Kiểm định hàm bậc 2 đối với HHI, BI và Tobin’s Q trong mối quan hệ giữa
cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh đã chỉ ra cấu trúc vốn DT và năng lực cạnh
tranh HHI, BI và Tobin’s Q là quan hệ phi tuyến tính. Kết quả khi nghiên cứu các
doanh nghiệp ngành thép: Tobin’s Q cũng quan hệ tuyến tính với cấu trúc vốn. Cả
BI và HHI cho kết quả quan hệ phi tuyến tính với cấu trúc vốn các doanh nghiệp
ngành thép, kết quả của ngành dịch vụ tiêu dùng cũng tương tư như kết quả của
ngành thép khi xác định mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh là
tuyến tính hay phi tuyến tính.
Cấu trúc vốn DT có tác động lên HHI và Tobin’s Q theo hình chữ U ngược và
tác động lên BI theo hàm tuyến tính. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của
Fosu (2013). Trong đó, khoảng tối ưu của cấu trúc vốn DT làm cho HHI tăng là (0;
54.42%), khoảng làm cho HHI giảm (54.42%; max); Đối với Tobin’s Q, khoảng cấu
trúc vốn làm cho Tobin’s Q tăng là (0; 52.17%) và khoảng làm cho Tobin’s Q giảm
là (52.17; max). Cấu trúc vốn tác động lên BI theo dạng tuyến tính ngược chiều
12 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận án Thực trạng cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết trên Thị trường chứng khaosn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Đề tài “Nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh của
các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN” tìm hiểu mối quan hệ tác động qua lại
giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh: tác động của cấu trúc vốn đến cạnh tranh và
việc cạnh tranh trên thị trường có ảnh hưởng như thế nào đến cấu trúc vốn của các
doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN. Đề tài không chỉ có ý nghĩa đóng góp vào
hệ thống lý thuyết vốn còn hạn chế như hiện nay về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn
và năng lực cạnh tranh trong môi trường nghiên cứu ở Việt Nam. Đồng thời, các
nghiên cứu đi trước chỉ mang tính chất đơn lẻ, hoặc về cấu trúc vốn, hoặc về cạnh
tranh mà chưa có nghiên cứu nào đánh giá mối quan hệ hai chiều giữa hai nhân tố
này. Đề tài không chỉ đóng góp về mặt lý thuyết mà còn góp phần giải quyết một
vấn đề thực tiễn đặt ra hiện nay cho hầu hết các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực,
trong các ngành khác nhau, điều này cung cấp cái nhìn sâu sắc cho các nhà hoạch
định, các cơ quan quản lý có các chính sách điều tiết hợp lý và thực thi đúng thời
điểm để đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, bền vững của thị trường, đồng thời gợi
ý nhiều chính sách vĩ mô trong quản lý điều hành nền kinh tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu các lý thuyết về cấu trúc vốn và lý thuyết về mô hình
cạnh tranh đã được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu trước tại Việt Nam, hơn nữa,
nghiên cứu làm sáng tỏ lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh
tranh - một trong những lý thuyết đã được nhắc đến một cách gián tiếp trên thế giới
nhưng còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Hơn thế, các lý thuyết này mới chỉ đánh giá tác động
một chiều mà chưa có nghiên cứu nào trên thế giới và Việt Nam đánh giá mối quan hệ
hai chiều giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh trong cùng nghiên cứu. Vì vậy đề tài
với mục tiêu chính là tổng hợp các nghiên cứu mối quan hệ cấu trúc vốn tác động đến
năng lực cạnh tranh và ngược lại, tác động của năng lực cạnh tranh đến cấu trúc vốn.
Thứ hai, đi sâu kiểm chứng ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên cạnh tranh của
doanh nghiệp nhằm có chiến lược sử dụng vốn để nâng cao năng lực cạnh tranh các
doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN, trong đó có kiểm định đối với trường hợp các
các doanh nghiệp ngành thép và ngành dịch vụ tiêu dùng niêm yết. Đồng thời, nghiên
cứu cũng tìm ra tác động ở chiều ngược lại của cạnh tranh lên cấu trúc vốn, kết quả
này giúp các doanh nghiệp niêm yết khi gia nhập thị trường hoặc có sức cạnh tranh
thấp cần có chính sách cấu trúc vốn để không rơi vào tình trạng khủng hoảng.
Thứ ba, đề xuất quan điểm và giải pháp điều chỉnh cấu trúc vốn nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh, tạo môi trường lành mạnh trong cạnh tranh và giúp các doanh
2
nghiệp niêm yết, gia tăng cạnh tranh với cấu trúc vốn hợp lý, tránh bên bờ phá sản và
phát triển bền vững. Tìm ra điểm ngưỡng về cấu trúc vốn cũng như năng lực cạnh
tranh (tối ưu về cấu trúc vốn, cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết trên
TTCKVN) đưa ra các quyết định phù hợp cho doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là mối quan hệ giữa cấu trúc
vốn và năng lực cạnh tranh của của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN. Trong
đó, năng lực cạnh tranh đo bằng cả 3 chỉ số là: Tobin’s Q, chỉ số HHI và chỉ số BI.
- Phạm vi nghiên cứu: Việc thu thập số liệu thứ cấp, các báo cáo tài chính
trong giai đoạn 7 năm từ 2009 đến 2015. Đây là giai đoạn sau khủng hoảng tài chính,
các doanh nghiệp bắt đầu đi vào phục hồi. Vì vậy, giai đoạn này vô cùng có ý nghĩa
đối với các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý trong việc tham khảo các kết quả nghiên
cứu và định hướng cho các giai đoạn tiếp theo.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu này được cụ thể bằng các câu hỏi nghiên cứu và câu hỏi
quản lý sau:
1. Mối quan hệ giữa năng lực cạnh tranh và cấu trúc vốn của các doanh nghiệp là gì?
2. Cấu trúc vốn có ảnh hưởng như thế nào đến năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN?
3. Năng lực cạnh tranh có tác động như thế nào đến cấu trúc vốn của các doanh
nghiệp niêm yết trên TTCKVN?
4. Từ các phân tích và đánh giá về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực
cạnh tranh bằng việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu trên tác giả cần đề xuất các giải
pháp gì và kiến nghị như thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh và xây dựng cấu
trúc vốn hợp lý giúp các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN ngày càng phát triển?
