Luận án Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự của viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay

Trong quy định công tác của ngành kiểm sát hầu như không quy định các thao tác nghiệp vụ KSV cần thực hiện nhằm phát hiện vi phạm, trong hệ thống thống kê công tác cũng không có các chỉ tiêu về các hoạt động này. Trong thực tế, các KSV, cán bộ trong quá trình THQCT và KSXX không ghi chép, theo dõi cụ thể việc tuân thủ pháp luật của TA, hội đồng xét xử cũng như các chủ thể khác trong từng hoạt động tố tụng. Do vậy, tuy trong một số văn bản của các VKSND cấp cao như chương trình kế hoạch công tác, các báo cáo sơ kết tổng kết,. có đề cập việc nâng cao, tăng cường công tác KSXX, nhưng các VKSND cấp cao không thể thống kê được thông qua công tác KSXX trong các giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn xét xử PT, GĐT, TTT có bao nhiêu trường hợp TA, Hội đồng xét xử thực hiện đúng, có bao nhiêu trường hợp thực hiện chưa đúng các quy định về thẩm quyền xét xử; thời hạn chuẩn bị xét xử; việc ra quyết định, giao, gửi quyết định; quy định về yêu cầu cung cấp, bổ sung chứng cứ; triệu tập người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng

pdf164 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử án hình sự của viện kiểm sát nhân dân cấp cao ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khắc phục những khó khăn khi được điều động. Về lâu dài cần quy định trách nhiệm của các đơn vị sử dụng lao động phải thường xuyên chủ động tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp, đề xuất cấp có thẩm quyển quyết định điều động cán bộ về đơn vị. - Tổ chức đào tạo cán bộ hiện có. Trong khi yêu cầu nhiệm vụ công tác cần cán bộ có kinh nghiệm, nhưng thực tế ở Viện cấp cao hiện nay, có một tỷ lệ khá lớn cán bộ là cán bộ trẻ, chưa có nhiều thực tế công tác, nhất là kinh nghiệm về công tác THQCT, kiểm sát hoạt động xét xử, do đó yêu cầu cần được đào tạo lại với nhiều hình thức. Bên cạnh các lớp đào tạo chính khóa theo chương trình của ngành, tại các Viện cấp cao cần có nhiều biện pháp tổ chức đào tạo tại chỗ như: phân công KSV cao cấp hướng dẫn nghiệp vụ đối với các công chức có chức danh từ KSV trung cấp trở xuống, tổ chức làm việc theo nhóm, để tạo điều kiện cho công chức mới chuyển đến hoặc công chức mới vào ngành nhanh chóng tiếp cận được với công việc. Để tạo nguồn cán bộ, VKSND tối cao cần quan tâm tổ chức thi tuyển, xem xét bổ nhiệm chức danh tư pháp cho cán bộ tại các VKSND cấp cao nếu đã đủ điểu kiện; trong các kỳ thi tuyển KSV do VKSND tối cao tổ chức cần quy định chỉ tiêu KSV cao cấp chủ yếu dành cho các Viện cấp cao, hoặc KSV cao cấp mới được bổ nhiệm thì bắt buộc phải trải qua thời gian công tác tại Viện cấp cao. Đặc biệt, để thực hiện chủ trương của Đảng về việc kết hợp việc đào tạo, bồi dưỡng với thực hiện luân chuyển để rèn luyện trong thực tiễn, cần tính toán xây dựng phương án luân chuyển đào tạo trong phạm vi toàn ngành. Đối với các Viện cấp cao cần thiết có cơ chế cho các KSV sơ cấp, trung cấp mới được bổ nhiệm đi thực tế làm nhiệm vụ THQCT và KSXX thời hạn tối thiểu là 1 năm ở VKS cấp tỉnh, cấp huyện, để nắm chắc các quy trình tố tụng, tích lũy kinh 131 nghiệm công tác, là nguồn có chất lượng để bổ nhiệm KSV cao cấp về sau. 4.3.2.2. Về cơ sở vật chất, điều kiện bảo đảm Nghị quyết số 49-NQ/TW đã khẳng định: “Nhà nước đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động tư pháp phù hợp với đặc thù của từng cơ quan tư pháp và khả năng của đất nước”. Kết luận số 79-KL/TW cũng đã nêu rõ “chuẩn bị tốt các nguồn lực bảo đảm thực hiện việc đổi mới tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp trong thời gian tới”. Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án năm 2013 nêu “Chính phủ tạo điều kiện về ngân sách, đầu tư xây dựng trụ sở và phương tiện làm việc để các cơ quan tư pháp, các lực lượng đấu tranh chống vi phạm pháp luật và tội phạm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn”. Điều 94 Luật Tổ chức VKSND quy định: Nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất cho VKSND theo qui định của pháp luật. Kinh phí hoạt động của VKSND do VKSND tối cao lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định. Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng trụ sở, trang thiết bị nâng cao năng lực hoạt động cho VKSND. Thời gian qua, trong điều kiện của một đơn vị mới thành lập, có nhiều khó khăn, các Viện cấp cao đã chủ động, tích cực báo cáo, đề xuất và được lãnh đạo VKSND tối cao quan tâm, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc. Các Viện cấp cao cũng đã sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực, phục vụ có hiệu quả cho các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ, đồng thời tiết kiệm kinh phí để chi thu nhập tăng thêm, nâng cao đời sống cả về vật chất lẫn tinh thần, kịp thời động viên cán bộ công chức hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tuy vậy thực tế điều kiện làm việc của các VKSND cấp cao còn rất nhiều khó khăn. - Diện tích làm việc: Nhìn chung diện tích làm việc của các Viện cấp cao chưa đủ theo định mức chung của nhà nước và chưa đáp ứng yêu cầu công tác. Đối với Viện cấp cao 1 hiện tại đang làm việc chung với VKSND tối cao. Viện cấp cao là một cấp kiểm sát độc lập, có những hoạt động tố tụng đặc thù theo chức năng nhiệm vụ, bản 132 thân Viện cấp cao là những đơn vị có số lượng cán bộ nhiều, có hệ thống tài khoản riêng, không thuộc kinh phí của Văn phòng VKSND tối cao. Do đó việc bố trí Viện cấp cao 1 cùng tòa nhà với VKSND tối cao là không phù hợp, gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cả VKSND tối cao và Viện cấp cao 1. Đối với Viện cấp cao 2, với 70 biên chế và lao động hợp đồng hiện tại, diện tích làm việc của Viện cấp cao 2 còn thiếu 2.325 m2, khi đủ 100% biên chế (130 người) thì diện tích trụ sở còn thiếu 4.930 m2. Viện cấp cao 3 với 130 biên chế và người lao động tính đến thời điểm hiện nay, diện tích làm việc còn thiếu 3.226 m2, khi đủ 100% biên chế (210 người) thì diện tích trụ sở còn thiếu 6.970 m2. Do thiếu diện tích làm việc các Viện cấp cao đã gặp nhiều khó khăn trong bố trí phòng làm việc cho cán bộ, không thể bố trí nơi hội họp chung, phòng lưu trữ và kho,... do vậy ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu án của cán bộ, công chức, gây khó khăn và bất tiện trong quá trình hoạt động, chỉ đạo điều hành, quản lý và phối hợp giải quyết công việc chung của đơn