Trong bối cảnh dân chủ hoá cũng như những đòi hỏi cải cách của nên hành
chính quốc gia theo hướng tinh gọn, hiện đại, minh bạch và kiến tạo phát triển, nâng
cao hiệu quả thực hiện TNGT của CP là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, việc cải
cách này cũng cần phải tuân thủ các nguyên tắc của nó, bởi sự thay đổi vội vàng
cũng phải gánh chịu những hệ quả như việc gắn bó chặt chẽ vào những thứ cũ kỹ.
Quá trình cải cách phải đảm bảo một lộ trình khoa học, với sự cải cách đồng bộ từ
thể chế đến thực tiễn thực hiện và đảm bảo không tạo ra những xáo trộn tiêu cực
trong hoạt động của nền hành chính quốc gia. Trên cơ sở đó, cần phải nghiên cứu
thống nhất các quan điểm sau:
Thứ nhất, các giải pháp nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ phải
đảm bảo phù hợp với thể chế chính trị Việt Nam hiện nay. Thể chế chính trị Việt
Nam duy trì một Đảng lãnh đạo. Thực trạng này đem đến những thuận lợi cho
TNGT của CP, khi thực hiện TNGT của CP trước Đảng có nhiều ưu thế hơn so với
giải trình theo pháp luật trong việc kiểm soát quyền lực của thiết chế này. Tuy
nhiên, chính cách thức vận hành theo cơ chế đơn đảng sẽ thiếu hụt tiếng nói đối
trọng từ các đảng khác bên cạnh sự thiếu khách quan khi Đảng yêu cầu TNGT của
CP. Đó là thực tế khách quan, cũng như việc ở chế độ nào, với cách thức tổ chức
quyền lực chính trị ra sao cũng phải đối mặt với trạng thái bất toàn hay những đánh
đổi như vậy. Các giải pháp nâng cao TNGT của CP không hướng tới việc thay đổi
cách thức tổ chức quyền lực chính trị hiện có, nghĩa là phải trong khuôn khổ của nó,
nhưng đảm bảo trở thành cứu cánh quan trọng cho những thiếu hụt mà cơ chế đơn
đảng mang đến.
177 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 10/02/2022 | Lượt xem: 386 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm giải trình của chính phủ theo pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đến
nhiều hiệu quả tức thì vì CP trực tiếp thực hiện TNGT và nhận phản hồi từ phía
người dân. Thái độ của cả hai bên trong phương thức này được biểu hiện rõ ràng,
giúp suy đoán được kết quả giải quyết vụ việc.
Trong việc thực hiện các cuộc tiếp xúc trực tiếp của Bộ trưởng với người dân
cần tháo bỏ các bước sàng lọc chủ quan của cấp dưới. Để các yêu cầu TNGT hợp
pháp đều được trực tiếp đến Bộ trưởng, song vẫn đảm bảo không xảy ra tình trạng
quá tải, việc sàng lọc chỉ dừng lại ở sự xem xét tính hợp pháp của vấn đề yêu cầu và
đúng thẩm quyền của Bộ trưởng, mà không xem xét, đánh giá sâu vào mức độ
nghiêm trọng của nội dung yêu cầu. Kết quả TNGT của Bộ trưởng cần được thông
cáo rộng rãi trong một số trường hợp như: vấn đề được sự quan tâm của nhiều
người; vấn đề mang tính chất thời sự; vấn đề có tính tiêu biểu Việc công khai các
kết quả thực hiện TNGT này vừa giúp người dân hiểu rõ hơn về vấn đề, vừa giúp
146
giảm bớt được các áp lực của Bộ trưởng khi phải thực hiện TNGT nhiều lượt cùng
một vấn đề.
Tuy nhiên, tiếp xúc trực tiếp cần xem là một phương thức đặc biệt. Phương
thức này chỉ được áp dụng với những vụ việc quan trọng, mang tính cộng đồng.
Việc áp dụng rộng rãi với tất cả các vụ việc sẽ ảnh hưởng đến thời gian điều hành vĩ
mô của CP.
4.2.4. Nhóm giải pháp bảo đảm áp dụng hệ quả trách nhiệm giải trình của
Chính phủ Việt Nam
Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật về hệ quả trách nhiệm giải trình của Chính
phủ với các nội dung như:
- Thể chế hoá một cách cụ thể các hệ quả TNGT nhằm hướng tới hai thay đổi
cơ bản: chính sách và nhân sự. Theo đó, thay đổi chính sách là hệ quả dành cho
những thất bại của TNGT trong nội dung chính sách công hay chính sách pháp luật
của CP. Từ những phản ứng của các đối tượng chính sách, Quốc hội hay xã hội nói
chung sau khi CP thực hiện TNGT, CP phải lấy đó làm căn cứ quan trọng để duy
trì, điều chỉnh hay huỷ bỏ chính sách do mình xây dựng, ban hành. Quy định này sẽ
đảm bảo rằng, ngay từ quá trình khởi thảo chính sách, CP phải chịu một sức ép lớn
về TNGT, từ đó thận trọng hơn và trách nhiệm hơn. Đồng thời, hệ quả này cũng thể
hiện rõ vai trò của các chủ thể giám sát quá trình xây dựng và thực thi chính sách
của CP.
Đối với hệ quả về thay đổi nhân sự, cần thiết phải quy định theo hướng phân
biệt và cụ thể hoá hai hệ quả: chính trị và pháp lý. Cụ thể:
- Hệ quả chính trị là sự bất tín nhiệm từ phía Quốc hội và người dân. Quốc hội
lấy phiếu tín nhiệm các chức danh của CP là việc cần thiết phải duy trì trong pháp
luật, song chỉ nên định kỳ, không nên tiến hành thường xuyên. Bởi tính định kỳ
mang đến nhiều sức ép về TNGT cho CP, đó là một sức ép cần thiết của lập pháp
lên hành pháp. Nhưng nếu thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ
thống hành pháp. Về cơ bản, sự thiếu ổn định sẽ là nguyên nhân của nhiều đổ vỡ.
Trong trường hợp này CP cũng không ngoại lệ. Hệ quả này dẫn tới việc các thành
147
viên CP phải từ chức hoặc bị cách chức. Trong đó, nếu Thủ tướng phải gánh chịu hệ
quả này, CP phải bị giải thể.
- Hệ quả pháp lý phải trao về cho Toà án. Quốc hội không thể áp đặt lên CP
trách nhiệm pháp lý cũng như Toà án không thể áp trách nhiệm chính trị cho CP.
Pháp luật phải rạch ròi phân định hai hệ quả và cũng phân định rõ hai chủ thể có
thẩm quyền áp đặt hệ quả này lên CP. Trách nhiệm áp dụng hệ quả pháp lý có thể
được giao cho Toà án Tối cao với chức năng bảo hiến được đề xuất ở phần giải
pháp nâng cao hiệu quả yêu cầu và giám sát TNGT của CP của Toà án, song cũng
có thể thành lập Toà bảo hiến. Trong trường hợp hoạt động tư pháp có sự tham gia
của Viện Kiểm sát, phương án trao quyền bảo hiến trở nên tối ưu hơn.
Áp dụng hệ quả pháp lý nên được thực hiện sau khi áp dụng hệ quả chính trị,
vì việc xét xử một người đã bị cách hết chức vụ dễ dàng hơn xét xử một người
đương chức. Đó là chưa kể trên thực tế cho thấy đôi khi không còn đương chức lại
trở thành lợi thế cho người bị truy tố. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ,
trách nhiệm pháp lý cũng có thể áp dụng trước trách nhiệm chính trị nếu vụ việc
khởi nguồn từ một đơn thư khiếu tố và Toà án thụ lý giải quyết.