5. Khái quát phương pháp nghiên cứu
Cùng với việc phân tích, tổng hợp và so sánh, luận án sử dụng phương pháp nghiên
cứu định lượng là chủ yếu với các kĩ thuật phân tích dữ liệu mảng (panel data).
Mô hình hồi quy hai giai đoạn 2SLS được thực hiện theo 2 bước cơ bản: (1)
thực hiện phương trình hồi quy với biến nội sinh qua các biến ngoại sinh chặt; (2)
ước lượng biến đích qua biến độc lập và biến nội sinh. Khi thực hiện ước lượng bước
1 cho biến nội sinh sẽ tìm ra biến nội sinh có thực sự là nội sinh hay không và phụ
thuộc vào các biến nào trong mô hình. Trong trường hợp biến độc lập trong bước 1
không tác động lên biến nội sinh thì biến này có thể chuyển sang biến độc lập ở bước
2. Bước 2 là bước tìm ra tác động thực sự của các biến độc lập và biến nội sinh lên
biến đích. Với giá trị p-value của kiểm định t (kiểm định về hệ số beta) nhỏ hơn 0.05
được coi là có tác động lên biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 5%. Và nếu p-value nhỏ
hơn 0.1 được coi có tác động lên biến phụ thuộc ở mức ý nghĩa 10%.
3
6. Những đóng góp mới của luận án
Từ các khoảng trống lý thuyết đã chỉ ra, cộng thêm đặc điểm của một nền kinh tế
đang chuyển đổi như ở Việt Nam và với tuổi đời non trẻ của thị trường chứng khoán,
nghiên cứu này có vai trò quan trọng cả về lý thuyết, phương pháp và kết quả nghiên cứu.
- Về lý thuyết: Nghiên cứu này của NCS sẽ chỉ ra các mối quan hệ đầy đủ về cả 3 yếu
tố cạnh tranh Tobin’s Q, HHI và BI (các chỉ số cạnh tranh sẽ được giải thích chi tiết trong các
phần sau). Các nghiên cứu tiền nhiệm mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu đơn lẻ cho từng chỉ
số cạnh tranh mà chưa có nghiên cứu đánh giá tổng thể qua cả 3 yếu tố cạnh tranh.
- Về phương pháp: sử dụng việc kiểm định các mô hình khác nhau tương ứng
với cách lựa chọn các cách đo lường về năng lực cạnh tranh khác nhau. Bên cạnh phân
tích thống kê mô tả thì phân tích định lượng được sử dụng chủ yếu nhằm đem lại tính tin
cậy cho kết quả phân tích. Mô hình nghiên cứu mà tác giả phát triển hơn được tổng hợp
thêm nhiều biến cạnh tranh hơn so với các nghiên cứu trước. Thêm vào đó, biến kiểm
soát theo ngành cũng được bổ sung bởi sự nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của toàn
bộ các doanh nghiệp niêm yết theo từng ngành trong sự so sánh với các ngành khác.
Không giống với các nghiên cứu đã có, sử dụng các mô hình với các kỹ thuật như REM,
FEM hay GMM, sự tương tác trong nghiên cứu này là hai chiều và do đó việc hiệu chỉnh
tính nội sinh khi biến độc lập trong mô hình này là biến phụ thuộc trong mô hình kia,
bằng cách xây dựng mô hình hồi quy 2 bước theo 2 phương trình.
- Về kết quả nghiên cứu: mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp theo ngành sẽ được kiểm định ở bối cảnh Việt Nam trong sự so
sánh với các lý thuyết đã có. Kết quả này có thể đánh giá việc tuân theo các quy luật trên thị
trường tài chính cũng như thị trường sản phẩm đã được chỉ ra trong các lý thuyết kinh điển
trên thế giới trong một nền kinh tế đang chuyển đổi như ở Việt Nam. Kết quả này cũng giúp
các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp có những gợi ý đúng đắn cho các quyết định của
mình khi cần huy động vốn trong mối quan hệ với việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 5
chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu
trúc vốn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp;
- Chương 2: Phương pháp nghiên cứu;
- Chương 3: Thực trạng cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp niêm yết trên TTCKVN;
- Chương 4: Mô hình nghiên cứu và kiểm định mối quan hệ giữa cấu trúc vốn
và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN;
- Chương 5: Thảo luận kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị.
4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN VÀ NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước
1.1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
1.2. Khoảng trống nghiên cứu
- Các nghiên cứu ở ngoài nước cho thấy cách thức đo lường năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong ngành còn chưa đồng nhất, các chỉ số Tobin’s Q,
HHI, BI được lựa chọn khác nhau trong các nghiên cứu khác nhau. Dù cho có sự
kiểm định về hai chỉ số Tobin’s Q và HHI trong nghiên cứu Moeinaddin và cộng sự
(2013) nhưng kết quả nghiên cứu này cũng không thể áp dụng cho các bối cảnh
nghiên cứu khác nhau. Ngoài ra, các kết quả kiểm định của các nghiên cứu cùng chủ
đề này cũng khác nhau ở các phạm vi và bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Và chưa có
sự kiểm định với cả ba chỉ số trong cùng nghiên cứu để đo lường về năng lực cạnh
tranh trong mối quan hệ với cấu trúc vốn.
- Các nghiên cứu trong nước: có sự thiếu hụt trầm trọng các nghiên cứu đánh giá mối
quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành trong
khi đó vấn đề này đã được chỉ ra trong các lý thuyết về tài chính doanh nghiệp cũng như
được kiểm định ở các nghiên cứu thực nghiệm khác nhau.