vị. - Về phương tiện vận chuyển: Hiện nay các TA cấp cao đều thực hiện phương thức xét xử PT lưu động hàng tháng tại trụ sở các TA cấp tỉnh trong khu vực. Tùy theo đặc điểm địa hình và khối lượng án PT của mỗi địa phương, thông thường một đợt xét xử lưu động thường kéo dài nhiều ngày trên địa bàn 2-3 tỉnh. Như vậy, với địa hạt tư pháp 28 tỉnh hàng tháng Viện cấp cao 1 phải tham gia từ 10-14 đợt xét xử, với địa hạt 12 tỉnh Viện cấp cao 2 phải tham gia từ 4-6 đợt xét xử, với địa hạt 23 tỉnh Viện cấp cao 3 phải tham gia từ 8-12 đợt xét xử án PT lưu động. Ngoài ra, để giải quyết đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT, cũng như để có thêm tài liệu chứng cứ phục vụ việc xét xử PT, GĐT, TT thì các Viện cấp cao phải thường xuyên tiến hành đi xác minh bổ sung tại địa bàn. Do yêu cầu của công tác THQCT và KSXX PT, yêu cầu phải xác minh tại địa phương, cùng với việc triển khai kiểm tra tại các VKS cấp tỉnh trong khu vực, rõ ràng số xe mà các Viện cấp cao được trang cấp (Viện cấp cao 1 có 7 xe, Viện cấp cao 2 có 5 xe ô tô, Viện cấp cao 3 có 6 xe) là 133 quá thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu công tác. - Kinh phí hoạt động: Nhìn chung kinh phí hoạt động của các Viện cấp cao còn quá thấp so với yêu cầu công tác. Hiện nay định mức chi thường xuyên của các Viện cấp cao là 36 triệu đồng/người/năm để chi trả cho tất cả các hoạt động. So sánh với các đơn vị ngành, định mức trên thấp hơn định mức của VKSND tối cao 1 triệu đồng/người/năm, cao hơn cấp tỉnh 1 triệu đồng/người/năm. So với định mức chi thường xuyên giai đoạn 2017 – 2020 từ ngân sách nhà nước đối với ngành Kiểm sát là 55 triệu đồng/biên chế/năm thì mức chi cho các Viện cấp cao còn thiếu nhiều. Việc phân bổ kinh phí trong ngành như vậy chưa phù hợp, chưa tính toán yếu tố đặc thù của các Viện cấp cao bởi một số lý do như: (1) Không giống như các VKS cấp tỉnh, thành phố ngoài kinh phí do nhà nước cấp còn được bổ sung kinh phí từ địa phương hỗ trợ, các VKSND cấp cao không có nguồn hỗ trợ nào ngoài định mức trên. (2) Các Viện cấp cao là những đơn vị có số lượng công việc phải giải quyết rất lớn. Trong 2 năm kể từ khi thành lập các Viện cấp cao có trách nhiệm thụ lý giải quyết 7.961 vụ án PT, 1.994 vụ án GĐT, TT và 32.323 đơn/16.838 việc đề nghị kháng nghị GĐT, TT, ngoài ra còn có trách nhiệm kiểm sát 20.586 bản án sơ thẩm của TA cấp tỉnh, phải tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra VKS cấp tỉnh, cấp huyện trong khu vực, với khối lượng công việc phải đảm nhiệm như vậy, chi phí cũng như công sức cần thiết để hoàn thành rất lớn. Theo tính toán thì cần 550 người và chi phí tương ứng để đảm nhiệm. Thực tế hiện nay cán bộ tại các Viện cấp cao đều phải hoàn thành công việc vượt quá mức quy định, các đơn vị cũng phải trả thêm tiền làm ngoài giờ để bù đắp một phần sức lao động cho cán bộ. Việc VKSND tối cao chưa cấp đủ kinh chi thường xuyên cho các Viện cấp cao theo số biên chế định biên 550 người là chưa hợp lý. (3) Hơn nữa, do tính chất công việc đặc thù, chi phí để hoàn thành 1 đơn vị công việc ở Viện cấp cao thường cũng rất cao do: để hoàn thành công việc thì các Viện cấp cao thường xuyên phải đi công tác địa phương (như đã nêu ở phần 134 trên), là cấp Kiểm sát giải quyết chủ yếu đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT, phải tiếp dân thường xuyên, chi bồi dưỡng cho cán bộ tiếp dân nhiều,. (4) Là một cấp kiểm sát mới thành lập nên cần có nhiều khoản chi cho công tác xây dựng cơ quan đơn vị, như chi phí mua sắm bổ sung trang thiết bị, chi nhiều cho hoạt động đào tạo (vì lực lượng cán bộ trẻ cần được đào tạo nhiều), Do khó khăn về kinh phí nên trong công tác điều hành các Viện cấp cao phải thực hiện những biện pháp tiết giảm chi phí như: Phân công 1 KSV đi xét xử nhiều vụ án trong 1 ngày, một đợt đi công tác; hạn chế việc đi xác minh bổ sung tài liệu; chưa tổ chức nhiều đoàn đi kiểm tra địa phương; chưa thực hiện giao nhận hồ sơ giải quyết đơn GĐT tại TA địa phươngnên ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, làm giảm sút hiệu quả hoạt động của các Viện cấp cao. Để đảm bào điều kiện làm việc nói chung, công tác THQCT và KSXX vụ án hình sự của các VKSND cấp cao thì cần tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các đơn vị này. Cụ thể: - Về trụ sở làm việc: Đối với Viện cấp cao 1, trước mắt khi chưa có điều kiện xây dựng trụ sở riêng, cần tách bạch trụ sở làm việc của VKSND tối cao và Viện cấp cao 1 tối đa trong phạm vi có thể. Cụ thể cần bố trí cho Viện cấp cao 1 làm việc riêng trong một số tầng nhất định; vì Viện cấp cao là một cấp kiểm sát độc lập, thực tế hoạt động, sinh hoạt tại Viện cấp cao cũng có những đặc thù riêng, do vậy cần bố trí cho Viện cấp cao các diện tích phụ trợ của một cấp kiểm sát như hội trường làm việc, nhà kho phòng lưu trữ, bếp ăn, độc lập với hệ thống các công trình phụ trợ của VKSND tối cao. Về lâu dài cần bố trí cho Viện cấp cao 1 trụ sở làm việc riêng tách khỏi VKSND tối cao. Do đó cần sớm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giao đất và nguồn vốn để triển khai xây dựng. Đối với Viện cấp cao 2,3 đã có trụ sở riêng, nhưng chỉ là trụ sở của các Viện PT trước đây chuyển sang. Các trụ sở này được xây dựng phục vụ công tác của một cơ quan nhỏ, ít người nên diện tích sử dụng ít, xây dựng trên các lô đất hẹp, không 135 có khả năng cải tạo đáp ứng đủ nhu cầu làm việc của Viện cấp cao. Hiện nay VKSND tối cao đã có chủ trương đầu tư xây dựng trụ sở mới cho các đơn vị này, nhưng do điều kiện trụ sở làm việc hiện tại của các Viện cấp cao 2,3 đã rất khó khăn, để hoàn thiện tổ chức hoạt động, đáp ứng nhu cầu tăng lên của cán bộ bổ sung mới, cần sớm triển khai khởi công xây dựng trụ sở cho các Viện cấp cao này. - Tăng cường trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ: Từ thực tế công tác của các Viện cấp cao thời gian qua cho thấy VKSND tối cao cần sớm sửa đổi định mức và tăng cường xe chuyên dùng cho các Viện cấp cao để đáp ứng yêu cầu: (1) Khắc phục tình trạng thiếu hụt xe chuyên dùng, phải thuê mượn xe ô tô từ các đơn vị khác trong ngành, động viên cán bộ sử dụng phương tiện cá nhân, bố trí xe taxi đưa đón cán bộ đi công tác ... như cách làm hiện nay tại các Viện cấp cao, vì gây khó khăn cho công tác chuyên môn, không chủ động được về kế hoạch, thiếu an toàn trong bảo quản hồ sơ tài liệu. (2) Để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng lên của công tác chuyên môn. Hiện nay các Viện cấp