Từ kết quả nghiên cứu cụ thể nêu ở các phần trên, đối chiếu với mục đích và mục tiêu
nghiên cứu, người viết xin đề xuất mấy kết luận như sau:
a) Những tư tưởng giáo dục của Khổng tử tuy rời rạc nhưng có thể kết lại thành một
hệ thống tư tưởng nhất quán. Thí dụ: do quan điểm xây dựng xã hội dựa trên tam cương mà
coi thường việc giáo dục phụ nữ.
b) Các yếu tố cấu thành hệ thống tư tưởng ấy, tuy có vẻ tản mạn, xuất hiện ngẫu
nhiên theo tình huống trong cuộc sống và dạy học của Khổng tử nhưng rất phong phú và khá
toàn diện. Từ quan điểm về con người và mối quan hệ giữa người với người đến nhu cầu giáo
dục đối với con người ; từ quan điểm khái quát về giáo dục đến quan điểm về mục tiêu, nội
dung, chủ thể, đối tượng, thời gian, không gian, nguyên tắc và phương pháp giáo dục. Tất cả
có quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau và xoay quanh hạt nhân trung tâm là chữ NHÂN.
c). Đối chiếu với thực tế giáo dục và lý luận Sư phạm hiện nay ta thấy nhiều, rất nhiều
yếu tố trong hệ thống tư tưởng giáo dục của Khổng tử vẫn còn nguyên giá trị, chẳng những
giá trị lịch sử mà còn là, chủ yếu là, giá trị sử dụng trong mọi nhà trường, với mọi nhà giáo.
Nhiều câu nói của Khổng tử cho đến hôm nay vẫn còn nóng hổi ý nghĩa thời sự.
d). Bài học Sư phạm quan trọng nhất có thể rút ra được ở đây là bài học về sự nhận
thức thấu đáo để thấu hiểu tiến trình dạy học và giáo dục, tiến hành nó một cách đầy trách
nhiệm, với một tấm lòng nhân ái, thông cảm và thấu cảm từng thân phận học trò, đồng thời
tôn trọng và tin yêu họ
101 trang |
Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tìm hiểu tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hành động, phân tích động cơ, xem xét thái độ, tâm trạng... Thật là toàn
diện và thấu đáo xét theo quan điểm tâm lý học ngày nay! Đánh giá con ngƣời nhƣ vậy là
đánh giá có chiều sâu, có tâm hồn, chứ không hời hợt, máy móc... Đó là sự đánh giá biết
ngƣời biết ta. Mà biết ngƣời, biết ta là tiền đề quan trọng để cộng tác, hợp tác có kết quả trên
mọi lĩnh vực đời sống. Giống nhƣ trong y học để chẩn đoán đúng cần hội đủ các bƣớc: vọng,
văn, vấn, thiết vậy.
Đánh giá con ngƣời theo phƣơng pháp này không căn cứ vào lời nói mà căn cứ vào
hành động và vào thái độ, tâm trạng... Lần khác, sợ môn đệ quên, Khổng tử lại nhắc nhở lại :
"Như thấy ai đàm luận một cách kính cẩn, rành mạch, hãy khoan nhận anh ta là nhà đạo
đức. Hãy quan sát coi anh ta có phải thực là bậc quân tử chăng, hay chỉ là kẻ có cái lốt khéo
léo ngụy trang bề ngoài mà thôi!" (LN. XI, 20)
5). Phương pháp rèn luyện bằng thực hành
Khổng tử rất ghét việc nói suông, nghe đầu đƣờng nói lại ở cuối đƣờng. Ông nói :
"Nghe người ta nói lại ở đầu đường rồi đi đâu cũng loan truyền là kẻ bỏ mất đức hạnh của
mình rồi!" "đạo thính nhi đồ thuyết, đức chí nhi khí dã" (LN. XVII, 14)
Đối với Khổng tử muốn rèn luyện đức hạnh phải thực hành, phải luyện tập thƣờng
xuyên: "Học mà mỗi buổi mỗi tập thì không gì vui thú bằng" (LN. I. 1). Ngay lời ăn tiếng nói
cũng cần đƣợc rèn luyện. Khổng tử nói: "Muốn nói điều gì thì trước hết hãy thực hành điều
định nói đi, rồi sau đó, tùy theo kết quả thực hành ấy, mới nói theo" (Tiên hành kỳ ngôn nhi
hậu tùng chi - LN. II. 13). Khổng
61
tử rất sợ ngƣời nói mà không làm hoặc không làm đƣợc nhƣ lời mình nói. Cho nên, ông dạy
"người quân tử cẩn trọng trong lời nói mà mau mắn trong việc làm" (quân tử nột ƣ ngôn,
mẫn ƣ hành - LN. IV, 24): Chính thông qua thực hành mà ngƣời học hình thành đƣợc phẩm
chất, nhân cách. Chuyện xƣa kể rằng: Ngày xƣa có đôi vợ chồng nọ đã luống tuổi mà chƣa có
một mụn con. Hai ông bà phải lặn lội đi cầu tự (cầu nguyện để có con) khắp nơi. Cuối cùng
có lẽ lòng thành khẩn động đến trời cao nên sau đó bà thọ thai. Sau chín tháng mƣời ngày
mang nặng bà hạ sinh một bé trai kháu khỉnh. Khỏi nói ai cũng biết hai ông bà rất đỗi vui
mừng, bởi vì niềm mơ ƣớc bấy lâu đã thành sự thật. Và nâng niu thằng bé nhƣ trứng mỏng.
Một hôm ông bàn với bà: "Chúng mình tuổi già xế chiều trong khi thằng bé còn thơ dại.
Không khéo bỏ nó bơ vơ giữa cuộc đời xa lạ, bởi nó là con một, chẳng có anh em. Phải làm
sao cho nó tự đứng vững ở đời chứ tôi với bà không thể lột da sống hoài với nó! Mà muốn tự
đứng vững giữa cuộc đời thì phải có nghề, có nghiệp. Nhưng muốn cho nó học nghề vững
vàng thì trước hết phải cho nó học chữ! Thôi đừng chần chừ nữa! Năm nay nó đã ba tuổi rồi,
mau tìm thầy cho nó theo học đi thôi! Phải chọn thầy giỏi đã chứ!".
Thế là hai ông bà lặn lội tìm đƣợc một vị chân sƣ đang tu luyện trên non cao. Và
quyết đem thằng bé gởi cho thầy dạy. Thầy vui lòng nhận chỉ với một điều kiện: "Đúng một
năm sau ông bà mới có thể thăm nó lần thứ nhất". Tất cả vì con thân yêu, hai ông bà đồng ý
thỏa thuận với thầy rồi quay về để lại đứa còn bé bỏng cho thầy dạy đỗ.
Xa vắng đứa con yêu quý hai ông bà rất đổi buồn, lo. Song vì đã trót hứa với thầy nên
đành nén lòng thƣơng nhớ. Nhƣng dù có cố lắm cũng chỉ đƣợc ba tháng ba ngày. Không thể
chịu đựng đƣợc hơn, hai ông bà đành dắt díu nhau lên núi thăm con. Mới leo đƣợc lƣng
chừng núi đã nghe tiếng khóc, la thảm thiết của thằng bé. Bà thúc ông đi nhanh hơn. Chắc
thằng bé có chuyện chẳng lành
62
rồi. Nó khóc la khàn cả cổ họng! Leo lên đến nơi ông bà càng ngạc nhiên hơn khi thấy con
mình không một mảnh vải che thân, đang nằm lăn dƣới sàn đất mà khóc, mà la. Nhƣng việc
bé, bé cứ khóc, việc thầy, thầy cứ làm, tƣởng chừng thầy không nghe thấy thằng bé khóc
thảm thiết! Hỏi ra biết nó đã khóc la nhƣ vậy ròng rã ba tháng ba ngày rồi! Trƣớc tình cảnh
ấy ông bà đành năn nỉ. Nào là xin thầy quan tâm đến cháu, dạy dỗ cháu. Nào là chúng tôi có
mỗi mình cháu, cháu có bề nào chúng tôi không sống nổi ! ... Song thầy chỉ trách sao ông bà
vi phạm hợp đồng?! Nhƣng thấu cảm tấm lòng cha mẹ thƣơng nhớ con thơ, thầy đành chấp
nhận tiếp tục dạy thằng bé với điều kiện "đúng một năm sau kể từ hôm nay", tức là không
tính ba tháng ba ngày vừa qua, hai ông bà mới đƣợc lên thăm con!
Cha mẹ thằng bé một lần nữa bóp bụng quay về và tự nhủ cố nén lòng thƣơng nhớ
con. Nhƣng dù cố gắng hết sức cũng chỉ đƣợc ba tháng ba ngày nữa thôi. Ông bà lại dắt díu
nhau lên núi thăm con. Lần nay leo lên đến gần am của thầy mà vẫn không nghe tiếng khóc.
Ông nói với bà "Chắc là con mình đang yên lặng chăm chú nghe thầy giảng bài ". Nhƣng khi
bƣớc qua cửa, ông bà rất đổi ngạc nhiên khi thấy con mình vẫn mình trần trùng trục ngồi
ngay trên sàn đất, chung quanh nó la liệt những mít là mít mà quả nào cũng xẻ năm bổ bảy.
