Thế kỷ XX đã đi qua, thời gian đã đủ điều kiện để đánh giá về sự vận động và
phát triển của tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX. Từ tác phẩm đầu tiên xuất
hiện trên văn đàn, đánh dấu thời điểm ra đời của tiểu thuyết phóng sự Việt Nam
Giông tố (1936) của Vũ Trọng Phụng đến tác phẩm cuối cùng Mảnh đất lắm người
nhiều ma (1990) của Nguy n Khắc Trường, đã khẳng định sự vận động liên tục của
tiểu thuyết phóng sự như một thể tài độc lập trong văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX với
những tên tuổi còn sống mãi trong tâm trí bạn đọc. Đầu thế kỷ XXI, tiếp tục xuất
hiện một số tiểu thuyết có chất phóng sự như: Cõi người rung chuông tận thế (2002)
của Hồ Anh Thái, Thiên thần xám hối (2004) của Tạ Duy Anh, Đàn trời (2006) của
Cao Duy Sơn, Ma Làng (2007) của Trịnh Thanh Phong, Lửa đắng (2008) của
Nguy n Bắc Sơn, Hồ sơ một tử t (2002), Nháp (2008), Phiên bản (2009), của
Nguy n Đình Tú, Đánh đu c ng số phận (2012) của Phạm Quang Đẩu. Điều đó cho
thấy sức sống mạnh mẽ và sự đáp ứng nhu cầu bạn đọc của thể tài tiểu thuyết phóng
sự trong nền văn học Việt Nam hiện nay.
Tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX đã có diện mạo đầy đủ và đặc sắc của
một thể tài trưởng thành. Trải qua một lộ trình hình thành, vận động và phát triển đã
mang lại những kết tinh nghệ thuật góp vào gia tài tiểu thuyết Việt Nam một thành
tựu đáng kể. Chúng tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới với vị trí quan trọng của thể
tài sẽ có nhiều nhà văn quan tâm đến tiểu thuyết phóng sự và cho ra đời những tác
phẩm có giá trị đóng góp vào dòng chảy của văn xuôi Việt Nam thế kỷ XXI, sẵn
sàng hội nhập cùng văn học khu vực và thế giới.
172 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1536 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
140
về một cuộc sống tốt đ p, hữu ích càng phải trở thành mục đích, ý nghĩa sáng tạo
của tiểu thuyết phóng sự Việt Nam.
4.3.2.3. Một số đóng góp về ngôn ngữ
Sự biến đổi của ngôn ngữ văn học liên quan chặt chẽ với sự biến đổi của tư duy
văn học. Mặt khác, ngôn ngữ cũng là một hiện tượng có tính độc lập bởi hơn ở đâu
hết, văn học là "nghệ thuật của ngôn từ". Ngôn ngữ trong tiểu thuyết phóng sự giai
đoạn từ 1975 - 2000 đan xen giữa ngôn ngữ thông tấn và ngôn ngữ nghệ thuật. Xét
toàn diện về ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự giai đoạn 1975 - 2000 chúng tôi thấy:
Ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự giai đoạn này rất gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng
ngày của nhân dân, giầu chất hiện thực, có tính đại chúng nhưng cũng đầy suy tư,
triết lý, chiêm nghiệm về nhân sinh. Trong tiểu thuyết phóng sự, bước đổi thay của
ngôn ngữ lúc đầu gắn liền với khát vọng được "nói thật". Sự cổ vũ của Đảng "nhìn
thẳng vào sự thật" cho phép nhiều tác phẩm tham gia chống tiêu cực, phanh phui
mặt trái của đời sống. Ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự bắt đầu bớt đi vẻ trang trọng,
ít du dương, rào đón mà gần gũi với đời thường, chân thật trong giọng điệu, thô
nhám trong từ ngữ...dần dần, ý thức về ngôn ngữ trở nên tự giác hơn và có vẻ như
đặt mình trong thể đối lập với thơ ca. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết phóng sự còn tìm
đến sự dung hợp giữa ngôn ngữ thông tấn tả thực trần trụi và ngôn ngữ nghệ thuật
giàu cảm xúc. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học là sự khúc xạ của ngôn ngữ đời
sống. Song đây là thứ ngôn ngữ đã được lựa chọn, được sắp xếp và được cách điệu
hoá theo ý muốn chủ quan của nhà văn. Ngôn ngữ đang có những chuyển biến rất
mạnh mẽ cùng với nhịp sống mới và điều này thể hiện rất rõ trong tiểu thuyết. Nó
phá vỡ tính quy phạm, hướng tới di n tả dòng chảy mãnh liệt, phức tạp của đời sống
xã hội và tâm hồn con người.
Ngôn ngữ còn đậm tính chính luận trong tiểu thuyết phóng sự của Nguy n Mạnh
Tuấn, Nguy n Khải. Đặc điểm này rõ nhất qua ngôn ngữ người kể chuyện. Ngôn
ngữ người kể chuyện là phương tiện cơ bản giúp nhà văn đánh giá nhân vật, xác
định tính cách chung và miêu tả các sự kiện trong cuộc sống. Mang cảm hứng chính
trị - xã hội, tiểu thuyết phóng sự của Nguy n Mạnh Tuấn trong Đứng trước biển, C
141
lao Tràm có rất nhiều đoạn người kể chuyện trực tiếp bày tỏ quan điểm, chính kiến
của mình. Ở đó, người kể chuyện không dấu mình mà công khai bộc lộ quan điểm,
thái độ như đoạn Năm Trà đoàn tụ với chồng: "Tôi thấy mấy câu chuyện đến đây có
vẻ đau xót hơn. Đã đành họ đoàn tụ lại, nhưng vẫn là hai mảnh khác răng làm sao
lắp khít được. Người nọ nói tiếp nhẫn nhục chịu đựng, mà vẫn không bớt đau khổ vì
người kia, để tròn hai chữ đạo lý. Nếu không phải tôn trọng sự thực, đoạn này tôi sẽ
dứt khoát cho họ chia tay nhau vĩnh viễn..Vừa đỡ mang tiếng kết thúc có hậu lại vừa
"tham gia" giải phóng phụ nữ" [231, tr.392]. Trong lời kể ở Đứng trước biển tỏ rõ
thái độ chủ quan của người kể chuyện: "Chín Tâm là vợ của một vị tướng nên tính
lộng hành của bà ta tự nhiên ph hợp với sự kiêng nể của xã hội quanh mình. Xuất
thân từ một cô gái nhan sắc chuyên buôn thuốc tây từ v ng Pháp chiếm ra căn cứ.
Tâm gặp, yêu, rồi lấy một anh bộ đội cấp tiểu đoàn bà lần lượt tốt nghiệp trung
cấp và đại học trở thành một cán bộ đúng tiêu chuẩn. Và cũng như nhiều người,
tiến bộ b ng ảnh hưởng của người khác lại cứ tưởng do tài năng của mình" [231,
tr.31]. Có lúc, lời kể bộc lộ thái độ căm thù trước những loại người cơ hội nham
hiểm, lúc lại là thái độ khâm phục một hành động dũng cảm hay cảm động rưng
rưng trước số phận của những bà má Nam Bộ. Quan điểm trước các vấn đề mà cuộc
sống đặt ra, trước cái đúng, cái sai của nhân vật luôn được bộc lộ trong lời nhân vật.