cao đều có chủ trương thay đổi biện pháp tổ chức điều hành, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, như: tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra địa phương; tăng cường trực tiếp rút hồ sơ vụ án bị đề nghị kháng nghị GĐT, TT tại TA địa phương; phân công thêm KSV cao cấp, giảm số lượng án KSV phải đảm nhiệm trong một đợt xét xử PT, để tăng cường chất lượng công tác của KSV, để triển khai thực hiện cần bổ sung kinh phí cũng như số lượng xe chuyên dùng cho các Viện cấp cao. Việc tăng cường xe chuyên dùng cho các Viện cấp cao phải đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng, đặc điểm xe trang cấp, vì các Viện cấp cao không những đi công tác nhiều chuyến, mà mỗi chuyến đi thường trong phạm vi nhiều tỉnh, ở những địa bàn đi lại khó khăn. - Bổ sung kinh phí: Thực tế hoạt động của các Viện cấp cao thời gian qua cho thấy điều kiện 136 kinh phí hoạt động của các Viện cấp cao đều rất hạn hẹp (đã phân tích ở phần thực trạng). Do đó để tạo điều kiện cho các Viện cấp cao triển khai được đầy đủ các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động, thì VKSND tối cao cần nghiên cứu có biện pháp bổ sung kinh phí cho các Viện cấp cao. Việc bổ sung kinh phí cần được xem xét trên một số mặt như: (1) VKSND tối cao cần nghiên cứu cấp đủ kinh phí chi thường xuyên trên số biên chế đã giao cho các Viện cấp cao, mà không phải là số biên chế thực có. Do khó khăn về công tác tuyển dụng điều động cán bộ nên thực tế hiện nay cán bộ thực có của Viện cấp cao chỉ là 283 người/ 550 biên chế được giao. Tuy vậy, thực tế 283 cán bộ này đang phải đảm nhiệm công việc của 550 cán bộ cùng chi phí để thực hiện nhiệm vụ công tác tương ứng. Do vậy VKSND tối cao chưa cấp đủ kinh phí tính trên 550 cán bộ cho các Viện cấp cao là chưa hợp lý. (2) Do đặc điểm chi phí hoàn thành 1 đơn vị công việc tại Viện cấp cao thường rất cao do phải đi công tác nhiều, hơn nữa đơn vị mới được thành lập cần nhiều chi phí cho công tác xây dựng cơ quan đơn vị nên VKSND tối cao cần nghiên cứu hỗ trợ chi ngoài định mức hoặc tăng định mức chi thường xuyên đối với các VKSND cấp cao. 4.3.2.3. Về xây dựng mối quan hệ phối hợp * Xây dựng mối quan hệ phối hợp với các cấp kiểm sát khác: Cần sớm bổ sung các quy định về mối quan hệ của Viện cấp cao trong hệ thống VKS, trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất trong Ngành. Việc xác định mối quan hệ giữa các cấp VKS phải trên cơ sở các quan điểm, chủ trương cải cách tư pháp thể hiện trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng, và phải bảo đảm tính đồng bộ, phù hợp với Hiến pháp và các luật khác. Mối quan hệ đó, một mặt phải tăng cường tính độc lập và tính tự chịu trách nhiệm của từng chức danh tư pháp, từng cấp kiểm sát. Tuy vậy, mối quan hệ giữa các cấp kiểm sát phải đảm bảo nguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo trong ngành. Tập trung, thống nhất lãnh đạo trong ngành là nguyên tắc có tính nền tảng căn bản trong tổ chức của ngành Kiểm sát liên tục được ghi nhận trong các Hiến pháp, 137 các Luật tổ chức VKSND. Chức năng công tố (buộc tội) có mục tiêu phát hiện tội phạm, tìm kiếm chứng cứ buộc tội, đưa người phạm tội ra tòa và bảo vệ sự buộc tội tại TA. Để thực hiện tốt chức năng này VKS cần được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Đồng thời, việc thực hiện chế độ lãnh đạo tập trung thống nhất (KSV phải phục tùng sự lãnh đạo của Viện trưởng, Viện trưởng VKS cấp dưới phục tùng sự lãnh đạo của Viện trưởng VKS cấp trên và chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao) giúp phát huy sức mạnh của toàn hệ thống trong đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật và chống lại sự can thiệp từ bên ngoài. Đây chính là một trong những lý do mà VKS nước ta và nhiều Viện công tố/ VKS trên thế giới được tổ chức dựa trên nguyên tắc “Tập trung thống nhất”. Sự phục tùng cần được thể hiện ở việc toàn ngành phải tuân thủ đường lối công tố chung được Viện trưởng VKSND tối cao quyết định. Đối với các vụ việc cụ thể, khi VKS cấp trên có chỉ đạo thì VKS cấp dưới phải phục tùng. Sự phục tùng được thể hiện thông qua việc VKS cấp dưới thực hiện đúng chỉ đạo của VKS cấp trên, khi có các tình tiết mới cần thay đổi đường lối giải quyết vụ việc thì VKS cấp dưới phải báo cáo để VKS cấp trên quyết định. Thực tế mối quan hệ phối hợp của Viện cấp cao với các cấp kiểm sát khác thời gian qua còn chưa tốt, vẫn xảy ra tình trạng: VKS cấp tỉnh thỉnh thị và được các Vụ kiểm sát điều tra chỉ đạo trong giai đoạn kiểm sát điều tra, VKS cấp tỉnh thực hiện đúng chỉ đạo nhưng sau khi xét xử sơ thẩm VKSND cấp cao lại kháng nghị, hoặc có quan điểm tại phiên tòa PT theo hướng khác với chỉ đạo của Vụ kiểm sát điều tra; thậm chí có khá nhiều vụ án được Vụ kiểm sát điều tra ủy quyền cho VKS cấp tỉnh THQCT và KSXX sơ thẩm, nhưng ở giai đoạn PT VKSND cấp cao lại có quan điểm khác với quan điểm của Vụ kiểm sát điều tra. Như vậy, ở phương diện chỉ đạo, điều hành, trong những trường hợp như vậy VKSND cấp cao đã không tiếp tục bảo vệ đường lối công tố của VKSND tối cao ở các giai đoạn tố tụng sau. Mặc dù quan điểm giải quyết vụ việc cụ thể không thể cứng nhắc, bất biến, nhưng với những vụ việc do VKSND tối cao chỉ đạo thì 138 việc thay đổi đường lối giải quyết vụ việc phải báo cáo VKSND tối cao và nên do VKSND tối cao quyết định. Nguyên nhân của tình trạng này do một số quy định của ngành chưa tạo ra cơ chế để truyền tải những chỉ đạo của VKSND tối cao đến VKSND cấp cao và trách nhiệm của VKSND cấp cao trong việc bảo vệ đường lối công tố của VKSND tối cao. Để khắc phục những hạn chế nêu trên, cần nghiên cứu sửa đổi một số quy chế như sau: - Sửa đổi các quy định về chế độ báo cáo thỉnh thị tại Quy chế về chế độ thông tin, báo cáo và quản lý công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 279/QĐ-VKSTC ngày 01/8/2017. Cụ thể: Sửa đổi Điều 19 Quy chế: Hiện nay Quy chế quy định: “VKS cấp dưới phải báo cáo thỉnh thị VKS cấp trên trong phạm vi thẩm quyền hoặc lĩnh vực công tác được phân công quản lý, theo dõi đối với những vụ, việc được quy định trong Danh mục C của Quy chế này và những vụ, việc có vướng mắc về nhận thức pháp luật, đường lối giải quyết. Báo cáo thỉnh thị phải bằng văn bản, do lãnh đạo VKS ký và kèm theo hồ sơ vụ, việc”. Mặc dù Viện cấp cao không có nhiệm vụ THQCT và kiểm sát điều tra, nhưng Viện cấp cao có trách nhiệm kiểm sát và tiếp tục bảo vệ ở những giai đoạn sau quan điểm truy tố của VKS nói