Luận án Tìm hiểu quan niệm thơ cổ Việt Nam

Quan niệm thi ca cổ Việt Nam là một bộ phận then chốt của quan niệm văn chƣơng, rộng ra là quan niệm mỷ học của dân tộc ta thời trung đại. Nắm đƣợc lý luận thơ ngày xƣa, chúng, ta mới có điều kiện hiểu đúng cái hay, cái đẹp của thơ trong quá khứ, mới đánh giá đúng di sản thi ca thời trƣớc. Lý luận thơ xƣa đồng thời là một trong những căn cứ để hiện đại hóa thơ Việt Nam hôm nay. Việc tìm hiểu quan niệm thơ thời trung đại sẽ giúp chúng ta từng bƣớc lấp bằng chỗ trống trong lý luận thơ nói riêng, trong lý luận văn chƣơng nói chung, nhằm xây dựng một nền lý luận văn chƣơng hiện đại - dân tộc. Chúng tôi luôn ý thức sâu sắc rằng: Nghiên cứu quan niệm thơ cổ Việt Nam là công việc nặng nhọc và lâu dài của nhiều ngƣời, nhiều thế hệ. Do điều kiện và khả năng có hạn, chúng tôi mới đi vào một vài vấn đề chung, khó tránh khỏi sơ sài và hạn hẹp. Chúng tôi mong mỏi các nhà nghiên cứu tiếp tục mở rộng, đào sâu để việc tìm hiểu di sản lý luận thi ca cổ của dân tộc đạt đƣợc những thành tựu mới, lớn hơn nhiều.

pdf181 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tìm hiểu quan niệm thơ cổ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ều chí thiện làm tiêu chuẩn tuyệt đối" (87,52). Một chủ trƣơng thái quá nhƣ vậy tất sẽ đƣa đến việc xem nhẹ đặc thù thẩm mỷ của thi ca. Di hại của việc tuyệt đối hóa chức năng giáo hóa của nghệ thuật còn kéo dài mãi về sau, ở Trung Quốc cũng nhƣ ở Việt Nam. Giáo sƣ Lê Huy Tiêu có nhận xét sau về tình trạng lý luận, phê bình Trung Quốc: "Xƣa nay trong các sách lý luận văn học Trung Quốc, ngƣời ta coi trọng chức năng giáo dục mà coi nhẹ giá trị thẩm mỷ" (58). Còn về hiện trạng lý luận, phê bình Việt Nam thì giáo sƣ Bùi Duy Tân viết: "Văn chƣơng đƣợc nhận thức dƣới giác độ luân lý đạo đức hơn là dƣới giác độ thẩm mỷ học" (26). Trong khi, nói gì thì nói, thi ca trƣớc hết cũng phải là thi ca. Thơ không thoát ly, không tách rời chính trị và đạo đức. Nhƣng thơ thể hiện chính - trị và đạo đức theo cách riêng của mình. Có nhƣ vậy, đời mới cần đến nghệ thuật. Lẽ tồn tại của thi ca là ở đó. I.Rixtốs cho rằng: "Thơ mở rộng và nâng cao tâm hồn con ngƣời. Thơ giáo dục con ngƣời cảm giác về cái đẹp. Bởi vậy, suy cho cùng, thơ chính là hành động xã hội với ý nghĩa xã hội rộng rãi nhất của chữ này" (99). Do quan niệm chật hẹp, phiến diện và nghiêm khắc mà nói là lệch lạc ấy mà một số học giả xƣa đã đồng nhất đức với tài, tƣ tƣởng với hành động, thế giới quan với sáng tác. Ngô Thế Vinh quả quyết: "Những ngƣời có tài, có đức, hành động của họ là sự nghiệp, lời lẽ của họ là văn chƣơng" (17.1). Hiển nhiên "thi phẩm xuất vu nhân phẩm" (phẩm chất thơ bắt nguồn từ phẩm chất ngƣời) nên "độc kỳ thi nhƣ kiến kỳ nhân" (đọc thơ ngƣời nhƣ thấy chính ngƣời ấy), nhƣng cái gọi là "nhân" trong những trƣờng hợp này nên hiểu theo nghĩa rộng. Và ngay khi "nhân" 144 hàm nghĩa rộng đi nữa thì "nhân phẩm" cũng không hoàn toàn chi phối có tính quyết định tái "văn phẩm", "thi phẩm". Thơ, văn có "thú riêng", có "thể riêng" (Hàn Dù). Đức lớn có cơ làm nên tài lớn. Nhƣng tài lớn còn đƣợc xây dựng trên những nhân tố khác nữa, kể cả những nhân tố thần diệu trời phú. Đó là lý do Pablo Neruda viết: "Cả trời đất lẫn quỵ dữ đều không thể đƣa ra một công thức nên viết thơ nhƣ thế nào" (99). Thơ có định luật riêng mà sự ngẫu nhiên có vai trò không nhỏ trong việc hình thành tài năng nghệ thuật. Do vậy, lời của Lê Hữu Kiều sau đây không hoàn toàn thỏa mãn chúng ta: "Duy cổ nhân tính tình chân thật, khoáng đạt, cho nên... tình và cảnh đều thấu đáo, thơ nhƣ thế thật là trác việt, không thể theo kịp đƣợc" (76,55). Rõ ràng, con ngƣời làm thơ trong thời trung đại luôn coi chức phận xã hội là thiêng liêng, luôn lấy việc phụng sự đạo lý làm mục đích tối thƣợng. Thi ca không phải đều đƣợc viết theo sự thôi thúc tự nhiên của tình cảm mà chủ yếu theo sự cần thiết của quan hệ, của cƣơng vị, không thể thoái thác. Thi ca đƣợc dùng làm công cụ có sức mạnh riêng thực hiện xác tín của tâm, chí, đạo hơn là một thứ nghệ thuật linh diệu. Loại văn nhân thi sỷ hiển đạt luôn "vụ đạo", "hành đạo" nảy sinh từ đây. Trên đại thể, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu... đều gần gũi nhau ở điểm này. Văn thơ là một bộ phận cấu thành sự nghiệp và tài năng của họ. Loại nghệ sỷ ấy đặc biệt hữu dụng khi vấn đề tồn tại hay không tồn tại của quốc gia đƣợc khẩn thiết đặt ra. Lúc đó, "thi ngôn chí" thành "thơ bày tỏ lý tƣởng" cứu nƣớc cứu dân. Ngòi bút là "đao bút phải dùng tài đã vẹn" (Nguyễn Trãi). Vì vậy, "văn chƣơng mƣu lƣợc gắn liền với sự nghiệp kinh bang tế thế" (lời của sử thần Phan Huy Chú đánh giá Nguyễn Trãi). 145 Sự lựa chọn nhƣ vậy là đúng đắn. Nhà thơ Chế Lan Viên có lý khi đặt giả thiết: "Giá nhƣ cha ông ta đời Lý, đời Trần đã sáng tác nên cả một nền văn chƣơng "lời lời châu ngọc, hàng hàng gấm thêu" nhƣng lại để thua trận và mất nƣớc, thì con cháu ngày nay sẽ chọn lựa di sản nào hơn?" (93.2). Ta hiểu vì sao chính Chế Lan Viên - Thi sĩ đã yêu cầu :"Hãy đặt ngƣời trồng hoa sau ngƣời trồng lúa - Đặt những bài thơ thiên tài về Điên Biên sau những Điên Biên", và Chế Lan Viên - Nhà phê bình đã khẳng định: "Ngƣời ta thích một số thi sĩ nào đầu tiên là vì cái lý tƣởng, cái khuynh hƣớng của anh ta" (46). Khi vận nƣớc ngàn cân treo trên sợi tóc (ở nƣớc ta bốn ngàn năm lịch sử đã có tới một ngàn hai trăm năm phải đánh giặc), trƣớc mọi chuyện phải đặt lẽ tồn vong của dân tộc lên hàng đầu. "Quốc gia hƣng vong, thất phu hữu trách". Phải đánh và thắng giặc ngoại bang bằng mọi vũ khí có thể kể cả văn chƣơng, nghệ thuật. Chất văn có thể thuyên giảm, xếp ở sau chót, cũng không sao. Gìn giữ đƣợc độc lập dân tộc, thống nhất non sông, lúc ấy nghĩ đến việc trau dồi nghệ thuật cũng không muộn. Phải thấy, đây là ƣu thế nổi trội của quan niệm thi ca chính thông. Tiếc rằng quan niệm ấy ngự trị ngay cả lúc vấn đề độc lập dân tộc, thống nhất đất nƣớc đã cơ bản đƣợc giải quyết xong, tạo nên sự đơn điệu nghèo nàn trong đời sống thi ca, trạng thái mà giáo sƣ Lê Chí Dũng gọi là nền văn chƣơng "đơn thanh điệu" (56.2). Một nền thi ca thịnh đạt phải phong phú về nội dung, đa dạng về phong cách. "Văn" là đẹp, và cái đẹp từ ngàn xƣa đã dung chứa sự dồi dào, cả sự phồn tạp nữa. Trong "Dịch truyện", mục "Hệ từ hạ" có viết: "Văn tƣơng tạp, cố viết văn" (sự vật giao thoa đan dệt rất phức tạp với nhau, nên gọi là văn). Sử Bá, nhà tƣ tƣởng cuối đời Tây Chu nói: "Thanh nhất vô thính, vật nhất vô văn, 146 vị nhất vô quả" (thanh âm đơn nhất