Đề tài So sánh sự giống và khác nhau giữa quy tắc xuất xứ theo GSP và CEPT

chuyên đề thuế: Đại học Ngoại thương HN LỜI MỞ ĐẦU Thế giới đang chuyển mình với sự hợp tác sâu hơn và rộng hơn trên mọi mặt của đời sống con người, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Sự hợp tác và giao thương ngày càng dày đặc giữa các quốc gia đòi hỏi sự chặt chẽ và cẩn trọng trong các thủ tục xuất nhập khẩu, trong đó xuất xứ hàng hoá là khái niệm tối cần thiết. Có nhiều lý do giải thích tại sao các quốc gia cần gắn nước xuất xứ cho hàng hoá. Đầu tiên là sự phù hợp với các nguyên tắc mở cửa của hệ thống thương mại, sau đó là lợi ích thương mại nội địa. Dù vì bất cứ lý do gì, kiến thức chuyên môn và việc sử dụng quy tắc xuất xứ đã tạo thành một yêu cầu cần thiết cho các chuyên gia về chính sách thương mại để hoạt động trong hệ thống thương mại đa phương. Các nguyên nhân sau đây là một số lý do lý giải tại sao các quốc gia quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quy tắc cho việc xác định xuất xứ hàng hoá và tại sao các quốc gia muốn biết xuất xứ của hàng hoá. Thứ nhất, hưởng thuế quan ưu đãi. Chính sách thương mại của các quốc gia và các thoả thuận thương mại khu vực cụ thể đôi lúc có sự phân biệt. Xác định được xuất xứ của hàng hoá khiến có thể phân biệt đâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đãi theo các thoả thuận thương mại đặc biệt như trong các khu vực thương mại. Thứ hai, áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá. Trong các trường hợp khi hàng hóa của một nước được phá giá tại thị trường nước khác, việc xác định được xuất xứ khiến các hành động chống phá giá và việc áp dụng thuế chống trợ giá trở nên khả thi. Thứ ba, thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch. Việc xác định xuất xứ khiến việc biên soạn các số liệu thống kê thương mại và các xu hướng hoặc đối với một nước hoặc đối với một khu vực dễ dàng hơn. Thứ tư, xúc tiến thương mại. Quy tắc xuất xứ được sử dụng để đẩy mạnh hàng xuất khẩu từ những nước đã thiết lập một truyền thống tốt đẹp về những lĩnh vực cụ thể. Thứ năm, do các nguyên nhân môi trường. Hiện đại, trên thế giới đang có nhiều chế độ ưu đãi thuế quan của các quốc gia hoặc khối khu vực kinh tế, trong đó, chế độ ưu đãi thuế quan của Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) và Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) là hai chế độ thuế quan ưu đãi cực kỳ quan trọng đối với Việt Nam. Bài tiểu luận nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn về các quy tắc xuất xứ của hai chế độ thuế quan thông qua việc so sánh các quy tắc xuất xứ và các mẫu chứng nhận xuất xứ (CO). Kết cấu bài tiểu luận gồm 3 phần, trong đó: - Phần 1: Tổng quan hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) và Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) - Phần 2: So sánh sự giống và khác nhau giữa quy tắc xuất xứ theo GSP và CEPT - Phần 3: Phân tích CO mẫu A và CO mẫu D. Mục lục LỜI MỞ ĐẦU 1 Phần I: 3 Tổng quan về Hệ thống ưu đãi phổ cập. 3 và Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung. 3 1.1. Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) 3 1.2. Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) 4 Phần II: 6 So sánh sự giống và khác nhau. 6 giữa quy tắc xuất xứ của GSP và CEPT. 6 2.1. Những quy tắc tương đồng. 6 2.1.1. Tiêu chuẩn xuất xứ. 6 2.1.2. Quy tắc sản phẩm có xuất xứ toàn bộ (GSP) và Quy tắc hàng hoá có xuất xứ thuần tuý (CEPT) 8 2.1.3. Quy tắc sản phẩm có thành phần nhập khẩu (GSP) và Quy tắc hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý (CEPT) 9 2. Điều kiện về vận chuyển. 18 2.1.4. Quy tắc xuất xứ cộng gộp. 21 2.2. Những quy tắc không tương đồng. 23 2.2.1. Quy tắc của GSP. 23 2.2.1.1. Quy tắc thành phần nước cho hưởng bảo trợ. 23 2.2.1.2. Quy định về chứng từ. 25 2.2.2. Quy tắc của CEPT. 27 Phần III: 30 Phân tích CO mẫu A và CO mẫu D. 30 3.1. Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A 30 Khai báo CO mẫu A. 30 3.2 Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D 32 KẾT LUẬN 39

doc43 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh sự giống và khác nhau giữa quy tắc xuất xứ theo GSP và CEPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Phương Chung Phần I: Tổng quan về Hệ thống ưu đãi phổ cập và Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung 1.1. Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) GSP (Generalized System of Preferences-GSP) là một chương trình miễn thuế nhập khẩu cho một số mặt hàng nhất định từ các nước đang phát triển, bao gồm các nước độc lập và các nước và các lãnh thổ lệ thuộc, nhằm giúp các nước này phát triển kinh tế qua nhập khẩu. Chương trình này được khởi đầu từ Luật Thương mại năm 1974, sửa đổi, của Hoa Kỳ, có hiệu lực từ 1/1/1976, đã gia hạn vài lần. Việc gia hạn sẽ lại được Tổng thống ký và công bố sau khi được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Chương trình GPS do Cơ quan đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) điều hành, và Hải quan Hoa Kỳ thực hiện xác định mặt hàng được hưởng GSP. Danh mục hàng hoá được hưởng GSP gồm khoảng 4284 mặt hàng khác nhau theo mã thuế HTS của Hoa Kỳ. Các danh mục này được ký hiệu “A” hoặc “A*” trong cột “Đặc biệt” thuộc cột 1 của biểu thuế. Hàng hoá có các ký hiệu này được phép nhập khẩu miễn thuế vào Hoa Kỳ nếu được nhập trực tiếp từ các nước và lãnh thổ được hưởng GSP. Danh mục các nước được hưởng GSP có thể thay đổi trong thời gian hiệu lực của chương trình này. Theo Luật Thương mại Hoa Kỳ, nhiều mặt hàng: phần lớn thuộc giày dép, dệt may, đồng hồ, một số hàng điện tử, một số sản phẩm kính, thép thường không được hưởng GSP. Khoảng 140 nước và lãnh thổ đang phát triển được hưởng GSP (Beneficiary Developing Countries-BDC) và có thể bị loại khỏi danh sách bất cứ lúc nào qua xem xét quan hệ thương mại của nước đó với Hoa Kỳ. Một số mặt hàng từ các nước này có thể bị loại ra khỏi danh mục, nếu: Mức độ nhập khẩu của mặt hàng đó vượt qua một trị giá USD nhất định. Nước đó cung cấp từ 50% trở lên trong tổng nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Các chuyến hàng thương mại cần lập tờ khai hàng GSP, trong đó ghi rõ nước xuất xứ được hưởng GSP và mặt hàng đó có ký hiệu “A” trong biểu thuế nhập khẩu. Mặt hàng được hưởng GSP phải đáp ứng điều kiện: Sản xuất tại nước được hưởng GSP: (1) hàng đó hàon toàn được nuôi, trồng, sản xuất, chế tạo tại nước được hưởng GSP, hoặc (2) về cơ bản được chuyển hoá thành một mặt hàng mới khác tại nước được hưởng GSP. Hàng phải được nhập khẩu trực tiếp từ nước được hưởng GSP vào lãnh thổ hải quan của Hoa Kỳ. Chi phí hoặc giá trị vật liệu sản xuất tại nước được hưởng GSP và/hoặc chi phí trực tiếp gia công hàng tại nước đó (gồm cả lao động trực tiếp, nhuộm, đúc, dụng cụ, chiết khấu máy móc, nghiên cứu và phát triển, giám định, thử nghiệm, v.v...) phải chiếm ít nhất 35% trị giá hàng. Các chi phí kinh doanh, chi phí quản lý, lương lao động gián tiếp, lợi nhuận, chi phí thương mại chung, như bảo hiểm, quảng cáo, lương người bán hàng, v.v... không được coi là chi phí trực tiếp gia công sản phẩm. 1.2. Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) CEPT có nghĩa là Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung do tất cả các nước thành viên Asean kí kết nhằm tăng cường hợp tác kinh tế để tận dụng đến mức tối đa tiềm năng của khu vực trong thương mại và phát triển thông qua việc tự do hoá thương mại trên cơ sở ưu đãi. Thông qua việc các quốc gia ký kết hiệp định CEPT, hàng hoá xuất xứ từ các nước thành viên Asean được hưởng mức thuế suất ưu đãi. Hiệp định này quy định: Một sản phẩm được coi là có xuất xứ từ các Quốc gia thành viên ASEAN nếu trong thành phần của sản phẩm đó có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất cứ một Quốc gia thành viên ASEAN nào. Tất cả các sản phẩm chế tạo, bao gồm hàng tư liệu sản xuất và nông sản chế biến sẽ nằm trong Chương trình CEPT. Các Quốc gia thành viên đã thực hiện cắt giảm thuế từ 20% và thấp hơn xuống 0-5% đối với các sản phẩm đã được thoả thuận, mặc dù đã được hưởng quy chế tối huệ quốc (MFN), vẫn sẽ được hưởng các ưu đãi. Các Quốc gia thành viên có mức thuế quan ở mức thuế MFN là 0-5%, sẽ được coi là đã hoàn thành các nghĩa vụ theo Hiệp định này và cũng được hưởng các ưu đãi. Các sản phẩm đã đạt tới hoặc đang có mức thuế là 20% hoặc thấp hơn, sẽ nghiễm nhiên được hưởng các ưu đãi.  Các Quốc gia thành viên thoả thuận về lịch trình cắt giảm thuế quan ưu đãi có hiệu lực như sau: Việc cắt giảm các mức thuế quan hiện hành xuống 20% sẽ được công bố vào lúc bắt đầu thực hiện chương trình. Khuyến khích các Quốc gia thành viên áp dụng mức cắt giảm hàng năm theo công thức (X-20)%/5, trong đó X là mức thuế quan hiện hành của mỗi Quốc gia thành viên. Việc cắt giảm tiếp mức thuế từ 20% hoặc thấp hơn sẽ được thực hiện trong vòng 5 năm. Mức cắt giảm tối thiểu cho mỗi lần cắt giảm là 5% lượng phải cắt giảm. Chương trình cắt giảm thuế quan sẽ do từng Quốc gia thành viên quyết định và được thông báo khi bắt đầu chương trình. Đối với các sản phẩm có mức thuế hiện hành là 20% hoặc thấp hơn vào ngày 1/1/1993, các Quốc gia thành viên sẽ quyết định chương trình cắt giảm thuế quan, và thông báo khi bắt đầu chương trình về lịch trình cắt giảm thuế. Phần II: So sánh sự giống và khác nhau giữa quy tắc xuất xứ của GSP và CEPT Mỗi quy tắc xuất xứ, dù là của GSP hay CEPT, đều nhằm mục đích đảm bảo những lợi ích của chế độ ưu đãi thuế quan chỉ được dành cho những sản phẩm mà thực sự có được do thu hoạch, sản xuất, gia công hoặc chế biến ở những nước xuất khẩu được hưởng. Tuy nhiên, giải thích cho sự khác biệt giữa phạm vi và đối tượng, mỗi hiệp định tồn tại những điểm khác trong những quy tắc tương đồng, và cả những quy tắc mà chỉ riêng mỗi hiệp định mới cơ. Cũng cần nhấn mạnh rằng, nếu như ở CEPT, tất cả các nước thành viên Asean áp dụng giống nhau, ngoại trừ một số điểm tuỳ chọn, thì đối với GSP, mỗi nước lại có chế độ GSP riêng. Phần II đã cố gắng tổng hợp và đưa ra những điểm chi tiết nhất đối với từng đối tượng so sánh. Để tiện so sánh và đối chiếu, phần II được chia thành 2 mục nhỏ: trong mục 2.1, những quy tắc tương đồng của quy định về xuất xứ giữa hai hiệp định sẽ được phân tích, chẳng hạn về quy tắc về tiêu chuẩn xuất xứ, quy tắc về vận chuyển; mục 2.2 nêu lên những quy tắc tồn tại ở hiệp định này, nhưng không tồn tại (dưới dạng quy tắc) ở hiệp định kia. 2.1. Những quy tắc tương đồng 2.1.1. Tiêu chuẩn xuất xứ Hai quy định đều chia sản phẩm xuất khẩu từ một nước được hưởng thành hai nhóm, tuy thế, cách đặt tên và định nghĩa có sự khác biệt. GSP chia sản phẩm làm hai nhóm: Sản phẩm xuất xứ toàn bộ: Những sản phẩm được sinh trưởng hoàn toàn, được lấy từ đất hoặc được thu hoạch trong nước xuất khẩu, hoặc được sản xuất chỉ từ những sản phẩm này. Những sản phẩm như vậy có xuất xứ GSP bởi vì hoàn toàn không sử dụng các bộ phận hay nguyên phụ liệu nhập khẩu, hoặc không rõ xuất xứ. Sản phẩm có thành phần nhập khẩu: Những sản phẩm được làm từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu, có nghĩa là những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu vào nước hưởng ưu đãi hoặc từ những nguyên liệu nguyên liệu không rõ xuất xứ. Những sản phẩm này có xuất xứ tại nước được hưởng chỉ khi chúng đã được "gia công hoặc chế biến đầy đủ" tại nước xuất khẩu được hưởng. Theo cách phân chia cơ bản nói trên, mỗi chế độ GSP sẽ quy định những quy định hoặc định nghĩa cụ thể về "gia công chế biến đầy đủ" phải được đáp ứng nếu sản phẩm được hưởng chế độ thuế quan GSP. Quy định về "gia công chế biến đầy đủ" đã được thống nhất và hài hoà hoá giữa sáu (6) nước cho hưởng ưu đãi Đông Ân, bao gồm: Bun-Ga-Ry, Cộng hoà Séc, Hung-Ga-Ry, Ba Lan, Liên Bang Nga và Slô-va-ki-a. Tương tự như vậy, CEPT quy định: Các hàng hoá thuộc diện CEPT được nhập khẩu vào một Nước Thành viên từ một Nước Thành viên khác được vận tải trực tiếp theo nghĩa của Quy tắc 5 của Quy chế này, sẽ đủ điều kiện được hưởng ưu đãi nếu chúng đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo một trong các điều kiện sau đây: Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý: được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại các Nước Thành viên xuất khẩu Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý: không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại Nước Thành viên xuất khẩu, nhưng pảhi đủ điều kiện thoả mãn yêu cầu về hàm lượng Asean và các yêu cầu khác đối với hàng háo có xuất xứ không thuần tuý như hiệp định CEPT quy định. 2.1.2. Quy tắc sản phẩm có xuất xứ toàn bộ (GSP) và Quy tắc hàng hoá có xuất xứ thuần tuý (CEPT) Theo GSP và cả CEPT, tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ được giải thích một cách tuyệt đối. Một thành phần nhỏ nhất của nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu, hoặc xuất xứ của chúng không xác định được, sẽ làm cho sản phẩm hoàn thành liên quan mất tính chất "xuất xứ toàn bộ". Ví dụ: tượng gỗ làm từ gỗ "xuất xứ toàn bộ" tại một nước hưởng ưu đãi, nhưng được đánh bóng bằng sáp nhập khẩu, không có "xuất xứ toàn bộ" bởi vì đã sử dụng sáp nhập khẩu. GSP quy định: tất cả các nước cho hưởng đều chấp nhận những loại hàng hoá sau đây là có "xuất xứ toàn bộ" ở một nước được hưởng: Khoáng sản lấy từ lòng đất hoặc từ đáy biển; hoặc, đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slovakia, khoáng sản khai thác trong lãnh thổ hoặc từ thềm lục địa nước được hưởng. Rau quả thu hoạch ở nước được hưởng; Động vật sống sinh trưởng ở nước được hưởng; Những sản phẩm có được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước được hưởng. Những sản phẩm từ đánh bắt xa bờ hoặc những sản phẩm khác lấy từ biển cả bởi tàu thuyền của nước được hưởng; và đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slovakia, bởi tàu thuyền do nước được