Luận án Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay

Thống kê những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài theo từng nội dung của đề tài, tìm hiểu những công trình đã nghiên cứu những nội dung có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài từ đó đánh giá những nội dung đã được nghiên cứu một cách toàn diện hoặc chưa toàn diện do phạm vi nghiên cứu của từng công trình. Tìm ra những điểm cần phải kế thừa để phân tích về lý luận, thực trạng và giải pháp, tiếp tục nghiên cứu những nội dung chưa thống nhất quan điểm để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về lý luận và thực tiễn quy định pháp luật. Nghiên cứu để bổ sung những lý luận mới nhằm có cách hiểu đúng về mặt khoa học pháp lý cho một số nội dung cụ thể. 2. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM là chế định pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh khi có hành vi vi phạm HĐTM, trách nhiệm này không xem xét theo nghĩa trách nhiệm thông thường mang tính tích cực mà là loại trách nhiệm pháp lý mang tính tiêu cực do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên (không tự giác thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo đúng cam kết) và đối với một số loại trách nhiệm pháp lý được xem như những biện pháp chế tài mà bên bị vi phạm áp dụng cho bên vi phạm. Đây là những biện pháp pháp lý giải quyết hậu quả từ hành vi vi phạm hợp đồng, khắc phục, bù đắp mang tính ngang bằng những tổn thất cho bên thiệt hại, đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp giữa các bên trong hợp đồng. Hoàn thiện chế định này góp phần vào việc phòng ngừa và phòng chống những hành vi vi phạm HĐTM.

pdf174 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Việc tách từng trường hợp hủy hợp đồng không có hiệu quả, vì đó là những trường hợp vi phạm hợp đồng, mà không phải là hành vi không vi phạm hợp đồng. Qua những phân tích trên, tác giả đề xuất nhập biện pháp trách nhiệm đình chỉ thực hiện hợp đồng vào trong biện pháp hủy hợp đồng. Vì hiện tại việc quy định khác nhau giữa đình chỉ và hủy hợp đồng là hiệu lực hồi tố của hợp đồng. Tuy nhiên, đối với hủy một phần hợp đồng thì hiệu lực hợp đồng giống đình chỉ hợp đồng, nên không nhất thiết tách ra. Trên thực tế giải quyết tranh chấp không phân biệt được hai biện pháp này, mà hầu như khi giải quyết tranh chấp tòa án chỉ áp dụng biện pháp hủy hợp đồng. 143 Đối với trách nhiệm hủy hợp đồng nên quy định căn cứ để áp dụng trách nhiệm “hủy bỏ hợp đồng là việc một bên được quyền chấm dứt hợp đồng mà không phải BTTH, khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng. Bao gồm hủy toàn bộ hợp đồng hoặc hủy một phần hợp đồng”. Bỏ điều 313 LTM 2005. Và kết cấu lại Điều 314 về hậu quả của việc áp dụng biện pháp trách nhiệm hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng “hợp đồng bị hủy bỏ toàn bộ là không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, trừ thỏa thuận phạt vi phạm hoặc BTTH và giải quyết tranh chấp”. “Hợp đồng bị hủy một phần hợp đồng thì phần hợp đồng không bị hủy vẫn có hiệu lực, bên chưa thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Phần bị hủy sẽ không có hiệu lực, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm phạt vi phạm, BTTH và tranh chấp nếu có thỏa thuận, tương ứng với phần hợp đồng bị vi phạm”. “Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản. Phải hoàn trả bằng hiện vật, trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá tương đương với giá trị những hiện vật đã nhận. Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Với những cụm thuật ngữ trừ trường hợp miễn trách nhiệm được quy định trong các loại trách nhiệm ví dụ “trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 LTM 2005 ” cần quy định vào trong nhóm các điều khoản về miễn trách nhiệm, không nên quy định nhóm thuật ngữ này trước những quy định cho từng biện pháp trách nhiệm. Vì nếu sự việc có xảy ra thiệt hại lớn, thì không thể kết luận đó là do hành vi vi phạm của một bên nếu hợp đồng này đang thực hiện nhưng gặp những sự việc như SKBKK, quyết định của cơ quan nhà nước hoặc do hành vi vi phạm của bên kia. 4.3.4.Hoàn thiện quy định về không chịu trách nhiệm do không thể thực hiện hợp đồng và miễn, giảm trách nhiệm - Về không chịu trách nhiệm do không thể thực hiện hợp đồng: LTM 2005 quy định bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm khi các bên thỏa thuận về các trường hợp miễn trách nhiệm; khi xảy ra SKBKK; hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định 144 của cơ quan quan lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm [113, Điều 294];. Bên vi phạm phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về các trường hợp miễn trách nhiệm và những hậu quả xảy ra. Khi các trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết, nếu không thông báo gây thiệt hại phải bồi thường [113, Điều 295]. Riêng trường hợp bất khả kháng, các bên có thể chấm dứt hợp đồng, hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Nếu các bên có thỏa thuận thời hạn kéo dài thì áp dụng theo thỏa thuận này, nếu không thỏa thuận được thời hạn kéo dài thực hiện hợp đồng sau khi có SKBKK thì thời hạn kéo dài là bằng thời gian diễn ra SKBKK cộng với một thời gian hợp lý nhưng không được kéo dài theo điểm a, b khoản 1 Điều 296. Đối với loại hợp đồng mà cố định thời gian giao hàng thì sẽ không áp dụng việc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng khi có SKBKK. BLDS 2005 quy định rải rác các trường hợp này tương tự quy định LTM 2005 nhưng không dùng thuật ngữ miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mà dùng thuật ngữ không phải chịu trách nhiệm do bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ “Bên có nghĩa vụ không thể thực hiện nghĩa vụ dân sự do SKBKK thì không phải chịu trách nhiệm trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”[27, Điều 302] “Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền” [27, Điều 302] và đưa ra khái niệm về SKBKK. Nhưng không quy định trường không phải chịu trách nhiệm khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không quy định về nghĩa vụ thông báo ngay bằng văn bản, nghĩa vụ chứng minh về các trường hợp không chịu trách nhiệm. Ngoài ra, BLDS 2005 quy định về khái niệm trở ngại khách quan nhưng không quy định là trường hợp không chịu trách nhiệm do trở ngại khách quan. BLDS 2015 quy định giống với BLDS 2005, nhưng có đưa vào những trường hợp miễn trách nhiệm do hết thời hạn khởi kiện đối với bên có nghĩa vụ. Bộ nguyên tắc PICC quy định, trường hợp miễn trừ trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ khi có sự thỏa thuận, SKBKK hoặc trở ngại khách quan. Miễn hoặc giảm trách nhiệm tương ứng với phần lỗi mà bên có quyền thực hiện. Miễn trách nhiệm do thực hiện quyết định của Nhà nước, miễn trách nhiệm do thời hạn 145 khởi kiện đã hết, tuy nhiên các bên trong hợp đồng được thỏa thuận về thời gian hết hạn của thời hiệu. Khi có những trường hợp miễn trách nhiệm, bên không thực hiện phải thông báo cho bên bị vi phạm và bên này phải nhận được thông báo. Thực tiễn áp dụng các hình thức miễn trách nhiệm do vi phạm HĐTM. khi tòa án xét xử tranh chấp về HĐTM , mặc dù căn cứ vào các trường hợp miễn trách nhiệm được quy định trong LTM 2005, nhưng khi nhận định tòa án đều cho rằng, các trường hợp này không phải là hành vi vi phạm hợp đồng nên không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Dựa trên những phân tích về lý luận, quy định của các văn bản pháp luật hiện hành, thực tiễn áp dụng, theo quan điểm của tác giả cần phải có cách tiếp cận khác trong việc quy định các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng được quy định trong LTM 2005. Chúng ta nên sửa đổi những quy định hiện hành theo cách quy định trong BLDS 2005 hoặc BLDS 2015, đó là những trường hợp không bị xem là vi phạm hợp đồng của một bên vì vậy bên này không phải chịu trách nhiệm như sau: Điều 294 LTM 2005 là “Các bên không phải chịu trách nhiệm khi nghĩa vụ hợp đồng không được thực hiện” “Bên có nghĩa vụ hợp đồng không phải bị áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý do hợp đồng không thực hiện được trong các trường hợp như sau: Do xảy ra SKBKK; Nguyên nhân một bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng do bên có quyền gây ra; một bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà bất kỳ ai cũng không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng; bên thứ ba không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng do xảy ra SKBKK là nguyên nhân dẫn đến việc một bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng đối với bên kia; Khi hết thời hạn khiếu nại theo quy định mà một bên không gửi thông báo khiếu nại đến bên kia; Khi thời hiệu khởi kiện đã hết theo quy định trong Luật này; Hoặc do các bên thỏa thuận về trường hợp không phải chịu trách nhiệm nhưng các thỏa thuận này không trái với mục đích giao kết hợp đồng”. “Bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng trong các trường này phải thông báo ngay cho bên còn lại, nếu không thông báo gây ra thiệt hại sẽ phải bồi thường”.“Những trường hợp xảy ra SKBKK; do quyết định của cơ quan nhà nước, do bên thứ ba xảy ra SKBKK dẫn đến một bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng với bên kia, theo đó bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng được phép yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại 146 nơi xảy ra các trường hợp này xác nhận để chứng minh mình không phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, nếu một bên gặp phải việc không thực hiện được hợp đồng nguyên nhân là do bên có quyền, thì ngoài việc bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng có thể chấm dứt hợp đồng, nhưng có thể chọn giải pháp là kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng để thỏa thuận lại nội dung hợp đồng. Vậy trong nhóm điều khoản các trường hợp không chịu trách nhiệm có thể quy định “Các bên có thể kéo dài thời gian để thỏa thuận lại việc thực hiện hợp đồng khi có xảy ra trường hợp việc không thực hiện được hợp đồng nguyên nhân là do bên có quyền; thời gian được kéo dài là một khoản thời gian hợp lý trong vòng một tháng sau khi xảy ra sự việc không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng; nếu sau thời hạn này mà các bên không thỏa thuận thì hợp đồng sẽ chấm dứt các bên tự chịu trách nhiệm của mình nhưng nếu một bên cố tình kéo dài thời gian mà không muốn thỏa thuận lại nội dung hợp đồng thì bên này phải chịu trách nhiệm. Hơn nữa, sau khi đã thống nhất phương án thực hiện hợp đồng sau khi đã kéo dài thời gian nhưng bên nào không thực hiện đúng theo thỏa thuận này thì phải chịu trách nhiệm”. Bên có nghĩa vụ gặp phải hoàn cảnh khó khăn, trở ngại khách quan thì bên này không được áp dụng như trường hợp không phải chịu trách nhiệm giống như các nội dung trên mà tương tự việc giảm trách nhiệm, nhưng trường hợp giảm trách nhiệm này không phải do bên có quyền quyết định mà được luật pháp ấn định và các bên phải thi hành. Nên đưa vào quy định trong LTM 2005 theo hướng “Khi bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng gặp phải hoàn cảnh khó khăn, trở ngại khách quan thì thời gian gặp phải những trường hợp này không tính vào trong thời gian thực hiện hợp đồng, sau khi kết thúc thời hạn này, bên này phải có trách nhiệm thỏa thuận lại việc thực hiện hợp đồng. Nếu hết thời gian gặp phải hoàn cảnh khó khăn mà bên nào không thỏa thuận lại việc thực hiện hợp đồng thì bên đó bị xem như là vi phạm hợp đồng; bên có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng khi gặp các hoàn cảnh khó khăn phải có nghĩa vụ yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi diễn ra trường hợp này xác nhận để chứng minh mình gặp phải hoàn cảnh này; Bên gặp các trường hợp này phải thông báo ngay cho bên có quyền biết bằng văn bản” - Miễn, giảm trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại: Ngoài những trường hợp bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phải chịu trách nhiệm do pháp LTMấn định, mà bên có quyền không được quyền quyết định dù bên này có 147 mong muốn cách giải quyết khác cũng không có quyền định đoạt. Một đặc điểm trong quan hệ hợp đồng được áp dụng tương tự pháp luật hành chính hoặc hình sự. LTM 2005 sử dụng phương pháp mệnh lệnh để giải quyết sự việc mà không sử dụng phương pháp thỏa thuận, bình đẳng trong quan hệ HĐTM. Trừ các trường hợp có thỏa thuận về việc tăng thêm trách nhiệm giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, nhưng việc thỏa thuận áp dụng biện pháp trách nhiệm đó không ngược lại với bản chất, mục đích của việc giao kết hợp đồng, bên bị vi phạm không được tự ý áp dụng tăng nặng các biện pháp trách nhiệm cho bên vi phạm, nhưng bên này sẽ được áp dụng các biện pháp giảm nhẹ trách nhiệm cho bên vi phạm. Để tạo sự công bằng, bình đẳng trong khi áp dụng các biện pháp trách nhiệm tương ứng với hành vi vi phạm hợp đồng, tôn trọng nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng khi có vi phạm xảy ra. LTM 2005 nên quy định “Bên bị vi phạm có quyền miễn, giảm trách nhiệm cho bên vi phạm khi bên này thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng”. Kết luận chƣơng 4 1. Trình bày yêu cầu hoàn thiện về trách nhiệm do vi phạm HĐTM như quy định của LTM 2005 chưa phù hợp với thực tiễn, văn bản pháp luật chuyên ngành, văn bản luật quốc tế. 2. Hoàn thiện về trách nhiệm do vi phạm HĐTM phải tuân thủ theo đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, phải cân đối mức độ phù hợp với luật pháp quốc tế, theo điều kiện hoàn cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian hiện nay và trong tương lai, theo sự thống nhất với quy định trong BLDS hiện hành và đặt trong mối quan hệ với các luật chuyên ngành. 