Luận án Ứng dụng mô hình tự hồi quy véctơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam

Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Cần được chú trọng sử dụng và hoàn thiện hơn nữa để trở thành công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ và là kênh hỗ trợ điều chỉnh việc cung ứng tiền quá mức từ các kênh khác. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc "bơm" tiền ra hoặc "hút" tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM. Do vậy, lãi suất cần được điều chỉnh phù hợp với diễn biến của thị trường để hỗ trợ thanh khoản và điều hòa vốn khả dụng cho các TCTD. Nêu rõ qui định, nguyên tắc và cách thức điều hành nghiệp vụ này và phổ biến cho các thành viên thị trường. Căn cứ vào mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ và mức dự báo vốn khả dụng đến phiên giao dịch để quyết định mức chào mua hay chào bán. Thêm vào đó, NHNN có sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong thực thi CSTT, kinh nghiệm các nước cho thấy khi áp dụng công cụ dự trữ bắt buộc thì nghiệp vụ thị trường mở nên hướng vào điều tiết vốn khả dụng thì hiệu quả hơn. Do vậy, nghiệp vụ thị trường mở cần được xác định rõ là một công cụ có chức năng chính là điều tiết vốn khả dụng của các TCTD trên cơ sở tính toán mức độ dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng

pdf136 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 443 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Ứng dụng mô hình tự hồi quy véctơ dạng cấu trúc trong phân tích cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh giá cả là yếu tố quan trọng, giúp nền kinh tế phân bổ và sử dụng tối ưu nhất mọi nguồn lực để phát triển; đồng thời, xác định ổn định giá cả là mục tiêu dài hạn, cuối cùng của CSTT. Việc lựa chọn các mục tiêu khác của CSTT cần căn cứ vào tính cấp thiết của mục tiêu trong từng thời kỳ, mức độ đánh đổi giữa các mục tiêu và khả năng thực hiện được các mục tiêu nhằm đạt được sự tối ưu trong điều hành CSTT của NHTW là vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát. 4.2.2.2. Nâng cao năng lực điều hành CSTT - Nâng cao tính minh bạch, tự chịu trách nhiệm của NHNN là điều kiện không thể thiếu trong việc xây dựng và điều hành CSTT. Xây dựng quy định về trách nhiệm của NHNN trong điều hành CSTT, đảm bảo công khai, minh bạch các thông tin về 106 điều hành CSTT như quy định về trách nhiệm của Thống đốc NHNN, hình thức báo cáo, giải trình của NHNN về điều hành CSTT, minh bạch hóa thông tin về lạm phát, các chỉ tiêu trong công tác điều hành CSTT, giúp tăng niềm tin của công chúng vào hiệu lực của CSTT. Do vây, NHNN cần thực hiện một số nội dung sau:  Qui định và công bố nội dung truyền tải về CSTT rõ ràng: mục tiêu cuối cùng, các công cụ điều hành, những động thái và giải pháp của NHNN để thực hiện mục tiêu, các giải trình khi cần điều chỉnh mục tiêu. Điều này sẽ giúp cho các đối tượng khác có cơ sở căn cứ đối chiếu hay kiểm tra việc thực hiện.  Xây dựng kênh thông tin chính thống để truyền tải nội dung chính sách cho công chúng, đảm bảo sự công bằng tiếp nhận thông tin của công chúng. Kênh thông tin phải được xây dựng đa dạng phù hợp với các đối tượng khác nhau.  Thường xuyên công bố các phân tích, dự báo triển vọng kinh tế vĩ mô, lạm phát, tài chính, tiền tệ, ngân hàng, những cảnh báo sớm và cách thức đối phó trong quá trình thực thi chính sách. Đảm bảo tất cả mọi thành viên thị trường đều có khả năng tiếp cận và nắm bắt thông tin kịp thời và đầy đủ.  NHNN phải cam kết thực hiện nội dung truyền tải với cơ quan có thẩm quyền cao hơn (Quốc hội, Chính phủ), đồng thời xác định rõ trách nhiệm trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ.  Nâng cao nhận thức của công chúng về CSTT. Giải thích kịp thời và rõ ràng những thay đổi trong chính sách, những kết quả đạt được và hạn chế khi thực thi chính sách để tránh sự hiểu nhầm của công chúng. - Nâng cao năng lực điều hành CSTT của NHNN chính là đổi mới, hoàn thiện điều hành các công cụ CSTT nhằm đảm bảo cơ chế truyền tải CSTT được thông suốt vì đây chính là khâu đầu của cơ chế truyền tải. Cần phải phối hợp các công cụ điều hành một cách linh hoạt, hiệu quả, từng bước tạo lập các điều kiện cần thiết để chuyển từ cơ chế kiểm soát tiền tệ trực tiếp sang cơ chế kiểm soát tiền tệ gián tiếp. Các công cụ CSTT như dự trữ bắt buộc, tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở; chú trọng các nghiệp vụ dẫn suất mới như SWAPS ngoại tệ, OPTIONS, FUTURExây dựng và hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa, đảm bảo tương quan hợp lý giữa các loại lãi suất trên thị trường tài chính và duy trì cạnh tranh lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển. NHNN cần có tín hiệu rõ ràng trong điều hành các công cụ CSTT để các thành viên thị trường có thể chủ động trong quản lý thanh khoản của mình. Xem xét lại cơ chế điều hành của từng công cụ CSTT và đề ra phương án sử dụng những công cụ phù hợp ở những giai đoạn cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Từ thực tiễn sử dụng các 107 công cụ CSTT trong thời gian qua, luận án đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện các công cụ CSTT như sau:  Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: Cần được chú trọng sử dụng và hoàn thiện hơn nữa để trở thành công cụ chủ yếu trong điều tiết tiền tệ và là kênh hỗ trợ điều chỉnh việc cung ứng tiền quá mức từ các kênh khác. Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc "bơm" tiền ra hoặc "hút" tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM. Do vậy, lãi suất cần được điều chỉnh phù hợp với diễn biến của thị trường để hỗ trợ thanh khoản và điều hòa vốn khả dụng cho các TCTD. Nêu rõ qui định, nguyên tắc và cách thức điều hành nghiệp vụ này và phổ biến cho các thành viên thị trường. Căn cứ vào mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ và mức dự báo vốn khả dụng đến phiên giao dịch để quyết định mức chào mua hay chào bán. Thêm vào đó, NHNN có sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc trong thực thi CSTT, kinh nghiệm các nước cho thấy khi áp dụng công cụ dự trữ bắt buộc thì nghiệp vụ thị trường mở nên hướng vào điều tiết vốn khả dụng thì hiệu quả hơn. Do vậy, nghiệp vụ thị trường mở cần được xác định rõ là một công cụ có chức năng chính là điều tiết vốn khả dụng của các TCTD trên cơ sở tính toán mức độ dư thừa hoặc thiếu hụt vốn khả dụng.  