hưởng thuê; Những sản phẩm được làm trên tàu chế biến - chỉ từ những sản phẩm nói tại mục (f) nói trên; và đối với Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slovakia, bởi tàu thuyền do nước được hưởng thuê; Những sản phẩm đã qua sử dụng thu thập tại nước được hưởng chỉ dùng cho tái chế nguyên liệu thô; Phế liệu và phế thải từ hoạt động sản xuất diễn ra tại nước được; và Những sản phẩm có tại nước được hưởng chỉ từ những sản phẩm nói tại mục (a) đến mục (i) nói trên. Đối với CEPT, quy tắc 1 quy định tương tự như ở GSP, tuy câu chữ có thay đổi không đáng kể. 2.1.3. Quy tắc sản phẩm có thành phần nhập khẩu (GSP) và Quy tắc hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý (CEPT) Hai quy tắc tương ứng này ở hai hiệp định có đôi chút khác biệt. Nếu như ở GSP mỗi nước có định nghĩa riêng về sản phẩm có thành phần nhập khẩu, thì ở CEPT, quy định được áp dụng thống nhất cho tất cả các thành viên. Cũng vì lẽ đó, mặc dù có điểm tương đồng trong việc định nghĩa theo tỷ lệ phần trăm và gia công hàng hoá, thì quy định của CEPT cho thấy sự thống nhất hơn. Cụ thể như sau: Đối với CEPT, hàng hoá xuất xứ không thuần tuý: (i) Hàng sẽ được coi là xuất xứ từ các Nước Thành viên ASEAN, nếu ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất cứ Nước Thành viên nào. (ii) Theo tiểu mục (i) ở trên, nhằm mục đích thực hiện các quy định của Quy tắc 1 (b), các sản phẩm được chế tạo hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử dụng có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không vượt quá 60% giá FOB của sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến và có quá trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ Nước xuất khẩu là Thành viên. Giá trị nguyên phụ liệu không xuất xứ từ ASEAN sẽ là: Giá CIF của hàng hoá tại thời điểm nhập khẩu Giá xác định ban đầu của sản phẩm có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ Nước Thành viên nơi thực hiện qúa trình gia công chế biến. Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau: Giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN + Giá trị nguyên phụ liệu có xuất xứ không xác định được ----------------------------------------------------------------------------------- x 100% ≤ 40% Giá FOB Đối với GSP, khái niệm "gia công hoặc chế biến đầy đủ" được định nghĩa theo nhiều cách. Tuy nhiên, có hai tiêu chí chính dùng để xác định, mỗi tiêu chí này được một số nước sử dụng. Đó là "tiêu chuẩn gia công" và "tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm". Tiêu chuẩn gia công Tiêu chuẩn này được áp dụng bởi Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Na Uy và Thuỵ Sĩ. Theo nguyên tắc chung của tiêu chuẩn này, nguyên liệu, bộ phận hay thành phần nhập khẩu được coi là đã gia công chế biến đầy đủ khi thành phẩm được xếp vào hạng mục HS (1) (Hệ thống hài hoà) 4 số khác với hạng mục của tất cả các nguyên liệu, bộ phận hay thành phần nhập đã sử dụng (thường được gọi là quy tắc "thay đổi hạng mục thuế quan" - CTH rule). Tuy nhiên, có rất nhiều sản phẩm việc thay đổi hạng mục thuế quan thường không đảm bảo đã gia công hoặc chế biến đầy đủ (hoặc, nói cách khác, trong khi việc gia công hoặc chế biến đầy đủ có thể được tiến hành, trong một số trường hợp, chúng không liên quan đến việc thay đổi hạng mục thuế quan). Do vậy, các nước cho hưởng đã đưa ra một danh mục các hoạt động gia công hoặc chế biến phải thực hiện đối với nguyên liệu không có xuất xứ để sản phẩm cuối cùng được coi là có xuất xứ. Danh mục này chỉ bao gồm những sản phẩm mà đối với mỗi sản phẩm một số điều kiện nhất định phải được đáp ứng thay cho yêu cầu về thay đổi hạng mục thuế quan. Sau đây là một số ví dụ: Cộng đồng Châu Âu: Các quy định xuất xứ ưu đãi của Cộng đồng Châu Âu gần đây nhất được quy định trong một Danh mục đơn (Single List). Những điều kiện nêu trong Danh mục đơn này như sau: (a) Yêu cầu những nguyên liệu ban đầu sử dụng trong quá trình sản xuất phải có xuất xứ từ nước xuất khẩu được hưởng. Ví dụ: đối với rau quả ăn được thuộc Chương 8, Danh mục yêu cầu tất cả các nguyên liệu thuộc Chương 7 được sử dụng đều phải có xuất xứ (toàn bộ). (b) Quy định chỉ có một số nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ có thể được sử dụng như là nguyên liệu ban đầu; Ví dụ: chế phẩm từ thịt thuộc Chương 16, Danh mục đòi hỏi phải sử dụng động vật thuộc Chương 1 làm nguyên liệu ban đầu, có nghĩa là sử dụng thịt nhập khẩu sẽ khiến sản phẩm cuối cùng bị coi không có xuất xứ. (c) Tổng hợp cả hai điều kiện (a) (b) trên; Ví dụ: chế phẩm từ cá thuộc Chương 16, Danh mục quy định phải sản xuất từ động vật thuộc Chương 1 làm nguyên liệu ban đầu; tuy nhiên, tất cả được sử dụng phải có xuất xứ. (d) Yêu cầu các nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng đã phải được chế biến ở mức độ thấp bình thường; Ví dụ: đối với hầu hết các sản phẩm may mặc và đồ phụ trợ, không phải là đan hoặc móc, thuộc Chương 62, Danh mục quy đinh phải sản xuất từ sợi đã xe; điều này có nghĩa là sử dụng vải nhập khẩu sẽ không có được xuất xứ cho sản phẩm cuối cùng. (e) Quy định nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng không vượt quá một tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá xuất xưởng của thành phẩm; Ví dụ: sản phẩm plastic thuộc các hạng mục 3922 đến 3926, Danh mục quy định phải đựơc làm ra mà trong đó trị giá của các nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ được sử dụng không vượt quá 50% trị giá xuất xưởng của sản phẩm. (f) Cho phép sử dụng nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ có cùng hạng mục HS với sản phẩm xuất khẩu; Ví dụ: đối với sản phẩm cao su cứng hạng mục 4017, Danh mục cho phép sản xuất từ nguyên liệu cao su cứng như là nguyên liệu ban đầu mà có cùng hạng mục 4017. Đối với điều kiện quy định việc sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ không được vượt quá một tỷ lệ nhất định so với giá sản phẩm (xem mục e nói trên), việc tính toán các trị giá có thể tiến hành như sau: - Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ được xác định là trị giá hải quan tại thời điểm nhập khẩu vào nước cho hưởng hoặc, nếu không biết hoặc không thể xác định được, là giá xác định đầu tiên trả cho chúng tại nước đó; - Trị giá của sản phẩm cuối cùng là giá xuất xưởng của sản phẩm đó (đối với Nhật, là giá F.O.B), trừ đi mọi khoản thuế nội địa được hoàn trả khi sản phẩm được xuất khẩu. Giá này là giá trả cho nơi tiến hành quá trình gia công hoặc chế biến cuối cùng, với điều kiện giá đó bao gồm giá trị của tất cả các nguyên liệu sử dụng. Giá F.O.B bao gồm tất cả các chi phí phát sinh tại nước sản xuất, đặc biệt là chi phí vận chuyển từ nhà máy đến biên giới hoặc cảng và mọi chi phí và lợi nhuận của giao dịch buôn bán trung gian tại nước đó. - Trị giá hải quan là trị giá hải quan xác định theo Hiệp định 1994 về thi hành Điều VII của GATT (Hiệp định WTO về Trị giá Hải quan). Nhật Danh mục đơn của Nhật