Luận án Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long

Mặc dù kết quả nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, phản ánh đúng với cơ sở lý thuyết về cách yếu tố ảnh hưởng lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm, cũng như mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể như sau: Thứ nhất, do khả năng tiếp cận phỏng vấn nông hộ gặp khó khăn (một số hộ không tiếp nhận phỏng vấn, hoặc không nhớ thông tin) nên số liệu luận án còn hạn chế ở cỡ mẫu gồm 420 hộ. Thứ hai, do ưu tiên tính đại diện nên luận án chỉ dựa vào diện tích nuôi để phân bổ số quan sát ở mỗi tầng dẫn đến số quan sát thu được có thể không tương đồng giữa các hình thức nuôi (số quan sát là hộ nuôi siêu thâm canh không nhiều do số hộ nuôi theo hình thức này vẫn còn hạn chế). Do đó, số liệu chưa đủ lớn để cho các kết quả kiểm định tin cậy liên quan đến sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật giữa các hình thức nuôi khác nhau. Thứ ba, nghiên cứu này tập trung kiểm định sự ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật trong ngắn hạn (một vụ nuôi). Tuy nhiên, xét trong dài hạn hiệu quả kỹ thuật có thể ảnh hưởng trở lại nhu cầu tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm. Do đó, nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và hiệu quả kỹ thuật trong dài hạn là nội dung cần các nghiên cứu tiếp theo quan tâm. Ngoài ra, luận án có thể còn một số khiếm khuyết chưa đo lường hết được bởi nghiên cứu dựa trên các giả định về thước đo quy mô của đại lý, thước đo đầu vào của thuốc thủy sản, chi phí cố định của nuôi tôm nhất là chi phí khấu hao đất, hay tác động của điều kiện thị trường như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu. Để khắc phục những hạn chế trên của nghiên cứu, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện trên cỡ mẫu lớn hơn, trong nhiều vụ nuôi hơn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu có thể so sánh ảnh hưởng của tín dụng thương mại đối với hiệu quả kỹ thuật giữa những hộ có hình thức nuôi khác nhau hoặc ở những tỉnh khác nhau, cũng như kiểm định có hay không sự ảnh hưởng trở lại của hiệu quả kỹ thuật đến nhu cầu tín dụng thương mại.

pdf162 trang | Chia sẻ: Minh Bắc | Ngày: 16/01/2024 | Lượt xem: 758 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tín dụng thương mại: Trường hợp hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhóm hộ có mua chịu và đến 98,9% sự biến động của năng suất ở nhóm hộ không mua chịu. Kết quả ước lượng cho thấy lượng thức ăn là các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng lớn nhất đến mức hiệu quả kỹ thuật cả ở nhóm hộ có mua chịu và nhóm hộ không mua chịu. Bảng 4.24: Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật theo nhóm hộ có mua chịu và không mua chịu Ký hiệu biến Tên biến Hộ có mua chịu (N=86) Hộ không mua chịu (N=334) Hệ số Giá trị t Hệ số Giá trị t Hàm sản xuất biên Hằng số -0,823* -1,673 -1,402 1,357 ln𝑆𝑖 Giống 0,090** 1,993 0,187* 1,843 ln𝐹𝑖 Thức ăn 0,668*** 17,432 0,532*** 9,707 ln𝐿𝑖 Lao động 0,091*** 3,153 0,089 1,641 ln𝑀𝑖 Thuốc 0,111*** 3,833 0,242*** 5,912 ln𝑂𝑖 Khác 0,046 1,352 0,012 0,268 𝑇1𝑖 Loại tôm 0,351*** 4,854 -0,108 -0,677 Hàm phi hiệu quả kỹ thuật Hằng số -8,927*** -10,261 -5,458 -1,492 𝑑𝑖𝑒𝑛𝑡𝑖𝑐ℎ𝑖 Diện tích mặt nước 0,198 1,528 -1,380 1,308 ℎ𝑡𝑥𝑖 Tham gia HTX -1,659*** -4,607 -5,971 -1,473 𝑡ℎ𝑎𝑦𝑛𝑢𝑜𝑐𝑖 Thay nước -1,670*** -6,044 0,810 1,090 𝑑𝑖𝑐ℎ𝑏𝑒𝑛ℎ𝑖 Dịch bệnh 5,187*** 5,905 1,901* 1,687 𝜎2 2,133*** 9,840 3,160** 2,049 𝛾 0,970*** 165,520 0,989*** 151,692 Log likehood - 215,590 -51,261 Ghi chú: (*), (**), (***) có ý nghĩa lần lượt ở mức 10%, 5%, 1% Nguồn: Ước lượng từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020 113 Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật giữa nhóm hộ có mua chịu và nhóm hộ không mua chịu có sự khác biệt. Bảng 4.25 cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nhóm hộ có mua chịu là 74,5% thể hiện mức phi hiệu quả kỹ thuật trung bình của nhóm này là 25,5%. Điều này ngụ ý rằng các hộ nuôi tôm có thể tăng được năng suất tương ứng là 25,5% bằng cách cải thiện hiệu quả kỹ thuật. Trong khi đó, mức hiệu quả trung bình của những hộ không mua chịu là 66,6% cho thấy mức phi hiệu quả cần được cải tạo tương ứng là 33,4% để đạt được năng suất tối đa ứng với một lượng yếu tố đầu vào nhất định. Mặt khác, phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nhóm hộ có mua chịu chủ yếu tập trung ở mức hiệu quả kỹ thuật trên 80%. Trong khi đó, phân phối mức hiệu quả của nhóm hộ không mua chịu thì khá dàn trải, đặc biệt phân phối mức hiện quả kỹ thuật dưới 50% chiếm tỷ lệ cũng khá cao (23,3%). Bảng 4.25: Phân phối mức hiệu quả kỹ thuật của nhóm hộ có mua chịu và nhóm hộ không mua chịu Mức hiệu quả (%) Hộ có mua chịu (N=334) Hộ không mua chịu (N=86) Số quan sát (nông hộ) Tỷ trọng (%) Số quan sát (nông hộ) Tỷ trọng (%) Từ 90 đến 100 21 6,3 8 9,3 Từ 80 đến < 90 150 44,9 20 23,2 Từ 70 đến < 80 85 25,4 17 19,8 Từ 60 đến < 70 23 6,9 10 11,6 Từ 50 đến < 60 17 5,1 11 12,8 < 50 38 11,4 20 23,3 Trung bình 74,5 66,6 Nhỏ nhất 5,2 3,1 Cao nhất 100 94,0 Nguồn: Ước lượng từ số liệu tự khảo sát của tác giả năm 2020 Tóm tắt chương 4 Phần đầu tiên của chương này trình bày tổng quan về tình hình nuôi tôm của nông hộ ở ĐBSCL thông qua các tiêu chí như điều kiện kinh tế - xã hội, diện tích nuôi và sản lượng tôm nuôi, tình hình cung ứng các yếu tố đầu vào (con giống, thức ăn, thuốc thủy sản) phục vụ nuôi tôm, về hiệu quả kinh tế và nguồn vốn sử dụng của hộ nuôi tôm. Phần tiếp theo, chương này trình bày thực trạng sử dụng tín dụng thương mại hiện nay của nông hộ như lượng tiền mua chịu, kỳ hạn thanh toán và lãi suất. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 79,43% số hộ trong mẫu khảo sát có sử dụng tín dụng thương mại chủ yếu dưới hình thức mua chịu thức ăn và thuốc thủy sản. Lượng tiền mua chịu trung bình của các hộ là 178,20 triệu đồng/vụ, trong đó phần lớn là mua chịu thức ăn. Kỳ hạn thanh toán được 114 thỏa thuận chủ yếu là cuối vụ (khi thu tôm) và trung bình kỳ hạn thanh toán thực tế là 101,04 ngày/vụ. Lãi suất ẩn trung bình của trường hợp mua chịu thức ăn cho tôm là 2,6%/tháng. Tiếp theo, chương này trình bày kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm. Kết quả ước lượng từ phương pháp ước lượng OLS, phương pháp ước lượng Tobit và mô hình hiệu chỉnh theo White đều cho thấy có 11 yếu tố liên quan đến đặc điểm mối quan hệ giao dịch, đặc điểm của chủ hộ và hộ nuôi tôm, đặc điểm và lịch sử tín dụng có ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. Cụ thể gồm thời gian quen biết, mối quan hệ thân thuộc, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi, diện tích đất sở hữu, khả năng tiết kiệm, chi phí của vụ nuôi, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, lịch sử thanh toán trễ và lãi suất của tín dụng thương mại. Trong đó, thời gian quen biết, mối quan hệ thân thuộc, chi phí của vụ nuôi, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng và có lịch sử thanh toán trễ là những yếu tố ảnh hưởng tích cực đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm. Cuối cùng chương này trình bày kết quả ước lượng ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. Theo đó, hàm sản xuất biên dạng Cobb - Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật được ước lượng đồng thời bằng chương trình một bước Frontier 4.1 để ước lượng mức hiệu quả kỹ thuật và ảnh hưởng của lượng tiền mua chịu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm. Kết quả ước lượng từ hàm sản xuất biên dạng Cobb-Douglas cho thấy mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ trong mẫu khảo sát là 72,0% và có 93,3% mức kém hiệu quả trong mô hình là do những yếu tố đầu vào mà người nuôi kiểm soát được như con giống, thức ăn, lao động và thuốc thủy sản gây ra. Phần còn lại do các yếu tố ngẫu nhiên không kiểm soát được như thời tiết, thiên tai, hoặc dịch bệnh gây ra. Đặc biệt, kết quả ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho thấy lượng tiền mua chịu có đóng góp tích cực vào cải thiện mức hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm (hệ số âm của yếu tố này trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật phản ảnh tác động tích cực đến hàm hiệu quả kỹ thuật). 115 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP Chương này trình bày tóm tắt kết quả của nghiên cứu. Dựa vào kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất một số hàm ý chính sách giúp nhằm tăng nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại, hợp lý hóa việc sử dụng tín dụng thương mại nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật. 5.1 Kết luận Tín dụng thương mại dưới hình thức cho vay “hiện vật”, gắn tín dụng trong mối quan hệ với giao dịch hàng hóa nên có thể khắc phục vấn đề bất đối xứng thông tin và chi phí giao dịch của thị trường tín dụng nông thôn. Tín dụng thương mại với điều khoản linh hoạt và thường không đòi hỏi tài sản thế chấp nên có thể giúp lắp đầy khoảng trống tín dụng của thị trường tín dụng nông thôn, giúp những hộ nuôi tôm thiếu vốn có được đầu vào sản xuất. Vì vậy, phần lớn các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL đều có nhu cầu tín dụng thương mại và nguồn tài trợ này cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm. Trên cơ sở tổng quan tài liệu về lý thuyết và thực nghiệm trong nước cùng ngoài nước, luận án hình thành cơ sở lý luận, xác định phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của nông hộ, ước lượng hiệu quả kỹ thuật và đánh giá ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm. Luận án sử dụng hệ thống dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi 420 chủ hộ nuôi tôm thâm canh ở 06 tỉnh của ĐBSCL (Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang và Bến Tre) bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng. Nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm, các yếu tố được đề xuất chủ yếu xoay quanh động cơ của người bán và nông hộ khi tham gia giao dịch như đặc điểm của thị trường cung cấp, đặc điểm của mối quan hệ giao dịch, đặc điểm của hộ nuôi và người nuôi chính, đặc điểm và lịch sử tín dụng của nông hộ. Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và phương pháp ước lượng Tobit được sử dụng để ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm. Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 79,52% hộ trong mẫu khảo sát có mua chịu với số tiền mua chịu trung bình của các hộ trong mẫu khảo sát là 178,20 triệu đồng/vụ và chủ yếu thể hiện dưới hình thức mua chịu thức ăn, thuốc thủy sản. Kết quả ước lượng từ phương pháp bình phương bé nhất, phương pháp ước lượng Tobit và mô hình hiệu chỉnh theo White cho thấy có 11 yếu tố ảnh 116 hưởng đến lượng tiền mua chịu của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. Các yếu tố đó là thời gian quen biết, mối quan hệ thân thuộc, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi, diện tích đất sở hữu, khả năng tiết kiệm, chi phí, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, lịch sử thanh toán trễ và lãi suất tín dụng thương mại. Trong đó, thời gian quen biết, mối quan hệ thân thuộc, chi phí, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng và có lịch sử thanh toán trễ là những yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. Kết quả này phù hợp với cơ sở lý thuyết và phù hợp kết quả nghiên cứu của Pham & Izumida (2002), Aaronson & ctv (2004), Fatoki & Odeyemi (2010), Phan & ctv (2013), Getachew & ctv (2013), Balachandran & Dhal (2018), và Moahid & Maharjan (2020). Trong đó, mối quan hệ thân thuộc và lịch sử thanh toán trễ là hai yếu tố mới được phát hiện bởi nghiên cứu này. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL bằng phương pháp SFA dưới dạng hàm sản xuất biên Cobb-Douglas cho thấy có tiềm năng lớn để cải thiện năng suất nuôi tôm của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ đạt mức hiệu quả trung bình là 72,0%, trong đó mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nhóm hộ có mua chịu là 74,5%, khá cao so với mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của nhóm hộ không mua chịu (66,6%). Kết quả cũng cho thấy có 93,3% mức kém hiệu quả kỹ thuật là do những yếu tố đầu vào mà người nuôi kiểm soát được như con giống, thức ăn, lao động và thuốc thủy sản gây ra. Phần còn lại do các yếu tố ngẫu nhiên không kiểm soát được quyết định. Kết quả ước lượng ảnh hưởng của lượng tiền mua chịu đến hiệu quả kỹ thuật qua ước lượng hàm phi hiệu quả kỹ thuật cho thấy lượng tiền mua chịu ảnh hưởng tích cực đến mức hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Gbighi (2011), Islam & ctv (2019), và Nguyen & ctv (2020) khi cùng cho thấy tín dụng thương mại có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. 