Luận án Thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay

Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, có trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực; đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội và gia đình. Phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳng giới tiến bộ nhất của khu vực; cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp đạt từ 25% trở lên; nữ Đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp từ 35% đến 40%. Các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ. Cơ quan lãnh đạo cấp cao của Ðảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ có tỷ lệ nữ phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới [17]

pdf173 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức xã hội, các thiết chế cộng đồng và phụ nữ vào quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật và THPL đối với phụ nữ. Việc công khai, minh bạch phải được thực hiện từ khâu lập dự kiến chương trình ban hành văn bản đến khâu soạn thảo, lấy ý kiến, thảo luận và thông qua chính sách pháp luật để mọi người đều có thể tiếp cận, tham gia góp ý hoặc nắm bắt nội dung, tinh thần của các dự thảo. Các ý kiến góp ý cần phải được công khai hóa, được cân nhắc tới và được phải được tiếp thu, giải trình đầy đủ. Các văn bản pháp luật sau khi được ban hành phải được đăng Công báo và thông tin rộng rãi, công khai đến với mọi người, đặc biệt là phụ nữ trước khi có hiệu lực pháp luật và được đưa ra thi hành. Cần hoàn thiện hệ cơ sở dữ liệu VBQPPL của Trung ương và địa phương, vận dụng tối đa thành tựu của công nghệ thông tin trong đăng tải các văn bản, bảo đảm thông tin đầy đủ, toàn diện, chính xác, dễ tiếp cận, tra cứu, khai thác và sử dụng; làm tốt công tác kiểm tra, xử lý các văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được thể hiện dưới hình thức VBQPPL và đăng tải công khai kết quả xử lý. Thường xuyên rà soát, hệ thống hóa, công bố danh mục các văn bản hết hiệu lực; sắp xếp các văn bản pháp luật theo chủ đề, được chú dẫn cụ thể để thuận tiện trong tra cứu, khai thác và sử dụng; bảo đảm quyền được thông tin pháp luật, để phụ nữ và các chủ thể khác nắm bắt ngay tại một thời điểm, văn bản nào đang có hiệu lực và sẽ được áp dụng cho sự kiện, tình huống pháp lý nhất định. Công khai, minh bạch các hoạt động thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền, tạo thuận lợi để phụ nữ kiểm tra, giám sát việc thực hiện để tránh tùy tiện, lạm dụng quyền lực nhà nước để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của cộng đồng và của người nghèo. Các chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với phụ nữ và quá trình tổ chức thực hiện cần phải được công khai trong cộng đồng để đưa thông tin trực tiếp và đầy đủ cho mọi 145 người. Công khai hóa các hoạt động đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật; kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình điển hình tiên tiến để nhân rộng. Công khai các điều ước quốc tế có hiệu lực áp dụng trực tiếp tại Việt Nam và các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đề cao vai trò của cộng đồng trong giúp đỡ phụ nữ khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Bốn là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc việc thực hiện, thanh tra, kiểm tra và sơ kết, tổng kết, khen thưởng, xử lý vi phạm trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. Việc lập ra cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ, chấp hành Hiến pháp và pháp luật hiện nay là khách quan bởi nhu cầu giám sát, phát hiện các trường hợp không chấp hành luật, làm trái luật, vi phạm luật là rất lớn. Xây dựng hệ thống cơ quan và thiết lập cơ chế giám sát này là thiết thực củng cố trật tự pháp luật sau khi được ban hành, nhất là khi ngành kiểm sát không còn chức năng kiểm sát chung, trong khi các cơ quan dân cử chưa điều chỉnh chức năng để tăng cường giám sát việc chấp hành pháp luật. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ để huy động các nguồn lực; gia tăng các hoạt động hợp tác đa phương và song phương trong giải quyết vấn đề quyền chính trị của phụ nữ. Làm tốt chế độ thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng kết khen thưởng, xử lý vi phạm; kịp thời phát hiện, nhân rộng điển hình, việc làm hay; điều chỉnh kịp thời và khắc phục, sửa chữa bất cập, vướng mắc, mâu thuẫn, chồng chéo của chính sách pháp luật đối với phụ nữ và hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan, người có thẩm quyền; nâng cao năng lực các thiết chế thực thi pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ, tạo thuận lợi cho phụ nữ tiếp cận với các cơ quan công quyền, nhất là các cơ quan bảo vệ pháp luật. Năm là, làm tốt công tác tiếp dân, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. Tiếp tục đổi mới công tác tiếp dân, tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là phụ nữ về hành vi thực thi công vụ của cơ quan, cán bộ, công chức, bảo đảm thuận tiện cho dân. Xây dựng môi trường tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo thân thiện, cởi mở để người dân kịp thời phản ánh, kiến nghị; tạo lập lòng tin của người dân, nhất là phụ nữ; làm tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ bảo đảm khách quan, toàn diện, kịp thời, 146 công bằng và đúng pháp luật. Kiến nghị xử lý nhanh chóng, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, khắc phục hậu quả bất lợi nảy sinh từ hành vi vi phạm hoặc sai sót trong thực thi công vụ của cơ quan, cán bộ, công chức. 4.2.3. Nhóm giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, đặc biệt là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ - Về vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam: Trong điều kiện thực tiễn Việt Nam, cần tiếp tục chú trọng và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. Đây là giải pháp đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại trong chính sách pháp luật nói chung và đối với phụ nữ nói riêng cũng như trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau: Thứ nhất, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với quá trình THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. Đảng