC của tỉnh cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: - Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức: Nâng cao chất lượng tuyển dụng, xây dựng điều kiện, tiêu chuẩn đối với công chức, viên chức; xây dựng vị trí việc làm, áp dụng cơ chế điều động, biệt phái, luân chuyển công chức trong hệ thống ngành; sử dụng, bổ nhiệm công chức, viên chức đảm bảo chất lượng năng lực chuyên nghiệp, đạo đức và trách nhiệm. - Đào tạo năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ngành nông nghiệp các kỹ năng đàm phán, pháp lý, phân tích thị trường, quản lý sinh thái, kỹ năng quản lý rủi ro, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh,...Đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ và tin học cho cán bộ QLNN của ngành nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế và phát triển nông nghiệp số. - Tập trung phát triển đội ngũ chuyên gia về kỹ thuật nông nghiệp để phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC, đội ngũ những nhà quản lý có kỹ năng quản trị chiến lược, kỹ năng dự báo, phân tích thị trường nông sản trong nước và xuất khẩu. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đội ngũ kỹ thuật viên phụ trách nông nghiệp ở các đơn vị cơ sở và lao động trực tiếp trong nông nghiệp. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, các khóa đào tạo ngắn để kết nối các chuyên gia, các nhà khoa học, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ nông dân ứng dụng và chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong quá trình sản xuất. - Xây dựng đội ngũ chuyên gia và nhà khoa học giỏi trong từng lĩnh vực, từng sản phẩm nông nghiệp tỉnh có lợi thế. Xây dựng đội ngũ trí thức phục vụ nông nghiệp nông thôn; xây dựng quỹ cho trí thức trẻ vay lập nghiệp ở nông thôn (xây dựng doanh nghiệp, xây dựng trang trại, mở dịch vụ khoa học công nghệ, dịch vụ nông nghiệp), thu hút trí thức trẻ về làm việc ở nông thôn. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác: tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo chuẩn cho các cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác; phát hiện, tổng kết các mô hình thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX, tổ chức, liên kết sản xuất để phổ biến, nhân rộng thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn phù hợp. Đào tạo, ` 156 tập huấn cho cán bộ và thành viên hợp tác xã; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với phát triển các sản phẩm OCOP. - Tổ chức rà soát hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến huyện, xã; đào tạo tập huấn để nâng cao trình độ cán bộ khuyến nông; xây dựng mạng lưới khuyến nông tham gia trực tiếp vào chuyển giao khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật gắn với đào tạo nghề cho nông dân trên sản phẩm có lợi thế của vùng. - Thành lập phân hiệu 2 của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở sát nhập Trường Cao đẳng Nông Lâm Thanh Hóa và Khoa Nông Lâm - Trường Đại học Hồng Đức. - Khuyến khích các trường đại học tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ thông qua việc đẩy mạnh phương thức đặt hàng giao trực tiếp trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ưu tiên tạo ra sản phẩm, quy trình công nghệ cao phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực nông nghiệp của địa phương. - Về hình thức đào tạo: Trước mắt, cần xây dựng các chương trình bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày để giúp cho đội ngũ cán bộ QLNN cập nhật những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, của tỉnh trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt các kiến thức về hội nhập kinh tế. Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức QLNN, các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ tổ chức và hướng dẫn người dân, tuyên truyền phổ biến, tạo lập được đội ngũ cán bộ, công chức giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm, kiến thức về QLNN. Từ đó chính họ lại là những cán bộ, những chuyên gia nông nghiệp thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong tuyên truyền, phổ biến tốt hơn. Ngoài ra cần thường xuyên tổ chức các khóa, các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho đội ngũ cán bộ cấp xã thông qua các chương trình của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Về lâu dài cần có chiến lược quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng tạo lập cán bộ nguồn QLNN cho ngành Nông nghiệp của tỉnh. Cần thực hiện các biện pháp như xây dựng quy trình, quy hoạch cán bộ, tổ chức cử đi đào tạo, tập huấn ở các nước có nền nông nghiệp phát triển và đang phát triển như ở Nhật Bản, Thái Lan, để học tập về kinh nghiệp tổ chức QLNN, tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, học tập về mô hình, cách thức thực hiện, Điều này sẽ tạo sự mới mẻ trong phát triển nông nghiệp của địa phương, trực tiếp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN giỏi trong tương lai. ` 157 Tiểu kết chương 5 Trên cơ sở xem xét bối cảnh phát triển của