Luận án Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

Một nền kinh tế thị trường với xu hướng hội nhập và toàn cầu, Việt Nam đã và đang dần dần tham gia vào hoạt động kinh tế chung của khu vực và thế giới. Với một môi trường cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ mọi quy luật kinh tế chung, hoạt động quản lý kinh tế ngày càng khó khăn hơn đối với các đơn vị kinh tế. Với tư cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, kiểm toán nói chung, đặc biệt là KTNB ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước, mà còn đối với cả các Trường đại học. Những thông tin do kiểm toán cung cấp là những căn cứ đáng tin cậy giúp cho nhà nước nhìn nhận, đánh giá, xử lý đúng đắn các vấn đề nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho các nhà quản lý khi đưa ra những quyết sách kinh tế phù hợp. Thông qua thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình, kiểm toán, đặc biệt là KTNB còn giúp cho các Trường đại học biết được và khắc phục được những sai sót, vi phạm trong quản lý và trong việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nước, phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Hiện nay, hầu như tất cả các trường đại học Việt nam, trong đó có các trường ĐH trên địa bàn Hà Nội thì KTNB và triển khai KTNB còn chưa được quan tâm. Đứng trên giác độ là công cụ quản lý đem lại những lợi ích trong nhiều mặt như: Đảm bảo sự minh bạch trong tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như duy trì sự tuân thủ các quy định, quy chế trong nội bộ của trường đại học thì việc triển khai KTNB có thể còn có một số rào cản nhất định nhưng việc tổ chức KTNB tại các trường ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội là một yêu cầu cần thiết. KTNB với vai trò là một công cụ quản lý quan trọng, tác động tích cực tới việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong khai thác sử dụng và nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn258 lực tài chính và thực hiện tốt các mục tiêu của nhà trường. KTNB cung cấp những thông tin hỗ trợ, tham mưu nhằm điều chỉnh các mục tiêu, điều chỉnh phương pháp thực hiện mục tiêu của các trường phù hợp với tình hình thực tế và hoàn thành sứ mệnh của mình trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay.

pdf261 trang | Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 698 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổ chức kiểm toán nội bộ tại các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g mắc chậm trễ, thậm chí kéo dài từ cuộc họp này sang cuộc họp khác. - Đối với hoạt động “Tuyển sinh và định hƣớng nghề nghiệp”, KTV đã phân tích, so sánh số lƣợng và chất lƣợng sinh viên tuyển đƣợc của năm nay so với năm trƣớc, có đạt chỉ tiêu hay không? Trình tự, thủ tục tuyển sinh đã đúng theo quy định hay chƣa? Số lƣợng sinh viên tuyển đƣợc vào các ngành của trƣờng có biến động theo xu hƣớng nhƣ thế nào? Qua kiểm tra thực tế và phân tích bằng chứng, KTV đã thấy đƣợc hạn chế nhƣ sau: nhà trƣờng chƣa có quy định rõ ràng bằng văn bản và chƣa thực hiện việc hoạch định chất lƣợng đầu vào của sinh viên, hoạch định quá trình giáo dục và đào tạo và kết quả đầu ra của sinh viên, chƣa có quy trình tiếp nhận và giải quyết yêu cầu và tƣ vấn cho sinh viên dẫn đến việc không đáp ứng đƣợc công việc thực tế, dƣ thừa nguồn cung. Các quá trình trong hoạt động tuyển sinh chƣa đƣợc thiết lập thành quy trình dẫn đến việc tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn do cán bộ giáo viên thực hiện tuyển sinh không nắm rõ đƣợc các công việc cần làm, các bƣớc của qui trình thực hiện tuyển sinh đã dẫn đến công tác tuyển sinh còn xảy ra thiếu sót, ảnh hƣởng không tốt đến uy tín của nhà trƣờng. - Đối với hoạt động “Đào tạo”, KTVNB đã phân tích để xem chƣơng trình đào tạo của trƣờng đã đƣợc bổ sung, sửa đổi cho phù hợp chƣa? Có phù hợp với chƣơng trình khung do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành không? Có đảm bảo đƣợc chất lƣợng đào tạo hay không? Hình thức đào tạo 240 có đa dạng và đáp ứng đƣợc yêu cầu học tập theo quy định không? Phƣơng pháp dạy và học, đánh giá kết quả của ngƣời học cụ thể ra sao, có phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và xu thế hội nhập hay không, chất lƣợng đào tạo đối với ngƣời học sau khi ra trƣờng nhƣ thế nào? Qua kiểm tra thực tế và phân tích bằng chứng, KTVNB đã thấy đƣợc hạn chế nhƣ sau: nhà trƣờng chƣa có quy định rõ ràng bằng văn bản về quy trình tìm hiểu để phát triển sản phẩm đào tạo nên mới chỉ thực hiện cung cấp dịch vụ giáo dục và đào tạo theo truyền thống của nhà trƣờng mà không thiết kế một mô hình giáo dục và đào tạo riêng cho từng theo yêu cầu của khách hàng và không thiết kế sản phẩm đào tạo mới dẫn đến khó khăn cho công tác tuyển sinh cũng nhƣ khả năng đáp ứng yêu cầu việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp giảm sút. - Đối với hoạt động “ đảm bảo chất lƣợng”, qua kiểm tra thực tế và phân tích bằng chứng, KTVNB đã thấy đƣợc hạn chế nhƣ sau: nhà trƣờng chƣa xây dựng và thực hiện Quy trình khắc phục hoặc phòng ngừa đối với các sự việc không phù hợp đã xảy ra hoặc tiềm ẩn, chƣa quy định về việc báo cáo về sự không phù hợp, xác định nguyên nhân, biện pháp tiến hành, kiểm tra kết quả của các đơn vị trong nhà trƣờng, chƣa xây dựng và thực hiện quy trình đánh giá chất lƣợng nội bộ để định kỳ xem xét lại toàn bộ hệ thống quản lý chất lƣợng, tình trạng thực hiện quy trình quy phạm của các phòng ban bộ phận. Điều đó dẫn đến công tác tự đánh giá chất lƣợng chƣa đƣợc thực hiện đúng theo quy định của Luật giáo dục đại học. - Đối với công tác “tuyển dụng và phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên”, KTVNB đã kiểm tra và phân tích xem kế hoạch tuyển dụng và phát triển đội ngũ giảng viên và nhân viên hiện nay nhƣ thế nào, việc quy hoạch bổ nhiệm cán bộ quản lý có đáp ứng đƣợc mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với điều kiện cụ thể hay không? Có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng, minh bạch hay không? Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên có đƣợc đảm bảo quyền dân chủ không? Số lƣợng cán bộ quản lý, giảng viên có đủ theo quy định của nhà nƣớc hay không, chính sách tạo điều kiện cho các bộ quản lý, giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn có đƣợc đảm bảo đúng quy định hay không? 