Căn cứ để xây dựng chiến lược còn chưa đầy đủ và chuẩn xác. Cụ thể là, còn
thiếu vắng các cuộc điều tra, nghiên cứu thị trường trong nước và quốc tế; các tài
liệu phân tích đối thủ cạnh tranh. Các tài liệu đánh giá lợi thế phát triển chưa cụ
thể, danh mục đầu tư trải rộng, các dự báo, các tiêu chuẩn định mức tính toán chưa
thật sát với điều kiện cụ thể của Ninh Bình, chưa lường hết được các biến động và
những khó khăn sẽ nảy sinh.
- Phương pháp xây dựng chủ yếu là dự báo, cân đối. Các lựa chọn mang nhiều
yếu tố chủ quan, thiếu các phương pháp khoa học hỗ trợ.
- Xác định nhiều hướng phát triển sản phẩm du lịch, điểm du lịch, cụm du lịch.
Nhưng chưa nhận thức đầy đủ hướng nào chính, hướng nào phụ, “trục” phát triển
cơ bản của du lịch Ninh Bình một cách rõ ràng.
- Chưa chú ý đến việc giúp các doanh nghiệp kinh doanh du lịch xây dựng
chiến lược phát triển, gắn chiến lược doanh nghiệp với chiến lược của tỉnh.
176 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững tỉnh Ninh Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hà Nội”.
* Đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch
của đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch. Đây là một lĩnh vực đầu tư
quan trọng, đặc biệt trong điều kiện du lịch Ninh Bình đang có những hoạt động để
“hội nhập” với hoạt động phát triển du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ cũng như du
lịch cả nước và khu vực.
Đầu tư tôn tạo, khai thác và bảo vệ tài nguyên
Việc quản lý và khai thác các danh lam thắng cảnh ở Ninh Bình đã có sự
thống nhất và phối hợp giữa các ngành, các chủ thể quản lý, song việc khai thác các
tài nguyên du lịch một số nơi chưa gắn liền với quy hoạch, thiếu các định hướng
phát triển lâu dài, nên chưa phát huy đúng ý nghĩa, chức năng của từng khu, cụm,
điểm du lịch.
Ngoài ra, tình trạng khai thác tài nguyên du lịch thời gian qua đang ở tình
trạng mất cân đối. Tại hầu hết các điểm du lịch, tình trạng mở hàng quán kinh
doanh thiếu quy hoạch và khoa học đã làm giảm đi vẻ đẹp thanh lịch của Ninh
Bình, ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Trong khi một số điểm du lịch bị khai thác
quá tải thì tại nhiều nơi, tài nguyên vẫn còn ở dạng tiềm năng, chưa được đầu tư
khai thác hoặc khai thác với quy mô quá nhỏ, điều này vừa ảnh hưởng đến khả
năng thu hút khách vừa làm cho tài nguyên và môi trường bị xâm hại.
Các tài nguyên nhân văn ở Ninh Bình hiện cũng đang ở tình trạng khai thác
thiếu cân đối. Nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian truyền thống của các dân
tộc ít người bị mai một dần do sự xâm nhập của các sản phẩm văn hoá hiện đại, do
không được quy hoạch giữ gìn và phát triển kịp thời, đúng mức.
Mặc dù trong quy hoạch đã có những định hướng phát triển du lịch văn hoá
trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên vốn có; Thêm vào đó cảnh quan thiên nhiên
bị xâm lấn, sự phát triển đô thị hoá làm cho nhiều nơi đã mất đi vẻ đẹp hài hoà giữa
các công trình kiến trúc và môi trường tự nhiên.
Để quản lý tài nguyên và nâng cao chất lượng du lịch, tỉnh cần chỉ đạo các Sở,
Ban, Ngành liên quan thống nhất quản lý như sau:
- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ
giữa các ngành kinh tế, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi
trường cần có sự lồng ghép về quy hoạch giữa ngành du lịch và các ngành khác có
liên quan. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính
đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường
146
tự nhiên và kinh tế-xã hội của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tương đối toàn diện
và có hiệu quả nếu như việc quy hoạch được tiến hành nghiêm túc cũng như việc tổ
chức thực hiện quy hoạch được đảm bảo.