ngành nông nghiệp trong giai đoạn tới; mục tiêu và định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, tác giả đã đề xuất 3 quan điểm và 7 giải pháp nhằm tăng cường QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế. Các giải pháp tập trung vào các vấn đề: Nâng cao chất lượng quy hoạch và lập kế hoạch; Đổi mới và hoàn thiện chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp; Tăng cường QLNN về hội nhập kinh tế trong nông nghiệp; Tổ chức thực hiện quy hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp; Xây dựng củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp; Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong QLNN vê nông nghiệp; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLNN và nhân lực chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp. ` 158 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập”, luận án đã đạt được những kết quả sau: Thứ nhất, từ việc tổng hợp các công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án, sách tham khảo và các bài báo khoa học của các học giả trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề QLNN ngành nông nghiệp, có thể khẳng định việc nghiên cứu về tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh hội nhập mang tính thời sự và có ý nghĩa khoa học, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh Thanh Hoá được định hướng phát triển thành một cực tăng trưởng mới của đất nước. Luận án đã hoàn thiện một bước cơ sở lý luận về QLNN ngành nông nghiệp thông qua việc phân tích các khái niệm về QLNN, đặc điểm vai trò và nội dung của QLNN ngành nông nghiệp gắn với hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ hai, từ kinh nghiệm thực tiễn về QLNN ngành nông nghiệp của một số quốc gia và một số địa phương trọng điểm trong nước là Sơn La, Quảng Ninh, Nghệ An, luận án đã đúc kết một số kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa: Cần làm tốt công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp của quốc gia và địa phương dựa trên điều kiện tự nhiên sinh thái, thổ nhưỡng đặc thù để có thể tận dụng những nguồn lực cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả nhất; tập trung xây dựng các chính sách phát triển nông nghiệp bền vững; quyết liệt trong tổ chức thực hiện các quy hoạch, chương trình, chính sách; tăng cường công tác kiểm soát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch, chương trình, các chính sách phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế. Thứ ba, luận án tiến hành khảo sát thực tiễn địa bàn nghiên cứu về công tác QLNN ngành nông nghiệp trên 5 đối tượng thuộc 6 vùng khác nhau trong tỉnh; phân thành 2 nhóm đối tượng để điều tra, thu thập thông tin đánh giá sự hài lòng của họ về công tác QLNN bằng việc sử dụng thang đo Likert 5 với 5 mức độ khác nhau. Kết quả khảo sát ở các đối tượng này với các cách khai thác thông tin khác nhau, nhằm đánh giá, nhìn nhận một cách toàn diện hơn thực trạng QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2015 – 2021. Thứ tư, từ kết quả khảo sát thực tiễn và dựa trên nguồn số liệu thứ cấp, NCS đã phân tích thực hiện QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh hóa trên 5 nội dung cụ thể: (i) Tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước ngành nông nghiệp; (ii) Công tác quy ` 159 hoạch và lập kế hoạch; (iii) vận dụng và cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến QLNN về nông nghiệp của Trung ương và các chính sách QLNN về nông nghiệp của tỉnh; (vi) Công tác tổ chức thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo QLNN ngành nông nghiệp của chính quyền và các sở ngành liên quan của tỉnh Thanh Hóa; (v) Công tác thanh, kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có cái nhìn sâu sắc hơn về hiệu quả của công tác QLNN tỉnh Thanh Hoá thời gian qua, từ đó có được tư duy và cách tiếp cận mới nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra đối với QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong bối cảnh hội nhập Thứ năm, trên cơ sở đánh giá toàn diện thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp và QLNN ngành nông nghiệp; phân tích bối cảnh phát triển mới của ngành nông nghiệp và định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa, luận án đưa ra 3 quan điểm, giải pháp tăng cường công tác QLNN về nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong thời kỳ hội nhập gồm 7 nhóm giải pháp cơ bản: (i) Nâng cao chất lượng quy hoạch và lập kế hoạch; (ii) Đổi mới và hoàn thiện chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp; (iii) Tăng cường quản lý nhà nước về hội nhập kinh tế trong nông nghiệp; (iv)Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nông nghiệp; (v) Xây dựng củng cố và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về nông nghiệp; (vi) Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong QLNN về nông nghiệp; (vii) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực QLNN và nhân lực chất lượng cao cho phát triển nông nghiệp. Với sự nghiêm túc