Luận án Tổng hợp và đặc trưng màng hydroxyapatit pha tạp một số nguyên tố vi lượng trên nền thép không gỉ 316l định hướng ứng dụng làm nẹp vít xương

Các kết quả cấy ghép vật liệu nẹp vít xương TKG316L không phủ và có phủ màng NaHAp và MgSrFNaHAp lên xương động vật cho thấy sau 1 tháng, các động vật đã trở về trạng thái bình thường, không có hình ảnh hoại tử hoặc tiêu xương. Ngoài ra kết quả cũng cho thấy khả năng thích ứng tốt của vật liệu nẹp vít TKG316L phủ màng MgSrFNaHAp, sau hai tháng, hình thành một lớp xương mới quanh vị trí khoan, cơ bám chắc vào bề mặt vật liệu và hầu như không có tế bào lympho; trong khi đó trên vật liệu TKG316L và NaHAp/TKG316L tại vị trí cấy ghép tuy có nhiều tế bào tạo xương, không có hình ảnh tiêu xương nhưng rải rác vẫn còn tế bào lympho. Sau 3 tháng ghép các vật liệu, hoạt động tạo xương ở các nhóm vật liệu đã giảm dần, các cấu trúc xương gần vùng ghép đã hoàn chỉnh, không quan sát thấy tế bào lympho, không có hình ảnh tiêu xương.

pdf134 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tổng hợp và đặc trưng màng hydroxyapatit pha tạp một số nguyên tố vi lượng trên nền thép không gỉ 316l định hướng ứng dụng làm nẹp vít xương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
9,37 ± 1,47 5,54 ± 0,31 89,17 ± 20,93 7 ngày 9,82 ± 2,20 4,86 ± 0,16 89,17 ± 18,88 30 ngày 8,45 ± 1,06 4,92 ± 0,51 75,33 ± 22,84 Nhóm NaHAp (n = 6) 0 ngày 9,73 ± 1,41 6,07 ± 0,68 88,83 ± 9,70 7 ngày 9,18 ± 0,50 4,53 ± 0,64 74,33 ± 13,44 30 ngày 8,57 ± 0,39 5,86 ± 0,73 75,67 ± 21,07 Nhóm MgSrFNaHAp (n = 6) 0 ngày 9,27 ± 0,45 4,79 ± 0,13 73,83 ± 13,15 7 ngày 9,37 ± 1,20 4,79 ± 0,19 79,83 ± 10,28 30 ngày 8,68 ± 0,71 5,47 ± 0,16 84,50 ± 10,19 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 c. Các chỉ số đánh giá chức năng gan, thận Chức năng gan của các chó ở thời điểm trước phẫu thuật: nồng độ enzyme GOT và GPT trong máu của chó ở cả 3 nhóm (chứng, NaHAp, MgSrFNaHAp) đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa các nhóm (bảng 3.26 và 3.27). Nồng độ hai enzyme GOT và GPT trong máu của chó ở các thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày và 1 tháng trên từng nhóm và giữa các nhóm đều nằm trong giới hạn bình thường [114], không có sự khác biệt giữa các thời điểm. Bảng 3.26. Nồng độ GOT (U/L) của các nhóm chó ở các thời điểm Nhóm Ngày Chứng (n = 6) NaHAp (n = 6) MgSrFNaHAp (n = 6) p Ngày 0 34,33 ± 6,80 35,00 ± 4,56 36,50 ± 4,18 > 0,05 Ngày 7 35,67 ± 7,94 33,17 ± 6,34 35,83 ± 7,65 > 0,05 Ngày 30 37,67 ± 7,81 26,50 ± 5,17 28,00 ± 4,43 > 0,05 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 88 Bảng 3.27. Nồng độ GPT (U/L) của các nhóm chó ở các thời điểm Nhóm Ngày Chứng (n = 6) NaHAp (n = 6) MgSrFNaHAp (n = 6) p 0 ngày 18,67 ± 3,78 13,17 ± 7,33 20,50 ± 4,28 > 0,05 7 ngày 24,67 ± 9,20 27,00 ± 8,85 19,17 ± 7,52 > 0,05 30 ngày 25,17 ± 7,03 14,00 ± 3,74 18,17 ± 7,03 > 0,05 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 Chức năng thận của các chó ở thời điểm trước phẫu thuật, nồng độ ure và creatinin trong máu của chó ở cả 3 nhóm chứng, NaHAp và MgSrFNaHAp đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa các nhóm. Điều này cho thấy động vật nghiên cứu được phân vào các nhóm nghiên cứu đảm bảo tính tương đồng, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu. Nồng độ ure và creatinin trong máu của chó ở các thời điểm sau phẫu thuật 7 ngày và 1 tháng trên từng nhóm và giữa các nhóm ở cùng thời điểm nghiên cứu (bảng 3.28 và 3.29) đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa các thời điểm trong cùng một nhóm [114]. Bảng 3.28. Nồng độ Ure (mmol/L) của các nhóm chó ở các thời điểm Nhóm Ngày Chứng (n = 6) NaHAp (n = 6) MgSrFNaHAp (n = 6) p 0 ngày 1,60 ± 0,49 1,29 ± 0,50 1,41 ± 0,41 > 0,05 7 ngày 2,40 ± 0,21 1,78 ± 1,36 1,94 ± 0,57 > 0,05 30 ngày 1,90 ± 0,76 1,39 ± 0,62 1,17 ± 0,32 > 0,05 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 Bảng 3.29. Nồng độ Creatinin (µmol/L) của các nhóm chó ở các thời điểm Nhóm Ngày Chứng (n = 6) NaHAp (n = 6) MgSrFNaHAp (n = 6) p 0 ngày 78,17 ± 22,17 78,17 ± 16,17 80,83 ± 24,34 > 0,05 7 ngày 77,00 ± 3,63 81,67 ± 9,29 81,67 ± 15,95 > 0,05 30 ngày 76,67 ± 13,71 78,00 ± 11,37 84,00 ± 10,79 > 0,05 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 89 d. Hình ảnh đại thể Hình ảnh đại thể ở vị trí cấy vật liệu cho thấy giữa các nhóm động vật cấy ghép các vật liệu TKG316L, NaHAp/TKG316L và MgSrFNaHAp/TKG316L đều cho kết quả như nhau. Tổ chức dưới da vùng ghép và chung quanh không thấy biến đổi bất thường. Vùng mô cơ tiếp xúc trực tiếp với vật liệu và xung quanh vật liệu có màu trắng ngà, giống những vùng khác, không quan sát thấy màu bất thường quanh vùng đặt vật liệu (hình 3.46). Khối mô cơ chứa vật liệu đàn hồi tốt, màu sắc hồng, trong, giống như vùng mô cơ xung quanh. Qua lớp cơ mỏng có thể nhìn thấy vật liệu bằng mắt thường. Kết quả này cũng phù hợp với tiến trình liền vết thương, tạo sẹo của các vết thương nhỏ, không có biến chứng [112]. nh 3.46. Vùng cơ nơi đặt vật liệu và vật liệu nghiên cứu sau 1 tháng e. Hình ảnh vi thể Hình ảnh vi thể cho thấy giữa các nhóm động vật cấy ghép đều có kết quả như nhau, xung quanh khoảng cấy vật liệu không có mặt các tế bào viêm, chỉ là một lớp vỏ xơ mỏng, tùy theo vị trí và góc cạnh của vật liệu (hình 3.47). Vùng tiếp xúc trực tiếp với vật liệu hình thành một màng liên kết. Màng này bao bọc xung quanh vật liệu, dày mỏng, độ bằng phẳng không đều. Tập trung trong màng liên kết chủ yếu là nguyên bào sợi, tế bào sợi, sợi liên kết. 90 nh 3.47. Vùng cấy vật liệu trên khối cơ đùi trước ở động vật cấy ghép: TKG316L (a) và MgSrFNaHAp/TKG316L (b) Tuy nhiên, trên nhóm vật liệu không phủ và có phủ NaHAp có rải rác một số ít tế bào lympho (hình 3.48a). Với nhóm phủ MgSrFHAp, trên tiêu bản thấy rõ hình ảnh các bó sợi cơ cắt ngang, dọc; cấu trúc các sợi cơ hoàn toàn bình thường, trên các sợi cơ thấy các vân ngang sáng tối xen kẽ nhau; mỗi sợi cơ có nhiều nhân, hình trứng hoặc hơi dài, nằm ở ngoại vi khối cơ tương, sát dưới màng sợi cơ, hoàn toàn không thấy có tế bào lympho (hình 3.48b). nh 3.48. Vỏ xơ và khối cơ đùi trước sau 4 tuần cấy ghép: NaHAp/TKG316L (a) và MgSrFNaHAp/TKG316L (b) 3.2.2.2. Kết quả về ghép vật liệu TKG316L, NaHAp/TKG316L, MgSrFNaHAp/TKG316L vào xương a. Tình trạng tại chỗ vết mổ Sau phẫu thuật, toàn