Luận án Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Thứ hai đối với trường ĐHSP Tp. HCM trong điều kiện Trí tuệ cảm xúc còn là một bộ phận của bộ môn Tâm lý nhận thức, cần tăng thêm thời gian, số tiết học về trí tuệ cảm xúc trước hết là trong quy định về thời lượng số tiết học của bộ môn Tâm lý học nhận thức. Thứ ba đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy chuyên đề trí tuệ cảm xúc, cần giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng thực sự của trí tuệ cảm xúc để có thể thúc đẩy sinh viên tích cực tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực này. Đồng thời trong phương pháp giảng dạy cần chú trọng nhiều đến các phương pháp hình thành kỹ năng cho sinh viên. Chẳng hạn giáo viên có thể xây dựng hoặc đề nghị sinh viên xây dựng các tình huống giả định, cần vận dụng kiến thức và khả năng thực hành trí tuệ cảm xúc của sinh viên, có thể sử dụng hình thức đóng vai để sinh viên có cơ hội trải nghiệm và nhận biết các trạng thái cảm xúc của bản thân và của người khác, đồng thời điều chỉnh theo hướng tích cực, hiệu quả

pdf148 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 3636 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó sinh viên đóng vai để thể hiện những trạng thái cảm xúc hoặc nhận biết được những trạng thái cảm xúc đang diễn ra, từ đó tự bản thân sinh viên phải xác định được các biện pháp để tác động và thay đổi những trạng thái cảm xúc đó theo chiều hướng tích cực. Tốt nhất là người học nên đóng vai những nhân vật có thể thường xuyên tiếp xúc trong cuộc sống và hoạt động nghề nghiệp chẳng hạn sắm vai giáo viên – học sinh, tư vấn viên – khách hàng. Đóng vai có nhiều ưu điểm, đó là sinh viên được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn. Phương pháp này còn có tác dụng gây hứng thú và chú ý cho người học, đồng thời tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của sinh viên; khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của sinh viên theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội; có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai diễn. Đóng vai là phương pháp tốt nhất để sinh viên có cơ hội thực hành các kỹ năng ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc, từ đó tăng thêm những hiểu biết về trí tuệ cảm xúc. - Xem phim, ảnh, sách báo trong quá trình dạy học: Những nhân vật trong phim hoặc các nhân vật trong các câu chuyện có trong sách báo, tài liệu 106 thường là những nhân vật có sự biểu cảm khá tốt về mặt cảm xúc. Chính vì vậy trong quá trình học tập, nếu người học được quan sát các biểu cảm của các nhân vật này sẽ có tác dụng rất tốt giúp họ phát triển khả năng nhận biết, hiểu, kiểm soát và điều khiển cảm xúc. Hiện nay các phương tiện công nghệ được ứng dụng rộng rãi trong giảng dạy ở các trường đại học. Vì vậy để áp dụng biện pháp này chỉ cần đến sự nỗ lực của giáo viên trong việc tìm kiếm và sưu tầm những bộ phim hay những đoạn video, những câu chuyện thật điển hình để người học có thể tiếp cận, phân tích, từ đó có thể vận dụng chúng trong cuộc sống thực tế của bản thân. 2.4.2.3. Phát huy tính tích cực của người học Tính tích cực của người học được xem là yếu tố quyết định đối với kết quả nhận thức. Chính vì vậy để có được kết quả nhận thức tốt trước hết bản thân người học phải có động cơ học tập tích cực, có nhu cầu học tập và phải tích cực trong quá trình tiếp thu tri thức cũng như quá trình thực hành để rèn luyện kỹ năng. Theo kết quả khảo sát thực tế 64.9% (126 sinh viên) chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục và chuyên ngành Tâm lý học trường ĐHSP Tp. HCM cho rằng để tăng thêm sự hiểu biết của sinh viên về trí tuệ cảm xúc thì “bản thân sinh viên phải tự tìm tòi, học hỏi và nâng cao hiểu biết và vận dụng qua những trải nghiệm của cuộc sống hàng ngày”. Như vậy sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục đánh giá cao vai trò của chủ thể nhận thức đối với quá trình nhận thức. Thực tế cho thấy cùng một lúc sinh viên phải học nhiều môn học trong chương trình đào tạo, tuy nhiên thời gian rảnh của họ cũng có khá nhiều: thông thường sinh viên chỉ học một buổi trong một ngày từ thứ hai đến thứ sáu, thường được nghỉ vào thứ bảy và chủ nhật. Trong điều kiện lĩnh vực trí tuệ cảm xúc chưa được quan tâm nhiều trong quá trình giảng dạy, tất yếu bản thân sinh viên phải tích cực tìm tòi và nâng cao hiểu biết của bản thân nếu họ muốn nâng cao nhận thức về trí tuệ cảm xúc và phát triển trí tuệ cảm xúc của bản thân. Để phát huy tính tích cực nhận thức, trước hết bản thân sinh viên phải tích cực trong quá trình tìm kiếm thông tin, tài liệu liên quan đến trí tuệ cảm xúc. Những thông tin tài liệu liên quan đến trí tuệ cảm xúc không chỉ là những tài liệu có 107 kèm theo khái niệm “trí tuệ cảm xúc” mà còn rất nhiều tài liệu khác như những tài liệu giúp nhận biết cảm xúc của người khác (đoán biết tâm trạng của người khác qua nét mặt, cử chỉ), những tài liệu về phương pháp kiềm chế, kiểm soát cảm xúc, các tài liệu dạy về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trò chuyện, an ủi và khích lệ người khác Những tài liệu này có giá trị thực tế rất lớn không chỉ trong việc phát triển nhận thức về trí tuệ cảm xúc mà cả trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên. Mặt khác, sinh viên cần phải có thái độ tích cực trong quá trình học tập ở trên lớp như tập trung nghe giáo viên giảng bài, tích cực tham gia hoạt động nhóm, tích cực trong việc phát biểu ý kiến, trong quá trình thực hành để rèn luyện kỹ năng. Bên cạnh đó sự tích cực của sinh viên còn thể hiện ở việc tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động do nhà trường, do khoa hoặc do lớp tổ chức. Hoạt động tập thể là cơ hội rất tốt để rèn luyện nhân cách nói chung và để thực hành các kỹ năng liên quan đến trí tuệ cảm xúc nói riêng. Trí tuệ cảm xúc là lĩnh vực tri thức được ứng dụng trực tiếp trong quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Chính vì vậy việc tăng cường tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp trong tập thể sẽ giúp sinh viên có cơ hội để tìm hiểu nhiều hơn về người khác, so sánh đối chiếu bản thân với người khác để phát triển khả năng tự nhận thức của bản thân, đồng thời biết cách kiểm soát bản thân và biết điều chế trong quan hệ với những người xung quanh. Như vậy giữa nhận thức về trí tuệ cảm xúc và ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc phát triển khả năng ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc sẽ góp phần nâng cao nhận thức về trí tuệ cảm xúc. Và ngược lại nhận thức tốt về trí tuệ cảm xúc sẽ góp phần làm tăng lên khả năng ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc của cá nhân. Chính vì vậy một trong những biện pháp quan trọng để thay đổi nhận thức về trí tuệ cảm xúc chính là tích cực trong quá trình phát triển khả năng ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc của bản thân. Tóm lại, sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình – khá và hiểu trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình. 108 Có sự khác biệt ý nghĩa mức độ biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4: Sinh viên năm 3 có điểm trung bình mức độ biết và hiểu trí tuệ cảm xúc cao nhất, thấp nhất là năm 1. Có sự tương quan nhất định giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM: những lớp có điểm trung bình cao ở mức độ biết thì cũng có điểm cao ở mức độ hiểu về trí tuệ cảm xúc và ngược lại những lớp có điểm trung bình mức độ biết thấp thì cũng có điểm trung bình thấp mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc. Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó động cơ học tập, mức độ quan tâm đến trí tuệ cảm xúc, đánh giá của sinh viên về vai trò của trí tuệ cảm xúc, mức độ tìm hiểu, tiếp cận trí tuệ cảm xúc được xem là những yếu tố bên trong thể hiện tính tích cực của sinh viên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nhận thức của sinh viên; những yếu tố khác như thời lượng học tập trên lớp, khối lượng kiến thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên là những yếu tố khách quan bên ngoài có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên có thể đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên phát triển nhận thức về trí tuệ cảm xúc đó là: xây dựng trí tuệ cảm xúc thành một chuyên đề độc lập, tách rời với bộ môn Tâm lý học nhận thức; Tăng tính thực hành trong giờ học về trí tuệ cảm xúc và phát huy tính tích cực của người học. 109 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp giúp sinh viên thay đổi hiểu biết và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong học tập và cuộc sống, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Nhận thức và trí tuệ cảm xúc đã được nhiều tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu. Song chưa có nhiều tác giả quan tâm đến việc nghiên cứu nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên. 2. Trí tuệ cảm xúc là khả năng thâm nhập của yếu tố trí tuệ vào trong các lĩnh vực cảm xúc – tình cảm của mỗi cá nhân; khả năng nhận thức, kiểm soát và điều khiển chúng trong hoạt động và giao tiếp. 3. Trí tuệ cảm xúc bao gồm: khả năng nhận biết và khả năng hiểu; khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân và điều khiển cảm xúc của người khác. 4. Nhận thức về trí tuệ cảm xúc là quá trình lĩnh hội những tri thức về khả năng thâm nhập của yếu tố trí tuệ vào trong các lĩnh vực cảm xúc – tình cảm của mỗi cá nhân; khả năng nhận thức, kiểm soát và điều khiển chúng trong hoạt động và giao tiếp. 5. Sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ trung bình - khá. Từ kết quả này, người nghiên cứu thừa nhận giả thuyết thứ nhất là chưa phù hợp: chỉ có sinh viên năm 2 và năm 3 biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ khá còn sinh viên năm 1 và năm 4 biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình – khá. 6. Sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM hiểu trí tuệ cảm xúc ở mức độ trung bình. Từ kết quả này, người nghiên cứu thừa nhận giả thuyết thứ hai là chưa phù hợp. 7. Giữa biết trí tuệ cảm xúc và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM có mối tương quan với nhau. Kết quả này phù hợp với giả thuyết thứ ba của đề tài. 110 8. Có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc giữa sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, và năm 4. Ở mức độ biết: sinh viên năm 2 và năm 3 biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ khá; sinh viên năm 4 và sinh viên năm 1 biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình – khá. Ở mức độ hiểu, sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 hiểu trí tuệ cảm xúc ở mức độ trung bình và sinh viên năm 1 hiểu trí tuệ cảm xúc ở mức độ yếu. Kết quả này phù hợp với giả thuyết thứ tư của đề tài. 9. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhận thức của sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM bao gồm: động cơ nhận thức, đánh giá mức độ quan trọng của trí tuệ cảm xúc; mức độ quan tâm đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên; khối lượng kiến thức; thời lượng học tập; và phương pháp giảng dạy của giáo viên. 10. Các biện pháp nhằm thay đổi nhận thức của sinh viên về trí tuệ cảm xúc được xây dựng trên cơ sở thức tiễn mức độ nhận thức của sinh viên về trí tuệ cảm xúc, đặc biệt là mức độ biểu hiện các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhận thức của sinh viên. Các biện pháp này bao gồm: - Xây dựng chuyên đề riêng về trí tuệ cảm xúc. - Tăng tính thực hành trong giờ học về trí tuệ cảm xúc. - Phát huy tính tích cực của người học. Kiến nghị Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị tạo cơ sở để thực hiện những biện pháp nhằm thay đổi nhận thức của sinh viên về trí tuệ cảm xúc, từ đó tích cực ứng dụng lĩnh vực kiến thức này trong quá trình học tập và hoạt động của bản thân: Thứ nhất đối với cơ quan biên soạn giáo trình trong chương trình đào tạo đại học, cần xây dựng Trí tuệ cảm xúc thành một chuyên đề độc lập. Trong đó chú trọng việc đưa vào chuyên đề những kiến thức mang tính thực hành, ứng dụng, xây dựng các tình huống cho sinh viên xử lý đồng thời đưa ra những gợi ý về cách xử lý tốt nhất bằng trí tuệ cảm xúc để sinh viên được tham khảo và ứng dụng phù hợp với điều kiện của bản thân. 111 Thứ hai đối với trường ĐHSP Tp. HCM trong điều kiện Trí tuệ cảm xúc còn là một bộ phận của bộ môn Tâm lý nhận thức, cần tăng thêm thời gian, số tiết học về trí tuệ cảm xúc trước hết là trong quy định về thời lượng số tiết học của bộ môn Tâm lý học nhận thức. Thứ ba đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy chuyên đề trí tuệ cảm xúc, cần giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng thực sự của trí tuệ cảm xúc để có thể thúc đẩy sinh viên tích cực tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực này. Đồng thời trong phương pháp giảng dạy cần chú trọng nhiều đến các phương pháp hình thành kỹ năng cho sinh viên. Chẳng hạn giáo viên có thể xây dựng hoặc đề nghị sinh viên xây dựng các tình huống giả định, cần vận dụng kiến thức và khả năng thực hành trí tuệ cảm xúc của sinh viên, có thể sử dụng hình thức đóng vai để sinh viên có cơ hội trải nghiệm và nhận biết các trạng thái cảm xúc của bản thân và của người khác, đồng thời điều chỉnh theo hướng tích cực, hiệu quả. Thứ tư đối với sinh viên, cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng thực sự của trí tuệ cảm xúc với sự thành công và hạnh phúc của bản thân đặc biệt là trong hoạt động nghề nghiệp tương lai. Từ đó tích cực tìm tòi các vấn đề về trí tuệ cảm xúc, tăng cường quan sát các biểu hiện cảm xúc trong cuộc sống thực tế, trong các câu chuyện hoặc trên phim ảnh Đồng thời luôn tìm tòi suy nghĩ các biện pháp giúp bản thân làm chủ, thay đổi các trạng thái cảm xúc không chỉ của bản thân mà cả của những người xung quanh. 