Đề xuất hoàn thiện một số nội dung trong quy trình kiểm toán hoạt động
chi NSNN. Trong đó, chỉ rõ ba (03) bước lập kế hoạch trung hạn; chín (09) tiêu chí để
lựa chọn đối tượng kiểm toán hoạt động chi NSNN; ba (03) mức độ gắn với mức điểm
trong đánh giá rủi ro và hai (02) bước trong xây dựng chương trình kiểm toán. Các
nội dung này là căn bản và quan trọng đối với cuộc kiểm toán hoạt động nói chung và
kiểm toán hoạt động chi NSNN nói riêng.
161 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với chi ngân sách nhà nước do kiểm toán nhà nước thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người tham gia
Hoạt động được quan sát
Kiểm toán viên Ký nhận
Ngày/giờ Hoạt động/Sự việc được
quan sát
Đánh giá
115
(3). Phỏng vấn
Phỏng vấn để thu thập bằng chứng kiểm toán cần được chuẩn bị kỹ lưỡng và
cần lưu ý một số nội dung như: Tạo bầu không khí đối với người được phỏng vấn; tóm
tắt nội dung chính phỏng vấn; thu thập thông tin cơ bản của người được phỏng vấn;
ghi chép nội dung phỏng vấn...
Bảng 4.10. Mẫu ghi chép lưu về cuộc phỏng vấn
Người chuẩn bị: Người cập nhật:
Ngày thực hiện phỏng vấn: Địa điểm:
Thời gian bắt đầu: Thời gian kết thúc:
Kiểm toán viên:
Người được phỏng vấn và chức vụ:
Mục đích cuộc phỏng vấn:
Thông tin cơ bản:
Các điểm tóm tắt: Các câu hỏi đã hỏi, câu trả lời
Các vấn đề chính:
Những người khác cần liên lạc:
Các tài liệu cần được xác nhận:
Các vấn đề đã thống nhất sau cuộc phỏng vấn:
Ký nhận:
(4) Phân tích bằng chứng thu thập
Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên thu thập và đánh giá các tài
liệu được cung cấp có phù hợp hay không là rất cần thiết để thỏa mãn với mục tiêu và
tiêu chí kiểm toán đã được xác định.
Bảng 4.11. Danh mục tài liệu thu thập để phân tích đánh giá
Mã số Tên tài liệu Nguồn Địa điểm Ngày nhập
dữ liệu
Liên kết đến
WP
116
4.2.3.3. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn lập và gửi báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của cuộc kiểm toán; thông thường
kiểm toán hoạt động đối với chi NSNN có nhiều phát hiện, đánh giá kiểm toán hơn so
với kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ. Do vậy, báo cáo kiểm toán hoạt động
phải bảo đảm các yêu cầu: (i) Tính đầy đủ và phù hợp: Báo cáo kiểm toán trình bày
các phát hiện, kết luận, kiến nghị kiểm toán về tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực của hoạt
động chi NSNN phải được dựa trên các bằng chứng kiểm toán; (ii) Tính khách quan,
thuyết phục: Báo cáo kiểm toán phải được xây dựng trên cơ sở bằng chứng kiểm toán
trong bối cảnh cụ thể và logic, thể hiện mối liên hệ chặt chẽ từ mục tiêu, tiêu chí, phát
hiện cho đến kết luận và kiến nghị kiểm toán. Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và
nâng cao hiệu quả thiết thực trong việc lập, sử dụng báo cáo kiểm toán hoạt động chi
NSNN, nghiên cứu sinh đề xuất một số nội dung dưới đây:
Một là, công tác tổng hợp về kết quả kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán cần
thiết phân loại các phát hiện kiểm toán theo:
- Mục tiêu kiểm toán hoặc nội dung kiểm toán
- Tiêu chí kiểm toán
- Mức độ quan tâm của người đọc
- Trọng yếu kiểm toán
- Thời gian
Việc phân loại các phát hiện kiểm toán nêu trên sẽ giúp kiểm toán viên trình
bày các phát hiện kiểm toán mạch lạc, logic và có ý nghĩa rõ ràng, dễ hiểu đồng thời
chỉ rõ các điểm hoặc nội dung tương đồng, khác biệt cũng như tác động của vấn đề.
Theo đó, giúp cho việc tổng hợp, phân tích, trình bày các kết luận, kiến nghị kiểm toán
ngắn gọn và đúng trọng tâm.
Hai là, cần thiết có hướng dẫn riêng về báo cáo kiểm toán hoạt động như kỹ
thuật trình bày báo cáo, văn phong sử dụng, sử dụng các biểu đồ, hình ảnh... để minh
họa cho các phát hiện kiểm toán.
Ba là, thiết kế thêm báo cáo tóm tắt để cung cấp những thông tin, kết quả, kết
luận, kiến nghị chủ yếu cho các nhà lãnh đạo và nhà quản lý.
Bốn là, thiết kế thêm hai phụ lục kèm theo báo cáo kiểm toán để minh chứng rõ
hơn mức độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán đã thu thập và sự phù hợp của các đánh
giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán, gồm:
117
(i) Phụ lục về các phương pháp kiểm toán áp dụng;
(ii) Phụ lục về các tiêu chí kiểm toán sử dụng trong quá trình kiểm toán.
4.2.3.4. Giải pháp hoàn thiện giai đoạn theo dõi, kiểm tra thực hiện kết luận,
kiến nghị kiểm toán
Mục đích chính của khâu này nhằm gia tăng hiệu quả hoạt động của KTNN và
tăng cường hiệu lực từ các kết luận, kiến nghị của báo cáo kiểm toán hoạt động. Các
cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới rất coi trọng đến kết quả thực hiện của các cơ
quan, đơn vị được kiểm toán đối với các kiến nghị về cải tiến và nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý. Kiến nghị của kiểm toán hoạt động khác với kiến nghị kiểm toán
tài chính và kiểm toán tuân thủ nên cần thiết có quy định và phương thức tổ chức cho
phù hợp, nghiên cứu sinh đề xuất:
Một là, cần thiết phải luật hóa các quy định đối với các đơn vị được kiểm toán
về công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình về kết quả kiểm toán cũng như trách
nhiệm báo cáo đầy đủ, kịp thời về kết luận, kiến nghị kiểm toán tới cơ quan KTNN.
Bên cạnh đó, KTNN cũng phải nâng cao một cách hiệu quả, chủ động và thực hiện có
trách nhiệm trong tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, dữ liệu một cách kịp thời và
đầy đủ, trong đó cần có hướng dẫn chi tiết về quy trình theo dõi, kiểm tra thực hiện kết
luận, kiến nghị của kiểm toán hoạt động và xây dựng được một cơ sở dữ liệu thống
nhất, đầy đủ và tin cậy về tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị
được kiểm toán.
Hai là, với đặc thù là các kết luận, kiến nghị của kiểm toán hoạt động nói chung
và kiểm toán hoạt động chi NSNN nói riêng thường tác động đến hệ thống quản lý,
hoạt động của cơ quan, tổ chức nên thường kéo dài trong khoảng thời gian nhất định.
Do vậy, để nâng cao hiệu lực của các kết luận, kiến nghị kiểm toán này cần gắn trách
nhiệm và yêu cầu cơ quan, đơn vị được kiểm toán phải lập Kế hoạch hành động của
đơn vị với lộ trình thời gian thực hiện cụ thể. Trên cơ sở đó, KTNN xem xét, đánh giá
cũng như lập kế hoạch thời gian phù hợp để tiến hành kiểm tra kết luận, kiến nghị
kiểm toán.
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
4.3.1. Đối với Nhà nước
Chủ trương của Đảng và Nhà nước xác định là phát triển nền kinh tế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do vậy, việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
hệ thống chính sách, tiêu chuẩn, định mức đồng bộ và phù hợp với thực tiễn để tạo
118
hành lang pháp lý, giá đỡ cho các chủ thể tham gia trong nền kinh tế là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, rà soát và bổ sung chế tài xử lý đủ mạnh, nhất là xác định và gắn trách
nhiệm cá nhân người đúng đầu trong quản lý, điều hành và sử dụng NSNN của cơ
quan, đơn vị. Việc quản lý, điều hành nền kinh tế thông qua hệ thống chính sách, pháp
luật cũng như các quy định về tiêu chuẩn, định mức là xu thế quản trị của các nước
phát triển trên thế giới. Đây cũng là cơ sở tham chiếu, thuận lợi cho việc xây dựng các
tiêu chí kiểm toán hoạt động phù hợp để đánh giá, kết luận, kiến nghị kiểm toán và
nâng cao hiệu quả, chất lượng của các cuộc kiểm toán hoạt động chi NSNN.