bộ động vật đều tỉnh sau 1-3 giờ, có thể tự ăn uống sau 12 giờ, động vật đi lại ít và chậm trong vòng 24 giờ đầu sau mổ. Nhìn chung, các vết mổ đều có dấu hiệu nề, xung huyết nhẹ trong 3 ngày đầu tiên, không có dịch thấm băng, không có hiện tượng chảy máu, chảy dịch từ vết mổ (hình 3.49). Sau 7 91 ngày mép vết mổ khít, tổ chức dưới da không bị căng phồng, tràn dịch, tràn khí, hết tình trạng phù nề, xung huyết. Sau 1 tháng vết mổ đã liền da gần như hoàn toàn, sẹo liền đẹp, phẳng, bờ mềm mại. Không có hiện tượng sùi, rò rỉ dịch tại chỗ, vật liệu nghiên cứu không bị đùn ra ngoài (hình 3.49). nh 3.49. Vết mổ tại vùng đùi chó sau phẫu thuật b. Thành phần các tế bào máu Ở giai đoạn cấp sau phẫu thuật (sau 7 ngày), số lượng bạch cầu tăng lên, trong khi số lượng hồng cầu có xu hướng giảm nhẹ và số lượng tiểu cầu không có sự khác biệt khi so với thời điểm trước phẫu thuật ở cả 3 nhóm (bảng 3.30). Tuy nhiên, các chỉ số này không có sự khác biệt giữa các nhóm động vật nghiên cứu và cả 3 loại tế bào ở máu ngoại vi: hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu đều nằm trong giới hạn bình thường. Điều này chứng tỏ phẫu thuật đặt nẹp vít TKG316L có phủ NaHAp và MgSrFNaHAp vào xương đùi gây phản ứng viêm cấp tại chỗ xương đùi dẫn đến số lượng bạch cầu tăng. Đồng thời động vật sau phẫu thuật bị viêm, đau tại chỗ nên khả năng ăn uống kém hơn do đó gây giảm số lượng hồng cầu. Tuy nhiên, vật liệu tồn tại trong cơ thể động vật trong 7 ngày không gây nên các ảnh hưởng lớn đến cơ quan tạo máu của cơ thể động vật, nên các chỉ số vẫn còn nằm trong giới hạn bình thường [111]. Sau phẫu thuật 1 tháng ta cũng thấy kết quả tương tự: số lượng cả 3 loại tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều không thấy có sự khác biệt so với thời điểm trước phẫu thuật. Kết quả này cho thấy phản ứng viêm cấp tính khi đưa nẹp vít vào xương đùi đã không còn và nẹp vít tồn tại 1 tháng trong cơ thể không gây phản ứng viêm mạn tính, không ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan tạo máu của động vật (bảng 3.31). 92 Như vậy, nẹp vít có phủ NaHAp và MgSrFNaHAp khi đưa vào cơ thể động vật gây phản ứng viêm cấp trong giai đoạn ngắn nhưng không gây nên các phản ứng viêm kéo dài ảnh hưởng đến cơ thể. Kết quả nghiên cứu này tương tự như các nghiên cứu của các tác giả trước đây khi cấy các vật liệu có độ tương thích sinh học cao (như titan) vào cơ thể động vật thực nghiệm [115]. Bảng 3.30. Thành phần các tế bào máu của các nhóm sau phẫu thuật 7 và 30 ngày Nhóm Sau phẫu thuật Bạch cầu (G/L) Hồng cầu (T/L) Tiểu cầu (G/L) Nhóm chứng (n = 8) 7 ngày 12,29 ± 1,38 4,84 ± 0,08 90,52 ± 9,74 30 ngày 9,55 ± 0,66 5,14 ± 0,48 79,68 ± 6,85 Nhóm NaHAp (n = 8) 7 ngày 13,13 ± 1,06 4,57 ± 0,63 81,88 ± 6,66 30 ngày 9,61 ± 0,51 5,89 ± 0,82 82,51 ± 8,85 Nhóm MgSrFNaHAp (n = 8) 7 ngày 12,55 ± 1,84 4,79 ± 0,24 84,96 ± 5,71 30 ngày 9,85 ± 0,89 5,44 ± 0,24 87,37 ± 10,28 p > 0,05 > 0,05 > 0,05 c. Các chỉ số đánh giá chức năng gan, thận Chức năng gan: Ở thời điểm trước phẫu thuật, nồng độ enzyme GOT trong máu của chó ở cả 3 nhóm chứng, NaHAp và MgSrFNaHAp đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa các nhóm. Điều này cho thấy động vật nghiên cứu được phân vào các nhóm nghiên cứu là các động vật khỏe mạnh bình thường đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu. Sau phẫu thuật 7 ngày, nồng độ enzyme GOT trong máu của chó tăng cao hơn so với thời điểm trước phẫu thuật và ở trên ngưỡng bình thường, tuy nhiên, chỉ số này tăng đều, không thấy thấy sự khác biệt ở cả 3 nhóm ở ngày thứ 7 sau phẫu thuật. Sau phẫu thuật 1 tháng, nồng độ enzyme GOT trong máu của chó trở lại giá trị bình thường tương tự như ở thời điểm trước phẫu thuật và không có sự khác biệt giữa nhóm trong cùng thời điểm (bảng 3.32). 93 Bảng 3.31. Nồng độ GOT (U/L) của các nhóm ở các thời điểm Nhóm Ngày Chứng (n = 8) NaHAp (n = 8) MgSrFNaHAp (n = 8) p Ngày 0 (a) 33,83 ± 6,18 35,50 ± 5,36 31,67 ± 5,35 > 0,05 Ngày 7 (b) 52,33 ± 5,61 57,17 ± 8,54 55,33 ± 6,35 > 0,05 Ngày 30 (c) 36,17 ± 6,15 41,50 ± 6,72 38,67 ± 3,78 > 0,05 p pa-b , pb-c< 0,05 pa-b , pb-c< 0,05 pa-b , pb-c< 0,05 Trước phẫu thuật, nồng độ enzyme GPT trong máu của chó ở cả 3 nhóm chứng, NaHAp, MgSrFNaHAp đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa các nhóm. Sau phẫu thuật 7 ngày, nồng độ enzyme GOT trong máu của chó tăng cao hơn so với thời điểm trước phẫu thuật nhưng vẫn ở trong ngưỡng bình thường và không thấy sự khác biệt ở cả 3 nhóm ở thời điểm này. Sau phẫu thuật 1 tháng, nồng độ enzyme GPT trong máu của chó ở các thời điểm giảm trở lại giống như ở thời điểm trước phẫu thuật và không có sự khác biệt giữa các nhóm (bảng 3.33). Bảng 3.32. Nồng độ GPT (U/L) của các nhóm ở các thời điểm Nhóm Ngày Chứng (n = 8) NaHAp (n = 8) MgSrFNaHAp (n = 8) p Ngày 0 (a) 17,50 ± 4,85 20,83 ± 3,06 19,67 ± 3,72 > 0,05 Ngày 7 (b) 36,33 ± 5,65 33,83 ± 6,43 34,17 ± 8,30 > 0,05 Ngày 30 (c) 25,33 ± 7,26 27,50 ± 9,22 29,83 ± 6,85 > 0,05 p pa-b, pb-c < 0,05 pa-b < 0,05 pa-b < 0,05 Sự tăng nồng độ enzyme GOT và GPT sau phẫu thuật đưa nẹp vít vào xương đùi chó được giải thích do cơ thể động vật phải trải qua quá trình gây mê, các mô cơ bị tổn thương trong phẫu thuật nên ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận và được thể hiện bởi sự hủy hoại tế bào gan và gây tăng men gan trong giai đoạn cấp tính. Tuy nhiên, sau giai đoạn cấp tính vết thương liền tốt, không có biến chứng nên các chỉ số này trở lại bình thường. Một số tác giả trước đây cũng có kết quả tương tự nghiên cứu này [115]. 