112 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Bắc (2004) Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về các giá trị văn hóa trong ứng xử, Tạp chí Tâm lý học, số 5/2004 2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006) Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia. 3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006) Qui chế 25/2006 về đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy. 4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007) qui chế đào tạo đại học và cao đằng hình thức vừa học vừa làm. 5. Lê Trọng Chấn (2007) Nghiên cứu nhận thức của giáo viên Tâm lý – Giáo dục trưởng Trung học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa về năng lực giáo dục của người giáo viên, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 6. Vũ Chất, 2000, từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Thanh Niên. 7. Daniel Goleman (2007) Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc, NXB Tri thức (Người dịch: Phương Thúy, Minh Phương, Phương Linh) 8. Daniel Goleman (1995) Trí tuệ xúc cảm Làm thế nào để biến những xúc cảm của bạn thành trí tuệ, NXB Lao động – Xã hội . 9. Daniel Goleman (2006) Trí tuệ xã hội, NXB Lao động – Xã hội. 10. Lê Dân, Từ điển Tiếng việt, NXB Văn hóa – Thông tin. 11. Nguyễn Thị Dung (2002) Một biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc để cải thiện kết quả chủ nhiệm lớp của giáo viên trường trung học cơ sở, Tạp chí Tâm lý học số 9 tháng 9/2007 12. Nguyễn Thị Thùy Dung (2011) Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHQG Hà Nội. 13. Đinh Phương Duy (2009) Tâm lý học, NXB Giáo dục. 14. Quang Dương (2010) Cơ sở Tâm lý học của việc kiểm tra và đánh giá IQ và EQ đối với trẻ ấu nhi. 15. Hồ Ngọc Đại (2000) Tâm lý học dạy học, NXB Quốc gia Hà Nội 113 16. Đoàn Văn Điều (1995), Các nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục: lĩnh vực nhận thức. NXB Giáo dục. (Nguyên tác: Benjima S.Bloom. Taxonomy of Educationl objectves: Cognitive Domain. New York: David McKay, 1956) 17. Phan Thị Định (2002) Nhận thức và thái độ của trẻ vị thành niên về hành vi vi phạm pháp luật của mình, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 18. Phạm Minh Hạc (2002) Tuyển tập tâm lý học, NXB Giáo dục. 19. Phạm Minh Hạc (2003) Một số công trình tâm lý học A.N. Lêônchiép, NXB Giáo dục. 20. Đỗ Thu Hiền (2008) Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và mức độ trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐH công nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà nội. 21. Huỳnh Thị Minh Hằng (2007) Khảo sát mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên ĐH Y dược Tp. HCM. 22. Nguyễn Thị Thu Hằng (2012) Điều tra nhận thức của sinh viên về giáo dục vì sự phát triển bền vững, ĐHSP Hà Nội 23. Trần Thị Minh Hằng (2001), Giáo trình Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục Việt Nam. 24. Đỗ Thị Hiền (2008) Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà nội 25. Nguyễn Thị Hiền (2007) Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc với việc hình thành kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên trường CĐSP Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 26. Đỗ Hữu Hòa (2008) Đổi mới giáo dục đại học là tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu “gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”, Tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng 27. Hoàng Trung Học (2005) Thực trạng nhận thức của giáo viên trường THPT Nguyễn Tất Thành về tham vấn học đường, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 114 28. Nguyễn Ánh Hồng (2010) Một số kinh nghiệm từ các nghiên cứu về đánh giá của thị trường lao động đối với sinh viên tốt nghiệp từ trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ĐHQG-HCM, Khoa Giáo dục, ĐHKHXH&NV ĐHQG-HCM 29. Nguyễn Sinh Huy (1981) Bước đầu dùng phương pháp điều tra cơ bản để tìm hiểu thực trạng nhận thức của học sinh sư phạm đối với nghề dạy học và những nội dung, biện pháp giáo dục nhằm hình thành lòng yêu nghề cho học sinh trường cao đẳng sư phạm Sông Bé, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSPI Hà nội. 30. Mai Văn Hưng (2012) Đo đếm giá trị tinh thần, vnu.edu.vn 31. Trần Thị Lan Hương, Trần Triệu Khải (2010) Nhận thức về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành quản trị Marketing tại trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng, Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng. 32. Tiêu Thị Minh Hường (2000) Thực trạng nhận thức và thái độ đối với ma tuý của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 33. Nguyễn Văn Khánh (2009) Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỉ XXI, Đề tài cấp nhà nước, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn 34. Vũ Ngọc Khánh (2003) Từ điển Văn hóa Giáo dục Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin. 35. Nguyễn Kiểm (1981) Bước đầu tìm hiểu cơ cấu đội ngũ và thái độ nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên Tâm lý – Giáo dục học đang công tác tại các tỉnh phía Bắc, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSPI Hà nội. 36. Trần Kiều và nhóm nghiên cứu (Trần Trọng Thủy, Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy Tú, Nguyễn Công Khanh) Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học công nghệ cấp Nhà nước MS KX-05-06, 2004. 37. Hạng Lôi (2004) Nghệ thuật giao tiếp phi ngôn ngữ, NXB Thanh Hóa (Người dịch: Thế Anh, Tuyết Mai). 