Thứ hai, cần thay đổi các mức bỏ phiếu tín nhiệm thành viên Chính phủ. Cụ
thể, chỉ nên quy định hai mức bỏ phiếu là: Tín nhiệm và Không tín nhiệm. Điều này
sẽ cho thấy rõ mức độ hài lòng của người nghe đối với các chủ thể có TNGT. Từ
đó, đảm bảo sức ép mạnh mẽ lên tâm lý hoạt động tiếp theo của các chủ thể đó hơn
so với ba mức: Tín nhiệm cao, Tín nhiệm và Tín nhiệm thấp như hiện nay. Việc bỏ
phiếu tín nhiệm của các đại biểu Quốc hội đối với người có TNGT cần nên được
công khai để cử tri có thể biết rõ được đại biểu lựa chọn mức độ nào. Điều này hoàn
toàn phù hợp với nguyên tắc cử tri giám sát các hoạt động mang tính đại diện của
đại biểu. Việc công khai có thể thực hiện bằng cách phân định khu vực bỏ phiếu căn
cứ vào mức độ đánh giá. Ví dụ, hòm phiếu Tín nhiệm đặt bên phải nghị trường,
hòm phiếu Không tín nhiệm đặt bên trái nghị trường. Đại biểu lựa chọn mức đánh
giá nào đi về phía hòm phiếu đó để bỏ phiếu và với phương thức truyền hình trực
tiếp, cử tri có thể dễ dàng giám sát hoạt động này của đại biểu.
148
Thứ ba, cần có cơ chế rõ ràng hơn đối với hệ quả phải từ chức của các thành
viên Chính phủ. Từ chức về hình thức là một hệ quả mang tính tự nguyện, nhưng
trên thực tế là một cơ chế bắt buộc. TNGT thất bại ở mức độ nhất định phải từ chức.
Như vậy, nếu để xảy ra hệ quả nhưng không đạt được thành công trong TNGT về
mặt nguyên nhân, chủ thể đó không có lựa chọn nào khác ngoài việc từ chức. Thực
chất của hệ quả từ chức là giữ danh dự cho người có TNGT thất bại, thay vì trực
tiếp bãi nhiệm. Chính vì thế, cần phải có cơ chế cụ thể đối với hệ quả này.
Thông thường, nên xác lập mức độ hệ quả của hành vi và mức độ đánh giá khi
bỏ phiếu tín nhiệm để quyết định hệ quả từ chức. Với mức độ hệ quả của hành vi có
thể thay đổi theo giá trị quy đổi như: thiệt hại kinh tế, thiệt hại môi trường, tác động
tiêu cực đến đời sống xã hội Với mức độ đánh giá khi bỏ phiếu tín nhiệm có thể
xác lập một tỷ lệ hợp lý như: trường hợp Không tín nhiệm từ 50 đến 60%, thành
viên CP phải từ chức; trên 60% bị bãi nhiệm.
Thứ tư, phải có cơ chế đảm bảo cam kết hậu trách nhiệm giải trình. Cần có cơ
chế giám sát và truy trách nhiệm đối với việc thực hiện các các lời hứa và cam kết
hậu TNGT. Trong trường hợp không thực hiện các cam kết đó, phải có các chế tài
tương xứng. Cụ thể:
- Cần có cơ chế giám sát CP thực hiện các cam kết, lời hứa. Nội dung giám sát
gồm xem xét CP thực hiện được bao nhiêu cam kết và kết quả thực hiện như thế
nào. Đây là cơ sở để đánh giá mức độ trung thực của CP hậu TNGT và đồng thời
cũng tạo được sức ép để CP cẩn trọng hơn trong việc thực thi các cam kết. Để giám
sát được việc thực hiện các cam kết, lời hứa của CP, trước hết phải văn bản hoá và
công khai các cam kết ngay sau khi thực hiện TNGT. Việc văn bản hoá giúp xác lập
các căn cứ để đối chiếu khả năng và mức độ thực hiện các cam kết sau đó của CP và
việc công khai đảm bảo cho khả năng tiếp cận thông tin của nhiều chủ thể. Trong
trường hợp này, không chỉ những cá nhân, tổ chức công quyền có thẩm quyền truy
trách nhiệm thực hiện lời hứa của CP mà cả người dân, các tổ chức xã hội và đặc
biệt là những đối tượng của chính sách do CP ban hành và thực hiện cũng tham gia
tích cực vào hoạt động giám sát này.
149
- Cần có chế tài đối với những cam kết không được thực hiện hậu TNGT. Các
chế tài này hướng tới áp dụng các hệ quả bất lợi lên CP nếu CP không hành động
hoặc thực hiện mang tính chất đối phó các cam kết của mình trong giai đoạn hậu
TNGT. Đây là kết quả có được từ cơ chế giám sát ở trên. Các chế tài áp dụng có thể
bao gồm: chính trị hoặc pháp lý. Chế tài chính trị là những cảnh báo, hoặc áp đặt
như một điều kiện khi thông qua chính sách liên quan của CP; yêu cầu kiểm điểm;
yêu cầu từ chức và mức độ nặng nhất có thể là bãi nhiệm. Chế tài chính trị phải
do Quốc hội thực hiện. Chế tài pháp lý là việc bị xét xử trong vụ án khởi kiện của
những người chịu thiệt hại về lợi ích do CP không thực hiện các cam kết khởi
xướng. Các vụ kiện này có thể sẽ buộc CP phải đền bù những khoản tiền lớn hoặc
phải khắc phục những thiệt hại bằng nhiều cách khác nhau. Ở mức độ cao hơn, nếu
các hệ quả gây ra đủ mức truy tố, thành viên CP chịu trách nhiệm chính trong hành
vi bỏ qua các cam kết phải bị xét xử hình sự. Các hệ quả xét xử hình sự có thể ở
nhiều mức độ khác nhau, nhưng tất yếu sẽ kéo theo hệ quả chính trị. Đây là trường
hợp đặc biệt mà hệ quả pháp lý diễn ra trước hệ quả chính trị.
4.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp
Những giải pháp nâng cao TNGT của CP là những thay đổi quan trọng, mang
tính bước ngoặt. Đặc biệt các thay đổi thể chế pháp lý và tư duy TNGT là một trong
những thay đổi kiến trúc thượng tầng quan trọng của xã hội. Nó không chỉ đòi hỏi
phải có sự chuyển dịch song song của tư duy mà còn cần đến những điều kiện đảm
bảo của hạ tầng cơ sở. Trường hợp đối với những giải pháp nhằm nâng cao TNGT
của CP Việt Nam cũng không ngoại lệ. Sự thay đổi này yêu cầu cần phải đảm bảo
tính đột phá, song cũng không được xa rời thực tiễn, bởi lịch sử đã chứng minh
rằng, vội vã chạy theo cái mới cũng phải trả giá như ràng buộc bền chặt vào những
thứ cũ kỹ. Chính vì thế, để hiện thực hoá các giải pháp này trong hoạt động thực
tiễn, nhất thiết cần đến các cơ chế đảm bảo. Các cơ chế này bao gồm:
Đảm bảo thứ nhất, xây dựng và duy trì trạng thái pháp quyền. TNGT là một
đòi hỏi tất yếu của nhà nước pháp quyền, song ở chiều hướng ngược lại, nhà nước
pháp quyền trở thành cơ chế đảm bảo cho các giải pháp nâng cao TNGT của CP
được thực hiện hiệu quả. Nhà nước pháp quyền có nhiều nội dung nhận diện khác
150
nhau, nhưng về cơ bản đó là một trạng thái xã hội thừa nhận vị trí tối tượng của luật
pháp và mọi chủ thể công quyền đều đặt mình dưới và tuân phục luật pháp. Chính
vì thế, tính pháp quyền sẽ đảm bảo cho các giải pháp về hoàn thiện thể chế pháp lý
được thực thi trên thực tế bởi các chủ thể và TNGT trở thành vấn đề then chốt trong
đời sống chính trị quốc gia. Vấn đề thực hiện các giải pháp nâng cao TNGT của CP
phụ thuộc rất nhiều vào chính ý thức tuân thủ nghĩa vụ này của các chủ thể, nếu
thiếu tinh thần pháp quyền, trách nhiệm này có thể bị bỏ qua hoặc trở thành một sự
lựa chọn, điều này trái ngược với mong muốn của xã hội. Xây dựng và duy trì nhà
nước pháp quyền còn là cơ sở để đảm bảo các hệ quả TNGT được áp dụng công
bằng cho các chủ thể khi giá trị bình đẳng trước pháp luật của nhà nước pháp quyền
được hiện diện. Nếu thiếu tinh thần đó, khó có thể áp dụng hệ quả đối với các thành
viên CP, đặc biệt là hệ quả pháp lý, vì khác với TNGT của phần còn lại trong nền
hành chính, TNGT của CP là TNGT của chủ thể cao nhất thực hiện chức năng hành
pháp. Như vậy, cơ sở đảm bảo trước hết cho các giải pháp nâng cao TNGT của CP
là nhà nước pháp quyền và tinh thần thượng tôn luật pháp.
