Luận án Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh các trường phổ thông trung học huyện Triệu sơn

Qua phân tích số liệu nghiên cứu: khi đánh giá về sự hiểu biết của học sinh thấy không có liên quan đến tầng lớp xã hội của bố mẹ với p<0,05. Về hiểu biết sự lây truyền của bệnh với trình độ học vấn của bố mẹ chúng tôi thấy không có liên quan đối với nhóm học vấn của bố nhưng có mối liên quan đối với nhóm học vấn của mẹ Hầu hết các em đều có thái độ, hành vi hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh, thái độ phòng tránh bệnh với các nhóm trường không có sợ khác biệt lớn, với 95,0% ở trường công lập và 92,8% ở trường dân lập.

doc96 trang | Chia sẻ: tienthan23 | Lượt xem: 11026 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh các trường phổ thông trung học huyện Triệu sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trình độ học vấn của mẹ Trình độ mẹ Kiến thức Tiểu học THCS THPT T.cấp C.đẳng ĐH p N % n % n % n % n % Tham gia vào XN HIV 36 87,8 324 95,9 380 95,2 36 92,3 20 83,3 0,003 Trao đổi thông tin hiểu biết với bạn bè 20 48,8 172 50,9 222 55,6 22 56,4 16 66,7 0,432 Trao đổi thông tin hiểu biết với cha mẹ 20 48,8 160 47,3 193 48,4 19 48,7 11 45,8 0,998 Thông cảm, giúp đỡ người bệnh 35 85,4 299 88,5 336 84,2 31 79,5 21 87,5 0,387 Không sử dụng ma túy 30 73,2 236 69,8 282 70,7 27 69,2 22 91,7 0,251 Không tham gia mại dâm 19 46,3 222 65,7 273 68,4 25 64,1 19 79,2 0,04 Tham gia tích cực vào hoạt động PC HIV/AIDS 34 82,9 305 90,2 348 87,2 37 94,9 23 95,8 0,247 Không yêu đương 7 17,1 83 24,6 107 26,8 11 28,2 4 16,7 0,529 Khác 3 7,3 19 5,6 16 4,0 0 0 0 0 0,092 Tổng 41 100 338 100 399 100 39 100 24 100 Nhận xét: Trình độ học vấn của mẹ có liên quan có ý nghĩa thống kê (p<0,05) đến thái độ thực hành của nhóm đối tượng nghiên cứu trong hành vi tham gia vào xét nghiệm HIV và hành vi không tham gia mại dâm. Trong các nhóm hành vi còn lại không có sự khác biệt trong nhóm đối tượng nghiên cứu với trình độ học vấn của mẹ. CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN Triệu Sơn là huyện trung du của tỉnh Thanh Hóa với 36 xã, thị trấn, kinh tế xã hội còn chậm phát triển, giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn. Trong những năm qua cùng với sự phát triễn của nền kinh tế, chính quyền các cấp, các ngành cũng như ngành y tế luôn quan tâm đến công tác CSSK nhân dân. Mạng lưới y tế cơ sở được đâu tư, cũng cố, nhất là các trạm y tế xã, thị trấn. Hơn 36/36 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đạt CQGVYTX, đã nâng cao được chất lượng công tác CSSK nhân dân, trong đó có công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tốt cả các lĩnh vực nói chung và truyền thông phòng chống HIV/AIDS nói riêng được nâng lên đáng kể. Tuy là Huyện trung du với mật độ dân số không đông, chỉ với 234.000 nhân khẩu nhưng huyện có tới 6 trường cấp 3 Công lập và một trường Dân lập với số lượng học sinh trờn 8500 em. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh của kinh tế xã hội. Quá trình giao lưu và hội nhập cũng diễn ra rất nhanh đã tác động rất lớn đến nhận thức và hành động của các em đối với các mặt của xã hội trong đó có hiểu biết và nhận thức về HIV/AIDS. 4.1. THÔNG TIN CHUNG VÀ NHỮNG ĐẶC TÍNH CỦA MẪU NGHIÊN CỨU Áp dụng công thức chọn mẫu cho một nghiên cứu cắt ngang, bằng phương pháp ngẫu nhiên, sau khi đã làm sạch số liệu, chúng tôi đã chọn được 841 em học sinh đang theo học tại 6 trường Công lập và một trường Dân lập tham gia vào nhóm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ các em được phân bổ tương đối đồng đều trong các nhóm lớp 10,11,12 với 29,6% ở nhóm lớp 10; 28,7% ở nhóm lớp 11 và 41,7% ở nhóm lớp 12. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết học sinh được phỏng vấn có tuổi tương xứng với độ tuổi đi học. Trong đó 16 tuổi chiếm 27,0%; 17 tuổi chiếm 31,5% và 18 tuổi chiếm 39,7%, chỉ có 1 học sinh là 15 tuổi và 14 học sinh lớn hơn 18 tuổi (biểu đồ 3.1 và 3.2). Ngoài ra số học sinh tham gia vào nhóm nghiên cứu thì giới nữ chiếm ưu thế với phân bố nữ/nam ≈ 1.7.(biểu đồ 3.3). Qua nghiên cứu cũng cho thấy tầng lớp của bố mẹ trong nhóm học sinh được nghiên cứu chủ yếu là nông dân, với 79,2% ở bố và 82,4% ở mẹ (bảng 3.4). Bên cạnh đó trình độ học vấn của bố mẹ chủ yếu ở khối trung học và trung học phổ thông với 84,7% ở nhóm bố và 87,6% ở mẹ (biểu đồ 3.5). Chỉ có một số rất ít bố mẹ có trình độ Đại học và trên Đại học. Điều này phù hợp với địa bàn huyện Triệu Sơn là huyện thuần nông. 4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG VỀ PHỒNG CHỐNG HIV/AIDS 4.2.1. Kiến thức về HIV/AIDS của học sinh Mặc dù đã trải qua hơn ba thập niên kể từ khi phát hiện ra ca bệnh đầu tiên về HIV, tuy vậy cho đến nay sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người bệnh HIV/AIDS cũng như tìm hiểu về HIV/AIDS vẫn đang còn là một thách thức lớn đối với cộng đồng và xã hội. Kỳ thị là có thái độ tiêu cực đối với một cá nhân hoặc nhóm người vì bản chất hoặc những đặc điểm của họ. Chẳng hạn như kỳ thị nam nữ vì khác giống với mình, kỳ thị tuổi tác vì già trẻ hơn mình, kỳ thị người khác màu da, không cùng nghề nghiệp. Kỳ thị với người bệnh HIV/AIDS có thờ̉ là xa lánh, hắt hủi và coi họ là những thành phần xấu trong xã hội; người có những hành vi không bình thường; bệnh của họ là hậu quả của không đạo đức, thiếu trách nhiệm; họ đã gây tiếng xấu cho gia đình, làng xóm; bệnh của họ nguy hiểm, dễ lây nếu tiếp xúc, tới gần. Họ bị cô lập, loại trừ ra khỏi các sinh hoạt chung và giới hạn tiếp cận các dịch vụ cần thiết cho đời sống, không được giúp đỡ trong công việc, không được phục vụ tại các nhà hàng, tiệm ăn. Tại các trường học, con cái của họ bị cho ngồi riêng, đôi khi bị từ chối.... Thường thường kỳ thị bắt nguồn từ sự không hiểu biết với nguyên nhân, cách lây lan và diễn tiến của bệnh. Nhiều khi cũng có sự kỳ thị với nhóm người mang bệnh nhiều hơn như giới mãi dâm, nghiện ngập, người có khuynh hướng tình dục khác thường. Vì vậy, việc trang bị kiến thức chung hiểu biết về HIV/AIDS cho mọi người nói chung và học sinh phổ thông trung học nói riêng có ý nghĩa rất to lớn. Bằng phương pháp chấm điểm cho từng câu trả lời kiến thức chung về HIV/AIDS (bao gồm nguyên nhân gây bệnh, đường lây, cách phòng tránh), kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức toàn diện về HIV của học sinh phổ thông Huyện Triệu Sơn là khá tốt, với tỷ lệ 98,1% (biểu dồ 3.4) kiến thức hiểu biết đúng HIV/AIDS là bệnh nguy hiểm. Cũng như có tới 94,4% (biểu đồ 3.6) các em biết được virus HIV là tác