- Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải quyết
mâu thuẫn của bài toán
Tình huống có vấn đề đặt ra trong
BTNT trên là tại sao tỉ lệ kiểu h ình ở F
2
lại là 15:1 ? Đây là kiến thức chưa biết
nên đ ã t ạo ra mâu thuẫn nhận thức của HS.
Bước 2,3: Giải quyết mâu thuẫn, hình
thành KN: “tác động cộng gộp”
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Lúc này
HS đã có thêm KN “tương tác gen kiểu bổ
sung” trong hệ thống KN của mình, nên các
em dễ dàng xác định được kiểu gen của F1, P
cũng như xác định được tính trạng đang x ét
do 2 cặp gen tương tác quy định. Vấn đề đặt
ra là giải thích được tại sao lại cho kết quả
như khác tương tác bổ sung đã biết?
+ Từ kết quả F2, hãy xác định tổng số tổ
hợp ở F2, từ đó xác định số giao tử tạo ra của
F1 và kiểu gen F1, kiểu gen P.
+ Từ kiểu gen F1, hãy xác định kiểu gen
tóm tắt ở F2
211 trang |
Chia sẻ: aquilety | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học phần "Di truyền học" góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học Lớp 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lại kiến thức PM lớp 9 bằng cách điền đầy đủ các
KN còn khuyết (KN 1; 2; 3; 4) để hoàn thiện BĐKN phiên
mã (hình 2.1).
2- Hãy quan sát tranh quá trình PM, mô hình động và yêu cầu
HS trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Chỉ ra những yếu tố tham gia PM? dưới tác dụng của
các enzim, những sự kiện chính nào đã diễn ra? Các riboNu
tự do của môi trường nội bào liên kết với các Nu trên mạch
gốc ADN như thế nào và điều đó có ý nghĩa gì?
2. Cơ chế
phiên mã
(PM)
a. Diễn biến
- Các yếu tố
tham gia và
vai trò của
nó
- Các giai
đoạn chính:
rARN mARN tARN
Chức năng
Cấu trúc
172
Câu 2. Một phân tử ARN được tổng hợp dựa vào 1 hay 2
mạch đơn của gen? Kết quả của phiên mã là gì?
Câu 3. Nghiên cứu hình 2.2 và nội dung SGK tr .12, hãy cho
biết sự khác biệt cơ bản về sản phẩm phiên mã ở sinh vật
nhân thực với sinh vật nhân sơ? Cho biết nguyên nhân nào
dẫn đến sự khác biệt đó? Từ đó hãy bổ sung và hoàn thiện các
KN: 5; 6; 7; 8 vào BĐKN đã cho (hình 2.1).
+ Khởi đầu
+Kéo dài
+ Kết thúc
b. Kết quả
Hình 2.1. BĐKN khuyết về “cơ chế phiên mã”
* HS tự hoàn thiện BĐKN; GV củng cố và bổ sung kiến thức
173
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ chế dịch mã (thời gian 10 phút)
- Nghiên cứu BĐKN về “Dịch mã” (DM) đã học lớp 9 (phụ lục 1.3)
- Quan sát tranh về quá trình DM ở SV nhân thực. Kết hợp với chuẩn bị bài ở
nhà em hãy cho biết:
* Có những thành phần nào trong tế bào tham gia quá trình DM? (Riboxom,
ADN, mARN trưởng thành (luồng thông tin di truyền được truyền từ trong
nhân ra ngoài tế bào chất), tARN, a.a (nguồn nguyên liệu), một số enzim...)
* Vậy quá trình dịch thông tin di truyền diễn ra như thế nào? Một bạn HS khi
chuẩn bị bài ở nhà đã thành lập bảng câu hỏi và một số đáp án như sau:
Câu hỏi Các đáp án
1. Riboxom tiếp xúc với mARN ở vị
trí nào? Đầu nào của mạch?
a. A.a mở đầu với a.a1( fMet- valin)
2. Codon trên mARN và anticondon
tương ứng của a.a mở đầu?
b. Mã mở đầu (AUG), đầu 5’ của
mARN
3. Liên kết peptit đầu tiên giữa hai a.a
nào?
c. Gặp mã kết thúc UAA hoặc
UAG , UGA
4. Phức hệ a.a – tARN thực hiện DM
dựa trên nguyên tắc nào ?
d. mARN :AUG
tARN : UAX
5. Chiều di chuyển của RBX, RBX di
chuyển như thế nào?
e. Khớp mã dựa trên NTBS A=U,
G=X
6. Khi nào thì sự di chuyển của RBX
dừng lại?
f. Di chuyển theo từng nấc bộ ba
5’ -> 3’/ mARN
Em hãy sắp xếp các đáp án cho phù hợp với câu hỏi.
-HS quan sát mô hình động quá trình DM 2 lượt.
- Hoạt động: Các nhóm HS sẽ thảo luận và chọn thông tin đúng để dán các
miếng có đáp án phù hợp với các miếng câu trả lời. HS trình bày kết quả dán
trên giấy A1 đã dán sẵn lên bảng, cho HS nhận xét kết quả 3 nhóm. GV chuẩn
đáp án và cho điểm: 1-b; 2-d; 3-a; 4-e; 5-f; 6-c.
174
* Câu hỏi nâng cao: Yếu tố quyết định sự chính xác của quá trình DM là gì?
(Đó là sự khớp mã giữa anticodon/ tARN và bộ ba mã sao/ mARN theo NTBS).
* Một RBX trượt qua hết mARN thì tổng hợp được mấy chuỗi polipeptit?
Phân tử Pr do 1 hay nhiều chuỗi polipeptit tạo thành? => Poliriboxom đáp
ứng nhu cầu cơ thể . Quan sát mô hình động => Poliriboxom là gì?
- Ý nghĩa của poliriboxom là gì?
*Mối liên hệ ADN – mARN –Prôtêin - tính trạng
4. Củng cố (8 phút).
Sử dụng BĐKN khuyết về cơ chế “Dịch mã” trong hoạt động củng cố :
GV cung cấp BĐKN về cơ chế “Dịch mã” (hình 2.2) cùng các yêu cầu HS
cần thực hiện và tổ chức HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các hoạt
động trong củng cố cơ chế “Dịch mã”.
Hình 2.2. BĐKN khuyết về cơ chế “Dịch mã”
175
Hoạt động của GV và HS được thực hiện như sau:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV giao cho HS các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu BĐKN khuyết về cơ chế
“Dịch mã”, từ kiến thức đã học em hãy kiểm tra
mức độ chính xác của những KN đã có đồng thời
bổ sung các KN còn thiếu từ KN 1-6 để hoàn thiện
BĐKN.
Nhiệm vụ 2: Từ BĐKN đã hoàn chỉnh, hãy trả lời
các câu hỏi sau:
Câu 1. Dịch mã là gì? Nêu vai trò của các yếu tố
cơ bản tham gia dịch mã?
Câu 2. Kết quả của quá trình dịch mã? Giải thích vì
sao chuỗi polipeptit được tổng hợp là bản dịch
chính xác từ mARN?
Câu 3. Nêu mối quan hệ giữa ADN (gen) – mARN
– Pr – Tính trạng.
* Tổ chức HS hoàn thiện bản đồ và sử dụng BĐKN
vừa hoàn chỉnh để trả lời các câu hỏi.
* Tổ chức HS thảo luận, đánh giá.
* GV đánh giá, kết luận và đề ra hướng ôn tập tiếp
theo để HS tự nghiên cứu và hoàn thiện tri thức.
* HS vận dụng các kiến
thức đã học để thực hiện
các nhiệm vụ:
- Xác định các KN còn
thiếu như KN mARN;
riboxom; ARN; axitamin;
hình thành chuỗi polipeptit;
nguyên tắc bổ sung.
- HS hoàn thiện bản đồ.
- Sửa các lỗi bản đồ
* HS thực hiện nhiệm
vụ, thảo luận, báo cáo,
sửa chữa.
5. Dặn dò (2 phút)
- Hoàn thiện BĐKN; học bài theo câu hỏi cuối bài; làm bài tập.
- Bài tập về nhà: Cho 1 đoạn ADN (chứa 1 gen cấu trúc). Cho biết UUA :
Lơxin, AUG: Met, GXU, GXX: Alanin, AAA: Lizin
5’ ATGGXTAAA...GGXTTATAG 3’
3’ TAXXGATTT...XGGAATATX 5’
176
Hãy cho biết trình tự của chuỗi poliribonuclêôtit trên mARN và trình tự
axit amin (a.a) trong chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen cấu trúc trên?