Đảm bảo thứ hai, lựa chọn và thống nhất hình thức chính thể nhà nước phù
hợp. Hình thức chính thể nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực nhà nước ở trung
ương, thể hiện mối quan hệ của ba nhánh quyền lực: lập pháp; hành pháp và tư
pháp. Cho đến nay, trong hệ thống văn bản pháp lý, không có căn cứ cho thấy Việt
Nam đang tổ chức nhà nước theo một hình thức chính thể nào. Việc không theo
đuổi một mô hình cụ thể sẽ không xác lập cố định được mối quan hệ của các nhánh
quyền lực, tư duy lập pháp về các vấn đề liên quan cũng trở nên thiếu logic và từ đó
khó xác định được các yếu tố cấu thành trong TNGT của CP. Do đó, điều kiện quan
trọng để thực hiện các giải pháp nâng cao TNGT của CP là phải xác lập được một
mô hình tổ chức bộ máy nhà nước trung ương cụ thể. Với những giá trị hiện có và
những ưu việt của mô hình, chính thể Cộng hoà Hỗn hợp là lựa chọn hợp lý đối với
điều kiện chính trị Việt Nam hiện nay. Với mô hình này, sự hiện diện của một
nguyên thủ quốc gia có thực quyền đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng
TNGT của CP dựa trên sự rõ ràng của thẩm quyền.
Đảm bảo thứ ba, các văn bản pháp lý quy định về TNGT của CP phải do Quốc
hội hoặc bên thứ ba soạn thảo. Pháp luật về TNGT của CP và các văn bản liên quan
151
về cơ bản là các quy phạm chứa đựng các nguyên tắc kiểm soát quyền lực CP. Vì
không ai mong muốn tự tạo ra chiếc cùm chất lượng tốt để xiềng xích chính đôi
chân của mình, do vậy không thể giao CP soạn thảo các văn bản pháp lý liên quan
đến TNGT của chính thiết chế này. Với tư duy như thế, luật về TNGT của CP phải
được soạn thảo khách quan hơn.
Để giải quyết vấn đề này, Quốc hội có thể chủ động soạn thảo luật bằng việc
khuyến khích các đại biểu hay các đoàn đại biểu trình dự thảo luật, hoặc giao cho
Uỷ ban chuyên môn khởi thảo. Trong trường hợp phương án này bất thành, Quốc
hội có thể nhờ đến bên thứ ba theo hình thức thuê khoán. Đơn vị có khả năng được
thuê khoán là những tổ chức hoạt động chuyên môn về pháp luật như: viện nghiên
cứu; trường đại học; tổ chức nghề nghiệp hoặc thậm chí có thể là công ty luật đáp
ứng được một số các tiêu chuẩn cơ bản. Phương án tuyển chọn dự thảo thông qua
cuộc thi, đấu thầu cũng có thể được lựa chọn. Áp dụng các hình thức trên vừa
đảm bảo tiết kiệm, nhanh chóng, có nhiều phương án để Quốc hội lựa chọn và quan
trọng nhất là đảm bảo tính khách quan.
Đảm bảo thứ tư, phải có sự tham gia của người dân vào quá trình lập pháp liên
quan đến TNGT của CP. Mục đích cao nhất của việc pháp định hoá TNGT của CP
nhằm đảm bảo CP không gây ra những tổn thất về vật chất và tính mạng của người
dân. Không riêng gì CP, mà còn Quốc hội hay Toà án và những thiết chế quyền lực
khác, nếu đánh mất sự đồng thuận của nhân dân, tất yếu sẽ bị thay thế. Do đó,
TNGT của CP chung quy lại quan trọng nhất vẫn là hướng đến quảng đại quần
chúng. Hoạt động giải trình của CP có hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào
chủ thể lắng nghe. Sự hài lòng của người dân nói chung sẽ là thước đo quan trọng
nhất cho sự đánh giá này. Đến lượt mình, việc người dân có quan tâm, yêu cầu, lắng
nghe và thấu hiểu những gì CP giải trình phụ thuộc rất nhiều vào những quy chế pháp
lý hướng dẫn việc yêu cầu cũng như quy định cách thức giải trình mà người dân có thể
tiếp cận được một cách dễ dàng. Vì thế, để tạo dựng được hành lang pháp lý cho hoạt
TNGT của CP, cần đảm bảo rằng người dân được tham gia vào chu trình lập pháp ngay
từ đầu.
Đảm bảo thứ năm, xác lập được tư duy đầy đủ và thống nhất về TNGT. TNGT
phải được hiểu đúng nội hàm của nó trong cả tư duy lập pháp lẫn tư duy quản lý.
152
Đảm bảo không nhầm lẫn giữa TNGT với giải trình, với trách nhiệm, với công khai
minh bạch hay với thông báo. Việc nhận diện đúng TNGT trong tư duy sẽ đảm bảo
cho giá trị của TNGT được xem xét chính xác vai trò và vị trí của nó trong môi
trường chính trị quốc gia. Điều này quyết định đến sự thành công hay thất bại của
các giải pháp. Thông thường, vấn đề này sẽ được xây dựng như một giải pháp: thay
đổi tư duy, nhận thức về TNGT của CP. Tuy nhiên, theo tác giả, cải biến tư duy của
một người hay một nhóm người không phải là đối tượng đề xuất của giải pháp. Vì
trên hết đó là vấn đề tự thân của các chủ thể. Do đó, nên xem đây là điều kiện để
thực hiện giải pháp hơn là một giải pháp.
Tiểu kết Chƣơng 4
Qua nghiên cứu có thể thấy, nâng cao TNGT của CP là một yêu cầu cấp thiết
đối với điều kiện Việt Nam hiện nay. TNGT sẽ là cơ sở để xây dựng CP kiến tạo
phát triển - mô hình vận hành CP mà Việt Nam đang theo đuổi. Tuy nhiên, việc cải
cách không đồng nghĩa với sự thay đổi cơ học những thứ đang có bằng một mô hình
có cơ chế vận hành hoàn toàn mới. Các giải pháp phải đảm bảo kế thừa những giá
trị hiện tại, đảm bảo không gây ra những xáo trộn trong nền chính trị cũng như hệ
thống pháp luật quốc gia, vừa chọn lọc các kinh nghiệm quốc tế để đảm bảo cập
nhật các dòng chảy chính trị, hành chính thế giới.