không nghe đƣợc, vật đơn nhất không văn vẻ, vị đơn nhất không hiệu quả). Cái gì hay đẹp ngon thì ngƣời Trung Quốc và Việt Nam đều hình dung trƣớc bằng số từ: ngũ thanh, ngũ sắc, ngũ vị... Nguyên tắc chung đã trói buộc mọi nhà thơ, nhà văn bất kể là sáng tác văn chƣơng cử nghiệp hay tự do, quan phƣơng hay tƣ tác. Hệ quả tất yếu là kìm hãm sức sáng tạo, hạn chế sự phát triển của phong cách cá nhân. Sáng tác phải tuân thủ những kiểu mẫu thành khuôn cứng sẵn có. Từ thể tài, đề tài đến thi liệu, ngôn từ. Đề tài trở đi trở lại thành sáo mòn, nào: mai, lan, cúc, trúc; ngƣ, tiều, canh, mục; nào: tự thuật, ngôn chí, cảm hoài, tức sự, ngẫu hứng... Thể tài thì dùng những cái đã định hình về cấu trúc, vần điệu, niêm luật. Ngôn từ, thi liệu hết sức ƣớc lệ, tƣợng trƣng. Nói về ngƣời đẹp bao giờ cũng "tóc mây", "da tuyết", "làn thu thủy", "nét xuân sơn"...Nói về ngƣời anh hùng thì "hồ thỉ tang bồng", "công danh nam tử", "chí làm trai dặm ngàn da ngựa - gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao"... Giáo sƣ Phan Ngọc từng phải buồn bã thốt lên: "Cái bệnh thơ văn của cha ông ta đã làm ta mất hẳn mọi hình ảnh cụ thể xác thực" (83.2,126). Tóm lại, chỉ cần đúng ý đúng lúc, còn nói thế nào cho thật mới lạ, độc đáo và sinh động không đƣợc xem trọng. Thật khác xa với quan niệm sáng tạo thi ca hiện đại. Xuân Diệu cho rằng :"Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sỷ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi" (Báo Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Số 228). Phải đến đầu thế kỵ XX, đặc biệt là vào lúc Thơ mới xuất hiện, cái tôi cá thể mới đƣợc giải phóng và hiển hiện thành thơ. Hoài Thanh viết 147 về phong trào Thơ mới: "Ngày thứ nhất... chữ Tôi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam, nó thật bỡ ngỡ. Nó nhƣ lạc loài nơi đất khách. Bởi nó mang một quan niệm chƣa từng có ở xứ này: quan niệm cá nhân. Xã hội Việt Nam từ xƣa không có cá nhân, chỉ có đoàn thể: lớn thì quốc gia nhỏ thì gia đình. Còn cá nhân, cái bản sắc của cá nhân chìm đắm trong gia đình hòa tan trong quốc gia nhƣ giọt nƣớc trong biển cả" (44). Về cơ bản, chân lý thuộc về Hoài Thanh. Có thể ngày trƣớc "các sw thành tâm, kỳ dị nhƣ diện" (mỗi ngƣời đều viết theo tâm tính của mình, khác nhau nhƣ từng khuôn mặt) song chƣa thể vƣơn tới cá tính sáng tạo mạnh mẽ nhƣ thi ca hiện đại khi mà đầu óc các nhà thơ đƣợc giải phóng ra khỏi sự kìm kẹp của tƣ tƣởng phong kiến bằng sự nghiệp khai sáng của cách mạng tƣ sản. Mặc dầu vẫn không khi nào xa rời trách nhiệm xã hội, nhƣng chƣa bao giờ tinh thần ngƣời nghệ sỷ đƣợc tự do nhƣ thời hiện đại, tự do để cất lên tiếng nói của con ngƣời bằng đủ giọng điệu và đủ sắc thái cảm xúc. Pablô Neruda cảm khái viết: "Tôi tin ở cá tính, ở cái nét riêng qua tất cả mọi ngôn ngữ, mọi hình thức, mọi phƣơng hƣớng của công việc sáng tạo nghệ thuật" (99). Nadim Hikmét cũng viết với cảm hứng không kém: "Mỗi nghệ sỷ phải tìm tòi suốt đời. Trong cuộc tìm tòi này, anh ta không đƣợc lặp lại chính mình, nhƣng phải biết bảo vệ cá tính của mình, và không bắt chƣớc ngƣời khác" (99). Thơ là tiếng vọng sáng tạo của kinh nghiệm sống cá nhân. Nhà thơ không mô phỏng thế giới mà tự thể hiện về nó. Tạo lập cái riêng, không lẫn trộn vào ngƣời khác, là đích hƣớng tới của mọi nhà thơ trong thời đại yêu cầu cao và tạo mọi điều kiện cho mỗi cá nhân tự sáng nhƣ thời đại chúng ta đang sống. 148 Thời trƣớc, ở Việt Nam cá nhân con ngƣời chƣa thể vùng vẫy trong bầu trời cao rộng nhƣ bây giờ. Con ngƣời là một yếu tố của tam tài: Thiên - Địa - Nhân. Cho "vật ngã" là đồng nhất, Trang Tử đã kịch liệt phản đối việc xem con ngƣời, nhất là con ngƣời cá nhân là trung tâm của vũ trụ. Cổ nhân, nếu có bàn về "phong cách thi ca", cũng chỉ đƣa ra những nhận xét chung chung và sơ sài. Bùi Huy Bích trong "Lữ trung tạp thuyết" có bình về sự "sâu rộng" của Trƣơng Hán Siêu, sự "tú lệ" của Nguyễn Trung Ngạn, sự "tuấn phát" của Phạm Sƣ Mạnh. Đó là những nhà thơ nổi tiếng đời Trần. Riêng về đời Lê, Bùi Huy Bích có khen "lời đẹp, ý mạnh" của Nguyễn Trãi, "kỳ vĩ khẳng khái" của Lý Tử Cấu, "thù phụng đúng thể" của Thân Nhân Trung... (35.3,24). Kể ra Bùi Huy Bích cũng đã nói đƣợc những điểm cốt lõi trong văn nghiệp của họ, nhƣng tìm đƣợc sự phân tích, lý giải cụ thể, thấu đáo thì hầu nhƣ không thấy. Cái riêng có phần bị chìm khuất, cái mới ít có điều kiện bộc lộ, mặc dầu ai cũng có thể lập luận thơ là tình của nhà thơ, mỗi ngƣời một tính, một tình, nên mỗi ngƣời đều có thơ riêng. Trong khi, với văn chƣơng hiện đại, sự cách tân mới mẻ lại là đặc điểm không thể thiếu của thơ hay và nhà thơ danh tiếng. Khách quan mà xem xét thì không phải ngƣời xƣa không có lúc chú ý tới cái mới. "Văn quý biến". Kinh Dịch nói: "Vằn trên da hổ biến hóa nên màu sắc rực rỡ đẹp đẽ, vằn trên da báo biến hóa, nên màu sắc lộng lẫy, huy hoàng" (49,173). Lƣu Hiệp chỉ ra một trong nhƣng lề luật khi viết văn là "biến "hóa" để "không mục nát" (49,177). Yêu cầu "xuất tân ý" nhằm" cổ kim chi biến", xét ở một góc độ nào đó, là yêu cầu tự thân của văn chƣơng. Tào Tuyết cần, tác giả "Hồng lâu mộng" bất hủ, từng chủ trƣơng: "yếu tân kỳ biệt chí" (cần phải mới mẻ độc đáo). Trong tiểu 149 thuyết "Hồng lâu mộng" Lâm Đại Ngọc khen bài "Phù dung lỗi" (điếu hoa phù dung) của Giả Bảo Ngọc là "Tân kỳ tế văn" (văn tế mới mẻ) (49, 260). Đọc thơ ngƣời khác gắng phát hiện ra cái mới là khuynh hƣớng tự nhiên của việc bình thơ xƣa cũng nhƣ nay, bởi thơ đạt tới "cõi thần diệu" bao giờ cũng mang "khí" lạ. Nhƣng cái mới mẻ trong văn chƣơng thời trƣớc không thể thoát khỏi khuôn khổ chung gò bó, chật hẹp, rất khác với cái mới mẻ thời hiện đại. L. Parô viết: "Phải luôn tự đổi mới, phải thay những đề tài cảm xúc mà sức mạnh đã bi giảm sút, sáng tạo ra những phƣơng tiện mới" (87). Nhà thơ hiện đại thu nhận để tự giàu có. Làm thơ viết văn với A.Giacômetti là "cuộc phiêu lƣu, cuộc đại phiêu lƣu và mỗi ngày nhìn thấy xuất hiện một cái gì chƣa từng biết trong từng một khuôn mặt" (99). Tính sáng tạo trong thơ đƣợc đòi hỏi cao và triệt để. Ngay ngôn từ cũng "cần phải nảy mầm nếu không đó là từ giả" (A.Brơtông - 99). Cho nên, nếu ai đó có nói "không có các qui tắc chung trong sáng tạo thi ca" thì cũng không có gì quá đáng. Có thể thấy rõ mặt hạn chế của quan niệm thơ cổ trong sự đối sánh với đời sống thi ca hiện đại. Cũng có thể thấy rõ mặt hạn chế này trong sự đối chiếu với quan niệm thơ phƣơng Tây. Một trong những điểm dễ nhận thấy đó là: tính chất mơ hồ trong các khái niệm của thi luận cổ Trung Quốc và