4.3.2. Đối với Kiểm toán nhà nước
Thứ nhất, KTNN cần hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định, hướng dẫn cho
phù hợp. Hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng ban
hành hướng dẫn thực hành về tiêu chí kiểm toán. Đặc biệt là xây dựng và hoàn thiện quy
trình, hướng dẫn, hồ sơ mẫu biểu cho kiểm toán hoạt động đối với chi NSNN.
Thứ hai, bảo đảm nguồn nhân lực thực hiện kiểm toán hoạt động phải đáp ứng
yêu cầu đặt ra.
Kiểm toán hoạt động đòi hỏi yêu cầu cao về chuyên môn. Do vậy, để xây dựng
được đội ngũ kiểm toán viên cũng như nâng cao kỹ năng, trình độ, chuyên môn nghiệp
vụ và tính chuyên nghiệp hóa trong thực hiện kiểm toán hoạt động, cần thiết phải có lộ
trình đào tạo, bồi dưỡng tại các đơn vị trực thuộc KTNN gắn với việc bố trí sử dụng
đội ngũ này trong việc triển khai thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động, nhất là tiếp
cận học hỏi và trao đổi với chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm thực tiễn của các cơ quan
kiểm toán tối cao trên thế giới. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện cơ chế phù hợp trong việc
sử dụng đội ngũ chuyên gia trong quá trình thực hiện kiểm toán.
Thứ ba, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là các phần mềm ứng
dụng trực tiếp cho hoạt động kiểm toán để phục vụ cho công tác phân tích, tra cứu, xác
định mục tiêu, chủ đề, lĩnh vực kiểm toán cũng như các tác nghiệp kỹ thuật trong khâu
thực hiện kiểm toán làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán được đưa ra khách quan và độc
lập, tuân thủ đúng quy trình, chuẩn mực kiểm toán.
Thứ tư, chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế: Phát triển đa dạng các hình thức
hợp tác, nhất là các đối tác mới, đối tác có bề dày về kinh nghiệm kiểm toán hoạt động
để chia sẻ, hướng dẫn phương thức tiếp cận, đẩy nhanh phát triển nội dung kiểm toán
hoạt động chi NSNN của KTNN. Trong hợp tác song phương hoặc đa phương cần
thiết chú trọng và nhấn mạnh đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nhất là hợp tác cùng
tổ chức thực hiện kiểm toán song phương hoặc đa phương ở cấp độ khu vực hoặc toàn
119
cầu để từng bước chuẩn hóa năng lực, trình độ chuyên môn cho đội ngũ kiểm toán,
gắn kiến thức và kinh nghiệm được chia sẻ với thực tiễn trong kiểm toán hoạt động.
4.3.3. Đối với các đơn vị được kiểm toán
Bên cạnh việc tham mưu Chính phủ hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ,
tiêu chuẩn trong quản lý và sử dụng các nguồn lực công, cần thiết chủ động tổ chức
xây dựng và hoàn thiện định mức kinh tế, kỹ thuật chuyên ngành thuộc lĩnh vực quản
lý theo thẩm quyền được phân cấp. Mặt khác, cần nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của báo
cáo kiểm toán hoạt động, đó là nhằm hướng tới giúp đơn vị quản lý, sử dụng NSNN
kinh tế, hiệu quả hơn và gia tăng tính hiệu lực trong thực hiện các chính sách, chương
trình, kế hoạch đã đặt ra. Theo đó, cần quan tâm, phối hợp với KTNN trong quá trình
thực hiện kiểm toán hoạt động đồng thời tổ chức thực hiện nghiêm túc các kết luận,
kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán hoạt động của KTNN.
120
Kết luận chương 4
Chương 4 của luận án đã trình bày định hướng phát triển kiểm toán hoạt động,
trong đó nêu rõ các yêu cầu để hoàn thiện và phát triển kiểm toán hoạt động đối với
chi NSNN. Trên cơ sở lý luận và thực trạng, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp tổ
chức kiểm toán hoạt động đối với chi NSNN do KTNN thực hiện đồng thời cũng đưa
ra các điều kiện để thực hiện các giải pháp đó.
121
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thế giới, xu thế phát triển kiểm toán hoạt động của các cơ quan
kiểm toán tối cao rất nhanh và trở nên tất yếu trong hoạt động kiểm toán. Nhìn vào
tình hình và bối cảnh trong nước thời gian qua cùng với quá trình đổi mới, cải cách để
phát triển nền kinh tế nói chung, trong công tác quản lý, sử dụng NSNN của các cơ
quan, đơn vị nói riêng đã có nhiều thay đổi, nhất là tính tuân thủ kỷ luật, kỷ cương
NSNN cũng như từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí NSNN một cách rõ
rệt. Tuy nhiên, nguồn lực công, nhất là NSNN không thể vô hạn, cùng với đó là sự đòi
hỏi ngày càng cao của người dân về tính minh bạch, trách nhiệm giải trình của cơ quan
có thẩm quyền cũng như yêu cầu về tính hiệu quả trong việc quản lý, sử dụng NSNN
là một thực tiễn khách quan. Do đó, KTNN cần thiết phải chú trọng, gia tăng tiến hành
các cuộc kiểm toán hoạt động nói chung và kiểm toán hoạt động chi NSNN nói riêng.
Theo đó, việc nghiên cứu luận án “Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với chi ngân
sách nhà nước do Kiểm toán nhà nước thực hiện” nhằm góp phần gợi mở, định
hướng để KTNN tiếp tục nghiên cứu và vận dụng trong hoạt động kiểm toán có ý
nghĩa thiết thực, kết quả nghiên cứu của luận án đã làm sáng tỏ một số nội dung sau:
(1) Luận án đã nghiên cứu khái quát cơ sở lý luận về tổ chức kiểm toán hoạt
động chi NSNN, trong đó đã nhấn mạnh đến:
(i) Tổ chức cách tiếp cận, nhận diện, nguồn xây dựng tiêu chí kiểm toán và sử
dụng các tiêu chí kiểm toán hoạt động phù hợp.
(ii) Tổ chức mô hình nhân sự kiểm toán thông qua thành lập đoàn kiểm toán
gắn với hai (02) mô hình (mô hình trực tuyến và mô hình phân tuyến).
(iii) Tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm toán hoạt động chi NSNN gắn với quy
trình kiểm toán hoạt động.
(iv) Nghiên cứu kinh nghiệm về xây dựng tiêu chí và tổ chức kiểm toán hoạt
động (tổ chức về nhân sự và thực hiện quy trình kiểm toán hoạt động) từ năm (05) mô
hình của các cơ quan kiểm toán tối cao trên thế giới. Trên cơ sở đó, rút ra ba (03)
nhóm bài học kinh nghiệm đối với KTNN Việt Nam.
(2) Luận án đã nghiên cứu phân tích thực trạng tổ chức kiểm toán hoạt động chi
NSNN của KTNN trong thời gian qua, trong đó đã tổng hợp, khái quát hóa kết quả từ
các cuộc kiểm toán theo lĩnh vực chi NSNN (chi đầu tư phát triển và chi thường
xuyên) gắn với cấp ngân sách (ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) theo
hai mô hình tổ chức nhân sự kiểm toán. Trên cơ sở đó, đánh giá kết quả đạt được, hạn
122
chế và nhất là chỉ nguyên nhân của hạn chế để làm cơ sở đề ra giải pháp hoàn thiện tổ
chức kiểm toán hoạt động chi NSNN.
(3) Luận án đã đưa ba (03) nhóm giải pháp để hoàn thiện tổ chức kiểm toán
hoạt động chi NSNN:
(i) Đề xuất về cách tiếp cận tiêu chí kiểm toán đồng thời xây dựng cụ thể hai
mươi ba (23) tiêu chí kiểm toán tổng hợp và ba mươi mốt (31) tiêu chí kiểm toán chi
tiết gắn với chu trình NSNN.