Các nhóm giải pháp được đề xuất hướng tới nâng cao TNGT ở cả bốn vấn đề
được pháp luật điều chỉnh về nội dung này: chủ thể, nội dung, phương thức và hệ
quả TNGT. Các nhóm giải pháp đều có sự sắp xếp theo mức độ ưu tiên, ngắn hạn
và dài hạn khác nhau và có mối quan hệ biện chứng, nhóm giải pháp này là tiền đề
của nhóm giải pháp khác và ngược lại. Các giải pháp nâng cao trách nhiệm giải
trình của CP Việt Nam để được áp dụng thành công trên thực tiễn cần thiết phải có
những cơ chế đảm bảo nhất định. Trong đó quan trọng nhất chính là sự đồng lòng,
quyết tâm, hi sinh lợi ích nhóm để hướng tới xây dựng bộ máy nhà nước chuyên
nghiệp của cả hệ thống chính trị và sự quan tâm và giám sát hiệu quả của người dân
và xã hội.
153
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu có thể thấy, trách nhiệm giải trình của Chính phủ là một nội
dung mới, chưa có sự thống nhất trong vấn đề lý luận. Cơ bản, tư duy phổ biến hiện
nay xem trách nhiệm giải trình là nghĩa vụ cung cấp thông tin để đảm bảo sự công khai,
minh bạch trong hoạt động của Chính phủ. Tuy nhiên, nghiên cứu sâu sắc hơn vấn đề
lại cung cấp rằng, trách nhiệm giải trình là một hoạt động có tính hệ quả. Cụ thể, đó là
một nghĩa vụ, bổn phận phải cung cấp các thông tin để những chủ thể có thẩm quyền
xem xét, đánh giá hoạt động thực hiện của thẩm quyền của Chính phủ. Hệ quả ở đây
chính là những hệ quả bất lợi về chính sách và nhân sự mà Chính phủ phải gánh chịu,
trong trường hợp các thông tin cung cấp cho thấy Chính phủ đã phạm sai lầm.
Trách nhiệm giải trình được cấu thành bởi bốn thành tố cơ bản gồm: chủ thể,
nội dung, phương thức và hệ quả. Bốn yếu tố có sự biểu hiện khác nhau trong quy
định pháp lý của các quốc gia. Sự khác nhau này được chi phối, quy định bởi đặc
tính mô hình thể chế mà quốc gia đó theo đuổi; cách thức tổ chức và vận hành của
Chính phủ; hoặc trình độ phát triển của nền hành chính quốc gia. Tuy có sự khác
nhau đó, nhưng tự chung lại: chủ thể của trách nhiệm giải trình đều chia làm chủ thể
có trách nhiệm giải trình và chủ thể yêu cầu trách nhiệm giải trình. Trong đó, Chính
phủ với tư cách tập thể và các thành viên với tư cách cá nhân là chủ thể có trách
nhiệm giải trình. Các thiết chế giám sát quyền lực nhà nước như Nghị viện, Toà án,
các Tổ chức xã hội dân sự và người dân trở thành chủ thể có quyền yêu cầu trách
nhiệm giải trình của Chính phủ; nội dung trách nhiệm giải trình của Chính phủ
trọng tâm là vấn đề hoạch định và thực thi chính sách công; phương thức thực hiện
trách nhiệm giải trình của Chính phủ chủ yếu gồm: trả lời chất vấn trước Nghị viện,
tham gia điều trần trước các cơ quan chuyên môn của Nghị viện và giải quyết các
khiếu tố dân nguyện; hệ quả trách nhiệm giải trình mà Chính phủ phải gánh chịu
bao gồm sự thay đổi về nhân sự Chính phủ (bao gồm cả nguy cơ giải tán Chính
phủ) và sự thay đổi chính sách (bao gồm cả xoá bỏ chính sách và đền bù thiệt hại).
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn thế giới đó, đối sánh với thực trạng pháp lý và
thực tiễn thực hiện ở Việt Nam hiện nay có thể thấy cơ bản các cấu trúc về trách
nhiệm giải trình của Chính phủ cũng được pháp luật Việt Nam ghi nhận dưới nhiều
154
khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt đến từ những vấn đề: trách nhiệm giải
trình của Chính phủ chưa được pháp luật ghi nhận bằng một văn bản chuyên biệt,
trực tiếp và đầy đủ. Thực tế này xuất phát từ tư duy về bản chất và vai trò của trách
nhiệm giải trình trong đời sống chính trị Việt Nam chưa hoàn thiện, sự phản ánh
quan điểm trong tư duy lập pháp về trách nhiệm giải trình chưa đồng nhất và thiếu
chỉ dẫn trong Hiến pháp về cấu trúc trách nhiệm giải trình của Chính phủ; thực tiễn
thực hiện trách nhiệm giải trình của Chính phủ cũng chưa đáp ứng được kỳ vọng
của xã hội và thiếu tính bất toàn khi so sánh với hoạt động này của các Chính phủ
tiên tiến trên thế giới. Nguyên nhân của thực trạng đó một phần xuất phát từ thiếu
hành lang pháp lý, phần còn lại từ sự thiếu rõ ràng trong phân định thẩm quyền
trung ương. Nếu hành lang pháp lý đảm bảo cho trách nhiệm giải trình được Chính
phủ thực thi như một nghĩa vụ, thì sự phân quyền theo chiều ngang là cơ sở của yêu
cầu, giám sát và thực hiện trách nhiệm giải trình của các chủ thể. Việt Nam thiếu cả
hai, do đó thực trạng được phản ánh là điều khách quan và có thể được dự báo.
Như vậy, xuất phát từ những hạn chế của thực tiễn pháp lý và việc thực hiện
trách nhiệm giải trình của Chính phủ, đòi hỏi hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
thực hiện hoạt động này có tính cấp bách hiện nay. Trên tinh thần đó, các giải pháp hướng
tới hoàn thiện các cấu trúc của trách nhiệm giải trình bao gồm: chủ thể, nội dung, phương
thức và hệ quả. Trong đó chú trọng xác lập quy định pháp luật về trách nhiệm giải trình
như một nghĩa vụ, bổn phận của Chính phủ trong hoạt động thực thi thẩm quyền; phân
định lại mối quan hệ giữa Chính phủ với Quốc hội và đặc biệt với Toà án, đảm bảo phản
ánh được tính kiểm soát qua lại giữa các chủ thể một cách rạch ròi; xác lập và thực thi trên
thực tế các hệ quả chính trị và pháp lý đối với các thành viên Chính phủ khi để xảy ra các
sai phạm và kiểm soát trách nhiệm thực thi các cam kết hậu trách nhiệm giải trình; tăng
cường tự do truyền thông và tạo lập môi trường dân sự cởi mở, đảm bảo cho các hội được
hoạt động đúng tinh thần của Hiến pháp, góp phần gia tăng sự quan tâm và khả năng yêu
cầu Chính phủ có trách nhiệm giải trình từ các chủ thể bên ngoài nhà nước.
Các giải pháp được thực thi trên thực tiễn sẽ góp phần giúp trách nhiệm giải
trình trở nên hoàn chỉnh, hiệu quả và chuyên nghiệp. Từ đó, xây dựng một Chính
phủ minh bạch, có trách nhiệm và kiến tạo phát triển. Tuy nhiên, mọi cuộc cải cách
155
đều có cản lực của riêng nó và trách nhiệm giải trình cũng vậy. Các cơ chế đảm bảo
sẽ là cơ sở quyết định tính thành bại của việc cải cách, trong đó tư duy của các chủ
thể, đặc biệt của Chính phủ về trách nhiệm giải trình trở thành giá trị cốt lõi. Đó
không phải là sự thay thế từ nền tảng nhận thức này bằng một nền tảng nhận thức
khác, mà là một sự chuyển biến có lộ trình theo đòi hỏi và tác động của thời cuộc.
Bên cạnh đó, cải cách nào cũng cần có sự đánh đổi. Trong trường hợp này, vấn đề
xoá bỏ lợi ích nhóm, hạn chế quyền lực, thu hẹp sự tự tuỳ nghi để đặt mình vào
khuôn mẫu của trách nhiệm giải trình là thứ mà các thành viên Chính phủ phải đánh
đổi. Tuy nhiên, thay đổi được tư duy và vượt lên được những đánh đổi đó sẽ đảm bảo
cho trách nhiệm giải trình có được một chỗ đứng hợp lý trong nền công vụ quốc gia.
