Luận án Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay

Quan điểm này đã được quán triệt, nhấn mạnh từ Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị “xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp hài hòa bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tính hiện đại của hệ thống pháp luật” [02, tr.2]. Đến Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp, một lần nữa Đảng và Nhà nước ta lại khẳng định: “Cải cách tư pháp phải thừa kế truyền thống pháp lý dân tộc, những thành tựu đã đạt được của nền tư pháp XHCN Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta, đáp ứng được xu thế phất triển của xã hội tương lai” [03, tr. 2]

pdf168 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 634 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nay, các vấn đề này chưa có văn bản hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Vì vậy, trong thời gian tới, thiết nghĩ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết liên quan tới các trường hợp tạm ngừng phiên tòa dân sự, tạo thuận lợi cho Tòa án các cấp áp dụng, bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Thứ bảy, về thủ tục phiên tòa sơ thẩm Nhằm đề cao quyền quyết định và quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp, cần phải thay đổi trình tự, thủ tục tại phiên tòa sơ thẩm theo hướng sau: thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục tranh luận, thủ tục xét hỏi, thủ tục nghị án và thủ tục tuyên án. Bên cạnh đó, các hoạt động tố tụng trong mỗi thủ tục cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp (chủ yếu là điều chỉnh thủ tục bắt đầu phiên tòa, thủ tục tranh luận, thủ tục xét hỏi). (i) Đối với thủ tục bắt đầu phiên tòa, vẫn tiến hành theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 213 BLTTDS năm 2015, nhưng sau khi chủ tọa hỏi những người có quyền yêu cầu thay đổi những người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch xem họ có thay đổi ai không. Bước tiếp theo chủ tọa phiên tòa hỏi luôn xem đương sự có yêu cầu gì không (tức là có mong muốn thỏa thuận với nhau không và có thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu cầu không). Vấn đề này là quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự đã được Tòa án phổ biến trong phần “phổ biến quyền và nghĩa vụ của các đương sự và của những người tham gia tố tụng khác”. Cho nên, đương sự phải ý thức và chủ động đề xuất với hội đồng xét xử. Như vậy, Điều 217 BLTTDS quy định hỏi đương sự về thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu được lồng vào thủ tục bắt đầu phiên tòa. Như thế, bước đầu đương sự đã chủ động được diễn biến của 138 phiên tòa và chủ động trong các hoạt động tố tụng tiếp theo để tự bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất. (ii) Đối với thủ tục tranh luận, hội đồng xét xử không phải là chủ thể tranh luận cho nên không tham gia vào quá trình tranh luận. Nhưng với vai trò là người tiến hành tố tụng định hướng cho quá trình tranh luận có hiệu quả, nên trước khi bước vào tranh luận, hội đồng xét xử yêu cầu các bên thống nhất các mâu thuẫn, tranh chấp cần tranh luận để cuộc tranh luận được tiến hành trọng tâm. Như thế, trong Mục 4 BLTTDS quy định về tranh luận tại phiên tòa nên bổ sung thêm một điều luật điều chỉnh vấn đề này theo hướng sau: “Trước khi tranh luận, hội đồng xét xử yêu cầu các bên đương sự thống nhất các tranh chấp, mâu thuẫn cần làm sáng tỏ. Các bên đương sự tranh luận về những vấn đề đã thống nhất và phát biểu quan điểm của mình về đánh giá chứng cứ, về việc giải quyết vụ án”. Như vậy, đương sự sẽ chủ động trong việc đưa ra yêu cầu và chứng minh cho yêu cầu của mình. Các hoạt động tố tụng tiếp theo của thủ tục tranh luận vẫn tiến hành theo quy định của BLTTDS. (iii) Đối với thủ tục xét hỏi, sau khi các bên thực hiện tranh luận, hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng khác mới tiến hành thủ tục hỏi. Ở giai đoạn này, hội đồng xét xử chỉ hỏi những vấn đề mà hội đồng xét xử thấy rằng đã qua thủ tục tranh luận nhưng chưa rõ và hỏi nguyện vọng của các bên đương sự về việc giải quyết vụ án để chuẩn bị cho thủ tục nghị án. Sự thay đổi này vừa tạo tâm lý chủ động cho đương sự từ đầu, đồng thời giải quyết được phần khúc mắc của Tòa án nếu muốn hỏi những tình tiết chưa rõ. Sự thay đổi các bước trong thủ tục nói trên vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo tính khoa học trong quá trình xét xử. Đồng thời, giải quyết được khuyết điểm về thực tiễn mà một số thẩm phán hay mắc phải là không có sự phân biệt rõ ràng giữa thủ tục xét hỏi và tranh luận. Cũng có trường hợp ranh giới giữa phần hỏi và phần tranh luận không rõ ràng, chủ tọa để cho nguyên đơn, bị đơn tranh luận trong quá trình hỏi, dẫn đến sự thiếu nghiêm túc của 139 đương sự hoặc thiếu sự tôn trọng người khác, kể cả hội đồng xét xử, luật sư và kiểm sát viên tham gia phiên tòa. Bên cạnh đó, việc giải quyết chính xác, khách quan các vụ tranh chấp phụ thuộc nhiều vào sự tham gia của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Vì vậy, tại Điều 64 BLTTDS năm 2015 quy định về quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự, nên bổ sung thêm một khoản: “Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án khi được phép của Tòa án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác hoặc yêu cầu đối chất giữa các đương sự nếu cần thiết”. Thứ tám, hoàn thiện các quy định về sự tham gia và phát biểu của đại diện Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa sơ thẩm các vụ tranh chấp kinh doanh, thương mại Trước hết, cần sửa đổi quy định về sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa sơ thẩm. Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, thì Viện kiểm sát nhân dân được tham gia hầu hết các phiên tòa sơ thẩm. Như đã phân tích ở phần thực trạng, việc Viện kiểm sát nhân dân tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm là không cần thiết, bởi lẽ, Viện kiểm sát nhân dân có thể thực hiện quyền kiểm sát của mình thông qua kiểm tra hồ sơ vụ án. Viện kiểm sát nhân dân chỉ tham gia bắt buộc tạiphiên tòa phúc thẩm đối với những vụ việc mà Viện kiểm sát kháng nghị đối với những vụ việc mà Viện kiểm sát đã tham gia phiên tòa sơ thẩm. Viện kiểm sát tham gia tất cả phiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm Quy định theo hướng này cũng phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân: “Tham gia phiên tòa, phiên họp, phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật” [78, tr.16]. Tuy nhiên, theo các quy định của BLTTDS năm 2015, thì Viện kiểm sát có quyền kháng nghị xem xét lại tất cả các vụ án đã khiến cho việc giải quyết tranh chấp dân sự bị kéo dài. Cho nên, việc giới hạn các trường hợp tham gia của Viện kiểm sát là cần thiết [79, tr.11]. Như vậy, sẽ đảm bảo tính hợp lý và 140 hiệu quả đối với hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự và cũng phù hợp với pháp luật tố tụng của nhiều nước trên thế giới. Nhằm đảm bảo nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, tránh sự can thiệp quá sâu của Nhà nước trong việc giải quyết án KDTM gây áp lực cho các bên trong quá trình xét xử. Từ những phân tích cả ở phần lý luận cũng như phần thực tiễn, nghiên cứu sinh cho rằng, nên sửa đổi theo hướng Viện kiểm sát chỉ tham gia có chọn lọc, đó là vụ tranh chấp liên quan đến tài sản nhà nước (như tiền thuế, khoản đóng góp cho Nhà nước, tài sản công), đương sự là người chưa thành niên, có nhược điểm thể chất, tâm thần, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. còn lại các trường hợp khác để đương sự tự định đoạt. Do vậy, cần bổ sung quy định: “Viện kiểm sát có thể thực hiện được quyền kiểm sát của mình thông qua kiểm tra hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát không thực sự cần thiết phải tham gia tất cả các phiên họp, phiên tòa mà chỉ cần tham gia phiên tòa đối với những trường hợp tranh chấp có liên quan đến tài sản của nhà nước, đương sự là người chưa thành niên, người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; còn những trường hợp khác nên để cho đương sự tự quyết định”. Bên cạnh đó, cũng cần sửa đổi quy định về phát biểu của Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa sơ thẩm. Như đã phân tích ở trên, VKS phát biểu ý kiến của mình về quan điểm giải quyết vụ án, mà lại phát biểu sau cùng, các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự không có quyền đáp lại ý kiến của Viện kiểm sát về những vấn đề mà họ không đồng ý, như vậy sẽ không giúp được hội đồng xét xử có được đầy đủ ý kiến tranh luận của các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, từ đó sẽ không giúp cho hội đồng xét xử có cơ sở ra bản án, quyết định đúng đắn và chính xác. Bên cạnh đó, VKS là cơ quan nhà nước, khi phát biểu quan điểm dễ tạo ra tâm lý ức chế cho đương sự, và ít nhiều có tác động đến hội đồng xét xử. Như vậy, nên chăng sửa Điều 262 BLTTDS năm 141 2015 theo hướng: “Đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên toà phát biểu quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án. Trong trường hợp các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền lợi, ích hợp pháp của đương sự không đồng ý với ý kiến của kiểm sát viên thì họ có quyền đối đáp lại”. Hoặc giữ nguyên như quy định tại BLTTDS năm 2005: “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của thẩm phán, hội đồng xét xử, thư ký phiên tòa và của người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án kể từ khi thụ lý cho đến trước thời điểm hội đồng xét xử nghị án”. 4.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Toà án cấp sơ thẩm Thực tiễn giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến có sai lầm trong các bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị, bị sửa hoặc hủy án là việc thẩm phán hiểu và vận dụng pháp luật khi xét xử, việc ban hành văn bản pháp luật có những điểm chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thực tiễn, trong khi đó công tác hướng dẫn, giải thích pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và của Toà án nhân dân tối cao lại không kịp thời hoặc chỉ hướng dẫn dưới dạng công văn, kết luận của Chánh án tại Hội nghị tổng kết, nên tính ổn định của các hướng dẫn đó rất hạn chế và không có tính pháp lý bắt buộc. Vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, cần quan tâm một số giải pháp sau đây: Thứ nhất, nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm, cần chú trọng nâng cao năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp của thẩm phán Tòa án nhân dân Thời gian qua, số lượng các vụ tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm bị Tòa án cấp trên hủy, sửa hàng năm ngày càng gia tăng, trong đó, có nguyên nhân chủ quan là do một số thẩm phán, hội thẩm nhân dân chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa nỗ lực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình 142 độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thẩm phán phải là người có ý thức pháp luật cao hơn ý thức pháp luật của những người khác mà ý thức pháp luật đó cần theo kịp những thành tựu khoa học pháp lý, thực tiễn pháp lý và văn hóa pháp lý. Thẩm phán có nghiệp vụ cao, tức là họ phải nắm được quy định của pháp luật như lòng bàn tay, có tư duy pháp lý sâu sắc, có thói quen và phương pháp khoa học để giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra có như vậy họ mới có thể độc lập khi xét xử và chỉ tuân theo pháp luật. Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng xét xử, hoạt động trọng tâm của ngành Tòa án thì điều quan trọng nhất là các thẩm phán phải thật sự có năng lực, trình độ, hiểu biết pháp luật một cách sâu sắc và có tính sáng tạo trong xét xử. Bên cạnh đó, thẩm phán phải thường xuyên cập nhật kiến thức, không chỉ pháp luật, lĩnh vực đang có rất nhiều thay đổi mà cả những kiến thức khác như môi trường, tài chính ngân hàng, tin học, quốc tế Không nắm được các kiến thức này, khi xét xử nhất định sẽ lúng túng. Vì vậy, cần chú trọng nâng cao năng lực và trình độ của thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Năng lực của đội ngũ thẩm phán ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xét xử, được thể hiện ở hai khía cạnh là trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kỹ năng điều khiển phiên tòa khi tranh tụng... Trong đó trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có tính chất quyết định vì chủ yếu các trường hợp án bị sửa, hủy là do việc nắm và vận dụng pháp luật của thẩm phán còn hạn chế. Do đó, việc đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao năng lực xét xử, xây dựng đội ngũ thẩm phán trong sạch, vững mạnh là một yêu cầu cấp bách của công tác cải cách tư pháp. Về kỹ năng và nghiệp vụ xét xử, trong quá trình giải quyết nhiều vụ tranh chấp KDTM