Luận án tiến sĩ Luật học Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự

Theo quy định tại khoản 3 Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2014, chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp. Do đó, chủ doanh nghiệp tư nhân tham gia tố tụng với tư cách là đương sự đối với các vụ việc phát sinh từ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều Tòa án vẫn xác định đương sự của những vụ việc liên quan đến doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp tư nhân mà không phải là chủ doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp quy định

pdf166 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 454 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án tiến sĩ Luật học Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong tố tụng dân sự phải là người từ đủ 18 tuổi, không bị Tòa án tuyên bố mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự và có khả năng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự”. 137 - Về người đại diện có được đồng thời người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hay không: BLTTDS năm 2015 không giới hạn một người có thể tham gia tố tụng với hai tư cách vừa là người đại diện và vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nếu người đại diện đồng thời là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì sẽ gây khó khăn cho Toà án trong quá trình giải quyết vụ án, đồng thời, mâu thuẫn với mục đích tham gia tố tụng của người đại diện là thay mặt đương sự trước Tòa án. Vì vậy, cần thiết phải bổ sung thêm quy định trường hợp không được làm người đại diện nếu họ đang là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự. Cụ thể, sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 87 BLTTDS năm 2015 như sau: “Điều 87. Những trường hợp không được làm người đại diện 1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật: ... c) Nếu họ đang là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho chính đương sự được đại diện. 2. Quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự...” Đồng thời, bổ sung quy định tại Điều 75 BLTTDS năm 2015 về trường hợp một người đang là người đại diện của đương sự thì không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó trong vụ án. Cụ thể: “Điều 75. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án. Một người đang là người đại diện của đương sự thì không được làm người bảo vệ quyền quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự...” 138 Hai là, sửa đổi, bổ sung quy định về hình thức của đại diện theo ủy quyền BLTTDS năm 2015 không quy định về hình thức của giao dịch đại diện theo ủy quyền giữa đương sự và người đại diện, mà quy định dẫn chiếu sang BLDS năm 2015. BLDS năm 2015 cũng không quy định rõ việc ủy quyền phải lập thành văn bản hay có thể bằng lời nói hoặc thỏa thuận ngầm định. Trong thực tiễn tố tụng dân sự, Tòa án chỉ chấp nhận việc ủy quyền bằng văn bản. Điều này thể hiện sự quá coi trọng hình thức văn bản và thể hiện tính không linh hoạt. Việc có Tòa án yêu cầu công chứng, chứng thực, có Tòa án lại không dẫn đến sự không thống nhất trong việc giải thích, áp dụng pháp luật, khiến người dân không biết nên theo cách giải quyết của bên nào, dễ dẫn đến sự nhầm lẫn. Cùng với đó, việc có những cách áp dụng, giải thích pháp luật khác nhau về cùng một vấn đề của các Tòa án khác nhau có thể khiến người dân mất đi lòng tin vào năng lực của đội ngũ cán bộ Tòa án. Chính vì thế, sự thống nhất trong vấn đề hình thức ủy quyền là rất cần thiết. Cần có quy định cụ thể về hình thức của quan hệ ủy quyền đại diện trong tố tụng dân sự. Bởi vậy, tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2015 theo hướng quy định việc đại diện theo ủy quyền của đương sự không nhất thiết phải bằng hình thức văn bản, mà có thể được biểu hiện rõ ràng (bằng lời nói hoặc văn bản) hoặc ngầm định. Vì bản chất việc ủy quyền là giao dịch dân sự, mà giao dịch dân sự thì có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Từ việc bổ sung quy định hình thức của việc đại diện theo ủy quyền của đương sự, cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015, cụ thể bỏ từ “văn bản” trong cụm từ “theo nội dung văn bản ủy quyền”. “Điều 86. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện ... 2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung ủy quyền”. Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về phạm vi đại diện theo ủy quyền Về phạm vi đại diện theo ủy quyền, tác giả thống nhất với nhiều quan điểm cho rằng, khi đương sự ủy quyền cho người đại diện toàn quyền tham gia 139 tố tụng dân sự, thì người đại diện theo ủy quyền có thể thay mặt đương sự thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của đương sự có khi tham gia tố tụng dân sự, bao gồm cả việc làm đơn, ký đơn khởi kiện, làm đơn, ký đơn kháng cáo. Tuy nhiên, để tránh sự không nhất quán trong việc hiểu và áp dụng về quy định ủy quyền toàn quyền, BLTTDS sửa đổi cần có quy định cụ thể hơn về phạm vi ủy quyền. Đồng thời, để tránh trường hợp đương sự lạm dụng, ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng gây khó khăn cho quá trình tố tụng, cần sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2015 theo hướng một đương sự chỉ được quyền cho một người đại diện (cá nhân hoặc pháp nhân). Đương sự chỉ được ủy quyền cho nhiều người đại diện, nếu trong vụ án có nhiều vấn đề được ủy quyền và các vấn đề này độc lập với nhau. Tác giả kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 86 BLTTDS năm 2015 như sau: “Điều 86. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện ... 2. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung ủy quyền. Đương sự có thể ủy quyền toàn bộ hoặc một phần quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình cho người đại diện. Khi đương sự ủy quyền toàn bộ quyền, nghĩa vụ của mình cho người đại diện, thì người đại diện có quyền thay mặt đương sự thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ của đương sự có khi tham gia tố tụng dân sự. Một đương sự chỉ được quyền cho một người đại diện tham gia tố tụng. Đương sự chỉ được ủy quyền cho nhiều người đại diện, nếu trong vụ án có nhiều vấn đề được ủy quyền và các vấn đề này phải độc lập với nhau”. Bốn là, sửa đổi, bổ sung quy định về ủy quyền lại Để đảm bảo cho việc áp dụng quy định của pháp luật về đại diện theo ủy quyền được thống nhất và tránh trường hợp gây khó khăn trong việc công chứng hợp đồng ủy quyền lại để tham gia tố tụng cần phải có những sửa đổi, bổ sung quy định về vấn đề này trong BLTTDS. Dựa trên quy định của BLDS, có thể sửa đổi, bổ sung BLTTDS theo hướng sau: Nếu trong hợp đồng ủy quyền lần đầu 140 không quy định “người nhận ủy quyền được ủy quyền lại cho bên thứ ba” thì người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho bên thứ ba. Nếu người được ủy quyền muốn ủy quyền lại cho người thứ ba thì phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau: (i) Ký hợp đồng sửa đổi, bổ sung hợp đồng ủy quyền lần đầu để bổ sung thêm nội dung “người nhận ủy quyền được ủy quyền lại cho bên thứ ba” vào hợp đồng ủy quyền; (ii) Nội dung ủy quyền có quy định của pháp luật là được ủy quyền lại cho người thứ ba. Ngoài ra khi ủy quyền lại phải đáp ứng các điều kiện: (i) Phạm vi ủy quyền lại không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu; (ii) Hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức của hợp đồng ủy quyền ban đầu. Năm là, sửa đổi, bổ sung quy định về chấm dứt đại diện theo ủy quyền Pháp luật nên có quy định theo hướng chỉ cần sự thể hiện bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng ủy quyền là được Tòa án chấp nhận. Trong nhiều trường hợp, việc thể hiện ý chí chấm dứt việc ủy quyền không nhất thiết phải được lập thành văn bản. Chẳng hạn, việc chấm dứt ủy quyền có thể thực hiện ngay tại phần thủ tục bắt đầu phiên khi Toà án kiểm tra các căn cước của các đương sự, người đại diện ủy quyền của đương sự. Nếu đương sự hoặc người đại diện theo ủy quyền khẳng định trước Hội đồng xét xử về việc rút ủy quyền ngay tại phiên toà thì không nhất thiết phải lập thành biên bản riêng biệt. Ý chí chấm dứt ủy quyền của một bên trong quan hệ ủy quyền có thể được thể hiện ngay trong biên bản phiên tòa. Trong thực tế, trước khi tiến hành xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thường hỏi đương sự xem có tiếp tục ủy quyền không (nếu đương sự cũng tham gia phiên tòa), người đại diện theo ủy quyền có từ chối việc ủy quyền hay không? Ngoài ra, chúng ta có thể tiếp thu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về việc chấm dứt đại diện của đương sự. Cụ thể là có thể tiếp thu kinh nghiệm tại Điều 419 BLTTDS Cộng hòa Pháp - Điều về chấm dứt đại diện như sau: Nếu muốn chấm dứt việc đại diện, người đại diện chỉ được miễn nhiệm sau khi đã thông báo ý định của mình cho người ủy quyền, cho thẩm phán và bên tranh chấp kia biết. Trong trường hợp việc đại diện là bắt buộc, luật sư bào chữa 141 hoặc luật sư đại diện chỉ được miễn nhiệm kể từ ngày có người thay thế do đương sự chọn hoặc do chủ nhiệm đoàn luật sư chỉ định [7]. Sáu là, ban hành văn bản hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS về người đại diện của đương sự Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự, vì vậy, Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng, giải thích các quy định của pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự nhằm tạo ra một sự thống nhất giữa các Tòa án trong hệ thống Tòa án. Cụ thể là các vấn đề sau đây: - Hướng dẫn quy định tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015 về việc ủy quyền đối với việc giải quyết quan hệ nuôi con và chia tài sản chung trong vụ án hôn nhân gia đình: Đương sự không được ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng để giải quyết quan hệ nhân thân là ly hôn, nhưng được ủy quyền để thay mặt họ giải quyết quan hệ về tài sản, con và nhận các giấy tờ pháp lý tại Tòa án. Điều này không trái với các nguyên tắc của Luật Hôn nhân và Gia đình, không trái với quy định tại khoản 4 Điều 85 BLTTDS năm 2015, giảm bớt chi phí cấp, thông báo, tống đạt cho Tòa án và đương sự nhanh chóng nhận được các thông tin, bản án, quyết định của Tòa án. - Hướng dẫn quy định tại khoản 3 Điều 87 BLTTDS năm 2015 về sĩ quan, hạ sĩ quan trong Ngành Công an được làm người đại diện trong tố tụng dân sự. Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức, thì sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân lại không phải là công chức. Vì vậy, sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân được làm người đại diện trong tố tụng dân sự. - Hướng dẫn cụ thể việc xác định tư cách đại diện của đương sự trong vụ án dân sự là một số đối tượng đặc biệt như chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, trưởng chi, trưởng họ, chủ hộ gia đình, - Hướng dẫn thủ tục chỉ định người đại diện theo quy định tại Điều 88 BLTTDS năm 2015, cụ thể là hướng dẫn Tòa án nào có thẩm quyền chỉ định 142 người đại diện và các tiêu chí lựa chọn người đại diện ngoài những điều kiện để được trở thành người đại diện nói chung. - Hướng dẫn về thời điểm bắt đầu tính thời hạn ủy quyền: Trường hợp các bên thỏa thuận thời hạn ủy quyền từ khi bắt đầu vụ kiện đến khi kết thúc vụ kiện. Thời điểm điểm bắt đầu vụ kiện được xác định khi nguyên đơn có đơn khởi kiện. Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền và pháp luật cũng không có quy định thì pháp luật xác định thời hạn ủy quyền của các bên có hiệu lực là một năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền. Ngày xác lập việc ủy quyền là ngày hai bên ký vào văn bản ủy quyền. - Hướng dẫn về ủy kiện làm đơn khởi kiện: Trên thực tế, nhiều trường hợp do khoảng cách địa lý hoặc do những nguyên nhân khác như sức khỏe, công việc mà đương sự không thể trực tiếp tham gia tố tụng cũng như trực tiếp ký hoặc đóng dấu vào đơn khởi kiện. Khi đó là lúc cần đến vai trò của người đại diện. Chính vì thế, cần có văn bản hướng dân việc cho phép người đại diện đứng đơn khởi kiện và ký đơn khởi kiện là một giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Hơn thế nữa, quan hệ đại diện chính là quan hệ mà người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện theo chính nguyện vọng của người đó. Vì vậy, khi đương sự ủy quyền cho người đại diện ký đơn khởi kiện thì cũng có nghĩa là họ đã thể hiện ý chí của mình và điều này là hoàn toàn đúng. - Hướng dẫn về ủy quyền kháng cáo: Việc kháng cáo là một trong các công việc có liên quan trong quá trình tham gia tố tụng giải quyết vụ án với mục đích có được quyết định, bản