Hiện tại, tình trạng bệnh cao răng, viêm lợi tại địa bàn nghiên cứu của chúng tôi chưa được cải thiện vì ở các trường THCS chưa có hoạt động can thiệp nào tác động đến kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh để thay đổi và làm giảm bệnh sâu răng, viêm lợi. Các ban ngành, đoàn thể xã hội cũng chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe của học sinh nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. “ Nhà trường chưa thường xuyên phối hợp với trạm y tế xã trong việc khám bệnh răng miệng cho học sinh ” – Ý kiến trả lời phỏng vấn sâu của một lãnh đạo UBND xã. Một số nghiên cứu ở vùng núi phía Bắc cũng cho thấy do công tác truyền thông giáo dục sức khỏe không được triển khai thường xuyên do đó kiến thức và sự hiểu biết về vệ sinh răng miệng của học sinh còn thấp, tỷ lệ học sinh có kiến thức tốt chiếm 39%, bên cạnh đó còn 21,5% học sinh có kiến thức yếu.
160 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 917 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai và hiệu quả biện pháp can thiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật lại đơn giản, ít tốn kém mà từ trước tới nay ở Gia Lai chưa làm được kể cả ngay ở tuyến tỉnh, huyện.
Nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan (2002) sau can thiệp bằng truyền thông và giáo dục sức khỏe nha khoa, tỷ lệ sâu răng sữa của nhóm nghiên cứu giảm 19,4% (trong khi nhóm chứng tăng 7,32%), tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn giảm 16,06 % (trong khi nhóm chứng tăng 7,62%. smt giảm 0,75 (nhóm chứng tăng 0,76), SMT giảm 0,02 (nhóm chứng tăng 0,37), Hiệu quả can thiệp răng sữa = 28,72% (p< 0,01). Hiệu quả can thiệp răng vĩnh viễn = 25,68 % (p< 0,01) [9].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà và cs (2014) khi tìm hiệu hiệu quả của chương trình tăng cường sức khỏe răng miệng tại trường học và tác động của một số cải tiến của chương trình đối với học sinh thuộc một trường tiểu học ở quận 5 thành phố Hồ Chí Minh cho thấy Chương trình tăng cường chăm sóc sức khỏe răng miệng tại trường học có tác động không chỉ về kiến thức và hành vi mà còn tác động đến tình trạng răng miệng của học sinh. Những thay đổi tích cực đáng kể của SMT và tỷ lệ học sinh không bị sâu răng giữa 2 giai đoạn có thể là do một số cải tiến khi thực hiện chương trình này [109].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối với chỉ số sâu - mất - trám răng của học sinh, sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp đối với nhóm can thiệp thì chỉ số hiệu quả tăng cao hơn so với nhóm đối chứng đối với cả hai loại răng. Do thời gian can thiệp mới chỉ thực hiện trong 8 tháng nên sự thay đổi về chỉ số và cơ cấu sâu mất trám ở hai loại răng còn thấp. Số học sinh không mắc bệnh sâu răng hoặc duy trì tỷ lệ sâu răng như khi đánh giá ban đầu và không gia tăng tỷ lệ sâu răng. Ở nhóm đối chứng thì tỷ lệ sâu răng lại gia tăng và cao hơn ở nhóm can thiệp. Như vậy với các hoạt động can thiệp truyền thông và hướng dẫn VSRM trên lớp đã góp phần làm hạn chế gia tăng tỷ lệ sâu răng, viêm lợi ở học sinh THCS ở tỉnh Gia Lai. Nếu được triển khai và theo dõi các hoạt động can thiệp với thời gian dài hơn thì sẽ làm thay đổi tỷ lệ bệnh sâu răng, viêm lợi một cách rõ ràng hơn.
4.2.3.2. Đối với bệnh quanh răng
Trong nghiên cứu này, ở thời điểm trước can thiệp thì bệnh quanh răng giữa hai nhóm không có sự khác biệt với p>0,05, ở thời điểm sau can thiệp bệnh quanh răng giữa hai nhóm đã có sự thay đổi rõ rệt; sự thay đổi này được lý giải là vì bệnh chảy máu lợi xảy ra khi bị viêm lợi, tổn thương lợi do cao răng và do sâu răng, khi thực hiện các hoạt động can thiệp như súc miệng bằng dung dịch Fluor, chải răng hàng ngày, khám răng miệng định kỳ, lấy cao răng nên tình trạng chảy máu lợi đã giảm hẳn. Chúng tôi cũng thấy tỷ lệ cao răng ở học sinh sau can thiệp đã giảm từ 46,46% xuống 38,11%, trong khi đó ở nhóm đối chứng tỷ lệ này có chiều hướng gia tăng từ 48,32% lên 53,61%. Hiệu quả can thiệp đối với bệnh chảy máu lợi là 43,73% và cao răng là 28,92%.
Nghiên cứu của Đào Thị Ngọc Lan, nghiên cứu học sinh từ 6-12 tuổi tại tỉnh Yên Bái trong 03 năm với các biện pháp can thiệp là giáo dục nha khoa, lấy cao răng, khám phát hiện bệnh răng miệng, súc miệng dung dịch fluor 2%; kết quả cho thấy chỉ số CPINT 0 tăng từ 36,67% lên 79,39% còn CPINT 1+2 giảm từ 63,33% xuống còn 20,6% [9]; kết quả này cũng tương đương và phù hợp như nghiên cứu của chúng tôi.
Qua hoạt động can thiệp nhiều em thực hiện tốt việc chải răng nên đã chuyển CPI 1 về CPI 0, nghĩa là khỏi viêm lợi. Nhiều em đã đi lấy cao răng nên đã đưa CPI 2 về CPI 0. Như vậy các biện pháp can thiệp về truyền thông và hướng dẫn chải răng đúng đã đem lại hiệu quả rõ rệt. So sánh trong nhóm đối chứng sau can thiệp tỷ lệ CPI 1, CPI 2 hầu như không thay đổi mà còn có xu hướng tăng cao hơn.
4.3. Khả năng duy trì và nhân rộng của mô hình
Để đánh giá tính bền vững của mô hình và khả năng duy trì của mô hình, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của cán bộ y tế, giáo viên nhà trường, cán bộ UBND xã và phụ huynh học sinh thông qua các cuộc thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu. Trong nghiên định tính đã cho thấy bước đầu mô hình đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của cộng đồng, đặc biệt trung tâm y tế huyện đã có những đánh giá, nhận xét về mô hình. "... Kết quả của mô hình sẽ là cơ sở giúp cho các cấp các ngành đặc biệt là ngành Giáo dục và Y tế xây dựng kế hoạch hàng năm đồng thời nhân rộng các hoạt động của mô hình đến các xã khác trên địa bàn huyện, tăng cường truyền thông thay đổi hành vi của người dân trong chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh và cải thiện các phong tục tập quán có lợi cho sức khỏe..." –phỏng vấn sâu Cán bộ Trung tâm y tế huyện. Cán bộ y tế từ tuyến huyện đến thôn bản đã phát huy được năng lực của mình để triển khai các hoạt động, đồng thời khi thực hiện mô hình đã huy động được cộng đồng, những người có liên quan như trưởng thôn bản, nhân viên y tế thôn bản, lãnh đạo xã, giáo viên tham gia nhiệt tình vào các hoạt động, họ mong muốn có thể giải quyết được bệnh răng miệng và tăng cường sức khỏe học đường cho học sinh.
