Tập trung kêu gọi và thu hút đầu tư vào các dự án ưu tiên của tỉnh về
phát triển du lịch, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, có sức hút cao với các
nhà đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Trong danh mục các dự án đầu tư này cần
xác lập những lĩnh vực đầu tư như: đầu tư cho các công trình dịch vụ du lịch, cơ
sở lưu trú, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại, xử lý môi trường, tôn tạo
các di tích văn hóa lịch sử và các lễ hội truyền thống,v.v. Kết hợp đầu tư nâng
cấp các điểm tham quan du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch với đầu tư cho
tuyên truyền, quảng bá và đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch.
168 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thị trường du lịch ở tỉnh Luông Prabăng, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
góp phần thúc đẩy TTDL tỉnh Luông Pra Băng
phát triển, thời gian tiếp đây công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cần hướng
vào những công việc cơ bản sau:
Xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch khoa học, có khả năng
thực thi một cách hiệu quả. Kế hoạch xúc tiến du lịch cần phải đi trước, nghĩa
là phải có tính toán dài hạn và trung hạn. TTDL hoạt động có tính mùa vụ,
phụ thuộc nhiều các yếu tố. Đi du lịch đòi hỏi phải chi tiêu nhiều hơn ngày
thường, khách du lịch thường có dự án trước cho các chuyến đi. Cho nên
thông tin cần phải đến sớm đối với các đối tượng. Xây dựng các nội dung xúc
tiến quảng bá du lịch chủ yếu: tuyên truyền giới thiệu về đất nước, con người
và tỉnh Luông Pra Băng; giới thiệu về tiềm năng du lịch của tỉnh; các quy
hoạch, danh mục các dự án đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch, phát triển
cơ cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất
lượng sản phẩm và dịch vụ; tuyên truyền giới thiệu sản phẩm du lịch,...
Phối hợp liên ngành, liên vùng trong xúc tiến, quảng bá du lịch. Hoạt
động quảng bá du lịch thường gắn với hoạt động mở rộng thị trường của
ngành hàng không, với các hoạt động ngoại giao, tuyên truyền văn hóa, hoạt
động thể thao, xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư. Trong điều kiện kinh
phí và nguồn lực có hạn thì sự phối hợp là hết sức quan trọng. Trước hết là
phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền về chủ
trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước; tăng cường thông
tin và thời lượng phát song về du lịch của đài truyền hình, đài phát thanh;
nâng số lượng, chất lượng các bài viết, phóng sự về du lịch; nâng cấp tạp chí
thông tin du lịch Luông Pra Băng. Phối hợp với sở thông tin, văn hóa và du
lịch xuất bản các ấn phẩm thông tin tuyên truyền du lịch như: sách hướng dẫn
du lịch, bưu ảnh, tờ gấp thông tin về du lịch và các sự kiện du lịch ở tỉnh; các
ấn phẩm giới thiệu văn hóa - lịch sử truyền thống, cách mạng, tiềm năng du
lịch của tỉnh Luông Pra Băng. Xây dựng cá cấn phẩm tuyên truyền đáp ứng
137
yêu cầu quảng bá phù hợp với từng đối tượng thị trường, hoàn thiện trang
web du lịch Luông Pra Băng.
Đa dạng các phương pháp tuyên truyền quảng bá du lịch. Tuyên truyền
quảng bá du lịch đẩy mạnh đã giúp cho khách du lịch có được các thông tin về
giá cả, chất lượng, số lượng sản phẩm hàng hóa du lịch, phương thức phục vụ
của các tổ chức kinh doanh du lịch giúp cho họ lựa chọn nhanh chóng, thuận
tiện. Vì vậy, tuyên truyền quảng bá trung thực sẽ kích cầu du lịch tăng lên và
ngược lại nếu không có phương pháp quảng bá các sản phẩm du lịch sẽ hạn
chế cầu du lịch. Phương pháp tuyên truyền quảng bá theo hướng mỗi đối
tượng khách có những phương tiện, biện pháp, hình thức tuyên truyền quảng
bá khác nhau.
Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền quảng bá du lịch. Trên cơ
sở các đối tượng trên, tiến hành thường xuyên các hình thức hoạt động tuyên
truyền quảng bá như tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước. Trên
các phương tiện thông tin đại chúng, mạng Internet, sách du lịch, tập gấp, sách
ảnh, bản đồ du lịch, đĩa CD room, biển quảng cáo về du lịch Luông Pra Băng.
Tổ chức các sự kiện du lịch tiêu biểu. Lễ hội có tính chất truyền thống của
Luông Pra Băng nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa gắn với phát triển
du lịch: Hội du lịch làng nghề truyền thống Luông Pra Băng hàng năm, lễ du
lịch hàng tháng trong năm của các dân tộc trong tỉnh. Nắm bắt kịp thời các sự
kiện lễ hội hàng năm, hàng tháng để quảng bá xúc tiến du lịch, chú trọng nâng
cao tính chuyên nghiệp trong tổ chức các sự kiện du lịch, giới thiệu điểm đến
của tỉnh Luông Pra Băng. Tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, các hội nghị,
hội thảo gắn với hoạt động du lịch.
Xây dựng và phát triển hàng hóa, dịch vụ du lịch của doanh nghiệp. Để
phục vụ được nhu cầu đa dạng của du khách, mỗi doanh nghiệp cần chú ý
nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ thông qua những biện pháp mang tính
đồng bộ. Các doanh nghiệp cần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trong các khâu
kinh doanh, chủ yếu là marketing và điều hành. Với việc áp dụng công nghệ
thông tin, tốc độ xử lý và khả năng lưu giữ thông tin được cải thiện cơ bản.
138
Một trong các biện pháp quan trọng là nâng cao chất lượng phục vụ
nhằm tạo dựng danh tiếng và uy tín, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú cần coi trọng việc nâng cao chất lượng
cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ nghỉ ngơi, ăn uống của du
khách, đảm bảo tính tiện ích cao của các dịch vụ cung ứng, phong phú về mẫu
mã, đa dạng về chủng loại, đồng thời xây dựng đội ngũ nhân viên phục vụ có
kỹ năng chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp lữ hành cần nắm bắt tổng hợp
thông tin nhanh nhạy, khảo sát và có dự kiến những khả năng có thể xảy ra để
đảm bảo đúng lịch trình, du khách luôn cảm thấy yên tâm trong suốt hành
trình; tập trung phát triển sản phẩm mới có tính hấp dẫn và chuyên sâu cho
khách du lịch cao cấp, xây dựng sản phẩm độc đáo để có sức thu hút mạnh đối
với khách nước ngoài.