lãnh đạo THPL đối với về quyền chính trị đối với phụ nữ thông qua cương lĩnh, chiến lược, đường lối chính trị, nghị quyết, qua giáo dục chính trị - tư tưởng; bằng tổ chức bộ máy, cán bộ và đường lối, chính sách cán bộ; qua sự gương mẫu lao động sản xuất, tự mình vươn lên của cán bộ, đảng viên và các tổ chức Đảng, trên cơ sở điều lệ Đảng và qua công tác kiểm tra. Đảng lãnh đạo Nhà nước trong công tác thể chế hóa, xây dựng và hoàn thiện luật pháp, kiện toàn tổ chức bộ máy, đào tạo, sử dụng cán bộ; lãnh đạo thực hiện đường lối, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước; qua kiểm tra hoạt động của Nhà nước và các tổ chức đoàn thể theo đường lối, nghị quyết của Đảng, kiểm tra hoạt động và tư cách đảng viên trong các cơ quan, tổ chức. Vì vậy, cần tiếp tục đổi mới cách thức xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng. Đường lối, chính sách đối với phụ nữ phải là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn và dự báo được nhu cầu cũng như xu hướng phát triển của thời đại; biết phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu đi đầu trong tuân thủ, chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, bảo đảm các tổ chức Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, THPL đầy đủ; kiên quyết, dũng cảm khắc phục, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm, làm tốt công tác phê và tự phê. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao bản lĩnh chính trị, trau dồi chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; bồi dưỡng 147 phẩm chất đạo đức; Đảng phải biết khơi nguồn lực lượng và sức sáng tạo của nhân dân; phải tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng; phải hiểu để giải thích cho dân. Các cấp ủy Đảng cần xây dựng Chương trình, Kế hoạch, Nghị quyết cụ thể để kịp thời hướng dẫn, triển khai, tổ chức thực hiện các văn bản của cấp trên và tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. Thứ hai, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp ủy Đảng trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật và THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần tiếp tục đổi mới tư duy, nâng tầm nhận thức lý luận và năng lực tổ chức, hoạch định chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật đối với phụ nữ của Đảng và từng cấp ủy. Cần đặc biệt chú trọng công tác cán bộ để đáp ứng đòi hỏi khách quan của thực tiễn phát triển đất nước và xu hướng thời đại. Đảng và từng cấp ủy Đảng phải thể hiện đúng là người lãnh đạo giai cấp và thực sự trở thành người tổ chức giai cấp, phát huy đầy đủ vai trò người chiến sĩ tiên phong, chủ động và dẫn dắt hoạt động tự giác, có tổ chức của quần chúng nói chung và trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ nói riêng. Muốn vậy, Đảng phải có năng lực chiếm lĩnh, làm chủ lý luận; phải tự đổi mới, nâng tầm tư duy lý luận về vai trò cầm quyền của mình, Đảng lãnh đạo kinh tế và sản xuất, xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật nói chung và đối với phụ nữ nói riêng qua phương hướng chính trị của kinh tế, của sản xuất, của xây dựng, thực thi và bảo vệ luật pháp và nền dân chủ, của quản lý kinh tế và quản lý xã hội. Điều đó đòi hỏi Đảng phải đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, đến bình đẳng giới để có được các quyết sách đúng đắn. Việc nghiên cứu trình Trung ương Đảng ban hành Chiến lược tổ chức THPL để định hướng lãnh đạo chính trị đối với công tác THPL hiện nay là đòi hỏi cấp thiết, mang tính tất yếu khách quan, không chỉ phù hợp về lý luận mà còn là đòi hỏi bức xúc từ thực tiễn. Bởi lẽ, Đảng ta đã có Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020; Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và Chương trình tổng thể cải cách hành chính. Mặc dù trong các văn bản này có đề cập đến tổ chức THPL nhưng xét trên phương diện tổng thể, các Chiến lược, Chương trình đó chưa xác định được mục tiêu, quan điểm, định hướng và giải pháp riêng mang tính hệ thống cho công tác THPL. Vì thế, trong nhiều văn kiện, Đảng ta vẫn xác định khâu tổ chức thực hiện còn là khâu yếu nhất. Việc ban hành Chiến lược tổ chức THPL không chỉ tạo cơ sở chính trị để định 148 hướng sự lãnh đạo của Đảng, làm cơ sở để các tổ chức Đảng vào cuộc mà còn kịp thời khắc phục tồn tại, hạn chế vốn có trong THPL nhằm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác này; phân công trách nhiệm giữa các tổ chức trong HTCT trong công tác THPL, đưa pháp luật vào cuộc sống. - Về vai trò của Nhà nước: Đây là chủ thể quan trọng trong một trong những giải pháp rất quan trọng để bảo đảm cho Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Để thực hiện tốt giải pháp này, cần chú trọng các vấn đề sau đây: i) Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước nói chung và các cơ quan cấu thành bộ máy nhà nước nói riêng để Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền XHCN mạnh, có thực quyền với luật pháp là tối thượng có bộ máy tốt, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; ii) Nâng cao năng lực của Nhà nước trong thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phụ nữ, về bình dẳng giới và tổ chức, triển khai THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ trên thực tế; iii) Xác định rõ trách nhiệm, phạm vi sự can thiệp, tác động của quyền lực nhà nước trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. - Về vai trò của MTTQVN và các tổ chức thành viên: MTTQ các cấp cần chủ động, thường xuyên triển khai trách nhiệm đã được quy định trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia quản lý nhà nước về quyền của phụ nữ theo quy định của pháp luật; bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức; tham gia giám sát việc THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ; tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên thực hiện Luật Bình đẳng giới. Trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp, MTTQ các cấp cần làm tốt hơn nữa công tác hiệp thương, giới thiệu nữ ứng cử viên bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới. Trong bối cảnh tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp còn cách khá xa so với