115 38. Nguyễn Ngọc Minh (2007) Nhận thức của giáo viên về tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 39. Nguyễn Thị Minh (2000) Nhận thức nghề và sự lựa chọn nghề của học sinh lớp 12 trung học phổ thông thành phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 40. Phan Trọng Nam (2007) Mức độ trí thông minh và trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐHSP Đồng Tháp, Tạp chí Tâm lý học số 4 tháng 4/2007 41. Phạm Thị Hằng Nga (2005), Thực trạng nhận thức nghề dạy học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Nhà trẻ mẫu giáo TW I Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 42. Nguyễn Thị Ngả (1999), Nhận thức những vấn đề giới tính của học sinh phổ thông trung học cơ sở ở Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 43. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi (2000) Tâm lý học hoạt động và khả năng ứng dụng trong lĩnh vực dạy học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 44. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh (2001) Tâm lý học trí tuệ¸ NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 45. Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2010) Giá trị cảm nhận về đào tạo đại học từ góc nhìn sinh viên, Tạp chí Phát triển và hội nhập số 4 tháng 4/2010. 46. Trần Thị Minh Ngọc (2005) Nghiên cứu nhận thức của sinh viên ĐHSP về sức khỏe sinh sản, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 47. Nâng cao vai trò chủ thể nhận thức trong học tập của sinh viên tỉnh Thái bình hiện nay, Đề tài LA2708. 48. Nghiên cứu nhận thức của sinh viên về hiện tường đồng tính luyến ái, Đề tài LA 2175. 49. Nguyễn Thị Oanh (1993), Tâm lý truyền thông và giao tiếp, ĐH Mở - Bán công Tp. HCM. 50. Phan Thị Tố Oanh (1996) Nghiên cứu nhận thức nghề và dự định chọn nghề của học sinh phổ thông trung học, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 116 51. Song Phúc (2007) Khám phá EQ của bạn, NXB Trẻ. 52. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006) Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành, NXB Thống kê. 53. Roger Fisher, Daniel Shapiro (2009) Sức mạnh của trí tuệ cảm xúc, NXB Trẻ (Người dịch: Đan Châu, Hữu Nam, Tâm Hằng, Thế Lâm). 54. Nguyễn Thơ Sinh (2006) Tư vấn tâm lý căn bản, NXB Lao động 55. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Tứ, Bùi Hồng Quân, Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (2001), Giáo trình Tâm lý học giao tiếp, NXB ĐHSP Tp. HCM. 56. Huỳnh Văn Sơn (2009) Nhập môn kỹ năng sống, NXB Giáo dục. 57. Huỳnh Văn Sơn (1999) Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh PTTH ở một số trường nội thành thành phố Hồ Chí Minh đối với nội dung giáo dục giới tính, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 58. Nguyễn Thị Thanh Tâm (2012), Trí tuệ cảm xúc của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở trong giao tiếp công vụ, Luận án tiến sĩ, ĐHQG Hà Nội. 59. Nguyễn Thạc, Phạm Thị Nghị (2009) Tâm lý học sư phạm đại học, NXB Đại học Sư phạm. 60. Nguyễn Hoàng Thanh (2007) Tâm lý trong cuộc sống, NXB Lao động. 61. Phạm Thị Thanh (2004) Ảnh hưởng của cảm xúc đến trí nhớ của học sinh trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 62. Nguyễn Thị Thành (2003) Điều tra về tác hại của ma túy của sinh viên trường ĐHNL Thái Nguyên, ĐH Nông Lâm Thái Nguyên. 63. Thomas Armstrong (2011) Đa trí tuệ trong lớp học NXB Giáo dục Việt Nam (Người dịch: Lê Quan Long). 64. Hoàng Thị Thúy (2000), Nhận thức về ma tuý và thái độ tham gia phòng chống tệ nạn nghiện ma tuý của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Hải Phòng, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 65. Trần Trọng Thủy (1992) Khoa học chẩn đoán Tâm lý, NXB Giáo dục 66. Nguyễn Bích Thủy, Nguyễn Thị Anh Thư (2005) Giáo trình Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, NXB Hà nội. 117 67. Võ Hoàng Anh Thư (2010), Trí tuệ cảm xúc của học sinh trung học phổ thông thành phố Bảo Lộc – Lâm Đồng, Luận văn Thạc sỹ Tâm lý học, ĐHSP Tp. HCM. 68. Nguyễn Đức Tồn (2003) Về hai phương diện nhận thức và bản thể trong nghiên cứu khoa học, Tạp chí ngôn ngữ số 11 năm 2003. 69. Nguyễn Thị Vĩnh Trân (2012) Trí tuệ cảm xúc và hoạt động nghề nghiệp, thegioimoi.vn. 70. Nông Duy Trường (2010) Dạy và học theo Benjamin Bloom, Học viện Công dân. 71. Vũ Anh Tuấn (2007) Mức độ trí thông minh và trí tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐH Tây Bắc, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội. 72. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội. 73. V.I Lênin, Bút kí triết học, NXB Sự thật, Hà Nội 1968 74. Hoàng Xuân Việt (2005) Thuật sống dũng, NXB Thanh niên. 75. Dương Thị Hoàng Yến (2010) nghiên cứu trí tuệ cảm xúc của giáo viên tiểu học, Luận án Tiến sỹ Tâm lý học chuyên ngành, Viện Tâm lý học, Viện khoa học xã hội Việt Nam. 76. Dương Thị Hoàng Yến (2002) về một quy trình phát triển trí tuệ cảm xúc theo mô hình EI 97, Tạp chí Tâm lý học, số 4/2008. 77. Dương Thị Hoàng Yến (2012) Giáo dục trí tuệ cảm xúc – sứ mệnh mới của nhà trường hiện đại, ĐHSP Hà Nội. 78. Viện ĐH Mở Hà Nội (2011) Quy định về Quản lý Đào tạo Đại học chính quy Song song hai văn bằng của Viện Đại học Mở Hà Nội. 1 PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU HỎI BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐHSP TP. HCM PHIẾU HỎI Bạn thân mến, để tìm hiểu mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP TP HCM, chúng tôi lập phiếu hỏi này. Mong bạn vui lòng giúp đỡ chúng tôi bằng cách điền vào phiếu hỏi này những câu trả lời phù hợp nhất với bạn! Bạn hãy đánh dấu “X” vào ô  trước câu trả lời mà bạn lựa chọn 1. Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” có thể được mô tả đúng nhất là: A. Khả năng cảm nhận và phân biệt giữa các tâm trạng, ý đồ, động cơ và cảm nghĩ của người khác. B. Khả năng hiểu biết bản thân và hành động một cách thích hợp trên cơ sở sự tự hiểu mình. C. Khả năng thâm nhập của các yếu tố trí tuệ vào trong lĩnh vực cảm xúc – tình cảm của mỗi cá nhân; khả năng nhận thức, kiểm soát và điều khiển chúng trong hoạt động và giao tiếp. 2. Thuật ngữ « Nhận biết cảm xúc » có thể được mô tả đúng nhất là: A. Biết cảm xúc của bản thân cũng như của người khác và biết hành động sẽ xảy ra khi có cảm xúc đó. B. Biết nguyên nhân dẫn đến cảm xúc tích cực và tiêu cực. Biết cách chuyển các cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực. C. Biết đúng cảm xúc của bản thân và cảm xúc của những người xung quanh. 