TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra là một trách nhiệm có lịch sử lâu đời,
chiếm vị trí quan trọng trong chế định về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung,
TNBTTH do tài sản gây ra nói riêng. Qua quá trình nghiên cứu, thực hiện Luận án,
NCS rút ra một số kết luận cụ thể vè kết quả luận án như sau:
Một là, Luận án đã nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về TNBTTH do
nhà cửa, CTXD khác gây ra như: khái niệm, đặc điểm, bản chất của nhà cửa, CTXD
và TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Luận án cũng đã phân tích được các học
thuyết xác định TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra; trên cơ sở đó phân tích các
điều kiện làm phát sinh trách nhiệm và điều kiện về yếu tố lỗi trong trách nhiệm.
Hai là, Luận án đã tìm hiểu, phân tích, so sánh, đối chiếu các quy định về
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra trong pháp luật của một số quốc gia trong
khu vực và trên thế giới như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Quebec- Canada; Philippin,
Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc; Bộ tham khảo chung về BTTH ngoài
hợp đồng (DCFR) Châu Âu với quy định trong pháp luật Việt Nam; từ đó làm sáng
tỏ những điểm khác biệt và tương đồng giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật của các
quốc gia trên thế giới; trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
trong quá trình hoàn thiện pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Ba là, Luận án đi sâu phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra. Trên cơ sở đó, Luận án đánh giá những
điểm tích cực và hạn chế trong các quy định của pháp luật hiện hành. Đây cũng là cơ
sở giúp Luận án đưa ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về
TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Bốn là, Luận án đã sưu tầm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Toà án trong quá trình giải quyết các vụ án về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây
ra. Luận án tập trung phân tích những điểm hợp lý cũng như bất cập của Toà án trong
việc áp dụng quy định của pháp luật trong quá trình xét xử, từ đó, Luận án đưa ra
những kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật.
Năm là, từ nền tảng lý luận cũng như từ những phân tích về thực trạng pháp
luật và thực tiễn áp dụng pháp luật, Luận án đã đề xuất một số kiến nghị góp phần
hoàn thiện các quy định của pháp luật về TNBTTH do nhà cửa, CTXD khác gây ra.
Do có nhiều hạn chế về thời gian và điều kiện chủ quan nên công trình nghiên cứu
không tránh khỏi còn thiếu sót, NCS mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ
thầy cô, đồng nghiệp đề công trình được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
252 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành - Vũ Thị Lan Hương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu kháng cáo của ông Tuấn như sau :
- Đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại để sửa chữa nhà là 156.522.000 đồng,
không đồng ý với việc phải sử dụng lại vật liệu cũ của công trình 11% cũng như không
đồng ý với việc án sơ thẩm cho rằng nguyên đơn phải gánh chịu thiệt hại là 35% là
không hợp lý.
HĐXX xét tháy việc đưa ra số tiền đòi bồi thường của nguyên đơn không có chứng cứ
để chứng minh. Trong khi đó giá trị thiệt hại cũng như việc khảo sát giá trị còn lại của
công trình là 11%, sau khi tháo dỡ công trình để đưa ra một mức giá xây dựng phục
hồi nguyên trạng đã được cơ quan chuyên môn kiểm định cho căn nhà 122 là
140.934.000 đồng là hoàn toàn có căn cứ pháp lý. Vì vậy, án sơ thẩm đã căn cứ giá
này để xem xét là hoàn toàn phù hợp. Việc hư hỏng của căn nhà 122 được xác định là
221
nguyên nhân chủ yếu là do căn nhà 118 thứ yếu là do 122. Xét thấy, do xác định được
nguyên nhân như nêu trên nên không chia đôi thiệt hại này ra cho mỗi bên phải chịu
50% mà buộc chủ nhà 118 phải bồi thường là 65% còn bản thân nhà 122 phải chịu
thiệt hại là 35% như án sơ thẩm đã xác định là hợp tình hợp lý nên giữ nguyên cách
tính tỷ lệ thiệt hại này. Cụ thể, ông Chỉnh bà Mỳ phải bồi thường cho vợ chồng ông
Tuấn bà Hoa là 140.934.00 đồng x 65% = 91.607.000 đồng.
- Đối với yêu cầu tiền thuê mướn nhà từ tháng 2/2005 đến 3/2007 với mỗi tháng
là 2.500.000 đồng. Xét thấy án sơ thẩm chấp nhận với mức thuê nhà là 2.500.000
đồng/tháng là phù hợp với tình hình chung địa phương, đồng thời án sơ thẩm cũng
chia tỉ lệ tiền thuê nhà được chấp nhận là 65% giá thuê nhà hàng tháng và tính từ tháng
2/2005 đến tháng 9/2006 là 19 tháng. Thiết nghĩ với khoảng thời gian thuê nhà này
cũng đảm bảo cho nguyên đơn khắc phục sửa chữa căn nhà số 122 vì căn nhà 122
trước đây nguyên đơn chỉ cần thời gian xây dựng và hoàn thành là từ 9/2002 đến tháng
12/2002 là 4 tháng. Như vậy, việc yêu cầu phía ông Chỉnh, bà Mỳ phải chịu tiền thuê
nhà đến tháng 3/2007 là không hợp lý.
- Đối với số tiền thuê nhà này án sơ thẩm đã tuyên không chính xác là từ tháng
5/2005 đến tháng 9/2005 với số tiền là 30.550.000 đồng vì với những nhận định của án
sơ thẩm đã thể hiện thời gian được tính thuê nhà từ tháng 2/2005 đến tháng 9/2006
với giá thuê hàng tháng là 2.500.000 đồng x 65% = 1.625.000. Như vậy, 19 tháng là
1625.000 x 19 = 30.875.000 đồng mới đúng, nên sửa lại phần này của án sơ thẩm
- Đối với yêu cầu tiền chi phí dọn nhà là 1.000.000 đồng. Xét thấy án sơ thẩm
chỉ chấp nhận 650.000 đồng cũng do đã tính theo tỷ lệ lỗi của mỗi bên như nêu trên,
nên chỉ buộc phía ông Chỉnh, bà Mỳ chịu 65% trên tất cả thiệt hại của nguyên đơn là
hợp lý, nên giữ nguyên phần này của án sơ thẩm. Tổng số tiền mà vợ chồng ông Chỉnh
phải bồi thường cho vợ chồng ông Tuấn là 123.132.000 đ.
(.)
Vì các lẽ trên, (.)
QUYẾT ĐỊNH
() Sửa bản án dân sự sơ thẩm như sau :
1. Chấp nhận một phần yêu cầu của ông Tuấn bà Hoa
2. Buộc ông Chỉnh bà Mỳ phải liên đới bồi thường cho ông Tuấn bà Hoa số tiền
123.132.000 đồng.
222
Bản án số 16 : Bản án dân sự phúc thẩm số 490/2008/DS-PT, ngày 19/5/2008 của
Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Bà Giang Thị Vân và Ông Nguyễn Bá Chước
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Minh
Tóm tắt nội dung vụ án: Bà Vân và ông Chước là CSH căn nhà số 449 (81 cũ)
(gọi tắt là nhà 449) Nguyễn Văn Tăng, ấp 1, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9. Cấu
trúc nhà tường gạch, mái tôn, nền gạch hoa, 01 trệt và 01 gác gỗ. Vào khoảng tháng
3/2007, bà Nguyễn Thị Minh - CSH căn nhà số 451 Nguyễn Văn Tăng, ấp 1, phường
Long Thạnh Mỹ, quận 9 (gọi tắt là nhà 451, liền kề nhà 449) tiến hành xây dựng mới
toàn bộ căn nhà đã làm ảnh hưởng gây hư hại nhà 449. Bà Vân và ông Chước đã báo
Uỷ ban nhân dân phường Long Thạnh Mỹ xuống xác minh hiện trạng vào ngày
07/6/2007. Theo biên bản xác minh của UBND phường Long Thạnh Mỹ thì: “Phần
tường phía trước vách nhà bà Vân liền kề bà Minh có vết nứt rộng 1,5 cm (phía trên
chỗ rộng nhất), phía dưới rạn nứt mạnh; phần phía trong gian giữa nhà bà Vân có các
vết nứt rạn (nứt 4 phía tường); cửa chính khó đóng mở, nền nhà có vết nứt ở phòng
khách, vết nứt 0,1 cm”.