mục tiêu đặt ra như như hiện nay, vai trò của MTTQ các cấp cần phải được chú trọng hơn . Đối với các tổ chức thành viên của MTTQVN: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Luật gia, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật các cấpcần quan tâm lựa chọn, bố trí đội ngũ cán bộ chủ chốt bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới, ưu tiên nữ đủ tiêu chuẩn tương đương với nam giới. Lãnh đạo các tổ chức trên đây cần quan 149 tâm rà soát, xem xét để lựa chọn bổ sung nhân sự nữ ở những nơi nào, tổ chức nào còn khuyết thiếu. Trong hoạt động chuyên môn, các tổ chức thành viên Mặt trận cần quan tâm tham gia xây dựng chính sách, pháp luật, bảo đảm nguyên tắc lồng ghép giới vào các Chương trình, Kế hoạch công tác của mình; đề xuất, kiến nghị với các cơ quan hữu quan của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ, ngànhbổ sung, sửa đổi những quy định nhằm bảo đảm cho phụ nữ được tham gia sâu, rộng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Về vai trò của Hội LHPN Việt Nam: Là tổ chức đại diện, chăm lo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, trước những yêu cầu mới, Hội chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước ban hành một số chính sách, luật pháp có ý nghĩa chiến lược về công tác phụ nữ, cán bộ nữ và bình đẳng giới như: Luật Bình đẳng giới, Nghị quyết 11 - NQ/TW của Bộ Chính trị về "Công tác phụ nữ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước"... Các hoạt động của Hội đã đóng góp đáng kể vào kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của chúng ta trong thời gian qua và Việt Nam đã được quốc tế đánh giá như một "điểm sáng" về thực hiện bình đẳng giới, nâng cao quyền con người. Để tiếp tục phát huy vai trò của Hội cũng như góp phần nâng cao chất lượng công tác THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ, hội cần tiếp tục thực hiện tốt các nội dung sau: i) Xây dựng, củng cố Hội LHPN các cấp thực sự vững mạnh, phát huy đầy đủ vai trò nòng cốt trong công tác vận động phụ nữ. Các cấp ủy Đảng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện và theo chiều sâu việc xây dựng, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cấp Hội LHPN, nhất là cấp cơ sở; ii) Hội LHPN Việt Nam phải làm tốt vai trò nòng cốt trong việc tham mưu và thực hiện các giải pháp cần thiết để nâng cao nhận thức cho phụ nữ nói chung và phụ nữ lãnh đạo, quản lý nói riêng về bình đẳng giới, khắc phục tư tưởng tự ti, an phận, níu kéo nhau, nêu cao tinh thần tự chủ, đoàn kết, vượt qua khó khăn thách thức phấn đấu nỗ lực không ngừng tiến bộ, đóng góp hơn nữa cho gia đình, địa phương. Chủ động tham mưu ngày có hiệu quả về việc đưa nội dung công tác giáo dục về giới, Luật Bình đẳng giới vào các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại các hệ lớp của trường chính trị cũng như ở các trường trong hệ thống giáo dục quốc dân; iii) Bốn là, Hội LHPN, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ các cấp tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất với các cấp ủy, chính quyền những giải pháp để chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về 150 bình đẳng giới, nêu cao tinh thần tự chủ để phụ nữ lãnh đạo, quản lý luôn tự tin và phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; iv) Hội LHPNViệt Nam chủ động phối hợp và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia giám sát, phản biện xã hội về chính sách liên quan đến công tác cán bộ nữ và phụ nữ lãnh đạo, quản lý. Tiểu kết chương 4 1. Nghiên cứu về những quan điểm và giải pháp THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay là nhu cầu rất cần thiết. Các quan điểm THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ mang tính tất yếu, khách quan, phản ánh đúng đắn nhu cầu thực tiễn phát triển đất nước và yêu cầu của công tác hoàn thiện chính sách pháp luật đối với phụ nữ cũng như THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ, vì vậy, nó cần phải được xây dựng phù hợp với yêu cầu, bám sát các đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện và sát với tình hình thực tiễn nước ta. Với mỗi quan điểm đều có nội dung, yêu cầu riêng và đòi hỏi phải được các chủ thể, đặc biệt là các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức và đảng viên, đặc biệt là phụ nữ và các chủ thể có liên quan quán triệt và tuân thủ đầy đủ trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. 2. Các nhóm giải pháp bảo đảm THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ được đề xuất trên cơ sở bám sát các vấn đề lý luận về THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở nước ta hiện nay, kế thừa những kết quả, thành tựu đã đạt được, khắc phục hạn chế, yếu kém trong chính sách pháp luật đối với phụ nữ và THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở nước ta có tính đến yêu cầu của thực tiễn và xu hướng thời đại; tương ứng với mỗi nhóm giải pháp sẽ có các nhiệm vụ và hoạt động chủ yếu cần phải được triển khai thực hiện nghiêm túc, có hệ thống và đặt trong tính chỉnh thể nhằm đạt được các mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đây là những giải pháp chủ yếu, có tính khả thi, vừa cấp bách, vừa lâu dài, vì thế cần vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. 