5.2 Giải pháp Dựa trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng và kết quả ước lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu, hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm, và sự ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm, luận án đề xuất một số giải pháp. Các giải pháp dưới đây nhằm nâng cao nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại cho hộ nuôi tôm và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại, từ đó kỳ vọng giúp nâng cao hiệu quả kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL. 117 5.2.1 Giải pháp nâng cao nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại cho hộ nuôi tôm Kết quả ước lượng cho thấy có 11 yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, gồm thời gian quen biết, mối quan hệ thân thuộc, tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm nuôi, diện tích đất sở hữu, khả năng tiết kiệm, chi phí, khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, lịch sử thanh toán trễ và lãi suất tín dụng thương mại. Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố khách quan có tác động đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm. Thứ nhất, các đại lý cung ứng và nông hộ nên ký các hợp đồng mua bán nhằm tạo nền tảng pháp lý cho loại giao dịch này được giải quyết đúng luật. Điều này có thể giúp giảm rủi ro cho đại lý bán chịu, từ đó thúc đẩy các đại lý mở rộng tín dụng thương mại đáp ứng nhu cầu của nông hộ thay vì chỉ tập trung bán chịu cho hộ có quan hệ thân thuộc hoặc có thời gian quen dài như hiện nay. Đồng thời, chính phủ nên hỗ trợ thành lập các tổ chức tư vấn pháp luật ở cấp xã/phường giúp nông hộ hiểu rõ vai trò của hợp đồng, cũng như chuẩn bị được các hợp đồng đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật. Thứ hai, phát triển các hình thức hợp tác (tổ hợp tác, HTX). Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý cho lãnh đạo các tổ hợp tác. Tăng cường sự gắn kết giữa các hộ nuôi trong HTX về nhiều mặt (đặc biệt trong thu mua các yếu tố đầu vào) chứ không chỉ dừng lại ở chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật nuôi như hiện nay. Các tổ hợp tác nên chú trọng xây dựng mối liên kết với các nhà cung cấp. Hơn nữa, những thỏa thuận dưới vai trò của HTX hoặc tổ hợp tác có thể giúp nâng cao khả năng thương lượng với người bán về các điều khoản tín dụng thương mại sao cho có lợi cho nông hộ hơn, đồng thời cũng giúp hạn chế rủi ro. Thứ ba, các đại lý nên tạo điều kiện cho những hộ có diện tích đất sở hữu lớn nhưng không có mối quan hệ thân thuộc hoặc có thời gian quen biết chưa dài vẫn được mua chịu nhiều theo nhu cầu, mua chịu được từ đầu vụ (thay vì chỉ được mua chịu khi vào những tháng cuối vụ) thông qua hình thức thế chấp tài sản. Hình thức này giúp tăng nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại cho hộ nuôi tôm. Song song, nó cũng khuyến khích nông hộ thanh toán theo thoả thuận, góp phần giảm thiểu rủi ro cho người bán. Thứ tư, các đại lý nên có những chính sách tín dụng linh hoạt, chẳng hạn như công bố mức chiết khấu hấp dẫn khi hộ thanh toán đúng hạn hoặc thực hiện chính sách cho vay tăng dần. Cho vay tăng dần được thực hiện bằng việc nếu ban đầu đại lý bán chịu với số tiền ít thì sau đó tăng dần khi nông hộ trả nợ tốt. Những điều này nếu được thực hiện có thể tạo động cơ trả nợ của nông hộ thông 118 qua việc làm tăng chi phí cơ hội nếu nông hộ không trả nợ, từ đó khuyến khích họ trả nợ. Thứ năm, nuôi tôm nhiều rủi ro nên chính sách bảo hiểm nông nghiệp là cần thiết để ổn định thu nhập và làm tăng cơ hội tiếp cận tín dụng thương mại cũng như tín dụng ngân hàng cho nông hộ. Các tổ chức tài chính cần hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm nông nghiệp phù hợp với đặc thù của hoạt động nuôi tôm, có xem xét đến tính khả thi đối với nhóm khách hàng nông hộ. Chương trình bảo hiểm phải được lập kế hoạch kỹ lưỡng bao gồm các nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên tôm, các nguy cơ được bảo hiểm chi trả và bằng chứng cần thiết để các khoản bồi thường được thanh toán. Mức phí bảo hiểm cần đảm bảo phù hợp đồng thời hạn chế được các động cơ dẫn đến rủi ro đạo đức. Chương trình bảo hiểm cần quan tâm những vấn đề sau: Trước tiên, thời gian nuôi được bảo hiểm phải phù hợp với giai đoạn thường phát sinh rủi ro theo từng loại tôm nuôi; Tiếp theo, số tiền bảo hiểm nên được xác định dựa trên cơ sở của chi phí thực tế phát sinh. Hơn nữa, chi phí được xem xét nên tập trung vào những chi phí chủ yếu trong nuôi tôm như thức ăn, con giống, và nhân công tùy theo từng hình thức nuôi; Cuối cùng, chương trình bảo hiểm cần khuyến khích được nông hộ tham gia bảo hiểm có áp dụng các phương thức canh tác theo một số tiêu chuẩn cần thiết (như VietGap, ASC). Song song với việc đẩy mạnh hoạt động chia sẻ, tuyên truyền về những hộ nuôi thành công theo các tiêu chuẩn này. 5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tín dụng thương mại góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm Kết quả khảo sát cho thấy có nhiều nguồn vốn được các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL sử dụng cho hoạt động nuôi tôm và đặc điểm của mỗi nguồn vốn không giống nhau. Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật cũng cho thấy các hộ nuôi tôm vẫn còn có thể cải thiện thêm hiệu quả kỹ thuật và phần lớn yếu tố đầu vào đều có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kỹ thuật. Do đó, chú trọng quản lý tín dụng là cần thiết và các giải pháp nhằm tăng đầu tư về số lượng và chất lượng các yếu tố đầu vào có thể giúp tăng hiệu quả kỹ thuật. Thứ nhất, hộ nuôi tôm cần chú trọng vai trò của quản lý tín dụng bên cạnh quản lý hoạt động nuôi, quản lý hoạt động nuôi tôm kết hợp chặt chẽ với quản lý tín dụng. Bởi lẽ, nguồn tài trợ được các hộ huy động cho nuôi tôm hiện nay khá đa dạng, gồm nhiều nguồn như tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại và các khoản vay từ bạn bè, người thân. Mỗi nguồn tài trợ thì có kỳ hạn, quy mô và chi phí khác nhau. Vì thế, việc xây dựng một chương trình tín dụng có cơ cấu hợp lý nhằm tận dụng tín dụng từ nhiều nguồn và cho phép tích hợp sự thay đổi liên quan đến nhu cầu yếu tố đầu vào và sử dụng tín dụng trên nguyên tắc sử 119 dụng ít nhất những nguồn kinh phí tốn kém nhất. Điều này có thể giúp tối thiểu hóa chi phí vốn, đồng thời giảm được áp lực thiếu vốn sản xuất. Chẳng hạn, trước khi bắt đầu vụ nuôi, nông hộ cần đàm phán trước với người bán, người cho vay để xác định có bao nhiêu chi phí được tài trợ bằng tín dụng và các điều khoản tín dụng cụ thể. Hơn nữa, các khoản vay mượn chỉ nên hướng đến đáp ứng vừa đủ nhu cầu vốn nhằm tránh chi phí cho những khoản vốn vượt quá nhu cầu. Thứ hai, các cơ quan, ban, ngành liên quan cần tăng cường công tác kiểm tra về giá cả, chất lượng của các sản phẩm thức ăn, thuốc, hóa chất trên thị trường. Đồng thời, thông