241 Qua kiểm tra thực tế và phân tích bằng chứng, KTVNB đã thấy đƣợc hạn chế nhƣ sau: nhà trƣờng chƣa có quy định rõ ràng về quy trình đào tạo cán bộ, giáo viên, nhân viên nên hoạt động đào tạo cán bộ, giáo viên, nhân viên chƣa phát huy hết hiệu quả đào tạo, việc quy định các đối tƣợng đƣợc cử đi đào tạo nƣớc ngoài chƣa dựa trên nhu cầu cần đào tạo nên các đóng góp của ngƣời đƣợc đào tạo còn hạn chế. - Đối với công tác “cơ sở vật chất”, KTVNB đã kiểm tra, phân tích xem thƣ viện có đầy đủ sách, giáo trình phục vụ cho ngƣời dạy và ngƣời học không, số phòng học, giảng đƣờng, phòng thực hành, phòng thí nghiệm có đáp ứng đƣợc yêu cầu đào tạo của từng ngành không? Trang thiết bị dạy và học, phòng làm việc có đảm bảo chất lƣợng và có đƣợc sử dụng hiệu quả không, diện tích sử dụng của trƣờng có theo quy định và đạt tiêu chuẩn của cơ sở giáo dục đại học không? Qua kiểm tra thực tế và phân tích bằng chứng, KTV đã thấy đƣợc hạn chế nhƣ sau: Việc quản lý sử dụng cơ sở hạ tầng chƣa đƣợc chặt chẽ dẫn đến việc xuống cấp do không đƣợc thƣờng xuyên bảo trì, thiết bị phòng học bị mất, hỏng do quản lý hỏng lẻo, việc sử dụng trang thiết bị đôi khi không đúng mục đích dẫn đến hiệu quả sử dụng không đạt kết quảcao. c. Hoàn thiện tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán Tại các các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL có tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đánh giá tiêu chuẩn ISO thì nội dung công việc giai đoạn kết thúc kiểm toán còn sơ sài, chƣa đầy đủ, chi tiết để cung cấp thông tin cho Lãnh đạo nhà trƣờng nên trong phần này NCS đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức giai đoạn kết thúc kiểm toán cụ thể nhƣ sau: c1. Hoàn thiện tổng hợp kết quả kiểm toán Sau giai đoạn thực hiện kiểm toán, các KTVNB trong đoàn (tổ) kiểm toán cần tổng hợp toàn bộ kết quả của cuộc kiểm toán làm cơ sở đƣa ra ý kiến nhận xét, ý kiến tƣ vấn cho phù hợp: Từng KTVNB phải cần rà soát toàn bộ giấy tờ làm việc và đối chiếu với các mục tiêu kiểm toán chi tiết xem đã thỏa mãn hay chƣa và lập bản tổng hợp kết quả kiểm toán đối với công việc kiểm toán của mình thực hiện và báo cáo đoàn (tổ) trƣởng. Đoàn (tổ) trƣởng kiểm 242 tra, soát xét lại các nội dung kiểm toán mà KTVNB đã thực hiện, so sánh với KHKT chi tiết và chƣơng trình kiểm toán để xem có phù hợp hay không, kiểm tra các bằng chứng kiểm toán mà KTV đã thu thập đƣợc, kết quả kiểm toán và các ý kiến của KTVNB trong các bản tổng hợp kết quả kiểm toán, đánh giá mức độ công việc KTVNB đã thực hiện. Nếu thấy cần thiết, đoàn (tổ) trƣởng yêu cầu KTV thực hiện các nội dung, thủ tục kiểm toán bổ sung, thu thập bằng chứng kiểm toán mới để làm cơ sở cho các kết luận kiểm toán của KTV. Khi đã thống nhất thì trƣởng đoàn (tổ) kiểm toán có trách nhiệm tổ chức thông báo kết quả kiểm toán với bộ phận đƣợc kiểm toán và yêu cầu ngƣời có trách nhiệm của bộ phận đƣợc kiểm toán xem xét các ý kiến của KTVNB, giải trình nguyên nhân về những hạn chế, thiếu sót, trao đổi thêm về tính hợp lý của các kết luận, kiến nghị của KTVNB để xem liệu những kết luận nào của KTVNB là đúng, điều gì chƣa hợp lý, các hoạt động đã đƣợc gắn với các trách nhiệm ra sao, còn cần làm thêm điều gì nữa để nâng cao chất lƣợng hoạt động... Qua đó giúp KTVNB hiểu rõ hơn thực trạng và tìm ra giải pháp nâng cao tính hiệu quả của hoạt động của bộ phận đƣợc kiểm toán. Ví dụ qua cuộc KTNB tại trƣờng ĐH A trên địa bàn thành phố Hà Nội, KTVNB tổng hợp kết quả kiểm tra và phân tích kết quả kiểm toán một số mặt hoạt động của nhà trƣờng, đặc biệt tổng hợp các hạn chế, thiếu sót đối với hoạt động “Tổ chức và quản lý”; đối với hoạt động “Tuyển sinh và định hƣớng nghề nghiệp”; đối với hoạt động “Đào tạo”; đối với hoạt động “ đảm bảo chất lƣợng” và đối với công tác “cơ sở vật chất” để làm cơ sở đƣa ra kết luận, lập báo cáo và đề xuất nhà trƣờng cải tiến, bổ sung cho phù hợp. Trên cơ sở tổng hợp kết quả kiểm toán, KTVNB có thể báo cáo và trao đổi với lãnh đạo bộ phận đƣợc kiểm toán về các phát hiện trong kiểm toán, trƣờng hợp cần thiết có thể đƣa ra ý kiến đề xuất ngay với bộ phận kiểm toán đối với những vấn đề cần đƣợc xử lý ngay nhƣ là: Việc khắc phục một sai lầm, việc giải thích rõ ràng hơn về một chính sách của nhà trƣờng. Đối với những điều quan trọng hơn cần phải thẩm tra lại và có quyết định ở một cấp 243 quản lý cao hơn của nhà trƣờng thì KTVNB cần phải trao đổi với những ngƣời quản lý có trách nhiệm ở cấp cao hơn để tìm phƣơng hƣớng giải quyết. Những ý kiến đề xuất có thể trao đổi trực tiếp hoặc đƣợc phản ánh trong báo cáo kiểm toán. c2. Hoàn thiện tổ chức lập báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán của KTNB bao gồm: báo cáo KTNB hàng năm, báo cáo từng cuộc kiểm toán hoặc trƣờng hợp đặc biệt có thể có cuộc kiểm toán đột xuất nên có báo cáo kiểm toán bất thƣờng. Hết năm công tác, bộ phận KTNB gửi báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch KTNB trong năm hiện tại và kế hoạch KTNB cho năm tiếp theo để Ban lãnh đạo nhà trƣờng xem xét về những vấn đề liên quan đến kế hoạch KTNB trong năm, công việc KTNB đã đƣợc thực hiện trong năm, các sai phạm đã đƣợc phát hiện, các kiến nghị và việc thực hiện các kiến nghị của KTNB và những vấn đề quan trọng tác động, ảnh hƣởng đến thực hiện kế hoạch KTNB trong năm. Nhƣ vậy việc lập báo cáo KTNB hàng năm đƣợc dựa trên kế hoạch KTNB hàng năm và báo cáo của từng cuộc kiểm toán, còn báo cáo kiểm toán bất thƣờng cũng là báo cáo của cuộc kiểm toán (chỉ khác biệt là cuộc kiểm toán đƣợc thực hiện đột xuất, do yêu cầu cụ thể của lãnh đạo nhà trƣờng nên thƣờng ngắn gọn hơn báo cáo của cuộc KTNB thông thƣờng). Do đó trong mục này NCS chỉ tập trung vào nội dung hoàn thiện tổ chức lập BCKT từng cuộc KTNB, cụ thể nhƣ sau: Dựa trên kết quả kiểm toán đã đƣợc tổng hợp, KTVNB tiến hành lập báo cáo của cuộc kiểm toán gồm các nội dung chính: kết quả kiểm toán và các kết luận, đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sai sót, gian lận, các vi phạm và nguyên nhân, nêu các giải pháp cần thiết để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quản lý của bộ phận đƣợc kiểm toán. Báo cáo từng cuộc KTNB do Trƣởng đoàn (tổ) KTNB lập, Trƣởng bộ phận KTNB xem xét, phê duyệt, trình Ban lãnh đạo trƣờng trong thời hạn nhất định sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán. 244 Báo cáo từng cuộc KTNB cần đƣợc đối chiếu với hồ sơ làm việc của cuộc kiểm toán nhằm trình bày đầy đủ các nội dung và kết quả kiểm toán đã đạt đƣợc. Nội dung của báo cáo kiểm toán cần tập trung vào những vấn đề nổi bật phát hiện ra trong quá trình kiểm toán và mục tiêu, nội dung kiểm toán trọng yếu trong KHKT và chƣơng trình kiểm toán đã đƣợc phê duyệt. Đặc biệt phần kết quả kiểm toán, kiến nghị cần