án cuối cùng có hiệu lực của Tòa án. Vì vậy trường hợp trong văn bản ủy quyền ghi rõ ủy quyền toàn bộ, thì người đại diện có quyền thực hiện quyền kháng cáo của đương sự. Trường hợp văn bản ủy quyền không ghi ủy quyền toàn bộ hoặc ghi rõ từng nội dung ủy quyền cụ thể nhưng không có nội dung ủy quyền kháng cáo, thì lúc đó mới cần làm lại văn bản ủy quyền có nội dung ủy quyền kháng cáo. 143 - Hướng dẫn xử lý trường hợp vượt quá phạm vi đại diện hoặc đại diện không có ủy quyền: Khi người đại diện thực hiện hành vi đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền hoặc không có quyền đại diện, hậu quả xảy ra là giao dịch này sẽ bị hủy bỏ do không có giá trị về mặt pháp lý. Một vấn đề rất quan trọng liên quan là quy trình, thủ tục tiến hành các biện pháp như yêu cầu bồi thường, tuyên bố giao dịch vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên,... cũng chưa được hướng dẫn cụ thể, chi tiết. Điều này phần nào gây khó khăn cho các bên liên quan cũng như cho chính Tòa án trong việc giải quyết hậu quả của những giao dịch nói trên. Ngoài ra, việc người đại diện đó có phải chịu trách nhiệm hay không, trách nhiệm về vật chất hay tinh thần của người đại diện như thế nào đối với thiệt hại phát sinh do giao dịch nói trên pháp luật cũng chưa được đặt ra để giải quyết. Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp phải hủy án do người người đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền hoặc không có quyền đại diện nhưng rất ít vụ án được thụ lý yêu cầu bồi thường thiệt hại. Vì vậy, cần có văn bản hướng dẫn chi tiết về vấn đề này. 4.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Một là, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác thực hiện tố tụng dân sự của cán bộ tòa án Đội ngũ cán bộ, công chức của Ngành Tòa án, đặc biệt là thẩm phán trực tiếp thực hiện các thủ tục tố tụng giải quyết các vụ việc dân sự, trong đó có các vụ liên quan đến người đại diện của đương sự. Trong những năm qua, tuy đã được chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ có trình độ chưa cao, dẫn đến những sai lầm trong việc xử lý, giải quyết, xét xử các vụ án nói chung và án dân sự nói riêng. Để khắc phục những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, cần có cơ chế tuyển dụng cán bộ, bổ sung lực lượng cán bộ, đồng thời tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ kiến thức cho đội ngũ cán bộ tòa án, đặc biệt là thẩm phán. Cần bổ sung những cán bộ có năng lực 144 thông qua cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm thích hợp như tổ chức thi tuyển chọn, cơ chế về miễn nhiệm. Mở rộng nguồn thi tuyển chọn thẩm phán; việc thi tuyển chọn, nâng ngạch thẩm phán phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch để lựa chọn được những người có trình độ, năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm. Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục nghiên cứu, xây dựng những tiêu chuẩn thống nhất của từng chức danh thẩm phán, gắn với vị trí việc làm của từng cấp Tòa án nhân dân, xây dựng và thực hiện kế hoạch quy hoạch, luân chuyển, điều động biệt phái thẩm phán, thư ký tòa án nhằm đào tạo, rèn luyện thêm chuyên môn nghiệp vụ, phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tòa án thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn, dài hạn hay thông qua các cuộc tọa đàm, hội thảo bàn về các vấn đề chuyên môn, bàn về những khó khăn vướng mắc trong công tác xét xử... Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng thẩm phán phù hợp với yêu cầu chuyên môn, công việc và từng ngạch; tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm là biện pháp giúp thẩm phán nhìn nhận ra những sai sót, khiếm khuyết trong thực thi nhiệm vụ, phòng ngừa những vi phạm, kịp thời khắc phục ngay những tồn tại, hạn chế sau mỗi phiên tòa; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm loại bỏ triệt để những yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của cán bộ tòa án nói chung và thẩm phán nói riêng. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, ban hành một số văn bản nhằm nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, đồng thời nâng cao phẩm chất đạo đức của thẩm phán như: “Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của bản án, quyết định của Tòa án”; “Sổ tay Thẩm phán hướng dẫn kỹ năng tranh tụng tại phiên tòa, kỹ năng hòa giải”; “Tiêu chí thi đua - khen thưởng đối với bản án, quyết định có tính chuẩn mực; đối với thẩm phán làm tốt công tác hòa giải”, “Bộ quy tắc đạo đức thẩm phán”, Những văn bản này không chỉ dùng để đánh giá, kiểm tra các thẩm phán, mà còn có ý nghĩa để khuyến khích thẩm phán tự trau dồi, nâng cao kỹ năng viết bản án, quyết định; đồng thời động viên các thẩm phán có nhiều bản án, quyết định có tính chuẩn mực. 145 Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự chưa có hiệu quả cao trên thực tế chính là việc vai trò của người đại diện và chế định đại diện chưa được nhận thức một cách đúng mức. Muốn tăng cường nhận thức về người đại diện và chế định đại diện trong tố tụng dân sự, chúng ta cần thực hiện tốt hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Không am hiểu pháp luật là một trở ngại to lớn cho việc tham gia tố tụng của người dân. Những năm gần đây, vai trò của người đại diện trong pháp luật tố tụng dân sự không ngừng được nâng cao và ngày càng được đông đảo quần chúng nhân dân quan tâm. Tuy nhiên, trong một thời gian dài trước đó, từ khi có những quy định đầu tiên về người đại diện, tầm quan trọng của những quy định pháp luật về vấn đề này vẫn chưa được người dân quan tâm đúng mức. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và một trong số đó là sự kém hiệu quả của công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở nước ta hiện nay. Do đó, Đảng và Nhà nước cần có chính sách phù hợp, tổ chức tuyên truyền pháp luật tố tụng rộng rãi hơn, đặc biệt là đối với những địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Quan trọng nhất là cần chú trọng công tác giải thích quyền và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng cho người dân hiểu và thực hiện đúng và đủ. Cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách nhìn của nhân dân đối với pháp luật, áp dụng phương châm “gần dân, hiểu dân” để từ đó có những biện pháp thích hợp. Chúng ta có thể đưa pháp luật đến gần người dân hơn thông qua việc sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng một cách có hiệu quả, như các chương trình tìm hiểu về pháp luật trên truyền hình, thông qua những cuộc thi tìm hiểu pháp luật hoặc ngay trong chính những chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật diễn ra tại địa phương. Những người thực hiện chương trình có thể xây dựng những tiểu phẩm trong đó lồng ghép những tình huống thực tế xảy ra khi người dân không 146 có người đại diện lúc cần thiết hay người đại diện không hiểu rõ những quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Cần xây dựng một hệ thống thông tin pháp luật trong mọi lĩnh vực để phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bên cạnh việc thực hiện có hiệu quả các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống, cần quan tâm khai thác có hiệu quả các văn bản pháp luật liên quan đến đại diện, đến đương sự trong tố tụng dân sự được cập nhật, lưu trữ trên mạng tin học diện rộng của Chính phủ, mạng internet. Điều này có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng và đưa vào sử dụng rộng rãi các cơ sở dữ liệu pháp luật điện tử như www.chinhphu.vn, www.moj.vn, ww.vanban.chinhphu.vn, với việc liên tục cập nhật những thông tin chính xác nhất về các văn bản pháp luật hiện hành, hiệu lực, nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung, Chủ động kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với hướng dẫn áp dụng pháp luật; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật với trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật. Để nâng cao hiệu quả, phát huy thế mạnh của các hình thức trên, một trong những biện pháp khả thi đó là khuyến khích các hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức hành nghề luật sư. Thông qua sự trợ giúp của luật sư, người dân có thể hiểu rõ hơn về tố tụng, cách thức thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, từ đó nâng cao hiệu quả của việc tham gia tố tụng. Ngoài ra, cần thường xuyên phát động các phong trào, cuộc thi tìm hiểu về pháp luật dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó ưu tiên việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, đài, báo... để giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phải thường xuyên cho họ đi tập huấn thực tế ở nhiều địa phương, những chương trình cập nhật, nâng cao kiến thức pháp lý. Không chỉ như vậy, những người đứng trong đội ngũ này còn phải những người nhiệt huyết, kiên nhẫn, không ngại khó ngại khổ về những vùng nông thôn, vùng núi xa xôi để mang kiến thức pháp luật đến cho người dân. Chính vì thế, cần có những chính sách ưu đãi, khen thưởng, biểu dương nhằm khuyến khích họ hăng hái thực hiện công việc. 147 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trong chương 4 tác giả đã đưa ra một số định hướng nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, bao gồm: (i) Hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự phải nhằm mục tiêu bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng dân sự; (ii) Hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự phải nhằm mục tiêu đảm bảo và tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự; (iii) Hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự phải hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền tranh tụng tại Tòa án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự ; (iv) Hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự được tiến hành trên cơ sở đảm bảo mối liên hệ giữa Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự trong các quy định về người đại diện; (v) Hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự phải đảm bảo yếu tố kế thừa và phúc đáp đòi hỏi của thực tiễn tố tụng Từ những định hướng nêu trên, tác giả đã mạnh dạn đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, bao gồm: quy định người đại diện phải là người từ đủ 18 tuổi; quy định rõ về hình thức của giao dịch ủy quyền, không nhất thiết phải bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định phải bằng văn bản; bổ sung quy định người đại diện theo ủy quyền có quyền ký đơn khởi kiện, đơn kháng cáo; quy định rõ ràng hơn về ủy quyền lại, chấm dứt đại diện theo ủy quyền, ủy quyền cho nhiều người, ủy quyền đối với việc ly hôn, nhằm đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Bên cạnh hoàn thiện pháp luật, tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về người đại diện, bao gồm: Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hiện tố tụng của cán bộ Tòa án; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, từ đó, nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự. 148 KẾT LUẬN Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, số lượng các vụ án tranh chấp dân sự ngày càng gia tăng về số lượng và tính phức tạp. Cùng với đó, sự tham gia của người đại diện cho đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cũng ngày càng nhiều. Bởi vậy, việc nghiên cứu vấn đề người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự có ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn. Sau quá trình nghiên cứu toàn diện về đề tài này, cho phép tác giả rút ra một số kết luận sau đây: 1. Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là người thay mặt cho đương sự tham gia tố tụng dân sự, thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự trong tố tụng dân sự: Người đại diện của đương sự được chia thành hai loại là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền tương ứng với hai căn cứ xác lập quan hệ đại diện. Một cá nhân hoặc pháp nhân chỉ trở thành người đại điện khi đáp ứng hai điều kiện là có năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự. Trên thực tế, quá trình giải quyết vụ án dân sự rất phức tạp, muốn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người đại diện không những phải có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình như việc tham gia vào các quan hệ pháp luật khác mà phải có sự hiểu biết sâu sắc về pháp luật, trong đó bao gồm cả pháp luật tố tụng dân sự. Vì vậy, pháp luật một số quốc gia có thể quy định thêm điều kiện để trở thành người đại diện của đương sự, chẳng hạn như điều kiện về năng lực, trình độ, chuyên môn hay người đại diện phải là luật sư. Thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận hoặc được xác định theo văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn đại diện, người đại diện của đương sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình trong phạm vi đại diện. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện bao gồm quyền, nghĩa vụ của người đại diện với đương sự và quyền, nghĩa vụ của người đại diện khi tham gia tố tụng dân sự. Quyền, nghĩa vụ của người đại diện do các bên thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Việc đại diện cho đương sự của người đại diện 149 trong tố tụng dân sự có thể bị chấm dứt trên cơ sở ý chí, hành vi và thỏa thuận của các bên hoặc theo các trường hợp mà pháp luật đã quy định. Khi quan hệ đại diện chấm dứt, người đại diện sẽ mất tư cách tham gia tố tụng, đương sự có thể tự mình tham gia tố tụng, tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình hoặc tiếp tục nhờ người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng. 2. Thực tiễn ở Việt Nam trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đạt được, thực trạng pháp luật và việc thực thi pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự vẫn còn những hạn chế, vướng mắc. Về các quy định của pháp luật, điểm vướng mắc lớn nhất cần được giải quyết vẫn là sự chưa rõ ràng, các quy định mang tính chung chung, không đưa ra những trình tự, thủ tục có liên quan. Cùng với đó, có những sự chồng chéo, mẫu thuẫn trong nội dung của các quy định, nhiều vấn đề nảy sinh trong thực tiễn nhưng chưa được pháp luật quy định, chẳng hạn như: Điều kiện trở thành người đại diện; hình thức ủy quyền; về người đại diện theo ủy quyền có được ký vào đơn khởi kiện hay không; về đơn phương chấm dứt văn bản ủy quyền; về ủy quyền lại; về việc ủy quyền ly hôn... Ngoài ra, thực tiễn xảy ra nhiều hạn chế không phải do quy định của pháp luật mà do nguyên nhân từ phía người đại diện, đương sự hoặc Tòa án, như: Xác định sai tư cách người đại diện của đương sự; trường hợp không đủ điều kiện nhưng Toà án vẫn công nhận là người đại diện của đương sự; đương sự ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng; thỏa thuận của các bên trong quan hệ ủy quyền không rõ ràng về nội dung, phạm vi ủy quyền gây lúng túng cho Tòa án trong việc giải quyết các vụ án... 3. Trên cơ sở làm rõ mô hình lý luận về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã chỉ ra định hướng cụ thể như: Hoàn thiện pháp luật về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự phải nhằm mục tiêu bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tố tụng dân sự; đảm bảo và tôn trọng quyền tự định đoạt của đương sự; hướng tới mục tiêu đảm bảo quyền tranh tụng tại Tòa án 150 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự; đảm bảo mối liên hệ giữa Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự trong các quy định về người đại diện; đảm bảo yếu tố kế thừa và phúc đáp đòi hỏi của thực tiễn tố tụng Từ những quan điểm định hướng nêu trên, tác giả đã mạnh dạn đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành về người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, bao gồm: quy định người đại diện phải là người từ đủ 18 tuổi; quy định rõ về hình thức của giao dịch ủy quyền, không nhất thiết phải bằng văn bản, trừ trường hợp pháp luật có quy định phải bằng văn bản; bổ sung quy định người đại diện theo ủy quyền có quyền ký đơn khởi kiện, đơn kháng cáo; quy định rõ ràng hơn về ủy quyền lại, chấm dứt đại diện theo ủy quyền, ủy quyền cho nhiều người, ủy quyền đối với việc ly hôn, nhằm đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử. Bên cạnh hoàn thiện pháp luật, tác giả cũng đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về người đại diện, bao gồm: nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thực hiện tố tụng của cán bộ tòa án; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò của người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự./. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Một số vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn thực hiện quy định về người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành, Tạp chí Công thương, số tháng 10 năm 2018. 2. Đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền và hậu quả pháp lý theo pháp luật dân sự, Tap chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 11 (320) năm 2018. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2015), Đại diện không có ủy quyền và đại diện vượt quá phạm vi ủy quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, Hà Nội. 2. ThS. Nguyễn Hải An (2006), Một người có thể ủy quyền cho nhiều người tham gia tố tụng, Tạp chí TAND số 17/2006. 3. Nguyễn Công Bình (1998), Người đại diện và người bảo vệ quyền lợi của đương sự trong vụ án dân sự, Tạp chí Luật học, số 6/1998. 4. TS. Nguyễn Công Bình (2006), Bảo đảm quyền bảo vệ của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội. 5. TS. Nguyễn Công Bình (2008), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân. 6. Bộ luật Dân sự và Thương sự Việt Nam cộng hoà (1972), Nxb. Thần Chung, Sài Gòn. 7. BLTTDS của nước Cộng hoà Pháp (1998), bản dịch tiếng việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội 8. BLTTDS Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2002), bản dịch tiếng Việt, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 9. BLTTDS Cộng hòa Liên bang Nga (2005), bản dịch tiếngViệt, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 10. BLTTDS Cộng hòa Liên bang Đức (2003), bản dịch tiếngViệt, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 11. Bộ Tư pháp (2013), Báo cáo tổng kết thi hành BLDS năm 2005, Báo cáo số 151/BC-BTP ngày 15 tháng 7 năm 2013. 12. Đỗ Văn Chỉnh (2008), Về người đại diện theo pháp luật trong vụ án ly hôn, Tạp chí TAND, số 5/2008. 13. Chính phủ (2013), Nghị quyết phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật số 101/NQ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2013. 153 14. Chính phủ (2015), Các vấn đề trọng tâm xin ý kiến nhân dân về dự thảo BLDS (sửa đổi), Phụ lục III kèm theo Quyết định số 01/QĐ-TTg ngày 02 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo BLDS (sửa đổi). 15. Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945 về việc thành lập Tòa án quân sự. 16. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1949), Sắc lệnh số 144/SL ngày 22/12/1949 mở rộng quyền bào chữa cho các bị cáo trước các Tòa án. 17. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1949), Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05/1950 về cải cách tư pháp và Luật tố tụng. 18. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 85/SL ngày 22/05/1950 về cải cách tư pháp và Luật tố tụng. 19. Ngô Huy Cu o ng (2009), “Chế định đại diẹ n theo quy định của pháp luạ t Viẹ t Nam – Nhìn từ góc đọ Luạ t So sánh”,Tạp chí Nhà nu ớc và Pháp luạ t, số 4/2009. 20. Ngô Huy Cương (2013), Giáo trình luật hợp đồng phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 21. Ngô Huy Cương (2015), Bình luận các quy định về pháp nhân trong Dự thảo BLDS (sửa đổi), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (Số chuyên đề sửa đổi, bổ sung BLDS), Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 22. Nguyễn Văn Cường (2010), Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện BLTTDS - Những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện, Tạp chí TAND, số 2/2010. 23. PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ - PGS.TS. Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học BLDS năm 2015 của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội. 24. Nguyễn Văn Dũng (2006), Bàn về “quyền của người đại diện của đương sự quy định tại Điều 243 BLTTDS”, Tạp chí nghề luật, số 4/2006. 154 25. Nguyễn Thùy Dương (2010), Những vấn đề cơ bản và thuật ngữ của BLDS, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. 26. PGS. TS. Đỗ Văn Đại - Trưởng Khoa Luật Dân sự - ĐH Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Xác định phạm vi đại diện theo pháp luật, Báo điện tử Chính phủ, 23/3/2015, 8. 27. Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, Trường Đại học Cần Thơ, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hoàng Điệp - Vũ Thủy, Vào TPP: Thêm tổ chức bảo vệ người lao động ngoài công đoàn, Báo Tuổi trẻ online, xa- hoi/20151123/vao-tpp- them-to- chuc-bao- ve-nguoi- lao-dong- ngoai-cong doan/1007719.html, 23/11/2015. 29. Lê Thu Hà (2006), Ai có thể làm người đại diện cho chị M, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9/2006, tr. 81 – 83. 30. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2012), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 31. Nguyễn Hồng Hải (2013), Tổng quan một số vấn đề được định hướng trong phần những quy định chung của BLDS (sửa đổi), Hội thảo Bình luận về định hướng và nội dung sơ thảo phần “Những quy định chung” - BLDS (sửa đổi) do Bộ Tư pháp và quỹ RZ (CHLB Đức) phối hợp tổ chức tại Hà Nội (ngày 18 - 19 tháng 01 năm 2013). 32. Nguyễn Thị Hạnh (2010), Một số vấn đề về người đại diện theo ủy quyền và đại diện do Tòa án chỉ định trong tố tụng dân sự, Tạp chí Nghề Luật, số 6/2010. 33. Nguyễn Thị Hạnh (2011), Một số vấn đề về người đại diện theo pháp luật của đương sự trong Tố tụng dân sự, Tạp chí TAND, số 3/2011. 34. Nguyễn Thị Hạnh (2013), Về vấn đề không xác định được địa chỉ người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trong thụ lý, giải quyết vụ án dân sự, Tạp chí TAND, số 19/2013, tr.32-35 155 35. Nguyễn Minh Hằng (2005): “Đại diện theo uỷ quyền - Từ pháp luật nội dung đến tố tụng dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5/2005, tr.55-60. 36. Vũ Thị Hòa (2007), Một số vấn đề cần lưu ý khi xem xét việc ủy quyền tham gia tố tụng, Tạp chí TAND, số 10/2007, tr.35, 36. 37. Hội đồng Nhà nước (1987), Pháp lệnh Luật sự. 38. Hội đồng Nhà nước (1989), Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. 39. Hồ Ngọc Hiển (2007), Nghĩa vụ của người đại diện và người ủy quyền theo pháp luật kinh doanh của Hoa Kỳ trong sự so sánh với các quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam, Nhà nước và Pháp luật, số 3/2007. 40. Hồ Ngọc Hiển (2012), Đại diện cho thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội. 41. Nguyễn Huy Hoàng, Cá nhân có được quyền ký vào đơn thay cho người khởi kiện hay không?, tạp chí TAND điện tử, ngày 17/01/2018, duoc-quyen-ky-vao-don-thay-cho-nguoi-khoi-kien-hay- khong/S1kMWI2EG.html. 42. Học viện tư pháp (2007), Giáo trình luật tố tụng dân sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 43. ThS. Bùi Thị Huyền - TS. Lê Thu Hà (2007), Giáo trình Luật tố tụng dân sự, Học viện Tư pháp, Nxb. Công an nhân dân. 44. Trần Thị Hường (2014), Người đại diện theo ủy quyền của đương sự trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, Hà Nội. 45. Huỳnh Minh Khánh (2017), Cá nhân có được quyền ký vào đơn thay cho người khởi kiện, Tạp chí TAND điện tử, ngày 18/12/2017, vao-don-thay-cho-nguoi-khoi-kien/HyTKM1SfG.html 46. Hoàng Thế Liên (chủ biên) (2013), Bình luận khoa học BLDS năm 2005, tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 156 47. Tiến Long (2006), Vụ án mẹ đại diện xin ly hôn thay con, Tạp chí TAND, 3/2006, Số 5, tr.18-20. 48. Ngô Thị Lộc (2016), Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, Hà Nội. 49. Đoàn Đức Lương (2007), Cần hiểu thống nhất quy định về “cá nhân, cơ quan, tổ chức thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện”, Tạp chí Kiểm sát, số 9/2007. 50. Tưởng Duy Lượng (2014), Pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn xét xử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. Tưởng Duy Lượng (2007), Một vài suy nghĩ về đại diện trong tố tụng dân sự, Tạp chí khoa học pháp lý số 01/2007, tr.38. 52. Hồ Chí Minh (1996), Báo cáo dự thảo Hiến pháp 1959 trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 53. Lê Đình Nghị (2009), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập 1, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 54. Lê Hùng Nhân (2012), Đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, Hà Nội. 55. Nguyễn Duy Phương (2015), Hoàn thiện quy định về đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2/2015. 56. Vũ Lan Phương (2018), Bàn về chế định đại diện trong BLDS 2015, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số2/2018. 57. TS. Lê Hồng Quang, Phó Chánh án TAND tối cao (2018), Nâng cao đạo đức cho đội ngũ thẩm phán để hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ công lý, xây dựng TAND trong sạch, vững mạnh toàn diện, Tạp chí Cộng sản, 16/2/2018. 58. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946), Hiến pháp. 59. Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1959), Hiến pháp 60. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1980), Hiến pháp. 61. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1992), Hiến pháp. 62. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2013), Hiến pháp. 157 63. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1995), BLDS năm 1995. 64. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), BLDS năm 2005. 65. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), BLDS năm 2015. 66. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), BLTTDS năm 2004. 67. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2004), Nghị quyết số 32/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về việc thi hành BLTTDS. 68. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2011), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004. 69. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), BLTTDS năm 2015. 70. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014. 71. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. 72. Trọng Tài (2007), Ông Nguyễn Ánh Hồng không phải là đại diện của người bị hại, Tạp chí TAND, số 02/2007, tr.23-25. 73. Đỗ Hồng Thái (2011), Bàn về giá trị pháp lý của văn bản do người đại diện theo ủy quyền ký tên và đóng dấu chi nhánh doanh nghiệp, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam, số 6/2011, tr.39-41. 74. Lê Văn Thiệp (2012), Một số vần đề lý luận và thực tiễn về đại diện theo pháp luật”, Tạp chí Kiểm sát, số 3/2012 (Số tân xuân), tr.43-46. 75. Từ Văn Thiết (2006), Người mù không có người đại diện có quyền khởi kiện dân sự, Tạp chí TAND, số 18/2006, tr.22-23. 76. Phan Hữu Thư (1991), Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam, Đại học pháp lý Hà Nội, Hà Nội. 77. Đào Xuân Tiến (1995), “Thực tiễn thực hiện và áp dụng các qui định về người đại diện của đương sự trong Tố tụng dân sự ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 91/1995, tr.47-49. 78. TAND tối cao (2004), Công văn số 227/2004/KHXX ngày 30/12/2004 của TAND tối cao về việc ủy quyền của Chủ tịch UBND tham gia tố tụng tại TAND, Hà Nội. 158 79. TAND tối cao (2007), Công văn số 38/KHXX ngày 29/3/2007 của TAND tối cao hướng dẫn việc pháp nhân khởi kiện và ủy quyền khởi kiện vụ án, Hà Nội. 80. TAND tối cao (2010), Tài liệu tham khảo Hội nghị triển khai công tác năm 2010 của ngành TAND, Hà Nội. 81. TAND tối cao - Trường cán bộ Tòa án (2012), Tài liệu tập huấn “Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tố tụng dân sự”, Hà Nội. 82. TAND tối cao (2017), Hướng dẫn số 13 HD-T NDTC, ngày 30-3-2017 về “Công tác tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm theo yêu cầu cải cách tư pháp”. 83. TAND tối cao (2017),Nghị quyết số 03/2017/NQ-HĐTP, ngày 1 -3- 2017“Về việc công bố bản án, quyết định của Tòa án trên Cổng thông tin điện tử của tòa án”. 84. TAND tối cao (2017), Quyết định số 120 QĐ-TANDTC, ngày 19-6- 2017về “Ban hành Quy định xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong tòa án nhân dân”. 85. TAND tối cao (2017), Quyết định số 34 a 2017 QĐ-TANDTC, ngày 01-3- 2017 về “Ban hành Quy chế công tác kiểm tra trong T ND”. 86. TAND tối cao - Học viện Tòa án (2018), Chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử, Phần kỹ năng giải quyết vụ việc dân sự, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 87. Tòa án nhân tối cao (2013), Tham luận tại Hội nghị triển khai công tác năm 2013 của ngành TAND, Hà Nội. 88. TAND tối cao (2014), Tham luận tại Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2014, Hà Nội. 89. TAND tối cao (2015), Tham luận tại hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2015, Hà Nội. 90. TAND tối cao (2016), Tham luận tại hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2016, Hà Nội. 91. TAND tối cao (2017), Tham luận tại hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2017, Hà Nội. 159 92. TAND tối cao (2018), Tham luận tại hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2018, Hà Nội. 93. TAND tối cao (2006), Quyết định giám đốc thẩm số 03/2006/KDTM-GĐT ngày 14/11/2016 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng. 94. TAND tối cao (2007), Quyết định giám đốc thẩm số 03/2007/KDTM-GĐT ngày 31/7/2017 về việc tranh chấp hợp đồng xây dựng. 95. TAND tỉnh Hà Nam (2013), Bản án dân sự phúc thẩm số 01 2013 LĐ-PT ngày 25/3/2013 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, Hà Nam. 96. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2007), Bản án dân sự sơ thẩm số 1084/2007/KDTM ngày 27/06/2007 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng, thành phố Hồ Chí Minh. 97. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2008), Bản án dân sự sơ thẩm số 148/2008/DS-ST ngày 25/01/2008 về việc tranh chấp hợp đồng ủy quyền và tranh chấp quyền sở hữu tài sản, thành phố Hồ Chí Minh. 98. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2015), Bản án dân sự sơ thẩm số 741/2015/DS-ST ngày 27/7/2015 về việc tranh chấp hợp đồng ủy quyền mua bán nhà, hợp đồng mua bán nhà ở, yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, thành phố Hồ Chí Minh. 99. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2015), Bản án dân sự sơ thẩm số 1428/2015/DS-ST ngày 29/12/2015 về việc tranh chấp hợp đồng ủy quyền, thành phố Hồ Chí Minh. 100. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2017), Bản án dân sự phúc thẩm số 1063/DS-PT ngày 29/11/2017 về việc tranh chấp hợp đồng tín dụng, thành phố Hồ Chí Minh. 101. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2018), Bản án dân sự phúc thẩm số 304/2018/DS-PT ngày 22/3/2018 về việc tranh chấp hợp đồng ủy quyền, thành phố Hồ Chí Minh. 102. TAND thành phố Hồ Chí Minh (2018), Bản án dân sự phúc thẩm số 902/2018/DS-PT ngày 05/10/2018 về việc tranh chấp hợp mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở, thành phố Hồ Chí Minh. 160 103. TAND quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chính Minh (2019), Bản án dân sự sơ thẩm số 08 2019 LĐ-ST ngày 21/6/2019 về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lap động. 104. TAND quận Bình Tân, thành phố Hồ Chính Minh (2019), Bản án dân sự sơ thẩm số 04 2019 LĐ-KDTM ngày 15/012019 về việc tranh chấp hợp đồng cung ứng dịch vụ và hợp đồng ủy quyền. 