(ii) Đề xuất về mô hình tổ chức nhân sự đoàn kiểm toán gắn với phương thức
kiểm toán trong lộ trình thực hiện Chiến lược phát triển kiểm toán hoạt động của
KTNN đến năm 2025 và sau năm 2025.
(iii) Đề xuất hoàn thiện một số nội dung trong quy trình kiểm toán hoạt động
chi NSNN. Trong đó, chỉ rõ ba (03) bước lập kế hoạch trung hạn; chín (09) tiêu chí để
lựa chọn đối tượng kiểm toán hoạt động chi NSNN; ba (03) mức độ gắn với mức điểm
trong đánh giá rủi ro và hai (02) bước trong xây dựng chương trình kiểm toán. Các
nội dung này là căn bản và quan trọng đối với cuộc kiểm toán hoạt động nói chung và
kiểm toán hoạt động chi NSNN nói riêng.
Tuy nhiên, lĩnh vực kiểm toán hoạt động nói chung và kiểm toán hoạt động chi
NSNN nói riêng là lĩnh vực khó, mới đối với kiểm toán viên cũng như bản thân nghiên
cứu sinh nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nghiên cứu sinh hy vọng kết
quả nghiên cứu trên sẽ phần nào đáp ứng và giải quyết được một số khó khăn, hạn chế
trong việc tổ chức kiểm toán hoạt động đối với chi NSNN trong thời gian tới, nhất là
xây dựng được các tiêu chí kiểm toán phù hợp để làm căn cứ đánh giá đồng thời làm
sáng tỏ hơn, dễ thực hiện hơn một số nội dung quan trọng mà kiểm toán viên thường
khó thực hiện và bỏ qua trong các bước của quy trình kiểm toán; là tài liệu tham khảo
hữu ích trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; là căn cứ nền tảng cho việc phát triển,
hoàn thiện hơn khi xây dựng hướng dẫn thực hành về tiêu chí kiểm toán cho các lĩnh
vực; và cũng là tiền đề để các nghiên cứu sau này tiếp cận sâu hơn về kiểm toán hoạt
động nói chung và kiểm toán hoạt động đối với chi NSNN nói riêng của KTNN./.
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các giảng viên
hướng dẫn, đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và những người quan tâm đến
nghiên cứu của luận án!
_______________________________________________
123
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Nguyễn Lương Thuyết (2020), ʺMột số vấn đề về tổ chức kiểm toán hoạt động
đối với chi ngân sách nhà nước", Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia sự hình
thành và phát triển nền kinh tế thị trường: Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và bài
học cho Việt Nam
2. Nguyễn Lương Thuyết (2018), ʺMột số giải pháp nâng cao chất lượng kiểm toán hoạt
động đối với ngân sách nhà nước", Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán.
3. Nguyễn Lương Thuyết, Phạm Thị Bích Chi (2017), ʺKinh nghiệm kiểm toán hoạt
động của Kiểm toán nhà nước Hungary và bài học cho Kiểm toán nhà nước Việt
Nam", Tạp chí Kinh tế & Phát triển.
4. Nguyễn Lương Thuyết (2014), ʺMột số định hướng kiểm toán đối với các tổ chức
chính trị, xã hội", Tạp chí Nghiên cứu Khoa học kiểm toán.
5. Nguyễn Lương Thuyết (2014), ʺMột số định hướng về xây dựng tiêu chí kiểm
toán hoạt động", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán.
124
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Accounts Chamber of Russian Federation (2015), Guidelines for the use of key
national indicators in performance audit, truy cập ngày 05/8/2018, từ
https://ach.gov.ru.
2. Australian National Audit Office (2017), A Guide to conducting performance
audit, truy cập ngày 21/10/2017, từ https://www.anao.gov.au.
3. Bùi Hải Ninh (1999), Cơ sở lý luận và thực tiễn kiểm toán hoạt động, Kiểm toán
Nhà nước, Đề tài cấp bộ năm 1999, Kiểm toán nhà nước.
4. Comptroller and Auditor General of India (2014), Performance Auditing
Guidelines, truy cập ngày 20/5/2017, từ https://cag.gov.in.
5. Đặng Anh Tuấn (2015), Nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển kiểm
toán hoạt động trong lĩnh vực công ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Hồ Chí Minh.
6. Đặng Hoàng Đạt (2016), Hoàn thiện nội dung, phương pháp đánh giá tính kinh
tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán ngân sách, Đề tài cấp bộ năm 2016, Kiểm
toán nhà nước.
7. Đinh Trọng Hanh (2003), Xây dựng quy trình và phương pháp kiểm toán hoạt động
đối với đơn vị sự nghiệp có thu, Đề tài cấp bộ năm 2003, Kiểm toán nhà nước.
8. Đoàn Xuân Tiên (2012), Các giải pháp tăng cường kiểm toán hoạt động của
Kiểm toán nhà nước, Đề tài cấp bộ năm 2012, Kiểm toán nhà nước.
9. European Court of Auditors (2017), Performance audit manual, truy cập ngày
15/9/2018, từ https://www.eca.europa.eu.
10. INTOSAI (1977), Hướng dẫn về các nguyên tắc kiểm toán, truy cập 01/11/2017,
từ https://www.slideshare.net.
11. INTOSAI (2013), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, tài liệu dịch của Kiểm toán
nhà nước.
12. Kiểm toán nhà nước (2012), Báo cáo của đoàn công tác học tập kinh nghiệm của
KTNN Hungary.
13. Kiểm toán nhà nước (2013), Hội thảo phương pháp xác định tiêu chí đánh giá
tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đối với các đơn vị quản lý tài chính công, Hà Nội
ngày 8 tháng 10.
125
14. Kiểm toán nhà nước (2016), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước, Nhà xuất
bản thống kê, Hà Nội.
15. Kiểm toán nhà nước (2016), Kế hoạch và báo cáo kiểm toán hoạt động quản lý,
sử dụng ngân sách cấp quận (huyện).
16. Kiểm toán nhà nước (2016), Quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết
luận, kiến nghị kiểm toán của KTNN.
17. Kiểm toán nhà nước (2016), Tài liệu đào tạo kiểm toán hoạt động.
18. Kiểm toán nhà nước (2016), Tài liệu học tập của KTNN Tatarstan.
19. Kiểm toán nhà nước (2016), Tài liệu học tập của KTNN Trung Quốc
20. Kiểm toán nhà nước (2017), Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ
21. Kiểm toán nhà nước (2017), Kế hoạch kiểm toán và báo cáo kiểm toán việc quản lý, sử
dụng tài chính công, tài sản công của Bộ...
22. Kiểm toán nhà nước (2017), Quy trình kiểm toán hoạt động, ngân sách trung
ương (bộ, ngành), địa phương của Kiểm toán nhà nước
23. Kiểm toán nhà nước (2017), Tài liệu học tập kinh nghiệm của KTNN Indonesia.
24. Kiểm toán nhà nước (2017), Tài liệu khóa đào tạo kiểm toán hoạt động.
25. Kiểm toán nhà nước (2018), Báo cáo của đoàn công tác học tập kinh nghiệm của
KTNN Pakistan, báo cáo nội bộ.
26. Kiểm toán nhà nước (2018), Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2016
27. Kiểm toán nhà nước (2018), Các báo cáo và kế hoạch kiểm toán (27 dự án).
28. Kiểm toán nhà nước (2018), Kế hoạch kiểm toán và báo cáo kiểm toán của Bộ...
29. Kiểm toán nhà nước (2019), Các báo cáo và kế hoạch kiểm toán.
30. Kiểm toán nhà nước (2019), Kế hoạch kiểm toán và Báo cáo kiểm toán ngân
sách tỉnh...
31. Kiểm toán nhà nước (2019), Kế hoạch kiểm toán và Báo cáo kiểm toán ngân
sách tỉnh...
32. Lê Quang Bính (2007), Tổ chức kiểm toán hoạt động đối với các doanh nghiệp
nhà nước, Đề tài cấp bộ năm 2007, Kiểm toán nhà nước.