viết ngắn gọn, nhấn mạnh vấn đề và bày tỏ ý kiến của KTVNB với các vấn đề phát hiện ra và những khuyến nghị cải tiến cần thiết. Toàn bộ những phát hiện trong báo cáo kiểm toán chỉ bao gồm các thông tin đã đƣợc kết luận dựa trên các bằng chứng thuyết phục và cần đƣợc dẫn chiếu đến bằng chứng trong hồ sơ làm việc của cuộc kiểm toán nhằm đảm bảo những phát hiện và những vấn đề đƣợc nêu ra trong báo cáo kiểm toán là có đầy đủ cơ sở, đảm bảo tính khách quan và có tính chất xây dựng. Các kiến nghị kiểm toán cũng nên xác định rõ thời hạn thực hiện kiến nghị và tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện kiến nghị để làm căn cứ kiểm tra và theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. c3. Hoàn thiện tổ chức công khai kết quả cuộc kiểm toán Thông thƣờng tại một số trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay đã thực hiện các cuộc KTNB thì báo cáo KTNB sau khi lập đƣợc gửi cho Hội đồng trƣờng, lãnh đạo nhà trƣờng và lãnh đạo các bộ phận đƣợc kiểm toán mà ít khi chú ý công khai rộng rãi kết quả kiểm toán, điều đó có thể giảm tác dụng của kết quả KTNB. Do vậy, các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL có tổ chức KTNB cần hoàn thiện tổ chức công khai kết quả KTNB theo hƣớng công khai toàn bộ kết quả kiểm toán và đảm bảo tính kịp thời của thông tin đƣợc kiểm toán để nhiều ngƣời trong nhà trƣờng biết đƣợc về kết quả KTNB, từ đó giúp nâng cao tác dụng của BCKT, đặc biệt đối với những bộ phận có hoạt động tƣơng tự nhƣ bộ phận đƣợc kiểm toán (ví dụ cuộc KTNB đối với các khoa, viện, trƣờng trực thuộc), hơn nữa cũng góp phần nâng cao chất lƣợng, tiến độ và hiệu quả thực hiện các kiến nghị kiểm toán 245 đƣợc nêu trong BCKT do có quan tâm, sự giám sát của các bộ phận khác hoặc các cán bộ, giáo viên trong toàn trƣờng. Để đảm bảo tính minh bạch trong quản lý và hoạt động của nhà trƣờng, KTNB cần xây dựng các phƣơng án công khai, cấp độ công khai, mẫu báo cáo công khai tóm tắt, hình thức công khai BCKT của từng cuộc kiểm toán và tổ chức các phƣơng án thực hiện công khai kết quả kiểm toán, ví dụ nhƣ qua các cuộc họp lãnh đạo mở rộng định kỳ, qua cuộc họp đại biểu công nhân viên chức, qua mạng thông tin nội bộ của nhà trƣờng..., tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng cuộc KTNB và phạm vi quyền hạn, trách nhiệm của KTNB theo quy định. Việc thực hiện công khai nhƣ vậy mới đảm bảo tính minh bạch về tình hình quản lý, hoạt động của các bộ phận trong nhà trƣờng đồng thời đảm bảo có những cán bộ, giáo viên có liên quan trong trƣờng có đƣợc thông tin cần thiết để tham gia ý kiến với những bộ phận, cá nhân sử dụng lãng phí tài sản công, có hành vi tiêu cực hoặc có hạn chế về năng lực, trình độ, tƣ cách đạo đức làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả hoạt động và uy tín của nhà trƣờng. d. Hoàn thiện tổ chức theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán Theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán là một trong những giải pháp nâng cao hiệu lực của KTNB, đồng thời giúp bộ phận đƣợc kiểm toán cải tiến và nâng cao chất lƣợng hoạt động. Tại các trƣờng ĐH có tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ, đánh giá tiêu chuẩn ISO thì sau cuộc kiểm tra, đánh giá nói trên đều lập biên bản hoặc báo cáo kiểm tra, hoặc lập cả biên bản và báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá, trong đó có đƣa ra kiến nghị với bộ phận có liên quan cải tiến hoạt động, xử lý sai phạm Tuy nhiên hầu nhƣ các trƣờng đều chƣa quan tâm đúng mức đến kiểm tra việc thực hiện kiển nghị nên trong phần này NCS đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán nhằm đảm bảo kết quả kiểm toán đƣợc sử dụng để cải tiến hoạt động của bộ phận đƣợc kiểm toán cũng nhƣ toàn trƣờng. 246 Theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán cần tập trung vào việc xem xét bộ phận đƣợc kiểm toán có thực hiện các kiến nghị, đề xuất cải tiến hoạt động đƣợc kiểm toán có đƣợc thực hiện hay không, bao gồm các nội dung sau: + Yêu cầu bộ phận đƣợc kiểm toán báo cáo tình hình và kết quả thực hiện kiến nghị kiểm toán so với yêu cầu tại báo cáo KTNB: Đối chiếu nội dung báo cáo việc khắc phục sai sót, yếu kém trong thực tế tại bộ phận đƣợc kiểm toán với các kết luận trong báo cáo kiểm toán xem việc thực hiện kiến nghị kiểm toán có đầy đủ, kịp thời, đúng đắn hay không. Trƣờng hợp cần thiết KTVNB có thể kiểm tra trực tiếp về tình hình và kết quả thực hiện các kiến nghị của nhóm KTNB tại bộ phận đƣợc kiểm toán để phân tích những nguyên nhân dẫn đến bộ phận đƣợc kiểm toán chƣa thực hiện các kiến nghị để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định. + Lập bảng theo dõi việc thực hiện kiến nghị của các bộ phận đƣợc kiểm toán theo các tiêu thức: đã thực hiện, chƣa thực hiện, nguyên nhân, những khó khăn của bộ phận đƣợc kiểm toán trong việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán, thời gian cần thiết để thực hiện kiến nghị kiểm toán nhằm đảm bảo hiệu lực của kiến nghị kiểm toán. Trong trƣờng hợp bộ phận đƣợc kiểm toán chậm trễ trong việc thực hiện các kiến nghị thì KTNB cần đƣa ra một thời hạn chính thức để bộ phận này giải đáp vấn đề và cần thông báo rằng trong trƣờng hợp không thực hiện yêu cầu thì có thể KTVNB phải yêu cầu làm rõ và báo cáo với lãnh đạo hoặc thông báo rộng rãi trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, với chức năng tƣ vấn, KTNB không chỉ theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kiến nghị kiểm toán mà cần phải thực hiện các giải pháp để hỗ trợ các bộ phận đƣợc kiểm toán thực hiện các kiến nghị trong trƣờng hợp các bộ phận này gặp khó khăn, vƣớng mắc, ví dụ nhƣ: - Giải thích rõ hơn về điểm mạnh, yếu của từng giải pháp để bộ phận đƣợc kiểm toán chọn lựa (nếu có). - Tƣ vấn trực tiếp cho bộ phận (hay ngƣời) đƣợc phân công thực hiện kiến nghị kiểm toán khắc phục những hạn chế, thiếu sót theo yêu cầu của quy trình chuẩn. 