Việt Nam. Phần nhiều các khái niệm dùng trong xem xét, đánh giá thi ca nhƣ: văn, chất, lý, khí, hình, thần... đều lấy từ những phạm trù triết học. Một số khái niệm có sắc thái chuyên biệt nhƣ: phú, hứng, tỵ, điệu, tứ, cách... thì không đƣợc quan tâm định nghĩa một cách xác định. Giáo sƣ Phƣơng Lựu không phải không có lý khi cho rằng: "Dƣờng nhƣ những khái niệm lý luận văn học Trung Hoa (và 150 cũng có thể nói Việt Nam — P.Q.T.) chỉ để cảm nhận chứ không phải để xác nhận" (85.2). Điều này có gốc gác từ kiểu tƣ duy đặc thù của Á Đông. Khác với ngƣời phƣơng Tây, ngƣời phƣơng Đông không ƣa phân tích rành mạch định nghĩa rõ ràng. Nhận thức của họ nghiêng về sự hình dung có tính tổng hợp, trực giác. Lão gia nói đến "tĩnh quan", còn Phật gia thì nói đến "đốn ngộ". Nhƣ vậy mới có điều kiện tiếp cận đƣợc bản thể của vũ trụ và vạn vật vốn "siêu lôgic". Thế giới với Lão Tử là "hỗn độn"phi trật tự. Còn theo Phật thì thế giới là "vô nội ngoại, vô trung biên". Để nhận biết thế giới, mọi sự phân tích, lý giải có khi không hiệu quả mà còn làm phƣơng hại đến tính toàn vẹn của muôn vật. Kiểu tƣ duy đó có nhiều điểm tƣơng đồng với "Hiện tƣợng luận" xuất hiện ở phƣơng Tây vào thế kỵ XX này. Theo khuynh hƣớng triết học ấy thì "phƣơng pháp phân tích lôgic có thể tạo ra sự uy hiếp cho tính hoàn chỉnh của thế giới". Vậy nên cách tốt nhất là hãy tập trung cảm giác và trí lực mà nƣơng theo tính sinh động, toàn vẹn vốn có của hiện tƣợng. Nhƣ vậy, không phải mọi điều trong quan niệm thơ cổ đều đáng đƣợc chúng ta ngày nay kế thừa và phát huy. Đứng ở tầm cao thời đại cho phép, với tinh thần gạn đục khơi trong, truyền thống lý luận thơ cổ khi đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu và kế thừa chắc sẽ đƣợc khai thác ở nhiều phƣơng diện khác nữa. 151 PHẦN III: KẾT LUẬN Ngƣời xƣa vậy là đã bàn đến hầu hết các vấn đề của thơ, từ nội dung đến hình thức, từ chủ thể đến khách thể, từ bản chất thơ đến việc bình thơ. Nhiều vấn đề đã đƣợc các danh nho cũng nhƣ hàn sỷ, hữu danh cũng nhƣ vô danh giải quyết khá thấu dáo, đi gần với quan niệm thi ca tiến bộ của nhân loại và quan niệm thi ca hiện đại của dân tộc. Từ tất cả những gì đã đƣợc phân tích, biện giải chúng ta hoàn toàn có cơ sở để khẳng định: Đã tồn tại trong quá khứ một nền thi luận cổ Việt Nam. Ở đây tồn tại một thực tế gồm hai mặt: ảnh hưởng sâu đậm của lý luận thơ cổ Trung Hoa tới Việt Nam và ý thức độc lập, sáng tạo trong tƣ duy thi ca của các thi nhân học giả nƣớc ta thời trƣớc. Đó là một thực tế không riêng đối với ta, mà cũng không riêng trong lãnh vực văn chƣơng, học thuật, bởi (theo cách nói của Trƣơng Tái đời Tống) muôn vật "nhất lý" nhƣng "phận thù‖. Muốn thành công cần vận dụng cái của ngƣời vào hoàn cảnh của mình. Phƣơng châm hành động của ngƣời Trung Quốc là vừa Tây dụng" vừa "trung thể", của ngƣời Triều Tiên là vừa "Tây khí" vừa "Đông đạo", của ngƣời Nhật Bản là vừa "dƣơng tài" vừa "hòa hồn". Có lẽ đây là chiếc chìa khóa thần giúp các nƣớc đồng văn này có đƣợc những bƣớc tiến nhảy vọt tiếp cận đến văn minh hiện đại chăng? Vì vậy, có thể khẳng định: giao lƣu, hòa hợp là quy luật phát triển của bất cứ nền văn hóa nào, không loại trừ ngay cả những nền văn hóa có lịch sử lâu đời và đạt đƣợc những thành tựu rực rỡ. Theo I. S. Lisevich, 152 trong thực tế lịch sử nhân loại, không có nền văn minh phát triển nào lại chối từ việc tiếp nhận. Ngay văn hóa Trung Hoa, một nền văn hóa đóng vai trồ hạt nhân trong vùng văn hóa Viễn Đông rộng lớn cũng không nằm ngoài thực tế này. Thời cổ đại, văn hóa Trung Hoa rõ ràng chịu ảnh hƣởng của nền văn hóa phƣơng Nam. Sang thời trung đại, văn hóa Trung Quốc đã có ít nhất ba quá trình tích hợp văn hóa với các bộ tộc phƣơng Nam thời Lục Triều, với ngƣời Nguyên, ngƣời Thanh và với phƣơng Tây từ thế kỉ XVIII (62.2). Từ đó, chúng tôi tán đồng với ý kiến của giáo sƣ Lê Đình Kỳ: "Do điều kiện lịch sử một nghìn năm Bắc thuộc, cha ông ta không tránh khỏi chịu ảnh hƣởng của nền văn hóa và học thuật Trung Hoa... Điều đáng tự hào là mặc dầu bị áp bức nặng nề từ phƣơng Bắc, dân tộc ta đã không chịu để cho bị đồng hóa, vẫn nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong chính trị cũng nhƣ trong đời sống tinh thần nói chung" (57.2,350). Vậy là đã tồn tại trên thực tế một nên lý luận thi ca độc đáo, phong phú và quý giá trong thời trung đại ở Việt Nam, và nền thi học đó "cũng có tầm cỡ nhƣ bất cứ nền thi học của nƣớc nào, nếu ta biết khai thác những cái đƣợc giấu kín trong đó" (Đỗ Văn Hỵ - 35.3,93). Trong việc "khai thác" di sản lý luận thi ca quá khứ, công lao đầu thuộc về những nhà Hán Nôm học Việt Nam hiện đại đã không quản bao khó khăn tham gia vào công cuộc sƣu tầm, biên dịch, hiệu đính, chú giải các văn bản cổ. Cho tới giờ, nguồn tƣ liệu giúp cho việc tìm hiểu quan niệm thi ca Việt Nam thời trung đại mặc dầu có thể chƣa thật tập trung, phong phú và đa dạng nhƣng thật đáng kể và nhất là có đủ cơ sở cho việc khái quát nhiều vấn đề lý luận chung cũng nhƣ việc đào sâu nhiều vấn đề lý luận cụ thể. Chúng tôi hy vọng các nhà Hán Nôm học uyên bác, giàu 153 kinh nghiệm và tâm huyết sẽ tiếp tục dồn thời gian và công sức vào công việc phát hiện và chỉnh lý nguồn tƣ liệu cổ, giúp đẩy nhanh việc nghiên cứu di sản lý luận văn chƣơng trung đại sang một giai đoạn mới với những thành tựu lớn hon. Từ những gì đã đƣợc trình bày, chúng tôi xin đƣợc rút ra một số điểm bao quát sau đây: - Các thi nhân, học giả xƣa rõ ràng không có ý định "lập thuyết". Những ý kiến bàn về thơ của họ, hoặc mang tính tức thời nhân bàn về một tập thơ hay một tuyển thơ sắp ra mắt hoặc mang tính gián tiếp nhân bàn về thế đạo nhân tâm hay về "văn" nói chung. Nhƣng từ đó, có thể rút ra nhiều điều có giá trị phổ quát, lâu dài mang tính đặc thù thể loại sâu sắc chung quanh những vấn đề lý luận thi ca cơ bản nhƣ: chủ thể và sản phẩm sáng tạo, nội dung và hình thức tác phẩm, bản thể và tiếp nhận thi ca... - Những lời bàn luận về thơ thời trƣớc thƣờng là tiếng nói "gan ruột" của những nhà sáng tác. Đó là kết quả của quá trình suy ngẫm và thể nghiệm dài lâu của những ngƣời không chỉ am hiểu mà còn yêu thích thi ca, không chỉ biết nói mà còn biết làm (thƣờng làm nhiều hơn nói, và khi không thể không lên tiếng thì nói ít và nói ngắn). Do vậy, ý kiến của họ mang những đặc điểm riêng tạo nên sức cuốn hút riêng, đặc biệt thâm thía và sâu sắc. - Một trong những đặc điểm nổi bật của những lời bàn về thơ của các học giả, thi nhân thời trƣớc là tính thẳng thắn và chân thực. Họ thƣờng khiêm nhƣờng