Xây dựng và phát triển thị trường UPCoM là một mục tiêu chiến lược đến
năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, thị trường UPCoM là sản phẩm
của nền kinh tế thị trường phát triển cao và rất phức tạp, nên với một nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam hiện nay, với một hệ thống pháp lý đang hoàn chỉnh,
một kết cấu hạ tầng chưa hoàn thiện thì việc xây dựng và phát triển thị trường
UPCoM đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết. Trong
khuôn khổ của một luận án, tác giả luận án đã luận giải, phân tích, đánh giá và đưa
ra một số kết luận sau:
172 trang |
Chia sẻ: toanphat99 | Lượt xem: 2004 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa niêm yết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệp hội kinh doanh chứng khoán
Kinh nghiệm của các nước có TTCK phát triển trên thế giới cho thấy bên
cạnh các hoạt động quản lý, điều tiết các hoạt động giao dịch trên TTCK của các cơ
quan quản lý Nhà nước về CK như: UBCKNN, SGDCK Hà Nội thì việc thành lập
các tổ chức tự quản - tổ chức phi Chính phủ như Hiệp hội KDCK là một nhu cầu tất
yếu và phổ biến ở hầu hết các nước có TTCK phát triển.
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, thị trường UPCoM là một lĩnh vực mới,
sự hiểu biết của công chúng, người đầu tư trên thị trường còn hạn chế; bản thân các
CTCK, các nhà tổ chức lưu ký, công ty quản lý quỹ mới thành lập còn thiếu những
cán bộ có năng lực và trình độ chuyên môn sâu, chưa phát huy hết khả năng trong
cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước, hoạt động công bố thông
tin của các tổ chức phát hành chưa đi vào nề nếp. Do vậy, việc thành lập và đi vào
hoạt động của Hiệp hội KDCK theo đúng thông lệ và tập quán quốc tế nhằm phối
hợp với cơ quan quản lý Nhà nước để từng bước khắc phục những nhược điểm này;
góp phần tích cực trong việc phổ cập kiến thức đến công chúng đầu tư về lĩnh vực
CK, thu hút sự quan tâm và nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng; thúc đẩy sự giao
lưu, trao đổi kinh nghiệm và thông tin giữa CTCK, đào tạo, hợp tác phát triển các
nghiệp vụ chuyên môn cho các hội viên, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không
bình đẳng, gian lận, không tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp trên TTCK.
Do xác định được ý nghĩa quan trọng của Hiệp hội KDCK đối với sự phát
triển của TTCK Việt Nam, ngày 11/06/2003, Bộ Nội vụ đã cho phép thành lập Hiệp
139
hội KDCK Việt Nam; theo đó, Hiệp hội kinh doanh CK Việt Nam hoạt động theo
Điều lệ Hiệp hội được Bộ Nội vụ phê duyệt và chịu sự quản lý Nhà nước của
UBCKNN trong hoạt động CK. Hiệp hội KDCK ra đời giúp cho thị trường hoạt
động linh hoạt, công bằng hiệu quả hơn trong GDCK, bảo vệ quyền, lợi ích của các
thành viên và người đầu tư là nhu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn và
khuynh hướng phát triển chung của TTTC quốc tế. Hiệp hội KDCK Việt Nam ra
đời có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển và vận hành có hiệu quả
của TTCK, tạo một động lực rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển
SGDCK Hà Nội theo mô hình thị trường UPCoM.
Tính thanh khoản của thị trường UPCoM còn thấp, bắt nguồn từ nhiều
nguyên nhân trong đó có một nguyên nhân tương đối quan trọng đó là thị trường
chưa có được nhà tạo lập thị trường đúng nghĩa. Ở một số thị trường phát triển, một
cổ phiếu tham gia thị trường OTC phải có ít nhất ba (03) CTCK tạo lập thị trường
và CTCK muốn tạo lập thị trường cho cổ phiếu nào thì phải đăng ký. Tại bất kỳ thời
điểm nào, CTCK cũng phải đưa ra mức giá chào mua và chào bán với loại cổ phiếu
mà họ tạo lập thị trường. So sánh với thị trường OTC theo thông lệ thế giới thì thị
trường UPCoM hoạt động ở nước ta mới chỉ đạt khoảng một nửa tiêu chuẩn, đó là
có các CTCK môi giới cho khách hàng và hưởng phí giao dịch. Chưa có quy định
về việc CTCK đóng vai trò là nhà tạo lập thị trường, một điều kiện quan trọng để
hình thành thị trường OTC chuẩn. Chính vì vậy, trong thời gian tới Bộ Tài chính
nên nghiên cứu, đề xuất Chính phủ ban hành văn bản khuyến khích tạo điều kiện
hoặc thậm chí phải yêu cầu bắt buộc các CTCK đóng vai trò nhà tạo lập thị trường
nhằm tạo một thị trường UPCoM chuẩn, phù hợp thị trường UPCoM trên thế giới.
4.2.6. Hoàn thiện cách thức tổ chức và vận hành thị trƣờng chứng khoán
các công ty đại chúng chƣa niêm yết
4.2.6.1. Về cách thức tổ chức thị trường
Để có thể phân tầng các CK đăng ký giao dịch, cần phải xây dựng hệ thống
các tiêu chí về những thông tin cần công khai, minh bạch cũng như các điều kiện
gia nhập thị trường (đối với các CTĐC ĐKGD) theo hai định hướng cơ bản:
- Từng bước mở rộng hơn nữa biên độ phù hợp với khả năng quản lý CK và
sự phát triển của nền kinh tế.
140
- Chấp nhận sự khác biệt giữa các tầng của thị trường, không thể áp đặt các
hệ tiêu chí chung cho toàn bộ thị trường.
Về giám sát thị trường, cách tổ chức của thị trường OTC của Mỹ gợi ý nên
đa dạng hóa các cơ quan giám sát (thay vì chỉ tập trung vào một cơ quan là
UBCKNN) và tiến tới chấp nhận nâng cao vai trò tự quản thông qua Hiệp hội của
các thành viên thị trường.
Về tổ chức giao dịch, để chuyển từ hệ thống giao dịch mà các CTCK chỉ
đóng vai trò môi giới như hiện nay sang hệ thống mà các CTCK đảm nhiệm thêm
vai trò người tạo lập thị trường như đã đề xuất ở trên, cần phải áp dụng các cơ chế
giao dịch mới bên cạnh các phương thức giao dịch hiện có. Trong đó, cơ chế yết
giá, báo giá của người tạo lập thị trường qua mạng kết hợp với các phương tiện giao
dịch điện tử khác cần phải được chế định bằng các quy phạm pháp luật mới và triển
khai trên thực tế giao dịch. Thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DN nhằm tạo hàng cho
thị trường UPCoM trên cơ sở phát triển DN, Công ty hoá và cổ phần hoá. Tăng
cường các điều kiện về kỹ thuật, năng lực hoạt động và hoàn thiện các tổ chức tham
gia trên thị trường UPCoM. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin
của thị trường UPCoM - Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đủ đáp ứng và bảo
đảm an toàn cho hoạt động của UPCoM; công bố thông tin trên thị trường UPCoM.
