* Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng của chính phủ
Có chính sách nhất quán về thu hút đầu tư FDI vào ngành công nghiệp
nói riêng và các ngành kinh tế của Lào và các tỉnh nam Lào.
Luôn cam kết giữ vững sự ổn định môi trường vĩ mô tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là điều
kiện đầu tiên nhằm thu hút các nhà đầu tư FDI vào Lào và các tỉnh nam Lào.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, bao gồm: các
chính sách về đất đai, thuế, tiền tệ, tín dụng, lao động và tiền lương, thị trường
và tiêu thụ sản phẩm, công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút
và nâng cao sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho kinh tế toàn vùng.
Xây dựng và ban hành chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Tăng cường đầu tư đặc biệt về cơ sở hạ tầng cho các tỉnh nam Lào.
Tiến hành xây dựng các quy hoạch tổng thể và chi tiết của vùng và
từng địa phương. Phải có quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp trọng điểm,
quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, khu chế xuất tại mỗi địa phương. Đặc
biệt, trong quy hoạch cần phân công trách nhiệm rõ ràng và được nhà nước
thống nhất quản lý, theo dõi triển khai thực hiện.
Bổ sung kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện
cho chính quyền các tỉnh nam Lào tham gia thường xuyên vào các đoàn đi
xúc tiến đầu tư của Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ.
* Đối với chính quyền các tỉnh nam Lào
Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thu
hút FDI có chọn lọc, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của địa
phương. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến khu vực FDI theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thực
hiện các thủ tục hành chính, pháp lý.134
Mỗi địa phương cần thường xuyên cung cấp các thông tin cập nhật về
các văn bản pháp luật mới được ban hành của Nhà nước, của tỉnh về FDI.
Lãnh đạo các tỉnh cần bố trí thời gian để đồng hành cùng các nhà đầu
tư, trực tiếp lắng nghe và giải quyết các vướng mắc từ nhà đầu tư.
Ngoài ra, các địa phương cần chủ động thực hiện liên kết trong quá trình thực
hiện các chương trình xúc tiến nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tính hiệu quả cũng
như đảm bảo các chương trình xúc tiến phải có trọng tâm trọng điểm
153 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - Vilayvone Phommachanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦA NƯỚC
CHDCND LÀO
Dưới góc độ quản lý Nhà nước đối với hoạt động thu hút vốn FDI để
thu hút FDI có hiệu quả trong thời gian tới, cần phải tạo ra môi trường đầu tư
cho tốt. Môi trường đầu tư đó bao gồm những yếu tố như sau: môi trường
chính trị, kinh tế, pháp luật, kết cấu cơ sở hạ tầng.
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút FDI
Chính sách về đất đai
Trước hết, Luật đất đai cần được sửa đổi cho phù hợp với Luật Đầu tư
nước ngoài liên quan đến việc xử lý quyền sử dụng đất như quyền chuyển
nhượng, quyền cho thuê và quyền thế chấp. Cần soát xét lại giá cho thuê đất,
miễn giảm tiền thuê đất trong vài năm đầu cho các vùng kinh tế trọng điểm.
Cần giải quyết dứt điểm vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng đang gây ách tắc
đối với việc triển khai dự án. Thể chế hoá các quyền sử dụng đất, tạo thuận lợi
cho các nhà đầu tư chủ động sử dụng đất thuê như một nguồn tài sản của
mình. Hình thành bộ máy quản lý đất đai nhằm xử lý nhanh chóng và có hiệu
117
quả các vấn đề liên quan đến lĩnh vực này như vấn đề thủ tục cấp đất, đền bù,
giải phóng mặt bằng và bảo đảm tính ổn định của khu đất được sử dụng cho
đầu tư nước ngoài. Nhanh chóng đưa ra quy hoạch đất đai phục vụ cho đầu tư
nước ngoài, trước hết là quy hoạch dành cho các khu kinh tế đặc biệt, khu
công nghiệp và các vùng kinh tế động lực. Phát huy năng lực của các cơ quan
hoạch định chính sách về đất đai như Chính phủ trong việc xây dựng các đạo
luật, các chính sách, quy định về đất đai áp dụng đối với hoạt động đầu tư
nước ngoài.
Chính sách về thuế:
Trong bối cảnh mới, chính sách thuế ở Lào trở thành vấn đề được quan
tâm hàng đầu của các doanh nghiệp cũng như Nhà nước Lào. Một mặt, hệ
thống thuế của Lào đang bộc lộ khá nhiều nhược điểm, hiệu quả hệ thống
thuế thấp và tình trạng trốn, lậu thuế khá phổ biến. Trên thực tế, trong chừng
mực nào đó hệ thống thuế vẫn còn sự bất bình đẳng giữa doanh nghiệp trong
nước với doanh nghiệp nước ngoài. Vì vậy, đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường
quản lý bằng hệ thống pháp luật một cách chặt chẽ để nền kinh tế đi đúng
hướng. Tiếp tục cải cách hệ thống thuế phù hợp với tình hình đất nước và các
cam kết quốc tế theo hướng đơn giản hoá các sắc thuế, từng bước áp dụng hệ
thống thuế chung cho cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.
Chính sách tiền tệ, tín dụng:
Nhà nước Lào thực hiện chính sách tiền tệ - tín dụng nhằm mục tiêu ổn
định để hướng tới sự tăng trưởng, khuyến khích đầu tư nước ngoài; mở rộng
sản xuất kinh doanh; ổn định thị trường tài chính. Để đáp ứng được mục tiêu
đó, cần phải ban hành các quy định về bảo đảm vay vốn cho các doanh nghiệp;
xây dựng quy chế quản lý hoạt động tài chính các doanh nghiệp.
Chính sách lao động và tiền lương:
Cải thiện chính sách lao động tiền lương theo hướng cho phép các nhà
đầu tư nước ngoài trực tiếp tuyển dụng lao động, không thông qua trung gian;
118
tăng cường giáo dục đào tạo toàn diện để nâng cao chất lượng lao động Lào;
tăng cường hiệu lực các quy định của Chính phủ về lao động; hoàn thiện thủ
tục đối với lao động trong các doanh nghiệp có vốn FDI như phải ký hợp
đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, thành lập các tổ chức công đoàn, tổ
chức Đảng để hoạt động dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền lợi của người lao
động và các doanh nghiệp.
Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm:
Đảm bảo đối xử công bằng, thoả đáng và bình đẳng giữa các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài. Khuyến khích xuất khẩu và xúc tiến hoạt động
thương mại để mở rộng thị trường, khai thác thế mạnh của bên nước ngoài
trong hoạt động nghiên cứu thị trường để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong nước nói chung và của doanh nghiệp có vốn FDI nói
riêng. Tiến tới xây dựng và thực thi nghiêm ngặt luật cạnh tranh, luật chống
độc quyền, chống bán phá giá hàng hoá, chống gian lận thương mại, luật bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu thương mại... Xây dựng các biện pháp và
chương trình cụ thể để ngăn chặn tình trạng hàng lậu, hàng giả; vi phạm nhãn
hiệu, bán hàng kém chất lượng ra thị trường. Xác định cụ thể các ngành nghề,
lĩnh vực được ưu tiên và những ngành nghề mà Lào có tiềm lực lớn nhưng do
thiếu vốn nên chưa phát huy được như các ngành thuộc lĩnh vực nông, lâm,
khai thác tài nguyên thiên nhiên. Khuyến khích xuất khẩu những sản phẩm và
hàng hoá mà Lào có khả năng chế tạo và lắp ráp trong nước đặc biệt là những
sản phẩm và hàng hoá mang thương hiệu của Lào.
Chính sách công nghệ:
Cần ban hành cơ chế quản lý chuyển giao công nghệ, khuyến khích các
nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ hiện đại vào Lào, giảm tình
trạng chuyển giao công nghệ trung gian, công nghệ lạc hậu, giá cả cao, gây ô
nhiễm môi trường.Để đạt được mục tiêu thu hút công nghệ hiện đại vào Lào
trong thời gian tới, điều đầu tiên cần phải thực hiện là phải xây dựng một
119
chiến lược thu hút công nghệ lâu dài, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
giai đoạn và đặc thù của Lào.Xây dựng các trung tâm dịch vụ tư vấn và thẩm
định công nghệ để giúp các nhà quản lý và đối tác Lào thực hiện việc giám
định chất lượng và giá cả một cách đáng kể, tránh tình trạng nhập khẩu hoặc
chuyển giao công nghệ, thiết bị lạc hậu với giá cả cao.
Nhà nước có chính sách khuyến khích phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ
Từ kinh nghiệm thực tế hoạt động thu hút FDI của Việt Nam thời gian
qua cho thấy rằng nhiều mục tiêu đề ra với hoạt động thu hút FDI của đất
nước này không đạt được, đặc biệt là thu hút FDI từ những tập đoàn lớn, sản
xuất các sản phẩm dựa trên trình độ công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn có
nguyên nhân từ sự thiếu hụt các ngành công nghiệp hỗ trợ
Vì vậy, nhằm nâng cao hiệu quả thu hút FDI trong thời gian tới, Lào
cần chú trọng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các công
nghiệp hỗ trợ, nhất là thu hút các doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực công
nghiệp hỗ trợ. Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng để thu hút
các tập đoàn lớn đến tìm hiểu, thực hiện đầu tư trên địa bàn. Để tập trung phát
triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào một số ngành, sản phẩm
trọng điểm, các ngành, các cấp cần cụ thể hóa các tiêu chí xác định ngành, sản
phẩm được hưởng ưu đãi theo diện công nghiệp hỗ trợ. Nâng mức ưu đãi đủ
sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; trong đó, đặc
biệt ưu đãi cao hơn cho các doanh nghiệp đầu tư theo chuỗi dự án sản xuất
sản phẩm lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ so với các dự án đơn lẻ.
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI
Hệ thống luật pháp về FDI là sự cụ thể hoá chính sách của Nhà nước về
hoạt động FDI.Nó tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc quản lý các hoạt động
này. Chủ trương của Nhà nước khuyến khích mở rộng hoạt động FDI nhằm
góp phần phát huy mọi tiềm năng để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế
120
- xã hội, cụ thể là ổn định và phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá -
hiện đại hoá đất nước.
Luật Đầu tư nước ngoài là cơ sở pháp lý, có hiệu lực quy định một cách
có hệ thống, toàn diện, nhất quán các chính sách khuyến khích đầu tư nước
ngoài của Lào... Luật đầu tư nước ngoài cần tạo điều kiện thuận lợi cho các
nhà đầu tư trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc độc lập, chủ quyền, bình đẳng và
cùng có lợi. Luật đầu tư nước ngoài không phân biệt nhà đầu tư trong nước và
nước ngoài, tạo một sân chơi bình đẳng, thông thoáng và minh bạch cho cộng
đồng doanh nghiệp nói chung hoạt động tại địa phương.
Vấn đề cốt lõi của Luật Đầu tư nước ngoài luôn là xử lý thoả đáng mối
quan hệ lợi ích hai bên: bên nước ngoài và bên Lào. Lợi ích chính đáng của
bên nước ngoài là bảo vệ sự an toàn của vốn, là lợi nhuận tương đối cao và
được quyền xét xử công khai khi có tranh chấp giữa các bên tham gia hợp tác
đầu tư. Lợi ích của Lào bao gồm cả lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị, lợi ích
xã hội cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái.Những lợi ích này phải
được nhìn nhận một cách toàn diện và lâu dài.
3.2.3. Tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
Thực tế cho thấy, một hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một trong
những nhân tố quan trọng hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, xây
dựng và phát triển hết cấu hạ tầng có ý nghĩa hết sức quan trọng với các địa
phương nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Phát triển kết cấu hạ tầng của các tỉnh miền Nam Lào phải đảm bảo
nằm trong quy hoạch hệ thống kết cấu hạ tầng của quốc gia và khu vực, đồng
thời thể hiện tính tiên phong, là động lực phát triển kinh tế - xã hội của từng
tỉnh cũng như toàn vùng. Đồng thời, hệ thống kết cấu hạ tầng của mỗi tỉnh
cần đảm bảo tính đồng bộ và hoàn chỉnh, có sự kết nối, liên hệ với nhau trong
mối liên kết phát triển vùng một cách bền vững. Cụ thể:
+ Với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông vận tải:
121
Phát triển đồng bộ hệ thống đường bộ, đường sắt, sân bay theo nội
dung quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2020 của toàn vùng và riêng mỗi tỉnh, và quy hoạch phát triển giao thông vận
tải quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025.
Đặc biệt, kết cấu hạ tầng đồng bộ giữa các khu công nghiệp, đặc khu
kinh tế của tỉnh, kết nối với các hệ thống giao thông, cảng biển3, sân bay để
thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu..., tạo điều kiện hấp dẫn
thu hút FDI. Đối với các tỉnh có diện tích đồi núi là phần lớn như tỉnh
Salavane, Sekong, việc đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông vận tải
có vai trò rất quan trọng, vừa tạo điều kiện thu hút đầu tư trong nước vừa đầu
tư nước ngoài, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Để thực hiện các mục tiêu này, bên cạnh việc tranh thủ nguồn vốn từ
ngân sách trung ương, các nguồn viện trợ nước ngoài, chính quyền địa
phương cần dành phần ngân sách phù hợp, đồng thời có chính sách nhằm tiếp
tục thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa, kêu gọi các nhà đầu tư
trong và ngoài nước với những chính sách ưu đãi cụ thể.