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc bài 4 và trả lời các lệnh trong SGK.
Bài 6. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu
* Mục tiêu về kiến thức : Sau khi học xong bài này, HS cần:
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng nhiễm sắc thể (NST). Phân
biệt được đột biến lệch bội với đột biến đa bội.
- Phân biệt được các đột biến lệch bội, hậu quả và ý nghĩa của nó.
- Phân biệt được thể tự đa bội, và dị đa bội và ý nghĩa của hiện tượng đa
bội thể trong tự nhiên.
* Mục tiêu về kĩ năng: HS có được một số kĩ năng như kĩ năng quan sát,
phân tích, so sánh; kĩ năng khai thác sơ đồ, hình vẽ; kĩ năng hệ thống hóa kiến
thức, vận dụng kiến thức.
* Mục tiêu về thái độ: HS có niềm tin vào khoa học và yêu thích bộ môn.
II. Phương pháp, phương tiện
* Phương pháp: GV sử dụng tranh, BĐKN các câu hỏi nêu vấn đề để tổ
chức các hoạt động học tập tích cực cho HS.
* Phương tiện: Hình vẽ trong SGK, BĐKN.
III. Tiến trình lên lớp
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Trình bày cấu trúc, chức năng của NST, ý nghĩa của sự cuộn xoắn
của NST?
3. Bài mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đột biến lệch bội.
177
Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung
- GV giới thiệu một số trường hợp bất
thường về số lượng NST từ đó yêu cầu HS
phát biểu: Thế nào là đột biến số lượng
NST? Các dạng đột biến số lượng NST?
GV hướng dẫn HS quan sát hình 6.1 SGK
từ đó cho biết thế nào là đột biến lệch bội?
Có các dạng đột biến lệch bội nào? Phân
biệt các thể đột biến trong hình vẽ?
(Phần này chỉ tập trung vào cơ chế của hai
dạng đột biến là 2n+1 và 2n-1).
- GV yêu cầu HS viết sơ đồ tạo ra thể lưỡng
bội 2n bình thường (tạo giao tử bình thường
n; giao tử n thụ tinh với n tạo hợp tử 2n
bình thường).
- Sau đó gợi ý HS xác định để tạo ra thể
2n+1 hoặc 2n-1 thì quá trình giảm phân tạo
giao tử như thế nào? Cơ chế nào dẫn đến
tạo loại giao tử đó? Từ đó cho biết cơ chế
phát sinh thể lệch bội?
Khái niệm: Là sự thay đổi số
lượng NST trong tế bào: Lệch
bội, tự đa bội, dị đa bội
I. Đột biến lệch bội
1. Khái niệm và phân loại
- KN: Là sự thay đổi số lượng
NST xảy ra ở một hay một số
cặp NST tương đồng
- Phân loại:
Thể không: 2n – 2
Thể một: 2n - 1
Thể một kép: 2n + 1 + 1
Thể ba: 2n + 1
Thể bốn: 2n + 2
Thể bốn kép: 2n+2+2
2. Cơ chế phát sinh
- Trong giảm phân: Do sự rối
loạn phân bào làm cho một hay
vài cặp NST không phân li
trong giảm phân tạo giao tử
thừa hoặc thiếu NST các giao
tử này kết hợp với giao tử bình
thường tạo các thể lệch bội
Ví dụ:
P: 2n x 2n
GP: n + 1, n – 1 n
178
GV giải thích về thể khảm
GV giải thích ĐB lệch bội có thể xảy ra ở
NST thường hoặc NST giới tính. Ở người 3
NST ở cặp số 21 gây bệnh Đao. Phụ nữ sinh
con ở tuổi trên 40 nguy cơ sinh con bị đao
tăng (2%)
GV: Hãy viết sơ đồ đột biến lệch bội xảy ra
với cặp NST giới tính
P: XX x XY
GP: XX, XO X, Y
F1: XXX, XXY, XXO, XO
XXX (hội chứng 3 X): Buồng trứng và dạ
con không phát triển, rối loạn kinh nguyệt,
không có con
XXY: nam, thân cao, chân tay dài, tinh
hoàn nhỏ, si đần, vô sinh
XXO (Tơcno): nữ lùn, cổ ngắn, không có
kinh nguyệt, vú không phát triển, âm đạo
hẹp, dạ con nhỏ, trí tụê kém phát triển
XO: Hợp tử chết ngay sau khi được thụ tinh
GV: Theo em đột biến lệch bội thường gây
hậu quả gì?
GV: Trong thực tế có khá nhiều đột biến
lệch bội không ảnh hưởng đến sức sống của
sinh vật. Những đột biến này có ý nghĩa gì
trong tiến hoá và chọn giống.
F1: 2n+1 (thể ba nhiễm),
2n – 1 (thể một nhiễm)
- Trong nguyên phân: Một phần
cơ thể mang đột biến dị bội và
hình thành thể khảm
3. Hậu quả
Mất cân bằng toàn hệ gen,
thường giảm sức sống, giảm
khả năng sinh sản hoặc chết
4. Ý nghĩa
Cung cấp nguyên liệu cho tiến
hoá, sử dụng lệch bội để đưa
các NST theo ý muốn vào
giống cây trồng nào đó.
179
GV sử dụng BĐKN khuyết để củng cố “Đột biệt lệch bội”.
- Cung cấp BĐKN
khuyết về “Đột biến lệch
bội” và yêu cầu HS vận
dụng kiến thức vừa học
để hoàn thiện bản đồ
bằng cách điền các KN
còn thiếu từ 1-5.
- HS hoàn thiện bản đồ,
trên cơ sở BĐKN vừa
hoàn thiện HS sẽ có các
nhìn khái quát về đột
biến lệch bội. Đột biệc
lệch bội có thể xảy ra
trong giảm phân và trong
nguyên phân. Dù xảy ra
ở quá trình phân bào nào
thì mấu chốt đều do sự
không phân li của một
cặp NST (hoặc một số cặp NST tạo nên.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về “Đột biến đa bội”.
Hoạt động của giáo viên - học sinh Nội dung
GV:
Thể tam bội:
P: 2n (AA) x 2n (AA)
GP: n 2n
F1: 3n (bất thụ)
II. Đột biến đa bội
1. Tự đa bội
a) Khái niệm: Là sự tăng số NST đơn
bội của cùng một loài lên một số
nguyên lần
180
Thể tứ bội P: 2n (AA) x 2n (AA)
GP: 2n 2n
F1: 4n (hữu thụ)
Hợp tử (2n) NP 4n(tứ bội)
- Từ sơ đồ trên hãy cho biết Tự đa bội
là gì? Có các dạng tự đa bội nào?
- Cơ chế hình thành thể tam bội? Thể
tứ bội? Các giao tử n, 2n được hình
thành như thế nào? nhờ quá trình
nào? Ngoài cơ chế trên, thể tứ bội còn
được hình thành qua cơ chế nào nữa?
GV: Cho HS quan sát hình 6.3 (SGK)
Phép lai trong hình được gọi là phép
lai xa. Cơ thể lai xa có đặc điểm gì?
Bộ NST của cơ thể lai xa trước và sau
khi hình thành thể tứ bội?
GV: Phân biệt thể tự đa bội và dị đa
bội? Thế nào là song nhị bội? Trạng
thái tồn tại của NST ở thể tự đa bội và
dị đa bội?
GV: Đột biến đa bộ có vai trò gì
trong thực tiễn sản xuất?
GV: Giải thích tại sao cơ thể đa bội
có đặc điểm trên?
HS: Hàm lượng ADN tăng gấp bội,
quá trình sinh tổng hợp các chất xảy
ra mạnh mẽ.
Đa bội chẵn: 4n, 6n, 8n
Đa bội lẻ: 3n, 5n, 7n
b) Cơ chế phát sinh
Thể tam bội:
P: 2n x 2n
GP: n 2n
F1: 3n (bất thụ)
Thể tứ bội P: 2n x 2n
GP: 2n 2n
F1: 4n (hữu thụ)
Hợp tử (2n) NP 4n(tứ bội)
2. Dị đa bội
a) Khái niệm
Là hiện tượng gia tăng số lượng NST
đơn bội của 2 loài cùng tồn tại trong 1
tế bào.
b) Cơ chế phát sinh
P: AA(loài A) x BB(loài
B)
F1: 2n AB 4n AABB
(bất thụ) (hữu thụ)
3. Hậu quả và vai trò của đột biến
đa bội
- Tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn,
phát triển khoẻ, chống chịu tốt.