Tính chất chính luận luôn thấm đẫm trong ngôn ngữ của tác phẩm, phát ngôn trực
tiếp cho quan điểm của tác giả: "Cái đang gọi là tốt chưa chắc đã đúng" [231,
tr.87], "lúc chiến tranh tự nhiên nảy ra ước ao da diết được sống một ngày hoà
bình, tất cả đoàn tụ vĩnh viễn, chấm dứt mọi khổ đau mất mát" bây giờ thay vào nỗi
ao ước, chỉ còn những câu hỏi lẫn lộn, những bứt dứt chua xót. Vì sao con người và
cuộc sống hôm nay vẫn phức tạp và khó khăn đến thế" [231, tr.147]. Tiểu thuyết
phóng sự của Nguy n Mạnh Tuấn đã tạo được rất nhiều câu nói "triết lí chính luận"
của nhân vật. Đoạn Bí thư thành uỷ kiến nghị về yêu cầu cấp bách phải đổi mới cơ
chế quản lí kinh tế từ Trung ương đến các địa phương, chỗ Ba Đức khẳng định
mìnhTuy nhiên, nhiều chỗ triết lí còn nặng nề, dài dòng, thiếu chân thực. Những
hạn chế trong ngôn ngữ của Nguy n Mạnh Tuấn còn tồn tại ở cả hai tiểu thuyết
142
phóng sự Đứng trước biển và C Lao Tràm. Có lẽ vì quá nóng vội trước các vấn đề
thời sự cấp bách, nóng bỏng đặt ra trong đời sống cho nên tác giả muốn bàn luận, lí
giải trực tiếp cùng bạn đọc. Bởi vậy, người đọc nhận thấy quá rõ ngôn ngữ tác phẩm
của Nguy n Mạnh Tuấn giản dị, d hiểu nhưng thiếu sự gia công trau chuốt. Tiểu
thuyết phóng sự mong muốn trực tiếp hướng sự tập trung chú ý của tác giả vào các
sự kiện có vấn đề. Mục tiêu của tác phẩm là di n tả chân thực, kịp thời vấn đề bạn
đọc đang quan tâm đã khiến Nguy n Mạnh Tuấn không kịp gia công ngôn từ: "Khi
viết tác phẩm tôi cố viết một mạch sao cho diễn tả được một cách chân thực và dễ
hiểu các vấn đề. Tôi ít băn khoăn trong việc chọn lọc từ ngữ văn chương quả là
tôi còn chưa kịp khổ luyện, văn của tôi do đó những người ưa nhấm nháp chậm rãi
thường không thú" [155]. Lời phát biểu thể hiện sự chân thành của tác giả. Nhà văn
muốn tác phẩm của mình nhanh chóng góp tiếng nói thiết thực với cuộc sống nên
coi mục đích "có ích" lên trên hết. Nguy n Mạnh Tuấn chưa đặt ra yêu cầu cao và
khắt khe trong việc trau dồi nghệ thuật ngôn từ cho tác phẩm của mình nên ngôn
ngữ chưa thực sự thành công. Tính giản dị của ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự
Nguy n Mạnh Tuấn được biểu hiện ở cách dùng từ. Dù là viết về lĩnh vực công
nghiệp hay nông nghiệp, thành thị hay nông thôn, nhà văn đều không lạm dụng
ngôn từ nghề nghiệp hoặc ngôn ngữ địa phương. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong
tác phẩm chủ yếu là ngôn ngữ phổ thông. Yếu tố ngôn ngữ địa phương Nguy n
Mạnh Tuấn chỉ sử dụng vừa phải trong lời ăn tiếng nói của các nhân vật, đủ làm nên
bản sắc riêng của nhân vật. Một số nhà văn viết về Nam Bộ, thường lạm dụng từ
ngữ địa phương nhưng Nguy n Mạnh Tuấn luôn ý thức về điều đó. Anh thường sử
dụng những từ ngữ địa phương hoặc nghề nghiệp đã quen, đã phổ biến trên một
vùng rộng lớn để người đọc d hiểu. Kết cấu câu văn ngắn gọn, ít phức tạp không
nhiều tầng bậc, thường là kiểu cấu trúc câu đơn giản. Nguy n Mạnh Tuấn có biệt tài
miêu tả những xung đột căng thẳng, những bức tranh hoạt động tập thể khẩn trương,
dồn dập (những cảnh bê bối lộn xộn của xí nghiệp Sao Mai hay cách giải toả cảng
cá, cảnh nhậu nh t, cảnh cướp tàutrong Đứng trước biển. Cảnh bắt giam nông dân
nhậu nh t hành hung hiệu trưởng Ba Năng, cảnh khánh thành hệ thống loa truyền
143
thanhtrong Cù lao Tràm). Kiểu câu đơn ngắn gọn đặt cạnh nhau liên tiếp tạo được
không khí, nhịp điệu phù hợp. Ngôn ngữ tiểu thuyết của Nguy n Mạnh Tuấn ở thời
điểm tiểu thuyết mang tinh thần phóng sự là thứ ngôn ngữ rất giàu tính chính luận.
Giai đoạn sau, ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết của Nguy n Mạnh Tuấn giảm
hẳn nhường chỗ cho ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Xuất hiện nhiều câu văn dài và
trau chuốt, giàu sức gợi. Tính chất thông tấn báo chí nhường chỗ cho ngôn ngữ đậm
chất trữ tình. Nhà văn đã có ý thức gia công nhiều hơn cho ngôn từ tiểu thuyết của
mình và bắt đầu manh nha tìm tòi một thể loại khác phù hợp với hoàn cảnh xã hội
và sở thích của độc giả.
Ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự của Ma Văn Kháng thể hiện một tinh thần chống
tiêu cực quyết liệt. Nhà văn hướng sự phản ánh của mình vào những mặt trái của xã
hội, không có những tuyên bố ồn ào về đổi mới, nhưng qua ngôn ngữ nhân vật, hình
tượng nghệ thuật sinh động giàu sức sống, tác giả đã đưa ra một quan niệm nghệ
thuật mới về con người. Từ ngôn ngữ nhân vật, Ma Văn Kháng có cái nhìn uyển
chuyển linh hoạt về con người. Thông qua ngôn ngữ của thế giới nhân vật trong tiểu
thuyết, nhà văn trăn trở, lo lắng và đau đớn trước sự băng hoại đạo đức, vi phạm
những chuẩn mực văn hoá dân tộc. Mặt khác ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng thể hiện niềm tin yêu chan chứa vào cuộc đời và những giá trị đạo đức
chân chính của con người. Ngôn ngữ nhân vật phụ nữ của Ma Văn Kháng mang một
nét riêng. Bằng ngôn ngữ đời thường, những phụ nữ, họ hiện lên với mạch sống tự
nhiên, những lo toan vất vả của cuộc sống thường nhật, với những ham muốn, khát
khao rất đời thường. Phụ nữ, họ là những nhân vật của dòng đời sinh hoá hồn nhiên,
trôi chảy, những hành động suy nghĩ của họ bao giờ cũng xuất phát từ những lo toan
vất vả của đời thường bởi vậy, ngôn ngữ của họ rất tự nhiên và giàu sức sống. Ngôn
ngữ của Loan trong Mưa m a hạ là một minh chứng, ở cô có ngôn ngữ xô bồ dung
tục của đời sống, có ngôn ngữ của con người ít học lại vừa có thứ ngôn ngữ nơi
đường phố: " Trọng vừa bước lên vỉa hè đã thấy Loan đứng ở trước mình, đang như
định đuổi theo xe và rít lên the thé: - Tiên sư bố chúng mày hai th ng khốn nạn!
144
Hai gã con trai ngồi trên chiếc xe máy quay đầu lại, gã ngồi sau giơ tay đặt lên môi
và ném cái hôn về phía sau, cười khặc khặc Trọng kêu, choáng váng:
- Loan! Đừng nói thế, Loan! - Tiên sư bố nhà nó chứ. Xuýt nữa đứt mất đôi
guốc của người ta" [195, tr.68]. Có lẽ như thế mà ngôn ngữ nhân vật phụ nữ của Ma
Văn Kháng hấp dẫn người đọc chăng? Ma Văn Kháng là nhà văn có sự hiểu biết sâu
sắc về lời ăn tiếng nói của nhiều hạng người, tác giả đã huy động cái vốn sống quý
giá đó vào việc khắc họa, tạo hình nhân vật. Những phát ngôn suy nghĩ của Trọng
mang tính triết luận, thể hiện ý đồ tư tưởng của tác giả: " Anh đang đặt chân tới cái
điểm tận c ng của mong muốn và bất ngờ. Xưa, anh nghĩ cá tính của anh đảm bảo
cho anh, nay anh hiểu cuộc sống cho anh sự tin cậy, vững vàng. Dẫu có thế nào và
chính vì tính đa tạp của nó mà cuộc đời sẽ là vĩnh viễn đẹp. Anh là một khía cạnh
của cái đẹp, anh nhận được sự thông đạt của cuộc sống, hơn nữa anh còn là phiên
bản của cuộc sống, chính cuộc sống dữ dội và những con người đã trải qua cuộc
sống ấy đã đem lại cho anh niềm vui sống khoẻ khoắn, mạnh mẽ" [195, tr.360-
361]. Những nhân vật trí thức trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng có những phát
ngôn, suy nghĩ mang tính triết luận cho nên tác phẩm rất kén người đọc vì muốn
hiểu được độc giả phải suy ngẫm đôi khi còn day dứt trăn trở. Sức hấp dẫn hình
tượng nhân vật của Ma Văn Kháng chính là tính luận đề có ý nghĩa thời sự của nó.
