Theo nghiên cứu của Tadic M và cộng sự (2016), theo dõi về độ dày thất trái
của các thể THA dưới hình ảnh 2 chiều và 3 chiều. Nghiên cứu ghi nhận được THA
áo choàng trắng có làm tăng sự biến dạng về thất trái trên cả hình ảnh học 2 chiều và
3 chiều.130 Một nghiên cứu khác của Cuspidi C và cộng sự (2015) cũng đánh giá về
THA áo choàng trắng dựa vào theo dõi HALT 24 giờ. Nghiên cứu ghi nhận chỉ số
khối cơ thất trái, tỉ lệ E/A hai lá là thấp hơn và tâm nhĩ trái ghi nhận là lớn hơn ở
nhóm THA áo choàng trắng so với nhóm không tăng huyết áp.131
Theo Ng CM (2008), THAACT cũng gây ra tình trạng phì đại thất trái trên
bệnh nhân ĐTĐ týp 2, tuy nhiên không có sự khác biệt đáng kể so với nhóm không
THA.97 Kết quả này cũng tương đồng với nghiên cứu của Lê Văn Tâm và Huỳnh Văn
Minh (2008) khi chưa ghi nhận có mối liên quan giữa phì đại thất trái và THAACT.98
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ phì đại thất trái gây ra bởi THAACT là cao hơn
so với nhóm không THA, và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. So với
nghiên cứu trước đó của Lê Văn Tâm và Huỳnh Văn Minh, kết quả có sự khác biệt
trong nghiên cứu của chúng tôi có thể là do sự khác nhau về đối tượng nghiên cứu.
Chúng tôi thực hiện đánh giá trên người bệnh ĐTĐ týp 2, do đó, với sự tác động cộng
hợp của bệnh lý này, tổn thương cơ quan đích có thể được thúc đẩy nhanh hơn và
trầm trọng hơn. Đối với nghiên cứu của Ng CM (2008), sự khác biệt có thể là do cỡ
mẫu của nghiên cứu và định nghĩa về THAACT khác nhau, nghiên cứu này chỉ thực
hiện 133 bệnh nhân và định nghĩa THAACT dựa vào HALT 24 giờ là khi HALT ban
ngày < 140/90 mmHg, hoặc HALT ban đêm < 125/75 mmHg hoặc HALT trung bình
cả ngày < 135/85 mmHg. Do đó, khi phân nhóm các thể THA, cỡ mẫu càng bị thu
hẹp hơn, việc đánh giá có thể bị ảnh hương do cỡ mẫu nhỏ thì độ chính xác và đại
diện bị giảm đi và nhiều bệnh nhân sẽ phân vào nhóm THAACT tăng lên. Ngoài ra,
thời gian mắc THAACT cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các kết quả
nghiên cứu. Nhiều nghiên cứu ghi nhận khối lượng cơ thất trái tăng lên ít nhất sau 5
năm mắc bệnh ĐTĐ týp 2 với tình trạng cường insulin, đề kháng insulin, tăng glucose
máu và tăng nồng độ acid béo tự do và nếu kết hợp với ảnh hưởng của THA nói chung
hay THAACT nói riêng càng thúc đẩy tốc độ PĐTT nhanh hơn.238-241. Tuy nhiên, yếu
tố THAACT chưa được ghi nhận cụ thể, các nghiên cứu trong tương lai cần chú ý
yếu tố này và thời gian mắc để có thể đánh giá chính xác việc tăng nguy cơ của
THAACT đối với phì đại thất trái trên BN ĐTĐ týp 2.
215 trang |
Chia sẻ: Kim Linh 2 | Ngày: 09/11/2024 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp ẩn giấu trên bệnh nhân đái tháo đường týp 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
l of Clinical
Hypertension. 2005/04/01 2005;7(4):231-238.
233. Armstrong AC, Gidding S, Gjesdal O, Wu C, Bluemke DA, Lima JA. LV mass
assessed by echocardiography and CMR, cardiovascular outcomes, and medical
practice. JACC Cardiovasc Imaging. Aug 2012;5(8):837-48.
doi:10.1016/j.jcmg.2012.06.003
234. Hancock EW, Deal BJ, Mirvis DM, et al. AHA/ACCF/HRS recommendations
for the standardization and interpretation of the electrocardiogram: part V:
electrocardiogram changes associated with cardiac chamber hypertrophy: a
scientific statement from the American Heart Association Electrocardiography
and Arrhythmias Committee, Council on Clinical Cardiology; the American
College of Cardiology Foundation; and the Heart Rhythm Society. Endorsed by
the International Society for Computerized Electrocardiology. J Am Coll Cardiol.