3. Thuật ngữ « Hiểu cảm xúc » có thể được mô tả đúng nhất là : A. Khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của các loại cảm xúc ấy. B. Hiểu được tình cảm, nguyện vọng của người khác và để tâm đến mối quan tâm của họ. C. Giải thích được những cảm xúc đang diễn ra ở bản thân và ở người khác. 2 4. Thuật ngữ « Làm chủ cảm xúc » có thể được mô tả đúng nhất là : A. Khả năng tự quản lý được cảm xúc của mình, cư xử hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể. B. Khả năng kiểm soát và hạn chế những bất lợi chi phối đến cuộc sống C. Khả năng kiềm chế cơn tức giận 5. Thuật ngữ « điều khiển cảm xúc’’ có thể được mô tả đúng nhất là: A. Khả năng an ủi người khác B. Khả năng thay đổi, điều chỉnh cảm xúc theo chiều hướng tích cực trên cơ sở nhận biết những trạng thái cảm xúc đang diễn ra C. Khả năng che dấu những cảm xúc không mong muốn. 6. Theo bạn, những yếu tố nào sau đây được xem là biểu hiện của việc “nhận biết cảm xúc của bản thân và của người khác”? A. Biết đích xác bản thân hoặc người khác đang có cảm xúc gì B. Biết được khi nào bản thân hoặc người khác sắp bắt đầu cảm thấy thất vọng, bẽ bàng hoặc giận dữ. C. Ngạc nhiên với những phản ứng xúc cảm của chính mình hoặc của người khác. D. Ý thức rất rõ những thay đổi trong trạng thái cảm xúc của bản thân và của người khác. E. Biết được những dấu hiệu cho thấy bản thân hoặc người khác sắp nổi giận F. Cảm thấy khó khăn trong việc diễn đạt thành lời những cảm xúc của bản thân hoặc của người khác. 7. Theo bạn, những yếu tố nào sau đây được xem là biểu hiện của việc “hiểu cảm xúc”? A. Hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những trạng thái cảm xúc B. Đoán trước và cắt nghĩa được trạng thái cảm xúc C. Cảm thấy bối rối đối với xúc cảm của mình hoặc của người khác, không hiểu tại sao mình hay người khác lại cảm thấy như vậy D. Có thể giải thích được tại sao lại có cảm xúc này hay cảm xúc khác 3 E. Có thể hiểu biết rất vững chắc về những tác động của cảm xúc đối với hành vi của chính mình hay của người khác. 8. Theo bạn, những yếu tố nào sau đây được xem là biểu hiện của việc “làm chủ cảm xúc”? A. Thành thạo trong việc kiểm soát những cảm xúc mạnh mẽ của bản thân B. Để cho cảm xúc chi phối, điều khiển suy nghĩ và hành động của bản thân C. Không thành công trong việc an ủi, xoa dịu những căng thẳng của bạn bè D. Khó khăn khi khích lệ và tạo động cơ làm việc cho người khác khi họ thất vọng E. Có thể giữ cho tâm trạng của mình được vui vẻ ngay cả khi mọi việc không được thuận lợi 9. Theo bạn những yếu tố nào sau đây được xem là biểu hiện của việc điều khiển cảm xúc của người khác? A. Khi người khác nổi giận không biết làm thế nào cho họ bình tĩnh trở lại B. Không thành công trong việc an ủi, xoa dịu những căng thẳng của người khác. C. Khi người khác phiền muộn, chán nản, có thể làm cho họ bình tĩnh trở lại D. Khi người khác thất vọng, chán nản biết cách khích lệ và tạo động cơ làm việc cho họ E. Không biết phải nói gì với người đang chán nản, thất vọng 10. Theo bạn, trong những tình huống dưới đây, có thể xuất hiện những cảm xúc nào? 10.1. Cuối năm, cấp trên thông báo mức lương năm sau của mỗi người. Chàng trai và người bạn thân nhất của anh ta nói với nhau về mức lương của mình. Anh ta được tăng lương đáng kể trong khi mức lương của người bạn kia vẫn như cũ. Anh ta cảm thấy: A. Vui, hài lòng B. Bối rối C. Có lỗi D. Giận dữ 4 10.2. Cô gái dành cả mấy giờ đồng hồ để làm một bữa ăn đặc biệt cho chồng của mình. Sau đó, chồng của cô cám ơn và hôn nhanh cô một cái trên má. Cô gái sẽ cảm thấy: A. Phát cáu B. Tự hào C. Có lỗi D. Thất vọng 10.3. Đúng hôm phải có một buổi thuyết trình quan trọng ở cơ quan, ngay trước khi đi làm, chàng trai đã cãi cọ to tiếng với bạn gái. Trên đường đến cơ quan, chàng trai sẽ cảm thấy: A. Bình tĩnh B. Căng thẳng, bực dọc C. Giận dữ D. Thích thú 10.4. Trong một buổi sinh hoạt lớp, cô giáo tuyên dương bạn lớp trưởng là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và nói các bạn khác trong lớp cần noi gương bạn lớp trưởng. Bạn lớp trưởng sẽ cảm thấy: A. Giận dữ B. Thích thú C. Hãnh diện D. Bối rối 10.5. Một ngày sau khi ăn ở một nhà hàng đắt tiền, cô gái phát hiện ra rằng người phục vụ tính lợi cho cô một ít tiền, lẽ ra cô phải trả thêm 100.000 đồng. Cô gái sẽ cảm thấy: A. Bực mình B. Bực dọc C. Tội lỗi D. Sung sướng 11. Theo bạn, trong những tình huống sau, biểu hiện nào được xem là ‘hậu quả’ của cảm xúc? Bạn có thể chọn một hoặc nhiều đáp án 11.1. Khi cảm thấy buồn và chán nản trong lòng: A. Mất cảm giác ăn ngon B. Không ngủ được C. Khả năng tập trung tăng lên D. Mất hứng thú tình dục 11.2. Khi lo âu tột độ: A. Ăn uống ngon miệng B. Lạc quan hơn C. Khó ngủ D. Bồn chồn, sốt ruột, có cảm giác như kiến bò trong bụng 5 11.3. Khi giận dữ với người thân trong gia đình: A. Bình tĩnh, khỏe mạnh B. Bực mình, cáu gắt với người khác C. Thường xuyên nghĩ về người đó D. Làm việc có năng suất cao hơn 11.4. Khi xấu hổ vì một lỗi nhỏ trong cơ quan: A. Thu mình lại, hướng nội hơn B. Tự tin hơn C. Tập trung hơn D. Tự ti hơn 11.5. Khi vui vẻ, phấn chấn: A. Nói nhiều hơn B. Tập trung hơn C. Nóng này hơn D. Rộng rãi hơn 12. Theo bạn, trong những tình huống sau, đâu là hành vi của người ‘làm chủ cảm xúc’? Bạn có thể chọn một hoặc nhiều đáp án 12.1. Khi đầu óc cảm thấy rất căng thẳng vì sắp đến hạn hoàn thành một công việc nào đó, cách hữu hiệu nhất để giảm sự căng thẳng là: A. Tập thể dục B. Tăng thời gian làm việc C. Thiền D. Giải trí bằng một hoạt động ưa thích 12.2. Cách tốt nhất để giảm bớt sự giận dữ với người thân trong gia đình: A. Hét vào mặt người đó cho hả giận B. Bảo người đó hãy xin lỗi mình C. Thử hình dung xem tại sao người đó lại nói như vậy D. Ghi ra một danh sách những phẩm chất tốt đẹp của người đó 12.3. Cách tốt nhất để giảm nỗi buồn: A. Dành thời gian một mình, lắng đọng để suy nghĩ B. Đi dự tiệc với bạn bè C. Đi uống rượu giải sầu D. Tâm sự với người bạn thân về nỗi buồn ấy 12.4. Cách hữu hiệu để để làm giảm cảm giác ghen tỵ với đồng nghiệp khi người đó được đề bạt lên một chức vụ cao hơn trong khi mình lại chẳng được gì: A. Đàm tiếu, nói xấu người đồng nghiệp B. Nghĩ về tất cả những điều mà mình có 6 C. Che giấu cảm xúc ghen tỵ đó D. Chúc mừng người đồng nghiệp đó 12.5. Cách hữu hiệu để làm giảm cảm giác bực dọc do mâu thuẫn với một người nào đó trong cơ quan: A. Đi tìm người đó để giải quyết mâu thuẫn B. Nhượng bộ người ấy để chấm dứt mâu thuẫn C. Khăng khăng giữ lý lẽ của mình và chờ người ấy nhượng bộ D. Xác định rằng