94 Chức năng thận Ở thời điểm trước phẫu thuật, nồng độ ure trong máu của chó ở cả 3 nhóm chứng, NaHAp, MgSrFNaHAp đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa các nhóm (bảng 3.34). Điều này cho thấy động vật nghiên cứu khỏe mạnh bình thường và được phân vào các nhóm nghiên cứu đảm bảo tính tương đồng, đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu. Sau phẫu thuật 7 ngày, nồng độ ure trong máu của chó ở cả 3 nhóm tăng lên so với thời điểm trước phẫu thuật nhưng vẫn nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa các nhóm trong cùng thời điểm. Sau phẫu thuật 1 tháng, nồng độ ure trong máu chó ở cả 3 nhóm có xu hướng giảm trở lại tương tự thời điểm trước phẫu thuật và cũng không có sự khác biệt giữa các nhóm trong cùng thời điểm. Bảng 3.33. Nồng độ Ure (mmol/L) của các nhóm ở các thời điểm Nhóm Ngày Chứng (n = 8) NaHAp (n = 8) MgSrFNaHAp (n = 8) p Ngày 0 (a) 1,33 ± 0,52 1,17 ± 0,41 1,50 ± 0,55 > 0,05 Ngày 7 (b) 2,33 ± 0,52 1,67 ± 1,37 1,83 ± 0,75 > 0,05 Ngày 30 (c) 2,00 ± 0,89 1,50 ± 0,55 1,17 ± 0,41 > 0,05 p pa-b < 0,05 pa-b < 0,05 pa-b < 0,05 Nồng độ creatinin trong máu của chó ở cả 3 nhóm chứng, NaHAp, MgSrFNaHAp đều nằm trong giới hạn bình thường và không có sự khác biệt giữa các nhóm ở thời điểm trước khi phẫu thuật (bảng 3.35). Trong khi ở thời điểm 7 ngày, chỉ số này tăng cao hơn giá trị ở thời điểm trước phẫu thuật nhưng sau phẫu thuật 1 tháng các chỉ số này cũng trở lại bình thường như trước phẫu thuật. Sự biến đổi nồng độ creatinin trong máu của chó là giống nhau ở tất cả các nhóm, không thấy sự khác biệt giữa các nhóm ở cùng một thời điểm. Điều này cho thấy phẫu thuật đưa nẹp vít vào xương đùi của chó tương tự như khi thử nghiệm các vật liệu an toàn khác mà không gây ra các yếu tố ảnh hưởng nhiều đến chức năng của thận ở thời điểm sau phẫu thuật 1 tuần và 1 tháng. Kết quả này là tương tự như trong các quá trình phẫu thuật mà liền vết thương tốt, không có biến chứng [114]. 95 Bảng 3.34. Nồng độ Creatinin (µmol/L) của các nhóm ở các thời điểm Nhóm Ngày Chứng (n = 8) NaHAp (n = 8) MgSrFNaHAp (n = 8) p Ngày 0 (a) 65,33 ± 6,28 68,33 ± 5,96 71,33 ± 6,44 > 0,05 Ngày 7 (b) 82,50 ± 6,89 88,00 ± 9,70 84,33 ± 9,95 > 0,05 Ngày 30 (c) 69,17 ± 10,07 70,17 ± 6,40 72,33 ± 5,43 > 0,05 p pa-b , pb-c< 0,05 pa-b , pb-c< 0,05 pa-b , pb-c< 0,05 d. Hình ảnh đại thể Phẫu thuật bóc tách kiểm tra tổ chức dưới da vùng ghép và xung quanh không thấy có biến đổi bất thường (hình 3.50). Không có hạch, không xơ hóa. Không thấy các mảnh vụn của vật liệu rơi ra. Vùng mô cơ tiếp xúc trực tiếp với vật liệu và xung quanh vật liệu có màu đỏ hồng như những vùng khác, không quan sát thấy sự ngấm màu của vật liệu ra xung quanh. Khối mô cơ chứa vật liệu đàn hồi tốt, màu sắc hồng, trong, giống như vùng mô cơ xung quanh. Nẹp vít áp sát vào xương, màu sáng bóng, xung quanh không thấy hình ảnh viêm, hoại tử. Kết quả này cũng phù hợp với tiến trình liền vết thương, tạo sẹo của các vết thương không có biến chứng [112]. Tác giả Nguyễn Hồng Hà (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của nẹp vít mạ Titan-nitrit đến phần mềm cho thấy vật liệu titan có tương thích sinh học cao với cơ thể cũng có quá trình liền vết thương tương tự như trong nghiên cứu này [115]. nh 3.50. Hình ảnh nẹp vít trên xương đùi sau 1 tháng phẫu thuật 96 e. Hình ảnh vi thể Sau khi ghép vật liệu 1 tuần, ở các động vật ghép các vật liệu khác nhau cho kết quả tương tự. Tại vị trí ghép vẫn còn hình ảnh viêm cấp tính, các tế bào bạch cầu đa nhân, dịch rỉ viêm. Khu vực lân cận có nhiều hình ảnh các tế bào tạo xương. Rải rác có mảnh xương vụn tại khu vực lỗ khoan bắt vít, đây có thể là mảnh vụn của quá trình khoan xương để bắt vít cố định (hình 3.51). nh 3.51. Hình ảnh sau 1 tuần ghép vật liệu NaHAp/TKG316L Sau 1 tháng ghép vật liệu, tại vị trí ghép của tất cả động vật đã hết tế bào viêm cấp tính, bề mặt xương bằng phẳng, không viêm, không có hình ảnh hoại tử hoặc tiêu xương. Ở động vật có cấy vật liệu TKG316L và NaHAp/TKG316L có các tế bào tạo xương gần vùng khoan xương, tuy nhiên vẫn còn rải rác tế bào lympho (hình 3.52a). Với động vật có cấy vật liệu MgSrFNaHAp, hoạt động tạo xương của tạo cốt bào rất mạnh, thể hiện ở số lượng tập trung lớn tại vị trí rìa bờ xương (hình 3.52b), bề mặt vật liệu có lớp màng bám chắc (hình 3.52c). nh 3.52. Hình ảnh tạo cốt bào gần vị trí ghép vật liệu: TKG316L (a), MgSrFNaHAp/TKG316L (b, c) sau 1 tháng phẫu thuật Có thể nhận thấy, sau 2 tháng ghép vật liệu, tại vị trí cấy ghép xung quanh vật liệu TKG316L và NaHAp/TKG316L tại vị trí cấy ghép có nhiều tế bào tạo 97 xương, không có hình ảnh tiêu xương tuy nhiên rải rác vẫn còn tế bào lympho (hình 3.53a); lớp cơ bám chắc vào bề mặt vật liệu NaHAp/TKG316L tốt hơn so với vật liệu TKG316L. Ở nhóm động vật cấy ghép vật liệu MgSrFNaHAp/TKG316L có lớp xương mới quanh vị trí khoan, cơ bám chắc vào bề mặt vật liệu, hầu như không có tế bào lympho (hình 3.53b), có lớp màng bám chắc bề mặt xương và vật liệu (hình 3.53c). nh 3.53. Hình ảnh của tế bào tạo xương gần vị trí ghép vật liệu: TKG316L (a) và MgSrFNaHAp/TKG316L (b, c) sau 2 tháng phẫu thuật Sau 3 tháng ghép vật liệu, hoạt động tạo xương ở các nhóm vật liệu đã giảm dần, các cấu trúc xương gần vùng ghép đã hoàn chỉnh, không quan sát thấy tế bào lympho, không có hình ảnh tiêu xương (3.54 a, b). Tại các vị trí khoan xương, nhóm vật liệu phủ MgSrFNaHAp có lớp xương mới dày, ôm sát vít xương (3.54 c), hình ảnh này ít gặp ở nhóm vật liệu phủ NaHAp và không phủ. nh 3.54. Hình ảnh cấu trúc xương hoàn chỉnh sau 3 tháng ghép vật liệu: TKG316L (a), MgSrFNaHAp/TKG316L (b, c) * Tóm tắt mục 3.2.2: - Sau phẫu thuật đưa vật liệu nghiên cứu gồm nẹp vít xương TKG316L không phủ và có phủ màng NaHAp và MgSrFNaHAp vào tổ chức dưới da vùng đùi 98 trước của chó cho thấy vật liệu có khả năng tương thích sinh học tốt, sau 1 tháng tồn tại trong cơ thể chó, vật liệu cấy ghép không gây ra bất kì một bất thường nào về các chỉ số sức khỏe của các chó nghiên cứu. Tuy nhiên, các kết quả hình ảnh vi thể cho thấy sau 1 tháng cấy ghép nẹp vít TKG316L phủ màng MgSrFNaHAp có khả năng tương thích tốt nhất, trên bề mặt vật liệu cấu trúc các sợi cơ hoàn toàn bình thường, không thấy có tế bào lympho; trên vật liệu nẹp vít TKG316L không phủ và có phủ màng NaHAp có rải rác một số ít tế bào lympho. - Các kết quả cấy ghép vật liệu nẹp vít xương TKG316L không phủ và có phủ màng NaHAp và MgSrFNaHAp lên xương động vật cho thấy sau 1 tháng, các động vật đã trở về trạng thái bình thường, không có hình ảnh hoại tử hoặc tiêu xương. Ngoài ra kết quả cũng cho thấy khả năng thích ứng tốt của vật liệu nẹp vít TKG316L phủ màng MgSrFNaHAp, sau hai tháng, hình thành một lớp xương mới quanh vị trí khoan, cơ bám chắc vào bề mặt vật liệu và hầu như không có tế bào lympho; trong khi đó trên vật liệu TKG316L và NaHAp/TKG316L tại vị trí cấy ghép tuy có nhiều tế bào tạo xương, không có hình ảnh tiêu xương nhưng rải rác vẫn còn tế bào lympho. Sau 3 tháng ghép các vật liệu, hoạt động tạo xương ở các nhóm vật liệu đã giảm dần, các cấu trúc xương gần vùng ghép đã hoàn chỉnh, không quan sát thấy tế bào lympho, không có hình ảnh tiêu xương. 99 KẾT LUẬN CHUNG 1. Bằng phương pháp điện hóa đã lựa chọn được điều kiện thích hợp để tổng hợp màng HAp pha tạp riêng rẽ và đồng thời các nguyên tố Na, Mg, Sr, F: khoảng quét thế 0 ÷ -1,7 V/SCE (0 ÷ -1,8 V/SCE đối với FNaHAp); 5 lần quét; tốc độ quét 5 mV/s; 50 oC và tương ứng trong dung dịch DNa2, DMg3, DSr3, DF3 và DNaMgSrF. Màng HAp pha tạp thu được có cấu trúc tinh thể, đơn pha, chiều dày khoảng 7,6 ÷ 8,1 µm. Thành phần % về khối lượng nguyên tố Na, Mg, Sr hoặc F trong màng NaHAp, MgNaHAp, SrNaHAp, FNaHAp lần lượt là 1,5; 0,2; 6,3.10-4 hoặc 1,55 % và trong màng MgSrFNaHAp lần lượt là: 0,56 % Na; 0,14 % Mg; 0,03 % Sr và 1,5 % F. 2. Bằng phương pháp trao đổi ion đã tổng hợp thành công màng NaHAp pha tạp riêng rẽ và đồng thời các nguyên tố Cu, Ag, Zn được trên nền TKG316L, thực hiện bằng cách ngâm màng NaHAp trong dung dịch có chứa riêng hoặc đồng thời: Cu(NO3)2 0,02 M hoặc AgNO3 0,001 M hoặc Zn(NO3)2 0,05 M trong thời gian 30 phút (10 phút đối với màng AgHAp). 3. Bằng việc kết hợp hai phương pháp điện hóa và trao đổi ion đã tổng hợp thành công màng HAp pha tạp đồng thời 7 nguyên tố magiê, stronti, flo, natri, đồng, bạc và kẽm. Màng thu được đơn pha của HAp, cấu trúc tinh thể hình san hô và thành phần % về khối lượng các nguyên tố Mg, Sr, F, Na, Cu, Ag, Zn lần lượt: 0,04; 0,03; 1,07; 0,15; 0,18; 0,39 và 1,06 %. Sự có mặt 7 nguyên tố này đã làm giảm độ hòa tan, tăng khả năng bảo vệ kim loại nền và tăng khả năng kháng khuẩn. 4. Đã nghiên cứu diễn biến điện hóa và sự hình thành màng apatit của 4 loại vật liệu: TKG316L, NaHAp/TKG316L, MgSrFNaHAp/TKG316L, HApđt/TKG316L trong dung dịch SBF bằng phương pháp đo điện thế mạch hở, điện trở phân cực, tổng trở điện hóa. Kết quả cho thấy hoạt tính sinh học và khả năng bảo vệ cho kim loại nền của màng: HApđt > MgSrFNaHAp > NaHAp. 5. Đã thử nghiệm khả năng gây độc tế bào sợi bằng phương pháp Trypan Blue và phương pháp MTT. Kết quả cho thấy bột NaHAp và MgSrFNaHAp ở các nồng độ khác nhau đều an toàn với dòng tế bào này. 6. Đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của HAp pha tạp. Kết quả cho thấy: AgNaHAp và HApđt có hiệu ứng kháng cả 3 chủng khuẩn P.aerugimosa, E.coli và E.faecalis; CuNaHAp có hiệu ứng với chủng khuẩn P.aerugimosa; còn 100 NaHAp, ZnHAp và MgSrFNaHAp không có hiệu ứng đối với các chủng vi khuẩn trên. 7. Đánh giá khả năng tương thích sinh học của vật liệu TKG316L không phủ và có phủ màng NaHAp và MgSrFNaHAp trên cơ thể chó bằng cách phẫu thuật đưa vật liệu vào dưới da vùng đùi trước hoặc lên xương đùi chó trong thời gian thử nghiệm từ 1 đến 3 tháng. Kết quả cho thấy khả năng tương thích sinh học của MgSrFNaHAp/TKG316L > NaHAp /TKG316L > TKG316L. 101 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 1. Bằng sự kết hợp cả hai phương pháp: điện hóa và trao đổi ion đã chế tạo thành công màng NaHAp pha tạp đồng thời một số nguyên tố vi lượng (Mg, Sr, F, Cu, Ag, và Zn) trên nền TKG316L. Sự có mặt đồng thời 7 nguyên tố trên đã làm tăng hoạt tính sinh học, tăng khả năng kháng khuẩn, làm giảm độ hòa tan màng và tăng khả năng bảo vệ cho nền TKG316L so với màng HAp pha tạp 4 nguyên tố Mg, Sr, F và Na hoặc màng HAp pha tạp Na. 2. Thử nghiệm in vitro trên cơ thể chó đã khẳng định vật liệu nẹp vít xương TKG316L phủ màng NaHAp pha tạp đồng thời các nguyên tố vi lượng Mg, Sr và F có khả năng tương thích sinh học tốt hơn so với vật liệu phủ màng NaHAp và vật liệu TKG316L, thể hiện bằng sự hình thành một lớp xương mới, dày trên bề mặt vật liệu, không có tế bào viêm, không có hình ảnh tiêu xương và cấu trúc xương gần vùng ghép vật liệu đã hoàn chình sau 3 tháng thử nghiệm. 102 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Pham Thi Nam, Nguyen Thi Thom, Nguyen Thu Phuong, Vo Thi Hanh, Nguyen Thi Thu Trang, Vu Thi Hai Van, Trinh Hoang Trung, Tran Dai Lam, Dinh Thi Mai Thanh. Electrodeposition of substainable fluoridated Hydroxylapatite coatings on 316L stainless steel for application in bone implaint. Green Processing and Synthesis, 5, 499-510, 2016 (ISI). 2. Võ Thị Hạnh, Phạm Thị Năm, Nguyễn Thị Thơm, Đỗ Thị Hải và Đinh Thị Mai Thanh. Tổng hợp điện hóa màng natri hydroxyapatit trên nền thép không gỉ 316L. Tạp chí hóa học 55(3), 348-354, 2017. 3. Vo Thi Hanh, Pham Thi Nam, Dinh Thi Mai Thanh. Electrodeposition and characterization of strontium hydroxyapatite coatings on 316L stailess steel. Vietnam Journal of Chemistry, 55(3e12), 346-350, 2017. 4. Võ Thị Hạnh, Phạm Thị Năm, Đinh Thị Mai Thanh. Tổng hợp và đặc trưng màng đồng hydroxyapatit trên nền thép không gỉ 316L. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội 62(3), 51-59, 2017. 5. Vo Thi Hanh, Le Thi Duyen, Do Thi Hai, Pham Thi Nam, Nguyen Thi Thom, Nguyen Thu Phuong, Dinh Thi Mai Thanh. Electrodeposition and characterization of Mg 2+ , Sr 2+ , F - , Na + co-doped hydroxyapatite coatings on 316L stailess steel. Processdings of 6 th Asian Symposium on Advanced Materials, 740-746, 2017. 6. Võ Thị Hạnh, Lê Thị Duyên, Phạm Thị Năm và Đinh Thị Mai Thanh. Nghiên cứu diễn biến điện hóa của vật liệu NaHAp/thép không gỉ 316L trong dung dịch mô phỏng dịch cơ thể người. Tạp chí Hóa học 55(5E1,2), 114-119, 2017. 7. Vo Thi Hanh, Pham Thi Nam, Nguyen Thu Phuong, Nguyen Thi Thom, Le Thi Phuong Thao, Dinh Thi Mai Thanh. Electrodeposition and characterization of magnesium hydroxyapatite coatings on 316L stailess steel. Vietnam Journal of Chemistry, 55(5), 657-662, 2017. 8. Vo Thi Hanh, Pham Thi Nam, Nguyen Thu Phuong, Dinh Thi Mai Thanh. Electrodeposition of co-doped hydroxyapatite coatings on 316L stailess steel. Vietnam Journal of Science and Technology, 56 (01), 94-101, 2018. 9. Võ Thị Hạnh, Phạm Thị Năm, Lê Thị Duyên và Đinh Thị Mai Thanh. Ảnh hưởng của NaNO3 và H2O2 tới quá trình tổng hợp màng natri hydroxyapatit 103 trên nền thép không gỉ bằng phương pháp điện hóa. Tạp chí Khoa học Trường ĐHSP Hà Nội, đã nhận đăng 6/2017 (DOI: 10.18173/2354-1059.2017-0011, dự kiến đăng số 63, 3/2018). 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A. Sharifnabi, M. Fathi, B. Eftekhari, M. Hossainalipour. The structural and bio - corrosion barrier performance of Mg - substituted fluorapatite coating on 316L stainless steel human body implant. Applied Surface Science, 2014, 288, 331 - 340. 