Nâng cao sức cạnh tranh, tập trung xây dựng thương hiệu trên thị
trường. Doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế:
ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tối đa chi
phí bất hợp lý, cải tiến công tác kế hoạch và thực hiện kế hoạch, mở rộng liên
doanh liên kết để tạo ra các loại hàng hóa, dịch vụ du lịch chất lượng cao, làm
đa dạng hóa cung trên TTDL.
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình và chuẩn bị các điều kiện để hội
nhập TTDL ở mức cao, có hướng xây dựng văn phòng đại diện du lịch và đầu tư
ra nước ngoài; thiết lập quan hệ với thị trường cung cấp nhiều khách du lịch
quốc tế đến Lào cũng như Luông Pra băng tại một số thị trường trọng điểm như
thị trường Đông Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ ở chủ động nguồn khách. Qua đó,
vừa tranh thủ vốn, công nghệ, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý,... vừa tiếp tục tạo
lập và nâng cao hình ảnh và vị thế của du lịch Luông Pra Băng ở khu vực và trên
thế giới. Trong mở rộng thị trường, mỗi doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị
chiến lược nâng cao tính cạnh tranh song song với xây dựng thương hiệu mạnh
dành cho khách du lịch trong nước và khách nước ngoài. Trước tiên, nên chú
trọng khách du lịch trong nước đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng khách
du lịch vào Luông Pra Băng và cũng là đối tượng mà các doanh nghiệp lữ hành
139
nước ngoài không được phép kinh doanh. Bên cạnh đó là xây dựng quan hệ với
những thị trường cung cấp du khách nước ngoài đến Lào.
Liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Các doanh
nghiệp đều có chiến lược phát triển riêng để tồn tại trong hội nhập, song các
cũng cần liên kết nhau trong tạo dựng thương hiệu để mở rộng không gian
cung ứng, tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường. Sự phối
hợp hoạt động giữa doanh nghiệp lữ hành gửi khách và nhận khách, giữa
doanh nghiệp lữ hành với các doanh nghiệp phục vụ du lịch như: khách sạn,
nhà nghỉ, nhà hàng, các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác, giữa các cơ sở phục
vụ với nhau, giữa các cơ sở phục vụ với chính quyền địa phương để có ảnh
hưởng lớn tới sự hoạt động trên TTDL.
Cần khai thác nhanh và mạnh những lợi thế đang có, bao gồm sự hiểu
biết sâu sắc về TTDL Luông Pra Băng và của Lào, quan hệ trong cộng đồng
các doanh nghiệp du lịch, quan hệ khách hàng và các hệ thống đại lý trong
nước. Tuy nhiên cần lưu ý là những lợi thế này chỉ mang tính nhất thời, khi
các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nước ngoài đã kinh doanh lâu ở Lào nó
sẽ mất đi. Đối với Luông Pra Băng, trước hết cần tăng cường hợp tác, liên kết
giữa các doanh nghiệp lữ hành với các làng nghề, giữa các nhà nghỉ với các
khách sạn. Xu hướng du lịch sinh thái, du lịch xanh, du lịch văn hóa lễ hội, du
lịch làng nghề ở Luông Pra Băng đang thu hút nhiều khách quốc tế và khách
du lịch nội địa. Do đó đặt ra cho các doanh nghiệp phải tăng cường mở rộng
liên doanh liên kết với các ngành kinh tế khác, liên doanh liên kết với nước
ngoài, trước hết là các hàng lữ hành quốc tế.
4.2.5. Đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực cho phát triển thị
trường du lịch và ứng dụng khoa học, công nghệ
Sản phẩm du lịch về bản chất là sản phẩm dịch vụ, chất lượng sản phẩm
du lịch chính là điều du khách cảm nhận được trong chuyến đi du lịch. Chất
lượng sản phẩm du lịch chịu tác động quyết định của yếu tố con người và giá
trị tài nguyên vì chúng tạo nên cảm nhận của du khách về chất lượng của
140
chuyến đi. Để đáp ứng yêu cầu phát triển TTDL, đào tạo phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao cần tập trung vào những giải pháp sau:
Một là, xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực du lịch trên địa bàn Luông Pra Băng. Trước hết cần tiến hành rà soát, đánh
giá và phân loại nguồn nhân lực du lịch hiện có trên địa bàn tỉnh Luông Pra
Băng qua các chương trình điều tra, khảo sát về nguồn nhân lực du lịch, xây
dựng kế hoạch đào tạo và phát triển với từng đối tượng cụ thể. Phần loại các
đối tượng cần đào tạo thành các nhóm như: cán bộ quản lý nhà nước về du
lịch ở địa phương, quản lý hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp du lịch,
nhân viên phục vụ trực tiếp tại các doanh nghiệp và các hướng dẫn viên tại
các điểm du lịch, quần chúng nhân dân tại các khu du lịch.
Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch là rất cần thiết trong nghiên cứu, đánh giá hiện
trạng nguồn nhân lực du lịch. Dựa trên định hướng phát triển nguồn nhân lực
du lịch, xác lập các hình thức, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phù hợp với
người lao động. Các địa phương, các doanh nghiệp có những đặc điểm khác
nhau nên hình thức đào tạo, bồi dưỡng phải đa dạng với nhiều hình thức khác
nhau như: đào tạo lại, đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo thực tiến kinh doanh
của doanh nghiệp,v.v... Đào tạo cần phải coi trọng chất lượng hơn số lượng,
người lao động phải đảm nhận được công việc chuyên môn sau khi đào tạo.
Nguồn nhân lực du lịch phải có kiến thức và sự hiểu biết sâu sắc về mọi
phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội,...
Hai là, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ nguồn nhân lực du lịch. Phối hợp với các trường cao đẳng, trường đại học
trong tỉnh và trên địa bàn Thủ đô Viêng Chăn: Đại học quốc gia Lào, Đại học
tài chính - ngân hàng, Đại học Su Pha Nụ Vông, tiến hành xây dựng
chương trình và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.
Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý. Nhất thiết phải đào tạo
ngay từ giai đoạn hiện tại nhằm chuẩn bị cho tương lai một đội ngũ cán bộ có
141
năng lực chuyên môn sâu, có tư cách đạo đức, yên nghề. Đội ngũ cán bộ này
phải được cập nhật các kiến thức liên quan đến hoạt động du lịch, đến quá
trình cạnh tranh, phát triển du lịch và các hiểu biết về du lịch hiện đại, quy
hoạch du lịch, thông tin liên quan đến đầu tư du lịch và hiểu biết đến hoạt
động của các công ty du lịch quốc tế có mặt tại Luông Pra Băng. Trong thời
gian tới, cần quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực quản lý
mang tính chiến lược, ổn định, lâu dài, bền vững và phát triển.