Mar 17 2009;53(11):992-1002. doi:10.1016/j.jacc.2008.12.015
235. Alfakih K, Walters K, Jones T, Ridgway J, Hall AS, Sivananthan M. New
gender-specific partition values for ECG criteria of left ventricular hypertrophy:
recalibration against cardiac MRI. Hypertension. Aug 2004;44(2):175-9.
doi:10.1161/01.Hyp.0000135249.66192.30
236. Lang RM, Bierig M, Devereux RB, et al. Recommendations for chamber
quantification: a report from the American Society of Echocardiography's
Guidelines and Standards Committee and the Chamber Quantification Writing
Group, developed in conjunction with the European Association of
Echocardiography, a branch of the European Society of Cardiology. J Am Soc
Echocardiogr. Dec 2005;18(12):1440-63. doi:10.1016/j.echo.2005.10.005
237. Chokshi NP, Grossman E, Messerli FH. Blood pressure and diabetes: vicious
twins. Heart. 2013;99(8):pp. 577-85.
238. Somaratne JB, Whalley GA, Poppe KK, et al. Screening for left ventricular
hypertrophy in patients with type 2 diabetes mellitus in the community.
Cardiovascular Diabetology. 2011/04/14 2011;10(1):29. doi:10.1186/1475-
2840-10-29
239. Michael FH. Diabetic Cardiomyopathy: Cardiac Changes, Pathophysiological
Mechanisms, Biologic Markers, and the Available Therapeutic Armamentarium.
2012;doi:10.5772/27855
240. Roever L. Cardiovascular Complications in Diabetes. Journal of Diabetes &
Metabolism. 2014;05(08)doi:10.4172/2155-6156.1000415
241. Dawson A, Morris AD, Struthers AD. The epidemiology of left ventricular
hypertrophy in type 2 diabetes mellitus. Diabetologia. Oct 2005;48(10):1971-9.
doi:10.1007/s00125-005-1896-y
242. Gomez-Marcos MA, Recio-Rodríguez JI, Patino-Alonso MC, et al. Yearly
evolution of organ damage markers in diabetes or metabolic syndrome: data from
the LOD-DIABETES study. Cardiovasc Diabetol. Oct 14 2011;10:90.
doi:10.1186/1475-2840-10-90
243. Basi S, Fesler P, Mimran A, Lewis JB. Microalbuminuria in type 2 diabetes
and hypertension: a marker, treatment target, or innocent bystander? Diabetes
Care. Feb 2008;31 Suppl 2:S194-201. doi:10.2337/dc08-s249
244. Nguyễn Văn Vi Hậu. Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và hình ảnh học cộng
hưởng từ sọ não ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có rối loạn thần kinh nhận
thức. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược Huế; 2020. tr.71-107.
245. Marwick TH, Gillebert TC, Aurigemma G, et al. Recommendations on the use
of echocardiography in adult hypertension: a report from the European
Association of Cardiovascular Imaging (EACVI) and the American Society of
Echocardiography (ASE)†. Eur Heart J Cardiovasc Imaging. Jun
2015;16(6):577-605. doi:10.1093/ehjci/jev076
246. Nguyễn Đình Tài, Lê Đình Tuân, Vũ Thanh Bình. Khối lượng cơ thất trái ở
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tại bệnh viện đại học Y Thái Bình. Tạp chí Y học
Việt Nam. 06/22 2022;515(1)doi:10.51298/vmj.v515i1.2671
247. Đinh Minh Tân, Châu Trần Phương Tuyến. Khảo sát hình thái và chức năng
tâm trương thất trái bằng siêu âm tim ở bệnh nhân có tuổi đái tháo đường týp 2.
Y học thực hành. 2007;2/2009:tr.644 – 645.
248. Bella JN, MacCluer JW, Roman MJ, et al. Heritability of left ventricular
dimensions and mass in American Indians: The Strong Heart Study. J Hypertens.
Feb 2004;22(2):281-6. doi:10.1097/00004872-200402000-00011
249. Uemura K, Nakura J, Kohara K, Miki T. Association of ACE I/D
polymorphism with cardiovascular risk factors. Hum Genet. Sep
2000;107(3):239-42. doi:10.1007/s004390000358
250. Estacio RO, Jeffers BW, Havranek EP, Krick D, Raynolds M, Schrier RW.
Deletion polymorphism of the angiotensin converting enzyme gene is associated
with an increase in left ventricular mass in men with type 2 diabetes mellitus.
American Journal of Hypertension. 1999/06/01/ 1999;12(6):637-642.
doi:https://doi.org/10.1016/S0895-7061(99)00013-8
251. Chung Tấn Thịnh, Lê Tân Tố Anh. Tình hình đạm niệu vi lượng dương tính
và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp tại
bệnh viện đa khoa Liên Giang năm 2021-2022 Tạp chí Y Dược học Cần Thơ.
2022;49/2022:tr.178.
252. Trần Thị Ngọc Thư. Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ
ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
2017:https://binhdinhhospital.com.vn/bai-viet/nghien-cuu-microalbumin-nieu-
va-mot-so-yeu-to-nguy-co-o-benh-nhan-dai-thao-duong-typ-2.