công phu trong nghiên cứu, tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án và các giải pháp đề xuất sẽ được xem xét vận dụng để tăng cường công tác QLNN ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển KTXH, đảm bảo an sinh xã hội. ` 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Thanh Hải (2019), Tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí kinh tế dự báo số 32 tháng 11/2019, trang 125-127 2. Nguyễn Thị Thanh Hải (2021), Chuyển dịch và tái cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa theo hướng phát triển bền vững, Tạp chí kinh tế dự báo số 20 tháng 7/2021, trang 80-83 3. Nguyễn Thị Thanh Hải (2022), Tăng cường quản lý nhà nước ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá, Tạp chí kinh tế dự báo số 29 tháng 10/2022 ` 161 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. APO (2019), “Chuyển đổi nông nghiệp thông minh cho các nước tổ chức năng suất Châu Á, Tokyo, Nhật Bản”, . 2. Nguyễn Đỗ Tuấn Anh (2020), “ Thúc đẩy phát triển nông sản bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, Tạp chí cộng sản, Số 937, trang 52 – 56. 3. Nguyệt Anh (2022), “ Kinh nghiệm của Thái Lan trong phát triển nông nghiệp”, Tạp chí Dân tộc và Phát triển, https://baodantoc.vn/kinh-nghiem-cua-thai-lan- trong-phat-trien-nong-nghiep-1646902122559.htm, Ngày 10/3/2022 4. Hà Thị Thanh Bình (2012), Bảo hộ thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 5 – 9. 5. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2005), WTO và ngành nông nghiệp Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, trang 6 - 11. 6. Bộ Tư Pháp – Viện Khoa Học Pháp Lý (2006), Từ điển luật học, NXB Tư pháp, Hà Nội, trang 162 – 178. 7. Ban Chấp hành Trung ương Đảng ( 2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ bẩy Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Hà Nội 8. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2015), Nghị quyết số 16-NQ/TU về tái cơ cấu nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, Thanh Hoá. 9. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2016), Quyết định số 287-QĐ/TU về chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2016 – 2020, Thanh Hoá. 10. Bộ chính trị (2019), Nghị quyết 52-NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Hà Nội 11. Ban chấp hành trung ương Đảng (2020), Nghị quyết số 58-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Hà Nội 12. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 12/NQ-CP về việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các chủ thể tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực nông thôn mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, Hà Nội. ` 162 13. Chính phủ (2013), Quyết định 889/QĐ-TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội. 14. Chính phủ (2013), Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, Hà Nội. 15. Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. 16. Chính phủ (2017), Nghị định số 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư nhà nước trong đó kèm theo danh mục các dự án, chương trình được vay vốn đầu tư, Hà Nội. 17. Chính phủ (2018), Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội. 18. Chính phủ (2017), Quyết định số số 1819/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 – 2020, Hà Nội 19. Cục Thống Kê Thanh Hoá (2015), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2015, Nhà xuất bản Thống kê. 20. Cục Thống Kê Thanh Hoá (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2016, Nhà xuất bản Thống kê. 21. Cục Thống Kê Thanh Hoá (2017), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2017, Nhà xuất bản Thống kê. 22. Cục Thống Kê Thanh Hoá (2018), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2018, Nhà xuất bản Thống kê. 23. Cục Thống Kê Thanh Hoá (2019), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2019, Nhà xuất bản Thống kê. 24. Cục Thống Kê Thanh Hoá (2020), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2020, Nhà xuất bản Thống kê. 25. Cục Thống Kê Thanh Hoá (2021), Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hoá năm 2021, Nhà xuất bản Thống kê. 26. Hà Văn Chức (2007),“ Nông nghiệp Việt Nam trên lộ trình trên lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí khoa học nông nghiệp, số 3, trang 62 - 66. 27. Hoàng Văn Chử (2016), Hoàn thiện nội dung QLNN đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sỹ, Học viện Hành chính Quốc gia, trang. 28. Tạ Thị Đoàn (2017), “Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong điều kiện Hội nhập”, Tạp chí Tài chính, Số 660, trang 69 – 71. ` 163 29. Nguyễn Hữu Đễ (2009), “Quản lý nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở nước ta hiện nay - Một số vấn đề đặt ra”, Tạp chí Khoa học xã hội nhân văn, Số 3, trang 52 – 56. 30. Phạm Hảo, Võ Xuân Tiến (2004), Toàn cầu hóa kinh tế những cơ hội và thách thức đối với Miền Trung, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 31. Lê Phương Hòa (2009), “Chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp của Việt Nam- những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9, trang 71 – 79. 