Luận án Thái độ và hành vi tái sinh sản của người dân Hà Nội

Mặc dù địa vị kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến mức sinh và thái độ, hành vi tái sinh sản, song phƣơng pháp đo lƣờng trong các nghiên cứu là không đơn giản. Cơ chế ảnh hƣởng này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Cụ thể là, chƣa thể đƣa ra một lời giải đáp rõ ràng cho câu hỏi về ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế đến nguyện vọng về số con trong gia đình, chỉ báo về số con mong muốn giảm đối với tất cả các nhóm tuổi các cặp vợ chồng, gợi ý rằng hoàn toàn không có cơ sở để coi khoán hộ là một động lực có thể làm tăng số con trong các gia đình nông thôn. Để đánh giá chính xác ảnh hƣởng của yếu tố này, cần xây dựng đƣợc những chỉ báo đo lƣờng một cách chi tiết hơn về những khía cạnh cụ thể của khoán hộ cũng nhƣ mối quan hệ giữa nhu cầu lao động và số con trong gia đình.

pdf177 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1051 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thái độ và hành vi tái sinh sản của người dân Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o và chỉ đến khi giá trị kinh tế của đứa con không còn ý nghĩa, do ảnh hƣởng của hiện đại hóa, dòng chảy của cải đó sẽ quay theo chiều ngƣợc lại, từ cha mẹ đến con cái. Thêm vào đó, thậm chí con cái còn đƣợc xem nhƣ một loại “hàng hóa” và quyết định sinh đẻ giống nhƣ quyết định đầu tƣ mua sắm các vật dụng tiêu dùng trong cuộc sống. Gary Becker, nhà kinh tế nổi tiếng Đại học Chicago, Hoa Kỳ, ngƣời dành giải Nobel đã giới thiệu lý thuyết phân tích kinh tế về mức sinh, trong đó nhấn mạnh giá trị tiêu dùng của con cái. Theo quan điểm của ông, đứa con nhƣ một “hàng hóa tiêu thụ đặc biệt” trong đó sự hài lòng của cha mẹ đối với con cái cũng giống nhƣ sự thỏa mãn với các vật dụng tiêu dùng khác trong cuộc sống. Quyết định sinh đẻ và đầu tƣ cho con cái đƣợc các cặp vợ chồng cân nhắc, tính toán nhƣ mua sắm tài sản, hàng hóa tiêu dùng khác, dựa trên cơ sở so sánh lợi ích và phí tổn khi sinh con. Số liệu khảo sát Hà Nội 2014 cho thấy, đối với những ngƣời đƣợc hỏi, con cái bên cạnh là niềm vui về tinh thần (49,8%), thì 23,8% các ý kiến cho rằng con cái còn là chỗ dựa về kinh tế của bố mẹ sau khi về già; tiếp theo đó là các giá trị khác nhƣ mang lại niềm tự hào cho bố mẹ (14,6%)Mặc dù tỷ lệ không cao, nhƣng với cuộc điều tra với 1079 ngƣời đƣợc hỏi tại Hà Nội năm 2010 cho biết có 5,8% ngƣời đƣợc hỏi ở nông thôn và 5,1% ý kiến ngƣời đƣợc hỏi ở thành thị nói rằng việc họ với mong muốn khi về già đƣợc nhờ dựa vào kinh tế. Ngƣời đƣợc hỏi ở các độ tuổi khác nhau có những tỷ lệ đánh giá về yếu tố này khác nhau, nhƣng tỷ lệ chênh lệch không đáng kể. Trở lại những vấn đề lý thuyết, quyết định sinh đẻ của con ngƣời, theo Becker là một quyết định hợp lý dựa trên hai yếu tố là tiền bạc và thời gian. 136 Để có đƣợc sự hài lòng và thỏa mãn đối với con cái, cần có sự đầu tƣ thời gian và tiền bạc. Mặc dù vậy, một trong những điều đáng lƣu ý nhất trong các kết quả nghiên cứu xã hội học dân số và gia đình gần đây là đại bộ phận các gia đình đƣợc hỏi đều cho rằng nhất thiết phải có con trai. Bản thân những ngƣời phụ nữ là vợ, là mẹ cũng đặt ra cho mình những yêu cầu nhƣ vậy. Hiện trạng định hƣớng giá trị nhƣ vậy về đứa con trai đã chứa ẩn trong nó khả năng vƣợt quá mức 2 hoặc 3 con, ngay cả đối với các cặp vợ chồng sớm có ý thức chấp nhận mô hình gia đình nhỏ chỉ có 1 hoặc 2 con. Hiện tƣợng đặc biệt này trong bảng giá trị đã thể hiện ảnh hƣởng sâu đậm của quan niệm Nho giáo “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (có nghĩa là: Một con trai là có con, mƣời con gái vẫn chƣa xem là đã có con đƣợc). Độ bền vững của giá trị đó lớn mạnh tới mức là nhiều phụ nữ quyết phải đẻ thêm khi đã có 2 con, nhƣng chƣa đủ giới tính con cái nhất là con trai. Giá trị bền vững này dƣờng nhƣ không hẳn đã phải là xuất phát từ cơ sở ƣu thế tự nhiên của giới, mà có thể bị chi phối bởi quan niệm “nối dõi” [47]. 4.3.4. Tác động từ gia đình Bên cạnh các tác động xã hội đến sinh đẻ, tác động của các cá nhân và gia đình cũng đƣợc xem là các yếu tố khá quan trọng chi phối hành vi tái sinh sản của các cặp vợ chồng. Trƣớc hết đó là các mong muốn của ông bà và họ hàng hai bên. Cần phải nói ngay rằng quan niệm nhà đông con là nhà có phúc vẫn còn tồn tại trong tâm lý của một số ngƣời, mặc dù khi nhìn nhận thực tế đa số các cặp vợ chồng đều thấy rằng việc chăm sóc con cái tốt quan trọng hơn việc có số con là bao nhiêu. Việc thay đổi một quan niệm đã hằn sâu trong tâm lý thƣờng khó khan, mặc dù đã nhận thức đƣợc yêu cầu của thực tiễn. Hơn 80% số ngƣời đƣợc hỏi tại cuộc khảo sát của Viện Tâm lý (2005) cho rằng việc chăm sóc con cái tốt và các thành viên khác của gia đình có 137 điều kiện phát triển là quan trọng hơn việc gia đình có mấy ngƣời con. Tuy nhiên, cũng vẫn còn một bộ phận không nhỏ số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng “nhà đông con là nhà có phúc”. Có 27,0% số ngƣời đƣợc hỏi cho biết nhà đông con là nhà có phúc là “không hoàn toàn đúng”; có gần 9,0% ý kiến ngƣời đƣợc hỏi cho biết điều này là “hoàn toàn đúng” và gần ¾ số ngƣời đƣợc hỏi đã nhìn nhận rằng “nhà đông con là nhà có phúc” chứng tỏ trên bình diện chung, mong muốn của họ hàng, ông bà đã tạo sức ép đối với các cặp vợ chồng trong việc sinh đẻ [35]. Mong muốn chính của các cặp vợ chồng cũng là yếu tố tác động đến hành vi sinh đẻ của họ. Có thể nói, việc sinh con dựa trên sự đồng thuận của cả hai vợ chồng và sự mong muốn về những đứa con Tuy nhiên, chính sự mong muốn về con cái này, mà chủ yếu là giới tính của con cái, đã vô hình chung tạo nên sức ép đối với các cặp vợ chồng hay đối với ngƣời chồng hoặc ngƣời phụ nữ, ngƣời vợ trong gia đình. Tâm lý phải “có nếp, có tẻ” vẫn còn ám ảnh các cặp vợ chồng. Trong thực tế, khi hỏi những vấn đề này là những vấn đề tế nhị khó có thể có những câu trả lời thật sự khách quan từ phía ngƣời đƣợc hỏi, nhƣng kết quả nhìn chung từ các phỏng vấn sâu đều cho rằng không có sự khác biệt nào đáng kể giữa các độ tuổi, giới tính, nơi làm việc của ngƣời đƣợc hỏi. “Em đang bảo cái tâm lý chung thì nói chung là ai cũng mong là phải có nếp có tẻ, nếu mà đẻ con giai đầu lòng thì ai cũng là quá mừng, đúng là như thế, nhưng mà mình đẻ hai con gái mình vẫn thấy thoải mái, ý là không phải là hai con gái thì cứ chỉ mong đẻ hai con gái, nói thế là dối lòng mình, đúng thế. Có trai, có gái mới đúng thật, chứ không