nhân gây ra bệnh. Khi xem xét kiến thức hiểu biết về đường lây truyền HIV/AIDS chúng tôi cũng thu được kết quả rất cao. Có tới 92,4% số em học sinh tham gia nghiên cứu đó trả lời HIV/AIDS có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục không lành mạnh, tiếp theo với 89,4% là qua đường mẹ truyền sang con và 85,4% qua đường truyền máu không an toàn, 77,4% qua đường tiêm chích (biểu đồ 3.5). Về kiến thức phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS, tỷ lệ các em học sinh hiểu biết về các cách phòng chống lây nhiễm bệnh cũng rất cao: với 84,4% các em cho rằng cần phải XN người cho máu, 82,3% cho rằng cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục và 80,4% cần dùng bơm tiêm sạch. Tuy vậy bên cạch đó cũng vẫn còn 9,8% các em trong nhóm nghiên cứu cho rằng cần phải cách ly người nhiễm để phòng tránh bệnh. Một tỷ lệ không nhỏ 16,5% các em vẫn cho rằng muỗi đốt cũng có thể là nguyên nhân lây truyền bệnh (bảng 3.3). Nghiên cứu của Đặng Tuấn Đạt và cộng sự về tìm hiểu kiến thức, thái độ, hành vi về HIV/AIDS của cộng đồng dân cư ở thành phố Buôn Ma Thuột Đắc Lắc năm 2006 cho thấy, hiểu biết đúng về tác nhân, đường lây, cách phòng HIV/AIDS: nhóm dân cư bình thường tương ứng 70,4%; 74,5%; 76,3. Nhóm có hành vi nguy cơ cao là 81,8%; 82,7%; 84,5%. Nhóm có hành vi nguy cơ cao có kiến thức cao hơn nhóm dân cư bình thường. Về thái độ chấp nhận, gia đình và cộng đồng không xa lánh và người sử dụng lao động không phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS: Nhóm dân bình thường là 31,3%; 53%; 44,7%; 30,8%. Nhóm có hành vi nguy cơ cao là 80,9%; 72,7%; 73,6%; 81,8%. Nhóm có hành vi nguy cơ cao ít có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử xa lánh với người nhiễm HIV/AIDS so với nhóm dân cư bình thường. Về hành vi của nhóm đối tượng có nguy cơ lây truyền HIV/AIDS cao: Tiêm chích chung bơm kim tiêm: 97,8%. Người đã nhiễm HIV tiếp tục tiêm chích ma túy 95,2%. Người nhiễm HIV có QHTD không dùng BCS: 90,5% [7]. Điều này có thể giải thích là do những năm qua ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa công tác tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS đã được trú trọng. Tại các trạm y tế thường xuyên tổ chức các đợt, chiến dịch truyền thông lồng ghép các chương trình y tế nói chung và tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS nói riêng. Tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, thành lập “Câu lạc bộ đồng cảm phòng chống HIV/AIDS” mà nòng cốt là cán bộ y tế, hội phụ nữ, thanh niên, các ban, ngành của xã, đặc biệt là có sự tham gia của người có HIV và gia đình họ hoặc vợ của những người đi làm ăn xa. Định kỳ hàng tháng, Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình hoạt động cho cả tháng, quý, tổ chức sinh hoạt với các chủ đề phong phú, đa dạng nên thu hút được rất nhiều người tham gia, qua đó kiến thức của cộng đồng về phòng chống HIV/AIDS được nâng lên rõ rệt. Bên cạch đó đội ngũ y tế thôn bản xuống tận hộ gia đình để làm công tác tuyên truyền tư vấn tại hộ gia đình, lồng ghép nhiều nội dung như làm mẹ an toàn, chăm sóc trước sinh, phòng chống suy dinh dưỡng, phòng chống HIV/AIDS... Tại tất cả các trạm y tế đều có góc tư vấn về các chủ đề cho mọi người. Phối hợp với Chương trình quốc gia về CSSKSS với Dự án các trạm y tế tổ chức các đợt tuyên truyền về BCS và phát BCS miễn phí tại cộng đồng. Cán bộ y tế xã được tập huấn kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs) và tại trạm được đầu tư hệ thống xét nghiệm, các test phát hiện nhanh STDs, qua đó cũng góp phần sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị kịp thời STDs giảm nguy cơ nhiễm HIV với đối tượng nhiễm STDs. Ngoài ra đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh phổ thông trung học, là nhóm đối tượng tương đối nhạy cảm và bắt cập nhanh với các kiến thức. Sự phối hợp và tuyên truyền giáo dục về bệnh trong nhà trường cũng là nhân tố tích cực. Các em được tuyên truyền, giáo dục về HIV/AIDS trong các bài giảng, trong những tiết học ngoại khóa hoặc trên thư viện với sách báo và mạng Internet phổ rộng khắp các trường. 4.2.2. Thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh. Như ta biết, hậu quả của sự thiếu hiểu biết đầy đủ kiến thức về HIV là một trong những nguyên nhân làm dịch bệnh HIV/AIDS dẫn đến khó kiểm soát. Sự kỳ thị có khi từ phía cộng đồng hoặc từ chính bản thân người bệnh cũng có thái độ tiêu cực với chính mình. Họ tự cảm thấy xấu hổ, đáng trách về hành động của mình, sợ bị coi thường miệt thị rồi xa lánh cộng đồng, không tìm kiếm sự giúp đỡ trị liệu, không timg hiểu thông tin về bệnh, đôi khi lại xa lánh người đồng cảnh ngộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tại nhiều quốc gia Châu phi, phụ nữ bị kỳ thị hơn nam giới, họ bị người chồng truyền bệnh cho rồi còn bị chế diễu, quấy rối, đe dọa hành hung, không cho hưởng tiện nghi điều trị đôi khi còn bị đuổi khỏi nhà. Sự thiếu hiểu biết về bệnh HIV/AIDS dẫn đến các hậu quả tai hại như: Bệnh trở nên khó kiểm soát và người bệnh không dám thảo luận về các phương pháp phòng tránh bệnh. Người bệnh không dám ra mặt chữa trị, phải loay hoay tự lo liệu, sống trong thiếu thốn, buông xuôi, chờ đợi. Người nghi bị bệnh không đi thử nghiệm và sợ bị biết là dương tính, mất việc làm, bị xa lánh. Tạo sự chia rẽ trong cộng đồng dân chúng. Riêng tại Việt Nam, theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung Ương, có hai địa điểm mà người nhiễm HIV bị kỳ thị nặng nề nhất đó là tại cơ sở y tế và gia đ́nh. Sự phân biệt đối xử và thành kiến này cần được xóa bỏ bằng cách phổ biến rộng rãi các kiến thức cần biết về HIV/AIDS cho mọi tầng lớp dân chúng, kích lệ sự tham gia của người nhiễm HIV, lập ra các nhóm đồng đẳng để họ sinh hoạt, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường nhân viên tư vấn, cung cấp dịch vụ chữa trị và thuốc men. Kết quả nghiên cứu của chúng tụi cho thấy phần lớn các em học sinh tham gia vào nhóm nghiên cứu đã có kiến thức hiểu biết rất tốt về bệnh: 96,0% các em cho rằng bệnh có thể phòng tránh được và có tới 88,8% cho rằng cần tham gia tích cực vào các hoạt động của Trường, lớp về phòng chống HIV/AIDS, 71,0% cho rằng không sử dụng ma túy. Mặc dù vậy bên cạch đó vẫn còn một tỷ lệ nhỏ 1,9% học sinh cho rằng bệnh là không thể phòng tránh được và 2,1% trả lời không biết (biểu đồ 3.7). Nghiên cứu ban đầu nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Hòa Bình năm 2003-2004 của Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự cho thấy: Tỷ lệ người dân có