Luận án Tiến sĩ Luật học Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại

Tuy nhiên, giữa dự định và thực hiện lại là một khoảng cách khá xa. Một số công ty quảng cáo lớn cho thấy việc kêu gọi đầu tư trong ngành này hay nói cách khác là xã hội hoá công ty không đơn giản như những ngành nghề khác bởi nhìn vào sự yếu kém, thiếu minh bạch, tăng trưởng bất kỳ của các công ty quảng cáo trong nước cũng dễ làm các nhà đầu tư nản lòng. Bên cạnh còn là sự khó khăn về quản lý vĩ mô trong ngành này chưa có giải pháp triệt để đủ sức hấp dẫn đầu tư từ cộng đồng. Vấn đề thực thi pháp luật ảo vệ quyền lợi người ti u ùng trong lĩnh vực quảng cáo. Có thể kh ng định, bảo việc quyền lợi người tiêu dùng là một trong những mục tiêu quan trọng và mang tính chiến lược trong các chính sách pháp luật về thương mại của nhà nước ta trong những năm qua. Kh ng định điều này, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ban hành được đánh giá là có nhiều điểm tiến bộ, phù hợp và đủ sức mạnh để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

pdf156 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 29/01/2022 | Lượt xem: 756 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật học Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ thể thực hiện thông qua các phương tiện quảng cáo nhằm giới thiệu hàng hóa, dịch vụ và hoạt động kinh doanh đến với người tiêu dùng với mục đích sinh lợi . Vẫn tiếp tục thừa nhận có hai loại hình quảng cáo phi thương mại và QCTM, thống nhất Luật Quảng cáo cùng điều chỉnh cả hai loại hình quảng cáo này như hiện nay. Như vậy, sự tồn tại những quy định của luật Thương mại đã không còn cần thiết nữa, nên cần sửa, đổi bổ sung Luật Thương mại 2005 theo hướng không cần quy định hoạt động này trong Luật Thương mại 2005 và xem nó là một hoạt động thương mại đặc thù như những hoạt động khác và được điều chỉnh trong Luật Quảng cáo. Tuy nhiên, cần ch ý rằng, quảng cáo điều chỉnh chung nên có những quy định mang tính đặc thù thuộc về QCTM thì cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo theo hướng bổ sung các điều khoản về điều kiện kinh doanh dịch vụ QCTM phải có đăng ký kinh doanh. Tức là phải có tư cách thương nhân đ ng với tinh thần pháp luật về QCTM hiện nay. Đối với người quảng cáo như đã phân tích ở Chương 3, không thể phủ nhận rằng những chủ thể quảng cáo sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình thường là thương nhân vì đó không chỉ là quyền mà còn là một trong những điều kiện để được hưởng những 127 quyền lợi và cơ chế bảo vệ của pháp luật. Tuy nhiên, với đặc trưng của một quốc gia có nền kinh tế xã hội đang phát triển. Các quan hệ xã hội luôn vận động, phát sinh và phát triển không ngừng. Vì vậy, có rất nhiều những hoạt động cung cấp thông tin tuy không thể xem là QCTM nhưng có thể hiểu đó là hoạt động quảng cáo phi lợi nhuận để được điều chỉnh chung trong Luật Quảng cáo. Như vậy, ch ng ta đã mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật Quảng cáo phát huy tối đa hết những tác dụng của các quy định trong điều chỉnh hoạt động này trong nhiều trường hợp, ngay cả khi có những hành vi mà pháp luật chưa dự liệu hết, nhất là khi công nghệ phát triển như hiện nay. 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về các chủ thể th m gi vào qu n hệ pháp luật quảng cáo thương mại Thứ nhất về người quảng cáo. Xuất phát từ việc nhìn nhận QCTM là nhu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế xã hội, QCTM với tư cách là một trong những hoạt động x c tiến thương mại, được người quảng cáo thực hiện để x c tiến hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng và phức tạp của hoạt động QCTM, việc thực hiện QCTM có thể dễ dàng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến các mối quan hệ khác, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ thể kinh doanh khác trong nền kinh tế. Vì vậy, khi lựa chọn điều chỉnh quan hệ này, pháp luật đầu tiên điều chỉnh đến người QCTM, là người có hàng hóa, dịch vụ và hoạt động kinh doanh cần giới thiệu đến cho người tiêu dùng theo hai hướng: i Khi ghi nhận nó là quyền tự do kinh doanh, nhà nước phải xác lập các quyền và phải có cơ chế pháp lý‎ để đảm bảo thực hiện các quyền này, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người QCTM. Bên cạnh đó, để tránh khi thực hiện quyền QCTM, lại làm tổn hại đến các mối quan hệ khác, pháp luật không thể không ghi nhận những hành vi mà người QCTM không được thực hiện, nhằm đảm bảo thực hiện đ ng tinh thần chung của pháp luật Việt Nam. Trên cơ sở sửa đổi khái niệm về QCTM thì thống nhất hiểu người QCTM có thể là thương nhân hoặc không cần phải có điều kiện là thương nhân, quyền QCTM là quyền của mỗi chủ thể, miễn là các chủ thể này thực hiện hoạt động QCTM phải trên cơ sở pháp luật. 128 Ghi nhận quyền QCTM của thương nhân nước ngoài không hoạt động thương mại tại Việt Nam theo hướng cho phép thương nhân nước ngoài có quyền thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ QCTM nước ngoài cung ứng dịch vụ cho mình, nhằm kích thích cạnh tranh và khơi nguồn sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực QCTM của các thương nhân Việt Nam trong hội nhập. Quy định về quyền và nghĩa vụ của người QCTM, pháp Luật Quảng cáo ra đời trước tiên để ghi nhận quyền QCTM cho chủ thể này. Với quan điểm xem thông tin trong sản phẩm QCTM chính là một sự cam kết với người tiêu dùng, thì người quảng cáo chính là người chịu trách nhiệm đầu tiên khi có những thiệt hại liên quan đến chất lượng của hàng hóa, dịch vụ của người quảng cáo. Luật Thương mại với tư cách là luật chuyên ngành điều chỉnh hoạt động QCTM cần ghi nhận một điều khoản riêng theo hướng xem thông tin QCTM là một sự cam kết và có giá trị khi các bên giao kết hợp đồng và trách nhiệm bồi thường nó là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng chứ không phải là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như hiện nay. Để đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của những chủ thể khi tham gia vào hoạt động QCTM, cần thiết giữ lại quy định trách nhiệm liên đới theo quy định của Luật Quảng cáo. Như vậy, người tiêu dùng có quyền lựa chọn đối tượng khởi kiện để bảo vệ quyền lợi cho mình khi có thiệt hại xảy ra từ hoạt động QCTM. Thứ hai, trên tinh thần xem xét các hoạt động cho thuê phương tiện quảng cáo, phát hành quảng cáo suy cho cùng đều là hoạt động cung ứng dịch vụ, Luật Quảng cáo nên thống nhất với Luật Thương mại xem đây đều là những thương nhân kinh doanh dịch vụ QCTM. Tuy nhiên, pháp luật vẫn cần ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này một cách rõ ràng còn họ với tư cách là gì và phải làm gì thì được xác định trong hợp đồng dịch vụ QCTM. Những người làm QCTM cũng vậy, nên được tập hợp vào tổ chức Hội để có điều kiện trao đổi nghề nghiệp đặc biệt là vấn đề trau dồi đạo đức nghề nghiệp để quảng cáo hoạt động phát triển đ ng hướng. Vì vậy, cần phải phát huy vai trò của các hiệp hội thương mại đặc biệt là Hiệp hội Quảng cáo trong việc định hướng và xây dựng những nguyên tắc ngành trong quảng cáo, góp phần quan trọng trong việc xây dựng hệ 129 những chuẩn mực quảng cáo, là một bộ phận cấu thành quan trọng của đạo đức kinh doanh của một quốc gia. 