Chi phí sửa chữa khắc phục thiệt hại được cơ quan kiểm định xác định là:
15.000.000 đồng.
Bản án dân sự sơ thẩm số 47/2008/DSST ngày 12/3/2008 của TAND Quận 9
tuyên: Buộc bà Nguyễn Thị Minh bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông Nguyễn Bá
Chước và Giang Thị Vân số tiền là 15,000,000 đồng.
Tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX nhận định:
Theo kết quả kiểm định công trình (bút lục số 135): nhà 449 bị hư hỏng do hai
nguyên nhân: do bản thân căn nhà cấp 4 thời gian sử dụng đã lâu, dễ bị ảnh hưởng khi
có ngoại lực tác động và bị nứt do ảnh hưởng từ việc thi công căn nhà 451, trong đó
chủ yếu do nguyên nhân từ việc thi công căn nhà 451, nên HĐXX nhận thấy, phía lỗi
bị đơn là 3/4. Do đó bị đơn phải bồi thường thiệt hại và chịu chi phí kiểm định 3/4.
Bản án số 17: Bản án dân sự phúc thảm số 447/2008/DS-PT ngày 5/8/2008 của
Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, sinh năm 1957
Bị đơn: Bà Huỳnh Thị Ánh Tuyết, sinh năm 1942
223
NHẬN THÁY
Căn nhà số 7B (số cũ 71A) Quang Trung, khu phố 2, phường Hiệp Phú, Quận
9, TP Hồ Chí Minh (Sau đây gọi tắt là nhà 7B) là nhà của bà Nguyễn Thị Ngọc Lan
()
Căn nhà số 9 (số cũ 78) , khu phố 2, phường Hiệp Phú, Quận 9, TP Hồ Chí
Minh (Sau đây gọi tắt là nhà số 9) là nhà của bà Huỳnh Ánh Tuyết và ông Nguyễn
Đông Hải. Tháng 3/2002, ông Hải, bà Tuyết xây dựng nhà. Trước khi xây dựng, bà
Tuyết ông Hải và ông thầu xây dựng tên Lê Đình Nhân có sang nhà bà Lan để xem xét
hiện trạng nhà bà Lan và làm giấy cam kết sửa chữa khắc phục hậu quả nếu có thiệt
hại xảy ra.
Bà Lan cho rằng: trong quá trình xây dựng nhà của ông Hải, bà Tuyết gây thiệt
hại cho nhà của bà Lan. Ông Hải, Ông Nhân cam kết sửa chữa nhà cho bà Lan nhưng
không thực hiện. Do đó, bà Lan khởi kiện yêu cầu ông Hải, bà Tuyết bồi thường thiệt
hại do việc xây dựng nhà của ông Hải, bà Tuyết gây ra theo kết quả của cơ quan kiểm
định và chi phí kiểm định mà bà đã tạm ứng.
Bà Huỳnh Ánh Tuyết và ông Nguyễn Đông Hải trình bày: việc xây dựng nhà
của ông bà có gây hư hỏng cho nhà của bà Lan nhưng khi thợ sang sửa chữa thì phía
bà Lan không cho. Nay bà Lan khởi kiện thì ông bà không đồng ý bồi thường bằng
tiền mà chỉ đồng ý cho thợ sửa chữa lại những chỗ hư hỏng cho nhà bà Lan như đã
thoả thuận trước đây ().
Bản án số 190/2007/DS-ST ngày 20/9/2007 TAND quận 9 tuyên xử:
- Chấp nhận yêu cầu “Đòi bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng
khác gây ra” của bà Nguyễn Thị Ngọc Lan.
- Buộc bà Huỳnh Ánh Tuyết và ông Nguyễn Đông Hải bồi thường cho bà
Nguyễn Thị Ngọc Lan số tiền 10.326.000 đồng ()
XÉT THẤY
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên toà và căn
cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, HĐXX nhận thấy:
() Theo lời khai thống nhất của các đương sự thể hiện: khoảng tháng 3/2002
căn nhà số 9 của ông Hải, bà Tuyết xây dựng đã gây thiệt hại cho nhà số 7B của bà
Lan.
Bà Lan khởi iện yêu cầu ông Hải, bà Tuyết phải bồi thường thiệt hại do việc xây dựng
nhà của ông Hải, bà Tuyết gây nên, bà Lan không đồng ý ông Nhân bồi thường thiệt
224
hại cho bà vì ông Nhân không phải chủ sở hữu căn nhà số 9 (số (số cũ 78), khu phố 2,
phường Hiệp Phú, Quận 9, TP Hồ Chí Minh.
Phía ông Hải, bà Tuyết xác nhận việc xây dựng nhà của ông bà có gây thiệt hại
cho nhà số 7B của bà Lan nhưng trước khi xây dựng ông Lê Đình Nhân (thầu xây
dựng của nhà ông Hải bà Tuyết) đã cùng bà Lan xác định hiện trạng nhà của bà Lan
đã bị hư hỏng nên phía bà Lan phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại xảy ra theo kết
quả của cơ quan giám định. Ngoài ra khi sự việc xảy ra thì ông Nhân bà Lan đã thoả
thuận là ông Nhân bồi thường thiệt hại cho bà Lan nên đề nghị Toà giải quyết ông
Nhân phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà Lan.
Xét thấy mặc dù trước đó có sự thoả thuận giữa bà Lan, bà Tuyết và ông Nhân
(thầu xây dựng) về việc khắc phục hậu quả thiệt hại nhà của bà Lan nhưng do ông
Nhân không thực hiện nên bà Tuyết, ông Hải là chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại
cho bà Lan.
Theo Hợp đồng ký giữa bà Tuyết với Công ty TNHH Thương mại - Xây dựng
QH thì Công ty phải chịu trách nhiệm an toàn cho hai hộ kế bên nếu có thiệt hại thì
phải bồi thường. Như vậy sự thoả thuận trên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa bà
Tuyết là chủ đầu tư và bên thi công xây dựng nhà cho bà Tuyết. Do đó, bà Tuyết có
quyền khởi kiện Công ty TNHH thương mại - Xây dựng QH thành vụ kiện khác về
phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với các hộ kế bên do việc xây dựng nhà của
bà Tuyết gây ra.
Theo Kết quả kiểm định công trình số 492/04-KĐ ngày 07/1/2005 của Công ty
Kiểm định xây dựng Sài Gòn thuộc Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, kết luận
nguyên nhân gây hư hỏng nhà 7B của bà Lan như sau:
- Tác động cả công trình kế cận: Việc thi công nhà của ông Hải, bà Tuyết với
trọng tải lớn làm biến dạng của nền đất khu vực, gây nên hư hỏng về nghiêng lún và
các vết nứt cho nhà bà Lan.
- Do bản thân nhà 71A Quang Trung của bà Lan, với kết cấu chịu lực gồm
tường gạch ống, các tường ngang không xây câu với tường dọc nên dễ bị hư hỏng do
tác động của ngoại lực.
Theo Bảng cam kết ngày 29/3/2002 (Bút lục số 48) về việc thi công công trình
do ông Lê Đình Nhân và bà Nguyễn Thị Ngọc Lan ký tên, thể hiện: Kết quả khảo sát
hiện trạng căn nhà số 71A Quang Trung của bà Lan như sau:
- Mặt bên giáp nhà 78, tường bị ngấm nước toàn bộ.
- Các vách tường nứt theo cột trong phòng ngủ.
225
- Phòng vệ sinh nứt theo trụ cột.
- Nứt dọc theo trụ cửa ra bếp.
Như vậy, phần nhà của bà Lan giáp nhà bà Tuyết, ông Hải đã bị nứt sẵn trước
khi nhà ông Hải, bà Tuyết xây dựng. Khi nhà ông Hải, bà Tuyết xây dựng thì những
phần hư hỏng sẵn có của nhà bà Lan sẽ nhanh chóng hư hỏng nặng hơn. Với kết luận
của cơ quan kiểm định nêu trên thì cả hai bên cùng phải chịu trách nhiệm đối với thiệt
hại của nhà bà Lan. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu thuộc về nhà ông Hải, bà Tuyết
nên ông Hải, Bà Tuyết phải chịu trách nhiệm nhiều hơn.