- Cơ thể đa bội lẻ không sinh giao tử
bình thường.
- Khá phổ biến ở thực vật, hiếm ở
động vật.
181
GV sử dụng BĐKN khuyết để củng cố “Đột biệt đa bội”
- GV Cung cấp
BĐKN khuyết về “Đột
biến đa bội” và yêu cầu
HS vận dụng kiến thức
vừa học để hoàn thiện
bản đồ bằng cách điền
các KN còn thiếu từ 1-5.
- HS hoàn thiện bản
đồ, trên cơ sở BĐKN
vừa hoàn thiện HS sẽ có
các nhìn khái quát về đột
biến đa bội. Đột biệc đa
bội có thể xảy ra trong
giảm phân và trong
nguyên phân (những lần
nguyên phân đầu tiên
của hợp tử). Dù xảy ra ở
quá trình phân bào nào
thì mấu chốt đều do sự
không phân li của tất cả
các cặp NST (do thoi vô
sắc không hình thành hoặc bị phá hủy). Qua BĐKN, HS dễ dàng phân biệt
được giữa thể tự đa bội với thể dị đa bội; phân biệt được đa bội chẵn với đa
bội lẻ...
4. Củng cố
- Yêu cầu HS ghép hai BĐKN vừa hoàn thiện thành một BĐKN về “Đột biến
182
số lượng NST” (xem phụ lục 1.9). Từ BĐKN “Đột biến số lượng NST” HS dễ
dàng hình dung và phân biệt giữa đột biến lệch bội với đột biến đa bội.
5. Dặn dò
- Học bài và trả lời các câu hỏi trang 30 SGK.
- Bài tập về nhà: Bài 4, 5, trang 9, 10 sách bài tập.
- Chuẩn bị trước bài thực hành.
Bài 10. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NHIỀU GEN VÀ TÍNH ĐA HIỆU CỦA GEN
I. Mục tiêu bài học
*Mục tiêu về kiến thức:
- Phân tích và giải thích được kết quả các thí nghiệm trong bài học.
- Nêu được bản chất của các kiểu tác động của gen đối với sự hình thành tính
trạng: tương tác giữa các gen không alen, tác động cộng gộp, đa hiệu của gen.
- Khái quát được mối quan hệ giữa gen và tính trạng hay giữa KG và KH.
* Mục tiêu về kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình để từ đó thu nhận thông tin.
- Phát triển kỹ năng phân tích kết quả thí nghiệm.
* Mục tiêu về thái độ: Củng cố niềm tin khoa học.
II. Phương pháp, Phương tiện:
- GV sử dụng tranh, để tổ chức các hoạt động học tập tích cực.
- Hình 13.1 và 13.2 SGK; Các thiết bị giảng dạy.
III. Tiến trình dạy học
1.ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu quy luật phân ly độc lập. Giải thích bằng cơ
sở tế bào học.
3. Bài mới
Đặt vấn đề: Theo MenĐen một gen quy định 1 tính trạng. Sau MenĐen
các nhà khoa học đã chứng minh nhiều gen có thể quy định 1 tính trạng hoặc
một gen quy định nhiều tính trạng.
183
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác động của nhiều gen lên một tính trạng
- GV đưa ra bài toán nhận thức đặt ra mâu thuẫn trong nhận thức của HS
- HS tìm cách giải quyết mâu thuẫn để lĩnh hội kiến thức mới dưới sự tổ chức
hướng dẫn của GV.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
GV đưa ra bài toán nhận thức (tạo tình huống
có vấn đề): + GV giới thiệu nội dung thí
nghiệm: Lai hai thứ hoa đậu thơm:
P t/c: hoa đỏ thẫm x hoa trắng
F1: 100% đậu hoa đỏ thẫm.
Cho cây F1 tự thụ phấn thu được F 2 .
Em hãy dự đoán kết quả F2 của phép lai?
+ HS dựa vào quy luật phân li đã học, hầu
hết cho rằng F2: 3 đỏ:1 trắng
+ GV đưa ra kết quả: Ở Thí nghiệm này lại
thu được kết quả 9 đỏ : 7 trắng.
Tình huống có vấn đề đặt ra trong bài toán
nhận thức trên là tại sao tỉ lệ kiểu hình ở
F2 lại là 9:7? Đây là kiến thức chưa biết
nên đã tạo ra mâu thuẫn nhận thức của HS.
Bước 2,3: Giải quyết mâu thuẫn, hình thành
KN: “tác động bổ sung”
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
Nhiệm vụ 1: Dựa vào kiến thức đã biết (quy
luật phân li) hãy xác định sự di truyền của
tính trạng đang xét có phải do một gen quy
định không? Vì sao?
HS: nếu là tương tác giữa 2 alen thuộc một
I. Tác động của nhiều gen lên
một tính trạng
1. Tương tác bổ sung giữa các
gen không alen
a. Bài toán:
Thí nghiệm:
Pt/c hoa đỏ thẫm x hoa
trắng
F1 100% đậu hoa đỏ thẫm
F2 ???
9/16 đỏ thẫm: 7/16 trắng.
Xét F2 có tỷ lệ 9 : 7 tổng số tổ
hợp = 16 = F1 x F1 = 4 x 4 =>
F1 dị hợp tử về hai cặp gen
nhưng chỉ quy định một tính
trạng => hai cặp gen cũng quy
định một tính trạng => tương
tác gen không alen.
Gọi A là gen trội, a là gen lặn
tương ứng; B là gen trội, b là
gen lặn tương ứng.
184
gen (thuộc 1 locus), hay mỗi gen quy định 1
tính trạng, thì kết quả F2 là 3:1 – trái với đầu
bài – Loại: HS xác định được tính trạng này
không phải do một gen quy định.
Vậy làm thế nào xác định được kiểu gen của
bố mẹ và quy luật di truyền.
Nhiệm vụ 2:
+ Từ kết quả F2, hãy xác định tổng số tổ hợp
ở F2, từ đó xác định số giao tử tạo ra của F1
và kiểu gen F1, kiểu gen P.
+ F1xF1, hãy xác định kiểu gen tóm tắt ở F2.
+ Tìm mối quan hệ giữa kiểu gen tóm tắt và
kiểu hình tương ứng ở F2, từ đó đưa ra kết
luận về mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Từ đó cho biết tương tác bổ sung là gì?
- HS hoạt động và thực hiện các nhiệm
vụ được giao.
- GV kết luận
Bước 4: Đưa KN “Tương tác gen kiểu bổ
sung” vào hệ thống KN đã có.
Bước 5: Vận dụng KN.
- Bài toán nhận thức:
Sự di truyền màu hạt lúa mì
F1 AaBb (đỏ thẫm) x AaBb
(đỏ thẫm)
GF1 AB, Ab, aB, ab AB,
Ab, aB, ab
Tỷ lệ kiểu gen F2: 1AABB:
2AABb: 1Aabb; 2AaBB :
4AaBb : 2Aabb;
1aaBB : 2aaBb : 1aabb
Tỷ lệ kiểu hình: 9/ 16 đỏ A-B-:
7/16 trắng A-bb, aaB-, aabb
b. Nhận xét:
- Mầu hoa đỏ do 2 gen trội A
và B tương tác bổ sung cho
nhau quy định
- Màu hoa trắng là do sự có mặt
của 1 gen trội A hoặc B và đống
hợp lặn tương tác bổ sung cho
nhau quy định
=> tương tác bổ sung.
* Ngoài ra tương tác bổ sung
theo tỷ lệ 9: 6: 1; tỷ lệ 9: 3: 3: 1.
2. Tác động cộng gộp
a) bài toán nhận thức
Sự di truyền màu hạt lúa mì
185
Pt/c đỏ thẫm x trắng
F1 Đỏ hồng
F1x F1
F2 ?
F2:1 đỏ thẫm:4 đỏ:6 đỏ hồng:4 hồng:1 trắng
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm giải quyết
mâu thuẫn của bài toán
Tình huống có vấn đề đặt ra trong
BTNT trên là tại sao tỉ lệ kiểu hình ở F 2
lại là 15:1? Đây là kiến thức chưa biết
nên đã tạo ra mâu thuẫn nhận thức của HS.
Bước 2,3: Giải quyết mâu thuẫn, hình
thành KN: “tác động cộng gộp”
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Lúc này
HS đã có thêm KN “tương tác gen kiểu bổ
sung” trong hệ thống KN của mình, nên các
em dễ dàng xác định được kiểu gen của F1, P
cũng như xác định được tính trạng đang x ét
do 2 cặp gen tương tác quy định. Vấn đề đặt
ra là giải thích được tại sao lại cho kết quả
như khác tương tác bổ sung đã biết?