2. Sumathi, Shanmugam, Buvaneswari, Gopal. Copper substituted hydroxyapatite and fluorapatite: Synthesis, characterization and antimicrobial properties. Ceramics International, 2014, 40(10A), 15655 - 15662. 3. V. Stanić, S. Dimitrijević, J. Antić, M. Mitrić, B. Jokić, P. Raičević. Synthesis, characterization and antimicrobial activity of copper and zinc - doped hydroxyapatite nanopowders. Applied Surface Science, 2010, 256(20), 6083 - 6089. 4. M. Honda, Y. Kawanobe, K. Ishii, T. Konishi, M. Mizumoto, N. Kanzawa, M. Matsumoto, M. Aizawa. In vitro and in vivo antimicrobial properties of silver - containing hydroxyapatite prepared via ultrasonic spray pyrolysis route. Materials Science and Engineering, 2013, 33(8), 5008 - 5018. 5. W. John, A. Richard, W. Kenneth, C. BladhMonte. Hydroxylapatite. Handbook of Mineralogy, Chantilly, VA, US, Mineralogical Society of America, ISBN 0962209732, 2000. 6. A. Dey, S. Gangadharan, K. Mukhopadhyay, K. Sinha, D. Basu, R. Bandyopadhyay. Nanoindentation study of microplasma sprayed hydroxyapatite coating. Ceramics International, 2009, 35, 2295 - 2304. 7. B. Fowler, M. Markovic, M. Tung. Preparation and Comprehensive Characterization of a Calcium Hydroxyapatite Reference Materials. Technol, 2004, 9, 552 - 568. 8. D. Phebe, B. Narasaraju. Some Physico-Chemical Aspects of Hydroxyapatite. Journal of Materials Science, 1996, 31, 1 - 21. 9. P. Ylinen. Applications of Coralline Hydroxyapatite with Bioabsorbable Containment and Reinforcement as Bone Graft Substitute. Academic Dissertation, University of Helsinki, 2006. 105 10. A. Ivanov, E. Krylova, S Krylov, I. Plashchina, P. Nefedov. Hydroxyapatite- Alginate Sructure as Living Cells Supporting System. N.N. Emanuel Institute of Biochemical Physics RAS, Russia, 2004. 11. C. Paluszkiewicz, A. Ślósarczyk, D. Pijocha, M. Sitarz, M. Bućko, A. Zima, A. Chróścicka, M. Lewandowska. Synthesis, structural properties and thermal stability of Mn - doped hydroxyapatite. Journal of Molecular Structure, 2010. 976(1 - 3), 301 - 309. 12. Đ. Q. Hương, P. T. N. Bích. Tổng hợp bột hydroxyapatite kích thước nano bằng phương pháp kết tủa hoá học. Tạp chí Hoá học, 2007, 45(2), 147 - 151. 13. T. V. Hoàng, T. Đ. Lâm, N. N. Thịnh. Tổng hợp và đặc trưng hydroxyapatit kích thước nano. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2007, 45 (1B), 470 - 474. 14. W. Chen, Z. Huang, Y. Liu, Q. He. Preparation and characterization of a novel solid base catalyst hydroxyapatite loaded with strontium. Catalysis Communications, 2008, 9(4), 516 - 521. 15. A. Yelten, S. Yilmaz. Various Parameters Affecting the Synthesis of the Hydroxyapatite Powders by the Wet Chemical Precipitation Technique. Materials Today, Proceedings, 2016, 3(9), 2869 - 2876. 16. S. Waheed, M. Sultan, T. Jamil, T. Hussain. Comparative Analysis of Hydroxyapatite Synthesized by Sol - gel, Ultrasonication and Microwave Assisted Technique. Materials Today, Proceedings, 2015, 2(10), 5477 - 5484. 17. A. Yasukawa, T. Yokoyama, K. Kandori, T. Ishikawa. Ion - exchange of magnesium - calcium hydroxyapatite solid solution particles with Cd 2+ ion. Colloids and Surfaces, Physicochemical and Engineering Aspects, 2008, 317(1), 123 - 128. 18. G. Fuentes, E. Peon, A. Delgado, L. Morejon, A. Almirall, R. Garcia. Preparation and characterization of porous blocks of synthetic hydroxyapatite. Latin American Applied Research, 2006, 34, 225 - 228. 19. C. Y. Tang, P. S. Uskokovic, C. P. Tsui, D. J. Veljovic, R. Petrovic, D. J Janackovic. Influence of microstructure and phase composition on the nanoindentation characterization of bioceramic materials based on hydroxyapatite. Ceramics International, 2009, 35(6), 2171 - 2178. 106 20. Y. Zhang, Y. Yokogawa, X. Feng, Y. Tao, Y. Li. Preparation and properties of bimodal porous apatite ceramics through slip casting using different hydroxyapatite powders. Ceramics International, 2010, 36(1), 107 - 113. 21. H. Zhang, Q. Fu, T. Sun, F. Chen, C. Qi, J. Wu, Z. Y. Cai, Q. R. Qian, Y. J. Zhu. Amorphous calcium phosphate, hydroxyapatite and poly (d,l - lactic acid) composite nanofibers: Electrospinning preparation, mineralization and in vivo bone defect repair. Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, 2015, 136, 27 - 36. 22. H. Wang, Y. Li, Y. Zuo, J. Li, S. Ma, L. Cheng. Biocompatibility and osteogenesis of biomimetic nano - hydroxyapatite/polyamide composite scaffolds for bone tissue engineering. Biomaterials, 2007, 28(22), 3338 - 3348. 23. F. Wenpo, L. Gaofeng, F. Shuying, Q. Yuanming, T. Keyong. Preparation and characterization of collagen - hydroxyapatite/pectin composite. International Journal of Biological Macromolecules, 2015, 74, 218 - 223. 24. L. Chen, J. Hu, J. Ran, X. Shen, H. Tong. Preparation and evaluation of collagen-silk fibroin/hydroxyapatite nanocomposites for bone tissue engineering. International Journal of Biological Macromolecules, 2014, 65, 1 - 7. 25. L. Pighinelli, M. Kucharska. Chitosan - hydroxyapatite composites. Carbohydrate Polymers, 2013, 93(1), 256 - 262. 26. C. Sundaram, N. Viswanathan, S. Meenakshi. Fluoride sorption by nano - hydroxyapatite/chitin composite. Journal of Hazardous Materials, 2009, 172(1), 147 - 151. 27. S. Grigorescu, A. Carradò, C. Ulhaq, J. Faerber, C. Ristoscu, G. Dorcioman, E. Axente, J. Werckmann, I. Mihailescu. Study of the gradual interface between hydroxyapatite thin films PLD grown onto Ti - controlled sublayers. Applied Surface Science, 2007, 254(4), 1150 - 1154. 28. Nik Norziehana, Che Isa, Yusairie Mohd, Norjanah Yury. Electrochemical Deposition and Characterization of Hydroxyapatite (HAp) on Titanium Substrate. APCBEE Procedia, 2012, 3, 46 - 52. 107 29. A. Kar, K. Raja, M. Misra. Electrodeposition of hydroxyapatite onto nanotubular TiO2 for implant applications. Surface and Coatings Technology, 2006, 201(6), 3723 - 3731. 30. K. Khor, Y. Gu, P. Cheang. In vitro studies of plasma-sprayed hydroxyapatite/Ti - 6Al - 4V composite coatings in simulated body fluid (SBF). Biomaterials, 2003, 24, 1603 - 1611. 31. A. Sakaguchi, M. Nakano, J. Hieda, N. Ohtake, H. Akasaka. Dependence of ion concentration in simulated body fluid on apatite precipitation on titania surface. Applied Surface Science, 2015, 347, 610 - 618. 