Luận án Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam

1. Cuộc đời ông Tú tuy ngắn ngủi nhưng sự nghiệp để đời của ông Tú lại có một tầm vóc cực kì to lớn và có một sức sống lâu bền. Là một nhà thơ lớn của dân tộc, tiếng thơ của ông Tú là tiếng lòng tha thiết của kẻ sĩ thị dân thất bại, là tiếng cười dài nấc nghẹn tăm tức của người dân mất nước trong buổi li loạn nước mất nhà tan. Với nhiều chuyển biến khác lạ và những đột phá táo bạo vào qui phạm thơ ca trung đại và vào hệ thống tư duy thơ trung đại, thơ ông Tú xứng đáng được xem là nhịp cầu nối liền hai dòng thơ cổ điển và hiện đại, là cái gạch nối, là mắt xích quan trọng cho sự phát triển liên tục của thơ ca dân tộc từ trung đại sang hiện đại. 2. Tiến trình phát triển của văn học dân tộc nói chung và tiến trình vận động phát triển của văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại nói riêng là một tiến trình phát triển liên tục và không ngừng. Tiến trình ấy là một quá tình vận động tự thân tuy rất cần những yếu tố ngoại sinh tác động để thúc đẩy nhanh sự phát triển. Là một quá trình tự vận động và phát triển nên tiến trình ấy cũng rất cần đến những nhân tố nội sinh. Những yếu tố khác lạ mang đậm tính thị dân có xu hướng đột phá nhằm vượt ra khỏi phạm trù của cái cổ điển để vươn tới phạm trù hiện đại trong thơ Tú Xương là những nhân tố đặc biệt can thiết cho tiến trình ấy.

pdf293 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thơ Tú Xương trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghiệp. Hai chữ công nghiệp đƣợc thay bằng văn tự, có nghía là: Vào cuộc đời không thế không cỏ chữ nghĩa. (2) Phẩm giá tột cùng trong thiên hạ chỉnh là tinh cùng gió cùng trăng; Phong lƣu bậc nhất trên đời chính là thử giang hồ (tự do, phóng khoáng). Phẩm giả cực kì, trăng gió nỗi niềm dào dạt; Phong lƣu tột đỉnh, sông hồ cốt cách mênh mông. (Trần Lê Văn dịch) (3) Chịu ngài cả về tài văn chƣơng lẫn nét chơi bời phóng túng. T r a n g | 187 Tác phẩm Tú Xƣơng TỒN NGHI **** Nhƣ đã nêu trong phần "Về văn bản tác phẩm thơ van Nôm của Tú Xƣơng", phần Tồn nghi này khi thống kê các bài đã xuất hiện trong các văn bản trƣớc nay tập sách này loại ra, chúng tôi chỉ nêu tên bài, số lần xuất hiện trong các văn bản trƣớc và lí do loại ra. Các bài này sẽ đƣợc sắp xếp theo thứ tự a, b, c của chữ cái đầu của câu thơ đầu. Nếu xảy ra trƣờng hợp chữ đầu của câu đầu có khác nhau giữa các bản, chứng tôi sẽ có chú dẫn để ngƣời đọc đễ tra lục. Các lí do loại cũng đƣợc sắp xếp thành kí hiệu theo thứ tự a, b, c.để cho việc trình bày gọn nhẹ, tránh trùng lặp không cần thiết, Các li do loại gồm: a. Đã xác định rỗ ràng là của tác giả khác. b. Văn bản không đáng tin cậy, tần số xuất hiện thấp. c. Không phù hợp với tƣ tuồng, tình cảm của tác giả. đ. Không phù hợp với phong cách, tài nghệ cứa tác giả. c. Còn có ý kiến nghi vấn. 1. Hoài mĩ nhân (N1, V8, V10, V12, V17*) + Bao giờ lại có khách sang đây... • c, d. • e: Bản V17 xếp vào tồn nghi. 2. Mừng năm mới (N2,V8,V10, V11, V12) + Bắt chƣớc ai ta chúc mấy lời,.. • a: của Nguyễn Mạnh Bổng: Theo Trần Nghĩa, Tạp chí Văn học (6, 1970). 3. Phƣờng nhơ (V12, V15, V17, V18, V19) + Bấy lâu chới rặt vói phƣờng nhơ... • b, c, đ, e. 4. Chiêm bao (N1.N3.V18) + Bồng thấy chiêm bao thầy những ngƣời... • b, c, d, c. 5. Bỡn ông đồ (N1, V8, V11, V12, V17*) + Bụng ông rặt những máy đồng hồ.,. • a: của Trốn Tích Phiện. • b. 6. Đƣa cho bạn trong nhà pha (N1, N2, N4, V2, V3, V4, V8, V10, V11, V12, V14, V15, V17, V18) +Cái cách phong lƣu lo phải cầu... • c, d, e. T r a n g | 208 Tác phẩm Tú Xƣơng Phiên âm Dã vọng Vƣơng Tích Đông cao bạc mộ vọng, Tỉ ý (a) dục hà y. Thụ thụ giai thu sắc, Sơn sơn duy (b) lạc huy. Mục đồng (c) khu độc phản, Liệp mã đái cầm qui. Tƣơng cố vô tƣơng thức, Trƣờng ca hoài thái vi. (a) Bản của Tú Xƣơng chép: Ỷ tỉ (b) Bản của Tú Xƣơng và nhiều bản viết là Nhƣng trong Toàn Đƣờng thi viết chữ: duy (c) Toàn Đƣờng thi chép là: Mục nhân... Vì Tú Xƣơng dịch là " trẻ mục" nên chúng tôi vẫn giữ Mục đồng theo bản Tú Xƣơng. Dịch nghĩa: Trông ra đồng Chiều hôm trông phía bờ đông, Vẩn vơ nhìn ngắm cánh đồng quê. Cây cối đều nhuốm màu thu. Bóng nắng chiều phủ khắp núi non. Trẻ chăn lùa trâu trở về. Ngƣời săn cƣỡi ngựa quay về cùng xâu chim muông. Gặp mặt mà chẳng quen biết, Nghêu ngao hát, chợt nhớ ngƣời hái rau vi.(1) (1) Lấy điển tích Bá Dí, Thúc Tề con vua nƣớc Cô Trúc, một nƣớc chƣ hầu của nhà Thƣơng. Nhà Chu diệt nhà Thƣơng, hai ngƣời dắt nhau lên núi Thú Dƣơng hái rau T r a n g | 209 Tác phẩm Tú Xƣơng vi mà ăn không chịu ăn thóc nhà Chu. Sau có ngƣời nói, rau vi mọc trên đất Chu cũng của nhà Chu. Hai anh em nhịn ăn mà chết. Ở đây ý nói muốn lui về ẩn dật. Dịch thơ: Bóng lọt ngàn cao buối tối trông, Một mình chưa dễ đứng ngồi xong. Cây lồng sắc chiếu màu thu tía, Non ánh tà dương lộng vẻ hồng. Trẻ mục giục trâu lùa cái nghé, Người săn cưỡi ngựa xách con hồng. Cùng trông lại, biết ai hay tá? Tưởng hái rau vì nhưng ngại ngùng. Chiều hôm ngắm cảnh đồng không, Tựa kế vơ vấn biết trông nẻo nào. Vẻ thu cây nhuộm một màu, Bóng chiều muôn núi úa rầu xiết bao. Ngƣời đi bắn, kẻ chăn trâu, Xách chim xua nghé ruổi mau về nhà. Trông ngƣời, ngƣời chẳng biết ta, Hát ngao chạnh nhớ ông già hái rau. (Trần Trọng Kim) Chiều lại, nhìn nƣơng nội, Lân la chẳng dựa kề. Màu cây, thu đã nhuộm. Đỉnh núi nắng còn hoe. Dồn nghé, ngƣời chăn lại.. Đeo chim, ngựa bắn về. Nhìn nhau đến lạ mặt, Hát vẫn nhớ Di, Tề. (Ngô Tất Tô ) • Vƣơng Tích (585 - 644) tự Vô Công, hiệu Đông Cao Tử; ngƣời Long Môn, Giáng Châu nay là Hà Tân, tỉnh Sơn Tây. Ông đỗ Hiếu liêm và có làm quan với nhà Tuy. Thấy thiên hạ loạn lạc, ông từ quan về làng soạn sách Đông Cao, tự hiệu Đông Cao Tử. Nhà Đƣờng mời ông ra làm quan. Nhƣng đến năm đầu Trinh Quán (Thái Tông) ông lại bỏ quan về ở ẩn bên bờ sông Hoàng. Vƣơng Tích là một tác giả quan trọng mỏ đầu cho trƣờng phái Điển viên sơn thúy đời Đƣờng. Tác phẩm: Đông Cao tử tập 5 quyển. Nay thơ trong Toàn Đƣờng thi có 1 quyến với 46 bài. T r a n g | 373 Tác phẩm Tú Xƣơng Phiên âm: Hoa Vạn Niên thành Thiếu phủ ngụ trực Tiền khởi Xích huyện tân thu dạ, Văn nhân táo tứ thôi. Chung thinh tự tiên dịch, Nguyệt sắc cận sƣơng đài. Nhất diệp liêm huỳnh(1) độ, Cô vân đái nhạn lai. Minh triệu tử thƣ hạ, Ƣng vấn Trƣởng Khanh tài. (1) huỳnh: con đom đóm. Dịch nghĩa: Họa bài "Ngụ trực" của ông Thiếu phủ ở Vạn Niên Đêm