+ Từ kết quả F2, hãy xác định tổng số tổ
hợp ở F2, từ đó xác định số giao tử tạo ra của
F1 và kiểu gen F1, kiểu gen P.
+ Từ kiểu gen F1, hãy xác định kiểu gen
tóm tắt ở F2.
+ Tìm mối quan hệ giữa kiểu gen tóm
tắt và kiểu hình tương ứng ở F2, từ đó đưa ra
Pt/c AABB (đỏ thẫm) x aabb
(tr)
GP AB
ab
F1 AaBb (đỏ hồng)
F1x F1 AaBb x
AaBb
F2 ?
F2:1 đỏ thẫm : 4 đỏ : 6 đỏ hồng
: 4 hồng : 1 trắng
b) Giải thích
F1 chứa 2 cặp gen quy định tính
trạng tương tác gen
-Sự biểu hiện của tính trạng phụ
thuộc vào số alen trội trong kiểu
gen, càng nhiều alen trội thì
càng biểu hiện rõ
186
kết luận về mối quan hệ giữa gen và tính
trạng (chú ý kiểu hình liên quan đến số gen
trội trong kiểu gen). Từ đó cho biết Kiểu tác
động của gen đối với sự hình thành độ đậm
nhạt của màu sắc hạt ntn? Từ đó cho biết
tương tác cộng gộp là gì?
- HS hoạt động và thực hiện các
nhiệm vụ được giao.
- GV kết luận
Bước 4: Đưa KN “Tương tác gen kiểu
bổ sung” vào hệ thống KN đã có.
Bước 5: Vận dụng KN.
Yêu cầu HS vận dụng để giải thích kết
quả phép lai
Gv: Nhận xét ảnh hưởng của môi trường
sống với nhóm tính trạng này? Ứng dụng gì
trong trồng trọt, chăn nuôi?
* Theo em các quy luật tương tác gen có ý
nghĩa gì trong công tác chọn giống? Và trong
thực tiễn?
4 alen trội : Hoa đỏ thẫm
3 alen trội : Hoa đỏ
2 alen trội : Hoa đỏ hồng
1 alen trội : Hoa hồng
không có alen trội: Hoa trắng
c) Đặc điểm
- Tính trạng càng do nhiều gen
tương tác quy định thì sự sai
khác về kiểu hình giữa các kiểu
gen càng nhỏ và càng khó nhận
biết được các kiểu hình đặc thù
cho từng kiểu gen
-Những tính trạng số lượng
thường do nhiều gen quy định,
chịu ảnh hưởng nhiều của môi
trường
Hoạt động 2: Tác động đa hiệu của gen
* Phân tích các VD trong SGK &
cho biết thế nào là tính đa hiệu của
một gen?
* Hiện tượng này có ý nghĩa gì?
- Hiện tượng này có mâu thuẫn gì
với quy luật của MenĐen không?
II. Tác động đa hiệu của gen
* Ví dụ
* Kết luận
Một gen có thể tác động đến sự
biểu hiện của nhiều tính trạng khác
nhau.
187
* Đưa KN mới vào hệ thống KN đã học: GV cung cấp BĐKN khuyết về các
quy luật di truyền qua nhân và yêu cầu HS điền các KN còn thiếu (KN 1- KN
4) để hoàn chỉnh bản đồ.
Trên cơ sở hoàn thiện BĐKN HS dễ dàng xác định được vị trí các quy
luật di truyền trong mối quan hệ giữa các gen. HS xác định và phân biệt được
có hai kiểu tương tác giữa các gen là gen alen (gen cùng locus) và tương tác
giữa các gen không alen (gen khác lôcus)…
4. Củng cố.
- Hai alen thuộc cùng một gen tương tác với nhau như thế nào? Giải thích.
- Khi các gen không alen tương tác và hoạt động phối hợp sẽ cho ra các tỉ
lệ kiểu hình cơ bản nào? Giải thích vì sao lại có các tỉ lệ đó?
5. Dặn dò.
- Ôn bài theo câu hỏi lý thuyết 1,3,4,5 và làm bài tập 2 (SGK trang 45).
- Chuẩn bị bài liên kết và hoán vị gen.
188
PHỤ LỤC 3: CÁC ĐỀ KIỂM TRA
3.1. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1 (Thời gian làm bài 10 phút)
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Định nghĩa nào sau đây về gen là đúng nhất:
A. Một phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm xác định
(sản phẩm đó là chuỗi polipeptit hay ARN).
B. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm
xác định (sản phẩm đó là ARN)
C. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho 1 sản phẩm
xác định (sản phẩm đó là chuỗi polipeptit hay ARN).
D. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin cho việc tổng hợp một
prôtêin quy định tính trạng.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về gen là sai?
A. Gen cấu trúc là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo nên
thành phần cấu trúc của tế bào.
B. Gen chức năng là gen mang thông tin mã hóa cho các sản phẩm tạo
nên thành phần quy định chức năng của tế bào.
C. Gen điều hòa là gen mang thông tin mã hóa sản phẩm kiểm soát hoạt
động của các gen khác.
D. Gen vận hành là vùng ADN có trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó Pr ức
chế có thể gắn vào làm ngăn cản sự phiên mã.
Câu 3. Bản chất của mã di truyền là:
A. thông tin quy định các tính trạng truyền đạt từ bố mẹ sang con cháu
B. thông tin quy định cấu trúc các loại prôtêin
C. trình tự nuclêôtit trong ADN quy định trình tự axit amin trong prôtêin
D. 3 nuclêôtit trong mARN quy định một axit amin trong prôtêin
Câu 4. Trong số 64 bộ ba mã di truyền có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin
nào mà chỉ làm tín hiệu kết thúc quá trình dịc h mã. Các bộ ba/mARN đó là:
189
A. AUG, UGA, UAG B. UGA, AAU, UAG
C. AUG, UAA, UGA D. UAG, UAA, UGA
Câu 5. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch bổ sung được tổng hợp ngắt
quãng tạo nên các đoạn ngắn. Sau đó các đoạn này được nối lại với nhau nhờ
enzym nối. Enzym nối ở đây là enzym:
A. Helicaza B. ARN – polimeraza
C. Ligaza D. ADN – polimeraza
Câu 6. Enzym nào không tham gia quá trình tự sao của ADN:
A. Helicaza B. ARN – polimeraza
C. Amilaza D. ADN – polimeraza
Câu 7. Hai mạch ADN mới được hình thành dưới tác dụng của enzym ADN-
pôlymeraza dựa trên 2 mạch của phân tử ADN cũ theo cách:
A. Phát triển theo hướng từ 3’ đến 5’(của mạch mới).
B. Phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’(của mạch mới).
C. Một mạch mới được tổng hợp theo hướng từ 3’ đến 5 ’ còn mạch mới
kia phát triển theo hướng từ 5’ đến 3’.
D. Hai mạch mới được tổng hợp theo hướng ngẫu nhiên, tuỳ theo vị trí
tác dụng của enzym.
Câu 8. Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung có tác dụng:
A. Đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ.
B. Sao lại chính xác trình tự của các nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử
ADN, duy trì tính chất đặc trưng và ổn định của phân tử ADN qua các thế hệ.
C. Góp phần tạo nên hiện tượng biến dị tổ hợp.
D. A, B và C đều đúng.
Câu 9. Những tính chất nào dưới đây không phải là tính chất của mã di truyền:
A. Tính phổ biến. B. Tính đặc hiệu.
C. Tính thoái hoá. D. Tính bán bảo tồn.
Câu 10. Kết quả của nhân đôi ADN là tạo ra 2 ADN “con” giống ADN “
190
mẹ”. Có được đặc điểm này là nhờ sự nhân đôi t heo nguyên tắc:
A. bổ sung B. Bán bảo toàn C. tổng hợp 1 chiều D. A và B
3.2. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (Thời gian làm bài 10 phút)
Hãy chọn phương án trả lời đúng .
Câu 1. ARN được tổng hợp từ mạch nào của gen?