hiêu biết đúng và đầy đủ về 4 đường lây truyền HIV/AIDS không nhiều 25,4%. Tuy nhiên cũng không có nhiều người có nhu cầu tìm kiếm thông tin tìm hiểu về bệnh HIV/AIDS 35,2%. Như vậy, mặc dù thực ra đa số người đân biết HIV/AIDS là nguy hiểm, là không có thuốc chữa, là chết người, là vấn đề sức khỏe rất nguy hiểm nhưng họ không hề có dự định tìm hiểu thấu đáo vấn đề này. Rõ ràng người dân còn thụ động khi tìm kiếm thông tin. Đó chính là khoảng trống giữa kiến thức - thái độ và thực hành của người dân xung quanh vấn đề HIV/AIDS. Những hiểu biết cơ bản của người dân chỉ dừng lại ở những vấn đề cơ bản như nguy cơ nhiễm, mức độ nguy hiểm, đường lây. Tuy nhiên kiến thức cơ bản nhất là đường lây thì chỉ có 25,4% biết đúng và đủ về đường lây truyền. Kiến thức và hiểu biết có sự chênh lệch giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau và giữa nhóm kết hôn và chưa kết hôn. Đặc biệt có một khoảng cách khá xa giữa kiến thức và thực hành, có 25,4% hiểu biết đúng về đường lây thì chỉ có 51,6% biết đủ tác dụng của BCS nhưng chỉ có 23,7% trong số này là sử dụng. Trong tất cả các chiến lược về dự phòng, kiểm soát bệnh truyền nhiễm thì truyền thông luôn có vai trò quan trọng hàng đầu và quyết định thành công vì vậy truyền thông luôn phải đi trước. Đối với HIV, điều này lại càng đúng và bức thiết, thời gian qua chúng ta đã và đang đẩy mạnh công tác này. Tuy nhiên, truyền thông về HIV/AIDS vẫn chưa đạt hiệu quả như chúng ta mong đợi. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tới 88,8% các em học sinh trong nhóm nghiên cứu cho rằng cần tham gia tích cực vào các hoạt động của Trường, lớp về phòng chống HIV/AIDS và 71,0% không sử dụng ma túy. Tuy vậy chỉ có 53,7% các em có hành vi chia sẻ, tìm hiểu thật sự về bệnh tật đối với bạn bè và 47,9% có chia sẻ tâm sự với bố mẹ gia đình và người thân. Điều này chứng tỏ công tác giáo dục, truyền thông cần đa dạng hơn nữa cả về hình thức và nội dung, có tính đến sự phù hợp về thời gian để người dân dễ tiêp cận. 4.3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC HIỂU BIẾT, PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 4.3.1. Nguồn cung cấp thông tin Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi có nguy cơ; nâng cao số lượng, chất lượng, tính phù hợp, hiệu quả của các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông. Xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên gắn liền với đội ngũ cộng tác viên y tế thôn bản và các cán bộ ở các ban, ngành, đoàn thể ở các xã, phường, thị trấn. Phân công trách nhiệm cụ thể về thực hiện công tác thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi cho từng Bộ, Ngành, địa phương; đưa các nội dung về phòng lây nhiễm HIV/AIDS, giáo dục sức khỏe sinh sản vào trong chương tŕnh đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo dục dạy nghề và phổ thông [3]. Nghiên cứu của chúng tôi tập chung ở nhóm đối tượng là thanh thiếu niên đang theo học tại các trường trung học. Đây là nhóm đối tượng có nhiều cơ hội tiếp cận đến các nguồn thông tin nhất. Với 66,0% và 64,3% các em trả lời nguồn thông tin hiểu biết về bệnh thông qua sách báo tài liệu và ngoại khóa. Trong khi đó chỉ 26,3% cho biết nguồn thông tin qua bài giảng và 11,4% qua cha mẹ. Điều này một lần nữa thể hiện công tác truyền thông về bệnh còn nhiều bất cập, chưa rộng khắp đến tất cả các đối tượng xã hội. Kết quả này cũng tương đương với kết quả của một số nghiên cứu được thực hiện trước đó tại một số địa phương của các tác giả khác trong cả nước. Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế tại một số bệnh viện trong công tác phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS của Nguyễn Huy Nga và cộng sự tại Hà Nội, Bắc Giang và Hà Tây năm 2005 chỉ ra nguồn thông tin nhận được về HIV từ đài báo chiếm tỷ lệ cao nhất gần 90%. Một nghiên cứu kiến thức, thái độ và thực hành khác ở phụ nữ mang thai (PNMT) tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Khánh Hòa năm 2009 cho thấy, tỷ lệ PNMT được nghe về HIV/AIDS là 94,75% và nguồn cung cấp thông tin từ đài, báo, tivi chiếm 89,3%, bạn bè và người thân 18,8%. 4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống HIV/AIDS Thiết kế bộ câu hỏi trong nghiên cứu của chúng tôi được phân theo độ tuổi và giới tính. Cùng với sự trả lời đúng hay không đúng hiểu biết về sự nguy hiểm của bệnh và các kiến thức về đường lây truyền, phòng tránh, tác nhân gây bệnh. Bộ câu hỏi chia là nhiều mục đảm bảo khảo sát tương đối hoàn thiện và sát mục tiêu. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại các bảng từ 3.7 đến 3.10 trong đó: Khảo sát về mối liên quan giữa kiến thức và giới tính, chỉ số OR = 2,22, p >0,05 cho thấy hiểu biết của các em học sinh phổ thông về HIV/AIDS không liên quan đến giới tính. Phân tích kiến thức hiểu biết về sự nguy hiểm của bệnh nhận thấy lứa tuổi càng cao thì nhận thức về sự nguy hiểm của bệnh càng tốt. Từ 27,0% ở lứa tuổi 16 đến 39,9% ở lứa tuổi 18. Điều này là phù hợp vì nhóm tuổi 18 các em hầu hết đang học tại khóa 12 và đó có 2 năm tham gia học tại các trường trung học cũng như kiến thức về xã hội được mở rộng hơn. Nghiên cứu của Đặng Nguyễn Anh năm 2005 tại Kiến Xương, Thái Bình trên nhóm đối tượng là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nhận thấy, nhóm đối tượng trẻ 40 tuổi có kiến thức thấp hơn so với nhóm từ 20 – 39 tuổi, điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ nhiễm HIV của họ cũng nhiều hơn. Trương Văn Thạo, 2008 khi nghiên cứu về KAP HIV/AIDS của học sinh trung học tại TP Hải Dương nhận thấy tỷ lệ hiểu biết về sự nguy hiểm của bệnh đồng đều trong các nhóm tuổi từ 16 đến 18. Trong đó có đến 98,2% số học sinh ở cả 3 khối cho biết bệnh nguy hiểm. Về kiến thức đường lây truyền bệnh, đa số các em hiểu biết, nhận thức sâu sắc về một số nhóm đường lây truyền bệnh chủ yếu như: ở nhóm kiến thức bệnh có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không lành mạnh 96,9% nhóm tuổi 16, 91,3% nhóm tuổi 17 và 91,0% nhóm tuổi 18 nhận thức được điều này. Kiến thức về đường lây truyền từ mẹ sang con các em cũng có nhận thức hiểu biết rất tốt 90,7% ở nhóm tuổi 16; 89,8% nhóm tuổi 17 và 88,6% nhóm tuổi 18. Bên cạnh đó vẫn còn một số các em cho rằng HIV/AIDS cũng có thể lây truyền qua đường muỗi rệp đốt (21,2%; 13,2%; 15,6%), bắt tay, hôn nhau và ăn chung bát đĩa (bảng 3.8). So sánh kết quả này với một số nghiên cứu khác chúng tôi nhận thấy: kiến thức về đường lây truyền bệnh của học sinh phổ thông trung học trên địa bàn huyện Triệu Sơn tương đối giống với một số