253. Parchwani DN, Palandurkar KM, Hema Chandan Kumar D, Patel DJ. Genetic
Predisposition to Diabetic Nephropathy: Evidence for a Role of ACE (I/D) Gene
Polymorphism in Type 2 Diabetic Population from Kutch Region. Indian J Clin
Biochem. Jan 2015;30(1):43-54. doi:10.1007/s12291-013-0402-4
254. Rydén L, Standl E, Bartnik M, et al. Guidelines on diabetes, pre-diabetes, and
cardiovascular diseases: executive summary. The Task Force on Diabetes and
Cardiovascular Diseases of the European Society of Cardiology (ESC) and of the
European Association for the Study of Diabetes (EASD). Eur Heart J. Jan
2007;28(1):88-136. doi:10.1093/eurheartj/ehl260
PHỤ LỤC 1
BẢN THÔNG TIN DÀNH CHO ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
VÀ CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tên nghiên cứu: Tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp ẩn giấu trên
bệnh nhân đái tháo đường týp 2.
Nhà tài trợ: không
Nghiên cứu viên chính:
Đơn vị chủ trì:
I. THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU
Mục đích và tiến hành nghiên cứu:
Tăng huyết áp và đái tháo đường là hai bệnh lý mạn tính đang gia tăng với tốc
độ nhanh chóng trên toàn cầu. Kết hợp không mong muốn của tăng huyết áp và đái
tháo đường đã tạo nên gánh nặng cho hệ thống tim mạch. Vì vậy việc chẩn đoán và
điều trị tăng huyết áp trên bệnh nhân đái tháo đường cần phải nghiêm ngặt hơn.
Trong thời gian gần đây việc áp dụng kỹ thuật đo huyết áp liên tục 24 giờ đã
đóng một vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng, bằng kỹ thuật này có thể chẩn
đoán tăng huyết áp áo choàng trắng, tăng huyết áp thật sự, tăng huyết áp ẩn giấu hay
không tăng huyết áp. Trong các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp Anh Quốc, Canada,
Châu Âu đã đưa huyết áp liên tục 24 giờ vào chẩn đoán các thể tăng huyết áp này.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng cả tăng huyết áp áo choàng trắng lẫn
tăng huyết áp ẩn giấu đều có liên quan với sự gia tăng các biến cố về tim mạch trong
những năm nghiên cứu, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường. Như vậy ở người đái
tháo đường týp 2 của Việt Nam mà chưa điều trị thuốc hạ áp, hiện nay tỉ lệ có tăng
huyết áp áo choàng trắng, tăng huyết áp ẩn giấu là bao nhiêu? Mối liên quan giữa
tăng huyết áp áo choàng trắng, tăng huyết áp ẩn giấu với các yếu tố nguy cơ tim mạch,
chuyển hóa ra sao? Tỉ lệ và các mối liên quan đến tổn thương cơ quan đích ở những
bệnh nhân đái tháo đường týp 2 có tăng huyết áp áo choàng trắng, tăng huyết áp ẩn
giấu như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với tên đề
tài là “Tăng huyết áp áo choàng trắng và tăng huyết áp ẩn giấu trên bệnh nhân đái
tháo đường týp 2” tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian từ tháng 8 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này dựa trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc
đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu này khi thực hiện tuyệt đối không
can thiệp vào quá trình điều trị, không có bệnh nhân nào bị ảnh hưởng, bị hại trong
quá trình thu thập dữ liệu. Tất cả bệnh nhân sẽ được giải thích rõ rằng cụ thể quy trình
nghiên cứu, lợi ích nghiên cứu, đảm bảo quyền lợi và riêng tư của người tham gia
nghiên cứu. Can thiệp chủ yếu qua hướng dẫn, giáo dục, cung cấp thông tin, giải đáp,
tư vấn, nâng cao hiểu biết của bệnh nhân và người thân về bệnh tăng huyết áp áo
choàng trắng và tăng huyết áp ẩn giấu.
Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân đến khám ngoại trú tại phòng khám
Nội Tiết bệnh viện Nhân Dân Gia Định TP. Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ
tháng 8 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020 được chẩn đoán đái tháo đường týp 2.
Tiêu chuẩn chọn:
Bệnh nhân đang điều trị hay mới chẩn đoán ĐTĐ týp 2 theo hướng dẫn của
Bộ Y tế Việt Nam năm 2017. Không đang uống thuốc hạ áp hoặc các thuốc ảnh hưởng
đến huyết áp xác định thông qua toa thuốc của bệnh nhân và đồng ý tham gia nghiên
cứu.
Các nguy cơ và bất lợi:
Đảm bảo không có bất kỳ can thiệp nào vào chế độ điều trị gây bất lợi hay xảy
ra biến cố nguy hiểm, ảnh hưởng về thể chất, vật chất, tinh thần của người bệnh.