151 KẾT LUẬN 1. Việt Nam được ghi nhận là quốc gia có những tiến bộ đáng kể trong nỗ lực nâng cao vị thế và tăng cường các cơ hội cho phụ nữ ở hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống. Ngoài xã hội, phụ nữ đang đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và đảm trách những vị trí quan trọng trên chính trường bên cạnh nam giới. Trong gia đình, phụ nữ được tạo điều kiện để có sức khoẻ tốt và học vấn cao hơn so với thập kỷ trước. Tuy nhiên, bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị. Tỉ lệ phụ nữ giữ các vị trí lãnh đạo ở tất cả các cấp còn thấp hơn nam giới, nhất là ở các cấp địa phương; phụ nữ còn gặp nhiều rào cản về văn hoá và quan hệ trong thăng tiến sự nghiệp. Ở một đất nước mà tỉ lệ tử vong của các bà mẹ ngày càng được giảm xuống, thu nhập bình quân và trình độ học vấn của phụ nữ ngày càng được nâng cao, tại sao sự tiến bộ trong lĩnh vực chính trị lại diễn ra chậm chạp như vậy? Câu hỏi này đương nhiên không dễ trả lời, bởi vẫn tồn tại nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan cần khắc phục, giải quyết trong thời gian tới. Thực hiện Luận án với đề tài "Thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay" là cần thiết trong giai đoạn hiện nay vì nó sẽ trả lời câu hỏi đã nêu trên. 2. Pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ là hệ thống quy phạm pháp luật lấy phụ nữ làm chủ thể trung tâm, quy định trách nhiệm của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, ghi nhận và thiết lập các đảm bảo nhằm tiến tới bình đẳng giới, thể hiện đường lối của Đảng và Nhà nước ta về vai trò của phụ nữ nhằm xây dựng một xã hội hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ có các đặc trưng sau: i) Ghi nhận và thiết lập các biện pháp bảo đảm quyền con người, quyền công dân; ii) Pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ thể hiện trách nhiệm của Nhà nước đối với phụ nữ trong việc tạo điều kiện và cơ hội cho phụ nữ bình đẳng như nam giới; iii) Pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ thể chế hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phụ nữ. 3. THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay là tổng thể các hoạt động có mục đích của các chủ thể, đặc biệt là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước nhằm hiện thực hóa pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam thành các hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể 152 qua các hoạt động cụ thể vì mục tiêu chung là dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. THPL có 4 hình thức: Tuân thủ pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ; chấp hành pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ; sử dụng pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ và áp dụng pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ. Các hình thức này gắn với yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Mỗi hình thức có đòi hỏi riêng đối với từng loại chủ thể với các nội dung, yêu cầu khác nhau. 4. Để pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ thực sự đi vào cuộc sống cần phải có các yếu tố đảm bảo mới thực hiện có hiệu quả. Các yếu tố đảm bảo THPL là tổng thể các đòi hỏi khách quan và chủ quan tạo thành môi trường, điều kiện để các chủ thể THPL. Xuất phát từ đặc điểm của pháp luật vể quyền chính trị đối với phụ nữ, các yếu tố bảo đảm THPL vể quyền chính trị đối với phụ nữ bao gồm: i) Yếu tố chính trị, kinh tế - xã hội; ii) Yếu tố pháp lý; iii) Yếu tố tổ chức; iv) Các yếu tố khác. 5. Nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của chính sách pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở nước ta cho thấy ngay từ khi mới giành được độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt chú trọng công tác phụ nữ và tích cực thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực trong đó có chính trị. Mỗi giai đoạn lịch sử, nội dung của nó có thay đổi cho phù hợp với thực tiễn theo hướng ngày càng hoàn thiện, bảo đảm quyền con người mà trọng tâm là vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới, thực thi các chính sách xã hội gắn phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội. 6. Qua thực trạng THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ cho thấy, nó đã đạt được các mục tiêu chính sách, có tác động tích cực đến đời sống nhà nước và pháp luật; phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, góp phần thực hiện thành công các chính sách xã hội. Cơ chế THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ từng bước được hoàn thiện. Pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ đã và đang đi vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể. Nhận thức pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ và các chủ thể được nâng lên. Các thiết chế THPL và thiết chế hỗ trợ, giúp đỡ phụ nữ THPL được củng cố, tăng cường. Năng lực tổ chức THPL pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ của cơ quan, tổ chức được nâng lên. Cơ chế kiểm tra, giám sát và các điều kiện bảo đảm THPL được chú trọng hơn. Tuy nhiên, nó cũng 153 đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi phải tiếp tục được hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn. 7. Thực hiện pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay cần dựa trên 5 quan điểm chỉ đạo: i) Quán triệt sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về nam, nữ bình quyền và vai trò của phụ nữ; ii) Nắm vững bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, tăng cường và phát huy hơn nữa trách nhiệm của Nhà nước trong việc hoàn thiện chính sách pháp luật nói chung, xây dựng chính sách pháp luật về bình đẳng giới và thực hiện chính sách pháp luật đối với phụ nữ; iii) THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ phải bảo đảm tính thường xuyên, liên tục, linh hoạt và sáng tạo; kế thừa, phát triển những thành tựu, khắc phục tồn tại, hạn chế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại; iv) Quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật đối với phụ nữ và THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ phải bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của các thành tố trong HTCT, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại; v) THPL về bình đẳng giới gắn với việc cương quyết và kiên trì chống tư tưởng "Trọng nam, khinh nữ", phân biệt đối xử với phụ nữ. 8. Để bảo đảm THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ ở Việt Nam hiện nay cần thực hiện đồng bộ 3 nhóm giải pháp, cụ thể như sau: i) Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức của mọi chủ thể trong xã hội về quyền chính trị và THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ; ii) Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ; hoàn thiện cơ chế THPL nói chung và pháp luật về quyền chính trị đối với phụ nữ nói riêng; iii) Nhóm giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức trong HTCT, nhất là Hội LHPN Việt Nam trong THPL về quyền chính trị đối với phụ nữ. 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 1. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), "Một số rào cản đối với phụ nữ Việt Nam khi tham gia các hoạt động chính trị", Tạp chí Khoa học, (15), tr.76-83. 2. Nguyễn Thị Thu Hà (2017), "Bảo đảm tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam hiện nay", tại trang lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/21 61-bao-dam-ty-le-nu-dai-bieu-quoc-hoi-o-viet-nam-hien-nay.html, [truy cập ngày 01/12/2017]. 155 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vĩnh An (2013), Quyền dân sự, chính trị trong xã hội ta, tại trang g-xa- hoi-ta/4415.html?pageindex=10, [truy cập ngày 12/5/2017]. 2. Phạm Minh Anh (2012), Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 3. Nguyễn Thúy Anh (2011), Sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị - thể hiện qua bầu cử tại Việt Nam, Hội thảo khoa học quốc tế, Hà Nội. 4. Trần Thị Vân Anh (2010), "Những trở ngại đối với sự phấn đấu của nữ lãnh đạo", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và giới, (2), tr.19-21. 5. Phạm Văn Ba, Nguyễn Thị Báo và Vũ Công Giao (Chủ biên), Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ xuất bản, Hà Nội. 6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2011), Báo cáo chính trị khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Hà Nội. 7. Ban Tổ chức Trung ương (2006), Nghiên cứu nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Báo (2002), "Quyền dân sự và chính trị trong Hiến pháp 1992 - Sự kế thừa và phát triển", Tạp chí Sinh hoạt Lý luận, (11), tr.15-17. 9. Nguyễn Thị Báo (2008), Hoàn thiện những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 10. Nguyễn Thị Báo (2011), Pháp luật về quyền của người khuyết tật ở Việt Nam hiện nay của tác giả, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 11. Nguyễn Thị Báo (2015), Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhân quyền của Chính phủ, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Báo (Chủ biên) (2016), Bảo đảm quyền của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 156 13. Nguyễn Hồng Bắc (2009), "Pháp luật quốc tế và kinh nghiệm một số nước về chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em", Tạp chí Luật học, (9), tr.23-25. 14. Lê Thuý Bình (2016), Thực hiện pháp luật thế chấp quyền sử dụng đất ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 15. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 04/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 16. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 17. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 18. Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Liên Xô (1990), Lý luận về nhà nước và pháp luật, Mátxcơva. 19. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê (2012), Số liệu thống kê giới tại Việt Nam 2000 - 2010, Hà Nội. 20. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012), Về Công ước CEDAW và sự tham gia của phụ nữ vào vị trí quản lý, lãnh đạo, Hà Nội. 21. Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội (2014), Sổ tay lồng ghép giới trong lĩnh vực chính trị, Hà Nội. 22. Bộ Ngoại giao và UDDO (2013), Phụ nữ tham gia khu vực hành chính công tại Việt Nam, Hà Nội. 23. K. Burke (2011), Sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và lãnh đạo ở cấp dưới trung ương ở khu vực châu Á Thái Bình Dương Hội nghị thường niên dự án "Nâng cao năng lực cán bộ nữ trong khu vực Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế", Hà Nội. 24. R. A. Chiongson (2009), CEDAW và pháp luật: Nghiên cứu rà soát văn bản pháp luật Việt Nam trên cơ sở quyền và giới qua lăng kính CEDAW, (Lê Thành Long Chủ biên dịch), Nxb Tư pháp, Hà Nội. 25. Chính phủ (2006), Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện bình đẳng giới 5 năm (2001-2005) lần đầu tiên trình Quốc hội, Hà Nội. 26. Chính phủ (2009), Nghị quyết số 57/CP-NQ ngày 01/12/2009 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giai đoạn đến năm 2020 thực 157 hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 27. Chính phủ (2011), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội. 28. Chính phủ (2012), Báo cáo quốc gia lần thứ 7 và lần thứ 8 tình hình thực hiện CEDAW giai đoạn 2004-2010 của Chính phủ Việt Nam gửi Ủy ban CEDAW năm 2012 (theo Công văn số 6637/VPCP-KGVX ngày 28/8/2012 của Văn phòng Chính phủ về việc Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phê duyệt Báo cáo quốc gia lần thứ 7 và lần thứ 8), Hà Nội. 29. Chính phủ (2014), Báo cáo về thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2014, Hà Nội. 30. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945), Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945, Hà Nội. 31. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (2011), Báo cáo phát triển con người, Hà Nội. 32. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (2012), Báo cáo sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam, Hà Nội. 33. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (2012), Báo cáo Tóm tắt tình hình giới, Hà Nội. 34. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (2012), Nữ đại biểu Quốc hội ở Việt Nam - Hướng tới tương lai, Hà Nội. 35. Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc tại Việt Nam (2014), Nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam: Từ tham gia đến đại diện, Hà Nội. 36. Cơ quan Phát triển quốc tế Úc, Ngân hàng Thế giới (2012), Đánh giá giới tại Việt Nam. 37. Cơ quan về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ của Liên Hợp quốc (UN Women), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Hướng tới bình đẳng giới tại Việt Nam: Để tăng trưởng bao trùm có lợi cho phụ nữ, Hội thảo khoa học, Hà Nội. 38. Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc (U.N. Women) (2010), Pháp luật của chúng ta có thúc đẩy bình đẳng giới, Sổ tay nghiên cứu rà soát pháp luật dựa trên công ước CEDAW, (Hà Ngọc Anh dịch), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 158 39. Cơ quan Phụ nữ Liên Hợp quốc (2011), Báo cáo Thúc đẩy quyền của phụ nữ tại Việt Nam, Hà Nội. Kim Dung (Lược dịch) (2005), "Vấn đề giới trong các báo cáo thực hiện và phát triển mục tiêu thiên niên kỷ", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (6), tr.22-23. 