Luận án Tự truyện Việt Nam đương đại: nghiên cứu từ xã hội học văn học

Nghiên cứu tự truyện Việt Nam đương đại từ góc nhìn xã hội học còn có thể được thực hiện từ cái nhìn giới hoặc từ góc độ lịch sử với những thay đổi nội tại của các yếu tố tự sự. Song, giới hạn của chúng lại là việc khó có thể bao quát toàn bộ hiện tượng tự truyện. Đối với chúng tôi, bản thân sự thực tự truyện với gương mặt xã hội của nó là một phương diện không thể thiếu để giải thích về một hiện tượng văn học hay văn hóa. Bởi tự truyện chính là sản phẩm của quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội mà ở đó có thể thấy rõ một mặt sự vận động của ý thức chủ thể, mặt khác là những tác động của xã hội lên chính hành vi tự truyện của chủ thể ấy. Chúng là nhân tố tạo nên diện mạo của tự truyện trong mỗi nền văn hóa nói chung. Cũng trong quá trình này, các giá trị của thể loại sẽ được hình thành bởi, như quan niệm của P. Bourdieu, “văn học”, “tác phẩm”, “nhà văn” vào một thời điểm lịch sử và trong một xã hội nhất định, không phải là một điều đương nhiên mà là kết quả của những đánh giá của những tác nhân và các thể chế

pdf195 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1618 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Tự truyện Việt Nam đương đại: nghiên cứu từ xã hội học văn học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dưới gió, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 60. Hồ Hương Giang: Xuyên Mỹ khơi mở vùng nội tâm sâu kín của giới nữ Việt cua-phu-nu-viet.html 61. G. G. Macket (2007), Sống để kể lại, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 62. I. Ganhdi (1987), Chân lý của tôi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 63. M. Gorky (2007), Thời thơ ấu, Nxb Thanh niên, Hà Nội 64. M. Gorky (2007), Kiếm sống, Nxb Thanh niên, Hà Nội 155 65. M. Gorky (2007), Những trường đại học của tôi, Nxb Thanh niên, Hà Nội 66. Hương Giang Idol (2014), Tôi vẽ chân dung tôi, Nxb Hồng Đức 67. Tịnh Hà (1989), Đi hoang, Nxb Văn học, Hà Nội 68. Phạm Minh Hạc - Lê Đức Phúc (2004), Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 69. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Cb) (2007), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb giáo dục, Hà Nội 70. Đặng Thị Hạnh (1998), Tự thuật và tiểu thuyết pháp thế kỷ XXI, Tạp chí văn học (5) 71. Đặng Thị Hạnh (2008), Cô bé nhìn mưa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 72. Đinh Hằng (2013), Qúa trẻ để chết, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 73. Tô Hoài (2005), Cát bụi chân ai, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 74. Tô Hoài (1999), Chiều chiều, Nxb Thanh niên, Hà Nội 75. Tô Hoài (1978), Tự truyện, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 76. Nguyên Hồng (2007), Những ngày thơ ấu, Nxb Thanh niên, Hà Nội 77. Trần Thị Xuân Hợp (2006), Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới, Luận văn, Đại học quốc gia Hà Nội 78. Kate Hamburger (2004), Lôgic học các thể loại văn học (Vũ Hoàng Địch, Trần Ngọc Vương dịch) Nxb ĐH quốc gia, Hà Nội 79. Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hồng Công, Nguyễn Thống Nhất (2007), Qùa tặng mai sau, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 80. Ngô Công Hoàn - Nguyễn Thị Khánh Hà (2012), Tâm lý học khác biệt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội 81. Ngô Thị Huệ (2006), Tiếng sóng bủa ghềnh, Nxb Trẻ, TP HCM 82. Lê Ngọc Hùng (2002), Lý thuyết và lịch sử xã hội học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 83. Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Thị Khánh Thu (2010), Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam 156 84. Nguyễn Thị Từ Huy (2009), Alain Robbe – Grillet: Sự thật và diễn giải, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 85. Tố Hữu (2002), Nhớ lại một thời, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội 86. Vũ Thư Hiên (1987), Miền thơ ấu, Nxb Kim Đồng, Hà Nội 87. Nguyễn Khải (2012), Thượng đế thì cười, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 88. Nguyễn Khải (2008), Trôi theo tự nhiên, Tạp chí nhà văn (số tháng 3/ 2008, tr 114 - 141) 89. Nguyễn Khải (2004), Đối mặt, Tạp chí nhà văn (số 4/ 2004, tr 111 - 130) 90. Ma Văn Kháng (2010), Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 91. Ma Văn Kháng (2009), Một mình một ngựa, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 92. Duy Khán (2008), Tuổi thơ im lặng, Nxb Giáo dục, Hà Nội 93. Lê Thế Kiên (2011), Vĩnh biệt những ngày buồn, Nxb Lao động. Hà Nội 94. Trần Văn Khê (2010), Những câu chuyện từ trái tim, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 95. Thụy Khuê (2000), Bùi ngọc Tấn, Chuyện kể năm 2000. nguồn: 96. Knud. S. Larsen (2010), Tâm lý học xã hội, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội 97. Đông La (2004), Đôi nét về Nguyễn Khải qua Thượng đế thì cười, Báo Văn nghệ (35), (36) 98. Nguyễn Bích Lan (2012), Không gục ngã, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 99. Nguyễn Hiến Lê (1993), Hồi ký, Nxb Văn học, Hà Nội 100. Phong Lê (2005), Tiểu thuyết mở đầu thế kỷ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng 8 - 1945, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (9) 101. Iu. Lotman (2004), Cấu trúc văn bản nghệ thuật (Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Thị Thu Thủy dịch) Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội 102. Phương Lựu (2005), Tuyển tập: Lý luận văn học phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội (Tập 2) 103. Lưu Trong Lư (1996), Nửa đêm sực tỉnh, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 104. Nguyễn Hải Lý, Nguyễn Thị Quỳnh Như (2007), Chuyện đời tôi, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 157 105. Đỗ Long, Phan Thị Mai Hương (2002), Tính cộng đồng, tính cá nhân và cái Tôi của người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 106. Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn (2006), Văn học Việt Nam sau 1975: Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 107. Thành Lộc - Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014) Tâm Thành Lộc Đời, Nxb Văn hóa - văn nghệ, TP Hồ Chí Minh 108. Phan Thị Lúy (2006 ), Hồi ký, tự truyện của Nguyễn Khải, Luận văn Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội 109. Fischer (1992), Những khái niệm cơ bản của Tâm lý học xã hội (Huyền Giang dịch), Nxb Thế giới, Hà Nội 110. Sao Mai (2008), Sáng tối mặt người, Nxb Hội nhà văn. Hà Nội 111. Lê Minh (2008), Cánh buồm nhỏ, Nxb Thanh niên, Hà Nội 112. Nguyễn Chí Mỹ (2012) Tác động hai mặt của kinh tế thị trường và toàn cầu hóa Nguồn: 113. Hoài Nam (2006), Bốn lời bình về Gia đình bé mọn Nguồn:danganga.googlepages.com 114. Hoài Nam (2009), Một mình một ngựa - cuốn sách có từ một đoạn đời, Người đại biểu nhân dân (số ra ngày 13/5/ 2009) 115. Đỗ Hải Ninh (2012), Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam đương đại, Luận án tiến sĩ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam 116. Đỗ Hải Ninh (2011), Mối quan hệ giữa tự truyện - tiểu thuyết và một số dạng thức tự thuật trong văn học Việt Nam đương đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học (8) 117. Tôn Nữ Thị Ninh (2015), Tư duy và chia sẻ, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 118. Bảo Ninh (2006), Về tự truyện Lê Vân, Văn nghệ trẻ (11- 2006) 2489291.html 119. Vương Trí Nhàn (2004), Trở lại cái thời lãng mạn - Một vài nhận xét về tiểu thuyết Thượng đế thì cười của nhà văn Nguyễn Khải, Báo Văn nghệ (32) 120. Vương Trí Nhàn (2005), Tô Hoài và thể hồi ký, Lời bạt trong sách Hồi ký Tô Hoài, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 158 (Đăng lại trên 121. Vương Trí Nhàn (2009), Nhân đọc Lê Vân yêu và sống, nghĩ thêm về sách và công chúng thời nay Nguồn:[ song_08.html] 122. Vương Trí Nhàn (2015) Điểm lại quan niệm về hồi ký và các hồi ký đã in trong khoảng 1990-2000 nguồn cac-hoi.html 123. Vương Trí Nhàn (2008 ), Nguyễn Khải viết để chinh phục bạn đọc, Nguồn: chinh-phc-bn.html 124. Lê Thị Phương Nga (2014), Đưa con trở lại thiên đường (tái bản lần 3), Nxb Phụ nữ, Hà Nội 125. Dạ Ngân (2003), Gia đình bé mọn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội 126. Nguyên Ngọc (2014), Di sản của người kể chuyện Nguồn quanh-ta46/di-san-cua-nguoi-ke-chuyen 127. Nguyên Ngọc và(2008), Thương nhớ Nguyễn Khải - Nhà văn có những bước đi nhọc nhằn và dũng cảm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 128. Nguyễn Phương Ngọc (2010), “Nghiên cứu văn học nghệ thuật và lý thuyết “trường lực” của P. Bourdieu”, Phương pháp nghiên cứu xã hội và lịch sử, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội tr 249 – 268 129. Phạm Xuân Nguyên (2010), Bùi Ngọc Tấn, nhà văn và hắn, nguồn: 130. Phạm Xuân Nguyên (2006) Văn học 2006 - một cái nhìn. Nguồn: px?ItemID=1352 131. Phạm Xuân Nguyên (2006), Tầm nhìn xa trong cõi nhân gian, nguồn: 159 132. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội 133. Nhiều tác giả (2003), Nhớ Phùng Quán, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 134. Nhiều tác giả (2003), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội 135. Nhiều tác giả (2011), Sự hồi sinh từ trong tuyệt vọng : Những tác giả được giải trong cuộc thi: Sự hối hận và niềm tin hướng thiện” - 2011, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 136. Nhiều tác giả (1996), Từ điển triết học phương Tây hiện đại, Nxb Tri thức, Hà Nội 137. Nhiều tác giả (2005), “Báo cáo chính trị của BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt nam khóa V” trình bày ngày 15 tháng 12 năm 1986, Môt số văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng và văn hóa, Tập 2 (1996 – 2000), Nxb Chính trị quốc gia 138. Nhiều tác giả (2005), “Nghị quyết của BCT: Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn học nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới”, ngày 28 tháng 11 năm 1987, Môt số văn kiện của Đảng về công tác tư tưởng và văn hóa, Tập 2 (1996 – 2000), Nxb Chính trị quốc gia 139. Nhiều tác giả (1986), Từ điển triết học, Nxb Tiến bộ, Matxcova 140. Nhiều tác giả (2014), Câu chuyện văn chương, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 141. Mai Hải Oanh (2009) Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt nam đương đại giai đoạn 1986 - 2006, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 142. Nhiều tác giả (2008), Người kể chuyện trong văn xuôi, Đề tài khoa học cấp Viện, Viện văn học 143. Vũ Ngọc Phan (1998), Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội, Tập 2 144. Đỗ Hải Phong (2007), “Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại”, Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử (phần 1) Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 145. Huỳnh Như Phương (2010), Lý luận văn học (nhập môn), Nxb Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh 160 146. Trần Thị Mai Phương (2009), Nhân vật người kể chuyện trong hồi ký và tự truyện Tô Hoài, Luận văn, Đại học quốc gia, Hà Nội 147. Nguyễn Thị Hải Phương (2008), “Người kể chuyện - Nhân vật mang tính chức năng trong tác phẩm tự sự”, Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử (phần 2), Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội 148. Phùng Quán (2010), Ba phút sự thật, Nxb Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh 149. Phùng Quán (2007), Tôi đã trở thành nhà văn như thế nào, Nxb Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh 150. Lê Xuân Quang (2006), Lê vân - Yêu và sống: Một hiện tượng văn học Nguồn: 151. J.J. Rousseau (2012), Những lời bộc bạch (Lê Hồng Sâm dịch và giới thiệu), Nxb Tri Thức, Hà Nội 152. Lê Hồng Sâm (1997), Tuổi thơ của Nathalia Sarautte và sự đổi mới thể loại tự thuật, Tạp chí văn học (11) 153. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang(2010), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb giáo dục Việt Nam, Hà Nội 154. Sokolov (2010), Văn hóa Việt Nam: toàn cầu hóa và thị trường (Lê Sơn dịch) nguồn: ung-xu-voi-moi-truong-xa-hoi/1485-aa-sokolov-van-hoa-viet-nam-toan-cau- hoa-va-thi-truong.html 155. Jonh C Schafer (2013), Lê vân và quan niệm về giới nữ Việt, Nguồn: 156. Bùi Ngọc Tấn (2012), Viết về bè bạn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 157. Bùi Ngọc Tấn (2012), Một thời để mất, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 158. Bùi Ngọc Tấn (2000), Chuyện kể năm 2000, Nxb Thanh niên, Hà Nội, Tập 1 159. Bùi Ngọc Tấn (2000), Chuyện kể năm 2000, Nxb Thanh niên, Hà Nội,Tập 2 160. Bùi Ngọc Tấn (2012), Nguồn: v%e1%ba%a5n/ 161 161. Trương Thị Hồng Tâm (2012), Hồi ký Tâm “si-đa”, Nxb Trẻ - TP Hồ Chí Minh. 162. Trần Luân Tín (2009), Được sống và kể lại, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 163. Thương Tín (2016), Hồi ký Thương Tín: Một đời giông bão, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 164. Đặng Tiến (2012), Tổng quan về hồi ký Tô Hoài. Nguồn: hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tong-quan-ve-hoi-ky-to-hoai 