Công cụ DTBB: Cần được hoàn thiện theo hướng nâng cao khả năng kiểm soát tiền tệ của NHNN và tạo điều kiện cho các TCTD sử dụng vốn linh hoạt, hiệu quả. Tỷ lệ DTBB cần được điều chỉnh linh hoạt, phối hợp đồng bộ với việc điều chỉnh các công cụ khác của CSTT và mở rộng hơn lượng vốn huy động phải dự trữ bắt buộc.  Công cụ tái cấp vốn (bao gồm các nghiệp vụ tái cấp vốn, nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ thấu chi, nghiệp vụ tiền gửi): Hoàn thiện công cụ này tạo cơ sở để thực hiện điều hành tiền tệ theo theo khuôn khổ chính sách lạm phát mục tiêu khi đã hội tụ đủ các điều kiện. Do vậy, cần được xác định rõ mục tiêu điều hành là cung ứng phương tiện thanh toán ngắn hạn, qua đó tạo hành lang giao động cho lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, hạn chế tái cấp vốn theo mục tiêu chỉ định với kỳ hạn dài. Khi thị trường mở chưa có điều kiện phát triển thì tái cấp vốn cần được chú trọng trong trường hợp các ngân hàng có nhu cầu bù đắp thiếu hụt thanh khoản ngoài dự kiến. Đối với công cụ tái cấp vốn, nghiệp cụ chiết khấu cần được coi là kênh cung ứng nguồn vốn thường xuyên ổn định với giá rẻ cho các ngân hàng. 108 4.2.2.3. Nâng cao hiệu quả cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ - Cơ chế truyền dẫn tác động của CSTT được xác định là nhân tố vô cùng quan trọng nhằm định hướng tác động của CSTT đến các điều kiện tiền tệ (khối lượng tiền cung ứng, các mức lãi suất thị trường). Thông qua các kênh truyền dẫn để tác động đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế, từ đó tạo nên sự biến động tích cực đến tổng sản lượng (tổng cầu của nền kinh tế) và cuối cùng là đến sự ổn định, dài hạn của giá cả Vì vây, trong thời gian tới, NHNN cần đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện cơ chế truyền dẫn nhằm đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn điều hành CSTT, tạo điều kiện để NHNN Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả các công cụ CSTT, góp phần quan trọng nâng cao hiệu lực điều hành CSTT. - Dựa trên mục tiêu dài hạn của CSTT là ổn định giá cả (bao gồm ổn định giá cả hàng hóa và ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam), từ đó xác định các mục tiêu hoạt động, mục tiêu trung gian cũng như thứ tự ưu tiên các mục tiêu của CSTT trong từng giai đoạn. - Xây dựng khuôn khổ điều hành CSTT, xác định hệ thống các công cụ CSTT và cơ chế truyền tải đến các mục tiêu của CSTT phù hợp với bối cảnh thực tiễn Việt Nam dựa trên cơ sở nguyên lý truyền dẫn tác động chính sách tiền tệ đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Tăng cường vai trò của công cụ thị trường mở, phối hợp nhịp nhàng với các kênh của thị trường tiền tệ để điều tiết lượng tiền cung ứng. Thông qua các kênh truyền dẫn như kênh tiền tệ, kênh tín dụng, kênh tỷ giá hối đoái hay kênh giá tài sản đã tác động đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế. Do vậy, cần phải có những định hướng và cách thức điều hành để các kênh này phát huy vai trò và giúp cho việc thực thi CSTT của NHNN Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra: * Kênh lãi suất:  Các biện pháp điều hành lãi suất cần chủ động và linh hoạt theo sát cung cầu vốn, điều chỉnh mặt bằng lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô. Chủ trương lựa chọn lãi suất ngắn hạn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng làm mục tiêu hoạt động. Điều chỉnh các mức lãi suất chỉ đạo một cách chủ động, truyền dẫn hiệu quả tín hiệu điều hành của NHNN để định hướng thị trường. Theo đó, NHNN cần điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mối quan hệ của lãi suất với cung tiền, lạm phát, tăng trưởng kinh tế và diễn biến của thị trường tiền tệ.  Từng bước hình thành đường cong lãi suất, tức là kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao và ngược lại, sẽ hỗ trợ đắc lực cho mục tiêu ổn định tỷ giá và thị 109 trường ngoại hối. Phối hợp giữa điều hành lãi suất và tỷ giá hướng tới đảm bảo lợi ích nắm giữ đồng nội tệ, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu bán lại ngoại tệ cho các TCTD, ổn định kỳ vọng lạm phát và ổn định tỷ giá theo cam kết điều hành hàng năm. * Kênh tín dụng:  Đối với kênh tín dụng cần được NHNN thực hiện mạnh mẽ thông qua các chương trình tái cấu trúc, giải quyết nợ xấu tồn đọng, hoàn thiện cơ chế quản trị rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, thông qua các chương trình tọa đàm xúc tiến đầu tư theo vùng lãnh thổ, theo ngành nghề.  Các giải pháp cần nhằm tăng cường vai trò của thị trường tiền tệ, đặc biệt là thị trường liên ngân hàng trong việc truyền tải những thay đổi trong điều hành CSTT của NHNN tới các điều kiện tiền tệ (mức cung tiền và lãi suất thị trường) đối với nền kinh tế; cung cấp các chỉ báo về tình hình vốn khả dụng của hệ thống các TCTD; * Kênh tỷ giá:  Chính sách tỷ giá cần được NHNN điều hành linh hoạt hơn đảm bảo được xu hướng ổn định để góp phần kiểm soát lạm phát, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng dự trữ ngoại hối. Để tạo lập nền tảng cho một chính sách tỷ giá linh hoạt, trước mắt Việt Nam nên duy trì cơ chế tỷ giá hiện hành nhưng với biên độ giao động nới rộng hơn. NHNN vẫn giữ quyền can thiệp thị trường khi tỷ giá biến động vượt khỏi biên độ cho phép.  Hoàn thiện cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái, xây dựng cơ chế quản lý ngoại tệ theo hướng mở cửa, tự do hóa các giao dịch vãng lai, nới lỏng hơn các giao dịch vốn, kiểm soát chặt chẽ các dòng vốn quốc tế và nợ nước ngoài, nhất là nợ ngắn hạn và luồng vốn đầu cơ khác để tác động tích cực đến tỷ giá cũng như tác động của cán cân thanh toán đến diễn biến tiền tệ và lạm phát.  Để tạo điều kiện cho môi trường vận hành cơ chế tỷ giá linh hoạt ở Việt Nam, cần có sự can thiệp thị trường của NHNN, sự phát triển của thị trường bảo hiểm trạng thái ngoại hối của các chủ thể tham gia thị trường.  Cần tạo lập các điều kiện cho phép thị trường ngoại hối vận hành tích cực, NHNN kiểm soát được cung cầu ngoại tệ và đảm bảo tỷ giá phản ánh chính xác quan hệ này. Việc nới rộng biên độ giao động của tỷ giá và tiến tới sử dụng cơ chế tỷ giá linh hoạt có can thiệp sẽ tiến hành song song với việc xác lập mục tiêu lạm phát tương thích. 