cũng có những quy định như quy tắc thay đổi hạng mục thuế quan, tiêu chuẩn phần trăm và tiêu chuẩn gia công hoặc chế biến nhất định. Kể từ năm 1993, Nhật đã loại bỏ quy định áp dụng cho sản phẩm thuộc Chương 62, theo đó những sản phẩm này được hưởng GSP thậm chí khi chúng được làm từ vải nhập khẩu. Tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm Tiêu chuẩn này được sử dụng ở các nước Úc, Canada, Niu-Di-Lân, Mỹ, Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slôvakia. Giữa các nước Bungary, Cộng Hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slôvakia, tiêu chuẩn này đã được thống nhất, hài hoà hoá hoàn toàn. Các nước Canada, Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga quy định một tỷ lệ phần trăm tối đa cho trị giá nguyên liệu, bộ phận và thành phần nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được sử dụng. Các nước Úc, Niu-Di-Lân và Mỹ quy định một tỷ lệ phần trăm tối thiểu cho trị giá nguyên liệu nội địa và chi phí sản xuất khi sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Sau đây là một số chi tiết về tiêu chuẩn phần trăm của một số nước. Úc Quá trình sản xuất cuối cùng phải được thực hiện tại nước được hưởng làm ra sản phẩm mà tỷ lệ đó được áp dụng; và Tối thiểu 50% tổng chi phí gia công hay chế biến sản phẩm phải bao gồm chi phí về nhân công và/hoặc trị giá nguyên liệu xuất xứ từ một hay nhiều nước được hưởng khác (vì mục đích của quy định này, mọi nguyên liệu từ Úc có thể được coi như là nguyên liệu xuất xứ từ nước được hưởng) Chi phí về sản xuất bao gồm mọi chi phí mà người sản xuất trực tiếp phải gánh chịu trong khi sản xuất sản phẩm, hoặc chi phí phát sinh một cách hợp lý trong khi sản xuất. Nó bao gồm nguyên liệu, nhân công và tổng chi phí. Canada Những sản phẩm được sản xuất tại nước được hưởng từ nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phẩm nhập khẩu, không xác định hoặc không rõ xuất xứ sẽ được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng đó nếu trị giá thành phần nhập khẩu không vượt quá 40%, đối với các nước kém phát triển, là không vượt quá 60% giá xuất xưởng của sản phẩm được đóng gói gửi sang Canada. Các chi phí sau sẽ không được tính vào thành phần nhập khẩu: - Mọi nguyên liệu được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm, có xuất xứ từ các nước được hưởng khác (cộng gộp toàn cầu) hoặc từ Canada (quy tắc nước cho hưởng), và - Mọi chi phí đóng gói phục vụ vận chuyển hàng hoá, nhưng không bao gồm chi phí đóng gói hàng hoá phục vụ bán tiêu dùng trong nước được hưởng. Các thành phần trên được coi là có xuất xứ từ nước được hưởng. Niu-Di-Lân (a) Quá trình sản xuất cuối cùng phải được thực hiện tại nước được hưởng, và (b) Tối thiểu một nửa (50%) chi phí sản xuất sản phẩm cuối cùng phải bao gồm: - Trị giá nguyên liệu của nước được hưởng; - Trị giá nguyên liệu của Niu-Di-Lân, và/hoặc - Các chi phí sản xuất khác phát sinh tại nước được hưởng hoặc tại Niu-Di-Lân. Ghi chú: Như vậy, nhằm để tính 50%, mọi nguyên liệu hoặc bộ phận được làm tại Niu-Di- Lân (thành phần nước bảo trợ) hoặc xuất xứ tại nước được hưởng (nguyên tắc cộng gộp đầy đủ và toàn cầu) có thể được cộng gộp lại để đáp ứng yêu cầu tối thiểu Mỹ Tỷ lệ phần trăm phải đáp ứng để sản phẩm cuối cùng có xuất xứ phải bao gồm: Chi phí hoặc trị giá nguyên liệu được làm tại nước được hưởng và chi phí hoặc trị giá của mọi thành phần cấu thành sản phẩm mà được coi là có xuất xứ do đáp ứng tiêu chuẩn "thay đổi cơ bản" (2) đối với các nguyên liệu nhập khẩu thành những sản phẩm thương mại mới và khác, cộng với Chi phí trực tiếp của các hoạt động gia công được thực hiện tại nước được hưởng. Thuật ngữ "sản phẩm thương mại mới và khác" được Hải quan Mỹ sử dụng trong việc xếp loại hàng hoá. Ví dụ: Da thô nhập khẩu vào nước được hưởng và được thuộc thành da có thể được coi là nguyên liệu đã được "thay đổi cơ bản" khi sử dụng để sản xuất ra áo da; Một khung làm từ thỏi vàng nhập khẩu có thể được coi là đã "thay đổi cơ bản" khi được làm thành nhẫn đeo tay tại nước được hưởng; Da thuộc nhập khẩu từ Phi-li-pin, được cắt thành hình và làm thành găng tay. Những mảnh đã định hình đó được coi là đã "thay đổi cơ bản" và trị giá của chúng có thể được tính vào để đáp ứng tiêu chuẩn 35%; Sáp nhập từ In-đô-nê-sia vào Singapore, được trộn với các phụ gia (phẩm, chất thơm, axit stiaric) và được làm thành nến. Sáp đã được trộn các phụ gia không được coi là đã được "thay đổi cơ bản" và giá trị của nó không được tính để xác định việc đáp ứng tiêu chuẩn 35%. Tỷ lệ phần trăm nói trên không ít hơn 35% "trị giá xác định" của hàng hoá tại Mỹ. Khi hàng hoá được coi là có xuất xứ theo tiêu chuẩn cộng gộp, có nghĩa là hàng hoá đó xuất xứ tại một nhóm nước xác định mà được coi như là một nước cụ thể vì mục đích của GSP, thì tỷ lệ phần trăm này cũng không được ít hơn 35% của trị giá xác định, nhưng có thể được tính trong bất kỳ nước nào thuộc nhóm đó. Ví dụ minh hoạ về áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ của Mỹ: Giả sử xe đạp có giá xuất xưởng là $500 được sản xuất tại nước được hưởng xuất sang Mỹ. (Ghi chú: giá xuất xưởng sẽ thường là giá xác định) Trường hợp 1: xe đạp này được sản xuất toàn bộ từ các nguyên liệu nội địa. Chúng được coi là sản xuất toàn bộ tại nước được hưởng và đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ. Trường hợp 2: xe đạp này được sản xuất như sau: (i) Líp nhập khẩu và có trong sản phẩm cuối cùng $100 (ii) Nguyên liệu nội địa $150 (iii) Chi phí gia công trực tiếp $100 (iv) Chi phí gián tiếp (tổng phí, lợi nhuận, v.v..) $100 Tổng cộng $500 Sản phẩm cuối cùng được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng vì tổng trị giá nguyên liệu nội địa và chi phí gia công trực tiếp, là $250, chiếm 50% giá xuất xưởng, có nghĩa là không nhỏ hơn 35% giá xác dịnh. Trường hợp 3 (i) Líp nhập khẩu $100 (ii) Xích được sản xuất từ thép nhập khẩu (thép nhập khẩu được coi là đã được thay đổi cơ bản) $50 (iii) Yên (làm từ da nhâp khẩu) Da nhập khẩu đã được thay đổi cơ bản $25 (iv) Nguyên liệu nội địa $50 (v) Chi phí gia công trực tiếp $75 (vi) Chi phí gia công gián tiếp (tổng phí, lợi nhuận, v.v.) $200 Tổng cộng $500 Trong trường hợp này, chi phí nguyên liệu nội địa sẽ bao gồm (ii), (iii) và (iv), bởi xích và yên là những sản phẩm làm từ nguyên liệu nhập khẩu mà đã được thay đổi cơ bản tại nước được hưởng. Do đó, chi phí nguyên liệu nội địa ($200) chiếm 40% giá xuất xưởng ($500), có nghĩa là không nhỏ hơn 35% giá xác định. Do đó, xe đạp này đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ. Trường hợp 4 (i) Nguyên liệu nhập khẩu (líp $100, yên $25, lốp $50) $175 (ii) Nguyên liệu nội địa $75 (iii) Chi phí gia công trực tiếp $50 (iv) Chi phí gián tiếp (tổng phí, lợi nhuận, v.v...) $200 Tổng cộng $500 Trong trường hợp này, tổng nguyên liệu nội địa (mục (ii)) và chi phí gia công (mục (ii)), là $125 giá xuất xưởng, có nghĩa là đã nhỏ hơn 35% giá xác định. Do