chuyện chẳng đáng phải nghĩ đến nữa và dàn xếp thỏa hiệp với người ấy 13. Theo bạn, trong những tình huống sau, đâu là cách hữu hiệu để ‘điều khiển cảm xúc của người khác’? Bạn có thể chọn một hoặc nhiều đáp án 13.1. Khi người khác đang ở trong một tâm trạng hết sức giận dữ vì một vấn đề cá nhân nào đó: A. Đưa ra lời khuyên giúp người đó giải quyết vấn đề B. Lắng nghe mà không bày tỏ cảm xúc gì C. Lắng nghe và khuyến khích người đó tiếp tục nói D. Bảo với người đó mọi việc rồi sẽ ổn cả thôi 13.2. Khi người đồng nghiệp đang buồn và chán nản mấy ngày nay rồi: A. Hỏi xem tại sao người đó lại cảm thấy như thế B. Bảo người đó dẹp chuyện ấy sang một bên C. Lôi kéo người đó tham gia và một hoạt động mà người đó thích D. Kể cho người đó nghe về những lúc mình đã từng cảm thấy buồn nản như thế. 13.3. Cách tốt nhất để cải thiện không khí cho bản thân và đồng nghiệp khi phải làm việc căng thẳng: A. Làm bánh ngọt và mang vào cơ quan cho mọi người cùng ăn B. Bảo những đồng nghiệp của mình hãy vui lên C. Kiếm ở đâu đấy một câu chuyện tiếu lâm để đem vào cơ quan kể cho mọi người cùng nghe 7 D. Đưa ra những bình phẩm châm biếm về sếp 13.4. Cách hữu hiệu để làm người thân nguôi giận khi mình quên làm một việc nhà quan trọng nào đó mà mình đã hứa làm: A. Tránh gặp mặt người đó cho đến khi họ bình tĩnh trở lại B. Nhắc cho người đó thấy là cũng có những lúc họ đã từng quên như vậy C. Xin lỗi người đó D. Hứa là lần sau không quên như vậy nữa 13.5. Cách hữu hiệu để phản ứng lại với vị cấp trên thô lỗ, thường ăn nói với nhân viên bằng một giọng cộc cằn: A. Trả lời một cách bình tĩnh B. Tránh mặt cấp trên khi nào có thể C. Khôi hài khi nào có thể D. Phần mình cũng đáp lại bằng một giọng điệu giận dữ 14. Bạn đã tiếp cận với các tri thức về trí tuệ cảm xúc như thế nào? A. Rất thường xuyên B. Thường xuyên C. Thỉnh thoảng D. Hiếm khi E. Không bao giờ 15. Mức độ quan tâm của bạn đến các tri thức về trí tuệ cảm xúc như thế nào? A. Rất quan tâm B. Quan tâm C. Bình thường D. Không quan tâm E. Hoàn toàn không quan tâm 16. Bạn đánh giá mức độ quan trọng của trí tuệ cảm xúc đối với sự thành công và hạnh phúc của cá nhân như thế nào? A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Bình thường D. Không quan trọng E. Hoàn toàn không quan trọng 17. Bạn tiếp cận với các tri thức về trí tuệ cảm xúc vì: A. Đây là lĩnh vực tri thức nằm trong chương trình nên bắt buộc phải học. B. Trí tuệ cảm xúc có vai trò quan trọng trong sự thành công và hạnh phúc của cá nhân C. Trí tuệ cảm xúc ý nghĩa to lớn đối với hoạt động nghề nghiệp trong tương lai của bản thân. 8 D. Trí tuệ cảm xúc đang được xã hội quan tâm nên bản thân muốn tìm hiểu vì tò mò. E. Trí tuệ cảm xúc có thể là nội dung có trong thi cử nên cố gắng học để đạt được điểm cao. F. Ban đầu bắt buộc phải học vì đó là nội dung có trong chương trình, nhưng càng về sau lại càng cảm thấy yêu thích lĩnh vực tri thức này 18. Theo bạn, trong trường đại học hiện nay việc cung cấp những tri thức về trí tuệ cảm xúc cho sinh việc được đánh giá ở mức độ nào? A. Rất quan tâm B. Quan tâm C. Bình thường D. Không quan tâm E. Hoàn toàn không quan tâm 19. Theo bạn, khối lượng tri thức về trí tuệ cảm xúc được cung cấp cho sinh viên trong trường đại học hiện nay ở mức độ như thế nào? A. Rất nhiều B. Nhiều C. Vừa phải D. Ít E. Quá ít 20. Theo bạn, bạn đánh giá như thế nào về việc cung cấp các tri thức về trí tuệ cảm xúc trong trường đại học hiện nay? A. Giáo viên giảng dạy kiến thức sâu sắc, đi sâu vào tình huống để vận dụng; tài liệu phong phú B. Kiến thức được cung cấp hời hợt, chủ yếu là lý thuyết, tài liệu ít ỏi C. Ít tài liệu nhưng giáo viên giảng dạy dễ hiểu, dễ vận dụng D. Không phải là kiến thức trọng tâm trong thi cử nên giáo viên chỉ nói qua và yêu cầu sinh viên đọc thêm tài liệu E. Là lĩnh vực tri thức quan trọng và mang tính áp dụng cao nên giáo viên chú trọng đến việc thực hành cho sinh viên F. Ý kiến khác: . .. Theo bạn, để tăng thêm sự hiểu biết của sinh viên về trí tuệ cảm xúc, cần có những biện pháp nào? Bạn có thể chọn nhiều đáp án A. Tăng giờ học về trí tuệ cảm xúc 9 B. Tăng tính thực hành trong những giờ học về trí tuệ cảm xúc C. Bản thân sinh viên phải tự tìm tòi, học hỏi và nâng cao hiểu biết và vận dụng qua những trải nghiệm của cuộc sống hàng ngày D. Ý kiến khác: ....... . Cuối cùng xin bạn cho biết vài nét về bản thân Bạn là sinh viên năm thứ: 1 2 3 4 Giới tính: Nam nữ Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của bạn! 10 Phụ lục 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN 1. Bạn có thường xuyên tiếp cận các tri thức về trí tuệ cảm xúc không? 2. Bạn tiếp cận các tri thức về trí tuệ cảm xúc qua những phương tiện nào? 3. Theo bạn, trí tuệ cảm xúc có vai trò như thế nào đối với sự thành công và hạnh phúc của cá nhân? 4. Bạn có cảm thấy khó khăn khi nhận biết cảm xúc của bản thân hoặc của người khác không? 5. Bạn có cảm thấy khó khăn khi cố gắng để hiểu được cảm xúc của bản thân và của người khác không? 6. Bạn có cảm thấy khó khăn khi cố gắng không để cho cảm xúc chi phối hành vi của bản thân không? 7. Bạn có cảm thấy khó khăn khi đối diện với các trạng thái cảm xúc khác nhau của người xung quanh không? 8. Bạn cảm thấy thế nào khi được khen trước đám đông? 9. Nếu bạn đi ăn về và phát hiện nhà hàng bạn vừa ăn tính lời cho bạn một khoản tiền nhất định, bạn sẽ cảm thấy thế nào? 10. Bạn thường làm gì khi cảm thấy buồn chán? 11. Khi có mâu thuẫn với người khác, bạn thường ứng xử như thế nào? 12. Bạn ứng xử như thế nào nếu người đối diện với bạn đang trong tâm trạng giận dữ? 13. Bạn ứng xử như thế nào khi người bên cạnh bạn đang trong tâm trạng buồn chán? 14. Bạn nghĩ như thế nào nếu một người giáo viên hoặc một nhà quản lý, một tư vấn viên không có hoặc rất yếu trong việc làm chủ cảm xúc của bản thân? 15. Bạn nghĩ như thế nào nếu một người giáo viên hoặc một nhà quản lý, một chuyên viên tư vấn tâm lý không có hoặc rất yếu trong việc nhận biết cảm xúc của người khác và tác động để thay đổi những trạng thái cảm xúc đó? 16. Theo bạn, nhận thức về trí tuệ cảm xúc có thể làm tăng hoặc giảm khả năng trí tuệ cảm xúc của cá nhân không? 11 17. Theo bạn, động cơ học tập có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả nhận thức của mỗi sinh viên? 18. Theo bạn, thái độ học tập có ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả nhận thức của sinh viên? 19. Theo bạn khối lượng tri thức về trí tuệ cảm xúc được cung cấp trong chương trình học tập đã đủ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lĩnh vực này của bản thân bạn và của các sinh viên khác không? 