nghiên cứu cũng trên nhóm đối tượng học sinh phổ thông của các tác giả trên một số đại bàn khác. Trương Văn Thạo, 2008 nghiên cứu về KAP trên đối tượng là học sinh phổ thông trung học tại TP Hải Dương cho kết quả, có từ 74,7% đến 98,7% các em học sinh biết được đường lây truyền của HIV chủ yếu là mẹ truyền sang con, tiêm chích ma túy và quan hệ tình dục không lành mạnh. Khương Văn Duy, Chu Khắc Tâm, 2006 nghiên cứu về KAP của học sinh phổ thông trung học tại địa bàn Hải Phòng cũng nhận thấy 89% học sinh có hiểu biết về đường lây truyền bệnh. Hồ Thiên Nga, 2002 nghiên cứu trên học sinh tại Lương Sơn, Hòa Bình cũng cho kết qủa 87,4% học sinh có nhận thức đúng về đường lây truyền bệnh. Về kiến thức phòng tránh bệnh, hầu hết các biện pháp mà chúng tôi nêu ra trong bộ câu hỏi được các em trả lời với kết quả cao thể hiện được sự hiểu biết tương đối toàn diện. Kết quả của nhóm kiến thức được mong đợi như: quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, dùng bơm tiêm sạch, XN người cho máu đều có kết quả rất cao từ 77,1% đến 92,9%. Trong đó hiểu biết về phòng tránh bệnh qua đường tình dục thông qua sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đạt từ 77,4% nhóm 17 tuổi đến 92,9% nhóm > 18 tuổi. Hiểu biết về phòng tránh bệnh thông qua hành động không dùng chung bàn chải, dao cạo râu chiếm tỷ lệ ít hơn chỉ từ 56,6%, nhóm 17 tuổi đến 69,6% nhóm 16 tuổi. Tuy nhiên vẫn còn một số các em hiểu sai cho rằng cần phải cách ly người nhiễm và phòng bệnh thông qua phòng trừ muỗi đốt. Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Trương Văn Thạo, 2008 ở TP Hải Dương là 72,2% đến 96,5% các đối tượng có hiểu biết đúng về bệnh. Về kiến thức tác nhân gây bệnh hầu hết các em học sinh có hiểu biết về tác nhân gây bệnh là virus HIV từ 92,9% đến 100% ở các nhóm tuổi. Bên cạnh đó vẫn còn một số lượng nhỏ các em có những hiểu biết sai lệch về tác nhân gây bệnh là nấm, kí sinh trùng hoặc không biết. 4.3.3. Mối liên quan giữa kiến thức và nghề nghiệp, học vấn, tầng lớp bố mẹ Thiết kế nghiên cứu của chúng tôi dành một phần lớn đánh giá, so sánh kiến thức của học sinh trong hoàn cảnh gia đình nhằm hiểu biết và phát huy tốt hơn về công tác truyền thông của bệnh. Khi đánh giá sự hiểu biết của các em học sinh trong mối quan hệ về tầng lớp xã hội của bố mẹ (bảng 3.11) chúng tôi nhận thấy: sự hiểu biết của nhóm đối tượng không liên quan đến tầng lớp của bố mẹ với p>0,05 Về kiến thức đường lây truyền bệnh bảng 3.12 cũng cho thấy sự hiểu biết về đường lây truyền bệnh của các em không có liên quan đến tầng lớp của bố mẹ. Tuy vậy về kiến thức về phòng tránh bệnh của nhóm đối tượng nghiên cứu có ảnh hưởng đôi chút của tầng lớp bố mẹ. Khi phân tích mối liên quan đến tầng lớp của bố chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt trong nhóm đối tượng là con của bố làm nông nghiệp với con của bố làm các công việc khác ở hai mảng kiến thức phòng tránh là: khử trùng dụng cụ và xét nghiệm người cho máu p<0,05. Tương tự như vậy ở nhóm có mẹ làm nông nghiệp và mẹ làm cách công việc khác cũng có sự khác biệt ở mảng kiến thức: khử trùng dụng cụ và cách ly người nhiễm bệnh. 4.3.4. Mối liên quan giữa kiến thức và học vấn của bố mẹ Khi xem xét mối liên quan giữa kiến thức hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và trình độ học vấn của bố mẹ chúng tôi nhận thấy. Về kiến thức hiểu biết sự nguy hiểm của bệnh không có sự khác biệt trong các nhóm đối tượng so với trình độ học vấn của bố. Tuy vậy khác biệt lại có ý nghĩa thống kê trong các nhóm học vấn của mẹ với p<0,001. Điều này chứng tỏ các em có ảnh hưởng rất lớn từ mẹ. Về nhóm kiến thức đường lây truyền bệnh bảng 3.15 cho thấy cũng có sự khác biệt trong hai nhóm trình độ học vấn của bố và mẹ đối với hiểu biết đường lây truyền là đường tiêm chích. Về nhóm kiến thức phòng tránh bệnh chúng tôi cũng thấy có sự khác biệt ở một số kiến thức như: dùng bơm tiêm sạch và XN người cho máu. Đặc biệt trong kiến thức về quan hệ tình dục không lành mạnh sự khác biệt chỉ có ý nghĩa đối với trình độ học vấn của mẹ. Điều này phù hợp xu thế các em chỉ tìm sự hoặc trao đổi vấn đề “tế nhị” này với mẹ của người Việt Nam. Như vậy nhìn chung kiến thức hiểu biết về HIV/AIDS đã phổ cập đến hầu hết các bộ phận dân cư và tầng lớp xã hội. Tuy vậy mặt bằng kiến thức còn bị bó hẹp trong phạm vi các kiến thức cộng đồng chung chung, chưa bao quát được tổng thế. Nghiên cứu ban đầu nâng cao nhận thức phòng chống HIV/AIDS tại tỉnh Hòa Bình năm 2003-2004 của Nguyễn Thị Mai Hương và cộng sự cho thấy: Tỷ lệ người dân có hiểu biết đúng và đầy đủ về 4 đường lây truyền HIV/AIDS không nhiều 25,4%. Tuy nhiên cũng không có nhiều người có nhu cầu tìm kiếm thông tin về HIV/AIDS chỉ với 35,2% số đối tượng trong nghiên cứu. Như vậy, mặc dù thực ra đa số người dân biết HIV/AIDS là nguy hiểm, là không có thuốc chữa, là chết người, là vấn đề sức khỏe rất nguy hiểm nhưng họ không hề có dự định tìm hiểu thấu đáo về vấn đề này. Rõ ràng người dân còn thụ động khi tìm kiếm thông tin. Đó chính là khoảng trống giữa kiến thức - thái độ và thực hành của người dân xung quanh vấn đề HIV/AIDS. Những hiểu biết cơ bản của người dân chỉ dừng lại ở những vấn đề cơ bản như nguy cơ nhiễm, mức độ nguy hiểm, đường lây. Tuy nhiên kiến thức cơ bản nhất là đường lây thì chỉ có 25,4% biết đúng và đủ về đường lây truyền. Kiến thức và hiểu biết có sự chênh lệch giữa các nhóm nghề nghiệp khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau và giữa nhóm kết hôn và chưa kết hôn. Đặc biệt còn một khoảng cách khá xa giữa kiến thức và thực hành 4.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS Khoa học đã chứng minh, để thay đổi một hành vi nào đó thì cần phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Trước hết phải có nhận thức, hiểu biêt về hành vi đó, phân tích nó có hại hay không, hại như thế nào, sau đó mới có thái độ dứt bỏ hành vi đó một cách khoa học được. Nhưng điều quan trọng là phải thực hành việc từ bỏ hành vi đó một cách bền bỉ, kiên trì nhằm loại bỏ hẳn nó. Về nguyên lý là như vậy nhưng trong thực tế thực hành để có kết quả thực sự khó khăn. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, mặc dù kiến thức hiểu biết về phòng chống HIV/AIDS là tốt, nhưng chưa chắc thái độ thực hành của các em đó hoàn hảo. Phân tích thái độ thực hành phòng chống HIV/AIDS của các em học sinh có liên quan đến giới tính( bảng 3.17) cho thấy: Hầu hết các em đó có thái độ tham gia tích cực như; tham gia vào XN HIV, tham gia tích cực vào hoạt động phòng tránh HIV/AIDS với tỷ lệ từ 84,6% đến 96,2%. Đây cũng là hai hành vi có sự khác biệt giữa hai nhóm giới tính. Về mối liên quan giữa thái độ thực hành và nhóm lớp, chúng tôi nhận thấy khác biệt hầu như không có ý nghĩa thống kê với đa số các loại hình thái độ hành vi. Khác biệt chỉ có ý nghĩa ở nhóm hành vi không tiêm chích ma túy và không yêu đương. Điều này cũng dể hiểu vì quan niệm về tình yêu ở các nhóm tuổi này đang có sự thay đổi lớn. Về mối liên quan giữa thái độ, hành vi với các nhóm trường không có sự khác biệt lớn. Hầu hết các em học sinh có thái độ tích cực trong các nhóm hành vi thực hành phòng chống HIV/AIDS tỷ lệ đạt được tương đối cao 95,0% ở trường Công lập và 92,8% ở trường Dân lập Xem xét thái độ thực hành phòng chống HIV/AIDS của các em với học vấn, trình độ và tầng lớp của bố mẹ chúng tôi cũng thu được kết quả rất cao. Hầu hết các em đó có thái độ tích cực khi tham gia vào các nhóm hành vi. Trong nghiên cứu thực trạng và các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống HIV/AIDS của học sinh THPT huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương của Nguyễn Thành Công chỉ ra, kiến thức phòng chống HIV/AIDS của học sinh đạt 85,9%, vẫn có 43,3% cho rằng muỗi đốt cũng lây truyền HIV, 49,1% không biết quan hệ tình dục đồng giới có thể làm lây truyền HIV, kiến thức mà các em có chủ yếu tiếp thu từ thông tin đại chúng 97,9%, thầy cô 80,7%. Có 48,8% có thái độ đúng, tích cực. 99,2% có thực hành đúng về phòng lây nhiễm HIV 4.5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU 4.4.1. Điểm mạnh: Đề tài “ Thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành phòng, chống HIV/AIDS của học sinh các trường phổ thông trung học Huyện Triệu Sơn” với cỡ mẫu 841 học sinh được thu thập tại 6 trường Công lập và một trường Dân lập đúng trên địa bàn huyện, theo công thức tính xác xuất do đó đại diện được cho quần thể học sinh của Huyện. Trước khi tiến hành nghiên cứu, các chỉ tiêu, khái niệm được đưa ra rõ ràng, thống nhất. Bộ câu hỏi được thiết kế rõ ràng, dễ trả lời, các điều tra viên được phổ biến và tập huấn kỹ, có giám sát điều tra. Tất cả yếu tố trên góp phần hạn chế sai sót trong quá trình nghiên cứu. 4.4.2. Hạn chế Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang nên kết quả chỉ phản ánh thực trạng kiến thức của học sinh về phòng chống HIV/AIDS tại thời điểm nghiên cứu. Chưa nghiên cứu được một số yếu tố ảnh hưởng đến thực hành của học sinh về phòng chống HIV/AIDS. 4.4.3. Những đóng góp: Lần đầu tiên triển khai nghiên cứu đề tài này tại huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của học sinh phổ thông trung học về phòng chống HIV/AIDS và xác định một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào chương trình CSSK ban đầu nói chung, chương trình phòng chống HIV/AIDS nói riêng. Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng vào các huyện có đặc điểm, điều kiện tương tự huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa KẾT LUẬN Qua khảo sát tiến hành nghiên cứu và phân tích số liệu từ 841 học sinh được thu thập tại 6 trường Công lập và một trường Dân lập đóng trên địa bàn huyện Triệu sơn. Từ kết quả phân tích số liệu và bàn luận trên chúng tôi nêu ra một số kết luận sau. 1. THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG BỆNH HIV/AIDS 1.1. Kiến thức. Nhìn chung kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức toàn diện về HIV/AIDS của học sinh phổ thông trung học huyện Triệu sơn là khá tốt: với tỷ lệ 98,1% hiểu biết đúng HIV/AIDS là bệnh nguy hiểm; 94,4% biết được virus HIV là tác nhân gây ra bệnh; 92,4% biết HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục không lành mạnh, 89,4% biết HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con và 85,4% lây truyền qua đường truyền máu không an toàn, 77,4% qua tiêm chích. Bên cạnh đó, khi được hỏi về các cách phòng tránh bệnh hầu hết các em cũng có kiến thức hiểu biêt tương đối tốt: có tới 84,4% biết rằng cần phải xét nghiệm người cho máu; 82,3% cho rằng cần dùng bao cao su khi quan hệ tình dục và 80,4% cho rằng cần dùng bơm tiên sạch. Tuy vậy vẫn còn một số lượng nhỏ các em chiếm 9,8% vẫn cho rằng cần phải cách ly người nhiễm để phòng tránh bệnh; 16,5% vẫn cho rằng HIV có thể lây truyền do muỗi đốt. 1.2. Thái độ, thực hành Tỷ lệ học sinh có thái độ đúng, thực hành về hiểu biết và phòng tránh bệnh trong nghiên cứu cũng đạt mức rất cao: có tới 96,0% các em cho rằng bệnh có thể phòng tránh được; 88,8% cho rằng cần tham gia tích cực vào các hoạt động phòng tránh bệnh, trong đó: 71,0% cho rằng không sử dụng ma túy.Tuy nhiên có rất ít với 47,9% các em có chia sẻ, tâm sự với bố mẹ và người thân về bệnh tật và 53,7% có chia sẻ và tìm hiểu thật sự về bệnh tật đối với bạn bè. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ chiếm 1,9% cho rằng bệnh không thể phòng tránh được. 2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC HIỂU BIẾT, PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS 2.1. Nguồn cung cấp thông tin Nghiên cứu của chúng tôi thiết kế trên nhóm đối tượng là học sinh phổ thông, là nhóm đối tượng có nhiều cơ hội tiếp cận nhất đến các nguồn thông tin. Tuy vậy kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có 26,3% cho biết hiểu biết về bệnh thông qua bài giảng. Bên cạnh đó có tới 66,0% và 64,3% cho biết nguồn thông tin chủ yếu các em có được là thông qua sách báo và ngoại khóa. 2.2.Mối liên quan giữa kiến thức và nghề nghiệp, học vấn, tầng lớp của bố mẹ Qua phân tích số liệu nghiên cứu: khi đánh giá về sự hiểu biết của học sinh thấy không có liên quan đến tầng lớp xã hội của bố mẹ với p<0,05. Về hiểu biết sự lây truyền của bệnh với trình độ học vấn của bố mẹ chúng tôi thấy không có liên quan đối với nhóm học vấn của bố nhưng có mối liên quan đối với nhóm học vấn của mẹ Hầu hết các em đều có thái độ, hành vi hiểu biết về nguyên nhân gây bệnh, thái độ phòng tránh bệnh với các nhóm trường không có sợ khác biệt lớn, với 95,0% ở trường công lập và 92,8% ở trường dân lập. KHUYẾN NGHỊ Từ những kết quả trên, chúng tôi có một số kiến nghị sau Ngành y tế và nghành giáo dục Huyện Triệu Sơn, Thanh hóa nói riêng, và nghành y tế, giáo dục nói chung của đất nước cần phối hợp tốt hơn nữa với các ban nghành khác trong công tác lồng ghép truyền thông giáo dục về kiến thức, thái độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS trong toàn đân, đặc biệt là trong tầng lớp học sinh phổ thông trung học. 4.4. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU TỪ THÁNG 9/2010-6/2011 Nội dung T12 T11 T1 T2 T3 T4 T5 T6 1. Hoàn thiện đề cương nghiên cứu 2. Hoàn tất thủ tục hành chính 3. Tập huấn cho cán bộ tham gia 4. Khám phát hiện, điều tra thu thập số liệu 5. Phân tích xử lý số liệu đó thu thập 6. Hoàn thành báo cáo, nghiệm thu đề tài 7. Thảo luận, khuyến nghị và kế hoạch hành động tiếp theo với chính quyền địa phương và y tế TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt Ban phòng chống AIDS, Bộ Y tế - Tiểu ban pháp luật và chế độ chính sách (2002), Hỏi đáp pháp luật về phòng chống HIV/AIDS, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội. Ban Khoa Giáo Trung ương (2005), Hội thảo điều trị thay thế nhằm dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS: Kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề đặt ra ở Việt Nam. Bộ Y tế (2008), Đánh giá giữa kỳ Dự án “Phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới tài trợ, 2008. Bộ Y tế (2009), Báo cáo tổng kết dự án phòng, chống HIV/AIDS do DFID tài trợ, 2009. Bộ Y tế - Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh Hoa Kỳ-Chương trình AIDS toàn cầu (2003), "Các nguyên tắc dự phòng HIV trong nhóm sử dụng ma túy", Hội thảo về dự phòng nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm những người TCMT tại Việt Nam. Bộ Y tế (2008), Số liệu giám sát trọng điểm HIV giai đoạn 1994-2008. Bộ Y tế- Ban quản lý Dự án Phòng lây nhiễm HIV ở Việt Nam (2009), Báo cáo kết quả dự án phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam do DFID tài trợ giai đoạn 2004-2008. Bộ Y tế (2007), Chương trình hành động giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình, Nhà xuất bản Y học, Đà Nẵng. Bộ Y Tế (2000), Quyết định số 1418/2000/BYT-QĐ ngày 04/5/2000 của Bộ y tế về việc ban hành Thường quy giám sát HIV/AIDS ở Việt Nam. Bộ Y tế - Ban phòng chống AIDS - Vụ Y tế dự phòng (2002), Giám sát dịch tễ học HIV/AIDS, Hà Nội. Bộ Y tế - Ban phòng chống AIDS - Vụ Y tế dự phòng (2002), Xét nghiệm HIV, Hà Nội. Bộ Y Tế - Vụ Y tế dự phòng (2003), Hướng dẫn triển khai chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam (Chương trình 100% bao cao su), Hà Nội. Bộ Y tế (2007), Chương trình hành động giám sát HIV/AIDS, theo dõi, đánh giá chương trình, Nhà xuất bản Y học, Đà Nẵng. Bộ Y tế (2003), Báo cáo kết quả giám sát hành vi nguy cơ của Cục YTDP và phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế. Bộ Y tế (2006), Kết quả Chương trình giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI (IBBS) tại Việt Nam 2005-2006. Bộ Y tế (2008), Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS tháng 4/2008. Bộ Y Tế - Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2007), Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2006 và kế hoạch 2007. Bộ Y Tế - Cục phòng chống HIV/AIDS Việt Nam (2009), Ước tính và dự báo nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam năm 2007 - 2012. Bộ Y tế (2004), Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến 2010 và tầm nhìn 2020. Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế (2008), Báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2007 và kế hoạch 2008. Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế (2009), Báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2008 và kế hoạch 2009. Cục phòng chống HIV/AIDS - Bộ Y Tế (2009), Báo cáo kết quả hoạt động phòng, chống HIV/AIDS 6 tháng năm 2009. Đỗ Trung Phấn (2002), An toàn truyền máu, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. Nguyễn Văn Kính (2007), Nghiên cứu mô hình quản lý, chăm sóc và tư vấn cho người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, Luận án tiến sỹ Y học. Nguyễn Văn Khanh (2009), Thực trạng nhiễm HIV và mối liên quan đến một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, hành vi tình dục, sử dụng ma tuý ở gái mại dâm tại Hà Nội, Luận án tiến sỹ Y học. Nguyễn Văn Kính (2008), “Chiều hướng nhiễm HIV/AIDS của các nhóm đối tượng qua giám sát trọng điểm tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, năm 2001 - 2006”, Tạp chí Y học Việt nam, (342), tr. 24-29. Nguyễn Thanh Long (2002), Dịch tễ học nhiễm HIV/AIDS tại 21 tỉnh trọng điểm và thử nghiệm, đánh giá mô hình can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại An Giang và Kiên Giang, Luận án tiến sỹ Y học. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và CS (1999), “Xây dựng phương pháp ước tính và dự báo tình hình nhiễm HIV/AIDS sử dụng các mô hình lây nhiễm tại TP.HCM”, Tạp chí của Viện Pasteur TP.HCM. Phương Đông (2002), "Chống kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử với HIV/AIDS: Kinh nghiệm của một số nước", Tạp chí AIDS và cộng đồng, (số chuyên đề), tr. 20-21. Tổ chức Y tế thế giới (1995), Thông tin cơ bản về HIV/AIDS. Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm (2003), Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, Hà Nội. Uỷ ban quốc gia phòng chống AIDS (1999), Hội nghị toàn quốc về công tác phòng chống HIV/AIDS, 1999: 1-2. Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - Tiểu ban Giám sát HIV/AIDS (2005), Báo cáo kết quả giám trọng điểm, Hà Nội. Viện VSDTTƯ (2006), Xét nghiệm HIV, Hà Nội. 2. Tiếng anh DiClemente, R. J., & Wingood, G. M. (1995), “A randomized controlled trial of an HIV sexual risk-reduction intervention for young African American women”, JAMA, 274, pp. 1271-1276. Fitterling, J., Matens, P., Scotti, J., & Allen, J. (1993), “AIDS risk behaviors and knowledge among heterosexual alcoholics and non-injecting drug users”, Addiction, 88, pp. 1257-1265. Godwin.P., Nguyen.T.L., et al. (2002), “The baseline survey for the " Community action for preventing HIV/AIDS" Asian development bank project JFPR: REG-9006 in Cambodia, Lao and Vietnam”, Abstract Book, XIV international AIDS Conference 2002, Barcelona, Vol 1, pp. 680. Gossop, M., Griffiths, P., Powis, B. & Strang, J. (1993), “Severity of heroin dependence and HIV risk, II. Sharing injection equipment”, AIDS Care, 5, pp. 159-168. Gossop, M., Griffiths, P., Powis, B., & Strang, J. (1993), "Severity of heroin dependence and HIV risk, I. Sexual behavior”, AIDS Care, 5, pp. 149-157. Gossop, M., Powis, P., Griffiths, P., & Strang, J. (1995), “Female Prostitutes in South London: Use of Heroin, Cocaine and Alcohol, and Their Relationship to Health Risk Behaviors”, AIDS Care, 7, pp. 253-260. Joseph Lau., Amy Sytang., et al. (2001), “Behavioral surveillance of HIV related rick behaviors among general Female population in HongKong”, Sixth International Congress on AIDS in Asia and Pacific, p. 234. Lydia.A.Shrier., Rose Ancheta., et al (2001), “Randommized controlled trial of a safer sex intervention for high-rick adolescent girls”, Arch Pediatric Adolescent Medicine, 155, pp. 73-79. Lamptey, P., & Weir, S. (1992), “Targeted AIDS intervention programs in Africa”, In J. Sepuveda, H. Fineberg & J. Mann (Eds.), “AIDS-prevention through education: A world view”, Oxford: Oxford University Press, pp. 156-171. Mith Samlanh – Friends (2002), “Drug use and HIV vulnerrability, Phnom Penh”, International HIV/AIDS Alliance, (12), pp. 64-75. Nguyen, T. H., Nguyen, T. L., & Trinh, Q. H. (2004), “HIV/AIDS Epidemics in Vietnam: Evolution and Responses”, AIDS Education & Prevention, 16, pp. 137-154. Nguyen, A. T., Nguyen, T. H., Pham, K. C., et al. (2004), “Intravenous drug use among street-based sex workers: A high-risk behavior for HIV transmission”, Sexually Transmitted Diseases, 31, pp. 15-19. Nguyen, T. T. T., Nhung, T. V., Thuc, V. N., et al.