Qua khảo sát định tính đối với nhóm các đối tượng tham gia triển khai mô hình can thiệp chúng tôi nhận thấy rằng, tất cả các cán bộ xã, nhân viên y tế và giáo viên đều mong muốn được tiếp tục duy trì triển khai mô hình, đồng thời mở rộng địa bàn và quy mô triển khai mô hình.“Đây là một mô hình thiết thực, có hiệu quả cao, mô hình đã huy động được các cấp chính quyền, đoàn thể xã hội tham gia, mong rằng mô hình sẽ được duy trì thường xuyên, lâu dài và được mở rộng ở các địa phương khác trong huyện, tỉnh” - phỏng vấn sâu giáo viên trường học. Đa phần đều mong muốn huy động thêm nhân lực để triển khai mô hình hiệu quả và sâu rộng hơn. Tất cả đều cho rằng thông qua mô hình can thiệp, nhận thức về bệnh sâu răng, viêm lợi của họ được nâng lên, hơn nữa các kỹ năng truyền thông và kỹ năng thực hành dự phòng phát hiện bệnh sâu răng, viêm lợi được nâng cao.
Tất cả những cán bộ xã, giáo viên và nhân viên y tế được phỏng vấn đều cho rằng rất cần cung cấp kiến thức, hướng dẫn phòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh. Trong đó, nội dung cần cung cấp là tác hại của bệnh sâu răng, viêm lợi, phương pháp VSRM, các bệnh răng miệng thường gặp và cách dự phòng, trong đó cần quan tâm nhất là nội dung thực hành VSRM. Khi triển khai nên áp dụng các phương pháp trực quan để học sinh dễ hiểu và thực hành; ngoài ra việc truyền thông tại trường học do giáo viên thực hiện, cần kết hợp với công tác truyền thông qua loa đài, sách báo, tivi... Công tác cung cấp kiến thức, hướng dẫn phòng bệnh sâu răng, viêm lợi nên được thực hiện bởi cơ quan địa phương kết hợp với cơ sở chuyên khoa, đặc biệt là chuyên khoa răng miệng cộng đồng.
Một điều đáng quan tâm là tất cả đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng, việc truyền thông về bệnh sâu răng, viêm lợi và hướng dẫn VSRM cho học sinh thông qua phụ huynh là đặc biệt quan trọng. Cần thực hiện các biện pháp truyền thông thường xuyên nâng cao kiến thức kỹ năng thực hành dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho cha mẹ học sinh, để họ hướng dẫn và giám sát thực hiện thường xuyên cho con em họ thực hiện VSRM. Ở lứa tuổi học sinh, các em thường nhận thức chưa đầy đủ, nếu không được giáo dục thường xuyên, các nhận thức và kỹ năng nhanh bị thoái hoá và lãng quên, vì vậy, rất cần có sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường để giáo dục, rèn luyện và duy trì được thói quen VSRM thường xuyên cho học sinh.
Các biện pháp truyền thông thông qua phụ huynh học sinh có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tập huấn cho tổ dân phố, y tế xã phường để thực hiện hướng dẫn trực tiếp cho phụ huynh học sinh, hoặc có thể thông qua các kênh liên lạc giữa phụ huynh với nhà trường như liên lạc điện tử và các mạng xã hội, đây là biện pháp truyền thông rất hiệu quả hiện nay. Hầu hết đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng, đối với công tác truyền thông, nên kết hợp giữa nhà trường, phụ huynh học sinh, cơ quan truyền thông và chuyên khoa RHM. Thêm vào đó, công tác dự phòng cũng có thể được thực hiện trong quá trình khám chữa bệnh do các bác sĩ RHM và các Điều dưỡng nha khoa thực hiện.
Đối với việc khám sức khoẻ răng miệng cho học sinh, qua phỏng vấn, hầu hết đều cho rằng cần thực hiện khám sức khoẻ răng miệng cho học sinh tại trường học định kỳ. Lãnh đạo ngành giáo dục các địa phương và nhà trường cần quan tâm đưa chương trình khám sức khoẻ răng miệng định kỳ hàng năm hoặc tốt nhất là từng học kỳ vào nhà trường. Tuy nhiên, hầu hết đều cho rằng, việc khám sức khoẻ răng miệng định kỳ cho học sinh cần được sự hỗ trợ kinh phí của các cơ quan, ban ngành hoặc có thể xã hội hoá, như vậy sẽ duy trì hoạt động được lâu dài và hiệu quả.
Đào Thị Ngọc Lan (2002) đã đánh giá cao các hoạt động của giáo viên nhà trường sẽ là một trong những yếu tố giúp học sinh duy trì hoạt động của mô hình được triển khai tại trường [9]. Nghiên cứu của Trịnh Đình Hải (2000) thì cần phải tuyển cán bộ y tế trường học, đó là những người sẽ trực tiếp triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe răng miệng tại trường, phối hợp với các cán bộ y tế xã, huyện để cùng chăm sóc sức khỏe trẻ em [17]. Tại Australia, Morgan M.và cộng sự (2010) cho rằng các chương trình chăm sóc sức khỏe răng miệng tại cộng đồng đều mang lại hiệu quả kinh tế. Tiếp tục duy trì các hoạt động dự phòng, các chương trình y tế tại cộng đồng là cần thiết và đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân [110].
Trong nghiên cứu về hiệu quả can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh THCS tỉnh Gia Lai, mô hình can thiệp được thực hiện tại xã, đã có sự tham gia từ lãnh đạo xã, các ban ngành của xã, điều này rất thuận lợi cho việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các hoạt động của mô hình tại thôn bản, tại trường học và hộ gia đình. Đây là một trong những điểm mạnh của mô hình và có thể duy trì, phát huy những hoạt động có hiệu quả này đến các trường học khác trên địa bàn.
Tại thôn bản thì mỗi thôn bản có một nhân viên y tế và hằng tháng giao ban tại trạm y tế để báo cáo kết quả trong tháng và triển khai kế hoạch tháng tới và điều này cũng rất thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện hoạt động y tế tại thôn đặc biệt nhân viên y tế có thể tăng cường các công tác truyền thông nâng cao kiến thức, thực hành cho người dân trong dự phòng bệnh sâu răng,viêm lợi.
Đối với nhà trường, dưới sự chỉ đạo của UBND xã, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện thì giáo viên sẽ triển khai tốt nhiệm vụ được giao. Công tác đào tạo, tập huấn về bệnh sâu răng, viêm lợi và các bệnh học đường khác cho giáo viên một cách thường xuyên, bên cạnh đó có cơ chế khuyến khích, động viên, khen thưởng kịp thời cho giáo viên, cán bộ y tế Như vậy mô hình sẽ được duy trì, phát triển, nhân rộng trong những năm tiếp theo để chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh một cách chất lượng, kinh tế và hiệu quả.
4.4. Một số hạn chế của đề tài, luận án
- Do việc chọn huyện và trường học đưa vào nghiên cứu có chủ đích là chính nên kết quả nghiên cứu chưa đại diện được cho toàn bộ học sinh của tỉnh Gia Lai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây nguyên nói chung.
- Do điều kiện triển khai các hoạt động can thiệp còn khó khăn về thời gian, kinh phí, nhân lực và can thiệp trên cỡ mẫu lớn nên kết quả can thiệp còn hạn chế, sự thay đổi bệnh sâu răng, viêm lợi trước và sau can thiệp chưa cao.
- Một số học sinh phải đi khám và điều trị bệnh sâu răng, viêm lợiở bệnh viện huyện nên không tham dự được đầy đủ các hết các hoạt động can thiệp, truyền thông trên lớp.
- Giáo viên nhà trường đã phối hợp tham gia nhiệt tình vào các hoạt động can thiệp tại trường tuy nhiên do công việc giảng dạy nhiều nên việc dành thời gian cho tuyên truyền và hướng dẫn trên lớp còn hạn chế.
- Do địa điểm can thiệp cách xa trung tâm huyện nên việc theo dõi, giám sát các hoạt động can thiệp tại xã chưa được thường xuyên.
- Do nhận thức và sự hiểu biết của người dân các dân tộc Tây Nguyên về sức khỏe chưa cao, ảnh hưởng của một số phong tục tập quán lạc hậu nên sự thay đổi hành vi trong quá trình can thiệp còn chậm.