Đa dạng hóa phương thức huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng:
Khuyến khích phương thức đầu tư hợp tác Nhà nước - Tư nhân (PPP-Public
Private Partnership). Trước hết thí điểm phương thức PPP ở các dự án giao
thông đường bộ, cấp nước đô thị. Trong các giai đoạn tiếp theo, từng bước
xây dựng một hệ thống văn bản pháp lý về PPP; xây dựng quỹ quốc gia hỗ trợ
các dự án PPP và mở rộng diện áp dụng PPP trong các dự án cơ sở hạ tầng.
+ Với hệ thống hạ tầng bưu chính viễn thông:
Xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông với các trang thiết bị hiện
đại. Hoàn thiện dịch vụ bưu chính về mạng lưới, địa bàn, chất lượng ngày
càng tốt hơn. Về viễn thông: Đầu tư nâng cấp chất lượng mạng viễn thông,
mở rộng phạm vi cung cấp các dịch vụ, phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng
3 Thông qua hàng lang kinh tế Đông Tây
122
về dịch vụ viễn thông. Xây dựng một số trung tâm viễn thông lớn của vùng
miền Nam Lào.
+ Với hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước:
Triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch nguồn và lưới điện, hệ
thống cung cấp nước, các công trình thoát nước hoàn chỉnh, phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Trong đó chú trọng phát triển hệ
thống cấp điện phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh liên tục của doanh
nghiệp phù hợp với tình hình thực tế và có sự trao đổi với các doanh nghiệp
sản xuất đặc thù. Quy hoạch, đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước trong
các khu công nghiệp tập trung, khu vực dân sinh, khu vực có mật độ doanh
nghiệp đầu tư lớn; Tiếp tục quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống xử lý
nước thải trong các khu công nghiệp, đặc khu kinh tế của tỉnh.
3.2.4. Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị - xã hội
Giữ vững ổn định chính trị là giải pháp quan trọng hàng đầu trong tất
cả các giải pháp. Để tạo lập môi trường chính trị - xã hội ổn định, cần nâng
cao năng lực lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong sự nghiệp
đổi mới, coi đây là nhân tố có ý nghĩa quyết định. Đồng thời mở rộng dân
chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng và nâng cao hiệu lực của
Nhà nước trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội.
3.2.5. Nâng cao chất lượng cán bộ và lao động cho các ngành công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thực tế cho thấy, việc tăng cường công tác đào tạo đội ngũ công nhân
kỹ thuật có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ và tay nghề kĩ
thuật cao, có đủ các khả năng để đáp ứng tốt yêu cầu của nhà đầu tư nước
ngoài là một giải pháp hữu hiệu để thu hút FDI vào địa phương
Để phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu cho các doanh
nghiệp FDI hiện có và hấp dẫn các nhà đầu tư mới, chính quyền các tỉnh cần:
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực theo hướng đào tạo công
123
nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao; đào tạo và đào tạo lại đối với cán
bộ quản lý và cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh; phát triển
thị trường lao động.
+ Chú trọng đào tạo chuyên môn, tay nghề kết hợp với đào tạo phẩm
chất, con người (đạo đức, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật).
+ Khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lĩnh vực giáo dục,
đào tạo. Khuyến khích sự liên kết, phối hợp giữa doanh nghiệp với các trường
Đại học, Cao đẳng, trung cấp, dạy nghề để tuyển dụng lao động phù hợp với
nhu cầu
3.2.6. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan
đến thu hút FDI có chọn lọc, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của
địa phương
Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến khu vực FDI theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thực
hiện các thủ tục hành chính, pháp lý. Về cơ bản, thủ tục pháp lý, thủ tục hành
chính trong toàn bộ quy trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt và hình thành
dự án đầu tư đã được chính phủ Lào chỉ đạo tập trung cải cách mạnh mẽ theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,
trong các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động thu hút FDI còn tồn tại
nhiều hạn chế như: Các quy định pháp luật để làm cơ sở và căn cứ giải quyết
các vấn đề phát sinh vẫn chưa hoàn thiện nên khi có các vấn đề phát sinh có
tình trạng không thống nhất trong cách xử lý do chưa có cơ sở pháp lý để thực
hiện. Thực trạng này ảnh hưởng đến cả chủ thể đầu tư và chủ thể tiếp nhận
đầu tư. Điều đó cho thấy, việc tiếp tục cải cách thủ tục hành chính đóng vai
trò hết sức quan trọng trong hoạt động thu hút FDI vào Lào nói chung và các
tỉnh miền Nam Lào nói riêng trong thời gian tới.
Hướng cải cách thủ tục hành chính bao gồm các nội dung:
124
i) Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa”; đơn giản, có cơ
sở pháp lý vững chắc, có sự phối hợp kịp thời và đồng bộ giữa các cơ quan,
đơn vị có liên quan trong giải quyết các vấn đề nảy sinh;
ii) Có các quy chế để hướng dẫn cụ thể sự phối hợp giữa các ngành, các
địa phương trong thực hiện các thủ tục về giải phóng mặt bằng, về cấp đất,
cấp giấy phép xây dựng cho các chủ đầu tư, các thủ tục có liên quan tới hoạt
động hải quan, thuế
iii) Qui định rõ ràng trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan đầu mối
và phân cấp, uỷ quyền cho các đơn vị chức năng về trách nhiệm, thẩm quyền
và nghĩa vụ báo cáo đối với về những nội dung cụ thể;
iv) Đánh giá định kì về công tác cải cách thủ tục hành chính liên quan
đến thu hút FDI, đánh giá kết quả thực hiện của các bộ phận để có sự điều
chỉnh, định hướng một cách hợp lý. Lãnh đạo tỉnh cần bố trí lực lượng và thời
gian để thường xuyên nghe ý kiến từ phía các nhà đầu tư, xử lý các vướng
mắc khi cần thiết và phải kiên quyết trong việc xử lý các trường hợp cán bộ
gây trở ngại đến hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
3.2.7. Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển
khai
Để nâng cao hiệu quả sử dụng FDI, các cơ quan nhà nước cần tăng
cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư sau cấp phép.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định của pháp luật về đầu tư
và pháp luật chuyên ngành đối với các dự án đầu tư cần được thực hiện
thường xuyên, định kỳ và có hiệu quả nhằm rà soát, phân loại và xử lý theo
quy định của pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển
khai thực hiện;
Trong đó chú trọng các nội dung:
+ Tập trung hỗ trợ các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Định
kỳ rà soát, phân loại các dự án FDI để có hướng xử lý thích hợp theo nguyên tắc:
125
i) Đối với các dự án đang hoạt động của các nhà đầu tư lớn, tập đoàn
xuyên quốc gia, thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, có tính lan tỏa cao, các
dự án nhỏ và vừa hoạt động hiệu quả, các cơ quan quản lý của các địa phương
cần thường xuyên nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc
phát sinh và có cơ chế khen thưởng thỏa đáng.
ii) Đối với những dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng
không phù hợp với định hướng về ngành, lĩnh vực, địa bàn,... và nhà đầu tư
chưa triển khai hoặc triển khai không đúng tiến độ cam kết thì xem xét việc
chấm dứt hoạt động và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư hoặc điều chỉnh quy
mô, mục tiêu. Việc chấm dứt hoạt động hoặc điều chỉnh các dự án này phải
tiến hành minh bạch, đúng quy định của pháp luật.