(1998), “HIV infection and risk factors among female sex workers in southern Vietnam”, AIDS, 12, pp. 425-432. Nguyen, V. T., Nguyen, T. L., Nguyen, D. H., et al. (2005), “Sexually transmitted infections in female sex workers in five border provinces of Vietnam”, Sexually Transmitted Diseases, 32, pp. 550-556. Prybylski, D., & Alto, W. A. (1999), “Knowledge, attitudes and practices concerning HIV/AIDS among sex workers in Phnom Penh, Cambodia”, AIDS Care, 11, pp. 459-472. Pham Văn Hien., Nguyen Duy Hung., et al. (2001), “Improve Management of Sexual transmitted Infections (STIs) in Ha Long City”, Sixth International Congress on AIDS in Asia and Pacific, p.73. Tran, N.T., Detel, R., Hoang, T.L., & Hoang, P.L. (2005), “Drug use among female sex workers in Hanoi, Vietnam”, Addiction,100, pp. 619-625. The CDC AIDS Community Demonstration Projects Research Group. (1999), “Community-level HIV intervention in 5 cities: Final outcome data from the CDC AIDS community demonstration projects”, American Journal of Public Health, 89, pp. 336-345. UNAIDS (2005), Report on the Global HIV/AIDS Epidemic. UNAIDS (2002), Report on the Global HIV/AIDS Epidemic, UNAIDS, 8-2002. UNAIDS (1999), UNAIDS, pp. 16-18. UNAIDS (2005), “AIDS Epidemic update, December, 2005”, Retrieved 15, December, 2005 from: UNAIDS/WHO (2003), “AIDS epidemic update - December 2003”, UNAIDS/03.39E. UNAIDS (2000), “Female sex worker, HIV prevention project: Lesson learned from Papua New Guinea, India and Bangladesh.” Retrieved November 25, 2005 from: UNDP (2005), “HIV/AIDS in Asia and the Pacific - A fast rising problem”, Retrieved 15, December, 2005 from: WHO. Regional Office for the Western Pacific(2004), Experiences of 100% comdom use programme in selected countries in Asia. World Health Organization (2001), “HIV/AIDS in Asia and the Pacific Region”, HIV/AIDS in Asia and the Pacific Region, pp. 34-35. World Health Organization (1997), “STD HIV/AIDS surveillance Report”, STD HIV/AIDS seveillance Report, pp. 3-31. WHO. Regional Office for the Western Pacific(2002), Monitoring and Evaluation of the 100% Condom Use Programme in the Entertainment Establishments. WHO (2003), Consensus report on STI, HIV and AIDS epidemiology. Hanoi, Vietnam. PHỤ LỤC PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN VỀ KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH PHÒNG CHỐNG HIV/ AIDS CỦA HỌC SINH THPT HUYỆN TRIỆU SƠN, THANH HOÁ Ngày điều tra: / / 2011. Người điều tra: Lê Quang Trung Giám sát viên:..................................................................................................... Các em học sinh thân mến: Để công tác phòng chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cao trong trường học cũng như trong cộng đồng, em hãy vui lòng trả lời các câu hỏi sau đây theo suy nghĩ của riêng em. Chúng tôi tin rằng những ý kiến của em sẽ gúp phần quan trọng vào nghiên cứu của chúng tôi. Trước hết em hãy cho biết đôi điều về bản thân. - Em đang học lớp............................. Trường THPT..................................................... - Tuổi................................................. - Giới: 1 Nam 2 Nữ - Nghề nghiệp của bố mẹ em: Bố............... Mẹ................... 1. Nông dân 2. CBCNV ( Cả bộ đội, Công an ) 3. Hưu trí 3.Buôn bán. khác ( ghi rõ )............................ - Trình độ học vấn của bố mẹ em: Bố....................... Mẹ............................... 1. tiểu học. (từ lớp 1 – 5 ). 2. trung học cơ sở ( từ lớp 6 – 9 ) 3. THPT ( từ lớp 10 – 12 ) 4 Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng. 4. Đại học, sau đại học. Tiếp theo em hãy đọc kỹ các câu hỏi rồi khoanh tròn vào số thứ tự ở đầu câu trả lời mà cho em là đúng: CÁC CÂU HỎI CÁC PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI 1. Hiện nay HIV/AIDS là bệnh rất nguy hiểm đối với chúng ta. 1 - Đúng vậy. 2 - Không đúng. 3 - Không biết. 2. Những đối tượng nào có thể bị nhiễm HIV/AIDS . 1 - Chỉ người già, người lớn. 2 - Chỉ có thanh thiếu niên. 3 - Chỉ có gái mại dâm. 4 - Người tiêm chích ma tuý. 5 - Chỉ có nam giới. 6 - Chỉ có nữ giới. 7 - Tất cả mọi người đều có thể bị lây nhiễm. 8 - Không biết. 3. Theo em nơi nào sau đây có người nhiễm HIV/AIDS . 1 - Ở xã phường nơi em ở. 2 - Ở gia đình em. 3 - Ở xung quanh khu vực trường em. 4 - ở lớp, trường em. 5 - Khác.............................. 4. Tác nhân gây bệnh HIV/AIDS là gì. 1- Nấm. 2 - Ký sinh trùng. 3 - Virus HIV. 4 - Không biết. 5 - Khác............................. 5. HIV/AIDS lây bằng con đường nào. 1 - Bắt tay. 2- Hôn nhau. 3 - Tiêm chích qua da. 4 - Muỗi, rệp đốt. 5 - Mẹ truyền sang con. 6 - Truyền máu. 7 - Quan hệ tình dục. 8 - Ăn chung, dùng chung đồ. 9 - Không biết. 10 - Khác................................... 6. Những người nào có nguy cơ cao bị lây nhiễm HIV/AIDS ? 1 - Gái mại dâm. 2 - Người tiêm chích ma tuý. 3 - Người đồng tính luyến ái. 4 - Người có quan hệ tình dục với nhiều người. 5 - Người bị các bệnh của cơ quan sinh dục. 6 - Không biết. 7 - Khác ( ghi rõ )................................... 7. Nếu truyền máu của người nhiễm HIV/AIDS cho bệnh nhân thì chắc chắn bệnh nhân đó sẽ bị lây nhiễm HIV/AIDS ? 1 - Đúng. 2 - Không đúng. 3 - Không biết. 8. Nếu quan hệ tình dục với người bị nhiễm HIV/AIDS thì sẽ bị lây nhiễm HIV/AIDS rất cao? 1 - Đúng. 2 - Không đúng. 3 - Không biết. 9. Nếu tiêm, chích chung bơm kim tiêm thì khả năng lây nhiễm HIV/AIDS rất cao? 1 - Đúng. 2 - Không đúng. 3 - Không biết. 10. Hiện nay đó có thuốc chữa khỏi bệnh HIV/AIDS . 