3. Đề xuất bổ sung vi phạm nghiêm trọng, vi phạm do các bên đều vi phạm và vi phạm trước thời hạn, xác định vi phạm hợp đồng do bên thứ ba. Sửa đổi căn cứ xác định trách nhiệm để quy định khiếu nại và thông báo là căn cứ bắt buộc khi áp dụng trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM. Sửa đổi những nội dung trong từng biện pháp dụng trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM, thêm vào những biện pháp trách nhiệm như giảm giá, thực hiện thay thế bên vi phạm, phạt lãi. Xem phạt vi phạm như nội dung trong hợp đồng, bãi bỏ biện pháp đình chỉ thực hiện hợp đồng. 4. Xác định lại các trường hợp không chịu trách nhiệm do không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng khi gặp các trường hợp mà pháp LTM ấn định như có sự thỏa thuận trong hợp đồng về việc không chịu trách nhiệm, gặp SKBKK, không thực 148 hiện hợp đồng nguyên nhân do bên có quyền, do quyết định của nhà nước, do hết thời hạn khiếu nại, do hết thời hiệu khởi kiện, do bên thứ ba vi phạm với bên không thực hiện hợp đồng do bên thứ ba gặp SKBKK, do quyết định của nhà nước. Ngoài ra, xác định trường hợp miễn, giảm trách nhiệm do bên bị vi phạm quyết định khi bên này miễn, giảm trách nhiệm cho bên vi phạm. 149 KẾT LUẬN 1. Thống kê những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài theo từng nội dung của đề tài, tìm hiểu những công trình đã nghiên cứu những nội dung có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài từ đó đánh giá những nội dung đã được nghiên cứu một cách toàn diện hoặc chưa toàn diện do phạm vi nghiên cứu của từng công trình. Tìm ra những điểm cần phải kế thừa để phân tích về lý luận, thực trạng và giải pháp, tiếp tục nghiên cứu những nội dung chưa thống nhất quan điểm để đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện hơn về lý luận và thực tiễn quy định pháp luật. Nghiên cứu để bổ sung những lý luận mới nhằm có cách hiểu đúng về mặt khoa học pháp lý cho một số nội dung cụ thể. 2. Trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM là chế định pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh khi có hành vi vi phạm HĐTM, trách nhiệm này không xem xét theo nghĩa trách nhiệm thông thường mang tính tích cực mà là loại trách nhiệm pháp lý mang tính tiêu cực do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên (không tự giác thực hiện nghĩa vụ hợp đồng theo đúng cam kết) và đối với một số loại trách nhiệm pháp lý được xem như những biện pháp chế tài mà bên bị vi phạm áp dụng cho bên vi phạm. Đây là những biện pháp pháp lý giải quyết hậu quả từ hành vi vi phạm hợp đồng, khắc phục, bù đắp mang tính ngang bằng những tổn thất cho bên thiệt hại, đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp giữa các bên trong hợp đồng. Hoàn thiện chế định này góp phần vào việc phòng ngừa và phòng chống những hành vi vi phạm HĐTM. 3. Tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM như vi phạm HĐTM, các loại vi phạm HĐTM, cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM, trong đó, làm rõ lý luận về căn cứ thông báo, căn cứ khiếu nại. Lý luận về các biện pháp trách nhiệm pháp lý, nghiên cứu theo hai nhóm biện pháp trách nhiệm nhằm duy trì hợp đồng, không duy trì hợp đồng và nhóm biện pháp bồi thường hợp đồng. Phân biệt về lý luận giữa miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và không chịu trách nhiệm do không thực hiện hợp đồng. 4. Phân tích thực trạng pháp luật về quy định vi phạm hợp đồng, vi phạm cơ bản, căn cứ xác định trách nhiệm, các biện pháp trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp 150 đồng, các trường hợp miễn trách nhiệm hợp đồng theo LTM hiện hành, BLDS 2015 so sánh với quy định của CƯV, PICC và một số văn bản luật hợp đồng của một số quốc gia. Nhận xét những quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm trong quy định của pháp LTM Việt Nam cụ thể là LTM 2005 có những nội dung phù hợp hoặc chưa hoàn toàn phù hợp với quy định của một số các quốc gia trên thế giới. Phân tích việc áp dụng những quy định pháp luật về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM để giải quyết các vụ việc tranh chấp hợp đồng từ tòa án các cấp của Việt Nam, nhận xét những điểm áp dụng đúng theo quy định LTM 2005 hoặc những điểm chưa đúng theo quy định, linh động áp dụng một cách hợp lý hoặc áp dụng tùy tiện các quy định pháp luật. Đánh giá mức độ phù hợp về thực trạng áp dụng quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM vào thực tiễn giải quyết tranh chấp do vi phạm HĐTM. 5. Tác giả nêu ra một số yêu cầu cần thiết phải hoàn thiện các quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM như về quy định theo LTM 2005 chưa có sự thống nhất với các văn bản pháp luật khác, chưa phù hợp với luật pháp quốc tế, thực trạng áp dụng chưa chuẩn xác với quy định của pháp luật, chưa có cách hiểu và áp dụng thống nhất, do xu thế hội nhập kinh tế thế giới ngày càng mở rộng. Tác giả đề xuất những giải pháp chung về việc thể chế hóa đường lối đề cao việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cá nhân, tổ chức, xử lý nghiêm các trường hợp xâm phạm đến lợi ích của tổ chức, cá nhân. Hoàn thiện pháp LTM phải phù hợp với quy định, điều kiện hoàn cảnh hội nhập với thế giới. Hoàn thiện LTM 2005 phải thống nhất với quy định của BLDS 2015. Sửa đổi LTM 2005 hài hòa và thống nhất với các văn bản pháp luật phái sinh hoặc văn bản pháp luật chuyên ngành. Hơn nữa, sửa đổi chế định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM theo các tiêu chí khả thi, minh bạch, thống nhất trong toàn bộ văn bản luật này. Xem xét bổ sung những nội dung quy định về trác nhiệm pháp lý do vi phạm HĐTM theo điều kiện hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay. 6. Giải pháp hoàn thiện về khái niệm vi phạm hợp đồng, bổ sung các hình thức vi pham như vi phạm trước thời hạn, vi phạm do các bên trong hợp đồng đều vi phạm, vi phạm do bên thứ ba, vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. Bổ sung các quy định về 151 căn cứ xác định trách nhiệm như căn cứ thông báo, căn cứ khiếu nại, khởi kiện. Khẳng định