32. X. Fan, J. Chen, J. Zou, Q. Wan, Z. Cheng, Z. Ruan. Bone-like apatite formation on HA/316L stainless steel composite surface in simulated body fluid. Transactions of Nonferrous Metals Society of China, 2009, 19(2), 347 - 352. 33. K. K. Chew, S. Hussein, S. Zein, A. L. Ahmad, David Phail, Muhammad Faiq Abdullah. The electrochemical studies of the corrosion resistance behaviour of hydroxyapatite coatings on stainless steel fabricated by electrophoretic deposition. Journal of Industrial and Engineering Chemistry, 2013, 19(4), 1123 - 1129. 34. J. Chen, X. Fan, J. Zou, Q. Wan, Z. Zhou, J. Ruan. Bone - like apatite formation on HA/316L stainless steel composite surface in simulated body fluid. Transactions of Nonferrous Metals Society of China 2009, 19, 347 - 352. 35. P. T. Nam, D. T. M. Thanh, N. T. Phuong, L. X. Que, N. V. Anh, T. Hoang, T. D. Lam. Controlling the electrodeposition, morphology and structure of hydroxyapatite coating on 316L stainless steel. . Materials Science and Engineering, 2013, C 33( 4), 2037 - 2045. 36. X. X. Wang, D. Y. Lin. Electrodeposition of hydroxyapatite coating on CoNiCrMo substrate in dilute solution. Surface & coatings Technology, 2010, 204, 3205 - 3213. 37. M. B. Kannan. 13 - Hydroxyapatite coating on biodegradable magnesium and magnesium - based alloys, in Hydroxyapatite (Hap) for Biomedical Applications. Michael Mucalo, Editor, 2015, Woodhead Publishing, 289 - 306. 108 38. H. Tang, Y. Gao. Preparation and characterization of hydroxyapatite containing coating on AZ31 magnesium alloy by micro-arc oxidation. Journal of Alloys and Compounds, 2016, 688, 699 - 708. 39. K. T. Oh, Y. S. Park. Plasma-sprayed coating of hydroxylapatite on super austenitic stainless steels. Surface and Coatings Technology, 1998, 110(1-2), 4 - 12. 40. A. Fomin, M. Fomina, V. Koshuro, I. Rodionov, A. Zakharevich, A. Skaptsov. Structure and mechanical properties of hydroxyapatite coatings produced on titanium using plasma spraying with induction preheating. Ceramics International, 2017, 43(14), 11189 - 11196. 41. Y. Jeyachandran, S. Narayandass, D. Mangalaraj, C. Bao, W. Li, Y. Liao, C. Zhang, L. Xiao, W. Chen. A study on bacterial attachment on titanium and hydroxyapatite based films. Surface and Coatings Technology, 2006, 201(6), 3462 - 3474. 42. M. Dinu, A. Ivanova, M. Surmeneva, M. Braic, A. Tyurin, V. Braic, R. Surmenev, A. Vladescu. Tribological behaviour of RF - magnetron sputter deposited hydroxyapatite coatings in physiological solution. Ceramics International, 2017, 43(9), 6858 - 6867. 43. M. A. Surmeneva, R. A. Surmenev. Microstructure characterization and corrosion behaviour of a nano-hydroxyapatite coating deposited on AZ31 magnesium alloy using radio frequency magnetron sputtering. Vacuum, 2015, 117, 60 - 62. 44. Y. Suda, H. Kawasaki, T. Ohshima, S. Nakashima, S. Kawazoe, T. Toma. Hydroxyapatite coatings on titanium dioxide thin films prepared by pulsed laser deposition method. Thin Solid Films, 2006, 506, 115 - 119. 45. C. Koch, S. Johnson, D. Kumar, M. Jelinek, D. Chrisey, A. Doraiswamy, C. Jin, R. Narayan, I. Mihailescu. Pulsed laser deposition of hydroxyapatite thin films. Materials Science and Engineering C, 2007, 27(3), 484 - 494. 46. P. Rajesh, N. Mohan, Y. Yokogawa, H. Varma. Pulsed laser deposition of hydroxyapatite on nanostructured titanium towards drug eluting implants. Materials Science and Engineering C, 2013, 33(5), 2899 - 2904. 109 47. E. J. Lee, S. H. Lee, H. W. Kim, Y. M. Kong, H. E. Kim. Fluoridated apatite coatings on titanium obtained by electron-beam deposition. Biomaterials, 2005, 26(18), 3843 - 3851. 48. F. Liu, F. Wang, T. Shimizu, K. Igarashi, L. Zhao. Formation of hydroxyapatite on Ti–6Al–4V alloy by microarc oxidation and hydrothermal treatment. Surface and Coatings Technology, 2005, 199(2), 220-224. 49. T. Sridhar, N. Eliaz, U. Kamachi, B. Raj. Electrochemical and electrophoretic deposition of hydroxyapatite for orthopaedic applications. Surface Engineering 2005, 21(3), 238 - 242. 50. R. Drevet, N. Ben Jaber, J. Fauré, A. Tara, A. Ben Cheikh Larbi, H. Benhayoune. Electrophoretic deposition (EPD) of nano - hydroxyapatite coatings with improved mechanical properties on prosthetic Ti6Al4V substrates. Surface and Coatings Technology, 2016, 301, 94 - 99. 51. P. Usinskas, Z. Stankeviciute, A. Beganskiene, A. Kareiva. Sol-gel derived porous and hydrophilic calcium hydroxyapatite coating on modified titanium substrate. Surface and Coatings Technology, 2016, 307, 935 - 940. 52. R. I. M. Asri, W. S. W. Harun, M. A. Hassan, S. A. C. Ghani, Z. A. Buyong. A review of hydroxyapatite-based coating techniques: Sol - gel and electrochemical depositions on biocompatible metals. Journal of the Mechanical Behavior of Biomedical Materials, 2016, 57, 95 - 108. 53. J. Wang, Y. Chao, Q. Wan, Z. Zhu, H. Yu. Fluoridated hydroxyapatite coatings on titanium obtained by electrochemical deposition. Acta Biomaterialia, 2009, 5(5), 1798 - 1807. 54. H. Li, X. Zhao, S. Cao, K. Li, M. Chen, Z. Xu, J. Lu, L. Zhang. Na-doped hydroxyapatite coating on carbon/carbon composites: Preparation, in vitro bioactivity and biocompatibility. Applied Surface Science, 2012, 263, 163 - 173. 55. Z. Leilei, L. Hejun, L. Kezhi, Z. Shouyang, F. Qiangang, Z. Yulei, L. Jinhua, L. Wei. Preparation and characterization of carbon/SiC nanowire/Na-doped carbonated hydroxyapatite multilayer coating for carbon/carbon composites. Applied Surface Science, 2014, 313, 85 - 92. 110 56. W. Mróz, A. Bombalska, S. Burdyńska, M. Jedyński, A. Prokopiuk, B. Budner, A. Ślósarczyk, A. Zima, E. Menaszek, A. Ścisłowska-Czarnecka, K. Niedzielski. Structural studies of magnesium doped hydroxyapatite coatings after osteoblast culture. Journal of Molecular Structure, 2010, 977(1-3), 145 - 152. 57. Q. Dinga, Y. Yan, Y. Huang, S. Hana, X. Pang. Magnesium substituted hydroxyapatite coating on titanium with nanotublar TiO2 intermediate layer via electrochemical deposition. Applied Surface Science, 2014, 305, 77 - 85. 58. S. Kalita, H. Bhatt. Nanocrystalline hydroxyapatite doped with magnesium and zinc: Synthesis and characterization. Materials Science and Engineering C, 2007, 27(4), 837 - 848. 