156
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Trần Quyết Thắng và Hoàng Thị Thuý Vân. 2015. “Trách nhiệm giải trình của
chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật online.
2. Trần Quyết Thắng và Hoàng Thị Thuý Vân. 2016. “Xây dựng nhà nước
pháp quyền dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học
Nội vụ, số 12, tr. 47-53.
3. Trần Quyết Thắng. 2017. “Khởi kiện Quy tam – một số gợi mở cho phòng
chống tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, số 1(142), tr.
48-52.
4. Trần Quyết Thắng và Trần Thu Hà. 2017. “Thực tiễn vận động chính sách
công ở một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Khoa học Nội vụ, số 16, tr. 60-70.
5. Trần Quyết Thắng. 2017. Nhận diện Nhà nước pháp quyền, Nxb Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
6. Trần Quyết Thắng. 2017. Ảnh hưởng của năng lực cán bộ, công chức cấp
xã đến hoạt động quản trị địa phương - nghiên cứu từ thực tiễn quận Ngũ Hành
Sơn, thành phố Đà Nẵng. Đề tài cấp Trường, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
7. Trần Quyết Thắng. 2018. “Trách nhiệm giải trình trong hoạt động của
Chính phủ liêm chính”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ, số 26, tr.26-33.
8. Trần Quyết Thắng. 2018. “Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị địa
phương”, Hội thảo khoa học Quản trị địa phương – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Đại học Nội vụ Hà Nội.
9. Trần Quyết Thắng. 2019. “Cơ sở khoa học về cơ chế đảm bảo của trách
nhiệm giải trình đối với tổ chức và hoạt động của Chính phủ kiến tạo phát triển”,
Hội thảo khoa học quốc tế thường niên Phát triển bền vững vùng trung bộ Việt
Nam, Viện khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Học viện Khoa học xã hội.
10. Trần Quyết Thắng và Tạ Quang Duy. 2019. “Giải trình trong hoạt động
thanh tra theo pháp luật Việt Nam”, Hội thảo khoa học quốc tế thường niên Phát
157
triển bền vững vùng trung bộ Việt Nam, Viện khoa học xã hội vùng Trung Bộ và
Học viện Khoa học xã hội.
11. Trần Quyết Thắng. 2019. “Chủ thể trách nhiệm giải trình của Chính phủ
theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ, số 29, tr.24-32.
12. Trần Quyết Thắng. 2019. “Trách nhiệm giải trình trong Chính phủ kiến
tạo phát triển”, Hội thảo Công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của các
cơ quan hành chính Nhà nước ở Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoa
Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Trần Quyết Thắng. 2020. “Quyền tuỳ nghi trong quản lý hành chính nhà
nước”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Nội vụ, số 35, tr.11-20.
158
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Nguyễn Hoàng Anh. 2019. “Trách nhiệm giải trình trong hoạt động nhà
nước”, Kỷ yếu Toạ đàm khoa học Trách nhiệm giải trình tư pháp trong bối cảnh tăng
cường cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế ở Việt Nam, Đại học Duy Tân, Đà Nẵng.
2. Lê Thanh Bình. 2013. “Hoạt động giám sát của quốc hội các nước Anh, Mỹ”, <
dong-giam-sat-cua-quoc-hoi-cac-nuoc-Anh-My.aspx>, (11/10/2017).
3. Dương Thị Bình và Đỗ Thị Huệ. 2015. “Trách nhiệm giải trình của cơ quan
hành chính nhà nước”, <
luat.aspx?ItemID=151>, (11/10/2017).
4. Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. 2013. Một số vấn đề cơ bản của
Hiến pháp các nước trên thế giới, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội.
5. Bùi Thị Cần. 2017. “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định
và thực thi chính sách công - sự cần thiết khách quan”, Tạp chí Nhân lực khoa học
xã hội, số 04(47), tr. 31-39.
6. Bùi Thị Cần. 2017. “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ”, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 04, tr.111-116.
7. Bùi Thị Cần. 2018. “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạch định
và thực thi chính sách công”, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh.
8. Chiavo-Compo và Sundaram. 2003. Phục vụ và duy trì:Cải thiện hành chính
công trong một thế giới cạnh tranh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
9. Chính phủ. 2013. Nghị định số 90/NĐ-CP uy định Trách nhiệm giải trình
của cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban
hành ngày 08/8/2013, Hà Nội.
10. Chính phủ. 2015. Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2011-2015, Hà Nội.
11. Chính phủ. 2017. Báo cáo số 471/BC-CP Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo
năm 2017, ban hành ngày 19/10/2017, Hà Nội.
159
12. Ngô Huy Cương. 2011. “Điều trần ủy ban của Quốc hội và sự cần thiết tiếp
nhận chế định này ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6 (191), tr. 5-10.
13. Nguyễn Đăng Dung. 1997. Luật Hiến pháp nước ngoài, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội
14. Nguyễn Đăng Dung. 2007. Ý tưởng về một nhà nước chịu trách nhiệm, Nxb
Đà Nẵng, Đà Nẵng.
15. Nguyễn Đăng Dung. 2008. Chính phủ trong nhà nước pháp quyền, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Dung. 2011. Sự giới hạn quyền lực nhà nước, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
17. Nguyễn Sĩ Dũng. 2017. Bàn về uốc hội và những thách thức của khái niệm,
Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
18. Nguyễn Sĩ Dũng. 2017. “Chuẩn mực của quản trị quốc gia hiện đại”,
,
(20/10/2017).
19. Nguyễn Sĩ Dũng. 2016. “Giám sát của Quốc hội: Vấn đề khái niệm”,
,
(20/10/2017).
20. Nguyễn Sĩ Dũng. 2017. “Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt: Mô hình chính
quyền nào”, <
Mo-hinh-chinh-quyen-nao-10952>, (20/10/2017).
21. Nguyễn Sĩ Dũng. 2017. “Pháp quyền hay pháp trị?”, <
dien-dan/Phap-quyen-hay-phap-tri--10847>, (20/10/2017).
22. Nguyễn Sĩ Dũng. 2017. “Giải mã những bất ổn từ đất đai”,
,
(20/10/2017).
23. Nguyễn Sĩ Dũng. 2016. “Tầm nhìn, hành động và trách nhiệm”,
<
hanh-dong-va-trach-nhiem.html>, (20/10/2017).
160
24. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2005. Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, (ĐH
VI, VII, VIII, IX), Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
25. Đặng Viết Đạt. 2015. “Kiểm soát quyền hành pháp trong phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam”, <
quyen-hanh-phap-trong-phong-chong-tham-nhung-o-viet-nam-297547/>,
(10/10/2017).
26. Minh Đức. 2018. “Đảng ủy Công an TƯ kiến nghị Quốc hội xem xét ý kiến
đại biểu Nhưỡng”, < https://www.tienphong.vn/phap-luat/dang-uy-cong-an-tu-kien-
nghi-quoc-hoi-xem-xet-y-kien-dai-bieu-nhuong-1342922.tpo>, (11/02/2019).
27. Trần Ngọc Đường. 2007. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Trần Ngọc Đường. 2011. Một số vấn đề về phân công, phối hợp và kiểm soát
quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Trần Ngọc Đường. 2012. Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc
sửa đổi hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Sỹ Giao. 2015. Những điều kiện đảm bảo thực hiện trách nhiệm giải
trình trong thực thi công vụ nhằm góp phần phòng, chống tham nhũng, Đề tài khoa
học cấp cơ sở, Viện Khoa học Thanh tra.