Thằng bé ngồi giữa đống mít, một tay nắm lấy miệng bao vải, một tay thộp từng con ruồi bu
vào đống mít, bỏ vô bao, hết con này đến con khác. Hết ngày này đến ngày khác. Hỏi ra nó
đã bắt ruối suốt ba tháng ba ngày rồi. Tức là sau khi đã "giải nghệ" khóc la đến nay. Ông bà
hết sức tức giận. Song vì tƣơng lai con mình nên đành một lần nữa năn nỉ thầy. Nào là trăm
sự nhờ thầy. Mong thầy dạy dỗ chứ đừng bắt cháu làm việc "mất vệ sinh". Chúng tôi có mình
cháu, cháu có bề nào chúng tôi không sống nổi. Mà thầy cũng không sống nổi đấy nhé! Thôi
thì hết năn nỉ đến hăm dọa đủ điều. Thầy chỉ nói: Thôi thì vì tƣơng lai của cháu và
63
nể lời ông bà tôi đồng ý nhận cháu ở lại để dạy - dù ông bà hai lần vi phạm quy ƣớc đã hợp
đồng. Xin ông bà nhớ: "đúng một năm sau kể từ hôm nay" nghĩa là không tính sáu tháng sáu
ngày đã qua, ông bà mới đƣợc lên thăm cháu. Hai ông bà một lần nữa bóp bụng ra về, tự nhủ
sẽ cố gắng theo lời thầy dặn. Song hình nhƣ là một "quy luật tâm lý" không thể cƣỡng lại
đƣợc: dù đã hết sức cố gắng nén lòng hai ông bà chỉ chịu đựng đƣợc chỉ ba tháng ba ngày
nữa thôi! Lại dắt díu nhau lên thăm con. Chỉ cần nhìn thấy nó rồi quay về cũng cam! Lần này
chƣa kịp leo lên núi đã trông thấy thằng bé nhảy thoăn thoắt từ núi cao xuống, trên vai là
chiếc đòn gánh với hai thùng nƣớc con con. Hỏi: Con làm gì thế? Thƣa: Con đi gánh nƣớc!
Gánh ở đâu? - Ở dƣới suối sâu! - Gánh đi đâu? -Gánh lên núi cao! - Để chi? - Cho thầy tắm
giặt và tƣới cây kiểng, tƣới cả cây rừng! - Gánh bao lâu rồi ? - Đã ba tháng ba ngày; mỗi ngày
từ sáng tinh mơ đến tối mịt! -... ?!
Lần này ông bà nhất quyết bắt con về. Ai đời "học" hết chín tháng chín ngày mà chỉ
có khóc la, bắt ruồi, rồi gánh nƣớc. Thật là "đầy tớ không tính công!" Đành kiếm thầy khác
thôi! Thầy lại nói: Lần này ông bà không bắt nó về tôi cũng "đuổi học" nó, vì ông bà đã ba
lần vi phạm hợp đồng! "Nhất quá tam" rồi!
Thế là hai ông bà mỗi ngƣời nắm lấy một tay con trai xuống núi. Đến lƣng chừng núi
bỗng một toán cƣớp rừng chặn đƣờng yêu cầu ông bà bỏ hết tài sản ra nếu muốn toàn mạng.
Ông bà càng nắm chặt tay thằng bé, bởi tài sản duy nhất của ông bà lúc ấy là thằng bé. Phải
quyết tâm bảo vệ nó. Bỗng thằng bé vụt khỏi tay bố mẹ và đẩy hai ông bà vào hốc núi bảo
nấp đó, để mặc con. Khi thấy bố mẹ đã trú thân an toàn thằng bé đột nhiên thét lên một tiếng
kinh hoàng làm núi rừng rung động. Tiếng thét kinh thiên động địa làm bọn cƣớp kinh hoàng
sợ hải. Định thần nhìn kỹ lại chỉ thấy thằng bé 3 tuổi 9 tháng 9 ngày. Đúng là tiếng
64
thét của nó ! Đầu lĩnh toán cƣớp lập tức ra lệnh bắt sống thằng bé. Chúng nghĩ rằng toán
cƣớp có thêm thằng bé với giọng hét ấy sẽ lợi hại vô cùng. Chỉ cần thằng bé thét lên một
tiếng "đối tượng" sẽ riu ríu nghe theo! Nhƣng do đâu thằng bé chƣa đầy 4 tuổi lại có giọng
thét to và vang nhƣ vậy? Chúng nó hoàn toàn không biết rằng thằng bé đã bỏ ra ba tháng ba
ngày ròng rã "luyện giọng" bằng cách khóc la thảm thiết! Bọn cƣớp gƣơm giáo tuốt trần lăm
le tiến đến quyết bắt sống thằng bé. Bố mẹ hồi hộp nhìn ra, bất lực! Bỗng thoắt một cái thằng
bé đã nhảy lên cành cây cao chót vót một cách nhẹ nhàng, nhanh nhẹn nhƣ ngày nào nó đã
từng nhảy thoăn thoắt từng bậc đá để gánh nƣớc! Giờ đây không còn sức nặng của gánh
nƣớc, nó càng nhảy cao hơn, xa hơn. Rồi, từ trên cây cao, một tay vịn cành, tay còn lại chỉ
việc thò xuống thóp từng tên cƣớp một mà thảy xuống núi, hết tên này đến tên khác, cũng
nhẹ nhàng và nhanh nhẹn nhƣ ngày nào nó thộp ruồi bỏ vô bao vậy!
Rõ ràng là câu chuyện hoàn toàn hƣ cấu. Không có thực. Nhƣng bên trong lớp vỏ
không có thực ấy, câu chuyện nhằm phản ánh một sự thật có thực, một sƣ thật rất thực. Đó là
hãy hành động và hành động bền bỉ, cứ kiên trì lặp đi lặp lại thì đến một lúc nào đó nó sẽ
thấm sâu vào tiềm thức và vô thức, trở thành một "thuộc tính" nhân cách thực sự.
Thế mới biết phƣơng pháp "Học bằng cách làm: Learning by doing" của nhà giáo dục
Mỹ John Dewey là có cơ sở. Phƣơng pháp này chẳng những đúng với học trò trong phƣơng
châm "học đi đôi với hành", "học đồng thời với tập" mà còn đúng với những ai làm công tác
giáo dục. Bởi nhà giáo dục lớn trƣớc hết phải thực hành những điều mình muốn dạy ngƣời
khác. Để trở thành một nhà giáo lớn có khi còn khó hơn là để trở thành một nhà tƣ tƣởng lớn.
Cả hai đều cần sự sân sắc. Nhƣng trong khi nhà tƣ tƣởng chỉ cần sự nhất quán trong tƣ tƣởng
của
65
mình thì nhà giáo lại cần, rất cần, tuyệt đối cần, sự nhất quán giữa tƣ tƣởng với đời sống, với
hành động của mình.
Tuy nhiên trong lúc nhấn mạnh phƣơng pháp thực hành, Khổng tử vẫn không quên sử
dụng phƣơng pháp dùng lời, đặc biệt là phƣơng pháp đàm thoại.
6). Phương pháp đàm thoại - "bất sỉ hạ vấn"
Toàn bộ sách Luận ngữ là những lời đối thoại giữa Khổng tử và và học trò của ông
cũng nhƣ giữa các học trò với nhau hay giữa Khổng tử và những ngƣời đàm đạo cùng ông. Ở
đó luôn luôn có hỏi - đáp, đặt vấn đề và giải thích vấn đề... Ở đó Khổng tử luôn luôn xuất
phát từ nội dung nhu cầu của ngƣời học để có câu trả lời phù hợp. Xa hơn, Khổng tử còn nắm
bắt đƣợc nhu cầu mà ngƣời học chƣa nói, hoặc không thể hỏi, để giải đáp. Nói cách khác ông
đã "gãi đúng chỗ ngứa" trong tâm tƣ ngƣời khác. Khổng tử còn biết khuyến khích ngƣời học
phải cố gắng phát biểu ý kiến của mình. Ông nói: "Bất phẫn, bất khải; bất phỉ, bất phát !"
(LN. VII, 8). Ông còn khuyên không nên lấy làm xấu hổ khi phải hỏi han kẻ dƣới mình "Bất
sỉ hạ vấn!" (LN. V, 14). Khổng tử luôn biết lắng nghe học trò một cách đầy đủ, thậm chí biết
chấp nhận lời trách của họ nữa. Ngƣợc lại học trò tuy kính ông nhƣng không nhút nhát sợ sệt,
có điều gì thắc mắc, họ thẳng thắn hỏi ông một cách tự nhiên và ông cũng thẳng thắn trả lời
họ một cách tự nhiên - đến nỗi đôi lúc tƣ tƣởng của ông có vẻ nhƣ mâu thuẫn nhau.
Lớp học do Khổng tử dạy đúng là một lớp học của một triết nhân: Thầy trò cùng nhau
bàn luận, trao đổi với nhau một cách bình đẳng, tự nhiên để cùng tìm ra đạo lý, chứ không
phải lớp học của một triết gia đem thuyết của mình ra mà rao giảng một cách độc thoại thao
thao bất tuyệt!
Học giả Nguyễn Hiến Lê đã từng thích thú khi tƣởng tƣợng ra hình ảnh: Khổng tử
ngồi ở dƣới hiên một buổi chiều đẹp trời gảy đàn từng tƣng, rồi cao hứng hát lên một điệu
hát, còn Nhan Hồi, Tử Lộ, Tử cống, Mẫn Tử Khiên...
66
các đệ tử ông, thì ngồi chung quanh chăm chăm nhìn nét mặt thầy, lặng tai nghe và mỉm cƣời.
Thình lình ông bảo họ:
- Các con hãy kể ý chí, hoài bão của mình cho thầy nghe với!