Theo kết quả của cơ quan kiểm định đưa ra dự toán sửa chữa nhà bà Lan là
10,326,000 đồng. Như vậy, ông Hải bà Tuyết chịu 2/3 trách nhiệm còn bà Lan phải chịu
1/3 trách nhiệm về việc thiệt hại của nhà bà Lan. Tính ra thì ông Hải, bà Tuyết phải bồi
thường thiệt hại cho bà Lan là 6,884,000 đồng; Bà Lan phải chịu là 3,442,000 đồng
()
Án sơ thảm buộc ông Hải, bà Tuyết bồi thường thiệt hại toàn bộ cho bà Lan là
không đúng vì không xem xét đến nguyên nhân gây hư hỏng do chính nhà của bà Lan
gây ra và bảng cam kết ngày 29/3/2002 về việc thi công công trình do ông Lê Đình
Nhân và bà Nguyễn Thị Ngọc Lan ký tên. Nên sửa án sơ thẩm về phần này.
Vì các lẽ trên, ()
QUYẾT ĐỊNH
(.) sửa Bản án số 190/2007/D2-ST ngày 20/9/2007 TAND quận 9: Chấp nhận một
phần yêu cầu “Đòi bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra”
của bà Nguyễn Thị Ngọc Lan. Buộc bà Huỳnh Ánh Tuyết và ông Nguyễn Đông Hải
bồi thường cho bà Lan số tiền 6.884.000 đồng. ().
Bản án số 18 : Bản án dân sự sơ thẩm số 33/2009/DSST, ngày 03/3/2009 của Toà
án nhân dân quận Phú Nhuận
Nguyên đơn : Ông : Nguyễn Bình Thuận và Bà : Lê Thị Thảo
Bị đơn : Ông Phẩm Hoàng và Bà Nguyễn Thị Thanh Thu
Tóm tắt nội dung vụ án
Căn nhà 48/16 Hồ Biểu Chánh, phường 11, quận Phú Nhuận, TP HCM thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của ông Thuận bà Thảo theo Giấy chứng nhận quyền sở hữu
nhà ở và quyền sử dụng đất ở số 13520/97 ngày 29/11/1997 của UBND TP HCM.
Khoảng 4/2007 nhà số 48/16A Hồ Biểu Chánh phường 11, quận Phú Nhuận,
TP HCM do ông Phẩm Hoàng và bà Nguyễn Thị Thanh Thu là chủ sở hữu liền kề tiền
226
hành xây dựng mới. Trong quá trình thi công căn nhà của bà Thu ông Hoàng đã làm
ảnh hưởng đến kết cấu nhà và làm hư hỏng nghiêm trọng nhà của ông Thuận bà Thảo.
Ông Hoàng thừa nhận những hư hỏng do nhà của ông gây ra và đồng ý khắc phục. Tuy
nhiên, trong quá trình khắc phục các hư hỏng, vết nứt cũ thì lại xuất hiện các hư hỏng,
vết nứt mới, nhà bị lún, nghiêng nền, gạch nền và tường bị nứt rạn nhiều nơi, mái tôn
bị kéo hở Hai bên không thống nhất được về số tiền dự toán sửa chữa cũng như tiền
bồi thường.
Theo Kết quả kiểm định công trình số 43/08/KĐ-KĐ2 của Công ty Kiểm định
xây dựng Sài Gòn thì: Nhà số 48/16 Hồ Biểu Chánh phường 11 quận Phú Nhuận có
tình trạng hư hỏng về nứt và thấm, nền dầm sàn có hiện tượng nghiêng lún, một số
dầm sàn có hiện tượng nứt mảnh. Để đưa vào sử dụng cần phải sửa chữa các hư hỏng
hiện hữu với dự toán sửa chữa là : 81.762.000 đồng. Về phần dự toán sửa chữa này, do
giá vật liệu xây dựng trên thị trường có nhiều biến động, để đảm bảo quyền lợi cho
đương sự Toà án đã gửi Công văn yêu cầu Công ty kiểm định áp giá vật tư xây dựng
quý II và III/2008 để tính lại dự toán sửa chữa cho phù hợp với tình hình thực tế. Căn
cứ Công văn số 701/KĐ-KĐ2 ngày 22/10/2008 Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn
áp giá vật tư xây dựng quý III/2008 để tính giá trị sửa chữa là : 94.416.000 đồng.
Để khắc phục do công trình bị nghiêng lệch không phục hồi về vị trí ổn định
theo phương thẳng đứng và chi phí gia cố kết cấu bị giảm yếu cần : 73.262.000 đồng
Xét ý kiến trình bày trước Toà của các bên đương sự và người bảo vệ quyền lợi
ích hợp pháp cho nguyên đơn và bị đơn, HĐXX nhận thấy:
Về chi phí sửa chữa : nguyên đơn yêu cầu số tiền chi phí sửa chữa theo Công
văn số 701/KĐ-KĐ2 ngày 22/10/2008 của Công ty Kiểm định xây dựng Sài Gòn là
94,416,000 đồng. Đại diện theo uỷ quyền của bị đơn là ông Đỗ Viết Chánh và bà
Phẩm Thị Thanh Thuỷ chấp nhận mức chi phí mà nguyên đơn yêu cầu do đó HĐXX
nghĩ nên ghi nhận.
Về chi phí khắc phục do công trình bị nghiêng lệch không phục hồi về vị trí ổn
định theo phương thẳng đứng và chi phí gia cố kết cấu bị giảm yếu (chi phí gia cố
móng) : HĐXX nhận thấy tại kết quả kiểm định công trình của Công ty Kiểm định xây
dựng Sài Gòn nêu rõ : Công trình có hiện tượng nghiêng, lún, hiện tượng nghiêng lún
này làm nứt một số mảng tường ngăn và bao che, nghiêng nền sàn, nứt một số dầm
sàn. Kết cấu công trình có phần bị giảm yếu và xét về mặt thẩm mỹ kiến trúc công
trình sẽ có bị ảnh hưởng do hiện tượng nghiêng lún. Mặt khác việc cân bằng nền lầu 1
và lầu 2 sẽ làm tăng tải trọng của công trình so với tải trọng hiện trạng, vì vậy, cần
227
phải gia cố kết cấu móng và cột tầng trệt hiện trạng ». Căn cứ vào lời trình bày của
nguyên đơn, trước khi bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng nhà 48/16A Hồ Biểu Chánh,
căn nhà 48/16 Hồ Biẻu Chánh đang ở tình trạng sử dụng bình thường. Việc ông Chánh
và bà Thuỷ là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn và người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cảu nguyên đơn cho rằng việc xây dựng nhà 48/16A Hồ Biểu Chánh
không ảnh hưởng gì đến kết cấu móng của căn nhà 48/16 Hồ Biểu Chánh và việc có
hư hỏng phần móng hay không trên thực tế chưa xảy ra chưa xảy ra nên không đồng ý
bồi thường phần chi phí gia cố móng là không có cơ sở. Bởi lẽ quá trình thi công phần
móng căn nhà của bị đơn có ảnh hưởng nhất định một phần đến móng móng nhà lân
cận như hiện tượng dịch chuyển của đất do tác động của việc thi công phần móng bên
cạnh. Hơn nữa quá trình sửa chữa khắc phục những phần hư hỏng đã được kiểm định
sẽ làm gia tăng tải trọng của công trình lên kết cấu móng như nhận định của cơ quan
chuyên môn là Công ty kiểm định xây dựng Sài Gòn nên việc phải gia cố móng là cần
thiết. Từ nhận định trên nghĩ nên buộc bị đơn có trách nhiệm bồi thường cho nguyên
đơn toàn bộ chi phí khắc phục do công trình bị nghiêng lệch không phục hồi về vị trí
ổn định theo phương thẳng đứng và chi phí gia cố kết cấu bị giảm yếu theo kết quả
kiểm định tháng 3/2008 của Công ty kiểm định Xây dựng Sài Gòn là 73,262,000 đồng.