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để nâng cao
chất lượng sản phẩm du lịch. Để nâng cao chất lượng phục vụ trong kinh
doanh du lịch cần phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, cập
nhật kiến thức mới, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Nội dung đào tạo
trước hết phải tập trung vào những kiến thức, ký năng chuyên môn, đào tạo
những gì thực tế cần, gắn giữa lý thuyết và thực hành nghiệp vụ do thị trường
quyết định. Cơ chế đào tạo phải thông thoáng, thuận lợi, có sự kết hợp giữa cơ
sở đào tạo và doanh nghiệp. Cùng với đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, người
lao động còn phải được bồi dưỡng những kiến thức trong từng lĩnh vực như:
kiến thức chung về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của quốc gia, vùng lãnh
thổ là TTDL trọng điểm của Lào và tỉnh Luông Pra Băng, kiến thức về du
lịch, ngoại ngữ, máy vi tính và phải chú ý tới các nội dung văn hóa trong kinh
doanh du lịch như các giá trị văn hóa, phong tục tập quán đẹp, cách ứng xử
văn minh, lịch sử, tôn trọng du khách, tiến tới xây dựng văn minh trong
kinh doanh du lịch của Luông Pra Băng.
Ba là, thiết lập hệ thống thông tin về nguồn nhân lực trên thị trường. Sự
phát triển nguồn nhân lực trong TTDL ngày càng tăng về mặt quy mô, cơ cấu,
số lượng và chất lượng. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản
lý và kiểm soát hệ thống thông tin về nguồn nhân lực du lịch sẽ cho phép phân
tích, dự báo phát triển nguồn nhân lực một cách khoa học, nhanh và tin cậy.
Những thông tin cần có bao gồm: thông tin về các cơ sở đào tạo, các ngành
nghề trong du lịch, nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch, các cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch, thông tin về cơ cấu, số lượng, chất lượng
142
nguồn nhân lực; thông tin dự báo về nguồn nhân lực du lịch trên thị trường và
các thông tin khác như: chính sách, kế hoạch, chế độ phát triển nguồn nhân
lực du lịch,... Các tổ chức các hoạt động như: giao lưu gặp gỡ nhằm tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp học tập, trao đổi kinh nghiệm qua quá trình hoạt
động kinh doanh, hội thảo cũng như tạo mối quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ
sở đào tạo và người lao động, từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù
hợp. Sự phân phối giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pra Băng là hết sức cần thiết
trong nghiên cứu, đánh giá hiện trạng nguồn nhân lực du lịch, cung - cầu nguồn
nhân lực để xây dựng chiến lược tổng thể và đào tạo nguồn nhân lực.
Bốn là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực. Tranh thủ sự hợp tác và hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các nước trong
khu vực tổ chức các khóa bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, quản lý
thuộc lĩnh vực khách sạn, lữ hành và các chương trình đào tạo ngắn hạn, trung
hạn. Khuyến khích việc du học, bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan mô hình quản
lý, đào tạo ở các nước có trình độ và phát triển cao về du lịch, cử cán bộ đi
nghiên cứu và học tập tại nước ngoài theo các chương trình khác nhau. Tổ
chức những buổi giao lưu giữa các chuyên gia, các nhà quản lý doanh nghiệp
nhằm trao đổi những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ngành nghề.
Năm là, xây dựng chính sách về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du
lịch. Có chính sách hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia
vào phát triển du lịch, hình thành đội ngũ lao động làm du lịch có tính chuyên
nghiệp, cải thiện tốt môi trường để thu hút các nhà đầu tư du lịch trong nước
và nước ngoài đến Luông Pra Băng. Hỗ trợ kinh phí từ ngân sách của tỉnh,
đồng thời thực hiện xã hội hóa nhằm huy động nguồn vốn cho công tác đào
tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Luông Pra Băng nên có
chính sách tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành công nghệ thông tin,
chuyên ngành ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp, Trung Quốc, Việt Nam, Hàn
143
Quốc,... Sau đó đào tạo văn bằng hai về du lịch góp phần giải quyết tình trạng
đội ngũ lao động yếu về ngoại ngữ, tin học.
Cần phải chú ý đến người dân địa phương nơi có tài nguyên du lịch đang
khai thác để có chính sách ưu tiên tuyển chọn. Khi ra trường công tác họ sẽ giúp
cho du khách hiểu biết tốt hơn và sâu sắc hơn về mặt văn hóa, phong tục tập
quán của người Lào ngay tại nơi họ sinh ra và lớn lên. Đây là chính sách để
khuyến khích người dân địa phương duy trì văn hóa truyền thống, phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng, đem lại lợi ích cho người dân địa phương, góp phần
thực hiện chiến lược phát triển. Thực hiện tốt chính sách này sẽ tác động tích cực
đến phát triển kinh tế, mở rộng thị trường, xóa đói giảm nghèo.
Sáu là, đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ
phát triển kinh doanh du lịch. Các thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng
trong kinh doanh du lịch sẽ làm giảm giá thành sản phẩm du lịch, như vậy sẽ
tăng khả năng cạnh tranh của chúng trên thị trường.
Đối với Luông Pra Băng, trước hết chú trọng đúng ứng dụng và phát
triển công nghệ thông tin du lịch nhằm mở rộng hợp tác đầu tư, cải thiện năng
lực hệ thống phân phối sản phẩm, tuyên truyền quảng bá. Xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu về thị trường du lịch đáp ứng yêu cầu của phát triển đồng bộ các
loại thị trường. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá
nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào
hoạt động kinh doanh du lịch và phục vụ giải quyết các vấn đề bức xúc đang
đặt ra đối với phát triển thị trường. Tăng cường tổ chức hợp tác với các tổ
chức, các cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ về
kinh nghiệm, kỹ thuật, tiếp cận những thành tựu mới, sự tiên tiến về khoa học
công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng vào TTDL Luông Pra Băng.
4.2.6. Nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước với thị trường du
lịch trên địa bàn tỉnh Luông Pra Băng
Đây là yêu cầu khách quan nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh, trao
đổi mua bán và hướng các mối quan hệ trên TTDL theo đúng định hướng, hạn
144
chế và xóa bỏ dần các hành vi kinh doanh thiếu văn minh, chạy theo lợi nhuận
làm phá hoại môi trường, cạnh tranh không lành mạnh, mất ổn định về xã hội,
gây ra các ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường. Nâng cao hiệu quả công tác
quản lý nhà nước về du lịch đòi hỏi phải thực hiện tốt trên mọi địa bàn, thông
qua hệ thống các quy định buộc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia TTDL phải
tuân thủ theo quy định của pháp luật nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do kinh
doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Một số giải pháp cần tập
trung trong những năm tới gồm:
Một là, kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế quản lý TTDL. Thống nhất
quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch bằng pháp luật, tạo điều kiện thuận
lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia kinh doanh du lịch. Tổ chức hoạt
động kinh doanh du lịch gắn với tổ chức quản lý TTDL, đảm bảo an ninh quốc
gia và trật tự an toàn xã hội. Xây dựng và áp dụng các tiêu chí giám sát hoạt
động của TTDL; phối hợp giữa các công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra việc
tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường, áp dụng nghiêm các chế
tài dân sự, hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật về du lịch và TTDL.
Tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính, phân cấp và đơn giản hóa
các thủ tục liên quan đến khách du lịch và doanh nghiệp du lịch. Các bộ phận
tham mưu chuyên môn cần công khai các thủ tục, quy trình, thời gian và cán
bộ để giúp các tổ chức, cá nhân liên hệ và thực hiện tốt các nội dung được
thuận tiện và hiệu quả.
Cơ chế và mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động du lịch phải
được xây dựng thống nhất từ tỉnh đến thành phố và các huyện, phù hợp với
những điều kiện thực tế của tỉnh nhằm khắc phục tình trạng chia cắt trong
quản lý. Thường xuyên kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ
đạo phát triển du lịch tỉnh; rà soát, bổ sung nhiệm vụ, chức năng, kiện toàn và
củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về du
lịch từ tỉnh đến thành phố, huyện, nâng cao năng lực hoạt động của thanh tra
du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch Luông Pra Băng.
145
Tăng cường vai trò và hiệu lực quản lý nhà nước về quản lý môi trường,
tài nguyên du lịch tại các khu du lịch và các điểm du lịch hấp dẫn. Thành lập các
Ban quản lý khu du lịch trên nguyên tắc có sự tham gia của các ngành liên quan
và Ủy ban nhân dân thành phố, huyện nơi có điểm du lịch. Ban quản lý là tổ
chức duy nhất thực hiện chức năng quản lý nhà nước mọi hoạt động kinh tế - xã
hội trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ khu du lịch và chịu trách nhiệm mọi mặt trước
Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân cấp quản lý và phối hợp hoạt động với các cơ
quan liên quan trực tiếp như văn hóa, công an, quân đội,
Hai là, chú trọng công tác xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển
du lịch. Để tạo ra môi trường thuận lợi cho tiếp tục phát triển TTDL, xây dựng
và thực hiện quy hoạch phát triển du lịch Luông Pra Băng đòi hỏi:
Xây dựng quy hoạch trong quan hệ thống nhất biện chứng với mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với phát
triển ngành du lịch và TTDL Luông Pra Băng. Do đó, nội dung quy hoạch phát
triển du lịch phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực, địa
phương trong từng giai đoạn quy hoạch; chú trọng bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp
lý tài nguyên môi trường, cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn và phát triển bản sắc văn
hóa dân tộc, có khả năng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của địa
phương, đảm bảo phát triển bền vững, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, bảo đảm an
ninh quốc phòng và xác lập được cơ sở cho công tác kế hoạch, quản lý đầu tư và
thu hút đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng du lịch.
Nội dung của quy hoạch phải bảo đảm dự kiến hợp lý, tính khả thi cao
trong toàn bộ quá trình hình thành, triển khai đầu tư xây dựng, khai thác kinh
doanh một khu du lịch, điểm du lịch. Trong đó cần xác định danh mục các khu
vực, các dự án ưu tiên đầu tư và tiến độ đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, vốn và
nguồn nhân lực cho du lịch; các giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên du
lịch; cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo quy hoạch
bảo đảm hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Đối với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Luông Pra Băng đến năm
2025 và định hướng đến năm 2030 cần tiến hành rà soát lại và sửa đổi, điều
146
chỉnh nếu thấy cần thiết theo hướng bổ sung phát triển các sản phẩm du lịch
kết hợp với vui chơi giải trí dọc theo các tuyến giao thông chính: quốc lộ 13
Bắc và quốc lộ 1C. Nghiên cứu xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch làng nghề truyền thống thành phố Luông Pra Băng và quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tại các huyện, địa phương khác trong tỉnh.
Tiếp tục tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết các khu du lịch phù hợp
trên cơ sở tiềm năng tài nguyên du lịch hiện có, thực tế năng lực của các doanh
nghiệp. Kết hợp các chương trình, chiến lược phát triển TTDL với các kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố và các huyện. Trong quy hoạch
phải tính tới giá trị thẩm mỹ, khả năng sử dụng trước mắt và lâu dài, hài hòa
giữa giá trị truyền thống và hiện đại, vừa có giá trị kinh tế của từng sản phẩm
du lịch, vừa đem lại cuộc sống tinh thần lành mạnh.
Trong những năm tới cần tập trung triển khai lập, xét duyệt các đề án quy
hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm của tỉnh, từ đó xây dựng các dự án ưu tiên
đầu tư theo từng giai đoạn. Đặc biệt quan tâm và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở
hạ tầng, nâng cấp, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa cho các khu du lịch trọng
điểm, nhất là thành phố Luông Pra Băng. Chuẩn bị triển khai quy hoạch các khu
du lịch trọng điểm còn chưa có quy hoạch, nhất là tại các huyện có điều kiện trong
tỉnh như: huyện Năm Bạc, Nan, Pạc Xeng, Pak U, Chom Phết,v.v...
Nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý quy hoạch, đặc biệt đối với các
quy hoạch chi tiết, tăng cường quản lý đầu tư xây dựng các dự án đầu tư phát
triển du lịch theo quy hoạch được duyệt. Tổ chức, cá nhân khi lập các dự án
đầu tư xây dựng công trình, kinh doanh khai thác du lịch phải thực hiện đánh
giá tác động môi trường, tài nguyên du lịch tại các khu, điểm du lịch. Trường
hợp làm biến dạng cảnh quan, ô nhiễm môi trường phải có trách nhiệm phục
hồi tài nguyên, giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch, bồi thường thiệt hại
theo quy định pháp luật. Phải có lực lượng giữ gìn giám sát để ngăn chặn
những hành vi cố tình vi phạm pháp luật, phá vỡ quy hoạch được duyệt. Ủy
ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm tổ chức quản lý nhà nước về thực hiện
quy hoạch phát triển du lịch tại địa phương.