Khi tham gia nghiên cứu người bệnh được gắn máy huyết áp liên tục 24 giờ để
chẩn đoán chính xác các thể tăng huyết áp, được xét nghiệm tầm soát tất cả các biến
chứng của đái tháo đường và tăng huyết áp cũng như biết được kiểu gen ACE(I/D).
Bệnh nhân tham gia nghiên cứu hoàn toàn được nhóm nghiên cứu chi trả kinh
phí xét nghiệm gen ACE (I/D). Trong quá trình thu thập, xử lý số liệu, chúng tôi tuyệt
đối minh bạch, không lừa dối nhằm đạt kết quả mong muốn.
Bồi thường/điều trị khi có tổn thương liên quan đến nghiên cứu:
• Người tham gia có được điều trị miễn phí trong trường hợp xảy ra chấn thương hoặc
tổn thương do việc tham gia vào nghiên cứu gây ra.
Người liên hệ:
• Họ tên:
• Số điện thoại người cần liên hệ:
Sự tự nguyện tham gia:
• Người tham gia được quyền tự quyết định, không hề bị ép buộc tham gia.
• Người tham gia có thể rút lui ở bất kỳ thời điểm nào mà không bị ảnh hưởng gì đến
việc điều trị/chăm sóc mà họ đáng được hưởng.
Tính bảo mật:
• Công bố rõ việc mô tả các biện pháp để giữ và đảm bảo tính bảo mật của các bản
ghi liên quan đến người tham gia. Mọi thông tin cá nhân về tình trạng sức khỏe cũng
như kết quả điều trị được bảo mật.
II. CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
Tôi đã đọc và hiểu thông tin trên đây, đã có cơ hội xem xét và đặt câu hỏi về thông
tin liên quan đến nội dung trong nghiên cứu này. Tôi đã nói chuyện trực tiếp với
nghiên cứu viên và được trả lời thỏa đáng tất cả các câu hỏi. Tôi nhận một bản sao
của Bản Thông tin cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận tham gia nghiên cứu này.
Tôi tự nguyện đồng ý tham gia.
Chữ ký của người tham gia:
Họ tên___________________ Chữ ký___________________
Ngày tháng năm_________________
Chữ ký của người làm chứng hoặc của người đại diện hợp pháp (nếu áp dụng):
Họ tên___________________ Chữ ký ___________________
Ngày tháng năm_________________
Chữ ký của Nghiên cứu viên/người lấy chấp thuận:
Tôi, người ký tên dưới đây, xác nhận rằng bệnh nhân/người tình nguyện tham gia
nghiên cứu ký bản chấp thuận đã đọc toàn bộ bản thông tin trên đây, các thông tin
này đã được giải thích cặn kẽ cho Ông/Bà và Ông/Bà đã hiểu rõ bản chất, các nguy
cơ và lợi ích của việc Ông/Bà tham gia vào nghiên cứu này.
Họ tên ___________________ Chữ ký___________________
Ngày tháng năm_________________
PHỤ LỤC 2
MẪU HỒ SƠ THU THẬP DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
1. Phần hành chánh:
Ngày lấy mẫu: Mã số bệnh nhân:
Số hồ sơ:
Họ và tên bệnh nhân (viết tắt tên):
Giới: 1. Nam 2. Nữ
Năm sinh:
Địa chỉ (Tỉnh/Thành phố):
Số liên lạc:
Ngày đến khám lần 1:
Ngày tái khám lần 2:
Ngày tái khám lần 3:
2. Chẩn đoán đái tháo đường týp 2: dựa vào phụ lục 03 và phụ lục 04.
Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 và đã điều trị tại các cơ sở y tế
+ Thời điểm phát hiện mắc bệnh ĐTĐ týp 2 (năm):
+ Toa thuốc ngoại trú:
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây:
a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g
glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng
phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose
huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Chẩn đoán xác định đái tháo đường: nếu có 2 kết quả chẩn đoán trong cùng 1 mẫu
máu xét nghiệm hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu
chí d: chỉ cần một lần xét nghiệm duy nhất.
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 2 dựa vào các tiêu chí sau đây:
Tuổi xuất hiện: thường tuổi trưởng thành.
Bệnh diễn biến âm thầm, thường ít hoặc không rõ triệu chứng.
Thường không có nhiễm ceton, tăng ceton trong máu, nước tiểu
Insulin/C-peptid: bình thường hoặc tăng
Kháng thể kháng đảo tụy (ICA): âm tính
Điều trị : Thay đổi lối sống, thuốc viên và/ hoặc insulin
Cùng hiện diện với bệnh tự miễn khác: hiếm
Chẩn đoán xác định đái tháo đường týp 2: có nhiều các đặc điểm trên. Khi biểu hiện
bệnh lý không rõ ràng, cần theo dõi điều trị một thời gian để phân loại đúng bệnh.