tin rộng rãi và kịp thời đến người nuôi về những sản phẩm kém chất lượng, sản phẩm vi phạm các tiêu chuẩn kỹ thuật trong nuôi tôm hiện đang lưu hành trên thị trường, vi phạm các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật từ thị trường đầu ra của ngành tôm. Bên cạnh các giải pháp liên quan nguồn tài trợ từ tín dụng thương mại, một số giải pháp khác cần thực hiện đồng thời nhằm khắc phục những khó khăn trong hoạt động nuôi tôm theo hướng cải thiện hiệu quả kỹ thuật như: (1) Nâng cao hiệu quả vận hành của các tổ hợp tác, HTX theo hướng tăng cường trao đổi kinh nghiệm nuôi, kỹ thuật nuôi, và những mô hình nuôi tiên tiến; (2) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng (đặc biệt hệ thống kênh rạch, lướt điện) căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất đã đề xuất; (3) Thiết lập một mạng lưới cung cấp tôm giống, đồng thời tăng đầu tư các cơ sở sản xuất tôm giống có chất lượng cao để cung cấp cho vùng nhằm góp phần giảm chi phí và kiểm soát tốt chất lượng con giống. Khi đó có thể giúp tăng khả năng tiếp cận tín dụng thương mại của nông hộ đối với đầu vào này; (4) Cải thiện chất lượng nguồn nước ở những khu vực có hệ thống nuôi tôm được mở rộng. Tăng cường vùng nuôi theo các tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời xây dựng mối liên kết vùng từ khâu cung cấp yếu tố đầu vào với hộ nuôi tôm đến khâu chế biến xuất khẩu. Giải pháp này nhằm hạn chế những hậu quả mang lại do việc gia tăng rào cản kỹ thuật từ các thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện truy xuất nguồn gốc, tăng sức cạnh tranh. 5.3 Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo Mặc dù kết quả nghiên cứu đã phản ánh được thực trạng sử dụng tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL, phản ánh đúng với cơ sở lý thuyết về cách yếu tố ảnh hưởng lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm, cũng như mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm. Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, nghiên cứu vẫn còn những hạn chế nhất định. Cụ thể như sau: Thứ nhất, do khả năng tiếp cận phỏng vấn nông hộ gặp khó khăn (một số hộ không tiếp nhận phỏng vấn, hoặc không nhớ thông tin) nên số liệu luận án còn hạn chế ở cỡ mẫu gồm 420 hộ. Thứ hai, do ưu tiên tính đại diện nên luận án 120 chỉ dựa vào diện tích nuôi để phân bổ số quan sát ở mỗi tầng dẫn đến số quan sát thu được có thể không tương đồng giữa các hình thức nuôi (số quan sát là hộ nuôi siêu thâm canh không nhiều do số hộ nuôi theo hình thức này vẫn còn hạn chế). Do đó, số liệu chưa đủ lớn để cho các kết quả kiểm định tin cậy liên quan đến sự khác biệt về hiệu quả kỹ thuật giữa các hình thức nuôi khác nhau. Thứ ba, nghiên cứu này tập trung kiểm định sự ảnh hưởng của tín dụng thương mại đến hiệu quả kỹ thuật trong ngắn hạn (một vụ nuôi). Tuy nhiên, xét trong dài hạn hiệu quả kỹ thuật có thể ảnh hưởng trở lại nhu cầu tín dụng thương mại của hộ nuôi tôm. Do đó, nghiên cứu về mối quan hệ giữa tín dụng thương mại và hiệu quả kỹ thuật trong dài hạn là nội dung cần các nghiên cứu tiếp theo quan tâm. Ngoài ra, luận án có thể còn một số khiếm khuyết chưa đo lường hết được bởi nghiên cứu dựa trên các giả định về thước đo quy mô của đại lý, thước đo đầu vào của thuốc thủy sản, chi phí cố định của nuôi tôm nhất là chi phí khấu hao đất, hay tác động của điều kiện thị trường như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu. Để khắc phục những hạn chế trên của nghiên cứu, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện trên cỡ mẫu lớn hơn, trong nhiều vụ nuôi hơn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu có thể so sánh ảnh hưởng của tín dụng thương mại đối với hiệu quả kỹ thuật giữa những hộ có hình thức nuôi khác nhau hoặc ở những tỉnh khác nhau, cũng như kiểm định có hay không sự ảnh hưởng trở lại của hiệu quả kỹ thuật đến nhu cầu tín dụng thương mại. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO Aaronson, D., Bostic, R., Huck, P., & Townsend, R. (2004). Supplier Relationships and Small Business Use of Trade Credit. Journal of Urban Economics, 55(1), 46-67. Alam, M. A., Guttormsen, A. G., & Roll, K.H. (2019). Production Risk and Technical Efficiency of Tilapia Aquaculture in Bangladesh. Marine Resource Economics, 2(34), 123-141. Doi:10.1086/704129. Asadul, I., Nguyen, C., & Smyth, R. (2014). Does microfinance change informal lending in village economies? Evidence from Bangladesh. Journal of Banking & Finance, 50, 141-156. Balachandran, R., & Dhal, S.C. (2018). Relationship between money lenders and farmers. Agricultural Finance Riview, 78(3), 330-347. Balde, B.S., Kobayyashi, H., Nohmi, M., Ishida, A., Esham, M., & Tolno, E. (2014). Ananalysis of technical efficiency of mangrove rice production in the Guinean coastal area. Journal of Agricultural Science, 6(8), 179-196. Banerjee, A.V. & Duflo, E. (2007). The economic lives of the poor. Journal of Economic Perspectives, 21(1), 141-168. Banker, R.D., Charnes, A., & Cooper, W.W. (1984). Some models for estimating technical and scale inefficiencies in data envelopment analysis. Management Science, 30(9), 1078-1092. Barrot, J. N. (2016). Trade Credit and Industry Dynamics: Evidence from Trucking Firms. The Journal of Finance, 71(5), 1975–2016. doi:10.1111/jofi.12371 Barslund, M., & Tarp, F. (2008). Formal and informal rural credit in four provinces of Vietnam, Journal of Development Studies, 44(4), 485–503, doi: 10.1080/00220380801980798. Battese, G.E., & Corra, G, S. (1977). Estimation of a production frontier model: with application to the pastoral zone of Eastern Australia. Australian Journal of Agricultural and Resource Economics, 21(3),169-179. Begum, M.E.A., Nastis, S.A., & Papanagiotou, E. (2013). Technical efficiency of shrimp farming in Bangladesh: Anapplication of the stochastic production frontier approach. Journal of Agriculture and Rural Development in the Tropics and Subtropics, 117(1), 99-112. Blancard, S., Boussemart, J.P., Briec, W., & Kerstens, K. (2006). Short-and Long- Run credit constraints in French Agriculture: A directional distance function framework using expenditure – constrained profit functions. American Agricultural Economics Association, 88(2), 351 – 364 Bộ Kế hoạch & Đầu tư (2020). Báo cáo quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050. 122 Bộ NN&PTNT (2015). Quyết định số 5528/QĐ-BNN-TCTS ngày 31 tháng 12 năm 2015. Phê duyệt Qui hoạch nuôi tôm nước lợ vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Bộ NN&PTNT (2021). Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030. Hà Nội, tháng 7/2021 Boissay, F., & Gropp, G. (2007). Trade Credit Defaults and Liquidity Provision by Firms. Working Paper 753, European Central Bank, Frankfurt. ecbwp753.pdf. Barrot, J. N. (2016). Trade Credit and Industry Dynamics: Evidence from Trucking Firms. The Journal of Finance, 71(5), 1975–2016. doi:10.1111/jofi.12371 Bougheas, S., Mateut, S., & Mizen, P. (2009). Corporate trade credit and inventories: new evidence of a trade-off from accounts payable and receivable. Journal of Banking and Finance, 33, 300-307. Brennan, D., Clayton, H., & Tran, T.B. (2008). Economic characteristics of extensive shrimp farms in the Mekong delta. Aquaculture Economic & Management, 4, 127-139. Brennan, M., Maksimovic, V., & Zechner, J. (1988). Vendor financing. Journal of Finance, 43 (5), 1127-1141. Burkart, M., & Ellingsen, T. (2004). In-Kind Finance: A Theory of Trade Credit. American Economic Review, 94(3), 569-590. Ciaian, P., Falkowski, J., & Hancs, D. A. (2012). Access to credit, factor allocation and farm productivity: edidence from the CEE transition economics. Agricultural Finance Review, 72 (1), 22-47. Chandio, A.A., Jiang, Y., Rehman, A., Twumasi, M.A., Pathan, A.G., & Mohsin, M. (2020). Determinants of demand for credit by smallholder farmers': a farm level analysis based on survey in Sindh, Pakistan, Journal of Asian Business and Economic Studies, ahead-of-print, doi: 10.1108/jabes-01-2020-0004. Charness, G., and Gneezy, U. (2012). Strong evidence for gender differences in risk taking. Journal of Economic Behavior & Organization, 83(1), 50-58. Cheng, E. & Ahmed, A.D. (2014), The demand for credit, credit rationing and the role of microfinance, China Agricultural Economic Review, 6(2), 295–315, doi: 10.1108/caer-07-2012-0076. Cheng, N.S., & Pike, R. (2003). The Trade Credit Decision: Evidence of UK Firms. Managerial and Decision Economics, 24, 419-438. Chod, J., Lyandres, E., & Yang, S.A. (2017). Trade credit and Supplier competition. Journal of Financial Economics. 131 (2), 484-505. https://doi.org/10.1016 /j.jfineco.2018.08.008. Choi, W.G & Kim, Y. (2005). Trade credit and the effect of macro – financial shocks: evidence from US panel data. J. Financ. Quant. Anal. 40 (4). Pp 897 – 925. Coelli, T.J. (1996). A Guide to Frontier Version 4.1: A Computer program for stochastic frontier Production and Cost Function Estimation. Center for Effciency and Productivity Analysis, 7, 1-33. 123 Coelli, T.J., Tao, D.S.P., O’Donnell, C.J., & Battese, G.E. (2005). An troduction to efficiency and productivity Analysis, Springer Science& Business Madia. Cole, A.H. (1968). Meso-Economics: Acontribution from entrepreneurial history. New York, 6(1), 3-33. Cuñat, V. (2007). Trade Credit: Suppliers as Debt Collector and Insurance Providers. Review of Financial Studies, 20, 491-527. Debertin, D. (2012). Agricultural Production Economics. Agricultural Economics Textbook Gallery, 1. https://uknowledge.uky.edu/agecon_textbooks/1 Degefa, K., Jaleta, M., & Legesse, B. (2017). Econmic Efficiency of Smallhoder Farmers in Maize Production in Bako Tibe District, Ethiopia. Development country studies, 7(2), 80-86. Demirguc – Kunt, A., & Maksimovic, V. (2001). Firm as Financial Intermediaries: Evidence from Trade Credit Data. Developmant Research Group, The World Bank. Demiroglu, C., James, C., Kizilaslan, A. (2012). Bank lending standards and access to lines of credit. J. Money Credit Bank. 44 (6), 1063–1089. Den, D.T., Aneev, T., & Harris, M. (2007). Technical efficiency of prawn farms in the Mekong Delta, Vietnam. Coference Paper at Australian Agricultural and Resource Economics Society. Deringer, W. (2018). Compound Interest Corrected: The Imaginative Mathematics of the Financial Future in Early Modern England. Osiris, 33(1). 109-129. Doi: 10.1086/699236. Dey, M.M., Paraguas, F.J., Srichantuk, N., Xinhua, Y., Bhatta, R., & Thi Chau Dung, L. (2005). Technical effi-ciency of freshwater pond polyculture production in selected Asian countries: estimation and implication. Aquaculture Economics & Management, 9(1-2), 39-63. Dũng, N.T. (2015). Giải phát nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ. Luận án tiến sĩ. Đại học Cần Thơ. Duy, V.Q. (2013). Vai trò tiếp cận tín dụng trong hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tạp chi Khoa học Trường đại học Cần Thơ, 26(2013), 55-65. Duyên (2021). Phân tích hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm sú thâm canh tại Thị xã Giá Rai, Tỉnh Bạc Liêu. HCMCOUJS-Kinh tế và Quản trị kinh doanh, 17(2), 164- 178. Đặng, N. H. (2012). Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở Đồng bằng song Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2011. Kỹ yếu khoa học, 2012, 268-276. Fabbri, D., & Klapper, L. (2016). Bargaining power and trade credit. Journal of Corporate Finance, 42, 66-80. Farrell, M.J. (1957). The measurement of productive efficiency. Journal of the Royal Statistical Society. Series A (General), 120 (3), 253-290. 124 Ferris, J.S. (1981). A Transactions theory of trade credit use. The Quarter Journal of Economics, 96, 243 – 270. Fatoki, O., & Odeyemi, A. (2010). The determinants of access to trade credit by new SMEs in south Africa. African Journal of Business Management. 4(3), 2763- 2770. Fisman, R. (2001). Trade credit and Production Efficiency in Developing countries. World Development, 29(2), 311- 321. Fisman, R., & Raturi, M. (2004). Does Competition Encourage Credit Provision? Evidence from African Trade Credit Raletionships. Review of Economics and Statistics, 86, 345 – 352. Freeman, C. (2008). Systems of innovation. Books. Getachew, D., Sahlu, T., & Kebede, H. (2013). Determinants of Trade Credit Use by Private Traders in Ethiopia: Case of Mekelle City, Tigray Regional State. Research Journal of Finance and Accounting, 4(10), 1- 7. Gbighi, M.T. (2011). Economic Efficiency os Smallhoder Sweet Potato Producers in Delta State, Nigeria: a Case Study of Ughelli South Local Government Area. Research Journal of Agriculture and Biological Science, 7(2), 163-168. Guirkinger, C. (2008). Understanding the Coexistence of Formal and Informal Credit Markets in Piura, Peru. World Development, 36(8), 1436-1452. Gujarati, D.N., 2004. Basic Econometrics, Fourth Edition, McGraw-Hill. Gunaratne, L.H.P., & Leung, P.S. (1996). Asia black tiger shrimp industry: A meta- production frontier analysis. The farm performance study on which these research papers were based was funded by the Asian Development Bank under RETA 5534 and implemented by the network of aquaculture centres. In U. P. S. Leung & K. R. Sharma (Eds.), Network of aquacutlure centres in Asia-Pacific (NACA), 55. Hai, T.N., Duc, P.M., Son, V.N., Minh, T.H., & Phuong, N.T. (2015). Innovation in Seed Production and Farming of Marine Shrimpin Vietnam. World Aquaculture, 32-37. Hải, T.N., Son, N.P., Tảo, C.T., Hiền, H.V., Đức, P.V., & Phương, N.T. (2022). Nuôi trồng thủy sản Đồng bằng sông Cửu Long. Phương, N.T (chủ biên), Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long hiện trạng và định hướng phát triển (186- 240). Cần Thơ: NXB. Đại học Cần Thơ. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP). (2020). Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2019. Hà Nội, tháng 1 năm 2020. Ho, C., Ouyang, L., & Su, C. (2008). Optimal Pricing, Shipment and Payment Policy for a Integrated Supplier-Buyer Inventory Model with Two-Part Trade Credit. European Journal of Operational Research, 187, 496-510. Hoken, H. & Su, Q. (2018). Measuring the effect of agricultural cooperatives on household income: case study of a rice-producing cooperative in China. Agribusiness. 34: 831-846 Horen, J.C. (2002). Financial Management and Policy, New Jersey Prentice Hall. 125 Horen, N.V. (2005). Trade credit as a Competitiveness tool; Evidence from Developing Countries. MPRA Paper No.2792. Horen, N.V. (2007). Customer Market Power and the Provision of Trade Credit; Edidence from Eastern Europe and Central Asia. MPRA Paper No.3378. https:// mpra.ub.uni-muechen.de/3378/. Ho, C., Ouyang, L. and Su, C. (2008). Optimal Pricing, Shipment and Payment Policy for a Integrated Supplier-Buyer Inventory Model with Two-Part Trade Credit. European Journal of Operational Research, 187: 496-510. Huang, H., & Li, R. (2018). Investor sentiment, market competition and trade credit supply. China Finance Review Internation, 9(2), 284 – 306. Hyndman, K., & Serio, G. (2010). Competition and inter-firm credit: Theory and evidence from-level data in Indonesia. Journal of Development Economics, 93, 88-108. Irz, X., & Mckenzie, V. (2003). Profitability and technical efficiency of aquaculture systems in pampaanga, philippines. Aquaculture Economics & Management, 7(3-4), 195–211. https://doi.org/10.1080/13657300309380340. Islam, M.A., Guttormsen, A. G., & Roll, K.H. (2019). Productionrisk and technicaleffi- ciency of tilapiaaquacultire in Bangladesh. Aquaculture Economics & Management, 23(4), 359-381. Islam, I., Nielsen, M., Ehlers, B.S., Zaman, B., & Theilade, I. (2020). Are trade credit a gain or a drain? Power in the sale of feed to pangasius and tilapia farmers in Bangladesh. Aquaculture Economics & Management, 1-17. Jimi, N.A., Nikolov, P.V., Malek, M.A., & Kumbhakar, S. (2019). The effects of access to credit on productivity: separating technological changes from changes in technical efficiency. J. Prod. Anal. 52 (1), 37–55. Jondrow, J., Knox Lovell, C.A., Materov, I.S., & Schmidt, P. (1982). On the estimation of technical inefficiency in the stochastic frontier production function modal. Journal of Econometrics, 19(2-3), 233-238. Junejo, K.M. (2022). Agro bankers. House Journal of Agricultural Development Banks of Pakistan, 8(1). Kabir, J., Cramb, R., Alauddin, M., Gaydon, D. S., & Roth, C. H. (2020). Farmers’ perceptions and management of risk in rice/shrimp farming systems in South- West Coastal Bangladesh. Land Use Policy, 95 104577, 1-13. DOI: 10.1016/j.landusepol.2020.104577. Kalirajan, K.P. (1990). On measuring economic efficiency. Journal of Applied Econometrics, 5(1), 75-85. Kalirajan, K. P., & Shand, T. R. (1999). Frontier production functions and technical efficiency measures. Journal of Economic Surveys, 13(2), 149–172. Kehinde, A. D., (2022). Access to trade credit and its impact on the use of European Union (EU) approved pesticides among smallhoder cocoa farmers in Ondo State, Nigeria. Heliyon 8 (2022) el2409, 1-15. 126 Kết, T.A., & Tích, N.T. (2014). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới tín dụng thương mại của trang trại nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 31, 132 – 138. Khan, M. A., Wajidi, F.A., & Batool, F. (2020). Determinants of trade credit supply for the listed non-financial firms of Pakistan. Scholarly Journal, New Horizons; Karachi, 14(2), 141 Khuu, T.P.D. (2019). Towards implementation of traceabilty for shrimp supply chain in Vietnam: Economic Analysis and global trade potential consideration. Graduate School of Fisheries Sciences. Hokkaido University. Koopmans, T.C. (1951). An analysis of production as an efficiency combination of activities. In: Activitys analtsis of production and allocation Jonw Wiley, New York. Kumar, A., Birthal, P.S., & Badrunddin. (2004). Technical Efficiency in Shrimp Farming in India: Estimation and Implications. Indian Journal of Agricultural Economics, 59(3), 413-420. Kurup, T.V.N. (1976). Price of rural credit: an empirical analysis of Kerala. Economic and Political weekly, 11(27), 998-1006. Kwenda, F., & Holden, M. (2014). Trade credit in corporate financing in South Africa: evidence from a dynamic panel data analysis. Investment Management and Financial Innovations, 11(4), 243 – 27. Le, K.N, Phan, A.T., & Cao, V.H. (2021). Credit Rationing and Trade Credit Use by Farmers in Vietnam. Journal of Asian Finance, Economics and Business, 8(4), 0171-0180. Le, N.T.T., & Hestvik, E.B., Armstrong, C.W., & Eide, A. (2021). Determinants of inefficiency in shrimp aquaculture under environmental impacts: Comparing shrimo production systems in the Mekong, Vietnam. Journal of the World Aquaculture Society, 2022, 1-21. Lê, T.T.H., Linh, N.T.M., & Danh, V.T. (2018). Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng thương mại: trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 54, 193-202. Lewellen, W.G., McConnell, J.J., & Scott, J.A. (1980). Capital Market Influences on Trade Credit Policies. Journal of Financial Research, 3(2), 105-113. Lin, L., Wang, W., Gan, C., & Nguyen, Q.T. (2019). Credit constraints on farm household welfare in rural China: Evidence from Fujian Province, Sustainability, 11(11), 3221, doi: 10.3390/su11113221. Lộc, T. Đ., & Ngọc, N.T.H. (2017). Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ trong cho vay theo nhóm nông hộ ở tỉnh Hậu Giang. Tạp chí ngân hàng, 6, 30-35. Long, Ng.T., & Hiền, H.V. (2015). Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, 37, 105 – 111. 