247 - Bộ phận KTNB duy trì thông tin liên tục với các bộ phận trong nhà trƣờng, nếu có nhu cầu sẽ tƣ vấn qua điện thoại, Email, Onlinechat, hoặc đến trực tiếp. Trên đây là các giải pháp hoàn thiện tổ chức hoạt động KTNB đối với trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL tổ chức bộ phận KTNB để thực hiện thƣờng xuyên hoạt động KTNB theo đề xuất của NCS. Cũng cần lưu ý thêm: Trong trường hợp trường ĐH, trong đó có các trường ĐHCL chưa tổ chức bộ phận KTNB mà chỉ tổ chức đoàn KTNB để thực hiện cuộc kiểm toán thì có thể hoàn thiện tổ chức hoạt động KTNB như sau: (1) Hoàn thiện việc xác định nội dung KTNB Nội dung KTNB cũng tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp trƣờng có thành lập bộ phận KTNB, tuy nhiên cần xem xét tránh trùng lặp với công việc của các bộ phận khác nhƣ: Thanh tra - pháp chế, kiểm định chất lƣợng Nhà trƣờng có thể thực hiện các nội dung KTNB đối với những vấn đề cần đảm bảo tính độc lập cao, kỹ năng tổng hợp để đƣa ra kết luận khách quan và những giải pháp cải tiến hoạt động phù hợp. Trong trƣờng hợp trƣờng áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO thì trƣờng cần tổ chức các cuộc KTNB để đánh giá chất lƣợng hoạt động của các bộ phận theo tiêu chí, tiêu chuẩn ISO để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả, đồng thời, trƣờng hợp nhà trƣờng thực hiện tự đánh giá chất lƣợng thì cũng nên tổ chức đoàn KTNB để thực hiện công việc này. (2) Hoàn thiện quy trình KTNB Nếu trƣờng ĐH không tổ chức bộ máy KTNB mà chỉ tổ chức đoàn kiểm toán để thực hiện cuộc KTNB thì quy trình cuộc KTNB cũng bao gồm các bƣớc công việc cần thực hiện nhƣ đã trình bày trên đây để có thể đảm bảo hiệu quả của cuộc KTNB. 248 Tuy nhiên tùy theo đặc thù của từng cuộc KTNB để điều chỉnh cho phù hợp để đảm bảo chất lƣợng và hiệu quả của hoạt động KTNB, giúp phát hiện và cải tiến những điểm yếu của hệ thống quản lý của trƣờng đại học phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập của các trƣờng đại học hiện nay. 3.2.3. Giải pháp để duy trì, đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của KTNB tại các trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội Tổ chức KTNB trong các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần đƣợc triển khai theo lộ trình một cách khoa học và hợp lý nhƣ đã trình bày trên đây. Tuy nhiên, điều quan trọng không kém đó là sau khi tổ chức KTNB trong các trƣờng ĐH đƣợc hoàn thành đó là làm thế nào để duy trì cũng nhƣ đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của KTNB một cách lâu dài. Điều này không hề dễ dàng bởi tổ chức và duy trì KTNB trong các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL chịu tác động bởi cả yếu tố chủ quan (Nhà trƣờng) và khách quan (Nhà nƣớc, cơ quan ban ngành). Theo quan điểm của NCS, để duy trì cũng nhƣ đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của KTNB một cách lâu dài cần phải thực hiện các giải pháp sau: (1) Việc tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐH, đặc biệt các trƣờng ĐHCL phải đƣợc sự cho phép và ủng hộ của Nhà nƣớc, của cơ quan ban ngành thông qua các quy định cụ thể để KTNB có cơ sở tồn tại pháp lý và phát huy hết vai trò, chức năng của mình. Đồng thời phải ban hành hệ thống chuẩn mực, quy chế KTNB để hƣớng dẫn một cách chi tiết, cụ thể về mô hình tổ chức, nhân sự, về nội dung công việc, về quy trình tổ chức KTNB cho các đơn vị, trong đó có các trƣờng ĐH. Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp lý về KTNB thì Nhà nƣớc cần phải hỗ trợ nhân sự hƣớng dẫn cho trƣờng thực hiện với lộ trình cụ thể. (2) Bản thân các trƣờng ĐH, đặc biệt các trƣờng ĐHCL cần phải hợp tác, phối hợp với các Cơ quan, Ban ngành để tổ chức tốt bộ máy KTNB và vận hành có hiệu quả trong thời gian sớm nhất có thể. Đồng thời, các trƣờng ĐH cũng cần có những phản hồi để giúp các cơ quan Nhà nƣớc ban 249 hành các văn bản có những điều chỉnh phù hợp trong quá trình trực tiếp tổ chức thực hiện KTNB tại trƣờng để đạt đƣợc hiệu quả tối ƣu. (3) Trong quá trình thực hiện KTNB, các trƣờng cần chú trọng quản lý chất lƣợng kiểm toán thông qua việc duy trì chế độ kiểm soát chất lƣợng kiểm toán nhằm đảm bảo các công việc đƣợc thực hiện đạt yêu cầu của chuẩn mực và các phƣơng pháp đƣợc xây dựng cho KTNB đƣợc bộ phận KTNB thực hiện. Để đảm bảo đạt chất lƣợng cao, KTNB cần có hai cấp độ quản lý chất lƣợng công việc bao gồm: Quản lý chất lƣợng của bộ phận KTNB và quản lý chất lƣợng từng cuộc kiểm toán. * Về quản lý chất lƣợng của bộ phận KTNB, các trƣờng ĐH, đặc biệt các trƣờng ĐHCL cần thực hiện những biện pháp sau: + Xác định rõ mô hình tổ chức của KTNB, xác định rõ vị trí của KTNB, mối liên hệ giữa KTNB với Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám hiệu và các bộ phận chức năng khác trong ban quản lý của trƣờng. + HĐQT của trƣờng có thể thực hiện đánh giá chất lƣợng hoạt động của KTNB hoặc phân công nhiệm vụ này cho một bộ phận độc lập trong bộ máy KTNB nhƣ bộ phận kiểm soát chất lƣợng hoạt động. + Nhà trƣờng có thể xác định một khoảng thời gian nhất định để có thể có sự đánh giá từ một tổ chức bên ngoài đối với tổ chức KTNB của trƣờng. Có thế là 3 đến 5 năm một lần cần có một nhóm kiểm toán độc lập và có trình độ chuyên môn của một tổ chức bên ngoài trƣờng tiến hành rà soát chất lƣợng KTNB của trƣờng. * Về quản lý chất lƣợng của từng cuộc kiểm toán KTNB, các trƣờng ĐH, đặc biệt các trƣờng ĐHCL cần thực hiện những biện pháp sau: + Kiểm soát quy trình thực hiện kiểm toán: Đối với giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, cần đánh giá mức độ phù hợp của mục tiêu kiểm toán, đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp kiểm toán. Đối với giai đoạn thực hiện kiểm toán, trong quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán cần có cơ chế kiểm soát chéo kết quả thực hiện. Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, các kết luận 250 kiểm toán đều phải đƣợc đánh giá thích hợp từ phía bộ phận đƣợc kiểm toán, KTVNB và lãnh đạo nhà trƣờng. + Đánh giá công việc sau kiểm toán: Bộ phận KTNB cần xây dựng bảng câu hỏi thăm dò cụ thể để đánh giá mức độ hài lòng của những ngƣời sử dụng thông tin từ KTNB nhƣ bộ phận đƣợc kiểm toán, lãnh đạo nhà trƣờng và các bên có liên quan đối với công tác KTNB. Bảng câu hỏi thăm dò này cần đƣợc chuyển cho các bên tham gia đánh giá vài tuần trƣớc khi lập kế hoạch kiểm toán hàng năm cho năm tiếp theo. Ý kiến phản hồi từ các bên liên quan cần đƣợc xem xét để rút kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch kiểm toán hàng năm và từng cuộc kiểm toán. Nội dung thông tin cần thu thập gồm những đánh giá về tinh thần, thái độ làm việc của đoàn kiểm toán, sự tuân thủ kế hoạch chƣơng trình làm việc của đoàn kiểm toán, mức độ phù hợp và khả thi của kiến nghị kiểm toán... 3.