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về đối tượng quảng cáo thương mại. Xác định lại đối tượng QCTM bao gồm: Sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ và hoạt động kinh doanh của người QCTM.; Sửa đổi Điều 7 Luật Quảng cáo quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm QCTM theo hướng bỏ Khoản 6 điều này quy định về các sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục vì đối tượng này đã nằm trong danh mục hàng hóa, sản phẩm cấm kinh doanh. Về quy định hành vi cấm QCTM, sửa đổi Khoản 3, Điều 8 Luật Quảng cáo theo đó chỉ cần quy định cấm những sản phẩm QCTM trái với thuần phong m tục của Việt Nam là đủ vì những yếu tố như đạo đức, thẩm m , truyền thống lịch sử, văn hóa suy cho cùng đều là những yếu tố thuộc về thuần phong m tục. Đã đến l c cần phải giải thích rõ hơn về những giá trị này trong Bộ Luật Dân sự của Việt Nam. Đây không chỉ là vấn đề của pháp luật về QCTM mà còn là của các lĩnh vực pháp luật khác. Cho đến nay, phần lớn các nước trên thế giới đã có Luật Quảng cáo. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đòi hỏi người làm quảng cáo và cơ quan quản lý quảng cáo phải quảng cáo trung thực và có lương tâm, không thô bỉ tục tĩu, quảng cáo không được tâng bốc suy cho cùng nó cũng có thể xem là những hành vi vi phạm thuần phong m tục của Việt Nam nên cần thiết xem đây là một trong những nội dung cần đề cập khi giải thích khái niệm “thuần phong m tục trong quá trình phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật về QCTM xảy ra. Luật Quảng cáo của nhiều nước còn cấm quảng cáo các loại nước uống có cồn, sản phẩm thuốc lá, các loại tân dược, thuốc chữa bệnh khi chưa có giấy phép sản xuất, cấm quảng cáo các loại vũ khí giết người Với quảng cáo thuốc lá, cần phải có lộ trình cho việc cấm toàn bộ các hình thức tài trợ từ các công ty thuốc lá. Vì các công ty thuốc lá sử dụng việc tài trợ để quảng bá cho tên tuổi công ty hoặc sản phẩm của họ, và điều này cũng trái với quy định của Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá. Cần có sự phân cấp xử phạt rõ ràng đối với những hành vi quảng cáo trá hình để Luật Phòng chống tác hại thuốc lá thực sự mang lại hiệu quả. 130 4.2.4. Hoàn thiện pháp luật về sản phẩm quảng cáo thương mại Trên cơ sở xem luật Cạnh tranh là luật chuyên ngành có hiệu lực pháp lý điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trước tiên cần phải xác định lại những hành vi QCTM nhằm cạnh tranh không lành mạnh một cách khoa học và cụ thể tại Điều 45 như sau: Những hành vi QCTM nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm: QCTM so sánh, QCTM gian dối và QCTM gây nhầm lẫn . Cách quy định này góp phần thống nhất giữa các quy định trong luật Cạnh tranh, Luật Quảng cáo và Luật Thương mại về hoạt động quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Từ điều khoản này, pháp luật có quyền luận giải nội dung và biểu hiện cụ thể của các hành vi trên trong văn bản hướng dẫn hoặc tại điều giải thích thuật ngữ một cách chi tiết hơn. 4.2.5. rách nhiệm pháp l ý trong hoạt động quảng cáo thương mại Pháp luật thương mại Việt Nam nên quy định điều khoản ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người quảng cáo theo đó ghi nhận thông tin QCTM chính là một sự cam kết và nội dung QCTM chính là một nội dung mặc nhiên được thừa nhận giữa các bên trong hợp đồng và không phụ thuộc vào hai bên có thỏa thuận hay không trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người quảng cáo. Về trách nhiệm hành chính, pháp luật cần thiết ghi nhận hình thức xử phạt tăng trách nhiệm tương ứng với số lần vi phạm, đồng thời ghi nhận về việc chịu trách nhiệm hình sự theo số lần vi phạm hành chính và đương nhiên cần phải quy định cụ thể con số này. Ngoài trách nhiệm hành chính và hình sự, các biện pháp phạt phụ cũng cần được ghi nhận trong Luật Quảng cáo chứ không phải trong văn bản dưới luật như hiện nay như: Trách nhiệm cải chính, xin lỗi và bồi thường thiệt hại của các chủ thể, theo đó: i Người quảng cáo có nghĩa vụ đảm bảo tính trung thực, chính xác của nội dung QCTM và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những vi phạm đã gây ra; ii CQBC sẽ chịu trách nhiệm đối với những vi phạm về thời lượng, diện tích, số lần đăng, phát QCTM, số lần ngắt chương trình để QCTM, tín hiệu QCTM. Là do pháp luật còn rất mơ hồ trong việc giá trị pháp lý của thông điệp quảng cáo và trách nhiệm do quảng cáo vi phạm đem lại. Những điều này đòi hỏi quy định về 131 tính ràng buộc của thông tin quảng cáo và xem thông tin quảng cáo là một trong những nội dung trong hợp đồng. Cần thiết sửa đổi Điều 630 của Bộ luật Dân sự về việc quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh không đ ng chất lượng. Vì nó có thể được xem là bồi thường thiệt hại trong hợp đồng trong trường hợp này. Thêm vào quy định để người tiêu dùng có quyền lựa chọn cơ chế bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng hay trong hợp đồng theo ý chí của họ thông qua việc quyết định khởi kiện chủ thể nào khi có thiệt hại xảy ra từ hoạt động QCTM. Dựa trên những phân tích trên đây về HĐTĐQC, tác giả đưa ra một số những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật về chế định này nhằm nâng cao vai trò thực tiễn của Hội đồng và góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của những chủ thể trong nền kinh tế. Thứ nhất, do đối tượng được quyền yêu cầu thẩm định quá rộng nên việc quy định HĐTĐSPQC cần có Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Pháp luật cần quy định một cách linh hoạt theo hướng xác định cơ quan chủ trì dựa trên lĩnh vực quản l ý chuyên môn chứ không nhất thiết giao về cho cơ quan văn hóa thể thao và du lịch. Để tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân tổ chức có liên quan, cần quy định thêm nghĩa vụ chuyển đơn yêu cầu của các cơ quan này đến cơ quan quản l ý chuyên môn để tiến hành thủ tục thành lập hội đồng nếu cá nhân, tổ chức có yêu cầu nộp đơn đến cơ quan không có thẩm quyền quản lý chuyên môn trong lĩnh vực đó. Cần quy định thêm về HĐTĐQC có thể là cơ quan thuộc Bộ hoặc Sở chuyên môn được thành lập bất kỳ l c nào có yêu cầu để đảm bảo phù hợp với phân cấp quản lý hành chính từ thương mại, sở hữu trí tuệ hay văn hóa Và có thể quy định theo hướng HĐTĐSPQC thuộc Bộ sẽ là cơ quan có quyền thẩm định lần 2 và cũng là lần cuối cùng nếu có những tranh cãi về kết quả của HĐTĐSPQC cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Thứ hai, về tên của HĐTĐSPQC nên đổi thành “Hội đồng Thẩm định quảng cáo có quyền thẩm định những vấn đề liên quan đến quảng cáo khi có nhu cầu từ phía cơ quan nhà nước và cá nhân, tổ chức có liên quan. Cần thiết quy định thêm về trách nhiệm khi thẩm định sai, thẩm định lại Thứ ba, nên quy định “Hội đồng Thẩm định sản phẩm quảng cáo’ là “Hội đồng chứ không nên dùng thuật ngữ là “tổ chức như pháp luật hiện hành. Bổ sung các quy 132 định về phí thẩm định quảng cáo nếu không thì phải nói rõ là miễn phí chứ không thể mập mờ như quy định của pháp luật hiện nay. Tóm lại, với sự phát triển vượt bậc của ngành quảng cáo Việt Nam trong những năm vừa qua, nhu cầu phải có một hội đồng để thẩm định những hành vi quảng cáo bị nghi ngờ vi phạm là rất cần thiết. Luật Quảng cáo ra đời cùng với việc quy định HĐTĐSPQC đánh dấu một sự phát triển trong tư duy, nhận thức và đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nền quảng cáo hiện nay. Cần thiết phải rà soát và thay đổi các quy định hiện hành sao cho phù hợp để HĐTĐSPQC đi vào thực tiễn và phát huy tối đa vai trò của mình trong tình hình ngành quảng cáo phát triển như hiện nay. Về trách nhiệm dân sự, xuất phát từ việc nhìn nhận vai trò của người QCTM đối với những thiệt hại do các thông điệp của sản phẩm QCTM đem lại. Trên cơ sở xem thông tin QCTM chính là một trong những cam kết ban đầu trong nội dung của các quan hệ mua bán được xác lập sau đó, vì vậy, người QCTM sẽ là chủ thể chịu trách nhiệm đối với các thông điệp mà QCTM mang lại bao gồm các thông tin về chất lượng, số lượng hàng hóa dịch vụ được QCTM. Trên thực tế, có rất nhiều chủ thể khác như người kinh doanh dịch vụ QCTM, người cho thuê phương tiện QCTM. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này được xác lập trên cơ sở hợp đồng dịch vụ QCTM. Các chủ thể này chỉ có thể chịu trách nhiệm trong một số trường hợp nhất định do thỏa thuận của các bên, suy cho cùng thì trách nhiệm vẫn thuộc về người QCTM. Cách hiểu này, thể hiện một tư duy mạch lạc trong việc điều chỉnh các quan hệ về QCTM và vô hình chung tạo nên một nguyên tắc trong việc thực thi các quy định của pháp luật về QCTM, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các chủ thể khác trong nền kinh tế. Cần quy định nghĩa vụ chứng minh của nhà quảng cáo đối với những vụ việc liên quan đến hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Đối với những vụ việc quảng cáo không lành mạnh, việc yêu cầu nhà quảng cáo chứng minh tính trung thực của quảng cáo của họ sẽ khả thi và hiệu quả hơn thay vì cơ quan quản lý cạnh tranh hay bên khiếu nại chứng minh tính gian dối trong quảng cáo. Quy định này cũng phù hợp với trách nhiệm thông tin trung thực của người quảng cáo được quy định tại nhiều văn bản khác như Bộ luật Dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, luật Quảng cáo và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tất nhiên, cần phải có những căn cứ, dấu hiệu 133 vi phạm ban đầu để bên khiếu nại thực hiện khiếu nại và cơ quan quản lý cạnh tranh mở cuộc điều tra, tuy nhiên, cần xác định trong quá trình tố tụng cạnh tranh, nghĩa vụ chứng minh của nhà quảng cáo là cơ bản. 4.2.6. Một số giải pháp chung Thứ nhất, thực hiện rà soát và thường xuyên ban hành văn bản hướng dẫn, giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quảng cáo một cách kịp thời và hiệu quả. Tiến hành tuyên truyền và phổ biến pháp luật về QCTM đặc biệt là đối với kiến thức pháp luật về quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh. Thứ hai, nâng cao năng lực thực thi pháp luật về QCTM và thực hiện cạnh tranh lành mạnh thông qua các chính sách hỗ trợ, tuyên truyền và khuyến khích phát triển xây dựng văn hóa kinh doanh, các chuẩn mực đạo đức kinh doanh quốc tế; thường xuyên tổ chức các hội thảo, tọa đàm, để tổng kết những kinh nghiệm và đ c kết những kết luận, từ đó đề xuất lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc sửa đổi ban hành luật cho phù hợp. Thứ ba, cần thiết xuất bản các ấn phẩm có liên quan đến việc vận dụng các quy định pháp luật về quảng cáo, phân tích một số các vi phạm thường gặp và những chính sách có liên quan trong các ấn phẩm này. Khuyến khích các doanh nghiệp dịch vụ quảng cáo và các nhà sản xuất đề xuất nhu cầu, ý tưởng trong việc xây dựng các mô hình quản lý QCTM có sự tương tác với cơ quan quản lý nhà nước; Phát huy vai trò của các hiệp hội đặc biệt là Hiệp hội Quảng cáo; thường xuyên xuất bản bản tin về QCTM nội dung cập nhật quy định pháp luật về giải thích pháp luật liên quan QCTM và vận dụng giải quyết một số những vi phạm điển hình, thường gặp trên thực tế. Những nội dung này cần được đến tay các chủ thể kinh doanh và người tiêu dùng. Đây là một trong những cách thức tuyên truyền và giải thích pháp luật hiệu quả, những vụ việc vi phạm sẽ được phân tích và ghi nhận trên các trang báo hằng ngày. Thứ tư, nâng cao trách nhiệm của người làm quảng cáo và các cơ quan báo chí trong việc nhận thức đ ng và nghiêm t c về quảng cáo, theo đó: i Nhận thức đ ng đắn về chức năng của quảng cáo đặt trong mối quan hệ với các yếu tố tác động là truyền thống văn hoá, hoàn cảnh kinh tế lối sống, môi trường pháp lý, tâm lý tiếp nhận 134 ii Coi trọng nội dung và hình thức quy mô tính chất của hoạt động quảng cáo. Hoạt động quảng cáo và pháp luật về quảng cáo sẽ ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển và góp phần th c đẩy kinh tế phát triển. Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập với thế giới và phát triển kinh tế thị trường, ch ng ta không thể đóng cửa biên giới, càng không thể ngăn cản mọi thông tin mà cần chủ động tạo nên hàng rào mềm văn hoá đó là lòng yêu nước, ý thức công dân, lòng tự hào dân tộc, đạo lý người Việt Nam những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. Bên cạnh phát huy truyền thống văn hoá, chúng ta sẵn sàng tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới để tạo nên sức mạnh, những giá trị văn hoá mới. Do đó, trước hết cần phải nâng cao ý thức về quảng cáo trong tình hình và điều kiện mới cho cán bộ quản lý, lãnh đạo quảng cáo, cho đội ngũ những người làm quảng cáo quảng cáo. Hãy coi các doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài là đối tác là người để cho ch ng ta học tập, xem về quảng cáo và pháp luật về quảng cáo của từng quốc gia trong khu vực và trên thế giới để r t ra nhưng kinh nghiệm học tập nhận thức đ ng hơn về quảng cáo. Thứ năm, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh những sai phạm trong quảng cáo . Đưa ra xây dựng hệ thống văn bản pháp quy, áp dụng những văn bản điều luật về quảng cáo đi vào cuộc sống để quảng cáo hoạt động phát triển đ ng hướng.Ngành quảng cáo Việt Nam còn non trẻ do đó việc thanh tra kiểm tra lại càng cần thiết và cần được ch trọng. Thứ sáu, với tư cách là một bộ phận của pháp luật về cạnh tranh, vì vậy, hoàn thiện và thực thi pháp luật về cạnh tranh cũng chính là góp phần vào việc hoàn thiện và thực thi triệt để, có hiệu quả pháp luật về QCTM. Các chủ thể cần thiết phải: (i) Tuyên truyền phổ biến pháp luật cạnh tranh tới cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Pháp luật cạnh tranh là một lĩnh vực mới mẻ và phức tạp, được xây dựng trong điều kiện nền kinh tế thị trường mới được định hình ở Việt Nam. Do đó, nhận thức xã hội về nội dung cũng như vai trò của pháp luật cạnh tranh sau hai năm ban hành Luật Cạnh tranh vẫn còn nhiều hạn chế. Việc tiếp tục tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật cạnh tranh tới cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng là một hoạt động cần thiết, cũng là kinh nghiệm cơ quan quản lý cạnh tranh tại nhiều quốc gia đã trải qua trong buổi đầu thành lập. Một mặt, doanh nghiệp và người tiêu dùng nhận thức được một công cụ pháp luật mà nhà nước trao cho họ để bảo vệ quyền và lợi ích 135 chính đáng của mình thông qua việc khiếu nại các vụ việc cạnh tranh. Mặc khác, nhận thức pháp luật được nâng cao sẽ gi p doanh nghiệp tránh được tình trạng vô tình vi phạm những quy định của pháp luật, đảm bảo môi trường cạnh tranh trong điều kiện mới làm quen với các “luật chơi của nền kinh tế thị trường và sức ép hội nhập ngày một lớn. Đối với việc điều chỉnh hoạt động quảng cáo nói riêng, công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức người tiêu dùng càng có vai trò quan trọng vì các ảnh hưởng của quảng cáo, kể cả tích cực lẫn tiêu cực, đều phụ thuộc vào khả năng nhận thức và ứng xử của người tiếp nhận quảng cáo. Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế trên phương diện này, do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến cần phải được đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới. Không một cơ chế nào có thể bảo vệ người tiêu dùng tốt hơn chính bản thân họ tự bảo vệ mình. Khi mặt bằng kiến thức tri thức của người tiêu dùng được nâng cao, “văn hoá tiêu dùng hiện đại trở nên phổ biến trong đời sống thực tế, hoạt động quảng cáo nói chung sẽ phát huy vai trò tích cực th c đẩy sự phát triển của thị trường và các hành vi quảng cáo tiêu cực, trong đó có quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh sẽ dần bị triệt tiêu. (ii) Tích cực tham gia vào việc hoạch định chính sách. Thực tế hiện nay cho thấy không chỉ doanh nghiệp hay người tiêu dùng nhận thức còn mơ hồ về pháp luật cạnh tranh mà ngay cả hoạt động của các cơ quan nhà nước cũng chưa đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định về cạnh tranh, đặc biệt là Điều 6 của Luật Cạnh tranh cấm các cơ quan thực hiện các hành vi cản trở cạnh tranh trên thị trường. Cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ phải có vai trò chủ động trong việc rà soát chính sách, pháp luật chung nhằm đảm bảo phù hợp với các yêu cầu tăng cường cạnh tranh, đảm bảo sự vận hành lành mạnh cho nền kinh tế thị trường, tiến tới xây dựng một chính sách cạnh tranh tổng thể. Cơ quan quản lý cạnh tranh cũng cần phối hợp với các cơ quan khác để giải quyết các chồng lấn, trùng lặp về nội dung quy định, cũng như thẩm quyền xử lý các vi phạm về cạnh tranh. Trong thời gian chưa điều chỉnh được các quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan liên quan cần hợp tác trong hoạt động, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm để đảm bảo thực thi pháp luật đ ng đắn và hiệu quả (iii) Nâng cao năng lực thực thi pháp luật của cơ quan quản lý cạnh tranh. Để đảm bảo thực thi hiệu quả pháp luật cạnh tranh, cơ quan quản lý cạnh tranh không chỉ 136 cần được trao thẩm quyền đầy đủ mà còn cần những nguồn lực để thực thi thẩm quyền đó. Tình hình nhân sự và kinh phí hoạt động của các cơ quan nhà nước hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc đòi hỏi nỗ lực giải quyết. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về pháp luật cạnh tranh, đặc biệt là các thành viên Hội đồng cạnh tranh và các điều tra viên cạnh tranh cần phải là nòng cốt trong kế hoạch tăng cường năng lực thực thi pháp luật. Việc tăng cường hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và tìm kiếm sự hỗ trợ từ cộng đồng các cơ quan quản lý cạnh tranh quốc tế cũng là một hướng khả thi trong giai đoạn hội nhập hiện nay. (iv) Nâng cao năng lực hoạt động của các hiệp hội, xây dựng quy tắc ứng xử trong các ngành, lĩnh vực kinh doanh. Tại các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các hiệp hội doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động của từng ngành, lĩnh vực kinh doanh. Các hiệp hội là nòng cốt trong việc xây dựng các quy tắc ứng xử, chuẩn mực hoạt động của ngành, tạo lập và duy trì cạnh tranh lành mạnh. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc tăng cường sự hợp tác của các doanh nghiệp, đẩy mạnh vai trò của các hiệp hội ngành, nghề liên quan độc lập khỏi cơ chế quản lý của cơ quan chủ quản trước đây sẽ đặt những điều kiện để tạo dựng theo thời gian văn hoá cạnh tranh, đạo đức kinh doanh làm nền tảng cho việc thực thi pháp luật cạnh tranh trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Kết luận Chƣơng 4 Với những nội dung nghiên cứu ở Chương 4, tác giả đã r t ra được những kết luận sau: Thứ nhất, đưa ra những xu hướng và kh ng định những định hướng chung cho việc phát triển một nền quảng cáo nói chung và QCTM nói riêng, từ đó làm nền tảng và tinh thần chung cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về QCTM ở Việt Nam trong thời gian tới. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QCTM phải dựa trên tinh thần và đảm bảo những nguyên tắc chung đã được kh ng định trong các văn bản có giá trị pháp lý cao của nhà nước ta trong các chính sách phát triển về thương mại, điều này càng kh ng định hơn vị trí và vai trò của ngành QCTM đồng thời tạo nên tính thống nhất trong tinh thần chung của pháp luật Việt Nam. Những định hướng mà tác giả đưa ra không chỉ thể hiện thiện chí của nhà nước ta trong việc 137 mong muốn hợp tác phát triển một nền QCTM phát triển mà nó còn thể hiện nhận thức sâu rộng về xu thế phát triển chung của pháp luật quốc tế, làm nền tảng vững chắc cho quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đang phát triển như vũ bão hiện nay. Thứ hai, bên cạnh những định hướng phát triển chung của pháp luật QCTM, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về QCTM: (i) Xây dựng lại khái niệm QCTM và giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực QCTM theo hướng bỏ điều kiện về chủ thể QCTM phải là thương nhân, gắn hoạt động QCTM với việc sử dụng các phương tiện QCTM để có sự phân biệt với các hình thức x c tiến thương mại khác. (ii) Ghi nhận quyền QCTM của thương nhân nước ngoài không hoạt động thương mại tại Việt Nam theo hướng cho phép thương nhân nước ngoài có quyền thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ QCTM nước ngoài cung ứng dịch vụ cho mình, nhằm kích thích cạnh tranh và khơi nguồn sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực QCTM của các thương nhân Việt Nam trong quá trình hội nhập. (iii) Trên cơ sở xem Luật Cạnh tranh là văn bản luật chuyên ngành có hiệu lực pháp lý điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trước tiên cần phải xác định lại những hành vi QCTM nhằm cạnh tranh không lành mạnh một cách khoa học và cụ thể tại Điều 45 như sau: “Những hành vi QCTM nhằm cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm: QCTM so sánh, QCTM gian dối và QCTM gây nhầm lẫn . (iv) Xác định lại đối tượng QCTM bao gồm: sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ và hoạt động kinh doanh của người QCTM. L c này, hoạt động kinh doanh được hiểu theo một nghĩa rộng hơn bao gồm thương hiệu, tên, lĩnh vực sản xuất; sửa đổi Điều 7 Luật Quảng cáo quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm QCTM; sửa đổi Khoản 3, Điều 8 Luật Quảng cáo. (v) Về sản phẩm quảng cáo thương mại, xác định lại những hành vi QCTM nhằm cạnh tranh không lành mạnh một cách khoa học và cụ thể hơn, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm pháp lý trong hoạt động QCTM theo đó ghi nhận thông tin QCTM chính là một sự cam kết và nội dung QCTM chính là một nội dung mặc nhiên được thừa nhận giữa các bên trong hợp đồng và không phụ thuộc vào hai bên có thỏa thuận hay không trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người quảng cáo. 138 Ngoài những giải pháp cụ thể, tác giả còn đề xuất một số giải pháp chung mang tính vĩ mô như: (i) Thực hiện rà soát và thường xuyên ban hành văn bản hướng dẫn, giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quảng cáo một cách kịp thời và hiệu quả; (ii) Nâng cao năng lực thực thi pháp luật về QCTM và thực hiện cạnh tranh lành mạnh thông qua các chính sách hỗ trợ, tuyên truyền và khuyến khích phát triển xây dựng văn hóa kinh doanh, các chuẩn mực đạo đức kinh doanh quốc tế; (iii) cần thiết xuất bản các ấn phẩm có liên quan đến việc vận dụng các quy định pháp luật về quảng cáo, phân tích một số các vi phạm thường gặp và những chính sách có liên quan trong các ấn phẩm này; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh cũng chính là góp phần vào việc hoàn thiện và thực thi triệt để, có hiệu quả pháp luật về QCTM... 139 KẾT LUẬN Trên cơ sở những nhận thức về tầm quan trọng của việc phát triển của nền QCTM, thực trạng điều chỉnh pháp luật, và thực tiễn thi hành pháp luật trong lĩnh vực này trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án: “Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại”, tác giả đã r t ra một số kết luận sau: Thứ nhất, QCTM với bản chất là một sự truyền đạt thông tin, dễ dàng tác động đến nhận thức của con người nên đôi khi cũng được dùng như một công cụ để cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường thậm chí gây ảnh hưởng đến an ninh xã hội, lợi ích của đất nước. Để một nền kinh tế vận hành hiệu quả, lành mạnh và đ ng định hướng, bên cạnh việc xác lập tương quan cân bằng giữa cung và cầu hàng hóa, dịch vụ, một yếu tố quan trọng cần đảm bảo là sự minh bạch và đầy đủ về thông tin trên thị trường. Do đó, điều chỉnh QCTM bằng pháp luật là một nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho mỗi nhà nước trong tình hình mới. Thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước ta về lĩnh vực này, ngay từ những năm đầu đổi mới nền kinh tế, nhà nước đã có những quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động này và không ngừng thay đổi theo thời gian cho phù hợp với những điều kiện và tình hình mới của kinh tế và xã hội Việt Nam. Đến nay, hoạt động QCTM đã được điều chỉnh trong rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật, luật Quảng cáo ra đời càng kh ng định hơn nữa tầm quan trọng của lĩnh vực này, góp phần giải quyết cơn khát về luật điều chỉnh hoạt động QCTM trong những năm qua. Tuy nhiên, qua một thời gian được áp dụng, một số các quy định của pháp luật về QCTM đã thể hiện và bộc lộ nhiều bất cập như: Các quy định đã lỗi thời không còn phù hợp, không khả thi; một số các quy định còn thừa, còn thiếu, không mang tính dự đoán; do được cùng l c điều chỉnh bởi nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau nên các quy định về QCTM trở nên chồng chéo, mâu thuẫn nhau; việc giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực này chưa được giải quyết thấu đáo trong nội dung các văn bản, dễ dàng gây tranh cãi giữa người vi phạm và cơ quan có thẩm quyền khi giải quyết Vì vậy, việc nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn pháp luật đối với hoạt động này là nhu cầu cấp thiết và cần phải được thực hiện một cách nghiêm t c, thường xuyên. 