31. ách_nhiệm
32. Trương Hồ Hải. 2016. “Vấn đề quản trị nhà nước tốt và nhà nước kiến tạo
phát triển”. Kỷ yếu Hội thảo Nhà nước kiến tạo và phát triển lý luận và thực tiễn
trên thế giới và ở Việt Nam, tr. 127-135.
33. Hà Thị Mai Hiên. 2014. “Những nội dung cơ bản của Hiến pháp sửa đổi
năm 2013 về trách nhiệm giải trình của các cơ quan hiến định và định hướng
triển khai thực hiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6, tr. 22-28.
34. Gia Hiền và cộng sự. 2013. “Chống tham nhũng = Cạnh trạnh + Minh bạch +
Trách nhiệm giải trình”,
<
x?ItemID=964>, (12/10/2017).
161
35. Phạm Hiệp. 2017. Thúc đẩy trách nhiệm giải trình,
<
trinh.html>, (20/10/2017).
36. Nguyễn Quốc Hiệp. 2015. Thực hiện trách nhiệm giải trình trong thực thi
công vụ nhằm phòng ngừa tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, Đề tài cấp Bộ 2014,
Viện Khoa học Thanh tra.
37. Quỳnh Hoa. 2018. “Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV: Đổi mới hoạt động
chất vấn và trả lời chất vấn”, < https://bnews.vn/ky-hop-thu-5-quoc-hoi-khoa-xiv-
doi-moi-hoat-dong-chat-van-va-tra-loi-chat-van/86494.html>, (12/02/2019).
38. Hương Hồ. 2018. “Bế mạc phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 5,
Quốc hội khóa XIV”, <
hoi.aspx?ItemID=36075>, (12/02/2019).
39. Đỗ Thanh Huyền. 2014. “Công khai, minh bạch và giải trình: Vai trò của
chính quyền?”, <ị việnietnam/202463/cong-khai--
minh-bach-va-giai-trinh--vai-tro-cua-chinh-quyen-.html>, (20/11/2018).
40. Phạm Thị Thu Huyền. 2016. “Đánh giá tác động pháp luật – Một đổi mới
trong hoạt động xây dựng pháp luật tại Việt Nam của”, Kỷ yếu Hội thảo Việt
Nam 30 năm Đổi mới: Thành tựu, bài học và triển vọng, tr. 17-25.
41. Nguyễn Tuấn Khanh. 2013. “Hoàn thiện cơ sở pháp lý về trách nhiệm giải
trình”, <
ve-trach-nhiem-giai-trinh-292197/>, (11/10/2017).
42. Nguyễn Đức Lam. 2010. Cách thức và thủ tục tiến hành điều trần tại Ủy ban
nghị viện các nước, ,
(11/11/2018).
43. Xuân Lan. 2018. “Gần 30% dân số Việt Nam sử dụng smartphone để xem
YouTube”, < https://viettimes.vn/gan-30-dan-so-viet-nam-su-dung-smartphone-de-
xem-youtube-165088.html>, (22/12/2018).
44. Nguyễn Tiến Lập. 2017. “BOT và PPP: Tính minh bạch và Trách nhiệm giải
trình”, <
nhiem-giai-trinh-10890>, (20/10/2017).
162
45. Bích Liên. 2018. “Chính phủ Nhật Bản phải bồi thường vì tiếng ồn gần căn cứ
không quân Yokota của Mỹ”, < https://baotintuc.vn/the-gioi/chinh-phu-nhat-
ban-phai-boi-thuong-vi-tieng-on-gan-can-cu-khong-quan-yokota-cua-my-
20181130174622822.htm>, (20/10/2017).
46. Trần Văn Long. 2014. “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm giải trình trong
phòng, chống tham nhũng”, <
phap-luat.aspx?ItemID=263>, (11/10/2017).
47. Phạm Thị Ly. 2013. “Tự chủ đại học và trách nhiệm giải trình”,
<https://hocthenao.vn/2013/12/18/tu-chu-dai-hoc-va-trach-nhiem-giai-trinh-pham-
thi-ly/>, (11/10/2017).
48. Đinh Văn Mậu. 2003. uyền lực nhà nước và quyền công dân, Nxb Tư pháp,
Hà Nội.
49. Đinh Văn Minh. 2015. “Bàn về trách nhiệm giải trình”,
,
(12/9/2017).
50. Đinh Tuấn Minh và Phạm Thế Anh. 2016. Từ nhà nước điều hành sang Nhà
nước kiến tạo phát triển, Nxb Tri Thức, Hà Nội.
51. Ngân hàng thế giới. 2009. Báo cáo phát triển Việt Nam 2010, Việt Nam.
52. Ngân hàng thế giới. 2016. Việt Nam 2035, Hướng tới thịnh vượng, sáng tạo,
công bằng và dân chủ, Việt Nam.
53. Phạm Duy Nghĩa. 2015. “Trách nhiệm giải trình: vươn tới những chuẩn mực
của một nền hành chính công phục vụ và phát triển”,
<
Trach%20nhiem%20giai%20trinh_Vuon%20toi%20nhung%20chuan%20muc%20c
ua%20mot%20nen%20hanh%20chinh%20phuc%20vu%20phat%20trien--
Pham%20Duy%20Nghia-2015-06-19-16071213.pdf>, (22/8/2017).
54. Phạm Duy Nghĩa. 2013. “Cải cách thể chế: Góc nhìn xác lập trách nhiệm giải
trình”,
<
xac%20lap%20trach%20nhiem%20giai%20trinh.pdf>, (22/10/2017).
163
55. Phạm Duy Nghĩa. 2015. uan niệm về trách nhiệm giải trình trong thực thi
công vụ, Chuyên đề thuộc Đề tài cấp bộ, Viện Khoa học Thanh tra.
56. D. Ngọc. 2018. “Chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH: "Nóng" vấn đề xâm hại
tình dục trẻ em”, < https://nld.com.vn/thoi-su/bo-truong-bo-ld-tb-xh-dao-ngoc-
dung-lan-dau-len-ghe-nong-chat-van-20180605101323094.htm>, (12/02/2019).
57. Nguyễn Nguyên. 2018. “Việt Nam có số lượng người dùng Facebook lớn thứ
7 trên thế giới”, < https://dantri.com.vn/suc-manh-so/viet-nam-co-so-luong-nguoi-
dung-facebook-lon-thu-7-tren-the-gioi-20180418145327613.htm>, (22/12/2018).
58. Thương Nguyệt. 2018. “Chính phủ Hàn Quốc phải đền bù cho nạn nhân vụ
chìm phà Sewol”, < https://baomoi.com/chinh-phu-han-quoc-phai-den-bu-cho-nan-
nhan-vu-chim-pha-sewol/c/26955264.epi>, (22/9/2017).
59. PAPI. 2013 – 2016. Kết quả khảo sát về hiệu quả quản trị và hành chính công
cấp tỉnh, Việt Nam
60. Hà Phương và Thắng Quang. 2018. “Phiên chất vấn “Hỏi nhanh – Đáp gọn”,
Kỳ họp thứ 5”, < https://news.zing.vn/nhung-con-so-thu-vi-trong-lan-dau-hoi-
nhanh-dap-gon-o-quoc-hoi-post850352.html>, (22/02/2019).
61. Vũ Hải Quân. 2014. “Tự chủ đại học đi kèm trách nhiệm giải trình”,
<https://thanhnien.vn/giao-duc/tu-chu-dh-di-kem-trach-nhiem-giai-trinh-
466152.html>, (22/9/2017).
62. Quốc hội. 1992. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992
(sửa đổi, bổ sung năm 2001), ban hành ngày 28/11/2013, Hà Nội.
63. Quốc hội. 2013. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013,
ban hành ngày 28/11/2013, Hà Nội.
64. Quốc hội. 2011. Luật số 20/2011/QH13 Luật khiếu nại, ban hành ngày
11/11/2011, Hà Nội.