20. Bạn mong muốn giáo viên sẽ dạy lĩnh vực trí tuệ cảm xúc như thế nào? 21. Bạn có nghĩ bạn là một người giỏi trong việc ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc không? 22. Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ ứng dụng tốt những tri thức về trí tuệ cảm xúc trong hoạt động nghề nghiệp tương lai của bản thân không? Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của bạn! Chúc bạn sức khỏe và thành đạt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 12 Phụ lục 3: Một số kết quả phỏng vấn Kết quả 1 CÂU HỎI PHỎNG VẤN Người phỏng vấn: Trần Thị Gấm Người trả lời phỏng vấn: Sinh viên nữ năm 1 chuyên ngành TLGD Hình thức phỏng vấn: Gửi bảng câu hỏi phỏng vấn qua email 23. Bạn có thường xuyên tiếp cận các tri thức về trí tuệ cảm xúc không? Trả lời: Thỉnh thoảng khi có thời gian rảnh 24. Bạn tiếp cận các tri thức về trí tuệ cảm xúc qua những phương tiện nào? Trả lời: chủ yếu đọc trên mạng Internet 25. Theo bạn, trí tuệ cảm xúc có vai trò như thế nào đối với sự thành công và hạnh phúc của cá nhân? Trả lời: rất quan trọng 26. Bạn có cảm thấy khó khăn khi nhận biết cảm xúc của bản thân hoặc của người khác không? Trả lời: Với bản thân thì thỉnh thoảng cũng không hiểu mình đang cảm thấy như thế nào. Với người khác cũng có chút khó khăn nhất là đối với những người kín đáo ít bộc lộ cảm xúc. 27. Theo bạn làm thế nào để có thể nhận biết được cảm xúc của bản thân hoặc của người khác? Trả lời: Để biết mình cần phải thường xuyên suy nghĩ về bản thân mình và lắng nghe những nhận xét của người khác về bản thân. Để biết được cảm xúc của người khác cần phải có khả năng quan sát và hiểu được những thói quen hàng ngày của họ. 28. Bạn có cảm thấy khó khăn khi cố gắng để hiểu được cảm xúc của bản thân và của người khác không? Trả lời: Khá khó khăn. 29. Bạn có cảm thấy khó khăn khi cố gắng không để cho cảm xúc chi phối hành vi của bản thân không? 13 Trả lời: Khó khăn, vì vậy thỉnh thoảng mình hay ân hận về những hành động của bản thân. 30. Bạn có cảm thấy khó khăn khi đối diện với các trạng thái cảm xúc khác nhau của người xung quanh không? Trả lời: Khi họ vui mình còn vui theo được còn khi họ buồn mình thật sự cảm thấy bối rối không biết phải an ủi họ như thế nào. 31. Bạn cảm thấy thế nào khi được khen trước đám đông? Trả lời: Vui nhưng hơi ngượng ngùng. 32. Nếu bạn đi ăn về và phát hiện nhà hàng bạn vừa ăn tính lời cho bạn một khoản tiền nhất định, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Trả lời: Vui đấy nhưng nếu mà tiêu số tiền này chắc sẽ cảm thấy tội lỗi lắm! 33. Bạn thường làm gì khi cảm thấy buồn chán? Trả lời: Rủ bạn bè đi chơi. 34. Khi có mâu thuẫn với người khác, bạn thường ứng xử như thế nào? Trả lời: Nếu mình sai sẽ đợi khi mọi chuyện dịu lại để xin lỗi họ. Nếu mình đúng sẽ để mặc kệ họ tự suy nghĩ và nhận ra sai lầm của mình. 35. Bạn ứng xử như thế nào nếu người đối diện với bạn đang trong tâm trạng giận dữ? Trả lời: Có lẽ mình sẽ tránh cho xa! 36. Bạn ứng xử như thế nào khi người bên cạnh bạn đang trong tâm trạng buồn chán? Trả lời: Mình rất kém trong việc an ủi người khác. Không biết phải làm sao nữa! 37. Bạn nghĩ như thế nào nếu một người giáo viên hoặc một nhà quản lý, một tư vấn viên không có hoặc rất yếu trong việc làm chủ cảm xúc của bản thân? Trả lời: Có lẽ sẽ không được lòng người khác nhiều và sẽ khó khăn khi làm việc với người khác. 38. Bạn nghĩ như thế nào nếu một người giáo viên hoặc một nhà quản lý, một chuyên viên tư vấn tâm lý không có hoặc rất yếu trong việc nhận biết cảm xúc của người khác và tác động để thay đổi những trạng thái cảm xúc đó? 14 Trả lời: Có lẽ họ sẽ không thể thành công trong nghề của họ được. 39. Theo bạn, nhận thức về trí tuệ cảm xúc có thể làm tăng hoặc giảm khả năng trí tuệ cảm xúc của cá nhân không? Trả lời: Chắc là có 40. Theo bạn, động cơ học tập có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả nhận thức của mỗi sinh viên? Trả lời: Động cơ đúng đắn sẽ chăm chỉ học tập. Không có động cơ học tập thì sẽ không thể học được. 41. Theo bạn, thái độ học tập có ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả nhận thức của sinh viên? Trả lời: Thái độ học tập tích cực sẽ mang lại kết quả nhận thức tốt hơn. 42. Theo bạn khối lượng tri thức về trí tuệ cảm xúc được cung cấp trong chương trình học tập đã đủ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lĩnh vực này của bản thân bạn và của các sinh viên khác không? Trả lời: mình chưa được học nên không biết nữa. 43. Bạn mong muốn giáo viên sẽ dạy lĩnh vực trí tuệ cảm xúc như thế nào? Trả lời: Mình vẫn thích cách dạy thiên về thực hành. 44. Bạn có nghĩ bạn là một người giỏi trong việc ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc không? Trả lời: Có lẽ là không giỏi lắm 45. Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ ứng dụng tốt những tri thức về trí tuệ cảm xúc trong hoạt động nghề nghiệp tương lai của bản thân không? Trả lời: Để xem mình có thể thay đổi được bản thân không đã Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của bạn! Chúc bạn sức khỏe và thành đạt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 15 Kết quả 2: CÂU HỎI PHỎNG VẤN Người phỏng vấn: Trần Thị Gấm Người trả lời phỏng vấn: Sinh viên nữ năm 2 chuyên ngành TLGD Hình thức phỏng vấn: Gửi bảng câu hỏi phỏng vấn qua email 1. Bạn có thường xuyên tiếp cận các tri thức về trí tuệ cảm xúc không? Trả lời: Ngoài giờ học trên lớp ra, tôi thường xuyên lên mạng đọc các bài viết về trí tuệ cảm xúc. Tôi rất thích các bài viết dạy cách thực hành trí tuệ cảm xúc trong cuộc sống. 2. Bạn tiếp cận các tri thức về trí tuệ cảm xúc qua những phương tiện nào? Trả lời: Tôi đọc sách hoặc đọc trên Internet. 