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN TỔ CHỨC KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.3.1. Về phía Nhà nƣớc, các Bộ, Ngành Nhà nƣớc và các Bộ, Ngành cần đổi mới cơ chế quản lý đối với trƣờng ĐH, trong đó có trƣờng ĐHCL để tạo điều kiện cho các trƣờng phát huy tính tự chủ, từng bƣớc đổi mới quản trị đại học để đáp ứng yêu cầu hội nhâp. Cụ thể là: - Sửa đổi Luật Giáo dục và Luật Giáo dục đại học, từ đó rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo điều kiện thực hiện tự chủ đại học, cần làm rõ trách nhiệm giải trình của các trƣờng, phân biệt trƣờng hoạt động vì mục đích lợi nhuận và không vì mục đích lợi nhuận để các trƣờng tổ chức quản lý cho phù hợp cơ chế hoạt động. - Các quy định pháp lý về quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học cần đƣợc thống nhất, nhất quán và cùng đƣợc cập nhật ở các văn bản quản lý 251 khác nhau, để các cơ sở giáo dục đại học có đƣợc quyền tự chủ trọn vẹn và có cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền tự chủ đó, tránh tình trạng tự chủ “nửa vời” hoặc trao quyền tự chủ đồng thời vẫn “trói buộc” bởi cơ chế. - Quản lý nhà nƣớc về giáo dục đại học nên thực hiện ở các nội dung có tầm vĩ mô, có tính chiến lƣợc, ở các khâu chỉ đạo, huy động, điều phối và giám sát còn các khâu quản lý và tổ chức thực hiện nên giao cho các cơ sở giáo dục đại học chủ động. Các Bộ, Ngành sớm ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể các tiêu chí đánh giá mức độ và chất lƣợng hoàn thành nhiệm vụ của các trƣờng ĐHCL nhằm tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, đồng thời, tăng cƣờng kiểm tra, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các tiêu chuẩn, định mức và mở rộng lĩnh vực giao quyền tự chủ cho các đơn vị. - Nhà nƣớc cần hoàn thiện cơ chế tài chính đối với các trƣờng ĐHCL bằng việc tăng cƣờng phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn cho các trƣờng cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính theo hƣớng mở hơn trên cơ sở có tính đến đặc điểm từng trƣờng, khả năng và nhu cầu thị trƣờng, trình độ quản lý, minh bạch hóa các hoạt động liên kết của các trƣờng ĐHCL. Đổi mới cơ chế tài chính đối với nhóm các trƣờng ĐHCL bằng cách cung cấp các dịch vụ có khả năng xã hội hoá cao, tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động theo hƣớng trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đồng bộ cả về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính, tài sản khi cung cấp dịch vụ gắn với nhu cầu của xã hội, đƣợc quyết định thu giá dịch vụ trên cơ sở khung giá tính đủ các chi phí hợp lý, đúng pháp luật do cấp có thẩm quyền ban hành; đƣợc Nhà nƣớc giao vốn, xác định giá trị tài sản để giao cho trƣờng quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp; đƣợc quyền huy động vốn, sử dụng vốn, tài sản gắn với nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định để mở rộng việc cung cấp dịch vụ giáo dục, tự quyết định số ngƣời làm việc và trả lƣơng trên cơ sở thang bảng lƣơng của Nhà nƣớc và hiệu quả, chất lƣợng công việc. Nhà nƣớc cần thực hiện cơ chế đặt hàng đối với đào tạo đại học và để tất cả các cơ sở giáo dục đại học, gồm cả ĐHCL, đƣợc tham gia vào quy trình tuyển chọn kinh phí đặt hàng đào tạo từ ngân sách nhà nƣớc. 252 - Hoàn thiện hơn các công cụ quản lý và vai trò kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động cung cấp dịch vụ giáo dục nhằm cung cấp tốt hơn cho mọi tầng lớp nhân dân, phát huy các yếu tố tích cực, hạn chế các mặt trái của cơ chế thị trƣờng. Ban hành tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ sự nghiệp cung cấp cho xã hội, hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lƣợng thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, quan tâm đến công tác quản lý nhà nƣớc, nhất là công tác kiểm tra, giám sát, yêu cầu tính công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình của các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL. - Nhà nƣớc cần xây dựng và ban hành những quy định cho hoạt động KTNB phù hợp với điều kiện mới cho các đơn vị. Tại Việt Nam hiện nay, KTNB mới chỉ bắt buộc áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nƣớc bằng các văn bản pháp luật nhƣ Quyết định số 832/TC-QĐ-CĐKT của Bộ tài chính ban hành ngày 28/10/1997 – Quy chế KTNB áp dụng trong DNNN và một số rất ít các văn bản hƣớng dẫn mà chƣa có bất kỳ một văn bản nào quy định tổ chức KTNB trong các đơn vị sự nghiệp công lập đặc biệt là các trƣờng ĐHCL. Trên thực tế với một văn bản ra đời gần 20 năm thì cho đến hiện tại còn nhiều những bất cập cần phải đƣợc sửa đổi, bổ sung thậm chí là thay thế. Trƣớc thực tế nhƣ vậy, Nhà nƣớc với vai trò là ngƣời chủ sở hữu đối với các trƣờng ĐHCL chƣa tự chủ và với vai trò là ngƣời quản lý đối với cả các trƣờng ĐHCL tự chủ và chƣa tự chủ có trách nhiệm hƣớng dẫn các đơn vị thiết lập và vận hành bộ phận KTNB để hỗ trợ quản trị rủi ro cho lãnh đạo nhà trƣờng. Nhà nƣớc có thể tƣ vấn và hỗ trợ các trƣờng trong giai đoạn đầu để các trƣờng lựa chọn cho mình đƣợc một mô hình KTNB phù hợp. Nhà nƣớc cũng cần nghiên cứu và tham gia giải quyết mối quan hệ giữa Hội đồng trƣờng (Hội đồng quản trị) với tổ chức, cá nhân có liên quan, trƣớc hết là với Đảng ủy ở trƣờng ĐHCL trong vai trò là trọng tài để Hội đồng trƣờng có đủ năng lực và thực quyền quyết định các vấn đề của nhà trƣờng, đặc biệt những vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy và hoạt động của KTNB trong trƣờng ĐHCL. Nhà nƣớc cần trao quyền cho Hội đồng trƣờng trong quá trình lựa chọn nhân sự cho bộ phận KTNB để đảm bảo ngƣời 253 đƣợc tuyển chọn có khả năng thích nghi với môi trƣờng của từng trƣờng khác nhau và đáp ứng nhu cầu khác nhau của các lãnh đạo các trƣờng khác nhau. - Nhà nƣớc cần xây dựng và ban hành những quy định cho hoạt động KTNB và hƣớng dẫn các đơn vị thiết lập bộ phận KTNB, tiến tới thiết lập Hiệp hội nghề cho loại hình KTNB để hƣớng dẫn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra giám sát chất lƣợng KTNB. 3.3.2. Về phía các trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội Để các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện các giải pháp xây dựng và hoàn thiện tổ chức KTNB cần phải có các điều kiện hỗ trợ nhƣ sau: - Nâng cao nhận thức về yêu cầu và sự cần thiết tổ chức KTNB trong trƣờng đại học đối với việc hỗ trợ các các trƣờng đổi mới quản trị toàn diện các hoạt động, đảm bảo và nâng cao chất lƣợng đào tạo. Các trƣờng ĐHCL cần hiểu rõ: đƣợc trao quyền tự chủ lớn hơn cần đi đôi với tăng cƣờng trách nhiệm giải trình, từ đó thấy đƣợc tầm quan trọng của minh bạch và công bố thông tin theo yêu cầu không chỉ của cơ quan quản lý nhà nƣớc mà còn của sinh viên, phụ huynh và công chúng nói chung. Đồng thời cũng cần nhận thức đƣợc KTNB trong nhà trƣờng có vai trò, tác dụng lớn trong việc hỗ trợ lãnh đạo nhà trƣờng tăng cƣờng trách nhiệm giải trình, minh bạch và công bố thông tin trung thực về tất cả các mặt hoạt động