chung, kết quả THQCT và kiểm sát điều tra nói riêng. Do đó cần có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa Viện cấp cao và các cấp VKS đã giải quyết vụ án ở giai đoạn trước đó. Vì vậy, nội dung này của Điều 64 Quy chế cần được bổ sung nội dung quy định tại Chỉ thị 03 ngày 28/12/2017 của Viện trưởng VKSND tối cao: “Đối với thỉnh thị liên quan đến công tác THQCT, KSXX, Vụ THQCT và kiểm sát điều tra khi trả lời thỉnh thị VKSND cấp tỉnh cần phải trao đổi thống nhất với VKSND cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ”. Ngoài ra cần bổ sung quy định: VKS cấp thỉnh thị phải báo cáo phải báo cáo VKS cấp trên về việc chấp hành ý kiến chỉ đạo; VKSND cấp tỉnh báo cáo kết quả xét xử sơ thẩm và việc thực hiện chỉ đạo của Vụ kiểm sát điều tra đối với các trường hợp thình thị; báo cáo này được gửi đến VKSND cấp cao trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh 139 thổ. Sửa đổi danh mục các trường hợp phải thỉnh thị (Danh mục C): cần quy định rõ các trường hợp phải thỉnh thị. Bổ sung trường hợp: VKSND cấp cao báo cáo thỉnh thị VKSND tối cao các vụ án do Vụ kiểm sát điều tra thực hiện kiểm sát điều tra hoặc Vụ kiểm sát điều tra đã có ý kiến chỉ đạo VKSND cấp tỉnh, nhưng khi THQCT và KSXX theo thủ tục PT, GĐT,TT VKSND cấp cao có quan điểm khác. - Về việc phối hợp giải các vụ án hình sự do VKSND tối cao kiểm sát điều tra: Hiện nay VKSND tối cao đang dự thảo Quy chế Phối hợp công tác giữa các đơn vị THQCT, kiểm sát điều tra thuộc VKSND tối cao với VKSND cấp tỉnh trong việc giải quyết các vụ án hình sự do VKSND tối cao truy tố, phân công VKSND cấp tỉnh THQCT, KSXX sơ thẩm. Quy chế quy định nhiều nội dung phối hợp từ khi khởi tố vụ án đến khi kết thúc việc xét xử sơ thẩm. Đặc biệt đã quy định trong một số trường hợp KSV Vụ THQCT, Kiểm sát điều tra và KSV VKSND cấp tỉnh cùng tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm. Việc xây dựng Quy chế là rất đúng đắn. Các vụ án do Vụ nghiệp vụ THQCT và kiểm sát điều tra thường là những vụ án lớn, có nội dung phức tạp. Với những vụ án đặc biệt như vậy cần có cách giải quyết đặc biệt. Với việc tham gia phiên tòa xét xử sơ thẩm của KSV Vụ THQCT, Kiểm sát điều tra – những người đã theo dõi vụ án từ đầu, nắm chắc nội dung vụ án, chắc chắn sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng THQCT và KSXX của VKS, đồng thời truyền tải đầy đủ ý kiến chỉ đạo của VKSND tối cao tại phiên tòa. Tuy vậy Quy chế cần mở rộng phạm vi phối hợp đến các giai đoạn tố tụng sau (ít nhất đến giai đoạn xét xử PT) vì các lý do tương tự. Theo quy định của 52 BLTTHS, KSV không bị thay đổi hay phải từ chối tiến hành tố tụng khi đã tham gia giải quyết vụ án với tư cách KSV trong các giai đoạn trước đó. Thực tế việc nghiên cứu giải quyết các vụ án này ở các VKSND cấp cao thường gặp rất nhiều khó khăn vì quy định của pháp luật về thời hạn nghiên cứu vụ án trong giai đoạn PT của VKS quá ngắn (30 ngày). - Về việc sửa đổi theo hướng tăng cường mối quan hệ giữa Viện cấp cao 140 với VKS cấp tỉnh trong giải quyết án, giải quyết các đề nghị kháng nghị PT, GĐT, TT tại Quy chế THQCT và KSXX các vụ án hình sự: Cần bổ sung quy định về trách nhiệm phối hợp của VKS cấp tỉnh trong việc phát hiện bản án, quyết định sơ thẩm, PT có vi phạm đề nghị Viện cấp cao kháng nghị PT, GĐT,TT; quy định Viện cấp cao có quyền yêu cầu VKS cấp dưới chuyển hồ sơ kiểm sát vụ án để Viện cấp cao xem xét trong quá trình giải quyết án, giải quyết các đề nghị kháng nghị PT, GĐT, TT (nếu thấy cần thiết); quy định Viện cấp cao có quyền và trách nhiệm theo dõi từ giai đoạn xét xử sơ thẩm đối với các vụ án lớn, án phức tạp dư luận xã hội quan tâm, - Về sửa đổi các nội dung liên quan đến việc giải quyết đơn tái khiếu tại Quy chế Công tác THQCT, KSXX vụ án hình sự: Quy chế Công tác THQCT, KSXX vụ án hình sự (Điều 56) quy định: (1) Trường hợp VKSND cấp cao đã có văn bản thông báo không kháng nghị mà cơ quan, tổ chức, cá nhân vẫn tiếp tục có đơn, thông báo, kiến nghị, đề nghị xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì VKSND tối cao có thể xem xét, giải quyết nếu có chứng cứ, tài liệu, đồ vật cho thấy việc thông báo không kháng nghị của VKSND cấp cao là không đúng; (2) Trường hợp có khiếu nại, tố cáo về việc thông báo không kháng nghị thì giải quyết theo thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo quy định các Bộ luật tố tụng. Thực tế công tác cho thấy, có một số trường hợp các Viện cấp cao giải quyết đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT và có Thông báo trả lời không kháng nghị, nhưng đương sự tiếp tục khiếu nại (đơn tái khiếu). Hiện nay quan điểm về trách nhiệm của Vụ nghiệp vụ VKSND tối cao đối với loại đơn này chưa thống nhất, một số trường hợp Viện cấp cao gửi đơn tái khiếu lên thì được Vụ nghiệp vụ thụ lý, giải quyết, nhưng trong nhiều trường hợp khác thì Vụ nghiệp vụ lại chuyển trả lại Viện cấp cao, từ gây ra sự không nhất quán trong đường lối chung của ngành và gây khó khăn cho các Viện cấp cao khi trả lời cho các đương sự có đơn tái khiếu. BLTTHS quy định: (1) Viện trưởng VKSND tối cao kháng nghị theo thủ 141 tục GĐT,TT bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp cao, còn đối với “bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TA khác khi xét thấy cần thiết”, (2) Viện trưởng VKSND cấp trên xem xét giải quyết khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng, hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Viện trưởng VKSND cấp dưới trực tiếp. Như vậy theo quy định của pháp luật VKSND tối cao có 2 cách để giải quyết đơn tái khiếu với Thông báo trả lời không kháng nghị GĐT, TT của Viện cấp cao. Cách 1, VKSND tối cao tiến hành các hoạt động giải quyết đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT đối với bản án, quyết định của TA cấp tỉnh, cấp huyện (lần 2, tương tự như các Viện cấp cao đã làm trước đó), như: tiến hành rút hồ sơ vụ án từ TAND cấp tỉnh, cấp huyện, xác minh bổ sung, sau khi kết thúc sẽ ra quyết định kháng nghị hoặc thông báo trả lời không kháng nghị. Cách 2, VKSND tối cao tiến hành kiểm tra hoạt động giải quyết của VKSND cấp cao đối với đơn đề nghị GĐT, TT đó. Trong trường hợp không có căn cứ kháng nghị, VKSND tối cao chỉ trả lời khiếu nại không có căn cứ, chứ không tiếp tục ra thông báo “Không có căn cứ kháng nghị GĐT, TT” như VKSND cấp cao đã trả lời trước đó. Trong trường hợp có căn cứ kháng nghị, Viện trưởng VKSND tối cao rút, hủy bỏ thông báo trả lời “Không có căn cứ kháng nghị GĐT, TT” của VKSND cấp cao, để VKSND cấp cao xem xét kháng nghị GĐT, TT; Viện trưởng VKSND tối cao chỉ trực tiếp kháng nghị trong những trường hợp thật cần thiết. Theo tinh thần cải cách tư pháp, với việc tổ chức hệ thống VKS, TA 4 cấp phân định theo thẩm quyền xét xử, thành lập VKSND cấp cao, TAND cấp cao để giải quyết những vụ việc sự vụ cụ thể (trong đó có nhiệm vụ giải quyết theo thủ tục GĐT, TT các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, cấp huyện); đồng thời giảm tải công việc để cấp trung ương làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn nghiệp vụ, thì việc các vụ nghiệp vụ VKSND tối cao trực tiếp giải quyết đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT đối với bản án, quyết định của TAND cấp tỉnh, cấp huyện nên được hạn chế. Việc Quy chế Công tác THQCT, KSXX vụ án hình sự (Điều 56) quy định: “VKSND tối 142 cao có thể xem xét, giải quyết nếu có chứng cứ, tài liệu, đồ vật cho thấy việc thông báo không kháng nghị của VKSND cấp cao là không đúng” gây ra khó khăn cho việc áp dụng vì tại thời điểm tiếp nhận đơn thì chưa thể biết “thông báo không kháng nghị của VKSND cấp cao là không đúng”, đồng thời dẫn đến việc giải quyết đơn đề nghị GĐT,TT tràn lan, không cần thiết ở Vụ nghiệp vụ VKSND tối cao. Để khắc phục hạn chế này nên sửa các quy định trên theo tinh thần của luật là: “VKSND tối cao giải quyết khiếu nại thông báo không kháng nghị GĐT,TT của VKSND cấp cao, xem xét kháng nghị khi xét thấy cần thiết”. * Xây dựng mối quan hệ phối hợp với cơ quan hữu quan khác: VKSND tối cao cùng các ngành Tư pháp trung ương cần sớm ban hành các thông tư về phối hợp trong việc giải quyết vụ án hình sự giai đoạn xét xử PT, GĐT, TT, với nội dung: - Phối hợp giữa VKSND cấp cao với TAND cấp cao Mối quan hệ phối hợp với TAND cấp cao có ý nghĩa rất quan trọng của sự trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các VKSND cấp cao, thông tư về mối quan hệ phối hợp này cần có các nội dung nhằm kịp thời trao đổi tài liệu chứng cứ mới phát sinh trong giai đoạn xét xử PT, GĐT, TT để đánh giá đúng tính chất, nội dung vụ án; phối hợp trong tổ chức các phiên tòa, phiên họp, để đưa vụ án ra xét xử đúng thời hạn, đồng thời tạo điều kiện để VKS/KSV có thời gian hợp lý để chuẩn bị tham gia phiên tòa, hạn chế tình trạng phải hoãn phiên tòa; phối hợp trong rút hồ sơ vụ án để quyền giải quyết đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT, theo dõi kết quả, đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn GĐT, TT... - Phối hợp với TAND cấp tỉnh, cấp huyện, nhằm thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về việc gửi hồ sơ, tài liệu, chứng cứ của vụ án theo yêu cầu của VKSND cấp cao để giải quyết các đề nghị kháng nghị GĐT, TT; trong thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của VKSND cấp cao và thông báo trả lời về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị ... - Phối hợp với các cơ quan khác như: với Cơ quan thi hành án trong việc phát hiện và đề nghị kháng nghị GĐT, TT thông qua công tác thi hành án đối với 143 bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; với Cơ quan điều tra trong việc trao đổi, thống nhất các vấn đề cần điều tra đối với các vụ án hình sự TAND cấp cao hủy án để điều tra lại ... KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Do có các bất cập, hạn chế nên yêu cầu đổi mới tổ chức hoạt động của cơ quan tư pháp, trong đó có việc tổ chức ra VKSND cấp cao là cần thiết, nhằm đảm bảo việc phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan tư pháp được rõ ràng hơn, theo hướng giảm tải các công việc sự vụ cho các cơ quan tư pháp ở cấp trung ương là TAND tối cao, VKSND tối cao, để tập các cơ quan này trung làm tốt công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, hướng dẫn, chỉ đạo cấp dưới. Quá trình xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về THQCT và KSXX án hình sự tại các VKSND cấp cao phải thực hiện tốt chủ trương này. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nhiều đạo luật quan trọng mới được ban hành đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đặt ra với công tác THQCT và KSXX án hình sự của VKSND nói chung, VKSND cấp cao nói riêng. Định hướng hoàn thiện hoạt động THQCT và KSXX vụ án hình sự của VKSND cấp cao trên cả phương diện xây dựng cũng như áp dụng pháp luật phải xuất phát từ quan điểm: tổ chức hoạt động THQCT và KSXX trên cơ sở quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về cải cách tư pháp nói chung và đổi mới hệ thống VKSND nói riêng; phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn kinh nghiệm tham khảo kinh nghiệm tổ chức THQCT và KSXX vụ án hình sự của VKSND một số nước trên thế giới nhất; được thực hiện trên cơ sở kế thừa đội ngũ cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất hiện có của các VKSND cấp cao. Để tăng cường hiệu quả hoạt động của VKSND cấp cao nói chung, hoạt động THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự nói riêng cần thực hiện các giải pháp trên các mặt như: hoàn thiện hệ thống pháp luật về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự mà chủ yếu là BLTTHS và Luật tổ chức VKSND; đặc biệt là cần tập trung thực hiện tốt các quy định về THQCT và KSXX PT, GĐT, TT vụ án hình sự như điều chỉnh nhiệm vụ các đơn vị là công tác THQCT 144 và KSXX án hình sự tại VKSND cấp cao, bổ sung lực lượng cả về số lượng và chất lượng, ưu tiên số cán bộ đã có kinh nghiệm công tác cho các VKSND cấp cao, tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác và hoàn thiện hệ thống quy chế công tác trong nội bộ ngành kiểm sát một cách phù hợp. 145 KẾT LUẬN CHUNG Sự xuất hiện QCT là vấn đề thuộc phạm trù khách quan, cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Để thực hiện QCT trong TTHS nhà nước tổ chức ra các chủ thể thực hiện QCT, quy định trong luật vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn để các chủ thể đó có thể thực hiện việc buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội trong thực tiễn. Từ khi xuất hiện hoạt động buộc tội luôn đồng hành, gắn chặt cùng với hoạt động xét xử; đồng hành với hoạt động xét xử PT, GĐT, TT thì luôn có hoạt động THQCT ở các giai đoạn này. Bên cạnh đó, trong những điều kiện xã hội nhất định, có nhiều nước giao cho VKS (cơ quan công tố) thêm chức năng kiểm sát đối với hoạt động xét xử. Khi KSXX vụ án hình sự VKS kiểm sát sự tuân thủ pháp luật TTHS, nhằm kịp thời phát hiện và yêu cầu khắc phục