1.3. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1.3.1. Những vấn đề cơ bản về cấu trúc vốn
1.3.2. Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp
1.3.3. Các lý thuyết về cấu trúc vốn
1.3.3.1. Lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliani và Miller (M&M)
1.3.3.2. Lý thuyết đánh đổi (Trade of Theory)
1.3.3.4. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Costs)
1.3.3.5. Lý thuyết phát tín hiệu (Signalling Theory)
1.3.3.6. Lý thuyết định điểm thị trường (Market-timing Theory)
1.4. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.1. Những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh
1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh
1.4.3. Đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.4.4. Các lý thuyết về năng lực cạnh tranh
5
1.4.4.1. Mô hình kim cương của M.Porter
1.4.4.2. Mô hình hình ảnh cạnh tranh
1.4.4.3. Mô hình đánh giá các yếu tố nội bộ
1.5. Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
1.5.1. Tác động của năng lực cạnh tranh tới cấu trúc vốn của các doanh nghiệp
1.5.2. Tác động của cấu trúc vốn tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC
VỐN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN TTCKVN
2.1. Quy trình nghiên cứu
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.3. Các biến trong mô hình và đo lường các biến nghiên cứu
2.3.1. Mô hình nghiên cứu tác động của yếu tố cạnh tranh lên cấu trúc
vốn trong các doanh nghiệp niêm yết
Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu tác động cạnh tranh lên cấu trúc vốn
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
BI
SIZE
CVA1, CVA2
UNINQ
GRTA
ROA
Yếu tố cạnh tranh
HHI
Tobin’s
DT
CR
6
Mô hình 1: Ước lượng tác động của thị phần HHI lên cấu trúc vốn DT
(1)
(1*)
Mô hình 2: Ước lượng tác động của BI lên cấu trúc vốn
(2)
(2*)
Mô hình 3: Ước lượng tác động của Tobin’s Q lên cấu trúc vốn
(3)
(3*)
2.3.2. Mô hình nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn lên yếu tố cạnh
tranh trong các doanh nghiệp niêm yết
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu cấu trúc vốn lên cạnh tranh
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
ROA
CVA1, CVA2
Cấu trúc vốn
SIZE
UNINQ
CR
GRTA
Cạnh tranh
(HHI, BI, Tobin’s Q
7
Mô hình 4: Ước lượng tác động của cấu trúc vốn DT lên thị phần HHI
(4)
(4*)
Mô hình 5: Ước lượng tác động của cấu trúc vốn DT lên BI
(5)
(5*)
Mô hình 6: Ước lượng tác động của cấu trúc vốn DT lên Tobin’s Q
(6)
(6*)
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
3.1. Một số đánh giá về doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN
3.2. Giới thiệu về doanh nghiệp ngành dịch vụ, doanh nghiệp ngành
thép niêm yết trên TTCKVN
3.2.1. Giới thiệu các doanh nghiệp ngành dịch vụ niêm yết
3.2.2. Giới thiệu các doanh nghiệp ngành thép niêm yết
3.3. Thực trạng cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN
3.4. Thực trạng cạnh tranh các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN
3.4.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh qua chỉ số Tobin’s q
3.4.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh qua chỉ số HHI
3.4.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh qua chỉ số BI
8
CHƯƠNG 4
MÔ HÌNH VÀ KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC VỐN
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOẢN VIỆT NAM
4.1. Kiểm định mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp niêm yết
4.1.1. Mô tả dữ liệu nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết
4.1.2. Mô tả tương quan giữa các biến qua biểu đồ
4.2. Ma trận tương quan giữa các biến
4.3. Phân tích hồi quy
4.3.1. Đối với mô hình đánh giá tác động của năng lực cạnh tranh lên
cấu trúc vốn của doanh nghiệp niêm yết
Bảng 4.4. Hồi quy 2SLS cho DT qua HHI có xem xét tác động của yếu tố ngành
DT Coef. Std. Err. z P>z
HHI 9,861666 0,489578 20,140 0,000
HHI2 -0,14624 0,007504 -19,490 0,000
CVA1 12,67167 1,90758 6,640 0,000
CVA2 20,45647 8,885976 2,300 0,021
ROA -1,64242 0,094886 -17,310 0,000
Inds (Công nghiệp làm tham chiếu)
Công nghệ Thông tin L1 -12,3751 2,339559 -5,290 0,000
Dược phẩm và Y tế L1 -25,1574 2,52735 -9,950 0,000
Dầu khí L1 -60,9918 5,554593 -10,980 0,000
Dịch vụ Tiêu dùng L1 -20,5443 1,600793 -12,830 0,000
Hàng Tiêu dùng L1 -9,84598 1,202152 -8,190 0,000
Nguyên vật liệu L1 -9,52421 1,27698 -7,460 0,000
Tiện ích Cộng đồng L1 -19,0455 1,879262 -10,130 0,000
HHI
SIZE 0,614159 0,018646 32,940 0,000
GRTA 0,006842 0,03696 0,190 0,853
UNIQ -0,01817 0,02464 -0,740 0,461
CR -0,12551 0,017657 -7,110 0,000
_cons -6,98675 0,579252 -12,060 0,000
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
9
Thêm biến giả ngành trong mô hình thu được kết quả hồi quy qua bảng sau:
Bảng 4.6. Hồi quy 2SLS cho DT qua BI các doanh nghiệp niêm yết có xét
tới yếu tố ngành
DT Coef. Std. Err. z P>z
BI -15,2204 8,285362 -1,840 0,066
BI2 1,078591 0,616038 1,750 0,080