Tử Lộ thì mong có xe để đi, có ngựa để cƣỡi, có ao lông cừu để mặc và chia xẻ cho
bạn. Nhan Uyên thì khiêm tốn, chỉ mong không khoe khoang những việc thiện của mình. Tử
cống thì mong buôn bán để làm giàu. Tử Du mong đƣợc cai trị một ấp nhỏ mà thực hiện đƣợc
đạo của thầy. Họ kể xong, Tử Lộ hỏi lại Khổng tử :
- Chúng con xin đƣợc nghe chí nguyện của thầy !
Khổng tử đáp:
- Thầy mong muốn cho ngƣời già cả đƣợc yên vui, bạn bè tin nhau, còn bọn trẻ thì
đƣợc nuôi nấng dạy dỗ. (LN. V, 25)
Thật là thú vị. Và thật là nhân hậu!
Bàn luận để làm sáng tỏ đạo lý, theo Khổng tử là một phƣơng pháp hữu hiệu đồng
thời là một niềm vui, một lạc thú trí tuệ khó có gì sánh kịp! Ông nói: "Có bạn bè cùng chí
hướng từ xa tìm đến để đàm đạo là một niềm vui lớn!" (LN. I, 1)
Nhƣ vậy học phải hỏi và hỏi để mà học. Không đƣợc giấu dốt! Nhƣng hỏi những gì và
hỏi nhƣ thế nào? Khổng tử nói: "Hỏi những điều thiết yếu, suy tư về những gì gần gũi, thiết
thân, đức nhân nằm ở chỗ đó" (LN. XIX, 6). Tại sao vậy? Bởi chân lý vốn giản dị: "Dị giản
nhi đắc thiên lý" (Hệ từ). Nhƣng để đạt chân lý phải có ý thức.
7). Làm cho người học có ý thức cầu học, cầu tiến - "mưu đạo bất mưu thực"
- Học không phải để cầu bổng lộc (LN. VIII, 12)
Khổng tử nói: "Người quân tử mưu cầu đạt đạo chứ không mưu
67
cầu cái ăn. Người quân tử lo không đạt đạo chứ không lo nghèo !" (LN. V, 31) Thật vậy, tiền
của, cái ăn cái mặc, bổng lộc... chỉ là phƣơng tiện. Cứu cánh của ngƣời học không nằm ở đó.
Mà là cái gì đó cao cả hơn. Cao cả hơn cuộc sống của riêng mình!
Học trƣớc hết là vì sự tiến bộ của bản thân mình. "Vì mình" ngƣời đi học luôn nghiêm
túc tự kiểm điểm xem mình hôm nay có hơn chính mình hôm qua không. Thật chất của sự
học là sửa mình cho mỗi ngày một tiến bộ, "mỗi ngày một thêm những kiến thức mới" (LN.
XIX, 5) để mình tự vƣợt lên bản thân mình. Ngƣợc lại "đạo đức không sửa tiến, học vấn
không giải tập, nghe được điều nghĩa mà không làm theo, có lỗi mà không sửa đổi, đó là
những mối lo của ta" (Khổng tử - (LN. VII, 3).
Trình tử (960 - 1276) cũng nối tiếp đƣờng lối của Khổng tử mà nói rằng: "Bác học
(học rộng), thẩm vấn (hỏi kỹ), thận tư (suy nghĩ cẩn thận), minh biện (phân biệt rõ ràng), đốc
hành (dốc lòng thực hành), nếu bỏ một trong năm điều ấy thì không phải lo học vậy."
Để học trò có thể tự học nhƣ vậy, ngƣời thầy cần khơi dậy ý thức trƣớc. Để học trò ý
thức đƣợc điều thầy dạy, trƣớc hết lời dạy của thầy phải phù hợp từng trình độ ngƣời nghe.
Khổng tử nói: "Người có tư chất từ bậc trung trở lên thì có thể bảo ban những điều cao xa.
Người có tư chất từ bậc trung trở xuống không thể dạy bảo những điều cao xa được" (LN.
VI,19). Nghĩa là cách dạy của thầy tùy theo từng trình độ ý thức của trò cao hay thấp mà dạy
bảo, lời nói nhƣ vậy mới dễ hiểu, mới đánh thức dậy lý trí ngƣời học. Và, do đó, tránh đƣợc
cái tệ dạy vƣợt bậc, quá sức học trò .
Thậm chí ngay từ đầu, Khổng tử đã đòi hòi ngƣời đi học phải dốc lòng chứng tỏ lòng
hâm mộ học. "Lễ văn lai học, bất văn vãng giáo": Theo Lê thì chỉ nghe có chuyện môn sinh
tìm đến thầy cầu học, chứ không nghe chuyện thầy
68
phải đi tìm trò để dạy (Kinh Lễ). Hoàn toàn khác với lối ra đƣờng tìm môn sinh kiểu Mạc
Địch hay kiểu Socrate .
Cũng khác với Mặc tử thƣờng dùng lời hứa tìm việc để lôi kéo môn sinh theo học,
Khổng tử không làm nhƣ vậy, dù ông biết rằng đấy chỉ là một thứ "lừa đảo - đạo đức" (pia
fraus) để lôi kéo ngƣời ta đi học thôi. Quả thực đó là kiểu đánh lừa có ý tốt. Nhƣng sao
Khổng tử không làm? Ông không kéo lƣới (ép buộc) cũng không bắn chim lúc nó đang ngủ
(LN. VII, 26) tức là không nhân lúc đối tƣợng vô thức mà làm! Ngƣợc lại ông bắt môn sinh
phải ý thức, ý thức đầy đủ giá trị và ý nghĩa của sự học và ý thức ngay từ đầu, từ lúc làm lễ
"nhập môn", dù lễ vật chỉ là một chục nem! Điều quan trọng là ngƣời đi học phải tự ý, tự
nguyện đến cùng thầy với một tấm lòng muốn cầu học, cầu tiến, còn tâm hồn thì trong sạch,
không, nhằm tƣ lợi.
Rồi tiếp theo, trong suốt quá trình giảng dạy của Khổng tử, trò phải đặt vấn đề ra
trƣớc, chứ không phải là thầy. Thầy sẽ không thể dạy nếu trò không biết tự đặt vấn đề: "Nếu
người nào không biết tự hỏi phải làm sao? Làm sao đây? Thì ta cũng chẳng biết phải dạy
người đó như thế nào nữa!" (LN. XV, 15). Bắt buộc phải có điều kiện ấy vì nếu không thì
tâm trạng chƣa nghĩ tới việc đặt vấn đề, tức là chƣa có tâm thế để học. Đó là dấu hiệu "chưa
đói". Ngƣời không đói, có nhét thức ăn vào cũng vô bổ, sẽ khó tiêu hoặc nôn ói ra. Sách Đại
học nói "Tâm bất tại thị chi bất kiến" Khi tâm hồn còn ở đâu đâu thì có xem cũng không thấy
gì. Có nghe cũng không hiểu. Có hiểu cũng không thấu...
Mặt khác khi trò đặt vấn đề, đã hỏi rồi thì thầy cũng chỉ gợi ý, hoặc chỉ ra một khía
cạnh nào đó phù hợp với tâm thế của trò, rồi trò phải nhàn đấy mà tự tìm ra "'ba góc kia". Đó
là nguyên tắc khơi mào nhƣng không nói hết cốt để cho trò phải suy nghĩ, phải động não mà
độc lập giải quyết vấn đề.
69
Lý luận dạy học ngày nay cũng đi đến kết luận nhƣ vậy: Ảnh hƣởng giáo dục sâu xa
nhất là ảnh hƣởng khơi gợi cho học trò tự đi tìm kiếm. Đồng thời với Khổng tử, từ bên trời
Tây, Héraclite (530 - 470 TCN) cũng nói: giáo dục không phải là rót kiến thức vào đầu nhƣ
ngƣời ta rót chất lỏng vào phễu mà là thắp lên một ngọn đuốc để soi đƣờng cho ngƣời ta tự
đi! Và Mạnh tử về sau cũng trung thành với đƣờng lối ấy khi viết: "Quân tử dẫu chỉ bất phát,
dược như dã": Ngƣời quân tử dạy học nhƣ dạy bắn: giƣơng cung mà không nẩy cò. Coi nhƣ
nhẩy vƣợt qua vậy.
Nhƣ thế vấn đề sẽ đƣợc giải đáp tùy câu hỏi và tùy sự khám phá của trò. Vì vậy cùng
một vấn đề mà mỗi lúc một khác. Thí dụ điển hình nhƣ chữ "nhân chữ "hiếu ", chữ "chính"...
Không hề có một định nghĩa chung mà chỉ có với mỗi học trò một câu trả lời khác nhau.
Theo Kim Định thì làm nhƣ thế cốt để sa thải những ngƣời "hiện diện - vắng mặt" (présents
absents) tức là hiện diện nhƣng tâm bất tại: Nghe mà không chịu suy nghĩ tìm tòi; không tìm
tòi thì làm sao bắt gặp chân lý!
Tóm lại, Khổng tử muốn dạy cho môn sinh trở nên hiền triết chứ không dạy cho biết
một nền triết học. Lối giáo dục đào tạo con ngƣời mà ngày nay ta gọi là Dạy Ngƣời chứ
không chỉ dừng lại ở dạy chữ. Kết quả của lối giáo dục này là vắng bóng hẳn mệnh lệnh bắt
phải vâng phục ngƣời này hay ngƣời khác hoặc sách này sách nọ. Nếu có trung thành thì là
không phải với thầy mà là đối với chính mình, với tính bản nhiên của mình ""Doãn chấp kỳ
trung" (LN. XX. 1). Không bắt học trò theo mình, Khổng tử chỉ nói: Tiến lên! Tiến lên bao
hàm việc phải tự ý thức đƣờng hƣớng, ngƣợc với "hãy theo" có thể nhắm mắt chạy theo
không cần ý thức, suy nghĩ. Vì mục đích chính là giúp trở nên ngƣờii quân tử, mà quân tử thì
cầu nơi mình "quân tử cầu chư kỷ", ngƣợc vớ i t iểu nhân "cầu chư nhân" (LN. XV, 20).