3. Theo bạn, trí tuệ cảm xúc có vai trò như thế nào đối với sự thành công và hạnh phúc của cá nhân? Trả lời: Rất quan trọng 4. Bạn có cảm thấy khó khăn khi nhận biết cảm xúc của bản thân hoặc của người khác không? Trả lời: Cũng không khó lắm vì mọi cảm xúc của con người đều có thể thể hiện trên nét mặt. 5. Bạn có cảm thấy khó khăn khi cố gắng để hiểu được cảm xúc của bản thân và của người khác không? Trả lời: Với bản thân thì không khó lắm, với người thân cũng vậy. Nhưng dù sao muốn hiểu được người khác cũng cần phải có thời gian để tìm hiểu. 6. Bạn có cảm thấy khó khăn khi cố gắng không để cho cảm xúc chi phối hành vi của bản thân không? Trả lời: Cũng tương đối khó. 7. Bạn có cảm thấy khó khăn khi đối diện với các trạng thái cảm xúc khác nhau của người xung quanh không? Trả lời: Nếu người khác vui buồn thất thường thì cũng không biết phải làm sao! 16 8. Bạn cảm thấy thế nào khi được khen trước đám đông? Trả lời: Hơi ngại ngùng một chút mặc dù trong lòng thì rất vui. 9. Nếu bạn đi ăn về và phát hiện nhà hàng bạn vừa ăn tính lời cho bạn một khoản tiền nhất định, bạn sẽ cảm thấy thế nào? Trả lời: Sung sướng quá! Sinh viên nghèo mà. Nếu họ tính thiếu cho mình thì thế nào cũng có lúc họ tính thừa cho người khác. Họ cũng không thiệt hại mà, 10. Bạn thường làm gì khi cảm thấy buồn chán? Trả lời: Lên mạng chát chít với bạn bè. 11. Khi có mâu thuẫn với người khác, bạn thường ứng xử như thế nào? Trả lời: Cứ để thời gian trả lời 12. Bạn ứng xử như thế nào nếu người đối diện với bạn đang trong tâm trạng giận dữ? Trả lời: Tốt nhất là tránh xa ra, đợi họ bình tĩnh lại rồi hãy tính. 13. Bạn ứng xử như thế nào khi người bên cạnh bạn đang trong tâm trạng buồn chán? Trả lời: Rủ họ đi đâu đó chơi cho đỡ buồn. 14. Bạn nghĩ như thế nào nếu một người giáo viên hoặc một nhà quản lý, một tư vấn viên không có hoặc rất yếu trong việc làm chủ cảm xúc của bản thân? Trả lời: Họ sẽ thường xuyên làm mất lòng người khác. 15. Bạn nghĩ như thế nào nếu một người giáo viên hoặc một nhà quản lý, một chuyên viên tư vấn tâm lý không có hoặc rất yếu trong việc nhận biết cảm xúc của người khác và tác động để thay đổi những trạng thái cảm xúc đó? Trả lời: Vậy thì họ nên đổi nghề đi! 16. Theo bạn, nhận thức về trí tuệ cảm xúc có thể làm tăng hoặc giảm khả năng trí tuệ cảm xúc của cá nhân không? Trả lời: Có. 17. Theo bạn, động cơ học tập có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả nhận thức của mỗi sinh viên? 17 Trả lời: động cơ tốt sẽ kích thích sự hăng say học tập và đạt kết quả tốt. 18. Theo bạn, thái độ học tập có ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả nhận thức của sinh viên? Trả lời: Thái độ học tập tích cực sẽ tăng khả năng tập trung trong quá trình học tập. 19. Theo bạn khối lượng tri thức về trí tuệ cảm xúc được cung cấp trong chương trình học tập đã đủ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lĩnh vực này của bản thân bạn và của các sinh viên khác không? Trả lời: Chưa. 20. Bạn mong muốn giáo viên sẽ dạy lĩnh vực trí tuệ cảm xúc như thế nào? Trả lời: Hạn chế nói lý thuyết, có nhiều cách giúp sinh viên thực hành thì tốt hơn. 21. Bạn có nghĩ bạn là một người giỏi trong việc ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc không? Trả lời: Bình thường. Không giỏi lắm 22. Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ ứng dụng tốt những tri thức về trí tuệ cảm xúc trong hoạt động nghề nghiệp tương lai của bản thân không? Trả lời: Hy vọng là có. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của bạn! Chúc bạn sức khỏe và thành đạt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 18 Kết quả phỏng vấn 3: CÂU HỎI PHỎNG VẤN Người phỏng vấn: Trần Thị Gấm Người trả lời phỏng vấn: Sinh viên nữ năm 3 chuyên ngành TLGD Hình thức phỏng vấn: Gửi bảng câu hỏi phỏng vấn qua email 1. Bạn có thường xuyên tiếp cận các tri thức về trí tuệ cảm xúc không? Trả lời: không thường xuyên 2. Bạn tiếp cận các tri thức về trí tuệ cảm xúc qua những phương tiện nào? Trả lời: tài liệu học tập 3. Theo bạn, trí tuệ cảm xúc có vai trò như thế nào đối với sự thành công và hạnh phúc của cá nhân? Trả lời: rất quan trọng 4. Bạn có cảm thấy khó khăn khi nhận biết cảm xúc của bản thân hoặc của người khác không? Trả lời: không quá khó khăn 5. Bạn có cảm thấy khó khăn khi cố gắng để hiểu được cảm xúc của bản thân và của người khác không? Trả lời: không 6. Bạn có cảm thấy khó khăn khi cố gắng không để cho cảm xúc chi phối hành vi của bản thân không? Trả lời: thỉnh thoảng 7. Bạn có cảm thấy khó khăn khi đối diện với các trạng thái cảm xúc khác nhau của người xung quanh không? Trả lời: có 8. Bạn cảm thấy thế nào khi dược khen trước đám đông? Trả lời: rất vui và hài lòng 9. Bạn thường làm gì khi cảm thấy buồn chán? Trả lời: viết nhật ký, đọc sách về triết lý sống 19 10. Khi có mâu thuẫn với người khác, bạn thường ứng xử như thế nào? Trả lời: làm rõ nguyên nhân gây ra mâu thuẫn với người đó, để hiểu nhau hơn 11. Bạn ứng xử như thế nào nếu người đối diện với bạn đang trong tâm trạng giận dữ? Trả lời: bình tĩnh lắng nghe, chờ người đó hạ cơn giận xuống 12. Bạn ứng xử như thế nào khi người bên cạnh bạn đang trong tâm trạng buồn chán? Trả lời: tâm sự với người đó, đưa ra lời khuyên 13. Bạn nghĩ như thế nào nếu một người giáo viên hoặc một nhà quản lý, một tư vấn viên không có hoặc rất yếu trong việc làm chủ cảm xúc của bản thân? Trả lời: rất khó thành công trong công việc, khó thiết lập mối quan hệ tin tưởng nơi người đó 14. Bạn nghĩ như thế nào nếu một người giáo viên hoặc một nhà quản lý, một chuyên viên tư vấn tâm lý không có hoặc rất yếu trong việc nhận biết cảm xúc của người khác và tác động để thay đổi những trạng thái cảm xúc đó? Trả lời: khó khăn trong việc có thể giúp đỡ người khác 15. Theo bạn, nhận thức về trí tuệ cảm xúc có thể làm tăng hoặc giảm khả năng trí tuệ cảm xúc của cá nhân không? Trả lời: có 16. Theo bạn, động cơ học tập có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả nhận thức của mỗi sinh viên? Trả lời: thúc đẩy hoặc kìm hãm việc nhận thức 17. Theo bạn, thái độ học tập có ảnh hưởng như thế nào đối với kết quả nhận thức của sinh viên? Trả lời: quyết định đến kết quả nhận thức 18. Theo bạn khối lượng tri thức về trí tuệ cảm xúc được cung cấp trong chương trình học tập đã đủ đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lĩnh vực này của bản thân bạn và của các sinh viên khác không? Trả lời: chưa 20 19. Bạn mong muốn giáo viên sẽ dạy lĩnh vực trí tuệ cảm xúc như thế nào? Trả lời: đưa ra nhiều tình huống để xử lý 20. Bạn có nghĩ bạn là một người giỏi trong việc ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc không? Trả lời: tương đối 21. Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ ứng dụng tốt những tri thức về trí tuệ cảm xúc trong hoạt động nghề nghiệp tương lai của bản thân không? Trả lời: có Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác và giúp đỡ của bạn! Chúc bạn sức khỏe và thành đạt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfthuc_trang_muc_do_nhan_thuc_ve_tri_tue_cam_xuc_cua_sinh_vien_chuyen_nganh_tam_ly_giao_duc_truong_dai.pdf
Luận văn liên quan