147
Nâng cao chất lượng quản lý và thực hiện quy hoạch. Phát huy xã hội
hóa thực hiện quy hoạch và đầu tư theo Luật đầu tư số 032/QH, ngày
17/11/2016 về quy hoạch và đầu tư, Luật đầu tư của Nhà nước số 01/QH, ngày
25/6/2009. Công bố rộng rãi trên mạng Internet, trên các phương tiện thông
tin đại chúng các quy hoạch phát triển du lịch sau khi được cấp thẩm quyền
phê duyệt. Các cấp lập kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch, tổ chức quản lý
chặt chẽ dự án đầu tư kinh doanh phát triển du lịch theo đúng quy hoạch. Phối
hợp liên ngành trong kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch đồng thời phát
huy vai trò của cộng đồng dân cư trong xây dựng và quản lý quy hoạch.
Ba là, hoàn thiện cơ chế chính sách khuyến khích phát triển thị trường.
Trên cơ sở đường lối, quan điểm và chính sách pháp luật của Nhà nước, tỉnh
Luông Pra Băng cần hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý, khai thác các khu,
điểm du lịch như:
Ưu tiên, miễn giảm thuế, ưu đãi vốn vay đầu tư đối với các dự án ưu
tiên tại các khu trọng điểm phát triển du lịch. Xây dựng mức giá ưu đãi về các
dịch vụ như: điện, nước, bưu chính và ưu đãi các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh
doanh các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí trên địa bàn tỉnh.
Phối hợp liên ngành để giải quyết các chính sách tạo thuận lợi cho
khách du lịch, xây dựng phong cách tiếp đón khách thân thiện, đúng mực
trong lực lượng cán bộ làm nghiệp vụ. Tăng cường công tác thông tin cho du
khách qua các quầy thông tin du lịch, thống nhất hệ thống các biển báo, dấu
hiệu chỉ dẫn để thuận tiện cho du khách đi lại tham quan.
Xây dựng và ban hành quy chế quản lý phù hợp đối với các khu du lịch,
điểm du lịch, trước hết là quy chế quản lý và khai thác đầu tư du lịch tại các
khu du lịch. Quy chế quy định về quản lý tài nguyên du lịch, môi trường du
lịch; quản lý đầu tư phát triển, sử dụng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ
sở hạ tầng du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, các tổ chức cá nhân
có hoạt động kinh doanh du lịch; sự tham gia của cộng đồng tại khu du lịch;
phân công nhiệm vụ, cơ chế phối hợp trong việc quản lý khu du lịch theo quy
hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
148
Bốn là, xây dựng cơ chế phối kết hợp liên ngành, liên vùng trong quản
lý phát triển TTDL theo hướng kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ,
phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp. Cần xây dựng mục tiêu hành động chung để cùng tham gia giải
quyết có hiệu quả những vấn đề về quản lý phát triển TTDL. Khuyến khích và
tạo điều kiện để huy động sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân vào
việc bảo vệ tài nguyên, môi trường và đảm bảo phát triển du lịch bền vững. Tổ
chức các đoàn đi nghiên cứu khảo sát thị trường, học tập kinh nghiệm về kinh
doanh, mở rộng thị trường tại các tỉnh có TTDL phát triển như thủ đô Viêng
Chăn, tỉnh Viêng Chăn, Xay Nhạ Bu Ly, Hua Phăn, v.v...
Năm là, giải quyết tốt quan hệ lợi ích của địa phương nơi có điểm du
lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và Nhà nước. Các cộng đồng địa
phương nơi có tài nguyên du lịch cần được tạo điều kiện tham gia trong quá
trình phát triển TTDL và nhận được nhiều lợi ích hơn từ du lịch. Tăng cường
những biện pháp giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức khi tham gia
hoạt động du lịch nhằm làm cho họ thấy rõ được rõ mối quan hệ qua lại chặt
chẽ giữa lợi ích của cá nhân và cộng đồng. Ngành du lịch cần có sự phối hợp
với toàn dân để tạo ra môi trường và bầu không khí hết sức thân thiện, hòa
bình. Mỗi người dân vừa là chủ thể vừa là người tiêu thụ các sản phẩm du
lịch, vai trò trách nhiệm của họ được đề cao thì họ sẽ mang hết tinh thần trách
nhiệm của mình để bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ sự bình yên cho
quê hương làng xóm. Giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân hiểu rõ vai trò, tầm
quan trọng, ý nghĩa của tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân
văn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh trên TTDL để từ đó họ trân trọng, giữ gìn
những tài sản mà thiên nhiên ban tặng và những giá trị lịch sử cha ông đã dày
công vun đắp.
149
KẾT LUẬN
Thị trường du lịch là một trong những bộ phận quan trọng cấu thành
của hệ thống thị trường trong nền kinh tế, là cầu nối giữa người sản xuất cung
ứng và người tiêu dùng các sản phẩm du lịch. Trong giai đoạn hiện nay TTDL
là một lĩnh vực cạnh tranh nhất với tốc độ tiếp cận rất nhanh.
Phát triển TTDL góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội
mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về TTDL là
một vấn đề mới mẻ và phức tạp. Tác giả cố gắng trình bày khái quát những cơ
sở lý luận cơ bản về du lịch, sản phẩm du lịch; tìm hiểu TTDL, phân tích
những đặc trưng của TTDL, các loại TTDL; phân tích các yếu tố cơ bản của
TTDL như: cầu và cung du lịch, giá cả và cạnh tranh trên TTDL, các nhân tố
tác động tới sự phát triển của TTDL, vai trò tích cực và những tác động tiêu
cực của TTDL. Tìm hiểu kinh nghiệm của một số tỉnh của Việt Nam và Lào
trong phát triển TTDL là những bài học kinh nghiệm quý giá cho phát triển
TTDL tỉnh Luông Pra Băng. Muốn phát triển TTDL Luông Pra Băng cần phát
huy vai trò quản lý nhà nước trên TTDL, đảm bảo phát triển TTDL theo đúng
định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; có nhiều biện pháp thiết
thực, hiệu quả thúc đẩy tăng trưởng cung, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và
kết cấu hạ tầng, kích cầu du lịch.
Luông Pra Băng là một tỉnh nằm trong các tỉnh miền Bắc, là cổng
thành của các tỉnh miền Bắc, cách thủ đô Viêng Chăn 420 km theo con đường
quốc lộ số 13. Luông Pra Băng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển
du lịch sinh thái, có văn hóa và cộng đồng dân cư đa dạng và thường xuyên
biến đổi thuận lợi cho phát triển du lịch nội tỉnh; đặc biệt Luông Pra Băng đã
có thành phố Luông Pra Băng là khu du lịch di sản văn hóa thế giới và là nơi
căn cứ địa cách mạng của thời kỳ tiền chiến và cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và Mỹ. Luông Pra Băng đều gắn với những sự kiện lịch sử của đất
nước, do vậy có rất nhiều di tích lịch sử, cũng như là một tỉnh có nhiều dân
tộc anh em với các sắc thái văn hóa đặc trưng riêng, Luông Pra Băng là một
150
nguồn lực về tài nguyên du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên và du lịch lịch sử.