32. Mai Lan Hương (2012), Vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 54 – 61. 33. Học viện Hành chính quốc gia (2012), Lý luận hành chính nhà nước, Lưu hành nội bộ, Hà Nội, trang 25 – 28 34. Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2015), Nghị quyết số 151/NQ-HĐND về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020, Thanh Hoá. 35. Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La (2017), Nghị quyết số 28/2017/NQ-HĐND về quy định mức hỗ trợ cải tạo vườn tạp và trồng cây ăn quả trên địa bàn tỉnh, Sơn La. 36. Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La (2020), Nghị quyết số 128/2020/NQ-HĐND về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La, Sơn La 37. Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng ninh (2021), Nghị quyết số 337/2021/NQ-HĐND về việc quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh 38. Hoàng Sỹ Kim (2006) , Tăng cường quản lý nhà nước về quy hoạch phát triển nông nghiệp, NXB Học viện Hành chính Quốc gia, trang 13 – 16. 39. Hoàng Sỹ Kim (2007) Đổi mới QLNN đối với nông nghiệp Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, trang 29 – 30. 40. Trần Tiến Khải (2007), Cải thiện đời sống nông dân Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế , Báo cáo tại Hội nghị khoa học thường niên – Viện kinh tế nông nghiệp Miền Nam, trang 4 – 6. 41. Bùi Văn Huyền (2016), “ Phát triển nông nghiệp Hàn Quốc và một số định hướng”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Số 18, Trang 73-77 42. Trần Quang Hiển (2017), Giáo trình quản lý hành chính nhà nước, NXB Tư Pháp, Hà Nội, trang 87 – 98. ` 164 43. Phạm Văn Khôi, Hoàng Mạnh Hùng (2020), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, trang 145 – 156. 44. Bùi Xuân Lưu (2004), Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội, trang 52 – 71. 45. Nguyễn Thị Phong Lan (2017), Quản lý nhà nước đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia HCM. 46. Ngân hàng thế giới (2008), Tăng cường nông nghiệp cho phát triển, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, trang 6 - 9. 47. Bùi Thị Minh Nguyệt và Trần Văn Hùng (2014), “Phát triển nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 4, trang 143 – 150. 48. Nguyễn Thị Thu Nguyên (2019), Quản lý nhà nước đối với đất nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk, Luận án tiến sỹ, Học viện Chính trị Quốc gia HCM. 49. Vũ Văn Phúc và Trần Thị Minh Châu (2010), Chính sách hỗ trợ của nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 141 – 159. 50. Nguyễn Minh Phương và Bùi Văn Minh (2018), “Các yếu tố tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay”, Tạp chí tổ chức nhà nước, https://tcnn.vn/news/detail/41620/Cac-yeu-to-tac-dong-den-hieu-qua-quan-ly- nha-nuoc-o-nuoc-ta-hien-nay.html, ngày 16/11/2018 51. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 68-76. 52. Phạm Ngọc Quỳnh (2018), Quản lý Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp trên địa bàn duyên hải Bắc Bộ theo hướng Công nghiệp hóa, Hiện đại Hóa, Luận án tiến sỹ, Học viện Hành chính quốc gia. 53. Trần Hoa Phượng (2013), Lợi thế xuất khẩu của nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 83 – 108. 54. Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam – Hôm nay và mai sau, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, trang 51 – 65. 55. Nguyễn Hồng Sơn( 2020)“Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay”, NXB chính trị quốc gia, https://www.nxbctqg.org.vn/chuc- ` 165 nang-quan-ly-kinh-te-cua-nha-nuoc-ta-trong-giai-doan-hien-nay.html , ngày 07/01/2020 56. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La (2019), Báo cáo số 530/BC- SNN về đánh giá tình hình phát triển nông nghiệp nông thôn 5 năm 2015-2020, kế hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn 5 năm 2021-2025, Sơn La 57. Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh (2019), Báo cáo số 3420/BC-SNN về kết quả thực hiện chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2011-2019, Quảng Ninh. 58. Võ Xuân Tiến (2005), “Toàn cầu hóa kinh tế và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí KH&CN – Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng, số 3, trang 51 – 58. 59. Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh (2013), Nghị quyết số 07-NQ/TU về việc về phát triển khoa học, công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, Quảng Ninh 60. Tỉnh uỷ tỉnh Quảng Ninh ( 2021), Báo cáo số 105/BC-TU của ngày 28/7/2021 về Tổng kết 13 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Quảng Ninh. 61. Tỉnh uỷ tỉnh Thanh Hoá (2021), Quyết định 622/QĐ-TU ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Thanh Hoá. 62. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định số 448/QĐ-UBND về quy hoạch vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lạc tại Nghệ An, Nghệ An. 63. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2013), Quyết định ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020, Nghệ An. 64. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2015), Quyết định số 3396/QĐ-UBND về quy hoạch phát triển sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Nghệ An. 65. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2015), Quyết định số 227/QĐ-UBND về giao nhiệm vụ cho các sở, ngành trong tỉnh, Thanh Hoá ` 166 66. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2015), Quyết định số 2330/QĐ/UBND, ngày 24/6/2015, ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16- NQ/TU ngày 20/4/2015, Thanh Hoá. 67. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá (2015), Quyết định số 5637/2015/QĐ/UBND về việc ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020, Thanh Hoá. 68. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2016), Quyết định số 6282/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016- 2020, Nghệ An. 69. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2016), Quyết định số 6278/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án nâng cao giá trị gia tăng của nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030, Nghệ An. 70. Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An (2016), Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2013- 2020, Nghệ An. 71. Uỷ ban nhân nhân tỉnh Thanh Hoá ( 2018) , báo cáo số 137/BC-UBND về sơ kết 5 năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng chính phủ và 3 năm thực hiện nghị quyết số 16-NQ/TU ngày 20/4/2015 của ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng 2025 theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, Thanh Hoá. 72. Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La (2019), Quyết định số 490/QĐ-UBND về phương án hỗ trợ cho các hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019-2020, Sơn La. 73. Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2020), Báo cáo số 143/BC-UBND về việc Tổng kết thực hiện Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp đến năm 2020 và Kê hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2021 – 2025 định hướng đến năm 2030, Quảng Ninh 74. Uỷ ban nhân nhân tỉnh Thanh Hoá (2021), Quyết định Số 3241/QĐ-UBND về việc Phê duyệt Đề án phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025, Thanh Hoá ` 167 75. Uỷ ban nhân nhân tỉnh Thanh Hoá (2021), Quyết định số 3416/QĐ – UBND về việc phê duyệt Đề án phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, Thanh Hoá. 76. Võ Tòng Xuân (2008), “Nông nghiệp và nông dân Việt Nam phải làm gì để hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, số 1, trang 32 – 36. 77. Nguyễn Từ (2010), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế với phát triển nông nghiệp Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, trang 61 – 83. 78. Nguyễn Bích Thủy (2015), “Tham gia chuỗi giá trị toàn cầu: lối thoát cho nông sản Việt Nam trong bối cảnh hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, số 838, trang 32 - 36. 79. Hà Thị Thu Thủy (2019), “Nông nghiệp Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí Công Thương, số 1, trang 51 – 55. 80. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (2020), “Thúc đẩy xuất khẩu nông sản bền vững trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ”,Tạp chí Cộng sản, số 937, trang 53 - 57. 81. Nguyễn Minh Tuân (2021), Quản lý nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao của chính quyền địa phương cấp tỉnh - Nghiên cứu tại thành phố Hà Nội, Luận án tiến sĩ , Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 82. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam (2016), “ Ngành nông nghiệp với chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế”, nghiep-voi-chien-luoc-hoi-nhap-kinh-te-quoc-te-6697.html, tháng 10/2016 Tiếng Anh 83. Andersson, L., Bengtsson, J., Dahlén, L., Ekelund Axelsson, L., Eriksson, C., Fedrowitz, K., Fischer, K., Friberg, C., Svensson, C., Westholm, E., Wikman Svahn, P. (2017), “Agriculture in 2030 – stories of the future”, Uppsala, Swedish University of Agricultural Sciences. 84. Barbara Chmielewska “The Problems of Agriculture and Rural Areas in the Process of European Integration”, Journal of International Studies, Vol. 2, No 1, 2009, pp. 127-132. 85. Chun, Dongjun (2021), Environmental Impact Assessment for Development Project in DMZ Region: Focus on DMZ and its Border Area in the Gyeonggi Province, Research Report, Korean Environment Institute. ` 168 86. Du Ying (2000), “China’s Agricultural Restructuring and System Reform under It’s Accession to the WTO”, ACIAR China Grain Market Policy Project Paper No.12, November 2000. 87. E. Wesley và F. Peterson (1986), “Agricultural structure and economic adjustment”, The Agriculture, Food, & Human Values Society (AFHVS), vol. 3(4), pages 6-15, September. 88. Gertrud Buchenrieder (2010), Conceptual framework for analysing Structual change in agriculture and rural livelihoods, Doctoral Disertation, Universität der Bundeswehr München. 