giãi bày những suy nghĩ, đúng hơn là những cảm nghĩ về thơ, mong tìm gặp sự đồng điệu của bậc tri âm, tri kỵ. Rất ít xảy ra tranh luận. Mà nếu có tranh luận về học thuật thì cũng không mấy 154 gay gắt. Họ thƣờng bình tâm trình bày những kiến giải của bản thân, không có ý áp đặt mà lấy sự thuyết phục ngƣời đối thoại làm mục đích chính. - Những ý kiến bàn về thơ của ngƣời xƣa bắt nguồn từ vốn đời, vốn đọc, vốn học đƣợc tích lũy thƣờng xuyên và không biết mệt mỏi. Nhiều thi nhân học giả thời trƣớc đã hấp thụ đƣợc những hiểu biết cao nhất mà thời đại của họ cho phép. Dựa trên cơ sở của vốn tri thức mang tính bách khoa, lý luận thi ca cổ đồng thời là bộ phận quý giá của vốn tri thức ấy - vốn tri thức đƣợc ông cha ta kiên trì thâu thái trong những năm tháng đầy khó khăn, thử thách không chỉ đối với số phận của dân tộc mà còn đối với cuộc đời của mỗi ngƣời, không chỉ về vật chất mà còn về tinh thần. Tri thức về văn chƣơng, về thi ca nhiêu lần đáng quý hơn còn bởi lẽ đó. - Là một bộ phận của tƣ tƣởng, quan niệm thi ca cổ đồng thời gắn bó mật thiết với những hình thái tƣ tƣởng khác của ngƣời xua: tƣ tƣởng chính trị, tƣ tƣởng triết học, tƣ tƣởng đạo đức, tƣ tƣởng học thuật... Trong mối quan hệ này, quan niệm thi ca vừa chịu ảnh hƣởng vừa tác động trở lại những quan niệm khác ở cả hai phía tích cực và tiêu cực. Trên cơ sở phân tích, lí giải đúng đắn những mặt tinh hoa đáng trân trọng cùng những mặt hạn chế đáng phê phán, chúng ta sẽ có thái độ phù hợp trong việc tiếp nhận di sản lí luận thi ca trong quá khứ của ông cha. - Những tinh hoa của quan niệm thơ cổ Việt Nam là một trong những đóng góp độc đáo của nền học thuật và tƣ tƣởng dân tộc vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Tất nhiên ở đây có không ít điều mà giáo sƣ Đỗ Văn Hỵ gọi là sự "ngẫu hợp", nghĩa là sự gặp gỡ tự nhiên của những bộ óc lớn thuộc mọi thời đại ở mọi phƣơng diện. Bởi vì nhận thức của con ngƣời có thể rất khác nhau về cách thức sống về mục đích và bản 155 chất cơ bản là gần gũi nhau. Điều này phù hợp với nhận thức của tác giả "Liêu thi thoại": "Bế môn tạo xa, xuất môn hợp quỷ" (đóng cửa tạo xe, ra cửa vừa đƣờng - 35.3, 4). Quan niệm thi ca cổ Việt Nam là một bộ phận then chốt của quan niệm văn chƣơng, rộng ra là quan niệm mỷ học của dân tộc ta thời trung đại. Nắm đƣợc lý luận thơ ngày xƣa, chúng, ta mới có điều kiện hiểu đúng cái hay, cái đẹp của thơ trong quá khứ, mới đánh giá đúng di sản thi ca thời trƣớc. Lý luận thơ xƣa đồng thời là một trong những căn cứ để hiện đại hóa thơ Việt Nam hôm nay. Việc tìm hiểu quan niệm thơ thời trung đại sẽ giúp chúng ta từng bƣớc lấp bằng chỗ trống trong lý luận thơ nói riêng, trong lý luận văn chƣơng nói chung, nhằm xây dựng một nền lý luận văn chƣơng hiện đại - dân tộc. Chúng tôi luôn ý thức sâu sắc rằng: Nghiên cứu quan niệm thơ cổ Việt Nam là công việc nặng nhọc và lâu dài của nhiều ngƣời, nhiều thế hệ. Do điều kiện và khả năng có hạn, chúng tôi mới đi vào một vài vấn đề chung, khó tránh khỏi sơ sài và hạn hẹp. Chúng tôi mong mỏi các nhà nghiên cứu tiếp tục mở rộng, đào sâu để việc tìm hiểu di sản lý luận thi ca cổ của dân tộc đạt đƣợc những thành tựu mới, lớn hơn nhiều. 156 PHỤ LỤC SƠ LƢỢC VỀ CÁC TÁC GIẢ (Xếp theo vần chữ cái) - QUÂN BÁC (chƣa rõ tiểu sử) - BÙI HUY BÍCH (1744-1818) Hiệu Tồn Am, tên chữ Hy Chƣơng, ngƣời làng Định Công, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông (nay thuộc thành Hà Nội). Đậu Hoàng giáp năm 1769. Làm đến chức Hành tham tụng (Tể tƣớng) Tác giả: "Nghệ An thi tập", "Tồn Am thi tập", nổi tiếng nhất là hai hợp tuyển: "Hoàng Việt thi tuyển", "Hoàng Việt văn tuyển". - NGUYỄN ĐỊCH CÁT (Chƣa rõ tiểu sử) - NGÔ THÌ CHÍ (1753-1788) Tự Học Tốn, hiệu Uyên Mật, thuộc Ngô gia văn phái. Đỗ Á nguyên hƣơng tiến dƣới triều Lê. Tác giả "Học Phi thi tập", "Học Phi văn tập", "Hào môn khoa sớ"... - PHAN HUY CHÚ (1782-1840) Tự Lâm Khanh, hiệu Mai Phong, ngƣời làng Sài Sơn (tức làng Thầy), phủ Quốc Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Hai lần đi thi chỉ đậu tú tài. Nhờ nổi tiếng hay chữ, ông đƣợc triệu vào cung bổ các chức quan. Hai lần đƣợc cử làm Phó sứ sang Trung Quốc. 157 Tác giả: "Hoàng Việt địa dư chí", "Hoa thiều ngâm lục", "Hoa trình lục ngâm"... nhung giá trị nhất là bộ "Lịch triều hiến chương loại chí". - NGUYỄN DU (1765-1820) Tự Tố Nhƣ, hiệu Thanh Hiên, ngƣời làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tinh Hà Tĩnh. Làm quan đến Tham tri bộ Lễ dƣới triều Nguyễn. Làm chánh sứ đi Trung Quốc. Tác giả: "Thanh Hiên thi tập", "Nam trung tạp ngâm", "Bắc hành tạp lục", "Đoạn trường tân thanh" (quen gọi là 'Truyện Kiều"), "Chiêu hồn thập loại chúng sinh"... - PHẠM NGUYỄN DU (1739-1786). Tự Hiếu Đức và Dƣỡng Hiên, hiệu Thạch Động, ngƣời làng Đặng Điền, huyện Chân Phúc, tỉnh Nghệ An. Đậu Hoàng giáp năm 1779. Tác giả: "Nam hành ký đắc lục", "Thạch Động tiên sinh thi tập", "Độc sử si tưởng", "Đoạn trường lục"... - CAO XUÂN DỤC (1842-1923) Tự Tử Phát, hiệu Long Cƣơng, ngƣời làng Thịnh Mỷ, phủ Diễn Châu tỉnh Nghệ An. Đậu Cử nhân năm 1877, làm quan đến Học bộ Thƣợng thƣ. Tác giả: "Quốc triều hương khoa lục", "Quốc triều khoa bảng lục", "Nhân thế tu tri", "Long cương văn đối"... - NGUYỄN DƢ (thế kỵ XVI) Ngƣời làng Đỗ Tùng, huyện Gia Phúc, (nay thuộc huyện Thanh Miện tỉnh Hải Hƣng), học trò Nguyễn Bỉnh Khiêm, bạn học Phùng Khắc Khoan. 158 Thi Hƣơng đậu Giải nguyên, thi Hội chỉ trúng tam trƣờng, đƣợc bổ làm tri huyện, đƣợc một năm thì cáo quan về ở ẩn. Tác giả: "Truyền kỳ mạn lục". - VŨ TRỌNG ĐẠI (chƣa rõ tiểu sử) - ĐỖ TUẤN ĐẠI (chƣa rõ tiểu sử) - NGUYỄN ĐỨC ĐẠT (1823-?) Tự Khoát Nhƣ, hiệu Nam Sơn chủ nhân, ngƣời làng Trung Cần huyện Thanh Chƣơng, tỉnh Nghệ An. Đậu Thám hoa năm 1853, làm quan đến Tuần phủ. Tác giả: "Nam Sơn tùng thoại", "Nam Sơn di thảo", "Vịnh sử thăng bình", "Vịnh sử thi tập".... - LÊ QUÝ ĐÔN (1726-1784) Chính tên là Lê Danh Phƣơng. Tự Doãn Hậu, hiệu Quế Đƣờng, làng Diên Hà, huyện Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ (nay là huyện Hƣng Hà, tỉnh Thái Bình). Đậu Bảng nhãn năm 1752, làm quan đến chức Công bộ Thƣợng thƣ. Tác giả: "Vân đài loại ngữ", "Đại Việt thông sử", "Phủ biên tạp lục", "Kiến văn tiểu lục", "Quế Đường thi tập", "Quế Đường văn tập", "Toàn Việt thi lục".... - NGÔ CƢƠNG MẠNH ĐOAN (chƣa rõ tiểu sử) - NGÔ QUÍ ĐỒNG (thế kỵ XIX) Hiệu Huyền Đồng Tử, ngƣời Thừa Thiên. Làm quan dƣới triều Tự Đức. Tác giả: "Thơ thất ai" - TRẦN CAO ĐỆ (chƣa rõ tiểu sử) 159 - NGUYỄN TƢ GIẢN (1823-1890) Tự Tuân Phúc và Hy Bật, hiệu Vân Lộc và Thạch Nông, ngƣời làng Dụ Lâm, huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc). Đậu Hoàng giáp năm 1844, làm đến chức bộ Lại Thƣợng thƣ. Tác giả: "Thạch Nông thi tập", 'Thạch Nông văn tập", “Yên thiều thi thảo", "Yên thiều bút lục", "Thạch Nông tung thoại"... - PHAN THANH GIẢN (1796-1867) Tự Tĩnh Bá và Đạm Trai, hiệu Lƣơng Khê và Ƣớc Phu, biệt hiệu Mai Xuyên, ngƣời làng Bảo Thanh, huyện Bảo An (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre). Đỗ Tiến sĩ năm 1826. Làm đến Thƣợng thƣ bộ Hình và bộ Hộ, từng sang sứ Trung Quốc, Nam Dƣơng và Tân gia ba. Tác giả: "Lương Khê thi thảo", "Lương Khê văn thảo'... - NGUYỄN DƢỠNG HẠO (?