Dồn đẩy người trí thức tới bi kịch và hoàn cảnh cơ cực là những kẻ cơ hội, là bọn
lưu manh giả danh trí thức, dối nát, vô học, nhưng lại nắm quyền hành trong tay.
Viết về nhân vật trí thức, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nghiêng về yếu tố luận đề.
Ngôn ngữ nhân vật trí thức của Ma Văn Kháng thường mải mê triết lý, suy tưởng về
những vấn đề lớn lao mà quên mất những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống thường
nhật. Ngôn ngữ của trí thức trong Mưa m a hạ có quá nhiều tư tưởng nên đôi lúc
còn thiếu tự nhiên và gượng ép.
Trong Điều tra về một cái chết của Nguy n Khải ngôn ngữ đa thanh xuất hiện đã
mang đến cho độc giả những cung bậc ngôn ngữ đa dạng khác nhau. Ngôn ngữ đối
thoại di n ra mạnh mẽ, gay gắt bởi có những tranh luận căng thẳng. Không chỉ là lời
đối thoại tranh luận, biện hộ thông thường mà có sự đan cài giữa lời đối thoại với
145
độc thoại nội tâm. Lời độc thoại nội tâm có lúc hướng vào chính mình nhưng cũng
có khi hướng tới nhân vật thoại. Đó là đoạn đối thoại tranh luận quyết liệt về tư
tưởng giữa nhà thần học Tư Tốn và ông Hai Gáo. Trong cuộc đấu khẩu ấy, những ý
nghĩ của Tư Tốn bị bác bỏ liên tiếp khiến hắn hoang mang cực độ. Mọi niềm tin và
quyết tâm của Tư Tốn bị Hai Gáo dội vào những gáo nước lạnh làm hắn dập tắt hết
hy vọng và phải nhìn lại chính mình. Điều tra về một cái chết của Nguy n Khải còn
có ngôn ngữ trần thuật thể hiện qua lời trữ tình ngoại đề. Nguy n Khải đã sử dụng
khá linh hoạt dạng thức ngôn ngữ này. Tôn giáo là một vấn đề Nguy n Khải quan
tâm tác giả đã giành nhiều trang văn để giãy bày những suy ngẫm của mình. Nhưng
khi nói về những cải cách trong Điều tra về một cái chết tác giả lại hoài nghi về cái
"chân tâm" trước những mưu m o và tính toán của con người: "... Lại thêm những
nhà cải cách thường thiện lương quá, họ tin r ng ngọn lửa đang đốt cháy trong họ
cũng có thể thiêu huỷ trong chớp mắt đám rác rưởi đã phủ kín cái chân tâm của
người đời. Cái chân tâm của từng người vẫn có, nhưng dễ gì lôi được nó ra chỉ
b ng có một mớ lý luận" [190, tr.445]. Ngôn ngữ trong Điều tra về một cái chết đầy
triết lý và lời miêu tả góp phần tạo nên giọng điệu riêng của Nguy n Khải. Tác giả
miêu tả về thiên nhiên, về con người đặc biệt là miêu tả di n biến tâm lý của nhân
vật với những thay đổi rất tinh tế:".Tư Tốn không còn nghe được rõ ràng. Y như
sống trong một thế giới khác tràn ngập những màu sắc lộng lẫy (). Tiếng nói ngọt
ngào, mềm mại vẫn chảy đến không ngớt, thấm mát vào cái cơ thể đã nóng bỏng vì
nhiều ưu tư phiền muộn" [190, tr.445-446]. Ngôn ngữ thông tấn đan xen ngôn ngữ
nghệ thuật trong Điều tra về một cái chết của Nguy n Khải đã tôn thêm bức tranh đa
sắc màu của ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX.
Ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguy n
Khắc Trường thường đưa chất liệu đời thường vào tác phẩm. Đó là khẩu ngữ, những
câu nói mỉa mai, nói ngược, ngôn ngữ địa phương, có khi cả câu chửu thềlàm cho
các nhân vật trở nên tự nhiên và đời thường hơn. Sở dĩ tác giả sử dụng ngôn ngữ
này vì đối tượng phản ánh trong tác phẩm chủ yếu là nông dân nên những câu thông
tục được đưa vào dân dã hoá những hình ảnh của người nông dân, quanh năm đầu
tắt mặt tối, chắt chiu từng đồng xu trong cuộc sống mưu sinh. Đời sống vật chất
146
nghèo nàn, kéo theo trình độ văn hoá thấp kém, và vốn người nông dân chỉ quen với
đồng ruộng, không được thoát ra khỏi luỹ tre làng nên lời ăn tiếng nói của họ rất thô
sơ, sinh động, cụ thể đã tạo nên sự hấp dẫn của tác phẩm. Ông Hàm vốn là thợ mộc,
hàng ngày chỉ quen với công việc đục đẽo nên khi nói năng vẫn không sao thoát
khỏi sự cục cằn ngay cả khi nói với vợ: " Khóc với chả lóc gì, đi nấu cho tôi nồi chè.
Còn con Đào rửa tay chân đi rồi gọi chú Thủ sang đây có việc. Phải gang họng
chúng nó chứ dám láo à!" hoặc: " Bà định phản lại họ hàng phải không? Tôi chưa
hỏi hết tội đâu! Liệu mà ăn nói chứ không thì không có đường về" [226, tr.262]. Khi
có vấn đề khuất tất với người đàn bà giúp việc bị các con phát hiện, mặc dù trong tư
thế ủ rũ nhưng ngôn ngữ của ông vẫn thể hiện quyền thế, gia trưởng: '' Chúng mày
làm gì mà ầm lên thế. Tao xuống hỏi về chuyện đồng nhập hôm trước chứ có gì!
Xem có phải u mày về thật không! có phải u mày muốn thế không! thôi ngủ đi" [226,
tr.303]. Nguy n Khắc Trường đã dùng rất nhiều khẩu ngữ trong Mảnh đất lắm
người nhiều ma như: " Lấy mỡ rán mỡ", "yểm b a ", "Nát như tương", "Thâm căn
cố đế", "Mưu ma chước quỷ" [226]. Ngôn ngữ trong Mảnh đất lắm người nhiều ma
của Nguy n Khắc Trường là lời ăn tiếng nói rất đơn giản, chân thật, không cầu kỳ,
kiểu cách, phù hợp với tâm hồn và những nét tính cách của người nông dân. Khi nói
về những mối thù của con người trong Mảnh đất lắm người nhiều ma khẩu ngữ
cũng được dùng một cách tối đa: "Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết", "Đấy chú
xem, cái thân tôi trăm dâu đổ đầu t m. Từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa dám hại ai,
chưa ăn bớt của ai một xu một xèng, thế mà giờ ra đường bị người ta chửi là điêu
toa, về đến nhà thì hết chồng đến anh em giày vò xui khiến! Tôi có liên quan gì đến
cái việc th h n tranh chấp của họ này họ kia, mà làm tình làm tội tôi đến thế" [226,
tr.257]. Ngay cả khi bị dồn vào làm cái việc trái với lương tâm của bà Son, cả lúc
tức tưởi với công việc khẩu ngữ vẫn được sử dụng. Bên cạnh đó, chúng ta còn gặp
nhiều câu chửi tục, chửi thề. Điều này rất lạ trong ngôn ngữ văn chương xưa nay.
Chưa bao giờ ngôn ngữ này lại xuất hiện nhiều như vậy trong văn học chúng ta.
Nhưng có lẽ thứ ngôn ngữ ấy không làm cho tác phẩm trở nên thô lậu, thiếu tế nhị
mà ngược lại nó còn làm cho con người trong văn chương được sống thật hơn.