đầu thu ở Xích Huyện, Tứ thơ lạ cứ giục giã lòng khách thơ. Tiếng chuông nhƣ phát ra từ cánh các nàng tiên, Bóng trăng treo lơ lửng bên lầu mờ sƣơng. Con đom đóm chập chờn lƣợn bên đám lá, Chim nhạn bay đến từ giữa đám mây lẻ loi. Tờ thƣ tía sớm ngày ban ra, Để hỏi tài của Trƣởng Khanh ! T r a n g | 374 Tác phẩm Tú Xƣơng Dịch thơ: Thu này huyện cảnh càng ƣu, Nhƣ giục lòng ta mấy vần thơ. Liếc thầy trƣớc đền vầng thơ giãi, Phát nghe nách cửa tiếng chuông đƣa. Dập dình trên lá hình bay nhặt, Thấp thoáng trong mây nhạn liện thƣa. Mai mốt chiều trời ban xuông đó. Tƣởng nhƣ tài ấy há ơ hờ. Xích Huyện đêm thu chớm Ý thơ giục rộn ràng. Chuông vang bên ngách cửa. Trăng gác bóng lầu sƣơng. Mây quạnh, chim bay lạc. Tán lá, đóm chập chờn. Sớm ngày tin thƣ gọi ! Tài mọn, lòng chẳng vƣơng ! (Doãn Hồng Nguyên) • Tiền Khởi ( ? - 766) tự là Trọng Văn, ngƣời Ngô Hƣng tỉnh Chiết Giang, ông đỗ tiến sĩ năm Thiên Bảo 10, từng làm Hàn lâm học sĩ, là một trong " Đại Lịch thập tài tứ (Mƣời ngƣời nổi tiếng thời Đại Lịch) nổi tiếng thơ hay. Thơ ông chuyên về tả cảnh, thù tạc, lấy ngũ ngôn cận thể làm chủ yếu. Tác phẩm: Tiền Trọng Văn tập (Tiền Khảo Công tập) 13 quyển. Nay thơ chép trong Toàn Đƣờng thi có 4 quyển. T r a n g | 387 Tác phẩm Tú Xƣơng Phiên âm: Lữ du thƣơng xuân Lí Xƣơng Phù Tửu tỉnh hƣơng quan viễn, Điểu điều thính lậu chung (a) Thự phân lâm ảnh ngoại, Xuân tận vũ(b) thanh trung. Điếu quyện(c)(1) giang thôn lộ, Hoa tàn dã ngạn phong. Thập niên thành để sự, Doanh (d) mã yếm tây đông. (a) bản của Tú Xƣơng viết cho "chung" (b) bản của Tú Xƣơng chép là "thủy" (c) có bản chép là "tứ" (d) có bản chép là "li" (1) điểu quyện: chim bay mỏi. Chỉ ngƣời làm quan vẻ nhà nghi, ví nhƣ chim bay mỏi muốn về tổ. Bài Qui khứ lai từ cùa Đạo Tiềm: "Điểu quyện phi nhi tri hoàn " (Chim bay về quê nhà). Dịch nghĩa: Nơi quán trọ thƣơng tiếc xuân Tỉnh rƣợu (nghĩ nhớ) quê nhà xa, Nghe giọt đồng thánh thót chừng sắp cạn. Bóng cây rõ trong cảnh săng sớm, Xuân đã hết trong tiếng mƣa. Chìm bay mỏi trên đƣờng bên sông. Hoa rụng hết vì gió đồng (thổi). T r a n g | 388 Tác phẩm Tú Xƣơng (Chuyện) mƣời năm qua (đã) thành chuyện bỏ, Ngựa già đã chồn vó dặm dài. Dịch thơ: Mơ giấc hương quan rượu vẫn còn, Giọt đồng thánh thót nhắp chẳng ngon. Nhấp nhô sáng hé chân trời tỏ, Lác đác xanh rì vẻ liễu non, Cái én đậu cành phơi cánh trắng, Bóng hoa rợp đất nhạt màu son. Bấy lâu thơ thẩn mai cùng tuyết Rong ruổi non sông vó ngựa chồn Hết sai sực nhớ quê nhà, Giọt đồng thánh thót canh tà đã vơi. Mừng cây rõ cảnh sớm mai, Tiếng mƣa đƣa cả một trời xuân đi. Giang thôn mỏi cánh chim về, Đông không gió thổi bốn bề hoa rơi. Mƣời năm chuyện cũ thôi rồi, Ngựa gầy đã chán đƣờng đời tây đông. (Bùi Khánh Đản) Sực tỉnh, guê xa nhớ, giọt đồng vọng canh tà, Bóng cây mờ sƣơng sớm, Mƣa nhẹ tiễn xuân gua. Đƣờng thôn, chim bay mỏi, Gió đồng, rụng nhành hoa.. Gác chuyện mƣời năm cũ, Ngựa gầy chán chơi xa! (Đoàn Hồng Nguyên) • Lí Xƣơng Phù tự là Nham Mộng. Ông đỗ tiến sĩ năm Hàm Thông thử tƣ, từng giữ các chức Thƣợng thƣ lang rồi Thiện Bộ Viên ngoại lang. Nay thơ chép trong Toàn Đƣờng thi cỏ 1 quyển với 33 bài. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐOÀN HỒNG NGUYÊN THƠ TÚ XƢƠNG TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số 5-04-33 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2003 Công trình đƣợc hoàn thành tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. MAI QUỐC LIÊN Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Văn Hạnh Viện KHXH và NV tại TpHCM Phản biện 2: PGS.TS. Đoàn Thị Thu Vân Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh Phản biện 3: PGS.TS. Huỳnh Nhƣ Phƣơng Trƣờng Đại học KHXH và NV Thành phố Hồ Chí Minh Luận án sẽ đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nƣớc họp tại: Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh.Vào lúc....giờ....ngày.... tháng...... năm 2003 Có thể tìm hiểu luận án tại: Thƣ viện Khoa học Tống hợp 69 Lí Tự Trọng, Q.l, Thành phố Hồ Chí Minh Thƣ viện Khoa học Xã hội 34 Lí Tự Trọng, Q.l, Thành phố Hồ Chí Minh Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thành phố Hồ Chí Minh - 1 - PHẦN DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử văn chƣơng Việt Nam thơ Tú Xƣơng là một hiện tƣợng độc đáo, luôn hấp dẫn đối với công chúng cũng nhƣ đối với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có công trình nào đặt việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam và theo hƣớng tiếp cận hệ thống, lịch sử phát sinh và so sánh loại hình. Nghiên cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam", do vậy, sẽ có ý nghĩa không chỉ đối với thơ Tú Xƣơng mà còn đối với tiến trình phát triển của văn học dân tộc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Kể từ bài viết "Văn chƣơng trong lối hát ả đào" của Phạm Quỳnh trên Nam phong tạp chí (1923) cho đến bài tổng kết "Một thế kỉ tiếp nhận thơ Tú Xƣơng" của Nguyễn Hữu Sơn trong tập sách "Trần Tế Xƣơng về tác giả và tác phẩm" (2001), tiến trình nghiên cứu thơ Tú Xƣơng đã có một bề dầy gần tám mƣơi năm. Trong tiến trình nghiên cứu ấy, những giá trị cũng nhƣ tài năng của nhà thơ luôn đƣợc đề cao. Tuy nhiên, những khám phá về giá trị hình thức và nội dung của thơ Tú Xƣơng còn dừng lại ở cấp độ yếu tố. Những giá trị ấy chƣa đƣợc đặt trong sự tiếp nhận mang tính hệ thống và lịch sử để thấy đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa thơ Tú Xƣơng và sự vận động phát triển của văn học Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam" là nghiên cứu những chuyển biến trong thơ Tú Xƣơng theo xu hƣớng hiện đại hóa từ góc độ thế giới nghệ thuật và phƣơng thức thể hiện, nghiên cứu những yếu tố khác lạ trong thơ - 2 - Tú Xƣơng để nhằm định vị vị trí của thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam, đồng thời tìm ra những tác động của thơ Tú Xƣơng vào việc thúc đẩy sự phát triển của tiến trình đó. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu + Hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu văn bản gồm các phƣơng pháp: khảo sát, thống kê, phân loại và miêu tả. + Hệ thống phƣơng pháp nghiên cứu văn học gồm những phƣơng pháp: nghiên cứu hệ thống, nghiên cứu lịch sử - phát sinh và nghiên cứu so sánh loại hình. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu + Đối tƣợng nghiên cứu chính của luận án là 134 bài thơ Hát nói, thơ luật Đƣờng, thơ lục bát, phú, văn tế và câu đối bằng chữ Nôm của Tú Xƣơng. Đây là kết quả khảo cứu văn bản của chúng tôi trên cơ sở chọn lọc, tổng hợp, hiệu đính dựa vào các bản Nôm chép tay và kế thừa thành tựu của các ấn phẩm bằng tiếng Việt. Những tác giả xét thấy có đặc trƣng phong cách tƣơng đồng và làm nổi bật những đặc trƣng thi pháp của Tú Xƣơng cũng là đối tƣợng nghiên cứu của luận án. + Luận án tập trung khảo sát những đặc trƣng mang tính khác lạ của thơ Tú Xƣơng so với đặc trƣng thi pháp mang tính qui phạm của văn học Việt Nam trung đại. 6. Những đóng góp của luận án + Về khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp thêm vào tiến trình nghiên cứu thơ Tú Xƣơng một hƣớng tiếp nhận về thơ Tú Xƣơng. Qua đó góp phần khẳng định giá trị đặc biệt của Tú Xƣơng trong nền văn học và vai trò đặc biệt của Tú Xƣơng trong việc thúc đẩy tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam. - 3 - + Về thực tiễn: Luận án có thể sẽ thành một chuyên đề bổ ích, góp phần mở ra một hƣớng nghiên cứu và giảng dạy mới về thơ Tú Xƣơng cũng nhƣ về tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam ở bậc trung học và đại học. Những kết quả đạt đƣợc về văn bản thơ Tú Xƣơng sẽ là một đóng góp cho tiến tình nghiên cứu văn bản tác phẩm Tú Xƣơng. 7. Kết cấu của luận án Tài liệu tham khảo có 218 đơn vị và Phụ lục 22 trang. Chính văn của Luận án có 219 trang: Dẫn nhập (22 trang) Kết luận (5 trang), Nội dung chính của luận án gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1. Những vấn đề cơ sở của luận án (46 trang) Chƣơng 2. Cảm hứng về con ngƣời thị dân và thế giới thị thành (80 trang) Chƣơng 3. Về thể loại, ngôn từ nghệ thuật và phƣơng thức trữ tình qua kiểu trào phúng tự trào (66 trang) PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1. Những vấn đề cơ sở của luận án 1.1. Những khái niệm cơ sở 1.1.1. Khái niệm qui phạm văn học và đặc trƣng qui phạm hóa trong văn chƣơng trung đại Việt Nam Trên cơ sở khái niệm qui phạm của văn học trung đại để xác định thế nào là bất qui phạm, dựa vào đó, chúng tôi sẽ khảo sát những yếu tố bất qui phạm trong thơ Tú Xƣơng. Xã hội Việt Nam thời trung đại là xã hội phong kiến Nho giáo đƣợc xây dựng dựa trên nguyên tắc của chữ "Lễ". Đời sống đƣợc qui phạm hóa với lắm nghi lễ thì văn chƣơng cũng dầy đặc những - 4 - điển lệ mang tính qui phạm (điển phạm). Qui phạm (điển phạm) là một đặc trƣng, "một đặc điểm nổi bật và bao trùm của văn học Việt Nam thời trung đại."[58, tr. 65] Ngƣời trung đại cảm nhận thời gian trong cảm nhận thời gian tuần hoàn quay về quá khứ. Do vậy mà văn chƣơng mang đậm tính chất sùng cổ. Với ngƣời trung đại, sáng tác văn chƣơng không ngoài mục đích làm sáng đạo thánh hiền, làm thơ là để "ngôn chí", "thuật hoài", để "tải đạo", nên văn chƣơng mang đậm tính chất cao nhã, giáo hóa. Những tính chất này đã qui phàm hóa văn chƣơng nghệ thuật trong mặt nội dung cũng nhƣ hình thức thể hiện. Về nội dung, văn chƣơng nghệ thuật qui phạm trong hệ thống đề tài, qua tính cao nhã và qua sự bộc lộ cái ngã và phi ngã. Về hình thức nghệ thuật, tính qui phạm tạo nên sự đăng đối của câu văn câu thơ, tính ƣớc lệ, hàm súc của ngôn từ, tạo nên lối tập cổ và điển cố. Thơ Tú Xƣơng đã phá vỡ một cách cơ bản những điển lệ mang tính qui phạm của thi pháp trung đại, trong sự thay thế cảm thức nhà nho - phong kiến bằng cảm thức nhà nho - thị dân về con ngƣời và thế giới. 1.1.2. Khái niệm hiện đại, văn học hiện đại, hiện đại hóa văn học và tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam Tuy lĩnh vực tri thức mà hàm nghĩa của khái niệm hiện đại có sự thay đổi. Với hàm nghĩa là cái mới, trong văn học khái niệm hiện đại (modernity, modernité) chỉ những tính chất, hiện tƣợng mới mẻ khác biệt với cái cũ, cái truyền thống, cái cổ điển (classical, classique). Do vậy, văn học hiện đại là văn học phát triển nhất, mới nhất về hình thức nghệ thuật cũng nhƣ là mới về nội dung tƣ tƣởng so với văn học thời kì trƣớc đó. - 5 - Theo nghĩa thông thƣờng, hiện đại hoá là sự đổi mới (modemization), là làm thành mới (modemize). Hiện đại hóa văn học là sự đổi mới văn học, là sự phá vỡ những qui phạm đã thành cổ điển, từng bƣớc vận động đến cái đƣơng thời. Tiến trình phát triển của văn học hiện đại Việt Nam chính là tiến trình hiện đại hóa văn học. Tiến trình đó không phải là một sự đột biến mà là một diễn trình. Nhƣ vậy, hiện đại hóa là một sự vận động đổi mới để vƣơn tới cái đƣơng thời. Diễn trình đó, trong giai đoạn hình thành diễn ra trong sự vận động tự thân. Sự vận động tự thân và yếu tố ngoại sinh là những nhân tố cần và đủ cho sự hình thành và phát triển tiến trình hiện đại hóa. Quá trình hiện đại hóa văn học diễn ra theo hai hƣớng. Hƣớng thứ nhất, đổi mới bằng cách phục hƣng hoặc phá vỡ cái cũ, cái cổ điển tạo nên một tầm cao mới nhƣng vẫn còn trong phạm trù của cái cũ tạm gọi là cách tân. Hƣớng thứ hai là sự đổi khác triệt để từ cảm hứng đến thi pháp, sự đổi mới hoàn toàn khác lạ vƣợt khỏi phạm trù cái cũ, cái cổ điển tạo nên một sự mới mẻ khác lạ. Luận án đã nghiên cứu hệ thống những yếu tố "đổi khác lạ thƣờng" trong thơ Tú Xƣơng nhƣ là những cách tân nghệ thuật trong ý thức cá nhân nghệ sĩ, trong cách thể hiện về con ngƣời và thế giới, trong nội dung trữ tình, trong phƣơng thức trữ tình, về thể loại và về ngôn ngữ nghệ thuật. 1.2. Vấn đề văn bản thơ Tú Xƣơng Cũng nhƣ nhiều tác giả thời trung đại hiện vẫn chƣa tìm thấy di cảo của nhà thơ, những dị biệt, nhầm lẫn trong các văn bản tác phẩm của Tú Xƣơng vẫn còn khá lớn. Trên cơ sở khảo sát đối chiếu 5 bản Nôm chép tay (Vị Thành giai cú tập biên, Quốc văn tùng kí, Nam âm thảo, Việt tuy - 6 - tham khảo, Thi văn tạp lục) và gần 40 ấn phẩm bằng tiếng Việt, gồm bản sớm nhất: Cổ xuy nguyên âm và bản gần đây nhất Tú Xƣơng "Khi cƣời, khi khóc, khi than thở", kế thừa thành tựu của nhiều công trình nghiên cứu về văn bản tác phẩm Tú Xƣơng, chúng tôi đã xác lập đƣợc một văn bản sắp xếp theo thể loại có kết hợp với đề tài và thời gian sáng tác gồm 134 tác phẩm (9 bài Hát nói, 7 bài Lục bát, 107 bài Thơ luật Đƣờng, 1 bài cổ thi, 4 bài Phú, 3 bài Vãn tế, 3 loại câu đối). Văn bản này là cơ sở khoa học cho việc tiếp cận cấu trúc hình thức tác phẩm của Tú Xƣơng. Chƣơng 2. Cảm hứng về con ngƣời thị dân và thế giới thị thành Cảm hứng nghệ thuật là thái độ tƣ tƣởng - xúc cảm của nhà văn trƣớc thực tại. Nghiên cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam" là nghiên cứu những nét riêng khác lạ khu biệt của thơ Tú Xƣơng nên việc tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật của Tú Xƣơng về con ngƣời và thế giới sẽ giúp chúng ta thấy rõ đƣợc vị trí của nhà thơ trong sự phát triển của tƣ duy thơ trung đại và trong tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam. 2.1. Cảm hứng về con ngƣời thị dân của Tú Xƣơng 2.1.1. Cảm hứng về con ngƣời trong thơ ca nhà Nho thời trung đại Cảm nhận của ngƣời nghệ sĩ trong thời trung đại bị đóng khung, đƣợc qui phạm hoá bởi cảm thức phong kiến. Trong không gian và thời gian, con ngƣời là con ngƣời vũ trụ. Trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, những con ngƣời xã hội đƣợc thể hiện trong thơ ca là những con ngƣời cộng đồng phi ngã hoá (phi cá thể). Những con ngƣời ấy kết tinh trong một kiểu hình tƣợng phổ biến là con ngƣời nhà Nho phong kiến. Dù là con ngƣời vũ trụ hay con ngƣời xã hội và với kiểu hình nào: hành đạo, ẩn dật hay tài tử thì con ngƣời nhà - 7 - Nho trong thơ ca trung đại cũng đều đƣợc thể hiện cùng trong một cảm hứng là phi ngã hoá trong cùng nhãn quan Nho giáo và với cùng với một bút pháp đầy cách điệu hóa và qui phạm hóa. Cảm hứng thị dân đã qui định nên kiểu hình tƣợng con ngƣời thị dân trong thơ Tú Xƣơng. Chính vì vậy mà bóng dáng con ngƣời vũ trụ - con ngƣời lí tƣởng phong kiến cũng nhƣ con ngƣời vũ trụ -ƣu thời đã xuất hiện trong thơ Tú Xƣơng (Gửi ông Thủ Khoa Phan, Sông lấp, Hỏi ông trăng, Đêm buồn, Đêm dài, Chợt giấc) nhƣng vẫn hết sức là mờ nhạt, không phát triển thành một đề tài. Tính chất thị dân đã tạo nên cảm hứng thị dân của chủ thể trữ tình và qui định nên kiểu hình tƣợng con ngƣời thị dân trong thơ Tú Xƣơng. 2.1.2. Cảm hứng thị dân và sự đa dạng độc đáo của kiểu hình con ngƣời thị dân trong thơ Tú Xƣơng Trƣớc khi là một nho sinh Tú Xƣơng đã là một thị dân. Do vậy mà những cảm nhận về con ngƣời và cuộc sống của Tú Xƣơng cũng nhƣ tính cách của Tú Xƣơng nhất nhất đều bị chi phối bởi cảm thức của một thị dân. Cảm hứng thị dân đã qui định nên kiểu hình con ngƣời thị dân trong thơ Tú Xƣơng, tạo nên những nét khác lạ trong kiểu phƣơng thức trữ tình: ngôn chí, tự trào, kiểu bộc lộ cái tôi cũng nhƣ trong cách thể hiện về con ngƣời thị dân và thế giới thị thành. 2.1.2.1. Nhà Nho thị dân: Kiểu hình tƣợng nhà nho thị dân và kiểu ngôn chí thị dân Kiểu hình tƣợng nhà nho thị dân trong thơ Tú Xƣơng đã thay thế cho kiểu hình tƣợng nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật, nhà nho tài tử: những đại trƣợng phu, quân tử quen thuộc trong thơ cổ điển. Kiểu hình tƣợng nhà nho thị dân này đã làm nên sự khác biệt giữa - 8 - nhà thơ đô thị Tú Xƣơng và nhà thơ nông thôn Nguyễn Khuyến cũng nhƣ giữa Tú Xƣơng với các nhà thơ nhà nho trƣớc và cùng thời với ông, cụ thể là đã làm nên sự khác biệt trong kiểu thuật hoài, tỏ lòng, nói chí. Thơ Tú Xƣơng có một kiểu ngôn chí thị dân ngang tàng hƣớng ngã hoàn toàn khác lạ với kiểu thơ khẩu khí, ngôn hoài ƣong qui phạm giáo hoá, cao nhã phi ngã hoá của văn chƣơng nhà Nho. Ông Tú không ngần ngại tự phô trƣơng (Tự vịnh, Hỏi ông trời...). Kiểu ngôn chí thị dân của Tú Xƣơng đã qui định nên kiểu hình nhà nho tài tử thị dân trong thơ Tú Xƣơng, đồng thời, phá vỡ hệ thống đề tài ngâm vịnh đậm nét thù phụng mang tính qui phạm của văn chƣơng nhà Nho, bằng việc thay thế kiểu ngụ tình với cảnh vật thiên nhiên của thơ ca nhà Nho bằng kiểu ngụ tình với những cảnh phố và cảnh sinh hoạt thị thành. 2.1.2.2. Cảm hứng thị dân và kiểu bộc lộ cái "tôi" thị dân Sự thức tỉnh ý thức cá nhân của nhà nho thị dân Tú Xƣơng thể hiện rõ qua việc "cái tôi" trở thành một đề tài. Ý thức bản ngã của cái tôi trong thơ Tú Xƣơng hoàn toàn khác lạ so với cái tôi của các nhà Nho phong kiến. Cái tôi trong thơ Tú Xƣơng vừa là cái tôi tự phủ định vừa là cái tôi tự khẳng định nhƣ vẫn thƣờng thấy qua kiểu hình cái tôi của các nhà Nho. Những khi tự phủ định cũng nhƣ lúc tự khẳng định, cái tôi của Tú Xƣơng không hề che giấu bản ngã, hoàn toàn trong ý thức bản ngã, không chịu sự chi phối trong bất kì khuôn khổ, chuẩn mực nào. Hình tƣợng cái tôi đậm nét nhất trong thơ Tú Xƣơng là hình tƣợng cái tôi qua chân dung tự họa, qua giọng điệu xƣng danh và qua kiểu cái tôi tự bộc lộ bản ngã. Tú Xƣơng đã khắc họa cái tôi bản ngã bằng bút pháp đặc tả "dị dạng hoá" trong cảm hứng "vô hạnh hoa" cái tôi (Tự vịnh, Ngẫu vịnh, Phú hỏng thi). - 9 - Đầy bản ngã, không kiêng dè khi tự giễu cợt sự kém cỏi của cái tôi, nhƣng cái tôi của chủ thể trữ tình trong thơ Tú Xƣơng vẫn có sự chừng mực và kín đáo - gần gũi với kiểu bộc lộ của nhà Nho Nguyễn Khuyến - mà không hề phóng túng buông thả trong khoái cảm nhục dục và cổ xúy nhục cảm nhƣ cái tôi tài tình phóng nhiệm của nhà Nho tài tử Nguyễn Công Trứ. Tú Xƣơng đã hoàn toàn thoát ra khỏi qui phạm tỏ lòng, nói chí của thơ nhà Nho, vƣợt lên khỏi những khuôn sáo trong cách thể hiện con ngƣời, tạo nên một kiểu hình mới về con ngƣời cá nhân bản ngã. Do vậy có thể khẳng định ngay từ trong thơ của Xƣơng cái tôi cá nhân đã xuất hiện với đầy đủ ý nghĩa của cái "chữ tôi". 2.1.2.3. Kiểu hình tƣợng và sự thể hiện hình tƣợng ngƣời phụ nữ thị dân Trong thơ ca nhà Nho thời trung đại ở Trung Quốc cũng nhƣ ở Việt Nam do qui phạm hóa trong sự cao nhã và phi ngã hóa mà cảm hứng này đã không phát triển thành đề tài phổ biến mang ý thức cá nhân. Mảng thơ về ngƣời phụ nữ chiếm một vị trí đặc biệt và trở thành một đề tài, chủ đề nổi bật trong thơ Tú Xƣơng (68/134 tác phẩm, tỉ lệ 50,7%). Khác với ngƣời phụ nữ trong thơ của ngƣời xƣa là những con ngƣời chỉ loại - con ngƣời điển hình cho thân phận của một lớp ngƣời trong xã hội phong kiến, mang đậm tính chức năng, là đối tƣợng để chủ thể bộc lộ cảm hứng thế sự - ngƣời phụ nữ trong thơ Tú Xƣơng đƣợc thể hiện bằng bút pháp cá thể hoá có hình hài dáng vóc và tên tuổi, địa chỉ cụ thể. Đó là bà Tú Xƣơng, bà lái buôn, những cô đào, là cô Cày chợ Rồng, cô Kí... Bằng cảm hứng ƣu ái và cảm hứng phủ định, Tú Xƣơng đã góp thêm vào - 10 - dòng chảy văn học một kiểu cảm hứng nhân tình với hai kiểu hình con ngƣời - nhân vật: nhân vật - con ngƣời đức hạnh, bất hạnh và nhân vật - con ngƣời vô hạnh. Thái độ trong những vần thơ về những con ngƣời - nhân vật vô hạnh của Tú Xƣơng gần với thái độ của Nguyễn Du đối với Tú bà, Bạc bà... cũng là thái độ của Nguyễn Khuyến đối với các loại đĩ điếm me Tây nhƣ cô Tƣ Hồng, mụ Hậu Cẩm...Nhân vật của Tú Xƣơng là những nhân vật tự bộc lộ, đƣợc xây dựng bằng bút pháp khắc họa cụ thể hoá và cá thể hoá, trong cảm hứng phê phán, châm biếm mạnh mẽ (Ngày xuân ngẫu hứng, Năm mới...) Thơ viết về vợ và về ngƣời tình của Tú Xƣơng có hình thức quen thuộc của thơ ca nhà Nho: thƣơng, tặng, gửi, đƣa... nhƣng không phải để nhà thơ cảm hoài, cảm khái nỗi niềm thế sự hay để ngôn chí, ngôn hoài mà chỉ là để "nịnh vợ", để bông đùa với vợ và để "nhắn nhe" với ngƣời tình. Trong một chừng mực nào đó là để bộc lộ một thoáng cảm khái tự trào, tự tiếu. Đây là một nét riêng làm nên sự khác biệt cơ bản về hình thức và cả về cảm hứng giữa Tú Xƣơng với các nhà thơ nhà Nho trƣớc và cùng thời với ông. Tiếp nối mạch cảm hứng "thƣơng vợ" trong thơ ca của các nhà Nho, nhƣng Tú Xƣơng đã tạo nên bƣớc nhảy vọt cho dòng thơ văn này. Với mảng thơ "gửi" và "tặng" ngƣời tình vừa đa thanh vừa phức điệu Tú Xƣơng cũng xứng đáng đƣợc xem là ngƣời mở ra dòng thơ trữ tình ở Việt Nam. 2.1.2.4. Kiểu hình tƣợng con ngƣời phố phƣờng và nét riêng trong sự thể hiện hình tƣợng con ngƣời phố phƣờng Những thị dần Thành Nam trong thơ Tú Xƣơng đƣợc cụ thể hóa qua những nhân vật - con ngƣời phố phƣờng. Nhân vật - con ngƣời phố phƣờng của Tú Xƣơng khá đa dạng với đủ hạng ngƣời. - 11 - gồm đủ mọi tầng lớp với hình hài vóc dáng, tính cách đầy góc cạnh và đầy ấn tƣợng. Nhân vật - con ngƣời phố phƣờng trong thơ Tú Xƣơng có hai loại: nhà nho và thị dân. Khắc họa chân dung những kẻ sĩ nhà Nho bằng thái độ báng bổ trào phúng. Phá vỡ hệ thống hình tƣợng về con ngƣời nhà Nho, con ngƣời tài tử, Tú Xƣơng xây dựng nên một kiểu hình con ngƣời hoàn toàn xa lạ: con ngƣời thị dân, xây dựng nên một kiểu hình tƣợng mới mẻ: hình tƣợng nhân vật - con ngƣời phố phƣờng. Thể hiện con ngƣời bằng bút pháp cụ thể hóa và cảm hứng trào phúng, Tú Xƣơng không chỉ đã tạo nên sự khác lạ so với qui phạm về cách thể hiện con ngƣời của văn chƣơng trung đại mà còn đóng góp không nhỏ vào tiến trình phát triển của văn học. 2.2. Nét riêng trong cảm hứng về thế giới thị thành của Tú Xƣơng 2.2.1. Không gian sinh hoạt: không gian cảnh phố và không gian cảnh trƣờng thi. 2.2.1.1. Tú Xƣơng không có thơ vịnh cảnh với phong hoa, tuyết nguyệt, với tứ thời vịnh... mà chỉ có toàn là cảnh sinh hoạt phố phƣờng của Thành Nam. Không gian cảnh phố trong thơ Tú Xƣơng không có cái bao la, bát ngát theo tầm cao của không gian vũ trụ nhƣ thơ ca trung đại, không gian ấy đƣợc mở ra theo chiều rộng và chiều sâu. Không gian ấy bao quát toàn bộ cảnh trí phố phƣờng và cảnh sinh hoạt nơi phố phƣờng với cảnh "sông nên bãi", "phố nửa làng" (Vị Hoàng hoài cổ), cảnh "Phố phƣờng tiếp giáp với bờ sông" (Than đời) và cảnh "Hai mái trống toang" (Hà Nam tức sự). Trong tầm cảm nhận của chủ thể trữ tình, không gian ấy trải dài theo chiều sâu len lỏi vào tận trong các gia đình thị dân để ghi nhận lại sự phát hiện - 12 - của chủ thể trữ tình trƣớc bao điều ân tình cũng nhƣ bao cái tình đời bạc bẽo trong tiếng "con khinh bố", "vợ chửi chồng". Tú Xƣơng đã hí họa toàn cảnh cái không gian phố phƣờng ấy bằng cảm hứng phủ định, trào phúng. Tú Xƣơng đã khắc họa một cách cụ thể mọi đƣờng nét của cái thực tại ấy. Tiếng cƣời nhạo toát lên từ trong cái vẻ sống sƣợng trí trá của nhân tình thế thái ấy, do vậy mà rất cay độc và đầy hằn học. Bằng cảm hứng trữ tình Tú Xƣơng đã khắc họa nên khung cảnh sinh hoạt trong gia đình thị dân (Tết dán câu đối, Phú hỏng thi, Văn tế sống vợ, Đang ốm nghe vợ khẩn cầu...). Khắc họa không gian gia đình trong cảm hứng trào phúng Tú Xƣơng đã bóc trần cái bản chất thực, phới bày tất cả sự giả trá trong quan hệ vợ chồng và ƣật tự gia đình phong kiến (Thƣơng vợ, Quan tại gia, Than đời...). Với việc phá vỡ hệ thống thơ đề vịnh thiên nhiên, Tú Xƣơng xứng đáng đƣợc xem là nhà thơ của cảnh phố, là nhà thơ đô thị đầu tiên trong lịch sử văn chƣơng Việt Nam. 2.2.1.2. Không gian khoa cử và không gian trƣờng thi Trong thơ ca nhà Nho thế kỉ XIX, và kể cả trong văn chƣơng nửa đầu thế kỉ XX, cảm hứng khoa cử và trƣờng thi đã trở thành một đề tài, một thi đề khá phổ biến. Thế nhƣng chỉ có trong thơ Tú Xƣơng không gian khoa cử và không gian trƣờng thi mới đƣợc thể hiện bằng cảm hứng hoàn toàn phủ định và mới có đƣợc sự đa dạng, sinh động và độc đáo. Chỉ có trong thơ Tú Xƣơng, không gian khoa cử và trƣờng thi mới có cái dáng vẻ tàn tạ, nhếch nhác thảm hại nhƣ một buổi chợ chiều. (Than đạo học, Chữ Nho, Đôi thi, Phú thầy đồ tại gia) - 13 - Khoác lên vẻ "chợ chiều" cho không gian khoa cử và không gian trƣờng thi, Tú Xƣơng không chỉ làm nên vẻ độc đáo riêng trong kiểu hình không gian, kiểu thể hiện không gian mà qua đó đã phản ánh đƣợc một cách sinh động một thực trạng xã hội, phản ánh sự suy tàn của đạo học nhà Nho cũng nhƣ sự sụp đổ thảm hại của chế độ phong kiến. Với cảm hứng nghiên cứu, phân tích và trào phúng thực tại, Tú Xƣơng đã sáng tạo nên một bức tranh cuộc sống hàng ngày bằng thơ đa chiều và đa sắc màu. Với bức tranh ấy, Tú Xƣơng đã vƣơn tới tầm cao của chủ nghĩa hiện thực để trở thành cha đẻ của dòng thơ hiện thực trào phúng. 2.2.2. Cảm hứng về thời gian nghệ thuật Cảm hứng về thời gian trong thơ Tú Xƣơng cũng có những nét tƣơng đồng với kiểu cảm hứng của thơ ca nhà Nho trung đại. Tú Xƣơng cũng mƣợn một điểm thời gian để tự tình: ngày tết (Tết dán câu đối, Cảm Tết, Sắm Tết, Năm mới, Năm mới chúc nhau...) và ban đêm (Sông lấp, Đêm buồn, Đêm dài, Chợt giấc). Nhƣng ông Tú đã không hƣớng cảm hứng đến sự lƣợc qui qua cảm thức đạo lí với lẽ quân thần và trong sự hòa nhập giữa thời gian với con ngƣời. Cũng cảm nhận thời gian tuần hoàn (Cảm Tết) và cảm nhận thời gian ngắn ngủi chóng tàn (Gần Tết than việc nhà), nhƣng cảm hứng chủ đạo về thời gian trong thơ Tú Xƣơng vẫn là cảm hứng về thời gian sinh hoạt con ngƣời tuyến tính (Tài ngón chầu, Than thân chƣa đạt). Cũng cảm nhận thời gian bất biến tĩnh tại hƣớng về quá khứ nên Tú Xƣơng đã đối lập xƣa và nay mà phủ nhận thực tại (Sông lấp, Vị Hoàng hoài cố), cũng kinh sợ thời gian chóng tàn, nhƣng Tú Xƣơng lại bất mãn trƣớc sự ngƣng đọng của thời gian (Đêm - 14 - dài) và không lo sợ thời gian ngắn ngủi (Ngẫu hứng). Tú Xƣơng cũng không níu kéo thực tại và tranh thủ hƣởng thụ nhƣ Nguyễn Công Trứ mà "ngoài vòng cƣơng tỏa thảnh thơi" kiểu thị dân. Tạo nên một kiểu