110 4.2.2.4. Nâng cao tính độc lập của NHTW trong công tác điều hành CSTT - Nâng cao tính độc lập trong công tác điều hành CSTT nhằm nâng cao hiệu quả trong điều hành CSTT và hướng tới điều hành CSTT theo LPMT, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng để NHNN từng bước tiến tới việc chuyển đổi hoạt động theo chức năng của NHTW hiện đại dựa trên các nguyên tắc thị trường, chuẩn mực quốc tế. Do vậy, Chính phủ cần phải để cho NHNN có toàn quyền điều hành đối với các công cụ của mình để theo đuổi mục tiêu đặt ra: kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Theo Luật NHNN 2010, tính độc lập của NHNN Việt Nam đã được cải thiện thể hiện cụ thể trong Điều 3 (khoản 4)35 và Điều 1036 của Luật NHNN Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 29/06/2010 của Quốc hội. Tuy nhiên, việc sử dụng công cụ điều hành CSTT không chỉ do Thống đốc NHNN quyết định mà phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Điều này phần nào hạn chế mức độ độc lập trong lựa chọn công cụ điều hành của NHNN. “Để NHNN thực sự được độc lập trong quyết định thực thi CSTT và việc lựa chọn công cụ điều hành, NHNN phải được trao đầy đủ thẩm quyền trong việc lựa chọn các công cụ điều hành CSTT một cách linh hoạt và phù hợp nhất” (Nguyễn Thị Hiền, 2015), đặc biệt là được giao toàn quyền trong việc quyết định mức lãi suất điều hành, “cũng như kiểm soát tất cả các công cụ có ảnh hưởng tới mục tiêu của CSTT. Cùng với các thẩm quyền được trao, NHNN phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội và Chính phủ về kết quả điều hành CSTT và thực hiện các chức năng của NHTW.” (Nguyễn Thị Hiền, 2015) - Hơn nữa, cũng phải thay đổi phương thức thực hiện, hoạt động điều hành CSTT của NHNN trên cơ sở thành lập Hội đồng CSTT. Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia37 hiện nay ở Việt Nam có nhiệm vụ tư vấn và đề xuất các vấn đề về tài chính tiền tệ quan trọng cho Thủ tướng chính phủ hoặc thực hiện những nhiệm vụ được Thủ tướng chính phủ giao. Các thành viên của Hội đồng theo quyết định gồm: 1 Phó thủ tướng Chính phủ - Chủ tịch Hội đồng, 2 Phó chủ tịch hội đồng là Thống đốc NHNN và 1 Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính và 1 số lãnh đạo các Bộ, Ngành và các chuyên gia về lĩnh vực tài chính tiền tệ. Điều này hạn chế phần nào tính độc lập trong quyết định thực thi CSTT của NHNN Việt Nam. Hơn nữa, với nhiệm vụ và cấu 35 “Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu CSTT quốc gia theo quy định của Chính phủ”. 36 “Thống đốc NHNN quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện CSTT quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của Chính phủ”. 37Quyết định số 58/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/2011 về việc thành lập Hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia. 111 trúc thành viên theo quy định, Hội đồng tư vấn chính sách chỉ dừng lại ở việc thảo luận, đề xuất ý kiến và tư vấn các vấn đề nảy sinh trong quá trình điều hành CSTT. Trong khi đó, Vụ CSTT thuộc NHNN là đơn vị có chức năng tham mưu, giúp thống đốc xây dựng CSTT quốc gia và sử dụng các công cụ CSTT. Như vậy, có thể nói hiện chưa có một cơ quan/bộ phận nào có vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất và chịu trách nhiệm về thực thi CSTT. - Ngoài ra, việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tại NHNN phải luôn được thực hiện nhằm đẩy mạnh việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn ngành ngân hàng nhằm bồi dưỡng các thế hệ cán bộ trẻ có trình độ cao, tâm huyết với hoạt động ngân hàng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, thực thi CSTT tại NHNN Việt Nam. 4.2.2.5. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung Hệ thống NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành CSTT của NHNN, từ đó tác động đến nền kinh tế. Với đặc điểm cấu trúc hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng, kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế là từ hệ thống các TCTD nên hiệu quả kênh truyền dẫn lãi suất cơ bản được quyết định bởi hoạt động của hệ thống ngân hàng. Mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trước hết quyết định khả năng di chuyển vốn dễ dàng giữa các tổ chức này đồng thời sẽ tạo cơ chế lan tỏa ảnh hưởng của lãi suất mục tiêu trong điều hành CSTT tới mặt bằng lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng cũng quyết định mức nhạy cảm của cung tín dụng đối với sự biến động của lãi suất. Để phát huy hiệu quả hoạt động của kênh tín dụng đối với nền kinh tế, cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng. Do vậy, nên thực hiện những điểm sau: - Trước hết, cần nâng cao mức vốn đồng thời giảm thiểu sự chênh lệch về vốn quá lớn trong hệ thống TCTD. - Giải quyết vấn đề nợ xấu. Nếu tỷ lệ nợ xấu càng lớn thì năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh của ngân hàng sẽ giảm. Việc bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) được xem là giải pháp trước mắt, nhưng nếu sau 5 năm, nếu các khoản nợ xấu đó không được xử lý triệt để, ngân hàng khó có thể trút được gánh nợ. - Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng. Đây là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. Nếu ngân hàng yếu kém trong quản trị sẽ gây ra những tổn thất to lớn cho chính ngân hàng đó, đồng thời gây ra những rủi ro mang tính dây chuyền cho các ngân hàng khác và ngược lại. Muốn nâng 112 cao năng lực quản trị của hệ thống ngân hàng, cùng với việc thực hiện theo nguyên tắc của Uỷ ban Basel về quản lý tốt tài sản nợ - tài sản có, “xây dựng văn hoá quản trị lành mạnh, tạo môi trường thuận lợi cho việc áp dụng các nguyên tắc và thông lệ quản trị rủi ro, các NHTM cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ trên cơ sở áp dụng hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại, để phát hiện những tiềm ẩn rủi ro, có biện pháp ngăn chặn kịp thời.” (Nguyễn Thị Hiền, 2015) 4.2.2.6. Lành mạnh hóa chính sách tài khóa CSTT và CSTK là hai công cụ quan trọng được Chính phủ sử dụng để điều hành nền kinh tế vì vậy CSTT cần phải phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với CSTK. Một chính sách tài khóa lành mạnh sẽ góp phần hỗ trợ thực hiện thành công CSTT. Theo nhận định của Nguyễn Thị Kim Thanh (2009), trong quá trình điều hành, sự kết hợp giữa hai chính sách này vẫn còn thiếu sự phối hợp, thậm chí là “lệch pha” nhau. “Ví dụ, trước tháng 6/2007, CSTT được nới lỏng quá mức khiến cung tiền trong lưu thông tăng vọt, trong khi mức độ mở rộng của CSTK thấp hơn nhiều so với chính sách tiền tệ khiến nền kinh tế không thể hấp thụ được nguồn vốn lớn, hiệu quả đầu tư thấp, nhập khẩu lạm phát từ nước ngoài. Hay như cuối năm 2007, đầu năm 2008, khi CSTT thắt chặt nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát thì CSTK lại nới lỏng khiến áp lực lạm phát và lãi suất tăng. Chỉ đến khi những dấu hiệu lạm phát trở nên rõ ràng, CSTK mới được điều chỉnh lại. Do vậy, để hạn chế những ảnh hưởng bất lợi