70
Với lối giáo dục nhƣ vậy, Khổng tử đã xây dựng nên một nền dân chủ thực sự trong
học tập: Ngƣời học hoàn toàn tự do trong suy nghĩ, trên con đƣờng đi tìm chân lý.
Nhờ tự do và tự giác, ngƣời học dễ tìm ra hạnh phúc học tập .
8). Lấy niềm vui, nguồn hạnh phúc kích thích sự phát triển ở người học - "lạc học"
Trong giáo dục, cũng nhƣ trong nhiều lĩnh vực khác ở đời, niềm vui vừa là kết quả,
vừa là điều kiện để kích thích sự hƣng phấn hoạt động của con ngƣời. Chính niềm vui, nguồn
hạnh phúc có khả năng giúp con ngƣời thêm phấn chấn, thêm tin yêu và thêm nghị lực để
vƣợt khó, để tiến lên, để phát triển...
Ý thức đƣợc giá tri ấy, Khổng tử thƣờng khơi dậy niềm vui và dẫn truyền cho nó nẩy
nở. Mở đầu Luận ngữ, ngay chƣơng đầu, dòng đầu là lời Khổng tử: "Học nhi thời tập chi,
bất diệc duyệt hồ; hữu bằng Tự viễn phương lai bất diệc lạc hồ. Nhân bất tri nhi bất uấn, bất
diệc quân tử hồ?!" (LN. I, 1): Học mà mỗi buổi mỗi tập thì không vui thú lí? Có bạn cùng chí
hƣớng ở xa tìm đến (để đàm đạo) thì không vui thích ƣ? Nhƣng nếu không ai biết tới mình
mà mình không hờn giận (vẫn vui học) thì chẳng là quân tử ƣ? Có ba niềm vui trong một câu
nói ấy.
- Thứ nhất: "duyệt" là vui bên trong, là sự thích thú trong lòng, với chính mình, nhờ
"tập" .
- Thứ hai: "lạc" là vui tỏa ra bên ngoài, là sự vui vẻ khi bàn bạc với ngƣời, nhờ "bạn".
- Thứ ba: "bất uấn : Không tức giận, dỗi hờn, tức là niềm vui đã đƣợc thử thách, đã
bền vững và chiến thắng nỗi buồn, nhờ "có nghịch cảnh"
Cả ba đều là niềm vui nhƣng ở những cung bậc khác nhau và có tác dụng không
giống nhau. Song đều cần cho ngƣời học.
71
Bởi lẽ đỉnh cao của thái độ học tập đúng đắn là vui học. Khổng tử nói: "Tri chỉ giả bất
như hiếu chi giả. Hiếu chi giả bất như lạc chi giả" (LN. VI, 18) Biết mà học không bằng
thích mà học. Thích mà học cũng không bằng vui mà học. "Vui học" là biểu hiện của "lạc thú
- trí tuệ", là cánh cửa dẫn vào "Hạnh phúc học tập" mà muốn đạt tới ít nhất ngƣời học phải
trải nghiệm qua bốn yếu tố ngày nay gọi là "4H":
- Head : cái đầu - trí tuệ .
- Heart: trái tim - tình cảm
- Hand : Bàn tay - thực hành, tập luyện .
- Happiness : Niềm vui - Hạnh phúc .
Sự say mê trau giồi học vấn chỉ có thể có đƣợc từ niềm vui, nguồn hạnh phúc ấy. Bởi
lẽ nếu thiếu niềm vui nhƣ là sự hòa hợp của cả tâm hồn, trí tuệ và hành động thì chỉ mới dừng
lại ở sự thích thú mang tính xúc cảm, chứ chƣa là sự say sƣa mang tính tình cảm thực sự .
Bởi mục tiêu ấy mà Khổng tử thƣờng khuyên học trò dù trong hoàn cảnh hay cảnh
ngộ nào cũng cần giữ lấy niềm vui để học và học - có - kết - quả: "An bần lạc đạo": vui với
sự giàu có về tri thức, về tinh thần và đạo đức là chính. Nhờ có niềm vui nhƣ vậy mà ngƣời
học "học không chán" (học bất yếm). Nhận xét về Nhan Hồi, học trò yêu quí của mình,
Khổng tử nói: "Hiền thay, anh Hồi! Một giỏ cơm, một bầu nước, ở trong ngõ hẻm, người
khác u sầu không chịu nổi cảnh khốn khổ đó. Anh Hồi thì vẫn không đổi niềm vui. Hiền thay,
anh Hồi!" (LN. VI, 9).
Hạnh phúc sƣ phạm xuất phát tử bản thân công tác sƣ phạm: Khi thầy và trò cùng
khám phá ra cái mới, say mê quên cả những gì chung quanh - quên cả những lo toan đời
thƣờng, để tận hƣởng "lạc thú - trí tuệ". Ngƣời thầy hay biết
72
chia xẻ lý tƣởng với trò. Thật là hạnh phúc. Có đƣợc hạnh phúc ấy rồi thì dù có chết cũng
vui: "Triêu văn đạo tịch tử khả hỉ" (LN. IV, 8). Đó mới là cái học tự nguyện, tự giác, tự lực,
tự chủ và sáng tạo không ngừng. Thật là thứ học "Say sưa đến quên ăn, vui sướng đến quên
mọi lo buồn" (LN. VII, 18)
Tóm lại, Khổng tử luôn coi trọng và biết tạo ra niềm vui để có nguồn hạnh phúc cho
ngƣời học. Đó là một trong những nguyên do sâu xa đã đƣa Ông đến vị trí hàng đầu trong
nền giáo dục phƣơng Đông lúc bấy giờ. Và không chỉ bấy giờ. Cũng không chỉ phƣơng
Đông. Ngày nay phƣơng Tây cũng đồng ý rằng "Niềm vui là linh hồn của giáo dục: "La joie
est l'âme de l' éducation." Bởi lẽ "Một trái tim vui vẻ xoay sở đủ mọi chiều: "A merry heart
goes all the ways." Các nhà tâm lý học hiện nay cũng có cùng nhận định, khi nói rằng: "Nụ
cười luôn là trợ thủ đắc lực nhất cho mọi nhà giáo ở mọi tình huống giáo dục."
Phải chăng cũng chính là niềm vui mà Khổng tử luôn khen ngợi học trò, và khen
nhiều hơn chê ?
9 - Biết khuyến khích, động viên và tạo dư luận khi cần thiết.
Khổng tử thƣờng khuyến khích môn đồ bằng cách khen ngợi. Và khi khen thì khen
không tiếc lời. Nhan Hồi là ngƣời đƣợc thầy khen nhiều nhất (Riêng trong Luận ngữ đã gần
mƣời lần). Khen trƣớc các môn sinh khác. Khen cả với ngƣời ngoài là: "Nhan Hồi hiếu học,
không biết giận lây, rủi có lầm lỗi thì chỉ một lần thôi, không tái phạm". (LN. VI, 2), "có thể
giữ được Đức nhân liên tiếp ba tháng, còn những trò khác thì chỉ một tháng là cùng" (LN VI.
5). "nghèo mù không buồn, không đổi niềm vui" (LN. VI 9) "tiến hoài mà không ngừng trên
đường Đạo lý (LN.IX, 20).
73
Ông khen Nhan Uyên, Mẩn Tử Khiên, Nhiễm Bá Ngƣu, Trọng Cung là những ngƣời
đức hạnh; có tài ăn nói là Tễ Ngã, Tử cống; có tài chính trị là: Nhiễm Hữu, Qúy Lộ; có tài
văn học là: Tử Du, Tử Hạ
Ông lại khen Mẫn Tử Khiêm là có hiếu (LN XI, 4), là ít nói nhƣng hễ nói là trúng
(LN XI - 13).
Xét chung thì ngƣời nào cũng có điểm để Ông khen. Khi Quý Khƣơng Tử hỏi Ông:
"Trọng Do (tức Tử Lộ) là người có thể là chính trị được không?" Ông đáp: "Do là người quả
quyết, Dự viêc chính trị sao lại không được?!"
Lại hỏi về Tử Cống, về Nhiễm Hữu, ông liền đáp: "Được hết. Vi Tử Cống thông hiểu
đạo lý, còn Nhiễm Hữu có tài nghệ "(LN, VI, 6)
Ông công nhận mọi ngƣời đều có sở trƣờng riêng: Tử Lộ có thể điều khiển quân đội ở
một nƣớc có ngàn cổ xe. Nhiễm Hữu có thể làm quan cho một ấp có ngàn nhà, hoặc một
nƣớc có trăm cỗ xe. Tử Hoa có thể mặc lễ phục đứng ở triều đình mà tiếp tân khách. (LN. V,
7). Thậm chí ông nhận ra sở trƣờng của họ có thể hơn ông nữa. Theo "Khổng tử thế gia", một
hôm Tử Hạ hỏi Khổng tử về Nhan Hồi, Tử Cống, Tử Lộ. Tử Trƣơng, ông đáp: Nhan Hồi có
đức tin hơn ông, Tử Cống nhanh hơn ông, Tử Lộ dũng cảm hơn ông, Tử Trƣơng trang
nghiêm hơn ông.... đến nỗi Tử Hạ ngạc nhiên đứng lên hỏi:
- Thế thì tại sao bốn anh ấy còn phải đến đây học với thầy?