+ Tăng cường hiệu lực và hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các cấp trong
công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư FDI nhằm
ngăn chặn được tình trạng các dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng không
triển khai thực hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm về: tiến độ thực
hiện dự án, việc tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động, môi trường,
thuế và các nghĩa vụ tài chính, đảm bảo an ninh trật tự tại hiện trường dự án.
Để hoạt động của khu vực FDI thực sự mang lại hiệu quả trong việc tạo
việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động để phòng
ngừa, ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng lao động địa
phương đòi hỏi các cơ quan chức năng cần: i) Tăng cường tuyên truyền, phổ
biến luật pháp của các cơ quan quản lý nhà nước; ii) Thường xuyên, định kỳ
thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về lao động ở các doanh nghiệp
FDI để kịp thời có những biện pháp xử lý; iii) Thành lập và nâng cao hiệu quả
hoạt động của các tổ chức công đoàn, các tổ chức đoàn thể xã hội khác ở các
doanh nghiệp có vốn FDI nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Những tổn hại gây ra cho môi trường như chất thải, ô nhiễm nguồn
nước, không khí... Thực trạng này một phần có nguyên nhân từ việc doanh
126
nghiệp nhận thức vấn đề mang tính đối phó, một phần khác do các cơ quan
quản lý nhà nước chưa có biện pháp hay chế tài cụ thể để xử lý nghiêm các
doanh nghiệp gây ô nhiễm. Để khắc phục tình trạng này, các cơ quan quản lý
nhà nước có thẩm quyền cần quy định tiêu chuẩn môi trường và giới hạn ô
nhiễm môi trường; Ban hành hạn ngạch ô nhiễm, quy định lượng phát thải đối
với doanh nghiệp; Yêu cầu doanh nghiệp phải đăng công khai về một số
thông tin liên quan (loại chất thải, lượng thải, điểm thải, tiêu chuẩn môi
trường...); và Kiên quyết xử lý các trường hợp doanh nghiệp FDI vi phạm các
quy định của pháp luật về môi trường.
3.2.8. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài,
các địa phương cần tăng cường cung cấp các thông tin về địa điểm đầu tư cho
các nhà đầu tư nước ngoài, chủ động trong việc tạo dựng hình ảnh, truyền đạt
thông tin, cơ hội đầu tư và môi trường đầu tư tới các nhà đầu tư. Đó là những
nội dung liên quan đến hoạt động xúc tiến đầu tư.
Để hấp dẫn và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào
địa phương, chính quyền của mỗi tỉnh cần quán triệt quan điểm: công tác xúc
tiến đầu tư là công tác của mọi ngành, mọi cấp, cần được nhận thức và thực
hiện một cách thực sự có hiệu quả, hợp lý. Việc triển khai xúc tiến đúng trọng
tâm, bám sát nhu cầu thực tế của từng địa phương. Phải thường xuyên đổi
mới về nội dung và phương thức vận động, xúc tiến đầu tư.
Cụ thể:
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư dài hạn và kế hoạch
hành động ngắn hạn trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, bảo đảm thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh. Để xây dựng một chiến lược
cụ thể về xúc tiến đầu tư đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đòi hỏi phải tăng
cường công tác nghiên cứu, dự báo tình hình kinh tế, thị trường của các nước
đối tác, đặc điểm và xu thế vận động của FDI trong từng giai đoạn; nâng cao
127
chất lượng thu thập và xử lý thông tin. Trong nội dung chiến lược xúc tiến
đầu tư cần xây dựng kế hoạch hành động cụ thể, các chương trình vận động
xúc tiến đầu tư cần được thực hiện theo ngành, lĩnh vực, địa bàn với các dự án
và đối tác cụ thể, hướng vào các đối tác nước ngoài có tiềm lực về tài chính
và công nghệ cao.
Khi đã thông qua chiến lược xúc tiến đầu tư và kế hoạch hoạt động, cần
thực hiện nghiêm túc theo đúng kế hoạch và chiến lược đã đề ra.
- Thường xuyên, định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến đầu tư
đầu tư nước ngoài và tham gia các hội nghị xúc tiến đầu tư nước ngoài do các
Bộ, Ngành, các địa phương trong vùng tổ chức. Cần chú ý kết hợp hoạt động
xúc tiến đầu tư trong các chuyến công tác tại nước ngoài của các lãnh đạo tỉnh
hoặc cử người tham gia cùng các đoàn xúc tiến, vận động đầu tư nước ngoài
của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để thu hút, vận động đầu tư nước
ngoài.
- Chủ động công tác xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức khác nhau,
trong đó chú trọng hình thức trực tiếp liên hệ, tiếp xúc với các đối tác, các
doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới để giới thiệu điều kiện, môi trường
đầu tư của tỉnh nói riêng cũng như tiềm năng, lợi thế của vùng Nam Lào nói
chung; chủ động và có kế hoạch mời các đoàn nhà đầu tư nước ngoài đến địa
phương thăm, trao đổi và tìm hiểu cơ hội đầu tư. Để nâng cao hiệu quả của
các cuộc gặp gỡ nhằm thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài, cơ
quan xúc tiến đầu tư của tỉnh cần tổ chức công tác nắm bắt thông tin về các
nhà đầu tư, giới thiệu với họ về môi trường đầu tư, về tiềm năng, lợi thế của
địa phương. Điều này đòi hỏi cần tăng cường và nâng cao năng lực chuyên
môn của đội ngũ cán bộ làm công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài.
- Tăng cường hiệu lực và nâng cao hiệu quả công tác tư vấn, hỗ trợ cho
nhà đầu tư nước ngoài; Phát huy vai trò của Sở Kế hoạch và Đầu tư, và các cơ
quan, tổ chức hỗ trợ khác trong công tác tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài,
128
thực sự trở thành cầu nối vững chắc giữa nhà đầu tư nước ngoài đối với các
cơ quan chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp, tư vấn cho nhà đầu tư nước ngoài các vấn đề liên quan đến: thủ
tục đầu tư, tư vấn về chính sách pháp luật, các chính sách ưu đãi, các quy định
của địa phương cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà đầu tư nước ngoài
về các lĩnh vực: các loại quy hoạch, kế hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh
vực của địa phương; các thông tin về thực trạng nguồn nhân lực, phương thức
đào tạo và tuyển dụng nhân lực, về thực trạng về cơ sở hạ tầng cứng (hệ thống
đường giao thông, quy hoạch các khu công nghiệp, điện, cấp thoát nước) và
cơ sở hạ tầng mềm (hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông, quyền sở hữu trí
tuệ).