giữa hai chính sách, nâng cao hiệu quả điều hành, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá.” Việt Nam đã trải qua một thời gian luôn trong tình trạng thâm hụt ngân sách ở mức cao, duy trì ở mức 6-7% trong nhiều năm, do đó, Chính phủ đã có nhiều biện pháp cắt giảm các khoản chi tiêu công và nâng cao hiệu quả chi tiêu của Chính phủ. Bên cạnh đó, Chính phủ cần xóa bỏ phương thức “ngân sách chi phối”, xây dựng các nguyên tắc các vấn đề của CSTK không được gây ảnh hưởng tới CSTT. Để có thể làm lành mạnh hóa CSTK bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Cải thiện tình trạng thâm hụt NSNN tiến tới cân bằng thu chi. Thâm hụt ngân sách cao và lâu dài tất yếu dẫn tới việc nhà nước buộc phải phát hành thêm tiền để tài trợ thâm hụt và điều này đến lượt nó dẫn tới lạm phát. Do vậy, Chính phủ nên cắt giảm nguồn đầu tư từ ngân sách và tín dụng nhà nước; rà soát và cắt bỏ các hạng mục đầu tư kém hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước (DNNN); cắt giảm chi thường xuyên của bộ máy nhà nước các cấp. 113 - Chống tham nhũng và lãng phí trong chi ngân sách. Tình trạng tham nhũng và lãng phí trong chi ngân sách đặc biệt trong chi đầu tư là vấn đề nổi cộm ở nước ta hiện nay, là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát, khủng hoảng kinh tế. Nó làm xói mòn, gây tổn thất nặng nề và nhưng hệ quả nghiêm trọng cho nền tài chính tiền tệ quốc gia. Để khắc phục tình trạng tham nhũng trong đầu tư công, “Chính phủ cần hoàn thiện chính sách đầu tư công hướng đến minh bạch, trách nhiệm và hiệu quả hơn:  Trước hết, phải nghiêm túc đánh giá mức độ hiệu quả chi đầu tư khu vực công, vai trò đầu tư công trong quá trình chuyển đổi kinh tế, điều chỉnh cơ cấu đầu tư công, nên tập trung vào hiệu quả thực chất. Vốn đầu Nhà nước chỉ nên tập trung vào những mục tiêu, lĩnh vực trọng điểm, những lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn tham gia. Chính phủ nên tận dụng hình thức hợp tác công tư để nâng cao hiệu quả đầu tư và giải quyết nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng.  Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá nhằm tạo ra các công cụ kiểm soát từ phía xã hội và công chúng đối với các hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ công của Chính phủ.  Cần phải minh bạch hóa quản lý ngân sách đầu tư công, gắn kết trách nhiệm người quản lý và người sử dụng vốn đầu tư. Tất cả các dự án đầu tư phải có phân tích chi phí lợi ích và phải được công bố công khai.” (Nguyễn Thị Hiền, 2015)  Tiến hành cải cách hành chính sâu rộng bởi vì một bộ máy hành chính chuyên nghiệp và một hệ thống luật pháp hoàn chỉnh sẽ tiết kiệm chi phí cho xã hội cao nhất và tốt nhất. Cải cách tiền lương để công chức có thể sống căn bản dựa trên thu nhập từ lương chứ không phải từ các nguồn khác 4.2.2.7. Tăng cường niềm tin và hiểu biết của công chúng đối với CSTT của NHNN Việc tạo lập niềm tin và có được sự đồng thuận cao của công chúng là mong muốn của rất nhiều NHTW. Có được lòng tin của dân chúng, NHTW sẽ dễ thuyết phục Chính phủ trao quyền độc lập, chủ động để thực thi CSTT, hỗ trợ cho quá trình điều hành CSTT và đạt được mục tiêu đặt ra. Do vậy, NHTW cần phải chú trọng đến hoạt động truyền thông. Ngoài ra, để công chúng tin tưởng và hiểu được hành động của NHTW nên có chương trình giáo dục tài chính do NHNN chủ trì để người dân hiểu được các vấn đề về tài chính- ngân hàng và CSTT. Nhiều NHTW các nước trên thế giới như Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ, Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương Đức và nhiều NHTW khác ở các nước 114 châu Âu đã coi hoạt động giáo dục kinh tế nói chung và giáo dục tài chính nói riêng là một nhiệm vụ trong hoạt động của mình và nhiều NHTW đã trở thành những trung tâm đào lớn của quốc gia và quốc tế. Những lợi ích mà nó đem lại cho hiệu quả hoạt động của chính NHTW như: (i) nâng cao hiệu quả của CSTT; (ii) đảm bảo chức năng của thị trường tài chính; (iii) hỗ trợ các chính sách kinh tế bền vững; (iv) đưa hiểu biết tài chính và kinh tế trở thành hàng hóa công cộng; (v) xây dựng danh tiếng cho NHTW và nhờ đó nhận được đồng thuận dễ dàng hơn từ công chúng cho các hành động chính sách của mình. Ở Việt Nam cần có những nghiên cứu sâu hơn để làm rõ căn cứ, cũng như triển khai xây dựng xây dựng được một chiến lược cụ thể, phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. 115 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 Trong chương 4, Luận án đã trình bầy một số nội dung như sau: - Tóm lược kết quả nghiên cứu chính thu được từ phân tích thực trạng và thực nghiệm rút ra từ mô hình SVAR - Luận án nêu những Định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2020, mục tiêu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm thời kỳ 2011-2020. Đây là một thách thức rất lớn cho công tác điều hành kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn nhiều khó khăn và bất ổn. - Luận án trình bày Định hướng điều hành chính sách tiền tệ, Định hướng phát triển của ngành ngân hàng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 với mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định giá trị đồng tiền, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống và tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 có một hệ thống ngân hàng tương xứng với một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; tiếp tục củng cố và phát huy các vai trò chính của hệ thống ngân hàng bao gồm kiểm soát lạm phát, ổn định hệ thống tiền tệ; huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế; thực hiện vai trò trung gian thanh toán và cung ứng các dịch vụ ngân hàng tiện ích. NHNN thực sự hoạt động theo chức năng của NHTW hiện đại dựa trên các nguyên tắc thị trường, chuẩn mực quốc tế, đạt trình độ tiên tiến của NHTW trong khu vực. - Luận án đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều hành CSTT của NHNN. Trước hết là tăng cường tính minh bạch, tự chịu trách nhiệm của NHNN. Đổi mới và hoàn thiện điều hành các công cụ CSTT nhằm đảm bảo cơ chế truyền tải CSTT được thông suốt. Do vậy, NHNN phải đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện cơ chế truyền dẫn nhằm đáp ứng được đòi hỏi từ thực tiễn điều hành CSTT, tạo điều kiện để NHNN Việt Nam có thể sử dụng hiệu quả các công cụ CSTT và qua các kênh truyền dẫn phù hợp để tác động đến các biến vĩ mô của nền kinh tế. Từng bước tiến tới và nâng cao tính độc lập để NHNN có toàn quyền quyết định đối với các công cụ của mình nhằm thực hiện mục tiêu đã được công bố. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tại NHNN; đẩy mạnh việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ theo tiêu chuẩn ISO để thực thi CSTT tại NHNN Việt Nam. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM nói riêng và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung. Lành mạnh hóa chính sách tài khóa điều đó sẽ góp phần hỗ trợ thực hiện thành công CSTT. Tăng cường niềm tin và hiểu biết của công chúng đối với CSTT của NHNN. Điều này sẽ giúp cho NHNN đạt được mục tiêu của mình và tiến tới quyền độc lập, chủ động để thực thi CSTT, xây dựng được hệ thống tài chính ổn định và thị trường tài chính phát triển... 116 KẾT LUẬN Với nội dung 4 chương, Luận án đã tóm lược lý luận về các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ và phân tích thực trạng cơ chế truyền dẫn đến các biến mục tiêu CSTT trong 20 năm qua. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp cho công tác điều hành CSTT ở Việt Nam. Có thể khái quát các kết quả chủ yếu của Luận án như sau: Về mặt lý luận, Luận án đã trình bày cơ sở lý luận của CSTT và các kênh truyền dẫn (lãi suất, tín dụng và tỷ giá), trong đó tập trung phân tích các đặc điểm của từng kênh truyền dẫn đó. Nêu lên các nghiên cứu trong và ngoài nước về mô hình SVAR và rút ra khoảng trống trong nghiên cứu này. Về mặt thực tiễn, Luận án đã khái quát diễn biến điều hành CSTT, cơ chế truyền dẫn CSTT của Việt Nam từ năm 1995 đến nay. Việc chia thành 4 giai đoạn ứng với mỗi giai đoạn 5 năm phát triển KT-XH để thấy được NHNN sử dụng những công cụ nào và cách thức điều hành nhằm hướng tới mục tiêu đặt ra. Đồng thời, Luận án còn nghiên cứu cơ chế truyền dẫn từ các kênh đến các biến mục tiêu của nền kinh tế. Kênh lãi suất, tín dụng và tỷ giá đều giữ vai trò nhất định trong mỗi giai đoạn. Thông qua cách tiếp cận mô hình SVAR, nghiên cứu đã ước lượng tác động các cú sốc CSTT đối với Việt Nam. Các kênh truyền dẫn lãi suất, tín dụng, tỷ giá được phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng và thời gian truyền dẫn đến biến mục tiêu. Ngoài ra, để đánh giá mức độ tác động trong ngắn hạn và trung hạn đến các biến mục tiêu, luận án sử dụng phân tích phân rã phương sai của các nhân tố. Với những hạn chế và khó khăn đó trong thời kỳ hiện nay, nhiệm vụ chính là kiểm soát lạm phát, ổn định hệ thống tiền tệ cho giai đoạn từ nay đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, việc đổi mới CSTT nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công cụ CSTT để đạt được tốt nhất các mục tiêu đề ra là thực sự cấp thiết. Tính đến thời điểm hiện nay, Luận án đã đánh giá được mức độ ảnh hưởng, vai trò và cơ chế truyền dẫn của ba kênh đến các biến mục tiêu. Đây là cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu CSTT đặt ra của Việt Nam trong giai đoạn tới. Với các kết quả thu được như trên, Luận án đã giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu đặt ra. Tuy nhiên, vấn đề ổn định tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và CSTT luôn là mục tiêu trong mỗi giai đoạn phát triển, với những diễn biến phức tạp, khó lường. Với năng lực có hạn nên NCS mới chỉ dừng lại ở việc phân tích chủ yếu ba kênh truyền dẫn, chưa nghiên cứu thực nghiệm về kênh giá tài sản. Do vậy, trong thời gian tới vẫn cần có những nghiên cứu sâu hơn với cách tiếp cận khác nhau nhằm tổng hợp và phân tích kỹ đối với từng kênh truyền dẫn và cơ chế truyền tải để đạt được mục tiêu của CSTT./. 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Anh 1. Afandi, Akhsyim (2005), Monetary policy transmission mechanism and Structural breaks in Indonesia, University of Wollongong, School of Economics and Information Systems Faculty of Commerce, New South Wales. 2. Aleem, A. (2010), ‘Transmission Mechanism of Monetary Policy in India’, Journal of Asian Economics, Tập 21, tr. 186-197. 3. Angeloni, I., Luigi, B., Giovanni, F. and Eugenio, G. (1995), ‘The Creidit Channel of Monetary Policy across Heterogeneous Banks: The Case of Italy’, Temidi Discussion, số 256, Banca d’Italia, Rome. 4. Angeloni, Ignazio, Kashyap, A. K., Mojon, B and Terlizzese, D. (2003), ‘The Output Composition Puzzle: A Difference in the Monetary Transmission Mechanism in the Euro Area and US’, NBER Working Paper, số 9985, Cambridge. 5. Bernanke, B.S. (1986), ‘Alternative Exploration of the Money-Income Correlation’, Carnegie Rochester Conference Series in Public Policy 25; tr.49-100. 6. Bernanke, B.S. and Blinder, Alan S. (1988), ‘Credit, Money and Aggregate Demand’, The American Economic Review, Paper and Proceedings 78, tr.435-39 7. Bernanke, B.S. and Gertler, M. (1995), ‘Inside the Black Box, the Credit Channel and Monetary Policy Transmission’, Journal of Economic Perspective 0/4, tr.27-48 8. Bhattacharya, R. (2013), ‘Inflation dynamics and Monetary policy transmission in Vietnam and Emerging Asia’, IMF Working paper WP/13/155. 9. Blanchard, O.J, and Watson, M.W. (1986), ‘Are Business Cycles All Alike?’, in Gordon, R.J., The American Business Cycle: Continuity and Change, University of Chicago Press. 10. Brischetto, A and Voss, G. (1999), ‘A structural vector autogression model of monetary policy in Australia’, Economic Research Department, Reserve Bank of Australia. 11. Catão, L. and Pagan, A. (2010), ‘The credit channel and monetary transmission in Brazil and Chile: A structural VAR approach’, Centre Bank of Chile, Working papers, Số 579. 12. Christiano, L.J., Eichenbaum, M. and Evans, C. (1996), 'The effects of monetary policy shocks: evidence from the flow of funds’, Review of Economics and Statistics, Tập 53, tr. 16-34. 118 13. Christiano, L.J., Eichenbaum, M. and Evans, C. (2001), ‘Nominal rigidities and the dynamic effects of a shock to monetary policy’, Working paper, Số 8403, National bureau of ecocomic research. 14. Claus, E. and Claus, I. (2007), ‘Transmitting shocsk to the economy: The contribution of interest and exchange rates and the credit channel’, Working paper seris, Centre for Applied Macroeconomic Analysis, Australian National University. 15. Cooley, T. and Leroy, S. (1985), ‘A Theoretical Macroeconomics: A Critique’, Journal of Monetary Economics, Tập16, tr. 283-308. 16. Cushman, D. O, and Zha, T. A. (1997), ‘Identifying Monetary Policy in a Small Open Economy Under Flexible Exchange Rates’, Journal of Monetary Economics, Tập 39, tr.433-448. 17. Dufour, J.M. and Pelletier, D. (2002), ‘Linear methods for estimating varma models with a macroeconomic application’, Joint statistical meetings – Business and Economic Statistics Section, tr. 2659-2664. 