165. Phùng Văn Tửu (2002), Tiểu thuyết Pháp hiện đại, những tìm tòi đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 166. Phùng Văn Tửu (2004), Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội 167. Trần Văn Toàn (2008), Viết tự truyện khi nào và vì sao? Nguồn: default.aspesaction=article&ID=5337 168. Trần văn Toàn (2015), Dẫn nhập về lý thuyết diễn ngôn của M.Fuocault và nghiên cứu văn học, Tạp chí nghiên cứu văn học, (5) 169. Ngô Thảo (2010) Dĩ vãng phía trước, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 170. Hoài Thanh (2010), Thi nhân Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội 171. Hồ Anh Thái (2006), Lê Vân Yêu và Sống đúng nghĩa tự truyện, Người đại biểu nhân dân (06-11- 2006) 172. Đồng Đức Thành (2008), Cuộc sống vẫn tiếp diễn, Nxb Văn học, Hà Nội 173. Hoài Thanh (2010), Thi Nhân Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội 174. Đoàn Cầm Thi (2016), Đọc Tôi bên bến lạ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 175. Nguyễn Phong Thu (2008), Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện trong văn học Việt Nam từ sau 1975, Luận văn, Đại học sư phạm Hà Nội 176. Nguyễn Mạnh Trinh (2007), Ba người khác và Tô Hoài, tiểu thuyết hay hồi ký? Nguồn: 177. Bùi Thị Kim Thư (2012), Nước mắt và nụ cười, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 178. Lộc Phương Thủy, Nguyễn Phương Ngọc, Phùng ngọc Kiên (2014), Xã hội học văn học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội 162 179. Lê Thị Lệ Thủy (2012), Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài Nguồn: ky-To-Hoai-12474/ 180. Hồ Thị Trang (2010), Chùm hoa trang vẫn nở, Nxb Thanh niên, Hà Nội 181. Thành Trung (2008), Không lạc loài, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 182. Lý Qúy Trung (2014), Bầu trời không chỉ có màu xanh, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh (tái bản lần 3) 183. Lê Vân (2006), Yêu và Sống, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội 184. Ái Vân (2016), Để gió cuốn đi, NxbTrẻ, TP Hồ Chí Minh 185. Nguyễn Khắc Viện (2007), Tự truyện, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 186. Phan Việt (2013), Một mình ở châu Âu, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 187. Phan Việt (2014), Xuyên Mỹ, Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh 188. Mai Vũ (2006), Viết tự truyện - nhu cầu hay trách nhiệm, Nguồn: truyen-nhu-cau-hay-trach-nhiem.html) 189. Triệu Xuân (2008), Tự truyện không hẳn là văn học, Nguồn: 190. Nguyễn Đắc Xuân (2012), Từ Phú Xuân đế Huế, Nxb Trẻ (4 tập), TP Hồ Chí Minh 191. P.V. Zima (1971), Giáo trình xã hội phê bình (Bản dịch của Phạm Xuân Thạch), tài liệu lưu hành nội bộ 192. Max Weber (2008), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch), Nxb Tri thức, Hà Nội 193. Báo văn nghệ (1990), Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay, số 14 thứ 7 ngày 7 tháng 4 năm 1990 194. Báo Thể thao văn hóa (5/5/2016) Nguồn soc-voi-6-trang-sach-khong-co-chu-n20160505201809273.htm 195. Báo An Ninh thế giới (2002), Nhà văn Nguyễn Khải và cuôn tiểu thuyết cuối cùng. 163 Nguồn: cuoi-cung/10788454/104/ 196. Tập hợp các bài bình luận về Yêu và sống tại Nguồn: so-ng-viet-nhu-mot-su-sa-m-ho-i-1890443.html Tiếng Anh 1. Paul John Eakin (1992) Touching the World: Reference in Autobiography, Princeton University Press 2. Leigh Gilmore (2001), The Limit of Autobiography: Trauma and Testimony, Cornell university press, Ithaca and London 3. Wendy Grisword (1987), A methodologycal for the sociology of culture , Sociological Methodology, American Socilogycal Association Vol.17, tr 1- 35 Nguồn: http:// www. Jstor.org 4. Sidonie Smith and Julia Watson (2002), Reading Autobiography: Aguide for Interpresting Narratives, University of Minesota Press, Tập 2 5. Sidonie Smith and Julia Watson (1998), Women, Autobiography, Theory: A Reader, The University of Wincosin Press 164 PHỤ LỤC 1 PHỎNG VẤN CÁC NHÀ VĂN - Đề cương phỏng vấn - Phỏng vấn số 1: nhà văn Phan Việt - Phỏng vấn số 2: Nhà văn Ma Văn Kháng - Phỏng vấn sô 3: Nhà văn Bùi Ngọc Tấn - Phỏng vấn số 4: Nhà văn Tô Hoài 165 ĐỀ CƯƠNG PHỎNG VẤN 1. Tìm hiểu về những nhân tố chủ quan và khách quan của hành động tự truyện - Đánh giá về hiện tượng tự truyện từ đầu thế kỷ XX đến nay - Những động lực chủ quan của hành động tự truyện - Các yếu tố chi phối hành động tự truyện 2. Xác định đặc điểm của tác phẩm tự truyện - Yếu tố sự thật - Yếu tố hư cấu - Quan niệm về tự truyện 3. Những kỹ thuật trong tự truyện 4. Mối quan hệ với người đọc 166 PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 (PHỎNG VẤN NHÀ VĂN PHAN VIỆT) Thời gian: 8h 30 ngày 1/7/2012 Tác giả (TG): Chào chị. Gần đây tự truyện xuất hiện khá sôi nổi trong văn học. Chị có nhận xét gì về điều này? Những nhân tố nào chi phối sự xuất hiện tự truyện? Nhà văn Phan Việt (NVPV): Đây là một xu hướng chung trong đời sống mà không chỉ riêng văn học. Nhìn sang các ngành nghệ thuật, càng ngày người ta càng tiến đến cái chỗ mô tả đời sống đến cái gần nhất của sự thật. Ví dụ ngày xưa, con người mô phỏng thần thánh, người giống thần nhưng càng ngày thần lại càng giống người, là người - thần. Truyền hình cũng vậy, từ chỗ đen trắng, không có tiếng, đến có tiếng, từ những chương trình thu sẵn đến giờ đây, nó gần hơn với hiện thực hơn, các chương trình TV theo xu hướng truyền hình thực tế ngày càng nhiều. Người ta ngày càng đến gần thực tế, muốn biết hàng ngày cuộc sống diễn ra như thế nào. Nghĩa là người ta càng muốn tiệm cận càng ngày càng sâu vào cuộc sống như chính nó đang diễn ra. Tất nhiên có sự chi phối của của công nghệ nữa. Công nghệ là một điều kiện thúc đẩy làm cho xu hướng ngày càng rõ rệt. Người ta không tin vào những gì có tính chất mô phỏng, ước lệ mà muốn cảm giác thật. Như thế, những chia sẻ, đồng cảm và bài học lớn hơn nhiều. Việt Nam (VN) cũng nằm trong xu hướng đó do toàn cầu hóa. VN bắt đầu xuất bản, dịch các tác phẩm có tính chất hồi ký. Cứ nói nguyên, không tính đến dòng tiểu thuyết, Ngay ở các tiểu thuyết ăn khách, khá nhiều tác phẩm được đọc là những tự truyện như Nhật ký tiểu thư John, sự xuất hiện dòng sách tâm linh, dòng sách New Ages kể về những kinh nghiệm thật của bản thân tác giả khiến người đọc đồng cảm và khóc. Bản thân văn học cũng nằm trong cảm xúc ấy. Đến lúc nhà văn nhận ra việc viết tác phẩm hư cấu dù có khả năng khái quát thực tế cao song một tác phẩm tự truyện, có yếu tố thật lại có sức lay động nhiều