33. Liên hợp quốc (2011), Nghị quyết A66/209, truy cập 01/11/2017, từ
https://www.sav.gov.vn
126
34. Ngô Văn Quý (2015), Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng tiêu chí đánh giá tính
kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong kiểm toán hoạt động đầu tư dự án công, Đề tài
cấp bộ năm 2015, Kiểm toán nhà nước.
35. Nguyễn Lương Thuyết và Nguyễn Thúy Nhàn (2019), Tổ chức kiểm toán hoạt
động chi thường xuyên tại bộ, cơ quan trung ương, Đề tài cấp bộ năm 2019,
Kiểm toán nhà nước.
36. Nguyễn Quán Hải (2017), Hoàn thiện tổ chức kiểm toán hoạt động dịch vụ công
trong lĩnh vực y tế do Kiểm toán nhà nước thực hiện, Luận án tiến sỹ, Viện hàn
lâm Khoa học và Xã hội Việt Nam, Hà Nội.
37. Nguyễn Quang Quynh (2009), Giáo trình Kiểm toán hoạt động, Nhà xuất bản
Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
38. Nurul Athirah Abd Manaf (2010), The New Zealand experience, truy cập ngày
25/10/2017, từ https://core.ac.uk.
39. Office of the Auditor-General New Zealand (2017), Performance audits, truy cập
ngày 19/10/2017, từ https://www.oag.govt.nz.
40. Phan Tùng Lâm (2017), Vai trò của Ngân sách nhà nước, truy cập 01/11/2017,
từ
41. Phan Văn Bích (2002), Xây dựng quy trình kiểm toán hoạt động ngân hàng
thương mại nhà nước, Đề tài cấp bộ năm 2002, Kiểm toán nhà nước.
42. Quốc hội (2005), Luật Kiểm toán nhà nước, ban hành ngày 14 tháng 6 năm 2005.
43. Quốc hội (2013), Hiến pháp Nước cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, ban
hành ngày 28 tháng 11 năm 2013.
44. Quốc hội (2013), Luật Ngân sách nhà nước, ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015.
45. Quốc hội (2015), Luật Kiểm toán nhà nước, ban hành ngày 24 tháng 6 năm 2015.
46. RMIT University and UNSW (2015), Public sector Performance Audit, A critical
Review of scope and practice in the contemporary Australia context, truy cập
ngày 15/5/2017, từ https://www.cpaaustralia.com.au.
47. The Canadian Audit and Accountability Foundation (2012), Performance Audit
Resources, truy cập 15/5/2017, từ https://www.caaf-fcar.ca.
48. Trường Đại học Kinh tế TPHCM (2010), Kiểm toán hoạt động, Nhà xuất bản
Phương Đông.
127
49. US Government Accountability Office (2013), Performance Auditing: The
Experiences of the United States Government Accountability Office, truy cập
15/6/2018, từ
50. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2010), Nghị quyết số 927/2010/UBTVQH12 về
Chiến lược phát triển KTNN đến năm 2020, ban hành ngày 19/4/2010.
51. Vũ Kim Tuyến (2009), Tài liệu học tập kinh nghiệm của KTNN Malaysia, Kiểm
toán nhà nước
52. Vũ Thị Thanh Hải (2011), Tổ chức kiểm toán hoạt động chương trình mục tiêu
quốc gia do Kiểm toán nhà nước thực hiện, Luận văn thạc sỹ, Hà Nội.
53. Vũ Thị Thu Huyền (2018), Kiểm toán hoạt động đối với chi tiêu từ nguồn vốn ngân
sách nhà nước tại các bộ, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.
54. Vũ Văn Họa (2006), Định hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức kiểm toán chi
thường xuyên trong kiểm toán NSNN các cấp, Đề tài cấp bộ năm 2006, Kiểm
toán nhà nước .
55. Vũ Văn Họa (2010), Tăng cường vai trò của kiểm toán hoạt động ở Việt Nam do
Kiểm toán nhà nước thực hiện, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
56. Vương Đình Huệ (2001), Giáo trình Kiểm toán, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
57. Vương Đình Huệ (2003), Định hướng và giải pháp đổi mới công tác kiểm toán
ngân sách nhà nước trong điều kiện thực hiện luật NSNN sửa đổi, Đề tài cấp bộ
năm 2003, Kiểm toán nhà nước.
58. Wikipedia (2017), Ngân sách nhà nước, truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2017, từ
59. Wikipedia (2017), Tổ chức, truy cập ngày 13/4/2017, từ
https://vi.wikipedia.org/wiki/tổ chức.
128
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục số 01 (01.1, 01.2): Danh sách chuyên gia được phỏng vấn và phiếu khảo sát
về tổ chức kiểm toán hoạt động.
Phụ lục số 02: Xây dựng tiêu chí kiểm toán kiểm toán hoạt động đối với chi đầu tư
phát triển cho một số loại dự án, công trình.
Phụ lục số 03: Cách xác định và lựa chọn chủ đề kiểm toán trong kế hoạch trung hạn
của kiểm toán hoạt động.
Phụ lục số 04: Chương trình kiểm toán về chi đầu tư phát triển cho dự án.
Phụ lục số 05: Nhật ký kiểm toán
Phụ lục số 06: Biên bản xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán
Phụ lục số 07: Tờ trình về việc phát hành Báo cáo kiểm toán
Phụ lục số 08: Thông báo kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán
129
PHỤ LỤC SỐ 01.1
DANH SÁCH CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN
VỀ TIÊU CHÍ KIỂM TOÁN
Stt Họ và tên Chức vụ
1 PGS.TS Lê Huy Trọng Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành V
2 TS. Vũ Thanh Hải Vụ trưởng Vụ pháp chế, KTNN
3 TS. Nguyễn Mạnh Cường Vụ phó Vụ Tổ chức cán bộ, KTNN
4 Ths. Vũ Thị Thanh Hải Trưởng phòng kiểm toán hoạt động, KTNN
chuyên ngành V
5 Ths. Trần Khánh Hòa Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, KTNN
6 Ths. Trần Chí Trung Trưởng phòng kiểm toán hoạt động, Vụ Tổng
hợp, KTNN
7 CN. Đào Quang Minh Trưởng phòng đầu tư dự án, Vụ Tổng hợp,
KTNN
8 Ths. Phạm Huy Quân Vụ Tổ chức cán bộ, KTNN
9 CN. Hoàng Linh Trưởng phòng NSTW, Vụ Tổng hợp, KTNN
10 Ths. Hoàng Cẩm Tú Phó Trưởng phòng NSĐP, Vụ Tổng hợp, KTNN
11 CN. Bùi Thanh Lâm Vụ phó Vụ Chế độ & Kiểm soát chất lượng kiểm
toán, KTNN
12 CN. Nguyễn Việt Anh Phó Trưởng phòng, KTNN chuyên ngành III
Ghi chú: Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng đã phỏng vấn các kiểm toán viên có nghiệm
tham gia các cuộc kiểm toán hoạt động. Tổng số phiếu thu về và hợp lệ 108/120.
130
PHỤ LỤC SỐ 01.2
PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ TIÊU KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
(Chỉ phục vụ mục đích khảo sát và được giữ kín)
Họ tên: .........................................., Giới tính: .......;
Đơn vị công tác: .................;
Số năm công tác: ....................................................................................;
Chức vụ: .........................;
PHẦN II. CÂU HỎI PHỎNG VẤN
MỤC 1. CÂU HỎI CHUNG VỀ TIÊU CHÍ KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
1. Anh/chị đánh giá như thế nào về tiêu chí kiểm toán trong cuộc kiểm toán hoạt động
của KTNN hiện nay?
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Chưa quan trọng
Nếu chưa quan trọng anh/chị hãy bày tỏ quan điểm của mình về tiêu chí kiểm toán
hoạt động của KTNN:
2. Anh/chị có hài lòng với cách xây dựng tiêu chí kiểm toán hoạt động của KTNN hiện nay?
a. Chưa hài lòng
b. Hài lòng nhưng cần nâng cao hơn
c. Rất hài lòng
Ý kiến khác: ...
3. Anh/chị đánh giá về xác định mục tiêu kiểm toán hoạt động của KTNN hiện nay?
a. Rất phù hợp
b. Phù hợp
c. Chưa phù hợp
Ý kiến khác: ...