CVA1 16,91945 2,7008 6,260 0,000
CVA2 38,18572 12,12319 3,150 0,002
ROA -2,15882 0,717242 -3,010 0,003
Inds (Công nghiệp làm tham chiếu)
Công nghệ Thông tin L1 -4,72562 3,806402 -1,240 0,214
Dược phẩm và Y tế L1 -4,49755 3,826233 -1,180 0,240
Dầu khí L1 -4,26886 7,837004 -0,540 0,586
Dịch vụ Tiêu dùng L1 -10,1016 2,837477 -3,560 0,000
Hàng Tiêu dùng L1 -5,79253 1,991653 -2,910 0,004
Nguyên vật liệu L1 -5,06555 2,108862 -2,400 0,016
Tiện ích Cộng đồng L1 -8,6486 3,797036 -2,280 0,023
_cons 56,12391 22,74044 2,470 0,014
BI
SIZE 0,00375 0,02482 0,150 0,880
GRTA -0,08512 0,038116 -2,230 0,026
UNIQ 0,032095 0,034504 0,930 0,352
CR 0,003492 0,021718 0,160 0,872
_cons 2,217335 0,678278 3,270 0,001
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
10
Thêm biến giả ngành trong mô hình thu được kết quả hồi quy qua bảng sau:
Bảng 4.8. Hồi quy 2SLS cho DT qua Tobin’s Q các doanh nghiệp niêm yết
DT Coef. Std. Err. z P>z
Tobin Q 60,73401 7,823171 7,760 0,000
Tobin Q2 -7,36465 0,971042 -7,580 0,000
CVA1 28,34531 3,962136 7,150 0,000
CVA2 40,25323 16,40863 2,450 0,014
ROA -2,07499 0,219238 -9,460 0,000
Inds (Công nghiệp làm tham chiếu)
Công nghệ Thông tin L1 -3,12643 6,140694 -0,510 0,611
Dược phẩm và Y tế L1 -21,4002 6,437855 -3,320 0,001
Dầu khí L1 -10,1123 12,87756 -0,790 0,432
Dịch vụ Tiêu dùng L1 -17,2096 4,163835 -4,130 0,000
Hàng Tiêu dùng L1 -14,4089 3,288943 -4,380 0,000
Nguyên vật liệu L1 -6,5922 3,280858 -2,010 0,045
Tiện ích Cộng đồng L1 -15,925 4,786398 -3,330 0,001
_cons -24,5116 17,23873 -1,420 0,155
Tobin ‘s Q
SIZE 0,090727 0,010447 8,680 0,000
GRTA 0,021222 0,011541 1,840 0,066
UNIQ -0,00375 0,006886 -0,540 0,586
CR 0,000306 0,007609 0,040 0,968
_cons -0,30774 0,26268 -1,170 0,241
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
11
Bảng 4.9. Kết quả tổng hợp tác động của cạnh tranh tới cấu trúc vốn các
doanh nghiệp niêm yết
(1) (2) (3)
VARIABLES DT DT DT
HHI 9,862***
(0,490)
HHI2 -0,146***
(0,00750)
BI -15,22*
(8,285)
BI2 1,079*
(0,616)
TobinQ 60,73***
(7,823)
TobinQ2 -7,365***
(0,971)
CVA1 12,67*** 16,92*** 28,35***
(1,908) (2,701) (3,962)
CVA2 20,46** 38,19*** 40,25**
(8,886) (12,12) (16,41)
ROA -1,642*** -2,159*** -2,075***
(0,0949) (0,717) (0,219)
Constant 34,46*** 56,12** -24,51
(8,734) (22,74) (17,24)
Observations 3,122 2,418 3,116
Number of i 727 584 723
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
Thêm biến giả ngành trong mô hình thu được kết quả hồi quy qua bảng sau:
12
Bảng 4.10. Kết quả tổng hợp tác động của cạnh tranh tới cấu trúc vốn các
doanh nghiệp niêm yết theo ngành
(1) (2) (3)
VARIABLES DT DT DT
HHI 9,862***
(0,490)
HHI2 -0,146***
(0,00750)
BI -15,22*
(8,285)
BI2 1,079*
(0,616)
TobinQ 60,73***
(7,823)
TobinQ2 -7,365***
(0,971)
CVA1 12,67*** 16,92*** 28,35***
(1,908) (2,701) (3,962)
CVA2 20,46** 38,19*** 40,25**
(8,886) (12,12) (16,41)
ROA -1,642*** -2,159*** -2,075***
(0,0949) (0,717) (0,219)
Công nghệ Thông tin L1 -12,38*** -4,726 -3,126
(2,340) (3,806) (6,141)
Dược phẩm và Y tế L1 -25,16*** -4,498 -21,40***
(2,527) (3,826) (6,438)
Dầu khí L1 -60,99*** -4,269 -10,11
(5,555) (7,837) (12,88)
Dịch vụ Tiêu dùng L1 -20,54*** -10,10*** -17,21***
(1,601) (2,837) (4,164)
Hàng Tiêu dùng L1 -9,846*** -5,793*** -14,41***
(1,202) (1,992) (3,289)
Nguyên vật liệu L1 -9,524*** -5,066** -6,592**
(1,277) (2,109) (3,281)
Tiện ích Cộng đồng L1 -19,05*** -8,649** -15,93***
(1,879) (3,797) (4,786)
Constant 34,46*** 56,12** -24,51
(8,734) (22,74) (17,24)
Observations 3,122 2,418 3,116
Number of i 727 584 723
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
13
4.3.2. Đối với mô hình đánh giá tác động của cấu trúc vốn lên năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp niêm yết
Bảng 4.11. Hồi quy 2SLS cho HHI qua DT các doanh nghiệp niêm yết 2009-2015
HHI Beta Sai số chuẩn z P-value
DT 0,578457 0,235963 2,450 0,014
DT2 -0,00531 0,002193 -2,420 0,015
GRTA 0,018682 0,072045 0,260 0,795
UNIQ 0,092293 0,054148 1,700 0,088
CR 0,724885 0,304633 2,380 0,017
SIZE 0,191783 0,120102 1,600 0,110
DT
Beta Sai số chuẩn z P-value
CVA1 1,419831 0,375965 3,780 0,000
CVA2 -1,25863 1,732953 -0,730 0,468
ROA 0,013561 0,012322 1,100 0,271
_cons 22,80839 2,256869 10,110 0,000
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
Thêm biến giả ngành trong mô hình thu được kết quả hồi quy qua bảng sau:
Bảng 4.12. Hồi quy 2SLS cho HHI qua DT các doanh nghiệp niêm yết 2009-2015
theo ngành
HHI Beta Sai số chuẩn z P-value
DT 0,578457 0,235963 2,450 0,014
DT2 -0,00531 0,002193 -2,420 0,015
GRTA 0,018682 0,072045 0,260 0,795
UNIQ 0,092293 0,054148 1,700 0,088
CR 0,724885 0,304633 2,380 0,017
SIZE 0,191783 0,120102 1,600 0,110
inds
Công nghệ Thông tin L1 2,503938 1,269658 1,970 0,049
Dược phẩm và Y tế L1 2,268855 1,291837 1,760 0,079
14
HHI Beta Sai số chuẩn z P-value
Dầu khí L1 18,20382 2,805552 6,490 0,000