89. Humphrey, J, and Schmitz, H. (2001): “Govermence in Global Value Chain”, IDS Bulleetin, 32(3) 90. Phougat, S. (2006): “Role of Information Technology in Agriculture”, Science Tech Entrepreneur, August, pp. 1-7. 91. Ian Coxhead, Kim N.B Ninh, Vu Thi Thao, Nguyen Thi Phuong Hoa (2010), “Srategic Choices for Agricultural and Rural Development in Vietnam”, OECD Food and Agricultural Reviews Agricultural Policies in Viet Nam 2015, p 124-126 92. Kaaya, J. (1999), “Role of Information Technology in Agriculture”, Proceedings of FoA Conference, Vol. 4, pp. 315-328 93. Roger D., Norton (2004), “Agricultural Development Policy: Concept and Experience”; John Wwily & Sons. Ltd, p 66-79 94. Roger D., Frankelius P, C Norrmann and K Johansen (2017), “Agricultural innovation and the role of institutions: lessons from the game of drones”, Journal of Agricultural and Environmental Ethics. 95. Scott W. Richard (1997) “The unfinished agenda: Indian Agricultural under the structural reform”, The Journal of International Trade & Economic Development , Vol.6 No.2, P249-286 96. Uaiene, R.N., Arndt, C. and Masters, W.A. (2017) “ Determinants of Agricultural Technology Adoption in Mozambique”, Ministry of Planning and Development, Republic of Mozambique, Tete., Discussion Paper No. 67E PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP Để thu thập thông tin và các ý kiến đánh giá nhằm mục đích thực hiện đề tài "Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Thanh hóa trong thời kỳ hội nhập", rất mong nhận được cộng tác của các cán bộ quản lý bằng cách tham gia trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra. Thông tin của ông/bà phục vụ mục đích nghiên cứu và được đảm bảo bí mật. PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN (Có thể ghi hoặc không) Họ và tên Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn Điện thoại PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SAT Khoanh tròn vào ô mà ông/bà cho là phù hợp và lựa chọn Chỉ tiêu Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 1. Đánh giá công tác quy hoạch và kế hoạch 1.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương 1.2. Quy hoạch có tầm nhìn, có tính khả thi cao 1.3. Quy hoạch tận dụng những nguồn lực cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa 1.4. Lập kế hoạch có tính khoa học và kịp thời phù hợp với quy hoạch 1.5. Kế hoạch được lập trong cả dài hạn, trung hạn 1.6. Nội dung kế hoạch đảm bảo đầy đủ, chi tiết đến từng lĩnh vực cụ thể Chỉ tiêu Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 1.7. Kế hoạch có tính thực tiễn cao, phù hợp, ít điều chỉnh 1.8. Việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân 2. Công tác tổ chức thực hiện 2.1. Công khai quy hoạch bằng các pano để người dân được biết 2.2. Triển khai kế hoạch đến từng lĩnh vực có liên quan và người dân 2.3. Triển khai các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp 2.4. Những chính sách ban hành về phát triển nông nghiệp phù hợp và hiệu quả 2.5. Những chính sách phát triển nông nghiệp được ban hành rộng rãi đến người dân 2.6. Công tác hỗ trợ, tư vấn trực tiếp về sản xuất sản phẩm an toàn (sạch) 2.7. Công tác hỗ trợ về định hướng thị trường xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập 2.8. Công tác hỗ trợ thị trường, tiêu thụ nông sản phẩm 2.9. Công tác khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh Chỉ tiêu Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 2.10. Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi 2.11. Thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp 2.12. Phát triển sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị 3. Công tác lãnh đạo 3.1. Triển khai các chính sách phát triển ngành nông nghiệp của trung ương 3.2. Xây dựng các chính sách của tỉnh để thực hiện quy hoạch và kế hoạch 3.3. Chỉ đạo thực hiện các chính sách quản lý phát triển sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh Chính sách đất đai Chính sách hỗ trợ về vật tư, giống, phân bón, Chính sách hỗ trợ về thị trường và tiêu thụ sảm phẩm Chính sách hỗ trợ định hướng xuất khẩu nông sản Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn 3.4. Việc chỉ đạo khắc phục thiên tai, dịch bệnh xảy ra kịp thời Chỉ tiêu Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 3.5. Tổ chức đối thoại với người dân và tổ chức để lắng nghe những khó khăn của họ 4. Công tác kiểm tra giám sát 4.1. Kiểm tra thực hiện thường xuyên liên tục và có sự tham gia của các Sở, ban ngành trong tỉnh 4.2. Mục đích kiểm tra rõ ràng 4.3. Nội dung thanh tra, kiểm tra đầy đủ 4.4. Phương pháp kiểm tra đảm bảo tính khoa học 4.5. Thời điểm và thời hiệu kiểm tra phù hợp PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP, HTX, TRANG TRẠI VÀ HỘ SXKD CÁ THỂ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ NÔNG NGHIỆP Để thu thậpthông tin và các ý kiến đánh giá nhằm mục đích thực hiện đề tài "Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập", rất mong nhận được sự cộng tác của doanh nghiệp,HTX, trang trại , hộ SXKD cá thể bằng cách tham gia trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. Thông tin của ông/bà phục vụ cho mục đích nghiên cứu và được đảm bảo bí mật. PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN (Có thể ghi hoặc không) Họ và tên Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn Điện thoại PHẦN 2: NỘI DUNG Ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về tầm quan trọng của công tác QLNN trong nông nghiệp, bằng cách khoanh vào các ô tương ứng với mức độ quy định là: Mức 1 là ít quan trọng nhất, mức 5 là quan trọng nhất Tiêu chí Nội dung Mức độ đánh giá 1. Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nhận thức được tầm quan trọng của quy hoạch và xây dựng kế hoạch Đối tượng SXKD nông nghiệp có hưởng lợi từ công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch Quy hoạch được công khai đến các đối tượng SXKD nông nghiệp Sự tham gia cỉa các đối tượng SXKD nông nghiệp vào công tác quy hoạch Tiêu chí Nội dung Mức độ đánh giá 2. Những chính sách để phát triển nông nghiệp đang thực hiện Tính phù hợp Tính khả thi Tính hiệu quả Những chính sách hỗ trợ 3. Công tác triển khai thực hiện các văn bản đã ban hành Tính kịp thời Sự rõ ràng, rành mạch và cụ thể của các văn bản Tính công khai và minh bạch 4. Công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành quản lý nhà nước về nông nghiệp của các đối tượng SXKD nông nghiệp Đảm bảo đúng đối tượng cần thanh tra kiểm tra Đảm bảo đúng quy định của pháp luật trong quy trình thanh tra kiểm tra Đảm bảo trung thực trong công tác thanh tra kiểm tra Thời gian thanh tra kiểm tra hợp lý KẾT QUẢ KHẢO SÁT PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT CÁN BỘ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP (244 PHIẾU) Để thu thập thông tin và các ý kiến đánh giá nhằm mục đích thực hiện đề tài "Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Thanh hóa trong thời kỳ hội nhập", rất mong nhận được cộng tác của các cán bộ quản lý bằng cách tham gia trả lời câu hỏi trong phiếu điều tra. Thông tin của ông/bà phục vụ mục đích nghiên cứu và được đảm bảo bí mật. PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN (Có thể ghi hoặc không) Họ và tên Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn Điện thoại PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT Khoanh tròn vào ô mà ông/bà cho là phù hợp và lựa chọn Chỉ tiêu Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 1. Đánh giá công tác quy hoạch và kế hoạch 1.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp phù hợp với điều kiện địa phương 8 12 84 62 78 1.2. Quy hoạch có tầm nhìn, có tính khả thi cao 11 21 109 44 59 1.3. Quy hoạch tận dụng những nguồn lực cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa 15 31 119 43 36 1.4. Lập kế hoạch có tính khoa học và kịp thời phù hợp với quy hoạch 6 14 121 47 56 1.5. Kế hoạch được lập trong cả dài hạn, trung hạn 8 17 118 57 44 1.6. Nội dung kế hoạch đảm bảo đầy đủ, chi tiết đến từng lĩnh vực cụ thể 7 10 88 91 48 Chỉ tiêu Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 1.7. Kế hoạch có tính thực tiễn cao, phù hợp, ít điều chỉnh 5 12 138 43 46 1.8. Việc lập kế hoạch có sự tham gia của người dân 41 43 95 45 20 2. Công tác tổ chức thực hiện 2.1. Công khai quy hoạch bằng các pano để người dân được biết 7 12 23 124 78 2.2. Triển khai kế hoạch đến từng lĩnh vực có liên quan và người dân 11 15 159 18 41 2.3. Triển khai các chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp 9 8 117 91 19 2.4. Các chính sách ban hành về phát triển nông nghiệp phù hợp và hiệu quả 6 14 105 97 22 2.5. Các chính sách phát triển nông nghiệp được ban hành rộng rãi đến người dân 5 8 102 102 27 2.6. Công tác hỗ trợ, tư vấn trực tiếp về sản xuất sản phẩm an toàn (sạch) 10 17 131 61 25 2.7. Công tác hỗ trợ về định hướng thị trường xuất khẩu nông sản trong bối cảnh hội nhập 19 30 142 32 21 2.8. Công tác hỗ trợ thị trường, tiêu thụ nông sản phẩm 15 25 132 54 18 2.9. Công tác khắc phục hậu quả do thiên tai, dịch bệnh 7 11 136 67 23 2.10. Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi 10 18 118 61 37 Chỉ tiêu Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 2.11. Thực hiện tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp 12 14 132 50 36 2.12. Phát triển sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị 18 25 143 30 28 3. Công tác lãnh đạo 3.1. Triển khai các chính sách phát triển ngành nông nghiệp của trung ương 5 12 140 53 34 3.2. Xây dựng các chính sách của tỉnh để thực hiện quy hoạch và kế hoạch 6 15 108 87 28 3.3. Chỉ đạo thực hiện các chính sách quản lý phát triển sản xuất ngành nông nghiệp của tỉnh 9 17 125 58 35 Chính sách đất đai 7 13 117 90 17 Chính sách hỗ trợ về vật tư, giống, phân bón, 5 6 70 114 49 Chính sách hỗ trợ về thị trường và tiêu thụ sảm phẩm 15 35 124 46 24 Chính sách hỗ trợ định hướng xuất khẩu nông sản 21 38 122 44 19 Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất 8 15 130 