59. Y. Huang, Q. Ding, X. Pang, S. Han, Y. Yan. Corrosion behavior and biocompatibility of strontium and fluorine co - doped electrodeposited hydroxyapatite coatings. Applied Surface Science, 2013, 282, 456 - 462. 60. K. Nan, T. Wu, J. Chen, S. Jiang, Y. Huang, G. Pei. Strontium doped hydroxyapatite film formed by micro - arc oxidation. Materials Science and Engineering C, 2009, 29(5), 1554 - 1558. 61. Z. Xianting, S. Zhang, W. Yongsheng, C. Kui, W. Wenjian. Adhesion strength of sol-gel derived fluoridated hydroxyapatite coatings. Surf Coat Teach, 2006, 200, 6350 - 6364. 62. H. Bakhsheshi-Rad, E. Hamzah, M. Daroonparvar, R. Ebrahimi-Kahrizsangi, M. Medraj. In-vitro corrosion inhibition mechanism of fluorine - doped hydroxyapatite and brushite coated Mg - Ca alloys for biomedical applications. Ceramics International, 2014, 40(6), 7971 - 7982. 63. H. Bakhsheshi - Rad, E. Hamzah, M. Daroonparvar, M. Yajid, M. Kasiri - Asgarani, M. Abdul - Kadir, M. Medraj. In - vitro degradation behavior of Mg alloy coated by fluorine doped hydroxyapatite and calcium deficient hydroxyapatite. Transactions of Nonferrous Metals Society of China, 2014, 24(8), 2516 - 2528. 64. M. Badea, M. Braic, A. Kiss, M. Moga, E. Pozna, I. Pana, A. Vladescu. Influence of Ag content on the antibacterial properties of SiC doped hydroxyapatite coatings. Ceramics International, 2016, 42(1B), 1801 - 1811. 111 65. Y. Huang, M. Hao, X. Nian, H. Qiao, X. Zhang, X. Zhang, G. Song, J. Guo, X. Pang, H. Zhang. Strontium and copper co - substituted hydroxyapatite - based coatings with improved antibacterial activity and cytocompatibility fabricated by electrodeposition. Ceramics International, 2016, 42(10), 11876 - 11888. 66. A. Ivanova, M. Surmeneva, A. Tyurin, T. Pirozhkova, I. Shuvarin, O. Prymak, M. Epple, M. Chaikina, R. Surmenev. Fabrication and physico - mechanical properties of thin magnetron sputter deposited silver - containing hydroxyapatite films. Applied Surface Science, 2016, 360 (Part B), 929 - 935. 67. L. Bai, R. Hang, A. Gao, X. Zhang, X. Huang, Y. Wang, B. Tang, L. Zhao, P. Chu. Nanostructured titanium - silver coatings with good antibacterial activity and cytocompatibility fabricated by one-step magnetron sputtering. Applied Surface Science, 2015, 355, 32 - 44. 68. G. Fielding, M. Roy, A. Bandyopadhyay, S. Bose. Antibacterial and biological characteristics of silver containing and strontium doped plasma sprayed hydroxyapatite coatings. Acta Biomaterialia, 2012, 8(8), 3144 - 3152. 69. F. Bir, H. Khireddine, A. Touati, D. Sidane, S. Yala, H. Oudadesse. Electrochemical depositions of fluorohydroxyapatite doped by Cu 2+ , Zn 2+ , Ag + on stainless steel substrates. Applied Surface Science, 2012, 258(18), 7021 - 7030. 70. A. Mo, J. Liao, W. Xu, S. Xian, Y. Li, S. Bai. Preparation and antibacterial effect of silver - hydroxyapatite/titania nanocomposite thin film on titanium. Applied Surface Science, 2008, 255(2), 435 - 438. 71. Z. Geng, Z. Cui, Z. Li, S. Zhu, Y. Liang, Y. Liu, X. Li, X. He, X. Yu, R. Wang, X. Yang. Strontium incorporation to optimize the antibacterial and biological characteristics of silver-substituted hydroxyapatite coating. Materials Science and Engineering C, 2016, 58, 467 - 477. 72. Béres, Pharmaceutical Co. Hungary: Periodic safety update report. A trace element Preparation containing Zinc increase the production of interleukin - 112 6 in Human monocyte and Glial Cells. Periodic safety update report, 1996, 51, 293. 73. G. Sun, J. Ma, S. Zhang. Electrophoretic deposition of zinc-substituted hydroxyapatite coatings. Materials Science and Engineering C, 2014, 39, 67 - 72. 74. K. Narayandass, L. Jeyachandran, D. Mangalaraj , C. Bao, W. Li, Y. Liao, C. Zhang, L. Xiao, W. Chen. A study on bacterial attachment on titanium and hydroxyapatite based films. Surface & Coatings Technology, 2006, 201, 3462 - 3474. 75. Y. Huang, H. Zeng, X. Wang, D. Wang. Corrosion resistance and biocompatibility of SrHAp/ZnO composite implant coating on titanium. Applied Surface Science, 2014, 290, 353 - 358. 76. D. Gopi, S. Ramya, D. Rajeswari, M. Surendiran, L. Kavitha. Development of strontium and magnesium substituted porous hydroxyapatite/poly (3,4 - ethylenedioxythiophene) coating on surgical grade stainless steel and its bioactivity on osteoblast cells. Colloids and Surfaces B: Biointerfaces, 2014, 114, 234 - 240. 77. H. Wang, N. Eliaz, Z. Xiang, H. P. Hsu, M. Spector, L. Hobbs. Early bone apposition in vivo on plasma - sprayed and electrochemically deposited hydroxyapatite coatings on titanium alloy. Biomaterials, 2006, 27(23), 4192 - 4203. 78. S. Hiromoto, M. Inoue, T. Taguchi, M. Yamane, N. Ohtsu. In vitro and in vivo biocompatibility and corrosion behaviour of a bioabsorbable magnesium alloy coated with octacalcium phosphate and hydroxyapatite. Acta Biomaterialia, 2015, 11, 520 - 530. 79. P. Christina, K. Argyrios, P. Christine, P. Andrew. Pseudomorphic replacement of single calcium carbonate crystals by polycrystalline apatite. Mineralogical Magazine, 2008, 72(1), 77 - 80. 80. K. Sinha, B. Kundu, A. Basu. Fabrication and Characterization of Porous Hydroxyapatite Ocular Implant Followed by an in-vivo Study. Indian Academy of Sciences, Bull. Mater. Sci, 2004, 27(2), 133 - 140. 113 81. V. C. Tim. Porous Scaffolds for the Replacement of Large Bone Defects: a Biomechanical Design Study, 2005. 82. P. Ylinen. Applications of Coralline Hydroxyapatite with Bioabsorbable Containment and Reinforcement as Bone Graft Substitute, 2006. 83. A. B. A. Araujo, A. F. Lemos, J. M. F. Ferreira, Rheological, microstructural, and in vitro characterization of hybird chitosan - polylactic acid/hydroxyapatite composite. Journal of Biomedical Materials Research, 2004, 225 (A), 916 - 922. 84. Y. Si, H. Diao, A. Zhu, L. Ji, H. Shi. Surface modified nano- hydroxyapatit/poly (lactic acid) composit and its osteocyte compatibility. Materials Sience & Engineering, 2012, 32(7), 1796 - 1801. 85. J. Javadpuor, S. Mollazadeh, A. Khavandi. In situ synthesis and characterization of nano-size hydroxyapatite in poly (vinyl alcohol) matrix. Ceramics International, 2007, 33, 1579 - 1583. 86. J. Huang, J. Xiong, J. Liu, W. Zhu, D. Wang. Investigation of the In vitro degradation of a novel polylactide/nanohydroxyapatite composite for artificial bone. Journal of Nanomaterials, 2013, Article ID 515741. 