—?) Ngƣời huyện Duy Xuyên, Thăng Hoa (nay là tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng). Tác giả: "Tựa Phong trúc tập". - NGUYỄN HÀNH (1771—1824) Chính tên là Nguyễn Đạm, tự Tử Kính, hiệu Nam Thúc, cháu ruột Nguyễn Du, ngƣời làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đậu Tiến sĩ và đƣợc xếp vào "An Nam ngũ tuyệt" (tức năm nhà thơ danh tiếng nhất đƣơng thời). Tác giả : "Quan đông tập" và "Minh Quyên thi tập". - NGUYỄN THƢỢNG HIỀN (1866-1925) Tự Đỉnh Nam và Đình Thần, hiệu Mai Sơn, ngƣời làng Liên Bạt, huyện Sơn Lãng (nay là tỉnh Hà Tây). 160 Đậu Hoàng giáp năm 1889. Tác giả: "Nam chi tập", "Hạc thư ngâm biến", "Mai Sơn ngâm tập" Nam Hương tập", Mai Sơn ngâm thảo"... - PHẠM ĐÌNH HỔ (1768-1839) Tự Tùng Niên và Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, ngƣời làng Đan Loan, tổng Minh Loan, huyện Đƣờng An, phủ Thƣợng Hồng, trấn Hải Dƣơng (nay thuộc tỉnh Hải Hƣng). Làm quan dƣới triều Minh Mệnh năm 1821. Tác giả: "Vũ trung tùy bút", "Tang thương ngẫu lục" (soạn chung với Nguyễn Án), "Châu Phong tạp thảo", "Đông Dã học ngôn thi tập", "Tùng cúc liên mai tứ hữu"... - NGÔ THÌ HOÀNG (1770-?) Hiệu Huyền Trai và Thạch Ổ, trong Ngô gia văn phái. Đậu tú tài năm 1807. Tác giả: "Thạch ổ di chương". - PHAN HUY ÍCH (1750-1822) Tự Khiêm Thụ Phủ, hiệu Dụ Am, quê gốc ở làng Thu Hoạch, huyện Thiên Lộc (sau đổi là Can Lộc), trấn Nghệ An. Từ sau khi nhà Lê mất, cha ông đến ở làng Thụy Khuê, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Nam (nay là tỉnh Hà Tây). Đậu Đình nguyên Tiến sĩ năm 1775. Đi sứ Trung Quốc năm 1790. Tác giả: "Dụ Am ngôn lục tập", "Dụ Am văn tập", "Cúc Đường bách vịnh thi tập". Ông còn là một trong số dịch giả "Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn. - PHÙNG KHẮC KHOAN (1528-1613) 161 Tự Hoàng Phu, hiệu Nghị Trai và Mai Nham Tử, ngƣời làng Phùng Xá, huyện Thạch Thất, trấn Sơn Tây (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Đậu Tiến sĩ năm 1580. Đi sứ Trung Quốc năm 1597. Tác giả: "Ngôn chí thi tập", "Huấn đồng thi tập", "Đa thức tập", "Mai Lĩnh sứ hoa thi tập", "Đào nguyên hành"... - LÊ HỮU KIỀU (1690-1760) Hiệu Tồn Trai, ngƣời làng Liêu Xá, huyện Mỷ Hào, tỉnh Hải Hƣng. Đậu Tiến sỷ năm 1718, làm quan đến Binh bộ Thƣợng thƣ. Từng đi sứ Trung Quốc. Tác giả: "Bắc sứ hiệu tần tập". - TRẦN BÁ KIÊN (chƣa rõ tiểu sử) Tác giả: "Tựa thơ Khuê oán". - NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491-1585) Tự Hanh Phủ, hiệu Bạch Vân cƣ sĩ, biệt hiệu Tuyết Giang, ngƣời làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Hƣng (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng). Đỗ Trạng nguyên đời Mạc Đăng Doanh, làm quan đến Thƣợng thƣ bộ Lại, tƣớc Trình Quốc công. Tác giả: "Bạch Vân am thi tập", "Bạch Vân quốc ngữ thi tập". - NGÔ THẾ LÂN (thế kỵ XVIII) Tự Hoàn Phác, hiệu Ái Trúc, quê xã Vu Lai, huyện Quảng Điền, trấn Thuận Hóa (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế). Tác giả: "Phong trúc tập ". - VŨ KHÂM LÂN (1702-?) Còn có tên Vũ Khâm Thận, quê làng Ngọc Lạc, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Hƣng. 162 Đậu Tiến sỷ năm 1727, làm quan đến Tham tụng. Tác giả: "Phủ sát bị mật". - TRẦN DANH LÂM (1704-1777) Tự Khiêm Trai, ngƣời làng Bảo Triện, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đậu Tiến sỷ năm 1731, làm quan đến Binh bộ Thị Lang. Năm 1776 làm Lại bộ Thƣợng thƣ. Tác giả: "Hoan châu phong thổ thoại". - BÙI DƢƠNG LỊCH (1757-1827) Tự Tồn Trai, hiệu Thạch Phủ, ngƣời làng Yên Hội, xã An Toàn, huyện La Sơn, trấn Nghệ An (nay thuộc xã Châu Phong, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Đậu Hoàng giáp năm 1787. Tác giả: "Nghệ An ký", "Ốc lậu thoại", "Tồn Trai thi tập". - NGUYỄN VĂN LÝ (1795—1868) Ngƣời thôn Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội. Đậu Tiến sỷ năm Minh Mệnh 1313, làm quan đến Đốc học. Tác giả: "Chí hiên thi thảo". - HOÀNG ĐỨC LƢƠNG (?—?) Ngƣời Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Đậu Hoàng giáp năm 1468, làm đến chức quan Tham nghị, có đi sứ Trung Quốc. Tác giả: "Trích diễm thi tập". - NGUYỄN MẠI (1852—?) Tự Tiểu Cao, quê xã Niêm Phù, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. 163 Đỗ Phó bảng năm 1889. Tác giả: "Việt Nam phong sử" (văn). - NGUYỄN HÀM NINH (1808-1867) Tự Thuận Chi, hiệu Tĩnh Trai và Nhâm Sơn, ngƣời làng Trung Ái phủ Quảng trạch (nay thuộc tỉnh Quảng Bình). Tác giả: "Nhâm Sơn thi tập" "Tĩnh Trai thi sao", "Phản thúc ước". - NGÔ THÌ NHẬM (1746-1803) Tự Hi Doãn, hiệu Đạt Hiên, thuộc Ngô gia văn phái. Đậu Tiến sỷ năm 1776. Đƣợc triều Tây Sơn cử đi sứ Trung Quốc năm 1793. Tác giả: "Thúy Vân nhàn vịnh" "Ngọc đường xuân khiếu", "Cúc hoa thi trận'', "Thu cận dương ngôn", "Cẩm đường nhàn thoại", Hoàng Hoa đồ phả", "Hàn các anh hoa", "Kim mã hành dư, "Xuân thu quản kiến", "Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh"... - NGUYỄN HỒNG NHẬM (1829-1883) Còn có tên là Nguyễn Phúc Thì, hiệu Dực Tông, lên ngôi vua lấy niên hiệu Tự Đức (1848-1883). Tác giả: "Ngự chế thi tập", "Cơ dư tự tỉnh thi tập", "Việt sử tổng vịnh tập"... Nổi tiếng với bài thơ Nôm "Khóc Bằng Phi". - PHẠM VĂN NGHỊ (1805—1880) Hiệu Nghĩa Trai, quê xã Tam Đăng, huyện Đại An, phủ Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định (nay là tỉnh Nam Hà). Đậu Hoàng giáp năm 1838. Tác giả: "Tự ký", "Tùng V i ên văn tập", "Nghĩa Trai thi văn tập", "Tứ thành thất thủ phú"... DOÃN UẨN (7—1849) 164 Còn có tên Doãn Ôn, quê Ngoại Lăng, tỉnh Thái Bình. Đậu Cử nhân và làm quan dƣới triều Minh Mệnh. - ĐINH LINH UY (chƣa rõ tiểu sử) - KÍNH TRAI NGÔ HY PHAN (chƣa rõ tiểu sử) - NGUYỄN THỨ PHỦ (chƣa rõ tiểu sử) - LÝ VĂN PHỨC (1785-1849) Tự Lân Chi, hiệu Khắc Trai, ngƣời phƣờng Hồ Khẩu, huyện Vĩnh Thuận (nay thuộc Hà Nội). Đỗ Cử nhân năm 1819, làm quan đến chức Tham tri bộ Lễ. Đi sứ hoặc công cán ra nƣớc ngoài nhiều lần. Tác giả: "Tây hành kiến văn kỷ lược", "Tây hành thi ký", “Việt hành ngâm thảo", "Việt hành tục ngâm", "Học ngâm tồn thảo".... - CAO BÁ QUÁT (1809—1855) Tự Chu Thần, hiệu Cúc Đƣờng và Mẫn Hiên, quê làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Đậu Cử nhân 1831. Tác giả: "Cao Bá Quát thi tập", "Cao Chu Thần di cảo", "Cao Chu Thần thi tập", "Mẫn Hiên thi tập", "Tài tử đa cùng phú"... - BÙI NGỌC QUỶ (1796-1861) Còn có tên Bùi Quĩ, tự Hữu Trúc, quê làng Hải Thiên, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hƣng Yên (nay thuộc tỉnh Hải Hƣng). Đậu Tiến sỷ năm 1829, làm quan đến Tham tri bộ Hình, Tổng đốc Bình Định. Năm 1848 làm chánh sứ sang Trung Quốc. Tác giả : "Yên đài anh thoại", "Hữu Trúc thi tập", "Hải phái thi văn tập", "Sứ trình anh thoại khúc", "Yên hành khúc", "Yên hành tổng tác"... 