1 - Đúng. 2 - Không đúng. 3 - Không biết. 11. Sẽ phòng tránh được lây nhiễm HIV/AIDS nếu áp dụng biện pháp nào? 1- Có quan hệ tình dục lành mạnh. 2- Dùng bao cao su khi giao hợp. 3 - Khử trùng dụng cụ phẫu thuật. 4 - Đề phòng muỗi, rệp cắn. 5 - Dùng bơm kim tiêm sạch khi tiêm chích qua da. 6 - Xét nghiệm HIV đối với máu của người cho máu. 7 - Cách ly người nhiễm HIV/AIDS . 8 - Không bắt tay ôm hôn người bị nhiễm HIV/AIDS . 9 - Không dùng chung bàn cạo râu, bàn chải đánh răng. 10 - Không biết. 12. Nếu biết đề phòng, có thể tránh lây nhiễm HIV/AIDS được không? 1 - Có thể tránh được. 2 - Không thể tránh được. 3 - Không biết. 13. Em hiểu thế nào là tình dục an toàn? 1 - Sống chung thuỷ một vợ, một chồng. 2 - Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục. 3 - Không quan hệ tình dục bừa bãi. 4 - Không biết. 14. Em có sẵn sàng xét nghiệm HIV khi cần thiết ( Ví dụ: trước khi đi bộ đội, đi đại học, kết hôn ) 1 - Có. 2 - Không. 3 - Không trả lời. 15. Nếu có, em sẽ đi xét nghiệm ở đâu? 1 - Trạm Y tế xã, Thị Trấn. 2 - Trung tâm Y tế huyện. 3 - Trung tâm y tế dự phòng Tỉnh. 4 - Y tế tư nhân. 5 - Không biết. 6 - Khác................................. 16. Nếu có người thân của em bị nhiễm HIV/AIDS, em sẽ xử sự như thế nào? 1 - Gần gũi hơn trước, an ủi, chăm sóc, giúp đỡ. 2 - Vẫn bình thường như trước kia. 3 - Xa lánh vì sợ bị lây nhiễm. 4 - Không biết. 17. Vì sao chúng ta cấm sử dụng ma tuý. 1- Tốn nhiều tiền của. 2 - Huỷ hoại sức khoẻ, mất khả năng lao động. 3 - Ma tuý là một tệ nạn xã hội. 4 - Tiêm chích ma tuý dễ bị nhiễm HIV. 5 - Dễ trở thành trộm cướp, tội phạm. 6 - Là gánh nặng cho gia đình và xã hội. 7 - Khác ................................................. 18. Em hãy chọn 2 cách đã giúp em hiểu rõ nhất về HIV/AIDS . 1 - Bài giảng ở lớp. 2 - Qua bạn bè. 3 - Qua sách báo tài liệu. 4 - Hoạt động ngoại khoá ở trường, lớp ( toạ đàm thi tiềm hiểu,.....) 5 - Qua cha mẹ. 6 - Qua cán bộ y tế. 7 - Qua đài vô tuyến. 8 - Khác....................................................... 19. Em đã làm gì để tham gia phòng chống HIV/AIDS . 1 - Không sử dụng ma tuý. 2 - Nói chuyện với bạn bè về ma tuý và HIV/AIDS. 3 - Tâm sự với cha mẹ, gia đình về ma tuý và HIV/AIDS. 4 - Tham gia các hoạt động của trường, lớp phòng chống HIV/AIDS. 5 - Không yêu đương khi đang học phổ thông. 6 - Khác ( ghi rõ )........................................... 20. Hiện nay em cần hiểu rõ thêm điều gì về HIV/AIDS. 1. .................................................................... 2. ..................................................................... 3. ..................................................................... 21. Theo em: Em và các bạn em đó thường xuyên có ý thức phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS chưa? - Mọi người trong gia đình em đó có ý thức phòng tránh lây nhiễm HIV/AIDS chưa? 1 - Có. 2 - Chưa. 3 - Không rõ. 1 - Có. 2 - Chưa. 3 - Không rõ. 22. Số người bị nhiễm HIV/AIDS ở nước ta vừa qua tăng nhanh, theo em vì sao? 1 - Do còn nhiều nhà hàng, chủ chứa gái mại dâm. 2 - Do tệ nạn tiêm chích ma tuý vẫn đang tăng. 3 - Do xem nhiều băng hình, sách báo không lành mạnh. 4 - Do nhiều người chưa hiểu về HIV/AIDS . 5 - Do gia đình và nhà trường quản lý chưa được tốt. 6 - Khác ( ghi rõ ).............................................. 23. Nếu trường em tổ chức hoạt động cam kết phòng chống ma tuý và HIV/AIDS giữa các chi đoàn trong trường, giữa nhà trường và địa phương, em có sẵn sàng tham gia? 1 - Có. 2 - Chưa. 3 - Không rõ. 24. Để công tác phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trong nhà trường ngày càng có hiệu quả hơn, em có ý kiến đề nghị gì với nhà trường, với địa phương, với ngành y tế ( em hãy viết ra ). ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... ........................................................................... Cám ơn sự cộng tác của các em! MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình dịch AIDS toàn cầu đến tháng 12/2008 5 Bảng 1.2. Tình hình nhiễm HIV tại các khu vực trên thế giới đến năm 2008 6 Bảng 1.3. Mười tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV hiện đang còn sống trên 100.000 dân cao nhất. 9 Bảng 2.1. Đánh giá kiến thức thái độ và thực hành 28 Bảng 2.2. Một số yếu tố liên quan kiến thức, thái độ, thực hành. 29 Bảng 2.3. Liên quan kiến thức, thái độ với thực hành 30 Bảng 3.1. Kiến thức của học sinh TPTH về sự nguy hiểm của HIV/AIDS 37 Bảng 3.2. Kiến thức của học sinh PTTH về đường lây truyền HIV/AIDS 38 Bảng 3.3. Kiến thức của học sinh về cách phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS 39 Bảng 3.4. Thực hành phòng chống HIV/AIDS 41 Bảng 3.5. Nguồn cung cấp thông tin 42 Bảng 3.6. Mối liên quan giữa kiến thức và giới tính 43 Bảng 3.7. Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh 43 Bảng 3.8. Kiến thức về đường lây truyền bệnh 44 Bảng 3. 9. Kiến thức về phòng tránh bệnh 45 Bảng 3.10. Kiến thức về tác nhân gây bệnh 46 Bảng 3.11. Kiến thức về sự nguy hiểm của bệnh 46 Bảng 3.12. Kiến thức về đường lây truyền bệnh 47 Bảng 3.13. Kiến thức về phòng tránh bệnh 48 Bảng 3.14. Kiến thức về hiểu biết sự nguy hiểm của bệnh 49 Bảng 3.15. Kiến thức về đường lây bệnh 49 Bảng 3.16. Kiến thức về phòng tránh bệnh 50 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa thái độ, thực hành và giới 51 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa thái độ, thực hành và lớp 10, 11, 12 52 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa thái độ, thực hành và trường 53 Bảng 3.20. Mối liên quan thái độ, thực hành của học sinh 54 Bảng 3.21. Mối liên quan thái độ, thực hành của học sinh và trình độ học vấn của mẹ 55 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1. Chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích 10 Biểu đồ 1.2. Chiều hướng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm gái bán dâm 10 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh phân bố theo trường, lớp 33 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ học sinh phân bố theo tuổi 34 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ học sinh phân bố theo giới 35 Biểu đồ 3.4. Phân phối tầng lớp xã hội của bố, mẹ đối tượng nghiên cứu 35 Biểu đồ 3.5. Trình độ học vấn của bố, mẹ học sinh nghiên cứu. 36 Biểu đồ 3.6. Kiến thức về tác nhân gây bệnh 40 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh tin rằng có thể tránh lây bệnh 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockien_thuc_thai_do_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_den_phong_chong_hiv_cua_hoc_sinh_trung_hoc_pho_thong_10.doc
Luận văn liên quan