Đối với yêu cầu đòi tiền thuê nhà của ông Thuận và bà Hương là đại diện theo
uỷ quyền của bà Thảo, HĐXX nhận thấy căn cứ vào kết quả khảo sát thực tế thể hiện
tại hồ sơ kiểm định, căn cứ vào các bức ảnh chụp hiện trạng căn nhà và lời khai của
nguyên đơn thì những hư hỏng của căn nhà 48/16 Hồ Biểu Chánh sau khi nhà 48/16A
Hồ Biểu Chánh tiến hành xây dựng như : hiện tượng nứt dầm sàn lầu 1 và 2, xuất hiện
nhiều nứt tường, nền nhà tầng 1 bị bong chưa lát lại, trần nhà bị bong, cửa ra vào khó
đóng mở là có thật. Phía bị đơn cũng đã xác nhận những hư hỏng đó. Nguyên đơn là
những người tuổi cao lại bị bệnh tật nên về mặt tâm lý và sức khoẻ không yên tâm khi
hàng ngày ra vào trong căn nhà với hiện trạng bị hư hỏng như trên. Thực tế là ông
Thuận bà Thảo phải ra ngoài thuê nhà khác ở tạm. Căn cứ vào hai hợp đồng thuê nhà
nguyên đơn đã nộp cho Toà án thì nguyên đơn thuê căn nhà số 166/46A4 Thích Quảng
Đức, phường 4, quận Phú Nhuận ở vị trí hẻm tương đương và có diện tích sử dụng gần
tương đương với diện tích căn nhà 48/16 Hồ Biểu Chánh với giá thuê là 6,000,000
đồng/tháng là hợp lý. Xét thời gian thuê, nguyên đơn yêu cầu thời gian thuê nhà là 12
tháng tính từ tháng 7/2008 đến tháng 6/2009 theo như hợp đồng thuê nhà nhưng trên
thực tế đến thời điểm xét xử nguyên đơn mới chỉ ở nhà thuê được 8 tháng do đó nên
chấp chận yêu cầu đòi thuê nhà của nguyên đơn với thời gian thuê là 8 tháng, mức giá
thuê là 6,000,000 đồng/tháng vì đây là chi phí thực tế nguyên đơn phải trả. Xét ý kiến
228
của bà Thuỷ và ông Chánh là người đại diện theo uỷ quyền của bị đơ và người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn chỉ đồng ý trả tiền thuê nhà 2 tháng trong thời
gian sửa chữa với mức thuê 3,000,000 đồng/tháng là không thuyết phục bởi lẽ sau một
thời gian hoà giải tại địa phương và tại Toà án các bên không thống nhất được phương
án bồi thường và không tiến hành được việc sửa chữa, đến tháng 7/2008 phía nguyên
đơn mới phải thuê nhà để ở tạm, mức giá thuê 6,000,000 đồng/tháng thể hiện trong
hợp đồng thuê nhà là phù hợp với thực tế.
Vì các lẽ trên, HĐXX sơ thẩm tuyên : Căn cứ Điều 604, 605, 608 và 627 BLDS
2005 buộc ông Phẩm Hoàng và Bà Nguyễn Thị Thanh Thu có trách nhiệm bồi thường
thiệt hại cho ông Nguyễn Bình Thuận và bà Lê Thị Thảo số tiền :
- Chi phí sửa chữa nhà : 94,416,000 đồng
- Chi phí khắc phục do công trình nghiêng lệch không phục hồi về vị trí ổn định
theo phương thẳng đứng và chi phí gia cố kết cấu bị giảm yếu là : 73.262.000 đồng
- Chi phí thuê nhà thực tế của nguyên đơn : 8 tháng x 6,000,000 đồng =
48,000,000 đồng
Tổng cộng : 215,678,000 đồng
Bản án số 19: Bản án dân sự phúc thẩm số 539/2010/DSPT ngày 11/5/2010 của
Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên đơn: Công ty Đà Nẵng
Bị đơn: Công ty Sài Gòn
Tóm tắt nội dung vụ án
Công ty Sài Gòn ký hợp đồng với Công ty Phú Yên về việc thi công pano
quảng cáo. Đến ngày 24/3/2005 pano được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Ngày
25/3/2005, Công ty Phú Yên đã mua bảo hiểm của Công ty Bảo hiểm Nhà Rồng cho
công trình. Ngày 12/8/2005 tấm pano bị sập và làm hư hỏng nhiều thiết bị, xe, hàng
hoá của Công ty Đà Nẵng.
Bản án dân sự sơ thẩm 11/2010/DSST ngày 25//2/2010 của TAND quận 1 đã
tuyên xử: Buộc Công ty Sài Gòn bồi thường thiệt hại cho Công ty Đà Nẵng số tiền là
955..817.819 đồng và tiền lãi là 178.719.339 đồng. Tổng cộng là: 1.134.237.230 đồng
Ngày 02/3/2010 Công ty Sài Gòn kháng cáo.
Bản án dân sự phúc thẩm số 539/2010/DSPT ngày 11/5/2010 của TAND thành
phố Hồ Chí Minh xác định: quan hệ pháp luật tranh chấp giữa Công ty Đà Nẵng với
Công ty Sài Gòn là “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” do việc sập đổ tấm pano của
229
Công ty Sài Gòn gây thiệt hại cho Công ty Đà Nẵng. Đây là tranh chấp dân sự giữa
bên có trách nhiệm về việc gây thiệt hại với bên bị thiệt hại.
Công ty Sài Gòn đã ký hợp đồng với Công ty Phú Yên để xây dựng bảng quảng
cáo nói trên và Công ty Phú Yên đã mua bảo hiểm của Công ty bảo hiểm Nhà Rồng
cho công trình nên Công ty Sài Gòn có quyền khởi kiện Công ty Phú Yên trong vụ án
khác để xác định TNBTTH trên cơ sở hợp đồng mà các bên đã ký kết. Do các bên khi
giao kết hợp đồng đều có mục đích lợi nhuận là tranh chấp về kinh doanh thương mại
nên trách nhiệm của Công ty Bảo hiểm Nhà Rồng sẽ được xem xét khi có yêu cầu. Do
đó, kháng cáo của Công ty Sài Gòn đề nghị huỷ án sơ thẩm để triệu tập Công ty Bảo
hiểm Nhà Rồng vào tham gia tố tụng trong vụ án này là không có cơ sở để chấp thuận.
Xét đơn kháng cáo ngày 2/3/2010 Công ty Sài Gòn đã trình bày việc dựng bảng quảng
cáo nói trên là không đúng kỹ thuật và không đúng quy cách. Do đó, trong vụ án này
Công ty Sài Gòn phải bồi thường thiệt hại cho Công ty Đà Nẵng theo như bản án sơ
thẩm đã xử là có căn cứ nên giữ nguyên bản án sơ thẩm.
Vì các lẽ trên, không chấp nhận yêu cầu kháng cáo của Công ty quảng cáo
Sài Gòn.
Bản án số 20 : Bản án dân sự phúc thẩm số 421/2011/DSPT, ngày 15/4/2011 của
Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,
Nguyên đơn: Ông Lưu Văn Nhâm
Bị đơn; Ông Vũ Văn Bằng
Tóm tắt nội dung vụ án:
Căn nhà 2331 Phạm Thế Hiển, phường 6, quận 8 thành phố Hồ Chí Minh của
ông Lưu Văn Nhâm có từ trước năm 1973. Lúc 8h 15 phút ngày 7 tháng 9 năm 2009
vách tường nhà số 2339 Phạm Thế Hiển của ông Vũ Văn Bằng sát vách nhà ông Lưu
Văn Nhâm bị đổ xuống làm nhà ông Nhâm bị sập một phần thuộc đoạn giữa nhà
khoảng 17m, gây thiệt hại cho gia đình ông Nhâm. Ông Nhâm yêu cầu ông Bằng bồi
thường thiệt hại đã xảy ra cho gia đình ông gồm các khoản như sau:
- Phần nhà bị sập: 85.000.000 đồng;
- Các tài sản bên trong nhà: 13.546.400 đồng;
Khoản thu nhập mua bán mỗi ngày: 80.000 đồng/ ngày x 380 ngày =
30.400.000 đồng
Tổn thất tinh thần và sức khoẻ bị giảm sút bằng 30 tháng là: 30.000.000 đồng
Tổng cộng: 158.900.000 đồng
230
Bản án dân sự sơ thẩm số 01/2011/DSST ngày 18/1/2011 của TAND quận 8
tuyên xử:
- Buộc ông Vũ Văn Bằng bồi thường phần tài sản bị thiệt hại phần vật tư xây
dựng căn nhà số 2331 Phạm Thế Hiển phường 6, quạn 8, TP Hồ Chí Minh là
73.624.000 đồng (theo Kiểm định của Viện KHoa học và phát triển công nghệ kỹ thuật
nền móng xây dựng công trình (IGC))
- Bồi thường phần tài sản gia dụng bên trong là: 7.637.500 đồng;
- Bác yêu cầu đòi bồi thường tổn thất tinh thần và sức khoẻ
Sau cấp sơ thẩm xử, ông Bằng kháng cáo cho rằng, nhà ông Nhâm là nhà cấp 4,
đã được xây dựng và sử dụng trên 20 năm nên chỉ đồng ý bồi thường 20% giá trị phần
nhà bị sập theo kết quả giám định của Viện khoa học và phát triển Công Nghệ địa kỹ
thuật - nền móng- xây dựng công trình (IGC).
Tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm nhận định:
Ngày 07/12/2009, Viện khoa học và phát triển Công Nghệ địa kỹ thuật - nền
móng- xây dựng công trình (IGC) khảo sát kết cấu hiện trạng căn nhà số 2331 Phạm
Thế Hiển có dạng nhà phố, kết cấu gạch, cột BTCT và cột gạch, tường gạch ống dày
10cm. Viện khoa học kết luận: nguyên nhân dẫn đến căn nhà số 2331 của ông Nhâm bị
hư hỏng là do căn nhà số 2339 trước khi chưa ngã đổ, bị bỏ trống nhiều năm và đã
tháo dỡ mái tole, chỉ còn hai vách tường bên hông và phía trước. Nhà 2339 bị bỏ trống
nhiều năm, do mưa gió thuỷ triều và không được tu bổ nên thường xuyên gây ứ đọng
nước. Lâu năm nước ứ đọng thấm vào chân tường, tưởng bị bủn mục gây ra việc ngã
đổ làm sập căn nhà 2331, với giá trị sửa chữa 73.624.000 đồng . Như vậy, nguyên
nhân căn nhà số 2331 bị hư hỏng là do nhà số 2339 gây ra, số tiền 73.624.000 đồng là
khoản tiền để ông Nhâm khắc phục sửa chữa hậu quả nhà của ông bị sập. Do vậy, cấp
sơ thẩm xử buộc ông Bằng phải bồi thường cho ông Nhâm chi phí sửa nhà số tiền
73.624.000 đồng theo kết quả giám định là có căn cứ, nên yêu cầu kháng cáo của ông
Bằng không có cơ sở xem xét, HĐXX giữ y phần này của quyết định sơ thẩm.
Bản án số 21 : Bản án dân sự sơ thẩm số 98/2013/DS-ST, ngày 11/10/2013 của Toà
án nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương,
Nguyên đơn: bà Trần Thị Quan - sinh năm 1964
Bị đơn: Ông Nguyễn Thọ Dũng- sinh năm 1962
Tóm tắt nội dung vụ án
231
Nhà bà Quan được xây dựng vào năm 1996. Năm 2012 ông Dũng đào móng
xây tường sát vách tường nhà bà Quan làm nứt tường nhà bà.
Trong kết quả kiểm định CTXD số 087/KQKĐ ngày 05/11/2012 của Công ty
khảo sát thiết kế tư vấn xây dựng Sài Gòn thể hiện trên cơ sở số liệu đo kiểm tra độ
nghiêng các kết cấu nền, tô lanh và đà giằng BTCT khảo sát vết nứt và hư hỏng khác
của công trình thì phần lớn khối nhà của bà Quan nghiêng về phía nhà ông Dũng, các
vết nứt xuất hiện phù hợp với quy luật nghiêng lún. Hiện trạng hư hỏng thực tế khu
vực nhà bà Quan xảy ra do hai nguyên nhân là nhà bà Quan xây dựng từ năm 1996,
quá trình xây dựng không được bảo trì định kỳ, nền nhà thấp hơn so với xung quanh
90cm và nguyên nhân thứ hai là do tác động của việc xây dựng nhà ông Dũng không
có biện pháp kỹ thuật hạn chế ảnh hưởng tác động. Nguyên nhân chủ yếu xảy ra hư
hỏng nhà bà Quan chính là từ công trình xây dựng nhà ông Dũng gây ra. Đồng thời
theo kết quả kiểm định thì dự toán để sửa chữa lại phần nhà bị nứt nhà bà Quan là
56.291.000đ.
Bị đơn Dũng thừa nhận có một phần lỗi của ông nên chấp nhận trả 1/2 chi phí
như kết quả kiểm đinh, không đồng ý toàn bộ số tiền 56,291,000đ.
HĐXX sơ thẩm nhận định: Xét thấy nhà bà Quan hư hỏng là hai nguyên nhân,
trong đó có nguyên nhân nhà bà Quan xây dựng từ năm 1996 nhưng không được bảo
trì, tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu là do sự tác động của công trình xây dựng nhà ông
Dũng gây ra nên yêu cầu của bà Quan là có cơ sở theo quy định tại Điều 627 BLDS
2005. Đồng thời việc sửa chữa phần hư hỏng có khả năng ảnh hưởng tới các phần khác
còn lại của ngôi nhà nên việc ông Dũng chỉ đồng ý bồi thường 1/2 chi phí theo dự toán
của kiểm định là không có căn cứ chấp nhận mà cần phải buộc ông Dũng có trách
nhiệm bồi thường toàn bộ chi phí để sửa chữa theo dự toán.
HĐXX sơ thẩm tuyên xử: Buộc ông Dũng phải bồi thường cho bà Quan số tiền
là 56,291,000đ.
Bản án số 22 : Bản án dân sự phúc thẩm số 29/2015/DS-PT, ngày 09/01/2015 của
Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh,
Nguyên đơn: bà Huỳnh Thị Lang - sinh năm 1955
Bị đơn: Ông Nguyễn Phú Xuân - sinh năm 1964 và Bà Bùi Thị Chiến - sinh
năm 1968
Tóm tắt nội dung vụ án
Bà Lang là chủ sở hữu căn nhà số 985/2A Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân
Phú, TP Hồ Chí Minh. Căn nhà trên do bà xây dựng từ năm 2001 và ở cho đến nay.
232
Tháng 4/2008 bà Bùi Thị Chiến và ông Nguyễn Phú Xuân là chủ đầu tư xây
dựng căn nhà 991A Âu Cơ, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh làm
hư hỏng căn nhà bà.
Theo kết quả kiểm định lần đầu của Công ty kiểm định Sài Gòn 01/2010, giá trị
thiệt hại là 30.414.000 đồng
Theo kết quả kiểm định của Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Xây dựng - Sở
Xây dựng TP Hồ Chí Minh tháng 04/2012, giá trị thiệt hại là: 82.515.435.000 đồng.
Bản án dân sự sơ thẩm số 444/2014/DSST ngày 30/9/2014 của TAND quận
Tân Phú, TP Hồ Chí Minh đã xử: Áp dụng Điều 627 BLDS 2005 buộc ông Xuân bà
Chiến phải bồi thường:
- 61.886.576 đồng tiền bồi thường thiệt hại do xây dựng;
- 177.375.000 chi phí để thuê nhà và thuê kho
Tại phiên toà phúc thẩm, HĐXX phúc thẩm nhận định:
Căn cứ kết quả kiểm định công trình xây dựng của Công ty kiểm định Sài Gòn
01/2010 và kết quả kiểm định công trình xây dựng của Trung tâm thông tin và Dịch vụ
xây dựng - Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh 4/2012, có căn cứ xác định căn nhà của bà
Lang bị hư hỏng chủ yếu là do việc xây dựng mới công trình xây dựng của ông Phú,
bà Chiến. Phần nguyên nhân còn lại là do nhà bà Lang có kết cấu không đồng bộ, dễ bị
ảnh hưởng khi có tác động.