4.2.6.2. Hình thành và phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm
Định mức tín nhiệm là việc đánh giá các công cụ nợ giao dịch trên TTCK
thông qua việc phân tích và xếp hạng khả năng tín dụng của chứng khoán đó. Định
mức tín nhiệm thể hiện vai trò rất quan trọng đối với thị trường UPCoM, nhà phát
hành, nhà đầu tư và các bên tham gia thị trường.
Việc xây dựng và phát triển tổ chức định mức tín nhiệm ở Việt Nam trong
điều kiện hiện nay là rất cần thiết đối với sự phát triển của TTCK nói chung và thị
trường UPCoM Hà Nội nói riêng. Việc ra đời của tổ chức định mức tín nhiệm sẽ
thúc đẩy khả năng chuyển nhượng các CK trên thị trường, giúp nhà đầu tư tránh rủi
ro. Để sớm đưa dịch vụ định mức tín nhiệm tại Việt Nam đi vào hoạt động và phát
triển nhằm hoàn thiện và thúc đẩy hoạt động TTCK nói chung và thị trường
UPCoM Hà Nội nói riêng cần nghiên cứu, triển khai một số công việc sau đây:
141
4.2.6.3. Xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy tạo khung pháp lý
phù hợp cho loại hình dịch v định mức tín nhiệm
- Nghiên cứu thành lập thí điểm công ty định mức tín nhiệm cổ phần có vốn
góp của Nhà nước và một số tổ chức tài chính, ngân hàng lớn. Cho phép thành lập
công ty định mức tín nhiệm liên doanh với một số công ty định mức tín nhiệm có uy
tín nước ngoài cũng như cho phép các công ty định mức tín nhiệm có uy tín của
nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam.
- Sớm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, kiểm toán và chế độ công bố
thông tin hợp lý; xây dựng các tiêu chuẩn xếp hạng DN, đào tạo nguồn nhân lực,
đội ngũ chuyên gia đánh giá mức độ tín nhiệm để đảm bảo mức độ tin cậy của các
đánh giá.
- Mở rộng và phát triển thị trường nợ năng động và đa dạng, bao gồm thị
trường phát hành và thị trường giao dịch các công cụ nợ, đa dạng hóa các công cụ
nợ trên thị trường, thúc đẩy phát hành trái phiếu DN đảm bảo đủ số lượng các công
cụ tài chính để tạo điều kiện vật chất cho tổ chức định mức tín nhiệm có thể tồn tại
và hoạt động.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước đi trước về kỹ thuật và kinh nghiệm để đảm
bảo cho tổ chức định mức tín nhiệm hoạt động một cách độc lập, khách quan và
hiệu quả.
- Bắt buộc các DN phát hành trái phiếu không có bảo đảm phải được xếp
hạng tín nhiệm.
- Tuyên truyền, khuyến khích người đầu tư, người phát hành sử dụng dịch vụ
định mức tín nhiệm để thúc đẩy sự phát triển của tổ chức định mức tín nhiệm.
4.2.6.4. Xây dựng cơ chế sàng lọc những cổ phiếu không có tính thanh
khoản trong thời gian dài
Giống như TTTC, nhà đầu tư khi mua cổ phiếu của một công ty niêm yết
trên TTCK, ít nhiều họ cũng cần biết công ty đó hoạt động ra sao, sản xuất cái gì.
Vì thế công ty muốn nâng cao vị thế, bán cổ phiếu với giá cao và hợp lý, nó phải
cho nhà đầu tư thấy được danh tiếng, hiệu quả hoạt động và tiềm năng phát triển
của nó. Sàng lọc để hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch của mình, các ngân hàng
142
thương mại thường áp dụng hạn mức tín dụng khác nhau đối với mỗi đối tượng vay,
dự án vay và thời hạn vay. Đối với tổ chức bảo hiểm, cơ chế sàng lọc được thể hiện
qua việc chỉ bảo hiểm một phần, điều này cho thấy ngay cả đối với nhóm bất cẩn
cũng phải có trách nhiệm một phần trong sự cố bồi thường có thể xảy ra.
4.2.7. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nƣớc với đăng ký
giao dịch tập trung
Với mục tiêu trong 3 năm 2014-2016, hoàn thành việc cổ phần hóa 432
DNNN thông qua cơ chế đấu giá tập trung và đưa vào giao dịch trên TTCK. Chính
phủ cần tập trung chỉ đạo sát sao tiến độ cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước do các
Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà
nước nắm giữ. Theo đó, cần tập trung sớm hoàn thiện sửa đổi Nghị định số 59/NĐ-
CP của Chính phủ về cổ phần hóa DNNN và các văn bản hướng dẫn về đấu giá,
chào bán cạnh tranh, đấu giá theo lô, đặc biệt là phương thức chào bán dựng sổ
(book building) nhằm đánh giá chính xác giá trị doanh nghiệp để bán cho đối tác và
đưa vào giao dịch trên TTCK tập trung. Qua đó, từng bước tăng cường và cải thiện
cơ chế công bố thông tin công khai, minh bạch và áp dụng các thông lệ tốt về quản
trị công ty trong doanh nghiệp.
Việc đẩy nhanh quá trình CPH và thoái vốn nhà nước sẽ làm tăng quy mô
mức vốn hóa thị trường, qua đó đồng thời có lộ trình hợp lý để đưa các DN đã CPH
trước đây như Bia Sài Gòn; Bia Hà Nội; Petrolimex; Vinalines; Vietnam Airlines
vào giao dịch trên TTCK tập trung. Đồng thời cải tiến quy định đấu giá và đăng ký
doanh nghiệp, theo hướng “tiền đăng ký UPCoM” (Pre UPCoM) để có thể sau khi
doanh nghiệp hoàn tất đấu giá cổ phần, hoàn tất thanh toán tiền mua cổ phần là cổ
phiếu có thể được đăng ký giao dịch trên Pre UPCoM, không phải chờ đến khi hoàn
tất thủ tục đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
4.2.8. Tăng cƣờng đào tạo nhân lực cho thị trƣờng chứng khoán các
công ty đại chúng chƣa niêm yết Hà Nội
Trong phát triển TTCK nói chung, thị trường UPCoM nói riêng rất cần có
một đội ngũ cán bộ thích ứng, vừa có phẩm chất đạo đức vừa có năng lực để đáp
ứng được yêu cầu công việc, bao gồm: Đào tạo và đào tạo lại nhân lực cho các tổ
143
chức tạo lập thị trường; đào tạo nhân lực cho các tổ chức đăng ký giao dịch ở thị
trường UPCoM; nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa loại hình kinh doanh.