65. Quốc hội. 2005. Luật số 55/2005/QH11 Luật phòng, chống tham nhũng (sửa
đổi bổ sung năm 2007, 2012), ban hành ngày 29/11/ 2005, Hà Nội.
66. Quốc hội. 2010. Luật số 56/2010/QH12 Luật Thanh tra, ban hành ngày
15/11/2010, Hà Nội.
164
67. Quốc hội. 2013. Luật số 42/2013/QH13 Luật tiếp công dân, ban hành ngày
25/11/2013, Hà Nội.
68. Quốc hội. 2014. Luật số 57/2014/QH13 Luật Tổ chức uốc hội, ban hành
ngày 20/11/2014, Hà Nội.
69. Quốc hội. 2015. Luật số 75/2015/QH13 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban
hành ngày ngày 09/6/2015, Hà Nội.
70. Quốc hội. 2015. Luật số 76/2015/QH13 Luật Tổ chức Chính phủ, ban hành
ngày 19/06/2015, Hà Nội.
71. Quốc hội. 2015. Luật số: 87/2015/QH13 Luật Hoạt động giám sát của uốc
hội và Hội đồng nhân dân, ban hành ngày 20/11/2015, Hà Nội.
72. Quốc hội. 2015. Luật số 93/2015/QH13 Luật Tố tụng hành chính, ban hành
ngày 25/11/2015, Hà Nội.
73. Quốc hội. 2016. Luật số 03/2016/QH13 Luật báo chí, ban hành ngày
05/04/2016, Hà Nội.
74. Nguyễn Thu Quỳnh. 2014. “Tăng cường trách nhiệm giải trình trong chăm sóc
sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình: Những rào cản văn hóa ở vùng dân tộc
thiểu số tỉnh Lâm Đồng”, Kỷ yếu hội thảo Phát triển bền vững và xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi, tr. 314-315.
75. Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA). 2008. Những thuật ngữ trong theo dõi,
đánh giá và quản lý theo kết quả,
, (16/02/2019), tr.5.
76. Thanh tra Chính phủ. 2014. Thông tư số 02/2014/TT-TTCP, uy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 90/2013 NĐ-CP, ngày 8 tháng 8
năm 2013 của Chính phủ quy định trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước
trong việc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao, ban hành ngày 29/4/2012,
Hà Nội.
77. Thái Vĩnh Thắng. 2011. Tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
165
78. Nguyễn Phước Thọ và Cao Anh Đô. 2016. “Về quyền hành pháp của Chính
phủ trong cơ chế phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước”,
, (22/8/2017).
79. Phan Quảng Thống. 2017. “Đánh giá chi tiêu công và Trách nhiệm giải trình
tài chính cấp địa phương”,<
chi-tieu-cong-va-trach-nhiem-giai-trinh-tai-chinh-cap-dia-phuong-121118.html>,
(20/10/2017).
80. Thủ tướng Chính phủ. 2007. uyết định số 77/2007/ Đ-TTg uy chế phát
ngôn và cung cấp thông tin báo chí, ban hành ngày 28/5/2007, Hà Nội.
81. Kiều Đình Thụ. 2014. Chế định Chính phủ trong Hiến pháp năm 2013, Bình
luận khoa học Hiến pháp năm 2013, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội.
82. Hoàng Thuỳ. 2015. “Chính phủ tham gia Facebook”,
https://vnexpress.net/thoi-su/chinh-phu-tham-gia-facebook-3299512.html,
(22/8/2017).
83. Vũ Thư. 2006. “Về kiểm soát quyền lực hành pháp trong hệ thống quyền lực
nhà nước Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 12(2006), tr. 3-
10.
84. Nguyễn Thanh Tùng. 2016. “Cơ sở pháp lý thực hiện trách nhiệm giải trình
của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay”,
,
(10/10/2017).
85. Đỗ Thiên Anh Tuấn. 2017. “Minh bạch ngân sách: thước đo tính chính đáng
của chính phủ”, <
thuoc-do-tinh-chinh-dang-cua-chinh-phu.html>, (22/8/2017).
86. VACI. 2014. Chương trình sáng kiến phòng, chống tham nhũng Việt Nam
2014, Việt Nam.
87. Văn phòng Quốc Hội. 2009. Tuyển tập Hiến pháp một số nước trên thế giới,
Nxb Thống kê, Hà Nội.
88. Viện Khoa học pháp lý. 2005. Thiết chế chính trị và Bộ máy nhà nước một số
nước trên thế giới, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
166
89. Viện nghiên cứu lập pháp. 2016. uốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam kế thừa, đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội.
90. Đào Trí Úc. 2015. Vấn đề trách nhiệm giải trình trong cơ chế thực hiện quyền
lực nhà nước ở Việt Nam, Chuyên đề thuộc Đề tài cấp Bộ, Viện Khoa học Thanh
tra.
91. Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh (đồng chủ biên). 2003. Giám sát và cơ chế
giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội.
92. Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 2000. Pháp lệnh số 30/2000/PL-UBTVQH10 Bảo
vệ bí mật Nhà nước, ban hành ngày 28/12/2000, Hà Nội.
93. Uỷ ban thường vụ Quốc hội. 2007. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11
Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, ban hành ngày 01/7/2007, Hà
Nội.
94. Trịnh Thị Xuyến. 2006. Kiểm soát quyền lực nhà nước: Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
B. Danh mục tài liệu tham khảo tiếng Anh
95. A. Dhuine Uasail. 2014. Management of and Accountability for Grants from
Exchequer Funds, Department of public.
96. Anwar Shah. 2006. Public Sector Governance and Accountability Series Local
governance in developing countries, The World bank.
97. Anwar Shah. 2007. Public Sector Governance and Accountability Series
Performance accountability and combating coruption, The World bank.
98. Anderson Benedict. 1991. Imagined Communities. 2ed. London, Verso.
99. Andrew Moravcsik. 1998. The Choice for Europe: Social Purpose and State
Power from Messina to Maastricht, Ithaca, NY: Cornell University Press.
100. Antonio Bar Cendón. 2012. Accountability and public administration:
Concepts, dimensions, developments, The Netherlands.
101. Audito. 2011. “What is public accountability?”, General‟s Office (AGO)
Singapore.
167
102. B. Rosen. 1982. Holding Government Bureaucracies Accountable, New
York: Praeger.
103. B.S. Romzek and M.J. Dubnik. 1987. “Accountability in the public sector:
Lessons from the Challenger tragedy”, Public Administration Review, 47:3, pp.
227-238.
104. B.S. Romzek. 1999. “The dynamics of public sector accountability in an Era
of reform”, paper delivered at the Conference on „Accountability in Public
Administration: Reconciling Democracy, Efficiency and Ethics‟ of the
International Institute of Administrative Sciences, Sunningdale pp. 12-15.
105. B. Stone. 1995. “Administrative accountability in the „Westminster‟
democracies: Towards a new conceptual framework”, Governance, 8:4, pp. 505-
526.
106. Bar Cendón. 1999. “Accountability and Ethics: The Role of Values and Legal
Procedures in Raising Standards”, in Accountability in Public Administration:
Reconciling Democracy, Efficiency and Ethics, Proceedings of the 1999
Sunningdale Conference (Brussels: IISA/IIAS, 2000), pp 59-78.
107. Barbara S. Romzek. 2014. Living Accountability: Hot Rhetoric, Cool Theory,
and Uneven Practice, American University.
108. Brinkerhoff, D.W. 2004. Accountablility and Health Systems: Toward
Conceptual Clarity and Policy Relevance, Health Policy and Planning.
109. Buchanan, Allen, and Robert O. Keohane. 2004. “The preventive use of
force: a cosmopolitan institutional proposal”, Ethics and International Affairs,
18(1), pp.1–22.