Dịch vụ Tiêu dùng L1 1,335866 0,858063 1,560 0,120
Hàng Tiêu dùng L1 0,434194 0,651276 0,670 0,505
Nguyên vật liệu L1 0,698209 0,685175 1,020 0,308
Tiện ích Cộng đồng L1 1,006774 1,100923 0,910 0,360
_cons -14,0815 5,789706 -2,430 0,015
DT
Beta Sai số chuẩn z P-value
CVA1 1,419831 0,375965 3,780 0,000
CVA2 -1,25863 1,732953 -0,730 0,468
ROA 0,013561 0,012322 1,100 0,271
_cons 22,80839 2,256869 10,110 0,000
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
Bảng 4.13. Hồi quy 2SLS cho BI qua DT các doanh nghiệp niêm yết 2009-2015
BI Beta Sai số chuẩn z P-value
DT -8,9846 1,75634 -5,120 0,000
DT2 0,082367 0,01627 5,060 0,000
GRTA -0,61932 0,108304 -5,720 0,000
UNIQ 0,287874 0,099202 2,900 0,004
CR 0,147048 0,129864 1,130 0,257
SIZE 0,247193 0,063363 3,900 0,000
inds
DT
CVA1 2,205175 0,383284 5,750 0,000
CVA2 -3,10213 1,673263 -1,850 0,064
ROA -0,01611 0,018126 -0,890 0,374
_cons 23,78435 1,77031 13,440 0,000
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
15
Bảng 4.14. Hồi quy 2SLS cho BI qua DT các doanh nghiệp niêm yết theo
ngành 2009-2015
BI Beta Sai số chuẩn z P-value
DT -8,9846 1,75634 -5,120 0,000
DT2 0,082367 0,01627 5,060 0,000
GRTA -0,61932 0,108304 -5,720 0,000
UNIQ 0,287874 0,099202 2,900 0,004
CR 0,147048 0,129864 1,130 0,257
SIZE 0,247193 0,063363 3,900 0,000
inds
Công nghệ Thông tin L1 -0,0562 0,411564 -0,140 0,891
Dược phẩm và Y tế L1 1,731889 0,403619 4,290 0,000
Dầu khí L1 -1,33826 0,79941 -1,670 0,094
Dịch vụ Tiêu dùng L1 -0,65386 0,274397 -2,380 0,017
Hàng Tiêu dùng L1 0,269928 0,21399 1,260 0,207
Nguyên vật liệu L1 -0,00558 0,219262 -0,030 0,980
Tiện ích Cộng đồng L1 -0,55178 0,436128 -1,270 0,206
_cons 7,782703 3,133759 2,480 0,013
DT
CVA1 2,205175 0,383284 5,750 0,000
CVA2 -3,10213 1,673263 -1,850 0,064
ROA -0,01611 0,018126 -0,890 0,374
_cons 23,78435 1,77031 13,440 0,000
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
Bảng 4.15. Hồi quy 2SLS cho Tobin’s Q qua DT
TobinQ Beta Sai số chuẩn z P-value
DT 0,120231 0,030963 3,880 0,000
DT2 -0,00115 0,000288 -3,990 0,000
GRTA 0,051026 0,022465 2,270 0,023
UNIQ -0,00114 0,013952 -0,080 0,935
CR 0,126907 0,033759 3,760 0,000
SIZE 0,329166 0,066301 4,960 0,000
inds
Công nghệ Thông tin L1 -0,06517 0,121038 -0,540 0,590
16
TobinQ Beta Sai số chuẩn z P-value
Dược phẩm và Y tế L1 0,326097 0,121372 2,690 0,007
Dầu khí L1 -0,01236 0,257752 -0,050 0,962
Dịch vụ Tiêu dùng L1 0,140509 0,082931 1,690 0,090
Hàng Tiêu dùng L1 0,247122 0,062036 3,980 0,000
Nguyên vật liệu L1 0,083268 0,06507 1,280 0,201
Tiện ích Cộng đồng L1 -0,04877 0,107744 -0,450 0,651
_cons -2,09479 0,752089 -2,790 0,005
DT
CVA1 2,23448 0,351657 6,350 0,000
CVA2 -3,54349 1,614141 -2,200 0,028
ROA -0,00336 0,014824 -0,230 0,821
_cons 23,18906 1,75269 13,230 0,000
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
Tổng hợp kết quả tác động của yếu tố cấu trúc vốn lên cạnh tranh các doanh
nghiệp niêm yết 2009-2015
(1) (2) (3)
VARIABLES HHI BI TobinQ
DT 0,578** -8,984*** 0,120***
(0,236) (1,756) (0,0310)
DT2 -0,00531** 0,082367 -0,00115***
(0,00219) (0,0016) (0,000288)
GRTA 0,0187 -0,619*** 0,0510**
(0,0720) (0,108) (0,0225)
UNIQ 0,0923* 0,288*** -0,00114
(0,0541) (0,0992) (0,0140)
CR 0,725** 0,147 0,127***
(0,305) (0,130) (0,0338)
SIZE 0,191 0,247*** 0,329***
(0,120) (0,063) (0,0663)
Công nghệ Thông tin L1 2,504** -0,0562 -0,0652
17
(1) (2) (3)
(1,270) (0,412) (0,121)
Dược phẩm và Y tế L1 2,269* 1,732*** 0,326***
(1,292) (0,404) (0,121)
Dầu khí L1 18,20*** -1,338* -0,0124
(2,806) (0,799) (0,258)
Dịch vụ Tiêu dùng L1 1,336 -0,654** 0,141*
(0,858) (0,274) (0,0829)
Hàng Tiêu dùng L1 0,434 0,270 0,247***
(0,651) (0,214) (0,0620)
Nguyên vật liệu L1 0,698 -0,00558 0,0833
(0,685) (0,219) (0,0651)
Tiện ích Cộng đồng L1 1,007 -0,552 -0,0488
(1,101) (0,436) (0,108)
Constant -14,08** 7,783** -2,095***
(5,790) (3,134) (0,752)
Observations 3,122 2,418 3,116
Number of i 727 584 723
Standard errors in parentheses
*** p<0.01, ** p<0.05, * p<0.1
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ phân tích dữ liệu trên STATA
4.4. Nghiên cứu tình huống mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng
lực cạnh tranh các doanh nghiệp ngành dịch vụ tiêu dùng và doanh nghiệp
ngành thép niêm yết
4.4.1. Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh các
doanh nghiệp ngành dịch vụ tiêu dùng niêm yết
4.4.1.1. Tác động của cấu trúc vốn đến năng lực cạnh tranh các doanh
nghiệp ngành dịch vụ tiêu dùng niêm yết
4.4.1.2. Tác động của cạnh tranh lên cấu trúc vốn ngành dịch vụ tiêu dùng
4.4.2. Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh các doanh
nghiệp ngành thép niêm yết
4.4.2.1. Tác động của cấu trúc vốn đến năng lực cạnh tranh các doanh
nghiệp ngành thép niêm yết
4.4.2.2. Tác động của cạnh tranh lên cấu trúc vốn ngành thép
18
Tên biến Giả
thuyết
Kết quả
hồi quy Đánh giá tác động Phù hợp theo lý thuyết
Các doanh nghiệp niêm yết