Án sơ thẩm xác định trách nhiệm nguyên đơn phải chịu 1/4; bị đơn phải chịu 3/4
giá trị thiệt hại xảy ra là phù hợp và có căn cứ. Về kháng cáo của các bị đơn yêu cầu xác
định thiệt hại theo kết quả kiểm định lần đầu của Công ty kiểm định Sài Gòn 01/2010
với giá trị thiệt hại là 30.414.000 đồng, không đồng ý với giá trị thiệt hại là 82.515.435
đồng theo kết quả kiểm định của Trung tâm Thông tin và Dịch vụ Xây dựng - Sở Xây
dựng TP Hồ Chí Minh tháng 04/2012, HĐXX thấy nguyên nhân có sự không thống nhất
giữa hai kết quả kiểm định là do thời gian tranh chấp kéo dài, khoảng thời gian giữa hai
lần kiểm định cách nhau đến hai năm nên thiệt hại tăng lên là một thực tế cần phải được
chấp nhạn; do vậy yêu cầu kháng cáo của bị đơn chỉ đồng ý bồi thường theo kết quả
kiểm định lần đầu là không có cơ sở nên không được chấp nhận.
Căn cứ vào biên bản xem xét thẩm định tại chỗ hiện trạng căn nhà của bà Lang
do TAND quận Tân Phú lập ngày 05/8/2009, ngày 24/4/2014 thì căn nhà của bà Lang
hư hỏng nhiều hạng mục nên việc nguyên đơn phải thuê nhà nơi khác là cần thiết. Tuy
nhiên, thời hạn thuê, theo ý kiến của Viện kiểm sát thì nguyên đơn chỉ chứng minh
được thời hạn thuê là 23 tháng không phải 47 tháng như án sơ thẩm đã xác định, nên
233
có căn cứ chấp nhận sửa án sơ thẩm phần nội dung nay theo đề nghị của Viện kiểm
sát. Riêng phần chi phí nguyên đơn thuê nhà ở vì nguyên đơn xuất trình đủ chứng cứ
chứng minh nên chấp nhận.
Như vậy, các khoản thiệt hại các bị đơn phải liên đới chịu trách nhiệm bồi
thường cho nguyên đơn được tính lại như sau:
- Chi phí sửa chữa nhà: 61.886.576 đồng (giữ nguyên)
- Chi phí thuê nhà ở: 72.000.000 x 3/4 = 54.000.000 đồng
- Chi phí thuê nhà kho: 3.500.000 đồng x 23 tháng x 3/4 = 60.375.000 đồng
Bản án số 23: Bản án dân sự sơ thẩm số 48/2015/DS-ST, ngày 6/7/2015 của Toà
án nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Kim Muội
Bị đơn: Ông Huỳnh Anh Tuấn - Bà Nguyễn Thị Vui
Anh Nguyễn Minh Phương - Chị Trình Thị Lộc
Tóm tắt nội dung vụ án
Theo đơn khởi kiện ngày 09/4/2013, cách đây 15,16 năm bà Nguyễn Kim Muội
có xây một căn nhà trệt tại tổ 3, khu phố 1, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh
Tây Ninh. Khi ông Tuấn và anh Phương chưa xây nhà thì nhà của bà vẫn sử dụng bình
thường không bị nứt tường. Nhưng khi ông Tuấn và anh Phương xây nhà thì căn nhà
của bà có dấu hiệu rạn nứt và lún đất trầm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng và ảnh
hưởng đến việc kinh doanh.
Qua kết quả kiểm định công trình của Công ty cổ phần thẩm định xây dựng Sài
Gòn ngày 26/12/2014 kết luận: Nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng công trình nhà bà
Muội là do tác động của quá trình thi công của nhà ông Tuấn và anh Phương. Trong
đó, mức độ tác động tăng dần theo quy mô và vị trí tiếp giáp của nhà ông Tuấn và anh
Phương với nhà bà Muội (quy mô càng lớn, vị trí tiếp giáp càng nhiều thì mức độ tác
động càng lớn).
Theo Kết quả thẩm định của Công ty cổ phẩn tư vấn xây dựng Phúc Kiến thì
chi phí sửa chữa tổng cộng hết: 70.178.089 đồng
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của ông Tuấn anh Phương tính theo chièu dài
tiếp giáp với nhà bà Muội là 15m. Nhà ông Tuấn tiếp giáp 5m còn nhà anh Phương
tiếp giáp 10m nên được tính cụ thể như sau: 70.178.089 : 3 = 23.392.696 đồng
Nhà anh Phương tiếp giáp đất nhà bà Muội là 10m (gấp 2 lần so với diện tích
tiếp giáp nhà ông Tuấn) nên 23.392.696 x 2 = 46.785.392
234
PHỤ LỤC 3
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NHÀ CỬA, CÔNG TRÌNH
XÂY DỰNG KHÁC GÂY RA TRONG PHÁP LUẬT CỦA MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI
BLDS Ba
Lan
Art. 434. Possessor of a structure.
An owner-like possessor of a
structure is liable for any damage
caused by the collapse of the
structure or the detachment of any
part thereof unless the collapse or
detachment is not the result of either
a failure to maintain the structure in
a proper condition or a construction
defect.
Điều 434. Chủ sở hữu của một
cấu trúc.
Chủ sở hữu cũng như như người
chiếm hữu một cấu trúc phải chịu
trách nhiệm về thiệt hại xảy ra do
toàn bộ hoặc một phần công trình
bị sụp đổ trừ khi sự sụp đổ hoặc rời
ra đó không phải là vì thiếu bảo
dưỡng hoặc vì khuyết tật trong xây
dựng.
BLDS
Đức
Section 836. Liability of the owner
of a plot of land
(1) If a human being is killed or if
the body or the health of a human
being is injured or a thing is
damaged by the collapse of a
building or any other structure
attached to a plot of land or by parts
of the building or structure breaking
off, then the possessor of the plot of
land is liable to make compensation
to the injured person for damage
resulting from this, to the extent that
the collapse or severing is a
consequence of defective
construction or inadequate upkeep.
Liability in damages does not apply
if the possessor has observed
Điều 836. Trách nhiệm của chủ
sở hữu mảnh đất
1- Nếu một người chết hoặc bị thiệt
hại về thân thể hoặc sức khoẻ hoặc
tài sản bị thiệt hại do một toà nhà
hoặc một công trình khác gắn liền
với mảnh đất bị sụp đổ hoặc do các
phần của toà nhà hoặc công trình bị
vỡ ra, người chiếm hữu mảnh đất
đó có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại
phát sinh cho người bị thiệt hại nếu
như việc nhà đổ hoặc phần công
trình bị vỡ là hậu quả của việc xây
dựng có sai sót hoặc do việc bảo
dưỡng có khiếm khuyết. Nghĩa vụ
bồi thường không xảy ra nếu người
chiếm hữu đã tuân thủ sự cẩn trọng
cần thiết nhăm mục đích phòng
235
reasonable care for the purpose of
avoiding danger.
(2)A previous possessor of the plot
of land is responsible for the
damage if the collapse or breaking
off occurs within one year after he
vacated possession, unless during
his period of possession he
exercised reasonable care or a later
possessor would have been able to
avoid the danger by observing this
care.
(3)The possessor within the
meaning of these provisions is the
owner-occupier.
(Nguồn:https://dejure.org/gesetze/B
GB/836.html)
tránh nguy cơ
2- Người trước đó chiếm hữu mảnh
đất chịu trách nhiệm đối với thiệt
hại nếu việc nhà đổ hoặc phần công
trình bị vỡ ra xảy ra trong vòng 1
năm sau khi người đó thôi chiếm
hữu, trừ khi trong thời hạn chiếm
hữu người đó đã tuân thủ sự cẩn
trọng cẩn thiết hoặc người chiếm
hữu sau lẽ ra có thể tránh thiệt hại
bằng việc tuân thủ sự cẩn trọng đó
3- Người chiếm hữu theo nghĩa của
quy định này là người sở hữu -
chiếm giữ.
(Trường Đại học Luật Hà Nội,
German Civil Code (BGB) BLDS
Đức (BGB), Chế định nghĩa vụ,
Nxb Lao động, tr.685)
Section 837. Liability of building
possessor
If anyone, in exercise of a right,
possesses a building or another
structure on the plot of land of
another person, then the
responsibility specified in section
836 applies to him instead of the
possessor of the plot of land.