phải đầu tiên mình đã mong là thế, nhưng mà thời nào theo thời ấy, xã hội nó văn minh mà” (Nữ, sinh con một bề gái, ngoại thành Hà Nội ) 138 4.3.5. Địa vị phụ nữ Ở Việt Nam, từ nhiều năm nay vấn đề bình đẳng nam nữ vẫn luôn là mục tiêu đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta theo đuổi. Trƣớc đây, trong hầu hết các xã hội truyền thống, kém phát triển, ngƣời phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, bị áp bức, thậm chí còn bị bóc lột và lạm dụng. Việc sinh đẻ, chăm sóc và nuôi dạy con cái, thực hiện kế hoạch hóa gia đình đƣợc xem là nghĩa vụ và bổn phận của ngƣời phụ nữ trong gia đình. Dƣới chế độ mới, địa vị phụ nữ đã đƣợc cải thiện rõ rệt và đã có vai trò đáng kể trong các hoạt động kinh tế, xã hộiTuy nhiên, do ảnh hƣởng còn nặng nề của nhiều giá trị truyền thống, trong gia đình phụ nữ tiếp tục đóng vai trò thứ yếu so với nam giới. Các quy định pháp lý vẫn còn có khoảng cách so với thực tế của phần đông phụ nữ, con trai vẫn giữ vị trí quan trọng hơn trong gia đình. Mặc dù vị thế phụ nữ có liên quan mật thiết với địa vị kinh tế - xã hội nói chung, song sự phân tích riêng các yếu tố nhƣ nghề nghiệp cho thấy ảnh hƣởng độc lập của nhân tố này. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy phụ nữ đi làm luôn có mức sinh thấp hơn so với phụ nữ không gia nhập lực lƣợng lao động (thất nghiệp, phụ thuộc không đi làm việc). Ngƣợc lại quy mô gia đình nhỏ tạo điều kiện cho ngƣời phụ nữ đi làm, tiết kiệm đƣợc nhiều thời gian để làm những công việc khác thay vì phải sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Mối tƣơng quan này vẫn tồn tại ngay cả khi ảnh hƣởng của thu nhập, học vấn, và địa vị kinh tế - xã hội nói chung đƣợc kiểm soát về mặt thống kê. Kết quả trên phản ánh vị thế khác nhau của ngƣời phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Một chiều cạnh khác về bình đẳng giới và nâng cao địa vị phụ nữ đƣợc nhấn mạnh trong các chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình những năm 80 và 90 là tăng cƣờng trao đổi vợ chồng về vấn đề sinh đẻ, thực hiện các 139 biện pháp tránh thai. Những nghiên cứu đánh giá gần đây cũng cho thấy mối tƣơng quan thuận chiều giữa tỷ lệ chấp thuận sử dụng các BPTT và mức độ bàn bạc, trao đổi vợ chồng, có tác động đến thái độ và hành vi tái sinh sản của các cặp vợ chồng. Điều này cho thấy, thúc đẩy mạnh bình đẳng giới và nâng cao địa vị phụ nữ trong các quyết định sinh đẻ là nhân tố ảnh hƣởng quan trọng đến thái độ và hành vi tái sinh sản nhằm hạ thấp mức sinh để duy trì quy mô gia đình nhỏ 1 hoặc 2 con. Tiểu kết chƣơng IV: Sinh đẻ là hành vi có ý thức của con ngƣời trong việc thực hiện chức năng tái sinh sản. Nhu cầu sinh con vì thế đƣợc hình thành nên trong mối quan hệ trực tiếp với các yếu tố tinh thần - văn hóa. Các yếu tố tinh thần - văn hóa là kết quả tác động lâu dài của những điều kiện hiện thực của đời sống kinh tế xã hội, nghĩa là chúng có tính truyền thống và kế thừa. Do đó sự thay đổi về hành vi tái sinh sản không xảy ra tức thời dƣới tác động trực tiếp của các quá trình kinh tế - xã hội, mà thông qua sự thay đổi tƣơng ứng của các yếu tố mang tính ý thức. Nhƣng mặt khác ở trình độ phát triển chƣa đủ cao của các yếu tố tinh thần - văn hóa thì hành vi tái sinh sản không chỉ là kết quả trực tiếp của nhu cầu về con cái, mà còn có thể chịu ảnh hƣởng của những điều kiện vật chất cho phép hoặc cản trở việc thực hiện nhu cầu sinh con trong phạm vi không gian và thời gian nhất định. Hành vi tái sinh sản là cách ứng xử của cá nhân/cặp vợ chồng trong việc thực hiện một quá trình sinh đẻ từ thụ thai, mang thai và sinh đẻ. Hành vi tái sinh sản là thể hiện thái độ của cá nhân về số lần sinh, mang thai và sinh đẻ. Hành vi tái sinh sản là có ý thức, cho nên các hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình bằng cách này hay bằng cách khác, cũng có tác động tích cực nhất định trong việc điều chỉnh mức sinh. 140 Trong các biến số trung gian có tác động đến mức sinh ở Việt Nam có hai yếu tố căn bản nhất có tác động lớn là sự giải thể gia đình do góa và chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình, trong đó có việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Kết quả khảo sát năm 2014 tại Hà Nội, cũng cho thấy ngƣời đƣợc hỏi áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại nhiều hơn hẳn so với các biện pháp truyền thống. Do tầm quan trọng của đứa con trai để nối dõi tông đƣờng, đã dẫn tới một hệ lụy là ngay tại Hà Nội, nơi đƣợc xem là địa bàn có đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội khá cao so với cả nƣớc, vẫn còn một số ngƣời đƣợc hỏi cho rằng khi trong gia đình chƣa có con trai nhất thiết phải đẻ để có đƣợc con trai. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến việc duy trì mô hình gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con mà nhà nƣớc đang đề ra. Xem xét về vấn đề này trong mối tƣơng quan về giới của ngƣời đƣợc hỏi, cho thấy đối với nữ giới, dù việc sinh đẻ mang lại nhiều khó nhọc cho chính bản thân họ, nhƣng ý nguyện, quyết tâm đẻ cho bằng đƣợc đến khi có con trai còn cao hơn nam giới. Bên cạnh những lý do từ khía cạnh văn hóa của việc sinh con và sự ƣa thích sinh con trai, còn có rất nhiều áp lực chi phối đến hành vi sinh đẻ của các cặp vợ chồng trong gia đình nhƣ: áp lực từ phía gia đình, áp lực từ các chuẩn mực của cộng đồng... Nhà nƣớc Việt Nam trong nhiều năm qua đã có rất nhiều cố gắng nhằm giáo dục và tuyên truyền với mục đích làm thay đổi các quan niệm về sinh đẻ trong cộng đồng, nhƣng một thực tế vẫn còn tồn tại dai dẳng đối với một số không nhỏ bộ phận ngƣời dân, nhất là ở nông thôn đó là mâu thuẫn chƣa thể giải quyết nổi giữa suy nghĩ, giá trị và hành vi sinh đẻ của mỗi cá nhân. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng cho thấy, trƣớc đây các cặp vợ chồng muốn có “ít nhất” một con trai và “ít nhất” một con gái. Ngày nay họ muốn chính xác một trai và một gái. 141 Mặc dù đa thê đã bị coi là bất hợp pháp ở Việt Nam kể từ năm 1959, nhƣng trong thực tế tình trạng nam giới lấy vợ hai nếu vợ hợp pháp không sinh đƣợc con trai vẫn xảy ra ở một số địa phƣơng. Hành vi phải sinh thêm con còn bị chi phối bởi áp lực từ phía cộng đồng lên ngƣời phụ nữ và các cặp vợ chồng. Một trong những giá trị truyền thống khuyến khích có nhiều con trong gia đình là giá trị bảo hiểm lúc tuổi già. Hiện nay, có nhiều quan niệm cho rằng trong thời kỳ chuyển sang cơ chế thị trƣờng, các hệ thống phúc lợi xã hội và hệ thống an sinh cho ngƣời già không còn đƣợc bao cấp nhƣ thời gian trƣớc, đặc biệt là đối với những ngƣời lao động nông nghiệp, nên đã dẫn tới tình trạng gia tăng mức sinh ở nông thôn. Nhƣ là một hiện tƣợng xã hội, dân số nói chung không phải là vấn đề biệt lập. Các nhà nghiên cứu nhìn nhận các vấn đề dân số nói chung, hành vi tái sinh sản nói riêng trong mối quan hệ tác động của môi trƣờng và cơ cấu kinh tế - xã hội cụ thể, trong đó có các hoạt động kế hoạch hóa gia đình lên mức sinh thông qua các biến số trung gian. Ngoài những biến đổi của các yếu tố kinh tế ra, các chính sách vĩ mô cũng tạo ra những biến đổi rõ rệt trong các quan hệ cộng đồng trên gia đình và hệ thống an sinh xã hội – nhƣ là yếu tố can thiệp tác động lên các quá trình dân số. Trong quan hệ với các quá trình dân số, tác động của yếu tố kinh tế đƣợc nhìn nhận dƣới hai góc độ. Thứ nhất, các điều kiện kinh tế có thể đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp của các quá trình biến động dân cƣ, nói riêng là quá trình sinh đẻ; nó có thể đóng vai trò nhƣ là phƣơng tiện vật chất cần thiết cho việc thực hiện nhu cầu có con. Thứ hai, yếu tố kinh tế tác động gián tiếp lên các quá trình dân số; nó làm thay đổi những điều kiện vật chất, phát 142 triển nhu cầu, dẫn đến những biến đổi tƣơng ứng về định hƣớng giá trị, lối sống, văn hóa – tinh thần và ý thức. Có thể nói, trong điều kiện nhƣ trƣớc đây và hiện tại, yếu tố kinh tế chƣa đủ sức tạo ra những chuyển đổi căn bản trong ý thức ngƣời dân về sinh đẻ, nhƣng đã mở ra những tiền đề cho quá trình chuyển đổi này. Ở nhiều quốc gia, nhu cầu sinh đẻ để duy trì nòi giống và sự tồn tại của xã hội là lẽ tất nhiên, đặc biệt khi tử vong trẻ em còn ở mức cao. Tuy nhiên, sinh sản không thuần túy là bản năng sinh học mà còn là hành vi xã hội. Mặc dù hành vi sinh đẻ nhằm thỏa mãn những nhu cầu cá nhân nhƣ có con để vui cửa vui nhà, để có sức lao động, để duy trì nòi giống hay nối dõi tông đƣờng, song hành vi cá nhân đó lại có ảnh hƣởng ở cấp độ xã hội. Nhiều quốc gia đã ban hành và thực hiện chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình nhằm mục đích hạn chế hoặc khuyến khích sinh đẻ, để có thể điều tiết đƣợc mức sinh nhƣ mong muốn, trong đó có Việt Nam. Nếu coi học vấn là những chiều cạnh văn hóa thì ảnh hƣởng theo chiều nghịch của yếu tố này đối với mức sinh khá rõ. Khi văn hóa tăng lên thì số con giảm. Bên cạnh đó, sự khác biệt về mức sinh cũng chịu sự tác động của các hoàn cảnh xã hội khác nhau, đặc biệt vị thế kinh tế - xã hội là một vấn đề đƣợc quan tâm. Ảnh hƣởng của các yếu tố dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, học vấnlà những yếu tố khá căn bản. Trong các xã hội nông nghiệp truyền thống, con cái là nguồn lực đảm bảo cho sự tồn tại của gia đình trƣớc những rủi ro về mùa vụ, thiên tai, hạn hán. Giá trị con cái đƣợc nhấn mạnh với các lợi ích tiêu dùng, lao động sản xuất và nguồn bảo hiểm lúc tuổi già. Nếu nhƣ địa vị kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến mức sinh, thì di động xã hội hay sự di chuyển lên xuống theo các thang bậc, vị trí trong xã hội cũng 143 có tác động đến quyết định sinh đẻ. Những di động theo thế hệ là một ví dụ rõ nét, trong đó thế hệ con cháu có xu hƣớng sinh đẻ ít hơn so với thế hệ ông cha nhằm hƣớng tới mục tiêu chất lƣợng cuộc sống, có thu nhập cao hơn và có thể thăng tiến cao hơn trong xã hội. 144 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Kết quả phân tích của luận án đã kiểm chứng cho những giả thiết đƣợc đặt ra của luận án. Trƣớc hết, các kết quả cho thấy có sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội đến thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân Hà Nội. Yếu tố văn hóa truyền thống hiện vẫn còn tác động khá mạnh mẽ đến các quan niệm và giá trị về con cái, thông qua đó tác động mạnh đến thái độ và hành vi sinh đẻ của ngƣời dân Hà Nội, đặc biệt với ngƣời dân ở các vùng nông thôn – nơi còn bảo lƣu nhiều các quan niệm, tập tục cũ về hôn nhân, gia đình và sinh đẻ. Những phân tích trong luận án này cũng cho thấy, các cặp vợ chồng tại địa bàn nghiên cứu ở Hà Nội, dù không mong muốn, nhƣng hàng ngày đang bị giằng xé giữa các quan niệm truyền thống và các giá trị mới. Những thực tế đó cũng đặt ra câu hỏi: có phải các truyền thống đều phù hợp với mọi thời đại? Những truyền thống đang trở thành rào cản cho tiến bộ xã hội và mang đến hệ lụy cho tƣơng lai cần đƣợc thay đổi. Các kết quả của luận án cũng cho thấy, mong muốn sinh con của các nhóm cƣ dân Hà Nội trong nghiên cứu này có mối quan hệ với các yếu tố về nhân khẩu của ngƣời đƣợc hỏi nhƣ: độ tuổi, quy mô gia đình, số con hiện có và số con trai hiện có của các gia đình. Số con trai đƣợc coi là lý tƣởng khá ổn định khi xem xét các kết quả khảo sát tại cả nông thôn và đô thị Hà Nội. Thiên vị giới tính con cái vẫn còn duy trì trong mối tƣơng quan về quan niệm và vai trò của con cái trong sự nối tiếp liên tục của gia đình. Gia đình đƣợc quan niệm nhƣ là một đơn vị không chỉ là những ngƣời đang sống, mà còn bao gồm cả các bậc tổ tiên và những sinh linh chƣa ra đời và con cái đƣợc xem nhƣ là chiếc cầu nối giữa tổ tiên, thế hệ đang sống và thế hệ tƣơng lai, là mắt xích tạo ra sự liên tục của gia đình dòng họ. Do vậy, việc sinh con trai 145 vẫn còn đƣợc xem là nhân tố tác động đến việc duy trì mức sinh trong một bộ phận không nhỏ các cặp vợ chồng trong gia đình ở cả nông thôn và đô thị Hà Nội. Kết quả hồi quy logistic cho thấy nhìn chung, nam không khác nữ đáng kể về mặt thống kê đối với sở thích con trai khi các biến số khác là nhƣ nhau. Nhóm những ngƣời trẻ tuổi nhìn chung có sở thích con trai yếu hơn nhóm ngƣời lớn tuổi hơn và điều này có ý nghĩa về mặt thống kê, khi các biến số khác là nhƣ nhau. Học vấn nhìn chung cũng có tác động đáng kể về mặt thống kê theo nhƣ giả thuyết nêu trên. Tuy nhiên, không có sự khác nhau đáng kể giữa sở thích con trai của những ngƣời có trình độ Tiểu học và những ngƣời có trình độ Cao đẳng hay Đại học. Mối quan hệ giữa học vấn và sở thích con trai dƣờng nhƣ không phải quan hệ tuyến tính. Đúng nhƣ giả thuyết, những ngƣời sống ở thành thị chỉ có xác suất có sở thích con trai gần bằng một nửa so với những ngƣời sống ở nông thôn, khi các biến số khác là nhƣ nhau. Số thế hệ trong hộ gia đình không có tác động đáng kể về mặt thống kê đối với sở thích con trai, khi các biến số khác là nhƣ nhau. Điều khá đáng ngạc nhiên là nhóm “không con