Tobin’s Q +/- + Tác động mạnh nhất Lý thuyết đánh đổi
CVA2 +/- + Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết trật tự phân hạng
CVA1 +/- + Tác động mạnh thứ 3 Lý thuyết trật tự phân hạng
BI +/- - Tác động mạnh thứ 4 Lý thuyết trật tự phân hạng
HHI +/- + Tác động mạnh thứ 5 Lý thuyết đánh đổi
Tobin’s Q2 +/- - Tác động mạnh thứ 6 Lý thuyết trật tự phân hạng
ROA +/- - Tác động mạnh thứ 7 Lý thuyết trật tự phân hạng
BI2 +/- + Tác động mạnh thứ 8 Lý thuyết đánh đổi
HHI2 +/- - Tác động mạnh thứ 9 Lý thuyết trật tự phân hạng
Doanh nghiệp ngành dịch vụ tiêu dùng
Tobin’s Q +/- + Tác động mạnh nhất Lý thuyết đánh đổi
BI +/- - Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết trật tự phân hạng
CVA1 +/- + Tác động mạnh thứ 3 Lý thuyết trật tự phân hạng
HHI +/- + Tác động mạnh thứ 4 Lý thuyết đánh đổi
Tobin’s Q2 +/- - Tác động mạnh thứ 5 Lý thuyết trật tự phân hạng
BI2 +/- + Tác động mạnh thứ 6 Lý thuyết đánh đổi
ROA +/- - Tác động mạnh thứ 7 Lý thuyết trật tự phân hạng
HHI2 +/- - Tác động mạnh thứ 8 Lý thuyết trật tự phân hạng
CVA2 +/- Không tác động
Các doanh nghiêp ngành thép
Tobin’s Q +/- + Tác động mạnh nhất Lý thuyết đánh đổi
Tobin’s Q2 +/- - Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết trật tự phân hạng
HHI +/- + Tác động mạnh thứ 3 Lý thuyết đánh đổi
ROA +/- - Tác động mạnh thứ 4 Lý thuyết trật tự phân hạng
HHI2 +/- - Tác động mạnh thứ 5 Lý thuyết trật tự phân hạng
BI +/- Không tác động
BI2 +/- Không tác động
CVA1 +/- Không tác động
CVA1 +/- Không tác động
Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
19
* Kết quả tác động của cấu trúc vốn đến năng lực cạnh tranh
Biến
phụ
thuộc
Tên
biến
Giả
thuyết
Kết quả
hồi quy
Đánh giá tác động Phù hợp theo lý thuyết
Các doanh nghiêp niêm yết
HHI
CR +/- + Tác động mạnh nhất Lý thuyết đánh đổi
DT +/- + Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết đánh đổi
UNIQ +/- + Tác động mạnh thứ 4 Lý thuyết đánh đổi
DT2 +/- - Tác động mạnh thứ 5 Lý thuyết trật tự phân hạng
GRTA +/- Không tác động
SIZE +/- Không tác động
BI
DT +/- - Tác động mạnh nhất Lý thuyết trật tự phân hạng
GRTA +/- - Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết trật tự phân hạng
UNIQ +/- - Tác động mạnh thứ 3 Lý thuyết trật tự phân hạng
SIZE +/- + Tác động mạnh thứ 4 Lý thuyết đánh đổi
DT2 +/- + Tác động mạnh thứ 5 Lý thuyết đánh đổi
CR +/- Không tác động
Tobin’s
Q
SIZE +/- + Tác động mạnh nhất Lý thuyết đánh đổi
CR +/- + Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết đánh đổi
DT +/- + Tác động mạnh thứ 3 Lý thuyết đánh đổi
GRTA +/- + Tác động mạnh thứ 4 Lý thuyết đánh đổi
DT2 +/- - Tác động mạnh thứ 5 Lý thuyết trật tự phân hạng
UNIQ +/- Không tác động
Các doanh nghiệp ngành thép
HHI
SIZE +/- + Tác động mạnh nhất Lý thuyết đánh đổi
DT +/- + Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết đánh đổi
DT2 +/- - Tác động mạnh thứ 3 Lý thuyết trật tự phân hạng
UNIQ +/- Không tác động
CR +/- Không tác động
GRTA +/- Không tác động
BI
UNIQ +/- + Tác động mạnh nhất
DT +/- - Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết trật tự phân hạng
20
Biến
phụ
thuộc
Tên
biến
Giả
thuyết
Kết quả
hồi quy Đánh giá tác động Phù hợp theo lý thuyết
GRTA +/- - Tác động mạnh thứ 3 Lý thuyết trật tự phân hạng
SIZE +/- + Tác động mạnh thứ 4
CR +/- - Tác động mạnh thứ 5 Lý thuyết trật tự phân hạng
DT2 +/- + Tác động mạnh thứ 6 Lý thuyết đánh đổi
Tobin’s
Q
SIZE +/- + Tác động mạnh nhất Lý thuyết đánh đổi
DT +/- Không tác động
DT2 +/- Không tác động
UNIQ +/- Không tác động
CR +/- Không tác động
GRTA +/- Không tác động
Các doanh nghiệp ngành dịch vụ tiêu dùng
HHI
DT +/- - Tác động mạnh nhất Lý thuyết trật tự phân hạng
UNIQ +/- - Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết trật tự phân hạng
CR +/- - Tác động mạnh thứ 3 Lý thuyết trật tự phân hạng
DT2 +/- + Tác động mạnh thứ 4 Lý thuyết đánh đổi
SIZE +/- Không tác động
GRTA +/- Không tác động
BI
DT +/- + Tác động mạnh thứ 1 Lý thuyết đánh đổi
CR +/- - Tác động mạnh thứ 2 Lý thuyết trật tự phân hạng
DT2 +/- - Tác động mạnh thứ 3 Lý thuyết trật tự phân hạng
UNIQ +/- Không tác động
SIZE +/- Không tác động
GRTA +/- Không tác động
Tobin’s
Q
SIZE +/- + Tác động mạnh nhất Lý thuyết đánh đổi
CR +/- Không tác động
DT2 +/- Không tác động
UNIQ +/- Không tác động
DT +/- Không tác động
GRTA +/- Không tác động
Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả
21
CHƯƠNG 5
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ
5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu
5.1.1. Đối với ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh lên cấu trúc vốn
Kết luận tổng hợp về tác động của năng lực cạnh tranh đến câu trúc vốn các
doanh nghiệp niêm yết trên TTCNVN:
Kết quả kiểm định hàm bậc hai đối với năng lực cạnh tranh ở 3 chỉ số BI, HHI
và Tobin’s Q chỉ ra mối quan hệ phi tuyến tính giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh.