- Xây dựng chính sách vận động, thu hút đầu tư đặc thù đối với các dự
án có quy mô lớn, có tính lan toả và tác động tích cực đến phát triển kinh tế -
xã hội địa phương, trong đó chú trọng tới đầu tư của các đối tác trọng điểm,
đặc biệt là đối tác đến từ các nước phát triển. Ngoài ra, cần chú trọng XTĐT
đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp
hỗ trợ (gắn với các tập đoàn đa quốc gia đầu tư lớn vào Lào). Việc tập trung
hỗ trợ các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư để các dự án này triển
khai hoạt động thuận lợi và có hiệu quả, đây là hình thức xúc tiến đầu tư tại
chỗ rất hữu ích.
- Phát hành và phổ biến rộng rãi các tài liệu giới thiệu về tiềm năng, cơ
hội đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền
hình, qua các website liên kết với cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ
ngoại giao, giới thiệu thông tin tới đại sứ quán, tổng lãnh sự quán các nước ở
Lào. Nội dung thông tin cần bao hàm các vấn đề như: cập nhật về tình hình
kinh tế - xã hội của tỉnh, các danh mục chi tiết các dự án gọi vốn đầu tư nước
ngoài, các chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào những ngành, lĩnh
vực ưu tiên. Một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt là phải phân tích những
129
điểm mạnh - yếu, sử dụng các số liệu đã phân tích để thuyết phục nhà đầu tư.
Công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây dựng
kế hoạch đầu tư.
- Kết hợp hoạt động xúc tiến đầu tư với xúc tiến thương mại và du lịch
tại các nước có tiềm năng. Cần có định hướng ưu tiên đối với các nhà đầu tư
có thế mạnh trong từng lĩnh vực cần thu hút đầu tư. Về thương mại cần tập
trung thu hút các nhà đầu tư như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN,
các nước EU, Bắc Mỹ. Về du lịch đặt mục tiêu hàng đầu là thu hút các nước
có tiềm năng về du lịch như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN, EU,
Bắc Mỹ, Nga. Bên cạnh đó, kết hợp với các bộ, ngành trung ương, các tỉnh
lân cận, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các
hoạt động hội thảo xúc tiến đầu tư; lồng ghép chương trình xúc tiến đầu tư
của tỉnh với chương trình xúc tiến đầu tư của vùng Nam Lào và của quốc gia.
Ngoài ra, mỗi địa phương cần thường xuyên cung cấp các thông tin cập
nhật về các văn bản pháp luật mới được ban hành của Nhà nước, của tỉnh về
FDI. Lãnh đạo tỉnh cần bố trí thời gian để đồng hành cùng các nhà đầu tư,
trực tiếp lắng nghe và giải quyết các vướng mắc từ nhà đầu tư.
130
Kết luận Chương 3
Trong chương này, luận án tập trung làm rõ những vấn đề sau:
Thứ nhất, quan điểm và định hướng thu hút FDI vào phát triển công
nghiệp tại các tỉnh miền NamLào trong bối cảnh mới. Bao gồm: Các bối cảnh
phát triển quốc tế và trong nước; Mục tiêu phát triển công nghiệp của các tỉnh
miền Nam Lào đến năm 2020; Nhu cầu vốn phát triển công nghiệp của các
tỉnh miền Nam Lào; Quan điểm thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại
các tỉnh miền Nam Lào; Định hướng thu hút FDI vào phát triển công nghiệp
tại các tỉnh miền Nam Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.
Thứ hai, luận án đã làm rõ các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường
thu hút FDI vào phát triển công nghiệp tại các tỉnh miền Nam Lào. Trong đó
tập trung đưa ra các giải pháp bao gồm Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị -
xã hội; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI; Tiếp tục hoàn thiện chính sách
thu hút FDI; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI; Nâng cao
chất lượng cán bộ và lao động cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển khai; Tăng
cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; Tăng cường hoạt động xúc
tiến đầu tư.
131
KẾT LUẬN
Nhằm thực hiện được mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước
của Nhà nước, thu hút FDI cho công nghiệp Lào trở thành bài toán quan trọng
trong điều kiện hiện tại. Thứ nhất, bởi vì vốn FDI đã, đang và sẽ tiếp tục đóng
vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế của Lào nói chung
và 04 tỉnh nam Lào nói riêng. Thứ hai, trong thời gian gần đây cho thấy,
những kết quả thu hút FDI có trong lĩnh vực công nghiệp của Lào nói chung
và 4 tỉnh nam Lào nói riêng khả quan hơn nhiều so với giai đoạn trước đó.
Thực vậy đối với các tỉnh nam Lào FDI thực sự đã trở thành nguồn vốn đầu
tư rất quan trọng cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển; góp phần chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng kim ngạch xuất khẩu, tiếp nhận kỹ
thuật tiên tiến và kinh nghiệm cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong bối
cảnh trong nước và quốc tế hiện nay mở ra nhiều triển vọng nhưng cũng
không ít thách thức, khó khăn đòi hỏi Lào cũng như các tỉnh nam Lào phải rất
cố gắng, nỗ lực trong việc cải thiện môi trường đầu tư để có thể tăng cường
thu hút được nhiều FDI thời gian tới. Để tăng cường thu hút FDI ở Lào nói
chung và 4 tỉnh Nam Lào nói riêng, trong thời gian tới cần thực thi đồng bộ
hệ thống các giải pháp đã nêu như Tiếp tục củng cố và ổn định chính trị - xã
hội; Hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI; Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu
hút FDI; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với vốn FDI; Nâng cao
chất lượng cán bộ và lao động cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài; Hỗ trợ giúp đỡ sau khi dự án được cấp giấy phép và đã triển khai; Tăng
cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; Tăng cường hoạt động xúc
tiến đầu tư.
Luận án đã có những đóng góp quan trọng đó là đã cung cấp một cơ sở
lý luận đầy đủ về thu hút FDI, đã phân tích đầy đủ bức tranh đầu tư FDI vào
các tỉnh nam Lào giai đoạn 1988-2015 để từ đó rút ra những mặt hạn chế, tồn
132
tại để có những giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút FDI vào các tỉnh
nam Lào trong thời gian đến. Tuy nhiên luận án cũng còn một số hạn chế, đó
là chỉ mới sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp để phân tích đưa ra các nhận định về
thu hút FDI mà chưa đủ điều kiện để thực hiện việc điều tra khảo sát đối với
các doanh nghiệp FDI đang hoạt động cũng như các nhà đầu tư tiềm năng đối
với các tỉnh nam Lào để từ đó có thể đưa ra các giải pháp phù hợp và chính
xác hơn. Trên cơ sở những hạn chế này thì các nghiên cứu tiếp theo nên cân
nhắc để có thể phải thực hiện những điều tra, khảo sát thực tế đối với các
doanh nghiệp đang hoạt động để có thể rút ra các đánh giá nhận xét cũng như
các hướng giải quyết hợp lý hơn.