vi phạm trong quá trình xét xử vụ án hình sự. THQCT và KSXX là những chức năng khác nhau của VKS, song các chức năng này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất, bổ trợ lẫn nhau. Xét xử PT, GĐT, TT là việc TA cấp trên kiểm soát và đánh giá lại kết quả xét xử của TA cấp dưới, để đảm bảo bản án, quyết định của TA đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Do tính chất quan trọng của giai đoạn xét xử này, hoạt động THQCT và KSXX PT, GĐT, TT rất cần được tăng cường. Thực tế hoạt động THQCT và KSXX PT, GĐT, TT ở các nước được tổ chức rất khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất, phù hợp với điều kiện ở mỗi nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tư pháp nói chung, cơ quan VKS nói riêng theo tinh thần cải cách tư pháp, Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức VKSND năm 2014 đã quy định hệ thống cơ quan VKS 4 cấp, trong đó có VKSND cấp cao. VKSND cấp cao có nhiệm vụ THQCT và KSXX theo thủ tục PT đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của TA cấp tỉnh; THQCT và KSXX theo thủ tục GĐT, TT đối với bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của TA cấp tỉnh, cấp huyện. Cùng với sự thành lập VKSND cấp cao, các quy định của pháp luật về nhiệm vụ THQCT và KSXX theo thủ tục PT, GĐT, TT vụ án hình sự của cấp kiểm sát này đã được sửa đổi, bổ sung, cơ bản 146 đã đầy đủ, rõ ràng và tương đối phù hợp, tuy rằng vẫn còn một số bất cập, hạn chế. Thực tế thời gian qua sau khi được thành lập, các VKSND cấp cao đảm nhận khối lượng công việc THQCT và KSXX theo thủ tục PT, GĐT, TT vụ án hình sự rất nặng nề. Mặc dù yêu cầu công tác ngày càng tăng lên, trong hơn 3 năm qua các Viện cấp cao cơ bản đã hoàn thành nhiệm vụ, nhiều hoạt động đạt hiệu quả cao hơn so với giai đoạn trước đây. Tuy vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, một số hoạt động của VKSND cấp cao chưa được triển khai thực hiện đầy đủ, một số hoạt động khác đạt hiệu quả chưa cao. Nguyên nhân của các thiếu sót, hạn chế chủ yếu do lực lượng cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn trầm trọng, pháp luật và quy chế làm việc chưa có đủ các quy định để tạo điều kiện cho hoạt động của VKSND cấp cao. Cùng với chủ trương cải cách tư pháp cũng như nhu cầu ngày càng cao của xã hội về nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc đã đặt ra nhiều yêu cầu mới đặt ra với công tác THQCT và KSXX án hình sự của VKSND nói chung, VKSND cấp cao nói riêng. Để hoàn thiện hoạt động THQCT và KSXX vụ án hình sự của VKSND cấp cao cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, bên cạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, các quy định cụ thể về THQCT và KSXX vụ án hình sự nói riêng, cần thực hiện các giải pháp về tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật như: hoàn thiện bộ máy tổ chức, bổ sung cán bộ, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác, đồng thời cần sớm hoàn thiện các quy định về thể chế, lề lối làm việc, tạo điều kiện cho mối quan hệ phối hợp công tác của VKSND cấp cao. 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ I. Bài báo : 1. “Những kết quả đạt được qua 2 năm thực hiện Chỉ thị 03/2008/CT- VKSTC-VPT1 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm hình sự”, Tạp chí kiểm sát số 16 (tháng 8/2010), tr.9-15. 2. “Một số ý kiến về việc xác định mối quan hệ giữa các cấp Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự ở nước ta hiện nay”, Tạp chí kiểm sát số 13 (tháng 7/2015), tr.34-38. 3. “Một số vấn đề về kiểm sát xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hình sự”, Tạp chí kiểm sát số 20 (2018), tr.31-36. 4. “Một số vấn đề về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự”, Tạp chí Khoa học kiểm sát số 5 (25), 2018, tr.3-11 II. Đề tài khoa học cấp bộ : 1. Từ năm 2011-2012 xây dựng Đề tài khoa học cấp bộ “Nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử phúc thẩm đối với các vụ án kinh tế chức vụ” 2. Từ năm 2011-2013 xây dựng Đề tài khoa học cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập Viện kiểm sát nhân dân cấp cao đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp” 3. Từ năm 2015-2017 xây dựng Đề tài khoa học cấp bộ “Viện kiểm sát nhân dân cấp cao trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân mới” 148 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Dương Thanh Biểu (2008), Tranh luận tại phiên tòa PT, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 2. Dương Thanh Biểu (2010), Kỹ năng THQCT và KSXX vụ án hình sự theo thủ tục GĐT và TT, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 3. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. 4. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. 5. Bộ Chính trị (2010), Kết luận số 79/KL-TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về “Sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. 6. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 92/KL-TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị “về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. 7. Đại học Quốc gia Hà Nội (2006), Kỹ năng THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, NXB Đại học QGHN, 2006. 8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 9. Phạm Hồng Hải (2003), Mô hình lí luận BLTTHS Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. 10. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), QCT ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học. 11. Tô Văn Hòa chủ biên (2012), Những mô hình tố tụng hình sự điển hình trên thế giới, sách chuyên khảo, NXB Hồng Đức, Hà Nội. 12. Học viện cán bộ kiểm sát quốc gia Trung Quốc (2002), Giáo trình công tác kiểm sát, NXB pháp luật Bắc Kinh (bản dịch của trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội). 149 13. Học viện cán bộ kiểm sát quốc gia Trung Quốc (2002), Giáo trình chế độ công tố, NXB pháp luật Bắc Kinh (bản dịch của trường Cao đẳng kiểm sát Hà Nội). 14. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao (2005), Nghị quyết số 05/2005/NQ- HĐTP ngày 8/12/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ tư “xét xử PT” của BLTTHS. 15. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Các chức năng trong TTHS Việt Nam: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ Luật học. 16. Nguyễn Văn Huyên (2002), Thẩm quyền của các cấp TA trong TTHS, Luận án Tiến sỹ Luật học, Hà Nội 17. Vũ Gia Lâm (2008), Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội. 18. Nguyễn Đức Mai (2004), PT trong tố tụng hình sự, luận án tiến sỹ luật học, Hà Nội. 19. Phan Thị Thanh Mai (1998), PT trong TTHS, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 20. Phan Thị Thanh Mai (2007), GĐT trong tố tụng hình sự Việt Nam, Luận án tiến sỹ, trường Đại học Luật Hà Nội. 21. Tôn Thiện Phương (2017), THQCT trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An, Luận án Tiến sỹ Luật học. 22. Đinh Văn Quế (2003), Thủ tục xét xử các vụ án hình sự : Xét xử sơ thẩm, PT, GĐT, TT, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 23. Đinh Văn Quế (2004), Bình luận khoa học BLTTHS năm 2003 về xét xử sơ thẩm, PT, GĐT và TT, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 24. Quốc hội, Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946), (1959), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Quốc hội, Luật Tổ chức TAND (1960), (1981), (1992), (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Quốc hội (1988), BLTTHS của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1988), (sửa đổi năm 1990, 1992, 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 150 27. Quốc hội (1992), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992. 28. Quốc hội (2003), BLTTHS năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Quốc hội (2012), Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về công tác phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác của VKSND, của TAND và công tác thi hành án năm 2013. 30. Quốc hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), NxbChính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Quốc hội (2014), Luật Tổ chức VKSND năm 2014. 32. Quốc hội (2014), Nghị quyết số 82/2014/QH13 ngày 24/11/2014 của Quốc hội thi hành Luật tổ chức VKSND năm 2014. 33. Quốc hội (2015), BLTTHS năm 2015. 34. Lê Hữu Thể (2005), “THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra”, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 35. Lê Hữu Thể (2008), Tranh tụng trong tố tụng hình sự Việt nam theo tinh thần cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, VKSND tối cao. 36. Lê Hữu Thể (2010), Bàn về chức năng giám sát việc thực hiện quyền lực của nhà nước và chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS ở nước ta, Đề tài khoa học cấp bộ, VKSND tối cao. 37. Lê Hữu Thể (2013), Nghiên cứu về quyền tư pháp, hoạt động tư pháp, cơ quan tư pháp và kiểm sát hoạt động tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ, VKSND tối cao. 38. Nguyễn Thị Thuỷ (2014), Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng, Luận án Tiến sỹ Luật học. 39. Nguyễn Huy Tiến (2015), Chế định kháng nghị PT hình sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sỹ Luật học. 40. TAND tối cao, Đề án thành lập TA sơ thẩm khu vực, tòa PT, tòa thượng thẩm, đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND tối cao. 41. Trường Đại học Luật (2006), Giáo trình luật TTHS Việt Nam, Nxb Tư 151 pháp, Hà Nội. 42. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2015), Nghị Quyết số 953/NQ-UBTVQH13 ngày 28/5/2015 về “Thành lập VKSND cấp cao”. 43. VKSND cấp cao tại Hà Nội, Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2107. 44. VKSND cấp cao tại Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2107. 45. VKSND cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh, Báo cáo tổng kết năm 2015, 2016, 2107. 46. VKSND tối cao (2000), “Chuyên đề về cơ quan công tố một số nước”, Thông tin khoa học pháp lý, (4). 47. VKSND tối cao (2000), Chỉ dẫn về công tác công tố, Hiệp hội công tố viên quốc tế, Hà Nội. 48. VKSND tối cao (2005), “Chuyên đề cơ quan công tố một số nước”, Thông tin khoa học pháp lý, (3+4+5). 49. VKSND tối cao (2006), “Chuyên đề về cơ quan công tố một số nước”, Thông tin khoa học pháp lý, (5+6). 50. 117. VKSND tối cao (2008), “Chuyên đề về so sánh pháp luật Tố tụng hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới”, Thông tin khoa học pháp lý, (3+4). 51. VKSND tối cao (2007), Quy chế THQCT và KSXX các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 960/2007/QĐ-VKSTC ngày 17/9/2007 của VKSND tối cao. 52. VKSND tối cao (2008), “Chuyên đề về VKS/Viện Công tố của một số nước trên thế giới”, Thông tin khoa học pháp lý, (1+2). 53. VKSND tối cao (2010), Tổng kết 50 năm công tác THQCT và KSXX hình sự của VKSND (1960- 2010), Sách chuyên khảo, Hà Nội. 54. VKSND tối cao (2010), Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác THQCT và KSXX các vụ án hình sự, Đề tài khoa học cấp bộ. 55. VKSND tối cao (2011), Báo cáo ba năm công tác kháng nghị PT án hình 152 sự 2008-2011. 56. VKSND tối cao (2012), Đề án “Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam”. 57. VKSND tối cao (2012), VKS ở các nước chuyển đổi và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam trong quá trình cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ. 58. VKSND tối cao, Báo cáo tổng kết công tác Viện PT 1,2,3 năm 2012, 2013, 2014. 59. VKSND tối cao (2013), Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chỉ thị 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ngày 19/6/2008 của Viện trưởng VKSNDTC về tăng cường công tác kháng nghị PT hình sự, Hà Nội. 60. VKSND tối cao (2014), Hoàn thiện các quy định THQCT trong BLTTHS 2003 theo yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ. 61. VKSND tối cao (2014), Đề án “Đổi mới tổ chức và hoạt động của VKSND theo kết luận 79/KL-TW ngày 28/7/2010 của Bộ chính trị”. 62. VKSND tối cao (2014), Kiểm sát hoạt động tư pháp ở Việt Nam theo yêu cầu cải cách tư pháp – Những vấn đề đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật, Đề tài khoa học cấp bộ. 63. VKSND tối cao (2015), Quy chế tổ chức hoạt động của VKSND cấp cao ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-VKSTC-VC ngày 20/11/2015. 64. VKSND tối cao (2017), Quy chế THQCT và KSXX các vụ án hình sự ban hành kèm theo Quyết định số 505/2017/QĐ-VKSTC ngày 18/12/2017 của VKSND tối cao. 65. VKSND tối cao, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thành lập VKSND cấp cao đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Đề tài khoa học cấp bộ. 66. VKSND tối cao (2017), VKSND cấp cao trong hệ thống VKSND mới, Đề tài khoa học cấp bộ. 67. Viện khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, Nxb Tư pháp, Hà Nội TÀI LIỆU TIẾNG ANH 153 68. Code of criminal procedure - 69. Criminal Procedure Law of the People's Republic of China, 70. Criminal Procedure Code of the Russian Federation, 71. Criminal Procedure (Amemdment) Rules 2012, 72. Federal Rules of Criminal Procedure 73. Jana Zezulova, Status, Organization, Role, and Function of the Public Prosecutor’s Office in the Czech Republic. 