Trong Mảnh đất lắm người nhiều ma ngôn ngữ của nhân vật Thủ rất nhũn nhặn
nhưng đôi khi cũng phải cuống lên bởi những mưu ma, chước quỷ:'' Thủ nôn nao
147
hết cả gan ruột. Anh không còn nghĩ được việc gì khác ngoài việc duy nhất là phải
tìm mọi cách để giành phần thắng, chứ không được nhận phần thua! Thua là sẽ kéo
theo sự sụp đổ dây chuyền, chỉ còn tay trắng [226, tr.271]. Ngôn ngữ nghệ thuật của
tác phẩm không chỉ mang nghĩa đối thoại trực tiếp mà nó mang tính hàm ẩn và có vị
trí đặc biệt trong việc khắc họa nhân vật, xây dựng cốt chuyện hay bộc lộ chủ đề của
tác phẩm. Ngôn ngữ là những nhân tố đã chắp cánh giúp nhà văn nhân lên rất nhiều
lần hiệu lực của những sản phẩm mà họ sáng tạo, bởi vậy Đào Thản trong Tạp chí
Văn học, số 2/1994 đã nhận xét: "tính khái quát, trừu tượng và tính đa nghĩa, là
những nhân tố chắp cánh giúp nhà văn nhân lên rất nhiều lần hiệu lực của những
sản phẩm mà họ sáng tạo. Ngoài những tác phẩm kể trên một số tiểu thuyết mang
tinh thần phóng sự như: Giấy trắng của Triệu Xuân, Những ngày thường đã cháy
lên của Xuân Cang cũng có nhiều đóng góp về mặt ngôn ngữ càng bổ sung thêm
cho ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thêm phần sinh động.
Ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự 1975 - 2000, đã thật sự có nhiều đổi thay trong
khoảng hơn hai thập kỷ vừa qua. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học, nhà văn
là nghệ sĩ của ngôn từ. Cùng với sự vận động tích cực của tư duy văn học, ngôn ngữ
tiểu thuyết phóng sự ngày nay, linh hoạt, sinh động và giàu chất đời thường. Hy
vọng thời gian sẽ giúp ngôn ngữ tiểu thuyết phóng sự đạt đến độ kết lắng mới.
Tóm lại: Từ sau 1975, trong những điều kiện mới của đời sống xã hội, văn hoá tư
tưởng cùng với công cuộc đổi mới nền văn học, tiểu thuyết phóng sự phát triển trở
lại mạnh mẽ. Tiểu thuyết phóng sự giai đoạn này, đã làm phong phú diện mạo
thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX và có nhiều thành tựu. Các tác phẩm đã thể
hiện được tinh thần nhập cuộc của nhà văn tham gia trực tiếp vào các vấn đề thời sự
nóng bỏng gay gắt của đời sống xã hội. Nhiều tác phẩm đã có tên tuổi trong dòng
chảy liên tục của tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX như: Những khoảng
cách còn lại, Đứng trước biển, C lao Tràm của Nguy n Mạnh Tuấn, Mưa m a hạ
của Ma Văn Kháng, Những ngày thường đã cháy lên của Xuân Cang, Điều tra về
một cái chết của Nguy n Khải, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguy n Khắc Trường...
148
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu về tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX từ góc độ bối cảnh ra
đời, sự hình thành và phát triển thông qua các chặng đường vận động để chỉ ra thể
tài này đã đạt được nhiều thành tựu về nội dung và nghệ thuật. Tiểu thuyết phóng sự
là cuộc kết hôn tự nguyện giữa tiểu thuyết và phóng sự nên đã tổng hợp được sức
mạnh của phóng sự với tính thời sự nóng bỏng, nhận thức lại vấn đề, phản biện xã
hội và khả năng hư cấu, sáng tạo những hình tượng nghệ thuật của tiểu thuyết.
2. Tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX, nảy sinh và phát triển trên cơ sở các
điều kiện thuận lợi của tiền đề lịch sử, xã hội, văn hóa, văn học và hai thể tài phóng
sự, tiểu thuyết. Trên cơ sở điểm lại một số cách nhìn nhận về tiểu thuyết phóng sự
và lịch sử nghiên cứu đã có về tiểu thuyết phóng sự Việt Nam, chúng tôi đề xuất
cách hiểu và đưa ra một khái niệm về tiểu thuyết phóng sự như sau: Tiểu thuyết
phóng sự là một thể tài của tiểu thuyết, về đề tài có tính cập nhật những vấn đề xã
hội nóng bỏng, mang tinh thần phản biện, sử dụng các phương thức, khảo cứu điều
tra, ghi chép, để xây dựng một thế giới nghệ thuật vừa mang tính hư cấu vừa giàu
giá trị phản ánh hiện thực. Khái niệm này, chưa được đề cập trong các cuốn từ điển.
Từ tính khoa học của khái niệm tiểu thuyết phóng sự chúng tôi có cơ sở để triển
khai các luận điểm trong luận án.
3. Khi nghiên cứu về tiểu thuyết phóng sự từ đầu thế kỷ XX đến 1945 chúng tôi làm
rõ sự ra đời và phát triển của thể tài này trên cơ sở: các tiền đề lịch sử, xã hội, văn
hóa, văn học những năm đầu của thế kỉ XX, xã hội Việt Nam có sự biến động dữ
dội về mọi mặt tạo điều kiện cho tiểu thuyết phóng sự ra đời, phát triển và giành
được nhiều thành tựu. Về giá trị nội dung đó là: sự lên tiếng kịp thời về các vấn đề
nóng hổi của xã hội nông thôn Việt Nam dưới chế độ thực dân, phong kiến. Phản
biện đanh thép các vấn đề bức xúc của đô thị Việt Nam dưới chế độ thực dân, phong
kiến. Phê phán sắc sảo chế độ khoa cử lỗi thời. Có nhiều đặc sắc về giá trị nghệ
thuật: nghệ thuật kết cấu: sự dung hợp độc đáo giữa tiểu thuyết và phóng sự, xây
dựng được những nhân vật điển hình: chị Dậu, Nghị Hách, Xuân Tóc Đỏ gắn với
những vấn đề xã hội bức xúc. Tiểu thuyết phóng sự giai đoạn này đã ghi được dấu
149
ấn sâu sắc bằng những thành tựu nổi bật như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê của Vũ Trọng
Phụng, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng, Tắt đèn, Lều chõng của Ngô Tất Tố, Bút nghiên
của Chu Thiên, Ngoại ô, Ngõ hẻm của Nguy n Đình Lạp.
4. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công mở ra một kỷ nguyên độc lập cho
đất nước Việt Nam. Văn học giai đoạn này, đã tập trung vào việc khẳng định, ngợi
ca cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng xã hội mới của dân tộc dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Tuy nhiên, một số tiểu thuyết có yếu tố phóng sự vẫn xuất hiện góp
phần vào việc phát hiện vấn đề, nêu vấn đề của đời sống xã hội, kịp thời trong cuộc
chiến đấu và xây dựng xã hội mới như: Xung đột, Chủ tịch huyện, Đường trong
mây, Chiến sĩ, Ra đảo của Nguy n Khải, Đi bước nữa của Nguy n Thế Phương,
Vào đời của Hà Minh Tuân, Cái sân gạch của Đào Vũ. Những tiểu thuyết phóng sự
này đã nhạy bén trong vấn đề nông thôn, cập nhật tinh thần chiến đấu của quân và
dân ta, phát hiện mặt trái ở thành thị.
5. Từ sau 1975 cùng với xu hướng đổi mới của đất nước và nền văn hoá, tiểu thuyết
phóng sự phát triển trở lại mạnh mẽ. Những tác phẩm: Những khoảng cách còn lại,
Đứng trước biển, C lao Tràm của Nguy n Mạnh Tuấn, Mưa m a hạ của Ma Văn
Kháng, Điều tra về một cái chết của Nguy n Khải, Những ngày thường đã cháy lên
của Xuân Cang, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguy n Khắc TrườngĐã cuốn
hút độc giả vì tính thời sự nóng hổi, cảm hứng phản biện xã hội gay gắt. Những tác
phẩm kể trên, đã tập trung nhận thức lại hiện thực nông thôn thể hiện tinh thần nhập
cuộc tham gia trực tiếp vào các vấn đề thời sự nóng bỏng gay gắt của đời sống xã
hội, chống tiêu cực và đề xuất các giải pháp xã hội. Các tác phẩm đã có sự chuyển
đổi về chất liệu hiện thực, về hướng tiếp cận đời sống trong ý thức nghệ thuật của
nhà văn trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh sự thật. Đồng thời mở
ra một thời kỳ mới cho nền văn học dân tộc. Những tiểu thuyết phóng sự ấy, đã để
lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả, gây được hiệu ứng xã hội rộng rãi ở thời
điểm tác phẩm ra đời.