Yêu cầu về nhân sự: Hoạt động kinh doanh tạo lập thị trường trên thị trường
UPCoM yêu cầu đội ngũ nhân viên kinh doanh phải thành thạo và am hiểu nghiệp
vụ kinh doanh cũng như sử dụng công nghệ thông tin hiện đại bởi các GD sẽ thực
hiện qua mạng thông tin. Một số yêu cầu về nhân sự đối với những tổ chức tạo lập
thị trường, như sau:
+ Đội ngũ nhân viên có chứng chỉ hành nghề thành thạo nghiệp vụ môi giới
và tự doanh, có nhân viên trực tiếp hành nghề tạo lập thị trường, những nhân viên
này phải có kinh nghiệm hành nghề tự doanh.
+ Nhân viên tạo lập thị trường phải am hiểu và sử dụng thành thạo các phần
mềm ứng dụng.
+ Nhân viên kinh doanh tạo lập thị trường phải đáp ứng được yêu cầu về đạo
đức nghề nghiệp.
Hiện tại trong việc thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh CK trên thị trường
tập trung, do thiếu kinh nghiệm thực tế nên nhiều CTCK đã gặp khó khăn khi triển
khai các nghiệp vụ kinh doanh, chỉ chủ yếu tập trung vào nghiệp vụ môi giới. Vẫn
còn tình trạng một số nhân viên kinh doanh chưa có giấy phép hành nghề. Trong
việc phát triển một thị trường mới (thị trường UPCoM), đòi hỏi các nhân viên kinh
doanh phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp. Vấn
đề này đòi hỏi CTCK phải chú trọng hơn vào việc lựa chọn, bố trí nhân sự phù hợp
yêu cầu công việc; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh,
đặc biệt là kỹ năng chuyên môn về tự doanh và tạo lập thị trường.
Trong thời gian hoạt động của CTCK, hằng năm, các nhân viên kinh doanh
cũng cần phải theo học các lớp đào tạo để cập nhật kiến thức về CK, tham gia các
Hội thảo có nội dung liên quan cũng như cập nhật thông tin về các quyết định quản
lý mới bổ sung hoặc sửa đổi của các cơ quan quản lý (UBCKNN và các SGDCK).
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu về nghiệp vụ kinh doanh
CK và kinh nghiệm của các nước có thị trường UPCoM phát triển, tiếp tục tổ chức
các đợt đi khảo sát nước ngoài để đội ngũ nhân viên kinh doanh tích lũy thêm kinh
144
nghiệm, có thể vận dụng linh hoạt vào thực tế Việt Nam.
Đào tạo nhân lực cho các tổ chức ĐKGD ở thị trường UPCoM. Đây là vấn
đề nan giải của các CTCK, Quỹ đầu tư và Công ty quản lý quỹ hiện nay, đặc biệt là
hoạt động ở thị trường UPCoM, vấn đề này được tạm gọi là tình trạng thắt nút cổ
chai trong công tác đào tạo nhân lực cho TTCK, do việc độc quyền đào tạo của
Trung tâm nghiên cứu và đào tạo CK thuộc UBCKNN trong thời gian trước đây.
Đối với các CTCK: Với vai trò là cầu nối quan trọng giữa thị trường và nhà
đầu tư, đội ngũ cán bộ, nhân viên của CTCK cần được đào tạo cơ bản và chuyên
môn hóa cao các nghiệp vụ, đặc biệt đối với nghiệp vụ nhà tạo lập thị trường trên
thị trường UPCoM.
Đối với các công ty niêm yết, các tổ chức tham gia thị trư ng: Cán bộ, nhân
viên của nhóm đối tượng này cần được đào tạo cơ bản kiến thức chung về TTCK trong
đó chú trọng vào các lĩnh vực như: kế toán, kiểm toán, nghĩa vụ công bố thông tin,
Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, kiến thức trong việc phát hành CK.
Đối với nhà đầu tư: Là người trực tiếp bỏ vốn của mình cho việc nắm giữ
các CK. Đối tượng này cần được trang bị các kiến thức cơ bản về CK và TTCK.
Đặc biệt là các hoạt động giao dịch trên thị trường UPCoM giúp họ nhận thức được
đầy đủ và đúng đắn về việc đầu tư trên TTCK, hiểu rõ được vấn đề lợi nhuận và rủi
ro trên thị trường UPCoM, quyền và nghĩa vụ của các cổ đông.
Cần đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp về kiến thức và kỹ năng thực hành
cho những ngưòi tác nghiệp trên thị trường UPCoM, những người hành nghề chứng
khoán. Cần có chiến lược đầu tư thích đáng và lâu dài cho công tác đào tạo nguồn
nhân lực, đặc biệt là những bài học về đạo đức nghề nghiệp, những người hành
nghề phải có tính tự chủ, có tâm và đạo đức cao. Do vậy cần có sự phối hợp giữa
UBCKNN với ngành giáo dục đào tạo trong việc nâng cao chất lượng đào tạo
nguồn nhân lực cho thị trường UPCoM.
4.3. KIẾN NGHỊ
Để những giải pháp nêu trên có thể trở thành hiện thực, trước hết UBCKNN
và SGDCK Hà Nội sẽ phải đảm nhận một trọng trách lớn trong việc hình thành và
phát triển thị trường UPCoM tại Hà Nội. Tuy nhiên, vấn đề này khó có thể thực
145
hiện tốt nếu như không có sự quan tâm và phối hợp đồng bộ chặt chẽ giữa các Bộ,
ngành và địa phương có liên quan trong việc thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị
trường UPCoM, do vậy các cơ quan Bộ, ngành thuộc Chính phủ cần phối hợp chặt
chẽ với nhau, trong đó:
4.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam
Để từng bước mở cửa và hội nhập quốc tế theo các cam kết, đặc biệt khi Việt
Nam vừa chính thức tham gia vào các Hiệp định song phương và đa phương (TPP;
VN - EU; Việt Nam - Hàn Quốc...), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có lộ trình
thích hợp trong việc tự do hóa tài khoản vốn và mở rộng tham gia sở hữu vốn nước
ngoài đối với các NHTM cổ phần. Theo đó:
- Ban hành chính sách quản lý ngoại hối hợp lý để có tác dụng thúc đẩy
TTCK phát triển và mở rộng sự liên kết giữa TTV trong nước với quốc tế, thu hút
thêm và mở rộng sự liên kết giữa TTV trong nước với quốc tế, thu hút thêm được
các luồng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài, đồng thời giúp cho nền kinh tế trong
nước tránh được các tác động tiêu cực khi xẩy ra khủng hoảng tài chính.