Hiện nay, thực tế phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh
cũng đã có những tác động đến phát triển du lịch, thể hiện sự chưa đồng bộ trong
thực hiện quy họach chung
- Về luật pháp và chính sách: Đây là một giải pháp có tính chiến lược đảm bảo
cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phải tuân thủ những quy định về môi
trường của pháp luật. Luật Môi trường (2005) được ban hành là cơ sở pháp lý cơ
bản đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Tuy nhiên, để thực thi có hiệu quả
các quy định có tính pháp lý trên cần thiết phải xây dựng các quy định cụ thể tại
từng địa phương và tại các khu điểm du lịch. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, ảnh
hưởng xấu đến môi trường đều phải bị xử lý.
Quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự
án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là biểu hiện tích cực của việc thực hiện giải
pháp này. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được
hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội.
- Về kỹ thuật: Đây là giải pháp cần thiết nhằm khắc phục có hiệu quả các sự cố
về môi trường, sự cố thiên tai (bão lụt, sụt lở, động đất v.v), cháy rừng, các sự cố về
môi trường nếu không được kiểm soát và xử lý kịp thời thường sẽ để lại những hậu
quả hết sức nặng nề về kinh tế và môi trường sinh thái. Đối với các điểm có tiềm
năng du lịch lớn cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc
phục hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội và thiên tai đến môi trường.
- Về đào tạo: Trong mọi trường hợp, yếu tố con người có vị trí quan trọng
hàng đầu nếu không nói là quyết định. Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chiến
lược phát triển môi trường bền vững, cần thiết phải có chiến lược tuyên truyền giáo
dục, nâng cao dân trí, tạo điều kiện để toàn dân biết và tham gia phát triển ngành
kinh tế du lịch, đồng thời có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ
quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết cao về các vấn đề
môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật
về du lịch cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ
môi trường. Điều này đòi hỏi việc tổ chức các khoá đào tạo môi trường với sự tham
gia của các giảng viên, các nhà khoa học và quản lý môi trường, các chuyên gia có
kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực môi trường.
147
Lâu dài, cần tiến tới việc tiêu chuẩn hoá trình độ và hiểu biết các vấn về môi
trường đối với cán bộ quản lý các cấp.
- Về tuyên truyền quảng cáo và giáo dục dân trí: Đây là giải pháp quan trọng
nhằm nâng cao dân trí trong việc bảo vệ môi trường. Bằng các hình thức tuyên
truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, những
hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống sinh hoạt và sức
khoẻ cộng đồng sẽ dần dần được nâng cao trong nhận thức của người dân. Chính
những hành động cụ thể, tuy rất nhỏ nhưng có ý thức của người dân về môi trường
sẽ là sự đảm bảo hết sức lớn đối với sự phát triển bền vững của môi trường.
- Về kinh tế: đây là giải pháp có tính xã hội cao và có ý nghĩa quan trọng đặc
biệt đối với dân cư ở khu vực có tiềm năng du lịch như vườn quốc gia Cúc Phương,
khu bảo tồn Vân Longv.v... Việc nâng cao đời sống cộng đồng và tạo công ăn việc
làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là
yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch,
bảo vệ môi trường khu vực.
Thúc đẩy liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp
Việc hình thành và phát triển điểm, tuyến, tour du lịch cần có sự liên kết giữa
các địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên toàn tuyến trong tỉnh
hoặc vùng. Có kế hoạch phối hợp với các địa phương trong vùng du lịch Bắc Bộ và
vùng du lịch Bắc Trung Bộ Hợp tác liên tỉnh, quốc gia và quốc tế đối với du lịch
của Ninh Bình. Sự liên kết này được thực hiện thông qua nỗ lực quảng bá chung, nỗ
lực cam kết về giữ gìn chất lượng phục vụ, liên kết trong đào tạo nhân viên và liên
kết hỗ trợ nhau trong đăng ký gửi khách và nhận khách.
Sự liên kết này đòi hỏi phải có sự chỉ đạo chung thống nhất và phối hợp các
nỗ lực chung cho toàn vùng. Một tổ chức liên kết dưới hình thức Hiệp hội tự
nguyện cho các doanh nghiệp du lịch và cơ quan quản lý du lịch toàn vung là cần
thiết, nhằm:
- Phát các khu du lịch, các khu vực vui chơi, giải trí gắn liền với các điểm
tham quan.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có kĩ năng nghề nghiệp đáp ứng yêu
cầu hợp tác phát triển.
- Phát triển, nâng cấp tuyến đường giao thông đáp ứng các nhu cầu phát triển
hình thành các tuyến và các tour du lịch mới.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường xúc tiến đầu tư công nghệ trong lĩnh
vực quản lí, tổ chức lữ hành.