131
4. Anh/chị đánh giá về xác định nội dung kiểm toán hoạt động của KTNN hiện nay?
a. Rất phù hợp
b. Phù hợp
c. Chưa phù hợp
Ý kiến khác: ...
5. Anh/chị cho rằng hiểu về cách tiếp cận xây dựng tiêu chí đối với cuộc kiểm toán
hoạt động của KTNN hiện nay?
a. Rất quan trọng
b. Quan trọng
c. Chưa quan trọng
Ý kiến khác: ...
6. Anh/chị cho rằng phải xây dựng đủ tiêu chí kiểm toán hoạt động để đánh giá tính
kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong một cuộc kiểm toán hoạt động chi NSNN?
a. Không nhất thiết phải đủ
b. Chỉ một đến hai trong 3 tính
c. Tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán
Ý kiến khác: ...
7. Theo Anh/chị cần thiết có hướng dẫn thực hành về tiêu chí kiểm toán hoạt động của
KTNN hiện nay?
a. Rất cần thiết
b. Cần thiết
c. Chưa cần thiết
Ý kiến khác: ...
8. Theo Anh/chị hướng dẫn thực hành về tiêu chí kiểm toán hoạt động cần thiết gắn
với chu trình NSNN hay không?
a. Rất cần thiết
b. Cần thiết
c. Chưa cần thiết
Ý kiến khác: ...
132
9. Theo Anh/chị tiêu chí kiểm toán hoạt động cần được thiết lập trong giai đoạn nào
của quy trình kiểm toán hoạt động?
a. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
c. Giai đoạn lập báo cáo kiểm toán
Ý kiến khác: ...
10. Theo Anh/chị tiêu chí kiểm toán hoạt động cần thiết được trao đổi thống nhất với
đơn vị được kiểm toán không?
a. Rất cần thiết
b. Cần thiết
c. Chưa cần thiết
Ý kiến khác: ...
11. Theo Anh/chị tiêu chí kiểm toán hoạt động cần thiết được tham khảo ý kiến của
chuyên gia bên ngoài không?
a. Rất cần thiết
b. Cần thiết
c. Chưa cần thiết
Ý kiến khác: ...
12. Anh/chị đánh giá về phương thức tổ chức kiểm toán hoạt động lồng ghép của
KTNN hiện nay?
a. Rất phù hợp
b. Phù hợp
c. Chưa phù hợp
Ý kiến khác: ...
13. Anh/chị đánh giá về phương thức tổ chức kiểm toán hoạt động độc lập của KTNN
hiện nay?
a. Rất phù hợp
b. Phù hợp
c. Chưa phù hợp
Ý kiến khác: ...
133
MỤC 2. CÁC CÂU HỎI VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỔ CHỨC
KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG CỦA KTNN
1. Theo anh/chị các nhân tố dưới dây có ảnh hưởng đến tổ chức kiểm toán hoạt động
của KTNN và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố?
Nhân tố
Mức độ ảnh hưởng
Rất
thấp Thấp
Trung
bình Cao
Rất
cao
A. Nhóm nhân tố thuộc kiểm toán viên
1. Trình độ đào tạo
2. Đạo đức nghề nghiệp
3. Kỹ năng chuyên môn
4. Tính chuyên nghiệp
B. Nhóm các nhân tố thuộc về KTNN
1. Sự quan tâm của lãnh đạo KTNN
2. Tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân sự
3. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin
4. Các quy định, quy trình, hướng dẫn chi tiết,
hướng dẫn cách tiếp cận, hướng dẫn thực hành
C. Nhóm các nhân tố thuộc về môi trường
bên ngoài cơ quan KTNN
1. Hành lang pháp lý, hệ thống các quy định
về tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật
2. Chức năng, nhiệm vụ của đơn vị được kiểm toán
3. Quan điểm nhận thức chung của xã hội
4. Quan điểm nhận thức của đơn vị được kiểm toán
2. Theo anh/chị ngoài những nhân tố đã nêu ở trên còn những nhân tố nào có ảnh
hưởng đến tổ chức kiểm toán hoạt động của KTNN hiện nay?
134
PHỤ LỤC SỐ 02
Xây dựng tiêu chí kiểm toán kiểm toán hoạt động đối với chi đầu tư phát triển
(dự án, công trình giao thông)
Bảng số 1: Khung hệ thống tiêu chí thông dụng đánh giá kiểm toán tính hiệu
quả các dự án
Tiêu chí cấp I Tiêu chí cấp II Tiêu chí cấp III
Tính tương quan Tính tương quan chính sách
trong nước
Tính tương quan chính sách Nhà nước
Tính tương quan chính sách nghề
Tính tương quan nhu cầu khu vực
Tính tương quan chính sách
bên cho vay và viện trợ
nước ngoài
Tính tương quan chính sách bên cho
vay và viện trợ nước ngoài
Tính kinh tế Tính kinh tế nguồn vốn Tính kinh tế kiểm toán dự toán
Tính kinh tế giá cả xây dựng công trình
Tính kinh tế đấu thầu mua sắm
Tính kinh tế quản lý Kiểm soát chi phí quản lý
Kiểm soát chi phí tài chính
Kiểm soát quản lý tài sản
Tính năng suất Năng suất thực hiện dự án Năng suất thẩm định lập dự án
Năng suất quản lý thi công
Năng suất đảm bảo đầu tư
Năng suất mua sắm thiết bị
Năng suất vận hành dự án Năng suất vận hành vốn
Năng suất sử dụng tài sản
Tính hiệu quả Dự kiến hiệu quả mục tiêu Mức độ thực hiện mục tiêu xây dưng
135
Tiêu chí cấp I Tiêu chí cấp II Tiêu chí cấp III
ban đầu Mức độ thực hiện mục tiêu vận hành
Tác động về kinh tế Tác động tới phát triển kinh tế
Tác động tới an ninh tài chính
Tác động về xã hội Hiệu ứng công cộng
Hiệu ứng hỗ trợ
Hiệu ứng lan tỏa
Tác động về môi trường Hiệu quả cải thiện môi trường
Tác động tới an ninh môi trường
Hiệu quả tiết kiệm năng lượng và giảm
phát thải
Tính bền vững Tính bền vững về công nghệ Khả năng công nghệ
Đổi mới công nghệ
Tính bền vững về quản lý Năng lực quản lý
Đối mới quản lý
Tính bền vững về tài chính Năng lực tài chính
Khả năng trả nợ
Tính hợp pháp Vấn đề kiểm tra xử lý kiểm toán Vấn đề vi phạm quy định pháp luật nhà nước
Vấn đề vi phạm thỏa thuận vay vốn và
viện trợ
Vấn đề quản lý bất hợp lý
Thực hiện khắc phục sau kiến nghị Tình hình thực hiện khắc phục sau kiến nghị
136
Bảng số 2: Tiêu chí về tính tương quan mục tiêu chính sách và mức điểm
tương ứng
Nội dung
đánh giá
Tiêu chí
cấp I
Tiêu chí
cấp II
Tiêu chí
cấp III
Số
điểm
tương
ứng
Quy tắc cho điểm
Tính tương
quan mục
tiêu chính
sách (8đ)
Tính
tương
quan
chính
sách nhà
nước
Chính
sách nhà
nước
Phù hợp
Quy hoạch
mạng lưới
đường bộ
quốc gia
3
Thuộc quy hoạch mạng lưới
đường bộ quốc gia được
điểm tối đa, thuộc Quy
hoạch màng lưới đường bộ
địa phương được 2đ, không
thuộc quy hoạch nào không
cho điểm
Chính
sách
ngành
Phù hợp
chính sách
phát triển
ngành
đường bộ
cao tốc
quốc gia
2
Phù hợp chính sách phát
triển ngành đường bộ cao
tốc quốc gia được điểm tối
đa, Phù hợp chính sách phát
triển ngành đường bộ cao
tốc địa phương được 1đ,
không phù hợp không cho
điểm
Tính
tương
quan
chính
sách địa
phương
Nhu cầu
địa
phương
Phù hợp
nhu cầu
thực tế về
phát triển
kinh tế của
địa phương
3
Phù hợp nhu cầu thực tế về
phát triển kinh tế của địa
phương được điểm tối đa,
việc phát triển kinh tế của
địa phương có nhu cầu nhất
định được 2đ, không có nhu
cầu không cho điểm.