18. Duguay, P. (1994), ‘Empirical evidence on the strength of the monetary transmission mechanism in Canada, An aggregate approach’, Journal of Monetary Economics, Tập 33, tr. 39-61. 19. Disyatat, P., Vongsinsirikul, P. (2003), ‘Monetary policy and the transmission mechanism in Thailand’, Journal of Asian Economics 14, tr. 389–418. 20. Fredman, M. (1968), ‘The role of monetary policy’, The American Economic review, Số 1, Tập LVIII, tr. 1 – 17. 21. Fry, R., and Pagan, A.R. (2005), ‘Some Issues in Using VARs for Macroeconometric Research’, CAMA Working Paper Series. 22. Fung, S.C. (2002), ‘A VAR Analysis of the Effects of Monetary Policy in East Asia’, Working Paper (Bank of International Settlement, Số 119/2002. 23. Galí, J. (1992), ‘How well do -LM model fit the postwar U.S. data?’, Quarterly Journal of Economics, Vol.107/Issue 2, tr. 709–738. 24. Gordon, D.B., Leeper, E.M., (1994), ‘The dynamic impacts of monetary policy: an exercise intentative identification’, Journal of Political Economy, số 6, tập 102, tr. 1228-1247. 25. Garratt, A., K. Lee, M.H. Pesaran, and Y. Shin (2000), ‘A structural cointegrating VAR approach to macroeconometric modelling’, in S. Holly and M.R. Weale (2000), editors, Econometric Modelling: Techniques and Applications, Cambridge University Press, Cambridge, tr. 94–131. 119 26. Garratt, A., Lee, K., Pesaran, M.H. and Shin, Y. (2001), ‘A long run structural macroeconometric model of the UK’, Economic Journal, 113, tr.412– 455. 27. Gertler, M. and Gilchrist, S. (1993), ‘The Role of Credit Market Imperfections in the Monetary Transmission Mechanism: Arguments and Evidence’, Scandinavian Journal of Economics, số 1, tập 95, tr.43-64. 28. Gertler, M. and Gilchrist, S. (1994), ‘Monetary Policy, Business Cycles, and the Behavior of Small Manufacturing Firms’, Quarterly Journal of Economics, số 2, tập 109, tr.309-340. 29. Grilli, V., Roubini, N. (1995), ‘Liquidity and exchange rates: puzzling evidence from the G-7 countries’, Working paper, Yale University, CT. 30. Gurley, John G. and Edward S. Shaw (1960), Money in a Theory of Finance, Washington D.C.: The Brookings Institution. 31. Handa, J. (2004), Monetary Economics, Second edition published 2009, by Routledge 2 Park Square, Milton Park, Abingdon, Oxon OX14 4RN. 32. Jacobs, J., Kuper, G.H., and Sterken, E. (2003), ‘A Structural VAR model of the euro area’, Working Paper, University of Groningen. 33. Joiner, A. (2001), ‘Monetary policy effects in an Australian Bayesian VAR model’, tham luận trình bày tại The Australasian Macroeconomics Workshop, Wellington, tháng 4 năm 2001. 34. Joiner, A. (2003), ‘Modelling Monetary Policy in Small Open Economies Using Bayesian VARS’, Working Paper, Department of Econometrics and Business Statistics (Monash University). 35. Keynes, J.M. (1936), The general theory of employment, interest and money. 36. King, Stephen, R. (1986), ‘Monetary Transmission: Through Bank Loans or Bank Liabilities’, Journal of Money, Credit, and Banking, số 3, Tập 18, tr. 290-303. 37. Kim, S. (2001), ‘International transmission of U.S. monetary policy shocks: Evidence from VAR’s’, Journal of Monetary Economics, Tập 48, tr. 339–372. 38. Leeper, E. M., and Zha, T.A. (1999), ‘Modest Policy Intervention, Federal Reseve Bank of Atlanta’, Working Paper. 39. Le Viet Hung and Pfau, W. (2008), ‘VAR Analysis of the Monetary Transmission Mechanism in Vietnam’, Working Paper 081, Vietnam Development Forum. 40. Mankiw, G.(2012), Macroeconomics, 8th Edition, Worth Publisher, New York 41. Miller, R.L. and VanHoose, D.D. (2004), Money Banking and Financial market(2nd ed.) Thomson South-Western Press. 120 42. Mishkin, F.S. (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, Columbia University. 43. Mishkin, F.S (2013), The Economics of Money, Banking and Financial Markets (10th ed.), Columbia University. 44. Monetary Policy, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014, từ policy/monetary-policy, 45. Monetary Policy, truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2014, từ : 46. Morsink, J. and Bayoumi, T. (1999), ‘A Peek Inside the Black Box : The Monetary Transmission Mechanism in Japan’, IMF Staff Papers, Số 1, Tập 48, tr. 22-57. 47. Peersman, G., Smets, F. (2003), ‘The monetary transmission mechanism in the Euro Area: more evidence from VAR analysis’, In: Angeloni, I., Kashyap, A., Mojon, B. (Eds.), Monetary policy transmission in the Euro Area, Cambridge University Press, Cambridge. 48. Pham The Anh (2007), ‘Nominal rigidities and the real effects of monetary policy in a structural VAR Model’, Depocen Working paper series, số 2007/06, truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2013, từ: 49. Ramey, V.A. (1992), ‘The Source of Fluctuations in Money: Evidence from Trade Credit’, Journal of Monetary Economics, 30, tr. 171-193. 50. Ramey, V.A. (1993), ‘How important is the Credit Channel in the Transmission of Monetary Policy?’, Carnegie-Rochester Conferences Series on Public Policy, 39, tr. 1-45. 51. Raghavan, M. and Silvapulle, P. (2007), ‘Structural VAR Approach to Malaysian Monetary Policy Framework: Evidence from the Pre- and Post-Asian Crisis Periods’, Working Paper, Department of Econometrics and Business Statistics, Monash University, Caulfield, VIC 3145, Australia. 52. Raghavan, M., Athanasopoulos, G. and Silvapulle, P. (2013), ‘Monetary Policy Analysis using a Structural VARMA Model’, Working Paper, Department of Econometrics and Business Statistics, Monash University Australia, Canadian. 53. Rogoff, Kenneth (1996), ‘The Purchasing Power Parity’, Journal of Economic Literature, Số 2, Tập 34, tr. 647-668 54. Sims, C.A. (1980), ‘Macroeconomics and reality’, Econometrica, số 1, Tập 48, tr. 1-48. 121 55. Sims, C.A. (1986), ‘Are Forecasting Models Usable for Policy Analysis?’ Federal Reserve Bank of Minneapolis, Quarterly Review, Số 1, Tập 10; tr. 2-16. 56. Svensson, L.E.O. (2012), Differing views on monetary policy, BIS central bankers’s speech. 57. Sydney, L., Steindel, C. and Lettau, M. (2002), ‘Monetary Policy Transmission through the Consumption – Wealth Channel’, Federal Reserve Bank of New York, tr. 117-133. 58. Taylor, J.B. (1995), ‘The Monetary Transmission Mechanism: An Empirical Framework’, Journal of Economic Perspectives 9(1). 59. Tobin, J. (1969), ‘A general equilibrium approach to monetary theory’, Journal of Money, Credit and Banking 1(1), tr.15-29. 