140 Thứ hai, do tính chất phức tạp của hoạt động QCTM không chỉ tồn tại với tư cách là hoạt động thương mại mà còn là hoạt động văn hóa, xã hội và sản phẩm quảng cáo luôn mang tính nghệ thuật. Việc xác định hành vi vi phạm không phải l c nào cũng dễ dàng nếu chỉ căn cứ vào những quy định sẵn có của pháp luật mà đôi khi còn phải phụ thuộc vào cách nhìn nhận và quan điểm chung của xã hội, của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển. Vì vậy, xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QCTM là một hoạt động thường xuyên, nghiêm t c trên cơ sở những điều kiện tình hình phát triển kinh tế, nhận thức chung của xã hội Việt Nam trong từng thời kỳ cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và xu hướng hội nhập quốc tế. Nhu cầu hội nhập quốc tế không chỉ trong những hoạt động cụ thể mà sự hội nhập còn thể hiện thông qua sự lĩnh hội và ban hành các chính sách pháp luật, là một bộ phận của pháp luật về thương mại, pháp luật về QCTM cũng cần phải phù hợp với tinh thần và thông lệ chung cũng như xu hướng phát triển của pháp luật QCTM quốc tế. Vì lý do này, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có những phân tích, so sánh, đánh giá một số các quy định của pháp luật về QCTM của một số quốc gia lớn như: M , Trung Quốc, Nga, Nhật, Bản. Không chỉ về các quy định pháp luật hiện hành mà còn thông qua các triết lý, tinh thần chung của pháp luật các nước. Từ đó có cái nhìn tổng quát hơn về những cơ sở lý luận cũng như tinh thần chung trong việc phát triển pháp luật chung điều chỉnh hoạt động này mà cả thế giới đang hướng đến. Thứ ba, QCTM trong cơ chế thị trường đóng vai trò là nguồn thông tin chủ yếu, không chỉ đem lại những hiểu biết về các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được đưa vào lưu thông, mà còn gi p tạo dựng quan hệ giữa người bán và người mua, định hướng và kích thích tiêu dùng. Trên cơ sở những nền tảng lý luận có được từ Chương 2 khi đánh giá quan điểm chung của nhà nước về chính sách phát triển pháp luật QCTM cũng như kế thừa những tiến bộ trong quan điểm chung của các quốc gia trong từng quy định chung và cụ thể, tác giả đã có những đánh giá cụ thể về những bất cập trong từng quy định của pháp luật Việt Nam khi điều chỉnh các mối quan hệ xảy ra trong hoạt động QCTM cũng như phân tích, đánh giá thực tiễn thi hành các quy định này thời gian qua. Tác giả nhận thấy rằng pháp luật về QCTM có những bất cập lớn như: i Bất cập trong việc thừa nhận khái niệm QCTM được quy định trong Luật Thương mại 2005; bất cập trong việc ghi nhận quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể trong hoạt 141 động QCTM đặc biệt là người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo và các cơ quan phát hành quảng cáo khi có thiệt hại xảy ra; bất cập trong việc ghi nhận về điều kiện quảng cáo, sản phẩm quảng cáo, phương tiện quảng cáo; cơ quan quản lý quảng cáo và chế tài xử phạt hiện nay chưa phù hợp; Bên cạnh những bất cập trong các quy định của pháp luật, tại Chương 3 của luận án, tác giả cũng đã đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật QCTM thông qua việc nêu lên, phân tích, đánh giá các vi phạm thường gặp nhưng khó xử lý hoặc xử lý không hiệu quả đồng thời phân tích các nguyên nhân dẫn đến những thực trạng trên Với kết quả nghiên cứu ở Chương 3, đã trở thành một minh chứng xác đáng cho những lý do nghiên cứu của đề tài đồng thời đây là cơ sở quan trong nhất trong việc xác định những định hướng chung và đề xuất những giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về QCTM được tác giả trình bày ở Chương 4 của luận án. Tại Chương 4, tác giả xây dựng những định hướng chung cho việc phát triển pháp luật QCTM, từ đó làm nền tảng và tinh thần chung cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về QCTM ở Việt Nam. Việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về QCTM phải dựa trên tinh thần và đảm bảo những nguyên tắc chung đã được kh ng định trong các văn bản có giá trị pháp lý cao của nhà nước ta trong các chính sách phát triển về thương mại, điều này càng kh ng định hơn vị trí và vai trò của ngành QCTM đồng thời tạo nên tính thống nhất trong tinh thần chung của pháp luật Việt Nam. Những định hướng mà tác giả đưa ra không chỉ thể hiện thiện chí của nhà nước ta trong việc mong muốn hợp tác phát triển một nền QCTM phát triển mà nó còn thể hiện nhận thức sâu rộng về xu thế phát triển chung của pháp luật quốc tế, làm nền tảng vững chắc cho quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những định hướng phát triển chung của pháp luật QCTM, tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về QCTM: i Xây dựng lại khái niệm QCTM và giải quyết xung đột pháp luật trong lĩnh vực QCTM theo hướng bỏ điều kiện về chủ thể QCTM phải là thương nhân, gắn hoạt động QCTM với việc sử dụng các phương tiện QCTM để có sự phân biệt với các hình thức x c tiến thương mại khác. (ii) Ghi nhận quyền QCTM của thương nhân nước ngoài không hoạt động thương mại tại Việt Nam theo hướng cho phép thương nhân nước ngoài có quyền thuê thương 142 nhân kinh doanh dịch vụ QCTM nước ngoài cung ứng dịch vụ cho mình, nhằm kích thích cạnh tranh và khơi nguồn sáng tạo Việt Nam trong lĩnh vực QCTM của các thương nhân Việt Nam trong hội nhập. (iii) Xác định lại đối tượng QCTM bao gồm: Sản phẩm hàng hóa, sản phẩm dịch vụ và hoạt động kinh doanh của người QCTM. L c này, hoạt động kinh doanh được hiểu theo một nghĩa rộng hơn bao gồm thương hiệu, tên, lĩnh vực sản xuất; Sửa đổi Điều 7 Luật Quảng cáo quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm QCTM; sửa đổi Khoản 3, Điều 8 Luật Quảng cáo. (iv Về sản phẩm quảng cáo thương mại, xác định lại những hành vi QCTM nhằm cạnh tranh không lành mạnh một cách khoa học và cụ thể hơn, quy định cụ thể hơn về trách nhiệm pháp lý trong hoạt động QCTM theo đó ghi nhận thông tin QCTM chính là một sự cam kết và nội dung QCTM chính là một nội dung mặc nhiên được thừa nhận giữa các bên trong hợp đồng và không phụ thuộc vào hai bên có thỏa thuận hay không trong hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Như vậy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về người quảng cáo. Ngoài những giải pháp cụ thể, tác giả còn đề xuất một số giải pháp chung mang tính vĩ mô như: (i) Thực hiện rà soát và thường xuyên ban hành văn bản hướng dẫn, giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quảng cáo một cách kịp thời và hiệu quả; (ii) nâng cao năng lực thực thi pháp luật về QCTM và thực hiện cạnh tranh lành mạnh thông