- Chưa có điều kiện thực hiện nghiên cứu đánh giá về chi phí hiệu quả của biện pháp can thiệp để có thể xem xét về lợi ích kinh tế của mô hình.
- Do điều kiện sinh hoạt của người dân Tây Nguyên có sự khác biệt với các dân tộc khác nên việc tiếp cận để triển khai các hoạt động can thiệp phải mất nhiều thời gian và công sức hơn.
KẾT LUẬN
1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai
* Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai
Số học sinh mắc bệnh sâu răng, viêm lợi ở các trường trung học cơ sở tỉnh Gia Lai chiếm tỷ lệ cao:
- Tỷ lệ học sinh tại 6 trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai mắc bệnh sâu răng chiếm 71,18%, bệnh viêm lợi chiếm 66,72%. Tỷ lệ sâu răng và viêm lợi ở học sinh có sự khác nhau giữa các trường; không có sự khác biệt đáng kể giữa các độ tuổi.
- Tỷ lệ sâu răng sữa ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai trung bình là 41,01%, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 68,98%.
- Chỉ số sâu mất trám răng sữa là 1,47; chỉ số sâu mất trám răng vĩnh viễn là 2,61.
- Tỷ lệ học sinh bị chảy máu lợi là 17,62%, tỷ lệ học sinh có cao răng (mảng bám răng) là 49,00%.
* Yếu tố liên quan đến bệnh sâu răng, viêm lợi ở học sinh trung học cơ sở tỉnh Gia Lai
- Có mối liên quan giữa bệnh sâu răng, viêm lợi với kiến thức chăm sóc răng miệng của học sinh; thái độ của của học sinh đối với việc chăm sóc răng miệng; với thực hành chải răng hằng ngày; với khám và điều trị răng miệng định kỳ; với hướng dẫn VSRM trên lớp; với ăn đồ ngọt thường xuyên; với nồng độ fluor trong nước ăn uống.
- Chưa thấy có mối liên quan giữa kinh tế gia đình với bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh, học sinh ở hộ nghèo và hộ giầu đều có thể mắc bệnh sâu răng, viêm lợi.
2. Hiệu quả của một số biện pháp can thiệp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi
* Hiệu quả của mô hình huy động cộng đồng vào chăm sóc sức khỏe răng miệng
Mô hình huy động cộng đồng tham gia giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh THCS tỉnh Gia Lai đã thực hiện có hiệu quả bằng việc triển khai các hoạt động và tập trung vào nâng cao kiến thức, thái độ và thực hành VSRM cho học sinh, giáo viên và phụ huynh. Mô hình đã có sự tác động lan tỏa đến chính quyền địa phương, các ban ngành trong xã và người dân quan tâm đặc biệt là Ban chỉ đạo và nhóm nòng cốt thực hiện mô hình đã được tăng cường về năng lực quản lý, điều hành, chuyên môn trong công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và về bệnh sâu răng, viêm lợi nói riêng.
* Hiệu quả của truyền thông thay đổi KAP phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh
Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức của học sinh là 105,95%, đối với thái độ là 56,10% và đối với thực hành của học sinh là 56,63%. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của giáo viên là 66,67%, đối với thái độ của giáo viên là 66,43%, thực hành là 76,47%. Hiệu quả can thiệp đối với kiến thức phòng bệnh sâu răng, viêm lợi của phụ huynh là 58,35%, đối với thái độ là 35,58% và đối với thực hành là 44,28%.
* Hiệu quả đối với bệnh sâu răng và bệnh viêm lợi
Đối với bệnh sâu răng: Sau khi can thiệp thì tỉ lệ sâu răng sữa giảm từ 45,83% xuống còn 40,31%; đối với răng vĩnh viễn thì tỉ lệ sâu răng vĩnh viễn ở nhóm đối chứng tăng cao hơn so với nhóm can thiệp (tăng từ 69,96% lên 72,13% ở nhóm can thiệp so với tăng từ 66,65% lên 72,68% ở nhóm đối chứng); hiệu quả can thiệp là 5,48%.
Đối với bệnh viêm lợi: Sau can thiệp, tỷ lệ viêm lợi ở nhóm can thiệp giảm từ 65,20% xuống 54,33%; hiệu quả can thiệp đối với bệnh viêm lợi là 30,39%.
KIẾN NGHỊ
1. Ngành y tế tỉnh Gia Lai cần phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo để tiếp tục triển khai tốt hoạt động truyền thông và giáo dục sức khỏe răng miệng cho học sinh ở các trường THCS nhằm nâng cao kiến thức phòng bệnh răng miệng trong đó có bệnh sâu răng, viêm lợi.
2. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông tại cộng đồng bằng nhiều hình thức để nâng cao kiến thức và kỹ năng phòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho phụ huynh học sinh và người dân.
3. Tăng cường khám, kiểm tra răng miệng định kỳ ở các trường học để phát hiện sớm tình trạng sâu răng, viêm lợi và có biện pháp xử trí kịp thời, phòng tránh những biến chứng nặng có thể xảy ra. Tăng cường phục hồi chức năng của răng như hàn răng khi bị sâu men, sâu ngà nông.
4. Thường xuyên nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành về vệ sinh răng miệng cho giáo viên để hướng dẫn và giảng dậy, tuyên truyền cho học sinh trên lớp.
5. Tiếp tục áp dụng, duy trì và mở rộng mô hình huy động cộng đồng vào công tác chăm sóc sức khỏe răng miệng cho học sinh ở các xã, huyện vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong tỉnh.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Đào Đức Long, Nguyễn Khang, Trần Ngọc Tuấn (2019). “Thực trạng bệnh sâu răng, viêm lợi của học sinh một số trường trung học cơ sở tỉnh Gia Lai năm 2017”, Tạp chí Y dược học Quân sự, số 7, năm 2019, tr. 22-27.
Đào Đức Long, Nguyễn Khang, Trần Ngọc Tuấn (2019). “Hiệu quả của một số biện pháp dự phòng bệnh sâu răng, viêm lợi cho học sinh một số trường trung học cơ sở tại tỉnh Gia Lai”, Tạp chí Y học Việt Nam, tập 484, tháng 11, số 01, năm 2019, tr. 39-44.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế (2000). Hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học, Thông tư Liên tịch số 03/2000/TTLT-BGD&ĐT-BYT ngày 1 tháng 3 năm 2000, Hà Nội.
2. NSW Ministry of Health (2013). Oral Health 2020: A Strategic Framework for Dental Health in NSW.
3. Nguyễn Mạnh Hà (2011). Sâu răng và các biến chứng (dùng cho sinh viên chuyên khoa và học viên sau đại học), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
4. Reddy K.S., Ravindhar P. (2017). Prevalence of Dental Caries among 6–12 Years School Children of Mahbubnagar District, Telangana State, India: A Cross‑sectional Study. Indian Journal of Dental Sciences, 9:1-7.
5. Olabisi A., Ehimen U. (2015). Prevalence of dental caries and oral hygiene status of a screened population in Port Harcourt, Rivers State, Nigeria.Journal of International Society of preventive of community dentistry, 5 (1): 59–63.
6. World Health Organization (2003). The World Oral Health Report, Geneva.
7. Moreira S.D. (2012). Epidemiology of Dental Caries in the World.Oral Health Care - Pediatric, Research, Epidemiology and Clinical Practices, Intech, Rijeka, 149-169.
8. Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh (2007). Phân tích dịch tễ học sâu răng và nha chu ở Việt Nam.Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11(3):1-6.
9. Đào Thị Ngọc Lan (2002). Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học các dân tộc tỉnh Yên Bái và một số biện pháp can thiệp ở cộng đồng. Luận án Tiến sỹ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
10. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011). Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành Việt Nam năm 2010. Tạp chí Y học thực hành, 797 (12): 56-59.
11. Nguyễn Quốc Trung (2011). Đánh giá tình trạng sâu răng, viêm lợi và một số yếu tố liên quan ở một nhóm học sinh 9 tuổi.Tạp chí Y học thực hành, 775 (3): 58-60.
12. Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải (2001). Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc ở Việt Nam 1999-2000. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
13. California Dental Association (2014). The Consequences in Untreated Dental Disease in Children.California Society of Pediatric Dentists.
14. Whelton H., Fox C. (2015). Advances in the prevention of oral disease; the role of the International Association for Dental Research.Whelton and Fox BMC Oral Health, 15 (1): 1-8.
15. World Health Organization (2013). International Dental Conference on “Caries Control throughout life in Asia”, Krabi.
16. Đào Thị Dung (2007). Đánh giá hiệu quả can thiệp chương trình Nha học đường tại một số trường trung học cơ sở quận Đống Đa Hà Nội, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 95-105.
17. Trịnh Đình Hải (2000). Hiệu quả chăm sóc răng miệng trẻ em học đường trong dự phòng viêm lợi.Tạp chí Y học Thực hành, 6(383): 2-4.
18. LingZhu, Poul Erik Petersen, Hong-Ying Wang, et al. (2003). Oral health knowledge, attitudesand behaviourof children and adolescents in China.International Dental Journal, 53: 289-298.
19. Usha C., Sathyanarayanan R. (2009). Dental caries-a complete changeover (Part I).Journal of conservative dentistry: JCD, 12(2): 46.
20. World Health Organization (2017), Sugar and dental caries.
21. Bộ Y tế (2010). Phôi học, mô học răng và nha chu, ứng dụng lâm sàng, Giáo trình đào tạo Bác sỹ đa khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
22. Downd F.J. (2000). Saliva and Dental Caries, Adv Dent Res., (14):40-47.
23. Trần Thúy Nga (2011), Nha Khoa trẻ em (sách đào tạo bác sỹ răng hàm mặt). Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
24. Simon L. (2007). The role of Streptococcus mutans and oral ecology in the formation of dental caries.Lethbridge Undergraduate Research Journal, 2(2):1-6.
25. Stookey G.K. (2008). The effect of saliva on dental caries.The Journal of the American Dental Association, 139: 11S-17S.
26. Sohn W., Burt B.A., Sowers M.R. (2006). Carbonated soft drinks and dental caries in the primary dentition.Journal of dental research, 85(3): 262-266.
27. Skafida V. (2017). Positive association between sugar consumption and dental decay prevalence independent of oral hygiene in pre-school children: a longitudinal prospective study.Journal of Public Health, 40(3): e275-e283.
28. Moynihan P. (2016). Sugars and Dental Caries: Evidence for Setting a Recommended Threshold for Intake.Adv Nutrition, 7:149-56.
29. Lo E. (2014). Caries process and prevention strategies: epidemiology.USA: Crest Oral-B at dentalcare. com Continuing Education Course, Recuperado de www. dentalcare. com/en-US/dental education/continuingeducation/ce368/ce368. Aspx.
30. Võ Trương Như Ngọc (2012). Răng Trẻ Em (Dùng cho sinh viên Răng Hàm mặt), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
31. Bjørndal L. (2008). The caries process and its effect on the pulp: the science is changing and so is our understanding.Pediatric dentistry, 30(3): 192-196.
32. Kateeb E., Momany E. (2018). Dental caries experience and associated risk indicators among Palestinian pregnant women in the Jerusalem area: a cross sectional study. Kateeb and Momany BMC Oral Health, 18:170.
33. Manchin J. (2010). West Virginia Oral Health Plan 2010 - 2015. Health human resource, 1-40.
34. Trịnh Đình Hải (2004). Dự phòng bệnh quanh răng. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
35. Nguyễn Toại (2003). Răng hàm mặt (sách đào tạo bác sỹ đa khoa). Nhà Xuất bản Y học, Hà Nội.
36. Học viện Quân Y (2003). Bệnh sâu răng.Bệnh học răng miệng. Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội.
37. Frencken J.E., Stenhouse L. (2017). Global epidemiology of dental caries and severe periodontitis - a comprehensive review. J Clin Periodontol; 44 (18): 94-105.
38. Trương Mạnh Dũng, Ngô Văn Toàn (2013). Nha khoa cộng đồng. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 33-40; 107-113.
39. Nguyễn Toại và cộng sự (2008). Răng Hàm Mặt-sách đào tạo bác sĩ đa khoa. Nhà xuất bản Y học, 122-138.
40. Pitts N.B. (2001). Clinical Diagnosis of dental caries - a European perspective.Journal of dental education, 65(10): 972-978.
41. Abid A., Maatouk F., Berrezouga L. et al. (2015). Prevalence and Severity of Oral Diseases in the Africa and Middle East Region.Advances in Dental Research, 27(1): 10–17.
42. Do L.G. and Spence A.J. (2016). Oral health of Australian children. The National Child Oral Health Study (2012-2014).The University of Adelaide.
43. Schwendicke F., Dörfer C.E., Schlattmann P. et al. (2015). Socioeconomic inequality and caries: a systematic review and meta-analysis.Journal of dental research, 94(1): 10-18.
44. AndaleebU., AfsheenU. (2011). Oral health care in Malaysia - A review. Pakistan Oral and Dental Journal. 31(1).
45. World Health Organization (2015), Oral Health.
46. World Health Organization (2015). Global data on dental caries prevalence.(DMFT) in children aged 12 years. Available at
47. Petersen P.E. (2003). The World Oral health report 2003: continuous improvement of oral health in the 21st century - the approach of the WHO global Oral Health Program.
48. Nguyễn Lê Thanh (1999). Bệnh răng miệng của học sinh tiểu học từ 8 đến 11 tuổi ở thị trấn Thứa - huyện Gia Lương và các yếu tố nguy cơ.Y học Việt Nam, 240-241, 119-121.
49. Bagramian R.A., Godoy F.G., Volpe A.R.(2009). The global increase in dental caries. A pending public health crisis.American Journal of Dentistry, 21(1).
50. Foster H., Fitzgerald J. (2005). Dental disease in children with chronic illness.Archives of disease in childhood, 90(7): 703-708.
51. Trần Văn Trường, Trịnh Đình Hải (2000). Nha học đường giải pháp hữu hiệu phòng chống sâu răng.Tạp chí Y học Việt Nam, 8-9:11-12.
52. Mulu W. (2014). Dental caries and associated factors among primary school children in Bahir Dar city: a cross-sectional study. Mulu et al. BMC Research Notes 7:949.
53. Jamieson L.M., Smithers L.G., Hedges J.(2019). Follow-up of an Intervention to Reduce Dental Caries in Indigenous Australian Children. A Secondary Analysis of a Randomized Clinical Trial. JAMA Network Open, 2(3):e190648.
54. Boateng J.N., Antw M.O., Nortey P. (2016). Factors affecting dental diseases presenting at the University of Ghana Hospital. Nimako‑Boateng et al, SpringerPlus 5:1709.
55. Sở Y Tế Tỉnh Gia Lai (2012). Báo cáo tổng kế công tác Y tế năm 2012. Hội nghị tổng kết, ngày 15 tháng 12 năm 2012.
56. Higham S.(2014). Caries Process and Prevention Strategies: Demineralization/ Remineralization. Continuing Education Course, ADA, 1-20.
57. Fawell J., Bailey K., Chilton J. et al.(2006). Fluoride in Drinking-water. World Health Organization.
68. Chirstina S.B., Gustafsson L.(1986). Impact of oral hygiene and use of fluorides on caries increment in children during one year.Dent Oral Epidemiol, 14: 185-9.
59. Washington State Department of Health (2010). Oral Disease Prevention, 29 - 41.
60. PetersenP.E., KwanS., Zhu L. et al. (2008). Effective use of fluorides in the People’s Republic of China - A model for WHO Mega Country initiatives.Community Dental Health (Supplement 1), 25, 257–267.