- Đổi mới cơ chế điều hành lãi suất để gắn kết thị trường tiền tệ với TTCK,
đúng với vai trò là các tổ chức tài chính trung gian, tổ chức niêm yết và nhà đầu tư
định chế.
- Xem xét, trình Chính phủ nới lỏng sở hữu nước ngoài để thu hút vốn nước
ngoài, công nghệ và quản trị ngân hàng.
- Có chính sách khuyến khích và bắt buộc các ngân hàng thương mại cổ
phần đại chúng phải tham gia TTCK để tạo sự minh bạch trong huy động vốn và
hoạt động.
- Đẩy nhanh quá trình hợp nhất, sáp nhập các NHTM để tạo lập thành các
NHTM có quy mô, tiềm lực tài chính lớn nhằm tạo sự ổn định cho khu vực tài
chính, tín dụng.
- Đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu khu vực ngân hàng thông qua tổ chức
VAMC và cơ chế chứng khoán hóa các khoản nợ xấu thành tài sản lưu hoạt để giao
dịch trên TTCK.
146
4.3.2. Đối với Bộ Tài chính
- Sớm ban hành các quy định bắt buộc các công ty cổ phần nói chung và các
DNVVN nói riêng thực hiện chế độ kiểm toán và công khai hóa thông tin; tránh
được sự khác biệt trong cơ chế quản lý giữa các công ty niêm yết và CTĐC chưa
niêm yết, từ đó khuyến khích các DN tham gia TTCK.
- Tiếp tục nghiên cứu chính sách thuế, phí hợp lý để khuyến khích các đối
tượng tham gia thị trường như: Các công ty niêm yết, CTCK, quỹ đầu tư CK, công
ty quản lý quỹ và các nhà đầu tư.
- Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện để UBCKNN và SGDCK Hà Nội được
quyền quyết định những vấn đề thuộc chuyên môn, vì TTCK là lĩnh vực rất nhạy
bén với thông tin, đặc biệt trong thời đại bùng nổ CNTT hiện nay.
- Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc tổ chức TTCK thông qua việc hợp nhất các
SGDCK hiện nay để trình Thủ tướng Chính phủ thành lập SGDCK Việt Nam trên cơ
sở phân định các khu vực của thị trường. Trong đó, xây dựng thị trường UPCoM theo
hướng hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch, thanh toán, bù trừ.
4.3.3. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ
- Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể việc chuyển đổi DN có vốn
đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần để NY trên
TTCK, tạo thêm hàng hóa cho TTCK nói chung và SGDCK Hà Nội nói riêng.
- Có các văn bản hướng dẫn về tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngành
nghề, lĩnh vực KD của Luật Đầu tư và Nghị định số 118/2015/NĐ-CP nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.
4.3.4. Đối với Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ƣơng
Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN mạnh hơn nữa, gắn chương trình cổ
phần hóa DNNN với đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK.
4.3.5. Đối với Ban Kinh tế trung ƣơng, Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Tài
chính - Ngân sách Quốc hội
Các định hướng đường lối, chủ trương của Đảng, được Quốc hội luật hóa
theo hướng đa dạng hóa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, thu
hút tối đa nguồn vốn ngoài ngân sách và nguồn vốn quốc tế.
147
4.3.6. Đối với thành phố Hà Nội
Phát triển Thủ đô Hà Nội thành một Trung tâm Tài chính - Ngân hàng hàng
đầu ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước là vấn đề không thể
tách rời với việc xây dựng TTCK trên địa bàn Thủ đô. Chính vì thế, Thành phố xác
định đây là một nhiệm vụ ưu tiên trong chương trình phát triển kinh tế Thủ đô.
Triển khai hình thức phát hành trái phiếu đô thị qua TTCK. Điều này sẽ tạo
ra một nguồn hàng hóa lớn cho thị trường UPCoM tại SGDCK Hà Nội.
Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa DNNN thuộc Thành phố mạnh hơn nữa,
gắn kế hoạch cổ phần hóa DN với đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK. Cho
phép các DN của Thành phố tham gia góp vốn thành lập các Quỹ đầu tư CK và
CTCK thuộc Thành phố như kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh
đó, cần phối hợp Bộ Tài chính, UBCKNN chỉ đạo SGDCK Hà Nội tuyên truyền,
phổ biến kiến thức về CK và TTCK cho lãnh đạo các Sở ban ngành, hội, đoàn thể
Thành phố, lãnh đạo UBND các quận, huyện, thị xã và công chúng đầu tư, các DN
trên địa bàn Thành phố để tạo cung và cầu về hàng hóa cho thị trường./.
148
KẾT LUẬN
Xây dựng và phát triển thị trường UPCoM là một mục tiêu chiến lược đến
năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, thị trường UPCoM là sản phẩm
của nền kinh tế thị trường phát triển cao và rất phức tạp, nên với một nền kinh tế
đang phát triển như Việt Nam hiện nay, với một hệ thống pháp lý đang hoàn chỉnh,
một kết cấu hạ tầng chưa hoàn thiện thì việc xây dựng và phát triển thị trường
UPCoM đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần phải giải quyết. Trong
khuôn khổ của một luận án, tác giả luận án đã luận giải, phân tích, đánh giá và đưa
ra một số kết luận sau:
1. Luận giải các vấn đề cơ bản về cấu trúc, tổ chức và vận hành thị trường
UPCoM theo thông lệ quốc tế, từ đó luận giải, xác lập, xây dựng cơ chế, phương
thức hoạt động thị trường UPCoM phù hợp đặc thù của TTCK Việt Nam cũng như
xu hướng phát triển hiện nay của thị trường OTC.
2. Khẳng định những nội dung cơ bản của thị trường UPCoM trên các
phương diện: Các chủ thể tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị trường,
giao dịch và dịch vụ trên thị trường, giá cả và nguyên tắc khớp lệnh, hình thức tổ
chức và vận hành thị trường, phương thức và thời hạn thanh toán, quy định công bố
thông tin. Đồng thời, luận giải rõ những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động và sự
phát triển của thị trường UPCoM. Trong khuôn khổ nhất định, luận án góp phần bổ
sung thêm lý luận về TTCK nói chung, về UPCoM nói riêng, làm cơ sở tham khảo
cho các hoạt động nghiên cứu tiếp theo và phát triển UPCoM Hà Nội.
3. Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển UPCoM của một số quốc gia như Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) và từ đó rút ra một số bài học
kinh nghiệm có giá trị tham khảo cho thị trường UPCoM Hà Nội: về hoạch định cơ
chế, chính sách; về vai trò của các công ty chứng khoán trong thị trường OTC; về
hàng hóa giao dịch trên thị trường; về lựa chọn hình thức tổ chức, vận hành thị
trường; về phát triển các quan hệ cung - cầu, giao dịch và dịch vụ trên UPCoM.
4. Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường UPCoM Hà Nội giai đoạn 2009-
2015 trên một số nội dung cơ bản. Từ đó thấy được những kết quả đạt được trên các
149
phương diện: Đối với Nhà nước và cơ quan quản lý, đối với nhà đầu tư và đối với
doanh nghiệp; thấy được những hạn chế của thị trường UPCoM Hà Nội thời gian
qua. Tìm ra nguyên nhân của những hạn chế về khách quan và chủ quan, làm cơ sở
cho đề xuất giải pháp khả thi, thực tiễn.
5. Để phát triển thị trường UPCoM Hà Nội trong thời gian tới, trên cơ sở
những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế, luận án đề xuất một số định hướng và
tám giải pháp cụ thể là: Hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách cho thị trường
UPCoM; Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về thị trường UPCoM; Tăng cường
thu hút các chủ thể tham gia thị trường UPCoM; Nâng cấp hệ thống hạ tầng công
nghệ thông tin cho thị trường UPCoM; Hình thành và phát triển hệ thống các nhà
tạo lập thị trường chuyên nghiệp; Hoàn thiện cách thức tổ chức và vận hành thị
trường UPCoM; Đẩy nhanh quá trình CPH, thoái vốn nhà nước với đăng ký giao
dịch tập trung; Tăng cường đào tạo nhân lực cho thị trường UPCoM.
6. Cùng với các giải pháp nêu trên, luận án cũng đề xuất 06 kiến nghị: Đối
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đối với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN Trung ương; Ban Kinh tế trung ương, Ủy ban
Kinh tế và Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội và thành phố Hà Nội. Đó là hệ
thống các giải pháp và kiến nghị để có thể góp phần xây dựng thành công một thị
trường UPCoM phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế của Thủ
đô Hà Nội nói riêng và của cả nước nói chung, phù hợp với đặc điểm và điều kiện
đặc thù của Việt Nam hiện nay./.
150
DANH MỤC CÔNG TR NH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguyễn Ngọc Kỳ (2012), “Hoàn cảnh ra đời và cơ sở pháp lý của Thị trường
chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường
UPCoM)”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, (162), tr.37-39.
2. Nguyễn Ngọc Kỳ (2012), “Kết quả đạt được và những tồn tại cần thay đổi của
Thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa niêm yết (thị trường
UPCoM)”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, (163), tr.46-49.
3. Nguyễn Ngọc Kỳ (2012), “Một số giải pháp cụ thể đối với thị trường UPCoM
giai đoạn 2012-2015”, Tạp chí Chứng khoán Việt Nam, (164), tr.39-41.
4. Nguyễn Ngọc Kỳ (2015), “Phát triển thị trường chứng khoán các công ty đại chúng
chưa niêm yết trên HNX”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (10), tr.12-15.
5. Nguyễn Ngọc Kỳ (2015), “Phương hướng phát triển thị trường chứng khoán các
công ty đại chúng chưa niêm yết tại Hà Nội đến năm 2020”, Tạp chí
Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã hội, (188), tr.19-21.
6. Nguyễn Ngọc Kỳ (2016), “Phân tích thị trường chứng khoán các công ty đại
chúng chưa niêm yết Hà Nội”, Tạp chí Thông tin và dự báo Kinh tế - Xã
hội, (124), tr.20-25.
7. Nguyễn Ngọc Kỳ (2016), “Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán
các công ty đại chúng chưa niêm yết”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương, (4/2016), tr.59-61.
8. Nguyễn Ngọc Kỳ (2016), “Một số đặc điểm của thị trường chứng khoán các công
ty đại chúng chưa niêm yết”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,
(4/2016), tr.115-117.
9. Nguyễn Ngọc Kỳ (2016), “Thị trường chứng khoán các công ty đại chúng chưa
niêm yết ở một số quốc gia”, Tạp chí Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,
(469), tr.27-29.
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ương (2011), Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ ba,
Nghị quyết hội nghị trung ương 9.
2. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Kết luận số 50-KL/TW ngày 29/10/2012 của
Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và
nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.
3. Vũ Bằng (2010), Xây dựng lộ trình tổng thể về phát triển và hoàn thiện thị
trư ng chứng khoán đến 2010, Đề tài nghiên cứu, Ủy ban Chứng khoán.
4. Tạ Thanh Bình (2008), Hoàn thiện pháp luật về giao dịch chứng khoán trên thị
trư ng giao dịch tập trung, Luận án Tiến sĩ Luật Kinh tế, Trường Đại
học Luật, Hà Nội.
5. Bộ Chính trị (2000), Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 15/12/2000 của Bộ Chính trị
về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong th i kỳ
2001-2010.
6. Bộ Chính trị (2011), Kết luận số 02-KL/TW ngày 16/3/2011 của Bộ Chính trị về
tình hình kinh tế xã hội năm 2011.
7. Bộ Chính trị (2012), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 06/01/2012 của Bộ Chính trị
về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội trong th i kỳ
2011-2020.
8. Bộ Công an - Học viện Cảnh sát nhân dân (2003), Hoạt động của Thị trư ng
chứng khoán Việt Nam và những vấn đề đặt ra với công tác công an, Đề
tài khoa học cấp Bộ, mã số TC-2001-T32-066.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), “Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC)”,
Tạp chí Đầu tư chứng khoán,(24), tr.53.
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), “Hướng phát triển thị trường chứng khoán phi
tập trung ở Việt Nam”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán,(69), tr.75.
152
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), “Đánh giá và bình luận về thị trường chứng
khoán Việt Nam thời gian qua và định hướng phát triển trong thời gian
tới”, Tạp chí Đầu tư chứng khoán (71), tr70-79.
13. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 05/4/2012 của Bộ Tài
chính hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trư ng chứng khoán.
14. Bộ Tài chính (2013), Quyết định số 2882/QĐ-BTC ngày 22/11/2013 của Bộ Tài
chính về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động Sở Giao dịch chứng
khoán Hà Nội.
15. Trần Thị Minh Châu (2002), Những điều kiện kinh tế - xã hội để hình thành và
phát triển thị trư ng chứng khoán ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. Chính phủ (2004), Nghị định số 123/2004/NĐ-CP ngày 18/05/2004 của Chính
phủ quy định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô
Hà Nội.
17. Chính phủ (2005), Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/7/2005 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Thủ đô.
18. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về
những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội.
19. Chính phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 của Chính phủ
về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
20. Chính phủ (2013), Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 9 năm 2013,
quy định chế tài xử phạt đối với các CTĐC.
21. Chính phủ (2013), Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày
18/7/2011 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
thành công ty cổ phần.
22. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 06/03/2014 của Chính phủ về một
số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
23. Chính phủ (2015), Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ
153
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày
20/7/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật Chứng khoán.
24. Chính phủ (2015), Nghị định số /2015/NĐ-CP ngày 20/8/2015 của Chính phủ quy
định một số cơ chế tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội.