40. Ngô Thị Tuấn Dung (2010), "Kinh nghiệm thúc đẩy bình đẳng giới ở khu vực châu Âu", Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (6), tr.17-29. 41. Nguyễn Hữu Đang (1995), Quyền lợi công dân nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa của tác giả, Nxb Kính Đức - Thời đại, Hà Nội. 42. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 43. Đảng đoàn Quốc hội (2012), Đề án số 257/ĐA-ĐĐQH13 ngày 4/5/2012 của Đảng đoàn Quốc hội khóa XIII Quy hoạch đại biểu Quốc hội chuyên trách và cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cơ quan của Quốc hội, Hà Nội. 44. Bùi Thị Đào (2006), "Pháp luật Việt Nam với việc bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe theo CEDAW", Tạp chí Luật học, (11), tr.27-29. 45. Nguyễn Minh Đoan (2009), Thực hiện và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Nguyễn Văn Động (2008), Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật, dùng cho đào tạo luật học và sau đại học luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 47. Nguyễn Văn Động (2009), "Quan điểm và giải pháp pháp lý nhằm nâng cao vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, (9), tr.20-22. 48. Trần Ngọc Đường, Nguyễn Văn Mạnh (Chủ biên), (1999), Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Trần Ngọc Đường (2004), Bàn về quyền con người quyền công dân, Nxb Chính trị quốc, Hà Nội. 50. Trần Hàn Giang (2004), "Về một số lý thuyết nữ quyền", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (1), tr.24-27. 51. Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2014), ABC về các quyền dân sự, chính trị cơ bản, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 52. Vương Thị Hanh (2007), "Phụ nữ Việt Nam và sự tham gia chính trị", Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (3), tr.17-24. 159 53. Nguyễn Thị Thu Hà (2008), "Định kiến giới đối với nữ trong lãnh đạo, quản lý", Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (2), tr.69-76. 54. Đặng Trung Hà (2011), Các công ước cơ bản về quyền con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 55. Hoàng Hùng Hải (2004), "Bảo đảm quyền dân sự, chính trị trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam", Tạp chí Lý luận chính trị, (12), tr.32-35. 56. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh (Chủ biên) (1997), Một số vấn đề về quyền dân sự và chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Nguyễn Đức Hạt (Chủ biên) (2007), Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ trong hệ thống chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. K. Henderson (2011), Tăng cường tiếng nói, vai trò lãnh đạo và sự tham gia của phụ nữ từ châu Á Thái Bình Dương và những nơi khác, Kỷ yếu Hội nghị thường niên "Tăng cường năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ nữ góp phần phát triển nguồn lực phục vụ hội nhập quốc tế", Thái Bình Dương. 59. Hà Thị Mai Hiên (2009), "Xây dựng chiến lược giáo dục quyền con người ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (12), tr.30-32. 60. Phạm Thu Hiền (2011), "Những rào cản đối với phụ nữ khi tham gia ứng cử đại biểu hội đồng nhân dân", Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (3), tr.12-15. 61. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Sự phát triển quyền dân sự và chính trị trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (1986 - 2001), Kỷ yếu đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 62. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Nhà nước và pháp luật, (2007), Tài liệu học tập và nghiên cứu môn học lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, tập 1, Tái bản lần thứ ba, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 63. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2014), Tập bài giảng Chương trình lãnh đạo nữ lớp Bồi dưỡng Dự nguồn Cán bộ Cao cấp Khóa III, Hà Nội. 64. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Văn phòng Rosa Luxemburg Stifting (RLS) Đông Nam Á (2015), Phụ nữ với Chính trị, Hội thảo quốc tế, Hà Nội. 160 65. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2016), Tầm quan trọng của chương trình kèm cặp cán bộ nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam, Hà Nội. 66. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại sứ quán Australia (2016), Sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo: Kinh nghiệm của Australia và Việt Nam, Hà Nội. 67. Hội đồng bầu cử (2011), Báo cáo số 453/BC-HĐBC ngày 18/7/2011 Tổng kết cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2011-2016 của Hội đồng bầu cử, Hà Nội. 68. Hội đồng bầu cử (2016), Báo cáo tóm tắt Tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021, Hà Nội. 69. Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội (1989), Lịch sử phong trào phụ nữ Hà Nội (1954-1987), Nxb Hà Nội, Hà Nội. 70. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2012), Sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong đời sống chính trị - xã hội, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Hà Nội. 71. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2012), Văn kiện Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, Hà Nội. 72. Hội Liên hiệp Phụ nữ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (2015), Tổng kết chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ 5 năm lần thứ hai giai đoạn 2011-2015, Hà Nội. 73. Hoàng Mai Hương (2005), Hoàn thiện pháp luật về quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 74. Trần Thanh Hương (2006), Những bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do cá nhân, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 75. Trần Thị Quốc Khánh (2012), Thực hiện pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 76. Tường Duy Kiên (2004), Đảm bảo quyền con người trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 161 77. Nguyễn Đỗ Kiên (2014), Thực hiện pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước do công chức cơ quan hành chính nhà nước gây ra ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 78. Nguyên Lâm (2010), Nghị viện và bình đẳng giới: Anh: Khung giám sát chặt chẽ + Cơ chế giám sát phong phú, tại trang nhandan.vn/default.aspx?tabid=69&ItemId=119393&GroupId=440, [truy cập ngày 15/5/2017]. 