61. Liu M., Zhu L. and ZhangB. (2007). Changing use and knowledge of fluoride toothpaste by schoolchildren, parents and schoolteachers in Beijing.International Dental Journal, 57: 187-194.
62. Fluoride Mouthrinse Steering Committee (2004). Standards for the Nova Scotia Fluoride Mouthrinse Program.
63. Eida M., Senad M., Dervis D. et al.(2015). Impact of Fluoride on Dental Health Quality.Materia socio-medica, 27(6): 395.
64. Danielle R.W (2009). Water fluoridation in Canada: past and present.Journal of the Canadian Dental Association, 75(6).
65. Hoàng Trọng Hùng (2016). Lịch sử Fluor hóa nước máy.Tạp chí thời sự Y học, 11/2016:58-62.
66. Marinho V.C.C., Higgins J.P.T., Sheiham A et al. (2009). One topical fluoride (toothpastes, or mouthrinses, or gels, or varnishes) versus anothe for preventing dental caries in children and adolescents (review).
67. Dooley D., et al. (2016). Oral health prevention and toddler well-child care: routine integration in a safety net system. Pediatrics,137(1):e2014-3532.
68. Đào Thị Hồng Quân, Hoàng Trọng Hùng, Trần Đức Thành và cs. (2007). Tình trạng sâu răng của trẻ 12 và 15 tuổi sau 12 năm Fluor hóa nước tại TP. Hồ Chí Minh.Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 11(2).
69. Nguyễn Thị Thanh Hà, Trần Thu Thủy (2012). Khảo sát sơ bộ tình hình răng nhiễm Fluor tại 2 xã có mỏ Fluorite của tỉnh Phú Yên.Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 16(2).
70. Ottolenghi L.,Muller-Bolla M., Strohmenger L. et al. (2007). Oral health indicators for children and adolescents. European perspectives.European Journal of Paediatric Dentistry, 8(4): 205.
71. Nguyễn Quốc Trung (2010). Phát hiện và phòng bệnh sâu răng trong cộng đồng. Nhà xuất bản thời đại.
72. Ramamurthy P., Rath A., Sidhu P. (2018). Sealants for preventing dental caries in primary teeth Cochrane. Database of Systematic Reviews, Issue 3. Art. No.: CD012981.
73. Saloranta A., Forss H., Walsh T. (2017). Pit and fissure sealants for preventing dental decay in permanent teeth (Review). Cochrane Database of Systematic Reviews, Issue 7.
74. Naaman R., Housseiny A., Alamoudi N. (2017). The Use of Pit and Fissure Sealants-A Literature Review. Dental Journal, 5-34.
75. Knevel R.J.M. (2010). Training rural women to improve access to oral health awareness programmes in remote villages in Nepal.International journal of dental hygiene, 8(4): 286-293.
76. Petersen P., Peng B., Tai B. et al. (2004). Effect of a school-based oral health education programme in WuhanCity, PeoplesRepublic of China. International Dental Journal, 54: 33-41.
77. Trần Ngọc Thành (2007). Thực trạng sâu răng và đánh giá hiệu quả trám bít hỗ rãnh răng 6, răng 7 ở học sinh tuổi 6 đến 12 tuổi. Luận án tiến sĩ Y học, 23-27, 60-64.
78. Casamassimo P., et al. (2014). Improving children’s oral health: an interdisciplinary research framework.Journal of dental research.93(10): 938-942.
79. Trần Tấn Tài (2016). Thực trạng bệnh sâu răng hiệu quả của giải pháp can thiệp cộng đồng của học sinh tại một số trường tiểu học ở Thừa Thiên Huế. Luận án Tiến sỹ Y học.
80. Lê Đức Thuận (2005). Tình trạng sâu răng, sự hiểu biết và thực hành trong vệ sinh răng miệng của học sinh tuổi 12 tại một số trường phổ thông cơ sở thành phố Hải Dương. Tạp chí Y học Thực hành, 4(510): 27-29.
81. Dương Thị Truyền (2004). Hiệu quả các biện pháp chăm sóc răng miệng cho học sinh trong phòng bệnh sâu răng, Tạp chí Y Học Thực Hành, 487 (9): 48-50.
82. Jackson R.J., Newman H.N., Smart G.J. et al. (2005). The effects of a supervised toothbrushing programme on the caries increment of primary school children, initially aged 5–6 years. Caries research, 39(2): 108-115.
83. Cooper A.M., O'Malley L.A, Elison S.N. (2013). Primary school-based behavioural interventions for preventing caries.
84. Choi Y.J., Choi J.O. (2017). The effects of the oral care behaviors of adolescents on self-perceived oral health.Current Pediatric Research, 21(4).
85. Woodall J., Woodward J., Witty K. et al. (2013). An Evaluation of Calderdale's Toothbrushing in Schools scheme. 1-21.
86. Tokyo medical and dental university (2013). Oral Health Promotion Programs in Japan. Inter-university Exchange Program toward Medical and Dental Networking in Southeast Asia.
87. Vanda R.M., Sun Y., Lee H. et al.(2017. A Survey on Utilization of Dental Services by Foreign Children in Seoul. J Korean Acad Pediatr Dent, 44(2).
88. Gibbs L., SilvaA.M., ChristianB.et al. (2016). Child oral health in migrant families: A cross-sectional study of caries in 1-4 year old children from migrant backgrounds residing in Melbourne, Australia.Community dental health, 33(2): 100-106.
89. Casamassimo P.S. (2003). Dental disease prevalence, prevention, and health promotion: the implications on pediatric oral health of a more diverse population.Pediatric Dentistry. 25(1).
90. Jürgensen, N., Petersen P. (2013). Promoting oral health of children through schools-Results from a WHO global survey 2012.Community Dent Health, 30(4): 204-18.
91. Renu B., David W., Abigail H. (2000). Oral health in Hlabisa, KwaZulu/Natal - a rural school and community based survey.International dental journal, 50(1): 13-20.
92. Phan Thị Trường Xuân, Nguyễn Thị Kim Anh (2013). Tình hình sức khỏe răng miệng của học sinh 12 và 15 tuổi tại Thành phố Long Xuyên - Tỉnh An Giang. Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, Tập 17(Phụ bản số 2).
93. Nguyễn Ngọc Nghĩa, Nguyễn Văn Tư (2009). Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái năm 2009.Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 58(10): 99-102.
94. Trịnh Đình Hải (2005). Đánh giá bệnh viêm lợi và viêm quanh răng ở cộng đồng dân cư vùng núi và vùng trung du Bắc bộ. Tạp chí Y Dược Quân sự, 1(30): 139-142.
95. Phạm Văn Liệu (2011). Thực trạng sức khỏe răng miệng của học sinh trường trung học cơ sở Ngọc Sơn, Kiến An, Hải Phòng năm 2009.Tạp chí Y học Thực hành 764 (5).
96. Đỗ Quốc Tiệp, Nguyễn Hợi, Nguyễn Việt Phong và cộng sự (2015). Thực trạng bệnh răng miệng của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Đồng hới, tỉnh Quảng Bình năm 2014. Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, số 3, 43-46.
97. Vũ Văn Tâm, Nguyễn Hữu Nhân, Hoàng Quý Tỉnh (2017). Nghiên cứu tình trạng sâu răng của trẻ mầm non 3-6 tuổi thuộc xã Vân Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học tự nhiên và Công nghệ, 33(3S): 134-149.
98. Nguyễn Lê Thanh (2006). Đánh giá hiệu quả chương trình nha học đường trong việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng học sinh miền núi tại tỉnh Yên Bái. Luận án tiến sĩ Y học, Trường đại học Y Hà Nội, 87-95.
99. Vũ Thị Định (2012). 16 xác định tỷ lệ bệnh răng miệng của học sinh tiểu học thành phố Hà Nội.Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 16, Phụ bản của Số 4.