3. Yếu tố nguy cơ:
Hút thuốc lá
Ông/bà/anh/chị có từng hút thuốc không? (Thuốc
lá, xì gà hoặc thuốc rê)
1. Có
2. Không bao giờ
Số điếu thuốc đã hút từ trước đến nay 1. Từ 100 điếu trở lên
2. Dưới 100 điếu
Hiện tại đang hút thuốc lá 1. Có 2. Không
Hút thuốc lá mỗi ngày 1. Có 2. Không
Vận động thể lực
Số lần tập thể dục hoặc lao động tay chân mỗi tuần Ghi rõ: ngày/tuần
1. ≥ 5 ngày/tuần
2. < 5 ngày/tuần
Thời gian mỗi lần tập thể dục hoặc lao động chân
tay
Ghi rõ: . phút/lần
1. ≥ 30 phút/lần
2. < 30 phút/lần
Số lần tập vận động đối kháng Ghi rõ: ngày/tuần
1. ≥ 3 ngày/tuần
2. < 3 ngày/tuần
Tiền căn gia đình tăng huyết áp
+ Ông, bà bị THA
+ Cha bị THA
+ Mẹ bị THA
+ Anh chị em ruột bị THA
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
Tiền căn gia đình đái tháo đường týp 2
+ Ông bà bị THA
+ Cha bị THA
+ Mẹ bị THA
+ Anh chị em ruột bị THA
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
Thói quen sử dụng rượu bia
Câu 1. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
Anh/chị uống rượu, bia không? Nếu có
bao lâu một lần?
(Nếu chọn “không bao giờ” chuyển đến
câu 9 và câu 10)
(0) Không bao giờ
(1) ≤ 1 lần/tháng
(2) 2 - 4 lần/tháng
(3) 2 - 3 lần/tuần
(4) ≥ 4 lần/tuần
Câu 2. Trong một ngày có uống rượu,
bia, Anh/chị thường uống bao nhiêu?
(0) 1 - 2 đơn vị cồn
(1) 3 - 4 đơn vị cồn
(2) 5 - 6 đơn vị cồn
(3) 7 - 9 đơn vị cồn
(4) ≥ 10 đơn vị cồn
Câu 3. Có bao giờ trong một lần uống,
Anh/chị đã uống hết 5 chai hay 5 lon bia
hoặc đã uống hết 6 cốc nhỏ rượu mạnh
hoặc 6 ly rượu vang trở lên? Nếu có bao
lâu một lần?
(Chuyển tới câu 9 và 10 nếu tổng điểm
của câu 2 và 3 là = 0)
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 4. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
khi đang uống rượu, bia, Anh/chị nhận
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
thấy không thể tự dừng uống được? Nếu
có bao lâu một lần?
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 5. Trong 12 tháng qua, có bao giờ do
uống rượu, bia mà Anh/chị không làm
được những công việc bình thường vẫn
làm không? Nếu có bao lâu một lần?
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 6. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
sau một lần uống nhiều thì sáng hôm sau
khi thức dậy Anh/chị phải uống ngay một
cốc rượu, bia trước khi làm những việc
khác? Nếu có bao lâu một lần?
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 7. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
Anh/chị cảm thấy có lỗi hoặc hối hận sau
khi uống rượu, bia không? Nếu có bao
lâu một lần?
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 8. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
Anh/chị sau khi uống rượu, bia sáng hôm
sau tỉnh dậy không thể nhớ được những
gì đã xảy ra đêm hôm trước không? Nếu
có bao lâu một lần?
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 9: Từ trước đến nay, có bao giờ do
Anh/chị uống rượu, bia đã làm cho mình
hay người khác bị thương không?
(0) Chưa bao giờ
(2) Có nhưng không phải trong 12 tháng vừa
qua
(4) Có trong 12 tháng vừa qua
Câu 10: Từ trước đến nay, đã có ai thấy
lo ngại và đề nghị hay khuyên Anh/chị
giảm uống rượu, bia không?