cảm thụ thời gian sinh hoạt tuyến tính, và tạo nên kiểu cảm thụ thời gian nhàn dật thị dân, Tú Xƣơng đã tạo nên một phƣơng thức cảm thụ nghệ thuật xa lạ so với kiểu cảm thụ thời gian vũ trụ tuần hoàn và thời gian sinh hoạt con ngƣời hƣớng về quá khứ của thơ ca trung đại. Chƣơng 3. Về thể loại, ngôn từ nghệ thuật và phƣơng thức trữ tình qua kiểu trào phúng tự trào 3.1. Về thể loại 3.1.1. Thơ Hát nói Tú Xƣơng mƣợn thơ Hát nói để giãi bày tâm trạng - tâm trạng của tầng lớp kẻ sĩ thất bại bất lực trƣớc thời cuộc. Với 9 bài Hát nói không có Mƣơu, không điển cố, cầu thơ không cách luật ở khổ thơ, ít nhiều phá cách trong gieo vần ... Tú Xƣơng đã bình dân hóa thơ Hát nói vốn là một thứ "văn chơi" quí tộc, tạo nên một kiểu hình bài thơ đầy mới lạ với phạm thể cách của thơ Hát nói truyền thống nhƣng lại rất gần với kiểu hình câu thơ 8 tiếng của thơ Mới. Thơ Hát nói của Tú Xƣơng, từ cảm thức và cách bộc lộ của chủ thể trữ tình đến đối tƣợng trữ tình, phƣơng thức trữ tình đều đậm màu sắc thị dân. Nhà thơ không "ngôn hoài" cùng khách tài tử mà lại giãi bày với "mẹ mày" và chỉ cần lời khen của "mẹ mày" (Tết dán câu đối). Trong những bài "Chú Mán", "Bần nhi lạc", "Cảnh Tết ở nhà cô đầu", Tú Xƣơng đã làm phong phú nội dung - 15 - Hát nói bằng đề tài sinh hoạt thị dân và kiểu hình nhân vật thị dân. Quan niệm nhân sinh của Tú Xƣơng cũng có chuyển đổi rõ rệt. Ông Tú không thi vị hóa quan hệ với các cô đầu và không mƣợn thân phận cô đầu để thác ngụ nỗi niềm (Cảnh Tết ở nhà cô đầu). Với 9 bài thơ Hát nói, Tú Xƣơng đã dự phần không nhỏ vào cuộc cách tân hình thức cũng nhƣ tạo nên chuyển biến mạnh mẽ về quan niệm nghệ thuật của thơ ca, trung đại qua cách bộc lộ cảm xúc mang đậm dấu ấn cá nhân hƣớng ngã của chủ thể trữ tình. 3.1.2. Thơ Lục bát 7 bài thơ trữ tình viết bằng thể lục bát của Tú Xƣơng khá đa dạng về hình thức và đề tài. Không phá vỡ hoàn toàn kiểu hình câu thơ lục bát truyền thống, nhƣng Tú Xƣơng đã có nhiều bứt phá ra khỏi kiểu bộc lộ cảm hứng cũng nhƣ kiểu thể hiện con ngƣời trong không gian và thời gian nghệ thuật của ca dao để sáng tạo nên một kiểu hình bài thơ lục bát mới mẻ so với kiểu hình bài thơ lục bát trong ca dao truyền thống. Thơ lục bát của Tú Xƣơng cũng đứng trên cái nền của nhịp chẵn cổ điển của thơ lục bát truyền thống. Nhƣng bên cạnh những vần thơ lục bát mang âm điệu khoan thai của nhịp chấn truyền thống, Tú Xƣơng đã phá vỡ cái âm điệu thong thả đong đƣa bằng cách ngắt nhịp lẻ 2/1/3 (Sông lấp, Hỏi ông trăng). Âm điệu của những vần thơ lục bát của Tú Xƣơng cất lên từ cõi lòng của những thị dân nên nó mang một giọng điệu mới lạ với giọng điệu của lục bát truyền thống và khác lạ cả với lục bát trữ tình của Tản Đà, Trần Tuấn Khải sau này. Sự xuất hiện cái tôi thị dân của nhà thơ trong những vần thơ lục bát đã làm nên nét khu biệt giữa vần thơ lục bát của Tú Xƣơng và những vần thơ lục bát của ca dao truyền thống. Với sáng tạo về kiểu hình bài thơ này Tú - 16 - Xƣơng đã góp đáng kể vào sự phát triển của dòng thơ ca trữ tình Việt Nam. 3. 1 .3. Thơ Nôm luật Đƣờng 107 bài thơ luật Đƣờng của Tú Xƣơng có đủ cả ngũ ngôn (4 bài), thất ngôn (103 bài) và khá đa dạng về kiểu hình: tuyệt cú (31 bài), bát cú (74 bài) và trƣờng thiên (2 bài), vẫn cảm sự, cảm vật, và tức cảnh sinh tình bằng những hình thức quen thuộc của thơ Nôm luật Đƣờng truyền thống:"ngẫu vịnh", "ngẫu hứng"; nhƣng Tú Xƣơng không nhằm vào mục đích ngôn chí, thuật hoài nhƣ các nhà Nho cừhg thời. Tú Xƣơng đã phá vỡ không chỉ hệ thống thơ ngôn chí với các kiểu đề tài trung hiếu, ái ƣu mà còn phá vỡ hoàn toàn hệ thống thơ vịnh cảnh thiên nhiên bằng chùm thơ cảnh phố và cảnh trƣờng thi. Về mặt thi pháp nghệ thuật, Tú Xƣơng đã bình dân hóa thơ Nôm luật Đƣờng bằng cách lƣợc bỏ và thay thế kiểu đối ngẫu, kiểu tập cổ và kiểu dụng điển, truyền thống bằng kiểu đối cân, kiểu tập cổ và kiểu sử dụng điển cố lẩy từ tục ngữ và ca dao. Sự thiếu vắng điển cố và nhạt dần phong cách bác học, cũng nhƣ qua cách dụng điển và tập cổ mới lạ so với thơ Nôm luật Đƣờng truyền thống và , đặc biệt là so với thơ Hồ Xuân Hƣơng, thơ Nguyễn Khuyến; Tú Xƣơng xứng đáng đƣợc xem là một trong những bậc thầy của thơ luật Đƣờng. Không có đƣợc những đột phá tạo hoàn toàn mới lạ về kiểu hình câu thơ, nhƣng với những câu thơ luật Đƣờng mang tính chất "lời nói thơ" và hình tƣợng nghệ thuật mới mẻ độc đáo, ít nhiều Tú Xƣơng đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thơ Nôm luật Đƣờng cũng nhƣ thơ ca trữ tình trên con đƣờng hiện đại hoá. 3.2. Về ngôn từ nghệ thuật - 17 - Nét riêng của Tú Xƣơng thể hiện rõ nét qua hệ thống ngôn từ và cách sử dụng ngôn từ. Tú Xƣơng ít sử dụng các từ ngữ, thi liệu gốc Hán. Ông Tú luôn có xu hƣớng Việt hoá và bình dân hóa các từ ngữ, thi liệu, ngữ liệu gốc Hán bằng cách tƣớc đi vẻ trang nhã, lƣợc bỏ đi sự cách điệu. Tú Xƣơng luôn khoác lên cho điển xƣa một hàm nghĩa và giọng điệu mới mẻ khi thì trữ tình thật sâu lắng (Khóc bạn, khóc em gái) nhƣng có khi lại đầy trào lộng cợt nhả (Hỏi mình, Mừng ông cử lấy vợ kế, Bỡn ngƣời làm mối)... Thơ luật Đƣờng của Tú Xƣơng hoàn toàn vắng bóng những ngôn từ ƣớc lệ phi cá thể mà chỉ có những từ ngữ thông tục cụ thể hoá nhƣ: đen kịt, mốc thếch, đen thủi đen thui... Bằng những ngôn từ thông tục cụ thể ấy, Tú Xƣơng đã khắc họa đƣợc một loại nhân vật đƣờng phố đầy ấn tƣợng nhƣ: Cậu Ấm Mốc, ông phòng thành, viên quan Đốc, chú Mán, nhà sƣ... mà nổi bật là "phỗng sành" ở phố Hàng Nâu. Cụ thể hóa những từ ngữ ƣớc lệ thông dụng mang tính "kinh điển", mặt khác, Tú Xƣơng lại ra sức "ƣớc lệ hoá" những từ ngữ cụ thể. Với những từ ƣớc lệ kiểu mới nhƣ: phỗng sành, thân cò, phận gái hạt mƣa, yếm trắng ... ông Tứ đã góp phần không nhỏ vào việc làm giàu cho kho từ vựng tiếng Việt. Cùng với lớp từ vựng khẩu ngữ phố phƣờng, kẻ chợ tạo nên những cung bậc đa thanh cho tiếng chửi chát chúa, làm nên giọng điệu "lời nói thơ" của những vần thơ luật Đƣờng; lớp từ xƣng hô mang đậm sắc thái dân gian và sắc thái địa phƣơng đã ùa vào thơ ông Tú một cách tự nhiên. Sự xuất hiện thƣờng xuyên và dầy đặc của khẩu ngữ, của từ xƣng hô đã phá vỡ hoàn toàn cấu trúc tỉnh lƣợc, giọng điệu trang nhã vốn là một đặc trƣng thi pháp của thơ Nôm luật Đƣờng để qua - 18 - đó tạo nên một nét riêng mới lạ, tạo nên sắc thái hiện đại của ngôn ngữ thơ của ông Tú. 3.3. Kiểu trào phúng tự trào Kiểu trào phúng trong thơ Tú Xƣơng