87. T. D. Lam, N. N. Thinh, T. V. Hoang, N. T. Hoang. Synthesis of nanosized hydroxyapatite by chemical precipitation in the presence of polyvinyl alcohol and its morphological analyses. Proceeding of the first International Workshop on Nanotechnology and Application (IWNA 2007), 2007, 388 - 391. 88. Trần Đại Lâm, Nguyễn Ngọc Thịnh. Tổng hợp nano tinh thể hydroxyapatit bằng phương pháp kết tủa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2007, 45(1B), 470 - 474. 89. T. T. Hoai, N. K. Nga, P. H. Viet. Biomimetic scaffolds based on hydroxyapatite nanorod/poly (d,l) lactic acid with their corresponding apatite - forming capability and biocompatibility for bone -tissue engineering. Colloids and Surfaces Biointerfaces, 2015, 128, 506 -514. 90. Đỗ Ngọc Liên, Nghiên cứu qui trình tổng hợp bột và chế thử gốm xốp Hydroxyapatit. Báo cáo tổng kết đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, 2006. 114 91. Đỗ Ngọc Liên, Nguyễn Văn Sinh. Nghiên cứu chế tạo màng sinh học hydroxyapatit (HA) bằng phương pháp sol - gel trong môi trường etanol. Tạp chí Hóa học, 2009, 47(6), 725 - 729. 92. Đào Quốc Hương. Nghiên cứu chế tạo gốm xốp hydroxyapatit từ vỏ trứng bằng phản ứng thủy nhiệt. Đề tài cấp cơ sở Viện Hóa học, 2008. 93. Vũ Duy Hiển. Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng hóa lý của hydroxyapatit dạng khối xốp có khả năng ứng dụng trong phẫu thuật chỉnh hình. Luận án tiến sĩ hóa học, 2009. 94. Phạm Thị Năm. Nghiên cứu tổng hợp màng hydroxyapatit bằng phương pháp điện hóa trên nền thép không gỉ 316L có và không có màng titan nitrua. Luận án tiến sĩ hóa học, 2016. 95. Đinh Thị Mai Thanh. Nghiên cứu chế tạo lớp phủ tổ hợp y sinh titannitrit và hydroxyapatit cấu trúc nano trên nền thép không gỉ, ứng dụng làm nẹp vít xương trong y tế. Báo cáo đề tài Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2012. 96. Đinh Thị Mai Thanh. Nghiên cứu qui trình tổng hợp hydroxyapatit (HAp) dạng bột và màng, cấu trúc vi tinh thể nhằm ứng dụng làm vật liệu y sinh chất lượng cao. Báo cáo đề tài Sở Khoa học Công nghệ Hà Nội, 2012. 97. D. T. M. Thanh, P. T. Nam, N. T. Phuong, L. X. Que, N. V. Anh, T. Hoang, T. D. Lam. Controlling the electrodeposition, morphology and structure of hydroxyapatite coating on 316L stainless steel. Materials Science and Engineering, 2013, 33, 2037 - 2045. 98. P. T. Nam, D. T. M. Thanh, N. T. Phuong, N. T. T. Trang, T. Hoang. Investigation of factors affecting the electrodeposition process of hydroxyapatite coating on 304 stainless steel substrate. Journal of Science and Technology, 2011, 49 (5A), 114 - 121. 99. Nguyễn Thu Phương, Võ Thị Hạnh, Lê Thị Duyên, Phạm Thị Năm, Đinh Thị Mai Thanh. Nghiên cứu khả năng hấp phụ flo của hydroxyapatit pha tạp magie (Mg-HAp). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 2015, 53(4), 467 - 479. 100. Võ Thị Hạnh, Lê Thị Duyên, Đỗ Thị Hải, Phạm Thị Năm, Nguyễn Thị Thơm, Cao Thị Hồng, Ngô Thị Hằng Nga, Đinh Thị Mai Thanh. Nghiên 115 cứu khả năng xử lý ion Cadimi của nano Bari hydroxyapatit. Tạp chí Khoa học và công nghệ, 2015, 53 (6A), 110 - 123. 101. Lê Thị Duyên, Võ Thị Hạnh, Công Tiến Dũng, Đỗ Thị Hải, Phạm Thị Năm, Nguyễn Thị Thơm, Cao Thị Hồng, Đinh Thị Mai Thanh. Nghiên cứu khả năng xử lý Pb2+ trong nước của nanocomposit hydroxyapatit/chitosan Journal of science of HNUE, 2017, 62(3), 60 - 68. 102. Đinh Thị Mai Thanh. Nghiên cứu tính chất và hình thái cấu trúc của vật liệu tổ hợp polyaxit lactic/nano hydroxyapatit (PLA/HAp) có và không có chất tương hợp định hướng ứng dụng trong y sinh. Báo cáo tổng kết đề tài Nghị định thư Việt Nam - Hàn Quốc, 2015. 103. Nguyễn Hữu Phú, Hóa lý và Hóa keo. Nhà Xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2006, 185 - 197. 104. Standard Reference Material 2910a. Calcium Hydroxyapatite. Certificate of Analysis, Institute of Standards and Technology, NIST Measurement Services Division National, 2008. 105. V. Raman, S. Tamilselvi, N. Rajendran. Corrosion behaviour of Ti-6Al-7Nb and Ti-6Al-4V ELI alloys in the simulated body fluid solution by electrochemical impedance spectroscopy. Electrochimica Acta, 2006, 52, 839 - 846. 106. R.Q. Reis, V.A. Alves, I.C.B. Santos , D.G. Souza, T. F. Goncalves, M.A. Pereira da Silva, L.A. da Silva. In situ impedance spectroscopy study of the electrochemical corrosion of Ti and Ti - 6Al - 4V in simulated body fluid at 25 o C and 37 o C. Corrosion Science, 2009, 51, 2473 - 2482. 107. R. Tu, S. Nath, T. Goto. Apatite formation in Hanks' solution on β-Ca2SiO4 films prepared by MOCVD. Surface & Coatings Technology, 2011, 206, 172 - 177. 108. H. J. M. Bowen. Environmental Chemistry of the Element, London. Academic Press, Inc., 1979. 109. N. Lanochaa, N. Lanocha, E. Kalisinskaa, D. Izabela, K. Bogackaa, H. Budisa. Concentrations of trace elements in bones of the hip joint from patients after hip replacement surgery. Journal of Trace Elements in Medicine and Biology, 2012, 26, 20 - 25. 116 110. C. Capuccini, P. Torricelli, F. Sima, E. Boanini, C. Ristoscu, B. Bracci, G. Socol, M. Fini, I. Mihailescu, A. Bigi. Strontium-substituted hydroxyapatite coatings synthesized by pulsed-laser deposition: In vitro osteoblast and osteoclast response. Acta Biomaterialia, 2008, 4(6), 1885 - 1893. 111. Phan Châu Hải Triều. Khảo sát các bệnh thường gặp trên chó tại Trạm Thú Y Quận 7 Tp.HCM. Luận văn tốt nghiệp, Khoa Chăn Nuôi-Thú Y, 2007. 112. A. J. Arem, J. W. Madden. Wound healing: biologic and clinical features, In text book of surgery. W. B Sauders company, 1986, 1, 193 - 209. 113. W. Dong, H. Zhao, Y. Zheng, A. Liu, J. Yao, C. Li, W. Tang, B. Chen, G. Wang, Z. Shi. The structural and biological properties of hydroxyapatite- modified titanate nanowire scaffolds. Biomaterials, 2011, 32, 5837 - 5846. 114. J. S. Hwang, S. Y. Choi, I. H. Kim, D. Y. Hwang, H. G. Kang. Basic data on the hematology, serum biochemistry, urology and organ weights of beagle dogs. Lab Anim Res, 2011, 27(4), 283 - 291. 115. Nguyễn Hồng Hà, Nghiên cứu ảnh hưởng của nẹp vít mạ Titan - nitrit đến phần mềm và tổ chức xương quanh ổ kết xương trên thực nghiệm. Đề tài bộ Quốc phòng - Học viện Quân Y, 2005.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_tong_hop_va_dac_trung_mang_hydroxyapatit_pha_tap_mot.pdf
Luận văn liên quan