Phân tích thực trạng phát triển TTDL Luông Pra Băng trong giai đoạn năm
2011 - 2018; Luông Pra Băng đã bước đầu khai thác tiềm năng thế mạnh về
nguồn tài nguyên du lịch để phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ du lịch; hệ
thống kinh doanh du lịch trên thị trường đạt được nhiều kết quả, đáp ứng nhu
cầu du lịch ngày càng cao. TTDL Luông Pra Băng cho thấy các yếu tố của thị
trường phát triển ngày càng đồng bộ như: mua bán hàng hóa du lịch, nhu cầu
du lịch, cung cấp hàng hóa du lịch và những thể chế hỗ trợ cần thiết nhằm
tăng số lượng, chất lượng và sự đa dạng của hoạt động mua bán hàng hóa du
lịch, mang lại lợi ích cho các bên tham gia thị trường và cho toàn xã hội.
TTDL phát triển đã tác động tích cực tới các ngành kinh tế trong tỉnh cũng
như phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luông Pra Băng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế,
chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên du lịch của tỉnh, còn
nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết như: nâng cao nhận thức, đánh giá
đúng vai trò của TTDL, xây dựng chiến lược cho phát triển thị trường và sản
phẩm mang những nét đặc trưng riêng của Luông Pra Băng.
Trên cơ sở đường lối và chiến lược phát triển du lịch và quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch của Lào, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của
Luông Pra Băng đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2030, luận án đề xuất
những quan điểm, phương hướng và các giải pháp nhằm phát triển TTDL
Luông Pra Băng trong thời gian tới nhằm đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ
các yếu tố và các loại TTDL. Các giải pháp đồng thời giải quyết những vấn đề
ở tầm vĩ mô và vi mô, đảm bảo sự nhất quán từ các cơ quan quản lý nhà nước
đến các doanh nghiệp, sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia thị trường. Quá
trình thực hiện đồng bộ các giải pháp sẽ khai thác được mọi tiềm năng nguồn
lực, thúc đẩy TTDL phát triển đúng định hướng, góp phần đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của tỉnh Luông Pra Băng.
151
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Somsanith Kenemany (2018), "Phát triển bền vững thị trường du lịch
tỉnh Luông Pra Băng, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương, (512), tr.35-37.
2. Somsanith Kenemany (2018), "Giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Luông
Pra Băng, CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Kinh tế và
Dự báo, (28), tr.44-46.
3. Somsanith Kenemany (2019), "Nâng cao vai trò của quản lý nhà nước
đối với hoạt động du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí
Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, (số Chuyên đề), tr.60-62.
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Lào dịch sang tiếng Việt
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016), Tầm nhìn đến năm 2030, chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 10 năm (2016 - 2025) và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội toàn quốc 5 năm lần thứ VIII (2016 - 2020),
Viêng Chăn.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Trung tâm thống kê Quốc gia Lào năm
2014, Viêng Chăn.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Thông tin phát triển kinh tế - xã hội 40
năm CHDCND Lào "1975 - 2015", Viêng Chăn.
4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo khảo sát kinh tế toàn quốc lần
thứ II, Viêng Chăn.
5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2015), Báo cáo tổng kết dân số và nhà ở lần thứ
IV, Viêng Chăn.
6. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2013), Tổng cục Du lịch Lào "Chiến lược
quản lý du lịch năm 2011 - 2020 của CHDCND Lào", Viêng Chăn.
7. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Tầm nhìn đến năm 2030, chiến
lược phát triển đến năm 2025 và kế hoạch phát triển công việc thông tin,
văn hóa và du lịch của Lào giai đoạn năm 2016 - 2020, Viêng Chăn.
8. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch, Sở Quảng cáo du lịch (2013). Du lịch
toàn quốc, Viêng Chăn.
9. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Tổng khách du lịch thăm Lào
năm 2016, Viêng Chăn.
10. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Tổng khách du lịch thăm Lào
năm 2017, Viêng Chăn.
11. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2018), Tổng khách du lịch thăm Lào
năm 2018, Viêng Chăn.
153
12. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Báo cáo tổng kết về việc thực
hiện công việc thông tin, văn hóa và du lịch năm 2011 - 2015 và kế
hoạch phát triển 5 năm (2016 - 2020), Viêng Chăn.
13. Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch (2016), Báo cáo thống kế khách du lịch
thăm Lào năm 2016, Viêng Chăn.
14. Chính quyền tỉnh Luông Pra Băng (2015), Báo cáo việc phát triển kinh tế -
xã hội 5 năm (2011 - 2015) và kế hoạch phát triển 5 năm (2016-2020) lần
thứ 7 của tỉnh Luông Pra Băng, Luông Pra băng, ngày 11/12.
15. Chính quyền tỉnh Luông Pra Băng (2017), Báo cáo việc phát triển kinh tế
- xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển năm 2017 của tỉnh Luông Pra
Băng, Luông Pra băng, ngày 22/02.
16. Chính quyền tỉnh Luông Pra Băng (2019), Báo cáo việc phát triển kinh tế
- xã hội năm 2018 và kế hoạch phát triển năm 2019 của tỉnh Luông Pra
Băng, Luông Pra băng, ngày 04/01.
17. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội VI của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.
18. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội VII của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.
19. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội VIII của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.
20. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội IX của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.
21. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội X của Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào, Viêng Chăn.
22. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (1993), Văn kiện Đảng bộ lần thứ III của
tỉnh Luông Pra Băng.
23. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (2000), Văn kiện Đảng bộ lần thứ IV của
tỉnh Luông Pra Băng.
24. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (2005), Văn kiện Đảng bộ lần thứ V của
tỉnh Luông Pra Băng.
154
25. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (2010), Văn kiện Đảng bộ lần thứ VI của
tỉnh Luông Pra Băng.
26. Đảng bộ tỉnh Luông Pra Băng (2015), Văn kiện Đảng bộ lần thứ VII của
tỉnh Luông Pra Băng.
27. Khăm Còn UA NÔN SA (2013), Du lịch là một ưu tiên của sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Xiêng Khoảng. Tạp chí A Lunmay.
28. Ma Nô Thông PHÔNG SA VĂN (2014), Xúc tiến du lịch ở tỉnh Khăm
Muôn. Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính.
29. Pun Sắc SAY NHA SEN (2012), Sự phát triển khu du lịch tự nhiên ở
tỉnh Sa La Văn. Tạp chí Lý luận Chính trị-Hành chính.