(Nguồn:
https://dejure.org/gesetze/BGB/837.
html)
Điều 837. Trách nhiệm pháp lý
của người chiếm hữu một tòa nhà
Một người nào đó khi thực hiện
một quyền mà chiếm hữu một toà
nhà hoặc công trình khác trên mảnh
đất của ngừoi khác thì trách nhiệm
quy định tại Điều 836 áp dụng với
người đó thay cho ngừoi chiếm hữu
mảnh đất.
(Trường Đại học Luật Hà Nội,
German Civil Code (BGB) BLDS
Đức (BGB), Chế định nghĩa vụ,
Nxb Lao động, tr.686)
Section 838. Liability of the
person with a duty of
Điều 838. Trách nhiệm của người
có một nhiệm vụ bảo quản một
236
maintenance of a building
A person who assumes the
maintenance of a building or of a
structure attached to a plot of land
for the possessor or has to maintain
the building or the other structure by
virtue of a right of use to which he
is entitled is responsible in the same
way as the possessor for the damage
caused by the collapse or the
breaking off of parts of the building.
(Nguồn:
https://dejure.org/gesetze/BGB/838.
html)
tòa nhà
Một người nhận bảo trì toà nhà
hoặc một công trình gắn liền với
mảnh đất cho người chiếm hữu
hoặc phải bảo trì toà nhà hoặc công
trình theo quyền sử dụng mà người
đó được hưởng thì chịu trách nhiệm
như người chiếm hữu đối với thiệt
hại gây ra do việc nhà hoặc công
trình đổ hoặc do việc các bộ phận
của toà nhà hoặc công trình bị vỡ
ra.
(Trường Đại học Luật Hà Nội,
German Civil Code (BGB) BLDS
Đức (BGB), Chế định nghĩa vụ,
Nxb Lao động, tr.687)
BLDS
Hàn Quốc
Article 758 (Liability of Possessor,
Owner of Structure, etc.)
(1) If any damages has been caused
to another person by reason of any
defect in the construction or
maintenance of a structure, the
person in possession of the structure
shall be liable for such damages:
Provided, That if the person in
possession has exercised due care in
order to prevent the occurrence of
such damages, compensation for the
damage shall be made by the owner.
(2) The provisions of paragraph (1)
shall apply mutatis mutandis where
there exists any defect in the
planting or maintenance of trees.
(3) In cases of paragraphs (1) and
Điều 758 ( Trách nhiệm của
người chiếm hữu , chủ sở hữu
của cấu trúc , vv)
(1) Nếu bất kỳ thiệt hại nào xảy ra
cho người khác do khuyết tật trong
xây dựng hoặc thiếu bảo dưỡng
một cấu trúc, người đang chiếm
hữu cấu trúc đó phải chịu trách
nhiệm cho những thiệt hại; tuy
nhiên, nếu người chiếm hữu đã
thực hiện đầy đủ các biện pháp để
ngăn chặn thiệt hại xảy ra thì trách
nhiệm bồi thường sẽ thuộc về chủ
sở hữu cấu trúc đó.
(2) Các quy định của khoản (1) sẽ
được áp dụng với những sửa đổi
hợp có bất kỳ khiếm khuyết trong
việc trồng , bảo trì câ.
237
(2), the possessor or the owner may
exercise the right to obtain
reimbursement from the person to
whom the damages are attributable.
Nguồn:
/en/text.jsp?file_id=281801
(3) Trong trường hợp các khoản (1
) và (2) , người chiếm hữu hoặc chủ
sở hữu có quyền được bồi thường
từ những người đã gây ra thiệt hại.
BLDS
Hungary
Section 6:560: Building owner’s
liability
(1) The owner of a building shall be
liable for damage caused to other
persons by parts of the building that
have fallen off or by any other
deficiency in the building, unless
the owner is able to prove that the
regulations pertaining to
construction and maintenance have
not been violated and that he has not
acted wrongfully in the course of
construction and maintenance with
regard to the prevention of damage.
Nguồn:https://tdziegler.wordpress.c
om/2014/06/25/the-text-of-the-new-
civil-code-of-hungary-in-english/;
Điều 6:560: Trách nhiệm của chủ
sở hữu toà nhà
(1) Chủ sở hữu của một tòa nhà
phải chịu trách nhiệm về những
thiệt hại gây ra cho người khác do
các phần của tòa nhà bị rơi hoặc do
bất kỳ sự khiếm khuyết nào khác
trong tòa nhà, trừ khi chủ sở hữu có
thể chứng minh rằng mình không vi
phạm các quy định liên quan đến
xây dựng và bảo dưỡng, cũng
không có hành vi sai trái trong quá
trình thi công và bảo dưỡng để
phòng ngừa thiệt hại.
.
BLDS
Italia
Article 2053: Collapse of
buildings
The owner of a building or other
construction is liable for the damage
caused by their collapse, unless he
or she proves that the latter is not
the result of lack of maintenance or
construction defects.
vilcode.html#top truy cập ngày
Điều 2053: Sự sụp đổ của toà nhà
Chủ sở hữu của một tòa nhà hoặc
công trình xây dựng khác phải chịu
trách nhiệm cho những thiệt hại gây
ra bởi sự sụp đổ của toà nhà hoặc
công trình xây dựng, trừ khi chứng
minh được rằng sự sụp đổ không
phải là kết quả của thiếu bảo
dưỡng hoặc vì khuyết tật trong khi
xây dựng
238
17/7/2016
BLDS
Nhật Bản
Article 717
(1) If any defect in the installation
or preservation of any structure on
land causes damages to others, the
possessor of such structure shall be
liable to the victims to compensate
for those damages; provided,
however, that, if the possessor has
used necessary care to prevent the
damages arising, the owner must
compensate for the damages
(2) The provisions of the preceding
paragraph shall apply mutatis
mutandis to cases where there is any
defect in the planting or support of
bamboos and
(3) In the cases of the preceding two
paragraphs, if there is another
person who is liable for the cause of
the damages, the possessor or owner
may exercise their right to obtain
reimbursement against such person
Nguồn:www.moj.go.jp/content/000
056024.pdf
Điều 717:
(1) Nếu việc xẩy ra thiệt hại
đối với người khác vì nguyên nhân
sai sót trong xây dựng hoặc bảo
quản cấu trúc trên đất thì người
chiếm hữu cấu trúc chịu trách
nhiệm về những thiệt hại đối với
bên bị thiệt hại, song nếu như người
chiếm hữu đã thể hiện sự quan tâm
đúng mức nhằm ngăn chặn việc xảy
ra thiệt hại thì chủ sở hữu của các
cấu trúc phải bồi thường thiệt hại.
(2) Các quy định của phần
trên sẽ được áp dụng với sự sửa đổi
cần thiết trong những trường hợp
khi có các sai sót trong việc trồng
và bảo quản tre và cây cối.
(3) Trong những trường hợp
nói ở hai phần trên, nếu một người
thứ ba phải chịu trách nhiệm về
việc gây ra thiệt hại thì người chiếm
hữu hoặc chủ sở hữu có thể thực
hiện quyền đòi người này thanh
toán lại.”
(Bản dịch từ Tiếng Anh cho Phó
Tiến sĩ Lê Hồng Hạnh thực hiện)
BLDS
Pháp
Art 1386
The owner of a building is liable for
the damage caused by its collapse,
where it happens as a result of lack
of maintenance or of a defect in its
construction
Điều 1386
Chủ sở hữu một công trình xây
dựng phải chịu trách nhiệm về thiệt
hại do công trình bị đổ vì thiếu bảo
dưỡng hoặc vì khuyết tật trong khi
xây dựng.
239
Nguồn:
https://www.legifrance.gouv.fr/cont
ent/download/1950/13681/version/3
/.../Code_22.pdf
(Nhà pháp luật Việt - Pháp (1998),
BLDS của nước Cộng hoà Pháp,
Nxb Chính trị Quốc gia, tr.366)
BLDS
Philippin
Art. 2190. The proprietor of a
building or structure is responsible
for the damages resulting from its
total or partial collapse, if it should
be due to the lack of necessary
repairs.
Nguồn:
/en/details.jsp?id=3452
Điều 2190.