137
Bảng số 3: Tiêu chí đánh giá chủ yếu về tính năng suất và mức điểm tương ứng
Nội dung
đánh giá
Tiêu chí
cấp I
Tiêu chí
cấp II
Tiêu chí cấp
III
Mức
điểm
tương
ứng
Quy tắc cho điểm
Tính năng
suất (25đ)
Năng
suất
xây
dựng
dự án
Thẩm
định lập
dự án
Mức độ hoàn
thiện thủ tục
thẩm định lập
dự án
2
Thủ tục đầy đủ được điểm tối
đa, không đầy đủ không có
điểm
Tính hợp lý
mục tiêu lập
dự án
2
Mục tiêu lập dự án hợp lý được
điểm tối đa, không hợp lý
không có điểm
Quản lý
thi công
Tiến độ khởi
công theo kế
hoạch dự án
1
Khởi công đúng theo kế hoạch
được điểm tối đa, chậm tiến độ
không có điểm
Tỷ lệ đấu
thầu công
khai của dự
án
2
Toàn bộ đấu thầu công khai
được điểm tối đa, tỷ lệ công
khai đấu thầu từ 80%-100%
đạt 1đ, dưới 80% không có
điểm
Tính kịp thời
tiến độ hoàn
thành dự án
2
Dự án hoàn thành đúng kế
hoạch được điểm tối đa, không
đúng kế hoạch không có điểm
Tình
hình đảm
bảo vốn
đầu tư
Tỷ lệ giải
ngân vốn
2
Toàn bộ vốn giải ngân được
điểm tối đa, tỷ lệ đạt 80%-
100% được 1đ, nhỏ hơn 80%
không có điểm
Thời gian
vốn giải ngân
sớm (muộn)
2
Tỷ lệ thời gian giải ngân vốn
sớm (muộn) nhỏ hơn ±5%
được điểm tối đa, 5%-20%
được 1đ, >20% không có điểm
Mua sắm Tỷ lệ mua
Tất cả các thiết bị được mua
138
Nội dung
đánh giá
Tiêu chí
cấp I
Tiêu chí
cấp II
Tiêu chí cấp
III
Mức
điểm
tương
ứng
Quy tắc cho điểm
thiết bị sắm đồng bộ
trang thiết bị
2 sắm đồng bộ được điểm tối đa,
tỷ lệ đạt 90%-100% được 1đ,
<90% không có điểm
Tỷ lệ thiết bị
mua sắm đạt
yêu cầu
2
Tỷ lệ đạt yêu cầu 100% được
điểm tối đa, 90-100% được 1đ,
<90% không có điểm
Năng
suất
vận
hành
của dự
án
Vận
hành vốn
Tỷ lệ nợ tài
sản dự án
2
Tỷ lệ tài sản nhỏ hơn 50%
được điểm tối đa, giữa 50%-
100% được 1đ, >100% không
có điểm
Khả năng
thanh toán
nhanh của dự
án
2
Hệ số khả năng thanh toán
nhanh trên 100% được điểm tối
đa, giữa 60%-100% được 1đ,
<60% không có điểm
Sử dụng
trang
thiết bị
Tỷ lệ vận
hành tốt
2
Tỷ lệ vận hành tốt trang thiết bị
đạt từ 90%-100% được 2đ,
75%-90% được 1đ, <75%
không có điểm
Tỷ lệ sử dụng
thiết bị dự án
2
Tỷ lệ sử dụng thiết bị dự án từ
90%-100% được 2đ, 75%-90%
được 1đ, <75% không có điểm
139
Bảng số 4: Tiêu chí đánh giá tính hiệu quả và mức điểm tương
Nội dung
đánh giá
Tiêu
chí
cấp I
Tiêu chí
cấp II
Tiêu chí cấp III
Mức điểm
tương
ứng
Quy tắc tính điểm
Tính hiệu quả
(40đ)
Dự
kiến
mục
tiêu
dự án
Mức độ
thực hiện
mục tiêu
xây dựng
Tỷ lệ hoàn thành
quãng đường của
tuyến đường bộ
2
Tỷ lệ hoàn thành < ±5%
được điểm tối đa, đạt
±10% được 1đ, >10%
không có điểm
Tỷ lệ đạt yêu cầu
về chất lượng
của công trình
3
Tỷ lệ đạt yêu cầu 100%
được điểm tối đa, từ 95%-
100% được 2đ, từ 90%
đến dưới 95% được 1đ,
<90% không có điểm
Tỷ lệ sản phẩm
xuất sắc về chất
lượng công trình
2
Tỷ lệ đạt trên 95% được
điểm tối đa, đạt 80%-95%
được 1đ, <80% không có điểm
Hoàn thành
nghiệm thu
đúng thời hạn
2
Thời hạn hoàn thành
nghiệm thu đúng hạn của
dự án trong khoảng ±6
tháng được điểm tối đa,
trong ±1 năm được 1đ, >1
năm không có điểm
Tỷ lệ hoàn thành
dự toán đầu tư
ban đầu
2
Mức đầu tư thực tế <= dự
toán ban đầu được điểm
tối đa, vượt dự toán không
quá 10% được 1đ, >10%
không có điểm
Mức độ
hoàn
thành
mục tiêu
vận hành
Lưu chuyển tiền
thuần
2
Lưu chuyển tiền thuần >=
mức báo cáo khả thi được
điểm tối đa, nhỏ hơn mức
báo cáo khả thi và >0 được
1đ, <0 không có điểm
140
Nội dung
đánh giá
Tiêu
chí
cấp I
Tiêu chí
cấp II
Tiêu chí cấp III
Mức điểm
tương
ứng
Quy tắc tính điểm
Tỷ lệ hoàn thành
giá trị hiện tại
thuần
2
Tỷ lệ hoàn thành giá trị
hiện tại thuần >=100%
được điểm tối đa, >=80%
được 1đ, <80% không có
điểm
Tỷ lệ hoàn vốn
nội bộ thực tế
2
Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thực
tế >= mức báo cáo khả thi
được điểm tối đa, thấp hơn
mức báo cáo khả thi nhưng
cao hơn lợi suất tham
chiếu được 1đ, thấp hơn
lợi suất tham chiếu không
có điểm
Thời gian hoàn
vốn
2
Thời gian hoàn vốn thực tế
nhỏ hơn hoặc bằng mức
báo cáo khả thi được điểm
tối đa, lớn hơn dự kiến khi
lập dự án từ 0-100% được
1đ, > dự kiến tới 100%
không có điểm
Tác
động
kinh
tế
Hiệu quả
kinh tế
Tác động tới sự
phát triển kinh
tế của địa
phương
3
Tác động lớn tới sự phát
triển kinh tế của địa
phương được điểm tối đa,
có tác động nhất định được
2đ, tác động không lớn
được 1đ, không có tác
động không có điểm
Tác
động
Hiệu quả
công
Rút ngắn quãng
đường xe đi
2
Rút ngắn trên 3% quãng
đường được điểm tối đa,
từ 1-3% được 1đ, <1%
không có điểm
141
Nội dung
đánh giá
Tiêu
chí
cấp I
Tiêu chí
cấp II
Tiêu chí cấp III
Mức điểm
tương
ứng
Quy tắc tính điểm
xã hội cộng Tiết kiệm thời
gian lái xe
2
Tỷ lệ tiết kiệm thời gian
lái xe >30% được điểm tối
đa, từ 10-30% được 1đ,
<10% không có điểm
Giảm chi phí
chạy xe
2
Tỷ lệ giảm chi phí trên
30% được điểm tối đa, từ
10-30% được 1đ, <10%
không có điểm
Hiệu quả
lan tỏa
Thúc đẩy tăng
thu nhập cho
nông dân địa
phương
2
Hiệu quả thúc đẩy tăng thu
nhập cho nông dân địa
phương rõ rệt được điểm
tối đa, có tác dụng nhất
định được 1đ, hiệu quả
không rõ không có điểm
Tuyên truyền
lan rộng kinh
nghiệm và cách
làm mang lại
thành công
2
Tuyên truyền lan rộng
kinh nghiệm và cách làm
mang lại thành công tới
các đơn vị khác được điểm
tối đa, có tác dụng nhất
định để các đơn vị khác có
thể học hỏi được 1đ, tác
dụng không rõ không có
điểm
Tác
động
môi
trường
Hiệu quả
môi
trường
Tình hình xử lý
ô nhiệm không
khí dọc tuyến
đường
2
Chỉ số xử lý ô nhiễm
không khí phù hợp tiêu
chuẩn phát thải được điểm
tối đa, ô nhiễm nhẹ được
1đ, ô nhiễm nghiêm trọng
không có điểm
Tình hình xử lý
ô nhiễm tiếng ồn
2
Chỉ số xử lý ô nhiễm tiếng
ồn phù hợp tiêu chuẩn
142
Nội dung
đánh giá
Tiêu
chí
cấp I
Tiêu chí
cấp II
Tiêu chí cấp III
Mức điểm
tương
ứng
Quy tắc tính điểm
dọc tuyến đường được điểm tối đa, ô nhiễm
nhẹ được 2đ, ô nhiễm
nghiêm trọng không có
điểm
Tình hình xử lý
ô nhiễm nguồn
nước dọc tuyến
đường
2
Chỉ số xử lý ô nhiễm
nguồn nước phù hợp tiêu
chuẩn phát thải được điểm
tối đa, ô nhiễm nhẹ được
1đ, ô nhiễm nghiêm trọng
không có điểm
Mức độ che phủ
cây xanh dọc
tuyến đường
2
Mức độ che phủ cây xanh
>95% được điểm tối đa, từ
70-95% được 1đ, <70%
không có điểm
143
PHỤ LỤC SỐ 03