cho thấy, một số thẩm phán cũng tồn tại một số nhược điểm như chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ, nên không thu thập đầy đủ chứng cứ; kiến thức pháp luật chưa vững, áp dụng pháp luật không chính xác dẫn đến đường lối xử lý không đúng; xác định sai tư cách người tham gia tố tụng. Nhiều trường hợp xem xét vượt quá yêu cầu khởi kiện của các bên tranh chấp; xác định lỗi và áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng không đúng quy định. Với số lượng vụ án 143 kinh doanh, thương mại ngày càng gia tăng và tính chất vụ án ngày càng phức tạp như hiện nay, ngoài việc mỗi cán bộ cần phải tự học trao dồi kiến thức thì việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là nhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Bên cạnh đó cần tổ chức nhiều hội nghị cũng như mở rộng đối tượng tập huấn; tổ chức hội thảo chuyên đề pháp luật hàng quý hoặc năm, qua đó rút kinh nghiệm thực tiễn để tổng kết lý luận đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc hướng dẫn áp dụng pháp luật đáp ứng yêu cầu giải quyết án. Tình hình mới đã đặt ra nhiệm vụ cho mỗi thẩm phán phải không ngừng rèn luyện. Quá trình đào tạo trước hết phải trở thành quá trình tự đào tạo, tự giác trau dồi kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm mới đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Thẩm phán phải giỏi về pháp luật, tinh thông về nghiệp vụ, giữ vững bản lĩnh, sự liêm chính, nhuần nhuyễn các kỹ năng nghề nghiệp và có tính chuyên nghiệp cao. Là người được Hiến pháp giao nhiệm vụ áp dụng pháp luật, ra phán quyết đối với vụ việc; kết quả lao động của thẩm phán thể hiện tập trung nhất ở bản án, quyết định. Do đó, bản án, quyết định của Tòa án phải phản ánh đúng tinh thần pháp luật và ý nguyện của nhân dân. Điều này đòi hỏi thẩm phán phải nắm vững pháp luật, thường xuyên cập nhật, nghiên cứu sự thay đổi của hệ thống pháp luật để áp dụng chính xác, thống nhất. Thực tiễn cũng cho thấy, để có được phán quyết chính xác, khách quan, công bằng, đòi hỏi thẩm phán không chỉ nắm vững pháp luật, mà còn phải trang bị cho mình những hiểu biết nhất định về nhiều chuyên ngành khác như: y khoa, tài chính – ngân hàng, kế toán, môi trường, đất đai, xây dựng Đồng thời, phải chủ động nắm bắt đầy đủ các thông tin quan trọng của tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế để hỗ trợ việc áp dụng pháp luật đúng đắn nhất. Nỗ lực rèn luyện, hình thành các kỹ năng nghiệp vụ chuyên sâu; tích lũy kinh nghiệm sâu sắc qua từng vụ án để làm dày thêm kiến thức, sự tự tin, chuyên nghiệp trong xử lý các vụ việc. Bên cạnh đó, công tác giáo dục chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh nghề nghiệp cho đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án có ý nghĩa rất 144 quan trọng. Việc bồi dưỡng cần đi vào các nội dung thiết thực đối với từng chức danh công chức; phương pháp bồi dưỡng cần thường xuyên thay đổi, thường xuyên cập nhật để có thể thực hiện được mục tiêu định hướng hành động trong tình hình mới và phải mang tính thống nhất. Thứ hai, nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm, cần chú trọng vai trò và chuyên môn của hội thẩm nhân dân Việc đảm bảo sự tham gia của nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội nói chung và công tác xét xử của Tòa án nói riêng là yêu cầu quan trọng trong một nhà nước tiến bộ. Ở các nước theo hệ thống thông luật, có chế định về bồi thẩm đoàn. Ở những nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa, hội đồng xét xử có thể bao gồm thẩm phán chuyên nghiệp và thẩm phán không chuyên nghiệp hoặc thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Nói chung, hình thức thể hiện việc nhân dân tham gia công tác xét xử của Tòa án cũng có sự khác nhau ở mỗi nước. Ở nước ta, việc nhân dân tham gia hoạt động xét xử của Tòa án được thể hiện tập trung nhất thông qua chế định về hội thẩm nhân dân. Chế định hội thẩm là sự bảo đảm nguyên tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, thể hiện bản chất nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là một chế định được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp, từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 2013. Phải khẳng định rằng, việc xét xử các vụ tranh chấp KDTM là hết sức phức tạp, đòi hỏi các thành viên hội đồng xét xử phải tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc quy định pháp luật và các văn bản hướng dẫn thống nhất áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thật sự có kinh nghiệm và am hiểu xã hội. Cùng với thẩm phán, hội thẩm nhân dân là những người đưa ra quyết định cuối cùng về phương án giải quyết các tranh chấp KDTM tại phiên tòa sơ thẩm, do đó, các hội thẩm có địa vị pháp lý quan trọng, là đại diện của người dân trong việc đảm bảo tính công bằng, khách quan của pháp luật. Để 145 chất lượng xét xử, giải quyết án tại Tòa án, nhất là Tòa án cấp sơ thẩm không ngừng được nâng lên, cần coi trọng vai trò và thường xuyên nâng cao nghiệp vụ xét xử cho các hội thẩm nhân dân. Đây là việc làm có ý nghĩa quan trọng. Để tiếp tục nâng cao chất lượng của hội thẩm nhân dân, trong thời gian tới, Tòa án nhân dân các cấp (đặc biệt là Tòa án cấp huyện) cần tăng cường công tác tập huấn, nâng cao kỹ năng xét xử cho hội thẩm nhân dân, đẩy mạnh tổ chức tập huấn chuyên môn theo từng chuyên đề và triển khai các văn bản pháp luật mới đến các hội thẩm, tiến hành trao đổi kinh nghiệm giữa các cấp hội thẩm và các hội thẩm cũ, mới, đồng thời, tăng cường phối hợp xây dựng kế hoạch xét xử; cung cấp tài liệu liên quan đến hoạt động xét xử đối với các vụ án điểm, vụ án cần trao đổi nghiệp vụ để thống nhất áp dụng, quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hội thẩm được tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án, cung cấp đầy đủ các tài liệu..., góp phần giúp các hội thẩm nhân dân hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ xét xử. Thứ ba, nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm, cần chú trọng và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử là một chức năng, nhiệm vụ quan trọng của Tòa án. Thông qua hoạt động xét xử, các quy định của pháp luật đến với người dân cụ thể, dễ hiểu, qua đó, nhận thức, hiểu biết về pháp luật của người dân được nâng lên, tạo sự chuyển biến cơ bản về ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật trong quần chúng nhân dân. Do vậy, đây là hình thức tuyên truyền có ý nghĩa thiết thực và dễ dàng đi vào đời sống nhân dân, có tác dụng trực tiếp đến những người tham dự hoặc theo dõi phiên tòa; tạo ra sự quan tâm của đông đảo cộng đồng dân cư ở địa phương; giúp cho nhân dân hiểu, nhớ những quy định pháp luật mà họ được nghe trực tiếp. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân cũng cần tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức phong phú, đa đạng; cung cấp những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cho tất cả cán bộ trong ngành, giới thiệu văn bản pháp luật chuyên ngành và văn 146 bản pháp luật có liên quan; phát hành các tạp chí tìm hiểu, hỏi đáp pháp luật miễn phí cho người dân khi đến Tòa án. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng có thể thông qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, các quy định mới của pháp luật được lồng ghép vào trong tài liệu tập huấn, bồi dưỡng để truyền đạt đến các thư ký, thẩm phán và hội thẩm nhân dân. Tòa án nhân dân tối cao cũng cần phát huy hiệu quả tích cực của các hội nghị tập huấn nghiệp vụ trực tuyến, đồng thời, nên mời các chuyên gia quốc tế tổ chức tập huấn trực tuyến theo chuyên đề nhằm nâng cao trình độ chuyên môn KDTM cũng như nghiệp vụ xét xử cho các thẩm phán ở Tòa án các cấp nói chung, Tòa án cấp sơ thẩm nói riêng. Thứ tư, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách đối với cán bộ, thẩm phán Tòa án nhân dân, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin Chế độ chính sách, tiền lương là một trong những vấn đề bảo đảm tính độc lập của đội ngũ cán bộ, thẩm phán Tòa án trong quá trình họ thực hiện chức trách của mình. Chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ cần bảo đảm cho cán bộ, thẩm phán không phải lo mưu sinh, để họ và gia đình có thể sống đầy đủ bằng chính đồng lương, không bị phụ thuộc vào những tác động vật chất từ phía các cá nhân, tổ chức liên quan đến thực thi công vụ của họ. Chế độ tiền lương của cán bộ, thẩm phán Tòa án ở nước ta tuy đã được quan tâm nhưng so với yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay thì còn nhiều bất cập, chưa tính toán đầy đủ tới đặc thù của hoạt động Tòa án. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặt ra yêu cầu phát triển việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của Tòa án theo hướng tạo sự đồng bộ và hiện đại hóa về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị; hệ thống các phần mềm ứng dụng chuyên biệt của Tòa án có đủ về số lượng với công nghệ hiện đại, thuận tiện, dễ sử dụng, bảo đảm phục vụ cho việc chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của lãnh đạo Tòa án nhân dân các cấp được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống mạng máy tính, đáp ứng các yêu cầu về công khai hoá, minh bạch hóa các hoạt động của Tòa án nhân dân. 147 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm, từ đó, tác giả luận án đã đề xuất các phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về vấn đề này và rút ra một số kết luận sau đây: 1. Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế, thì hoàn thiện pháp luật về giải quyết về thủ tục giải quyết các tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm là những giải pháp quan trọng tạo cơ sở pháp lý quyết định sự thành công. Việc hoàn thiện pháp luật này phải gắn liền với với Chiến lược về cải cách tư pháp ở nước ta, lấy các quy định của Hiến pháp làm nền tàng và thực hiện đồng bộ với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, tạo ra một cơ sở pháp lý phù hợp, linh hoạt để giải quyết các tranh chấp, đảm bảo cho quá trình giải quyết các vụ tranh chấp KDTM được nhanh chóng, hiệu quả để phù hợp với đời sống xã hội ở nước ta. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đang được xác định là chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Muốn hội nhập, pháp luật của Việt Nam phải được xây dựng, hoàn thiện sao cho phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết cũng như pháp luật của nhiều nước. 2. Phải xác định Tòa án là trọng tâm, là nền tảng trong việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương mại, đặc biệt là xét xử ở cấp sơ thẩm, qua đó sẽ tạo ra cơ chế tố tụng phù hợp. Việc hoàn thiện pháp luật bao gồm nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó, phải quan tâm hai nhóm giải pháp chính, đó là hoàn thiện các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục từ giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án, hòa giải, chuẩn bị xét xử và tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp KDTM Bên cạnh đó, cũng cần quan tâm đến các yếu tố để nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án cấp sơ thẩm. 148 KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu đề tài: “Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm ở Việt Nam hiện nay” trong khuôn khổ Luận án Tiến sĩ luật học, cho phép tác giả luận án được rút ra một số kết luận sau đây: 1. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, các nhà kinh doanh có quyền tự do kinh doanh, quyền tự chủ, tự quyết, năng động sáng tạo trong các hoạt động kinh doanh, đồng thời, các nhà kinh doanh cũng có quyền tự chủ, tự quyết trong việc giải quyết các tranh chấp KDTM. Trong số các phương thức giải quyết tranh chấp KDTM thì giải quyết tố tụng tại Tòa án là phương thức mà các nhà kinh doanh thường lựa chọn để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi xẩy ra tranh chấp. Giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án KDTM là một giai đoạn tố tụng của quá trình tố tụng theo nguyên tắc hai cấp xét xử (cấp sơ thẩm và phúc thẩm), đây là giai đoạn đầu tiên và độc lập của quá trình tố tụng trong quá trình giải quyết các tranh chấp mà kết quả cuối cùng là ban hành các phán quyết đúng pháp luật và phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, mặc dù pháp luật có quy định quyền kháng cáo của các đương sự hay quyền kháng nghị của VKS đối với bản án hay quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, nhưng việc thực hiện quyền này và có được Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận hay không sẽ tùy thuộc và chất lượng xét xử sơ thẩm. Ngoài ra, đây là tiền đề và cơ sở cho quá trình giải quyết vụ án tại các giai đoạn tiếp theo. Do vậy, giai đoạn giải quyết sơ thẩm (cấp sơ thẩm) là giai đoạn quan trọng trong quá trình giải quyết các vụ án KDTM. 2. Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm của tranh chấp KDTM; khái niệm, đặc điểm thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án trong giai đoạn xét xử sơ thẩm. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ bản chất của thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án là giai đoạn tố tụng độc lập có vai trò quyết định. Tại giai đoạn này, Tòa án tiến hành xem xét một cách khách quan, minh bạch, trực tiếp các chứng cứ và hoạt động chứng minh với những nguyên tắc đặc trưng của tố tụng dân sự được áp dụng nhằm giải quyết toàn bộ vụ án tranh chấp KDTM một cách khách quan và đúng pháp luật. Hoạt động giải quyết vụ án KDTM của Tòa án cấp sơ thẩm là quá trình áp dụng 149 pháp luật để tìm kiếm sự thật khách quan, đưa ra những phán quyết trên cơ sở một thủ tục pháp lý rõ ràng, minh bạch, đảm bảo yêu cầu công khai. Thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Toà án cấp sơ thẩm là cách thức tiến hành những hoạt động tố tụng do Toà án cấp sơ thẩm và các chủ thể tham gia tố tụng thực hiện theo trình tự và thời hạn được pháp luật quy định nhằm xác định các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết tranh chấp và trên cơ sở đó, Tòa án ban hành bản án hay quyết định giải quyết tranh chấp KDTM có căn cứ, đúng pháp luật. 3. Nghiên cứu, đánh giá các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành về giải quyết sơ thẩm vụ án KDTM cho thấy, với việc Nhà nước ban hành BLTTDS năm 2015, các quy định pháp luật ngày càng được hoàn thiện hơn, trong đó xác định rõ trách nhiệm của Tòa án, của các đương sự trong việc thực hiện các quyền năng tố tụng, tạo điều kiện tối đa cho các đương sự chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp chứng cứ, chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Bên cạnh đó, qua thực tiễn về tình hình thụ lý giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án, với kết quả thống kê công tác xét xử cho thấy các loại vụ án mà ngành Tòa án Việt Nam giải quyết trong thời gian qua thì số lượng các vụ án nói chung ngày càng tăng, tăng cả về số thụ lý cũng như giải quyết, nhưng số lượng vụ án KDTM trong thời gian qua vẫn chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn so với cac loại án khác, tỷ lệ các vụ án bị hủy, bị sửa vẫn còn nhiều. Nguyên nhân do các quy định pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm trong thời gian qua đã bộc lộ một số bất cập cần phải sửa đổi bổ sung để phù hợp với với tình hình phát triển của nền kinh tế và hội nhập quốc tế. 4. Trong xu hướng của cải cách tư pháp, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực hiện nay, đảm bảo thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm nhanh chóng, kịp thời, giản tiện và có hiệu quả là nhu cầu cần thiết. Việc hoàn thiện pháp luật về thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án KDTM cần phải xác định rõ phương hướng và đưa ra các giải pháp đồng bộ cả về hoàn thiện các quy định pháp luật có liên quan, đồng thời, chú trọng các yếu tố và điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả áp dụng thủ tục giải quyết các vụ tranh chấp KDTM tại Tòa án cấp sơ thẩm. 150 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ 1. Vũ Gia Trưởng (2018), Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn trong tố tụng dân sự và những vướng mắc trong thực tiễn thi hành, Tạp chí Nghề Luật, số 2/2018, trang 25-44; 2. Vũ Gia Trưởng (2016), Những vướng mắc khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng trong kinh doanh thương mại tại tòa án, Tạp chí Nghề Luật, số 2/2016, trang 34-38; 3. Vũ Gia Trưởng (2016), Những vướng mắc khi giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số 3(24)/tháng 3/2016, trang 52-56. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn kiện của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc 1. Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới"; 2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/05/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội; 3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội; 4. Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ ngày 08/11/2011 ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; 5. Nghị quyết số 19/NQ-CP của Chính phủ ngày 18/03/2014 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; 6. Nghị quyết số 19/NQ - CP của Chính phủ ngày 12/03/2015 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015-2016; B. Văn bản pháp luật 7. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam ngày 15 tháng 06 năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung 29/03/2011, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội; 8. Bộ luật Tố tụng dân sự số 92/2015/QH13 của Quốc hội ngày 25 tháng 11 năm 2015, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 9. Luật Thương mại Việt Nam số Số: 58/L-CTN ngày ngày 10 tháng 5 năm 1997 10. Luật Thương mại số 36/2005-QH11 ngày 14/06/2005. NXB Chính trị Quốc gia 11. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa liên bang Nga (2005), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 12. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 152 13. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2002), Bản dịch tiếng Việt, Hà Nội. 14. Luật Tổ chức tòa án của Cộng hòa Liên bang Đức; 15. Luật Thương mại số 11/1998/QH10 của Quốc hội ngày 10/05/1997 16. Công ước New York năm 1958 17. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp (1998), Bản dịch của Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 18. Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga (2003). Bản dịch, Hà Nội; 19. Luật mẫu của Liên Hợp Quốc về trọng tài thương mại quốc tế (UNCITRAL Model Law); 20. UNCITRAL Model Law on Conciliation, supra note 1, at art. 1(3). Luật mẫu của Ủy ban Liên Hợp Quốc về hòa giải, Điều 1.(3); 21. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và WTO 22. Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (2002), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012; 24. Luật Doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày 12 tháng 6 năm 1999; 25. Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; 26. Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014; 27. Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân nhiệm kỳ 2011 - 2016 ; 28. Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân năm 2017; 29. Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân năm 2018; 30. Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân năm 2019; 31. Bộ Tư pháp, Dự án VIE 94/2003, Các phương pháp giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam; 153 32. Nghị định 54-CP ngày 10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ ban hành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế; 33. Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003; 34. Luật Trọng tài thương mại năm 2010; 35. Dự thảo 2 để lấy ý kiến ban hành dự Luật Biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện; Thủ tục bắt giữ tàu biển, tàu bay (2017) 36. Nghị quyết 02/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 27/04/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định tại chương VIII “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” của Bộ luật tố tụng dân sự; 37. Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 và Luật số 36/2009/QH12 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 06 năm 2009 38. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 01/8/2012 của liên ngành VKSND tối cao và TAND tối cao: “Hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2011”; 39. Luật Hòa giải cơ sở số 35/2013/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2013 của Quốc hội; 40. Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về hòa giải thương mại; 41. Công văn số 1503/BTP-PBGDPL của Bộ Tư pháp ngày 05/05/2017 về “hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành ở cơ sở”; 42. Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của BLTTDS năm 2004 43. Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày ngày 01 tháng 8 năm 2012 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao: “Hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự”; 44. Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao ngày 03 tháng 12 năm 2012 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất “Những quy định chung” của Bộ luật Tố tụng 154 dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự; 45. Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu bay năm 2010; 46. Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 05/2008/PL-UBTVQH 12 ngày 27 tháng 08 năm 2008; 47. Nghị quyết số 02/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán, Tòa án nhân dân tối cao ngày ngày 12 tháng 05 năm 2006 hướng dẫn thi hành các quy định trong phần thứ 2 “Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật TTDS; C. Giáo trình, sách, bài viết tiếng Việt 48. Nguyễn Thị Kim Vinh (2002), “Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường tòa án ở Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật. 49. Phạm Thị Huệ (2011), “ Giải quyết vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án cấp sơ thẩm”, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học Xã hội. 50. Đào Xuân Tiến – 2009, về “Thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân đối với các vụ việc kinh doanh, thương mại theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ, Viện Nhà nước và Pháp luật. 51. Trung tâm Từ điển học thuộc Viện Ngôn ngữ (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 52. Luật mẫu của UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế được Đại hội đồng LHQ thông qua ngày 11/12/1985 53. Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng Tòa án (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 54. Khoa Luật, Đại học Tổng hợp Hà Nội (1993), Giáo trình Luật Kinh tế. 55. Tìm hiểu Luật Kinh tế (1997), Nxb Thống kê. 56. Đào Văn Hội (2003), Giải quyết tranh chấp kinh tế trong trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội. 57. Đăng Khoa, Kỳ Duyên, Đình Chương (2013), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa. 155 58. Phạm Duy Nghĩa (2000), “Về mối quan hệ giữa tố tụng kinh tế và tố tụng dân sự”, Nghiên cứu lập pháp, 8. 59. Lê Thành Đương (2002), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội. 60. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật Kinh tế, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 61. Tranh chấp kinh doanh thương mại và việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp kinh doanh thương mại. ( cateid=1751909&item_id=26779894&article_details=1) 62. Xem PGS.TS. Lê Hồng Hạnh, “Khái niệm thương mại trong pháp luật Việt Nam và những bất cập dưới góc độ thực tiễn áp dụng và chính sách hội nhập”. Tạp chí Luật học, số 2/2000. 63. Dương Đăng Huệ (1998), Đề tài khoa học cấp Bộ - Bộ Tư pháp “Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế hiện nay ở nước ta và xu thế lựa chọn” 64. Phan Thông Anh, “Tranh chấp trong kinh doanh thương mại và các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại”. CLEVIEW&p_p_lifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_col_id=column- 65. Đoàn Đức Lương (2006), “Giai đoạn giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế theo pháp luật Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ luật học. 66. Viện Nhà nước và pháp luật (2002), Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội 67. Phan Hữu Thư (2005), “Cơ sở lý luận và thực tiễn để ban hành Bộ luật tố tụng dân sự”. Tạp chí Nghề luật (10). 68. Giáo trình Luật Thương mại, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công An nhân dân, Hà Nội, 2006 Xem chương 1. 69. Francis Lemeunier, Nguyên lý thực hành Luật thương mại, Luật kinh doanh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993 70. Trần Phương Thảo (2012), Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam. Luận án Tiến sĩ luật học 156 71. Phạm Duy Nghĩa (2010), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng trọng tài”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (23). 72. Nguyễn Bích Thảo (2008), “Các biện pháp khẩn cấp tam thời trong giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại tòa án”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (9). 73. Học viện Tư pháp (2010), “Kỹ năng thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của tòa án”, Tập tài liệu dùng cho lớp đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự. 74. Đoàn Đức Lương (2005), “Một số ý kiến về cơ chế và biện pháp bảo đảm thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự về giải quyết sơ thẩm vụ án kinh tế, thương mại tại Tòa án”, Tạp chí Tòa án nhân dân (3), tr.40-41. 75. Chu Xuân Minh (2004), Tham luận về biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi khởi kiện, Kỷ yếu các tọa đàm tổ chức tại Việt Nam trong khuôn khổ Dự án JICA 2000-2003, quyển 6, Hà Nội. 76. Nguyễn Văn Cường, Lê Thế Phúc (2010), Một số vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại và đề xuât kiến nghị hoàn thiện Bộ luật tố tụng dân sự, Tham luận tại Hội thảo đánh giá việc áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự sau 5 năm triển khai thực hiện, tập trung vào lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại ngày 17/06/2010. 77. TANDTC (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 78. Tòa án nhân dân tối cao (2015), “Tờ trình về Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)”. 79. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2015), “Góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) để cải thiện môi trường kinh doanh”- TL4) 80. Nguyễn Thu Hà “Một số vấn đề về phiên tòa sơ thâm”. - TL 65) 81. Nguyễn Quang Lộc, “Một số ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi”. 157 teid=1751909&item_id=105092401&article_details=1 82. Tòa án nhân dân TP.HCM (2015), “Hội thảo góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự”. tung-dan-su-tranh-luan-ve-dinh-gia-chung-cu.htm; 83. Ủy ban Tư pháp Quốc Hội (2015), “Báo cáo thẩm tra Dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)”. 84. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2015), “Góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) để cải thiện môi trường kinh doanh”- TL4); 85. Bùi Văn Kim (2016), “Về phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự thẩm theo BLTTDS năm 2015”, Tạp chí Kiểm sát số 05/2016; phien-toa-dan-su-tham-theo-quy-dinh-cua-blttds-nam-2015.html 86. Nguyễn Ngọc Khánh (2009), “Vị trí vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp”. 87. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (2015), “Tài liệu tập huấn công tác kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, kinh doanh thương mại, lao động năm 2015”; 88. Kỷ yếu Dự án VIE/95/017, Về pháp luật tố tụng dân sự; 89. Trần Anh Tuấn, “Thủ tục tố tụng dân sự của một số nước Châu âu và so sánh với thủ tục tố tụng dân sự Việt Nam”. Tạp chí Luật học số 11/2015; 90. Bùi Thị Huyền, “Điểm mới của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về hòa giải vụ án dân sự và những nội dung cần hướng dẫn”, Tạp chí Tòa án nhân dân Kỳ II tháng 4/2016 (Số 8); 91. Đào Xuân Lan, “Hòa giải trong giải quyết tranh chấp kinh tế tại Tòa án ở Việt Nam”. Luận án Tiến sĩ luật học; 158 92. Dương Quỳnh Hoa (2012), “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp thay thế đối với các quan hệ thương mại trong giai đoạn hiện nay ở nước ta”. Luận án Tiến sĩ luật học; 93. Bùi Anh Tuấn (2014), “Chế định hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ luật học; 94. Nguyễn Văn Đạt (2016), “Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án trong tố tụng dân sự”. Luân văn thạc sĩ luật học; 95. Khoa luật Đại học Quốc gia (2004), Cải cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội; 96. Trần Anh Tuấn (2004), “Chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Đặc san Góp ý Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự; 97. C. Mác-PH. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 19, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội; 98. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Một số nội dung vướng mắc của Bộ luật Tố tụng dân sự cần tập trung thảo luận và đề xuất, kiến nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự; 99. Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2004), Tổng hợp ý kiến đóng góp về Dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự; 100. Khó khăn vướng mắc về thủ tục hòa giải tại Tòa án (2015) khan-vuong-mac-ve-thu-tuc-hoa-giai-tai-Toa-an-556/; 101. Khó khăn vướng mắc của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn (2017). vuong-mac-cua-Bo-luat-to-tung-dan-su-nam-2015-quy-dinh-ve-giai-quyet-vu- an-dan-su-theo-thu-tuc-rut-gon-1314/; 102. Bùi Kim Trọng (2015), “Một số vấn đề liên quan đến thủ tục rút gọn trong giải quyết các vụ án dân sự”. 159 so-van-de-lien-quan-den-thu-tuc-rut-gon-trong-giai-quyet-cac-vu-an-dan-su- 828/; 103. Hồ Nguyễn Quân (2017), “Một số vấn đề về thủ tục rút gọn trong Bộ luât Tố tụng dân sự năm 2015”. https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2017/05/04/mot-so-van-de-ve-thu- tuc-rt-gon-trong-bo-luat-to-tung-dn-su-nam-2015/; 104. Phạm Thị Hồng Đào (2016), “Thủ tục rút gọn theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” doi.aspx?ItemID=1986 105. Nguyễn Thị Thuy Thủy (2015), “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết tranh chấp thương mại theo pháp luật Việt Nam” của tác giả. Luận án tiễn sĩ luật học; 106. Phạm Hữu Nghị (1999). “Về cơ chế giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (12); 107. Nguyễn Như Phát (2001), “Tính phổ quát và đặc thù của tố tụng kinh tế”, Những quan điểm cơ bản về Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam, kỷ yếu đề tài cấp Bộ, Viện Nhà nước và Pháp luật, tr.70-73; 108. Trần Đình Hảo (2000), “Hòa giải, thương lượng trong việc giải quyết tranh chấp kinh tế”, Nhà nước và Pháp luật (1) tr.32-35; 109. Tòa án nhân dân tối cao (2003), “Thẩm quyền của Tòa kinh tế trong việc thực hiện cải cách tư pháp – Những vẫn đề lý luận và thực tiễn”. Đề tài cấp bộ năm 2003, Tòa án nhân dân tối cao; 110. Hoàng Thế Liên (1999), Về các phương thức giải quyết tranh chấp chủ yếu tại Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế và đầu tư nước ngoài, số chuyên đề về: “Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay”, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp. 111. Phan Chí Hiếu (2005), Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh theo Bộ luật Tố tụng dân sự và các vấn đề đặt ra trong thực tiễn thi hành, Nhà nước và Pháp luật, (6), tr.43-47; 160 112. Ngô Kim Ngọc (2000), Thủ tục xét xử các vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội. 113. 113. Nguyễn Ngọc Khánh (2009), “Vị trí vai trò của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự theo yêu cầu cải cách tư pháp”. ttps://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/05/04/2819/; 114. Sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự: Viện Kiểm sát tham gia phiên tòa dân sự, không cần thiết? https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-dan-su/sua- doi-bo-luat-to-tung-dan-su-vien-kiem-sat-tham-gia-phien-toa-dan-su--khong- can-thiet-.aspx; 115. “Bản phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”. 