(0) Chưa bao giờ
(2) Có nhưng không phải trong 12 tháng vừa
qua
(4) Có trong 12 tháng vừa qua
TỔNG ĐIỂM
4. Khám
- Nhiệt độ
- Tần số tim tại phòng khám (lần/phút)
- Chiều cao (cm)
- Cân nặng (kg)
- CSKCT
Đo huyết áp tại phòng khám Ngày 01 Ngày 02 HA Trung bình
- Huyết áp tâm thu (mmHg)
- Huyết áp tâm trương (mmHg)
5. Huyết áp lưu động 24 giờ:
HA tâm thu trung bình ban
ngày (mmHg)
HA tâm trương trung
bình ban ngày (mmHg)
HA tâm thu trung bình ban
đêm (mmHg)
HA tâm trương trung
bình ban đêm (mmHg)
HA tâm thu trung bình 24
giờ (mmHg)
HA tâm trương trung
bình 24 giờ (mmHg)
HA trũng về đêm: 1. Có 2. Không
Tần số tim trung bình 24
giờ (lần/phút)
6. Cận lâm sàng
Cholesterol toàn phần (mmol/l)
Triglyceride (mmol/l)
HDL-c (mmol/l)
LDL-c (mmol/l)
Đường huyết đói (mmol/l)
HbA1c (%)
Creatinin máu (mmol/l)
ĐLCT (eGFR) (ml/ph/1,73 m2)
7. Tổn thương cơ quan đích
Mức độ bài xuất đạm niệu
Micro-Albumine nước tiểu (mg/l)
Creatinin nước tiểu (μmol/l)
ACR
Siêu âm tim
Chỉ số khối lượng cơ thất trái (g/m2)
Tổn thương đáy mắt 1. Có 2. Không
Kết quả các biến thể của gen ACE(I/D) 1. II
2. ID
3. DD
PHỤ LỤC 3
CHẨN ĐOÁN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO HƯỚNG DẪN
CỦA BỘ Y TẾ 2017
Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chí sau đây33:
a) Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dL (hay 7 mmol/L) hoặc:
b) Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp với 75g
glucose bằng đường uống ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L)
c) HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol). Xét nghiệm HbA1c phải được thực hiện bằng
phương pháp đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế.
d) BN có triệu chứng kinh điển của tăng glucose huyết hoặc của cơn tăng glucose
huyết cấp kèm mức glucose huyết tương bất kỳ ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L).
Chẩn đoán xác định nếu có 2 kết quả chẩn đoán trong cùng 1 mẫu máu xét nghiệm
hoặc ở 2 thời điểm khác nhau đối với tiêu chí a, b, hoặc c; riêng tiêu chí d: chỉ cần
một lần xét nghiệm duy nhất.
PHỤ LỤC 4
PHÂN BIỆT ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 1 VÀ TÝP 233
Đặc điểm Đái tháo đường týp 1 Đái tháo đường týp 2
Tuổi xuất hiện Trẻ, thanh thiếu niên Tuổi trưởng thành
Khởi phát
Các triệu chứng rầm rộ Chậm, thường không rõ
triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng - Sút cân nhanh chóng
- Đái nhiều
- Uống nhiều
- Bệnh diễn tiến âm ỉ, ít triệu chứng
- Thể trạng béo, thừa cân
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
đái tháo đường típ 2.
- Đặc tính dân tộc có tỷ lệ mắc bệnh
cao.
- Dấu gai đen (Acanthosis nigricans)
- Hội chứng buồng trứng đa nang
Nhiễm ceton, tăng
ceton trong máu,
nước tiểu
Dương tính Thường không có
Insulin/C-peptid Thấp/không đo được Bình thường hoặc tăng
Kháng thể:
Kháng đảo tụy
(ICA)
Kháng Glutamic
acid decarboxylase
65 (GAD 65)
Kháng Insulin
(IAA)
Kháng Tyrosine
phosphatase (IA-2)
Dương tính
Âm tính
Đặc điểm Đái tháo đường týp 1 Đái tháo đường týp 2
Kháng Zinc
Transporter 8
(ZnT8)
Điều trị Bắt buộc dùng insulin Thay đổi lối sống, thuốc viên và/
hoặc insulin
Cùng hiện diện với
bệnh tự miễn khác
Có thể có
Hiếm
Các bệnh lý đi kèm
lúc mới chẩn đoán:
tăng huyết áp, rối
loạn chuyển hóa
lipid, béo phì
Không có
Nếu có, phải tìm các bệnh
lý khác đồng mắc
Thường gặp, nhất là hội chứng
chuyển hóa
Chú thích: bảng trên chỉ có tính tham khảo, có nhiều thể bệnh trùng lấp giữa các đặc điểm.
Khi biểu hiện bệnh lý không rõ ràng, cần theo dõi một thời gian để phân loại đúng bệnh.
Điều trị chủ yếu dựa trên bệnh cảnh lâm sàng của BN để quyết định có cần dùng ngay insulin
hay không
PHỤ LỤC 5
CÁC KẾT QUẢ HUYẾT ÁP KHI ĐO HALT 24 GIỜ
Minh họa một trường hợp huyết áp bình thường khi huyết áp liên tục 24 giờ
Máy đo huyết áp liên tục 24 giờ
Đo huyết áp liên tục 24 giờ
PHỤ LỤC 6
BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG KHÔNG TĂNG SINH
PHỤ LỤC 07
QUY TRÌNH LẤY MÁU XÉT NGHIỆM
Quy trình lấy máu xét nghiệm tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định thực hiện qua
các bước sau:
Bước 1: kỹ thuật viên tiếp xúc, thăm hỏi người bệnh và giới thiệu tên, chức danh
của mình.
Bước 2: Kiểm tra, đối chiếu thông tin với y lệnh.