133
KIẾN NGHỊ
* Đối với chính phủ và các cơ quan chức năng của chính phủ
Có chính sách nhất quán về thu hút đầu tư FDI vào ngành công nghiệp
nói riêng và các ngành kinh tế của Lào và các tỉnh nam Lào.
Luôn cam kết giữ vững sự ổn định môi trường vĩ mô tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như là điều
kiện đầu tiên nhằm thu hút các nhà đầu tư FDI vào Lào và các tỉnh nam Lào.
Xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư, bao gồm: các
chính sách về đất đai, thuế, tiền tệ, tín dụng, lao động và tiền lương, thị trường
và tiêu thụ sản phẩm, công nghệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút
và nâng cao sự đóng góp của các doanh nghiệp FDI cho kinh tế toàn vùng.
Xây dựng và ban hành chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Tăng cường đầu tư đặc biệt về cơ sở hạ tầng cho các tỉnh nam Lào.
Tiến hành xây dựng các quy hoạch tổng thể và chi tiết của vùng và
từng địa phương. Phải có quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp trọng điểm,
quy hoạch chi tiết các khu công nghiệp, khu chế xuất tại mỗi địa phương. Đặc
biệt, trong quy hoạch cần phân công trách nhiệm rõ ràng và được nhà nước
thống nhất quản lý, theo dõi triển khai thực hiện.
Bổ sung kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo điều kiện
cho chính quyền các tỉnh nam Lào tham gia thường xuyên vào các đoàn đi
xúc tiến đầu tư của Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ.
* Đối với chính quyền các tỉnh nam Lào
Đẩy mạnh việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thu
hút FDI có chọn lọc, phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của địa
phương. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính liên quan đến khu vực FDI theo
hướng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài trong thực
hiện các thủ tục hành chính, pháp lý.
134
Mỗi địa phương cần thường xuyên cung cấp các thông tin cập nhật về
các văn bản pháp luật mới được ban hành của Nhà nước, của tỉnh về FDI.
Lãnh đạo các tỉnh cần bố trí thời gian để đồng hành cùng các nhà đầu
tư, trực tiếp lắng nghe và giải quyết các vướng mắc từ nhà đầu tư.
Ngoài ra, các địa phương cần chủ động thực hiện liên kết trong quá trình thực
hiện các chương trình xúc tiến nhằm tiết kiệm chi phí, tăng tính hiệu quả cũng
như đảm bảo các chương trình xúc tiến phải có trọng tâm trọng điểm.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
1. Vilayvone PHOMACHANH (2016), Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Công hóa Dân chủ Nhân dân Lào, Tạp chí khoa học
và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 08(105) 2016, tr. 95-99
2. Vilayvone PHOMACHANH (2016), 28 năm- Thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các tỉnh Nam Lào, thực trạng và giải pháp, Tạp chí khoa học kinh
tế, Đại học kinh tế Đà nẵng, số 4(03) 2016, tr. 54-65.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TIẾNG VIỆT
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam (2008), Một số văn bản pháp luật về
đầu tư và doanh nghiệp. NXB Thống kê, Hà Nội.
2. Bua Khăm Thip Pha Vông (2001), Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
việc phát triển kinh tế ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
3. Chu Văn Cấp (1995), Những giải pháp chính trị - kinh tế nhằm thu hút
có hiệu quả FDI vào Việt Nam. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
4. Đại học Kinh tế Quốc dân - Bộ môn lịch sử kinh tế (2006), Kinh tế các
nước ASEAN. NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Đàm Quang Vinh (2003), Ảnh hưởng của quá trình tự do hoá thương
mại trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đến hoạt động thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội
6. Đặng Thu Hương (2007), Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá
trình hội nhập kinh tế của Trung Quốc thời kỳ 1978 - 2003, thực trạng
và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
7. Đỗ Đức Định (2003), Kinh tế đối ngoại - xu hướng điều chỉnh chính
sách ở một số nước châu Á trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá.
NXB Thế giới, Hà Nội.
8. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (Đồng chủ biên) (2006), Những vấn
đề kinh tế - xã hội nảy sinh trong đầu tư trực tiếp nước ngoài - Kinh nghiệm
Trung Quốc và thực tiễn Việt Nam. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
9. Hà Thanh Việt (2006), Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn duyên hải miền Trung. Luận án tiến sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
10. Hoàng Thị Kim Thanh (2003), Những giải pháp nâng cao hiệu quả vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
11. Lamngeun Sayasene (2016), Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm phát triển công nghiệp tại nước CHDCND Lào, Luận án
Tiến sỹ Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
12. Lý Thiết Ánh (2002), Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc. NXB Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
13. Ngô Công Thành (2005), Định hướng phát triển các hình thức đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
14. Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển
kinh tế ở Việt Nam. NXB Tư pháp, Hà Nội.
15. Nguyễn Mạnh Toàn (2010), “Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam”. Tạp chí
khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Số 5(40).2010.
16. Nguyễn Tiến Cơi (2008), Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
của Malaixia trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế - Thực trạng, kinh
nghiệm và khả năng vận dụng vào Việt Nam. Luận án Tiến sỹ Kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
17. Nguyễn Thị Liên Hoa (2000), Các giải pháp thu hút và nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn FDI tại Việt Nam
18. Nguyễn Hồng Minh (2008), Đầu tư nước ngoài và chuyển giao công
nghệ. Chương trình khoa học, Bộ môn Kinh tế đầu tư, Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
19. Nguyễn Kim Bảo (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc từ
1997 đến nay. NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Minh Phong (1999), Các bài học kinh nghiệm thu hút FDI trên
thế giới.
21. Nguyễn Thị Kim Nhã (2005), Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.
22. Paul Samuelson và Williem D.Nordhause (1997), Kinh tế học. NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Phùng Xuân Nhạ (2000), Đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công
nghiệp hoá ở Mailaixia - Kinh nghiệm đối với Việt Nam. NXB Thế giới,
Hà Nội.
24. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật đầu tư Việt Nam. NXB
Giao thông Vận tải.
25. Sulaphanh Phimphaphongsavath (2007), Tăng cường thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn
thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
26. Thái Văn Long (1997), Vấn đề môi trường trong quan hệ kinh tế - quốc
tế hiện nay, kinh tế và dự báo.
27. Trần Anh Phương (2004), Một số giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của các nước trong nhóm G7 vào Việt Nam.
Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
28. Từ Thanh Thuỷ (2004), Khu vực Thương mại tự do ASEAN - Trung
Quốc và tác động của nó đối với Việt Nam. Tạp chí Những vấn đề Kinh
tế thế giới số 12.
29. Vương Đức Tuấn (2007), Hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút đầu
tư nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 - 2010. Luận án
Tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
30. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương, Chính sách phát triển kinh
tế: kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc. CIEM, Hà Nội.