không mang tính giáo hóa trong qui phạm văn chƣơng nhà nho. Kiểu trào phúng của Tú Xƣơng vừa hƣớng ngoại vừa hƣớng nội. Trào phúng hƣớng ngoại làm thành một kiểu phúng thế trữ tình khá riêng biệt mang đậm dấu ấn Tú Xƣơng. Nhƣng nét độc đáo trong tiếng cƣời của Tú Xƣơng làm thành một nét riêng khu biệt giữa tiếng cƣời trong thơ ông với tiếng cƣời trong thơ ca" nhà Nho nói chung và với tiếng cƣời trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng chính là ở trong kiểu trào phúng hƣớng nội (tự trào). Tú Xƣơng tự trào một cách trực tiếp, khi thì phủ định khi thì khẳng định. Trong kiểu tự trào phủ định, Tú Xƣơng có một lối trào lộng khá độc đáo trong cách tự họa chân dung bằng lối hí họa (Phú thầy đồ dạy học, Tự vịnh). Mọi khía cạnh của bản thân ông đều trở thành đối tƣợng trào lộng: dốt nát (Phú hỏng thi, Phú thầy đồ dạy học, Đi thi, Thi hỏng I&II), kém cỏi ăn bám vợ (Thƣơng vợ, Quan tại gia, Gửi cho cô đào), bất lực trƣớc thời cuộc (Giễu ngƣời thi đỗ, Lê xƣớng danh khoa Đinh Dậu). Tự hạ mình xuống, Tú Xƣơng không hề là để tự đề cao, không hề bông phèng mua vui không mục đích. Bằng kiểu tự trào phủ định, Tú Xƣơng đã chế giễu, đã phê phán tính chất hủ lậu của kẻ sĩ phong kiến và phủ nhận cả những khuôn phép lỗi thời của xã hội phong kiến. Trong kiểu tự trào khẳng định (Tự đắc, Tài ngón chầu, Phú thầy đồ dạy học, Văn tế sống vợ, Bực mình...) có một Tú Xƣơng hoàn toàn khác: tài hoa, "phong lƣu", "thiệp thế" của chốn thị - 19 - thành. Tự phô mình trong mọi góc cạnh, Tú Xƣơng phác họa nên hình ảnh của chính ông: một kẻ sĩ thị dân đầy bản ngã. Tự trào đã xuất hiện trong thơ của nhà Nho Nguyễn Khuyến. Nhƣng phải đến thơ Tú Xƣơng mới có đƣợc sự bứt phá trọn vẹn khỏi phạm trù trung đại qua kiểu tự trào thị dân đầy hƣớng ngã. Giọng điệu tự trào thị dân hƣớng ngã mới lạ, độc đáo ấy của Tú Xƣơng cho đến nay vẫn là một hiện tƣợng hiếm hoi và độc đáo không chỉ với bộ phận văn chƣơng trào phúng mà là một hiện tƣợng hiếm hoi và độc đáo cả với văn chƣơng Việt Nam hiện đại. KẾT LUẬN THƠ TÚ XƢƠNG TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM Trong thời gian qua, việc nghiên cứu tiếp nhận thơ Tú Xƣơng luôn diễn ra theo xu hƣớng đề cao khẳng định tài năng trác việt của nhà thơ. Nhiều vấn đề về con ngƣời và sự nghiệp sáng tác của nhà thơ cũng nhƣ nhiều vấn đề về cảm hứng hiện thực trào phúng, sắc thái trữ tình, những nét độc đáo về mặt nghệ thuật ngôn từ ... đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Thế nhƣng trong suốt một thế kỉ nghiên cứu tiếp nhận ấy, thơ Tú Xƣơng vẫn chƣa đƣợc đặt trong hƣớng tiếp nhận hệ thống và so sánh loại hình trong chiều lịch đại và trục đồng đại. Đặt lại việc nghiên cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam", theo hƣớng nghiên cứu hệ thống, lịch sử phát sinh và so sánh loại hình, luận án này đã đi vào nghiên cứu lí giải một cách hệ thống và đã làm rõ đƣợc một số vấn đề cơ bản sau: - 20 - 1. Trƣớc tiên, đó là vấn đề văn bản tác phẩm Tú Xƣơng. Trên tinh thần kế thừa những thành tựu của các công trình nghiên cứu văn bản tác phẩm Tú Xƣơng, qua tập hợp, khảo sát và hiệu đính lại toàn bộ các văn bản tác phẩm Tú Xƣơng gồm các bản Nôm chép tay và các ấn phẩm bằng tiếng Việt, chúng tôi đã tuyển chọn và xác lập đƣợc một văn bản tác phẩm của Tú Xƣơng. Văn bản gồm 134 tác phẩm đƣợc sắp xếp theo thể loại này đã giúp chúng tôi có đƣợc cái nhìn nhất quán và hệ thống, đồng thời có đƣợc cơ sở khoa học để đi sâu tìm hiểu cấu trúc hình thức của tác phẩm. 2. Tú Xƣơng là một thị dân. Chính gốc tích thị dân này đã hình thành nên những khác biệt cơ bản mang tính khác lạ về mặt cảm hứng nghệ thuật của Tú Xƣơng. Do vậy mà tuy ông Tú vẫn sáng tác bằng thứ văn tự hình vuông và vẫn sử dụng các phƣơng tiện nghệ thuật đặc trƣng của thơ ca thời trung đại, nhƣng ông Tú đã có nhiều mới lạ từ cảm hứng đến thi pháp nghệ thuật vƣợt lên khỏi những qui phạm của văn chƣơng trung đại, vƣợt ra khỏi phạm trù của cái cũ, cái cổ điển để vƣơn tới cái mới mẻ, cái hiện đại. Những khác lạ ấy chính là nét riêng khu biệt hoa thơ Tú Xƣơng với thơ Hồ Xuân Hƣơng, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Dƣơng Khuê, Từ Diễn Đồng... kể cả với thơ của các nhà Nho cách mạng đầu thế kỉ XX và cả với thơ của nhà Nho tài tử thị dân Tản Đà sau này. 3. Khái niệm qui phạm hoá văn học và những đặc trƣng qui phạm của văn chƣơng trung đại là điểm tựa để chúng tôi đi sâu tìm hiểu những nét khác lạ mới mẻ của thơ Tú Xƣơng về cảm hứng và thi pháp nghệ thuật. 3.1. Kiểu ngôn chí mà cũng là kiểu bộc lộ cái tôi phi cá thể vốn là một đặc trƣng mang tính chức năng của thơ ca nhà Nho đã - 21 - không tồn tại trong thơ Tú Xƣơng. Không có kiểu ngôn chí, ngôn hoài trong qui phạm giáo hoá, cao nhã phi ngã hoá theo lí tƣởng nho giáo phong kiến, thơ Tú Xƣơng chỉ có kiểu ngôn chí hƣớng ngã mang đậm tính thị dân. Thơ ông Tú Xƣơng không có kiểu ngụ tình với thiên nhiên, không có kiểu thơ đề vịnh thiên nhiên. Trong thơ Tú Xƣơng chỉ có kiểu ngụ tình với cảnh phố và cảnh sinh hoạt phố phƣờng. Do vậy, có thể khẳng định rằng Tú Xƣơng là nhà thơ của cảnh phố và là ngƣời đầu tiên khai sinh ra dòng thơ đô thị ở Việt Nam. Với việc cái tôi nhà thơ mang đậm tính chất thị dân là cái tôi cá nhân hƣớng ngã của chủ thể trữ tình xuất hiện thành một đề tài, Tú Xƣơng đã có một đóng góp đặc biệt quan trọng vào tiến trình phát triển của thơ trữ tình Việt Nam và thúc đẩy sự phát triển của tƣ duy thơ cổ điển Việt Nam sang phạm trù tƣ duy thơ hiện đại. 3.2. Những chuyển biến trong cảm thức về con ngƣời và cuộc sống của chủ thể trữ tình đã tạo nên sự đổi mới khác lạ về kiểu bộc lộ cảm hứng cũng nhƣ thể hiện các kiểu hình tƣợng về con ngƣời, về không gian và thời gian nghệ thuật. Trong thơ Tú Xƣơng không còn bóng dáng của những hình tƣợng con ngƣời, không gian và thời gian nghệ thuật qua bút pháp cách điệu hoá và theo qui phạm lí tƣởng phong kiến. Thơ ông Tú chỉ có hình tƣợng những con ngƣời thị dân trong cảm hứng vừa phủ định vừa khẳng định. Bút pháp vô hạnh hóa và đức hạnh hóa bắt nguồn từ cảm hứng trào phúng phủ định và vừa trữ tình khẳng định ấy của chủ thể trữ tình đã làm nên nhiều kiểu hình con ngƣời - nhân vật độc đáo trong thơ Tú Xƣơng: kiểu hình con ngƣời nhà Nho thị dân, kiểu hình con ngƣời - nhân vật phụ nữ thị dân đức hạnh và kiểu hình con ngƣời -nhân vật thị dân xấu xa vô hạnh. Với kiểu bộc lộ cảm