165 - HÀ TÔNG QUYỀN (1789-1839) Tự Tốn Phủ, hiệu Phƣơng Trạch và Hải ông, quê gốc Nghệ An sau cƣ trú ở làng Cát Động, Thanh Oai, Hà Tây. Đậu Tiến sỷ năm 1822. Từng đi "hiệu lực" tức phục vụ đoàn công cán sang Inđônêsia. Tác giả : "Dương mộng tập", "Tốn Phủ thi tập", "Tốn Phủ văn tập"... - NGUYỄN QUÝNH (thế kỵ XVIII) Quê làng Trƣờng Lƣu, xã Lai thạch, huyện La Sơn (nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh). Đỗ Tiến sĩ năm 1772, làm quan đời Lê Chiêu Thống. Tác giả: Tựa "Tây hồ mạn hứng" của Ninh Tốn. - NHỮ BÁ SỶ (1788-1867) Tự Nguyên Lập, hiệu Đạm Trai, ngƣời làng Cát, xã Cát Xuyên, tổng Chƣơng Sơn (nay là huyện Hoàng Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Đỗ Cử nhân năm 1821, làm đến Đốc học Thanh Hóa. Tác giả: "Phi điểu nguyên âm". - NGÔ THÌ SỶ (1726-1780) Tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, thuộc Ngô gia văn phái. Đậu Tiến sĩ năm 1766, làm quan đến Trấn thủ Lạng Sơn. Tác giả: "Anh ngôn thi tập", "Quan lan thi tập", "Nhị Thanh động tập", "Khuê ai lục"... - NGUYỄN VĂN SIÊU (1796-1872) Tự Tốn Ban, hiệu Phƣơng Đình, ngƣời làng Kim Lũ, huyện Thanh Trì (nay thuộc ngoại thành Hà Nội). Đỗ Phó bảng năm 1828, có đi sứ Trung Quốc. 166 Tác giả: "Đại Việt địa dư toàn biên" (soạn chung với Bùi Ngọc Quỷ) "Phương Đình thi văn tập", "Phương Đình văn loại", "Phương Đình thi loại".. - LÝ TỬ TẤN (1378-1457) Quê làng Triều Đông, huyện Thƣờng Phúc, đạo Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Hà Tây). Đậu Thái học sinh đời Hồ, đồng khoa với Nguyễn Trãi năm 1400. Từng giữ chức Học sỷ Viện Hàn lâm. Tác giả: Tựa "Việt âm thi tập tân tuyển". - PHAN PHU TIÊN (thế kỵ XV) Tự Tín Thần, hiệu Mặc Hiên, quê làng Đông Học, huyện Từ Liêm, (nay là ngoại thành Hà Nội). Đậu Thái học sinh năm 1399. Làm đến Tri quốc sử Viện. Tác giả: "Việt âm thi tập" và "Đại việt sử ký tục biên". - NINH TỐN (1743 - ?) Tự Khiêm Nhƣ và Hy Chí, hiệu Mẫn Hiên, Chuyết Am và Chuyết Sơn. Quê làng Côi Trì, huyện Yên Mô, trấn Sơn Nam (nay thuộc tỉnh Ninh Bình). Đậu Tiến sĩ và làm quan dƣới triều Lê Cảnh Hƣng. Tác giả: "Chuyết Sơn thi tập" và "Tây hộ mạn hứng". - VŨ DUY THANH (1810 - ?) Ngƣời làng Kim Bồng, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đậu Bảng nhãn năm Tự Đức thứ tƣ, làm quan tới chức Quốc tử giám tế tử. Tác giả: "Bồng châu thi văn tập". - MIÊN THẨM (1819 - 1870) 167 Hiệu Thƣơng Sơn và Bạch Hào Từ, thƣờng gọi là Tùng Thiện Vƣơng con trai vua Minh Mệnh. Tác giả ; "Thương Sơn thi tập". - Trúc Đào chủ nhân TÔN HÀNH THỊ (chƣa rõ tiểu sử) - ĐỖ KIÊM THIỆN (thế kỵ XIX) Ngƣời Nhân Mục, Thanh Trì, Hà Nội. Đỗ Tiến sĩ năm 1787. Tác giả : "Kim mã ẩn phu cảm tình lệ tập" (văn). - NAM SƠN THÚC (chƣa rõ tiểu sử) - LÊ HY THƢỜNG (chƣa rõ tiểu sử) - PHẠM PHÚ THỨ (1820-1880) Hiệu Trúc Đƣờng, biệt hiệu Giá Viên và Trúc An. Ngƣời làng Đông Bàn, huyện Diên Phƣớc, tỉnh Quảng Nam. Đậu Tiến sĩ năm 1843, làm quan đến Thƣợng thƣ bộ Hộ. Từng đi sứ sang Pháp năm 1863. Tác giả : "Tây phù thi thảo", "Giá viên biệt lục", "Trúc Đường tiên sinh thi văn tập", "Giá Viền toàn tập" (gồm 26 quyển). - NGUYỄN TRÃI (1380 - 1442) Hiệu Úc Trai, quê làng Chi Ngại, huyện Phƣợng Sơn (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Hƣng). Đậu Thái học sinh năm 1400, có làm quan đời Hồ, sau là mƣu sĩ số một của Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác' giả: "Quân trung từ mệnh tập", "Bình Ngô đại cáo", "Lam Sơn thực lục", "Dư địa chí", "Chí Linh sơn phú", "ức Trai thi tập", "Quốc âm thi tập" "Băng Hồ di sự lục"... - LÊ HỮU TRÁC (1721-1790) 168 Còn có tên Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thƣợng Lãn Ông ngƣời thôn Văn Xá, xã Liêu Xá, huyện Đƣờng Hào, trấn Hải Dƣơng (nay thuộc huyện Mỷ Văn, tỉnh Hải Hƣng). Tác giả: "Hải Thượng Y tông tâm tĩnh", "Thượng Kinh ký sự”. - NGÔ THÌ TRÍ (1766-?) Hiệu Dƣỡng Hạo, thuộc Ngô gia văn phái. Làm quan đến chức Hữu thị lang bộ Hộ đời Tây Sơn. Tác giả: "Sóc Nam hành kính". - MIÊN TRINH (1820-1897) Tự Khôn Chƣơng, biệt tự Quý Trọng, hiệu Tĩnh Phố, biệt hiệu Vi Dã, thƣờng gọi là Tuy Lý Vƣơng. Tác giả: "Vi Dã hợp tập", "Tuy quốc công thi tập", "Nữ phạm diễn nghĩa từ". - NGUYỄN CƢ TRINH (1716-1767) Tự là Nghi, hiệu Đạm Am, ngƣời gốc trấn Nghệ An, sau di cƣ vào làng An Hòa, huyện Hƣơng Trà (nay thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế). Đỗ Hƣơng tiến. Tác giả: "Đạm Am thi tập", "Quảng Ngãi thập nhị cảnh", "Sãi vãi". - NGÔ THÌ VỊ (1774-1821) Còn có tên là Ngô Thì Hƣơng, thuộc Ngô gia văn phái. Tác giả: "Mai dịch thú dư", "Thù phụng toàn tập", Thành phủ công di thảo". - NGÔ THẾ VINH (1802-1856) Hiệu Trúc Đƣờng và Dƣơng Đình, tự Trọng Phu và Trọng Dực, ngƣời làng Bái Dƣơng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định (nay thuộc tỉnh Nam Hà). Đậu Tiến sĩ năm 1829, làm quan đến chức Lang trung bộ Lễ. 169 Tác giả: "Bái Dương Ngô tiên sinh", "Bái Dương thư tập", "Ngô Dương Đình văn tập", "Trúc Đường thi văn thảo"... - DƢƠNG PHÙNG XUÂN (chƣa rõ tiểu sử) - ĐỖ HẠ XUYÊN (chƣa rõ tiểu sử) - TRẦN THẾ XƢƠNG (chƣa rõ tiểu sử) 170 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TIẾNG VIỆT: A- TÁC PHẨM: 1. CAO XUÂN DỤC: Tựa "Thoại nông lục" - Tạp chí Văn học, Số 3/1978 2. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (tập II) TK X đến TK XVIII - Nxb Văn học, H., 1962 3. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam (Tập III) TK XVIII - giữa TK XIX - Nxb Văn học, H., 1962 4. Lê Quý Đôn toàn tập (I) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1976 5. Lê Quý Đôn toàn tập (II) - Nxb Khoa học xã hội, H. , 1977 6. Lê Quý Đôn Toàn tập (III) - Nxb Khoa học xã hội, H. , 1978 7. LÊ QUÝ ĐÔN: Vân đài loại ngữ (tập I) - Nxb Văn hóa, H., 1962 8. LÊ QUÝ ĐÔN: ''Vân dài loại ngữ (tập II) - Nxb Văn hóa, H.,1962 9. LÊ THỨC HOẠCH: Tựa "Nông sự toàn đồ" - Tạp chí Văn học, Số 3/1978 10. NGÔ THÌ SỶ: Đọc thơ Bạch Cư Dị - Tạp chí Văn học, Số 5/1973 11. Nguyễn Du toàn tập (tập I) - Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, H., 1995 12. Nguyễn Du toàn tập (tập II) - Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, H., 1995 13. NGUYỄN ĐỨC ĐẠT: Nam Sơn tùng thoại - Tạp chí Văn học, Số 1/1974 171 14. NGUYỄN MIÊN TRINH: Tựa "Tĩnh phố thi tập" - Tạp chí Văn học, Số 3/1979 15. Nguyễn Trãi toàn tập - Nxb Khoa học xã hội, H., 1976. 16. PHAN HUY CHÚ : Lịch triều hiến chƣơng loại chú (tập IV) - Nxb Sử học, H. , 1961 17.1. Tạp chí Văn học, Số 6/1963: Trích đăng ý kiến của nhiều học giả, thi nhân thuộc thế kỵ XVIII và XIX ở Việt Nam 17.2. Tạp chí Vặn học, Số 9/1968: Trích đăng ý kiến của nhiều học giả, thi nhân thuộc nhiều thế kỵ ở Việt Nam 17.3. Tạp chí Văn Học, Số 3/1979 : Trích đăng ý kiến của Cao Xuân Dục, Miên Trinh 18. Thơ văn Cao Bá Quát - Nxb Văn học, H., 1984 19. Thơ văn Lý - Trần (tập I) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1978 20. Thơ văn Lý - Trần (tập II) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1978 21. Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nxb Văn học, H., 1983. 22. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm (tập I) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1978 23. Tuyển tập thơ văn Ngô Thì Nhậm (tập II) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1978 B. LÝ LUẬN VÀ NGHIÊN CỨU 24. ARNAUĐÔP M.: Tâm lý học sáng tạo văn học - Nxb Văn học, H., 1978 25.1. BAKHTIN M. : Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki - Nxb giáo dục, H., 1993 172 25.2. BAKHTIN M. : Nghệ thuật và trách nhiệm - Văn nghệ Quân đội, Số 11/1995 26. BÙI DUY TÂN : Văn học chữ Hán trong mối tương quan với văn học Nôm ở Việt Nam - Tạp chí Văn học, Số 2/1995 27. BÙI HẠNH CẨN: Lê Quý Đôn - Nxb Văn hóa, H., 1985 28.1. BÙI VĂN NGUYÊN: Văn chương Nguyễn Trãi - Nxb Đại học và THCN, H., 1984 28.2. BÙI VĂN NGUYÊN - HÀ MINH ĐỨC: Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1971 29. CAO XUÂN HUY: Tư tưởng phương Đông - gợi những điểm nhìn tham chiếu - Nxb Văn học, H., 1995 30. DOÃN CHÍNH (chủ biên): Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại - Nxb Giáo dục, H., 1993 31. DƢƠNG QUẢNG HÀM: Việt Nam văn học sử yếu - Bộ Giáo dục Sài Gòn, Trung tâm học liệu xuất bản, 1968 32. ĐÀO DUY ANH: Việt Nam văn học sử cương - Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1992 33. ĐỖ ĐỨC HIỂU: Đổi mới phê bình văn học - Nxb Khoa học xã hội và Nxb Mũi Cà Mau, 1993 34. ĐỖ LAI THÚY: Về một xu hướng đổi mới thi pháp thơ hiện nay - Báo Văn nghệ, Số 53 /1994 35. 1. ĐỖ VĂN HỴ: Người xưa bàn về văn chương (tập I) - Nxb Khoa học xã hội, H., 1993 35.2. ĐỖ VĂN HỴ: Thơ với nhà thơ Lê Quý Đôn - Tạp chí Văn học, Số 6/1984 173 35.3. ĐỖ VĂN HỴ: Nhà thơ và tác phẩm - Dẫn luận "Thơ với người xưa" (Tài liệu đánh máy), Di cảo 36. ĐỔNG TRỌNG MINH: Sơ lược lịch sử Trung Quốc - Nxb Ngoại văn, Bắc Kinh, 1963 37.1. ĐINH GIA KHÁNH - BÙI DUY TÂN - MAI CAO CHƢƠNG: Văn học Việt Nam từ thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII (Hai tập) -Nxb Đại học và THCN, H:, 1978, 1979 37.2. ĐINH GIA KHÁNH (chủ biên): Điển cố văn học - Nxb Khoa học xã hội, H., 1977 38.1. ĐINH THỊ MINH HẰNG: Góp phần tìm hiểu những quan điểm văn học của Lê Quý Đôn - Tạp chí Văn học, Số 5 / 19 83 38.2. ĐINH THỊ MINH HẰNG: Quan niệm của Lê Quý Đôn về những yếu tố hiện thực trong văn học - Tạp chí Văn học, Số 3/1992 39. GULAIÉP N. A. : Lý luận văn học - Nxb Đại học và THCN, H., 1982 40. GURÊVICH A. : Những phạm trù văn hóa trung đại (bản dịch in ronéo của Hoàng Ngọc Hiến) 41.1. HÀ MINH ĐỨC: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại - Nxb Khoa học xã hội, H., 1974 41.2. HÀ MINH ĐỨC (chủ biên): Mấy vấn đề lý luận văn nghệ trong sự nghiệp đổi mới - Nxb Sự thật, H. 1991. 42.1. HẦU NGOẠI LƢ - TRIỆU KỴ BÂN - ĐỖ QUỐC TƢỜNG: Học thuyết Tử Tư Mạnh Tử - Nxb Sự thật, H., 1960 42.2. HẦU NGOẠI LƢ - TRIỆU KỴ BÂN - ĐỖ QUỐC TƢỜNG: Bàn về tư tưởng cổ đại Trung Quốc - Nxb Sự thật, H., 1961 174 43. HOÀNG TRINH: Từ ký hiệu học đến thi pháp học - NxbKhoa học xã hội, H., 1992 44. HOÀI THANH - HOÀI CHÂN: Thi nhân Việt Nam - Nxb Văn học, H., 1992 45. HỒ SỶ VỊNH: Đổi mới là sự nghiệp của văn hóa và trí tuệ - Báo Văn nghệ, số 8/1995 46. HUYỀN GIANG: Có những quan niệm về con người cá nhân của phương Đông không? - Tạp chí Văn học, Số 6/1995. 47. JAKOBSON R.: Thi pháp học - Tài liệu tham khảo sau Đại học, Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh xuất bản, 1994 (Trần Duy Châu dịch) 48. KENZABURÔ OÊ: Sinh ra từ sự mơ hồ Nhật Bản - Báo Văn nghệ Trẻ, số 3- 1995. 49. KHÂU CHÂN THANH: Lý luận văn học, nghệ thuật cổ điển Trung Quốc - Nxb Giáo dục, H., 1995 50. KHRAPTRENKÔ M. B.: Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học - Nxb Tác phẩm mới, H., 1978 51. KÔNRÁT N. I.: Về khái niệm văn học ở Trung Quốc - Nghiên cứu nghệ thuật, Số 5+6/ 1981 52. KIM THÁNH THÁN: Phê bình thơ Đường - Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh xuất bản, 1990 53. LẠC NAM: Tìm hiểu các thể thơ - từ thơ cổ phong đến thơ luật - Nxb Văn học, H., 1993 54. LÂM NGỮ ĐƢỜNG: Nhân sinh quan và thơ văn Trung Hoa - Nxb Văn hóa, H., 1994 175 55.1. LÊ BÁ HÁN (chủ biên): Thuật ngữ nghiên cứu văn học - ĐH Sư phạm Vinh xuất bản, 1974 55.2. LÊ BÁ HÁN - TRẦN ĐÌNH SỬ - NGUYỄN KHẮC PHI: Từ điển thuật ngữ văn học - Nxb Giáo dục, H., 1992 56.1. LÊ CHÍ DŨNG: Về quan niệm văn học của Nguyễn Đình Chiểu - Tạp chí Khoa học, Đại học và THCN, Số 3/1993 56.2. LÊ CHÍ DŨNG: Thử nhìn lại con sông văn học Việt Nam - Lang Bian, Số 5/1995 57.1. LÊ ĐÌNH KỲ. Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực - Hội Nhà văn Tp. Hồ Chí Minh xuất bản, 1993 57.2. LÊ ĐÌNH KỲ: Tìm hiểu văn học - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1984 58. LÊ HUY TIÊU: Chuyện xếp ngôi thứ trong làng văn ở Trung Quốc - Báo Văn nghệ, Số 39/1995. 59. LÊ NGỌC TRÀ: Lý luận và văn học - Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 1990. 