31. Van Xay Sen Nhot (2015), “Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các
tỉnh miền núi phía Bắc ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
32. Xổm Xạ At Un Xi Đa (2004), Hoàn thiện các giải pháp tài chính trong
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào đến năm 2010. Học Viện Tài chính, Hà Nội.
B. TÀI LIỆU TIẾNG LÀO (dịch sang tiếng Việt)
33. Bộ Công Thương Lào (2005), Tình hình phát triển thị trường trong nước
và thị trường ngoài nước thời kỳ 2001 – 2005, Viêng Chăn, Lào.
34. Bộ Công Thương Lào (2005), Tổng kết thực hiện kế hoạch thương mại
giai đoạn 5 năm 2001 - 2005 và định hướng kế hoạch phát triển và quản
lý ngành thương mại 5 năm từ 2006 - 2010, Viêng Chăn, Lào.
35. Bộ Công Thương Lào (2006), Bài nghiên cứu khoa học về định hướng
và biện pháp để mở rộng thị trường trong nước và thị trường ngoài nước
của Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn
tới năm 2020, Viêng Chăn, Lào.
36. Bộ Công Thương Lào (2007), Tổng kết hàng hoá xuất khẩu của Lào năm
2007 - 2008, Viêng Chăn, Lào.
37. Bộ Giao thông vận tải, Bưu chính và xây dựng (2005), Tình trạng mặt
đường của Lào năm 1976 - 2005, Viêng Chăn, Lào.
38. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2005), Báo cáo giữa thời đại thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010), Viêng
Chăn, Lào.
39. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2007), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2007 - 2008, Viêng Chăn, Lào.
40. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2008), Bài nghiên cứu về phục hồi cơ chế
quản lý kinh tế và cân đối kinh tế vĩ mô ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào từ năm 1990 đến nay, Viêng Chăn, Lào.
41. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào (2008), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
năm 2008 - 2009, Viêng Chăn, Lào.
42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư Lào, Cục Khuyến khích Đầu tư (2009), Số liệu
về FDI năm 1988 – 2009, Viêng Chăn, Lào.
43. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2006), Hội nghị toàn quốc về phát triển
nguồn nhân lực (2007 - 2020), Viêng Chăn, Lào.
44. Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội (2006), Số liệu về số người đã đào tạo
nghề của cả nước năm 2007 - 2008 và ước tính năm 2008 -2009, Viêng
Chăn, Lào.
45. Bộ Năng lượng và mỏ (2009), Số dự án và số vốn FDI trong ngành năng
lượng và mỏ, Viêng Chăn, Lào.
46. Bộ Nông, lâm nghiệp (2009), Số dự án và số vốn FDI trong ngành Nông,
lâm nghiệp, Viêng Chăn, Lào.
47. Bộ Tài chính (2009), Thông tư về việc thực hiện đóng thuế giá trị gia
tăng (VAT), Viêng Chăn, Lào.
48. Bộ Tài chính, Cục chính sách tiền tệ (2009), Tổng kết việc thu chi ngân
sách Nhà nước năm (2001 - 2008), Viêng Chăn, Lào.
49. Bộ Tài chính, Cục thuế (2009), Tổng kết thu ngân sách Nhà nước năm
2004-2008), Viêng Chăn, Lào.
50. Chính phủ nước CHDCND Lào (2005), Chiến lược đầu tư quốc gia giai
đoạn 2006 - 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của nước Cộng hoà Dân
chủ nhân dân Lào, Báo cáo chuyên đề, Viêng Chăn, Lào.
51. Cơ quan ngân hàng thế giới tại Lào (2006), Bối cảnh kinh tế ở Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Lào, Viêng Chăn, Lào.
52. Quốc hội nước CHDCND Lào (1988,1994, 2004), Luật đầu tư nước
ngoài, Viêng Chăn, Lào.
53. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư (2006), 30 năm quá trình xây dựng và thực
hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào (1975 - 2005), Viêng Chăn, Lào.
54. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào (2006), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội quốc gia 5 năm lần thứ VI (2006 - 2010), Viêng Chăn, Lào.
55. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, Trung tâm Thống kê Quốc gia (2004),
Báo cáo khảo sát đơn vị doanh nghiệp năm 2004, Viêng Chăn, Lào.
56. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, Trung tâm Thống kê Quốc gia (2002),
Báo cáo khảo sát đơn vị doanh nghiệp năm 2002, Viêng Chăn, Lào.
57. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, Trung tâm Thống kê Quốc gia (2005),
Thống kê 1975 -2005, Viêng Chăn, Lào.
58. Uỷ ban Kế hoạch và Đầu tư Lào, Trung tâm Thống kê Quốc gia (2006),
Thống kê 2006, Viêng Chăn, Lào.
59. Uỷ ban Tổ chức Trung ương Đảng (2008), Báo cáo tổng kết đánh giá
phát triển nguồn nhân lực năm 2007 - 2008 và định hướng kế hoạch năm
2008 - 2009, Viêng Chăn, Lào.
60. Văn phòng Chính Phủ Lào (2001), Văn bản hướng dẫn số 46/PM của
Luật Đầu tư năm 1994, Viêng Chăn, Lào.
61. Văn phòng Chính phủ Lào (2004), Quyết định về việc cấp giấy phép qua
một cửa dịch vụ, Viêng Chăn, Lào.
62. Văn phòng Chính Phủ Lào (2005), Văn bản hướng dẫn số 301/PM của
Luật Đầu tư năm 2004, Viêng Chăn, Lào.
63. Văn phòng Chính phủ, Cơ quan quản lý đất đai quốc gia (2007), Bài
Tổng kết cuộc họp về đất đai toàn quốc gia lần thứ I, Viêng Chăn, Lào.
64. Văn phòng Chính phủ, Uỷ ban Thư ký Chính phủ (2009), Một số chính
sách của Chính phủ tới những doanh nghiệp để ngăn chặn khủng hoảng
kinh tế thế giới, Viêng Chăn, Lào.
C. TIẾNG ANH
65. Aitken, Biran J.ann E. Harrison, (1999), “Do Domestic Firms Benefit
from Direct Foreign Investment? Evidence from Venezuela”,
American Economic Review, 89(3): 605 - 618.
66. Balasubramanian (1996), “Foreign Direct Investment and growth in EP
and IS countries”, Economic Jounal, Royal Economic Society, Vol. 106,
No.434, pp. 92-105.
67. Banga, R., (2003), “Impact of government policies and investment
agreements on FDI infows”, Working Paper, No.116, Indian Council for
Research on International Economic Relations, New Delhi, November
2003.
68. Blomstr o m Magnus and Hakan Persson, (1983), “Foreign and
Spillover Efficiency in an Underdeveloped Economy: Evidence from
the Mexican Manufacturing Industry”, World Development, 11(6):
493 – 501
69. Blomstr o m, Magnus and Ari Kokoko, (1998), “Multinational
Corporations and Spillovers”, Journal of Economic Surveys, 12(2): 1-
31.