Kết quả quan hệ phi tuyến tính cũng được chỉ ra đối với các doanh nghiệp dịch vụ tiêu
dùng nhưng đối với các doanh nghiệp ngành thép, chỉ có tobin’s và HHI là có quan hệ
phi tuyến tính với cấu trúc vốn còn BI là tuyến tính.
Và kết quả hồi quy cũng cho thấy, có tồn tại tác động của năng lực cạnh tranh
lên cấu trúc vốn các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN, khi năng lực cạnh tranh
được đo lường bằng cả 3 chỉ số là thị phần HHI, BI và Tobin’s Q. Yếu tố thị phần
HHI và Tobin’s Q cho kết quả giống nhau là mối quan hệ có dạng hàm chữ U
ngược trong khi đó chỉ số BI thì cho kết quả ngược lại; là mối quan hệ dưới dạng
hàm chữ U.
Trong 3 chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh: HHI, BI và Tobin’s Q, ảnh
hưởng mạnh nhất là sự tác động của tonbin’s q (giá trị của cố phiếu) đến cấu trúc vốn
các doanh nghiệp niêm yết. Đóng vai trò không kém phần quan trọng là các tài sản
đảm bảo của doanh nghiệp, sự ảnh hưởng của yếu tố này chỉ sau Tobin’s Q. Thứ tự
ưu tiên ảnh hưởng giảm dần theo kết quả nghiên cứu lần lượt là: BI, HHI, ROA.
HHI và Tobin’s Q có tác động lên cấu trúc vốn theo hình chữ U ngược lên cấu trúc
vốn; Đồng thời, với điểm uống của HHI lên cấu trúc vốn là 8.2% và khoảng từ (0; 8.2%)
là khoảng làm cho cấu trúc tăng lên; khoảng từ (8.2%; 100%) làm cho cấu trúc vốn giảm
đi; Đồng thời khoảng (0; 2.87) của Tobin’s Q sẽ làm cho cấu trúc vốn tăng lên, khoảng
(2.87; max) làm cho cấu trúc vốn giảm đi;
Bên cạnh đó BI có tác động lên cấu trúc vốn theo hình chữ U. Với BI khoảng
từ (0; 14.10) làm cho cấu trúc vốn giảm đi và từ (14.10; max) làm cho cấu trúc vốn
tăng lên. Kết quả nghiên cứu tác động của năng lực cạnh tranh lên cấu trúc vốn có
quan hệ phi tuyến tính, tương đồng với nghiên cứu của Guney và cộng sự, (2011).
Điểm ngưỡng của năng lực cạnh tranh với chị số BI là 14.10; Điểm uốn của năng lực
cạnh tranh với chỉ số Tobin’s Q là 2.87.
Kết quả này một mặt gợi ý về sự ảnh hưởng của năng lực cạnh tranh lên cấu
trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCKVN, mặt khác quan trọng hơn,
22
cũng hàm ý cho chính sách quản trị tài chính của doanh nghiệp khi muốn mở rộng thị
phần, nâng cao năng lực cạnh tranh, thì việc xem xét tính toán chính sách cho cả 3
chỉ số HHI, BI và Tobin’s Q giúp cho chủ doanh nghiệp có thể tính toán ngưỡng để
nâng cao năng lực cạnh tranh ở mức vốn vay hợp lý. Bởi nếu việc nâng cao năng lực
cạnh tranh với việc đầu tư vốn quá dài hạn mà không tính đến khoảng dừng nhất
định thì nguy cơ thị phần giảm sút dẫn đến mất thị phần cũng như việc giảm doanh
thu, lợi nhuận, tăng chi phí là một xu hướng đã được báo trước. Chiến lược của
doanh nghiệp theo chiều sâu hay chiều rộng sẽ là vấn đề doanh nghiệp cần cân
nhắc. Nếu chiến lược theo chiều rộng thì tăng đầu tư theo vốn vay, còn theo chiều
sâu thì hạn chế mở rộng thị phần trong trường hợp năng lực cạnh tranh tính bằng chỉ
số BI mới bắt đầu tăng trưởng.
5.1.2. Đối với ảnh hưởng của cấu trúc vốn lên năng lực cạnh tranh
Đánh giá tổng hợp của cấu trúc vốn đến năng lực cạnh tranh các doanh
nghiệp niêm yết trên TTCKVN
Kiểm định hàm bậc 2 đối với HHI, BI và Tobin’s Q trong mối quan hệ giữa
cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh đã chỉ ra cấu trúc vốn DT và năng lực cạnh
tranh HHI, BI và Tobin’s Q là quan hệ phi tuyến tính. Kết quả khi nghiên cứu các
doanh nghiệp ngành thép: Tobin’s Q cũng quan hệ tuyến tính với cấu trúc vốn. Cả
BI và HHI cho kết quả quan hệ phi tuyến tính với cấu trúc vốn các doanh nghiệp
ngành thép, kết quả của ngành dịch vụ tiêu dùng cũng tương tư như kết quả của
ngành thép khi xác định mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh là
tuyến tính hay phi tuyến tính.
Cấu trúc vốn DT có tác động lên HHI và Tobin’s Q theo hình chữ U ngược và
tác động lên BI theo hàm tuyến tính. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của
Fosu (2013). Trong đó, khoảng tối ưu của cấu trúc vốn DT làm cho HHI tăng là (0;
54.42%), khoảng làm cho HHI giảm (54.42%; max); Đối với Tobin’s Q, khoảng cấu
trúc vốn làm cho Tobin’s Q tăng là (0; 52.17%) và khoảng làm cho Tobin’s Q giảm
là (52.17; max). Cấu trúc vốn tác động lên BI theo dạng tuyến tính ngược chiều.