60. Tran Viet Ky (2009), Monetary Policy in Vietnam: Evidence from a Structural VAR, World Bank. 61. Zaidi, M.A.S., Fisher, L.A. (2010), ‘Monetary Policy and Foreign Shocks: A SVAR Analysis for Malaysia’, Korea and the World Economy, số 3, tập 11, tr. 527-550. Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 62. Bạch Thị Phương Thảo (2011), Truyền dẫn tỷ giá hối đoái vào các chỉ số giá tại Việt Nam giai đoạn 2001 – 2011, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 63. Bùi Quang Tín (2015), Xu hướng lãi suất từ nay đến cuối năm 2015 sẽ ra sao?, truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2016, từ huong-lai-suat-tu-nay-den-cuoi-nam-2015-se-ra-sao-20150711132226422.chn 64. Chính phủ (2014), Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình KT – XH tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII 65. ‘Các chức năng của tiền tệ’, VnEco.com, truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014, từ: 66. Chính sách tiền tệ và tình hình thực hiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1986 đến 2000, truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2014, từ: sach-tien-te-o-viet-nam-trong-giai-doan-tu-1986-den-2000-28151/ 67. ‘Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020’, Tạp chí Xây dựng Đảng, truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2016, từ: LUOC-PHAT-TRIEN-KINH-TEXA-HOI-20112020.aspx 122 68. Chu Khánh Lân (2015), Truyền tải chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Học Viện Ngân hàng; 69. Đặng Thị Việt Đức - Phan Anh Tuấn, Các kênh truyền dẫn sự tác động của chính sách tiền tệ, truy cập ngày 20 tháng 9 năm 2014, từ: sach-tien-te, 70. Hà Quỳnh Hoa (2015), Tác động tương đối của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân. 71. Hà Thị Sáu (2014), Nghiên cứu cơ chế truyền dẫn tiền tệ qua kênh chấp nhận rủi ro của các tổ chức tín dụng: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý chính sách cho Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước. 72. Lê Thị Tuấn Nghĩa, Chu Khánh Lân (2013), ‘Khung chính sách tiền tệ của Việt Nam năm 2012 và những gợi ý chính sách’, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng. 73. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Báo cáo thường niên 2004, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông 2004, Hà Nội 74. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Báo cáo thường niên 2005, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội 75. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2007), Báo cáo thường niên 2006, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội 76. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Báo cáo thường niên 2007, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội 77. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2009), Báo cáo thường niên 2008, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội 78. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Báo cáo thường niên 2009, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội 79. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Báo cáo thường niên 2010, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội 80. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Báo cáo thường niên 2011, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội. 81. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Báo cáo thường niên 2012, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội. 82. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Báo cáo thường niên 2013, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội. 83. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên 2014, Nhà xuất bản thông tin và truyền thông, Hà Nội. 123 84. Nguyễn Hoàng Anh, Trịnh Quang Vũ, Trần Ngọc Phương Anh, Nguyễn Thị Vũ (2012), Phân tích định lượng tác động của các kênh truyền dẫn tiền tệ lên tổng sản lượng và mức giá tại Việt Nam sử dụng mô hình tự hồi quy vector, truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013, từ: 85. Nguyễn Phúc Cảnh (2014), ‘Truyền dẫn của chính sách tiền tệ qua kênh giá tài sản tài chính: Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam’, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, Số 19(29), tr.11-18; 86. Nguyễn Phi Lân (2009), Cơ chế truyền dẫn tiền tệ dưới góc độ phân tích định lượng, Vụ Dự báo Thống kê tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước. 87. Nguyễn Thị Kim Thanh (2008), Hoàn thiện cơ chế truyền tải CSTT của NHNN Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 88. Nguyễn Thị Kim Thanh (2014), ‘Chính sách tiền tệ năm 2013 và định hướng 2014’, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2014, từ: va-dinh-huong-2014/41987.tctc. 89. Nguyễn Thị Kim Thanh (2014), Chính sách lãi suất: Cơ sở lý luận và thực tiễn, Viện Chiến lược ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước. 90. Nguyễn Thị Kim Thanh (2016), ‘Tín dụng và tăng trưởng kinh tế’, Thời báo ngân hàng, truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2016, từ: 91. Nguyễn Thị Thái Hưng, Tác động của chính sách tỷ giá đến lạm phát ở Việt Nam, Học viện Ngân hàng. 92. Nguyễn Thị Ngọc Trang & Lục Văn Cường (2012), ‘Sự chuyển dịch tỷ giá hối đoái vào các mức giá tại VN’, Tạp chí Phát triển & hội nhập, Số 7(17), Tr. 7-13; 93. Nguyễn Thị Hiền (2015), Hoàn thiện các điều kiện để áp dụng việc điều hành chính sách tiền tệ theo khuôn khổ LPMT tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 94. Nguyễn Thị Hải Bình, Trần Thu Thủy (2016), ‘Phát triển kinh tế giai đoạn 2011- 2015 và định hướng 2016-2020’, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2016, từ luan/phat-trien-kinh-te-giai-doan-20112015-va-dinh-huong-20162020- 79500.html; 124 95. Nguyễn Văn Nghiến, Phạm Cảnh Huy, Hoàng Đình Minh (2014), ‘Mối quan hệ giữa lạm phát và tỷ giá hối đoái: Nghiên cứu từ số liệu thực tế ở Việt Nam và một số khuyến nghị’, Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ, Số 11.6.2014 96. Phạm Hữu Hùng (2016), ‘Chính sách tiền tệ là điểm sáng trong điều hành kinh tế vĩ mô’, Thị trường tài chính tiền tệ, Số 1+2 (442+443), tr. 58-62 97. Phạm Thế Anh, Đinh Minh Tuấn, Nguyễn Đức Hùng (2015), Hiệu ứng chuyển của tỷ giá hối đoái - Ứng dụng mô hình SVAR cho Việt Nam, Nhà xuất bản lao động; 98. Tô Kim Ngọc (2012), ‘Chính sách mục tiêu lạm phát trong điều kiện khủng hoảng tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam’, Tạp chí ngân hàng. 99. Tô Kim Ngọc & Lê Thị Tuấn Nghĩa, Cơ chế tỷ giá và chính sách mục tiêu lạm phát, Học viện ngân hàng. 100. Tô Ngọc Hưng (2013), Tăng trưởng tín dụng năm 2012 và một số khuyến nghị chính sách cho năm 2013, 101. Trần Ngọc Thơ và Nguyễn Hữu Tuấn (2013), ‘Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mô hình SVAR’, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 10, tr. 8-16. 