60.1. LÊ TRÍ VIỄN (chủ biên): Lịch sử văn học Việt Nam (tập 3 và tập 4A) - Nxb Giáo dục, H., 1976 60.2. LÊ TRÍ VIỄN: Đặc điểm có tính quy luật của lịch sử văn học Việt Nam - Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh xuất bản năm 1984 6 1 . LỘC PHƢƠNG THỦY (chủ biên). Phê bình văn học Pháp thế kỷ XX - Nxb Văn học, H., 1995 62.1. LISEVICH I.S: Tư tưởng văn học Trung Quốc cổ xưa (Trần Đình Sử dịch) - Đại học SP Tp. Hồ Chí Minh xuất bản, 1993 62.2. LISEVICH I.S.: Trao đổi khoa học tại Viện Văn học - Tạp chí Văn học, Số 5/1994 176 63.1. MAI QUỐC LIÊN: Ngô Thì Nhậm trong văn học Tây Sơn - Sở VHTT Nghĩa Bình, 1985 63.2. MAI QUỐC LIÊN: Dưới gốc me vườn Nguyễn Huệ - Sở VHTT Nghĩa Bình, 1986 63.3. MAI QUỐC LIÊN: Lời giới thiệu "Nguyễn Du toàn tập" -Nxb Văn học và Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản năm 1995 64. NGÔ TẤT TỐ: Lão Tử - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992 65. NGUYỄN BÁ THÀNH: Tư duy thơ và tư duy thơ Việt Nam hiện đại - Nxb Văn học, H., 1995. 66.1. NGUYỄN DUY CẦN: Dịch học tinh hoa - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1993 66.2. NGUYỄN DUY CẦN : Trang tử tinh hoa - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992 66.3. NGUYỄN DUY CẦN: Lão Tử tinh hoa - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992 67. NGUYỄN ĐĂNG MẠNH: Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn - Nxb Giáo dục, H., 1994 68.1. NGUYỄN ĐĂNG THỤC: Lịch sử triết học phương Đông (5 tập) - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1991 68.2. NGUYỄN ĐĂNG THỤC: Lịch sử tư tưởng Việt Nam ( 3 tập) - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992 69. NGUYỄN ĐỔNG CHI: Việt Nam cổ văn hóa sử - Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1993 70. NGUYỄN ĐỨC DÂN: Những vấn đề lý luận của văn học so sánh - Nxb Khoa học xã hội, H., 1995 177 71. NGUYỄN HOÀNG PHƢƠNG: Tích hợp đa văn hóa Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai - Nxb Giáo dục, H., 1995 72. NGUYỄN HỮU LƢỢNG: Kinh dịch với vũ trụ quan phương Đông - Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1992 73.1. NGUYỄN HUỆ CHI: Từ nghĩa rộng và hẹp của hai chữ "văn học" trong quá khứ đến việc phân loại các loại hình văn học thời Lý Trần - Tạp chí Văn học, Số 5 / 1976 74. NGUYỄN HỮU SƠN: Về con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi - Tạp chí Văn học, Số 9/1995 75. NGUYỄN LỘC: Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX (tập I, II) - Nxb Đại học và THCN, H., 1976 và 1978 76. NGUYỄN MINH TÂN (chủ biên): Từ trong di sản... - Nxb Tác phẩm mới, H., 1981 77. NGUYỄN NGUYÊN TRỨ: Thơ và thẩm bình thơ - Nxb Giáo dục, H., 1991 78. NGUYỄN PHAN CẢNH: Ngôn ngữ thơ - Nxb Đại học và THCN, H., 1987 79. NGUYỄN TIẾN ĐOÀN: Lương nghi tương phùng: nguồn gốc quan niệm của văn học Trung Quốc - Sông Phố (Hội Văn nghệ Đồng Nai), Số 29/1995 80. NGUYỄN THỊ DƢ KHÁNH: Phân tích tác phẩm văn học nhìn từ góc độ thi pháp - Nxb Giáo dục, H., 1995 81. NGUYỄN VĂN ĐƢỜNG: Công việc bình thơ của Hoài Thanh - Tạp chí Văn học, Số 5 / 19 95 82. OCTAVIO PAZ: Đi tìm thời hiện đại - Tạp chí Văn học, Số 5/1994 178 83.1. PHAN NGỌC: Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều - Nxb Khoa học xã hội, H., 1985 83.2. PHAN NGỌC: Văn hóa Việt Nam và cách tiếp cận mới - Nxb Văn hóa Thông tin, H., 1994 84. PHONG LÊ (chủ biên): Văn học và hiện thực - Nxb Khoa học xã hội, H., 1990 85.1. PHƢƠNG LỰU: Về quan niệm văn chương cổ Việt Nam - Nxb Giáo dục, H., 1985 85.2. PHƢƠNG LỰU: Đôi điểm khác biệt giũa lý luận văn học Đông - Tây - Tạp chí Văn học, số 11-1995 85.3. PHƢƠNG LỰU: Vài nét về lý luận văn học và mỹ học cổ điển Trung Quốc - Tạp chí Văn học, Số 6/1971 85.4. PHƢONG LỰU: Giới thiệu "Văn tâm điêu long" của Lưu Hiệp - Thông báo nghệ thuật, Số 12/1975 85.5. PHƢƠNG LỰU: Theo Kinh dịch, văn là gì? - Báo Văn nghệ, Tết Bính Tý 1996. 85.6. PHƢƠNG LỰU: Thuyết "Di tình" trong văn nghệ - Báo Văn nghệ, Số 42/1994 86. THÀNH DUY: Về tính dân tộc trong văn học - Nxb Khoa học xã hội, H., 1982 87. THẾ MẠC: Thơ thế nào là hay - Tản viên sơn (Hội văn nghệ Hà Tây), Số 8+9/1994 88.1. TRẦN ĐÌNH HƢỢU - LÊ CHÍ DŨNG: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (1900 -1930) - Nxb Đại học và THCN, H., 1988 88.2. TRẦN ĐÌNH HƢỢU: Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại - Nxb Văn hóa Thông tin, H., 1995 179 89.1. TRẦN ĐÌNH SỬ: Thi pháp thơ Tố Hữu - Nxb Tác phẩm mới, H., 1987 89.2. TRẦN ĐÌNH SỬ: Thời trung đại - cái tôi trong các học thuyết trong đời sống - Tạp chí Văn học, Số 7/1995 89.3. TRẦN ĐÌNH SỬ: Giáo sư Trần Đình Hượu với việc nghiên cứu văn hóa truyền thống - Báo Văn nghệ, Số 8/1995 90. TRẦN NGHĨA: Góp phần tìm hiểu "Văn dĩ tải đạo" trong văn học cổ Việt Nam - Tạp chí Văn học, Số 2/1970 91. TRẦN NGỌC VƢƠNG: Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam (loại hình học tác giả văn học) - Nxb Giáo dục, H., 1995 92. TRẦN NHO THÌN: Nhìn lại quan hệ giữa văn và đạo - Tạp chí Khoa học, Đại học Tổng hợp Hà Nội, Số 2/1990. 93.1. TRẦN THANH ĐẠM: Thơ mới (1930-1945) và thơ hôm nay - Báo Văn nghệ, Số 45/1994 93.2. TRẦN THANH ĐẠM: Ý nghĩa lịch sử và giá trị nhân văn của văn chương dân tộc 50 năm qua - Báo Văn nghệ, Số 4 9 /1 99 5 94. TRẦN THANH MẠI: Tìm hiểu quan niệm văn học của Lê Quý Đôn -Tạp chí Văn học, số 4-1960 95. TRẦN TRỌNG KIM: Nho giáo - Nxb TP.HỒ Chí Minh, 1992 96.1. TRẦN VĂN GIÀU: Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ TK XIX đến Cách mạng tháng Tám (tập I), Nxb Khoa học xã hội, H., 1973 96.2. TRẦN VĂN GIÀU: Triết học và tư tưởng - Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1988 97. TRƢƠNG CHÍNH: Hương hoa đất nước - N xb V ăn học, H., 1979 180 98. SUZUKY: Đại cương triết học Trung Quốc - Nxb TP. Hồ Chí Minh, 1992 99. Báo Văn nghệ các số: 17/1994, 38/1994, 45/1994, 50/1994, 50/1995... có đăng ý kiến của nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu nƣớc ngoài. 100. VŨ ĐÚC PHÚC: Thế nào là thơ hay? - Báo Văn nghệ, Số 47/1994 101. VŨ HẠNH: Đọc lại Truyện Kiều - Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, 1993 102. VŨ KHIÊU: Anh hùng và nghệ sỹ - Nxb Văn học Giải phóng, 1975. 103. VŨ NGỌC KHÁNH. Truyền thống phê bình trong văn học ta - Tạp chí Văn học, Số 4 /1969. 104. XUÂN DIỆU: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (tập I) - Nxb Văn học, H., 1981 TIẾNG NGA 105. GRIN TSER P. : Poetika slova, Voproxƣ literaturƣi, 1-1984. 106. NIKULIN N. L.: Vietnamxkaia literatura X-XDC, M., 1977 107. LIKHACHEV Đ.X.: Poetika drevneruxxkoi literaturưi, Khuđôgiextvennaia literatura, L. 1967 108. OBXIANNIKOB M. PH.: Ixtoria extetitrxkoi muxli, M., Vuxsaia skola, 1984. 109. POXPELOB G. N.: Teoria literaturui, M., Vuxsaia skola, 1978 110. TATARKEVICH V.: Đrevnhia extetika, Ixkuxxtvo, M., 1977

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftv_tim_hieu_quan_niem_tho_co_viet_nam_095.pdf
Luận văn liên quan