A. Từ cả hai mạch. B. Khi từ mạch 1, khi từ mạch 2.
C. Từ mạch có chiều 5’ – 3’. D. Từ mạch có chiều 3’ – 5’.
Câu 2. Trong quá trình tổng hợp ARN:
A. 1 đoạn ADN tương ứng với 1 gen sẽ được tháo xoắn.
B. Quá trình tổng hợp ARN được thực hiện trên một mạch của gen.
C. Sau khi tổng hợp ARN, đoạn ADN đóng xoắn lại.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 3. Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển xit amin mêtiônin là:
A. 5'AUG3'. B. 5'XAU3'. C. 3'XAU5'. D. 3'AUG5'.
Câu 4. Một đoạn mARN có trình tự các ribonuclêôtit như sau:
5’...- XAUAAGAAUXUUGX –...3’
Trình tự nuclêôtit của mạch ADN làm khuôn đã tạo ra đoạn mARN này là:
A. 5’...- GTATTXTTAGAAXG-... 3’
B. 3’...- XAAAGATTXTTATG-... 5’
C. 3’...- XGTTXTAAGAATAX-... 5’
D. 5’...- GXAAGATTXTTATG-... 3’
Câu 5. Ở sinh vật nhân thực mARN được tổng hợp theo các bước
A. Gen mARN sơ khai tách exon ghép intron mARN.
B. Gen ghép exon tách intron mARN sơ khai mARN.
C. Gen mARN sơ khai tách intron ghép exon mARN.
D. Gen tách exon ghép intron mARN sơ khai mARN
Câu 6. Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện
A. Trong nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã.
191
B. Chỉ trong nhân đôi ADN, phiên mã.
C. Chỉ trong phiên mã, dịch mã.
D. Chỉ trong nhân đôi ADN, dịch mã
Câu 7. Trên mạch tổng hợp ARN của gen, enzym ARN pôlymeraza đã di
chuyển theo chiều:
A.Từ 5’ đến 3’ C. Từ 3’ đến 5’.
B. Chiều ngẫu nhiên D. Từ giữa gen tiến ra 2 phía.
Câu 8. Sự giống nhau giữa 2 quá trình nhân đôi và sao mã là:
A. Đều có sự xúc tác của ADN pôlymeraza.
B. Thực hiện trên toàn bộ phân tử ADN.
C. Việc lắp ghép các đơn phân được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc bổ sung.
D. Trong một chu kỳ tế bào có thể thực hiện được nhiều lần
Câu 9 (2 điểm). Hãy ghép đôi giữa câu hỏi và đáp án cho phù hợp:
Câu hỏi Các đáp án
1. Ribôxôm tiếp xúc với mARN ở vị
trí nào? Đầu nào của mạch?
a. Gặp mã kết thúc UAA hoặc UAG
, UGA
2. Phức hệ axit amin – tARN thực
hiện DM dựa trên nguyên tắc nào ?
b. Mã mở đầu (AUG), đầu 5’ của
mARN
3. Chiều di chuyển của RBX, RBX di
chuyển như thế nào?
c. Khớp mã dựa trên NTBS A=U,
G=X
4. Khi nào thì sự di chuyển của RBX
dừng lại?
d. Di chuyển theo từng nấc bộ ba 5’
-> 3’/ mARN
3.3. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 3 (Thời gian làm bài 10 phút)
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Định nghĩa nào sau đây là đúng
A. Đột biến gen (ĐBG) là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan
đến một hoặc một số đoạn ADN xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN.
192
B. ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc
một số cặp nuclêotit (Nu) trong nhiễm sắc thể.
C. ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc
một số cặp nuclêotit (Nu) xảy ra ở một điểm nào đó của phân tử ADN.
D. ĐBG là những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể do mất,
thêm, thay hoặc đảo vị trí cặp nuclêotit trong ADN.
Câu 2. Những dạng ĐBG nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêotit và
số liên kết hiđrô so với gen ban đầu ?
A. Thay thế 1 cặp nuclêôtit và thêm 1 cặp nuclêôtit.
B. Mất 1 cặp nuclêôtit và thay thế 1 cặp nuclêôtit.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit.
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit cùng loại
Câu 3. Cơ chế phát sinh các giao tử n+1 và n-1 là do
A. thoi vô sắc không hình thành
B. 1 cặp NST tương đồng không nhân đôi
C. 1 cặp NST tương đồng không phân li ở kì sau của giảm phân
D. tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân li
Câu 4. ĐBG được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa
A. Phổ biến hơn đột biến NST và ít gây hại hơn đột biến NST.
B. Làm biến đổi cấu trúc của prôtêin
C. Làm biến đổi trong gen dẫn đến biến đổi cấu trúc của mARN.
D. Làm gián đoạn sự biểu hiện của tính trạng.
Câu 5. Một đột biến gen làm thay đổi toàn bộ trình tự các bộ ba kể từ điểm bị
đột biến là loại đột biến:
A. Thay thế 1 cặp nu B. Mất hoặc thêm 1 cặp nu
C. Mất cặp nu D. Thêm cặp nu
Câu 6. Cơ thể tứ bội được tạo thành không phải do
A. NST ở tế bào sinh dưỡng nhân đôi nhưng không phân li
193
B. NST ở hợp tử nhân đôi nhưng không phân li
C. sự thụ tinh của hai giao tử 2n thuộc 2 cá thể khác nhau
D. sự tạo thành giao tử 2n từ thể tứ bội và sự thụ tinh của hai giao tử này với nhau
Câu 7. Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (thể song nhị bội) so với thể tự
đa bội là
A. tổ hợp các tính trạng của cả hai loài khác nhau.
B. khả năng tổng hợp chất hữu cơ kém hơn
C. tế bào mang cả hai bộ NST của hai loài khác nhau
D. Khả năng phát triển và sức sống bình thường
Câu 8. Câu nào sau đây có nội dung không đúng với ĐBG
A. ĐBG khi phát sinh sẽ được nhân đôi qua cơ chế tự nhân đôi của ADN.
B. ĐBG là biến đổi xảy ra trên phân tử ADN.
C. Tất cả các ĐBG khi phát sinh đều thể hiện bằng kiểu hình của cơ thể.
D. Có loại ĐBG di truyền qua sinh sản hữu tính, cũng có loại không di
truyền qua sinh sản hữu tính.
Câu 9. Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST xảy ra ở
A. 1 cặp NST B. một số cặp NST
C. tất cả các cặp NST D. 1 hoặc một số cặp NST
Câu 10. Ý nào sau đây không đúng với trường hợp: Một đột biến gen xảy ra
làm thay đổi một cặp Nuclêôtit ở một bộ ba bất kỳ dẫn tới xuất hiện một bộ ba
mã mới. Bộ ba mã mới có thể:
A. Xuất hiện sớm mã kết thúc
C. Không mã hóa axit amin mới
B. Mã hóa axit amin mới
D. Làm thay đổi trình tự axit amin trong prôtêin mới tổng hợp
3.4. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 4 (Thời gian làm bài 10 phút)
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Cặp alen là
A. hai gen giống nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương
194
đồng ở sinh vật lưỡng bội.
B. hai gen giống nhau hay khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm
sắc thể tương đồng ở sinh vật lưỡng bội.
C. hai gen khác nhau thuộc cùng một gen trên cặp nhiễm sắc thể tương
đồng ở sinh vật lưỡng bội.
D. hai gen giống nhau hay khác nhau trên cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở
sinh vật lưỡng bội.
Câu 2. Hiện tượng trội hoàn toàn là kiểu tương tác:
A. giữa các gen Alen, trong đó gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn
tương ứng.
B. giữa các gen Alen, trong đó gen trội át chế hoàn toàn gen lặn tươngứng.
C. giữa các gen không Alen, trong đó gen trội át chế không hoàn toàn gen lặn.
D. giữa các gen không Alen, trong đó gen trội át chế hoàn toàn gen lặn.
Câu 3. Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp gen là:
A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
B. các cặp gen đang xét tồn tại trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
D. các cặp gen đang xét cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
Câu 4. Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là:
A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp
nhiễm sắc thể, các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng, các cặp gen
đang xét phải tồn tại trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.
D. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng, các cặp gen quy
định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể
Câu 5. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly là
A. Sự phân li của cặp NST tương đồng trong giảm phân
B. Sự phân li của cặp alen trong giảm phân
195
C. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ tinh
D. Sự phân li và tổ hợp của cặp NST tương đồng trong giảm phân và thụ
tinh dẫn đến sự phân li của các alen trong cặp
Câu 6. . Ở một loài thực vật, các gen quy định các tính trạng phân li độc lập
và tổ hợp tự do. Cho cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu gen Aabb
ở đời con là
A. 9/16. B. 2/16. C. 3/16. D. 1/16.
Câu 7. Kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng của MenĐen đã phát hiện ra
kiểu tác động nào của gen?