148
4.3.4. Giải pháp liên quan đến vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh
trong thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức, quản lý và kinh doanh du lịch tỉnh
Ninh Bình theo tiêu chí phát triển bền vững
Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh
là một nhiệm vụ mà các cơ quan QLNN liên quan đều phải thực hiện theo chức
năng, quyền hạn của mình. Thực hiện tốt công tác thanh kiểm tra, kiểm soát chặt
chẽ các hoạt động du lịch trên địa bàn sẽ giúp cho công tác QLNN của các cấp,
ngành có biện pháp chỉ đạo, điều hành, giải quyết các vấn đề được kịp thời. Kiểm
tra, kiểm soát các hoạt động du lịch, ở đây không phải khi có dấu hiệu vi phạm các
quy định mới tiến hành kiểm tra, mà coi đây là công việc thường xuyên mà các cơ
quan QLNN phải làm. Kiểm tra, kiểm soát một mặt phát hiện những sai phạm để
kịp thời chấn chỉnh, khắc phục; mặt khác cũng phát hiện được những tổ chức, cá
nhân có nhiều cách làm hay, hoạt động có hiệu quả để khen thưởng kịp thời và nhân
rộng nhân tố mới. Do vậy, cần khắc phục bằng được quan niệm những vấn đề có
dấu hiệu vi phạm mới tổ chức thanh, kiểm tra. Công tác kiểm tra, kiểm soát các hoạt
động du lịch trong thời gian tới nên tập trung vào các vấn đề chính như sau:
- Về nội dung: Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, các quy định của Nhà
nước, của tỉnh có liên quan đến hoạt động du lịch. Kiểm tra tiến độ thực hiện các dự
án đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Kiểm tra tính thực thi trong việc xây dựng, ban
hành và phối hợp tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
phát triển du lịch của tỉnh.
- Về đối tượng: Kiểm tra các cơ quan QLNN liên quan đến hoạt động du lịch
(các sở, ngành, UBND cấp huyện, xã); các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch và dịch vụ du lịch.
- Về kế hoạch: Cùng với kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, cơ quan
QLNN các cấp có liên quan phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể.
4.3.5. Nhóm các giải pháp điều kiện
4.3.5.1. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển du lịch
Cũng như đối với mọi ngành kinh tế khác, vấn đề con người, trình độ nghiệp
vụ là những vấn đề quan trọng có tính then chốt đối với sự phát triển của ngành du
lịch. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối
với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ,
nhân viên trong ngành, đặc biệt là hướng dẫn viên, lễ tân... rất cao.
Mặc dù ngành du lịch Ninh Bình đã có nhiều nỗ lực trong việc đào tạo, đào
tạo lại lực lượng lao động trực tiếp trong ngành và bồi dưỡng kiến thức du lịch cho
nhân dân địa phương tham gia làm du lịch nhưng chất lượng đội ngũ lao động du
149
lịch còn rất yếu, cả về chuyên môn và trình độ ngoại ngữ, chưa đáp ứng được nhu
cầu phục vụ các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao, đặc biệt là thị
trường khách quốc tế. Vấn đề cấp thiết đặt ra đối với du lịch Ninh Bình là phải có
nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, đủ tài, đủ tầm để đưa du lịch Ninh Bình
từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
Thứ nhất, xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực du lịch của
tỉnh dài hạn 5 đến 10 năm trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở cho việc
đưa ra các kế hoạch hàng năm của ngành trong việc bồi dưỡng nâng cao, đào tạo lại
và tuyển dụng mới nhân lực thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch để
thực hiện các công việc như: xúc tiến quảng bá du lịch, hợp tác quốc tế trong du
lịch, tổ chức cán bộ và đào tạo, quản lý lữ hành, quản lý khách sạn, quản lý các khu,
điểm du lịch, thanh tra du lịch, kế hoạch đầu tư, quy hoạch du lịch
Thứ hai, Tăng cường liên kết, hợp tác và tạo môi trường thuận lợi trong hoạt
động đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch. Phối hợp với Trường Đại học Hoa
Lư xây dựng chương trình liên kết với các trường đại học, cao đẳng du lịch mở các
chương trình đạo tạo trung cấp, cao đẳng nghề du lịch, tại chức, từ xa và sau đại học
về quản trị kinh doanh du lịch, khách sạn, du lịch học Song song với việc hỗ trợ
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với các cơ sở đào tạo trong việc đào tạo,
tuyển dụng nhân viên. Thì cần phải xã hội hóa hoạt động đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động đào
tạo lao động nghề du lịch cung cấp cho các doanh nghiệp khách sạn trong toàn tỉnh.