6. Thế kỷ XX đã đi qua, thời gian đã đủ điều kiện để đánh giá về sự vận động và
phát triển của tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX. Từ tác phẩm đầu tiên xuất
150
hiện trên văn đàn, đánh dấu thời điểm ra đời của tiểu thuyết phóng sự Việt Nam
Giông tố (1936) của Vũ Trọng Phụng đến tác phẩm cuối cùng Mảnh đất lắm người
nhiều ma (1990) của Nguy n Khắc Trường, đã khẳng định sự vận động liên tục của
tiểu thuyết phóng sự như một thể tài độc lập trong văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX với
những tên tuổi còn sống mãi trong tâm trí bạn đọc. Đầu thế kỷ XXI, tiếp tục xuất
hiện một số tiểu thuyết có chất phóng sự như: Cõi người rung chuông tận thế (2002)
của Hồ Anh Thái, Thiên thần xám hối (2004) của Tạ Duy Anh, Đàn trời (2006) của
Cao Duy Sơn, Ma Làng (2007) của Trịnh Thanh Phong, Lửa đắng (2008) của
Nguy n Bắc Sơn, Hồ sơ một tử t (2002), Nháp (2008), Phiên bản (2009), của
Nguy n Đình Tú, Đánh đu c ng số phận (2012) của Phạm Quang Đẩu. Điều đó cho
thấy sức sống mạnh mẽ và sự đáp ứng nhu cầu bạn đọc của thể tài tiểu thuyết phóng
sự trong nền văn học Việt Nam hiện nay.
Tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX đã có diện mạo đầy đủ và đặc sắc của
một thể tài trưởng thành. Trải qua một lộ trình hình thành, vận động và phát triển đã
mang lại những kết tinh nghệ thuật góp vào gia tài tiểu thuyết Việt Nam một thành
tựu đáng kể. Chúng tôi hy vọng rằng, trong thời gian tới với vị trí quan trọng của thể
tài sẽ có nhiều nhà văn quan tâm đến tiểu thuyết phóng sự và cho ra đời những tác
phẩm có giá trị đóng góp vào dòng chảy của văn xuôi Việt Nam thế kỷ XXI, sẵn
sàng hội nhập cùng văn học khu vực và thế giới.
151
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
1. Nguy n Thị Thanh Xuân (2014), Cuộc tiếp xúc Đông Tây và sự xuất hiện tiểu
thuyết phóng sự Việt Nam, Văn hoá nghệ thuật, Số 356, tháng 2, tr.74-75-76.
2. Nguy n Thị Thanh Xuân (2014), Đôi nét về bức tranh nông thôn Việt Nam trong
tiểu thuyết phóng sự Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng
6, tr.163-164.
3. Nguy n Thị Thanh Xuân (2014), Đôi nét về bức tranh đô thị Việt Nam trong tiểu
thuyết phóng sự Giông tố của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng
7, tr.138-139.
4. Nguy n Thị Thanh Xuân (2014), Bức tranh đô thị Việt Nam trong tiểu thuyết
phóng sự Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Tập san Thông tin khoa học Trường Cao đẳng
sư phạm Thái Bình, Số tháng 6, tr.82-83-84.
5. Nguy n Thị Thanh Xuân (2014), Sự xuất hiện tiểu thuyết phóng sự phóng sự
trong văn xuôi Việt Nam thế kỷ xx - những tiền đề cơ bản, Tạp chí khoa học
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Số tháng 10.
6. Nguy n Thị Thanh Xuân (2014), Đề xuất giải pháp xã hội trong tiểu thuyết phóng
sự Điều tra về một cái chết của Nguy n Khải, Tập san Thông tin khoa học Trường
Cao đẳng sư phạm Thái Bình, Số tháng 11, tr.80-81.
152
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại - nhận thức và thẩm định,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
2. Bakhtin.M.(1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và
giới thiệu), Trường viết văn Nguy n Du, Hà Nội.
3. Bakhtin.M.(1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki (Trần Đình Sử, Lại
Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Vũ Bằng (1993), Về một truyện dài nổi tiếng nhất của Ngô Tất Tố: truyện
"Tắt đèn", in trong Ngô Tất Tố với chúng ta, (Mai Hương biên soạn), Nxb
Hội nhà văn, Hà Nội.
5. G.Buđaren (1993), Một nhà dân tộc học được đào tạo b ng thực tiễn quần
chúng, in trong Ngô Tất Tố với chúng ta, (Mai Hương biên soạn), Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
6. Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (1989), "Văn học trong sự nghiệp đổi
mới", (Báo cáo tại Đại hội IV của Hội), Báo Nhân dân.
7. Lê Huy Bắc (1996), "Đồng hiện trong văn xuôi", Tạp chí Văn học, (6) tr.45-
50.
8. Lê Huy Bắc (1998), "Giọng và giọng điệu trong văn xuôi hiện đại", Tạp chí
Văn học, (9) tr.63-73.
9. Lê Huy Bắc (2012) Văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Nguy n Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam
sau 1975 (khảo sát trên nét lớn), Luận án Phó tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
11. Nguy n Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995, những đổi mới cơ
bản, Nxb Giáo dục, Đà Nẵng.
12. Nguy n Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
153
13. Nguy n Thị Bình (2008), Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời
điểm đổi mới đến nay, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Đại học Sư
phạm, Hà Nội.
14. Nguy n Thị Bình (2004), "Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong
văn xuôi nước ta sau 1975", Tạp chí Văn học (4).
15. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1987),
Nghị Quyết 05 về Văn hoá Văn nghệ.
16. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (1993),
Văn kiện của Đảng cộng sản Việt Nam về văn hoá văn nghệ (từ Đại hội VI
đến Đại hội VII), Nxb Sự thật, Hà Nội.
17. Nguy n Minh Châu (1982), "Vô cùng thương tiếc nhà văn Nguyên Hồng",
Văn nghệ Quân đội.
18. Hoài Thanh - Hoài Chân (2005), Thi nhân Việt Nam, Tái bản, Nxb Văn học.
19. Nguy n Huệ Chi (1962), "Thử đánh giá Xung đột (Phần II)", Tạp chí Văn
nghệ, (57).
20. Hiện Chy (1969), "Đọc lại Giông tố của Vũ Trọng Phụng", Tạp chí Văn học
(Sài Gòn), (94).
21. Trường Chinh (1984), "Đề cương cách mạng văn hoá Việt Nam", Tạp chí
Văn học, (1), tr.1.
22. Trương Chính (1957), Vũ Trọng Phụng - Ngòi bút sắc sảo theo lối hiện thực
phê bình, in trong Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác phẩm, Tái bản lần thứ
nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.139-146.
23. Trương Chính (1994), Lời giới thiệu " Tuyển tập Ngô Tất Tố", Nxb Văn học,
Hà Nội.
24. Trương Chính (1939), Giông tố, in trong sách Dưới mắt tôi, Nxb Thuỵ Kí,
Hà Nội.
25. Trần Cương (1995), "Văn xuôi viết về nông thôn nửa sau những năm 1980",
Tạp chí Văn học, (4).
154
26. Nguy n Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - lý luận và ứng dụng, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, tr. 88.
27. Dương Trọng Dật (1985), "Cù lao Tràm - Niềm tin mãnh liệt vào nông thôn
mới xã hội chủ nghĩa", Sài Gòn giải phóng.
28. Hồng Diệu (1991), "Mảnh đất lắm người nhiều ma", Văn nghệ Quân đội,
( 8).
29. Trương Đăng Dung - Nguy n Cương (1990), Các vấn đề của khoa học văn
học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
30. Đinh Trí Dũng (2005), Nhân vật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
31. Đinh Trí Dũng (1996), "Sự thể hiện con người "tha hoá" trong các tiểu thuyết
hiện thực" của Vũ Trọng Phụng, Tạp chí Văn học, (5), tr. 29.
32. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
33. Nguy n Đức Đàn (1961), "Ngô Tất Tố, một cây bút chiến đấu xuất sắc trong
văn học Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Văn học, (3).
34. Nguy n Đức Đàn - Phan Cự Đệ (1999), Bước đường phát triển tư tưởng và
nghệ thuật của Ngô Tất Tố, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
35. Nguy n Đức Đàn (1968), Mấy vấn đề văn học hiện thực phê phán Việt Nam,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
36. Đảng Cộng sản Việt Nam (1989), "Chỉ thị Đổi mới và nâng cao chất lượng
phê bình văn học nghệ thuật", Tạp chí Văn học, (4), tr.3.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1976), Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ
IV, Tháng 12, Nxb Sự thật, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
39. Đề cương văn hoá Việt Nam năm 1943 (1963), Tạp chí Văn học, (9), tr.1.
40. Phan Cự Đệ (1983), Lời giới thiệu "Tuyển tập Nguyên Hồng", tập1, Nxb Văn
học, Hà Nội.
155
41. Phan Cự Đệ (1997), Văn học đổi mới và giao lưu văn học, Nxb Chính trị
Quốc gia, H.
42. Phan Cự Đệ (2000), Ngô Tất Tố sống mãi trong lòng cách mạng, Tuyển tập
3, Nxb Văn học, H.
43. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Tái bản, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
44. Nguy n Đức Đàn - Phan Cư Đệ (1999), Bước đường phát triển và nghệ thuật
của Ngô Tất Tố, Nxb Hội Nhà văn, H.
45. Hà Minh Đức (chủ biên) (2002), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Hà Minh Đức (2001), "Nguyên Hồng, nhà văn của những khát vọng sống",
Tạp chí Văn học, ( 9).
47. Hà Minh Đức (2004), Sưu tầm và giới thiệu Nhà văn nói về tác phẩm, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
48. Phan Hồng Giang (1972), "Một vài nhận xét về phong cách Nguy n Khải
qua tập Chủ tịch huyện", Tạp chí Tác phẩm mới (22).
49. Nguy n Văn Hạnh (1992), Về nghệ thuật tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng,
Hội nghị khoa học nhân kỷ niệm ngày sinh Vũ Trọng Phụng, Hội nghiên cứu
và giảng dạy văn học Tp. Hồ Chí Minh.
50. Hoàng Ngọc Hiến (1990), "Trào phúng của Vũ Trọng Phụng trong "Số đỏ",
Tạp chí Văn học, (2).
51. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn
Nguy n Du, Hà Nội.
52. Bùi Hiển (2001), Nhớ một đồng nghiệp in trong Nguyên Hồng - về tác gia và
tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
53. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
54. Tô Hoài (1988), Nguyên Hồng, in trong Những gương mặt, Nxb Tác phẩm
mới.
156
55. Phạm Mạnh Hùng (2001), Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất
Tố, Vũ Trọng Phụng và Nam Cao, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
56. Trần Bảo Hưng (1993), "Cách nhìn và tầm nhìn của nhà văn", Văn nghệ
Quân đội (11).
57. Phú Hương (1937), "Tắt đèn của Ngô Tất Tố", Báo Đông Phương, (10).
58. Tố Hữu (1983), Xây dựng một nền văn nghệ xứng đáng với nhân dân ta, với
thời đại, Nxb Văn học, Hà Nội.
59. Trần Đình Hượu - Lê Chí Dũng (1988), Văn học Việt Nam giai đoạn giao
thời, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
60. Lan Khai (1941), Vũ Trọng Phụng, mớ tài liệu cho văn sử Việt Nam, Nxb
Minh Phương, Hà Nội.
61. Lê Phú Khải (1985), "Đọc Cù lao Tràm", Sài Gòn giải phóng.
62. Nguy n Khải (1983), Văn xuôi một chặng đường, Báo cáo đọc tại Đại hội
Hội Nhà văn lần thứ ba.
63. Nguy n Khải (1964), "Mấy vấn đề thâm nhập thực tế của người viết văn,
Tham luận trong Hội nghị Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật
Việt Nam", Báo Văn nghệ (62).
64. Nguy n Hoành Khung (1988), Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), in trong Lịch
sử Văn học Việt Nam (1930 - 1945), tập I, Nxb Đại học và giáo dục chuyên
nghiệp, Hà Nội.
65. Korat.N (1997), Phương Đông và phương Tây, (Trịnh Bá Đĩnh dịch), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
66. M.Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, (Nguyên Ngọc dịch), Nxb Đà
Nẵng.
67. Khrapchencô M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của
văn học, (Lê Sơn - Nguy n Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
68. Lê Đình Kỵ (2000), Phê bình, nghiên cứu văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
69. Tôn Phương Lan (1983),"Đứng trước biển", Tạp chí Văn nghệ Quân đội
(11).
157
70. Mã Giang Lân (2000), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 - 1945,
Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
71. Mã Giang Lân (2005), Những cuộc tranh luận văn học nửa đầu thế kỷ XX,
Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.
72. Kim Lân (1982), "Nguyên Hồng, một nhà văn", Tạp chí Văn học.
73. Phan Trọng Luận (2002), Xã hội văn học nhà trường, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội.
74. Phan Trọng Luận (2002), Văn học Giáo dục thế kỷ XXI, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
75. Phong Lê (1994), "Ngô Tất Tố, một chân dung lớn - một sự nghiệp lớn", Tạp
chí Văn học (1).
76. Phong Lê (1990), Văn học và hiện thực, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
77. Nguy n Văn Long (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
78. Nguy n Đăng Mạnh - Nguy n Văn Long (2007), Lịch sử văn học Việt Nam
Tập III, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
79. Nguy n Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ
góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục Việt Nam.
80. Nguy n Văn Long (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên
cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
81. Nguy n Văn Long (chủ biên) (2012), Phê bình văn học Việt Nam 1975-2005,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
82. Lưu Trọng Lư, (1939), "Điếu văn đọc bên mộ Vũ Trọng Phụng", Tao đàn, Số
đặc biệt.
83. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Lê Ngọc Trà (1986), Lí luận văn học, tập 1,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
84. Đinh Lựu (2002), Nghệ thuật tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Luận án Tiến sĩ
Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hồ Chí Minh.
158
85. Phương Lựu (2012), Lý thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
86. Hoàng Như Mai (1985), "Về Cù lao Tràm", Sài Gòn giải phóng.
87. Nguy n Đăng Mạnh (1987), Lời giới thiệu Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Nxb
Văn học, Hà Nội.
88. Nguy n Đăng Mạnh (1990), "Đọc lại Giông tố của Vũ Trọng Phụng", Tạp
chí Văn học (2), tr.31.
89. Nguy n Đăng Mạnh (2000), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà
văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
90. Nguy n Đăng Mạnh (1981), hải luận, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 30A,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
91. Nguy n Đăng Mạnh (1965), "Chủ nghĩa tự nhiên trong sáng tác của Vũ
Trọng Phụng", Tạp chí Văn học, (3).
92. Nguy n Đăng Mạnh (1971), "Mâu thuẫn cơ bản trong thế giới quan và trong
sáng tác của Vũ Trọng Phụng", Tạp chí Văn học , (3).
93. Nguy n Đăng Mạnh (1978), Ngô Tất Tố, in trong Lịch sử văn học Việt Nam,
tập 5, phần I, Nxb Giáo dục.
94. Nguy n Đăng Mạnh (1997), Nguyên Hồng con người và sự nghiệp, Nxb Hải
Phòng.
95. Nguy n Đăng Mạnh (1972), "Nguy n Khải với Đường trong mây và Ra
đảo", Tạp chí Tác phẩm mới (17).
96. Trần Văn Minh (1963), "Nhân đọc Ngô Tất Tố góp ý kiến phân tích quyển
Lều chõng", Tạp chí Văn học (4).
97. Bài nói chuyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần
thứ III (1963), Tạp chí Văn học (1), tr.8.
98. Vũ Tú Nam (1959), "Đọc Xung đột của Nguyễn hải", Báo Văn học (46).
99. Nguyên Ngọc (1991), "Văn xuôi sau 1975 - Thử thăm dò đôi nét về quy luật
phát triển", Tạp chí Văn học (4), tr.9.
100. Nguyên Ngọc (1982), Điếu văn đọc tại lễ an táng Nguyên Hồng.
159
101. Vương Trí Nhàn (1992), Một cuộc đời sáng tạo trong đau khổ, in trong
Nguyên Hồng, cát bụi và ánh sáng, Nxb Hội Nhà văn.
102. Nhiều tác giả (1992), Vũ Trọng Phụng, hôm qua và hôm nay (Trần Hữu Tá
biên soạn), Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
103. Nhiều Tác giả (1991), "Thảo luận về Mảnh đất lắm người nhiều ma", Báo
Văn nghệ (11).
104. Nhiều Tác giả (1990), "Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay", Báo Văn
nghệ (lược thuật) (14).
105. Nhiều Tác giả (1999), Năm mươi năm Văn học Việt Nam sau cách mạng
tháng Tám, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
106. Nhiều Tác giả (1995), "Hội thảo"Việt Nam nửa thế kỷ văn học", Báo Văn
nghệ (39, 40).
107. Nhiều tác giả (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lê Nin, Bộ giáo dục và Đào
tạo, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
108. Phạm Thế Ngũ (1961), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên Quyển III,
Quốc học tùng thư, Sài Gòn.
109. Vũ Ngọc Phan (2001), in trong Nguyên Hồng về tác gia và tác phẩm, Nxb
Giáo dục Hà Nội.
110. Vũ Ngọc Phan (1943), Nhà văn hiện đại (quyển thượng), Tái bản năm 1989,
Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội .
111. Thế Phong (1974), Điển hình hoài vọng dĩ vãng: Ngô Tất Tố, in trong Ngô
Tất Tố về tác gia và tác phẩm, Mai Hương - Tôn Phương Lan tuyển chọn và
giới thiệu, Tái bản lần thứ nhất năm 2001, có sửa chữa, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
112. Lê Bá Hán Trần Đình Sử - Nguy n Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
113. Vũ Đức Phúc (1971), Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong lịch sử
văn học Việt Nam hiện đại (1930-1954), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
160
114. Hồ Phương (1961), "Đọc Xung đột (Phần II) của Nguy n Khải", Tạp chí Văn
nghệ Quân đội.
115. Vũ Trọng Phụng (2001), Tắt đèn của Ngô Tất Tố in trong Ngô Tất Tố về tác
gia và tác phẩm, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.198-202.
116. Nguy n Văn Phượng (2002), Ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong
phóng sự và tiểu thuyết, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hà Nội.
117. Lê Nhật Quang (1983), "Chúng tôi đọc Đứng trước biển", Văn nghệ ( 27).
118. Kiều Thanh Quế (2001), Phê bình Lều chõng, in trong Ngô Tất Tố về tác gia
và tác phẩm, Tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.321-327.
119. Tzvetantodorov (2004), Thi pháp văn xuôi, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
120. Từ Sơn (1983), "Những vấn đề nóng bỏng và những con người trong Đứng
trước biển", Báo Văn nghệ (27).
121. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
122. Trần Đình Sử - Phương Lựu - Nguy n Xuân Nam (1987), Lí luận văn học,
tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
123. Trần Đình Sử (chủ biên) (2004), Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử,
Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
124. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo,
Nxb Văn học, Hà Nội.
125. Trần Đăng Suyền (chủ biên) (2008), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại
tập 1 (từ đầu thế kỷ đến 1945), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
126. Trần Đăng Suyền (2010), Chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam nửa
đầu thế kỷ XX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
127. Trần Đăng Suyền (1983), " Một cách nhìn cuộc sống hôm nay”, Văn nghệ
(1).
128. Trần Đăng Suyền (chủ biên) (2004), Giáo trình Văn học Việt Nam thế kỷ XX,
tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
161
129. Trần Hữu Tá (sưu tầm, biên soạn), (1992), Nhà văn Vũ Trọng Phụng với
chúng ta, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
130. Trần Hữu Tá (1992), Bút lực Vũ Trọng Phụng, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
131. Nguy n Quang Sáng (1998), "Bút lực của nhà văn Vũ Trọng Phụng", iến
thức ngày nay, (6).
132. Nguy n Ngọc Thiện - Hà Công Tài (2001), Vũ Trọng Phụng về tác gia và tác
phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
133. Đỗ Ngọc Thạch (1984), "Đứng trước biển - đứng trước những vấn đề đặt ra
của cuộc sống", Tạp chí Văn học (3).
134. Hoài Thanh (1962), "Đi bước nữa, một câu chuyện sinh động và cảm động,
một đòn cần thiết đánh vào những tàn dư của tư tưởng cũ trong nông thôn
chúng ta". Nghiên cứu Văn học (10), tr.1.
135. Nguy n Hoài Thanh (1999), "Tìm hiểu chất phóng sự trong tiểu thuyết của
Vũ Trọng Phụng", Tập san khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học
KHXH&NV T p. Hồ Chí Minh.
136. Song Thành (1970), "Đọc Đường trong mây", Báo Văn nghệ, (351).
137. Nguy n Thành (2002), Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng, Luận án Tiến sĩ Ngữ
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
138. Nguy n Văn Thành (1983), "Chúng tôi đọc Đứng trước biển", Văn nghệ
(27).
139. Nguy n Thành (1997), "Ảnh hưởng của phân tâm học Freud trong sáng tác
của Vũ Trọng Phụng", Tạp chí Văn học, ( 4).
140. Trần Đăng Thao (1996), Đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối với lịch sử văn
học Việt Nam hiện đại trong lĩnh vực phóng sự và tiểu thuyết, Luận án PTS
Khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hà Nội.
141. Trần Đăng Thao (2008), Đặc sắc văn chương Vũ trọng Phụng, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
142. Ngô Thảo (1974), "Người chiến sĩ trong Chiến sĩ", Tạp chí Tác phẩm mới
( 33).
162
143. Xuân Thiều (1983), "Đứng trước biển với đôi mắt tỉnh táo", Văn nghệ Quân
đội (11).
144. Bích Thu (1995), "Những dấu hiệu đổi mới của văn xuôi từ sau 1975 qua hệ
thống mô típ chủ đề", Tạp chí Văn học (4).
145. Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm Văn xuôi Việt Nam tập 2, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
146. Ngô Tất Tố (1998), Lều chõng trong Tuyển tập Ngô Tất Tố, Tái bản, Nxb
Văn học .
147. Ngô Tất Tố (1939), "Gia thế ông Vũ Trọng Phụng", Tao đàn, Số đặc biệt.
148. Lê Dục Tú (2010), Từ điển văn xuôi Việt Nam tập 3, Nxb Giáo dục Việt
Nam, tr.827.
149. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và Văn học, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
150. Hà Xuân Trường (1985), "Phê bình Văn học phải tham gia vào quá trình sáng
tạo văn học", Báo Nhân dân ( 11375).
151. Nguy n Tuân (1956), "Đọc lại truyện Giông tố", Báo Nhân dân, (966).
152. Nguy n Tuân (1939), "Một đêm họp đưa ma Phụng", Tao đàn, Số đặc biệt.
153. Nguy n Tuân (1982), "Anh bạn Nguyên Hồng của tôi", Tạp chí Văn học, (3).
154. Nguy n Mạnh Tuấn (1983), "Nghĩ về mình và bạn bè", Văn nghệ (27).
155. Nguy n Mạnh Tuấn (1985), Nói chuyện tại câu lạc bộ văn hoá Quận Đống
Đa Hà Nội.
156. Lâm Tùng (1985), "Cù lao Tràm - Một hiện tượng mới trong văn học", Báo
Nhân dân (11305).
157. Trương Tửu (1939), "Địa vị Vũ Trọng Phụng trong văn học Việt Nam cận
đại", Tao đàn, Số đặc biệt.
158. Trần Minh Tước (2001), Một nhà văn của dân quê - Ngô Tất Tố trong Tắt
đèn, in trong Ngô Tất Tố về tác gia và tác phẩm, Tái bản lần thứ nhất, Nxb
Giáo dục, Hà Nội, tr.195-197.
159. Nguy n Thái Vận (1982), "Đọc Mưa m a hạ của Ma Văn Kháng", Báo Lao
động (37).
163
160. Hoài Việt (1963), Ngô Tất Tố nhà văn hóa lỗi lạc, trích Ngô Tất Tố nhà văn
hoá lớn, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
161. Zinoman, Peter (2003), "Số đỏ" của Vũ Trọng Phụng và chủ nghĩa hiện đại
Việt Nam, in trong Bản sắc hiện đại trong các tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng, Nxb Văn học, Hà Nội.
TÁC PHẨM KHẢO SÁT VÀ THAM KHẢO
162. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Đà Nẵng.
163. Vũ Bão (1989), Sắp cưới (in lần thứ hai), Hội Văn học nghệ thuật,Thái Bình.
164. Ngô Ngọc Bội (1990), Ác mộng, Nxb Lao động, Hà Nội.
165. Xuân Cang (1987), Những ngày thường đã cháy lên, Nxb Tác phẩm mới, Hội
Nhà văn, Việt Nam.
166. Nguy n Minh Châu (1967 ), Cửa sông, Nxb Văn học, Hà Nội.
167. Nguy n Minh Châu (1977), Miền cháy, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
168. Nguy n Minh Châu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội.
169. Phạm Quang Đẩu (2012), Đánh đu c ng số phận, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
170. Xuân Đức (1980, 1985) Cửa gió tập1, 2, Nguồn Xuan duc.vn
171. Xuân Đức (1983) Người không mang họ, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
172. Julouis Fucik (1972), Viết dưới giá treo cổ, Nxb Văn học, Hà Nội.
173. Trần Thanh Hà (1988), i cam sao mà đắng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
174. Phạm Đình Hổ (1989), Vũ trung tuỳ bút, Tái bản, Nxb Trẻ Tp. Hồ Chí Minh.
175. Nguy n Công Hoan (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Tái bản, Nxb Văn học,
Hà Nội.
176. Nguyên Hồng (1970), Vũ Trọng Phụng và những tác phẩm của anh (Giới
thiệu Giông tố), Nxb Văn nghệ, Hà Nội.
177. Nguyên Hồng (1938), Bỉ vỏ, Nxb Đời nay.
178. Nguy n Trí Huân (2002), Năm 1975 họ đã sống như thế, Tái bản, Nxb Hội
Nhà văn, Hà Nội.
179. Mai Hương (chủ biên) (2010), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam tập 3,
Nxb Giáo dục, Việt Nam.
164
180. Dương Hướng (1997), Tác phẩm tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội.
181. Lan Khai (1938), Lầm than, Nxb Tân dân, Hà Nội.
182. Nguy n Khải (1970), Đường trong mây, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
183. Nguy n Khải (1970), Ra đảo, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
184. Nguy n Khải (1973), Chiến sĩ, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội
185. Nguy n Khải (1979), Cha và con và, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
186. Nguy n Khải (1972), Chủ tịch huyện, Nxb Văn học, Hà Nội.
187. Nguy n Khải (1985), Thời gian của người, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nộị.
188. Nguy n Khải (1959), Xung đột tập 1, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.
189. Nguy n Khải (1961), Xung đột tập 2, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.
190. Nguy n Khải (1987), Điều tra về một cái chết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
191. Nguy n Khải (1984), Gặp gỡ cuối năm, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.
192. Nguy n Khải (2003), Tuyển tập Nguyễn hải, Nxb Văn học, Hà Nội.
193. Nguy n Khải (1999), Tuyển tập tiểu thuyết Nguyễn hải, Nxb Hội Nhà văn,
Hà Nội.
194. Ma Văn Kháng (2002), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
195. Ma Văn Kháng (2010), Mưa m a hạ, Tái bản, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
196. Ma Văn Kháng (1985), M a lá rụng trong vườn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.
197. Vũ Quỳnh và Kiều Phú (2005), Lĩnh nam chích quái, Tái bản, Nxb Văn học,
Hà Nội.
198. Trương Vĩnh Ký (2005), Chuyến đi Bắc kỳ năm Ất hợi, Tái bản, Nxb Văn
học, Hà Nội.
199. Tam Lang (2000), Tôi kéo xe, Tái bản, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.
200. Nguy n Đình Lạp (1990), Ngõ hẻm, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.
201. Nguy n Đình Lạp (1987), Ngoại ô, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.
202. Phùng Gia Lộc (1988), Cái đêm hôm ấy đêm gì (ký), Báo Văn nghệ.
203. Lê Lựu (2003), Thời xa vắng, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.
165
204. Marcel Proust (2006), Đi tìm thời gian đã mất (Bên phía nhà Sawnn), (dịch
giả: Đặng Thị Hạnh, Lê Hồng Sâm, Dương Tường, Đặng Anh Đào), Nxb
Văn học, Hà Nội.
205. Nguy n Trọng Oánh (1979), Đất trắng, Nxb Quân đội, Hà Nội.
206. Trịnh Thanh Phong (2008), Ma Làng, Nxb Văn học, Hà Nội.
207. Vũ Quỳnh và Kiều Phú (2005), Lĩnh Nam chích quái, Tái bản, Nxb Văn học,
Hà Nội.
208. Vũ Trọng Phụng (2005), Giông tố, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.
209. Vũ Trọng Phụng (2006), Vỡ đê, Tái bản, Nxb Văn học, Hà Nội.
210. Vũ Trọng Phụng (2006), Số đỏ, Tái bản, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
211. Vũ Trọng (2004), Toàn tập Vũ Trọng Phụng, (Nguy n Đăng Mạnh sưu tầm,
giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội.
212. Vũ Trọng Phụng (2000), Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, (Tôn Thảo
Miên tuyển chọn, giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội.
213. Nguy n Thế Phương (1960), Đi bước nữa, Nxb Văn học, Hà Nội.
214. John Reed (1997), Mười ngày rung chuyển thế giới, Nxb Văn học, Hà Nội.
215. Cao Duy Sơn (2006), Đàn trời, Nxb Văn học, Hà Nội.
216. Nguy n Bắc Sơn (2009), Lửa đắng, tran nhuong.com.
217. Hồ Anh Thái (2002), Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng.
218. Nguy n Đình Thi (1966), Vào lửa, Nxb Văn học, Hà Nội.
219. Nguy n Đình Thi (1967), Mặt trận trên cao, Nxb Văn học, Hà Nội.
220. Chu Thiên (1942), Bút nghiên, Nxb Nguy n Du, Hà Nội.
221. Trần Tiêu (1940), Con trâu, Nxb Đời nay.
222. Trần Tiêu (1941), Chồng con, Tái bản năm 2005, Nxb Văn học, Hà Nội.
223. Ngô Tất Tố (2010), Tắt đèn, Nxb Văn học, Hà Nội.
224. Ngô Tất Tố (1941), Lều chõng, Nxb Mai Lĩnh, Hà Nội.
225. Ngô Tất Tố (2000), Ngô Tất Tố toàn tập, Nxb Văn học, Hà Nội.
226. Nguy n Khắc Trường (1991), Mảnh đất lắm người nhiều ma, Nxb Hội Nhà
văn, Hà Nội.
166
227. Nguy n Hiểu Trường (1984), Chân dung một quản đốc, Bản in lần 2, Nxb
Tác phẩm mới, Hà Nội.
228. Nguy n Đình Tú (2002), Hồ sơ một tử t , Nxb Văn học, Hà Nội.
229. Nguy n Đình Tú (2009), Phiên bản, Nxb Văn học, Hà Nội.
230. Hà Minh Tuân (1963), Vào đời, Tái bản năm 2004, Nxb Văn học, Hà Nội.
231. Nguy n Mạnh Tuấn (1984), Cù lao Tràm, Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
232. Nguy n Mạnh Tuấn (1980), Những khoảng cách còn lại, Nxb Văn nghệ Tp.
Hồ Chí Minh.
233. Nguy n Mạnh Tuấn (1982), Đứng trước biển, Nxb Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.
234. Hoàng Minh Tường (1996), Thuỷ hoả đạo tặc, Nxb Văn học, Hà Nội.
235. Chu Văn (1978), Bão biển, Nxb Văn học, Hà Nội.
236. Chu Văn (1975), Đất mặn 2 tập, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
237. Chu Văn (1986), Giáp mặt, (truyện vừa), Nxb Văn học, Hà Nội.
238. Andres Vollis (1995), Đông Dương cấp cứu 2 tập, Học viện chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh.
239. Đào Vũ (1972), Cái sân gạch và Vụ lúa chiêm, Nxb Văn Học, Hà Nội.
240. Triệu Xuân (1985), Giấy trắng, Nxb Văn học, Hà Nội.
241. Trần Tế Xương (1984), Thơ Trần Tế Xương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_thuyet_phong_su_viet_nam_the_ky_xx_5526.pdf