A. A len trội át chế không hoàn toàn alen lặn tương ứng
B. A len trội tác động bổ trợ alen lặn tương ứng
C. A len trội và alen lặn tác động đồng trội
D. A len trội át chế hoàn toàn alen lặn tương ứng
Câu 8. Sự tương tác giữa các gen không alen, trong đó mỗi kiểu gen có 1 loại
gen trội hoặc toàn gen lặn đều xác định cùng 1 kiểu hình, cho F2 có tỉ lệ KH là:
A. 9: 6: 1 B. 9: 7 C. 9: 3: 3: 1 D. 13:3
Câu 9. Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí
quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và 31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính
trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. liên kết gen hoàn toàn. B. phân li độc lập của Menđen.
C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ trợ.
Câu 10. Trường hợp mỗi gen cùng loại (trội hoặc lặn của các gen không alen)
đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác
A. bổ trợ B. át chế C. cộng gộp D. đồng trội
3.5. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 5 (Thời gian làm bài 45 phút)
Câu 1: Hãy kể tên và nêu vai trò của các enzim tham gia vào cơ chế nhân
đôi ADN. Giải thích vì sao 2 ADN “con” được tạo ra lại giống với ADN “mẹ”?
Câu 2. Đột biến gen là gì? Hãy trình bày các dạng đột biến điểm và hậu
quả của các dạng đột biến đó đến cấu trúc và chức năng của phân tử prôtêin
196
được tổng hợp?
Câu 3. Phiên mã là gì? So sánh phiên mã ở sinh vật nhân sơ với phiên mã ở
sinh vật nhân thực? Cho biết nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến sự khác nhau đó.
Câu 4. Ở 1oài thực vật A quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy
định thân thấp, B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với b quy định hoa trắng.
Cho P dị hợp 2 cặp gen nói trên lai với nhau, hãy cho biết:
a. Điều kiện để xảy ra hiện tượng PLĐL của các cặp tính trạng nói trên.
b. Nếu các gen PLĐL thì tỉ lệ phân li kiểu hình; tỉ lệ phân li kiểu gen ở
F1 như thế nào?
3.6. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 6 (Thời gian làm bài 45 phút)
Phần I. Trắc nghiêm: Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Tính thoái hoá của mã di truyền được hiểu là
A. một loại bộ ba có thể mã hoá cho nhiều loại axit amin.
B. nhiều loại bộ ba không tham gia mã hoá axit amin.
C. nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axit amin.
D. một loại bộ ba chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
Câu 2. Quá trình tự nhân đôi của ADN, en zim ADN - pô limeraza có vai trò
A. tháo xoắn phân tử ADN.
B. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN.
C. lắp ráp các nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ xung với các nu trên mỗi
mạch khuôn của ADN.
D. bẻ gãy các liên kết H giữa 2 mạch ADN, cung cấp năng lượng cho quá
trình tự nhân đôi.
Câu 3. Thành phần nào sau đây không tham gia trực tiếp vào quá trình dịch mã?
A. mARN B. ADN C. tARN D. Ribôxôm.
Câu 4. Trường hợp mỗi gen cùng loại (trội hoặc lặn của các gen không alen)
đều góp phần như nhau vào sự biểu hiện tính trạng là tương tác:
A. bổ trợ. B. át chế. C. cộng gộp. D. đồng trội.
197
Câu 5. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân li độc lập là...(P: sự
phân li độc lập của cặp NST tương đồng, L: tiếp hợp và trao đổi chéo trong
cặp NST tương đồng, N: sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng)
trong giảm phân tạo ra các giao tử. Các giao tử kết hợp tự do trong quá
trình........(F: gián phân, M: giảm phân, T: thụ tinh) tạo hợp tử.
A. N, T B. L, T C. P, F D. P, M
Câu 6. Sơ đồ sau mô tả một quá trình
đang diễn ra trong tế bào:
Tên gọi của các cấu trúc I, II, III, IV là:
A. Enzim, mạch mã gốc, mạch mã
sao, mạch bổ sung
B. Enzim, mạch mã sao, mạch mã
gốc, mạch bổ sung
C. Enzim, mạch mã gốc, mạch bổ
sung, mạch mã sao
Câu 7. Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi:
A. Các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn
B. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính
C. Các cặp gen quy đang xét nằm trên cùng một cặp NST tương đồng
D. Các cặp gen đang xét nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
Câu 8. Trong các trường hợp đột biến sau đây, trường hợp nào thay đổi cấu
trúc prôtêin nhiều nhất:
A. Mất 1 bộ 3 nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.
B. Mất 2 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.
C. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí đầu của gen cấu trúc.
D. Mất 1 cặp nucleôtit ở vị trí giữa của gen cấu trúc.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây không đúng với một đột biến thay thế cặp nuclêôtit
này bằng một cặp nuclêôtit khác đến phân tử Pr được tổng hợp:
198
A. không làm biến đổi cấu trúc Pr
B. Thay thế axit amin này bằng axit amin khác
C. làm cho phân tử Pr ngắn hơn so với bình thường
D. Làm thay đổi toàn bộ các axit amin kể từ điểm bị đột biến
Câu 10. Điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc gen ở sinh vật nhân sơ với cấu
trúc gen ở sinh vật nhân thực là:
A. Gen có cấu trúc 1 mạch hay hai mạch
B. Gen là ARN hay ADN
C. Gen có cấu trúc không phân mảnh hay phân mảnh
D. Gen bị đột biến hoay không bị đột biến
Phần II. Tự luận
Câu 1. Chỉ ra những điểm khác nhau cơ bản giữa cơ chế tự sao và phiên mã.
Câu 2. Cho phép lai P AaBb x aabb. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen trong
trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng.
3.7. ĐỀ KIỂM TRA SỐ 7 (Thời gian làm bài 45 phút)
Phần I. Trắc nghiệm.
Hãy chọn phương án trả lời đúng.
Câu 1. Trường hợp nào sau đây là sai theo quan điểm hiện nay về mã di truyền?
A. Codon (bộ ba mã) dài 3 nuclêôtit
B. Có nhiều codon mã hóa cho một axit amin
C. Một codon mã hóa cho vài axit amin
D. Các codon không gối đầu nhau
Câu 2. Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, vì sao trong hai mạch
polinuclêôtit được tổng hợp thì một mạch được hình thành liên tục và một
mạch được hình thành từng đoạn, sau đó các đoạn được nối với nhau ?
A. Trong phân tử ADN, 2 mạch polinuclêôtit đi ngược chiều nhau
B. Enzim xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3’ của
polinu ADN mẹ và mạch polinu chứa ADN con kéo dài theo chiều 5’ – 3’
199
C. ADN tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung
D. a và b
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây về quá trình tổng hợp prôtêin là không đúng:
A. Quá trình dịch mã được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung
B. Axit amin thứ nhất bị tách khỏi chuỗi pôlipeptit khi vừa tổng hợp xong
C. Trình tự ribônu trong mARN qui định trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
D. tARN mang axit amin đến ribôxôm để tổng hợp chuỗi pôlipeptit.
Câu 4. Sơ đồ sau mô tả một quá trình
đang diễn ra trong tế bào:
Đây là quá trình:
A. Nhân đôi ADN
B. Nhân đôi NST
C. Tổng hợp ARN
D. Tổng hợp prôtêin
Câu 5. Hiện tượng tương tác gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là:
A. nhiều gen quy định 1 tính trạng
B. 1 gen quy định 1 tính trạng
C. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp
D. Làm tăng biến dị tổ hợp
Câu 6. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết là các.........(T: gen
trội quy định màu thân và gen trội quy định chiều dài cánh, L: gen trội quy
định màu thân và gen lặn quy định màu thân) nằm.............(M: trên một nhiễm
sắc thể (NST), N: trên các NST thuộc các cặp tương đồng khác nhau), cùng
phân li với nhau trong...(G: gián phân, Gi: giảm phân) sau đó tổ hợp trong
quá trình thụ tinh:
A. T, M, Gi B. L, N, Gi C. T, N, G D. L, M. Gi
Câu 7. Chất cônsixin thường được dùng để gây đột biến thể đa bội, bởi vì nó
có khả năng
200
A. kích thích cơ quan sinh dưỡng phát triển nên các bộ phận này thường
có kích thước lớn.
B. tăng cường sự trao đổi chất ở tế bào, tăng sức chịu đựng ở sinh vật.
C. tăng cường quá trình sinh tổng hợp chất hữu cơ.
D. cản trở sự hình thành thoi vô sắc làm cho nhiễm sắc thể không phân ly.
Câu 8. Trường hợp các gen không alen (không tương ứng) khi cùng hiện
diện trong một kiểu gen sẽ tạo kiểu hình riêng biệt là tương tác
A. bổ trợ. B.át chế. C.cộng gộp. D. đồng trội.
Câu 9. Trường hợp nuclêôtit thứ 10 là G-X bị thay thế bởi A-T. Hậu quả có
thể xảy ra trong sản phẩm prôtêin được tổng hợp là
A. mất một axit amin
B. axit amin thuộc bộ ba thứ tư có thể bị thay đổi
C. thêm một axit amin
D. trình tự axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi pôlipeptit bị thay đổi
Câu 10. Sự giống nhau giữa tự sao và phiên mã là:
A. Có sự biến đổi ADN làm khuôn mẫu (ADN tháo xoắn; tách mạc h...),
B. Các nguyên liệu môi trường nội bào liên kết với các nuclêôtit trên
mạch ADN gốc theo nguyên tắc bổ sung
C. Có sự tham gia xúc tác của các loại enzim.
D. Cả A, B và C
Phần II. Tự luận
Câu 1. Chỉ ra điểm giống và khác nhau cơ bản về cấu trúc của gen cấu trúc ở
sinh vật nhân thực với cấu trúc của gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ.
Câu 2. Cho P dị hợp 2 cặp gen lai phân tích, trong đó A quy định thân cao; a
quy định thân thấp, B quy định hạt dài; b quy định hạt tròn. Xác định tỉ lệ
phân li kiểu hình trong trường hợp 2 cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST.
201
HƯỚNG DẪN CHẤM CÁC BÀI KIỂM TRA
1. Hướng dẫn chấm đề trắc nghiệm (đề 1 ; 2 ; 3 ; 4 mỗi câu đúng được 1
điểm. Đề số 6 ; 7 mỗi câu trắc nghiệm được 0.6 điểm)
Đề số 1.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
P.án C D C D C C B B D D
Đề số 2.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9(2 điểm)
P.án D D B D C A C C 1-b ;2-c ;3-d ;4-a
Đề số 3.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
P.án C D C A B A C C D D
Đề số 4.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
P.án B B B C D B D B D C
Đề số 6.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
P.án C C B C D A C C D C
Đề số 7.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
P.án C D C D D A D A B D
2. Hướng dẫn chấm phần tự luận.
Đề số 5:
Câu Nội dung Điểm
1 * Tên và vai trò:
-Enzim: xúc tác các biến đổi của ADN và tổng hợp mạch mới
-ADN “mẹ”: Sử dụng làm khuôn mẫu tổng hợp ADN “con”
-Nuclêôtit: Nguyên liệu và năng lượng cho T.H ADN “con”
-0.5
-0.5
0.5
202
* Giải thích: Nhân đôi theo nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung
- Nguyên tắc bán bảo toàn
- Nguyên tắc khuôn mẫu
-1.0
2 *KN đột biến gen
*Các dạng đột biến điểm: mất; thêm; thay thế 1 cặp nu
*Hậu quả:
Dạng
đột
biến
Hậu quả với cấu trúc Pr Hậu quả với chức năng
Pr
Mất
hoặc
thêm
- do dịch khung các bộ 3
nên:
+ Pr giảm 1 axit amin hoặc
không thay đổi số axit
amin
+ thay đổi các axit amin từ
vị trí đột biến đến cuối gen
+ Xuất hiện mã kết thúc
sớm → chuỗi polipeptit
ngắn hoặc không được
tổng hợp
Ảnh hưởng lớn đến
chức năng của Pr hoặc
Pr mất chức năng
Thay
thế
-Không thay đổi axit amin
-Thay đổi 1 axit amin
-Giảm số lượng axit amin
nếu nuclêôtit bị thay thế
làm xuất hiện mã kết thúc
sớm
- Không ảnh hưởng
- Ảnh hưởng ít hoặc
nhiều đến chức năng
của Pr
- Pr thường mất chức
năng
-0.5
-0.5
-1.0
-0.5
203
3 So sánh quá trình sao mã
a. Giống nhau
- ADN dãn xoắn (một gen) và một gen thì chỉ có một mạch
làm khuôn mẫu.
- Nguyên liệu là các ribo nuclêôtit (A,U,G,X)
- Đều có sự xúc tác của enzim ARN-pôlymeraza
- ARN được tổng hợp theo chiều 5'-3'.
- Theo nguyên tắc bổ sung.
b. Khác nhau
Nhân sơ Nhân chuẩn
- Mỗi loài có một loại
enzim
- mARN được sử
dụng ngay để tổng
hợp protêin
- Có nhiều loại enzim
- mARN được tổng hợp xong phải qua
khâu hòan thiện mới trở thành ARN
hoàn chỉnh (gắn mũ 7Me-G, cắt Intr
nối Exon, gắn đuôi Poli A).
- Vì gen phân mảnh; mARN phải rời
nhân ra tế bào chất để tổng hợp Pr
-0.5
-0.5
-0.5
-1.0
4 a. ĐK của PLĐL: 2 cặp gen trên thuộc 2 cặp NST tương đồng
b. Tỉ lệ PLKG: 1:2:1:2:4:2:1:2:1; tỉ lệ PLKH: 9:3:3:1
-1.0
-1.5
Đề số 6.
1 Tổng hợp ADN Tổng hợp ARN
- Xảy ra trên toàn bộ 2 mạch
đơn của phân tử ADN
- Xảy ra trên từng mạch đơn
riêng rẽ ở tại 1 mạch
- Nguyên liệu tổng hợp là 4
loại nuclêôtit: A, T, G, X
- Nguyên liệu tổng hợp là 4
loại ribônuclêôtit: A, U, G, X
- Nguyên tắc tổng hợp là
NTBS A-T, G-X và nguyên
tắc giữ lại một nửa.
- Nguyên tắc tổng hợp là
NTBS A-U, G-X
-0.5
-0.5
-0. 5
204
- Enzim xúc tác chủ yếu là
ADN polymeraza
- Enzim xúc tác chủ yếu là
ARN polymeraza
- Kết quả từ một ADN mẹ tạo
ra 2 ADN con giống hệt ADN
mẹ, trong mỗi ADN con có
một mạch đơn mới được tổng
hợp nên.
- Kết quả mỗi lần tổng hợp
tạo ra 1ARN có số lượng,
thành phần và trật tự c ác đơn
phân giống mạch bổ sung của
gen (Chỉ khác T được thay
thế bằng U)
- Tổng hợp ADN là cơ chế
đảm bảo truyền đạt thông tin
di truyền cho thế hệ sau được
ổn định.
- Tổng hợp ARN đảm bảo
cho các gen cấu trúc riêng rẽ
tổng hợp prôtêin.
-0.5
-0.5
-0. 5
2 * 1:1:1:1 -1.0
Đề số 7.
Câu Nội dung Điểm
1 -Giống cấu trúc 3 vùng:
+ Vùng khởi đầu (vị trí; chức năng)
+ Vùng mã hóa (vị trí; chức năng)
+ Vùng kết thúc (vị trí; chức năng)
- Khác nhau cơ bản: Vùng mã hóa có cấu trúc phân mảnh hoặc không
+ Gen SV nhân sơ: Vùng mã hóa không phân mảnh
+Gen SV nhân thực: Vùng mã hóa chủ yếu phân mảnh
-1.5
-1.5
2 * 1:1 -1.0
205
PHỤ LỤC 4. PHIẾU XIN Ý KIẾN CHUYÊN GIA
(Về chất lượng các bản đồ khái niệm đã xây dựng trong luận án tiế n sĩ “Thiết
kế và sử dụng BĐKN trong dạy học phần Di truyền học góp phần nâng cao chất
lượng dạy học Sinh học lớp 12”)
Họ và tên Chuyên gia:………………………………………………………
Chuyên ngành: ……………………………………………………………...
Đơn vị công tác:……………………………………………………………..
1. ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC BĐKN ĐÃ XÂY DỰNG
Kính đề nghị Chuyên gia cho ý kiến của mình về các Bản đồ khái niệm
đã xây dựng thuộc chương 1, 2 phần Di truyền học lớp 12 (có danh sách kèm
theo) bằng cách đánh dấu (X) vào các ô phù hợp trong bảng dưới đây.
NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ
Không
đồng
ý
Phân
vân
Đồng
ý
Hoàn
toàn
đồng ý
1. Khối lượng kiến thức (các KN) trong hệ thống
BĐKN đã phản ánh đầy đủ các KN trong nội
dung tương ứng của chương trình SH lớp 12.