30. Phutsady PHANYASITH (2016), "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối
với hoạt động du lịch ở nước CHDCND Lào", Luận án tiến sĩ lý luận và
lịch sử nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
31. Quốc hội Lào (2005), Luật về du lịch. Số 10/QH, ngày 9/11/2005,
Viêng Chăn.
32. Quốc hội Lào (2009), Luật đầu tư. Số 02/QH, ngày 8/7/2009, Viêng Chăn.
33. Quốc hội Lào (2009), Luật đầu tư của nhà nước. Số 08/QH, ngày
26/11/2009, Viêng Chăn.
34. Seng Ma Ni PHẾT SA VÔNG (2012), Một số vấn đề tác động tiêu cực
từ du lịch ở tỉnh Luông Pa Bang. Tạp chí Lý luận Chính trị -
Hành chính.
35. Somkhith VONG PAN NHA (2018), "Quản lý nhà nước về du lịch trên
địa bàn tỉnh Bo Kẹo Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào", Luận án tiến sĩ
Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
36. Sở thông tin, văn hóa và du lịch tỉnh Luông Pra Băng (2018), Báo cáo
việc phát triển và đẩy mạnh du lịch tỉnh Luông Pra Băng năm 2018,
Luông Pra Băng.
155
37. Sở thông tin, văn hóa và du lịch tỉnh Luông Pra Băng (2011), Chiến lược
phát triển và đẩy mạnh việc du lịch tỉnh Luông Pra Băng giai đoạn năm
2011 - 2020, Luông Pra Băng.
38. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Luông Pra Băng (2013), Báo cáo việc thực hiện
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2012 - 2013 và định
hướng phát triển giai đoạn 2013 - 2014, Luông Pra Băng.
39. Tạp chí khoa học - xã hội quốc gia Lào (2011), Một số ảnh hưởng của du
lịch tác động đến kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường của Lào.
40. Thatsadaphone MEEXAY (2006), Pháp luật về du lịch, có sự quan trọng
nhất đối với việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào, Tạp chí du
lịch Mương Lao.
41. Thong Sa Văn BUN LỚT (2013), Phát triển khu di sản quốc gia ở huyện
Viêng Xay tỉnh Hua Phăn trở thành điểm du lịch lịch sử Tạp chí Lý luận
Chính trị - Hành chính.
B. Tiếng Việt
42. Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
43. Báo Ninh Bình (2015), Ninh Bình tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy
phát triển du lịch, ninhbinh-
news/Ninh-Binh-Tap-trung-khac-phuc-yeu-kem-thuc-day-phat-trien-du-
lich.html, [truy cập ngày 11/7/2018].
44. Phạm Hồng Chương (2003), Khai thác và mở rộng thị trường du lịch
quốc tế của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
45. Văn Dương (2017), Tình hình du lịch Việt Nam, cơ hội thách thức trong
hội nhập quốc tế, Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu phát triển du
lịch (ITRD), Hà Nội.
156
46. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (Đồng chủ biên) (2008), Giáo
trình kinh tế du lịch, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
47. Nguyễn Thu Hạnh (2011), Hiện trạng và giải pháp phát triển các khu du
lịch biển quốc gia tại vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp
bộ, Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, Hà Nội.
48. Đinh Thị Thanh Hiền (2013), Phân tích thị trường khách du lịch Phượt,
Đề tài khoa học cấp cơ sở, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, Tổng cục
Du lịch Việt Nam, Hà Nội.
49. Hoàng Thị Lan Hương (2011), Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại
vùng du lịch Bắc Bộ của Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học
Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
50. Nguyễn Trùng Khánh (2012), Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á
và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện
Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
51. Định Trung Kiên (2005), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, NXB Kim
Đồng, Hà Nội.
52. Hoàng Thị Ngọc Lan (2008), Thị trường du lịch tỉnh Hà Tây, Luận án
Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
53. Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch, NXB Thế giới, Hà Nội.
54. Robert Lanquar, Robert Hollier (1992), Marketing du lịch, NXB Thế
giới, Hà Nội.
55. Nguyễn Thị Hồng Lâm (2013), Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc trung bộ
trong hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính
trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
56. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 1, NXB Tiến bộ, Mátxcơva.
157
57. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.
58. Phạm Trung Lương (Chủ nhiệm) (2008), Cơ sở khoa học phát triển du
lịch đảo ven bờ vùng du lịch Bắc Trung Bộ, Đề tài khoa học cấp Bộ,
Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, Hà Nội.
59. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 20, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
60. Nguyễn Văn Mạnh, Phạm Hồng Chương (2009), Giáo trình Quản trị kinh
doanh lữ hành, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
61. Nguyễn Văn Mạnh, Lê Chí Công (2013), "Chất lượng điểm đến: nghiên
cứu và so sánh giữa hai thành phố du lịch biển Việt Nam", Tạp chí Phát
triển kinh tế, (269), tr.2-10.
62. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), Kinh tế du lịch và du lịch
học, NXB Trẻ, Hà Nội.
63. Vũ Đức Minh (2004), Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng
nguồn nhân lực của các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn thành phố
Hà Nội trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới, Luận án Tiến sĩ
Kinh tế, Trường Đại học Thương Mại, Hà Nội.
64. Nguyễn Quỳnh Nga (Chủ nhiệm) (2000), Nghiên cứu và đánh giá một số
đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn
khách của du lịch Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Nghiên cứu
và Phát triển du lịch, Hà Nội.
65. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Luật Du
lịch, số 09/2017/QH14, ngày 19/6/2017, Hà Nội.
66. Trương Sĩ Quý (2002), Phương hướng và một số giải pháp về đa dạng
hóa loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam Đà Nẵng, Luận án Tiến
sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
158
67. Hà Văn Siêu (2010), Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức đối với du lịch Việt Nam bước sang thập kỷ tới 2011-2020,
[truy cập, 20/8/2018].
68. Hoàng Đức Thân (2003), Tổ chức và kinh doanh trên thị trường hàng
hóa và dịch vụ ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
69. Phạm Thị Thúy (2008), Thị trường dịch vụ ở Hải Phòng trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị -
Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
70. Tổng hợp (2017), Ninh Bình - Vùng đất giàu tiềm năng về du lịch,
lich, [truy cập ngày 25/6/2018].
71. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông khoa học và công nghệ
(2017), Thị trường du lịch Việt Nam đang thay đổi do sự phát triển của
công nghệ, Hà Nội.
72. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du lịch
Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội.
73. Nguyễn Thị Tú (2006), Những giải pháp phát triển du lịch sinh thái Việt
Nam trong xu thế hội nhập, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, trường Đại học
Thương mại, Hà Nội.
74. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (2000), Thị trường du lịch ASEAN và
hướng khai thác của du lịch Việt Nam, Hà Nội.
75. Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (2000), Nghiên cứu và đánh giá một
số đặc điểm của thị trường Nhật Bản và Trung Quốc nhằm phát triển
nguồn khách của du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
Hà Nội.
76. Bùi Thị Hải Yến (2009), Giáo trình Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
159
C. Tiếng Anh
77. Andy Wehkamp (2009), The Market for Responsible Tourism Products
in Latin America and Nepal, ISBN 978-90-77821-29-9, 2009 SNV
Netherlands Development Organisation.
78. Ajana (2015), The contribution of tourism development to economic
growth of Sweden: A panel data approach,
August, [truy cập ngày 22/8/2018].
79. Burn Peter and Holden Andrew (1995), Tourism - A new perspective,
Prentice Hall, London
80. Burkart and Medlik (1986), Tourism: past, present and future, William
Heinemane Ltd. Great Britain, No.Ed.2 pp.xiv+366pp, ISBN:
434901954.
81. Cassidy Downs (2017), The Importance Of Travelin, www.theodysse
yonline.com/, [truy cập ngày 18/5/2019]
82. Cevat Tosun (2000), Limits to community participation in the tourism
development process in developing countries, Tourism Management 21,
[truy cập ngày 25/10/2018].
83. Crouch và Ritchie (2003), Brazil (2010), Effect of Memorable Tourism
Experiences to Destination Competitiveness,
com/journals/Vol_5_No_4_August_2016/8.pdf, [truy cập ngày
15/12/2018].
84. David Scowsill (2017), Travel & Tourism Economic impact 2017 Laos,
World travel & Tourism Council, [truy cập ngày
18/2/2019].
85. Didactic Encyclopedia (2013), [truy cập ngày
15/5/2019].
86. Edyta Gheribi (University of Łódź, Poland) (2015), Factors affecting the
development of catering enterprises in Poland, Scientific Journal
Economic problems of Tourism No. 876, vol. 3 (31) 2015.
160
87. Institute for Tourism Researchin Northern Europe (N.I.T). (2010), Key
factors for successful sustainable heritage tourism in the Baltic Sea Region,
May 2010.
88. Javid Seyidov, Roma Adomaitienė (Vilnius University, Lithuania)
(2016), Factors influencing local tourists' decision-making on choosing a
destination a case of Azerbaijan, Online ISSN 2424-6166. ekonomika
2016 Vol. 95(3), DOI: Ekon.2016.3.10332, [truy
cập ngày 22/2/2019].
89. Jan-Erik Jaensson (2015), Market Orientation in the Tourism Industry,
[truy cập ngày 10/8/2018].
90. John Brohman (Simon Fraser University, Canada) (1996), New
diredtions in tourism for third World development, Annals of Tourism
Research, Vol. 23, No. I, pp. 48-70, 1996.
91. John Tribe (1995), The Economics of Leisure and Tourism, Butterworth -
Heineann Ltd.
92. Komain Kantawateera, Aree Naipinit, Thongphon Promsaka Na Sakolnakorn
& Patarapong Kroeksakul (2015), Tourist Transportation Problems and
Guidelines for Developing the Tourism Industry in Khon Kaen, Thailand,
Asian Social Science; Vol. 11, No. 2; 2015 ISSN 1911-2017.
93. Managing Editor (2015), Brand USA and the importance of the World
Travel Market, March 17.
94. Minoo Farhangmehr & Cláudia Sim [otilde]es PhD (2008), Factors
Affecting Hotel Industry Development in Portugal, Journal of Hospitality &
Leisure Marketing Volume 6, 1999 - Issue 1, Pages 23-46 | Published
online: 20 Oct 2008.
95. Monika Bédiová, Kateřina Ryglová (2015), The Main Factors Influencing
the Destination Choice, Satisfaction and the Loyalty of Ski Resorts
Customers in the Context of Different Research Approaches,
[truy cập ngày 15/5/2019]
161
96. Marina Novelli, Birte Schmitz, TrishaSpencer (2006), Networks, clusters
and innovation in tourism: A UK experience, Tourism Management,
Volume 27, Issue 6, December 2006, Pages 1141-1152
97. Mehdi Abzari (2011), The Effect of Internal Marketing on Organizational
Commitment from Market-Orientation Viewpoint in Hotel Industry in
Iran, International Journal of Marketing Studies, Vol. 3, No. 1; February
2011.p 147-155.
98. Nguyen Van Thanh, Nguyen Quang Vu (2017), Some solutions to
diversify tourist products in the orchard of Lai Thieu, International
Journal of Scientific Research and Innovative Technology ISSN: 2313-
3759 Vol. 4 No. 11; November 2017.
99. Robert Morello, Factors Affecting Marketing in Travel and Tourism,
Chron, [truy cập ngày 8/2/2019].
100. Rochelle Turner (Research Director) (2018), Travel & Tourism
Economic impact 2018 Laos, World travel & Tourism Council,
[truy cập ngày 4/10/2018].
101. Sam Weston (2015), The Growing Importance of Travel & Tourism to
the Global Economy [infographic], [truy
cập ngày 4/10/2018].
102. Susan Hanson (1980), The importance of the multi-purpose journey to
work in urban travel behavior, Springer Link, October 1980, Volume 9,
Issue 3, pp 229-248.
103. Somruthai Soontayatron (2013), Thai Interpretation of Socio-cultural
Impacts of Tourism Development in Beach Resort, Chulalongkorn,
Bangkok, Thái Lan, 2013, 2 (2), tr 29-35.
104. Shamilka Rasheed (2015), The importance of the Muslim travel market,
[truy cập ngày 28/10/2018].
162
105. Salah Hassan (2000), Determinants of Market Competitiveness in an
Environmentally Sustainable Tourism Industry, Article in Journal of
Travel Research, February 2000.
106. Tourism Market (2018), Global Industry Analysis and Opportunity
Assessment 2014 - 2020, [truy cập
ngày 4/10/2018].
107. Tourism Tattler (2014), 20 Niche Tourism Groups),
tourismtattler.com/articles/niche-tourism/20-special-interest-tourism,
[truy cập ngày 4/10/2018].
108. Nguyen Thi Khanh Chi, Ha Thuc Vien (2012), Factors influencing
Vietnam's tourism development, [truy cập
ngày 4/2/2019].
109. Vicki Gelfeld (2016), Travel Research: 2017 Travel Trends, AARP,
November.
110. Viktoriia Riashchenko, Marga Zivitere, Liubov Kutyrieva (2015), The
problems of development of the Ukrainian tourist market and ways of
their solutions, ISMA University, Lomonosova Str.8, LV-1019 Riga,
Latvia, March 2015.
111. Wiki Didactic (2013), What is the meaning of Tourism market? Concept,
Definition of Tourism market, [truy cập
ngày 2/10/2018].