100. Ministry of health Malaysia (2006). Oral healthcare for school children in Malaysia.
101. Nguyễn Ngọc Nghĩa, Trịnh Đình Hải và cộng sự (2014). Thực trạng kiến thức - thái độ - thực hành trong phòng bệnh răng miệng của học sinh tiểu học người Mông tỉnh Yên Bái.Tạp chí khoa học và công nghệ, 115(01): 163 – 168.
102. Blaggana A., Grover V., Anjali et al. (2016). Oral Health Knowledge, Attitudes and Practice Behaviour among Secondary School Children in Chandigarh.Journal of Clinical and Diagnostic Research, 10 (10): ZC01-ZC06.
103. Mutawa S.A., Maddi S., Duwairi Y.A. et al. (2006). Dental caries experience of Kuwaiti schoolchildren.Community dental health, 23(1): 31.
104. Bộ Chính trị - Ban chấp hành Trung ương Đảng (2017). Nghị quyết về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017.
105. Bộ Y Tế (2004). Đánh giá thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe ở Việt Nam, Hà Nội.
106. Trịnh Đình Hải (2013). Bệnh học quanh răng (dùng cho sinh viên răng hàm mặt). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
107. The University of Adelaide (2016). Oral health of Australian children. The National Child Oral health study 2012-2014.
108. Paula J.S., Meneghim M.C., Pereira A.C. et al. (2015). Oral health, socio-economic and home environmental factors associated with general and oral-health related quality of life and convergent validity of two instruments.BMC oral health, 15(1): 26.
109. Nguyễn Thị Thanh Hà, Trần Đức Thành, Phạm Thị Mai Thanh (2014). Hiệu quả của chương trình tăng cường sức khỏe răng miệng tại trường học và tác động của một số cải tiến của chương trình đối với học sinh thuộc một trường tiểu học ở Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh - Việt Nam. Tạp chí học TP. Hồ Chí Minh, 18(2).
110. Morgan M., Marino R. (2010). Economic evaluation of preventive dental programs: What can they tell us, New challenges and new solutions.Oral Health Cooperative Research Centre Melboume Dental School The University of Melbourme, 112.
PHỤ LỤC I
PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ SỨC KHỎE RĂNG MIỆNG
(Dành cho học sinh)
Ngày .tháng..năm 20 Số phiếu:..
I. Thông tin chung
1.Họ và tên học sinh............................................................
2.Tuổi (Năm sinh).. Lớp: Trường:....
3.Giới : (1) Nam: (2) Nữ:
4. Dân tộc:
5.Địa chỉ: Thôn/bản/ấp...Xã ................
Huyện :.... Tỉnh ....................
6.Nghề nghiệp bố:
1. Cán bộ
2. Nông dân
3. Công nhân
4. Kinh doanh, buôn bán
5. Nghề khác (Ghi rõ).
6.Nghề nghiệp mẹ:
1. Cán bộ
2. Nông dân
3. Công dân
4. Kinh doanh, buôn bán
5. Nghề khác (Ghi rõ)
II. Nội dung phỏng vấn (Em khoanh tròn vào phương án em cho là đúng)
1. Kiến thức
Câu 1. Bệnh sâu răng có biểu hiện như thế nào ?
1. Đau nhức răng 3. Không biết
2. Hôi miệng
Câu 2. Theo em nguyên nhân của sâu răng là do:
1. Con sâu
3. Không biết
2. Do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ
Câu 3. Em có biết hàng ngày vệ sinh răng miệng theo cách nào không ?
1. Không rõ 4. Chải răng
2. Dùng tăm 5. Khác
3. Xúc miệng
Câu 4. Theo em chải răng thường xuyên để làm gì ? (nhiều lựa chọn)
1. Sạch răng, 4. Không bị sâu răng ,
2. Thơm miệng, 5. Khác
3. Không bị viêm lợi
Câu 5. Em có biết thế nào là bệnh viêm lợi không ?
1. Lợi chảy máu tự nhiên hay khi đánh răng
2. Lợi mềm sưng đỏ, ấn vảo chảy mủ
5. Không biết
3. Hơi thở có mùi hôi
4. Răng lung lay
Câu6. Em có biết bệnh viêm lợi do nguyên nhân là gì không ?
1. Do vệ sinh răng miệng kém
2. Do răng mọc lộn xộn
3. Do mảng bám răng
4. Không biết
Câu 7. Theo em, khi mắc bệnh sâu răng, viêm lợi thì cần phải làm gì ?
1. Đi khám và điều trị 3. Không biết
2. Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Câu 8. Theo em phòng bệnh sâu răng, viêm lợi bằng cách nào ?
1. Khám răng định kỳ 3. Không biết
2. Chải răng hàng ngày
Câu 9. Theo em chải răng và dùng kem đánh răng có thể phòng được các bệnh răng miệng nào?
1. Sâu răng
2. Viêm lợi
3. Sâu răng và viêm lợi
4. Không biết
Câu 10. Em hiểu thế nào về Fluor?
1. Fluor là chất phòng sâu răng
2. Fluor là kem đánh răng
3. Fluor là chất gây sâu răng
4. Không biết
2. Thái độ
Câu 1. Theo em bệnh sâu răng, viêm lợi có ảnh hưởng đến sức khỏe không ?
1. Có
2. Không
Câu 2. Em làm gì khi thấy chảy máu răng ?
1. Không dám chải răng
2. Tăng cường chải răng để giữ gìn
3. Tự điều trị
4. Đến BS khám
Câu 3. Theo em có cần thiết phải đi khám chữa bệnh răng miệng không ?
1. Cần thiết 2. Không cần thiết
Câu 4. Có cần thiết phải chải răng thường xuyên/hàng ngày không ?
1. Có
2. Không
Câu 5. Theo em bệnh răng miệng có phòng được không ?
1. Có
2. Không
Câu 6. Bệnh răng miệng có cần thiết phải đi khám theo định kỳ không?
1. Cần thiết 2. Không cần thiết
Câu 7. Em có đồng ý khi đau răng phải đến bác sĩ khám không?
1. Đồng ý 2. Lưỡng lự 3. Không đồng ý
Câu 8. Em có đồng ý cần phải dùng kem đánh răng để chải răng là biện pháp phòng các bệnh về răng miệng không?
1. Đồng ý 2. Lưỡng lự 3. Không đồng ý
Câu 9. Theo em bệnh răng miệng có cần thiết phải tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh ở các trường học không ?
1. Cần thiết 2. Không cần thiết
Câu 10. Theo em có cần thiết phải hướng dẫn VSRM thường xuyên trên lớp?
1. Cần thiết 2. Không cần thiết
3. Thực hành
Câu 1. Hàng ngày em chải răng mấy lần ?
1. 1 lần 3. 3 lần
2. 2 lần 4. trên 3 lần
Câu 2. Em thường chải răng vào lúc nào (thời điểm chải răng)?
1. Không cố định 3. Buổi sáng
2. Ngay sau ăn 4. Buổi tối
Câu 3. Ai là người hướng dẫn em chải răng?
1. Bố mẹ
2. Thầy/ cô giáo
3. Tự đọc sách, từ TV, đài, báo
4. Người khác (Ghi rõ) ..
Câu 4. Em thường ăn, uống các loại đồ ngọt (Bánh quy, kẹo, kem, pepsi, coca, nước ngọt, sữa đặc có đường, kem) mấy lần trong ngày?
1. Một lần 3. Nhiều lần
2. Ăn không thường xuyên 4. Không ăn
Câu 5. Sau khi ăn, uống các loại đồ ngọt (Bánh quy, kẹo, kem, pepsi, coca, nước ngọt, sữa đặc có đường) em VSRM như thế nào?
1. Uống nước
2. Xúc miệng
3. Chải răng
4. Không làm gì
Câu 6. Em có được khám răng miệng thường xuyên ?
1. Có
2. Không
Câu 7. Nếu bị bệnh sâu răng, viêm lợi e đi khám ở đâu?
1. Trạm Y tế 4. Khác
2. Bệnh viện 5. Không biết
3. Phòng khám tư nhân
Câu 8. Em có thường xuyên được khám và chăm sóc y tế răng miệng ?