Chủ sở hữu của một toà nhà hoặc
một cấu trúc phải chịu trách nhiệm
cho những thiệt hại xảy ra do sự
sụp đổ của toàn bộ hoặc một phần
của toà nhà hoặc công trình, nếu sự
sụp đổ là do thiếu sự sửa chữa cần
thiết
Art. 2192. If damage referred to in
the two preceding articles should be
the result of any defect in the
construction mentioned in Article
1723, the third person suffering
damages may proceed only against
the engineer or architect or
contractor in accordance with said
article, within the period therein
fixed.
Nguồn:
/en/details.jsp?id=3452
Điều 2192. Nếu thiệt hại trong hai
điều trên là kết quả của khuyết tật
trong khi xây dựng được đề cập tại
Điều 1723 thì người bị thiệt hại có
thể khởi kiện kỹ sư, kiến trúc sư
hoặc nhà thầu theo quy định tại
Điều 1723 trong khoảng thời gian
đã được quy định tại Điều này.
Art. 2193. The head of a family that
lives in a building or a part thereof,
is responsible for damages caused
by things thrown or falling from the
same. (1910)
Nguồn:
/en/details.jsp?id=3452
Điều 2193. Người đứng đầu của
một gia đình sống trong một tòa
nhà hoặc một phần của nó, phải
chịu trách nhiệm đối với những
thiệt hại gây ra bởi những thứ bị
ném hoặc rơi xuống từ đó.
BLDS
bang
Article 1467. The owner of an
immovable, without prejudice to his
Điều 1467. Chủ sở hữu của một bất
động sản, khi không phải là người
240
Quebec
(Canada)
liability as custodian, is liable to
reparation for injury caused by its
ruin, even partial, where this has
resulted from lack of repair or from
a defect of construction.
Nguồn:
wdoc/cs/CCQ-1991
trông giữ chính bất động sản đó,
chịu trách nhiệm bồi thường cho
những thiệt hại xảy ra do sự sụp đổ
dù chỉ là một phần của bất động
sản, nếu sự sụp đổ đó là kết quả của
sự thiếu sửa chữa hoặc từ khuyết tật
trong khi xây dựng.
BLDS
Tây Ban
Nha
Article 1,907: “The owner of a
building is liable for damages
resulting from the collapse of all or
part thereof, if such collapse should
occur as a result of a failure to make
the necessary repairs.”
(Nguồn:
ecord/1080 truy cập ngày 17/7/2016
Điều 1907: “Chủ sở hữu của một
công trình xây dựng chịu trách
nhiệm về thiệt hại do toàn bộ hoặc
một phần công trình xây dựng bị đổ
vì thiếu sự sửa chữa cần thiết”
Article 1,909. If the damage
mentioned in the two preceding
articles should result from a
construction defect, the third party
who suffers it may only claim
against the architect or, as the case
may be, the builder, within the
requisite legal period.
Điều 1,909. Nếu thiệt hại được đề
cập trong hai điều luật trước là do
khuyết tật trong khi xây dựng thì
người bị thiệt hại có thể yêu cầu
kiến trúc sư hoặc tuỳ trường hợp là
nhà thầu xây dựng chịu trách nhiệm
bồi thường nếu yêu cầu bồi thường
vẫn trong thời hạn do pháp luật quy
định.
BLDS và
Thương
mại
Thái Lan
Section 434.
If damage is caused by reason of the
defective construction or
insufficient maintenance of a
building or other structure, the
possessor of such building or
structure is bound to make
Điều 434:
Nếu tổn thất xảy ra vì lý do
xây dựng tồi hoặc không được bảo
trì đầy dủ đối với một ngôi nhà
hoặc kiến trúc khác thì người chiếm
hữu ngôi nhà hoặc kiến trúc đó có
bổn phận bồi thường; nhưng nếu
241
compensation, but if the possessor
has used proper care to prevent the
happening of the damage, the owner
is bound to make compensation.
The provisions of the
foregoing paragraph apply
correspondingly to defects in the
planting or propping of trees or
bamboos.
If in cases of the foregoing two
paragraphs there is also some other
person who is responsible for the
cause of the damage, the possessor
or owner may exercise a right of
recourse against such person
người chiếm hữu đó đã có sự chăm
nom thích đáng để ngăn ngừa xẩy
ra tổn thất thì chủ sở hữu có bổn
phận bồi thường.
Những quy định của đoạn trên
được áp dụng một cách tương ứng
cho những khiếm khuyết trong
trồng trọt hoặc chống dựng cây cối
hoặc tre.
Nếu trong các trường hợp nói
ở hai đoạn trên, cũng có một vài
người khác chịu trách nhiệm về
việc gây ra tổn thất thì người chiếm
hữu hoặc người chủ sở hữu có thể
thực thi quyền đòi bồi hoàn chống
lại người đó
(Bộ luật Dân sự và Thương mại
Thái Lan các quyển I - VI, Nxb
Chính trị quốc gia, tr.115)
Trung
Quốc
Article 86 (Tort Law of the
People’s Republic of China)
Where any building, structure or
facility collapses, causing any harm
to another person, the construction
employer and contractor shall be
liable jointly and severally. After
making compensation, the
construction employer or contractor
shall be entitled to be reimbursed by
other liable persons if any.
Where the collapse of any building,
structure or facility, which causes
any harm to another person, is
attributed to any other liable person,
Điều 86. (Luật Trách nhiệm xâm
hại quyền lợi của nước Cộng hoà
nhân dân Trung Hoa năm 2009)
Trong trường hợp nhà, kiến trúc
hoặc thiết bị bị sụp đổ gây thiệt hại
cho người khác thì người chủ công
trình xây dựng và nhà thầu phải
chịu trách nhiệm liên đới. Sau khi
thực hiện trách nhiệm bồi thường,
chủ công trình hoặc nhà thầu có
quyền được hoàn trả bời người
khác có trách nhiệm, nếu có.
Trong trường hợp nhà, kiến
trúc hoặc thiết bị bị sụp đổ gây thiệt
hại do lỗi của người khác, thì người
242
the other liable person shall assume
the tort liability.
(Nguồn:
www.wipo.int/edocs/lexdocs/laws/e
n/cn/cn136en.pdf
đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm
bồi thường thiệt hại.
Bộ tham
khảo
chung về
BTTH
ngoài hợp
đồng
VI.–3:202: Accountability for
damage caused by the unsafe state
of an immovable
(1) A person who independently
exercises control over an
immovable is accountable for the
causation of personal injury and
consequential loss, loss within VI.–
2:202 (Loss suffered by third
persons as a result of another’s
personal injury or death), and loss
resulting from property damage
(other than to the immovable itself)
by a state of the immovable which
does not ensure such safety as a
person in or near the immovable is
entitled to expect having regard to
the circumstances including:
(a) the nature of the immovable;
(b) the access to the immovable; and
(c) the cost of avoiding the
immovable being in that state.
(2) A person exercises independent
control over an immovable if that
person exercises such control that it
is reasonable to impose a duty on
that person to prevent legally
relevant damage within the scope of
VI.-3: 202: Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do tình trạng
không an toàn của bất động sản
gây ra
(1) Người kiểm soát độc lập bất
động sản chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại về con người, thiệt
hại gián tiếp, thiệt hại tại Điều VI.-
2:202 (Thiệt hại cho bên thứ ba do
người khác bị thương hoặc chết),
và thiệt hại về tài sản (không phải
là thiệt hại của chính bất động sản
đó) do tình trạng không bảo đảm an
toàn của bất động sản gây ra như
một người ở gần hoặc ở trong bất
động sản có quyền trông đợi vào
các trường hợp bao gồm:
(a) bản chất của bất động sản;
(b) việc tiếp cận với bất động sản;
và
(c) Chi phí để ngăn chặn bất động
sản rơi vào tình trạng đó.
(2) Người thực hiện kiểm soát độc
lập đối với bất động sản nếu người
đó thực hiện quyền kiểm soát bất
động sản hợp lý để ngăn ngừa thiệt
hại trong phạm vi Điều này.
(3) Chủ sở hữu bất động sản được
243
this Article.
(3) The owner of the immovable is
to be regarded as independently
exercising control, unless the owner
shows that another independently
exercises control.
coi là người kiểm soát độc lập, trừ
khi chủ sở hữu chứng minh được
một người khác thực hiện kiểm soát
độc lập.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_trach_nhiem_boi_thuong_thiet_hai_do_nha_cua_cong_tri.pdf