105. Trần Vũ Toàn (2013), Người đại diện trong pháp luật tố tụng dân sự hiện nay ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật, Hà Nội. 106. PGS.TS. Trần Anh Tuấn (chủ biên) (2017), Bình luận khoa học BLTTDS năm 2015, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 107. Võ Quốc Tuấn (2014), Các quy định về đối tượng nhận ủy quyền tại Điều 143 BLDS và điều kiện xác lập giao dịch của người đại diện tại Điều 144 BLDS”, Tạp chí TAND số 01/2014. 108. Trung tâm Từ điển học (2004), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng. 109. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Từ điển Luật học, NXB. Giao thông vận tải, Hà Nội. 110. Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội. 111. Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Dân sự Việt Nam, tập 1, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội. 112. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. 113. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. 114. Ủy ban thường vụ Quốc hội (1995), Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài. 115. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2001), Pháp lệnh Luật sư. 161 116. PGS.TS. Nguyễn Tất Viễn (2005), Một số biện pháp tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới, Tạp chí Dân chủ pháp luật - Số chuyên đề 60 năm ngành Tư pháp. 117. Phòng 5 - Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam (2013), “Một bản ản có nhiều vi phạm thủ tục tố tụng đăng trên trang Viên kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam”, 118. Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp (2010), Bình luận khoa học BLDS Việt Nam năm 2005, tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 119. Viện khoa học pháp lý - Bộ tư pháp (2006), Từ điển luật học, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội. 120. Viẹ n Ngo n ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Viẹ t, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng. Tiếng Anh: 121. Onetto, A.E. (2007), Agency Problems and the Board of Directors. Journal of International Banking and Financial Law, JIBFL 414. 122. Agency – The Basic Law, https://www.stimmel- law.com/en/articles/agency-basic-law. 123. John Bell, Sophie Boyron, Simon Whittaker (2008), Principles of French Law, Oxford University Press. 124. Lord Hailsham of St. Marylebone, Lord High Chancellor of Great Britain, Halsbury’s Laws of England, Fourth Edition, Volume I, Administrative Law, Amiralty, Affiliation and Legitimation, Agency, Agriculture, Butterworths, London, 1973, p. 418. 125. Geert Bogaert, Ulrich Lohmann, Commercial agency and distribution agreements: law and practice in the member states of the European Union / volume editors. 126. Introduction to Agency and the Types of Agents, section 25.1 from the book The Legal Environment and Business Law: Master of Accountancy Edition (v. 1.0). 127. Eric Rasmusen, Agency Law and Contract Formation, Discussion Paper No. 323, 05/2001, Harvard Law School, , ISSN 1045-6333, p. 162 128. Warren A. Seavey and Livingston Hall, Cases on the law of agency. 129. Newark, S. (2007),The different roles of agents, De Voil Indirect Tax Intelligence. 132, (23). 130. Matthias E. Storme (2012), Harmonisation of civil procedure and its interaction with substantive private law, from: X.Kramer & R. van Rhee, Civil Liatigation in a Globalizing World, TMC Asser Press/Springe. 131. The Restatement of Agency (Second),https://2012books.lardbucket.org/books/the-legal-environment- and-business-law-master-of-accountancy-edition/s28-01-introduction-to- agency-and-the.html> 132. Stephen M Gerlis, Paula Loughlin, “Civil Procedure”, 2001. 133. (Ius Gentium: Comparative Perspectives on Law and Justice) Alan Uzelac, Goals of Civil Justice and Civil Procedure in Contemporary Judicial Systems, Springer International Publishing. 134. (American Casebook Series) Jack H.Friedenthal, Arthur R.Miller, John E. Sexton & Helen Hershkoff, “Civil procedure cases and Materials”, eleventh edition, West’s Law School, 2013. 135. (Black letter outlines) Kevin M. Clermont, “Civil Procedure”, eighth edition, Thomson West Publishing, 2009. 136. Peter E. Herzog, Columbia University school of law project on international procedure, “Civil procedure in France”, Springer Netherland, 1967. 137. Paula Loughlin, Stephen Gerlis, “Civil Procedure”, second edition, 2004 138. (Cambridge Studies in International and Comparative Law) J.A.Jolowicz, “On civil procedure”, Cambridge University Press, 2001. 139. Jack S.Emery, Linda L.Edwards, J.Stanley Edwards, “Civil Procedure and Litigation”, 2000. 140. (Examples and Explanations) Joseph W. Glannon, “Civil procedure”, seventh edition, Wolter Kluwer publishing, 2013. 163 141. (Ius Gentium: Comparative Perspectives on Law and Justice) Colin B. Picker, Guy . Seidman, “The dynamism of Civil procedure – global trends and developments”, Srpinger nternational Publishing. 142. an Grainger & Michael Fealy with Martin Spencer, “The civil procedure rules in action”, second edition, 2000. 143. Japanese Civil Code, 144. (Ius gentium: Comparative Perspectives on Law and Justice) Miklós Kengyel, Zoltán Nemessányi, “Electronic Technology and civil procedure”, Springer International Publishing, 2012. 145. John Armour, Henry Hansmann, Reinier Kraakman, Harvard Law School, Agency problems, legal stragegies and enforcement, July, 2009 44.pdf 146. Awet Hailezgi and Addisu Damtie, Genesis and Development of the Law of Agency, 2th of March, 2012. 147. Japan, Civil Code. Nguồn: www.moj.go.jp/content/000056024.pdf 148. Japannese Civil Code (Law of Obligation) Reform Commission (2010), Draft Proposals. Nguồn: ch7. 149. Wolfram Müller-Freienfels, Law Agencyn, https://www.britannica.com/topic/agency-law#ref21707. 150. W.Muler-Freinfels, Legal Relations in the Law of Agency: Power of Agency and Commercial certainty, Am. J: comp.law V.13 1964 pp.195./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tien_si_luat_hoc_nguoi_dai_dien_cua_duong_su_trong_t.pdf
  • pdfTrichyeu_TranThiQuynhChau.pdf
Luận văn liên quan