Khổng tử ôn tồn giải thích:
- Ngồi xuống đó. ta bảo cho mà nghe: Hồi biết tin mà không biết nghĩ ngƣợc lại; Tử
(tức Tử cống) biết nhanh mà không biết chậm; Do (Tử Lộ) có dũng mà không biết có lúc nên
nhát; Sƣ (Tử Trƣơng) trang nghiêm mà không biết ung dung để hòa với mọi ngƣời.
Nghĩa là ngƣời nào cũng có sở trƣờng, đồng thời cũng có sở đoản. Sở trƣờng ở đâu thì
sở đoản ở đó.
74
Đối với sở trƣờng, ông khen. Đối với sở đoản ông chê:
"Tử Cao thì kém học thức; Tăng Sâm thì chậm chạp, thật thà; Tử Trương hay chưng
diện; Tử Lộ thì thô, không nhã" (LN, XI, 17).
Đúng vậy, Tử Lộ quả là cƣơng trực, thẳng thắng đến thô lỗ, không ý tứ, đôi khi vô lễ.
Không một học trò nào trực ngôn với Khổng tử nhƣ Tử Lộ. Chắc Khổng tử hiểu nhƣ vậy là vì
Tử Lộ yêu quý ông lắm. Cho nên Khổng tử cũng mến Tử Lộ, khen Tử Lộ là ngƣời có nhiệt
tâm, trung tín, hễ hứa với ai điều gì thì làm ngay, không chần chừ (LN. XII, 12). Có lần ông
nói đùa với Tử Lộ: "Đạo của thầy mà không thi hành được, thầy sẽ thả cái bè, lênh đênh trên
mặt biển; lúc đó theo ta có lẽ chỉ có anh Do" (Tử Lộ)!
Tử Lộ tƣởng thật, mừng lắm! Khổng tử phải nói thêm: "Anh dũng cảm hơn ta, nhưng
thiếu óc phán đoán" (LN.V,6).
Nhƣ vậy là vừa khen vừa chê! Cốt để đối tƣợng càng ngày càng tiến bộ hơn. Khi khen
ai, Khổng tử không chỉ căn cứ vào hiện tƣợng bên ngoài mà còn biết căn cứ vào bản chất bên
trong của ngƣời ấy, không để cho hiện tƣợng che lấp đánh lừa! Khổng tử khen Công Dã
Tràng (họ Công Dã, tên Tràng, tự là Tử Tràng, học trò Khổng tử) rằng: "Có thể gả con gái
cho trò ấy. Tuy bị tù, nhưng không phải tội của anh ta" Rồi đem con gái gả cho Công Dã
Tràng. (LN. V, 1)
Và khi cần Khổng tử cũng chê đến nơi đến chốn, cốt để đối tƣợng nhận thức đƣợc vấn
đề. Tể Dƣ ngủ ngày . Khổng tử bảo: "gỗ mục không thể chạm khắc được, vách bằng đất khô
không thể trát được! Đối với trò Dư, còn trách làm gì!?" (LN. V, 9).
Đặc biệt hơn, khi cần thiết, Khổng tử còn hô hào cả tập thể lên tiếng, nhằm tạo ra dƣ
luận thích hợp cho sự giáo dục. Trƣờng hợp sau đƣợc ghi trong Luận ngữ là một thí dụ minh
chứng cho biện pháp trách phạt này: Họ Quý giàu hơn ông Chu Công, thế mà Cầu (Nhiễm
Hữu, làm gia thần cho họ Quý) còn thu
75
thuế bóp chẹt dân, làm giàu thêm cho họ Quý. Thấy vậy, Khổng tử nói: "nó không còn là
môn đồ của ta nũa! Các con hãy nổi trống lên mà công kích nó đi!'( LN. XI, 16).
Phảỉ xuất phát từ tấm lòng yêu thƣơng Nhiễm Hữu, nói riêng, học trò nói chung, thì
Khổng tử mới kêu gọi công kích anh ta nhƣ vậy. Quả là: "Vì chƣng hay ghét cũng là hay
thƣơng" (Nguyễn Đình Chiểu)! Tự nhiên nhớ một nhận định của Sukhomlinski, nhà giáo dục
đã "hiến dâng cả trái tim mình cho trẻ":
"Nếu như nhà giáo dục trong nhiều vấn đề thân thiết và gần gũi với trẻ em và thanh
thiếu niên, cần phải mãi mãi ở một mức độ nào đó giữ cho mình vẫn cứ là một đứa trẻ, một
thiếu niên và một thanh niên non nớt, thì đứng ở hàng đầu trong những vấn đề đó phải là khả
năng biết ngạc nhiên - trong nhận thức thế giới nói chung; khả năng biết tức giận(1) trong rèn
luyện đạo đức (...) Hãy nhớ rằng nếu như bạn không có khả năng thứ hai thì cuối cùng bạn
có thể có một khả năng khác: cung cấp bài học về sự thờ ơ bằng tấm gương của chính mình!"
[27, 119]
10). Dùng hình tượng, ẩn dụ để dẫn dắt.
Hình tƣợng mà Khổng tử thƣờng nêu lên nhƣ tấm gƣơng sáng cho học trò noi theo,
mà bài này đã đề cập đến trong nguyên tắc gƣơng mẫu, là hình tƣợng Nghiêu Thuấn.
Thật vậy, Nghiêu Thuấn là hai nhân vật trong truyền thuyết lịch sử Trung Hoa cổ đại
đã trở thành hình tƣợng giáo dục có sức cảm hóa lớn đối với học trò Khổng tử. Chỉ cần nói
đến Nghiêu Thuấn là ngƣời ta liên tƣởng ngay tới những bậc minh quân, thánh đế, biết yêu
nhân dân hơn yêu ngai vàng, biết
(1)
Ngƣời viết nhấn mạnh.
76
truyền ngôi cho ngƣời hiền tài (truyền hiền) thay vì truyền ngôi cho con (truyền tử). Bên cạnh
Nghiêu Thuấn còn có Vũ, Văn cũng là những hình tƣợng có sức cảm hóa lớn, và do đó có sức
thuyết phục cao một cách tự thân. Bản thân những hình tƣợng này cùng với những hình
tƣợng "người nhân", "người quân tử" đã trở thành phƣơng pháp giáo dục, phƣơng pháp hình
tƣợng hóa, điển hình hóa, tức là phƣơng pháp dạy bằng gƣơng truyện! Phƣơng pháp này tỏ ra
có hiệu lực gấp mấy lần phƣơng pháp trừu tƣợng của Platon hay Aristote. W.Durant cho rằng
quyển "Cuộc đời của những nhân vật lỗi lạc" của Plutarque có hiệu quả giáo dục lớn vƣợt xa
hơn những sách triết lý trừu tƣợng rất nhiều, cũng là nhờ phƣơng pháp gƣơng truyện cụ thể
này. Điều này đƣợc chứng minh bằng sức hấp dẫn, lôi cuốn ngƣời đọc của những sách thuộc
loại "gương phấn đấu, gương thành công, vượt khó, gương danh nhân..."
Về phƣơng diện tâm lý, những hình tƣợng điển hình này có sức hun đúc tâm tình và
nhiệt huyết của ngƣời đọc, thúc đẩy ý chí thực hành của ngƣời học. Bởi lẽ nói đến gƣơng lịch
sử thì không còn là chuyện xa lạ mà chính là những chuyện đã từng xảy ra trong cuộc đời,
trong lịch sử loài ngƣời và gắn bó thân thiết với cuộc sống hôm nay.
Cho nên trong giáo dục, nếu tìm ra đƣợc dấu vết lịch sử dẫu ít mà tô điểm ra vấn đề
có giá trị hơn là chỉ tƣởng tƣợng suông:
Mặt khác trong chiều sâu tâm linh, con ngƣời còn có nhu cầu thẩm mỹ nhân sinh mà
các nhà nghiên cứu gọi là "nhu yếu thần thoại "
Bên cạnh phƣơng pháp hình tƣợng hóa, Khổng tử còn sử dụng phƣơng pháp ẩn dụ -
dùng hình ảnh sự vật cụ thể gần gũi để gửi gấm triết lý cao siêu trừu tƣợng.
Thí dụ nói về đƣờng chính (chính đạo) Khổng tử nêu hình ảnh cụ
77
thể gần gũi trong đó thƣờng là: "Ai ra khỏi nhà mà không qua cửa? Thế thì tại sao không
theo chính đạo?" (LN. VI, 15)
Ai ra khỏi nhà cũng qua cửa, nghĩa là do đƣờng chính, chứ không trèo tƣờng, khoét
vách. Vậy thì trong cƣ xử, lập thân ngƣời ta cũng phải theo chính đạo.
Đó là đạo. Còn đức? Khổng tử cho học trò hình dung qua hình ảnh so sánh "Đức của
người quân tử như gió, đức của kẻ tiểu nhân như cỏ, gió thổi thì cỏ tất rạp xuống!" (LN,
XII,19).
Để chỉ hạng ngƣời vô dụng, không phát huy đƣợc năng lực và phẩm chất của mình,
Khổng tử nói "Lúa mọc lên mà chẳng trổ bông, đã có như vậy rồi! Trổ bông mà không thành
hạt, cũng có như vậy rồi! "
Nói về tiền tài, Khổng tử so sánh với mây nổi (Phú quý như phù vân) (LN VII, 15)
thấy đó rồi mất đó, mới hợp đã tan! không bền chặt, không vững chãi. Nói về quy luật vận
hành không ngừng nghỉ của tự nhiên mà cũng là của xã hội, nhân văn, Khổng tử mƣợn hình
ảnh dòng sông: "Thệ giả như tư phù, bất xã trú dạ" (LN. IX, 16) Nƣớc chảy đi hoài, ngày
đêm không ngừng! Cũng có thể hiểu là thời gian trôi mãi không ngừng, đừng nên bỏ lỡ cơ
hội.