hoặc chỉ con gái” không có khác biệt đáng kể so với nhóm tham chiếu (nhóm “có cả con trai và gái”) trong khi nhóm “chỉ có con trai” lại tỏ ra có sở thích con trai nhiều gấp 1,8 lần so với nhóm “có cả con trai và gái”. Dƣờng nhƣ việc có con gái hoặc có cả con trai và con gái có tác động làm giảm sở thích con trai. Có nhiều lý do để các cặp vợ chồng đã có đủ 1 con trai, 1con gái rồi, vẫn muốn sinh thêm con, trong đó “yếu tố để tránh rủi ro” nhƣ là sự biện minh cho việc họ đang vô hình chung phá vỡ các quy định về quy mô gia đình nhỏ, mà nhà nƣớc đã đề ra, nhất là trong bối cảnh điều kiện kinh tế - xã 146 hội của thủ đô Hà Nội đã và đang có những thay đổi theo hƣớng ngày càng tích cực hơn. Sử dụng các BPTT nhằm hạn chế có thai ngoài ý muốn và thực hiện KHHGĐ đã đƣợc nhiều cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở Hà Nội chấp thuận từ nhiều năm nay và đạt tỷ lệ sử dụng cao đối với các BPTT hiện đại. Số con hiện có, ý định sinh thêm con và việc sử dụng BPTT của các cặp vợ chồng luôn là những yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Xác suất sử dụng biện pháp tránh thai và không sử dụng BPTT tăng lên theo việc có thêm con (trai hay gái). Điều đó không chỉ cho thấy tỷ lệ sử dụng BPTT tăng dần theo số con, mà còn khẳng định thêm giả thiết về sở thích có con trai của ngƣời dân. Không ít cặp vợ chồng đã cố gắng sinh đứa con thứ 3, thậm chí thứ 4, thứ 5 để mong có đƣợc một đứa con trai "nối dõi". Do đó tƣ tƣởng "trọng nam khinh nữ" thực tế vẫn còn đƣợc bảo lƣu khá bền vững trong phần lớn cộng đồng cƣ dân đƣợc khảo sát. Đây là một trong những yếu tố rất đáng chú ý trong công tác tuyên truyền dân số - kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh đó, nếu chỉ căn cứ vào các con số nói lên sự giảm đáng kể số con mong muốn và tỷ lệ muốn có thêm con ở các cặp vợ chồng đƣợc nghiên cứu thể hiện qua số liệu đã sử dụng, thì chúng ta dễ có một thái độ lạc quan. Do đó, nếu lƣu ý đến mức giảm chậm lại của chỉ báo đó trong những năm gần đây, đến nguyện vọng có thêm con tăng lên trong số những cặp vợ chồng khi chƣa đủ số con trai, con gái nhƣ mong muốn, thì chúng ta ắt phải có một cái nhìn hiện thực hơn về khả năng giảm sinh trong tƣơng lai của cả nƣớc nói chung, Hà Nội nói riêng, nhất là trong bối cảnh tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đã cho chúng ta những con số đáng báo động. 147 Trong nghiên cứu của luận án này cũng chỉ ra rằng vai trò đáng kể của các yếu tố văn hóa - xã hội nhƣ: giáo dục, truyền thông có ảnh hƣởng tích cực đến việc giảm nhu cầu số con trong các gia đình. Về phần mình, yếu tố truyền thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc truyền tải những yêu cầu của chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình đến với các cặp vợ chồng, nhất là ở những vùng mà trình độ văn hóa chung của cƣ dân còn thấp nhƣ địa bàn nông thôn, vùng địa giới hành chính mới mở rộng của Hà Nội. Mặc dù địa vị kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến mức sinh và thái độ, hành vi tái sinh sản, song phƣơng pháp đo lƣờng trong các nghiên cứu là không đơn giản. Cơ chế ảnh hƣởng này không phải lúc nào cũng rõ ràng. Cụ thể là, chƣa thể đƣa ra một lời giải đáp rõ ràng cho câu hỏi về ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế đến nguyện vọng về số con trong gia đình, chỉ báo về số con mong muốn giảm đối với tất cả các nhóm tuổi các cặp vợ chồng, gợi ý rằng hoàn toàn không có cơ sở để coi khoán hộ là một động lực có thể làm tăng số con trong các gia đình nông thôn. Để đánh giá chính xác ảnh hƣởng của yếu tố này, cần xây dựng đƣợc những chỉ báo đo lƣờng một cách chi tiết hơn về những khía cạnh cụ thể của khoán hộ cũng nhƣ mối quan hệ giữa nhu cầu lao động và số con trong gia đình. Nếu địa vị kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến mức sinh, thì di động xã hội hay sự di chuyển lên xuống theo thang bậc, vị trí trong xã hội có thể cũng có tác động đến thái độ, hành vi và quyết định sinh đẻ của các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, yếu tố này trong luận án chƣa có đủ điều kiện về nguồn số liệu để phân tích. 148 Vai trò đáng kể của các yếu tố văn hóa - xã hội và chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình cho thấy tiềm năng của việc thực hiện mục tiêu giảm sinh thông qua việc nâng cao trình độ văn hóa của cƣ dân và tăng cƣờng các BPTT trong cƣ dân, đặc biệt là chƣơng trình nhằm làm thay đổi nhận thức của các gia đình đối với việc sinh con trai, con gái. Cuối cùng, đúng nhƣ giả thuyết, những ngƣời sống ở thành thị chỉ có xác suất có sở thích con trai gần bằng một nửa so với những ngƣời sống ở nông thôn, khi các biến số khác là nhƣ nhau. 2. Kiến nghị Sau khi tìm hiểu những yếu tố ảnh hƣởng tới thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân Hà Nội, nhằm góp phần thực hiện ổn định sự phát triển dân số và kinh tế - xã hội của thủ đô trong bối cảnh hiện nay, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị chủ yếu sau: Thứ nhất, tăng cƣờng công tác giáo dục làm cho đông đảo ngƣời dân thông suốt về sự bình đẳng giữa con trai và con gái. Thông qua việc giáo dục truyền thông đó, chúng ta sẽ một mặt tạo nên một sự bình đẳng thực sự trong đời sống, chứ không chỉ đơn thuần là sự quy định pháp lý. Và, mặt khác làm cho nhu cầu về việc phải có đủ con trai, con gái nhƣ mong muốn không còn là nhu cầu bức bách đến mức ngƣời dân phải phá vỡ các chuẩn mực về quy mô gia đình nhỏ 1 hoặc 2 con mà nhà nƣớc đã đề ra. Thứ hai, có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tác động đến thái độ và hành vi tái sinh sản của ngƣời dân Hà Nội. Một trong tác động đó là yếu tố văn hóa 149 truyền thống. Yếu tố văn hóa truyền thống hiện vẫn còn tác động khá mạnh mẽ đến các quan niệm và giá trị về con cái, thông qua đó tác động mạnh đến thái độ và hành vi sinh đẻ của ngƣời dân, đặc biệt với ngƣời dân ở các vùng nông thôn – nơi còn bảo lƣu nhiều những tập tục cũ, cản trở tới sự phát triển kinh tế - xã hội trong đó có vấn đề sinh đẻ. Những truyền thống, nếu đang là rào cản cho sự phát triển cần thay đổi và thay vào đó bằng những giá trị mới. Thứ ba, những năm gần đây tình trạng mất cân bằng giới tính của Hà Nội đang ở mức báo động. Sự mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy cho sự ổn định và phát triển về kinh tế - xã hội của thủ đô nhƣ: khó khăn trong việc kết hôn, nguy cơ lan rộng các bệnh lây truyền qua đƣờng tình dục do “thừa” nam “thiếu” nữ, gia tăng tội phạm xã hộiCó rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, trong đó có sự thiên vị về giới tính con cái trong các gia đình. Cho nên cần triển khai một số giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài, đó là: đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội; chú trọng xây dựng hoàn thiện chính sách pháp luật; tăng cƣờng giám sát việc thực thi pháp luật (việc quy định pháp luật về siêu âm chuẩn đoán giới tính thai nhi) và đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhằm thay đổi hành vi của ngƣời dân về thái độ và hành vi sinh đẻ. Khi trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, những ảnh hƣởng của Nho giáo còn nặng nề và khoa học kỹ thuật tiến bộ cho phép con ngƣời chủ động trong sinh sản, kể cả lựa chọn giới tính thai nhi, thì việc đảm bảo cân bằng giới tính theo quy luật sinh sản tự nhiên là cần thiết. Cuối cùng, để chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình đạt đƣợc hiệu quả cao hơn nữa, cụ thể là để ngƣời dân có thái độ và hành vi tái sinh sản theo đúng các chuẩn mực mà Chƣơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình 150 của nhà nƣớc đã đề ra, cần duy trì và phối kết hợp các chủ trƣơng, chính sách từ vi mô đến vĩ mô nhằm nâng cao hơn nữa trình độ dân trí, bên cạnh phát triển đời sống kinh tế - xã hội cần có chính sách an sinh xã hội bảo đảm một cách bền vững cho ngƣời già, xóa bỏ bất bình đẳng nam nữ trong xã hội, để giá trị con trai con gái nhƣ nhau./. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đoàn Kim Thắng, 2015. Vị thành niên và thanh niên Hà Nội: Về sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Số 9 (94) 2015. 2. Đoàn Kim Thắng, 2014. Nhận thức, thực hành khám sàng lọc trƣớc sinh và sàng lọc sơ sinh của phụ nữ có chồng độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn Hà Nội. Tạp chí Xã hội học số 3(127) năm 2014. 3. Đoàn Kim Thắng, 2012. Viêm nhiễm đƣờng sinh sản phụ trong độ tuổi sinh đẻ ở phía Tây Hà Nội: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, số 4 năm 2012. 4. Đoàn Kim Thắng, 2012. Tình hình sử dụng thuốc tiêm tránh thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Xã hội học, số 3(119 năm 2012. 5. Đoàn Kim Thắng, 2011.Thực trạng và hiệu quả sử dụng Dụng cụ tử cung trong KHHGĐ: Nghiên cứu tại các quận, huyện phía Tây Hà Nội. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, số 2 năm 2011. 6. Đoàn Kim Thắng, 2009. Hiểu biết về chăm sóc sức khỏe phụ nữ quanh tuổi mãn kinh: Nghiên cứu trƣờng hợp Hà Nội. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới, số 5 năm 2009. 7. Đoàn Kim Thắng, 2008. Sức khỏe sinh sản, sự hiểu biết và dịch vụ cung ứng cho nam giới ở Hà Nội. Tạp chí Xã hội học, số 2(102) năm 2008. 8. Đoàn Kim Thắng, 2007. Sức khỏe sinh sản của phụ nữ dân tộc ở vùng sâu, vùng xa. Tạp chí nghiên cứu Gia đình và Giới số 3 năm 2007. 9. Đoàn Kim Thắng, 2006. (sách cá nhân). Các chính sách và giải pháp nâng cao chất lƣợng dân số theo hệ tiêu chuẩn mới. Nxb Khoa học xã hội. Hà Nội 2007. 152 10. Đoàn Kim Thắng, 2005. Tình hình sức khỏe, dinh dƣỡng và KHHGĐ của phụ nữ tuổi sinh đẻ ở một số vùng nông thôn hiện nay. In trong sách “Những nghiên cứu xã hội học nông thôn” do Bùi Quang Dũng chủ biên. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2004. 11. Đoàn Kim Thắng, 1998. Ảnh hƣởng của văn hóa gia đình truyền thống tới hành vi sinh đẻ của ngƣời phụ nữ nông thôn Bắc Bộ.Thông tin Dân số, UBDS-KHHGĐ số 1 năm 1998. 12. Đoàn Kim Thắng, 1996. Quyết định sinh đẻ và lựa chọn biện pháp tránh thai của các cặp vợ chồng ở nông thôn. Thông tin Dân số, UBDS-KHHGĐ số 6 năm 1996. 13. Đoàn Kim Thắng, 1995. Hoạt động truyền thông với chƣơng trình Kế hoạch hóa gia đình. Tạp chí Xã hội học số 2(50) năm 1995. 14. Đoàn Kim Thắng, 1989. Nâng cao địa vị phụ nữ, chuyển đổi mức sinh và thực hành kế hoạch hoá gia đình. Tạp chí Xã hội học số 4(28) năm 1989. 15. Đoàn Kim Thắng, 1985. Quan niệm của ngƣời nông dân về đẻ con trai và con gái. Tạp chí Xã hội học số 4(12) năm 1985. 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO a) Tài liệu Tiếng Việt [1] A.I. Antonov, 1980. Xã hội học về tỷ lệ sinh đẻ. Nhà xuất bản Thống kê, Matxcova 1980. [2] Đặng Nguyên Anh, 2007. Xã hội học Dân số. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2007. [3] Nguyễn Thị Vân Anh, 1993. Sở thích sinh đẻ ở một số vùng nông thôn Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 2/1993. Tr. 35-47. [4] Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ Hà Nội, 2015. Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015và định hướng giai đoạn 2016-2020. Tổ chức 10/9/2015 tại Hà Nội. [5] Phạm Văn Bích, 1989. Một đặc trưng về cơ cấu chức năng của gia đình Việt nam ở đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Xã hội học số 2/1989. Tr.52-55. [6] Phí Văn Ba, 1991. Hệ thống kinh tế hộ gia đình nông dân đồng bằng: Hiện trạng và triển vọng. Tạp chí xã hội học số 4/1991. Tr.31-37. [7] Đoàn Văn Chúc, 1997. Văn hóa học. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin. Hà Nội, 1997.Tr.142. [8] Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Phân tích chi tiết những kết quả mẫu: Điều tra Dân số Việt Nam năm 1989. Hà Nội, Tổng cục Thống kê, 1991. [9] Nguyễn Đình Cử và cộng sự, 1992-1993. Ảnh hưởng của mức sống đến mức sinh. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Mã số b92-20-10. Kỷ yếu khoa học 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. [10] Nguyễn Đình Cử, Nguyễn Thị Thiềng, Lƣu Bích Ngọc, Vũ Hoàng Ngân, 2004. Báo cáo Điều tra di cư Việt Nam năm 2004. Tổng cục Thống kê và UNFPA tài trợ. 154 [11] Nguyễn Đình Cử, 2006. Xu hướng già hóa dân số thế giới và đặc trưng người cao tuổi ở Việt Nam. Tạp chí Gia đình và Trẻ em, số 11 năm 2006. [12] Nguyễn Đình Cử, 2010. Về mất cân bằng giới tính trong dân số Việt Nam hiện nay. Vấn đề mất cân bằng giới tính trong dân số Việt Nam hiện nay. Tạp chí Báo cáo viên, số 9 năm 2010. [13] Nguyễn Đình Cử, 2012. Ảnh hưởng của mức sống đến mức sinh. Kỷ yếu khoa học 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tr.7-14. [14] Nguyễn Đình Cử, 2012. Xu hướng già hóa dân số thế giới và đặc trưng người cao tuổi Việt Nam. Kỷ yếu khoa học 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội. Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tr.151-156. [15] Trần Anh Châu, 2005. Một số yếu tố tác động đến gia tăng dân số nhìn từ góc độ tâm lý học. Tạp chí Tâm lý học số 7 (76), tháng 7 năm 2005. Tr.59- 63. [16] Cục thống kê thành phố Hà Nội, 2013. Niên giám Thống kê 2013. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 2013. [17] Cục thống kê thành phố Hà Nội, 2015. Niên giám Thống kê 2015. Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội 2015. [18] Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội. Số liệu thống kê các năm 2003- 2011. [19] David Lucas và Pauleyer, 1996. Nhập môn nghiên cứu Dân số. Dự án VIE/92/P04. Hà Nội, 1996. [20] Trần Thị Dung, 1999. Nghiên cứu các mối quan hệ giữa chất lượng dân số với quy mô hộ gia đình, đề xuất các kiến nghị và giải pháp. Chƣơng trình nghiên cứu khoa học cấp thành phố. Mã số 01X-06-22/01-98-1. [21] Điều tra Nhân khẩu học giữa kỳ, 1998. Tổng cục Thống kê và ủy ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, 1998. 155 [22] Tống Văn Đƣờng, Trần Thị Thu và cộng sự, 2003. Mối quan hệ giữa mức sống của cƣ dân với mức sinh và những biện pháp nâng cao mức sống ở Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Giáo dục và đào tạo. [23] Đỗ Thái Đồng, 1990. Gia đình truyền thống và những biến thái ở Nam Bộ Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 3/1990. [24] Easterlin, 1975. Một khung cảnh cho việc phân tích mức sinh. Nghiên cứu Kế hoạch hóa gia đình 1975. [25] Georges Tapinos, 1996. Những khái niệm cơ bản của Nhân khẩu học. Dự án VIE/92/P04. Hà Nội, 1996 [26] Giađinh.net ngày 27/12/2012. Chính sách dân số và hành vi sinh đẻ của Hàn Quốc. [27] Vũ Hòa Quang, 1997. Về lý thuyết hành động xã hội của M. Weber. Tạp chí Xã hội học số 1 năm 1997. [28] Vũ Mạnh Lợi, 1990. Tình hình sinh đẻ qua các cuộc điều tra lớn. Tạp chí Xã hội học số 2/1990. [29] Vũ Mạnh Lợi, 1990. Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn. Tạp chí Xã hội học số 3/1990. [30] Lƣu Đức Hải, 2014. Báo cáo hội thảo “Các vấn đề ven đô và đô thị hóa”. Viện quy hoach đô thị - nông thôn. Bộ xây dựng, 2014. [31] Vũ Tuấn Huy, 1993. Những vấn đề kiến thức, tâm thế và thực hành kế hoạch hóa gia đình qua điều tra 7 tỉnh ở Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 4(44) năm 1993. [32] Khuất Thu Hồng, Tine Gammeltoft, 2010. Sự ưa thích con trai ở Việt Nam: Ước muốn thâm căn, công nghệ tiên tiến. ISDS tháng 11 năm 2010. [33] Đỗ Trọng Hiếu, Hoàng Thị Vân, P.Donandson, Quan Lệ Nga, 1996. Cung cách sử dụng vòng tránh thai ở Việt Nam. Trong cuốn: " Các phƣơng 156 pháp đánh giá chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình". Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội 1996. Jhon Ross và Phạm Bích San chủ biên. [34] Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghiã Việt Nam năm 1992. [35] Nguyễn Thị Phƣơng Hoa, 2005. Thái độ của người dân Hà Nội về giới tính của con cái trong gia đình. Tạp chí Tâm lý học số 5, tháng 5 năm 2005. Tr.50-53. [36] Tô Thúy Hạnh, 2005. Nhận thức về trách nhiệm xã hội của người dân Hà Nội đối với công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình. Tạp chí Tâm lý học số 7 năm 2005. [37] Tƣơng Lai, 1991. Thử gợi lên một số vấn đề gia đình, dân số và sự phát triển nông thôn. Tạp chí Xã hội học số 4/1991. [38] Tƣơng Lai, 1992. Một số vấn đề dân số từ hướng tiếp cận Xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1992. [39] Nguyễn Hữu Minh, 1991. Biến đổi kinh tế - xã hội và khả năng giảm chuẩn mực số con trong gia đình nông dân đồng bằng Bắc bộ. Tạp chí Xã hội học số 4/1991. [40] Mai Quỳnh Nam, 1994. Khi văn hóa tăng thì số con giảm. Tạp chí Xã hội học số 4/1994. [41] Lƣu Bích Ngọc, 2012. Khác biệt giới trong dân số, giáo dục, việc làm ở Việt Nam qua 25 năm Đổi mới. Kỷ yếu khoa học 20 năm thành lập Viện Dân số và các vấn đề xã hội (1992-2012). Nxb Đại học Kinh tế quốc dân. Hà Nội. [42] Nguyễn Xuân Nghĩa, 2008. Lý thuyết lựa chọn hợp lý và việc giải thích hiện tượng tôn giáo. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2/2008. Tr 69-79 [43] Nguyễn Văn Tân, 2012. Tỷ lệ sinh con thứ ba tăng vọt trong năm “Rồng”. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, 2012. [44] B. Ph.Lomov, 2000. Những vấn đề lý luận và Phương pháp tâm lý học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia. Hà Nội, 2000. (Nguyễn Đức Hƣởng, Dƣơng Diệu Hoa và Phan Trọng Ngọ dịch) 157 [45] Talcott Parsons, 1951. Hệ thống xã hội. NY(Mỹ), 1951. [46] Nguyễn Quý Thu (Chủ nhiệm đề tài), 1997. Nghiên cứu các biện pháp và chính sách dân số trong quá trình đô thị hóa. Chƣơng trình nghiên cứu khoa học cấp thành phố Hà Nội, 1996. Mã số: 96/02 [47] Đoàn Kim Thắng, 1985. Quan niệm của người nông dân về đẻ con trai, con gái. Tạp chí Xã hội học số 4/1985. [48] Đoàn Kim Thắng, 1989. Nâng cao địa vị phụ nữ thông qua các hoạt động tăng thu nhập và kế hoạch hóa gia đình. Tạp chí Xã hội học số 4/1989. [49] Đoàn Kim Thắng, 1990. Tình hình sức khỏe, dinh dưỡng và kế hoạch hóa gia đình của người phụ nữ nông thôn. Tạp chí Xã hội học số 2/1990. [50] Đoàn Kim Thắng, 1990. Vai trò của người phụ nữ với chương trình kế hoạch hóa gia đình ở nông thôn. Tạp chí Dân số và Gia đình, UBQG Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, số 9 tháng 10/1990. [51] Đoàn Kim Thắng, 1993. Ứng xử của người phụ nữ với các biện pháp tránh thai. Thông tin Dân số, UBQG Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, số 5/1993. [52] Đoàn Kim Thắng, 1996. Thông tin truyền thông với chương trình kế hoạch hóa gia đình ở nông thôn. Trong cuốn sách: "Dân số đồng bằng Bắc bộ: Những nghiên cứu từ góc độ Xã hội học". Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội 1996. [53] Đoàn Kim Thắng, 1998. Ảnh hưởng của văn hóa gia đình truyền thống tới hành vi tái sinh sản của người phụ nữ nông thôn đồng bằng sông Hồng. Thông tin Dân số, 1/1998. [54] Đoàn Kim Thắng và Nguyễn Lan Phƣơng, 1998. Địa vị phụ nữ, sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: So sánh giữa phụ nữ hai dân tộc Thái và Êđê. Tạp chí Xã hội học số 1/1998. 158 [55] Đoàn Kim Thắng, 2006. Chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dân số Hà Nội theo tiêu chuẩn mới. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2006. [56] Đoàn Kim Thắng, 2011. Thực trạng và hiệu quả sử dụng DCTC trong kế hoạch hóa gia đình (Nghiên cứu các quận, huyện phía Tây Hà Nội). Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, số 1 năm 2011. [57] Đoàn Kim Thắng, 2012. Tình hình sử dụng thuốc tiêm tránh thai tại Hà Nội: Thực trạng và giải pháp tăng cường chất lượng cung cấp dịch vụ. Tạp chí Xã hội học số 3 năm 2012. [58] Đoàn Kim Thắng, 2014. Nhận thức, thực hành khám sàng lọc trước sinh và sơ sinh của phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở nông thôn Hà Nội. Tạp chí Xã hội học số 3 (127) năm 2014. [59] Tổng cục Thống kê, 2011. Mức sinh và mức chết ở Việt Nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt. [60] Tổng cục Thống kê, 2013. Số liệu thống kê về Dân số- Gia đình. [61] Nguyễn Khắc Viện, 1994. Từ điển Xã hội học. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 1994 [62] Lê Thi, 2006. Cuộc sống và biến động hôn nhân, gia đình Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội [63] Lê Ngọc Văn, 2011. Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. [64] Phạm Bích San, 1991. Mức sinh, gia đình và bối cảnh kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam. Tạp chí Xã hội học số 4/1991. [65] Phạm Bích San, 1990. Gia tăng dân số ở Việt Nam: Khuynh hướng và triển vọng. Tạp chí Xã hội học số 2/1990. [66] Phạm Bích San, 1997. Dân số đồng bằng sông Hồng. Trong cuốn: " Xã hội học và những thành tựu bƣớc đầu" Tƣơng Lai chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1997. 159 [67] Số liệu thống kê. Chi cục Dân số - KHHGĐ Hà Nội các năm 2003-2011 [68] Uỷ ban dân số - Gia đình và Trẻ em Hà Nội, 2004. Báo cáo Tổng kết công tác Dân số - Gia đình và Trẻ em năm 2004, [69] John Ross và Phạm Bích San, 1996. Các phương pháp đánh giá chương trình kế hoạch hóa gia đình. Nhà xuất bản Thanh niên. Hà nội, 1996. [70] John Knodel và Phạm Bích San, Peter Donalson, Charles Hirchman, 1995. Tuyển tập các công trình chọn lọc trong dân số học xã hội. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội, 1995. [71] Jan Szczepanski, 1969. Những khái niệm cơ bản của Xã hội học. Nhà xuất bản Tiến bộ Matxcơva, 1969. [72] W.Parker Mauldin và Sheldon J.Segal, 1996. Sự phổ biến của việc sử dụng các phương pháp tránh thai: Các xu hướng và vấn đề. Trong cuốn: "Các phƣơng pháp đánh giá chƣơng trình kế hoạch hóa gia đình". Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội 1996. b) Tài liệu tiếng Anh [73]Bem, D.J,1970. Beliefs, attitudes, and human affairs. Belmont, CA: Brooks/Cole [74] Breckler, S.J, 1984. Empirical validation of affect, behavior, and cognition as distinct components of attitude. Journal of Personality and Social Psychology, 47, 1191-1205. [75] Baron, R.M., and Graziano, W.G, 1991. Social Psychology. Holt, Rinehart and Winston, Inc. [76] Belanger,D.,2002. Son preference in Rural Village in North Vietnam. Studies in Family Planning 33, 4, 321-334 [77] Cleland, Fohn, Wilson, Christopler, 1987. Demand theories of the fertility trasition: An inconoclastie view Population studies, No.41 (1) March. 160 Pp 5-30. [78] David, Kingsley, 1963: The Theory of change and response in Modern Demographic history. Population Index, 29(4) 1963. [79] Gammeltoft, T.,1999. Women’s bodies, Women’s worries. Health and Family planning in a Vietnames Rural Community. Richmond: Curzon Press. [80] Gammeltoft, T. and Nguyen Thi Thuy Hanh, 2007. The commodification of Obstetric Ultrasoun Scanning in Hanoi, Vietnam. Reproductive Health Matters 29, 163-171. [81] Pritchett-Lant H, 1994. Desired fertility and the impact of population policies. Population and Development Review, March, vol.20 (No.1). pp 1-56 [82] Li-Jiali, 1988. Son preference, government control and the one-child policy in China: 1979-1988, Reaserch Division Working Papers 52, The Population Council, New York. [83] Vu Manh Loi, 1998. Fertility bihaviour in the Vietnam Red rive delta. Ph.D Thesis, 1998. [84] Hy Van Luong, 1989. Vietnameses Kinship: Structural Principles and the Socialist Tranformation in North Vietnam. The Journal of Asia Studies 48,4,741-756. [85] Mona A.Khalifa, 1988. Attitudes of Urban Sudanese Men Towward Family Planning. Studies in Family Planning, Vol. 19 Number 4, July/August 1988, pp 236-247. [86] Vu Quy Nhan, Knowwledge and Attitudes of Grassroots Family Planning workers about Contraceptive Methods. ESCAP, 1989. [87] Neal Kar Nair and Lawwrence Smith, 1991. Reasons for Not Using Contraceptives: An International Comparision. Vol.15, Number2, March/April 1991, pp 84-92. [88] Do Trong Hieu, Pham Thuy Nga, Doan Kim Thang, Andrew, Vu Quy Nhan, Nguyen Thi Thom, Ruth Simons, Peter Fajans, Peter Hall, Do Thi 161 Thanh Nhan, Kus Hardjanti, 1995. An assesment of the need for Contraceptive Introduction in Vietnam. WHO, Genevar, 1995. [89] John Bogaarts, 1978. A framework for fertility determinats analysis. Population and Development Review, 1978, pp 105 -132. [90] John Caldwell, 1982. Theory of fertility Decline. Academic Press, New York. [91] Jarl Lindgen, 1984. Toward smaller families in the changing society. Publication of the Population Research Institute, series D, No.11, 1984. [92] Ronal Freedman, 1979. Theories of fertility decline: a reappraisal. World population and development. Syracuse University Press, Syracuse: 63- 79. 162 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng hỏi phỏng vấn năm 2014 Luận án nghiên cứu sinh 2014 BẢNG HỎI PHỎNG VẤN CÁ NHÂN ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ (15-49) CÓ CHỒNG/VỢ Mã số ngƣời trả lời:............... Quận/Huyện:.........................Xã/Phƣờng:............................................Tp. Hà Nội Ngày phỏng vấn: Ngày/tháng/Năm 2014 Họ và tên ngƣời trả lời:......................................................... PHẦN I: ĐẶC ĐIỂM NHÂN KHẨU – XÃ HỘI NGƢỜI TRẢ LỜI Câu 1 Anh/chị sinh năm nào? (Ghi theo năm dương lịch): 19..... Giới tính: Nam: 1 Nữ: 2 Khoanh vào số lựa chọn Câu 2 Anh/chị ngƣời dân tộc nào? a. Kinh 1 b. Dân tộc khác ( ghi rõ)............... 2 Câu 3 Anh/chị theo tôn giáo nào? a. Đạo Phật 1 b. Đạo Thiên chúa 2 c. Tôn giáo khác (ghi rõ).............. 3 d. Không theo tôn giào nào. 4 Câu 4 Trình độ học vấn của Anh/chị là gì? a. Không biết đọc, biết viết 1 b. Biết đọc, biết viết 2 c. Cấp 1 (Tiểu học) 3 d. Cấp 2 (Trung học cơ sở) 4 e. Cấp 3 (Trung học phổ thông) 5 f. Trung cấp chuyên nghiệp 6 g. Cao đẳng, Đại học, trên Đại học 7 Câu 5 Hiện nay Anh/chị làm nghề gì? (Khoanh 1 công việc chính) a. Nội trợ 1 b. Làm ruộng, vƣờn., tiểu thủ công 2 c. Công nhân 3 d. Cán bộ, công chức nhà nƣớc 4 e. Buôn bán 5 163 f. Khác (ghi rõ). 6 Câu 6 Anh/chị có sống chung với bố/mẹ chồng (vợ) không? 1. Sống chung với bố mẹ chồng/vợ 2. Sống gia đình riêng PHẦN II: SỐ CON HIỆN CÓ, NHU CẦU VỀ CON VÀ GIÁ TRỊ CON CÁI Câu 7. Hiện tại Anh/chị có mấy con? Số con:..con. Trong đó: Trai:..con; Gái:con. Câu 8. Thực ra Anh/chị mong muốn có tất cả là mấy con? Tổng số:....con Trong đó: Con Trai:con; Con gái:con. Câu 9. Theo quan điểm của Anh/chị thì số con cho mỗi gia đình hiện nay bao nhiêu là phù hợp? (Khoanh vào 1 phương án trả lời) Đồng ý Không đồng ý Không ý kiến/không trả lời Gia đình chỉ sinh 1-2 con. Con trai hoặc con gái đều đƣợc 1 2 8 Gia đình có 2 con nhƣng phải có cả con trai, con gái 1 2 8 Gia đình có 3 con và phải có 1 con trai 1 2 8 Câu 10. Theo ý kiến Anh/chị trong những nguyên nhân sau đây, những nguyên nhân nào là “rất quan trọng”; “phần lớn quan trọng”; “phần lớn không quan trọng” hay “hoàn toàn không quan trọng” của việc có con? (Chỉ chọn 1 phương án theo hàng ngang ở mỗi nguyên nhân) Rất Quan Trọng Quan trọng Không quan trọng Không biết 1. Vì con cái là cầu nối giữa tổ tiên, thế hệ đang sống và thế hệ tƣơng lai 1 2 3 9 2. Vì con cái là ngƣời chăm sóc khi tuổi già 1 2 3 9 164 3. Vì con cái là nguồn lao động và giúp đỡ gia đình 1 2 3 9 4. Con cái là yếu tố kéo dài cuộc sống của bố mẹ sau khi mất 1 2 3 9 5. Có con để làm hài lòng bố mẹ đẻ và bố mẹ chồng/vợ 1 2 3 9 6. Con cái là nhân tố củng cố quan hệ giữa vợ và chồng 1 2 3 9 7. Con cái là niềm vui và hạnh phúc 1 2 3 9 Câu 11. Theo Anh/chị, nếu trong gia đình chƣa có con trai hoặc con gái, có nhất thiết phải tiếp tục đẻ cho đến khi có con trai hoặc con gái hay không? (Khoanh tròn vào phương án lựa chọn) Nhất thiết phải đẻ Không nhất thiết phải đẻ Không biết/không ý kiến Chƣa có con trai 1 2 8 Chƣa có con gái 1 2 8 Câu 12. Vì sao NHẤT thiết phải có con trai? (Có thể chọn để khoanh hơn 1 phương án trả lời) 1. Để có ngƣời nối dõi tông đƣờng 5. Để mọi ngƣời khỏi chê cƣời 2. Để có nơi nƣơng tựa lúc về già 6. Để có nếp, có tẻ 3. Để có ngƣời thừa kế tài sản 7. Để có ngƣời làm việc lớn 4. Để có sức lao động 8. Khác (ghi rõ) Câu 13. Vì sao KHÔNG nhất thiết phải có con trai? (Có thể chọn để khoanh hơn 1 phương án trả lời) 1. Con nào cũng là con 4. Con gái tình cảm hơn con trai 2. Trời cho thế nào đƣợc thế đấy 5. Khác (ghi rõ). 3. Con trai nhiều chuyện phức tạp Câu 14. Anh/chị mong muốn con cái sẽ giúp gì cho mình khi mình về già? (Có thể chọn để khoanh hơn 1 phương án) 1. Niềm vui về tinh thần 5. Có ngƣời nối nghiệp 2. Chỗ dựa về kinh tế 6. Có ngƣời thừa kế tài sản 3. Mang lại niềm tự hào cho bố mẹ 7. Khác (ghi rõ) 4. Có ngƣời giúp công việc 165 Câu 15. Anh/chị cho biết những ngƣời xung quanh muốn anh/chị có bao nhiêu con? Số con trai Số con gái Tổng số con Không biết Bố mẹ bản thân Bố mẹ chồng/vợ Họ hàng Bạn bè Câu 16. Khi chƣa đủ số con TRAI, GÁI nhƣ những ngƣời xung quanh mong đợi, anh/chị cảm thấy thế nào? (Chỉ chọn khoanh 1 phương án) 1. Bình thƣờng 2. Băn khoăn 3. Xấu hổ 4. Lo ngại 5. Không biết/không ý kiến Câu 17. Trong những phƣơng pháp tránh thai sau đây, Anh/chị biết và sử dụng biện pháp tránh thai nào? (Khoanh tròn vào các mã số trả lời: “Biết”; “Đã sử dụng” và “Hiện đang sử dụng”cho mỗi biện pháp cá nhân lựa chọn ) Phƣơng pháp Biết Đã sử dụng Hiện đang sử dụng Không sử dụng - Đặt vòng tránh thai 1 2 3 4 - Bao cao su 1 2 3 4 - Thuốc tránh thai 1 2 3 4 - Tính vòng kinh 1 2 3 4 - Cặp nhiệt độ 1 2 3 4 - Xuất tinh ngoài 1 2 3 4 - Đình sản nam 1 2 3 4 - Đình sản nữ 1 2 3 4 - Hút điều hòa kinh nguyệt 1 2 3 4 - Nạo, phá thai 1 2 3 4 Câu 18. Anh/chị mong muốn con cái mình khi lấy vợ/chồng rồi sẽ có mấy con? (Ghi số con vào các ô lựa chọn) Mong muốn Tổng số Con trai Con gái Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ANH/CHỊ. 166 Phụ lục 2: KHUNG HƢỚNG DẪN CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU Chủ đề: Thái độ và hành vi tái sinh sản Mã số ngƣời trả lời:. Để phục vụ công tác nghiên cứu tìm giải pháp nâng cao chất lượng Dân Số- KHHGĐ trên địa bàn Thành phố, xin anh chị vui lòng cho biết một số ý kiến bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Mọi ý kiến đóng góp của anh (chị) đều mang lại lợi ích chung mà không ảnh hưởng đến quyền lợi cá nhân. Mọi thông tin trong cuộc nói chuyện sẽ được bảo mật. Rất mong nhận được sự hợp tác của anh/chị! 1. Họ và tên: 2. Tuổi:. 3. Giới tính: 4. Nghề nghiệp: 5. Trình độ học vấn: 6. Số con hiện có: (số con trai/gái)? 7. Anh/chị kết hôn năm nào? 8. Hoàn cảnh kinh tế gia đình? I. Thái độ về hôn nhân và con cái? - Theo anh/chị con trai, con gái nên kết hôn năm bao nhiêu tuổi? Tại sao lại nhƣ vậy? - Sau khi kết hôn bao lâu thì nên sinh con? - Anh/chị nhớ lại xem lý do thực sự của anh/chị quyết định kết hôn là gì? II. Số con và nhu cầu về con? - Số lần mang thai? Số lần sinh? (Nếu nam giới hỏi về ngƣời vợ). Số con hiện tại? - Anh/chị mong muốn có mấy con? Trong đó, mấy trai, mấy gái? - Nếu chỉ sinh 1 con, anh/chị mong muốn sinh con trai hay con gái? Vì sao anh/chị lại mong muốn nhƣ vậy? - Quan điểm của anh/chị về mỗi gia đình nên có mấy con? Tại sao lại có quan điểm nhƣ vậy? - Sinh bao nhiêu con là nhiều? Bao nhiêu con là ít? Hai vợ chồng nên có bao nhiêu con là vừa? - Anh/chị có biết mọi ngƣời xung quanh (bố mẹ 167 hai bên/vợ (hoặc chồng)/họ hàng/bạn bè mong muốn mình có bao nhiêu con không? - Anh/chị nghĩ nhƣ thế nào về phụ nữ không có con/sinh ít con/không có chồng nhƣng có con? III. Giá trị con cái và hành vi sinh đẻ? - Lý do sinh con? Theo anh/chị lý do gì là chủ yếu? - Nếu gia đình chƣa đủ số con trai/gái nhƣ mong muốn anh (chị) nghĩ gì? Có tiếp tục sinh để đủ số con trai/gái nhƣ mong muốn không, tại sao? - Nếu gia đình chỉ có con gái, mà không tiếp tục sinh để có con trai thì vì sao? - Anh/chị mong muốn sau này con cái mình lấy vợ/chồng sẽ sinh bao nhiêu con? Trong đó con trai/gái nhƣ thế nào? Tại sao anh/chị lại có mong muốn nhƣ vậy? - Ai là ngƣời hiện đang chăm sóc bố mẹ già của anh/chị? Theo anh/chị ai là ngƣời chăm sóc chính bố mẹ già của anh/chị ? Tại sao? IV. Sử dụng các biện pháp KHHGĐ - Anh/chị có bao giờ nghe nói về các biện pháp tranh thai và KHHGĐ không? Nếu có nghe thì từ đâu? Từ bao giờ (lúc chƣa kết hôn hay đã kết hôn? Hay đã sinh đứa con đầu lòng?) - Từ trƣớc đến nay anh/chị đã sử dụng BPTT nào chƣa? Cụ thể là biện pháp gì? Tại sao lại lựa chọn biện pháp đó? Hiện nay có sử dụng biện pháp tránh thai nào không? Vì sao có? Vì sao không sử dụng? Trân trọng cám ơn sự hợp tác của anh/chị!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthai_do_va_hanh_vi_tai_sinh_san_cua_nguoi_dan_ha_noi_3542.pdf
Luận văn liên quan