hơn. Đó là sức mạnh của sự thật. Sự thât là cái có sức mạnh tự thân. Sự thật chỉ cần đúng như sự thật đã khiến tác phẩm có sức mạnh, trực tiếp và lay động người đọc rồi. Không gì thay thế được sự thật. Chỉ cần trình bày nó đúng như sự thật là đã có giá trị. Đến lúc ở Việt Nam, khi xã hội cho phép, khi xã hội nhận ra giá trị của sự thật, khi xã hội đủ cởi 167 mở để cho phép người ta viết sự thật mà không phải bóng gió, thì sẽ xuất hiện tác phẩm có yếu tố tự truyện. Thế thôi. Về việc nói sự thật của nhà văn, ở điểm này hơi có tính cá nhân một chút nữa, rất nhiều người trở thành nhà văn vì họ có những câu chuyện đời đau lòng hoặc nếu không đau lòng cũng khác biệt. Họ nén nhiều thứ trong lòng và đến một lúc nào đó, họ cảm thấy không cần né tránh nữa, bản năng tự vệ mất đi, bản năng nhà văn lớn hơn bản năng tự vệ của con người thì họ sẽ viết ra mà không cần che đậy nữa. TG: Như thế, tự truyện thực ra là một kỹ thuật hay là một nhu cầu tâm lý, thưa chị? NVPV: Tôi muốn thể nghiệm viết một cái gì đó làm cho người ta có thể tiếp cận vào dòng cảm xúc của tôi một cách trực tiếp nhất, họ có thể nhập luôn vào người viết. Nếu chị đọc Tiếng người hoặc Nước Mĩ, nước Mĩsẽ thấy. Ví dụ khi tôi viết: tôi đang mở cửa thì về mặt logic là không đúng bởi thật ra lúc đó tôi đang ngồi viết. Song như thế, người đọc được nhập vào hành động mở cửa của tôi. Cũng giống như việc chuyển từ phim 2D sang phim 3D, khiến người đọc có cảm giác được tiếp xúc với đời sống thật. Về sự thật, các nhân tố khiến tự truyện xuất hiện là: -Nhận thức về sức mạnh sự thật trong văn chương - Nền tảng văn hóa cho phép được viết sự thật - Kỹ thật và các nền tảng khác làm cho người ta có thể trình bày sự thật ở cách trực tiếp nhất TG: Vậy chị quan niệm thế nào là tự truyện? NVPV: Tự truyện nó vốn là một hình thức văn học. Tôi nghĩ là không có gì là không hư cấu bởi vì khi kể một câu chuyện là đã chọn một điểm nhìn như mình nhìn thấy. Khi kể lại bao giờ cũng có tính chất phiên dich, và có thể có những cái sẽ bị quên bởi chính ký ức đã tự động xóa. 168 Nhiều sự việc được coi là hư cấu bởi nó chỉ là sự thật của tôi, nó vẫn là một câu chuyện kể, vì thế, nó vẫn là văn học. Tất nhiên ở đây có sự phân biệt ở tự truyện có nhiều hay ít hơn yếu tố văn học. Những trường hợp phi hư cấu mà thiếu yếu tố văn học, trường hợp đó có thể phân biệt ở chỗ: một bên là một sự việc còn một bên là một câu chuyện có ý nghĩa văn học bởi chúng có yếu tố kỹ thuật. Những người viết các câu chuyện kia, có thể là một tác giả, song không phải là một nhà văn. Do thế, câu chuyện của cá nhân một người và được cho là sự thật, phải là một câu chuyện văn học, có yếu tố thẩm mĩ mà không thể chỉ là những sự việc xảy ra và những sự thật trần trụi. TG: theo chị, yếu tố thầm mĩ có thể hiểu là gì? Đó có phải là khả năng khái quát hóa, khả năng gợi sự liên tưởnghay không? NVPV: Khá khó khái quát nhưng có thể so sánh như thế này: một người chụp ảnh nghiệp dư chụp ảnh sẽ khác với một nhiếp ảnh gia chụp. Người ta phải ngầm nhìn thấy cái đẹp trong những sự việc mà người ta kể ra và để nói một cái gì đấy chứ không chỉ là bản thân sự việc. Ngay ở cái ảnh nghệ thuật có thể thấy nó đã được sắp xếp ánh sáng, khoảnh khắc chụp. Chúng có bố cục riêng, điểm nhìn riêng tạo nên tính nghệ thuật. Nó phải có độ nén và gợi lên nhiều hơn bản thân sự việc. TG: Vâng, Cảm ơn chị. Theo chị những yếu tố nào chi phối việc viết sự thật của nhà văn? NVPV: Thực ra tiểu thuyết lại thật hơn sự thật. Một nhà văn khi con người văn học lớn hơn thì người ta không ngại kể sự thật bởi động lực lớn nhất là động lực kể chuyện. Những nỗi đau sẽ trở nên nhỏ nhoi trước đam mê viết. Họ nhìn thấy cái đẹp trong những nỗi đau ấy. Có những nhà văn có duyên kể về những sự thật hàng ngày làm cho chúng trở nên đẹp Còn lại tất nhiên, người viết trong quá trình viết sự thật luôn phải trải qua những đắn đo bởi sự thật luôn không chỉ có một mình mình, mà liên quan đến nhiều người. Tôi nghĩ, nếu những gì mình viết ra có khả năng phá hỏng 169 cuộc đời một người khác thì họ sẽ lựa chọn có kể câu chuyện này hay không và nó có đáng không. Viết bao nhiêu sự thật sẽ phụ thuộc và chính tuổi đời của bản thân người viết. Nếu sự thật chỉ thuộc về bản thân thì có lẽ sự lựa chọn sẽ dễ dàng hơn. Mội chuyện chỉ khó khăn khi nó liên quan đến người khác. Tùy từng người sẽ xử lý vấn đề thế nào. Vấn đề văn hóa có liên quan đến việc viết sự thật. Điều này là câu chuyện cá nhân. Nó là sự xử lý trên góc độ một nhà văn và góc độ một con người. Tùy từng người để xử lý thế nào do mức độ trưởng thành của họ. TG: Thế thì trường hợp tự truyện - tiểu thuyết là ứng xử hay chỉ thuần túy là kỹ thuật? NVPV: Nó là cả hai. Người đọc vốn thông minh, việc gọi đó là cái gì không quan trọng. Quan trong là viết cái gì. Hầu hết nhà văn trong thời kỳ đầu thì bản năng con người lớn. Song càng trưởng thành thì con người văn chương sẽ lớn hơn. Faulkner có nói nếu nhà văn thực sự là một nhà văn thì việc viết sách là mục đích tối cao (anh ta có thể giết cả người thân của mình chỉ để viết) Mọi thứ như danh dự, tự trọng đều không còn quan trọng. Với sự thật, điều quan trọng là mình ứng xử như thế nào đối với sự thật. Nếu nhà văn coi sự thật là cái đẹp hay cái đẹp cao hơn sự thật thì họ sẽ không còn nhu cầu tự vệ. Cái mà họ muốn cho người khác thấy vẻ đẹp của sự thật lớn hơn nhiều bản năng sinh tồn. TG: Chị có nhận xét gì về hiện tượng những người trẻ viết tự truyện gần đây? NVPV: Nói sự thật với những dồn nén về mặt xã hội là hành trình dẫn đến nhu cầu tự truyện. Song đối với giới trẻ lại có điểm khác. Họ viết là để tránh bị cuốn trôi, bị hòa lẫn và vì thế họ viết về mình. TG: Xin cảm ơn chị. ------------------------------------- 170 PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 (PHỎNG VẤN NHÀ VĂN MA VĂN KHÁNG) Thời gian: 14h ngày 2/ 7 /2012 Tác giả (TG): Cháu cháo bác, gần đây, tự truyện đang trở thành một hiện tượng văn hóa thu hút sự quan tâm của nhiều người viết và người đọc. Bác là tác giả của Một mình một ngựa, một tác phẩm được nhiều người đọc cho rằng đó là tự truyện. Bác có nhận xét gì về điều này? Nhà văn Ma Văn Kháng (NVMVK): Tôi muốn nói về xuất phát của cuốn Một mình một ngựa. Sau năm 2007 tôi rất yếu. Khi nằm viện tôi bỗng nhớ tới một đoạn đời. Cuốn tiểu thuyết này là một đoạn đời tách riêng khỏi các đoạn đời khác. Đó là một môi trường riêng, một khoảng riêng tách khỏi lộ trình của cuộc đời của tôi. Nó có những nét riêng độc đáo đối với cuộc đời tôi và đối với chính bản thân tôi. Có lẽ điều đó đã tạo nên nhu cầu tự truyện. Và tôi nghĩ, giữ lại một thời kỳ lịch sử, một thế hệ vàng của cách mạng Việt Nam với những ấu trĩ, hồn nhiên và nhiệt huyết tạo nên một vẻ đẹp không thể lẫn. Đó là hình ảnh của đời sống, là hình ảnh đời sống trong sự tồn tại của nó. Những tính cách của các nhân vật là sự thật, các chi tiết là sự thật. Ngay bản thân các nét tính cách của nhân vật cũng hoàn toàn thật bởi vốn chính nó cũng đã khá điển hình. Những diễn biến của câu chuyện Một mình một ngựa cũng hoàn toàn là những sự thật đã diễn ra Thứ hai là yếu tố tự truyện là rất đậm đặc. Là nét chủ yếu tạo nên cốt truyện. Các yếu tố cấu thành cũng đều là tự truyện. Song tất nhiên chúng đã có những khúc xạ nghệ thuật. Nghĩa là nó đã có một khoảng lùi. Nói chính xác hơn: cốt truyện là sự thật, song sự tham gia chủ quan của nghệ sĩ tạo thành chất tiểu thuyết. 