25. Cục Thống kê Hà Nội (2008), Kết quả Tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính,
sự nghiệp thành phố Hà Nội năm 2007.
26. Cục Thống kê Hà Nội (2012), Niên giám Thống kê Hà Nội năm 2011.
27. Trần Văn Dũng (2008), “Mô hình tổ chức và hoạt động của TTGDCK Hà Nội
giai đoạn sau 2008”,
cập nhật ngày 15 tháng 10 năm 2008.
28. Đảng bộ thành phố Hà Nội (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ thành
phố Hà Nội lần thứ XV(nhiệm kỳ 2010-2015), ngày 28/10/2010.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Thị Liên Hoa (2014), “Pháp luật điều chỉnh TTCK phi tập trung và
những đề xuất cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính (6/2014), tr. 22-27.
33. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (2006), “Sàn chứng khoán Hà Nội: Thuận lợi
cho giao dịch chứng khoán phi tập trung”, Th i báo Kinh tế Việt Nam,
(132), tr.28-33.
34. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (2010), “10 năm hoạt động thị trường chứng
khoán Việt nam và định hướng chiến lược giai đoạn 2010 – 2020”, Th i
báo Kinh tế Việt Nam, (202), tr.20-25.
35. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (2015), “Tổng quan về TTCK Việt Nam: 15 năm
hình thành và phát triển”, Th i báo Kinh tế Việt Nam, (237), tr.17-22.
36. Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (2015), “Những chính sách định hình nên
154
TTCK Việt Nam”, Th i báo Kinh tế Việt Nam, (93), tr.13-17.
37. Trần Đăng Khâm (2012), “Thị trường OTC ở Việt Nam”, Tạp chí thông tin và
dự báo kinh tế xã hội, (18), tr.11-16.
38. Hoàng Thị Bích Loan (2007), “Thị trường chứng khoán Việt Nam - Những vấn
đề tồn tại và một số giải pháp”, Tạp chí ngân hàng, (1), tr.65-68.
39. Lê Thị Mai Linh (2003), Giải pháp xây dựng Trung tâm giao dịch chứng khoán
Hà Nội theo mô hình thị trư ng OTC, Trung tâm giao dịch chứng khoán
Hà Nội.
40. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Sự thật.
41. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. C.Mác và Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Nguyễn Thị Mỹ (2012), Hoàn thiện kiểm toán báo cáo tài chính của các Công
ty niêm yết trên Thị trư ng chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh
tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), “Tiếp sức cho thị trường chứng khoán
Việt Nam”, Th i báo Ngân hàng, (83), tr.10-16.
45. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), “Thực trạng thi trường chứng khoán việt
nam giai đoạn 2008-2013”, Th i báo Ngân hàng, (57), tr.18-23.
46. Ngân hàng Trung ương châu u (2009), Báo cáo thư ng niên năm 2008.
47. Nguyễn Thị Kim Nhã (2009), “Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới
đến thị trường chứng khoán Việt Nam”, Tạp chí Thương mại, (3+4+5),
tr.(12-16, 15-19, 10-12).
48. Lê Thị Tú Oanh (2012), Hoàn thiện hệ thống báo cáo thư ng niên trong các
Công ty cổ phần niêm yết trên Thị trư ng chứng khoán Việt Nam, Luận
án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
49. Trần Quang Phú (2008), “Quá trình hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý nhà nước
đối với thị trường chứng khoán Việt Nam”, Thông tin những vấn đề kinh
tế chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (17), tr.15-20.
50. Nguyễn Quang (2016), “UPCoM - Chọn chất hay lượng”,
_chat.html, cập nhật ngày 17 tháng 6 năm 2016.
155
51. Võ Văn Quang (2008), Giải pháp hình thành và pháp triển TTCK phi tập trung
(OTC) ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh, Hà Nội.
52. Quỹ tiền tệ quốc tế-IMF (2009), Báo cáo thư ng niên năm 2008.
53. Sàn Giao dịch chứng khoán Hà Nội (2009-2014), Báo cáo thư ng niên SGDCK
Hà Nội năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.
54. Nguyễn Huỳnh Thanh (2002), Thị trư ng chứng khoán và hướng xây dựng thị
trư ng chứng khoán ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
55. Thành ủy Hà Nội (2011), Chương trình số 03-CTr/TU ngày 09/9/2011 của
Thành ủy Hà Nội về “Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh
tranh, phát triển kinh tế Thủ đô tăng trưởng nhanh và bền vững”.
56. Thành ủy Hà Nội (2013), Báo cáo số 176-BC/TU ngày 28/8/2013 của Thành ủy
Hà Nội về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X)
về tiếp tục hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XNCN (2008-2013).
57. Phạm Thị Giang Thu (2002), Xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật thị
trư ng chứng khoán ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại
học Luật, Hà Nội.
58. Thủ tướng Chính phủ (2003), Quyết định số 163/2003/QĐ-TTg ngày 05/08/2003
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển thị trư ng
chứng khoán Việt Nam đến năm 2010.
59. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án phát triển thị trư ng vốn
Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020”.
60. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.
61. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trư ng chứng
khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020”.
156
62. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức
tín dụng giai đoạn 2011-2015”.
63. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ
tướng Chính phủ về việc thúc đẩy hoạt động và tăng cư ng quản lý thị
trư ng chứng khoán.
64. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 18/4/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược tài chính đến năm 2020”.
65. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà
nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn
2011-2015”.
66. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trư ng chứng
khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”.
67. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 11/3/2014 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển thị trư ng
chứng khoán phái sinh Việt Nam.
68. Thủ tướng Chính phủ (2014), Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 12/3/2014 của Thủ
tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước.
69. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 51/2014/QĐ-TTg ngày 15/9/2014
của Thủ tướng Chính phủ quy định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ
phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK.
70. Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2013), Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính của các
Công ty chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
71. Trần Ngọc Thơ (2005), “Thị trường chứng khoán và công cụ phái sinh”, Tạp chí
Phát triển kinh tế (179), tr.9.
72. Nguyễn Vũ Quang Trung (2010), Giải pháp hoàn thiện mô hình và phương thức
giao dịch cho UPCoM ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Ủy ban, Hà Nội.
157
73. Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Xây dựng UPCoM lên thành
thị trư ng OTC thực sự ở Việt Nam, Đề tài cấp Trường, Khoa học Kinh
tế, thành phố Hồ Chí Minh.
74. Ủy ban Chứng khoán nhà nước (2003), Giải pháp xây dựng Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội theo mô hình thị trư ng OTC, Trung tâm giao dịch
chứng khoán Hà Nội chủ trì đề tài.
75. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2013), Quyết định số 56/QĐ-UBCK ngày
31/01/2013 của UBCKNN ban hành hướng dẫn việc chuyển quyền sở hữu
đối với giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết.
76. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2005), Quyết định số 8111/QĐ-UB ngày
13/12/2005 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt đề cương, nội
dung cơ bản đề án “Phát triển thị trư ng vốn, thị trư ng chứng khoán
tại Hà Nội”.
77. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2006), Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày
02/6/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai đề án “Phát
triển thị trư ng vốn, thị trư ng chứng khoán Hà Nội”.
78. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), Kế hoạch số 143/KH-UBND ngày
13/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện “Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm
2020, định hướng đến năm 2030”
79. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2011), T trình số 81/TTr-UBND ngày
27/12/2011 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt kế hoạch sắp
xếp, đổi mới các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc thành phố Hà
Nội giai đoạn 2011-2015.
80. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), T trình số 28/TTr-UBND ngày
19/4/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh T trình số
81/TTr-UBND về việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp, đổi mới các doanh
nghiệp 100% vốn nhà nước thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015.
81. Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2013), Đề án “Phát triển thị trư ng vốn,
Thị trư ng chứng khoán tại Hà Nội”; “Xây dựng Hà Nội thành trung tâm
158
Tài chính – Ngân hàng hàng đầu ở khu vực phí Bắc và có vai trò quan
trọng trong cả nước”; “Một số giải pháp chủ yếu đảm bảo an ninh tiền tệ,
ngân hàng, thị trư ng chứng khoán trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
82. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội số 29/2000/PL-
UBTVQH10 của Ủy ban Thư ng vụ Quốc hội.
83. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005 của
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp
thứ 9 thông qua ngày 29/11/2005.
84. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2010), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày
29/6/2006 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam
khóa XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2006; và Luật Chứng khoán
sửa đổi, bổ sung số 62/2010/QH12, ngày 24/11/2010.
85. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2012), Luật Thủ đô số 25/2012/QH13 ngày
21/11/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 21/11/2012.
86. Nguyễn Thị Ánh Vân (2000), Hướng tới một thị trư ng chứng khoán thành
công ở Việt Nam, Trường Đại học Luật, Hà Nội.
87. Viện Chiến lược và Khoa học - Bộ Công an (2010), Vi phạm pháp luật trên Thị
trư ng chứng khoán Việt Nam và giải pháp phòng ngừa của lực lượng
Cảnh sát nhân dân, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số BX-2008-T32-28.
88. Viện Khoa học tài chính - Học viện Tài chính (2004), Đánh giá khả năng tham
gia thị trư ng chứng khoán của doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn
Hà Nội.
Tài liệu tiếng Anh
89. Ake Boubakari (2010), “The Role of stock market development in economic
growth: evidence from some Euronext countries”,
Accessed on
December 19, 2010.
90. Babooo, M. Nowbutsing (2009), Stock market development and economic
growth: The Case Of Mauritius”, New York, NY: Penguin Press.
159
91. BoubakariAke, Rachelle WouonoOgnaligui (2010), Financial stock market and
economic growth in developing countries: The Case of Douala Stock
Exchange in Cameroon - International Jounal of Business and
Management, Baltimore, MD: Johns Hopkins University Press.
92. Danial Mminele (2013), OTC derivatives reform - lessons from the financial
market regulatory reform process, New York, NY: Public Affairs.
93. Farma (1965), Theory of efficient market. Boston, MA: Pearson/Addison
Wesley.
94. George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz (1970), Theory of
Asymmetric Information, Washington, DC: Federal Reserve Board.
95. Guglielmo Maria Caporale, Peter G. A howells and alaa M. Soliman (2004),
Stock market development and economic growth: The causal Linkage,
New York, NY: Penguin Press.
96. James K. Jackson và Rena S. Miller (2013), “Comparing G-20 Reform of the
Over-the-Counter Derivatives Markets”,
https://www.fas.org/sgp/crs/misc/R42961.pdf, Accessed on February 19,
2013.
97. Levine and Zervos (1998), Stock markets: A Spur to economic growth,
Washington, DC: Congressional Research Service.
98. Marc Faber (2014), “Opportunities and potentials for investing to Vietnamese
stock market is still No.1”,
=ilj, Accessed on August 28, 2014.
99. Mike Patton (2015), “Is US stock market overvalued or undervalued?”,
Accessed on December 15, 2015.
100. Oshani Perera (2012), OTC - market reforms - the role of the central
counterparts, NJ: Princeton University Press.
101. Peter S. Rose (1992), Monetary and Capital Markets: Financial system in the
global economy. New York, NY: Oxford University Press.
102. Randall K. Filer, Jan Hanousek and Nauro F. Campos (1999), Do Stock
Markets Promote Economic Growth? Baltimore, MD: Johns Hopkins
160
University Press.
103. Rijksuniversiteit Groningen (2006), The study of privatization and the development
of the stock market - The experience of Vietnam, CQ Researcher.
104. Roger Aitken (2015), “Five reasons to invest in Japanese Stock right now,
Forbes.com”,
Accessed on December 15, 2015.
105. Salvatore Capasso (2006), The development of the stock market and economic
growth, Washington, DC: Congressional Research Service.
106. Tejvan Pettinger, (2015), “How does stock market effect the economy”,
Accessed on December 12,
2015.
107. Yongseok Shin (2013), Financial Markets: An Engine for Economic Growth,
New York, NY: Public Affairs.
161
PHỤ LỤC
PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN
Xin chào ông/bà !
Chúng tôi đang tiến hành khảo sát thông tin về thị trường chứng khoán các
công ty đại chúng chưa niêm yết tại Hà Nội phục vụ cho Luận án Tiến sỹ. Rất mong
nhận được ý kiến đóng góp khách quan của ông/bà vào các câu hỏi trong Phiếu
trưng cầu ý kiến này. Những thông tin ông/bà cung cấp chỉ nhằm đáp ứng mục đích
nghiên cứu khoa học (ông/bà không phải điền tên vào phiếu này).
Xin trân trọng cảm ơn ông/bà !
Từ viết tắt trong Phiếu trưng cầu ý kiến:
TTCK: Thị trường chứng khoán
*******
Câu 1: Ông/bà vui lòng cho biết những kết quả đạt được của TTCK các công
ty đại chúng chưa niêm yết trong thời gian qua ? (đánh dấu X vào ô phù hợp)
TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết bước đầu đã hình thành, phát
triển
Hình thức sản phẩm trên TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết đã
phần nào đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư
Bước đầu các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể huy động vốn trực tiếp và
xây dựng thương hiệu trên thị trường này
Tạo sự đồng bộ cho thị trường tài chính
Góp phần dẫn vốn cho đầu tư và phát triển các doanh nghiệp
Khác (xin ghi rõ)..