của nhà trƣờng. - Các trƣờng đều phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ mang tính chi tiết, đảm bảo tính công khai, dân chủ và công bằng, xây dựng đƣợc hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, từng cá nhân cán bộ, nhân viên, giảng viên trong nhà trƣờng, chú trọng giải pháp chi trả thu nhập theo hiệu quả công việc, khuyến khích, hấp dẫn, thu hút ngƣời có năng lực, có trình độ, hoàn thành tốt công việc, qua đó tạo điều kiện cho hoạt động đảm bảo và tƣ vấn của KTNB đƣợc phát huy hiệu quả. - Tạo ra môi trƣờng làm việc và văn hoá làm việc hiệu quả cho kiểm toán viên thực hiện hoạt động KTNB: Nhà trƣờng phải có cơ chế và biện pháp truyền thông về vai trò, chức năng đảm bảo, tƣ vấn của KTNB để tạo 254 ra sự tin tƣởng, hỗ trợ công việc giữa cán bộ, nhân viên, giáo viên trong nhà trƣờng với KTVNB, giúp KTVNB yên tâm làm việc qua đó nâng cao hiệu quả của công tác kiểm toán, giúp giảm chi phí, thời gian kiểm toán, đồng thời cũng phải tạo cho KTVNB ý thức đƣợc trách nhiệm, quyền hạn và nhiệm vụ của mình để đảm bảo công tác kiểm toán đạt đƣợc mục tiêu đặt ra, qua đó giúp nâng cao hiệu quả làm việc, kết quả công việc và tinh thần làm việc của các KTVNB. - Các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL có tổ chức kinh doanh dịch vụ cần nghiên cứu để có chính sách đặc thù về tiền lƣơng, thu nhập cho đội ngũ KTVNB làm việc trong các trƣờng đại học, tƣơng xứng với trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp của họ để thu hút ngƣời có chuyên môn cao, đặc biệt vị trí trƣởng bộ phận KTNB. 3.3.3. Về phía bộ phận KTNB trong nhà trƣờng Để đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc với chức năng đảm bảo và tƣ vấn, mỗi KTVNB trong trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL chuyên nghiệp phải có kiến thức chuyên sâu về tài chính kế toán, kiến thức pháp luật và kiến thức quản trị, đặc biệt phải am hiểu về trƣờng đại học, về đào tạo, nghiên cứu và quản trị đại học. Do vậy, bộ phận KTNB trong trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL cần phải chú trọng chính sách tuyển dụng và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho KTVNB, thực hiện văn hóa chia sẻ trong nội bộ để các KTVNB đều có thể tham gia vào kiểm toán các hoạt động của nhà trƣờng khi cần có sự điều động của trƣởng bộ phận KTNB giữa các đoàn kiểm toán hay các KTVNB cần phải có hỗ trợ thêm về chuyên môn, nghiệp vụ - Trƣởng bộ phận KTNB cũng cần đề xuất với nhà trƣờng có chính sách hỗ trợ các KTNVB học và thi các chứng chỉ KTVNB (CIA) đã đƣợc một số tổ chức nƣớc ngoài đào tạo, sát hạch và cấp tại Việt Nam để nâng cao chất lƣợng cho đội ngũ cho KTVNB. - Trƣởng bộ phận KTNB cần tổ chức họp rút kinh nghiệm sau khi kết thúc cuộc kiểm toán, các kinh nghiệm hay cần phải đƣợc tổng hợp thành sổ tay và đƣợc phổ biến cho các KTVNB để tạo điều kiện nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt 255 động kiểm toán trong tƣơng lai. Ngoài ra, Trƣởng bộ phận KTNB có thể gửi bản khảo sát cho các bộ phận đƣợc kiểm toán hoặc mở các trang thông tin trên mạng nội bộ để thu thập ý kiến đánh giá khách quan về cuộc kiểm toán, nhƣ: KTV có đảm bảo tính độc lập khi thực hiện công tác kiểm toán không? Thái độ làm việc của KTV có tích cực hợp tác với đơn vị về các vấn đề phát hiện đƣợc trong quá trình kiểm toán không? mức độ hài lòng của cán bộ, nhân viên, giáo viên về thái độ và phƣơng pháp làm việc, cách thức giải quyết vấn đề phát sinh... Qua đó từng bƣớc nâng cao tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp cho KTVNB. 256 Kết luận chƣơng 3 Chƣơng 3 của luận án đã trình bày xu hƣớng hƣớng phát triển của các trƣờng đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, phân tích làm rõ yêu cầu và nguyên tắc để xây dựng, hoàn thiện tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội, đƣa ra hệ thống các giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm 3 nhóm giải pháp: Hoàn thiện tổ chức bộ máy KTNB; hoàn thiện tổ chức hoạt động KTNB và giải pháp để duy trì, đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của KTNB tại các trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội, trong đó chỉ rõ lộ trình thực hiện giải pháp để phù hợp với điều kiện khác nhau của các nhóm trƣờng ĐH. Bên cạnh đó, NCS cũng đƣa ra các điều kiện để có thể thực hiện các giải pháp xây dựng, hoàn thiện tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội, gồm điều kiện từ phía Nhà nƣớc, các Bộ, Ngành, về phía các trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội và về phía bộ phận KTNB trong nhà trƣờng để có thể triển khai các nhóm giải pháp một cách có hiệu quả. 257 KẾT LUẬN Một nền kinh tế thị trƣờng với xu hƣớng hội nhập và toàn cầu, Việt Nam đã và đang dần dần tham gia vào hoạt động kinh tế chung của khu vực và thế giới. Với một môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng và tuân thủ mọi quy luật kinh tế chung, hoạt động quản lý kinh tế ngày càng khó khăn hơn đối với các đơn vị kinh tế. Với tƣ cách là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, kiểm toán nói chung, đặc biệt là KTNB ngày càng trở nên hết sức quan trọng và cần thiết không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng của Nhà nƣớc, mà còn đối với cả các Trƣờng đại học. Những thông tin do kiểm toán cung cấp là những căn cứ đáng tin cậy giúp cho nhà nƣớc nhìn nhận, đánh giá, xử lý đúng đắn các vấn đề nảy sinh, đồng thời làm cơ sở cho các nhà quản lý khi đƣa ra những quyết sách kinh tế phù hợp. Thông qua thực hiện chức năng, nghiệp vụ của mình, kiểm toán, đặc biệt là KTNB còn giúp cho các Trƣờng đại học biết đƣợc và khắc phục đƣợc những sai sót, vi phạm trong quản lý và trong việc chấp hành chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, phòng ngừa rủi ro, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo. Hiện nay, hầu nhƣ tất cả các trƣờng đại học Việt nam, trong đó có các trƣờng ĐH trên địa bàn Hà Nội thì KTNB và triển khai KTNB còn chƣa đƣợc quan tâm. Đứng trên giác độ là công cụ quản lý đem lại những lợi ích trong nhiều mặt nhƣ: Đảm bảo sự minh bạch trong tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động cũng nhƣ duy trì sự tuân thủ các quy định, quy chế trong nội bộ của trƣờng đại học thì việc triển khai KTNB có thể còn có một số rào cản nhất định nhƣng việc tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội là một yêu cầu cần thiết. KTNB với vai trò là một công cụ quản lý quan trọng, tác động tích cực tới việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính có liên quan trực tiếp đến hiệu quả kinh tế xã hội nhằm hạn chế, ngăn ngừa các hiện tƣợng tiêu cực trong khai thác sử dụng và nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn 258 lực tài chính và thực hiện tốt các mục tiêu của nhà trƣờng. KTNB cung cấp những thông tin hỗ trợ, tham mƣu nhằm điều chỉnh các mục tiêu, điều chỉnh phƣơng pháp thực hiện mục tiêu của các trƣờng phù hợp với tình hình thực tế và hoàn thành sứ mệnh của mình trong điều kiện hội nhập, cạnh tranh mạnh mẽ nhƣ hiện nay. Với mục đích nghiên cứu để xây dựng, hoàn thiện tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đã đạt đƣợc một số kết quả cụ thể sau: 1. Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến KTNB và tổ chức KTNB trong các trƣờng đại học. Cụ thể nhƣ sau: Khái quát chung về KTNB, khái quát về tổ chức KTNB trong đơn vị, nội dung tổ chức KTNB trong các trƣờng đại học, kinh nghiệm quốc tế trong tổ chức KTNB và bài học kinh nghiệm cho các trƣờng ĐHCL ở Việt Nam. 2. Luận án đã tìm hiểu, khảo sát thực trạng tổ chức kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, đánh giá nội bộ tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội và đánh giá những kết quả đạt đƣợc, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế này để định hƣớng cho các giải pháp xây dựng, hoàn thiện tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội. 3. Trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, đánh giá nội bộ tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội, luận án đã đƣa ra hệ thống các giải pháp khá đầy đủ và đồng bộ nhằm xây dựng, hoàn thiện tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội, chỉ rõ lộ trình thực hiện giải pháp. Đồng thời NCS cũng đƣa ra các điều kiện thực hiện giải pháp xây dựng, hoàn thiện tổ chức KTNB tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội về phía Nhà nƣớc, các Bộ, Ngành, về phía các trƣờng ĐH trên địa bàn thành phố Hà Nội và bản thân bộ phận KTNB trong nhà trƣờng. 259 Trong quá trình nghiên cứu do nhiều điều kiện hạn chế, luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, thầy, cô, đồng nghiệp, các nhà quản trị tại các tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội để luận án đƣợc hoàn thiện, có giá trị lý luận và thực tiễn cao hơn. Tác giả hy vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần không nhỏ vào phát triển lý luận về tổ chức KTNB và thực tiễn tổ chức KTNB tại các trƣờng tại các trƣờng ĐH, trong đó có các trƣờng ĐHCL trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng nhƣ các trƣờng ĐH tại Việt Nam. Xin trân trọng cảm ơn! 260 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 1. Nguyễn Ngọc Khƣơng, “Vận dụng nguyên tắc thận trọng trong các quy định của Hệ thống pháp luật Kế toán Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 3(104)/2012, trang 20-22. 2. Nguyễn Ngọc Khƣơng, “Cơ hội và thách thức của ngành kiểm toán độc lập Việt Nam trong hội nhập TPP”, Tạp chí Tài chính – kỳ 2, năm 2016, trang 35-36. 3. Nguyễn Ngọc Khƣơng, “Tổ chức kiểm toán nội bộ - đòn bẩy tự chủ đại học, góc nhìn từ các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tạp chí Công thƣơng, số 11/2016, trang 267-273 4. Nguyễn Ngọc Khƣơng, “Thực trạng kiểm toán nội bộ tại các trường đại học công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Tạp chí Công thƣơng, số 12/2016, trang 230-235. 5. Nguyễn Ngọc Khƣơng, “Tổ chức kiểm toán nội bộ - bước đột phá trong hoàn thiện cơ chế quản lý tại các trường đại học trên thành phố Hà Nội”, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, số 12/2016, trang 27-31. 261 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu trong nƣớc 1. Acrons và Popanz (2012), Adoption ò internal auditing in developing countries: egyptian public sector. 2. Aikins (2011), Managing E-Government Projects: Concepts, Issues, and Best Practices 3. Ali, J. D. Gloeck, A. Ahmi, and M. H. Sahdan. “Internal Audit in the state and local government og Malaysia,” 131 Southern African Journal of Accountancy and Auditing Research, vol 7, pp. 25-57, 2007. 4. Alzeban and Gwilliam (2014), Perception of managers on the effectiveness of the internal audit functions: A case study in TNB 5. Belay (2007), Ethiopian Medical Journal. 6. Bookal (2002), The Essential Guide to Internal Auditing 7. Braiotta & March (1992), Directors and Audit Committee 8. Brierley, J., El-Nafabi, H., & Gwilliam, D. (2001). The Problems of Establishing Internal Audit in the Sudanese Public Sector. International Journal Of Auditing, 5(1), 73-87. doi: 10.1111/1099-1123.00326 9. Brierley, Nafabi & Gwilliam (2001), Accounting in Africa 10. Cheung & Qiang, 1997, State control and performance evaluation: the case of a state-owned enterprise in China 11. Christopher, J. (2012). The adoption of internal audit as a governance control mechanism in Australian public universities - views from the CEOs. Journal Of Higher Education Policy And Management 12. Cohen và Sayag (2010), Steigerung der Objektivität Interner Revisoren 13. Colicchia, Dallari, & Melacini (2010), Increasing supply chain resilence in a global sourcing context - Production Planning & Control 14. Detlev Sparberg (1996), cases in the road building programme (Germany). OECD SIGMA, “Management Control in Modern Government Administration: Some Comparative Practices,” Paris, 2005 262 15. Diamond (2002), The Political Economy of Government Auditing 16. Dounis (2008), Mergers and Acquisitions: The Critical Role of Stakeholders 17. G.M. (1996), Management controls: a senior executive perspective. OECD SIGMA, “Management Control in Modern Government Administration: Some Comparative Practices,” Paris, 2005 18. Gabhar,D.R.L, & Reinstein,A. (1987). Comparison of Govermental an Private Sector Audit Commitees 19. Gerald Vinten, (1999), Managerial Auditing Journal. 20. Gherai Dana Simona (2013), Court of auditors – The assessment of internal control system in the public sector in romania 21. Goodwin và Seow (2002), Accounting and Regulation: New Insights on Governance, Markets and Institutions. 22. IIA, 2004, The Role of Internal Audit in Corporate Governance in Europe 23. IIA, 2005, The Role of Internal Audit in Corporate Governance in Europe 24. Internal Auditing 2008 25. James Q. McCrindell (1996), Management controls: the role of central agencies (Canada). OECD SIGMA, “Management Control in Modern Government Administration: Some Comparative Practices,” Paris, 2005 26. Jan Hagvall (1996). Management controls in central government activities: a swedish perspective. OECD SIGMA, “Management Control in Modern Government Administration: Some Comparative Practices,” Paris, 2005 27. John Dunn, (1996), Auditing: Theory and Practice. 