hứng trữ tình đầy độc đáo; Tú Xƣơng đã chiếm đƣợc ngôi vị đặc biệt trong dòng - 22 - thơ "thƣơng vợ" và trở thành là ngƣời có công đầu trong việc khai sáng ra dòng thơ trữ tình ở Việt Nam. Với kiểu trào phúng thị dân đặc biệt là với kiểu trào phúng tự trào thị dân, Tú Xƣơng đã đƣa thờ trào phúng Việt Nam lên một tầm cao mới và ông xứng đáng đƣợc xem là một trong những bậc thầy cùa thơ trào phúng Việt Nam. 3.3. Cảm quan thị dân đã làm thay đổi cảm hứng và kiểu thể hiện cảm hứng của Tú Xƣơng về con ngƣời, đồng thời cũng làm thay đổi một cách triệt để cảm hứng và kiểu thể hiện cảm hứng của ông Tú về thế giới. Thế giới nghệ thuật trong thơ Tú Xƣơng là thế giới thị thành. Không gian sinh hoạt đời sống thị thành đã thay thế hoàn toàn cho kiểu hình không gian cảnh vật thiên nhiên truyền thống mang đậm tính sùng cổ. Kiểu hình không gian sinh hoạt đời sống thị thành trong thơ Tú Xƣơng hết sức đa dạng độc đáo với những cảnh sinh hoạt phố phƣờng, cảnh sinh hoạt trong các gia đình thị dân, cùng là những cảnh sinh hoạt khoa cử và cảnh sinh hoạt chốn trƣờng thi mang đậm tính chất thị dân. Góp phần làm đa dạng cho không gian nghệ thuật thơ Việt Nam với không gian sinh hoạt đời sống, Tú Xƣơng còn có một đóng góp đặc biệt quan trọng mang đậm nét tính cách sáng tạo của ông qua không gian bóng uy quyền của bọn thực dân với hình ảnh đặc tả những ông Tây bà Đầm. Kiểu bộc lộ cảm hứng về không gian nghệ thuật cùng với tƣ tƣởng không sùng cổ không hoài cổ đã qui định nên kiểu cảm thụ thời gian tuyến tính, tạo nên nét riêng đầy lạ hóa về cảm hứng thời gian và kiểu cảm hứng về thời gian trong thơ Tú Xƣơng. 4. Về thi pháp nghệ thuật, thơ Tú Xƣơng đã có nhiều khác lạ mới mẻ so với qui phạm của văn chƣơng thời trung đại. - 23 - 4.1. Sự thiếu vắng khổ thơ chữ Hán, thiếu vắng điển cố và lối tập cổ đã làm cho giọng điệu câu thơ Hát nói của Tú Xƣơng trở thành những "lời nói thơ" bình dân, dung dị và trở nên hoàn toàn xa lạ với tính chất qui phạm và giọng điệu trang nhã, đài các của văn chƣơng Hát nói nhà Nho. Phong vị Đƣờng thi trang nhã, cổ kính đã biến mất khỏi những vần thơ Nôm luật Đƣờng của Tú Xƣơng do sự xuất hiện thƣờng xuyên của khẩu ngữ, thi liệu dân gian cũng nhƣ sự xuất hiện dầy đặc của những ngôn từ đời sống thông tục. Tuy đã đƣợc "quí tộc hóa" và "đô thị hoá" bằng cảm hứng thị dân, nhƣng giọng điệu trong những vần thơ lục bát của Tú Xƣơng vẫn còn mang đậm vẻ nôm na dung dị nhƣ những "lời quê chắp nhặt dông dài" do đầy ắp những thành ngữ, khẩu ngữ và chất đầy thi liệu dân gian. Tính chất nửa quen nửa lạ ấy đã làm nên một nét riêng mới mẻ khác lạ của những vần thơ lục bát tình của Tú Xƣơng so với những vần thơ lục bát ƣuyền thống. 4.2. Nét riêng của ông Tú về mặt ngôn từ nghệ thuật đƣợc thể hiện rõ qua cách sử dụng ngôn từ độc đáo và mới lạ. Tú Xƣơng đã bình dân hóa thơ ca bác học trung đại bằng hệ thống ngôn từ thông tục "nhai đàm hạng ngữ", bằng sự lƣợc bỏ tính cách điệu của ngôn ngữ thơ ca truyền thống qua sự lƣợc bỏ điển cố, thi liệu Hán học, giản lƣợc hình thức đối ngẫu và nhất là đã Việt hóa các yếu tố Hán học bằng tất cả sự sáng tạo đầy táo bạo mang đậm phong cách riêng của Tú Xƣơng. Những ngôn từ cụ thể mang đậm tính khắc họa qua cảm hứng vừa trào phúng vừa trữ tình đã làm nên một giọng điệu "lời nói thơ" đầy khu biệt của thơ Tú Xƣơng. Qua nghiên cứu "Thơ Tú Xƣơng trong tiến trình hiện đại hóa Việt Nam Việt Nam", chúng tôi có một số kết luận nhƣ sau: - 24 - 1. Cuộc đời ông Tú tuy ngắn ngủi nhƣng sự nghiệp để đời của ông Tú lại có một tầm vóc cực kì to lớn và có một sức sống lâu bền. Là một nhà thơ lớn của dân tộc, tiếng thơ của ông Tú là tiếng lòng tha thiết của kẻ sĩ thị dân thất bại, là tiếng cƣời dài nấc nghẹn tăm tức của ngƣời dân mất nƣớc trong buổi li loạn nƣớc mất nhà tan. Với nhiều chuyển biến khác lạ và những đột phá táo bạo vào qui phạm thơ ca trung đại và vào hệ thống tƣ duy thơ trung đại, thơ ông Tú xứng đáng đƣợc xem là nhịp cầu nối liền hai dòng thơ cổ điển và hiện đại, là cái gạch nối, là mắt xích quan trọng cho sự phát triển liên tục của thơ ca dân tộc từ trung đại sang hiện đại. 2. Tiến trình phát triển của văn học dân tộc nói chung và tiến trình vận động phát triển của văn học Việt Nam từ trung đại sang hiện đại nói riêng là một tiến trình phát triển liên tục và không ngừng. Tiến trình ấy là một quá tình vận động tự thân tuy rất cần những yếu tố ngoại sinh tác động để thúc đẩy nhanh sự phát triển. Là một quá trình tự vận động và phát triển nên tiến trình ấy cũng rất cần đến những nhân tố nội sinh. Những yếu tố khác lạ mang đậm tính thị dân có xu hƣớng đột phá nhằm vƣợt ra khỏi phạm trù của cái cổ điển để vƣơn tới phạm trù hiện đại trong thơ Tú Xƣơng là những nhân tố đặc biệt can thiết cho tiến trình ấy. NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đoàn Hồng Nguyên (5.1999), Về văn bản thơ Tú Xƣơng, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học, Trƣờng ĐHSP TpHCM, tr. 138 - 143. (in lại trong sách Trần Tế Xƣơng về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr. 528 - 536). 2. Đoàn Hồng Nguyên (10. 1999), Những yếu tố bất qui phạm trong thơ Tú Xƣơng, Kỉ yếu Hội nghị Khoa học, Trƣờng ĐHSP Vinh, tr. 154-162. 3. Đoàn Hồng Nguyên (2000), Kiểu ngôn chí thị dân trong thơ Tú Xƣơng, Tạp chí Khoa học ĐHSP TpHCM (24), tr. 71 - 76. 4. Đoàn Hồng Nguyên (2000), Thơ Tú Xƣơng với kiểu tự trào thị dân, Tập san Khoa học Xã Hội và Nhân văn Trƣờng ĐH KHXH-NV TpHCM (13), tr. 30 - 34. (in lại trong sách Trần Tế Xƣơng về tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001, tr. 354 - 360.) 5. Đoàn Hồng Nguyên (2001), Nét riêng của Tú Xƣơng trong văn chƣơng Hát nói, Tạp chí Văn học (3), Hà Nội, tr, 53 - 62. 6. Đoàn Hồng Nguyên (2001), về các bản Nôm chép tay của Tú Xƣơng, Thông báo Khoa học Đại học Huế (1 [37]), tr. 47 - 52. 7. Đoàn Hồng Nguyên (11. 2002), "Khóc trúc than ngô " hay "khóc trúc Thƣơng Ngô", Tạp chí Khoa học ĐHSP TpHCM (3[31]) tr. 52-55. 8. Đoàn Hồng Nguyên (4. 2003), Đặc trƣng ngôn từ nghệ thuật trong thơ Tú Xƣơng, Báo cáo khoa học, Hội thảo Ngữ học trẻ, Đại học Đà Nẵng. 9. Đoàn Hồng Nguyên (5. 2003), Nét riêng của Tú Xƣơng trong thơ Nôm luật Đƣờng, Tạp chí Khoa học ĐHSP TpHCM, (2 [33]), tr. 34-42.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_tho_tu_xuong_trong_tien_trinh_hien_dai_hoa_van_hoc_viet_nam_604.pdf
Luận văn liên quan