Cách xác định và lựa chọn đối tượng hoạt động chi
trong kế hoạch trung hạn của kiểm toán hoạt động
Tiêu chí kiểm toán
Chủ
đề 1
Chủ đề
2, 3
Cách tính điểm
Tên đối tượng hoạt động chi được
đề xuất
Phần tính điểm
1. Đánh giá nội bộ
1.1. Hoạt động chi đã được kiểm
toán hoặc đơn vị đã được kiểm toán
- Nếu đã được kiểm toán cách đây 5 năm
chấm 3 điểm
- Đã kiểm toán từ 2 đến 4 năm thì chấm 2 điểm
- Nếu đã được kiểm toán trong vòng 1 năm
thì chấm 1 điểm;
- Chưa được kiểm toán chấm 3 điểm
1.2 Bằng chứng cho thấy những
thiếu sót, tồn tại trong hoạt động
của đơn vị
- Nếu có bằng chứng được nêu trong các
báo cáo kiểm toán đã được phát hành chấm
3 điểm;
- Nếu có bằng chứng được nêu trong tài
liệu liên quan chấm 2 điểm;
- Nếu không thì chấm 1 điểm
Trọng số 10% 10%
Điểm mục 1
2. Đánh giá bên ngoài
2.1. Hoạt động chi có ảnh hưởng
đối với uy tín của KTNN, ảnh
hưởng đến bộ phận lớn người dân,
có ảnh hưởng kinh tế xã hội lớn
- Nếu đánh giá ở mức cao thì chấm 3 điềm
- Nếu đánh giá ở mức trung bình chấm 2 điểm;
- Nếu đánh giá ở mức thấp chấm 1 điểm
2.2. Hoạt động chi liên quan đến
nhiều lĩnh vực và các cấp chính
quyền khác nhau
- Nếu đánh giá ở mức cao thì chấm 3 điềm
- Nếu đánh giá ở mức trung bình chấm 2 điểm;
- Nếu đánh giá ở mức thấp chấm 1 điểm
144
Tiêu chí kiểm toán
Chủ
đề 1
Chủ đề
2, 3
Cách tính điểm
2.3. Quốc hội và công chúng có
mối quan tâm đặc biệt đến chủ đề
- Nếu đánh giá ở mức cao thì chấm 3 điềm
- Nếu đánh giá ở mức trung bình chấm 2 điểm;
- Nếu đánh giá ở mức thấp chấm 1 điểm
2.4. Đối với hoạt động chi này có
vấn đề đã được phát hiện hoặc kết
quả hoạt động thấp
- Nếu đánh giá ở mức cao thì chấm 3 điềm
- Nếu đánh giá ở mức trung bình chấm 2 điểm;
- Nếu đánh giá ở mức thấp chấm 1 điểm
Trọng số 50% 50%
Điểm mục số 2
3. Vấn đề khác liên quan
3.1. Các nguồn lực để thực hiện - Nếu đánh giá ở mức cao thì chấm 3 điềm
- Nếu đánh giá ở mức trung bình chấm 2 điểm;
- Nếu đánh giá ở mức thấp chấm 1 điểm
3.2.Tính thời sự của hoạt động chi
kiểm toán
- Nếu đánh giá ở mức cao thì chấm 3 điềm
- Nếu đánh giá ở mức trung bình chấm 2 điểm;
- Nếu đánh giá ở mức thấp chấm 1 điểm
3.3. Tính có sẵn của thông tin
được kiểm toán
- Nếu có thông tin sẵn có thì chấm 3 điềm
- Nếu có dữ liệu cần thiết cần phải xử lý thì
chấm 2 điểm;
- Không có thông tin chấm 1 điểm
3.4. Có được sự ủng hộ của các
bên có liên quan
- Nếu được sự ủng hộ của cơ quan bên ngoài
đơn vị được kiểm toán thì chấm 3 điềm
- Nếu được sự ủng hộ của đơn vị được
kiểm toán chấm 2 điểm;
- Nếu không chấm 1 điểm
Trọng số 40% 40%
Điểm mục số 3
Tổng điểm (mục 1+ 2+3)
145
PHỤ LỤC SỐ 04
Chương trình kiểm toán về chi đầu tư phát triển cho dự án
Đối với kiểm toán hoạt động chi đầu tư phát triển cho dự án, tùy thuộc vào quy
mô, tính chất của từng dự án để xác định các mục tiêu kiểm toán cho phù hợp. Để
minh họa về chương trình kiểm toán, với giả thiết mục tiêu kiểm toán là xem xét, đánh
giá sự cần thiết của dự án giao thông đã được xây dựng một cách đúng đắn để bảo đảm
đạt được kết quả dự tính với mức chi phí hợp lý. Theo đó, chương trình kiểm toán
được thiết kế theo 2 cấp độ dưới đây:
1. Chương trình kiểm toán sơ bộ
Tiêu chí
Bằng chứng
cần thu thập
Nguồn gốc (có thể) thu
thập bằng chứng
Thủ tục thu
thập bằng
chứng
Sự cần thiết của dự
án cần được xác
định trước khi triển
khai dự án
Hồ sơ, giấy tờ Báo cáo đánh giá dự án do
các bộ phận có chức năng
lập (Giám đốc dự án; các
thành viên của Ban quản lý
dự án; các thành viên có liên
quan khác)
Kiểm tra các
hồ sơ tài liệu,
phỏng vấn,
chụp ảnh
Việc xác định sự
cần thiết của dự án
đã được những
người có trách
nhiệm tiến hành
Hồ sơ, giấy tờ Báo cáo sự cần thiết của dự
án, quy trình của các cấp có
liên quan xem xét sự cần
thiết của dự án (Giám đốc dự
án, các thành viên của Ban
quản lý dự án)
Kiểm tra hồ
sơ, phỏng vấn
Sự cần thiết của dự
án phải được trình
bày bằng các thuật
ngữ có thể đo lường
được cụ thể
Hồ sơ, giấy tờ Báo cáo đánh giá dự án Kiểm tra hồ
sơ, giấy tờ
Các nguồn vốn phù
hợp được phân bổ
Hồ sơ, giấy tờ Nguồn vốn dành cho dự án;
bộ máy của ban quản lý dự án,
Kiểm tra hồ
sơ, phân tích
146
Tiêu chí
Bằng chứng
cần thu thập
Nguồn gốc (có thể) thu
thập bằng chứng
Thủ tục thu
thập bằng
chứng
cho giai đoạn này
trong quy trình quản
lý dự án
nhất là người đứng đầu ban
quản lý (Giám đốc dự án) được
thiết lập theo quy định
dữ liệu,
phỏng vấn
Việc ra quyết định
(chấp thuận) đối với
sự cần thiết của dự
án có tuân thủ các
quy định hiện hành
Hồ sơ tài liệu Hồ sơ phê duyệt dự án, các
kiến nghị đối với Ban quản
lý dự án
Kiểm tra hồ
sơ
2. Chương trình kiểm toán chi tiết
Bám sát mục tiêu kiểm toán và chương trình kiểm toán sơ bộ đã thiết lập ở
bước trên, tổ trưởng tổ kiểm toán xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết đối với
mục tiêu kiểm toán đó, trong đó xác định rõ các thủ tục kiểm toán cụ thể liên quan đến
từng tiêu chí kiểm toán đã được đề cập tại chương trình kiểm toán ban đầu gắn với
người thực hiện và thời gian. Chẳng hạn, khi kiểm toán viên xây dựng tiêu chí kiểm
toán là xác định sự cần thiết của dự án chính thức được thực hiện trước khi triển khai
dự án; theo đó, các thủ tục kiểm toán sẽ được thiết kế như sau:
Tiêu chí: Xác định sự cần thiết của dự án chính
thức được thực hiện trước khi triển khai dự án
Người thực hiện Thời gian
Các thủ tục tiến hành kiểm toán:
+ Kiểm tra giai đoạn xem xét sự cần thiết của dự
án trong báo cáo đánh giá dự án
+ Thu thập các thông tin để làm rõ cuộc khảo sát
đối với các đối tượng sử dụng dự án đã được tiến
hành, các số liệu thống kê liên quan dự án giao
thông đã được thu thập cũng như các ảnh hưởng
của nó đã được đánh giá, xác định
147
+ Nếu bước trên đã được thực hiện đúng thì tiếp
tục xác định các dữ liệu đã được thu thập và báo
cáo một cách hệ thống bằng các phương thức
phù hợp
+ Đưa ra kết luận nếu tiêu chí kiểm toán đã được
đáp ứng
+ Ghi nhớ các vấn đề ngoại lệ
148
PHỤ LỤC SỐ 05
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
ĐOÀN KTNN TẠI BỘ X
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
NHẬT KÝ KIỂM TOÁN
Họ và tên KTV: Nguyễn Văn Y; Số hiệu thẻ KTVNN: C0007.