171 TG: Bác muốn người đọc đọc Một mình một ngựa như một tự truyện hay như một tiểu thuyết có yếu tố tự truyện? NVMVK: Sự thật của sự việc này là: Tôi đang là giáo viên ở Lao Cai sau đó được điều về tỉnh ủy tỉnh Lao Cai. Thời gian đó khoảng 2 năm. Toàn bộ công việc đều được kể lại trong tác phẩm. Lộ trình công tác của Toàn gần như là sự thật hoàn toàn. Các nhân vật cũng là sự thật. Năm ông thường vụ đều có cái tên cũng như hành động, tính cách của họ ngoài đời Muôi = Mười, Bích = Địch, Tiến = Kiến Thực sự, sự thật về họ đã là những nét khá điển hình cho con người của thời đại đó rồi. Tất nhiên có sự tham gia của nhà văn. Ví dụ nhân vật ông Quyết Định, mọi tính cách và sư việc đều là sự thật. Song tôi có tô đậm hình ảnh một mình một ngựa và làm nổi bật cảm giác cô đơn của ông ấy. Người đọc đọc Một mình một ngựa sẽ thấy yếu tố tự thuật khá đậm đà. Và nếu so sánh chuyện này với hồi ký Năm tháng nhọc nhằn năm tháng nhớ thương sẽ sẽ thấy hoàn toàn khác. Về cách đọc, người đọc phải phân biệt thành hai loại: một đọc theo kiểu đối chiếu. bởi họ bị ám ảnh bởi sự thật quá nhiều. Những người này thường có trình độ thấp. Một số coi là tiểu thuyết và chấp nhận những sự thật được kể, những người này có trình độ cao hơn. Ví dụ các con của ông Quyết Định (tên thật của ông ấy là Hoàng Khải Luận) đã đến gặp và cảm ơn tôi đã viết về bố chúng, để chúng hiểu ông hơn. Thực tế, sự hư cấu của tôi đối với nhân vật Quyết Định là nhằm xây dựng nhân vật cao hơn hiện thực một chút. Các nhân vật đều được nâng lên để mang tính đánh giá, tính khái quát. Còn tính tự thuật của nhân vật Toàn là ở chỗ mang cái nhìn của tác giả và đánh giá các nhân vật khác. Song tác phẩm vẫn là tiểu thuyết. Tinh tiểu thuyết cao hơn tự truyện. Tôi nghiệm rằng, trong đời viết của mình, các nhà văn trải qua hai giai đoạn: thời kỳ đầu là viết cho người khác, cho đời sống xã hội, chỉ đến một độ 172 nhất định, khi già, mới viết cho mình. Đó là quá trình phát triển của ý thức cá nhân và những trải nghiệm. Bộc lộ cái gì của mình, những trải nghiệm và chia sẻ. Đó là nhu cầu viết tự truyện. TG: Khi viết câu chuyện này, ông có gặp những cản trở nào không? Nghĩa là những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình viết? NVMVK: Không, tôi không ngại. Bởi vì tất cả những người liên quan đều đã mất. Tôi nghĩ, đó là một giai đoạn đã kết thúc, những người ấy đã hoàn thành sứ mệnh của mình. Việc viết như vậy cũng không ngại gì. Điều quan trong với tôi là phải dựng lên hình ảnh của cái thời ấy. Cũng không sợ hiểu lầm bởi mình có tấm lòng và trái tim chân thật. Nhưng bởi muốn nói sự thật nên nhiều khi cũng bị hạn chế về tưởng tượng và hư cấu TG: Bác có nhận xét gì về hiện tượng những người trẻ viết tự truyện hiện nay? Hơi vội. Cá nhân phải trải qua những trải nghiệm nhất định mới có thể tự truyện. theo quy luật phát triển, cái tôi phải bắt đầu từ cái ta. Cái tôi cần trưởng thành thì mới có thể viết và chiêm nghiệm được TG: Xin cảm ơn bác 173 PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3 (PHỎNG VẤN NHÀ VĂN BÙI NGỌC TẤN) Thời gian: 13h30 ngày 5/7/2012 Tác giả (TG): Chào Bác ạ. Gần đây, tự truyện đang ngày một thu hút sự quan tâm của cả xã hội, không chỉ là người đọc và người phê bình mà cả những cá nhân có nhiều điều muốn bộc lộ. Với tư cách là một nhà văn, bác có nhận xét gì về hiện tượng tự truyện xuất hiện khá sôi nổi trong đời sống và văn học hiện nay? NV Bùi Ngọc Tấn ( NVBNT): Theo ý tôi thì là: có tự truyện là biểu hiện thoáng hơn, dân chủ hơn. Đứng về nghệ thuật, đây là một tiến bộ. Ở các nước khác, vấn đề này không phải đặt ra, nhưng ở nước ta, đó là một tiến bộ bởi trước đây, bao nhiêu lâu rồi, các nhà văn việt nam phải viết về những cái mình chưa thật sự hiểu. Ví dụ ông Đào Vũ viết Cái sân gạch hay ông Võ Huy Tâm viết Vùng mỏ là viết theo định hướng. Có đi thâm nhập thực tế một thời gian song đó cũng chưa đủ để gọi là hiểuthành ra là viết nhưng phải cắt gọt thực tế theo một định hướng có sẵn. Vì thế, đây (sự xuất hiện tự truyện) là một bước tiến bộ thể hiện dân chủ hóa trong đời sống và nghệ thuật. Cũng nhấn mạnh rằng không ai ban phát dân chủ mà phải tự mình tạo ra, mỗi nhà văn phải nong nó một tí thì mới có thể có được sự tự do để viết. Bao nhiêu lâu nay, người đọc chán ngắt về cái mà mình không thực sự hiểu, theo những mô thức, bây giờ được viết về cái mình hiểu nhất, đó là bản thân mình. Nó làm nên trào lưu hấp dẫn. Một vấn đề nữa là dân chủ thì văn chương phải được tự do. Văn chương phải có những đề tài gần gũi với cuộc đời, với con người. Tôi nhớ là cuốn Số đỏ từng được gọi là “tiểu thuyết cười dài”. Văn chương không nên đạo mạo, không chỉ là sự đạo mạo mà cần phải là cuộc đời. Trách nhiệm của nhà văn, chính là phải nhận ra chân lý cuộc sống ấy qua những chi tiết rất đời. Cuộc sống tù đày của tôi được viết lại trong Chuyện kể năm 2000 (CKN2000) là một sự thực. Một sự thực mà những con người trong đời sống bình thường không dễ tưởng tượng ra. Cuộc sống của những năm tháng ấy thôi thúc được viết, được nói thật. 174 Nhưng viết tự truyện luôn đòi hỏi lòng trung thực và tinh thần dũng cảm. Nhà văn phải dũng cảm thì mới có được tự do. TG: Bác có nói rằng, viết tự truyện, sự trung thực là quan trọng. Sự trung thưc đó, theo bác, là trách nhiệm nhà văn hay trách nhiệm công dân? NV BNT: Với tôi, hai cái là một, không có đối lập nhau. Nhà văn trước tiên phải nói sự thật. Nhà văn còn là người viết tác phẩm chân thực, đạt tới một cách giản dị nhất, là đã hoàn thành trách nhiệm nhà văn. Biển và chim bói cá của tôi được giải là vì nó nói thật nhất về đời sống của