Nhờ phƣơng pháp dẫn dụ bằng hình ảnh ẩn dụ mà Khổng tử dẫn dắt ngƣời học đi vào
quá trình nhận thức cái mới, nhận thức chân lý đƣợc dễ dàng, rành mạch thông qua cơ chế
liên tƣởng.
Có thể nói rằng: Nếu trong chính trị, Khổng tử chủ trƣơng "thân dân" lấy dân làm gốc
(Dân bản) thì trong văn hóa ông coi trọng tính đại chúng và trong giáo dục tính cụ thể - thiết
thực - dễ hiểu là đặc điểm quan trọng.
Tóm lại, tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử tuy đƣợc phát biểu một cách lời rạc, thậm
chí có không ít những tƣ tƣởng khác nhau về cùng một vấn đề, có vẻ tản mạn theo từng tình
huống ngẫu nhiên mà Khổng tử gặp phải trong cuộc đời.
78
trong ứng xử, và nhất là trong thực tiễn giáo dục của ông, nhƣng khi đƣợc sắp xếp lại, hệ
thống hóa, thì chúng đƣợc trình bày theo một trình tự nhất định, và mang những giá trị nhất
định... Điều này chứng tỏ tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử thực chất là một thể thống nhất, có
quan hệ chặt chẽ theo một hệ thống hoàn chỉnh.
Trƣớc hết là quan điểm tổng quan về giáo dục, cung cấp cho chúng ta cái nhìn chung
nhất của Khổng tử về giáo dục: đó là quan điểm "chuyển nền văn hóa từ trên xuống dưới cho
toàn xã hội" hay là quan điểm "Bình dân hóa giáo dục". Kế đó là "Chính trị hóa giáo dục" và
"Đạo đức hóa giáo dục", để nâng trình độ dân trí từ dƣới lên.
Dƣới ánh sáng của quan điểm tổng quan ấy, Khổng tử đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể
đối với giáo dục với những quan điểm hết sức rõ ràng. Từ mục tiêu đến nội dung, rồi từ nội
dung đến phƣơng pháp chuyển tải nội dung ấy. Tất cả nhằm trả lời các câu hỏi lớn trong giáo
dục ở mọi thời đại. Đó là:
- Dạy để làm gì ? - Mục tiêu.
-Dạy cái gì ? - Nội dung
- Dạy cho ai ? - Đối tƣợng
- Ai dạy ? - Chủ thể
- Dạy lúc nào ? - Thời gian
- Dạy ở đâu ? - Nơi chốn
- Dạy theo phƣơng châm gì? - Nguyên tắc
- Dạy bằng cách nào? - Phƣơng pháp
Có thể hình dung các thành phần cấu trúc trong tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử theo
cơ cấu nhƣ sau:
79
Sơ đồ 8 : HỆ THỐNG TƢ TƢỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
80
Trên đây là hệ thống tƣ tƣởng giáo dục mà Khổng tử đã trực tiếp phát biểu và đã đƣợc học trò
của ông lần lƣợt ghi lại trong sách Luận ngữ dƣới dạng "Tử viết" (Thầy nói rằng).
Trong thực tế suốt hơn nửa thế kỷ dạy học Khổng tử đã kiên trì thực hiện tƣ tƣởng của
mình và đã đào tạo đƣợc 3000 môn sinh, trong đó có 72 ngƣời nổi tiếng tài giỏi trong lịch sử
Trung hoa cổ đại
Nói cách khác hệ thống tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử đã đƣợc chính ông thể
nghiệm một cách thành công trong thực tiễn dạy học của ông. Nghĩa là nó không dừng lại ở
giá trị lý luận mà mang tính khả thi và có giá trị thực tiễn.
Bởi vậy suốt gần 2500 năm lịch sử, trải qua bao thời đại, từ thời Chiến quốc đến các
triều đại: Tần, Hán, Tam quốc, Tấn, Nam Bắc triều, Tùy, Đƣờng, Ngũ đại, Thập quốc, Tống,
Nguyên, Minh, Thanh... chỉ ở triều đại nhà Tần với chủ trƣơng đốt sách chôn Nho, còn lại
các triều đại khác đều thực thi tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử. Dĩ nhiên mỗi thời đại về sau,
tùy nhu cầu mới mà thêm bớt cho phù hợp, thậm chí họ còn gán cho Khổng tử những tƣ
tƣởng trái ngƣợc với tƣ tƣởng vốn có của ông. Nhất là vào đời Tống mà các nhà nghiên cứu
gọi là Tống Nho, có nhiều tƣ tƣởng cực kỳ bảo thủ và phản động, trái hẳn với tƣ tƣởng
khoáng đạt và cầu tiến của Khổng tử.
Tuy vậy, nhìn chung suốt mọi thời đại phong kiến ở Trung hoa nói riêng, và các nƣớc
phƣơng Đông chịu ảnh hƣởng của Nho học nói chung, đều tôn vinh Khổng tử là Ngƣời thầy
tiêu biểu của muôn đời (Vạn thế sƣ biểu). Biết bao thế hệ những nhà Nho chân chính, những
"kẻ sỉ" thân thẳng lòng không (Tiết trực tâm hƣ), trọn đời bảo tồn khí tiết Nho gia càng làm
rạng danh vị "Tiên sư" họ Khổng và càng làm ngời sáng tƣ tƣởng giáo dục của ông.
Gần đây, năm 1994, tác giả Phan Nải Việt (Trung Quốc) cho xuất bản quyền "Khổng
tử với tư tưởng quản l ý và kinh doanh hiện đại" đã góp phần khơi
81
dậy "vốn quý nghìn đời" của ngƣời xƣa và càng làm lấp lánh thêm vẻ sáng của "viên ngọc
quý" trong quản lý và kinh doanh. Trong Kinh tế đã vậy. Trong giáo dục càng nhƣ vậy.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua sự phân tích ở các chƣơng trên, điều có thể khẳng định ở đây là: Không thể phủ
nhận sự hiện hữu của hệ thống tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử. Quả thật đã từng có
một hệ thống tƣ tƣởng giáo dục tƣơng đối hoàn chỉnh trong Nho học do Khổng tử đề xuất, mà
hạt nhân của tƣ tƣởng ấy là chữ NHÂN, là mối quan hệ tốt đẹp giữa ngƣời với ngƣời trong
đời sống xã hội. Mọi tƣ tƣởng khác đều xoay quanh chữ NHÂN và đều thể hiện lòng nhân ấy.
Chúng ta cũng không thể phủ nhận giá - trị - thực - tiễn của hệ thống tƣ tƣởng
ấy dù nó đã có tuổi đời gần 2500. Nói cách khác, ôn lại tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử
không chỉ vì giá - trị - lịch - sử của nó. Mà còn lạ, và chủ yếu là, vì giá - trị - thực - tiễn, vì
nhiều tƣ tƣởng trong đó còn nguyên giá trị đối với nền giáo dục hôm nay, và cả mai sau.
Chúng ta đang tích cực hô hào việc dạy học hƣớng tập trung vào hoạt động của học sinh, phát
huy tính độc lập, chủ động, tích cực, sáng tạo ở học sinh, chúng ta lập tức bắt gặp tiếng nói
đồng tình, ủng hộ, cổ vũ của Khổng tử qua những câu nói của ông từ 2500 năm trƣớc. Đó là:
"Ai không biết tự hỏi: "Phải làm sao? Làm sao đây?" thì ta cũng không biết dạy thế nào cho
ngƣời ấy." (LN. XV, 15) hay là "Kẻ nào không tức giận vì thiếu kiến thức thì ta không gợi mở
cho; kẻ nào không tự mình cố gắng bày tỏ ý kiến thì ta không thể giúp cho phát biểu ý kiến
được. Ta vén lên cho một góc mà chẳng tự tìm ra ba góc còn lại thì ta không dạy cho nữa!"
(LN. VII, 8)
82
Ta kêu gọi học trò vui học để truy tìm hạnh phúc sƣ phạm, lập tức ta đƣợc tiếng nói
đồng tình của Khổng tử: "Biết mà học không bằng thích mà học; thích mà học không bằng
vui mà học" (LN. VI, 18)
Và còn nhiều, nhiều lắm những giá trị thực tiễn khác nhƣ đã trình bày ở các Chƣơng
trên.
Tuy vậy trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, ta không thể nhắm mắt
làm theo Khổng tử một cách mù quáng. Chính Khổng tử cũng không muốn nhƣ vậy! Bằng
cái nhìn kế thừa, phát huy có chọn lọc, chúng ta thấy rõ những hạn chế do thời đại in
dấu ấn trong tƣ tƣởng của Khổng tử: Thí dụ nhƣ:
- "Người quân tử không cần biết nhiều nghề" và coi thƣờng lao động chân tay.
- Cho ngƣời xƣa là tuyệt vời, giá trị xƣa là tuyệt đối, do đó, dẫn đến tính bảo thủ, thủ
cựu ("Ngô Tùng Châu!")
- Chỉ quan tâm đến Khoa học nhân văn, hoàn toàn không để ý đến Khoa học tự nhiên,
dẫn đến giới Nho sĩ về sau kém cỏi về Kỹ thuật công nghệ.