Bước 3: Để người bệnh ở tư thế hợp lý
Bước 4: Ghi tên, tuổi của người bệnh vào ống nghiệm.
Bước 5: Rửa tay sạch sẽ và đi găng
Bước 6: Bộc lộ vị trí lấy máu xét nghiệm. Buộc garo lên trên chỗ lấy máu từ 3 – 5
cm.
Bước 7: Sát khuẩn vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ, đợi khô.
Bước 8: Chọc kim qua da vào tĩnh mạch, kéo nhẹ pít tông cho máu tự chảy vào
xilanh cho đến khi đủ số lượng máu để làm xét nghiệm máu.
Bước 9: Tháo dây garo, đặt bông vô khuẩn lên trên vị trí chọc kim để cầm máu, rút
kim nhanh.
Bước 10: Tháo kim ra khỏi bơm tiêm, bơm máu từ từ vào thành ống nghiệm để
tránh vỡ hồng cầu. Nếu lấy máu có chất chống đông thì lắc trộn nhẹ nhàng trong 30
giây để máu khỏi bị đông.
Bước 11: Băng vết chích máu bằng băng cá nhân, hẹn người bệnh thời gian trả kết
quả.
Bước 12: Cuối cùng, thu dọn dụng cụ, tháo găng, rửa tay và kết thúc quy trình lấy
máu xét nghiệm.
PHỤ LỤC 08
BỆNH ÁN MINH HỌA
Phần hành chánh:
Ngày lấy mẫu: 23/04/2019 Mã số bệnh nhân: DIA-260
Số hồ sơ: 701310.15045676
Họ và tên bệnh nhân (viết tắt tên): NGUYỄN THANH T
Giới: 1. Nam 2. Nữ
Năm sinh: 20/10/1975
Địa chỉ (Tỉnh/Thành phố): Phường 7, Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Số liên lạc: 0908637624
Ngày đến khám lần 1: 23/04/2019
Ngày tái khám lần 2: 20/06/2019
Ngày tái khám lần 3: 23/10/2029
2. Chẩn đoán đái tháo đường týp 2:
Bệnh nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 và đã điều trị tại các cơ sở y tế:
+ Thời điểm phát hiện mắc bệnh ĐTĐ týp 2 (năm): 2013 ( 7 năm)
+ Toa thuốc ngoại trú:
Metformin 500mg 1 viên x 2 lần /ngày
Diamicron MR 30mg 1 viên uống sáng
3. Yếu tố nguy cơ:
Hút thuốc lá
Ông/bà/anh/chị có từng hút thuốc không? (Thuốc
lá, xì gà hoặc thuốc rê)
1. Có
2. Không bao giờ
Số điếu thuốc đã hút từ trước đến nay 1. Từ 100 điếu trở lên
2. Dưới 100 điếu
Hiện tại đang hút thuốc lá 1. Có 2. Không
Hút thuốc lá mỗi ngày 1. Có 2. Không
Vận động thể lực
Số lần tập thể dục hoặc lao động tay chân mỗi tuần Ghi rõ: 06 ngày/tuần
1. ≥ 5 ngày/tuần
2. < 5 ngày/tuần
Thời gian mỗi lần tập thể dục hoặc lao động chân
tay
Ghi rõ: 60 phút/lần
1. ≥ 30 phút/lần
2. < 30 phút/lần
Số lần tập vận động đối kháng Ghi rõ: 03 ngày/tuần
1. ≥ 3 ngày/tuần
2. < 3 ngày/tuần
Tiền căn gia đình tăng huyết áp
+ Ông, bà bị THA
+ Cha bị THA
+ Mẹ bị THA
+ Anh chị em ruột bị THA
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
Tiền căn gia đình đái tháo đường týp 2
+ Ông bà bị THA
+ Cha bị THA
+ Mẹ bị THA
+ Anh chị em ruột bị THA
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
1. Có 2. Không
Thói quen sử dụng rượu bia
Câu 1. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
Anh/chị uống rượu, bia không? Nếu
có bao lâu một lần?
(Nếu chọn “không bao giờ” chuyển
đến câu 9 và câu 10)
(0) Không bao giờ
(1) ≤ 1 lần/tháng
(2) 2 - 4 lần/tháng
(3) 2 - 3 lần/tuần
(4) ≥ 4 lần/tuần
Câu 2. Trong một ngày có uống rượu,
bia, Anh/chị thường uống bao nhiêu?
(0) 1 - 2 đơn vị cồn
(1) 3 - 4 đơn vị cồn
(2) 5 - 6 đơn vị cồn
(3) 7 - 9 đơn vị cồn
(4) ≥ 10 đơn vị cồn
Câu 3. Có bao giờ trong một lần uống,
Anh/chị đã uống hết 5 chai hay 5 lon
bia hoặc đã uống hết 6 cốc nhỏ rượu
mạnh hoặc 6 ly rượu vang trở lên?