đó, xe đạp này không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của GSP. "Giá xác định" theo hệ thống trị giá của Hải quan Mỹ trong phần lớn các trường hợp là bằng với giá xuất xưởng của sản phẩm xuất khẩu. 2. Điều kiện về vận chuyển Trong quy định về vận chuyển, quy tắc của CEPT cho phép hàng hoá có thể vận chuyển qua lãnh thổ của bất kì một nước Asean nào, còn GSP thì không. Đây là một quy định dễ hiểu khi đối tượng hàng hoá mà hiệp định CEPT hướng tới là toàn bộ quốc gia Asean, chứ không phải một số nước cụ thể như GSP. Quy định của CEPT: Hàng hoá sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định CEPT nếu được vận chuyển trực tiếp từ lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu tới lãnh thổ của nước thành viên nhập khẩu. “Vận chuyển trực tiếp bao gồm các trường hợp”: Nếu hàng hoá được vận chuyển qua lãnh thổ của bất kỳ một nước ASEAN nào; Nếu hàng hoá được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN nào khác. Nếu hàng hoá quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải là nước thành viên, có hoặc không có chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện: Quá cảnh là cẩn thiết vì lý do địa lý hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; Hàng hoá không tham gia cào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; và Hàng hoá không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công đoạn cân thiết để giữ sản phẩm trong điều kiện tốt. Quy định của GSP: Quy định bắt buộc sản phẩm có xuất xứ phải được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng đến nước cho hưởng là một vấn đề quan trọng phổ biến của tất cả các quy tắc xuất xứ GSP trừ của Úc. Mục đích của quy định này là cho phép cơ quan hải quan nước cho hưởng nhập khẩu bảo đảm rằng sản phẩm nhập khẩu chính là những sản phẩm từ nước được hưởng, có nghĩa là chúng không bị tác động, thay thế, gia công chế biến thêm hoặc được đưa vào buôn bán tại bất ký nước thứ ba trung gian nào. Mỗi nước quy định điều kiện về vận tải khác nhau. Dưới đây là quy định của một số nước. Ca-Na-Đa, Cộng đồng Châu Âu, Nhật, Niu-di-lân, na Uy và Thuỵ Sĩ đều quy định: (a) Sản phẩm phải được vận chuyển thẳng mà không đi qua lãnh thổ của một nước khác; (b) Sản phẩm vận chuyển đi qua lãnh thổ của một nước khác, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho ở nước đó, với điều kiện sản phẩm đó vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan của nước quá cảnh hoặc lưu kho và không được mua bán hoặc được sử dụng tại đó, và không trải qua các hoạt động nào khác ngoài hoạt động dỡ hàng, xếp hàng và các hoạt động bắt buộc để bảo quản sản phẩm trong trạng thái tốt. Ngoài hai nội dung trên, mỗi bước trên lại có thêm quy định riêng khác: Na-Uy và Thuỵ Sĩ quy định lô hàng có thể được chia nhỏ và đóng gói lại, nhưng không được đóng gói để phục vụ bán lẻ. EU quy định vận chuyển qua nước thứ ba phải được chứng minh là do điều kiện địa lý hoặc vì lý do yêu cầu vận tải. Những sản phẩm được vận chuyển bằng đường ống liên tục qua lãnh thổ không phải là lãnh thổ của nước được hưởng xuất khẩu hoặc lãnh thổ của EU, được coi là được vận chuyển thẳng từ nước được hưởng đến EU, và ngược lại. Nhật quy định vận chuyển qua nước thứ ba phải vì lý do địa lý hoặc vì yêu cầu của vận tải. Nhật chấp nhận, trên nguyên tắc, việc chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước quá cảnh. Việc chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời phải được thực hiện tại khu vực ngoại quan hoặc những nơi tương tự. Niu-Di-Lân quy định những sản phẩm của một nước được hưởng được phép đưa vào thương mại tại một nước được hưởng khác mà không mất tiêu chuẩn xuất xứ. Na-Uy không có quy định về vận tải Mỹ quy định: Những sản phẩm phải đến Mỹ sau khi rời khỏi nước sản xuất. Quy tắc riêng áp dụng cho những chuyến đi qua khu vực mậu dịch tự do tại nước được hưởng như sau: (a) Hàng hoá không được đưa vào buôn bán tại nước có khu vực mậu dịch tự do đó; (b) Hàng hoá không được trải qua bất kỳ hoạt động nào khác ngoài: Lựa chọn, phân loaị, hoặc kiểm tra; Đóng gói, tháo mở bao bì, thay đổi bao bì, gạn chắt hoặc đóng gói lại vào công ten nơ khác; Dán hay ghi ký hiệu, nhãn hiệu, hoặc những dấu hiệu hay những điểm hoặc bao bì phân biệt tương tự khác, nếu mang tính trợ giúp cho những hoạt động được phép theo những quy định đặc biệt; hoặc Những hoạt động cần thiết để bảo đảm việc bảo quản hàng hoá trong tình trạng bình thường khi được đưa vào khu mậu dịch tự do; (c) Hàng hoá có thể được mua và bán lại, không phải là bán lẻ, để xuất khẩu trong khu mậu dịch tự do. Vì mục đích của những quy định đặc biệt này, khu mậu dịch tự do là khu vực hoặc một vùng được xác định trước đã được thông báo hoặc bảo hộ của chính phủ, ở nơi này những hoạt động nhất định có thể được tiến hành đối với hàng hoá, trừ những hàng hoá như vậy nhưng đã đi vào lưu thông thương mại của nước có khu mậu dịch tự do. Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba Lan, Liên bang Nga và Slôvakia Những nước này áp dụng quy tắc mua thẳng và vận chuyển thẳng. Hàng hoá được coi là được "mua thẳng" nếu người nhập khẩu đã mua chúng từ một công ty đăng ký tại nước được hưởng. Hàng hoá xuất xứ từ nước được hưởng phải được vận chuyển tới nước cho hưởng. Hàng hoá vận chuyển qua lãnh thổ một hoặc nhiều nước ví lý do địa lý, vận tải, kỹ thuật hay lý do kinh tế cũng phải tuân theo quy tắc vận tải thẳng thậm chí nếu chúng được lưu kho tạm thời tại lãnh thổ những nước này, với điều kiện hàng hoá đó vẫn luôn nằm dưới sự kiểm soát của hải quan nước quá cảnh. 2.1.4. Quy tắc xuất xứ cộng gộp Quy tắc xuất xứ cộng gộp ở CEPT quy định dựa vào tỷ lệ phần trăm, tuy thế ở GSP quy tắc này áp dụng không thống nhất, tùy thuộc quy định từng nước cho hưởng, hàng hoá được hưởng và nước được hưởng. Theo CEPT, các sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ quy định tại Quy tắc 1 và được sử dụng tại một Nước Thành viên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại các Nước Thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại Nước Thành viên lừ nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%. Nếu hàm lượng giá trị Asean của nguyên vật liệu nhỏ hơn 40%, hàm lượng giá trị Asean này sẽ được cộng gộp theo đúng tỷ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện hàm lượng giá trị Asean này bằng hoặc lớn hơn 20%. Về cơ bản, quy tắc GSP được dựa trên khái niệm xuất xứ một nước đơn nhất, có nghĩa là các tiêu chuẩn xuất xứ phải được tuân thủ đầy đủ tại một nước được hưởng mà đồng thời là nước sản xuất sản phẩm hoàn thiện cuối cùng. Theo các chế độ của một số nước cho hưởng, quy tắc này đã được mở rộng để một số sản phẩm có thể được sản xuất và hoàn thiện tại một nước được hưởng từ các nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần nhập khẩu từ những nước được hưởng nói trên. Do đó, xuất xứ cộng gộp được đưa ra với phạm vi rộng và theo nhiều điều