54 37 Chính sách đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn 7 14 133 52 38 3.4. Việc chỉ đạo khắc phục thiên tai, dịch bệnh xảy ra kịp thời 11 16 141 36 40 Chỉ tiêu Nội dung Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt 3.5. Tổ chức đối thoại với người dân và tổ chức để lắng nghe những khó khăn của họ 14 35 152 23 20 4. Công tác kiểm tra giám sát 4.1. Kiểm tra thực hiện thường xuyên liên tục và có sự tham gia của các Sở, ban ngành trong tỉnh 6 13 121 49 55 4.2. Mục đích kiểm tra rõ ràng 5 8 87 99 45 4.3. Nội dung thanh tra, kiểm tra đầy đủ 9 12 120 65 38 4.4. Phương pháp kiểm tra đảm bảo tính khoa học 8 11 136 64 25 4.5. Thời điểm và thời hiệu kiểm tra phù hợp 7 10 149 55 23 PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN DOANH NGHIỆP, HTX, TRANG TRẠI VÀ HỘ SXKD CÁ THỂ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ NÔNG NGHIỆP (554 Phiếu) Để thu thập thông tin và các ý kiến đánh giá nhằm mục đích thực hiện đề tài "Quản lý nhà nước về nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa trong bối cảnh hội nhập", rất mong nhận được sự cộng tác của doanh nghiệp,HTX, trang trại , hộ SXKD cá thể bằng cách tham gia trả lời các câu hỏi trong phiếu điều tra. Thông tin của ông/bà phục vụ cho mục đích nghiên cứu và được đảm bảo bí mật. PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN (Có thể ghi hoặc không) Họ và tên Trình độ văn hóa Trình độ chuyên môn Điện thoại Email PHẦN 2: NỘI DUNG Ông/bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về tầm quan trọng của công tác QLNN trong nông nghiệp, bằng cách khoanh vào các ô tương ứng với mức độ quy định là: Mức 1 là ít quan trọng nhất, mức 5 là quan trọng nhất Tiêu chí Nội dung Mức độ đánh giá 1. Công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nhận thức được tầm quan trọng của quy hoạch và xây dựng kế hoạch 42 55 111 139 207 Đối tượng SXKD nông nghiệp có hưởng lợi từ công tác quy hoạch và xây dựng kế hoạch 0 42 125 180 207 Quy hoạch được công khai đến các đối tượng SXKD nông nghiệp 42 69 111 139 193 Sự tham gia cỉa các đối tượng SXKD nông nghiệp vào công tác quy hoạch 139 166 83 111 54 Tiêu chí Nội dung Mức độ đánh giá 2. Những chính sách để phát triển nông nghiệp đang thực hiện Tính phù hợp 0 14 42 125 373 Tính khả thi 0 28 69 263 193 Tính hiệu quả 0 19 97 202 234 Những chính sách hỗ trợ 0 83 83 180 207 3. Công tác triển khai thực hiện các văn bản đã ban hành Tính kịp thời 14 55 97 19 248 Sự rõ ràng, rành mạch và cụ thể của các văn bản 0 0 139 194 221 Tính công khai và minh bạch 0 0 69 139 345 4. Công tác thanh tra kiểm tra việc chấp hành quản lý nhà nước về nông nghiệp Đảm bảo đúng đối tượng cần thanh tra kiểm tra 28 42 69 141 273 Đảm bảo đúng quy định của pháp luật trong quy trình thanh tra kiểm tra 14 69 208 139 124 Đảm bảo trung thực trong công tác thanh tra kiểm tra 28 55 97 208 165 Thời gian thanh tra kiểm tra hợp lý 14 28 141 208 162 PHỤ LỤC 3 Số lượng trang trại, doanh nghiệp, HTX, Hộ SXKD cá thể hoạt động trong ngành nông nghiệp của vùng nghiên cứu Vùng NC Trang trại Doanh nghiệp HTX Hộ SXKD cá thể 1. Vùng đồng bằng Huyện Yên Định 109 21 1 1,540 Huyện Vĩnh Lộc 101 5 4 784 2. Vùng miền núi Huyện Thạch Thành 31 11 3 927 Huyện Cẩm Thuỷ 25 3 2 532 3. Vùng ven biển Huyện Quảng Xương 77 16 1 2,010 Huyện Hoằng Hóa 79 20 2 1,917 Tổng 422 76 13 7710 PHỤ LỤC 4 Số lượng cán bộ quản lý cấp huyện, xã của vùng nghiên cứu Vùng NC Cấp huyện Cấp xã 1. Vùng đồng bằng Trưởng/phó phòng Chuyên viên Huyện Yên Định 4 14 27 Huyện Vĩnh Lộc 4 12 13 2. Vùng miền núi Huyện Thạch Thành 4 17 26 Huyện Cẩm Thuỷ 4 15 19 3. Vùng ven biển Huyện Quảng Xương 4 16 25 Huyện Hoằng Hóa 5 17 42 Tổng 27 91 152 Số lượng cán bộ quản lý cấp tỉnh Phân loại số lượng Lãnh đạo thuộc UBND quản lý 5 Cấp trưởng/ phó phòng ban 93 TỔNG 98 PHỤ LỤC 5 : SỐ MẪU ĐIỀU TRA Số mẫu điều tra trang trại, doanh nghiệp, HTX, Hộ SXKD cá thể hoạt động trong ngành nông nghiệp của vùng nghiên cứu Vùng NC Trang trại Doanh nghiệp HTX Hộ SXKD cá thể 1. Vùng đồng bằng Huyện Yên Định 52 18 1 76 Huyện Vĩnh Lộc 49 4 4 39 2. Vùng miền núi Huyện Thạch Thành 15 9 3 46 Huyện Cẩm Thuỷ 12 3 2 26 3. Vùng ven biển Huyện Quảng Xương 38 13 1 99 Huyện Hoằng Hóa 39 17 2 94 Tổng 205 64 13 380 Số mẫu điều tra cán bộ quản lý cấp huyện, xã của vùng nghiên cứu Vùng NC Cấp huyện Cấp xã 1. Vùng đồng bằng Trưởng/phó phòng Chuyên viên Huyện Yên Định 4 11 20 Huyện Vĩnh Lộc 4 10 9 2. Vùng miền núi Huyện Thạch Thành 4 14 19 Huyện Cẩm Thuỷ 4 12 14 3. Vùng ven biển Huyện Quảng Xương 4 13 18 Huyện Hoằng Hóa 5 14 30 Tổng 25 74 110 Số mẫu điều tra cán bộ quản lý cấp tỉnh Phân loại số lượng Lãnh đạo thuộc UBND quản lý 4 Cấp trưởng/ phó phòng ban 75 TỔNG 79

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tang_cuong_quan_ly_nha_nuoc_nganh_nong_nghiep_tinh_t.pdf
  • pdfCông văn số 223.pdf
  • pdfQuyết định cấp cơ sở.pdf
  • pdfTóm tăt luận án TA.pdf
  • pdfTóm tắt luận án TV.pdf
  • docxTRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN.docx
Luận văn liên quan