1. Có
2. Không
Câu 9. Em có được hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng thường xuyên trên lớp?
1. Có 3. Rất ít khi
2. Không
Câu 10. Theo em chải răng như thế nào là đúng cách ?
1. Chải bên ngoài 4. Chải mặt trên
2. Chải bên trong 5. Chải vòng quang
3. Chải mặt dưới 6. Tất cả các cách trên
XÁC NHẬN CỦA
NHÀ TRƯỜNG
(Ký tên, đóng dấu)
GIÁM SÁT VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐIỀU TRA VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)
HỌC SINH
(Ký, ghi rõ họ tên)
PHỤ LỤC 2
PHIẾU KHÁM RĂNG MIỆNG CHO HỌC SINH
Số phiếu
Ngày khám: Ngây.thángnăm 20..
Họ và tên học sinh:Giới:... Lớp: ..
Trường Trung học cơ sở:Xã:
Huyện: Tỉnh:
1. Tình trạng Răng ( S1, S2, S3, CR, M, ML, T, T1, T2, T3, VQC)
1.1 Răng sữa:
Răng hàm trên
55
54
53
52
51
61
62
63
64
65
Mã số
Răng hàm dưới
85
84
83
82
81
71
72
73
74
75
Mã số
1.2 Răng vĩnh viễn
Răng hàm trên
17
16
15
14
13
12
11
21
22
23
24
25
26
27
Mã số
Răng hàm dưới
Mã số
47
46
45
44
43
42
41
31
32
33
34
35
36
37
Ghi chú: S1: sâu men; S2: sâu ngà nông; S3: sâu ngà sâu; CR: còn chân rang; M: mất răng; ML: răng mọc lệch; T: răng đã được hàn; T1: tiền tủy viêm; T2: viêm tủy; T3: thối tủy; VQC: viêm quanh cuống.
Chỉ số nhu cầu điều trị quanh răng của cộng đồng (Community Periodontal Index of Treatment Neesds CPITN)
Mã số 0: - Lành mạnh không có túi lợi hoặc không chảy máu khi thăm khám.
Mã số 1: - Chảy máu khi lợi thăm khám.
Mã số 2: - Có cao răng hoặc có các yếu tố khả năng dữ mảng bám răng như bờ chỗ hàn nhô ra mà có thể nhìn thấy hoặc cảm thấy khi thăm khám bằng thám trâm.
Mã số 3: - Túi lợi sâu 4-5mm. Khi thăm khám thấy bờ lợi ở trong dải den của thám trâm.
Mã số 4: - Túi lợi sâu trên 6mm. Khi khám không nhìn thấy dải đen của thám tram, dải đen nằm trong túi lợi.
Mã số X: - Khi chỉ có 1 răng hoặc không có răng trong vùng lục phân. Răng hàm lớn thứ 3 không tính trừ khi nó có chức năng ở vị trí của răng hàm lớn thứ hai.
16
11
26
46
31
36
Chỉ số bệnh quanh răng (Periodontal Index -PDI)
Mã số 0: - Lành mạnh.
Mã số 1: -Viêm nhẹ từ trung bình nhưng không kéo dài toàn bộ xung quanh răng.
Mã số 2:- Viêm nhẹ từ trung bình ở toàn bộ xung quanh răng.
Mã số 3: - Viêm lợi nặng, lợi đỏ rõ, có xu hướng chảy máu, loét.
Mã số 4: - Khoảng cách từ đáy túi lợi đến ranh giới men – xương răng là 3mm
Mã số 5: - Khoảng cách từ đáy túi lợi đến ranh giới men – xương răng là 3 - 6 mm.
Mã số 6: - Khoảng cách từ đáy túi lợi đến ranh giới men – xương răng là > 6 mm.
Khám ở 6 răng: 16, 11, 26, 36, 31 và 46. Giá trj trung bình của số ghi ở 6 răng là chỉ số PID của bệnh nhân
16
11
26
46
31
36
PHỤ LỤC 3
NỘI DUNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VẤN SÂU
1. Thông tin cá nhân
- Họ và tên:
-Tuổi: ..
- Giới:
-Nghề nghiệp: .
-Chức vụ: ..
-Đơn vị công tác: .
2. Câu hỏi
- Anh chị có cho rằng công tác CSSKRM tại các trường trung học cơ sở là quan trọng không?
- Anh chị đánh giá như thế nào về thực trạng bệnh răng miệng của học sinh trung học cơ sở trong những năm vừa qua? Những yếu tố liên quan nào ảnh hưởng đến bệnh sâu răng của học sinh ở nhà trường và trong cộng đồng ?
- Những khó khăn nào anh chị gặp phải trong quá trình tổ chức thực hiện: cơ sở vật chất, ghế máy, dụng cụ, thuốc, cán bộ YTHĐ, kinh phí, nhu cầu của phụ huynh?
- Anh chị thấy sự chỉ đạo hoạt động CSSKRM cho HS hiện nay của phòng giáo dục và TTYT như thế nào?
- Sự kết hợp giữa y tế và giáo dục đã tốt chưa? nếu chưa thì tại sao?
- Anh chị thấy vai trò, thái độ của phụ huynh học sinh đối với hoạt động này như thế nào?
- Xin anh chị cho ý kiến về giải pháp khắc phục để nâng cao hiệu quả hoạt động của chương trình.
- Anh, chị đánh giá như thế nào về hiệu quả áp dụng mô hình can thiệp vào chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh tại xã:
NGƯỜI PHỎNG VẤN
PHỤ LỤC 4
BẢNG HƯỚNG DẪN THẢO LUẬN NHÓM TRỌNG TÂM
1. Họ và tên người hướng dẫn:...............................................................
2. Họ và tên người thư ký:......................................................................
3. Địa điểm: ; Thời gian................................
4. Thành viên
TT
Họ và tên
Địa chỉ
Nội dung 1) Tình hình thực hiện công tác CSSKRM cho học sinh tại trường
- Tổ chức:
+ Nhân lực: Số lượng, chất lượng ra sao?
+ Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Nhà cửa, trang thiết bị làm việc, hậu cần...như thế nào?
+ Kinh phí: Các nguồn thu, chi ra sao để hỗ trợ khám sức khỏe RM ?
- Hoạt động:
+ Hoạt động giáo dục sức khỏe cho học sinh trên lớp như thế nào?
+ Kết quả hoạt động ra sao?
2. Tình hình thực hiện công tác CSSKRM cho học sinh ở các hộ gia đình
- Tổ chức hoạt động tại cộng đồng, hộ gia đình.
+ Nhân lực: Những đối tượng nào tham gia?
+ Kinh phí phục vụ cho các hoạt động ?
- Hoạt động:
+ Hoạt động tuyên truyền như thế nào
+ Kết quả hoạt động ra sao
3. Thách thức khó khăn trong việc tổ chức thực hiện CSSKRM tại nhà trường?
- Tổ chức
- Nguồn lực
- Hoạt động
4. Thách thức khó khăn trong việc tổ chức thực hiện CSSKRM tại hộ gia đình và cộng đồng?
- Các hình thức tổ chức chăm sóc răng miệng cho trẻ em.
- Các hoạt động, nguồn lực để kiểm tra, giám sát.
- Cách đánh giá, nhận xét kết quả triển khai thực hiện các biện pháp CSSKRM cho trẻ em tại hộ gia đình.
5. Giải pháp nào để nâng cao chất lượng thực hiện công tác CSSKRM ở Gia Laitrong những năm tiếp theo ?
- Tổ chức triển khai
- Nguồn lực được huy động và sẵn có tại địa phương - Hoạt động được thực hiện như thế nào.
- Sự phối hợp: Phối hợp giữa các đơn vị, ban ngành ở xã, huyện.
Ngày ...... tháng ...... năm .........
NGƯỜI HƯỚNG DẪN
PHỤ LỤC 5
PHIẾU PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH HỌC SINH
Số phiếu: ...................