116. Lê Hồng Hạnh (2008), Khái quát các phương thức giải quyết tranh chấp trong pháp luật một số nước ASEAN, Tài liệu hội thảo Giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng tư pháp - Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Bộ tư pháp và Tổ chức phát triển Quôc tế Canada (Dự án hỗ trợ cải cách pháp luật) đồng tổ chức ngày 23-24/8 tại Hà Nội 117. Nguyễn Hoài Phương (2010), “Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giải quyết về tranh chấp kinh doanh thương mại tại tòa án”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2010, tr 74-79. 118. Nguyễn Thị Hoài Phương (2007), “Hoàn thiện pháp luật về tài phán kinh tế ở Việt Nam hiện nay”. Luận án Tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật. 119. Bộ Tư pháp năm (1999), “Các phương thức giải quyết tranh chấp kinh tế ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài khoa học thuộc Dự án VIE/94/003, Bộ Tư pháp. 120. PGS.TS. Nguyễn Như Phát (2011), Pháp luật tố tụng và các hình thức tố tụng kinh tế. Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11/ 2001. 121. Đặng Thanh Hoa (2015), “Thủ tục rút gọn giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trong pháp luật tố tụng dân sự”. Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh. 122. Trần Phương Thảo (2012), “Biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam” Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. 161 123. Giáo trình Đào tạo thẩm phán, Trường Cán bộ Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao, NXB Văn hóa thông tin, 2014; 124. Giáo trình Luật Thương mại I và II của Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 2011; 125. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2015), “Góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) để cải thiện môi trường kinh doanh”- TL4); 126. Ủy ban Tư pháp Quốc hội (2015), “Báo cáo Tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)” – TL 16; 127. Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh (2015), “Báo cáo Tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)”. TL41; 128. Uỷ ban Tư pháp Quốc hội (2015), “Báo cáo Xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau về dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)” TL 19; 129. Tòa án nhân dân tối cao (2015), “Tờ trình về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)” TL10; 130. Ủy ban Tư pháp Quốc hội (2015), “Báo cáo Tổng hợp ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan về dự án Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi)” – TL 16; 131. Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh (2015), “Báo cáo Tổng hợp ý kiến đóng góp cho dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)” . TL41; 132. Tòa án nhân dân tối cao (2015), “Báo cáo đánh giá tác động dự án Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi)” _ TL7); 133. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, “Viện kiểm sát kiến nghị yêu cầu Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án kinh doanh thương mại có vi phạm”. - TL 108); 134. Tưởng Duy Lượng, “Một vài suy nghĩ về sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự”. 162 tail.aspx?ItemID=365&TabIndex=5&YKienID=567- TL28); 135. Trần Tuấn Anh, “Pháp luật Tố tụng dân sự Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quốc tê”. 136. Chu Khắc Hoài Dương (2015), “Ý kiến đóng góp sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự”. LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=365&TabIndex=5&YKienID=546 - TL34); 137. Phùng Hải Hiệp “Một số sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại”. ateid=1751909&article_details=1&item_id=20650267 – TL 103) 138. Nguyễn Quang Lộc, “Một số ý kiến góp ý dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi”. 751909&item_id=105092401&article_details=1 – TL38; 139. TS. Mai Bộ, “Nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng dân sự”. teid=1751909&item_id=72692867&article_details=1- TL61; 140. Nguyễn Thu Hà “Một số vấn đề về phiên tòa sơ thâm”. - TL 65); 141. Viện Nhà nước và pháp luật (2005), Hệ thống tư pháp và cải cách hệ thống tư pháp ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ do GS.TSKH. Đào Trí Úc làm Chủ nhiệm. 142. Bộ Tư pháp – Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica) (2004), Kỷ yếu tọa đàm tổ chức tại Việt Nam. 143. Bộ luật Tố tụng dân sự Cộng hòa pháp (1998), Bản dịch của Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 144. STAR-VIETNAM (2004), Các bài bình luận của STAR kèm theo bình luận của từng điều khoản về dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự, Hà Nội. 145. Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” (2015), Tài liệu Hội thảo góp ý dự thảo báo cáo “Nghiên cứu và đề xuất 163 cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án Việt Nam”, Hà Nội tr.26 – tr.30. 146. Dự án “Tăng cường tiếp cận công lý và bảo vệ quyền tại Việt Nam” (2015), Tài liệu hội thảo Góp ý Dự thảo báo cáo “Nghiên cứu và đề xuất cơ chế, mô hình giải quyết tranh chấp dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án Việt Nam”, Hà Nội tr.35 D. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh 147. American Bar Association_“How Courts work - Steps in a Trial”; 148. American Bar Association _ “How Courts work - Court and legal procedure”; 149. Hiệp định TRIPS 150. West Pub Co (1999)_“Black’ law dictionary”; 151. John Collier, Vaugham (1999)_“Dispute Resolution in the internationa law, Oxford Press”; 152. Arizona Judicial Branch _ “How a case moves through the court system”; 153. Canada - Department of Justice_ “Resolving disputes - think about your options”; 154. Coulter Boeschen _ “Advantages of settling your injury lawsuit out of court”; 155. Justice Education Society of BC _ “Resolving your case before trial”; 156. OKLAHOMA Bar Association _“Methods for resolving conflics and disputes”; 157. Terry Master_“How to settle business partner disagreement”;

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thu_tuc_giai_quyet_tranh_chap_kinh_doanh_thuong_mai.pdf
  • pdfTrichyeu_VuGiaTruong.pdf
Luận văn liên quan