- Không đề cập đến việc giáo dục đối với phụ nữ, lại có ý coi thƣờng hạng tỳ thiếp
(nữ tử) là nan dƣỡng (khó đối xử) (LN. XVII, 15) khiến cho về sau bọn hậu - Nho diễn dịch
thành một tƣ tƣởng phản động "Phụ nhân nan hóa!": Ngƣời phụ nữ thì khó mà giáo hóa
đƣợc.
Âu đó cũng là những hạn chế của lịch sử. Trƣớc hạn chế lịch sử ấy, để đáp ứng yêu
cầu của thời đại mới phái Tân Nho giáo ra đời, đẩy tiến trình Nho giáo sang một bƣớc phát
triển mới. Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, vấn đề toàn cầu vẫn là vấn đề con ngƣời. Đã đến
lúc con ngƣời - cá nhân của Chủ nghĩa Tƣ bản tìm đến và kết hợp với con ngƣời - cộng
đồng của Nho giáo.
83
Ngày nay, để kế thừa, phát huy vốn cũ một cách có phê phán, có chọn lọc theo tinh
thần học xƣa vì nay, chúng ta cần đứng vững trên lập trƣờng Duy vật biện chứng và Duy vật
lịch sử, đặc biệt là phƣơng pháp luận logic - lịch sử vừa phát huy những nhân tố tích
cực, tiến bộ, nhất là trên lĩnh vực nguyên lý và phƣơng pháp trong tƣ tƣởng giáo dục của
Khổng tử:
- Tôn trọng, tin yêu và rất thƣơng yêu học trò, đồng thời yêu cầu cao đối với họ, đòi
hỏi họ phát huy tối đa năng lực của mình! (Tận nhân lực tri thiên mạng!)
- Đề cao vai trò tƣ duy, đòi hỏi học trò tƣ duy độc lập, chủ động và tích cực, sáng tạo,
đồng thời không ngừng theo dõi, động viên và giúp dờ họ kịp thời.
- Nhấn mạnh vai trò tập luyện, thực hành đồng thời không rơi vào chỗ khổ học mà đề
cao vai trò vui học, học nhƣ một niềm vui thú, một nguồn hạnh phúc.
- Tôn trọng ý thức tự quyết của học trò, mỗi ngƣời tự quyết định tƣơng lai của mình
bằng hành động hiện tại. Biết tôn trọng quyết định của trò.
- Học tập suốt đời, học không mệt mỏi và học mọi nơi mọi lúc, với mọi ngƣời, kể cả
học với kẻ dƣới mình mà không xấu hổ, không để "bệnh sĩ" hành hạ !
- Dạy học trò một cách tận tâm, tận lực, không biết mỏi, không biết chán, và không
giấu kiến thức!
- Biết trao đổi, bàn bạc dân chủ, thân tình với học trò.
. . . Và còn nhiều những yếu tố nhằm xây dựng tƣ - cách - ngƣời - thầy trong tƣ tƣởng
giáo dục của Khổng tử. Về mặt nay, có thể nói Khổng tử là nhà giáo của trƣờng sƣ phạm, góp
phần đào tạo học trò thành những nhà giáo cho đời . . .
Đồng thời với việc mở rộng cửa để tiếp thu triệt để tƣ tƣởng khoa học kỹ thuật và
công nghệ nhất là công nghệ tin học đẩy nhanh tiến trình công
84
nghiệp hóa hiện đại hóa, chúng ta cần nghiên cứu để tận thu những "hạt ngọc quí" về khoa
học xã hội và nhân văn trong Khổng học.
Từ kết quả nghiên cứu cụ thể nêu ở các phần trên, đối chiếu với mục đích và mục tiêu
nghiên cứu, ngƣời viết xin đề xuất mấy kết luận nhƣ sau:
a) Những tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử tuy rời rạc nhƣng có thể kết lại thành một
hệ thống tư tưởng nhất quán. Thí dụ: do quan điểm xây dựng xã hội dựa trên tam cƣơng mà
coi thƣờng việc giáo dục phụ nữ.
b) Các yếu tố cấu thành hệ thống tƣ tƣởng ấy, tuy có vẻ tản mạn, xuất hiện ngẫu
nhiên theo tình huống trong cuộc sống và dạy học của Khổng tử nhƣng rất phong phú và khá
toàn diện. Từ quan điểm về con ngƣời và mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời đến nhu cầu giáo
dục đối với con ngƣời ; từ quan điểm khái quát về giáo dục đến quan điểm về mục tiêu, nội
dung, chủ thể, đối tƣợng, thời gian, không gian, nguyên tắc và phƣơng pháp giáo dục. Tất cả
có quan hệ thống nhất chặt chẽ với nhau và xoay quanh hạt nhân trung tâm là chữ NHÂN.
c). Đối chiếu với thực tế giáo dục và lý luận Sƣ phạm hiện nay ta thấy nhiều, rất nhiều
yếu tố trong hệ thống tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử vẫn còn nguyên giá trị, chẳng những
giá trị lịch sử mà còn là, chủ yếu là, giá trị sử dụng trong mọi nhà trƣờng, với mọi nhà giáo.
Nhiều câu nói của Khổng tử cho đến hôm nay vẫn còn nóng hổi ý nghĩa thời sự.
d). Bài học Sư phạm quan trọng nhất có thể rút ra đƣợc ở đây là bài học về sự nhận
thức thấu đáo để thấu hiểu tiến trình dạy học và giáo dục, tiến hành nó một cách đầy trách
nhiệm, với một tấm lòng nhân ái, thông cảm và thấu cảm từng thân phận học trò, đồng thời
tôn trọng và tin yêu họ.
85
e). Tuy nhiên trong khi tiếp thu tinh hoa tƣ tƣởng giáo dục của Khống tử chúng ta cần
đứng vững trên quan điểm mới duy vật lịch sử và phƣơng pháp luận logich - lịch sử của
chúng ta để bổ sung và bổ khuyết những hạn chế không thể tránh khỏi của Ông.
Từ những kết luận trên, do tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề ngƣời viết xin
kiến nghị Bộ Giáo dục đào tạo và Hội đồng Bộ môn cho bổ sung tƣ tƣởng giáo dục của
Khổng tử, nhất là quan điểm về Mục tiêu và Nội dung giáo dục cho học sinh phổ thông ít
nhất là phổ thông trung học; đồng thời bổ sung tƣ tƣởng giáo dục của Khổng tử, kể cả quan
điểm về nguyên tắc và phƣơng pháp giáo dục, một cách có hệ thống cho toàn thể sinh viên Sƣ
phạm, ở bất kỳ Khoa nào, chứ không chỉ riêng Khoa Tâm lý giáo dục.
Riêng đối với sinh viên chuyên Khoa Tâm lý giáo dục cần dành hẳn một Chƣơng
riêng nói về "Khổng tử - nhà giáo dục tiêu biểu muôn đời" trong chƣơng trình Lịch sử giáo
dục thế giới, nhất là trong tình hình Đông phƣơng học đang "ăn khách" nhƣ hiện nay.
86
PHỤ LỤC: MÔN SINH CỦA KHỔNG TỬ
Danh sách Tứ phối, Thập nhị triết và Tiên nho
A. Tứ phối:
1. Nhan Hồi tự Tử Uyên (Phục Thánh Nhan Uyên)
2. Tăng Sâm Tử Dƣ (Tông Thánh Tăng Sâm)
3. Khổng Cấp Tử Tƣ (Thuật Thánh Tử Tƣ)
4. Mạnh Kha Mạnh Tử (Á Thánh Mạnh Kha)
(Tử Tƣ và Mạnh Tử không phải là môn đệ của Khổng tử. Tăng Tử dạy Tử Tƣ, Tử Tƣ
truyền lại cho Mạnh Tử)
B. Thập nhị triết (Tiên hiền)
1. Mẫn Tổn tự Tử Khiên
2. Nhiễm Canh Bá Ngƣu
3. Nhiễm Ung Trọng Cung
4. Tể Dƣ Tử Ngã
5. Đoan Mộc Tứ Tử Cống
6. Nhiễm Cầu Tử Hữu
7. Trọng Do Tử Lộ
8. Ngôn Yển Tử Du
9. Bốc Thƣơng Tử Hạ
10. Chuyên Tôn Sƣ Tử Trƣơng
11. Hữu Nhƣợc Tử Nhƣợc
12. Chu Hy Nguyên Hối
C. Tiên nho
1. Đàm Đài Diệt Minh tự Tử Vũ
87
2. Mật Bất Tề Tử Tiện
3. Nguyên Hiến Tử Tƣ
4. Công Dã Tràng Tử Trƣờng
5. Nam Cung Quát Tử Dung
6. Công Triết Ai Quý Thứ
7. Tăng Điểm Tử Triết
8. Nhan Vô Diêu Nhan Lộ
9. Thƣơng Cù Tử Mộc
10. Cao Sài Tử Cao
11. Tất Điêu Khai Tử Nhƣợc
12. Công Bá Liêu Tử Chu
13. Tƣ Mã Canh Tử Ngƣu
14. Phàn Tu Tử Trì
15. Công Tây Xích Tử Hoa
16. Tứ Mã Thi Tử Kỳ
17. Lƣơng Chiên Thúc Ngƣ
18. Nhan Hạnh Tử Liễu
19. Nhiễm Nhụ Tử Lộ
20. Tào Tuất Tử Tuần
21. Bá Kiền Tử Triết
22. Công Tôn Long Tử Thạch
23. Nhiễm Quý Tử Sản
24. Công Tổ Câu Tƣ Tử Chi
25. Tần Tổ Tứ Nam
26. Tất Điêu Xa Tử Liễn
27. Nhan Cao Tử Kiêu
88
28. Tất Điêu Đồ Phụ Tử Hữu
29. Nhƣỡng Tứ Xích Tử Đồ
30. Thƣơng Trạch Tử Quý
31. Thạch Tác Tử Minh
32. Nhiêm Bất Tề Tốn
33. Công Lƣơng Nhụ Tử Chính
34. Hậu Xứ Tử Lý
35. Tần Nhiễm Tử Khai
36. Công Hạ Thủ Tử Thừa
37. Hệ Dung Điểm Tử Triết
38. Công Kiên Định Tử Trọng
39. Nhan Tổ Tử Tƣơng
40. Ô Đơn Tử Gia
41. Câu Tĩnh Cƣơng Tử Giới
42. Hãn Phụ Hắc Tử Sách
43. Tần Thƣơng Tử Phi
44. Thân Đãn Chu
45. Nhan Chi Bộc Tử Thúc
46. Vinh Kỳ Tử Kỳ
47. Huyện Thành Tử Hoành
48. Tả Nhân Vinh Tử Hành
49. Yến Cấp Ân
50. Trịnh Quốc Tử Đồ
51. Tần Phi Tử Chi
52. Thân Chi Thƣờng Tử Hằng
53. Nhan Khoái Tử Thanh
89
54. Bộ Thúc Thặng Tử Xa
55. Nguyên Cang Tử Tịch
56. Lạc Khái Tử Thanh
57. Liêm Khiết Tử Dung
58. Thúc Trọng Hội Tử Kỳ
59. Nhan Hà Tử Nhiễm
60. Địch Hắc Tử Triết
61. Quy Tử Liêm
62. Khổng Trung Tử Miệt
63. Công Tây Dƣ Nhƣ Tử Thƣợng
64. Cầm Trƣơng Tử Khai
65. Trần Cang Tử Cầm
66. Công Tây Điểm Tử Thƣợng
67. Huyền Đảng Tử Tƣợng
68. Lâm Phỏng Tử Khƣu
69. Cừ Viên Bá Ngọc
70. Thân Trành
71. Mục Bì
72. Tả Khâu Minh Bình Giải Xuân Thu
90
THƢ MỤC THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU GỐC:
1. Đoàn Trung Côn - "Luận ngữ" (NXB Thuận Hóa, Huế, 1996)
2. Nguyễn Hiến Lê - "Luận ngữ" (NXB Văn học, Hà Nội, 1995)
3. Lê Phục Thiện - "Luận ngữ" (NXB Văn học, Hà Nội, 1992)
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. ALMANACH "Những nền văn minh thế giới" - NXB Văn hóa TT Hà nội 1997. Trang
1394 - 1406
2. Phan Bội Châu - "Khổng học đăng" - Phan Bội Châu toàn tập, tập 9 & 10 - NXB Thuận
Hóa, 1990.