Đánh giá ở các khía cạnh khác nhau: Một số quan điểm cho rằng,việc huy động
một lượng vốn vay lớn thúc đẩy doanh nghiệp trở thành đối thủ cạnh tranh khốc liệt
trên thị trường. Doanh nghiệp lớn hơn có xu hướng sử dụng nhiều nợ hơn để thúc đẩy
cạnh tranh trở lên linh hoat hơn (Grullon và cộng sự, 2006).
23
5.2. Một số khuyến nghị từ kết quả nghiên cứu
* Khuyến nghị về phía doanh nghiệp
Tổng hợp các khuyến nghị đối với các doanh nghiệp như sau:
Xác định mối quan hệ là tuyến tính hay phi tuyến giữa cấu trúc vốn và năng
lực cạnh tranh.
Xác định các điểm uốn để lập kế hoăch xây dựng cấu trúc vốn hợp lý và đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh
Xây dựng ngưỡng cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh hợp lý dựa trên việc
tính toán các chỉ số về năng lực cạnh tranh gồm HHI, BI và Tobin’s Q.
Xây dựng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kiểm soát đến cấu trúc vốn và
năng lực cạnh tranh khi nghiên cứu mối quan hệ giữa hai yếu tố này.
Xây dựng kế hoạch chiến lược về cấu trúc vốn gắn với năng lực cạnh tranh
nhằm tối đa hóa doanh thu, lợi nhuận và tối thiểu hóa các khoản chi phí.
Kiểm tra, giám sát các chính sách về cấu trúc vốn và năng lực cạnh tranh của
các đối thủ cạnh tranh trong ngành trong sự so sánh với ảnh hưởng của nền kinh tế
thế giới đến kinh tế của Việt Nam trong ngành đó.
Giải pháp tăng khả năng cạnh tranh là huy động và sử dụng có
hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp.
* Khuyến nghị đối với các tổ chức tín dụng
Các tổ chức tín dụng nên theo dõi tình hình hoạt động của các doanh nghiệp
niêm yết trên TTCKVN, có thể tính toán năng lực cạnh tranh dựa trên thị phần HHI
và Tobin’s Q, nhằm đưa ra các chính sách cho vay hợp lý đối với các doanh nghiệp
đang vay vốn của tổ chức mình. Đưa ra quyết định về tín dụng cho vay đối với doanh
nghiệp có nhu cầu vay mới khi mà thị phần HHI và Tobin’s Q có dấu hiệu tăng, các
tổ chức tín dụng nên hỗ trợ về chính sách vay vốn, các ưu đãi, thưởng cho các doanh
nghiệp niêm yết khi mà xét thấy việc vay vốn đó có thể mang lại lợi ích cho doanh
nghiệp nhiều hơn và trong đó cũng mang lại lợi ích cho các tổ chức tín dụng.
* Khuyến nghị về phía chính phủ
- Trong ngắn hạn: Chính phủ có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sau khủng
hoảng là cần thiết nhằm tạo động lực, khuyến khích các doanh nghiệp có thể phục hồi
nhanh chóng, duy trì ổn định và phát triển bền vững. Các chương trình hỗ trợ của
chính phủ sau khi được cân đối vào khả năng ngân sách quốc gia là cần thiết nhưng
vẫn cần đảm bảo một chính sách có thể phát huy được hiệu quả cho sự tồn tại và phát
triển của các doanh nghiệp. Cân đối lợi thế so sánh giữa hiệu quả thu được từ các
khoản thuế do các doanh nghiệp đóng góp nếu họ phát triển mạnh mẽ so với các chi
24
phí mả Chính phủ phải bù đắp để kéo các doanh nghiệp đi lên. Các chính sách hỗ trợ
có thể được cân nhắc như: cho vay ưu đãi, cấp vốn có thời hạn cho một dự án cụ thể
về nông nghiệp; công nghiệp; năng lượng hay công nghệ cao, quỹ bình ổn doanh
nghiệp, quỹ phát triển doanh nghiệp, quỹ tăng tốc phát triển doanh nghiệp, quỹ đầu tư
mạo hiểm.
- Trong dài hạn: Chính phủ xây dựng chính sách tiếp cận nguồn vốn dài hạn
dựa không chỉ cấp cho các doanh nghiệp đã tổn tại mà còn giúp cả các doanh nghiệp
mới thành lập với các dự án khả thi và đầy sức thuyết phục. Các chương trình vườn ươm
doanh nghiệp cần được triển khai hiệu quả nhằm đảm bảo sự tham gia rộng rãi hơn của
các doanh nghiệp mới. Nhằm đảo bảo mối liên hệ giữa một cấu trúc vốn hợp lý mà vẫn
đảm bảo khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, Chính phủ hỗ trợ nguồn vốn trong
giai đoạn nhất định nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, tạo động lực
cho các doanh nghiệp cùng phát triển.
5.3. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo
Cuối cùng, nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến năng lực cạnh tranh và
ngược lại tác động của năng lực cạnh tranh đến cấu trúc vốn cần hướng tới những
kiểm chứng không chỉ hiện tại mà cả trong tương lai, có thể dự báo cho những thời
ký nghiên cứu tiếp theo. Do đó, khi các dữ liệu nghiên cứu về chuỗi thời gian đủ dài,
quy mô đủ lớn để có thể kiểm chứng những tác động hai chiều giữa cấu trúc vốn và
năng lực cạnh tranh, không chỉ kiểm chứng cho các doanh nghiệp niêm yết trên
TTCKVN mà còn kiểm chứng cho cả các doanh nghiệp chưa niêm yết để có thể đưa
ra sự tồn tại các quy luật thị trường trong lĩnh vực nghiên cứu và cho các hàm ý chính
sách là mục tiêu mà nghiên cúu kỳ vọng. Điều này gợi ý một dư địa lớn cho các
nghiên cứu trong tương lai để có thể làm sâu sắc hơn ảnh hưởng hai chiều giữa cấu
trúc vốn và năng lực cạnh tranh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_thuc_trang_cau_truc_von_va_nang_luc_canh_tranh_cua_c.pdf