162
Câu 2: Ông/bà vui lòng cho biết vai trò của TTCK các công ty đại chúng
chưa niêm yết ? (khoanh tròn vào 1 ô ở mỗi hàng ngang)
Mức độ quan trọng
Quan
trọng
Bình
thường
Ít quan
trọng
1. Phân phối lại nguồn vốn trong nền kinh tế 1 2 3
2. Đáp ứng nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư 1 2 3
3. Là cuộc tập dượt để các công ty đại chúng làm
quen với TTCK niêm yết do nhà nước quản lý
1 2 3
4. Là bước quá độ để các công ty chứng khoán hội
nhập, cạnh tranh với các công ty chứng khoán
nước ngoài
1 2 3
5. Mở rộng hình thức đầu tư và huy động vốn của
công ty đại chúng
1 2 3
6. Đa dạng hóa quan hệ giao dịch 1 2 3
7. Tạo điều kiện Nhà nước quản lý và hoàn thiện
TTCK Việt Nam
1 2 3
8. Gắn kết hoạt động của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ
1 2 3
Câu 3: Ông/bà cho biết điều kiện thuận lợi để hình thành, phát triển TTCK
các công ty đại chúng chưa niêm yết ? (đánh dấu X vào ô phù hợp)
Nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế thị trường
Sự ổn định về điều kiện chính trị- xã hội
Môi trường pháp lý minh bạch
Sự phát triển đồng bộ của các loại thị trường vốn trong thị trường tài
chính
Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Đảng, Chính phủ sẽ
tạo nguồn cung hàng hóa cho thị trường chứng khoán các Công ty đại chúng chưa
niên yết
Có nhiều chủ thể đầu tư tham gia TTCK
163
Có sự quan tâm của các công ty và nhà đầu tư
Môi trường giao dịch công khai, minh bạch
Khác (xin ghi rõ) ...
Câu 4: Những khó khăn trong việc phát triển TTCK các công ty đại chúng
chưa niêm yết ở Việt Nam hiện nay theo quan điểm của ông/bà ? (đánh dấu X vào ô
phù hợp)
Năng lực quản lý của cơ quan nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu
Tiềm ẩn nhiều rủi ro nên khó thu hút nhà đầu tư
Các dịch vụ thị trường chưa phù hợp với yêu cầu
Tính minh bạch trong công bố thông tin còn thấp
Chưa thực sự có sự gắn kết chặt chẽ giữa thị trường tiền tệ (thị trường vốn
ngắn hạn) và thị trường chứng khoán (thị trường vốn trung và dài hạn)
Khác (xin ghi rõ)
Câu 5: Nếu tham gia giao dịch trên TTCK, ông/bà sẽ lựa chọn:
TTCK niêm yết Trả lời từ câu 6
TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết Trả lời từ câu 7
Câu 6: Vì sao ông/bà không lựa chọn tham gia TTCK các công ty đại chúng
chưa niêm yết? (đánh dấu X vào ô phù hợp với ông/bà)
Vì TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết còn nhiều hạn chế
Vì tham gia TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết khiến ông/bà cảm
thấy không yên tâm
Vì TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết đem lại lợi nhuận không
cao
Vì ông/bà không hiểu rõ về cơ chế vận hành TTCK các công ty đại chúng
chưa niêm yết
Vì lý do khác (xin ghi rõ) ..
Câu 7: Theo ông/bà những điểm nào sau đây là hạn chế của TTCK các công
ty đại chúng chưa niêm yết ? (đánh dấu X vào ô phù hợp với ông/bà)
Quy mô thị trường còn nhỏ bé, manh mún
Sản phẩm cung ứng trên thị trường chưa đa dạng
164
Hệ thống pháp luật còn thiếu và chưa đồng bộ
Khả năng cạnh tranh của các công ty chứng khoán chưa tốt
Nhà đầu tư thiếu thông tin giao dịch
Nhà đầu tư thiếu địa điểm giao dịch
Giá cả thị trường không rõ ràng
Tình trạng vi phạm pháp luật trên thị trường (như phát hành cổ phiếu giả,
mua bán thông tin, thao túng giá, lừa đảo,) còn phổ biến
Tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư
Câu 8: Nguyên nhân của những hạn chế của TTCK các công ty đại chúng
chưa niêm yết ? (đánh dấu X vào ô phù hợp với ông/bà)
TTCK Việt Nam mới bước đầu hình thành
Đa phần các công ty cổ phần là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đủ
điều kiện tham gia huy động vốn trực tiếp trên TTCK
Sự thiếu hiểu biết và thông tin của các công ty và nhà đầu tư về TTCK các
công ty đại chúng chưa niêm yết
Hệ thống văn bản pháp luật về TTCK các công ty đại chúng chưa niêm
yết chưa hoàn thiện
Cách thức vận hành của TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết chưa
hợp lý
Việc phát hành và giao dịch chứng khoán trên TTCK chưa thỏa mãn yêu
cầu đa dạng của nhà đầu tư
Việc tổ chức, quản lý, vận hành thị trường còn hạn chế
Khác (xin ghi rõ)
Câu 9: Theo ông/bà, những giải pháp nào dưới đây có thể giúp nâng cao hiệu
quả của TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết ? (đánh dấu X vào ô phù hợp
với ông/bà)
Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo an toàn cho hoạt động
của TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết
Xây dựng hệ thống thông tin nhằm tuyên truyền về vai trò của TTCK các
công ty đại chúng chưa niêm yết
165
Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật điều phối hoạt động của TTCK
các công ty đại chúng chưa niêm yết
Công khai thông tin trên TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết
Nâng cao năng lực của các đơn vị, tổ chức tham gia TTCK các công ty đại
chúng chưa niêm yết
Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ tạo lập TTCK các công ty
đại chúng chưa niêm yết
Nâng cao chất lượng dịch vụ
Phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhằm thúc đẩy sự hình thành và
phát triển TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết
Đa dạng hóa loại hình, mặt hàng kinh doanh trên TTCK các công ty đại
chúng chưa niêm yết
Câu 10: Xin ông/bà vui lòng cho biết một số thông tin về bản thân:
Tuổi:. (vui lòng ghi rõ số tuổi của ông/bà)
2. Giới tính:
1. Nam 2. Nữ
3. Tình trạng hôn nhân
1. Đã lập gia đình 2. Chưa lập gia đình
4. Vị trí công tác:
1. Lãnh đạo, quản lý 2. Nhân viên
5 Trình độ học vấn:.................................................................
(vui lòng ghi rõ bậc học ông/bà đã tốt nghiệp).
6. Ông/bà đã tham gia các hoạt động trong lĩnh vực TTCK được bao lâu ?
.............. năm (vui lòng ghi rõ số năm đã tham gia).
7. Ông/bà có tham gia TTCK các công ty đại chúng chưa niêm yết không?
1. Có 2. Không
Xin trân trọng cảm ơn ông/bà !
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nguyen_ngoc_ky_luan_an_4461.pdf