3. Nguyễn Thụy Diễm Chi - "Tìm hiểu phƣơng pháp giáo dục của Khổng tử" - luận văn
TNĐH - 1996.
4. Nguyễn Đình Chiểu - "Thƣ gửi em" - Sách giáo khoa môn Văn lớp 11
5. Doãn Chính, và Vũ Ngọc Pha, - "Triết học" (NXB Chính trị quốc gia 1993).
6. Phan Văn Các - "Một số vấn đề Tâm lý học trong tƣ tƣởng của Khổng tử" - Tâm lý học số
1 (tháng 2 - 1998) tr.8 - 16.
7. Bùi Đăng Duy - "Nho giáo và tâm lý xã hội trong đời sống hiện nay". Tâm lý học số 3
(Tháng 9 - 1997) tr. 6 - 9.
8. Kim Định - "Cửa Khổng" - (NXB Ca dao, Sài gòn, 1972).
9. Trần Văn Giàu - "Hệ ý thức phong kiến" và sự thất bại của nó trƣớc các nhiệm vụ lịch sử"
- (NXB. TP. Hồ Chí Minh - 1993).
10. Trần Văn Giàu - Trả lời phỏng vấn của nhà báo Ngọc Tỉnh - Tuần báo Văn nghệ số 13
ngày 28/3/1992 - Hội nhà văn VN.
11. Cao Xuân Huy - "Khổng t ử " - Tƣ tƣởng phƣơng Đông gợi những điểm nhìn tham chiến.
(NXB Văn học, Hà nội, 1995). Trang 389 – 413
91
12. Trần Văn Khê - "Khổng tử và âm nhạc" Tiểu phẩm, NXB - Trẻ - TP.HCM 1997 tr. 281 -
297.
13. Nguyễn Khuê - "Phan Bội Châu với Nho học" Tạp Chí Phát triển Khoa học và Công nghệ
số 2 & 3, 1998.
14. Trần Trọng Kim - "Nho giáo" - (NXB TP.HCM - 1992).
15. Vũ Khiêu - "Nho giáo và sự phát triển ở VN" - (NXB Khoa học xã hội Hà nội 1997)
16. Nguyễn Hiến Lê - "Khổng tử" - (NXB Văn hóa - 1995).
17. Nguyễn Hiến Lê - "Nhà giáo họ Khổng" - (NXB Cảo thơm Sài gòn - 1972).
18. Nguyễn Văn Lê và Nguyễn Sinh Huy - "Giáo dục học đại cƣơng" - (NXB Giáo dục,
1997). Trang 13 - 15
19. Hồ Chí Minh - "Tuyển tập" - tập 4 (1945 - 1946) - (NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1995). Trang 32
20. Hà Thúc Minh - Tuyển tập tƣ liệu nghiên cứu lịch sử Triết học Trung Quốc - (Tủ sách
ĐH Tổng hợp - TP.HCM - 1995). Trang 69
21. Nguyễn Ngọc Nam, và tập thể tác giả - "Vật báu trong túi hành trang của Khổng tử" Nghệ
thuật ứng xử và sự thành công ở mỗi ngƣời - (NXB Thanh Niên, 1993). Trang 10 - 11
22. Hữu Ngọc (chủ biên) - Từ điển tác giả văn học và sân khấu nƣớc ngoài - (NXB Văn hóa,
Hà nội, 1982). Trang 244 - 245 "KONG ZI"
23. KAJI NOBUYUKI "Nho giáo - một tôn giáo bị bỏ quên "- Tôn giáo và đời sống hiện đại
-Tập II - (Thông tin KHXH, chuyên đề - 1997). Trang 152
24. Võ Quang Phúc - Nói chuyện giáo dục thế giới đời xƣa - Sở GD. TP.HCM 1992 trang. 15
- 24
25. Vũ Đại Quang (TQ) - "100 nhân vật ảnh hƣởng lịch sử Trung Quốc" (NXB Trẻ, TP.
HCM, 1997). Trang 231.
92
26. Lê Văn Quán "Tƣ tƣởng Khổng tử đại diện Nho gia thời kỳ đầu" - Đại cƣơng lịch sử tƣ
Mỏng Trung Quốc (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1997). Trang 24
27. Sukhomlinsky - "Giáo dục con ngƣời chân chính nhƣ thế nào" (NXB Giáo dục Hà Nội,
1980). Trang 119
28. Tƣ Mã Thiên - "Khổng tử thế gia" - Sử ký (NXB Văn học , Hà nội 1998). Trang 212 -
251
29. Lê Huy Tiêu - Từ điển thành ngữ điển cổ Trung quốc (NXB KHXH, Hà Nội 1993). Trang
37
30. Nguyễn Đăng Tiến - "Quan điểm giáo dục của Khổng Tử" Đề tài Mã số 92 - 32 - 23 Hà
Nội 1993.
31. The HUTCHINSON - Dictionary of World History Confucius - Kong Zi, "Kong the
master" - Helicon - 1995. Trang
32. Nguyễn Tài Thƣ - "Truyền thống Nho học và việc xây dựng con ngƣời trong giai đoạn
mới" - Tạp Chí Cộng Sản số 4 (2 - 1998) tr. 32 - 35.
33. Trần Ngọc Thêm -"Nho giáo và văn hóa VN " - cơ sở văn hóa VN - (Trƣờng ĐHTH,
TP.HCM 1995). Trang 343 - 362
34. Lƣơng Duy Thứ (chủ biên) - "Nho gia" - Đại cƣơng văn hóa phƣơng Đông -(NXB Giáo
dục - 1996). Trang 26 - 39
35. Nguyễn Văn Thọ - "Chân dung Khổng tử " - (Nhà sách Khai Trí - Sài gòn 1971).
36. Vi Chính Thông (TQ) - "Nho gia với Trung Quốc ngày nay" (NXB Chính trị quốc gia Hà
Nội, 1996).
37. Nguyễn Khắc Viện - "Bàn về đạo Nho" (NXB Thế giới, Hà Nội - 1993).
38. Phan Nải Việt (TQ) - "Khổng tử với tƣ tƣởng quản lý và kinh doanh hiện đại" (GS. Lê
Huy Tiêu và Nguyễn Đình Hiên dịch - NXB Văn hóa TT. 1994).
39. Hoàng Xuân Việt - "Gƣơng thầy trò" (NXB Văn hóa 1995). Trang 13
93
40. Văn Bia Tiến sĩ khóa Nhâm Tuất niên hiệu Đại báo 3 - 1442 - Văn Miếu Hà Nội
41. Trần Lê Sáng - "Chu Văn An (...) Ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam", NXB Giáo
dục Hà Nội, 1996. Trang 15
42. Nguyễn Thị Kim Dung - "Các nhân vật lịch sử Cổ đại Trung Hoa. Tập 1. Lê Vinh Quốc
chủ biên, NXB Giáo dục Hà nội, 1998. Trang 47.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tv_tim_hieu_tu_tuong_giao_duc_cua_khong_tu_2364.pdf