28. Lampe và Sutton (1994), Advances in Accounting Behavioral Research 29. Lawrence B.Sawyer (1996), The Manager and the Internal Auditor: Partners for Profit 30. Lettieri & Masella (2009);From Information to Smart Society: Environment, Politics and Economics 31. Lopez và Perez (2003), South America, Central America and the Caribbean 32. Marika Arena (2013), Organizing Supply Chain Processes for Sustainable Innovation in the Agri-Food Industry 263 33. Michael Kipkurui Changwony (2015), Role of internal audit function in promoting effective corporate governanceof commercial banks in kenya 34. Mihret (2013), Public Sector Management 35. Mihret và Yismaw (2007), Public Sector Management 36. Mihret, D.G. and Yismaw, A.W. (2007), "Internal Audit Effectiveness: An Ethiopian public sector case study", Managerial Auditing Journal, Vol. 22, No. 5, pp. 470-484. 37. Mohammed Seid Ali (2011), The Effects of Internal Audit on Performance of Ethiopian Financial Institutions 38. Njoroge (2012), Free day secondary schooling in Kenya: An audit from cost perspective. 39. Plicher (2014), Adoption of internal auditing in developing countries: Egyptian public sector 40. Ramamoorti (2003), Internal Audit Handbook: Management with the SAP®-Audit Roadmap 40a. Ramamoorti S. (2003), Internal Auditing: History, Evolution, and Prospects, IIA‟s Website 41. Ramamoorti (2003), Mohammeed Seid Ali (2011), Patience Adjoa Austin et al (2011), Gherai Dana Simona et al (2013), Jürgen Spanhove et al (2008), George Drogalas (2012), Marika Arena et al (2013) và Subhi Ahmad M Alaswad (2016) 42. Richard Allen, 1996, Automic Audit 43. Rick & Todd, (2008), Earnings Management: Emerging Insights in Theory, Practice, and Research 44. Rossiter (2007), Cutting Edge Internal Auditing 45. Simmons (1996), Financial Audit: Federal Deposit Insurance Corporation's 1996 and 1995 Financial Statements 45a. Selim Georges M., Sudi Sudarsanam, Mike Lavine (2003), The Role of Internal Auditors in Mergers, Acquisitions and Divestitures: An International Study 46. Simona và Elisabeta (2013), Role of internal auditing in risk management in 264 the public 47. Van Gansberghe, C. (2005). Internal Auditing in the Public Sector: a consultative forum in Nairobi, Kenya, shores up best practices for government audit professionals in developing nations. Internal Auditor, 62 (4), pp. 69-73 48. Woodard (2000); Annual Report of the Auditor of the State for the Fiscal Year Ending September 49. Woodward và Allegrini (2009), Regulating (From) the Inside: The Legal Framework for Internal Control in banks án financal íntitutions 50. Zain và Subramaniam (2007) , Advances in Accounting Behavioral Research 51. Zaman (2001), Auditor Independence: Auditing, Corporate Governance and Market Confidence B. Tài liệu trong nƣớc 52. Bùi Thị Minh Hải (2013). Tổ chức KTNB tại các đại học. Tạp chí Kinh tế và Phát 53. Chiến lƣợc phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 54. Chiến lƣợc phát triển học viện nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050 55. Đề án "Quy hoạch tổng thể xây dựng và phát triển trƣờng ĐHBK Hà Nội giai đoạn 2006-2030” 56. Kế hoạch thực hiện mục tiêu chất lƣợng năm học 2016-2017, Đại học Hồng Đức 57. Kiểm toán nội bộ - Học viện Tài chính – 2012 58. Luật Giáo dục đại học số 08/2012/QH13 59. Luật kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 60. Lý thuyết Kiểm toán – ĐH Kinh tế quốc dân 61. Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về việc thực hiện dân chủ trong cơ quan hành chính nhà nƣớc và đơn vị sự nghiệp công lập 62. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập 265 63. Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 64. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 65. Nghị quyết 40/NQ-CP về ban hành chƣơng trình hành động của Chính phủ về thực hiện Thông báo kết luận của Bộ chính trị về Đề án “ đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” 66. Nghị quyết 44/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ƣơng 67. Ngô Trí Tuệ và cộng sự (2004), Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cƣờng quản lý tài chính tại Tổng Công ty Bƣu Chính Viễn Thông Việt Nam. 68. Nguyễn Quang Quynh (1998, Lý thuyết kiểm toán 69. Quyết định 04/2000/QĐ-BGDĐT ngày 01/03/2000 về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan và hoạt động của Nhà trƣờng 70. Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT ngày 25/7/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW 71. Sự tƣơng thích giữa 10 tiêu chuẩn kiểm định chất lƣợng trƣờng Đại học/Cao đẳng Việt Nam với Bộ ISO 9000: 2000 72. Thông tƣ 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ nội vụ hƣớng dẫn một số nội dung của NDD04/2015 73. Thông tƣ 09/2016/TT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/3/2016 hƣớng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 86/2015/NĐ-CP 74. Thông tƣ số 89/2010/TT-BTC ngày 16/6/2010 của Bộ Tài chính Hƣớng dẫn chế độ báo cáo công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc tại cơ quan nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức đƣợc giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nƣớc 75. Vƣơng Đình Huệ và cộng sự (2007), Định hƣớng chiến lƣợc và giải pháp 266 phát triển hệ thống kiểm toán ở Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc 76. http: //infeqa.vnu.edu.vn/gioi-thieu/doi-ngu-can-bo/101/doi-ngu-can-bo-co- huu.html 77. http: //khaothi.vcu.edu.vn/Default.aspx?progid=1&sid=&id=8 78. http: //khaothi-dbclgd.neu.edu.vn/CocauTochuc.aspx 79. http: //phongthanhtra.neu.edu.vn/GioiThieu.aspx 80. http: //portal.ptit.edu.vn/co-cau-to-chuc/trung-tam-khao-thi-va-dam-bao- chat-luong-giao-duc/ 81. http: //thanhtra.tmu.edu.vn/vi/organs/ 82. http: //www.hvtc.edu.vn/tabid/69/ctrlID/5/ID/13/Default.aspx 83. http: //www.vnua.edu.vn/phongban/dbcl/index.php/vi/news-2 84. https: //dbcl.hust.edu.vn/nghien-cuu 85. https: //www.haui.edu.vn/vn/html/phong-thanh-tra-giao-duc 86. https: //www.hust.edu.vn/tt/-/asset_publisher/AKFI5qRls1e8/content/hoi- ong-cap-cao-ve-anh-gia-nghien-cuu-va-giao-duc-ai-hoc-phap-hceres-anh- gia-va-kiem-inh-truong-hbk-ha- noi/pop_up?_101_INSTANCE_AKFI5qRls1e8_viewMode=print&_101_I NSTANCE_AKFI5qRls1e8_languageId=vi_VN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_to_chuc_kiem_toan_noi_bo_tai_cac_truong_dai_hoc_tren.pdf
Luận văn liên quan