Luận án Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học

Ban khơi được cái rạo rực vợ chồng. Đôi khi tác giả sử dụng thứ ngôn ngữ trần trụi đến thô lỗ “Cái đồ thị dân, chắc là bây giờ muốn ngủ với cô thì phải tặng hoa tặng quà rồi phải tung hô cô phải không ngừng rên rỉ anh yêu em, em yêu ơi em đồng ý nhé” [6, tr. 216]. Và cả đắm say “Từ cảm nhận được trạng thái ngất, cũng là lúc nham thạch được phun trào. Cả hai nằm dang tay để tận hưởng trọn vẹn cảm xúc” [6, tr. 217]. Ngôn ngữ Y Ban mạnh mẽ màu sắc phân tâm học như mở toang ngõ rẽ để bước vào tâm hồn nhân vật, cất lên những tiếng nói thầm kín. Đọc tiểu thuyết giai đoạn này, ngôn ngữ gợi cảm giác ái ân xuất hiện nhiều như một sự nỗ lực trong việc sáng tạo ngôn từ nghệ thuật. Chính ngôn ngữ này sẽ góp phần thể hiện nổi bật con người với đời sống tính dục giữa khát khao, quằn quại và thèm muốn. Con người càng quẫy đạp giữa dục tính, càng rơi vào những trằn trọc, ẩn ức. Chính cách sử dụng những ngôn ngữ này giúp các nhà tiểu thuyết thành công hơn trong việc khắc họa thế giới vô thức của con người. Nhìn chung, các nhà tiểu thuyết đương đại luôn có ý thức đưa ngôn ngữ về những cõi sâu của ẩn ức và vô thức. Bằng thứ ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả, thậm chí sử dụng triệt để thứ ngôn ngữ phân tâm, các nhà tiểu thuyết đã mở ra những khoảng sâu hun hút trong tâm hồn nhân vật. Thế giới nội tâm của con người đan xen phức tạp đã được lật tung thành nhiều mảng với tất cả cung bậc cảm xúc. Nỗi dồn nén, ẩn ức của con người thực sự được quan tâm

pdf156 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 1945 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đương đại, không gian mưa được sử dụng khá nhiều làm phông nền cho tâm trạng. Con người dù thờ ơ đến đâu cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh. Những không gian đêm, thời gian đêm, không gian mưa hay không gian buồng phòng... đều gợi nhiều tâm trạng, cảm xúc. Các kiểu không gian đời thường luôn có sức tác động đến tâm hồn. Nhân vật trở về với mặc cảm tính dục, ẩn ức và dồn nén. Biết bao phức cảm sẽ trào dâng trong ngổn ngang tâm trạng và nỗi niềm. Từ góc nhìn phân tâm học, những kiểu không thời gian này có sức chi phối không nhỏ. Con người mãi đào sâu chính mình, dằn vặt mình trong cõi riêng mình. Rõ ràng, đây là dụng ý nghệ thuật của người nghệ sĩ. 4.3. Ngôn ngữ Văn học là nghệ thuật của ngôn từ khi người nghệ sĩ với sự tài hoa của mình đã biến hóa ngổn ngang từ ngữ thành tinh hoa chắt lọc. Tiếp xúc với tác phẩm nghệ thuật, yếu tố đầu tiên tác động đến người đọc, đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong tác phẩm vượt lên trên lớp từ ngữ thông thường để mang trong mình những dấu ấn thời đại cùng phong cách cá nhân. Vận dụng phân tâm học để thể hiện hiện thực phức tạp trong tâm lý người cũng như những ngột ngạt, dồn nén trong xã hội, các nhà tiểu thuyết đương đại đều có ý thức sử dụng hệ thống ngôn ngữ đặc sắc, mang màu sắc phân tâm. Ngôn ngữ trong hầu hết các tiểu thuyết đương đại đều gợi 129 ám ảnh về dục tính, ẩn chứa một hệ thống biểu tượng gợi nhiều liên tưởng, đồng thời ngôn ngữ ám gợi như một dòng chảy từ trong vô thức. 4.3.1. Ngôn ngữ nhuốm màu sắc dục tính Ở góc nhìn phân tâm học, các nhà tiểu thuyết đương đại sử dụng một hệ thống ngôn từ có khả năng ám gợi. Đọc tác phẩm, người đọc nhận ra bộ phận ngôn ngữ khá lớn khơi gợi dục cảm. Theo phân tâm học, bản năng tính dục có khả năng điều khiển mọi hoạt động, chi phối nhân cách con người. Sắc thái tính dục với gam màu đậm nhạt khác nhau là cảm giác đầu tiên khi đọc những tiểu thuyết giai đoạn này. Đó là nỗi khát khao thoáng qua trong tâm trí, là dồn nén rất Người, hay những thăng hoa trong cảm giác... tất cả điều này đều được thể hiện ngay trong ngôn từ, được tôi luyện một cách tinh tế. Rõ ràng, khi nhắc đến ngôn ngữ trong tiểu thuyết đương đại, không thể không nhắc đến ngôn ngữ gợi cảm xúc ái ân. Đó có thể là rung động trong trẻo của tuổi mới lớn. Bằng những ngôn từ cực kỳ tinh tế, Nguyễn Đình Tú đã khám phá cái điều kỳ diệu ấy trong tâm hồn Đại. Chỉ là “thỉnh thoảng” thôi, chỉ là thoáng qua như “gió thoảng”, chỉ là “sóng lòng cuộn dâng” nhưng gợi biết bao nghĩ suy về giấc mơ tình yêu. Cái hấp dẫn trong văn Nguyễn Đình Tú bắt đầu từ những dòng văn được gọt giũa, chắt chiu đến nỗi mỗi câu từ đều mới mẻ. Nhà văn biết chạm vào từng mạch cảm giác, biết khơi gợi những rung cảm bằng thứ ngôn ngữ gợi hình ảnh. Ngay cả khi nhà văn viết về tính dục, người đọc vẫn cảm nhận sự khéo léo, tinh tế. “Thế là người phủ lên người, da thịt phủ lên da thịt, hoàng hôn phủ lên hoàng hôn. Cả đám hoa dạ thảo ven hồ nát bấy dưới hai thân hình căng tràn sức thanh xuân” [76, tr.131]. Không hề có cảm giác của xác thịt trần trụi, không hề gợi sự hoan lạc của thân thể, ngôn ngữ Nguyễn Đình Tú gợi những khát khao đầy cảm xúc thẩm mỹ. Cái đẹp từ sự thăng hoa trong tâm hồn qua lớp màn ngôn ngữ và làm rung lên những cung bậc cảm xúc trong độc giả. Viết về ái ân mà chỉ thấy ở đó sự diệu kỳ của tâm hồn, sự hòa quyện trong sự đồng cảm. Trong tác phẩm Nguyễn Đình Tú, tần số yếu tố tính dục xuất hiện dày đặc. Ở Nháp, đó là những cuộc làm tình có tình hoặc có khi chỉ là thói quen giữa Yến - Thạch, những lần Thạch muốn chứng tỏ sức mạnh đàn ông của mình với Manilon, rồi cả những cuộc làm tình bệnh hoạn bế tắc giữa Thạch và gã - lạ - loài. Với Đại, đó là những lần Đại cùng Duyên, hay mối 130 quan hệ như một sự thương hại giữa Đại và Thảo.... Trong Kín là những lần làm tình giữa Quỳnh - Tráng, Quỳnh - anh gia sư, Quỳnh - Kiên... Rồi ở Phiên bản là những khoảnh khắc giữa Hưng Mã - Diệu, Diệu - Tùng... Có điều, bằng một khả năng biến hóa ngôn từ, Nguyễn Đình Tú đã mang đến cho tác phẩm mình những trang văn vừa có sức khơi gợi cảm giác, vừa tắm mát hồn người. Ngay cả khi Hồ Anh Thái ca ngợi vẻ đẹp của Mai Trừng trong Cõi người rung chuông tận thế, anh cũng đặt vẻ đẹp ấy từ cái nhìn của nỗi khát khao. Mỗi người có một góc nhìn khác nhau về cái đẹp. Ngợi ca vẻ đẹp phụ nữ, không góc nhìn nào chính xác bằng cái nhìn khát khao đầy ham muốn của đàn ông. Vẻ đẹp của Mai Trừng là vẻ đẹp cuốn hút đến mức khơi dậy dục tính, được miêu tả bằng thứ ngôn ngữ đầy khơi gợi.“ Vẻ đẹp ấy hút đàn ông vào, khiến những đấng mày râu nghiêm túc nhất cũng phải nổi lòng dục ngay lần gặp gỡ đầu tiên” [77, tr. 141]. Bản thân những từ “lồ lộ”, “đôi mắt, cái mũi, cặp môi...” vốn có khả năng gợi cảm giác về thân thể, gợi liên tưởng và khao khát không kém phần mãnh liệt. Cách so sánh, miêu tả trong văn Hồ Anh Thái có sức ám ảnh người đọc bởi những cảm giác ái ân. “Biển rũ rượi nằm lại, phập phồng thoi thóp như cô gái đồng trinh sau một vụ hãm hiếp tập thể” [77, tr. 15]... Cái tài của nhà nghệ thuật ngôn từ khi bản thân ngôn ngữ cũng gợi cảm giác ân ái. Những từ “rũ rượi”, “phập phồng”, “hổn hển”, “giãy giụa”, “quằn quại”... vốn tự thân đã gợi dục tính, nên khi đặt vào văn cảnh thích hợp, những ngôn từ ấy có sức lay động mạnh. Trong Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, ngôn ngữ có khả năng khơi gợi cảm giác thân thể. Chỉ mấy lời chào hàng của cô chủ hàng đồ lót, người ta đã có thể liên tưởng rất nhiều về phần thân thể đằng sau lớp ngôn từ ấy. Cho dù “kín đáo”, “trữ tình” hay đầy “thách đố” vẫn gợi một cái gì thầm kín bất chợt thoáng qua trong đầu. Ngôn ngữ đã chạm vào khao khát. “Em thèm khát cái giây phút yên tĩnh này, muốn níu giữ nó, muốn vĩnh cửu nó nhưng tiếng gào rú của cuộc đời từ nay không bao giờ thôi vang rền bên tai em” [2, tr. 299]. Những “dịu dàng”, “vuốt ve”, “gào rú”... thứ ngôn ngữ không chịu nằm yên, không chịu câm mình trên trang giấy. Tất cả giãy nảy, căng mình như vực dậy câm lặng đêm tối. Và lòng người như thể cũng tan ra... Bên cạnh đó, sử dụng thứ ngôn ngữ táo bạo, chạm thẳng vào vấn đề nhạy cảm cũng là biểu hiện của ngôn ngữ gợi tính dục. Trong quan niệm hiện đại, tính dục trở 131 thành vấn đề rất người, là văn hóa, là sự sống. Ở SBC là săn bắt chuột, Hồ Anh Thái cũng đã đề cập đến dục tính bằng một thứ ngôn ngữ không cần giấu giếm. “Thêm tí nữa là nô lệ tình dục thường trực.” [80, tr. 15]. Khi nói về cô công an, thì “Cô phó chủ nhiệm tuổi bốn bảy, không có hơi hớm đàn ông, người cứ đét ra như con cá mắm, thỉnh thoảng cũng vô cớ lên cơn gắt như mắm tôm, cho nên chị em gọi là cô Mắm” [80, tr. 18]. Khi nói về mẹ nàng, “Ở vậy và chơi xuân kẻo xuân đi. Bướm lượn rồi bướm ối à nó bay” [80, tr. 21]. Khi nói về cô nhà báo - con gái vị giáo sư, “Cô thì bao nhiêu sinh lực tinh túy bị rút hết ra khỏi đầu, trút vào những truy hoan. Chỉ còn lại một người đàn bà nông nổi nhẹ dạ hời hợt dễ dãi bản năng phù phiếm. Một con bé mãi mãi không trưởng thành cho dù có bước sang tuổi làm cô làm bác”. [80, tr. 22]. Khi nói về Nàng“ Các cụ xưa lấy vợ lấy chồng cho con sớm để chúng nó không bị dồn nen tình dục mà làm bậy” [80, tr. 56]... Hàng loạt những ngôn ngữ trần trụi được Hồ Anh Thái sử dụng như một sự bóc trần một hiện thực không cần giấu giếm. Thôi thì những “nô lệ tình dục”, “hơi hớm đàn ông”, “cái giường của cô là cái chợ, “lần đầu được khai mở thân thể”, “Chăn chiếu cũng thụ động”... đều được phơi bày trên trang văn, vừa dí dỏm, vừa bỡn cợt nhưng cũng vừa rất thật. Trong thế giới hư thực của người và chuột, vấn đề dục tính được Hồ Anh Thái khai thác ở nhiều góc nhìn bằng thứ ngôn ngữ ám gợi nhưng rất thực. Trong Cõi người rung chuông tận thế, ngôn ngữ của Hồ Anh Thái cũng đầy màu sắc tình dục. Có lúc, là ngôn ngữ trần trụi của Cốc: “Đêm nay, em đừng về khách sạn, về nhà anh mà ngủ”, “mày có muốn tao rạch bộ đồ tắm này, một đường sau lưng, một đường đằng trước.” [77, tr. 13]. Để nhân vật phát ngôn một cách trắng trợn và thô thiển, Hồ Anh Thái muốn phơi trần hiện thực xã hội với sự xuống cấp trong nhân cách. Khi những giá trị không tồn tại thì ngôn ngữ cũng mai một theo. Người ta giao tiếp với nhau bằng thứ ngôn từ bản năng đến lợm người. Nghệ thuật không phải lúc nào cũng tinh tế và bóng bẩy, mà đôi khi biết chạm đến những nơi trần trụi để phơi bày, tố cáo. Giữa cuộc đời vang lên như tiếng chuông của ngày tận thế, con người hình như cũng thả trôi chính mình. Cách sử dụng ngôn từ trần trụi ấy cũng là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Cuộc sống hiện đại đã thực sự tha hóa con người. Ngôn ngữ đã phản ảnh rất đúng bản chất của một lớp trẻ với lối sống ích kỷ, thực dụng và ma mãnh. Con người có thể tự che giấu bằng lớp vở bọc hào 132 nhoáng bên ngoài nhưng làm sao có thể ẩn mình trong những suy nghĩ rất thực đó. Rồi chuyện tình năm người của người đàn bà nông dân nhặt rác “Đến hẹn lại lên, có hôm em cởi quần sẵn để lão mò sang cứ thế mà làm... [4, tr. 48]. Cách viết lột trần của nhà văn đã phơi tất cả những thứ ngổn ngang được bảo bọc, che đậy. Nhà văn lột trần nhân vật, lột trần đời sống một cách không thương tiếc bằng thứ ngôn ngữ trần trụi như một cô gái nằm ngửa mời gọi. Trong dòng tiểu thuyết đương đại, nhà văn cũng hay đề cập đến ngôn ngữ “mồi chài” của bọn gái điếm: “Riêng em thì thời gian không hạn chế. Suốt đêm nhẩn nha cũng được, ở đây hay về chỗ ông anh cũng được, nằm ngửa, nằm sấp, nằm nghiêng, chổng mông, ghếch chân kiểu chó đái, trăn gió cuốn mồi, thằn lằn giãy chết, nhái ôm măng, khỉ cõng con hay đại bàng cắp thỏ như cách của người Nhật... em cũng chiều hết. [3, tr. 48]. Sự trần trụi, xa lạ trong ngôn ngữ đôi khi gây khó chịu trong người tiếp nhận. Hòa mình vào thứ ngôn ngữ này quả không dễ, nhất là khi người đọc vốn thích buông mình trong cảm xúc, thích sự nhẹ nhàng, bóng bẩy. Đọc văn Tạ Duy Anh, điều dễ nhận thấy nhất là ngôn ngữ trần trụi như một sự bóc trần. Ở Giã biệt bóng tối, ngôn ngữ của con điếm được Tạ Duy Anh diễn tả bỗ bã như chính suy nghĩ trong nó.“Bà hãnh diện bảo thêm bà đây bán trôn nuôi miệng từ hồi con trẻ cũng có làm sao đâu. Chỉ có sướng trở lên. Chỉ có danh giá trở lên. Làm đĩ cũng phải có số. Chả có thứ nghề nào mà chỉ cần dạng háng ra là có tiền. Tiền tươi, thóc thật chứ đố thằng nào dám quỵt. Mà nghề nào chả đánh đĩ cả đấy chứ mày tưởng.....” [3, tr. 38]. Ngôn ngữ trần trụi nhuốm đầy màu sắc bản năng. Có lẽ, đó là điểm khác nhau trong nghệ thuật viết giữa Nguyễn Đình Tú và Tạ Duy Anh. Một người trau chuốt đến bóng bẩy còn một người cứ thích nhặt những hạt sạn vương vãi để bức tranh cuộc đời thêm nháp rám, thô thiển như chính sự cảm nhận của tác giả. Cũng khơi gợi về dục tính, nhưng nếu văn Nguyễn Đình Tú gợi một cái gì rất trong, rất nhạy, thì văn Tạ Duy Anh lại đưa ta về với những gì rất thô, rất cay, gợi cho ta chút gì rất xót. Ngôn ngữ Nguyễn Đình Tú là thứ ngôn ngữ ám ảnh người đọc bởi những liên tưởng mượt mà trong khi ngôn ngữ Tạ Duy Anh xoáy vào tâm trí từ những xù xì, không tô vẽ. Chính vì thế, yếu tố dục tính trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh bao giờ cũng thiên về sự phơi bày, tố cáo. Tương tự, đọc Xuân Từ Chiều, ta bắt gặp thứ ngôn ngữ ngổn ngang tính dục của Y Ban. Ngôn ngữ của Y 133 Ban khơi được cái rạo rực vợ chồng. Đôi khi tác giả sử dụng thứ ngôn ngữ trần trụi đến thô lỗ “Cái đồ thị dân, chắc là bây giờ muốn ngủ với cô thì phải tặng hoa tặng quà rồi phải tung hô cô phải không ngừng rên rỉ anh yêu em, em yêu ơi em đồng ý nhé” [6, tr. 216]. Và cả đắm say “Từ cảm nhận được trạng thái ngất, cũng là lúc nham thạch được phun trào. Cả hai nằm dang tay để tận hưởng trọn vẹn cảm xúc” [6, tr. 217]... Ngôn ngữ Y Ban mạnh mẽ màu sắc phân tâm học như mở toang ngõ rẽ để bước vào tâm hồn nhân vật, cất lên những tiếng nói thầm kín. Đọc tiểu thuyết giai đoạn này, ngôn ngữ gợi cảm giác ái ân xuất hiện nhiều như một sự nỗ lực trong việc sáng tạo ngôn từ nghệ thuật. Chính ngôn ngữ này sẽ góp phần thể hiện nổi bật con người với đời sống tính dục giữa khát khao, quằn quại và thèm muốn. Con người càng quẫy đạp giữa dục tính, càng rơi vào những trằn trọc, ẩn ức. Chính cách sử dụng những ngôn ngữ này giúp các nhà tiểu thuyết thành công hơn trong việc khắc họa thế giới vô thức của con người. Nhìn chung, các nhà tiểu thuyết đương đại luôn có ý thức đưa ngôn ngữ về những cõi sâu của ẩn ức và vô thức. Bằng thứ ngôn ngữ gợi nhiều hơn tả, thậm chí sử dụng triệt để thứ ngôn ngữ phân tâm, các nhà tiểu thuyết đã mở ra những khoảng sâu hun hút trong tâm hồn nhân vật. Thế giới nội tâm của con người đan xen phức tạp đã được lật tung thành nhiều mảng với tất cả cung bậc cảm xúc. Nỗi dồn nén, ẩn ức của con người thực sự được quan tâm. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ đầy tinh thần phân tâm học khi các nhà văn tập trung khai thác ngôn ngữ mang đậm màu sắc dục tính, gợi cảm giác ái ân, nhằm thể hiện được con người bản năng, thể hiện được những góc khuất tâm hồn của con người. Dù ngôn ngữ được trau chuốt tinh tế hay sử dụng một cách trần trụi thì đều có điểm chung là khơi gợi những cảm giác ái ân, dục tính. Thế giới nhân vật trong tác phẩm vì thế mà được khắc họa trọn vẹn đầy đủ hơn, sâu sắc hơn... từ góc nhìn phân tâm học. 4.3.2. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm Nếu như Freud tập trung nghiên cứu tâm lý người chủ yếu xoáy sâu vào các vấn đề vô thức và dường như “bất kỳ ở đâu, trong một con người hay trong một tác phẩm nghệ thuật, một sự biểu hiện của tinh thần xuất hiện, ông nghi ngờ chúng và ám chỉ rằng đó là bản năng tình dục vị dồn nén” [13, tr.40] thì Jung lại chọn cho mình một lối đi riêng, nghiên cứu về “những biểu tượng của sự biến hóa”, chủ 134 trương mở rộng hơn trong việc sử dụng thuật ngữ biểu tượng cùng với khám phá con đường vào văn hóa, tâm linh thông qua cổ mẫu và vô thức tập thể. Hầu hết những sáng tạo văn chương thập niên đầu thế kỷ XXI đều sử dụng lớp ngôn ngữ ẩn chứa nhiều ký hiệu có ý nghĩa như biểu tượng, buộc người đọc phải giải mã để tìm kiếm. Trong hệ thống ngôn từ của tiểu thuyết giai đoạn này, sự đa nghĩa, biến hóa nhiều tầng hơn cũng nhờ vào những chất liệu ngôn từ như là sự hóa thân của huyền thoại, của chiều sâu, văn hóa. Bên cạnh những biểu tượng lớn có ý nghĩa như cổ mẫu, ngôn ngữ tiểu thuyết còn trở nên huyền ảo, hư vô hơn bởi những hệ thống ngôn từ có ý nghĩa như biểu tượng, có tính chất như những ký hiệu lặp đi lặp lại nhiều lần trong tác phẩm. Người đọc đứng trước thế giới mênh mông của ngôn từ không tránh khỏi ám ảnh bởi ẩn số mà tự mình phải tự đi tìm. Nó giống như một trò chơi ngôn ngữ, mà người đọc vừa chủ động vừa lúng túng giữa mê cung từ ngữ ấy. Điều này đã tạo nên sự lạ hóa trong ngôn ngữ văn chương, cũng như sự bí ẩn trong từng câu chữ... để rồi mỗi trang văn gợi trong người đọc nhiều suy tư, ngẫm nghĩ đa diện, đa chiều! Trong tiểu thuyết giai đoạn thập niên đầu thế kỷ XXI, ngôn ngữ luôn có tính ký hiệu đa nghĩa, giàu sắc thái biểu cảm, lặp lại ở những hình ảnh như khắc sâu và ám ảnh. “Hang đá” vốn là mẫu gốc về hình ảnh người mẹ, “hang hiện diện trong những huyền thoại về sự phát sinh, phục sinh và khai tâm” [25, tr. 380]. Hang thường ở đất hay trong vách núi, được đẩy sâu vào lòng đất, tối tăm, có khi hiểu theo nghĩa phái sinh là biểu tượng về những hiểm nguy bất ngờ của vô thức. “Hầm chứa” vốn là chỗ kín đáo nơi cất giữ, có thể hiểu là kho báu, cũng có thể hiểu như một ý nghĩa thần bí của tâm hồn mình, như cõi nội tâm sâu thẳm. Đọc tiểu thuyết Nháp, Hồ sơ một tử tù (Nguyễn Đình Tú) “những “hang đá”, “hầm”, “chùa” xuất hiện nhan nhản thể hiện một chiều sâu văn hóa trong tâm thức con người. Từ trong quan niệm về tính Mẫu - một nguyên lý văn hóa tồn tại trong lịch sử và tâm thức người Việt - một Mẫu rất phương Đông như một sức sống tiềm tàng của văn hóa Việt, hình ảnh “hang đá”, “hầm” , “chùa” mang ý nghĩa như một sự chở che, bảo bọc. Bên cạnh ý nghĩa phồn thực, “hang đá” còn gợi cho người ta cảm giác về sự bình yên, bảo bọc khác xa cảm giác về thế giới bên ngoài đầy bất an. Trong Nháp, Đại từng nấp trong trong cái cống bi đằng sau bức tường đổ nát trong chùa Tử Tội 135 “Đại giấu mình trong chiếc cống như rùa giấu mình trong mai” [73, tr. 266]. Ở Lời sám hối muộn màng, một thời gian dài, Bạch Đàn phải sống một cuộc đời chui lủi trong “hang đá”, nơi hắn từng tung hoành, từng bế tắc, từng hi vọng về một gia đình, từng ươm trong Nhung một mầm sống. Trốn mình trong hang đá, chưa bao giờ hắn cảm thấy thoải mái, chưa bao giờ hắn nguôi mơ về Diệu, về những ước mơ giảng đường, về cái thời trong trẻo mà hắn là niềm kiêu hãnh. Và “Nhiều đêm, hắn ngồi ôm bụng Nhung mà nước mắt ứa ra. Xung quanh hắn hang đá ẩm ướt và lạnh lẽo” [72, tr. 161]. Với Đàn, hang đá thực sự vây hãm đời hắn, nhưng, hang đá cũng là nơi neo đậu an toàn duy nhất. Từ khi rời hang đá để tìm cách thoát thân, hắn tự đẩy mình vào cuộc trốn chạy mà sự rình rập đeo đuổi, bám riết đẩy hắn vào cái chết. Từ trong tâm thức, người đọc có thể liên tưởng đến bào thai mẹ trong sự bảo bọc và ẩn chứa tình yêu thương, khi bước ra khỏi “hang đá”, con người phải đối diện với sợ hãi, chết chóc. Đại và Duyên trong Nháp cũng từng ấp ủ những kỷ niệm ngọt ngào liên quan đến hang đá. “Hai đứa như hoàng tử, công chúa, tiếp tục chạy quanh tòa lâu đài bằng đá trong một không gian dày đặc hoa dạ thảo” [73, tr. 62]. Giống như trong Thiên thần sám hối, cái bào thai cảm thấy sợ hãi khi phải bước ra bên ngoài đầy rẫy những tàn nhẫn, bất an và cạm bẫy. Nó muốn ẩn mình trong lòng mẹ trong sự che chở. Cái miếu làng Thổ Ô trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh cũng được xem như biến thể của hang đá khi nó trở thành nơi trú ngụ của thằng Thượng. Từ những trôi nổi cuộc đời bị lừa tiền, suýt bị bắt làm “đĩ đực”, bị bọn nghiện bắt... thằng Thượng xem cái miếu làng là nơi an toàn nhất. Đó là cái miếu hoang, có tảng đá lớn, nơi thằng Thượng giấu những đồng tiền nhàu nát của những tháng ngày tủi nhục, là nơi thằng bé trú mình bởi chỉ cần bước ra khỏi cái miếu ấy, nó bị bao nhiêu người hắt hủi, xô đẩy đến tội nghiệp từ thằng San, lão Thìn, lão Tung... Từ các hình ảnh “hang đá”, “hầm”, “chùa, “miếu”... , chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa ẩn hiện đằng sau lớp ngôn từ. Ngôn ngữ tiểu thuyết giai đoạn này vốn tạo ra nhiều ẩn ý từ những huyền thoại, liên quan đến vô thức cộng đồng. Hình ảnh “hồn ma” cũng hay xuất hiện trong tiểu thuyết đương đại. “Hồn” vốn “gợi ý niệm về một quyền năng vô hình, một bản thể khác biệt, phần riêng trong một sinh thể... Nhờ khả năng huyền bí của mình, nó gợi ý tưởng về một sức mạnh siêu nhiên, về thần linh” [25, tr. 448]. Trong chiều sâu ý nghĩa của từ “hồn”, nó có ý 136 nghĩa “Hồn ma”, nói về linh hồn người đã khuất, hiện về ám ảnh người sống, biểu hiện cho sự sợ hãi của người sống. Hồn ma là một hiện thực bị chối bỏ, bị ghê sợ, bị ruồng bỏ, gây ra sự sợ hãi kinh hoàng. Theo phân tâm học, hồn hiện về là “ sự quay trở lại của cái đã bị đẩy lùi của những con cháu của vô thức” [25, tr. 453]. Đó có thể chỉ là nỗi ám ảnh trở về trong vô thức mỗi người về một hiện thực hỗn mang, bất ổn. Khi đời sống còn nhiều nghiệt ngã thì hình ảnh hồn ma xuất hiện như nỗi sợ vô hình trong tâm hồn. Hình ảnh “hồn ma” xuất hiện trong tiểu thuyết Nháp qua sự ám ảnh tâm linh của người lính Mỹ, qua câu chuyện cầu hồn của chị Bích Hà như một bí ẩn tâm linh không thể nào lý giải được, đồng thời là đưa con người về cõi hoang mang của hiện thực. “Hồn ma” trong Thiên thần sám hối là sự day dứt của một tâm hồn tội lỗi, sự sám hối và sợ hãi. “Hồn ma” trong Ngồi là những khoảng trống ám ảnh đầy ma quái. Ngay cả trong Kín, hình ảnh hồn ma cũng hiện về trong giấc mơ về nghĩa quân Bẫy Sậy. Cùng hình ảnh “hồn ma” nhưng rõ ràng mỗi lần xuất hiện, bản thân ngôn từ ấy lại mang nhiều sắc thái khác nhau từ cái nghĩa gốc về sự hiện hồn. Điều kỳ diệu của ngôn ngữ vốn nằm ở ngoài ngôn ngữ. Với những ngôn ngữ có ý nghĩa biểu tượng, người đọc càng tôi luyện khả năng giải mã nhiều hơn, thậm chí mỗi lần tìm đến, người đọc lại tìm theo một thông điệp mà chính mình cũng chưa từng khám phá. Đó là sức hấp dẫn của ngôn từ, nhất là khi những ngôn ngữ ấy mang trong mình sự đan xen giữa ý thức và vô thức, tình cảm và lý trí. Đọc các tiểu thuyết giai đoạn này, những từ ngữ trở nên đa nghĩa hơn bởi nhiều tầng ý nghĩa nhà văn gửi gắm. Ngôn từ trở nên lung linh nhiều chiều ý nghĩa. Cũng là “máu” nhưng có khi nó là hiện thân của sức sống, tuổi trẻ với nhiệt huyết đam mê, hay có khi là sự lụi tàn, chết chóc. Những tầng ý nghĩa đan chéo chồng lên nhau. Ở Xuân Từ Chiều, Y Ban đã khắc họa cái giây phút Xuân từ một cô gái chuyển sang đàn bà “Xuân nhổm dậy, một vài giọt máu vương trên đá. Xuân nhìn mặt Tuấn, đang nghệt mặt sợ hãi. Xuân bật cười, chồng ngố của em, hôn em đi” [6, tr. 34]. Hình ảnh máu xuất hiện như một minh chứng cho tình yêu, sự trọn vẹn. Trong Đi tìm nhân vật, nhân vật tôi ngỡ ngàng khi nhìn thấy những giọt máu trinh của cô gái “Những giọt máu hồng rực lên trong giấc ngủ chập chờn của tôi” [2, tr. 34]. Nhân vật người đàn ông trong Đi tìm nhân vật sau khi phát hiện những giọt máu trinh của cô gái xa lạ cũng đã trải qua nỗi đau như thế. “Bàn tay ông đặt nhẹ 137 lên ngực em, nơi từng mạch máu trinh nữ của em như muốn vỡ ra.” [2, tr. 300]. Hình ảnh máu được các nhà văn sử dụng để nói về tuổi thanh xuân của những cô gái. Trong Đức Phật, nàng Savitri và tôi, máu còn trở thành biểu tượng về nét thanh xuân, trong trẻo của cuộc đời người thiếu nữ. “Đang yên đang lành rụng một cái răng. Chảy máu. Thế là Nữ thần bị phế truất” [78, tr. 8]... Bên cạnh, ý nghĩa của sự trinh tiết, máu còn tượng trưng cho sự hủy diệt, chết chóc. Sự xuất hiện tràn ngập của hình ảnh máu mở ra một không gian nhuộm màu chết chóc, ghê rợn. Bản năng chết cũng là vấn đề nghiên cứu của phân tâm học. Con người vốn ám ảnh, sợ hãi trước cái chết, nhưng trong những khoảng khắc bi kịch của đời mình, họ lại dễ dàng tìm đến cái chết như một lối thoát. Từ trong Xuân Từ Chiều rất nhiều lần phải phá thai. “Cái thứ tuột ra trong người Từ đó chính là máu, chảy thẫm xuống đùi. Nhìn thấy máu đỏ tươi thẫm đùi, Từ hơi hoảng sợ. Cô bình tĩnh lại ngay” [6, tr. 111]. Hình ảnh máu ở đây tượng trưng cho cái chết chưa tượng hình sự sống. Diệu trong Phiên bản luôn ám ảnh bởi máu. Ngay từ lần vượt biên, vây quanh Diệu là máu và máu. “Sao đâu cũng thấy máu nhiều đến thế?...Chiếc áo bố mặc là tấm áo máu, phất phơ, nổi nênh, đùa giỡn quanh thân thể bố....” [74, tr. 80]... Máu trở thành nỗi khủng khiếp kinh hoàng. Cuộc đời Diệu không nguôi ám ảnh về máu, về giao long. Sau này, máu vẫn bám lấy Diệu, ngay cả phòng ngủ của Diệu lúc nào cũng có máu. “Em nhận ra rằng, phòng ngủ của em quá nhiều máu... Em cũng sợ máu, sợ lắm, nhưng sao máu lại cứ ám vào đời em thế hả anh?” [74, tr. 305]... Máu trở thành nỗi ám ảnh của chết chóc, của nỗi đau... Máu như một ẩn số xuất hiện nhan nhản với nhiều tầng ý nghĩa khác nhau tạo thành thế giới ngôn ngữ đầy rẫy những lấp lửng. Phân tâm học luôn đề cập đến bản năng chết và bản năng sống của con người. Đó là hai bản năng sinh tồn cơ bản mà Freud đã khám phá khi nghiên cứu về bản năng người. Các nhà tiểu thuyết đương đại luôn nhắc đến từ “chết”, “sống” trong tác phẩm của mình với một tần số không nhỏ. Trước hết, bản thân từ “chết” bên cạnh nghĩa thực là “chỉ sự kết thúc tuyệt đối một cái gì đó tích cực, một con người, một con vật một cây, một tình bạn...” thì với tư cách là một biểu tượng, chết là “mặt có thể mất đi, có thể bị hủy diệt, có thể là kẻ dẫn người ta vào các thể giới chưa biết đến của Địa ngục hay thiên đường” [25, tr.160]. Bản thân từ “chết” còn có một giá trị tâm lý khi nó giải phóng những gì tiêu cực để mở lối thoát cho sự vươn lên của 138 tình thần. Tiểu thuyết thập niên đầu thế kỷ XXI xuất hiện tần số từ “chết” đến nhan nhản. Chết là tất yếu của mỗi cuộc đời, là sự ám ảnh đầy sợ hãi khi con người không còn điểm tựa, niềm tin và lý tưởng. Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh mở đầu bằng những cái chết dồn dập, liên tục và bí ẩn trong chỉ vài tuần lễ, trong những tình trạng khó hiểu và đầy ám ảnh. Cuộc sống làng Thổ Ô bắt đầu bằng sự tăm tối của cái chết. Cuộc sống ngột ngạt hẳn đi khi không gian sống giờ trở thành không gian chết. Trong Xuân Từ Chiều của Y Ban, cái chết cũng phơi đầy trên trang viết. Cái chết của đứa trẻ chưa một lần nhìn thấy cuộc đời cứ nhan nhản. Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái cũng mở đầu bằng hàng loạt cái chết. “Thằng Cốc chết vì bị cảm hàn ở dưới biển. Thằng Bóp treo cổ tự tử không rõ lý do. Thằng Phũ bị ngã xe máy khi phóng hết tốc lực.... Một chuỗi cái chết trong vòng nửa tháng, xóa sạch một nhóm ba thằng bạn” [77, tr. 99]..., rồi cái chết con gái Đông. Cõi người càng đi về tận thế khi con người không ý thức được chính sự sống của mình. Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh cũng mở đầu tác phẩm bằng cái chết của thằng bé đánh giày, cái chết của ông nội, của bố, của cô bạn tầng dưới, của ông già gác rừng, của chị góa đầu làng, của ả gái điếm. Hành trình đi tìm nhân vật nhung nhúc cái chết. Có kẻ tự tìm đến cái chết, có kẻ bị xô đẩy vào cái chết như một định mệnh. Trong các tiểu thuyết đương đại, hình ảnh cái chết xuất hiện với tần số dày đặc, được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau. Có cái chết như một tất yếu của hành động và cách sống, là hậu quả của một hướng đi, ngả rẽ của cuộc đời hay sự thôi thúc của vô thức. Bên cạnh đó, bản năng sống là bản năng gốc, là một trong những bản năng tiềm tàng, mãnh liệt nhất của con người. Những từ ngữ miêu tả nỗi khát sống xuất hiện lặp đi lặp lại trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI. Nhân vật Đông trong Cõi người rung chuông tận thế nhiều lần muốn hét lên “Tôi bỗng thèm sống hơn bao giờ hết” [77, tr.153]. “Không, tôi còn muốn sống.” [77, tr. 160]. “Hóa ra tôi thực lòng tha thiết sống. Tôi còn quý cái mạng sống của mình lắm lắm” [77, tr. 181]. Nhân vật tôi trong Đi tìm nhân vật từng nhìn thấy con dao gỉ để ở chân giường và cảm thấy vừa tìm ra lối thoát, nhưng rồi trong tận cùng tuyệt vọng, “tôi nhận ra trong sự lóe sáng gần như cuối cùng ấy, có cái gì vừa vĩ đại vừa đê hèn của sự sống đích thực.” [2, tr. 29]. Cái giây phút hắn vừa cắn, vừa ngoặm, xé, nhai, nuốt con chim đã được quay vàng vội vàng như ngấu nghiến lấy sự sống. Bản năng sống 139 trào dậy, vồ vập níu kéo từng khoảnh khắc sống. Cái giây phút người đàn ông trong hắn hùng hổ lao xuống, tự tin đập cửa, giây phút mà hắn không sợ bất cứ điều gì... là giây phút khát khao sống mãnh liệt nhất. Qua những trang viết của mình, các nhà tiểu thuyết đương đại đã thể hiện bản năng sống con người một cách mãnh liệt bằng những từ ngữ miêu tả và viết về sự sống. Bên cạnh đó, trong tiểu thuyết giai đoạn này cũng có rất nhiều từ ngữ thể hiện sự đa sắc thái của ngôn từ như “lời nguyền” trong Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái), Đức Phật, nàng Savitri và tôi (Hồ Anh Thái), “Giao long” trong Phiên bản (Nguyễn Đình Tú), “Ngọc” trong Nháp (Nguyễn Đình Tú), “trăng, cú” trong Thoạt kỳ thủy (Nguyễn Bình Phương), “chuột” SBC là săn bắt chuột của Hồ Anh Thái... Chính những ngôn từ đầy ẩn ngữ ấy càng tạo ra nhiều tính đa nghĩa cho văn bản. Chính tính giàu sắc thái của ngôn ngữ thể hiện được sự biến hóa trong cách hiểu, cũng như tư tưởng của nhà văn. Ngôn từ nghệ thuật bao giờ cũng lung linh màu sắc. Sự thể hiện ý tưởng trong các ngôn ngữ có tính ký hiệu đã làm nên một thế giới biểu tượng vừa gợi một hiện thực muôn màu, vừa bàng bạc không gian của văn hóa, tâm linh. Đó cũng là một thành tựu về mặt ngôn ngữ của tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI dưới góc nhìn phân tâm học. * * * Thành tựu nghệ thuật về ngôn ngữ, không gian - thời gian hay biểu tượng đã mang đến cho tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI những sáng tạo mới. Để khắc họa ẩn ức sâu kín trong vô thức nhân vật, các nhà tiểu thuyết đã sử dụng các biểu tượng, hệ thống ngôn ngữ đậm sắc màu tính dục cũng như mang tính ký hiệu. Ngôn ngữ là chất liệu góp phần dệt nên tác phẩm nghệ thuật. Bản thân ngôn ngữ mang hơi hướng phân tâm học cũng đã thể hiện được thế giới nghệ thuật độc đáo, mới lạ, phù hợp với dụng ý của nhà văn. Đọc tiểu thuyết Việt Nam đương đại, người đọc như bị cuốn hút bởi ngôn từ nghệ thuật cũng như cách xây dựng các kiểu không gian, thời gian. Con người bao giờ cũng bị chi phối bởi hoàn cảnh. Từ góc nhìn phân tâm học, con người trong tác phẩm hiện lên đầy ám ảnh bởi vô thức, bản năng. Chính việc sử dụng những phương thức nghệ thuật đặc sắc, các nhà tiểu thuyết đương đại đã thể hiện nổi bật cõi sâu tâm trạng, góp phần làm nên thành tựu đáng kể của tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI. 140 C. KẾT LUẬN Phân tâm học là ngành khoa học nghiên cứu chiều sâu tâm lý người, gắn với cõi vô thức để khám phá thế giới bí ẩn bên trong con người giữa hành vi, phức cảm và những cơ chế tâm lý tự vệ đặc biệt. Từ một phương pháp trị liệu đặc thù giải bệnh cho người tâm thần, bằng những test liên tưởng tự do, huyền tưởng, giấc mơ, phân tâm học được bổ sung, phát triển thành một hệ thống lý thuyết về tâm lý người. Một trong những khám phá có ý nghĩa nhất của S. Freud là phạm trù vô thức. So sánh tâm linh con người như tảng băng chìm nổi giữa biển, ông đã nhận thấy phần lớn tâm lý người ẩn sâu trong vô thức. Vô thức được xem như trung tâm đầu não điều khiển mọi hành vi, gây ra xung đột bản năng, sự dồn nén của ham muốn, cũng như phức cảm. Freud là người tiên phong lý giải thế giới mộng mị với những ý nghĩa nhất định. Không phải ngẫu nhiên, khi nhắc đến phân tâm học, người ta hay quy về các vấn đề dục tính. Chính ông tổ ngành phân tâm học đã gây ra từ trường tranh cãi cũng như sự bất đồng ngay trong học trò mình như Alfried Adler, C. Jungkhi có những kết luận về libido. Freud cho rằng tất cả xúc cảm, cả Id đều là hình thức thể hiện năng lực tính dục (sexual), thậm chí ông nâng bản năng tính dục thành yếu tố đầu tiên mạnh mẽ trong việc hình thành nhân cách và là nguồn gốc của mọi công trình sáng tạo vĩ đại nhất. Từ những bất đồng quan điểm, C. Jung - học trò của Freud, đã rẽ sang nghiên cứu về vô thức tập thể, và có những phát hiện khác lý thú về cổ mẫu. Trên tinh thần của Jung, G. Bachelard đã phát triển hơn trên tinh thần phân tâm học vật chất. Nhìn chung, học thuyết phân tâm học có ý nghĩa đặc biệt với tư duy hiện đại, và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có nghiên cứu phê bình văn học. Freud đã tìm thấy mối liên hệ giữa phân tâm học và văn học, khi từ văn học, ông xác định hệ thống lý thuyết của mình. Từ phân tâm học, với các trường phái phê bình khác nhau, người đọc có thể hiểu hơn về văn bản văn học, dựa vào các phạm trù về vô thức, tính dục, huyền thoại cá nhân, biểu tượng. Mối quan hệ giữa lý thuyết phân tâm học và nghiên cứu văn học đã mở ra phương pháp nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa tác giả - văn bản - người đọc. Chính vì vậy, phương pháp phê bình phân tâm học được giới phê bình rất quan tâm. Ở nước ta, học thuyết phân tâm học đã được tiếp nhận từ những năm ba mươi của thế kỷ XX, nhưng do rào cản quan niệm chi phối, mãi đến sau đổi mới (1986), quá trình tiếp biến và vận 141 dụng các lý thuyết văn học hiện đại phương Tây, trong đó có phân tâm học, thực sự tạo nên một diện mạo mới trong văn học, đặc biệt là thể loại tiểu thuyết. Xét riêng mảng tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, người đọc có thể nhận thấy, tác phẩm không chỉ đi vào diện rộng về đề tài, không chỉ sao chép tất cả ngồn ngộn bể dâu của cuộc đời, mà đã nhìn những mấp mô hiện thực ấy bằng một cái nhìn riêng. Qua nhiều trang viết tưởng như tưng tửng, chơi chơi, phảng phất mùi tính dục, người đọc vẫn nhận ra ham muốn dồn nén như muốn mở toang cửa ngõ, vốn ngàn năm phong kín trong tâm thức. Với muôn mặt đời thường hiện lên từ góc nhìn thế sự, tình yêu, tâm linh, người viết đã làm nên những mẩu kí hoạ về bức tranh cuộc đời đa chiều, đa sắc, đan xen những nội tâm đầy náo nức, xung năng giữa cõi tạm. Nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ phạm trù vô thức, tình dục của S. Freud, người đọc có cảm nhận chung về một thế giới nhân vật dồn nén giữa khát khao, ham muốn và mặc cảm. Đi sâu vào đời sống tâm lý nhân vật, hầu hết các nhà văn đã chú ý khai thác sự giằng xé giữa phần ý thức và vô thức. Freud đã có đóng góp đáng kể khi khám phá ra vô thức - nơi cốt lõi, tối thượng ẩn chứa bản chất đời sống nội tâm con người. Người ta cứ thích phô trương vẻ ngoài đạo mạo, cứ thích che đậy điều không thể nói, nhưng trong khoảnh khắc sống thật với mình, khi phần vô thức lên tiếng, ước muốn bị chế ngự sẽ được bộc bạch. Con người được khai thác ở phần sâu nhất, nói tiếng nói thật nhất. Bên cạnh đó, không thể phủ nhận, cuộc sống càng hiện đại, con người càng rơi vào cảm giác hoang mang, hoài nghi, và tìm đến cõi tâm linh như muốn cứu vãn niềm tin, tìm một chỗ dựa cho tinh thần. Đời sống tâm linh cũng được các nhà tiểu thuyết thể hiện khá nhiều trong tác phẩm. Tâm linh trở thành một đức tin không thể lý giải. Khi hiện thực không thể neo đậu lòng mình, con người chỉ biết vịn vào những điều không có thực. Con người trong tiểu thuyết giai đoạn này được khắc hoạ với sự quẫy đạp của vô thức cùng ám ảnh tâm linh tạo nên hiện thực phản ánh mới - hiện thực bất khả lý giải của con người bên trong con người. Mặt khác, xã hội đương đại phức hợp giữa vui - buồn, khổ đau - hạnh phúc, vấn đề số phận con người trở thành mối quan tâm khắc khoải của những người cầm bút. Nhà văn không chỉ cảm nhận, suy ngẫm mà con muốn phơi bày tận cùng đau thương mà con người đang phải nếm trải từng ngày. Hầu hết các nhà tiểu thuyết 142 không dừng lại ở việc miêu tả hiện thực đời sống, mà hướng ngòi bút của mình vào tận sâu thế giới tâm hồn nhân vật. Hiện thực bên trong con người với những phức cảm trở thành một đề tài thu hút nhiều cây bút. Phân tâm học đã phân tích nguyên nhân của bi kịch ấy từ sự mâu thuẫn trong chính con người cá nhân. Càng ý thức về thân phận, con người càng tự day dứt mình bởi phức cảm. Sự đấu tranh muôn thuở giữa khát khao hướng về cái đẹp, cái thiện và sự bủa vây trì trệ của hoàn cảnh, số phận đã gây ra những phức cảm Hoạn, phức cảm Oedipe. Con người phức cảm cũng là một kiểu nhận vật xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết đầu thế kỷ. Bên cạnh đó, tiểu thuyết đương đại đã mạnh dạn phá toang cửa ngõ bản năng để phơi bày trên trang viết. Các cây bút đã không còn e dè, ngần ngại khi đề cập yếu tố sắc dục, tình yêu nhục thể - vấn đề khá nhạy cảm, riêng tư của mỗi cá nhân. Từ sau thời kỳ đổi mới, con người tính dục cũng được nhắc đến khá nhiều trong văn học với nhiều góc nhìn khác nhau. Đó có thể là khát khao tính dục đầy nhân bản, là cảm xúc tính dục buông tuồng, cả nỗi cô đơn, ẩn ức. Thuyết tính dục được xem như lõi của phân tâm học. Chạm đến vấn đề tình dục, các nhà tiểu thuyết đã thể hiện một cái nhìn cảm thông và trân trọng. Những gì thuộc về con người phải đều không xa lạ đối với văn học. Nhà văn phải nói lên tiếng nói của khát khao và ẩn ức, phơi trần điều đằng sau lớp phông màn một thời giấu kín. Tuy nhiên, từ trong cô đơn bế tắc, con người hiện đại nhiều lúc cũng không giữ được mình. Lối sống hiện đại vượt rào đạo đức cũng được bóc trần trong nhiều tiểu thuyết. Sự sa đọa về nhân cách và lối sống trở thành tiếng kêu, hồi chuông thức tỉnh về cõi người tận thế. Tiểu thuyết đương đại là bức tranh sống động về một xã hội trần trụi. Giá trị của tác phẩm không chỉ dừng lại ở góc nhìn Đẹp về con người và cuộc sống, mà ngược lại, đó còn là sự lên án và hướng Thiện. Văn học hoán cải con người ngay trong cái Ác, cái Xấu, cái nhỏ nhen và sa đọa. Trong tiểu thuyết đương đại, các kiểu nhân vật được khắc họa một cách đa dạng như chính sự tồn tại của nó giữa cuộc đời. Con người được phản ánh từ góc nhìn vô thức, tâm linh, với những phức cảm và cả bản năng tính dục. Rõ ràng, tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI đã chạm đến góc khuất sâu kín nhất, cái thế giới tiềm tàng mà mãnh liệt, da diết bên trong con người như một réo gọi của tổ tông, của uyên nguyên nguồn cội. Từ sự vận động đổi mới phạm vi phản ánh, các nhà tiểu thuyết đã nỗ lực cách tân phương diện nghệ thuật. Đây được xem như một thành tựu lớn của tiểu thuyết 143 giai đoạn này, đặc biệt là từ góc nhìn phân tâm học. Việc sử dụng biểu tượng, cách xây dựng các yếu tố không gian, thời gian, ngôn từ nghệ thuật mới lạ trong các tiểu thuyết đầu thế kỷ thực sự là những sáng tạo góp phần biểu đạt thế giới tâm hồn. Với Carl Jung, biểu tượng trở thành thứ ngôn ngữ để giải mã giấc mơ, xung đột nội tâm hay ham muốn đã trở thành phức cảm. Những ý nghĩ trong giấc mơ cũng thường bị chuyển dịch, bóp méo, biến hình bằng thứ ngôn ngữ đầy ý nghĩa ẩn dụ thông qua các biểu tượng. Tiếp nhận ý nghĩa biểu tượng từ góc nhìn phân tâm học, các nhà tiểu thuyết đương đại đã có dụng ý nghệ thuật khi sử dụng khá nhiều các biểu tượng trong sáng tác của mình, đặc biệt là hai biểu tượng mang tính mẫu gốc tự nhiên như lửa và nước. Đó là sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên, sự huỷ diệt và tái sinh theo quy luật vĩnh hằng của vũ trụ, đất trời. Mặt khác, việc xây dựng các kiểu không gian, thời gian nhuốm màu sắc vô thức, tâm linh cũng mở ra nhiều góc nhìn khác nhau vào cõi sâu hồn người, khám phá mạch ngầm tâm trạng. Hiện thực tâm hồn giữa ngổn ngang ham muốn, mặc cảm vốn được che giấu, nay chợt phanh phui trên từng trang viết. Cửa ngõ đi vào vô thức được nhà văn hé mở bằng nhiều mã nghệ thuật khác nhau, để