kiện khác nhau. Theo hệ thống cộng gộp, các quá trình gia công và trị giá gia tăng tại nhiều nước được hưởng có thể được cộng vào cùng nhau (hoặc "được cộng gộp") để xác định sản phẩm hoàn thiện xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP không. Ví dụ: - Quy định về xuất xứ cho mặt hàng vải quy định giai đoạn xe sợi và dệt phải được tiến hành tại một nước được hưởng. Tuy nhiên, theo một số hệ thống cho phép xuất xứ cộng gộp đầy đủ, giai đoạn đầu xe sợi có thể được tiến hành tại một nước được hưởng và giai đoạn thứ hai (dệt) được thực hiện tại nước được hưởng thứ hai và hàng vải đó sẽ đáp ứng tiêu chuẩn GSP. - Bộ phận lắp ráp phụ cho máy thu sóng phát thanh sản xuất tại nước được hưởng A từ nguyên liệu nhập khẩu có thể được xuất khẩu sang nước được hưởng B nơi những bộ phận này được lắp vào, cùng với các nguyên liệu nhập khẩu khác, máy thu thanh hoàn chỉnh. Trị giá các nguyên liệu và công việc đã làm tại nước A, theo hệ thống cộng gộp toàn cầu, có thể được tính vào công việc đã làm tại nước B để xác định máy thu thanh đó có đáp ứng tiêu chuẩn phần trăm của một số nước không. Theo các chế độ của Úc, Ca-Na-đa, Niu-di-lân, Bun-Ga-Ry, Cộng hoà Séc, Hun-ga-ry, Balan, Liên bang Nga và Slô-va-kia, thì tất cả các nước được hưởng đều được coi là một khu vực duy nhất cho mục đích xác định xuất xứ. Tất cả trị giá gia tăng và/hoặc các quá trình gia công tiến hành tại khu vực này có thể được cộng gộp với nhau để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ cho sản phẩm xuất khẩu sang bất kỳ nước cho hưởng nói trên. Quy tắc này được gọi là "cộng gộp toàn cầu và đầy đủ". Theo các chế độ của một nước khác như Mỹ, EU...thì quy tắc xuất xứ cộng gộp chỉ được áp dụng cho một số khu vực cụ thể như Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Thị trường chung Trung Mỹ, Khối Andean.... 2.2. Những quy tắc không tương đồng Đây là những quy tắc ở hiệp định này nhưng không tồn tại (hoặc không tồn tại dưới dạng quy tắc, quy định) ở hiệp định kia. 2.2.1. Quy tắc của GSP 2.2.1.1. Quy tắc thành phần nước cho hưởng bảo trợ Một số nước cho hưởng ưu đãi áp dụng quy tắc này. Quy tắc cho phép sản phẩm (nguyên liệu, bộ phận và phụ tùng) sản xuất tại nước cho hưởng, nếu được cung cấp cho một nước hưởng ưu đãi và được sử dụng ở đó để gia công chế biến, thì sẽ được coi là sản phẩm có xuất xứ tại nước hưởng ưu đãi nhằm xác định xuất xứ của thành phẩm. Ví dụ: Colombia xuất khẩu dây cách điện sang Canada. Nguyên liệu sử dụng bao gồm thép từ Mỹ (chiếm 20% giá xuất xưởng) và cao su từ Malaysia (chiếm 30%), và 50% là nguyên liệu của Colombia và chi phí nhân công. Dây điện này không được hưởng chế độ GSP bởi vì thành phần nhập khẩu vượt quá 40%. Tuy nhiên, nếu sử dụng thép của Canada, dây diện đó sẽ đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP theo quy tắc thành phần nước bảo trợ bởi vì thành phần nhập khẩu chỉ là 30% giá xuất xưởng. Quy tắc này được áp dụng bởi: EU, Úc, Canada, Nhật, Niu-Di-Lân, Cộng hoà Séc, Bun-ga-ria, Hun-ga-ry, Ba Lan, Slo-va-kia, Liên bang Nga. Trừ Nhật, mọi nước này đều cho mọi thành phẩm được hưởng. Đối với Nhật quy tắc này không được áp dụng cho một số sản phẩm. EU Những sản phẩm xuất xứ từ EU được sử dụng vào sản xuất hay gia công chế biến tại nước được hưởng được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng đó. Quy định này mở rộng thêm lựa chọn việc cộng gộp bằng cách cho phép sử dụng những sản phẩm đầu vào hoặc trung gian mà có xuất xứ tại EU. Bằng chứng về xuất xứ của những sản phẩm EU phải được xuất trình hoặc bằng chứng nhận dịch chuyển EUR.1 hoặc bằng một tờ khai hoá đơn. Các quy định của EU về cấp, sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A sẽ áp dụng một cách phù hợp cho giấy chứng nhận EUR.1. Quy tắc "thành phần nước bảo trợ" của EU cũng được mở rộng cho những sản phẩm xuất xứ tại Na-Uy và Thuỵ Sĩ, khi hai nước này ban hành những ưu đãi phổ cập và áp dụng cách xác định khái niệm xuất xứ tương ứng với cách xác định trong chế độ của EU. Nhật Nhật yêu cầu chứng từ đặc biệt chứng minh theo quy tắc này. Ngoài giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A bình thường, Quy tắc đòi hỏi phải có chứng từ sau về nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật: đó là "Giấy chứng nhận nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật cấp bởi cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A". Niu-Di-lân Niu-Di-Lân áp dụng quy tắc thành phần nước bảo trợ cho phép những sản phẩm (nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần) mà nước này sản xuất hoặc chế biến sẽ được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng. Do đó, trong trường hợp sản phẩm xuất khẩu bởi nước được hưởng sang Niu-Di-Lân, nguyên liệu, bộ phận hoặc thành phần có xuất xứ tại Niu-Di-Lân và được nhập khẩu từ Niu-Di-lân và được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm khác sẽ được coi là xuất xứ tại nước được hưởng và không được tính là vào thành phần nhập khẩu đối với tiêu chuẩn 50%. Thuỵ Sĩ Từ 1/7/1996, Thuỵ Sĩ đã áp dụng quy tắc thành phần nước bảo trợ. Theo quy tắc này, thành phần nhập khẩu có xuất xứ từ Thuỵ Sĩ trong sản phẩm được hưởng ưu đãi theo chế độ của Thuỵ Sĩ có thể được coi như là chúng được sản xuất chế biến toàn bộ tại nước được hưởng. Khi quy tắc thành phần nước bảo trợ được áp dụng, cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại nước được hưởng sẽ cấp giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A cuối cùng trên cơ sở giấy chứng nhận dịch chuyển EUR.1, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền tại Thuỵ Sĩ. 2.2.1.2. Quy định về chứng từ Việc đòi ưu đãi từ chế độ GSP phải được chứng minh bằng chứng từ phù hợp về xuất xứ và vận tải. Chứng từ về xuất xứ Tất cả các nước cho hưởng đều quy định: Sản phẩm có xuất xứ khi nhập khẩu phải có "Tờ Khai Tổng Hợp" và "Giấy chứng nhận Xuất Xứ Mẫu A", đã được điền đầy đủ và ký bơi người xuất khẩu và được chứng nhận bởi một cơ quan có thẩm quyền tại nước xuất khẩu được hưởng. Các nước cho hưởng còn có các quy định thêm khác: Úc yêu cầu chính là lời khai của người xuất khẩu trên hoá đơn thương mại. Mẫu A có thể được dùng để thay thế, nhưng không yêu cầu phải có chứng nhận. Canada yêu cầu chính là lời trình bày của người xuất khẩu trên hoá đơn hoặc làm thành bản riêng. Niu-Di-Lân không đòi hỏi người xuất khẩu xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ hay tờ khai quy định chính thức, dù người xuất khẩu có thể bị yêu cầu thẩm tra. Nhật chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ được cấp bới cơ quan chính phủ (ví dụ phòng thương mại) Chứng từ về vận chuyển thẳng Đối với trường hợp xuất khẩu đến EU, Nhật, Na-Uy và Thuỵ Sĩ, hàng hoá xuất khẩu đi qua lãnh thổ một nước thứ ba, chứng từ chứng minh điều kiện vận chuyển thẳng đã được đáp ứng phải được trình cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu bao gồm: (a) Vận đơn suốt cấp tại