thêm một số biện pháp trách nhiệm như giảm giá, cầm giữ tài sản, thực hiện thay thế, ngoài ra còn hoàn thiện một số quy định chi tiết cho từng biện pháp trách nhiệm đang quy định trong LTM hiện hành. 7. Phân biệt các trường hợp miễn, giảm trách nhiệm và không chịu trách nhiệm, từ đó bổ sung thêm các trường hợp không chịu trách nhiệm do không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng như do bên thứ ba gặp trường hợp SKBKK, có quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Đưa vào những trường hợp không phải miễn trách nhiệm hoặc không chịu trách nhiệm mà được giảm trách nhiệm khi kéo dài thời gian thực hiện để thỏa thuận lại nội dung quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng như hoàn cảnh khó khăn, trở ngại khách quan. Xác định lại trường hợp miễn, giảm trách nhiệm do vi phạm HĐTM. 152 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lê Thị Tuyết Hà, 2015, “Bàn về trả tiền lãi chậm thanh toán trong kinh doanh thương mại”, Tạp chí Kiểm sát, số 17 (Tháng 9/2015), tr.33-35. 2. Lê Thị Tuyết Hà, 2015, “Vi phạm nghĩa vụ thanh toán - một hình thức chiếm dụng vốn hợp pháp”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, nghiệp vụ, khoa học tội phạm học số 11 (75) tr.24-27 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Hải An, “Quy định rõ ràng và cụ thể tiêu chuẩn pháp lý của Hội thẩm nhân dân”, Website www.daibieunhandan.vn. 2. Phạm Kim Anh, 2003, Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự, Tạp chí khoa học pháp lý, 2003 số 03 (tr 32-36). 3. Phạm Kim Anh, 2008, Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong pháp luật dân sự Việt Nam, Tác giả tiến sĩ luật học, Đại học luật Hà Nội. 4. Phan Thông Anh “Bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam” Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 02 +03/ 2013 5. Vũ Thị Lan Anh, 2008, hợp đồng thương mại và pháp luật về hợp đồng của một số nước trên thế giới, Tạp chí luật học 2008 số 11 (tr 3-10). 6. Trần Việt Anh “So sánh trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 4/2011. 7. Trần Việt Anh “Bàn về khái niệm hợp đồng”, Tạp chí nhà nước và pháp luật số 4/2010 8. Nguyễn Mạnh Bách “nghĩa vụ dân sự trong Luật dân sự Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc Gia, 1998 9. Ban biên tập tạp chí tòa án “về cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản”, Tạp chí TAND, số 17/2005 10. Ban tuyên giáo trung ương, 2014, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, chống chủ nghĩa cá nhân, nói đi đôi với làm”, Nxb Chính trị quốc gia. 11. Bản so sánh Dự thảo BLDS 2005 sửa đổi bổ sung. 12. Bản so sánh Dự thảo sửa đổi, bổ sung BLDS Việt Nam với BLDS Việt Nam 2005 13. Bản so sánh quốc tế về chi phí giải quyết tranh chấp vụ án tại Châu âu, Mỹ, Canada ngày 14/6/2013 tại Website www.instituteforlegalform.com. 14. Trần Văn Biên “Một số vướng mắc trong việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản liên quan đến trả lãi và lãi suất”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2001. 154 15. Thái Chí Bình, Tranh chấp kinh doanh, thương mại và việc xác định thẩm quyền của Tòa án đối với tranh chấp kinh doanh thương mại, Website: toaan.gov.vn. 16. Trương Hòa Bình, một số vấn đề về chế định hội thẩm nhân dân, website: www.toaan.gov.vn 17. Nông Quốc Bình, 2012, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn đối với điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Luật học 2012 số 5, (tr 10- 16). 18. Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa kỳ - Uniform Commercial Code of United State of America (UCC) 19. Bộ Dân luật Bắc kỳ 1931. 20. Bộ Dân luật Sài Gòn Nxb. Thần Chung, Sài Gòn, 1972. 21. Bộ Dân luật Trung kỳ 1936,Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2008), một số vấn đề về pháp luật dân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến thời pháp thuộc, Nxb. Chính trị quốc gia 22. BLDS Cộng hòa Liên bang Đức (Bản dịch sang tiếng Anh-2009, 13161, xem: www.Juris.de) 23. Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp, Nxb Tư pháp, H. 2006 24. Bộ luật Dân sự Liên Bang Nga 1994 25. Bộ luật Dân sự Nhật Bản (Bản dịch của Văn phòng Quốc hội, Khóa IX, 1994) 26. Bộ luật Dân sự Việt Nam 1995 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 27. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 28. Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 29. Bộ luật hàng hải Việt Nam 2005 sửa đổi bổ sung năm 2015 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 30. Bộ luật lao động Việt Nam 2012 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 31. Bộ luật Thương mại của Cộng hòa Liên Bang Đức 32. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2004, sửa đổi, bổ sung năm 2011. 33. Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam 2015 34. Bộ nguyên tắc của PICC về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Dg: Nguyễn Minh Hằng, Đào Thu Hiền và các DgK, Nxb. Tư pháp, H. 2005 155 35. Bộ Quốc Triều Hình Luật, Nxb. Chính trị quốc gia, 1995. 36. Bộ tài chính, thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của về mức thuế thu nhập doanh nghiệp. 37. Bảo Cầm, “Niềm tin của dân với Tòa án còn chừng mực”, 23/3/2013, Website: www.thanhniên.com. 38. Chính phủ, nghị định 48/2010/NĐ-CP về hợp đồng xây dựng hướng dẫn thi hành Luật xây dựng. 39. Chính phủ, nghị định 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 quy định chi tiết một số điều Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự. 40. Công ước của Liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế (CISG), Viên 1980. 41. Nguyễn Văn Cương và Chu Thị Hoa “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” , Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/ 2005; 42. Ngô Huy Cương “Nguồn gốc của nghĩa vụ và phân loại nghĩa vụ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 8/2008 43. Bùi Ngọc Cường “Vai trò của pháp luật kinh tế trong việc bảo đảm quyền tự do kinh doanh”, Tạp chí khoa học pháp lý số 3/2003, tr 23 44. Bùi Ngọc Cường ,2004,“Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam”, Nxb, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Nguyễn Phú Cường, 2009, “Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh doanh thương mại”, Trường đại học luật TP.HCM- Luận văn thạc sĩ Luật học. 46. Nguyễn Thị Dung, 2001, Áp dụng trách nhiệm hợp đồng trong kinh doanh, Nxb Chính trị quốc gia. 47. Nguyễn Thị Dung, 2008, Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư những vấn đề pháp lý cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia. 48. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Đào “Công ước liên hiệp quốc về hợp đồng mua bán ngọai thương” Tìm hiểu Luật thương mại –Luật kinh doanh, Nxb Đồng Nai. 49. Đặng Văn Dũng, 2005, “ Thời điểm tính lãi suất” Tạp chí TAND số 5/2005. 156 50. Trương Văn Dũng, 2003, Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Tác giả tiến sĩ luật học, Đại học luật Hà Nội. 51. Lưu Tiến Dũng, Độc lập xét xử trong Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Sách chuyên khảo, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2012. 52. Dự thảo bộ luật hàng hải sửa đổi bổ sung năm 2015 53. Đỗ Văn Đại (Cb), “Giáo trình về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Trường Đại học luật TP.HCM, Nxb. Hồng Đức- Hội luật gia Việt Nam. 54. Đỗ Văn Đại, 2004, “Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do vi phạm”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp 2004 số 9 (tr 59-63) 55. Đỗ Văn Đại, 2004, “Vi phạm cơ bản hợp đồng ”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 2004 số 9 (tr 17,18). 56. Đỗ Văn Đại, 2007, “Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam”, Tạp chí TAND số 19 (tr 19). 57. Đỗ Văn Đại, 2010, “Lãi suất trần cho vay: kinh nghiệm nước ngoài và hướng sửa đổi Bộ luật dân sự”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 15/2010 58. Đỗ Văn Đại, 2010, “Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia. 59. Đỗ Văn Đại, 2011, “Luật hợp đồng Việt Nam” – Bản án và Bình luận bản án, tập 1, 2, Nxb Chính trị quốc gia. 60. Đỗ Văn Đại, “Hoãn do không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Tòa án số 8/ 2010. 61. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 1986 – 1990, ngày 15/12/1986. 62. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001- 2010, ngày 19/4/2001. 63. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 – 2010, ngày 18/4/2006. 64. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 – 2015, ngày 11/01/2011. 157 65. Võ Văn Đạt, 2014, “Chế tài hủy bỏ hợp đồng trong LTM 2005”, Trường Đại học Luật TP.HCM – Luận văn thạc sĩ Luật học. 66. Châu Thị Điệp, 2005, “Cách tính lãi suất và lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng vay tài sản”, Tạp chí TAND số 9/2005 67. Hoàng Điệp, Quốc Thanh, Chờ luật, nhiều thẩm phán không được làm việc, Website: www.thuvienphapluat.vn. 68. Nguyễn Minh Đoan, 2014, Giáo trình “Lý luận về nhà nước và pháp luật”, trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia 69. Nguyễn Minh Đoan, 2014, “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm pháp lý của nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan nhà nước ở Việt Nam”, Nxb Chính trị Quốc Gia 70. Phước Đoàn, “Chạy án” nghề thời thượng, đăng tin Website: www.nld.com.vn. 71. Trần Minh Đức, 2010, “ Điều kiện hạn chế, miễn trừ trách nhiệm pháp luật hợp đồng thương mại Việt Nam”, Trường Đại học Luật TP.HCM – Luận văn thạc sĩ Luật học. 72. Trần Ngọc Đường, Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000. 73. G.Rouhette (Cb), Bộ nguyên tắc về hợp đồng của Châu âu, 1999 74. Phạm Hoàng Giang, 2007, “Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở Việt nam – những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Trường Đại học luật Hà Nội – Tác giả tiến sĩ Luật học 75. H.Swill, 1986, “Trách nhiệm hợp đồng và giới hạn trách nhiệm hợp đồng trong quan hệ kinh tế giữa Liên Bang Xô Viết và CHLB Đức, Matxcova. 76. Vũ Thị Ngọc Hà, Tăng cường tính độc lập của các thẩm phán trong hoạt động xét xử ở Việt Nam, website www.hcmbar.org. 77. Lê Thu Hà, 2001, “ Cách tính lãi suất và lãi suất nợ quá hạn trong hợp đồng vay tài sản”, Tạp chí TAND số 6/2001. 78. Nguyễn Thị Việt Hà, 2010, “Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng trong hoạt động thương mại”, Trường Đại học luật TP.HCM - Luận văn Thạc sĩ Luật học. 79. Trần Đình Hảo“ Các quy định về giao dịch dân sự trong dự thảo BLDS (sửa đổi), Tạp chí khoa học pháp lý số 3/ 2003 tr 9 -13 158 80. Nguyễn Vũ Hoàng, 2008, “Pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài”, Viện nhà nước và pháp luật – Tác giả tiến sĩ Luật học 81. Phan Chí Hiếu “Hoàn thiện chế định hợp đồng ”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 4/2005 82. Hiến pháp của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 2013 83. Nguyễn Thị Hồng, Bảo đảm độc lập tư pháp trong nhà nước pháp quyền – Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị sửa đổi Luật tổ chức TAND, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 16 (272) tháng 8 năm 2014. 84. Phan Huy Hồng, 2010, Nguyên tắc lỗi trong pháp Luật Thương mại Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 2010 số 11(tr 28-37). 85. Hội đồng Chính phủ, nghị Định số 54/CP ngày 10/3/1975 ban hành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế của Việt Nam. 86. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, nghị quyết 01/2005/NQ- HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ nhất những quy định chung của BLTTDS 2004. 87. Hội đồng Bộ trưởng, quyết định số 18/HĐBT ngày 16/01/1990 về ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu Pháp lệnh. 88. Đặng Vũ Huân, Bùi Nguyên Khánh, Quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo đảm sự độc lập của thẩm phán, Tạp chí dân chủ và pháp luật tháng 10 năm 2014. Website: www.moj.gov.vn. 89. Phạm Minh Hương, Đỗ Thị Hoa, Tạ Minh Tấn, 2006, “Hỏi đáp pháp luật về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự’ Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 90. Lê Minh Hùng, 2010, “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam”, Tác giả tiến sĩ luật học Trường Đại học Luật TP.HCM. 91. Jean –Jacques Rousseau “Bàn về khế ước xã hội”, 1992, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 92. Nguyễn Ngọc Khánh “Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế”; Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 2/2007 93. Nguyễn Ngọc Khánh “Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”, Nxb Tư Pháp, 2007 159 94. Nguyễn Thị Khế, 2008, Một số ý kiến liên quan đến các quy định về chế tài trong thương mại theo quy định của Luật thương mại, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 2008 số 1, (tr 43-46). 95. Vũ Hoàng Linh, 2012, “Pháp luật về lãi do chậm thanh toán trong hợp đồng kinh doanh thương mại” Trường Đại học Luật TP.HCM – Luận văn thạc sĩ Luật học. 96. Phạm Nguyễn Linh “Xử lý hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực thương mại”, Tạp chí luật học số 11/2008 97. Nguyễn Quang Lộc, 2005, “Về cách tính lãi suất trong hợp đồng vay tài sản” Tạp chí TAND số 12/2005. 