70. Borensztein, E., Gregorio, J. D. and Lee, J. –W, (1998), “How does
foreign direct investment affect economic growth”, Journal of
International Economics 45, 115-135
71. Caves, R. E, (1974), “Multinational Firms, Competition, and
Productivity in Host-Country Markets”, Economica 41(162): 176-193.
72. Chan, K. and Gemayel, E., (2004), “Risk instability and the pattern of
foreign direct investment in the Middle East and North Africa region”,
Working Paper, No.139, IMF.
73. Committee for Planing and Investment, Department for Promotion and
Management of Domestic and Foreign Investment (2007), Investment
Guide Book for Lao PDR, Vientiane, Lao PDR.
74. Deparment for Promotion and Management of Domestic and Foreign
Investment - DDFI Lao PDR (2005), Lao PDR - The Promising
Investment Destination, Vientiane, Lao PDR.
75. Dunning, J. (1993), Multinational Enterprises and the Global Economy,
New York, Addison – Wesley.
76. Dunning, J.H. (1973), “The determinants of international production”,
Oxford Economic Papers.
77. Dunning, J.H. (1979), “Explaining changing patterns of international
production: In defence of the eclectic theory”, Oxford Bulletin of
Economics and Statistics.
78. Findlay, R, (1978), “Relative Backwardness, Direct Foreign Investment,
and the Transfer of Technology: A Simple Dynamic Model”, The
Quarterly Journal of Economics 92(1): 1-16.
79. Foreign Business Act (1999), Published by Bureau of Business
Registration, Thailand.
80. Haddad, Mona and Ann Harrison, (1993), “Are there positive
spillovers from direct foreign Investment? Evidence from map data for
Morocoo”, Journal of Development Economics, 42: 51 – 74.
81. Haskel, Jonathan E, Sonia C. Pereira and Matthew J Slauter. (2002).
Does Inward Foreign Direct investment Boost the Productivity of
Domestic Firms?. NBER Working paper 8724.
82. Haskel, J. E, Pereira, S. S. and Slaughter, M. J, (2007), “Does Inward
Foreign Direct invest - ment Boost the Productivity of Domestic Firms”,
The Review of Economics and Statistics 89, 482-496
83. Investment Promotion Act (1977, 1991, 2001), Thailand.
84. Isabel Faeth (2005), Foreign Direct Investment in Australia:
Determinants and Consequences, Department of Economics the
University of Melbourne (Australia).
85. Jabbour, L. and Mucchielli, J.L, (2007), “Technology transfer thorough
vertical linkages: The case of the Spanish manufacturing industry”,
Jornal of applied Economics X, 115 -136
86. Javorcik, B. S, (2004), “Does Foreign Direct Investment Increase the
Productivity of Do - mestic Firms? In Search of Spillovers through
Backward Linkages”, American Economic Review 94, 605- 627
87. Kohpaiboon, A, (2006), “Foreign direct investment and technology
spillover: a cross-industry analysis of Thai manufacturing”, World
Development. 34 (3): 541 – 556.
88. Kokko, Ari Buben Tasini and Mario Zejan, (1996), “Local
Technological Capability and Productivity Spillovers form FDI in the
Uruguayan Manufacturing Sector”, Journal of Development Studies,
32 (4): 602 – 620
89. Lin, P. and Saggi, K, (2005), “Multinational firms and backward
linkages: a critical survey and a simple model” In Does Foreign Derect
Investment Promote Development? (Eds, blom - strom, M., Graham, E.
and Moran, T.). Washington: Institute for International Economics
90. Lin, P. and Saggi, K, (2007), “Multinational Firms, Exclusivity, and the
Degree of Degree of Backward Linkages”, Journal of International
Economics 71, 206-220
91. Liu, X., Siler, P., Wang, C. and Wei, Y, (2000), “Productivity Spillovers
from Foreign Direct Investment: Evidence from UK industry levl map
data”, Journal of International Business Studies 31, 407-425
92. Markusen, J. R. and Venables, A, (1999), “Foreign direct investment as a
catalyst for Industrial development”, European Economic Review 43,
335-356.
93. MacDougall, (1960), “Benefits and costs of Private Investment from
abroad: A theoretical Approach”, the Economic Record, Vol. 36, pp. 13-35.
94. Ministry of Commerce and Tourism, Lao PDR (1998), What and How to
do business in the Lao PDR, Vientiane, Lao PDR.
95. Miyamoto, K. (2003). “Human capital formation and foreign direct
investment in developing countries”. OECD Paper No 211
96. Nguyen, H. T. T. and Kechidi, M, (2009), “FDI and its impacts on local
industries”, In 8th International Conference of MEEA. Nice and Monaco
97. Nguyen Khac Minh & Nguyen Viet Hung, (2008), “Foreign direct
investment and productivity growth in some sub-industries of
Vietnam’s manufacturing firms, 2000-2005: Semi- parameter
approaches”, Proceedings of Growth, structural change and policies in
Vietnam since Doimoi 89-103.
98. Nguyen Ngoc Anh et al. (2008). Foreign direct investment in
Vietnam: is there any evidence of technological spillover effects.
Development and Policies Center.
99. Nonnenberg, M. and Mendonca, M., (2004), “The determinants of direct
foreign investment in developing countries”, January, Working Paper,
Institute of Applied Economic Research.
100. Singh, H., and Jun, K., (1995), “Some new evidence on determinants of
foreign direct investment in developing countries”, World Bank Policy
Research Paper, No. 1531, Washington, World Bank.
101. Smarzynska, Beata K, (2002), “Foreign direct investment increase the
productivity of domestic firms? In research of spillovers through
backward linkages”, World Bank Policy Research Working Paper
2923.
102. UNCTAD (2000), World Investment Report 2000: Gross-boder Mergers
and Acquisitions and development, New York and Geneva.
103. UNCTAD (2002), World Investment Report 2002: Transnational and
Export Competitiveness, New York and Geneva.
104. UNCTAD (2003), World Investment Report 2003: FDI in Landlocked
Developing Countries at Glance, New York and Geneva.
105. UNCTAD (2005), World Investment Report 2005: Transnational
comporations and the Internationalization of R&D, New York and
Geneva.
106. UNCTAD (2006), World Investment Report 2006: FDI from Developing
and Transition Economies Implications for Development, New York and
Geneva.
107. UNCTAD (2007), World Investment Report 2007: Transnational
Corporations, Extracitve Industries and Development, New York and
Geneva.
108. UNCTAD (2008), Doing Business (2008), Comparing regulation in 178
Economies, the World Bank Corporation, New York and Geneva.
109. UNCTAD (2008), World Investment Report 2008: Transnational
corporations and the Infrastructure Challenge, New York and Geneva.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_tang_cuong_thu_hut_von_dau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai.pdf