102. Trịnh Nguyễn Thanh Hải (2012), Mô hình hóa khuôn khổ chính sách tiền tệ tại Việt Nam theo phương pháp tiếp cận SVAR, truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2013, từ 103. Trương Đình Tuyển, Võ Trí Thành, Bùi Trường Giang, Phan Văn Chính, Lê Triệu Dũng, Nguyễn Anh Dương, Phạm Sĩ An, Nguyễn Đức Thành (2011), Báo cáo Tác động của cam kết mở cửa thị trường trong WTO và FTAs đếnVN.., Dự án MUTRAP III. 104. Trương Minh Tuấn (2015), ‘Truyền dẫn trong chính sách điều hành lãi suất ở Việt Nam’, Tạp chí Ngân hàng, số số 23(12/2015), tr.18-25; 105. Tuấn Linh (2009), Thắt chặt chính sách tiền tệ, truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2016, từ 20091217094036247.htm; 106. Việt Hà (2006), Cơ chế truyền tải của chính sách tiền tệ qua kênh tín dụng của Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ; 107. Vũ Xuân Thanh (2015), ‘Một số kết quả về điều hành CSTT giai đoạn 2011- 2015’, Tạp chí Ngân hàng, số 23(12/2015), tr.15-17. 125 PHỤ LỤC Phụ lục 1. Kiểm định tính ổn định của mô hình SVAR Root Modulus 0.992552 0.992552 0.862972 - 0.330169i 0.923976 0.862972 + 0.330169i 0.923976 0.899935 - 0.013522i 0.900036 0.899935 + 0.013522i 0.900036 0.813021 0.813021 -0.439863 + 0.654437i 0.788522 -0.439863 - 0.654437i 0.788522 0.465097 - 0.601122i 0.760041 0.465097 + 0.601122i 0.760041 -0.183629 - 0.673132i 0.697730 -0.183629 + 0.673132i 0.697730 0.615157 0.615157 0.042582 - 0.613161i 0.614638 0.042582 + 0.613161i 0.614638 -0.358748 - 0.315640i 0.477838 -0.358748 + 0.315640i 0.477838 -0.397745 - 0.120835i 0.415695 -0.397745 + 0.120835i 0.415695 0.045814 0.045814 No root lies outside the unit circle. 126 Phụ lục 2. Kết quả ước lưng ma trận A0 Structural VAR Estimates Sample (adjusted): 1995M07 2015M12 Included observations: 246 after adjustments Estimation method: method of scoring (analytic derivatives) Convergence achieved after 18 iterations Structural VAR is over-identified (8 degrees of freedom) Model: Ae = Bu where E[uu']=I Restriction Type: short-run text form @e1 = c(11)*@u1 + C(12)*@e2 + C(15)*@e5 +c(17)*@e7 @e2 = C(21)*@e1 + c(22)*@u2 + C(23)*@e3 + C(24)*@e4 @e3 = c(33)*@u3 + C(34)*@e4 + C(35)*@e5 @e4 = c(44)*@u4 + C(45)*@e5 @e5 = c(55)*@u5 @e6 = C(65)*@e5 + c(66)*@u6 @e7 = c(72)*@e2 + C(74)*@e4 + C(76)*@e6 + c(77)*@u7 Where @e1 represents R residuals @e2 represents LM2 residuals @e3 represents LCPI residuals @e4 represents LY residuals @e5 represents LOP residuals @e6 represents R_US residuals @e7 represents LXR residuals Coefficient Std. Error z-Statistic Prob. C(12) 17.32546 13.25410 1.307177 0.1912 C(15) 1.253789 1.043673 1.201324 0.2296 C(17) 11.74207 10.97922 1.069481 0.2849 C(21) -0.015419 0.009700 -1.589662 0.1119 C(23) 0.793728 0.324278 2.447680 0.0144 C(24) 0.088152 0.036662 2.404434 0.0162 C(34) -0.015903 0.008590 -1.851399 0.0641 C(35) 0.006599 0.006909 0.955206 0.3395 C(45) 0.054533 0.060833 0.896442 0.3700 C(65) 0.250763 0.138257 1.813745 0.0697 C(72) -3.14E-05 0.032351 -0.000972 0.9992 C(74) -0.011064 0.011195 -0.988285 0.3230 C(76) 0.004897 0.004817 1.016710 0.3093 C(11) 1.010070 0.171669 5.883836 0.0000 C(22) 0.026950 0.003855 6.990825 0.0000 C(33) 0.006704 0.000359 18.65476 0.0000 C(44) 0.059163 0.003171 18.65476 0.0000 C(55) 0.073730 0.003952 18.65476 0.0000 C(66) 0.134463 0.007208 18.65476 0.0000 C(77) 0.008623 0.000464 18.58579 0.0000 Log likelihood 1932.737 127 LR test for over-identification: Chi-square(8) 13.65430 Probability 0.0912 Estimated A matrix: 1.000000 -17.32546 0.000000 0.000000 -1.253789 0.000000 -11.74207 0.015419 1.000000 -0.793728 -0.088152 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 1.000000 0.015903 -0.006599 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 1.000000 -0.054533 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 1.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 -0.250763 1.000000 0.000000 0.000000 3.14E-05 0.000000 0.011064 0.000000 -0.004897 1.000000 Estimated B matrix: 1.010070 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.026950 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.006704 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.059163 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.073730 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.134463 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000 0.008623 Phụ lục 3. Kiểm định Granger Causality Biến giải thích CRB USLS Kết luận Chi-sq P-value Chi-sq P-value LS 4,9674 0,5480 2,2383 0,8965 Không có tác động SL 8,3352 0,2146 5,6681 0,4614 Không có tác động M2 7,7805 0,2546 1,7524 0,9410 Không có tác động CPI 7,5936 0,2694 23,9237 0,0005 Không có tác động EX 9,2198 0,1616 3,7317 0,7129 Không có tác động 128 Phụ lục 4. Kiểm định Đồng tích hợp Unrestricted Cointegration Rank Test (Trace) Hypothesized Trace 0.05 No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.** None * 0.251372 130.1012 125.6154 0.0259 At most 1 0.160393 79.14696 95.75366 0.3936 At most 2 0.100527 48.37830 69.81889 0.7064 At most 3 0.077267 29.73174 47.85613 0.7325 At most 4 0.052096 15.57859 29.79707 0.7415 At most 5 0.033480 6.162301 15.49471 0.6763 At most 6 0.000959 0.168850 3.841466 0.6811 Trace test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level * denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values Unrestricted Cointegration Rank Test (Maximum Eigenvalue) Hypothesized Max-Eigen 0.05 No. of CE(s) Eigenvalue Statistic Critical Value Prob.** None * 0.251372 50.95428 46.23142 0.0146 At most 1 0.160393 30.76866 40.07757 0.3748 At most 2 0.100527 18.64656 33.87687 0.8429 At most 3 0.077267 14.15315 27.58434 0.8119 At most 4 0.052096 9.416287 21.13162 0.7975 At most 5 0.033480 5.993451 14.26460 0.6141 At most 6 0.000959 0.168850 3.841466 0.6811 Max-eigenvalue test indicates 1 cointegrating eqn(s) at the 0.05 level * denotes rejection of the hypothesis at the 0.05 level **MacKinnon-Haug-Michelis (1999) p-values

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ung_dung_mo_hinh_tu_hoi_quy_vecto_dang_cau_truc_tron.pdf
  • docLA_LeThuGiang_E.doc
  • pdfLA_LeThuGiang_Sum.pdf
  • pdfLA_LeThuGiang_TT.pdf
  • docxLA_LeThuGiang_V.docx
Luận văn liên quan