79. Đỗ Xuân Lân (2011), Thực hiện pháp luật đối với người nghèo trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 80. Nguyễn Văn Linh (2015), Thực hiện pháp luật về giải quyết thủ tực hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 81. Võ Thị Hồng Loan, Đặng Ánh Tuyết (2005), "Bình đẳng nam nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam nữ ở nước ta", Tạp chí Cộng sản, (11), tr.26-29. 82. Nguyễn Thị Phương Loan (2006), "Quyền phát triển của phụ nữ Việt Nam hiện nay", Tạp chí Lao động và xã hội, (23), tr.16-18. 83. Vũ Mạnh Lợi (2011), "Phụ nữ làm lãnh đạo trong khu vực công ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (4), tr.2-4. 84. Dương Thanh Mai (Chủ biên) 2004), Công ước của Liên Hợp quốc và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. Võ Thị Mai (2003), Vai trò của nữ cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. Võ Thị Mai (2013), "Vấn đề sử dụng nhân tài là cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới, (3), tr.30-35. 87. Nguyễn Văn Mạnh (1995), Xây dựng và hoàn thiện đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người trong điều kiện đổi mới ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 88. Hồ Chí Minh (1985), Về công tác tư tưởng, Nxb Sự thật, Hà Nội. 89. Hồ Chí Minh (2010), Di Chúc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 162 90. Phạm Bình Minh (2009), "Những thành tựu trong việc đảm bảo và phát triển quyền con người tại Việt Nam", Tạp chí Lịch sử Đảng, (22), tr.36-38. 91. Hải Minh (2011), Phụ nữ Saudi Arabia được bỏ phiếu và ứng cử, tại trang phieu-va-ung-cu/457586.html, [truy cập ngày 23/4/2017]. 92. J. Muro (2012), Báo cáo sự tham gia của phụ nữ trong vai trò lãnh đạo và quản lý ở Việt Nam. 93. Nguyễn Thị Tuyết Nga (2013), Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa đến sự tham gia chính trị của phụ nữ ở Việt Nam hiện nay, Hội thảo chuyên đề về phụ nữ và vai trò lãnh đạo, Hà Nội. 94. Ngân hàng Thế giới (2001), Đưa vấn đề giới vào phát triển, thông qua sự bình đẳng giới về quyền, nguồn lực và tiếng nói, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 95. Ngân hàng Thế giới (2012), Báo cáo đánh giá vấn đề giới tại Việt Nam. 96. Vũ Phú Nghĩa (2004), "Nhân quyền ở Việt Nam nhìn từ sự phát triển tiến bộ xã hội", Tạp chí Cộng sản, (12), tr.26-28. 97. Ngô Minh Ngọc (2009), "Thực trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em qua hoạt động xét xử tại Toà án nhân thành phố Hà Nội", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (10), tr.9-11. 98. Ních Khăm (2003), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt Hội Liên hiệp Phụ nữ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 99. Doãn Hồng Nhung (2007), "Nữ quyền và quan hệ vợ chồng - nhìn từ khía cạnh pháp lí của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong luật đất đai", Tạp chí Luật học, (25), tr.35-37. 100. Lưu Bình Nhưỡng (2009), "Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em dưới góc độ nhân quyền", Tạp chí Luật học, (25), tr.16-18. 101. Linh Oanh (2016), Mỹ Latin - Thiên đường dành cho phụ nữ làm chính trị, tại trang danh-cho-phu-nu-lam-chinh-tri-472046, [truy cập ngày 12/6/2017]. 102. Nguyễn Thị Kim Phụng (2009), Tổng quan về bạo lực và pháp luật phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em, Tạp chí Luật học, (24), tr.20-22. 163 103. Nguyễn Thị Phương (2009), "Một số yếu tố tác động đến tỷ lệ nữ trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XII", Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (2), tr.39-47. 104. Nguyễn Việt Phương (2013), "Nhận diện chủ nghĩa nữ quyền Pháp thế kỷ XX qua một số đại diện tiêu biểu", Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và giới, (21), tr.33-36. 105. Duy Quang (2004), "Ấn Độ cam kết trao quyền cho phụ nữ", Tạp chí Đông Nam Á, (31), tr.14-16. 106. Hoàng Thị Kim Quế (Chủ biên), (2007), Giáo trình Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 107. Hoàng Thị Kim Quế (2015), " Các yếu tố tác động đến thực hiện pháp luật của công dân ở nước ta hiện nay", Tạp chí Khoa học, (3), tr.57-59. 108. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Bình đẳng giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 109. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Đại biểu Quốc hội các khoá, tại trang [truy cập ngày 11/6/2017]. 110. Quỹ phát triển phụ nữ của Liên Hợp quốc (UNIFEM), Viện Nghiên cứu quyền con người và Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA) (2008), 25 năm thực hiện Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW) thực tiễn tại Việt Nam do, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 111. H. Riddell (2011), Các chính sách công nhận khuyến khích nâng cao năng lực cán bộ nữ - bài học từ Niu Di Lân, Hội thảo quốc tế, Neudilan. 112. Nguyễn Duy Sơn (2004), Thực hiện quyền phát triển của con người Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, (9), tr.37-39. 113. Lưu Ngọc Tố Tâm (2017), Đảm bảo thực thi quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp năm 2013, tại trang tuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx?ItemID=362, [truy cập ngày 12/1/2018]. 114. Nguyễn Đình Tấn, Lê Tiêu La và Trần Thị Bích Hằng (2010), Năng lực cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện quyền phụ nữ - thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 164 115. Đỗ Thị Thạch (2013), "Tăng cường tham gia của phụ nữ vào lãnh đạo, quản lý ở nước ta hiện nay", Tạp chí Cộng sản, (77), tr.41-44. 116. Cao Đức Thái (2009), "Cách mạng Việt Nam với quyền con người trong thế kỷ XX", Tạp chí Lý luận chính trị, (32), tr.41-43. 117. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. 118. Nguyễn Viết Thảo (2006), "Phát huy dân chủ và bảo vệ quyền con người ở Cu Ba xã hội chủ nghĩa", Tạp chí Xây dựng Đảng, (18), tr.27-29. 