qua các chính sách hỗ trợ, tuyên truyền và khuyến khích phát triển xây dựng văn hóa kinh doanh, các chuẩn mực đạo đức kinh doanh quốc tế; iii cần thiết xuất bản các ấn phẩm có liên quan đến việc vận dụng các quy định pháp luật về quảng cáo, phân tích một số các vi phạm thường gặp và những chính sách có liên quan trong các ấn phẩm này; (iv) tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động QCTM. Thứ năm, trong xã hội hiện đại, dù quảng cáo được nhìn nhận với tính chất là một hoạt động thương mại hay là một hoạt động văn hóa, thông tin, thì sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động quảng cáo là cần thiết. Nội dung của pháp luật về quảng cáo không chỉ quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích chung trong việc quy định cấm hoặc hạn chế những sản phẩm quảng cáo gây ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội, của nhà nước mà còn hướng đến việc điều chỉnh các hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng và các chủ thể trong nền kinh 143 tế. Vì vậy, hoàn thiện pháp luật về QCTM không tách rời với việc nghiên cứu và hoàn thiện các quy định pháp luật về cạnh tranh. Trong luận án, tác giả cũng đã có những phân tích về những bất cập lớn của pháp luật cạnh tranh có liên quan đến hoạt động quảng cáo theo đó, tác giả cũng có những đề xuất giải pháp liên quan quan đến lĩnh vực pháp luật này tại chương 4 của luận án. Tóm lại, Luận án: “Hoàn thiện pháp luật về quảng cáo thương mại là một công trình nghiên cứu chuyên sâu cả về mặt lý luận và thực tiễn về hoạt động QCTM và pháp luật về QCTM. Bằng việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, tác giả đã kế thừa có chọn lọc và sáng tạo những triết lý về QCTM của những quốc gia có nền QCTM phát triển trên thế giới, nó không chỉ là một trong những chất liệu mới làm giàu thêm cơ sở lý luận cho hoạt động này mà còn là một trong những nguồn quan trọng trong việc xây dựng các chuẩn mực, định hướng hướng phát triển pháp luật về QCTM của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc hoạch định chính sách thương mại, đề xuất và thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về QCTM phù hợp với những điều kiện về kinh tế xã hội của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển. Với những nội dung nghiên cứu trong luận án này, tác giả chắc chắn sẽ làm giàu thêm cho lý luận về QCTM, những giải pháp mà tác giả đề xuất sẽ góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về QCTM trong thời gian sắp tới. Qua đây, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh, TS. Nguyễn Thanh Bình và quý Thầy trong hội đồng các cấp đã tận tâm hướng dẫn, đóng góp ý kiến để tác giả có thêm kiến thức, kinh nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa khọc của mình. 144 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Thị Tâm, “Quảng cáo ắt chước trong sự điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ , Tạp chí Thanh Tra số 8 năm 2014, tr .21-24. 2. Nguyễn Thị Tâm, “Mô hình quản lý quảng cáo của Hoa ỳ, kinh nghiệm cho Việt Nam , Tạp chí Khoa học Chính trị số 6 năm 2014, tr.92-96. 3. Nguyễn Thị Tâm, “Hội đồng Thẩm định quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo , Tạp chí Thanh tra số 9 năm 2014, tr21-24. 145 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG 1. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng Cộng sản Việt Nam; 2. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam; 3. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam; 4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa VIII; 5. Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế; II. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM 6. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992; 2013; 7. Bộ luật Hình sự 1999 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 8. Bộ luật Dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 9. Luật Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành; 10. Luật Cạnh tranh 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 11. Luật Xuất bản 2004 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 12. Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 13. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 14. Luật Công nghệ Thông tin 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 15. Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí 1999; 16. Pháp lệnh QCTM 2001 các văn bản hướng dẫn thi hành; 19. Biểu cam kết gia nhập WTO của Việt Nam; III. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI 20. The Advertising Law of Singapore; 21. Advertising Law of the People’s Republic of China; 22. European Code of Advertising; 24. Russian Advertising Law; 25. Japan Advertising Law; 26. Luật Lanham 15 U.S.C Hoa Kỳ. 146 IV. GIÁO TRÌNH, SÁCH CHUYÊN KHẢO, TẠP CHÍ 27. Giáo trình Luật Thương mại tập 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân 2008; 28. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, 1997 29. Lê Văn Chấn 2004 , Tìm hiểu pháp luật về QCTM lệ phí cấp giấy phép, thực hiện QCTM, hành vi vi phạm trong lĩnh vực QCTM, Nxb Tp. Hồ Chí Minh; 30. Giáo trình Maketing Căn bản của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tp. Hồ Chí Minh 2004; 31. Đào Hữu Dũng 2003 , QCTM truyền hình trong nền kinh tế thị trường, Nxb Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh; 32. Một số vụ việc CTKLM do cục quản lý cạnh tranh xử lý. Cổng thông tin điện tử Cục quản lý cạnh tranh - Bộ Công thương; 33. Lê Quốc Tuấn 1995 . Tổ chức và quản lý hoạt động QCTM của các oanh nghiệp Việt Nam. Luận án PTS Kinh tế. ĐH Kinh tế quốc dân; 34. Michael Newman (2006), quy luật cơ ản của QCTM, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh; 35. Nguyễn Như Phát và Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây ựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. NXB Công an nhân dân. Hà Nội; 36. Bùi Nguyên Khánh, Nghiên cứu so sánh về khía cạnh bảo vệ người tiêu dùng trong pháp luật về chống CTKLM ở Châu Âu, Đề tài cấp Viện độc lập của Viện Nhà nước và pháp luật, 2007; 37. Hà Huy Hiệu và Bùi Nguyên Khánh, Một số khía cạnh quốc tế của pháp luật về chống CTKLM, Tạp chí Nhà Nước và Pháp luật, 12/2000, tr.10-20; 38. Một số vụ việc CTKLM do cục quản lý cạnh tranh xử lý. Cổng thông tin điện tử Cục quản lý cạnh tranh_Bộ Công thương; 39. Phan Huy Hồng, Quảng cáo so sánh trong pháp luật cạnh tranh – một nghi n cứu so sánh luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Khoa học xã hội VN, số 01/2007; 40. Nguyễn Thanh T , Pháp luật Cạnh tranh trong WTO và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2/2007; 147 41. Nguyễn Thị Dung 2005 , “Khái niệm QCTM trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về QCTM , Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, 12 ; 42. Nguyễn Thị Dung 2007 , Pháp luật về x c tiến thương mại ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia; 43. Mã Nghĩa Hiệp 1998 , Tâm lý học tiêu dùng, Nxb Chính trị Quốc gia; 44. Hồ Đức Hùng 2003 , Quản trị Maketing, Nxb Tp. Hồ Chí Minh; 45. Nguyễn Thị Xuân Hương 2001 , X c tiến bán hàng trong kinh doanh, Nxb Thống kê Hà Nội; 46. Nguyễn Khắc Khoái 1997 , Xí nghiệp vừa và nhỏ làm QCTM như thế nào, Nxb Tp. Hồ Chí Minh; 47. Ngô Quý Linh 2005 , “Tiến tới thực thi công ước khung về kiểm soát thuốc lá của tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam , Tạp chí Khoa học pháp lý, (02). 48. Trương Hồng Quang, Một số vấn đề về hành vi Quảng cáo so sánh theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 08/2010; 49. Phạm Văn Lợi, Ths. Nguyễn Văn Cương, Nghiên cứu trao đổi Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi CTKLM, Tạp chí số 2/2006, Phát hành năm 2006; 50. UNCTAD (2003), Luật mẫu về cạnh tranh, Bộ Thương mại, Hà Nội; 51. VietnamNet (2004). Thị trường QCTM: Cạnh tranh đã đến hồi quyết liệt. kinhte/2004/08/225980/; 52. Nguyễn Thị Tâm, “QCTM ắt chước trong sự điều chỉnh của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về sở hữu trí tuệ , Tạp chí Thanh Tra số 8 năm 2014, tr .21-24; 53. Nguyễn Thị Tâm, “Mô hình quản lý QCTM của Hoa ỳ, kinh nghiệm cho Việt Nam , Tạp chí Khoa học Chính trị số 6 năm 2014, tr.92-96; 54. Nguyễn Thị Tâm, “Hội đồng Thẩm định quảng cáo theo quy định của Luật Quảng cáo , Tạp chí Thanh tra số 9 năm 2014, tr21-24; 55. Bộ Văn hoá - Thông tin (2006). Ngành QCTM Việt Nam trước thềm WTO; 56. Lê Quốc Tuấn 1995 , Tổ chức và quản lý hoạt động quảng cáo của các doanh nghiệp Việt Nam, Luận án PTS Kinh tế, ĐH Kinh tế quốc dân; 57. Nguyễn Thị Thu Trang 2009 , Cẩm nang doanh nghiệp về WTO, Nxb Chính trị Quốc gia; 148 58. Lê Quốc Vinh 2008 , Doanh nghiệp QCTM Việt Nam, tồn tại và thách thức, Nxb Giáo dục Tp. Hồ Chí Minh; 59. Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính - Báo cáo kết quả rà soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực QCTM tháng 4 năm 2010; 60. Sở Thông tin - Truyền thông Tp. Hồ Chí Minh - Tổng hợp công tác quản lý Nhà nước tháng 10, 11, 12 năm 2009 và tháng 01 năm 1010; 61. Tờ trình Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về sự cần thiết ban hành Luật Quảng cáo; 62. Bộ Thương mại 2000 , Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa ỳ. 63. Bộ Thương mại (2004). Tờ trình Ủy an Thường vụ Quốc hội về Dự án Luật Cạnh tranh; 64. Cục Quản 1ý Cạnh tranh Bộ Công Thương, Sách Quảng cáo, Nxb Lao Động 2008; V. DANH MỤC TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI 65. Michael Newman (2006), quy luật cơ ản của QCTM. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh; 66. William Manning & Jennifer McKenna (2002). Lanham Act Also Applies to False Advertising Claims. The National Law Journal. lawnewsnetwork.com/ truy cập ngày 15/6/2007 ; 67. Ctlenn Verrill, Công nghệ QCTM (1992 , Nguyễn Quang Cư dịch, Nxb K thuật, Hà Nội; 68. Iu.A.Suliagin & V.V.Petrov 2004 , Nghề Quảng cáo, Nxb Thông tấn, Hà Nội; 69. William Manning & Jennifer McKenna (2002). Lanham Act Also Applies to False Advertising Claims. The National Law Journal. lawnewsnetwork.com/ truy cập ngày 15/6/2007 ; 70. P.A Samuelson & W.Nordhaus (1990), inh tế học, Viện Quan hệ quốc tế, Bộ Ngoại giao, Hà Nội; 71. Paolo Michele Patochi và Elliott Geisinger, Bình luận Tư pháp quốc tế Thuỵ Sĩ, Nxb Payot Lausanne 1995; 72. E.Jerome McCarthy, William D.Perreault (1991), Essentials of Marketing, 149 Fifth Edition, IRWIN, USA; 73. Morgan Stanley Dean Witter (2001), Internet Effectiveness Advertising Report; 74. Philip Kotler (1991), Maketing Essential, International Edition, Prince Hall, New York; 75. Mary L. Azcuenaga (1997), The role of advertising and advertising regulation in free market, Conference on Advertising for Economy and Democracy, Istanbul; 76. European Parliament and Council (2006). Directive 2006/114/EC concerning misleading and comparative advertising. Brussels; 77. William Manning & Jennifer McKenna (2002). Lanham Act Also Applies to False Advertising Claims; 78. The National Law Journal. lawnewsnetwork.com/ truy cập ngày 15/6/2007); 79. Mary L. Azcuenaga (1997), The role of advertising and advertising regulation in free market. Conference on Advertising for Economy and Democracy; 80. Japan Fair Trade Commission (2006). Act concerning prohibition of private monopolization and maintenance of fair trade; 81. Ctlenn Verrill, Công nghệ QCTM 1992 , Nguyễn Quang Cư dịch, Nxb K thuật, Hà Nội; 82. Nicole Vooijs (2007), Bộ Quy tắc ứng xử của Tập đoàn truyền thông WPP, Tài liệu Hội thảo Quảng cáo dưới góc độ cạnh tranh, Tp. Hồ Chí Minh; VI. CÁC TRANG WEB 83. 84. 85. 86. 87. 88. 88. 89. 150 90. 91. 92. 93. 94. Trang Web chính thức của CAP 95. Trang web chính thức của ASA 96. Trang web chính thức của Federal Trade Commission 97. Trang web chính thức của American Association of Advertising Agencies 98. Trang web chính thức của American Advertising Federation 99. Trang web chính thức của National Advertising Review 100. Trang web chính thức bằng tiếng Anh của Japan Advertising Review Association 101. Trang tin điện tử truyền thông giáo dục sức khoẻ, 11/08/2011 102. Quy-Hoach-Quang-Cao-Chua-Cao/6040557.Epi; 103. trong-linh-vuc-quang-cao/20114/78883.vgp; 104. Nganh-Pr-Quang-Cao.Htm; 105. Nganh-Pr-Quang-Cao.Htm; 106. Hiep-Hoi-Quang-Cao-Viet-Nam.Html; 107. Dang-Ngoi-Ngoai/; 151 108. 109. Cua-Hiep-Hoi-Quang-Cao-Viet-Nam.Htm; 110. Mac-ung-thu.Htm; 111. Http: Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của Đoàn Giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; 112. Duoc-Bao-Ve-Bang-Mot-Toa-An-Rieng.Htm; 113. kinh-doanh/2006/10/3b9ef763/; 114. truy cập ngày 30/5/2007 . 115. Bộ Văn hoá Thông tin 2006 , Ngành quảng cáo Việt Nam trước thềm WTO; 116. 2346 truy cập ngày 30/5/2007 . 117. 118. net.com.vn. 152

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_si_luat_hoc_hoan_thien_phap_luat_ve_quang_cao_t.pdf
Luận văn liên quan