- Họ và tên:.................................................................Tuổi.................................
- Địa chỉ:..............................................................................................................
- Nghề nghiệp của mẹ học sinh ..........................................................................
1. Công chức,
2. Buôn bán,
3. Công nhân,
4. Làm ruộng,
5. Nội trợ,
6. Khác
– Trình độ học vấn của mẹ học sinh:
1. Biết đọc, biết viết;
2. Tiểu học,
3. Trung học cơ sở;
4. Trung học phổ thông;
5. Cao đẳng, đại học
6. Không biết chữ
- Gia đình chị có được công nhận hộ giầu nghèo (Có sổ hộ nghèo)
1. Hộ nghèo;
2. Hộ không nghèo
Xin anh, chị hãy trả lời một số câu hỏi sau:
1. Phần kiến thức:
Câu 1. Anh, chị cho biết bệnh răng miệng là bệnh như thế nào ?
1. Là bệnh phổ biến
2. Là bệnh dịch nguy hiểm
3. Là bệnh lây truyền
4. Không biết
5. Khác
Câu 2. Theo anh, chị trẻ em có bao nhiêu răng sữa?
1. 10 răng
2. 20 răng
3. 14 răng
4. Không biết
Câu 3. Theo anh, chị bình thường răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lúc mấy tuổi?
1. 3 tuổi
2. 5 tuổi
3. 6 tuổi
4. Không biết
5. Khác
Câu 4. Theo anh, chị cần hạn chế những thức ăn nào để phòng tránh bệnh răng miệng? (nhiều lựa chọn)
1. Thịt cá
2. Hoa quả, rau
3. Bánh kẹo
4. Nước ngọt
5. Không biết
Câu 5. Theo anh, chị phòng tránh bệnh răng miệng thì phải làm gì?
1. Chải răng hằng ngày và sau các bữa ăn
2. Súc miệng
3. Ăn ít hoa quả, bánh kẹo
4. Không biết
Câu 6. Anh, chị cho biết khoảng thời gian thay răng sữa?
1. Từ 6 - 10 tuổi
2. Từ 8- 12 tuổi
3. Từ 6 -12 tuổi
4. Từ 4 - 10 tuổi
5. Không biết.
Câu 7. Anh chị cho biết tác dụng của fluor là gì?
1. Phòng bệnh sâu răng
2. Phòng bệnh viêm lợi
3. Không biết
Câu 8. Theo anh chị tác hại của sâu răng, viêm lợi là gì? (nhiều lựa chọn)
1. Không ăn được, ảnh hưởng sức khoẻ
2. Làm răng mọc lệch lạc, kém thẩm mỹ,
3. Không ngủ được
4. Tốn kém kinh phí khi phải điều trị
5. Tốn kém thời gian đi khám và điều trị
6. Không đi học được
Câu 9. Theo anh chị khám răng định kỳ để làm gì?
1. Phát hiện bệnh sâu răng, viêm lợi
2. Có kế hoạch phòng bệnh sớm
3. Thông báo cho phụ huynh học sinh.
4. Không biết
5. Khác
Câu 10. Nguyên nhân gây ra sâu răng là gì? (nhiều lựa chọn)
1. Hay ăn vặt
2. Hay ăn bánh kẹo
3. Hay uống nước ngọt
4. Hay ăn thịt cá
5. Hay ăn rau, hoa quả
6. Do vi khuẩn
7. Không vệ sinh răng miệng tốt
8. Không biết
2. Phần Thái độ:
Câu 1. Theo anh chị vệ sinh răng miệng có cần thiết không ?
1. Không cần
2. Cần
Câu 2. Có cần thiết phải hướng dẫn cho HS cách vệ sinh răng miệng hàng ngày không ?
1. Không cần
2. Cần
4. Không biết
Câu 3. Khi mắc bệnh RM có cần thiết phải đi khám bệnh không ?
1. Không cần
2. Cần
Câu 4. Chị có suy nghĩ gì khi trẻ em bị mắc BRM
1. Ảnh hưởng đến sức khoẻ,
2. Ảnh hưởng đến học tập,
3. Không ảnh hưởng
4. Trẻ vẫn bình thường
5. Không biết
Câu 5. CSSK RM có cần đưa vào chương trình dạy học không ?
1. Không cần
2. Cần
Câu 6. Theo anh chị có cần thiết phải cho trẻ em đi khám răng miệng định kỳ không?
1. Không cần
2. Cần
Câu 7. Theo anh chị phòng bệnh răng miệng có quan trọng không?
1. Không quan trọng
2. Quan trọng
Câu 8. Có cần thiết phải tuyên truyền về phòng chống BRM cho PHHS?
1. Không cần
2. Cần
Câu 9. Khi trẻ mắc BRM có cần thiết phải quan tâm chăm sóc điều trị không?
1. Không cần
2. Cần
Câu 10. Có cần thiết phải cho trẻ em súc miệng bằng nước flour ?
1. Không cần
2. Cần
3. Phần thực hành
Câu 1. Theo anh chị muốn bảo vệ hàm răng cần làm gì? (nhiều lựa chọn)
1. Hạn chế ăn bánh kẹo,
3. Hạn chế ăn vặt,
4. Khám định kỳ bệnh răng miệng
5. Hay ăn rau, hoa quả,
6. Vệ sinh răng miệng tốt miệng
7. Không biết
Câu 2. Theo anh chị đánh răng lúc nào là tốt nhất?
1. Sau mỗi bữa ăn
2. Sáng ngủ dậy
3. Trước khi đi ngủ
Câu 3. Nồng độ flour trong nước nước súc miệng hàng tuần như thế nào?
1. Nồng độ 0,2%
2. Nồng độ 0,5%
3. Khác
4. Không biết
Câu 4. Theo anh (chị) thói quen xấu nào ảnh hưởng đến răng ở học sinh cần phải tránh? (nhiều lựa chọn)
1. Ăn vặt
2. Ăn ngọt
3. Cắn bút
4. Cắn môi
5. Chống cầm khi ngồi học
6. Cắn vật cứng
7. Không biết
Câu 5. Theo anh (chị) đánh răng như thế nào là đúng? (nhiều lựa chọn)
1. Đánh ngang
2. Đánh dọc
3. Đánh xoay tròn
4. Đánh cả ba mặt răng
5. Đánh mặt ngoài
6. Không biết
Câu 6. Theo anh chị đánh răng trong thời gian bao lâu là tốt?
1. 1 phút
2. 2 phút
3. 3 phút
4. > 3 phút
5. Không biết
6. Khác
Câu 7. Anh chị đã biết những nội dung nào về chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho học sinh? (nhiều lựa chọn)
1. Tuyên truyền về vệ sinh RM
2. Hướng dẫn đánh răng, chọn bàn chải, thuốc đánh răng.
3. Khuyên trẻ bỏ thói quen sấu mút tay, ngậm cơm, cắn bút, cắn vật cứng
4. Không ăn uống nhiều thức ăn ngọt
5. Khám kiểm tra RM định kỳ
6. Không biết
Câu 8. Theo anh chị khi HS súc miệng Fluor phải chú ý những điều gì?
1. Súc trong 3 phút, không được nuốt
2. Sau súc miệng 30 phút mới được ăn uống
3. Súc trong 1 phút và không được nuốt
4. Sau súc miệng 10 phút mới được ăn uống
5. Không biết
Câu 9. Khi trẻ mắc BRM thì đưa trẻ khám ở đâu?
1. Bệnh viện, cơ sở Y tế
2. Y tế tư nhân
3. Tự mua thuốc cho trẻ uống
4. Không biết
Câu 10. Theo anh chị hoạt động CSSKRM của nhà trường như thế nào?
1. Tốt
2. Trung bình
3. Kém
4. Không biết
Ngày tháng năm 20
GIÁM SÁT VIÊN ĐIỀU TRA VIÊN