119. Chu Hồng Thanh (1997), Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người của tác giả, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 120. Trịnh Đình Thể (2007), Suy nghĩ về bình đẳng giới dưới góc nhìn pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 121. Đỗ Thị Thơm (2015), Thực hiện pháp luật về quyền kinh tế, xã hội và văn hoá đối với người dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 122. Trương Thị Thông (2013), Điều tra cơ bản về sự tiến bộ nghề nghiệp của cán bộ nữa trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước, Đề tài khoa học cấp bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 123. Hoài Thu (2010), Nghị viện và bình đẳng giới: Thuỵ Điển họ đã làm thay đổi những gì, tại trang default.aspx?tabid=132&Item Id=119392&GroupId=1152, [truy cập ngày11/3/2017]. 124. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/201 phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, Hà Nội. 125. Nguyễn Thị Thuận (2006), "Quan hệ giữa CEDAW và một số công ước quốc tế về nhân quyền", Tạp chí Luật học, (12), tr.30-33. 126. Lê Thị Thục (2009), Tính nữ và tính nam: Nan đề của phụ nữ Việt Nam trong lãnh đạo chính trị, Luận án tiến sĩ Trường Đại học Quốc gia Australia. 127. Lê Thị Thục (2014), "Quyền tham gia quản lý nhà nước của phụ nữ: kinh nghiệm của một số nước", Tạp chí Lý luận chính trị, (8). 128. Trần Thanh Thủy (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện quyền phụ nữ nữ từ năm 1986 đến năm 2012, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 165 129. Minh Thy (2010), Nghị viện và bình đẳng giới: Thái Lan: Xác lập bình đẳng giới trong Hiến pháp, tại trang andan.vn/default.aspx?ta bid=69&ItemId=119394&GroupId=440, [truy cập ngày 15/3/2017]. 130. Lê Hoài Trung (2011), Pháp luật bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực xã hội ở Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 131. Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về lao động nữ (1997), Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 132. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2000), Văn kiện quốc tế về quyền con người, Hà Nội. 133. Trung tâm Nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Hiến pháp, pháp luật và quyền con người - Kinh nghiệm Việt Nam và Thụy Điển, Hà Nội. 134. Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (1998), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Hà Nội. 135. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 136. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Thực hiện pháp luật ở Việt Nam - lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 137. Tạ Minh Tuấn (2006), "Vấn đề nhân quyền trong chính sách đối ngoại Mỹ", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (22), tr.37-39. 138. Sơn Tùng (1949), Quyền lợi và nghĩa vụ của công dân Việt Nam, Nxb Tự học, Hà Nội. 139. Đặng Thị Ánh Tuyết (2015), Phụ nữ Việt Nam trong lãnh đạo, quản lý công hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 140. Nguyễn Thị Tuyết (2015), Phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 141. Đào Trí Úc (1993), Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 142. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 166 143. Đào Trí Úc (Chủ biên), (2005), Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 144. Đào Trí Úc (Chủ biên) (2009), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 145. Đào Trí Úc (2011), "Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (7), tr.37-39. 146. Đào Trí Úc (2012), "Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (3), tr.5. 147. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao (Chủ biên) (2014), Bình luận khoa học Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 148. Văn phòng Quốc hội (2003), Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 149. Viện Khoa học Pháp lý, Bộ Công an (1999), Từ điển Luật họ, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 150. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1996), Điều tra việc thực hiện pháp luật, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 151. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự, chính trị, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội. 152. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1996), Điều tra việc thực hiện pháp luật, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. 153. Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (2016), Báo cáo các yếu tố xã hội quyết định bất bình đẳng giới, Hà Nội. 154. Nguyễn Cửu Việt (Chủ biên) (1992), Việt Nam với các công ước quốc tế về quyền con người, Nxb Sự thật, Hà Nội. 155. Võ Khánh Vinh (Chủ biên), (2010), Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 156. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), Quyền con người, tiếp cận đa ngành và liên ngành khoa học xã hội, Tái bản lần thứ 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 157. Võ Khánh Vinh (Chủ biên) (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 167 158. Võ Khánh Vinh (2011), Giáo dục quyền con người - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 159. Võ Khánh Vinh (2012), Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các quyền mới xuất hiện trong quá trình phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Tiếng Anh 160. Alston, Philip (1995), Human Rights Law, at page https://www.hg.org/human- rights.html [date 02-12-2016]. 161. F.Heidenson (1995), The Role of Women in Law Enforcement, Clarendon Press. 162. Henry Kampbell Black (1990), Deluxe Black law dictionary, St. Paul, Minn, West publishing Co, p.1159. 163. Manfred Nowak (2005), U.N Convenant on Civil and Political Rights - ICCPR Commentary, N.P Engel. 164. Sarh Joseph, Jenny Schults and Melissa Castan (2013), The International Convernant on Civil and Political Rights: Cases, Material and Commenttary, Oxford University Press. 165. UN Women (2012), United Nations Entity for Gender Equality and the Empowerment of Women, at page /content/un-women-united-nations-entity-gender-equality-and- empowerment-women [date 19-5-2017].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_thuc_hien_phap_luat_ve_quyen_chinh_tri_doi_voi_phu_n.pdf
  • pdfTom tat Luan an - TA.doc.pdf
  • pdfTom tat luan an.doc.pdf
  • pdfTrang thong tin Nguyen Thi Thu Ha.pdf
Luận văn liên quan