Tổ kiểm toán tại: Bộ X
Thời gian kiểm toán từ ngày 25/5/2017 đến ngày 25/7/2017
Ngày 25 tháng 7 năm 2017
Nội dung công việc; địa
điểm; số liệu, tài liệu,
hồ sơ kiểm tra trong
ngày
Tình hình và kết quả kiểm toán Ghi chú và tên bằng
chứng kiểm toán
Kiểm toán công tác lập
dự toán chi thường xuyên
Báo cáo lập dự toán
........
Nhật ký kiểm toán tại ...... gồm .... trang, từ trang.... đến ..... trang
TỔ TRƯỞNG TỔ KIỂM TOÁN
Số hiệu thẻ KTVNN B0112
KIỂM TOÁN VIÊN
Số hiệu thẻ KTVNN C0007
149
PHỤ LỤC SỐ 06
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN
XÁC NHẬN SỐ LIỆU VÀ TÌNH HÌNH KIỂM TOÁN
Hôm nay, ngày... tháng... năm...., tại .............................., chúng tôi gồm:
A. Kiểm toán viên
Họ và tên :................ - Chức vụ... - Số hiệu Thẻ KTVNN:....
Thuộc Tổ kiểm toán tại ....................
B. Bên xác nhận
1. Họ và tên: .................................... - Chức vụ...
2.......................................................
Thuộc đơn vị:...................................
Cùng xác nhận số liệu và tình hình kiểm toán tại đơn vị, làm căn cứ pháp lý cho
việc lập biên bản kiểm toán.
I. NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ GIỚI HẠN KIỂM TOÁN
1. Nội dung kiểm toán
2. Phạm vi kiểm toán
3. Giới hạn kiểm toán
II. KẾT QUẢ KIỂM TOÁN
1. Số liệu
150
Đơn vị tính: đồng
STT Nội dung Số báo cáo Số kiểm
toán Chênh lệch
Nội dung 1
Nội dung 2
....
* Giải thích nguyên nhân chênh lệch:
2. Tình hình
2.1. Nội dung 1
2.2. Nội dung 2
...
III. Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN (nếu có)
..
Biên bản này gồm trang, từ trang đến trang , các phụ lục từ số đến
số và các phụ biểu, hồ sơ tài liệu có liên quan là bộ phận không tách rời của Biên
bản và được lập thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau (đơn vị được kiểm toán giữ
01 bản, Kiểm toán nhà nước giữ 01 bản)./.
BÊN XÁC NHẬN
(Ký, ghi rõ chức danh, họ tên)
KIỂM TOÁN VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên và số hiệu thẻ KTVNN)
151
PHỤ LỤC SỐ 07
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KTNN CHUYÊN NGÀNH (KV)
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: /TTr- .... ......, ngày ... tháng ... năm ...
TỜ TRÌNH
Về việc phát hành Báo cáo kiểm toán
Kính gửi: Tổng Kiểm toán nhà nước
Thực hiện Quyết định số 1117/QĐ-KTNN ngày 20/5/2018 của Tổng KTNN về
việc kiểm toán quyết toán NSNN năm 2017, KTNN chuyên ngành đã tiến hành kiểm
toán từ ngày27/5/2018 đến ngày 27/7/2018.
Ngày 25/8/2018, Đoàn KTNN đã họp thông qua Dự thảo Báo cáo kiểm toán với
đơn vị được kiểm toán. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo KTNN, căn cứ ý kiến
tham gia của đơn vị được kiểm toán tại cuộc họp nêu trên, Đoàn KTNN đã hoàn thiện
Báo cáo kiểm toán. So với Dự thảo báo cáo kiểm toán trình lãnh đạo KTNN xét duyệt,
Báo cáo kiểm toán trình phát hành thay đổi sau khi tiếp thu các ý kiến cụ thể như sau:
I. Ý KIẾN CÁC ĐƠN VỊ THAM MƯU
1. Các nội dung đã tiếp thu chỉnh sửa: 14 ý kiến
2. Các nội dung chưa tiếp thu chỉnh sửa: Không
II. Ý KIẾN CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN
1. Các nội dung đã tiếp thu chỉnh sửa: 6 ý kiến
2. Các nội dung chưa tiếp thu chỉnh sửa: 2 ý kiến giữ nguyên theo kết quả của
đoàn kiểm toán
III. CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI DO ĐOÀN, KTNN CHUYÊN NGÀNH/KHU
VỰC TỰ RÀ SOÁT VÀ ĐỀ XUẤT CHỈNH SỬA: Không
Kính trình Lãnh đạo KTNN xem xét và ký phát hành Báo cáo kiểm toán./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, HSKT.
KIỂM TOÁN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
152
PHỤ LỤC SỐ 08
KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Số: /TB-KTNN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày tháng năm
THÔNG BÁO
Kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán năm ...
của Kiểm toán nhà nước chuyên ngành (KV)
Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 07/2016/QĐ-KTNN ngày 14/12/2016 ...;
Kiểm toán nhà nước thông báo Kế hoạch kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm
toán năm... của KTNN chuyên ngành (KV) như sau:
1. Mục đích kiểm tra
Kiểm tra đơn vị được kiểm toán trong việc thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận,
kiến nghị kiểm toán của KTNN.
2. Nội dung kiểm tra
a. Việc lãnh đạo, chỉ đạo ...;
b. Tình hình thực hiện đối với các kiến nghị kiểm toán tại Báo cáo kiểm toán....;
c. Việc chấp hành thời gian báo cáo kết quả thực hiện kiến nghị của KTNN.
3. Hình thức, phạm vi kiểm tra
4. Trách nhiệm tổ chức thực hiện của KTNN chuyên ngành (KV)
Nơi nhận:
- Phó Tổng KTNN ....;
- KTNN chuyên ngành (KV);
- Văn phòng KTNN (phòng TK-TH);
- Vụ Tổng hợp;
- Lưu: VT.
KT. TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC