Luận án Tính chính đáng của Đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam

Từ những bất cập như, việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật kéo dài, không đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cũng như đòi hỏi ngày càng nhiều hơn số lượng các văn bản quy phạm pháp luật cần được ban hành, sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tình trạng luật “khung” còn khá phổ biến; những mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống pháp luật còn nhiều; văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp, v.v có nguyên nhân chủ yếu thuộc về những yếu kém trong nghiên cứu và hoạch định chính sách. Trong thời gian qua, nhược điểm lớn nhất của quy trình lập pháp là chúng ta đã đồng nhất quy trình hoạch định và xây dựng chính sách với quy trình làm luật, thậm chí việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhiều khi được Ban soạn thảo bắt đầu ngay bằng việc thiết kế các quy định, điều khoản trong khi chính sách lập pháp chưa được xác định. Để khắc phục những khiếm khuyết này trong quy trình lập pháp thì việc quy định về công đoạn phân tích chính sách một cách cụ thể, chi tiết là rất quan trọng. Đây phải được xác định là công đoạn đầu tiên của quy trình lập pháp và phải được tiến hành trước khi soạn thảo văn bản, bao gồm các bước: nhận biết vấn đề; phân tích, tìm nguyên nhân của vấn đề; tìm giải pháp (đưa ra chính sách) để xử lý vấn đề; nghiên cứu các vướng mắc về mặt pháp lý và nghiên cứu khả năng tài chính để đảm bảo triển khai các quy định của văn bản pháp luật dự kiến ban hành

doc174 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 512 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tính chính đáng của Đảng cộng sản cầm quyền ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quyết tâm trong toàn bộ hệ thống của Đảng từ Trung ương, từ Bộ Chính trị đến cơ sở. Đây là công việc rất khó khăn, vì nó bị một cản trở rất lớn là, đảng viên cấp dưới góp ý, phê bình, kiểm điểm cho cấp trên. Muốn thực hiện việc này một cách có hiệu quả, Ban Tổ chức Trung ương phải có những hướng dẫn, quy định rất cụ thể và có cơ chế để kiểm tra, giám sát việc thực hiện tự phê bình và phê bình của các tổ chức đảng từ Trung ương đến địa phương. Phương thức này có đạt được hiệu quả cao hay thấp, phụ thuộc rất lớn vào sự tự giác chính trị của những người lãnh đạo trong các tổ chức Đảng, Nhà nước và trình độ văn hóa chính trị của những đảng viên cấp dưới cao hay thấp. Vì thế, trong điều kiện hiện nay, nếu chỉ trông cậy vào sự tự ý thức sẽ khó đạt được kết quả như ý muốn. Cho nên, bện cạnh kêu gọi sự tự ý thức, cần phải có những chế tài đủ mạnh mang tính bắt buộc từ các quy định hay luật lệ được thực thi bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật. Thứ ba, đảm bảo tính độc lập của cơ quan tư pháp Quan hệ giữa Đảng với các cơ quan tư pháp là Đảng lãnh đạo cơ quan tư pháp. Đảng quyết định phương hướng chính trị của công tác tư pháp, giới thiệu với cơ quan quyền lực nhà nước những cán bộ tư pháp chủ chốt. Tuy nhiên, phải để cho Tòa án và Viện kiểm sát thực hiện chức trách và quyền hạn của mình một cách độc lập. Đảng không thể nhúng tay vào chức năng điều tra và xét xử của cơ quan tư pháp. Có như vậy, mọi công dân, không loại trừ các đảng viên của Đảng đều được bình đẳng trước pháp luật. Bất cứ cá nhân, bất cứ tổ chức nào, kể cả cá nhân và cơ quan cao nhất của Đảng cũng không được có đặc quyền đứng trên pháp luật. Vì, “nếu Đảng không tôn trọng, giữ vững nguyên tắc này trên thực tế sẽ khó tránh khỏi việc các cá nhân cũng như các cơ quan có quyền lực khác chi phối, can thiệp vào hoạt động này. Khi đó, Đảng tự làm vô hiệu hóa công cụ quan trọng giúp Đảng kiểm soát các đảng viên đang nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước” [126, tr.227-228]. Thứ tư, tăng cường sự giám sát, kiểm soát từ nhân dân Điều lệ Đảng Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân; dựa vào dân để xây dựng Đảng;...”. Như vậy, có thể hiểu rằng nhân dân có quyền và có trách nhiệm giám sát, kiểm soát quyền lực của Đảng. Để cho nhân dân thực hiện được vai trò của mình, cần phải: Một là, xây dựng cơ chế để thực hiện giám sát, phản biện cho nhân dân tham gia giám sát hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và các cán bộ, đảng viên, như Điều lệ Đảng đã nêu. Có cơ chế phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên nền tảng đối thoại dân chủ, nhân dân có thể trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đại diện của mình để phản ánh những ý kiến đóng góp, phản biện của mình đối với các quyết sách của Đảng nhằm giảm thiểu những thiếu sót, sai lầm mang tính chủ quan, thiếu cơ sở khoa học trong các quyết sách của Đảng. Đặc biệt, nhân dân kịp thời phản ánh những sai phạm, lệch lạc của một số cán bộ, đảng viên của Đảng trong quá trình thực thi quyền lực do nhân dân ủy quyền. Hai là, nâng cao trình độ văn hóa chính trị và ý thức trách nhiệm của công dân đối với việc giám sát hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước và cán bộ, đảng viên. “Quan tham vì dân dại”, cho nên, nếu nhân dân thụ động, thiếu trách nhiệm, trình độ văn hóa chính trị thấp sẽ là môi trường thuận lợi cho sự lạm quyền, chuyên quyền, tham ô, tham nhũng, lãng phí, hủ hóa v.v Ba là, có cơ chế để bảo vệ những công dân dám công khai đứng lên tố cáo những sai phạm của những cán bộ có chức, có quyền của Đảng và Nhà nước. Việc này, lâu nay đã được các cơ quan, những người có thẩm quyền đề cập đến. Tuy nhiên, cho đến nay, người dân vẫn rất sợ, chưa tìm thấy độ an toàn khi đứng ra tố cáo những sai phạm của cán bộ Đảng, Nhà nước. Ở nhiều nơi, người tố cáo vẫn bị trù dập, trả thù. Vì vậy, Đảng cần chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc đảm bảo an toàn khi người dân tố cáo những sai phạm do cán bộ của mình gây ra. Có như vậy, Đảng mới huy động được một kênh giám sát quyền lực từ bên ngoài một cách có hiệu quả cao. Bốn là, hàng năm lấy phiếu tín nhiệm của nhân dân đối với một số chức danh quan trọng trong hệ thống Đảng và Nhà nước và đưa công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đảng coi sự tín nhiệm của nhân dân đối với cán bộ của Đảng là một cơ sở quan trọng để đào tạo, bồi dưỡng những người được nhân dân tin yêu, và, ngược lại, có cơ sở để đào thải những người không có uy tín, bất tài trong hệ thống Đảng, Nhà nước. 4.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong cầm quyền của Đảng 4.2.3.1. Nâng cao chất lượng hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan Nhà nước Thứ nhất, nâng cao chất lượng việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Để việc lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu quả, trước hết phải chú trọng tới việc hoạch định chính sách. Hoạch định chính sách là hoạt động nhằm mục đích đưa ra các định hướng chiến lược về công tác xây dựng pháp luật trong một khoảng thời gian nhất định. Trong đó, nội dung của việc hoạch định bao gồm: những vấn đề cần giải quyết, phương hướng giải quyết, cơ quan thực hiện, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan và các vấn đề khác như đội ngũ cán bộ, kinh phí thực hiện, v.v Việc hoạch định chính sách không chỉ phải phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng mà còn phải dựa trên những nhu cầu khách quan và đòi hỏi thực tế của cuộc sống. Có như vậy, khi văn bản quy phạm pháp luật ra đời mới đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, có tính khả thi, hiệu lực và hiệu quả trong cuộc sống. Để đảm bảo tính khả thi của văn bản pháp luật và hạn chế tình trạng những lĩnh vực cần thiết thì chưa có văn bản, những lĩnh vực chưa cần thiết lại có văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh, đòi hỏi chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải tiến hành rà soát, hệ thống hóa, đánh giá, phân tích pháp luật hiện hành theo từng lĩnh vực để từ đó đưa ra những định hướng làm cơ sở cho việc lựa chọn thứ tự ưu tiên đối với các quan hệ xã hội để đưa vào lập dự kiến xây dựng, ban hành văn bản. Ngoài ra, đối với đề nghị, kiến nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phải nêu lên được những tác động kinh tế - xã hội, nội dung, chính sách cơ bản của văn bản, v.v Cùng với đó, phải xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong việc lập và thực hiện chương trình bằng cách quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm đối với các cơ quan tham gia xem xét dự kiến chương trình, còn cơ quan đề nghị xây dựng văn bản thì cần phải có trách nhiệm giải trình và bảo vệ dự kiến chương trình do mình đề xuất. Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật Để có những văn bản quy phạm pháp luật chất lượng, hiệu quả cần phải có đội ngũ làm công tác tham mưu, soạn thảo có năng lực chuyên môn cao, am hiểu các lĩnh vực pháp luật chuyên ngành, liên ngành. Hiện nay, số lượng cán bộ làm công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước ta còn thiếu, cần tăng cường đội ngũ này thông qua việc tuyển chọn những cán bộ ưu tú, có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Đồng thời, tiến hành xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tiến hành triển khai đề án đó một cách hiệu quả với nhiều hình thức như: tổ chức các lớp tập huấn, tiến hành các hoạt động trao đổi, hướng dẫn nghiệp vụ,v.vCần chú trọng đến kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và đánh giá chính sách, pháp luật, hệ thống lý luận khoa học, những tri thức mới trong khoa học pháp lý của cả trong nước và quốc tế. Thứ ba, nâng cao chất lượng của hoạt động phân tích chính sách trong quy trình lập pháp Từ những bất cập như, việc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật kéo dài, không đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ cũng như đòi hỏi ngày càng nhiều hơn số lượng các văn bản quy phạm pháp luật cần được ban hành, sửa đổi đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tình trạng luật “khung” còn khá phổ biến; những mâu thuẫn, chồng chéo của hệ thống pháp luật còn nhiều; văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp, v.v có nguyên nhân chủ yếu thuộc về những yếu kém trong nghiên cứu và hoạch định chính sách. Trong thời gian qua, nhược điểm lớn nhất của quy trình lập pháp là chúng ta đã đồng nhất quy trình hoạch định và xây dựng chính sách với quy trình làm luật, thậm chí việc xây dựng các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật nhiều khi được Ban soạn thảo bắt đầu ngay bằng việc thiết kế các quy định, điều khoản trong khi chính sách lập pháp chưa được xác định. Để khắc phục những khiếm khuyết này trong quy trình lập pháp thì việc quy định về công đoạn phân tích chính sách một cách cụ thể, chi tiết là rất quan trọng. Đây phải được xác định là công đoạn đầu tiên của quy trình lập pháp và phải được tiến hành trước khi soạn thảo văn bản, bao gồm các bước: nhận biết vấn đề; phân tích, tìm nguyên nhân của vấn đề; tìm giải pháp (đưa ra chính sách) để xử lý vấn đề; nghiên cứu các vướng mắc về mặt pháp lý và nghiên cứu khả năng tài chính để đảm bảo triển khai các quy định của văn bản pháp luật dự kiến ban hành. Theo kinh nghiệm lập pháp của nhiều nước cho thấy, có hai cách để tổ chức triển khai các công việc trong hoạt động phân tích chính sách một cách có hiệu quả mà chúng ta có thể nghiên cứu học hỏi: 1- Khi có tất cả các dấu hiệu cho thấy một vấn đề nghiêm trọng đang phát sinh trong cuộc sống, Chính phủ sẽ thành lập một Ủy ban đặc biệt để xem xét và đưa ra các kiến nghị cần thiết. Theo cách làm của Thụy Điển thì một số nghị sĩ cũng được tham gia ủy ban. Những vấn đề liên quan đến chính sách sẽ do ủy ban này nghiên cứu và báo cáo Chính phủ. Nếu cần ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì Chính phủ sẽ tổ chức biên soạn và trình Quốc hội; 2- Công việc phân tích chính sách do một bộ môn chuyên môn tiến hành. Bất luận theo cách nào thì chính sách đề ra đều phải được Chính phủ thảo luận, quyết định trước khi văn bản quy phạm pháp luật được bắt đầu soạn thảo. Có nghĩa là, trong quy trình lập pháp, việc lập chính sách bao giờ cũng phải được quyết định trước, việc soạn thảo chỉ được bất đầu khi chính sách đã được làm rõ. Chính sách lập pháp đã được đề ra là của Chính phủ nên Chính phủ phải bảo vệ được chính sách đó trước Quốc hội. Cùng với đó, thay vì việc thành lập một Ban soạn thảo kiêm nhiệm với các thành phần đến từ các Bộ, ngành có liên quan nhằm đạt được một sự đồng thuận ít nhiều mang tính hình thức thì chúng ta nên thành lập một Ban soạn thảo chuyên trách chỉ làm nhiệm vụ duy nhất là chuyển hóa chính sách thành các điều khoản cụ thể. 4.2.3.2. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội Xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là xã hội vì con người, đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống con người làm mục tiêu phục vụ. Đảng ta luôn nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi liền với việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Phát triển kinh tế theo định hướng XHCN lại càng đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề xã hội, bởi lẽ phát triển kinh tế phải là sự phát triển bền vững dựa trên những yếu tố chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường vững chắc v.v.. Bền vững về mặt xã hội là bảo đảm vừa đạt được tăng trưởng kinh tế, vừa giữ được ổn định xã hội, không có những xáo trộn xung đột, nổi loạn làm ảnh hưởng đến việc huy động các nguồn lực cho sự phát triển. Trong phát triển bền vững, yếu tố kinh tế và yếu tố xã hội quyện vào nhau, hòa nhập vào nhau. Mục tiêu phát triển kinh tế phải bao gồm cả mục tiêu giải quyết những vấn đề xã hội như vấn đề việc làm, xóa đói giảm nghèo v.v.. thỏa mãn nhu cầu cơ bản của nhân dân, công bằng xã hội. Ngược lại, mục tiêu phát triển xã hội cũng nhằm tạo động lực phát triển kinh tế. Để đảm bảo được mục tiêu vừa phát triển kinh tế, nhưng phải đảm bảo mức độ nhất định sự công bằng xã hội như phần lý thuyết đã chỉ ra. Ở nước ta, như các hạn chế đã chỉ ra, ngoài nhiệm vụ phải nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, trong ngắn hạn, Đảng và Nhà nước cần phải: Thứ nhất, đổi mới đột phá nhóm chính sách xã hội theo chiều hướng phải bắt đầu từ đột phá tư duy nhìn nhận, đánh giá, thiết kế chính sách lấy người dân làm chủ thể, bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Nhà nước. Chính sách xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng, là mục tiêu, là động lực để phát triển nhanh và bền vững trong mọi giai đoạn phát triển. Chính sách xã hội phải được đặt ngang tầm với chính sách kinh tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực trong từng thời kỳ. Cần phải đánh giá lại những mặt được, và tồn tại một cách khách quan của các chính sách xã hội đã ban hành. Việc đánh giá, bên cạnh những thành tựu, kinh nghiệm vận hành, thiết kế chính sách cần nhận diện các vấn đề xã hội bức xúc: Vấn đề phân hóa giàu nghèo; vấn đề phân tầng xã hội; vấn đề bất bình đẳng, vấn đề tiêu cực xã hội, lợi ích nhóm v.v.. Tính minh bạch, tính trách nhiệm khả năng phản hồi từ các cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách xã hội. Với mục tiêu tổng quát như Nghị quyết Trung ương 5 khóa XI đặt ra: Tiếp tục cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người có công và gia đình, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu đảm bảo các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020 cơ bản bảo đảm an sinh xã hội bao phủ toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin v.v.. Thứ hai, đổi mới đột phá thể chế trong các lĩnh vực xã hội. Trước năm 1986 vấn đề giải quyết việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, người có việc làm là người thuộc biên chế Nhà nước, xã viên hợp tác xã, sau 1986 nhận thức này đã thay đổi và ngày càng phát triển khi giải quyết việc làm là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế và của người lao động. Người lao động có quyền làm việc ở bất cứ nơi nào mà pháp luật không cấm. Vì vậy, hiện nay có thể theo mô hình: Nhà nước giữ vai trò định hướng, “đặt hàng” các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân thực hiện một số lĩnh vực thay các cơ quan hành chính Nhà nước hiện vẫn đang điều hành, quản lý, tạo sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế. Đó cũng là một hướng đột phá trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách xã hội. Cần tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật về quan hệ lao động theo hướng xây dựng cơ chế đối thoại thương lượng và thỏa thuận giữa các bên trong doanh nghiệp một cách thực chất, không hình thức. Thể chế hóa quan điểm của Đảng, Nhà nước đã định hướng: Trong khuôn khổ luật pháp, mọi người đều được tự do học nghề, lựa chọn việc làm, hành nghề, lựa chọn việc làm và nơi làm việc, được thuê mướn nhân công. Thứ ba, khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu quả các chính sách xóa đói giảm nghèo. Với nội dung này, trong những năm tới cần thực hiện các yêu cầu là tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng nguồn lực phát triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững ở các vùng, khắc phục tình trạng bao cấp dàn đều, tư tưởng ỷ lại, phấn đấu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghèo, tăng nhanh hộ giàu, từng bước xây dựng gia đình cộng đồng và xã hội phồn vinh. Tạo được động lực làm giàu trong đông đảo các tầng lớp dân cư, khuyến khích những người đã thoát nghèo mạnh dạn vươn lên làm giàu và giúp những người khác sớm thoát khỏi hộ nghèo. Xây dựng chương trình xóa đói giảm nghèo sát với điều kiện cụ thể của từng địa phương, dành nguồn ưu tiên hỗ trợ các vùng xa, khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm dần chênh lệch về phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân giữa các vùng, miền và các tầng lớp dân cư. Thứ tư, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa - thông tin, thể dục thể thao. Xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đa dạng hóa các loại hình cứu trợ xã hội, tạo việc làm, đẩy mạnh xuất khẩu lao động, hướng tới xuất khẩu lao động trình độ cao; Tiếp tục đổi mới chính sách tiền lương; Phân phối thu nhập xã hội công bằng, hợp lý để tạo được động lực phát triển mạnh, góp phần phòng chống tiêu cực, tệ nạn xã hội; Tăng nguồn lực đầu tư của nhà nước để phát triển các lĩnh vực xã hội và thực hiện các mục tiêu xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa, coi đây là một chính sách có tính chiến lược, nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của các thành phần kinh tế, của các tổ chức xã hội, của mọi người. Thứ năm, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi người dân được chăm sóc và nâng cao sức khỏe. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống các chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đổi mới cơ chế khám, chữa bệnh. Nhà nước tăng đầu tư, nâng cao mức và chất lượng chăm sóc sức khỏe cơ bản cho toàn dân, quan tâm nhiều hơn nữa cho các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo. Chú trọng phát triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, khuyến khích phát triển đa dạng, các dịch vụ y tế ngoài công lập. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực y tế. Có chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế chính sách hợp lý để phát triển hệ thống sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc chữa bệnh, từng bước xây dựng ngành công nghiệp dược, ngành công nghiệp thiết bị y tế trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Thứ sáu, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Cụ thể là thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người có công, gia đình thương binh liệt sỹ như vấn đề nhà ở, khám chữa bệnh và điều dưỡng phục vụ sức khỏe, các chính sách ưu tiên trong giáo dục, vấn đề trợ cấp cho những người có công với cách mạng. Vận động toàn dân tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành cách mạng, người có công với nước, người được hưởng chính sách xã hội. Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người già. Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam, người tàn tật, trẻ mồ côi 4.2.3.3. Giải quyết được vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay Thứ nhất, Đảng và Nhà nước cần phải giải quyết được ba mâu thuẫn cơ bản đang gặp phải trong phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay: i) mâu thuẫn giữa mục tiêu xây dựng đội ngũ nông dân hiện đại, chuyên nghiệp với thực trạng thu nhập thấp của lao động nông nghiệp hiện nay ngày càng rõ nét; ii) mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hiện đại quy mô lớn, cạnh tranh, giá trị gia tăng cao với thực trạng đất đai manh mún, chỉ phù hợp với sản xuất nông nghiệp quy mô nhỏ; iii) mâu thuẫn giữa nhu cầu cao về vốn đầu tư để hiện đại hóa nông nghiệp với hiệu quả đầu tư vào nông nghiệp còn thấp, rủi ro cao, chưa hấp dẫn. Để giải quyết được các mâu thuẫn này, đòi hỏi Đảng và Nhà nước phải nhìn nhận lại toàn bộ chính sách đất đai, chính sách về nông nghiệp, nông dân và nông thôn từ khi đổi mới cho đến nay. Đồng thời, cần thay đổi tư duy về phát triển nông nghiệp của của thời kỳ phát triển manh mún, nhỏ lẻ của thời kỳ bao cấp và những năm đầu đổi mới để có những đột phá trong Hiến pháp, các văn bản pháp luật, các chính sách và các quy định về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong quá trình cả đất nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Thứ hai, Nhà nước cần có chính sách hướng về vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo nhiều hơn nữa. Nông dân cũng là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong quá trình chuyển đổi kinh tế, vì họ luôn phải “bán rẻ nhất” hạt gạo, con gà, con heo, trái cây; “mua đắt nhất” các vật dụng thiết yếu, sản phẩm công nghiệp, vật tư phân bón v.v.. Đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn, phát triển giáo dục, đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn là những vấn đề cấp bách hiện nay. Nông dân cũng rất cần được hướng dẫn cách làm ăn, thông tin thị trường, giá cả để có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả. Ưu tiên đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giáo dục, y tế ở các vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng trước đây, vùng bị chiến tranh tàn phá và bất lợi về kinh tế. Cần thúc đẩy việc đa dạng hóa thu nhập trong nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm bớt việc làm nông nghiệp và tăng việc làm phi nông nghiệp ở những vùng nông thôn, miền núi. Thứ ba, chú trọng tạo việc làm cho người nông dân mất ruộng - hệ quả tất yếu của quá trình đô thị hóa. Khi cho phép các doanh nghiệp lấy đất nông nghiệp làm nhà máy, Nhà nước phải cùng với các doanh nghiệp bàn bạc để có những giải pháp hợp lý cho những người nông dân mất đất nông nghiệp có được việc làm và thu nhập ổn định. Những giải pháp này phải được giàng buộc bằng các văn bản mang tính pháp lý, có như vậy các doanh nghiệp mới có trách nhiệm đối với người nông dân và tránh được những hậu quả mang tính xã hội sau này. Thứ tư, phát huy vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhất là trong quy hoạch, xây dựng, ban hành chủ trương, chính sách, cơ chế và tổ chức thực hiện sáng tạo, tạo nên bước đột phá mới. Nông nghiệp có thể ví như trụ đỡ của nền kinh tế nước ta, nhưng việc làm ra sản phẩm lại hết sức khó khăn và thường có giá trị thấp, lại chịu nhiều rủi ro. Bởi vậy, trước hết cần khẳng định tư tưởng chủ đạo về chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn là hỗ trợ, bao gồm các phương thức hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp qua đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội, các cách thức hỗ trợ trước và sau sản xuất, hỗ trợ nhanh khi bị rủi ro (thông qua hoạt động bảo hiểm và tài trợ). Mặt khác, Nhà nước cần tổ chức, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghệ phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm nông nghiệp, các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ cao cấp ở nông thôn, như mạng lưới ngân hàng, bảo hiểm. Có chính sách đặc thù khuyến khích cho vùng trồng lúa và người trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia v.v.. Đặc biệt là đổi mới cơ chế chính sách, huy động các nguồn lực đa dạng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, khuyến khích mạnh mẽ sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế, huy động nhiều hơn các nguồn vốn trong nước và nước ngoài (như ODA, FDI...) đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để tạo sự đồng bộ giữa chủ trương, chính sách với nguồn lực tài chính và công nghệ từ các nước tiên tiến. Ngoài các vấn đề cần được chú trọng giải quyết ở trên, hiện nay Đảng và Nhà nước cũng cần phải rất chú trọng đến các vấn đề khác như giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh chính trị, chủ quyền của đất nước được đảm bảo v.v Chỉ có vậy mới đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà các kỳ Đại hội gần đây Đảng ta luôn coi đó là mục tiêu của sự phát triển. Chỉ khi nào, đất nước được giàu lên, toàn thể nhân dân đều được hưởng trái ngọt của công cuộc đổi mới, khi đó niềm tin của nhân dân vào sự cầm quyền của Đảng mới củng cố và nâng cao, tính chính đáng trong cầm của Đảng mới được khẳng định và giữ vững. Tiểu kết chương 4 Như vậy, trong chương này, luận án đã chỉ ra các hạn chế trong duy trì tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam hiện nay. Các hạn chế này cần phải có những giải pháp kịp thời, nếu không niềm tin của nhân dân vào vị thế cầm quyền của Đảng sẽ dần bị xói mòn. Ba nhóm giải pháp, có nhóm mang tính chiến lược, dài hạn, không dễ để có hiệu quả nhanh, tức thì (như nhóm giải pháp một) mà cần phải có được sự thay đổi trong tư duy, đầu tư nghiên cứu của các lãnh đạo cao cấp, tập trung trí tuệ cao, môi trường làm việc tự do, dân chủ của các trung tâm nghiên cứu lý luận với chức năng tham mưu cho Đảng trong phát triển hệ tư tưởng, xây dựng đường lối chính sách của Đảng. Trong ngắn hạn, cần tập trung vào giải quyết nhóm giải pháp hai và ba. Đây là hai yếu tố Đảng có thể khắc phục được trong thời gian ngắn, nó liên quan đến đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN; Kiểm soát quyền lực của Đảng; Nâng cao chất lượng bầu cử các cơ quan quyền lực Nhà nước; cải cách công tác ban hành văn phản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước; Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; Đặc biệt là vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; v.v Tuy nhiên, như đã khẳng định, các nhóm giải pháp trên có mối quan hệ tương hỗ, biện chứng với nhau. Nó như các mắt xích quan trọng để tạo ra tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng. Vì vậy, Đảng phải luôn coi trọng trong thực thi đồng thời cả ba nhóm giải pháp trên để khắc phục được các hạn chế làm xói mòn tính chính đáng trong cầm quyền hiện nay và để duy trì vai trò cầm quyền một cách chính đáng, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước, nhằm đạt được mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. KẾT LUẬN Như vậy, với các nhiệm vụ đặt ra, luận án đã giải quyết được các nhiệm vụ qua các chương của luận án: Thứ nhất, tính chính đáng chính trị không chỉ là niềm tin đơn thuần của những người bị cai trị vào chủ thể quyền lực. Tính chính đáng chính trị là sự chấp nhận một cách tự nguyện của những người bị cai trị vào chủ thể quyền lực thông qua các yếu tố mà chủ thể quyền lực tạo ra. Nhờ đó chủ thể quyền lực đạt được hiệu quả cao trong cầm quyền. Khi nghiên cứu về tính chính đáng chính trị, có hai trường phái khác nhau về nguồn gốc, hình thức tồn tại, tác dụng của tính chính đáng chính trị. Có ba mặt (yếu tố) quan trọng là: về giá trị, về thủ tục, về hiệu quả. Sự tương tác giữa các yếu tố này nằm dưới các quá trình chính trị lớn. Biến đổi chính trị chính là sự biến đổi của bản thân các yếu tố này và sự tương tác giữa chúng. Đây chính là khuôn khổ phân tích để kiểm nghiệm lại từ lịch sử, phân tích các biến đổi chính trị lớn trong suốt những năm qua. Thứ hai, đối với ĐCS Việt Nam, cần phải khẳng định con đường trở thành đảng cầm quyền ở nước ta là hoàn toàn chính đáng. Dựa vào khuôn khổ lý thuyết để khảo sát tính chính đáng trong cầm quyền của ĐCS Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1975 để khẳng định những tư duy chính trị, phương thức cầm quyền, hiệu quả trong lãnh đạo của Đảng thời kỳ này đã tạo được niềm tin gần như tuyệt đối của đại bộ phận nhân dân để họ đi theo sự lãnh đạo của Đảng nhằm giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Thông qua đó, khẳng định tính chính đáng trong thời kỳ này của Đảng là rất cao. Giai đoạn từ 1975 đến nay, không dễ để nhìn nhận hết những sự biến chuyển trong ba yếu tố cơ bản: về hệ giá trị, về thủ tục và về hiệu quả cùng với những biến chuyển của đời sống chính trị. Tuy nhiên, luận án đã cố gắng nhìn nhận một cách khách quan dựa trên cơ sở lý thuyết ở chương 2 để phân tích, chỉ ra được những biến chuyển của các yếu tố để thấy được những tồn tại và những đạt được trong xây dựng tính chính đáng của Đảng từ năm 1975 đến nay. Để thực chứng hơn, chương ba, tác giả cũng đã đối chiếu, so sánh kinh nghiệm của một số đảng chính trị trên thế giới để thấy tầm quan trọng của ba yếu tố chính ảnh hưởng đến các thăng trầm trong xây dựng tính chính đáng, mất tính chính đáng của một số đảng trên thế giới và rút ra một số bài học của Việt Nam. Thứ ba, trong suốt gần 30 năm qua kể từ đổi mới đến nay, bên cạnh rất nhiều các thành tựu to lớn đã đạt được để khẳng định tính chính đáng của ĐCS Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền. Tuy nhiên, cho đến nay, đã xuất hiện nhiều hạn chế làm xói mòn tính chính đáng trong cầm quyền cần phải có các giải pháp hữu hiệu. Cần tập trung vào ba nhóm giải pháp quan trọng (cụ thể là ba yếu tố cần có để tạo nên tính chính đáng). Ba nhóm giải pháp, có nhóm mang tính chiến lược, dài hạn, không dễ để có hiệu quả nhanh, tức thì (như nhóm giải pháp một) mà cần phải có được sự thay đổi trong tư duy, đầu tư nghiên cứu của các lãnh đạo cao cấp, tập trung trí tuệ cao, môi trường làm việc tự do, dân chủ của các trung tâm nghiên cứu lý luận với chức năng tham mưu cho Đảng trong phát triển hệ tư tưởng, xây dựng đường lối chính sách của Đảng v.v.. Trong ngắn hạn, cần tập trung vào giải quyết nhóm giải pháp hai và ba. Đây là hai yếu tố Đảng có thể khắc phục được trong thời gian ngắn, như: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, kinh tế thị trường định hướng XHCN; Kiểm soát quyền lực của Đảng và Nhà nước; Nâng cao chất lượng bầu cử các cơ quan quyền lực Nhà nước; cải cách công tác ban hành văn phản pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước; Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội; Giải quyết các vấn đề an sinh xã hội; Đặc biệt là vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn; v.v DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Nguyễn Văn Quang (2010), “Tính chính đáng và các nhân tố tạo nên tính chính đáng của chủ thể cầm quyền”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 5(102), tr.29-32. Nguyễn Văn Quang (2011), “Khái niệm tính chính đáng chính trị và tư tưởng của C.Mác - Ph.Ăngghen về tính chính đáng của nhà nước”, Tạp chí Triết học, số 1(236), tr.58-63. Nguyễn Văn Quang (2011), “Xây dựng tính chính đáng của đảng cầm quyền - kinh nghiệm từ một số đảng chính trị trên thế giới”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 6(109), tr.81-85. Nguyễn Văn Quang (2012), “Tính chính đáng của nhà nước nhìn từ cuộc khủng hoảng chính trị ở một số nước Trung Đông và Bắc Phi”, Tạp chí Khoa học chính trị, số 1, tr.72-76. Nguyễn Văn Quang (2012), “Kinh nghiệm xây dựng tính chính đáng trong cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 4, tr.85-90. Nguyễn Văn Quang (2012), “Phản biện xã hội - Phương thức quan trọng tạo sự đồng thuận xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11, tr.62-66. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt Nguyễn Bản, Việt Hà, Đặng Thuý Hà, Chu Thuỳ Liên (2005), Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, sách dịch tham khảo, Hà Nội. Báo cáo của Hồ Chủ tịch tại Hội nghị chính trị đặc biệt (1964), Nxb Sự thật, Hà Nội. Nguyễn Thanh Bình (2011), “Công khai, dân chủ và bình đẳng trong vận động bầu cử”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4(276), tr.17-23. Đặng Thế Biểu (chủ nhiệm) (1994), Đảng cầm quyền trong thời đại ngày nay, Kỷ yếu đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội. Côbênép (2010), Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Hồ Châu, Nguyễn Hữu Cát (1998), “Vai trò của Chính phủ Singapo trong sự phát triển kinh tế của đất nước”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (1), tr.41-52. Nguyễn Sinh Cúc (2012), “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội giai đoạn 2001 - 2010”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 1(110), tr.34-40. Ngô Huy Cương (2006), Dân chủ và pháp luật dân chủ, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Nguyễn Xuân Cường (2010), "Đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 8(108), tr.12-24. Nguyễn Văn Chiểu (2011), “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện an sinh xã hội trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Triết học, số 1(236), tr.64-70. Nguyễn Đăng Dung, Chu Khắc Hoài Dương (2002), “Bầu cử và vấn đề dân chủ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5), tr.20-24. Nguyễn Đăng Dung (2009), “Vấn đề đảng cầm quyền và thẩm quyền quản lý nhà nước ở các nước tư bản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19(150), tháng 10, tr.55-58. Nguyễn Đăng Dung (2010), Luật về Đảng và tính tự chịu trách nhiệm của Chính phủ, www.vietnamnet.vn, [19/10]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi Điều lệ Đảng (tại Đại hội IV), Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 37, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 39, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 40, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 47, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương (Ban Chỉ đạo tổng kết lý luận) (2006), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Hữu Đổng (chủ biên) (2009), Đảng và các tổ chức chính trị xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Hữu Đổng, Ngô Huy Đức (2011), “Nhận thức các khái niệm đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo ở nước ta”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (6), tr.35-39. Nguyễn Hữu Đổng (2013), ““Đảng hóa thân vào Nhà nước” trong đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng ta”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 17(249), tr.3-8. Nguyễn Văn Độ (2007), "Đặc điểm kinh tế - xã hội Trung Quốc từ khi cải cách mở cửa đến nay", Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5(75), tr.20-26. Ngô Huy Đức (2009), Phương thức lãnh đạo của đảng cầm quyền tại một số nước, www.scribd.com, [2/7]. Bùi Xuân Đức (2001), “Pháp luật bầu cử: met số vấn đề cần hoàn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr.46-55. Ngô Huy Đức (2005), Tư tưởng chính trị phương tây cận hiện đại, Tổng quan đề tài nhánh KX 10.10.2. Ngô Huy Đức (2008), “Quan điểm của A. Gramsci về xã hội công dân”, Thông tin Chính trị học, số 2(37), tr.8-13. Ngô Huy Đức (2009), Tính chính đáng của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư cách là Đảng duy nhất cầm quyền trong thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Kỷ yếu hội thảo: Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, do Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh và Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức, Hà Nội. Ngô Huy Đức, Lưu Văn Quảng (2012), Sửa đổi Hiến pháp nhằm đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, www.tks.edu.vn, [23/3] Ngô Huy Đức (2005), Tư tưởng chính trị phương Tây cận, hiện đại. So sánh, phân tích nội dung và sự ảnh hưởng của chúng đối với đời sống chính trị. Báo cáo tổng quan KX10 -10-HN. Võ Văn Đức, Phạm Thị Khanh (2007), “Kinh nghiệm xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (1), tr.12-18. Trần Ngọc Đường (2005), “Nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2), tr.17-23. Nguyễn Hoàng Giáp (2008), Về Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển, www.xaydungdang.org.vn, [04/06]. Nguyễn Thanh Hiền (2006), “Những nét chính về met số cơ uant rung ương của đảng Dân chủ - Tự do cầm quyền ở Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (8), tr.51-56. Dương Phú Hiệp (2011), “Quá trình hình thành và phát triển lý luận về sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 9(121), tr.3-10. Hiến pháp Việt Nam (từ năm 1946 đến năm 1992) và các luật về tổ chức bộ máy nhà nước (2003), Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Lê Văn Hòe (2013), “Thể chế hóa vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, Tạp chí Cộng sản, số 847, tháng 5, tr.59-63. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Tập bài giảng chính trị học, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), 75 năm Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 2005), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Hội thảo lý luận giữa ĐCS Việt Nam và ĐCS Trung Quốc (2004), Xây dựng Đảng cầm quyền- kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lưu Tôn Hồng (2005), Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Sách dịch tham khảo, Hà Nội Vũ Dương Huân (2007), “Bầu cử DUMA quốc gia Nga và triển vọng tình hình nước Nga”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, (12), tr.17-27. Trần Thanh Hương (2008), Ý chí nhân dân trong bầu cử và met vài ý kiến góp phần bảo đảm ý chí nhân, www.hcmulaw.edu.vn, [15/12]. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2011), Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. John Stuwart Mill (2006), Bàn về tự do, Nxb Tri thức, Hà Nội. John Mills, 2005, Luận về tự do, Nxb Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. J.Rouseau (2004), Bàn về khế ước xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Lương Văn Kế (2010), “Sự hình thành và phát triển của các Đảng chính trị Phương Tây”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (4), tr.18-28. Trần Khánh (2008), “Kinh nghiệm phát triển sức mạnh quốc gia của cộng hoà Singapo”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (10), tr.18-28. Vũ Như Khôi (2010), 80 năm (1930 - 2010) Đảng Cộng sản Việt Nam - những chặng đường lịch sử vẻ vang, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. Bùi Đức Lại (2010), Thể chế hóa chức danh Tổng Bí thư, www.vietnamnet.vn, [25/10] John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự, Lê Tuấn Huy dịch và giới thiệu, Nxb Tri thức, Hà Nội. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, NxbTiến bộ, Mát-xcơ-va. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va. Mai Thị Hồng Liên (2011), “Một số vấn đề về tính chính đáng cho sự cầm quyền duy nhất của Đảng ta trong thời kỳ hội nhập”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 4(107), tr.27-29. Phan Trung Lý (Chủ nhiệm) (2004), Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội (Vụ Công tác đại biểu). Phạm Thế Lực (2010), “Những điều kiện cơ bản đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay”, Thông tin Chính trị học, số 3(46), tr.10-12. Bố Thành Lương (2012), “Nghiên cứu cơ chế vận hành dân chủ cầm quyền”, Thông tin những vấn đề lý luận, (1), tháng 1, tr.13-20. C.Mác, Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác, Ph.Ăngghen (2004), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh(1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (2008), Vị trí đảng cầm quyền và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Thu Nga (1997), “Singapo - đất nước một đảng lãnh đạo”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (7), tr.37-38. Vũ Văn Nhiêm (2007), “Pháp luật bầu cử - nhìn từ góc độ bảo đảm tính tự do công bằng cạnh tranh và tính đại diện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4(228), tr.3-18. Vũ Văn Nhiêm (2010), “Mấy ý kiến về việc sử đổi, sổ sung luật bầu cử đại biểu Quốc hội và luật bầu cử Hội đồng nhân dân”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10(270), tr.19-33. Vũ Văn Nhiêm (2011), "Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 14 (199), tháng 7, tr.13-21. Lê Quang Phi, Trần Xuân Phú (2009), Khái lược lịch sử Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cao Xuân Phổ (1997), “Malaixia - Một dân tộc thống nhất, một căn cước mới”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (4), tr.37-40. Đặng Phong (2009), ““Phá rào” trong kinh tế vào đêm trước đổi mới”, Nxb Tri thức, Hà Nội. Thang Văn Phúc (2007), Đổi mới phương thức lãnh đạo của đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, www.tapchicongsan.org.vn, [19/1]. Nguyễn Trọng Phúc (2007), Đổi mới ở Việt Nam thực tiễn và lý luận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Ngọc Quang, Ngô Kim Ngân (Đồng chủ biên) (2007), Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Phạm Ngọc Quang (2008), Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia. Phạm Ngọc Quang (2010), “Một đảng duy nhất cầm quyền - sản phẩm tất yếu của thực tiễn chính trị - xã hội ở Việt Nam” Tạp chí Cộng sản, (813), tháng 7, tr.45-49. Phạm Ngọc Quang (2013), “Cơ sở đánh giá năng lực của Đảng Cộng sản cầm quyền”, Tạp chí Cộng sản, (854), tr.35-38. Trần Hữu Quang (2010), "Hướng đến một khái niệm khoa học về xã hội dân sự", Tạp chí Khoa học xã hội, số 4 (140), tr.10-23. Dương Văn Quảng (2007), Xingapo - đặc thù và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lưu Văn Quảng (2009), Hệ thống bầu cử ở Anh, Mỹ và Pháp - lý thuyết và hiện thực, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lưu Văn Quảng (2011), “Về sự cần thiết phải kiểm soát quyền lực nhà nước”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (11), tr.9-16. Nguyễn Duy Quí (2005), “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Cộng sản, số 23(12), tr.32-36. Tô Huy Rứa (chủ biên) (2008), Mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị một số nước trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Đình Tân (2004), Thể chế đảng cầm quyền- một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Đình Tân (2009), “Tính chính đáng của đảng cầm quyền trong các thể chế chính trị tư bản”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2+3(1), tr.109-113. Đặng Đình Tân (2010), Nâng cao tính chính đáng của đảng cầm quyền, www.vietnamnet.vn, [20/10] Đặng Đình Tân (2008), “Về tính chính đáng trong tổ chức và vận hành của các cơ quan nhà nước hiện nay”, Tạp chí Điện tử Nghiên cứu lập pháp, (8), tr.1-3. Đặng Đình Tân (2012), “Tính chính đáng của đảng cầm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 1+2(210+211), tr.40-43&50. Đặng Đình Tân (2004), "Một số vấn đề về định hướng đổi mới thể chế đảng lãnh đạo nhà nước ở nước ta hiện nay", Thông tin Chính trị học, số 2(21), tr.12-14. Trần Trọng Tân (2006), "Hệ thống chính trị với vấn đề dân chủ và dân làm chủ", Tạp chí Mặt trận, (9), tr.12-14. Nguyễn Đăng Tấn (2012), Chỉnh đốn Đảng và niềm tin đồng thuận, [03/02]. Nguyễn Xuân Tế, Đặng Đình Thành (2003), “Vai trò các đảng chính trị nói chung, đảng cầm quyền nói riêng đối với nhà nước trong chủ nghĩa tư bản hiện đại (qua khảo sát một số mô hình tiêu biểu)”, Tạp chí Khoa học pháp lí, (1), tr.24-20. Ngô Đức Tính (chủ biên) (2001), Một số đảng chính trị trên thế giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Lưu Kiếm Thanh, Phạm Hồng Thái (dịch) (2006), Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Bùi Ngọc Thanh (2011), “Những vấn đề cần khắc phục trong giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17(202), tr.38-43. Phạm Đức Thành (1993), Malaixia trên đường phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Thảo (chủ biên) (1995), Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Hà Nội. Thái Vĩnh Thắng, Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Chu Dương (2008), Thể chế chính trị các nước châu Âu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Thái Vĩnh Thắng (2011), “Một số suy nghĩ về đổi mới chế độ bầu cử đảm bảo quyền bầu cử và ứng cử của công dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 4(276), tr.8-16. Hồ Bá Thâm (2012), “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay - vấn đề đang đặt ra”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 3(112). Lê Minh Thông (chủ biên) (2001), Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Cao Huy Thuần (2010), Không thể có quyền lực chính đáng nếu dân không tin, www.vietnamnet, [31/8]. Trần Thị Hoài Trân (1972), Lực lượng chính trị, quyển I: Chính đảng, Nxb Sài Gòn. William S. Turley (1994), Những thách thức trên con đường cải cách ở Đông Dương, Đổi mới chính trị ở Việt Nam: Đổi mới và thích ứng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đào Trí Úc (2007), Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, www.tapchicongsan.org.vn, [26/9]. Đào Trí Úc (2009), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2002), Kỷ yếu công tác mặt trận tham gia cuộc bầu cử đại biểu quốc hội khoá XI, nhiệm kỳ 2002- 2007, Hà Nội. Viện Thông tin khoa học xã hội, Đảng hành động nhân dân Singapore giải quyết như thế nào mối quan hệ đảng - quần chúng, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, TN 2006 - 25. Nguyễn Văn Vĩnh (2007), Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Nguyễn Huy Vũ, Nguyễn Minh Thọ (2008), “Đảng PAP và chính trị Singapore”, Tạp chí Thời đại, số 14(7), tr.17-20 Trịnh Thị Xuyến (2008), Kiểm soát quyền lực nhà nước- một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trịnh Thị Xuyến (2000), Mối quan hệ giữa thể chế chính trị và phát triển ở Singapo, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Chính trị học, Viện Chính trị học, Hà Nội. B. Tài liệu tiếng Anh Anthony, M. Musonda (2006), Political Legitimacy: The Quest for the Moral Authority of the State, A Philosophical Analysis, LMU Bibliothek, München. Ashcraft, Richard (ed) (1991), John Locke: Critical Assessments, London: Routledge. Barnard, Frederick M (2001), Democratic Legitimacy: Plural Values and Political Power. Montreal: McGill-Queen's University Press. Beetham, David (1991), The Legitimation of Power. Basingstoke: Palgrave. Buchanan, Allen (2002), “Political Legitimacy and Democracy.” Ethics 112(4): pp.689-719 Charlton, Roger (1986), Political Realities: Comparative Government, London: Longman. Chu, Pei Hwa Mike (2001), Legal Reforms in the People’s Republic of Chine: Prospects for the Rule of Law in the 21st Century, Department of Political Science, University of Chicago. Chicago, Ilinois, June. Cohen, Joshua. (1997), “Deliberation and Democratic Legitimacy”. In Deliberative Democracy. Bohman, James and William Rehg (eds.) Cambridge: MIT Press, pp. 67-91. Coicaud, Jean- Marc (2002), Legitimacy and Politic, Cambridge University Press. Connolly, William (ed) (1984), Max Weber: Legitimacy, politics and the State, Basil Blackwell, Oxford, pp.32-62 Conference for Security and Co-operation in Europe, second conference on the human dimension of the CSCE, Document of the Copenhagen meeting of the Conference on the human dimension of the CSCE, Copenhagen, 5 june-29 july, 1990 Dahl, Robert (1971), A Polyarchy: Participation and Opposition, New Haven (CT) and London: Yale University Press, pp.124-188. Gramsci, Antonio (1971), “Selections from the Prison Notebooks” Lawrence and Wishart. New York. George Kateb (1979), On the “Legitimation Crisis”, Social Research (Winter). Hampton, Jean (1998), Political Philosophy. Boulder: Westview Press. Hershovitz, Scott. 2003. “Legitimacy, Democracy, and Razian Authority.” Legal Theory 9: 201-220. John, H. Schaar (1984), “Legitimacy in the Modern State” William Connolly (ed) in “Legitimacy and the state”, Basil Blackwell, Oxford Kant, Immanuel (1999), Practical Philosophy. Cambridge Edition of the Works of Immanuel Kant in Translation, edited by Mary J. Gregor. Cambridge: Cambridge University Press. Ladany Laszlo (1992), Law and Legality in China: The Testament of a China-watcher, University of Hawaii Press, Honolulu, Chapter 3: The Mao Era: Lawlessness. Lipset, Seymour Martin (1983), Political Man: The Social Bases of Politics (2nd ed), London: Heinemann. Locke, John (1990), Second Treatise on Civil Government, Edited by C. B MacPherson, Indianapolis: Hackett. MacCarthy, Thomas (1978), Legitimation Problems in Advanced Capitalism, New York, MIT Press, 1978, pp. 358-377 Peter, Fabienne (2008), Democratic Legitimacy. New York: Routledge. Rawls, John (2007), Lectures on the History of Political Philosophy, Cambridge: Harvard University Press. Rawls, John (2001), Justice as Fairness: A Restatement. Cambridge: Harvard University Press. Rawls, John (1995), “Reply to Habermas” The Journal of Philosophy 92(3). Raz, Joseph (1995), Ethics in the Public Domain: Essays in the Morality of Law and Politics. Oxford: Clarendon Press. Scot, Tanner Murrey (1991), The Politics of Lawmaking in Post-Mao China (Volumes I and II), The University of Michigan Schmitt, Carl (2004), Legality and Legitimacy (do Jeffrey dịch), Duke University Press. Simmons, A. John (2001), Justification and Legitimacy: Essays on Rights and Obligations. Cambridge: Cambridge University Press. Sternberger, Dolf (1968), “Legitimacy” in International Encyclopedia of the Social Sciences” (ed. D.L.Sills) Vol.9, New York: Macmillan. Thayer, Carlyle A. (2009), Political Legitimacy of Vietnam’s One Party-State: Challenges and Responses, in: Journal of Current Southeast Asian Affairs, 28, 4, p.47-70 Weber, Max (1987), Economy and Society (ed. Guenther Roth and Claus Wittich), University of California Press. Weber, Max (1964), The Theory of Social and Economic Organization, Talcott Parsons (ed.), New York: Free Press. Weber, Max, Economy and Society: An outline of interpretive sociology, the Regents of the University of California, California, 1978 Wellman, Christopher (1996), “Liberalism, Samaritanism,and Political Legitimacy” Philosophy and Public Affairs 25(3), pp.211-237

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_tinh_chinh_dang_cua_dang_cong_san_cam_quyen_o_viet_n.doc
  • docTrang thong tin (Viet - Anh).doc
  • docTT tieng Viet (nop QD).doc
Luận văn liên quan