người Việt Nam. Cái làm tác phẩm hay phải là 3 trong 1. Dấu ấn của riêng của tác giả, dấu ấn Việt Nam (dấn ấn dân tộc) và tính chung nhân loại. Còn dũng cảm là viết phải tin mình là người yêu nước để không run tay khi thực tế, như tôi đã viết trong hồi ký về Nguyên Hồng, luôn có một ông kiểm duyệt, một ông biên tập ngồi trên đầu ngọn bút. Dũng cảm mà tôi muốn nói, là phải viết được cái căn cốt, không hớt váng. TG: Trong tác phẩm của mình, tại sao bác chọn hình thức đề trên bìa là tiểu thuyết mà không phải là tự truyện? NVBNT: Viết tiểu thuyết thì tôi có quyền hư cấu hơn. Cuộc đời tôi là sự thật. Nhưng cách lưu giữ của tôi khác với người khác. Hơn nữa, mỗi người có một cái ăng ten riêng, để bắt sóng của hiện thực theo cách của mình. Hơn nữa, cách lưu giữ của trí nhớ cũng thật đặc biệt. Nó chỉ lưu giữ những hạt vàng. Vì thế CKN2000 chỉ viết những ký ức đậm nét, tiêu biểu, và đã có được một độ lùi nhất định. TG: Dòng ký ức là một kỹ thuật khá tiêu biểu của tự truyện. Trong CKN2000, đặc điểm này khá nổi bật, Bác có ý thức rằng mình đang tự truyện? NVBNT: Tôi viết theo suy nghĩ, không chăm chăm nghĩ tới thể loại. Đối với tôi, câu đầu tiên trong tự truyện rất quan trọng. Nó định vị thời gian và không gian kể. Nó quyết định cách kể của toàn bộ câu chuyện. Trong CKN2000 có những chương viết rất trong sáng về tình yêu, tình bạn, những cảm xúc về con cái rất nhỏ như giặt quần áo cho chúng, dạy chúng câu cá chỉ có thể là trải nghiệm thật, phải là tự truyện. 175 TG: Trong truyện có hai khoảng, hai không gian kể chuyện đối lập nhau, thời thanh niên được kể với những hồi ức tươi sáng, đẹp đẽ, nhưng đoạn đời sau này thì trầm uất. Đây có phải là chủ ý? NVBNT: Về khoảng trong sáng, đó là sự thật, sự thật về một thế hệ được đào tạo, trưởng thành, chứng kiến trào lưu của cách mạng. Thế nhưng cuối cùng là thất bại. Đó là sự thật. Tôi muốn nói tới sự thật đau đớn, những vận hành đau đớn trong hành trình sống với lý tưởng. Tôi cũng không định viết một câu chuyện tù. Có bạn đọc cho rằng đó chuyện về tình yêu, có bạn đọc gọi đó là chuyện về gia đìnhThực chất đây là tự sự của một thế hệ thanh niên với tâm hồn trong trẻo đến với cách mạng nhưng cuối cùng thất bại. TG: Với CKN2000 bác muốn người đọc đọc như tự truyện hay đọc như tiểu thuyết? Tôi muốn gọi đó là tiểu thuyết có tính tự truyện hơn. Bởi vì vẫn có nhân vật hư cấu như Gìa Đô là sự tổng hợp của nhiều nhân vật. Tuy nhiên, các nhân vât hai vợ chồng anh tù, ông Trần và ông Hoàng được viết đúng như sự thật, nhhững chi tiết tả cuộc sống trong tù, sự kiện những tù nhân tranh nhau những quả ớtlà sự thật. Tôi không thể bịa những gì mà cảm giác chưa được biết. TG:Đối với một tác phẩm văn học, hai yếu tố là thẩm mĩ và sự thật cái gì quan trong hơn? NV BNT: Cái đẹp trong nghệ thuật là sự thật được viết nghệ thuật. Sự thật văn học càng giản dị, chân xác càng có giá trị. Sự thật kiểu tự truyện và sự thật văn học bổ sung cho nhau. Bây giờ người ta viết tự truyện chính bởi vì bị dồn nén hơn nửa thế kỷ rồi. Bao nhiêu lâu người ta phải viết theo định hướng, và không được viết về mình. Bây giờ mới được viết. TG: Vâng ! Xin cảm ơn bác! 176 PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4 (PHỎNG VẤN NHÀ VĂN TÔ HOÀI) Thời gian: 14h ngày 8/7/ 2012 Tác giả (TG): Cháu chào Bác, Bác là người viết tự truyện khá sớm, ngay từ những năm 40, khi tuổi còn khá trẻ (khoảng 24 tuổi). Động lực nào thôi thúc bác viết tự truyện? Gần đây, phong trào tự truyện đang diễn ra khá sôi nổi trong đời sống và văn học. Bác có nhận xét gì về điều này. Nhà văn Tô Hoài (NVTH): Tôi năm nay 91, cuộc đời tôi là một tự truyện. Làng tôi là làng Nghĩa Đô, quê nội ở Thanh Oai. Tôi ở đây cho đến tận bây giờ. Vừa rồi Thành ủy Hà nội tổ chức liên hoan 65 năm tuổi Đảng cũng ở đây. Thuở nhỏ, tôi học sơ học ở trường Yên Thái, rồi sau đó là Yên phụ từ lớp nhất. Ban đầu tôi làm thơ, sau mới viết văn xuôi. Tôi đỗ tiểu học Pháp Việt, cũng thi vào trường Bưởi, trường Sư phạm nhưng không đỗ Dipplom, nên tôi đi làm cho hãng giày Bata. Khi đó tôi bắt đầu viết. Chuyện Ông Dầu bà Dầu, Sự tích nước lên cho báo Hà Nội Tân Văn và Tiểu thuyết thứ Bảy là thời kỳ này. Truyện đầu tiên mà tôi viết là Dế mèn phiêu lưu ký. Tên của nó ban đầu là Con đế mèn. Các nhà văn Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Công Hoan là những người phát hiện và cổ vũ tôi. Cụ Vũ Ngọc Phan đưa Con dế mèn đến nhà xuất bản của Vũ Đình Long và in ở đấy. Nhuận bút Con dế mèn là 10 đ. Tiếp tinh thần ấy, tôi viết thành Dế mèn phiêu lưu ký, được nhiều người đọc. Dế mèn phiêu lưu ký là tác phẩm giúp tôi trở thành nhà văn. Những tác phẩm tự truyện mà tôi đã viết trước đây có Cỏ dại, trong kháng chiến có Tự truyện. Sau này có Cát bụi chân ai, Ba người khác, Chiều chiều. Cát bụi chân ai viết về các nhà văn, tôi viết ông Xuân Diệu đồng tính. Đầu tiên tác phẩm có bị cấm. Có một anh sinh viên người Mỹ đã mời tôi làm chủ tịch hội đồng tính. Cũng buồn cười. Bây giời Cát bụi chân ai đã được in. Cả Mười năm cũng vậy. Tất cả những gì tôi viết là câu chuyện đời tôi, gọi là tiểu thuyết cũng được, gọi là tự truyện cũng đúng. Truyện Mười năm kể về phong trào cách mạng ở làng 177 tôi. Trong truyện có một cô gái, xinh đẹp, cách mạng song cũng khá lẳng lơ. Vì nhân vật này nên tôi cũng bị phê bình. Chiều chiều cũng vậy. Tất cả mọi chuyện tôi viết đều là thật. Chuyện có kể về đợt đi học Nguyễn Ái Quốc. Cũng bị cấm. Bây giờ cũng in rồi, cả in chui, cứ in chui. Mà in chui cũng nhiều. TG: Khi viết những cuốn sách ấy, Bác có ý thức là mình đang viết tự truyện không? NVTH: Tôi cho đó là sáng tác. Những sáng tác của tôi dựa trên các câu chuyện thật ấy. Tự truyện đối với tôi là sáng tác. Cuộc đời tôi không khác những gì tôi viết. Trong Chiều chiều, tôi viết nhiều chuyện, ví như làm chủ tịch hội nhà văn Á phi, chủ tịch ủy ban đoàn kết nhà văn, đi công tác nhiều nước. Tất cả những chuyện đó là thật. Tôi cứ viết lẫn lộn giữa sáng tác và những sự thật như vậy. Từ những chuyện đầu tiên là Con đế mèn. Con dế mèn bắt đầu từ hai thực tế: thực tế đời sống và thực tế tư tưởng. Lúc bấy giờ ở thành phố có phong trào Ái Hữu và mặt trận Bình dân. Lúc đó tôi làm thư ký hội ái hữu thợ dệt. Ông Văn Tiến Dũng làng bên làm hội ái hữu thợ may. Lúc đó tư tưởng thế giới đại đồng đang sôi nổi. Nó chính là Chủ nghĩa cộng sản sau này. Con dế mèn đi tìm thế giới đại đồng xuất phát từ sự thật này.. Đó là những thực tế của riêng tôi, của chúng tôi ở thời đại ấy. Ngoài ra thì có phong trào Âu tây tư tưởng cũng đang nở rộ. Các ông lý trưởng chánh tổng của làng mang về các loại sách báo in tiếng Pháp. Chúng tôi cũng được đọc. Các cuốn sách như Giulive du ký, Con chim xanh của Mateclinhlà những cuốn sách mà tôi được đọc và chịu ảnh hưởng. .