người đọc tự do kiếm tìm, tiếp nhận. Ngay cả ngôn ngữ tiểu thuyết đương đại cũng mang sắc thái riêng - thứ ngôn ngữ lột trần không giấu giếm, mang cả ẩn ức vào ngôn ngữ. Có lẽ, đó là một nỗ lực cách tân nghệ thuật đáng kể của các nhà tiểu thuyết đương đại. Không thể phủ nhận rằng, sự đổi mới về tư duy tiểu thuyết cũng như phương thức nghệ thuật là một quá trình tìm tòi, bứt phá đầy tâm huyết của đội ngũ các nhà văn, làm nên diện mạo tiểu thuyết trong dòng văn học đương đại đầy tính nhân văn và hướng thiện, trong đó, phân tâm học là lý thuyết tâm lý học sáng tạo có ý nghĩa trong việc soi sáng nhiều vấn đề trong nghiên cứu văn học. Việc ứng dụng lý thuyết này vào nghiên cứu quá trình sáng tác tiểu thuyết hiện đại sẽ góp phần tạo thêm góc nhìn mới trên bình diện tâm lý học sáng tạo và tiếp nhận văn học. 144 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu sách và tạp chí 1. Trần Thị An (2007), “Sức ám ảnh của tín ngưỡng dân gian trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6. 2. Tạ Duy Anh (2008), Đi tìm nhân vật, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai. 3. Tạ Duy Anh (2008), Gĩa biệt bóng tối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 4. Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 5. Trần Hoài Anh (2009), Lý Luận – Phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 – 1975, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 6. Y Ban (2008), Xuân Từ Chiều, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 7. Lê Huy Bắc (2012), Văn học hậu hiện đại – lý thuyết và tiếp nhận, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau 1975, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 9. G. Le Bon (Nguyễn Xuân Khánh dịch) (2013), Tâm lý học đám đông, Nxb Tri thức, Hà Nội. 10. Mạc Can (2006), Tấm ván phóng dao, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 11. P.J. Charrier (1972), Phân tâm học, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 12. David Staford Clark (2002), Freud đã thực sự nói gì?, Nxb Thế giới, Hà Nội. 13. David Staford Clark (2002), Jung đã thực sự nói gì?, Nxb Thế giới, Hà Nội. 14. Trần Dần (2010), Những ngã tư và những cột đèn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 15. S. Freud (Vũ Đình Lưu dịch) (1969), Nghiên cứu Phân tâm học, Nxb An Tiêm, Sài Gòn. 16. S. Freud (1999), “Về văn học nghệ thuật”, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 2. 17. S. Freud (Lương Văn Kế dịch) (2000), Vật tổ và cấm kỵ, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 145 18. S. Freud (Lương Văn Kế dịch) (2001), Nguồn gốc của văn hóa và tôn giáo, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 19. S. Freud (Trần Khang dịch) (2002), Bệnh lý học tinh thần về sinh hoạt đời thường, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 20. S. Freud (Nguyễn Xuân Hiến dịch) (2002), Phân tâm học nhập môn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 21. S. Freud (Nguỵ Hữu Tâm dịch) (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ, Nxb Thế giới, Hà Nội. 22. S. Freud (Trần Khang dịch) (2005), Luận bàn về văn minh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 23. S. Freud (2010), Tâm lý đám đông và sự phân tích cái Tôi, Nxb Tri thức, Hà Nội. 24. E. Fromm (2002), Ngôn ngữ bị lãng quên, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 25. Alain Gheerbrant, Jean Chevalier (1997), Tự điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng và Trường viết văn Nguyễn Du, Đà Nẵng. 26. Nhiều tác giả (Đỗ Lai Thuý biên soạn) (2004), Phân tâm học và tính cách dân tộc, Nxb Tri thức, Hà Nội. 27. Nhiều tác giả (Đỗ Lai Thuý biên soạn) (2004), Phân tâm học và tình yêu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 28. Nhiều tác giả (Đỗ Lai Thuý biên soạn) (2004), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 29. Nhiều tác giả (Đỗ Lai Thuý biên soạn) (2004), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 30. Nhiều tác giả (1978), Từ điển triết học, Nxb Sự thật, Hà Nội. 31. Hoàng Cẩm Giang, Lý Hoài Thu (2011), “Một cách nhìn về tiểu thuyết hậu hiện đại ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6. 32. Hồ Thế Hà (1998), Tìm trong trang viết, Nxb Thuận Hóa, Huế. 33. Hồ Thế Hà (2007), Những khoảnh khắc đồng hiện, Nxb Văn học, Hà Nội. 34. Hồ Thế Hà, Nguyễn Thành (2014), Phân tâm học với văn học, Nxb 146 Đại học Huế, Huế. 35. Nguyễn Việt Hà (2005), Khải huyền muộn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 36. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 37. Võ Thị Xuân Hà (2008), Trong nước giá lạnh, Nxb Văn học, Hà Nội. 38. Võ Thị Xuân Hà (2004), Tường Thành, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 39. Nguyễn Văn Hanh (1936), Hồ Xuân Hương Tác phẩm, thân thế và văn tài, Aspar xb, Sài Gòn. 40. Võ Thị Hảo (2005), Giàn thiêu, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 41. Đào Duy Hiệp (2008), Phê bình văn học từ lý thuyết hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Đỗ Đức Hiểu (1994), Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 43. K. Jaspers (Tuệ Hạnh dịch) (2004), Chân lý và biểu tượng, Nxb Phương Đông, Tp Hồ Chí Minh. 44. C. G. Jung (1995), “Quan hệ của tâm lý học phân tích và sáng tạo nghệ thuật thơ ca”, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 2. 45. C. G. Jung (1999), “Về quan hệ của tâm lý học phân tích và văn học nghệ thuật”, Tạp chí Văn học nước ngoài, số 2. 46. C.G. Jung (Vũ Đình Lưu dịch) (2007), Thăm dò tiềm thức, Nxb Tri thức, Hà Nội. 47. Lưu Hồng Khanh (2006), Tâm lý học chuyên sâu, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 48. Nguyễn Bách Khoa (1951), Nguyễn Du và Truyện Kiều, Nxb Thế giới, Hà Nội. 49. Lý Lan (2006), Người đàn bà kể chuyện, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh. 50. Lý Lan (2011), Tiểu thuyết đàn bà, Nxb Văn hóa–văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh. 51. Phạm Minh Lăng (2000), S.Freud và Phân tâm học, Nxb Văn hóa thông tin và Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. 147 52. Diệp Mạnh Lý (2005), Ximôn Phrớt, Nxb Thuận Hóa, Huế. 53. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 54. Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (2009), Tự điển tâm lý học, Nxb Việt Nam, Hà Nội. 55. Vũ Đình Lưu (1969), Nghiên cứu Phân Tâm học của Sigmund Freud, Nxb An Tiêm, Tp Hồ Chí Minh. 56. Phương Lựu (1997), Khơi dòng lý thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 57. Trần Thùy Mai (2004), Đêm tái sinh, Nxb Thuận Hóa, Huế. 58. Henry Miller (Hoài Khanh dịch) (2008), Thế giới tính dục, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp Hồ Chí Minh. 59. Bích Ngân (2010), Thế giới xô lệch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 60. Dạ Ngân (2010), Gia đình bé mọn, Nxb Thanh niên, Tp Hồ Chí Minh. 61. Trần Thị Mai Nhi (1994), Văn học hiện đại – văn học Việt Nam: giao lưu gặp gỡ, Nxb Văn học, Hà Nội. 62. Nguyễn Bình Phương (2005), Thoạt kỳ thủy, Nxb Văn học, Hà Nội. 63. Nguyễn Bình Phương (2006), Ngồi, Nxb Đà Nẵng. 64. Nguyễn Bình Phương (2013), Người đi vắng, Nxb Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh. 65. Nguyễn Bình Phương (2013), Những đứa trẻ chết già, Nxb Trẻ, Hà Nội. 66. Đoàn Minh Phượng (2006), Và khi tro bụi, Nxb Trẻ, Hà Nội. 67. Đoàn Minh Phượng (2007), Mưa ở kiếp sau, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 68. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học phương Tây hiện đại, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nôi. 69. Hoành Sơn, Hoàng Sỹ Quý (2006), Tính dục nhìn theo phương Đông, Nxb Trẻ, Hà Nội. 70. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học – một số vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội. 71. Nguyễn Hữu Tâm (2005), Những bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ, Nxb Thế giới, Hà Nội. 148 72. Nguyễn Đình Tú (2002), Lời sám hối muộn màng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 73. Nguyễn Đình Tú (2008), Nháp, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 74. Nguyễn Đình Tú (2009), Phiên bản, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 75. Nguyễn Đình Tú (2010), Kín, Nxb Văn học, Hà Nội. 76. Trương Tửu (1940), Kinh thi Việt Nam, Nxb Hàn Thuyên, Hà Nội. 77. Hồ Anh Thái (2004), Cõi người rung chuông tận thế, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng . 78. Hồ Anh Thái (2007), Đức Phật, nàng Savitri và tôi, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 79. Hồ Anh Thái (2009), Mười lẻ một đêm, Nxb Lao động, Hà Nội. 80. Hồ Anh Thái (2011), SBC là săn bắt chuột, Nxb Trẻ, Hà Nội. 81. Hồ Anh Thái (2012), Dấu về gió xóa, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 82. Nguyễn Bích Thu (2006), “Một hướng tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11. 83. Thuận (2007), T mất tích, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 84. Thuận (2009), Vân Vy, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 85. Đỗ Lai Thúy (1999), Hồ Xuân Hương – Hoài niệm phồn thực, Nxb Văn học, Hà Nội. 86. Đỗ Lai Thúy (2004), Sự đỏng đảnh của phương pháp, Nxb Văn hóa thông tin và Tạp chí Văn hóa – nghệ thuật, Hà Nội. 87. Đỗ Lai Thúy (2005), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 88. Đỗ Lai Thúy (2009), Bút pháp của ham muốn, Nxb Tri thức, Hà Nội. 89. Đỗ Lai Thúy (2010), Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 90. Anna Thủy (2008), Lạc giới, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 91. Anna Thủy (2010), Thoát y dưới trăng, Nxb Văn học, Hà Nội. 92. Nguyễn Văn Trung (1968), Lược khảo văn học, Nxb Nam Sơn, Sài Gòn. 149 93. Liễu Trương (2011), Phân tâm học và phê bình văn học, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 94. Nguyễn Thị Thanh Xuân và nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam – nhưng khả năng và thách thức, Nxb Thế giới, Hà Nội. Tài liệu mạng 95. Đào Tuấn Ảnh, “Những yếu tố hậu hiện đại trong văn xuôi Việt Nam qua so sáng với văn xuôi Nga”, nguồn: vietvan.vn/vi/bvct/id1485/Nhung-yeu-to-Hau-hien-dai-trong-van-xuoi- Viet-Nam-qua-so-sanh-van-xuoi-Nga/ 96. Hoàng Cẩm Giang, “Vấn đề nhân vật tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI”, nguồn: phebinhvanhoc.com.vn/?p=9579 97. Ngô Hương Giang, “Tiếp nhận phân tâm học ở Việt Nam 1975 đến nay nhìn từ lý thuyết va ứng dụng”, nguồn: vanhocquenha.vn/vi- vn/113/49/tiep-nhan-phan-tam-hoc-o-viet-nam-1975-den-nay-nhin-tu- ly-thuyet-va-ung-dung/108627.html 98. Hoàng Thị Huế, “Yếu tố vô thức trong tác phẩm Nguyễn Bình Phương”, nguồn: vhnt.org.vn/NewsDetails.aspx?NewID=554&cate=140 99. Phi Hùng, Đỗ Lai Thúy, “Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy (2)”, nguồn: tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c127/n1176/Do-Lai-Thuy-phe- binh-van-hoc-con-vat-luong-the-ay-2.html 100. Lê Thị Hường, “Chiến tranh qua cảm thức nữ giới”, nguồn: vannghequandoi.com.vn/802/news-detail/1319974/phe-binh-van- nghe/chien-tranh-qua-cam-thuc-nu-gioi.html 101. Đỗ Ngọc Thạch, “Vài đặc điểm văn xuôi hiện đại Việt Nam”, nguồn: bichkhe.org/home.php?cat_id=147&id=1583 102. Nguyễn Thành, “Khuynh hướng lạ hóa trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại-một số bình diện tiêu biểu”, nguồn: vanhaiphong.com/ly- luan-phe-binh/479-khuynh-hng-l-hoa-trong-tiu-thuyt-vit-nam-ng-i-mt- s-binh-din-tieu-biu-nguyn-thanh.html 103. Bùi Việt Thắng, “Dấu ấn tâm linh trong văn học Việt Nam đương đại 150 qua một số tiểu thuyết”, nguồn: vannghequandoi.com.vn/802/news.detail/1332208/phe-binh-van- nghe/dau-an-tam-linh-trong-van-hoc-viet-nam-duong-dai-qua-mot-so- tieu-thuyet.html 104. Bùi Việt Thắng, “Về dòng tiểu thuyết “thân xác”trong văn học Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI, nguồn: Vanhoanghean.com.vn/goc- nhin-van-hoa3/những-góc-nhìn-văn-hóa/ve-dong-tieu-thuyet-than-xac- trong-van-hoc-viet-nam-thap-nien-dau-tk-xxi 105. Võ Thị Thoa, “Vấn đề tính dục trong văn học Việt Nam sau 1975”, nguồn: tapchivan.com/tin-van-hoc-viet-nam-van-de-tinh-duc-trong- van-hoc-viet-nam-sau-1975-(vo-thi-thoa)-657.html 106. Bích Thu, “Một vài cảm nhận về tiểu thuyết Việt Nam đương đại”, nguồn: tonvinhvanhoadoc.vn/van-hoc-viet-nam/phe-binh/6533-mot- vai-cam-nhan-ve-ngon-ngu-tieu-thuyet-duong-dai.html 107. Đỗ Lai Thúy, “Phê bình văn học Việt Nam và vấn đề tiếp nhận lý thuyết nước ngoài”, nguồn: phebinhvanhoc.com.vn/?p=11049 108. Trần Minh Thương, “Tản mạn về những yếu tố tính dục trong văn học Việt Nam”, nguồn: =detail&id=13489 109. Trần Văn Toàn, “Vấn đề tính dục trong Văn học Việt Nam”, nguồn: vietvan.vn/vi/bvct/id344/Van-de-tinh-duc-trong-van-hoc-Viet-Nam/ 110. Bùi Thanh Truyền, “Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau năm 1986 qua hệ thống ngôn từ”, nguồn: ngnnghc/wordpress.com/2010/02/26/sự-dổi-mới-của-truyện-co-yếu-tố- kỳ-ảo-sau-1986-qua-hệ-thống-ngon-từ/ 111. Nguyễn Đình Tú, “Khuynh hướng tính dục trong sáng tác văn học gần đây”, nguồn: chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/khuynh-huong-tinh-duc- trong-sang-tac/default.aspx

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnoidungla_2_2756.pdf
Luận văn liên quan