74. John Hatchard, Barbara Huber and Richard Vogler eds (1996), Comparative criminal procedure, B.I.I.C.L published, London. 75. UNAFEI PAPER, The criminal Justice system in Japan: Prosecution. 154 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thống kê kết quả kiểm sát bản án sơ thẩm hình sự của các VKSND cấp cao từ ngày 01/6/2015 đến 30/11/2018 Đơn vị tính: bản án Đơn vị 6 tháng cuối 2015 2016 2017 2018 Tổng Thụ lý Vc1 969 1795 1774 1669 6207 Vc2 214 395 463 671 1743 Vc3 738 1422 1367 1267 4794 Tổng 1921 3612 3604 3607 12744 Trong đó còn hạn kháng nghị phúc thẩm trên cấp Vc1 745 1420 1401 1305 4871 Vc2 197 364 396 639 1596 Vc3 602 1101 1098 1115 3916 Tổng 1544 2885 2895 3059 10383 Trong đó kháng nghị Vc1 1 10 8 23 42 Vc2 8 9 35 34 86 Vc3 8 18 10 16 52 Tổng 17 37 53 73 180 Trong đó kiến nghị Vc1 0 4 3 5 12 Vc2 0 2 7 4 13 Vc3 0 3 4 3 10 Tổng 9 14 12 35 (Nguồn số liệu: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, VKSND tối cao) 155 Phụ lục 2: Thống kê kết quả THQCT và KSXX PT án hình sự của các VKSND cấp cao từ ngày 01/6/2015 đến 30/11/2018 Đơn vị tính: vụ (v), bị cáo (bc) Đơn vị 6 tháng cuối 2015 2016 2017 2018 Tổng Thụ Lý Vc1 1990v/2144bc 2881v/3780bc 2575v/3140bc 2361v/2860bc 4226v/7577bc Vc2 440v/570bc 356v/684bc 373v/685bc 340v/643bc 1299v/2156bc Vc3 641v/1257bc 1029v/1972bc 980v/1946bc 1010v/2145bc 2812v/5193bc Tổng 3071v/3971bc 4266v/6436bc 3928v/5771bc 3711v/5648bc 8337v/14926bc Trong đó thụ lý mới 2104v/3887bc 1982v/3435bc 1978v/3750bc Giải Quyết Vc1 206v/379bc 1252v/2190bc 1207v/2148bc 1179v/2112bc 3844v/6829bc Vc2 356v/405bc 287v/550bc 316v/558bc 293v/543bc 1252v/2056bc Vc3 347v/638bc 781v/1343bc 672v/1167bc 717v/1319bc 2517v/4467bc Tổng 909v/1422bc 2320v/4100bc 2195v/3902bc 2189v/3974bc 7613v/13352bc Trong đó đình chỉ xét xử Vc1 87bc 496bc 417bc 461bc 1461bc Vc2 73bc 83bc 61bc 64bc 281bc Vc3 175bc 224bc 223bc 201bc 823bc Tổng 335bc 803bc 701bc 726bc 2565bc Trong đó y án sơ thẩm Vc1 129bc 920bc 1012bc 834bc 2895bc Vc2 289bc 313bc 286bc 324bc 1212bc Vc3 321bc 768bc 650bc 561bc 2300bc Tổng 739bc 2001bc 1948bc 1719bc 6407bc Trong đó sửa án sơ thẩm Vc1 113bc 634bc 662bc 756bc 2165bc Vc2 37bc 136bc 155bc 134bc 462bc Vc3 99bc 227bc 207bc 492bc 1025bc Tổng 249bc 997bc 1024bc 1382bc 3652bc Trong đó hủy án sơ thẩm Vc1 50bc 140bc 57bc 61bc 308bc Vc2 6bc 18bc 56bc 21bc 101bc Vc3 43bc 124bc 87bc 65bc 319bc Tổng 99bc 282bc 200bc 147bc 728bc (Nguồn số liệu: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, VKSND tối cao) 156 Phụ lục 3: Thống kê kết quả giải quyết đơn đề nghị kháng nghị GĐT, TT hình sự của các VKSND cấp cao từ ngày 01/6/2015 đến 30/11/2018 Đơn vị tính: đơn (đ), việc (v) Đơn vị 6 tháng cuối 2015 2016 2017 2018 Tổng Thụ Lý Vc1 1250đ/563v 2168đ/738v 1183đ/461v 589đ/361v 3695đ/1455v Vc2 538đ/278v 1294đ/621v 1024đ/591v 803đ/499v 1665đ/893v Vc3 553đ/337v 1081đ/595v 737đ/427v 593đ/366v 1886đ/1038v Tổng 2341đ/1178v 4543đ/1954v 2944đ/1479v 1985đ/1226v 7246đ/3386v Trong đó thụ lý mới 2582đ/971v 1334đ/629v 989đ/608v Giải Quyết Vc1 328đ/154v 1710đ/554v 1068đ/386v 433đ/254v 3539đ/1348v Vc2 15đ/13v 463đ/164v 384đ/217v 205đ/163v 1067đ/557v Vc3 37đ/28v 760đ/386v 496đ/258v 453đ/273v 1746đ/945v Tổng 380đ/195v 2933đ/1104v 1948đ/861v 1091đ/690v 6352đ/2850v Trong đó kháng nghị GĐT, TT Vc1 3đ/3v 49đ/21v 56đ/52v 26đ/24v 134đ/100v Vc2 6đ/4v 21đ/10v 23đ/21v 36đ/34v 86đ/69v Vc3 6đ/5v 52đ/38v 39đ/26v 60đ/44v 157đ/113v Tổng 15đ/12v 122đ/69v 118đ/99v 122đ/102v 377đ/282v Trong đó trả lời không kháng nghị Vc1 323đ/149v 740đ/327v 917đ/324v 382đ/220v 2362đ/1020v Vc2 7đ/7v 176đ/84v 138đ/83v 95đ/78v 416đ/252v Vc3 31đ/23v 460đ/245v 326đ/182v 289đ/178v 1106đ/628v Tổng 361đ/179v 1376đ/656v 1381đ/589v 766đ/476v 3884đ/1900v Trong đó giải quyết khác Vc1 2đ/2v 921đ/206v 95đ/10v 25đ/10v 1043đ/228v Vc2 2đ/2v 272đ/70v 223đ/113v 74đ/51v 571đ/236v Vc3 0 248đ/103v 131đ/50v 104đ/51v 483đ/204v Tổng 4đ/4v 1441đ/379v 449đ/173v 203đ/112v 2097đ/668v (Nguồn số liệu: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, VKSND tối cao) 157 Phụ lục 4: Thống kê kết quả THQCT và KSXX GĐT, TT án hình sự của các VKSND cấp cao từ ngày 01/6/2015 đến 30/11/2018 Đơn vị tính: vụ (v), bị cáo (bc) Đơn vị 6 tháng cuối 2015 2016 2017 2018 Tổng Thụ Lý Vc1 15v/16bc 77v/215bc 335v/1055bc 194v/451bc 491v/1431bc Vc2 12v/17bc 35v/44bc 62v/93bc 107v/162bc 183v/261bc Vc3 19v/24bc 81v/137bc 86v/196bc 115v/218bc 224v/430bc Tổng 46v/57bc 193v/396bc 483v/1344bc 416v/831bc 898v/2122bc Trong đó thụ lý mới 159v/355bc 389v/1086bc 304v/624bc Giải Quyết Vc1 4v/4bc 24v/37bc 269v/939bc 181v/421bc 478v/1401bc Vc2 5v/5bc 21v/21bc 50v/73bc 88v/110bc 164v/209bc Vc3 3v/7bc 54v/80bc 52v/125bc 92v/178bc 201v/390bc Tổng 12v/16bc 99v/138bc 371v/1137bc 361v/709bc 843v/2000bc Trong đó rút kháng nghị, đình chỉ xét xử Vc1 4v/4bc 0 2v/2bc 2v/3bc 8v/9bc Vc2 0 0 3v/3bc 7v/13bc 10v/16bc Vc3 0 0 2v/2bc 3v/8bc 5v/10bc Tổng 4v/4bc 0 7v/7bc 12v/24bc 23v/35bc Trong đó bác kháng nghị Vc1 0 0 1v/2bc 4v/5bc 5v/7bc Vc2 0 1v/1bc 0 7v/9bc 8v/10bc Vc3 0 0 0 9v/15bc 9v/15bc Tổng 0 1v/1bc 1v/2bc 20v/29bc 22v/32bc Trong đó chấp nhận kháng nghị Vc1 0 24v/37bc 266v/935bc 175v/413bc 465v/1385bc Vc2 5v/5bc 20v/20bc 47v/50bc 74v/91bc 146v/166bc Vc3 3v/7bc 54v/80bc 50v/123bc 80v/155bc 187v/365bc Tổng 8v/12bc 98v/137bc 363v/1108bc 329v/659bc 798v/1916bc (Nguồn số liệu: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, VKSND tối cao) 158 Phụ lục 5: Thống kê kết quả THQCT và KSXX PT án hình sự của các Viện phúc thẩm VKSND tối cao từ ngày 01/12/2008 đến 31/5/2015 Đơn vị tính: vụ (v), bị cáo (bc) Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Sáu tháng đầu năm 2015 Thụ lý 3418v/ 4707bc 2974v/ 4215bc 2551v/ 3892bc 2817v/ 4621bc 2609v/ 4494bc 2459v/ 4385bc 1684v/ 3110bc Giải quyết 2850v/ 3862bc 3016v/ 4107bc 2667v/ 3985bc 2831v/ 4652bc 2532v/ 4492bc 2158v/ 3701bc 937v/ 1614bc Còn lại 568v/ 845bc 526v/ 953bc 410v/ 860bc 396v/ 829bc 463v/ 831bc 764v/ 1515bc 747v/ 1496bc (Nguồn số liệu: Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin, VKSND tối cao)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hanh_quyen_cong_to_va_kiem_sat_xet_xu_an_hinh_s.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenHoaiNam.pdf
Luận văn liên quan