110. Busuioc, M., D. Curtin, and M. Groenleer. 2011. Agency growth between
autonomy and accountability: the European Police Office as a „living
institution‟, Journal of European Public Policy.
111. Claudio Ferraz and Frederico Finan Electoral. 2009. Accountability and
Corruption: Evidence from the audits of local governments, IZA Discussion
Paper No. 2843.
168
112. Daniel Lederman, et al. 2005. Accountability and corruption, political
institutions matter, Wiley Online Library.
113. Daniel H. Jarvis. 2005. “Balancing freedom, autonomy and accountability in
education”, International Review of Education.
114. David Sonko. 2010. Ethics, Accountability, Trasparency, Integrity and
Professionalism in the public service: The case of Uganda, School of Civil
Service, Public Administration and Governance.
115. Drewry, G., et al, Contracts, performance measurements, and accountability
in the public sector, Amsterdam; Washington, DC: IOS Press.
116. E. Löffler. 1999. Managing Accountability in Intergovernmental
Partnerships, Report for the OECD-PUMA.
117. Fukuyama, Francis. 2016. Political Order and Political Decay: From the
Industrial Revolution to the Globalization of Democracy, Stanford.edu.
118. Frederico Finan and Claudio Ferraz. 2010. Electoral Accountability and
Corruption: Evidence from the audits of local governments, PUC-Rio and UC-
Berkeley.
119. Florini Ann. 2003. The Coming Democracy: New Rules for Running a World,
Washington, DC: Island Press.
120. Fox Jonathan A., and L. David Brown, eds. 1998. The Struggle for
Accountability: The World Bank, NGOs and Grassroots Move-ments,
Cambridge, MA: MIT Press.
121. G.E. Caiden. 1989. “The problem of ensuring the public accountability of
public officials”, in J.G. Jabbra, O.P. Dwivedi (eds.), Public Service
Accountability: A Comparative Perspective, West Hartford.
122. Haque, M.S. 2007. Limits of public accountability under the reinghị việnented
state I developing nations, Public Administration Quarterly.
123. Hans Born and Ian Leigh. 2007. Democratic Accountability of Intelligence
Services, The Netherlands and University of Durham.
124. Hetty Kovach. 2003. “Power without Accountability”, One World Trust,
London.
169
125. House of Commons Committee of Public Accounts. 2011. Accountability for
public money, London.
126. Human Rights and the Post. 2015. Who will be accountable?, Development
Agenda.
127. Hughes, O.E. 2003. Public Management & Administration: An Introduction,
New York.
128. Institute of Interdisciplinary Business Research. 2013. Explaining public
accountability at public management theories & studyingiIts relationship with
professional ethics at public organizations of Iran, Case Study: Welfare
Organization of Kerman Province.
129. J.G. Jabbra, O.P. Dwivedi. 1989. Public Service Accountability: A
Comparative Perspective, West Hartford.
130. J. Martin, “Changing Accountability Relations: Politics, Consumers and the
Market”, Paper delivered at the Seminar on “Accountability and Public
Organisations: Responsiveness to Politicians, Customers and Market Forces”,
OECD, Paris, pp. 24-25.
131. James P. Pfiffner. 2009. Traditional Public Administration versus The New
Public Management: Accountability versus Efficiency, George Mason
University.
132. Jung Cheol Shin. 2009. “Impacts of performance-based accountability on
institutional performance”, in the U.S, Published online.
133. Keohane Robert O. 2003. “The Concept of Accountability in World Politics
and the Use of Force” Michigan Journal of International Law 24 (4), pp. 1–21.
134. Keohane Robert O., and Joseph S. Nye, Jr. 2003. “Redefining Accountability
for Global Governance”, In Governance in a Global Economy: Political
Authority in Transition, ed, Miles Kahler and David Lake. Princeton, NJ:
Princeton University Press.
135. L. de Leon. 1997. “Administrative reform and democratic accountability”, in
W.J.M. Kickert (ed.), Public Management and Administrative Reform in
Western Europe (Cheltenham: Elgar, 1997), pp. 233-248.
170
136. L. Metcalfe. 1998. “Accountability and effectiveness: Designing the rules of
the accounting game”, keynote speech delivered at the European Institute for
Advanced Studies in Management Conference on „Accounting for the New
Public Management‟, Venice, pp. 17-19.
137. Larry Diamond. 2016. Horizontal accountability and corruption control,
Stanford University.
138. M. Rowe. 1999. “Joined up accountability: Bringing the citizen back in”,
Public Policy and Administration, 14, pp. 91-102.
139. Maravall Jose Maria. 1999. “Accountability and manipulation. In Democracy,
Accountability, and Representation”, ed. A. Przeworski, S. C. Stokes, and B.
Manin. Cambridge: Cambridge University Press, pp. 154–96.
140. Mark Bovens. 2003. Public accountability, Utrecht School of Governance
Utrecht University.
141. Mark Bovens. 2006). Analysing and Assessing Public Accountability: A
Conceptual Frame-work, Utrecht University.
142. Mark Bovens. 2007. Public accountability A framework for the analysis and
assessment of accountability arrangements in the public domain, Professor of
Public Administration Utrecht School of Governance Utrecht University.
143. Maria Escobar-Lemmon and Ashley D. Ross. 2008. Does Decentralization
Improve Perceptions of Accountability? Attitudinal Evidence from Colombia,
Texas A&M University.
144. McKinney B.J và Howard C.L. 1998. Public Administration: Balancing
power and accountability, Publising group.
145. Mohammad H. Zarel. 2000. Democratic Process and Accountability in Public
Administration, Review of Public Administration, Vol. XII, No. 2.
146. Ngaire Woods. 2001. “Making the IMF and World Bank More Ac-
countable”, International Affairs 77 (1), pp. 83–100.
147. O.P. Dwivedi, J.G. Jabbra. 1989. “Public service responsibility and
accountability”, in J.G. Jabbra, O.P. Dwivedi (eds.), Public Service
Accountability: A Comparative Perspective, West Hartford, Conn.: Kumarian.
171
148. Oakerson and Ronald J. 1989. “Governance Structures for Enhancing
Accountability and Responsiveness”, In Handbook of Public Ad-ministration,
ed. James L. Perry. San Francisco: Jossey–Bass.
149. Paul T. Hill and Josephine Bonan. 1991. Decentralization and accountability in public
education, Rand Corp., Santa Monica, CA. Inst. on Education and Training.
150. Philippe C. Schmitter. 2007. Political Accountability in “Real-Existing”
Democracies: Meaning and Mechanisms, Istituto Universitario Europeo Firenze, Italia.
151. Raza Ahmad. 2008. Governance, Social Accountability and the Civil Society,
Asian Development Bank (ADB).
152. Ruth W. Grant - and Robert O. 2015. Keohane Accountability and Abuses of
Power in World Politics, Duke University and Princeton University.
153. S. Chiavo - Campo and P.S.A. Sundaram. 2000. To Serve and to Preserve:
Improving Public Administration in a Competitive World, Asian Development
Bank.
154. Staffan I. Lindberg. 2009. Accountability: the core concept and its subtypes,
University of Florida.
155. Sue Llewellyn and LarsLindkvis. 2003. Accountability, responsibility and
organization, The University of Edinburgh.
156. Thomas Carothers and Saskia Brechenmacher. 2014. Accountability,
transparency, participation, and inclusion a new development consensus?,
Carnegie Indowment For International Peace.
157. Thomas Schillemans. 2014. Does Horizontal Accountability Work?
Evaluating Potential Remediesfor the Accountability Deficit of Agencies.
158. W. Waldegrave. 1993. The Reality of Reform and Accountability in today‟s
Public Service, London: CIPFA.
159. Williams C. 2006. Leaadership accountability in a globalizing world, Palagrave
Macmillan.
160. World Bank Institute. 2005. Social Accountability in the Public Sector.
Washington DC: WBI Working Paper No.33641.