2. Đảm bảo sự chính xác khoa học của tên các
KN trong mỗi BĐKN.
3. Các BĐKN thể hiện tính khái quát hóa, hệ
thống hóa cho các nội dung kiến thức tương ứng.
4. Các KN trong mỗi BĐKN được sắp xếp đảm
bảo tính logic chặt chẽ.
5. Các BĐKN trong hệ thống BĐKN đảm bảo
tính logic của hệ thống BĐKN đã xây dựng.
2. Ý KIẾN KHÁC
…..………………………………………………………………………………
Xin trân trọng cảm ơn! Ngày….tháng…năm….
206
PHỤ LỤC 5. CÁC PHIẾU KHẢO SÁT GV VÀ HS
5.1. Phiếu điều tra dành cho GV giảng dạy môn Sinh học
Thầy cô vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X) vào các ô
phù hợp trong bảng dưới đây.
Trân trọng cảmơn !
Biện pháp
Mức độ (%)
Thường
xuyên
Đôi
khi
Không
bao giờ
1. Các biện pháp chủ yếu GV sử dụng trong DH các KN sinh học:
- Giải thích, minh họa
- Sử dụng phương tiện trực quan
-Làm việc với SGK, tài liệu tham khảo
- Sử dụng hệ thống câu hỏi
- Sử dụng tình huống có vấn để
- Sử dụng các dạng sơ đồ
2. Cách thức GV hướng dẫn HS hệ thống hóa KN
- Lập dàn ý
- Lập bảng
- Các dạng sơ đồ
3. Tình hình sử dụng sơ đồ trong các khâu của quá trình DH Sinh học :
- Nghiên cứu tài liệu mới
- Hoàn thiện củng cố kiến thức
- Kiểm tra đánh giá
- Hướng dẫn HS tự học
4. GV tổ chức cho HS sử dụng sơ đồ theo các mức độ tích cực:
- GV cung cấp sơ đồ, HS học theo sơ đồ để ghi nhớ
207
- GV cung cấp sơ đồ chưa hoàn chỉnh cùng hệ
thống câu hỏi, HS hoàn thiện sơ đồ &trả lời
câu hỏi để lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức
- HS tự thiết kế sơ đồ & rút ra nhận xét
5. Những khó khăn GV gặp trong qua trình dạy các học phần “DTH” là:
- Mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức trong 1
bài so với thời gian của 1 tiết học.
- Mất nhiều thời gian cho việc nhắc lại kiến
thức đã học ở lớp 9 cho HS
- Thiếu thời gian cho việc củng cố khắc sâu
kiến thức
6. Khi dạy các KN trong bài GV chú ý đến:
- Tái hiện các kiến thức cũ có liên quan
- Dạy hết các KN có trong bài
- Số lượng các KN trong bài
- Tính chính xác của các KN trong bài
-Mối liên quan của các KN mới với các KN đã học
5.2. Phiếu điều tra dành cho HS lớp 12
Các em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X)
vào các ô phù hợp với bản thân trong bảng dưới đây. Xin cảm ơn!
Tiêu chí Các mức độ
1. Ý thức với bộ
môn SH
- Ham mê với môn học
- Chỉ coi môn học là một nhiệm vụ
- Không thích học môn Sinh học
2. Kết quả học - Loại giỏi
208
tập môn SH - Loại khá
- Loại trung bình
- Loại yếu
3. Cách thức
chuẩn bị trước
cho một bài học
môn SH
- Không học bài cũ và không chuẩn bị bài mới
- Thỉnh thoảng nghiên cứu trước bài học
- Thường xuyên nghiên cứu trước bài học và ôn lại
kiến thức cũ theo hướng dẫn của GV
- Tự đọc nội dung, tìm hiểu các KN bài học ngay cả
khi không có hướng dẫn của GV
- Tìm đọc thêm các tài liệu có liên quan
4. Cách thức
Em học các KN
phần DTH
- Học thuộc lòng những gì GV cho ghi để chuẩn bị
cho sự kiểm tra của GV
- Học bằng cách thiết kế đề cương, lập bảng…
- Vẽ hình
- Học bằng cách thiết kế và sử dụng các dạng sơ đồ
5. Mức độ nắm
vững các KN
DTH
- Không thuộc và không hiểu bản chất KN
- Học thuộc lòng nhưng không hiểu bản chất KN
- Hiểu nhưng không vận dụng được các KN
- Hiểu rõ và vận dụng được các KN Sinh học
5.3. Phiếu điều tra HS về hiệu quả của việc sử dụng bản đồ KN trong dạy
– học phần di truyền học (điều tra sau thực nghiệm)
Các em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu (X)
vào các ô phù hợp với bản thân trong bảng dưới đây.
Xin cảm ơn!
209
Nội dung
Các mức độ
Không
đồng ý
Phân
vân
Đồng
ý
1. Sử dụng BĐKN trong dạy - học sẽ giúp em có
hứng thú hơn với môn học.
2. Việc ghi chép nội dung bài học bằng BĐKN sẽ
giúp em ghi chép kiến thức 1 cách Lôgíc, khoa học.
3.Việc ghi chép nội dung bài học bằng BĐKN sẽ
giúp em dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ các kiến thức.
4. Khi ghi chép nội dung bài học bằng BĐKN giúp
em dễ dàng nhìn thấy “bức tranh” tổng thể của nội
dung kiến thức và mối quan hệ giữa các thành phần
kiến thức.
5. Sử dụng BĐKN giúp em thuận lợi hơn trong việc
ghi nhớ và tái hiện kiến thức.
6. Sử dụng BĐKN giúp em thuận lợi hơn trong việc
hiểu sâu; hiểu bản chất, phân biệt các KN và tạo
liên kết giữa các KN thành hệ thống.
7.Việc thiết kế và sử dụng BĐKN trong tự học tập
sẽ giúp em học tốt hơn.
8. Em mong muốn sẽ được rèn luyện kĩ năng và
thói quen tự học bằng BĐKN với các nội dung
khác của bộ môn SH.
210
tuandtvt
hongtutn
PHỤ LỤC 6. SỬ DỤNG BĐKN TRONG HỌC HỢP TÁC QUA
INTERNET
Theo mô hình này, BĐKN là trung tâm của môi trường học tập, BĐKN
kết hợp với phần mềm Cmap Toolss có thể tạo ra một mô hình học tập mới là
học hợp tác qua mạng Internet. Khi bạn được chấp nhận hợp tác, bạn có thể
cộng tác với nhiều người sử dụng Cmap Toolss cùng một lúc qua Internet,
bạn có thể cùng tham gia thảo luận, sửa chữa, phát triển và sở hữu các
BĐKN.
Để được tham gia hợp tác cần thực hiện 2 bước sau:
Bước 1. Đề nghị để hợp tác
Người sở hữu Cmap Người cộng tác
1. Từ một Cmap mở trong Places/ kích
trái vào biểu tượng ở đỉnh bên phải của
Cmap để loại bỏ khoá cộng tác - Cửa
sổ Synchronuos Collaboration
Enabled”xuất hiện (xác nhận Cmap cho
cộng tác đồng bộ)/chọn Oke
2. Cửa sổ “Response to Collaboration
Request” (đáp ứng yêu cầu hợp tác)
xuất hiện /chọn Collaborate.
1. Từ một Cmap mở trong Places/
Loại bỏ khoá cộng tác/ cửa sổ
“Request Collaboration Session”
mở/chọn Submit Request
(Bạn có thể chọn Set this as the
default user ID nếu Bạn muốn thay
đổi ID (chỉ danh) người sử dụng
hoặc thiết lập ID mới)
211
Bước 2. Học hợp tác: Sau khi người quản lí hay người sở hữu Cmap
chấp nhận yêu cầu hợp tác đồng bộ, bất kì người tham gia nào có trong danh
sách cũng có thể sửa đổi và thêm thông tin, tài nguyên vào Cmap đó. Những
người sử dụng cũng có thể trao đổi trực tuyến với một người khác bằng cách
đánh văn bản vào hộp thoại ở bên phải của Cmap sau đó kích vào Sent. Bằng
cách này chỉ cần kết nối mạng
Internet là mọi người ở khắp nơi
trên thế giới có thể hợp tác chia sẻ
và học tập cùng BĐKN. Đây là
một trong những ưu điểm nổi trội
của việc thiết kế và sử dụng
BĐKN trên phần mềm Cmap
Tools.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hongtu_1134.pdf