127 Mai, N. T. P., Ni, D.V., & Hải, T.N. (2014). Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Tạp chí Khoa học Trường đại học Cần Thơ, 2, 114-122. Mariano, M. J., Villano, R., & Fleming, E. (2012). Factors Influecing Farmers’ Adoption of Modern Rice Technology and Good Management Practices in the Phillipines. Agricultural Systems, 110: 41-53. McMillan, J., & Woodruff, C. (1999). Interfirm relationshis and informal credit in Vietnam. Quarterly Journal of Economic, 114(4), 1285 – 1320. Moahid, M., Maharjan, K.L. (2020). Factors affecting Farmaers’ Access to Formal and Informal Credit: Evidence from Rural Afghanistan. Suctainability, 12(3), 1268. Mohieldin, M.S. &Wright, P.W. (2000). Formal and informal credit markets in Egypt. Economic Development and Cultural change, 48(3), 657-670. Murillo-Zamorano, L. R. (2004). Economic Efficiency and Frontier Techniques. Journal of Economic Surveys, 18(1), 33-77. Nastis, S.A., Mattas, K., & Baourakis, G. (2019). Understanding farmers’ behavior towards sustainable practices and their perceptions of risk. Sustainability 11 (5), 1303. Ng, C.K., Smith, J.K., & Smith, R.L. (1999). Evidence on the Determinants of Credit Terms Used in Interfirm Trade. Journal of Finance, 54, 1109 – 1129. Nguyen, K.T., & Fisher, T.C. (2014). Effciency analysis and the effect of pollution on shrimp farms in the Mekong River Delta. Aquaculture Economics & Management, 18(4), 435-444. Nguyen, Q.C.T., & Yabe, M. (2014). Input Cost Saving and Technical Efficiency Improvement in Shrimp Poly – Culture Product – An Application of Data Envelopment Analysis. Global Journal of Science Frontier Research, 14 (2D). Nguyen, L.T.U. (2011), Trade Credit in the Rice Market of the Mekong Delta in Viet Nam. University of Groningen. Nguyen, T.T.A., Nguyen, T.K.A., & Jolly, C. (2019). Is Super-Intensification the Solution to Shrimp Production and export Sustainability? Sustainability 11, 5277. Https://doi.org/10.3390/ su11195277. Nguyen, T.K.A., Nguyen, T.T.A., Jolly, C., & Nguelifack, B. (2020). Economic efficiency of extensive and intensive shrimp production under conditions of disease and natural disaster risks in Khanh Hoa and Tra Vinh provinces, Vietnam. Sustainability, Basel, 12(5): 2140. DOI:10.3390/su12052140. Nguyen, T.T., Nguyen, T.T., & Grote, U. (2023). Credit, shocks and production efficiency of rice farmers in Vietnam. Economic Analysis and Policy, 77, 780- 791. Ninh, L.K. (2016). Kinh tế học ứng dụng trong tài chính vi mô. Cần Thơ: NXB. Đại học Cần Thơ. Ninh, L.K., & Hơn, C.V. (2012). Tín dụng thương mại: trường hợp mua chịu vật tư nông nghiệp của nông hộ ở An Giang. Trường Đại học Cần Thơ, Kỷ yếu khoa học 2012, 166-174. 128 Ninh, L.K., Tho, H.H., & Khiem, L.T. (2016). Thái độ đối với rủi ro và quyết định đầu tư khi không chắc chắn về thị trường đầu ra: thực tiễn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, 231, 42-50. Nga, N.T.P., Sinh, L.X., Quyên, N.T.K. (2013). Phân tích hoạt động của các cơ sở kinh doanh thức ăn, thuốc thủy sản cho tôm sú và cá tra ở ĐBSCL. Tap chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 2013. Nmadu, J., Eze, G.P., & Jirgi, A.J. (2012). Determinats of rick status of small-scale farmers in Niger State, Nigeria. Journal of Economics, Management and Trade, 92-108. Ofori E., Sampson G.S. & Vipham J. (2019). The effects of agricultural cooperatives on smallholder livelihoods and agricultural performance in Cambodia, Natural Resource Forum. 43 (4), 218-229. Paul, S., & Boden, R. (2008). The secret life of UK trade credit supply: Setting a new research agenda. The British Accounting Review, 40, 272-281. Petersen, M.A., & Rajan, R.G. (1997). Trade Credit: Theories and Evidence. The Review of Financial Studies, 10 (3), 661 – 691. Pham, B.D., & Izumida, Y. (2002). Rural development finance in VietNam: A microeconometric analysis of household. Wold Development, 30(2), 319-335. Pham, T.T.T., & Lensick, R. (2007). Lending policies of informal, formal and semiformal lenders. Economics of transition, 15(2), 181-209. Phan, D.K., Gan, C., Nartea, G.V., & Cohen, D. (2013). Formal and informal rural credit in the Mekong River Delta of Vietnam: Interaction and accessibility. Journal of Asian Economics, 26, 1-13. Phong, T.N., Thang, V.T., & Hoai, N.T. (2021). What motivates farmers to accept good aquaculture practices in development policy? Results choice experiment surveys with small-scale shrimp farmers in Viet Nam. Economics Analysis and Policy, 72(2021), 454-469. Phương, N.T., Tuấn, N.A., Hải, T.N., Sơn, V.N., & Long D.N. (2014). Nuôi trồng thủy sản. Cần Thơ: NXB Đại học Cần Thơ. Phượng, Đ.T., Hiền, H.V., Quyên, N.T.K., Khôi, L.N.Đ., & Yagi, N. (2020). Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng litopenaeus vannamei (Boone, 1931) Quy mô nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Trường đại học Cần Thơ, 56, 110-116. Pongthanapanich, T., Nguyen, K.A.T., & Jolly, C.M. (2019). Risk management pratices of small intensive shrimp farmers in the Mekong delta of Viet Nam. FAO Fisheries and Aquaculture Cricular, C1194, 1-20. Rönnbäck, P. (2001). Shrimp aquaculture - State of the Art. Swedish EIA Centre. Swedish University of Agricultural Sciences (SLU), Uppsala. Roosen, J., & Hennessy, D. (2003). Test for the Role of Risk Aversion on Input Use. American Journal of Agriculture Economics, 85, 30-34. 129 Sebopetji, T.O., & Belete, A. (2009). An application of probit analysis to factors affecting small-scale farmers’ decision to take credit: a case atudy of the Greater Letaba Local Municipality in South Afica. African Journal of Agricultural, 4(8), 718-723. Sebopetji, T.O., & Belete, A. (2009). An application of probit analysis to factors affecting small-scale farmers’ decision to take credit: a case atudy of the Greater Letaba Local Municipality in South Afica. African Journal of Agricultural, 4(8), 718-723. Sivaraman, I., Krishnan, M., Ananthan, P.S., Satyasai, K.J.S., Krishnan, L., Haribabu, P., & Ananth, P.N. (2015). Techical efficiency of shrimp farming in Andhra Pradesh: Estimation and Implications. Current World Enviroment, 10(1), 199- 205. Sharma, K. R. (1999). Technical efficiency of carp production in Pakistan. Aquaculture Economics and Management, 3(2), 131– 141. https:// doi.org/10.1080/13657309909380240. Smith, J. K. (1987). Trade Credit and Informational Asymmetry. Journal of Finance, 62(4), 863-872. Son, N. P., Trang, N. T., & An, N. T. T. (2020). Hệ thống các giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị tôm ở vùng Đồng bằng song Cửu Long. Tap chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 56(5D), 256-268. Stiglitz, J.E., & Weiss, A. (1981). Credit rationing in Markets with imperfect information. The American Economic Review, 71(3), 393-410. Su, J., & Sun, Y. (2011). Informal finance, trade credit and private firm performace. Nankai Business Review International, 2(4), 383 – 401. Summers, B., & Wilson, N. (2003). Trade Credit and Customer relationships. Managerial and Decision Economics, 24(6), 439-455. Suzuki, A., Nam, V.H., & Lee, G. (2023). Reducing antibitics use among smallhoders: Experimental evidence from the shrimp aquaculture sector in Vietnam. Aquaculture 572(2023) 739478, 1-14. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture. 2023.739478 Tang, S., Guan, Z., & Jin, S. (2010). Formal and informal credit markets and rural credit demand in China. Paper prepared for presentation at the Agricultural and Applied Economics Association, CAES and WAEA joint Annual Meeting, Denver, CO, July, 1-26. Thach, K.S.R., Vo, H.T., & Lee, J-Y. (2021). Techical effciency and output losses in shrimp Farming: A case in Mekong Delta, Vietnam. Fishes 2021, 6, 59. https://doi.org/10.3390/ fishes6040059. Thái, P.V., Minh, T.H., Tuân T.H., & Hải, T.N. (2015). So sánh hiệu quả sản xuất giưa nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng luân canh với lúa ở tỉnh Kiên Giang. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 41, 111 – 120. 130 Thông, P.L., & Phượng, D.T. (2015). Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 217 (7/2015), 46 – 55. Tổng cuc Thủy sản. (2014). Báo cáo tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015. Turvey, C., and Kong, R. (2010). Informal lending amongst friends and relatives/; Can microcredit compete in rural China? China Economic Review, 21(4), 544-556. Twumasi, M.A., Jiang, Y., Danquah, F.O., Chandio, A.A. and Agbenyo, W. (2019). The role of savings mobilization on access to credit: a case study of mallholder farmers in Ghana. Agricultural Finance Review, 80(2), 275-290. Uchida, H., Udell, G.F., & Watanabe, W. (2013). Are trade creditors relationship lenders? Japan and the World Economy, 25, 24-38. Uesugi, I., & Yamashiro, G. M. (2008). The Relationship between Trade Credit and Loans: Evidence from Small Businesses in Japan. International Journal of Business, 13 (2), 141 – 163. VASEP. (2021). Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam. http:/vasep.com.vn. Vạnh, D.M., Tuấn, T.H., Hải, T.N., & Minh, T.H. (2016). Đánh giá hiệu quả nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo các hình thức tổ chức ở ĐBSCL, Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 42 (2016), 50 – 57. Vicente, C., & Emilia, G. (2012). Oxfoxd Handbook of Entrepreneurial Finance. Oxford University press, New York, pp. 526-557. Walker, T., & Jodha, N. (1986). How small farm households adapt to risk. In Hazell, P., Pomaradea, C., and Vades, A. (eds), Corp Insurance for Agricultural Development, Issues and Experience, 17-34. Weston, J. F., Besley, S., & Brigham, E. F. (1996). Essential of Managerial Finance (11th ed.). Forth Worth: The Dryden Press Harcourt Brace College Publishers. Wilner, B. (2000). The Exploitation of Relationships in Financial Distress: The Case of Trade Credit. The Journal of Finance, 55 (1), 153–78. Wilson, N., & Summers, B. (2002). An Empirical Investigation of Trade Credit Demand. International Joural of The Economics of Business, 19, 257 – 270. Wilson, N., Singleton, C., & Summers, B. (1999). Small Business Demand for Trade Credit, Credit Rationing and Late Payment of Commercial Debts: An Empirical Study. in Management Buy-Outs and Venture Capital: Into the Next Millennium, Wright, M. and Robbie, K. (eds.), Cheltenham: Edward Elgar, Publishing, 181-201. Yamane, T. (1967). Statistic: An introductory analysis (2nd ed.). New York: Harper and Row. Yang, J., Wang, H., Jin, S., Chen, K., Riedinger, J., &Peng, C. (2016). Migration, Local off – farm employment, and agricultural production efficiency: evidence from China. J. Prod. Anal, 45, 247-259. Zhou, Y., Wen, Z., & Wu, X. (2015). A single-period onventory and payment model with partial trade credit. Computer & Industrial Engineering, 90, 132 – 145. 131 Zou, X., & Tian, B. (2020). Retailer’s optimal ordering and payment strategy under two-level and flexible two – part trade credit policy. Computers & Industrial Engineering, 142, 1-16. 132 PHỤ LỤC 1. Phụ lục 1: Kết quả ước lượng 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL Phụ lục 1.1.1: Ma trận hệ số tương quan giữa lượng tiền mua chịu và các biến độc lập 133 Phụ lục 1.1.2: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm ở ĐBSCL bằng phương pháp OLS 134 Phụ lục 1.1.3: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu của hộ nuôi tôm bằng phương pháp ước lượng Tobit 135 Tác động biên: 136 Phụ lục 1.1.4: Kết quả các kiểm định có liên quan Kiểm định sự thích hợp của mô hình Kiểm định đa cộng tuyến khi thực hiện phương pháp ước lượng OLS và phương pháp ước lượng Tobit 137 Kiểm định phương sai sai số thay đổi khi thực hiện phương pháp ước lượng OLS và phương pháp ước lượng Tobit 138 Phụ lục 1.1.5: Kết quả ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến lượng tiền mua chịu theo mô hình hiệu chỉnh của White. Để khắc phục hiện tượng phương sai sai sót thay đổi khi thực hiện phương pháp ước lượng OLS và phương pháp ước lượng Tobit, mô hình hiệu chỉnh của White cho kết quả: 139 1.2 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và hàm phi hiệu quả của các hộ nuôi tôm ở ĐBSCL bằng phần mềm một bước frontier 4.1 Phụ lục 1.2.1 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và hàm phi hiệu quả của các hộ nuôi tôm có xét đến loại tôm nuôi Kết quả ước lượng với biến giả (beta 6) là loại tôm (𝑻𝟏𝒊: 1=TCT, 0=khác) 140 Phụ lục 1.2.2 Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên và hàm phi hiệu quả của các hộ nuôi tôm có xét đến hình thức nuôi Kết quả ước lượng với biến giả (beta 6) là hình thức nuôi (𝑻𝟐𝒊: 1=Siêu TC, 0=khác) 141 2. Phụ lục 2: Bảng câu hỏi 142 143 144 145 146 147

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tin_dung_thuong_mai_truong_hop_ho_nuoi_tom_o_dong_ba.pdf
  • pdf2_Quyen tom tat luan an_Tieng Viet.pdf
  • pdf3_Quyen tom tat luan an_Tieng Anh.pdf
  • docx4_Trang thông tin luận án (tiếng Việt).docx
  • docx5_Trang thông tin luận án (tiếng Anh).docx
  • pdfQĐCT_Trương Diễm Kiều.pdf
Luận văn liên quan