98. Nguyễn Quang Lộc, Bàn về việc áp dụng tỷ lệ hủy, sửa trong công tác thi đua, khen thưởng của ngành tòa án nhân dân, đăng tin Website: www.toan.gov.vn. 99. Phương Loan, Có chuyện cán bộ tòa chạy án, ăn hối lộ, đăng tin Website: www.vietnamnet.vn. 100. Luật Bán hàng năm 1979 sửa đổi bổ sung của Vương quốc Anh 101. Luật Đất đai 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 102. Luật Đấu thầu 2005 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 103. Luật Đầu tư năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 104. Luật Doanh nghiệp 2014 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 105. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 106. Luật Hợp đồng của Cộng hòa Ấn Độ 1872 (Republic of India) 107. Luật Hợp đồng của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc 1999 108. Luật Hợp đồng của Liên bang Malaysia 1950 109. Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 sửa đổi bổ sung 2010 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 110. Luật Kinh doanh bất động sản 2006 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 111. Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 112. Luật Nhà ở năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 160 113. Luật Nhà ở sửa đổi, bổ sung 2009 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 114. Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 115. Luật Thi hành án dân sự 2008 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 116. Luật Thi hành án dân sự 2014 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 117. Luật Thương mại 1997 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 118. Luật Thương mại 2005 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 119. Luật Trọng tài thương mại 2010 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 120. Luật Xây dựng 2003 sửa đổi, bổ sung 2009 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 121. Luật Xây dựng năm 2014 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 122. Nguyễn Văn Luyện, Lê thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn, 2005, Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nxb. Đại học quốc gia TP.HCM 123. M.I. Braginsky. V.V Vitriansky, 1999, “Luật hợp đồng ” Matxcova. Nxb Statut. 124. Nguyễn Thị Ngọc Mai, 2006, “Các biện pháp trách nhiệm hành chính – Lý luận và thực tiễn”, Trường Đại học luật TP.HCM, Luận án Thạc sĩ Luật học 125. Võ Sỹ Mạnh, Bàn về vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên 1980, www.https://cisgvn.wordpress.com/2011/04/09. 126. Nga Minh, Bao giờ được khắc phục án hủy vì lỗi chủ quan, Website: www.baophapluât.vn. 127. Vương Lợi Minh, Lý thuyết trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, Đại học pháp chính Trung quốc, 2003 (Phiên bản tiếng Trung Quốc được dịch sang Tiếng Việt) 128. Nguyễn Thị Mơ “Sửa đổi Luật Thương mại Việt Nam 1997 phù hợp với pháp luật và tập quán thương mại quốc tế”, Nxb Lý luận Chính trị, 2004 129. Nguyễn Thị Hằng Nga, 2006, Áp dụng chế tài phạt vi phạm và BTTH vào thực tiễn giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại, Tạp chí TAND 2006 số 9. 161 130. Lê Nết “Góp ý dự thảo BLDS (sửa đổi) về điều khoản miễn trừ trách nhiệm và hạn chế quyền lợi trong hợp đồng ”, Tạp chí khoa học pháp lý số 3/2003 131. Phạm Hữu Nghị, 1996, “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Viện Nhà nước và pháp luật – Tác giả phó tiến sĩ khoa học luật học 132. O.S.Ioffê , 1975, “ Luật trái vụ”, Matxcova. 133. Ngô Hải Phan, 2004, “Trách nhiệm pháp lý của công chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay”, Học viện Chính trị Hồ chí Minh - Tác giả tiến sĩ luật học 134. Hoàng Phê (Cb), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng 2003. 135. An Phương, Tạm dừng tái bổ nhiệm các thẩm phán có tỷ lệ án bị hủy, sửa hơn 1,16%, Website: www.sggp.org.vn. Ngày 22/3/2013. 136. Lê Thị Diễm Phương, 2009, “Hoàn thiện chế định phạt vi phạm trong pháp luật hợp đồng thượng mại Việt Nam”, Trường đại học luật TP.HCM- Luận văn thạc sĩ Luật học 137. Đinh Thị Mai Phương ,2005, “Thống nhất luật hợp đồng ở Việt Nam”, Nxb Tư pháp, Hà Nội 138. Dương Anh Sơn “Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương”, Tạp chí khoa học pháp lý số 3/2003 tr 32-34 139. Dương Anh Sơn, 2006, Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện, Tạp chí Nhà nước và pháp luật 2006 số 4(tr 51-56, 69- 73). 140. Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ, 2005, Một số ý kiến về phạt vi phạm do vi phạm hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Tạp chí Khoa học Pháp lý 2005 số 01( tr 26 – 31). 141. Dương Anh Sơn, Nguyễn Ngọc Sơn, Tác động của hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ nguyên tắc thiện chí và trung thực, Tạp chí khoa học pháp lý số 1 (38), 2007. 142. Hoàng Minh Tâm, 2008, “ Vấn đề về tính lãi theo quy định của Bộ luật Dân sự” Tạp chí TAND số 20/2008 143. Lê Thị Bích Thọ, 2002, hợp đồng kinh tế vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng kinh tế vô hiệu, Tác giả tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật. 162 144. Nguyễn Hợp Toàn (Cb), Giáo trình pháp luật kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Nxb Đại học kinh tế quốc dân, 2012 145. Nguyên tắc Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật – một số vấn đề lý luận và thực tiễn website: www.khotailieu.com. 146. Nguyễn Thanh Tuấn, Đảm bảo công lý trong thể chế pháp quyền ngày 20/3/2015 tại Website www.vksndtc.gov.vn. 147. Nguyễn Thị Thanh Thủy, So sánh các quy định về trách nhiệm do vi phạm hợp trồng trong luật Thương mại 2005 và Công ước Viên 1980, Tạp chí khoa học ĐHQGHN: Luật học, Tập 30, Số 3(2014) 50-60. 148. Nguyễn Thị Tình, Đỗ Phương Thảo, Hoàn thiện các quy định về chế tài trong thương mại theo LTM năm 2005, Tạp chí dân chủ và pháp luật tháng 3/2013. 149. Nguyễn Thu Thảo, Lê Nguyễn Thành Nam, 1999, Những Lỗi thường gặp trong ký kết hợp đồng dân sự, kinh tế, ngoại thương, Nxb Thống kê. 150. Vũ Thư, 1996, “Chế tài hành chính- Lý luận và thực tiễn”, Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật - Tác giả phó tiến sĩ luật học 151. TANDTC-VKSNDTC-BVHTT&DL-BKH,CN-BTP, thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT- ngày 3/4/2008 về căn cứ mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. 152. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 58/2007/KDTM-ST ngày 14/6/2007 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 153. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 58/2007/KDTM-ST ngày 14/6/2007 của về hợp đồng mua bán hàng hóa 154. Tòa án nhân dân huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 15/2011/KDTM-ST ngày 9/9/2011 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 155. Tòa án nhân dân quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 10/2010/KDTM- ST ngày 28/4/2010 về tranh chấp hợp đồng vận chuyển. 156. Tòa án nhân dân quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 10/2013/KDTM- ST ngày 13/9/2013 về mua bán hợp đồng mua bán hàng hóa. 157. Tòa án nhân dân quận 10 thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 1929/2007/KDTM-ST ngày 16/7/2007 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 163 158. Tòa án Nhân dân quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, Bản án sơ thẩm số 11/2011/KDTM-ST ngày 28/9/2011 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa và dịch vụ lắp đặt. 159. Tòa án Nhân dân quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 07/2013/KDTM- ST ngày 08/4/2013 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 160. Tòa án nhân dân quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 31/2013/ KDTM- ST ngày 26/9/2013 về tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng 161. Tòa án Nhân dân quận 3 thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 34/2013/KDTM- ST ngày 30/9/2013 về tranh chấp hợp đồng thuê tài sản. 162. Tòa án nhân dân quận 3, thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 03/2013/KDTM- ST ngày 21/01/2013 về tranh chấp hợp đồng thuê xe. 163. Tòa án Nhân dân Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 10/2013/KDTM-ST ngày 20/5/2013 tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa. 164. Tòa án nhân dân quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 32/2013/KDTM- ST ngày 30/9/2013 về hợp đồng mua bán hàng hóa. 165. Tòa án nhân dân Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 13/2011/KDTM- ST ngày 02/6/2011 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 166. Tòa án Nhân dân quận 7 thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 05/2011/KDTM- ST ngày 19/9/2011 về hợp đồng mua bán hàng hóa. 167. Tòa án Nhân dân quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 25/2013/KDTM- ST ngày 02/5/2013 về hợp đồng thi công. 168. Tòa án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 29/2013/KDTM-ST ngày 23/7/2013 về hợp đồng mua bán và thi công. 169. Tòa án nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 70/2014/KDTM –ST ngày 24/6/2014 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 170. Tòa án nhân dân quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 70/2014/KDTM –ST ngày 24/6/2014 về tranh chấp hợp đồng mua bán và dịch vụ. 171. Tòa án nhân dân quận Bình Thạnh, Bản án số 35/2011/KDTM-ST ngày 30/12/2011 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 164 172. Tòa án nhân dân Quận Phú Nhuận Thành phố Hồ Chí Minh, Tại bản án số 07/2012/KDTM-ST ngày 10/4/2012 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 173. Tòa án nhân dân quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản số 04/2013/KDTM-ST ngày 15/01/2013 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 174. Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án 33/2013/KDTM-ST ngày 16/8/2013 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 175. Tòa án nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 01/2013/KDTM-ST ngày 21/01/2013 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 176. Tòa án Nhân dân Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 36/2013/2013 ngày 29/8/2013 về hợp đồng mua bán. 177. Tòa án nhân dân quận Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 05/2012/ KDTM-ST ngày 20/6/2012 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 178. Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 14/2013/KDTM-ST ngày 12/8/2013 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 179. Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 14/2013/KDTM-ST ngày 12/8/2013 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 180. Tòa án nhân dân Thành phố Cam Ranh, Bản án số 02/2011/KDTM-ST ngày 15/6/2011 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 181. Tòa án nhân dân Thành phố Cam Ranh, Bản án số 06/2011/KDTM-ST ngày 13/9/2011 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ. 182. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Bản án số 124/2006/KDTM-ST ngày 28/12/2006 về tranh chấp hợp đồng mua bán và lắp đặt. 183. Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Bản án số 15/2006/KDTM-ST ngày 23/2/2006 về tranh chấp hợp đồng thi công. 184. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, Bản án số 38/2006/KDTM-ST ngày 26/4/2006 về tranh chấp hợp đồng vận chuyển. 185. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, Bản án số 43/KDTM-ST ngày 24/5/2006 về hợp đồng thuê nhà xưởng. 165 186. Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội, Bản án số 47/2007/KDTM-ST ngày 18/4/2007 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ. 187. Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, Bản án số 12/2007/KDTM-ST ngày 26/6/2007 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 188. Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, Bản án số 12/2008/KDTM-ST ngày 23/4/2008 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 189. Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, Bản án số 29/2009/KDTM-ST ngày 03/9/2009 về tranh chấp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất. 190. Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng, Bản án số 30/2011/KDTM-ST ngày 19/9/2011 về tranh chấp hợp đồng thi công. 191. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bản án phúc thẩm số 59/2013/KDTM-ST ngày 11/01/2013 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 192. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 1027/2007/KDTM-ST ngày 22/6/2007 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ. 193. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 1929/2007/KDTM-ST ngày 16/7/2007 do về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 194. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 2100/2007/KDTM-ST ngày 22/11/2007 tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 195. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 380/2012/KDTM-ST ngày 27/3/2012 về tranh chấp hợp đồng vận chuyển. 196. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 482/2007/KDTM-ST ngày 23/03/2007 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ. 197. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 629/2006/KDTM-ST ngày 11/12/2006 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ. 198. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 802/2012/KDTM-ST ngày 11/6/2012 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. 199. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Bản án số 926/2012/KDTM-ST ngày 03/7/2013 về tranh chấp hợp đồng in tạp chí. 200. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, Phòng thống kê số lượng bản án. 201. Tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, Bản án số 01/2009/KDTM-ST ngày 17/3/2009 về tranh chấp hợp đồng mua bán. 166 202. Tòa án nhân dân Thành phố Nha Trang, Bản án số 03/2007/KDTM-ST ngày 26/9/2007 về tranh chấp hợp đồng dịch vụ. 203. Tòa án nhân dân Tỉnh Bắc Giang, Bản án số 02/2008/ KDTM-ST ngày 30/9/2008 về tranh chấp hợp đồng tín dụng. 204. Tòa án nhân dân Tỉnh Khánh Hòa, Bản án số 03/2012/KDTM-PT ngày 06/3/2012 về tranh chấp về tranh chấp hợp đồng tín dụng. 205. Tòa án nhân dân Tỉnh Long An, Bản án số 02/2008/KDTM-ST ngày 04/9/2008 tranh chấp hợp đồng hợp tác đầu tư. 206. Tòa án nhân dân tối cao, Tài liệu hội nghị tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự, tại Vũng Tàu ngày 16, 17 tháng 10 năm 2014. 207. Tòa án nhân dân tối cao, Tham luận tại hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2015, Hà Nội, tháng 1-2015. 208. Nguyễn Viết Tý “Vấn đề áp dụng Bộ luật Dân sự trong điều chỉnh quan hệ hợp đồng thương mại” , Tạp chí luật học số 11/2008 209. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2005, Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội. 210. Trường Đại học Luật Hà Nội,1998, “Giáo trình luật kinh tế”, Nxb.Tư Pháp, Hà Nội. 211. Trường Đại học Luật Hà Nội ,2009, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 212. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011, “Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam” Nxb Công an Nhân dân Hà Nội 213. Trường Đại học Luật TP.HCM, 2012, “Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ”, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia VN, TP.HCM 214. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam “Biểu phí trọng tài” theo quyết định số 137/VIAC ngày 24/3/2014. 215. Trương Thanh Tùng, 2004, “Phương hướng hoàn thiện Luật Thương mại trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học luật TP.HCM. 167 216. Đàm Đức Tuyền, 2006, “Vi phạm hành chính và áp dụng trách nhiệm hành chính trong lĩnh vực hải quan tại TP.HCM”, Trường Đại học Luật TP.HCM - Luận văn Thạc sĩ luật học 217. Đào Trí Úc, 2001, “Bước đầu tìm hiểu pháp Luật Thương mại Mỹ”, Nxb Khoa học xã hội 218. Ủy ban thường vụ quốc hội, Pháp lệnh án phí, lệ phí tòa án số 10/2009/ UBTVQH12 - Danh mục mức án phí, lệ phí tòa án. 219. Ủy ban thường vụ quốc hội, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. 220. Hồng Vân, Ngân Đình, Cấp giám đốc thẩm, tái thẩm để đơn tồn đọng quá nhiều, Website: www.nhandan.com.vn. Ngày 7/11/2013. 221. Văn phòng Quốc Hội, Tổng quan về nguyên tắc độc lập của quyền tư pháp trong các điều ước quốc tế và Hiến pháp một số nước. 222. Nguyễn Cửu Việt (Cb) , 1993, “ Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật”, Trường Đại học tổng hợp Hà Nội. 223. Phạm Thái Việt dịch “Những quy định chung của Luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ”, Nxb Chính trị quốc gia, 1993 224. VKSDNTC-TANDTC-Bộ Công an- Bộ Tư pháp, thông tư liên tịch số 01/1998/TTLT của hướng dẫn thi hành BLHS năm 1985. 225. VKSDNTC-TANDTC-Bộ Công an- Bộ Tư pháp, thông tư liên tịch số 02/2011/TTLT quy định chi tiết về nhóm tội xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1999. 226. Nguyễn Thị Kim Vinh, 2002, Pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế bằng con đường tòa án ở Việt Nam, Tác giả tiến sĩ luật học, Viện Nghiên cứu Nhà nước và pháp luật. TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI 227. Robert D.Brain, 1999, Sum and Substance quick wiew of contract, Group of the West Publisher. 228. Daniel Bussel, 1995, “Analysis for concurrent breach of contract” 229. Steven J. Burton, Principles of contract law, Thomson West Pulisher. 230. Chichard R. W. Brooks, Alexander Streamitzer, Remedies on and off contract. 168 231. Gordon W. Brown, Paul A. Sukys, Business law with UCC application, Glencoe Mcgraw –Hill Pulisher. 232. Jonh D. Calamari and Joseph M. Perillo, 1987. The law of Contracts, 3rd, West Publishing Co. ST.Paul, Minn. 233. Braginskii Comm., The role of contract Law in Russian, 1996. 234. Sungjoon Cho, 2004, The Nature of remedies in international trade law. 235. Robert Cooter, Melvin Aron Eisenberg, 1985, Damage for breach of contract. 236. Robert D.Cooter, 1991. “Economic theories of legal liability”, Journal of Economic Perspectives – Volume 5. 237. Hiroto Doganchi, Breach of contract and compulsory performance, 1990 238. Paul Dobson, 1997, Charleworth’s business law, London Sweet and Maxwell pulisher. 239. Rosalie Jukier, 1987, The emergence of specific performance as a major remedy in Quebec Law. 240. Richard A. Epstein, 1987, Inducement of breach of contract as a problem of ostensile ownership, The University of Chicago Press Published . 241. Cheong May Fong, 2007. “Civil remedies in Malaysia”, Sweet and Maxwell Asia Publishe, P 9. 242. Roy Goode, 2004, Commercial law, The penguin Group Publisher. 243. Charles L. Knapp, Nathan M.Crystal, 1993, Problems in contract law Case and Materials, Little, Brown and Company Limited Pulished. 244. Thomas P.Lyon, Haizhou Huang, 2003, Legal remedies for breach of regulatory “contract”, 245. Gerald Paul Mcalinn, 2007, Japanese Business law, Kluwer Law International BV pulisher. 246. Mr. M. Srinivasa Murthy, Gaurang Jajodia, Remedies for breach of contract. 247. Christopher Osakwe, Modern Russian Law of Contracts: A Functional Analysis, 2002. 248. Mitchell Polinksy, 1981, Risk sharing through breach of contract remedies. 249. William J. Robert and Robert N. Corley, 1967. Dillavou and Howard’s Principles of Business Law, 8th, Prentice –Hall, Inc., Englewood Cliffs, N.J. Publisher. 169 250. O.Lee Reed, Peter J.Sheld, Jere W.Morehead, Robert N. Corley, The legal and regulatory environment of business, Mc Graw –Hill pulisher. 251. Brendan Sweeney, Jenifer O’reilly, 2001, Law in Commerce, Butterworths Autralia Pulisher. 252. Nigel Savage and Robert Bradgate, 1993. “Business law”, London: Butterworths publisher. 253. Steven Shavell, 2005, Specific performance versus damages for breach of contract. 254. Sally Wehmeier, Oxford, 7th, Oxford University Publisher, 1948

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrach_nhiem_phap_ly_do_vi_pham_hop_dong_th_ong_mai_o_viet_nam_hien_nay_1392.pdf
Luận văn liên quan