Đời tôi luôn được thể hiện trong sáng tác của tôi. (Về đời tôi còn có những chuyện tình nữa: Chuyện tình đầu tiên) TG: Một chủ đề xuất hiện trong tự truyện là chuyện về CCRĐ. Viết về những sự thật này, Bác mong muốn điều gì ở người đọc? NVTH: Những vấn đề này tôi rất thiết tha bởi những thực tế đó là những sự thực lớn, từ vấn đề nông dân, đến những vấn đề chính trị. Thêm nữa, tôi luôn coi trong thực tế (nghĩa là sự thật). Tôi cũng hết sức chú ý vấn đề ngôn ngữ, người ta ăn nói thế nàovà đó chính là đặc điểm văn học của tôi. Ví dụ truyện Kim đồng, truyện nhà Chử, tôi phải học lại sách tiếng Mường khá nhiều. Ngôn ngữ của văn 178 học đòi hỏi rất lớn, mình phải học. Kể những sự thật như thế, tôi rất chú ý đến ngôn ngữ, sao cho nó phải thật. Ví dụ chữ ăn nằm, đừng nói là biết rồi, mà vẫn phải học, phải học vô cùng. TG: Với những chủ đề bị cấm, Bác có nghĩ là mình có những cách để tránh không? NVTH: Từ những câu chuyện về làng quê, ngày thơ ấu, khi trưởng thành cho đến những bức chân dung các anh nhà văn, chuyện đi thực tế cho đến chuyện đi học, chuyện làm ở khu phố của tôi đều là chuyện thật. Ngay chuyện học ở trường Nguyễn Ái Quốc, rất thật, cả ở chuyện ăn cắp chuối, chuyện anh cán bộ ra tòacũng là chuyện đã diễn ra thật. Vì điều đó mà đôi khi gặp những “hiểu lầm”như chuyện Mười năm Nhưng tôi không sợ những cái đó, tôi không để ý mà ngược lại rất thiết tha. Bằng chứng là những cuốn đó đều được xuất bản, không có ai kỷ luật tôi. TG: Bác có nghĩ rằng nếu không viết những chuyện như thế thì thế hệ sau sẽ không biết về những gì xảy ra? và vì thế mà cần phải viết? NV TH: Tôi cũng nghĩ như thế, nên tôi không e dè. Tôi nói vấn đề rất lớn nhưng lại được viết rất cụ thể, đó là vấn đề ngôn ngữ. Thực sự tôi rất yêu và thiết tha vấn đề ngôn ngữ. Cô hỏi tôi có dự định viết hồi ký nữa không? Tôi cũng cứ nghĩ, ngày nào đêm nào tôi vẫn cứ nghĩ đến ngày xưa, cuộc đời mình ra sao? Như thế nào? Nhưng có lẽ cũng khó bởi cuộc sống của mình có nhiều cái gian truân .nên cũng khó. Có một chuyện tình với một cô ở Dầu Tiếng. Cũng nhiều trăn trở băn khoăn, nhưng thôi TG: Thời gian làm việc ở Hội nhà văn điều gì đọng lại nhiều nhất mà bác muốn nói thêm? NVTH: Cũng khó. Tình cảm cũng vừa vừa, còn chuyện thì cũng không có gì đọng lại. Sau giải phóng thủ đô, Tôi được bầu vào BCH Hội nhà văn, ông Nguyễn Đình Thi làm tổng thư ký. Trong Nhân văn giai phẩm cũng không bị sai lầm gì. Sau này, thời kỳ ông Nguyễn Bắc làm Hội nhà văn Hà nội, tôi ra làm Hội nhà văn Hà Nội, cả anh Bằng Việt. Thời gian đó cũng dài, cho đến lúc về hưu. Tôi không kể tí gì 179 về thời kỳ đó, vì tôi cho rằng mình có kinh nghiệm, làm cho hết thì thôi, không có giận dỗi gì, không yêu ai ghét ai. Ở Hội nhà văn cũng thế. Không có xung đột cũng không có bon chen. Về cuộc đời một số nhà văn mà Bác kể trong Cát bụi chân ai và Chiều chiều có liên quan đến vụ Nhân văn giai phẩm, Bác có suy nghĩ gì? Có một số nhà văn được kể như Đặng Đình Hưng, Trần Đức Thảo. Nhưng cũng có một số người tôi không kể nhiều. Tôi cũng không đặt vấn đề chính trị với các anh ấy. Người đầu tiên nhân văn là anh Nguyễn Hữu Đang. Anh Đạng vận động cụ Phan khôi ra báo Nhân văn. Ông Nguyễn Hữu Đang là người thiết kế lễ đài độc lập năm 1945. Còn chuyện về Hoàng Minh Chính? Tôi cũng chỉ đánh giá rằng đó là người rất hùng hồn, nhưng cuối cùng bị quy kết phản động. Ở trường Nguyễn Ái Quốc ông ấy bị quy là Đảng viên xét lại. . Về những chuyện này, tôi cũng chả nói gì nữa. Sự đời giờ cũng xa xôi quá rồi. Về Ba người khác: Các nhân vật đều có thật. Anh Bối là tôi, là thật. Miêu tả anh này, là tôi miêu tả sự thực đã xảy ra, không mang tính chính trị. Những chuyện tình với các cô rễ, chuỗi đều có thật. Nhưng anh ta không hỏng về chính trị. Còn anh đội trưởng người khu Năm thì có vấn đề. Sau cải cách về, năm 1955 thì dinh tê vào Sài Gòn. Sau này phản động, và bị ta xử. Các nhân vật khác còn lại cũng là thật cả. Chuyện kỷ luật, sai lầm rồi sửa sai cũng là thật. Tất các tiểu thuyết của tôi đều có yếu tố đời thật của tôi. Chúng khá rõ tính tự truyện. Bởi vì đối với tôi, viết là thật. Tôi luôn quan niệm: thực tế, thực tế, thực tế. TG: Vâng, Xin cảm ơn bác! Chúc bác luôn mạnh khỏe! 180 PHỤ LỤC 2 TRƯNG CẦU Ý KIẾN NGƯỜI ĐỌC - Phiếu trưng cầu ý kiến - Xử lý số liệu thống kê 181 HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ------------&------------ PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN Phiếu số Xin chào! Chúng tôi đang thực hiện một nghiên cứu về vấn đề tiếp nhận các tác phẩm tự truyện trong đời sống văn hóa Việt Nam hiện nay. Chúng tôi hi vọng nhận được sự đóng góp ý kiến của quý anh/ chị vào nghiên cứu này bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Những ý kiến của anh ( chị) chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Cách trả lời: Anh ( chị) đọc kỹ câu hỏi và lựa chọn cho mình phương án trả lời phù hợp nhất với ý kiến của bản thân (đánh dấu  vào ô vuông  tương ứng), hoặc viết ra câu trả lời ở những chỗ được yêu cầu. Anh ( chị) không cần ghi tên vào phiếu này! ________________________________________________________________________ Câu 1. Cho biết mức độ đọc sách của anh/ chị Thường xuyên  Không thường xuyên  Câu 2. Trong các loại sách anh/chị đọc có tự truyện không? (Ghi chú: tự truyện là một loại văn xuôi viết về đời tư tác giả, do tác giả viết hoặc kể lại. Chuyện thường đươc kể từ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba). Có  Không  Nếu có, xin tiếp tục câu tiếp theo, nếu không, xin dừng tại đây. Câu 3. Anh/chị đọc loại sách này là vì: (Đánh dấu  vào ô vuông  tương ứng) Nghe giới thiệu trên truyền hình, đài phát thanh, báo, mạng Internet  Nghe bạn bè giới thiệu  Vì sở thích cá nhân  Thấy mọi người đọc thì cũng đọc  Vì tò mò muốn xem thực hư thế nào  Ý kiến khác (Xin ghi rõ) Câu 4. Mục đích đọc loại sách này đối với anh/ chị: (Đánh dấu  vào ô vuông  tương ứng) Hiểu thêm về đời tư của những người nổi tiếng  Hiểu về những sự thật mà mình chưa hề được biết hoặc biết chưa rõ ràng  Có thể học hỏi thêm những kinh nghiệm sống bổ ích  Mang lại những cảm xúc sâu sắc về con người và cuộc sống  Để giải trí và thư giãn  Để phục vụ cho nhu cầu công việc  182 Câu 5. Mức độ đọc loại sách tự truyện của anh/chị: 5.1. Tự truyện của các tác giả Việt Nam Thường xuyên  Lý do Thỉnh thoảng  Lý do Hiếm khi  Lý do Không bao giờ  Lý do 5.2. Tự truyện của các tác giả nước ngoài Thường xuyên  Lý do Thỉnh thoảng  Lý do Hiếm khi  Lý do Không bao giờ  Lý do Câu 6. Anh (chị) thích đọc loại tự truyện nào sau đây: Tự truyện của các diễn viên, nghệ sĩ, người mẫu, cầu thủ bóng đá  Tự truyện của các doanh nhân, chính trị gia  Tự truyện của các nhà văn  Tự truyện của những người vượt lên hoàn cảnh  Câu 7. Nếu giới thiệu một cuốn tự truyện cho bạn bè của mình đọc, anh/chị sẽ giới thiệu cuốn nào? Xin nói đôi nét về cuốn sách Xin anh/chị vui lòng cho biết các thông tin về bản thân: Tuổi: Giới tính: Trình độ học vấn: Nghề nghiệp hiện tại : Nơi ở hiện tại: Cảm ơn anh/chị đã tham gia trả lời! 183 BẢNG XỬ LÝ SỐ LIỆU THỐNG KÊ Muc do doc sach cua anh/ ch? Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Va lid thuong xuyen 150 74.6 74.6 74.6 khong thuong xuyen 51 25.4 25.4 100.0 Total 201 100.0 100.0 Trong cac loai sach anh/chi doc co tu truyen ko? Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Va lid co 145 72.1 72.1 72.1 khong 56 27.9 27.9 100.0 Total 201 100.0 100.0 Anh/ chị đọc loại sách này là vì lý do Neu co doc loai sach nay la vi li do/nghe gioi thieu tren truyen hinh, dai phat thanh, bao mang, internet.. Neu co doc loai sach nay la vi li do/nghe ban be gioi thieu Neu co doc loai sach nay la vi li do/so thich ca nhan Neu co doc loai sach nay vi li do/thay moi nguoi doc minh cung doc Neu co doc loai sach nay vi li do/to mo muon doc xem thuc hu the nao Neu co doc loai sach nay la vi li do /khac (ghi ro) N Vali d 52 39 64 8 21 201 Miss ing 149 162 137 193 180 0 184 Mục đích đọc loại sách này đối với của Anh / Chị Muc dich doc loai sach nay/hieu them doi song cua nguoi noi tieng Muc dich doc loai sach nay/hie u them nhung su that ma minh chua he biet hoac chua biet ro rang Muc dich doc loai sach nay/co the hoc hoi them nhung kinh nghiem song Muc dich doc loai sach nay/mang lai nhung cam xuc sau sac ve con nguoi va cuoc song Muc dich doc loai sach nay/de giai tri va thu gian Muc dich doc loai sach nay/de phuc vu nhu cau cong viec N Vali d 33 57 59 65 36 24 Miss ing 168 144 142 136 165 177 M?c do doc tu truyen cua anh/chi (cua tac gia Viet Nam) Frequenc y Percent Valid Percent Cumulative Percent Vali d thuong xuyen 6 3.0 4.1 4.1 thinh thoang 90 44.8 60.8 64.9 hiem khi 42 20.9 28.4 93.2 khong bao gio 10 5.0 6.8 100.0 Total 148 73.6 100.0 Mis sing System 53 26.4 Total 201 100.0 185 M?c do doc tu truyen cua anh/chi (cua tac gia nuoc ngoai) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Vali d thuong xuyen 12 6.0 8.3 8.3 thinh thoang 80 39.8 55.6 63.9 hiem khi 35 17.4 24.3 88.2 khong bao gio 17 8.5 11.8 100.0 Total 144 71.6 100.0 Mis sing System 57 28.4 Total 201 100.0 Anh/ chị thích đọc loại tự truyện nào? Anh/chi thich doc loai tu truyen/cua dien vien, nguoi mau, cau thu bong da Anh/chi thich doc loai tu truyen/cua doanh nha, chinh tri gia Anh/chi thich doc loai tu truyen/nha van Anh/chi thich doc loai tu truyen/nhung nguoi vuot len hoan canh N Valid 27 60 71 52 Missing 174 141 130 149 Percenti les 25 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 50 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 75 1.0000 1.0000 1.0000 1.0000 Mục đích đọc tự truyện của Anh / chị và Giới tính Muc đích đọc tự truyện Giới tính Tổng Nam Nữ 1. Hiểu thêm về đời tư của người nổi tiếng 12 21 33 2. Hiểu về những sự thật mà mình chưa biết 6 49 56 3. Học hỏi thêm những kinh nghiệm sống bổ ích 11 46 57 4. Mang lại những cảm xúc sâu sắc về con người và cuộc sống 8 56 64 5. Để giải trí, thư giãn 1 34 35 6. Phục vụ nhu cầu công việc 7 16 24 186 Anh chị thich đọc loại tự truyện nào và Giới tính Loại tự truyện Giới tính Tổng Nam Nữ 1. Tự truyện của diễn viên, người mẫu, cầu thủ 5 22 27 2. Tự truyện của chính trị gia, doanh nhân 14 44 58 3. Tự truyện của nhà văn 9 62 71 4. Tự truyện của người vượt lên hoàn cảnh 6 45 51 Giới thiệu một tự truyện mà Anh/ Chị biết Tự truyện của tác giả Trong nước Tự truyện của tác giả nước ngoài N Valid 55 54 Missing 146 147 gioi thieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent V al id 97 48.3 48.3 48.3 ai da an het nhung c 1 .5 .5 48.8 ba nguoi khac 1 .5 .5 49.3 Ben thang cuoc 1 .5 .5 49.8 bong 1 .5 .5 50.2 bong, co dai 1 .5 .5 50.7 burning alive 2 1.0 1.0 51.7 cat bui chan ai 5 2.5 2.5 54.2 chien binh cau vong 1 .5 .5 54.7 co mot pho vua di qua pho 1 .5 .5 55.2 cuoc doi Henry ford 1 .5 .5 55.7 dung bao gio di an m 1 .5 .5 56.2 dung bao gio tu bo khat vong 2 1.0 1.0 57.2 dung vung tuoi 24 1 .5 .5 57.7 duong ra bien lon 2 1.0 1.0 58.7 eat,play,love 1 .5 .5 59.2 em se den cung con m 1 .5 .5 59.7 187 hat giong tam hon 1 .5 .5 60.2 hay cham soc me 1 .5 .5 60.7 hoi ky ly quang dieu 1 .5 .5 61.2 Hoi ky Obama 1 .5 .5 61.7 hoi ky song doi 2 1.0 1.0 62.7 jack Ma, tt steve job 1 .5 .5 63.2 k gia dinh 2 1.0 1.0 64.2 k gioi han 3 1.5 1.5 65.7 khong lac loai 1 .5 .5 66.2 khong phai huyen thoai 1 .5 .5 66.7 ky uc vun 1 .5 .5 67.2 luoc su thoi gian 1 .5 .5 67.7 Ma van : triet ly sô 1 .5 .5 68.2 Madam Nhu 2 1.0 1.0 69.2 mai mai tuoi 20 5 2.5 2.5 71.6 nguyen oi 1 .5 .5 72.1 nhat ky son moi - ga 1 .5 .5 72.6 nhung mau chuyen ve 1 .5 .5 73.1 nhung ngay tho au 4 2.0 2.0 75.1 nk dang thuy tram 14 7.0 7.0 82.1 nk dang thuy tram, duong den tay tang 1 .5 .5 82.6 nk dang thuy tram, phia sau buc tuong 1 .5 .5 83.1 nk dang thuy tram. 1 .5 .5 83.6 Oscar va ao hong 1 .5 .5 84.1 phia sau buc tuong 1 .5 .5 84.6 Song va khat vong 1 .5 .5 85.1 tat ca chi la thu thach 1 .5 .5 85.6 that lac coi nguoi 1 .5 .5 86.1 the gioi qua la rong lon 2 1.0 1.0 87.1 The story of my expr 1 .5 .5 87.6 toi di hoc 3 1.5 1.5 89.1 Toi la con gai cua m 1 .5 .5 89.6 toi la Zlatan 1 .5 .5 90.0 tottochan 2 1.0 1.0 91.0 tottochan, cho toi x 1 .5 .5 91.5 188 tottochan, nk dang thuy tram 1 .5 .5 92.0 Tren duong 1 .5 .5 92.5 tt Alex Ferguson 1 .5 .5 93.0 tt Benjamin 1 .5 .5 93.5 tt Benjamin, tt ng hien le 1 .5 .5 94.0 tt cua mot pn An Do 1 .5 .5 94.5 tt Dang tieu binh 1 .5 .5 95.0 tt Mandela 1 .5 .5 95.5 tt Miley Cyrus 1 .5 .5 96.0 tt steve job 2 1.0 1.0 97.0 tt ve ho chi minh 1 .5 .5 97.5 tu duy va chia se 1 .5 .5 98.0 tu su mot nguoi ixlam 1 .5 .5 98.5 yeu va song 3 1.5 1.5 100.0 Total 201 100.0 100.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_truyen_viet_nam_duong_dai_nghien_cuu_tu_xa_hoi_hoc_van_hoc_0079.pdf
Luận văn liên quan