Nếu có bao lâu một lần?
(Chuyển tới câu 9 và 10 nếu tổng
điểm của câu 2 và 3 là = 0)
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 4. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
khi đang uống rượu, bia, Anh/chị
nhận thấy không thể tự dừng uống
được? Nếu có bao lâu một lần?
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 5. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
do uống rượu, bia mà Anh/chị không
làm được những công việc bình
thường vẫn làm không? Nếu có bao
lâu một lần?
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 6. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
sau một lần uống nhiều thì sáng hôm
sau khi thức dậy Anh/chị phải uống
ngay một cốc rượu, bia trước khi làm
những việc khác? Nếu có bao lâu một
lần?
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 7. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
Anh/chị cảm thấy có lỗi hoặc hối hận
sau khi uống rượu, bia không? Nếu có
bao lâu một lần?
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 8. Trong 12 tháng qua, có bao giờ
Anh/chị sau khi uống rượu, bia sáng
hôm sau tỉnh dậy không thể nhớ được
những gì đã xảy ra đêm hôm trước
không? Nếu có bao lâu một lần?
(0) Không bao giờ
(1) Ít hơn hằng tháng
(2) Hằng tháng
(3) Hằng tuần
(4) Hằng ngày hoặc gần như hằng ngày
Câu 9: Từ trước đến nay, có bao giờ
do Anh/chị uống rượu, bia đã làm cho
mình hay người khác bị thương
không?
(0) Chưa bao giờ
(2) Có nhưng không phải trong 12 tháng
vừa qua
(4) Có trong 12 tháng vừa qua
Câu 10: Từ trước đến nay, đã có ai
thấy lo ngại và đề nghị hay khuyên
Anh/chị giảm uống rượu, bia không?
(0) Chưa bao giờ
(2) Có nhưng không phải trong 12 tháng
vừa qua
(4) Có trong 12 tháng vừa qua
TỔNG ĐIỂM 12
4. Khám
- Nhiệt độ 370C
- Tần số tim tại phòng khám (lần/phút) 90
- Chiều cao (cm) 172
- Cân nặng (kg) 74
- CSKCT (kg/m2) 25
Đo huyết áp tại phòng khám Ngày 01 Ngày 02 HA Trung bình
- Huyết áp tâm thu (mmHg) 130 130 130
- Huyết áp tâm trương (mmHg) 80 80 80
5. Huyết áp lưu động 24 giờ:
HA tâm thu trung bình ban
ngày (mmHg)
125 HA tâm trương trung
bình ban ngày (mmHg)
84
HA tâm thu trung bình ban
đêm (mmHg)
117 HA tâm trương trung
bình ban đêm (mmHg)
82
HA tâm thu trung bình 24
giờ (mmHg)
122 HA tâm trương trung
bình 24 giờ (mmHg)
83
HA trũng về đêm: 1. Có 2. Không
Tần số tim trung bình 24
giờ (lần/phút)
85
6. Cận lâm sàng
Cholesterol toàn phần (mmol/l) 2,5
Triglyceride (mmol/l) 1,05
HDL-c (mmol/l) 1,05
LDL-c (mmol/l) 0,97
Đường huyết đói (mmol/l) 10,04
HbA1c (%) 7,8
Creatinin máu (mmol/l) 79
ĐLCT (eGFR) (ml/ph/1,73 m2) 93
7. Tổn thương cơ quan đích
Mức độ bài xuất đạm niệu trung bình 3 lần đo trong 6 tháng
Micro-Albumine nước tiểu (mg/l) 32,85
Creatinin nước tiểu (μmol/l) 9233
ACR (mg/μmol) 31,49
Tiểu Microalbumin niệu 1. Không
2. Có
Siêu âm tim
Chỉ số khối lượng cơ thất trái (g/m2) 128,7
Phì đại thất trái 1. Không
2. Có
Nếu có phì đại thất trái 1. Đồng tâm
2. Lệch tâm
Tổn thương đáy mắt 1. Có 2. Không
Kết quả các biến thể của gen ACE(I/D) 4. II
5. ID
6. DD
Kết quả huyết áp liên tục 24 giờ của bệnh nhân có tăng huyết áp ẩn giấu
Thời gian thức lúc 6 giờ và đi ngủ lúc 22 giờ. Khoảng thời gian đo lúc thức 30 phút
và lúc ngủ 60 phút. Tổng số lần đo là 40, số lần đo thành công là 39.
+ HA trung bình 24 giờ(mmHg): HATT: 127, HATTr: 85; tần số tim 83 l/p.
+ HA trung bình ban ngày: HATT: 130; HATTr: 87, tần số tim: 87 l/p.
+ HA trung bình ban đêm: HATT: 122, HATTr: 79, tần số tim ban đêm: 74 l/p
+ Trũng HA: không có trũng HA tâm thu và HA tâm trương.