nước xuất khẩu được hưởng, thể hiện việc đi quan một hay nhiều nước quá cảnh; hoặc (b) Giấy chứng nhận của cơ quan hải quan của một hay nhiều nước quá cảnh: - Thể hiện mô tả chính xác hàng hoá; - Ghi ngày dỡ hàng và xếp hàng hoặc ngày lên tàu hoặc xuống tàu, ghi rõ tàu sử dụng; - Xác nhận những tình trạng của sản phẩm trong khi đi qua các nước quá cảnh. (c) Không có các giấy tờ trên, bất kỳ giấy tờ thay thế nào được cho là cần thiết (ví dụ, bản sao lệnh mua hàng, hóa đơn của người cung cấp hàng, vận đơn thể hiện tuyến đường hàng đi) Đối với hàng xuất sang Mỹ, người nhập khẩu có thể phải xuất trình các giấy tờ hàng hải, hoá đơn hoặc các giấy tờ khác làm bằng chứng chứng minh hàng hoá được nhập khẩu thẳng. Cơ quan hải quan Mỹ có thể không đòi hỏi xuất trình chứng từ về vận chuyển thẳng khi cơ quan này biết rõ rằng hàng hoá đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP. Trong trường hợp vận chuyển quá cảnh, hoá đơn, vận đơn và giấy tờ khác liên quan đến vận tải phải được trình cho hải quan Mỹ nơi đến cuối cùng. Các quy định liên quan đến cấp và chấp nhận chứng từ về xuất xứ Trường hợp bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng Mẫu A: EU, Nhật, Na-Uy, Thuỵ Sĩ và Mỹ đều chấp nhận bản sao cấp lần hai các giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A để đảm bảo rằng người xuất khẩu ở nước được hưởng có thể, trong trường hợp bị mất, thất lạc hoặc bị hỏng, vẫn được hưởng ưu đãi GSP. Mẫu A cấp lần hai theo cách này phải được đóng dấu "DUPLICATE" hoặc "DUPLICATA", tại ô 4. Bản cấp lần hai này phải ghi ngày cấp và số sêri của bản cấp lần 1, sẽ có hiệu lực từ ngày đó. Bungary, Cộng hoà Séc, Hungary, Ba lan, Liên bang Nga và Slôvakia chính thức chấp nhận những bản cấp lần hai có chứng nhận đối với những giấy chứng nhận bị mất. Canada không yêu cầu Mẫu A phải là bản gốc. Trường hợp cấp sau ngày xuất khẩu: Nói chung giấy chứng nhận xuất xứ nói chung được cấp vào thời gian xuất khẩu sản phẩm. Canada, EU, Na-Uy, Thuỵ Sĩ và Mỹ chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A (hoặc, đối với Canada, là "Tờ khai xuất xứ của người xuất khẩu") được cấp sau khi vì lý do quên vô ý hay do hoàn cảnh đặc biệt khác đã không yêu cầu cấp giấy chứng nhận xuất xứ tại thời điểm xuất khẩu hàng hoá. Nhật chấp nhận giấy chứng nhận xuất xứ cấp sau khi có những nguyên nhân không thể tránh được, và đã không thể yêu cầu cấp giấy chứng nhận tại thời điểm xuất khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A cấp sau phải có dấu "ISSUED RETROSPECTIVELY" tại ô 4. Trường hợp lô hàng có giá trị nhỏ và hàng bưu phẩm: EU, Nhật, Thuỵ Sĩ, Liên bang Nga, Mỹ, Bun-Ga-Ry, Cộng hoà Séc, Ba Lan và Slôvakia đã bãi bỏ yêu cầu về chứng từ đối với những lô hàng có giá trị nhỏ và hàng bưu phẩm. 2.2.2. Quy tắc của CEPT - Quy định về những công đoạn gia công, chế biến đơn giản: Những công đoạn bao gồm: Đảm bảo việc bảo quản hàng hoá trong tình trang tốt khi vận chuyển hoặc lưu kho; Hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển; và Đóng gói hoặc trưng bày hàng hoá để bán được xem là giản đơn và không được xét đến khi xác định xuất xứ hàng hoá. Quy tắc “Giá trị tối thiểu” – De Minimis: quy định đối với sản phẩm không đạt tiêu chí xuất xứ về chuyển đổi mã số hàng hoá, nếu phần giá trị nguyên liệu không có xuất xứ mà có mã số hàng hoá giống với mã số hàng hoá của sản phẩm đó nhỏ hơn 10% giá trị FOB của sản phẩn, vẫn được coi là có xuất xứ. Tuy thế, khi áp dụng tiêu chí hàm lượng giá trị Asean cho một sản phẩm, giá trị của nguyên liệu không có xuất xứ trên vẫn được tính vào giá trị nguyên liệu không có xuất xứ. Quy định về bao bì và vật liệu đóng gói: Vật liệu đóng gói và bao bì để bán lẻ: nếu áp dụng tiêu chí hàng lượng giá trị Asean để xác định xuất xứ hàng hoá, giá trị của vật liệu đóng gói và bao bì được tính đến khi xác định xuất xứ hàng hoá; nếu không áp dụng. vật liệu đóng gói và bao bì sẽ được loại trừ trong việc xem xét tất cả vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất ra hàng hoá có đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hoá của sản phẩm đó hay không Bao bì và vật liệu đóng gói dùng để vận chuyển hàng hoá không được xem xét khi xác định xuất xứ của hàng hoá đó. Quy định về phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ: khi xác định xuất xứ hàng hoá, không cần phải xem xét xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và cá tài liệu hướng dẫn đi kèm theo hàng hoá đó, miễn là chúng phải được nước thành viên nhập khẩu phân loại và thu thuế nhập khẩu cùng với hàng hoá đó. Quy định về các yếu tố trung gian: Khi xác định xuất xứ hàng hoá, không cần phải xác định xuất xứ của những yếu tố đã được sử dụng trong quá trình sản xuất và không còn nằm lại trong hàng hoá, bao gồm: nhiên liệu; dụng cụ, khuôn rập và khuôn đúc; phụ tùng và vật liệu dùng để bảo dưỡng thiết bị và nhà xưởng; dầu nhờn và các nguyên liệu khác dùng trong sản xuất hoặc vận hành thiết bị; găng tay, quần áo, các thiết bị an toàn; dụng cụ, máy móc dùng để kiểm tra hàng hoá; các chất xúc tác và dung môi; bất kỳ nguyên liệunào khác không còn nằm lại trong sản phẩm nhưng việc sử dụng chúng phải chứng minh được là cần thiết trong quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Quy định về nguyên vật liệu giống nhau và có thể thay thế nhau: sử dụng các quy định về kế toán và quản lý kho để xác định xuất xứ của các nguyên vật liệu nàytrong trường hợp hàng hoá có pha trộn hoặc kết hợp nguyên liệu có xuất xứ và nguyên liệu không có xuất xứ, và phải áp dụng một phương pháp kế toán trong suốt năm tài chính đang xét. Phần III: Phân tích CO mẫu A và CO mẫu D Giấy chứng nhận xuất xứ (CO) mẫu A và Co mẫu D đều thuộc dạng CO ưu đãi, tức là hàng hoá khi có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu này sẽ được hưởng các ưu đãi về thuế quan. 3.1. Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A CO mẫu A là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau Mẫu A. Có C/O này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu. Loại CO này chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định. Một điểm đáng lưu ý nữa là VCCI không cấp Mẫu A cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU Khai báo CO mẫu A Ô trên cùng bên phải Để trống Ô số 1. Tên đầy đủ và địa chỉ của người xuất khẩu hàng. Ô số 2. Tên địa chỉ của người nhập khẩu hàng Ô số 3. Phương tiện vận tải ( ví dụ đường biển đường không, đường bộ và cảng xuất hàng và cảng nhập hàng. Ô số 4. Để trống Ô số 5. Số thứ tự các mặt hàng khác nhau trong lô hàng xuất khẩu (nếu có). Ô số 6. Tên hàng và các mô tả khác về hàng hoá như quy định trong hợp đồng hoặc L/C Ô số 7. Tiêu chuẩn xuất xứ HSP mà hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng để được hưởng ưu đãi Ô số 8. Tiêu chuẩn xuất xứ GSP mà hàng hoá xuất khẩu đã đáp ứng để được hưởng ưu đãi. Ví dụ: Hàng hoá xuất khẩu sang tất cả các nước mà đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ toàn bộ. Ghi chữ P Hàng xuất khẩu sang EU, nhật AFTA mà có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu. Ghi chữ "W" và mã HS của hàng hoá đó. Hàng xuất sang Canada sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ: Các nước không được hưởng ưu đãi GSP của Canada: Ghi chữ T Các nước được hưởng ưu đãi GSP của Canada: Ghi chữ "Y" và tỷ lệ phần trăm thành phần nguyên phụ liệu nhập khẩu. Hàng xuất sang Mỹ sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ: Các nước là thành viên là một khối khu vực mà nước xuất khẩu là thành viên và được Mỹ cho hưởng chế độ cộng gộp khu vực. Các nước khác không phải là thành viên của khối khu vực mà nước xuất khẩu là thành viên và được Mỹ cho hưởng chế độ cộng gộp khu vực. Hàng xuất sang Nga sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu từ: Các nước không được hưởng ưu đãi GSP của Nga: Ghi chữ "Pk" và tỷ lệ phần trăm thành phần nguyên phụ liệu nhập khẩu. Ô số 9. Trọng lượng hay số lượng hàng hoá xuất khẩu Ô số 10. Số và ngày của hoá đơn thương mại Ô số 11. Xác nhận của cơ quan cấp. Ô số 12. Dòng thứ nhất ghi tên nước sản xuất hàng hoá (Việt Nam) Dòng thứ hai ghi tên nước nhập khẩu hàng hoá Dòng thứ ba ghi nơi khai C/O+ ngày tháng năm + ký và đóng dấu của người xuất khẩu. 3.2 Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D Đây Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT) và chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác. Khai báo CO form D: C/O Mẫu D phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Công ty Giám định hàng hoá (trong trường hợp có yêu cầu giám định). Ô số 1: Tên giao dịch của người xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam) Ô số 2: Tên người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản) Ô trên cùng bên phải: Do Cơ quan cấp C/O Mẫu D ghi. Số tham chiếu gồm 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau: * Nhóm 1: 02 ký tự “VN” (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam. * Nhóm 2: 02 ký tự (viết in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau: BN       Bruney                      LA        Lào KH       Campuchia                ID         Indonesia MY       Malaysia                   MM      Myanmar PH       Philippines                 SG       Singapore TH       Thái Lan * Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận * Nhóm 4: 02 ký tự thể hiện tên Cơ quan cấp C/O Mẫu D theo quy định * Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện số thứ tự của C/O Mẫu D Giữa nhóm 3 và 4 cũng như giữa nhóm 4 và 5 có dấu gạch chéo “/” Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O Mẫu D mang số thứ 9 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 2004 thì cách ghi số tham chiếu của C/O Mẫu D này sẽ như sau: VN-TH 04/02/00009 Ô số 3: Tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào? Ô số 4: Để trống (sau khi nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đã cấp C/O Mẫu D này). Ô số 5: Danh mục hàng hoá (nhiều mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong 1 thời gian) Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập khẩu) Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau: a) Trường hợp hàng hoá/sản phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ “X” b) Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì ghi rõ số phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai tác tại Việt Nam, ví dụ 40% LOCAL CONTENT c) Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp như quy tắc 4 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ ASEAN thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN, ví dụ 40% ASEAN CONTENT. d) Hàng hoá có xuất xứ theo tiêu chí “chuyển đổi cơ bản” thì ghi “ST”. Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (Giá FOB). Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại. Ô số 11: + Dòng thứ nhất ghi chữ Việt Nam; + Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu + Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm, và chữ ký. Ô số 12: Để trống CO form A mặt trước CO form A mặt sau 1. Goods consingned from (Exporter's business name, addres, country) Reference No. ASEAN COMMON EFFECTIVE PREFERENTIAL TARIFF SCHEME CERTIFICATE OF ORIGIN (Combined Declaration and Certificate) FORM D Issued in S.R VIETNAM 2. Goods consigned to (Consignee's name, address, country) 3. Means of transport and route (as far as known) Departure Date Vessel's Name/Aircraft etc Port of Discharge 4. For official use ٱ Prererential Treatment Given under ASEAN Common Effective Preferential Tariff Scheme ٱ Prererential Treatment No Given (Please state reason/s) ...................................................................... Signature of Authorised Signatory of the Importing Country 5. Item number 6. Marks and numbers on packages 7. Number and type of packages, discription of goods (including quantity where appropriate and HS number of the importing country) 8. Origin criteron (see Notes overleaf) 9. Gross weight or other quantity and value (FOB) 10. Number and date of invoices 11. Declaration by the exporter The undersigned hereby declares that the above details and statements are correct: that all the good were produced in --------------------------------------------------- (Country) and that they comply with the origin requirements speccified for those goods in the ASEAN Common Effective Preferrential Tariff Scheme for the goods exported to -------------------------------------------------- (Importing Country) ................................................................. Place and date, signauture of aothorised singatory 12. Certification It is hereby certified, on the basis of control carried-out that the declaration by the exporter is correct ........................................................................ Place and date, signature and stamp of certifying authority CO form D KẾT LUẬN Tiểu luận đã cố gắng giải quyết tối đa vấn đề so sánh giữa quy định của GSP và quy định của CEPT. Kết cấu bài tiểu luận được chia làm 3 phần, trong đó phần 3, dù không yêu cầu, là phần mở rộng thêm của bài cùng một nội dung tìm hiểu. Trong phạm vi hạn chế của một bài tiểu luận, em chỉ xin đưa ra những nhận định so sánh chủ quan của mình về sự giống và khác nhau giữa hai quy định. Cách chia phần để so sánh cũng hoàn toàn mang tính chủ quan. Tài liệu tham khảo sử dụng: Giáo trình Kinh tế Hải quan (Phần 1), NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Quyết định số 1420/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương Mại ra ngày 04 tháng 10 năm 2004 Website Hải quan Đồng Nai: Website Hải quan Lạng Sơn: Bài tiểu luận xin kết thúc ở đây, xin chân thành cảm ơn thầy giáo. Nguyễn Thị Phương Chung Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh sự giống và khác nhau giữa quy tắc xuất xứ theo GSP và CEPT.doc
Luận văn liên quan