Thứ ba, Triển khai ứng dụng các tiêu chuẩn nghề trong từng lĩnh vực. Tiêu
chuẩn hóa một bước nguồn nhân lực du lịch ở từng lĩnh vực, ngành nghề theo yêu
cầu thực tế của ngành, phù hợp với các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế. Liên kết với Dự
án phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam do EU đào tạo cán bộ, nhân viên có
trình độ cử nhân du lịch thành các đào tạo viên theo tiêu chuẩn nghề VTOS làm hạt
nhân triển khai 13 tiêu chuẩn nghề du lịch cho các doanh nghiệp du lịch, khách sạn
và nhà hàng trong tỉnh.
Thứ tư, Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực để kinh doanh sản phẩm du lịch
chuyên biệt như du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, du lịch văn hóa. Các loại
hình du lịch chuyên biệt đòi hỏi người phục vụ có tri thức rộng và sâu về điểm đến,
có tính chuyên nghiệp cao. Kiến thức, kỹ năng, thái độ và văn hóa ứng xử, văn hóa
giao tiếp trong các loại hình du lịch chuyên biệt có sự khác biệt căn bản so với các
ngành nghề khác và khác biệt cả với các loại hình du lịch truyền thống.
Thứ năm, Tiếp tục bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng và nâng cao nhận
thức về du lịch cho các tầng lớp nhân dân địa phương tại các khu, điểm du lịch bằng
150
nhiều hình thức khác nhau từ việc tổ chức các lớp tập huấn, các buổi tọa đàm,
chương trình truyền thông trực tiếp qua hệ thống phát thanh 3 cấp của địa phương
để tạo ra sự đồng thuận và nhận thức chung về hoạt động du lịch. Coi việc nâng cao
nhận thức về phát triển du lịch một cách bền vững của các tầng lớp nhân dân địa
phương, đặc biệt là nhân dân tại các khu, điểm du lịch là việc làm thường xuyên và
liên tục của các cấp, các ngành trong toàn tỉnh.
* Về đào tạo cán bộ, công chức QLNN, cán bộ quản lý doanh nghiệp:
- Ngoài chính sách hiện hành của Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói
riêng về đào tạo nguồn nhân lực nói chung, tỉnh Ninh Bình cần thiết phải xem xét
sửa đổi bổ sung các chính sách đào tạo, bồi dưỡng đã ban hành cho phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương mà không trái với chính sách, pháp luật của Nhà
nước. Chính sách phải trên cơ sở khuyến khích người đi học đúng ngành nghề theo
công việc đang làm và đào tạo chuyên sâu, đào tạo ở các bậc học cao; cấp uỷ và
chính quyền các cấp cần có quan điểm và nhận thức đúng khi cử cán bộ đi học ở các
bậc học cao, đồng thời cần xác định rõ đội ngũ cán bộ này chính là lực lượng dự bị
tạo nguồn cán bộ quản lý các cấp của tỉnh.
- Công tác đào tạo phải gắn với nhu cầu sử dụng, đòi hỏi phải có quy hoạch
đào tạo thật sát với nhu cầu sử dụng; việc cử chọn cán bộ, công chức đi học phải
đúng đối tượng, tránh tình trạng những người không làm được việc thì cứ đi học,
người làm được việc thì không thể tách công việc để đi học.
- Thu hút và tạo nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có chất lượng cao còn thiếu
kể cả đội ngũ cán bộ QLNN, quản lý kinh doanh và kỹ thuật đối với ngành du lịch.
Để tạo nguồn nhân lực về lĩnh vực du lịch nói riêng và các ngành khác nói chung
nên tập trung vào các lĩnh vực sau:
+ Hàng năm sử dụng nguồn kinh phí nhất định từ ngân sách địa phương để hỗ
trợ cho các em học sinh thi đậu vào các trường đại học với số điểm cao, nhưng hoàn
cảnh kinh tế khó khăn (tài trợ trong suốt thời gian học tập); gia đình và sinh viên sẽ
cam kết học tập đạt kết quả tốt và sau khi học xong về nhận công tác tại tỉnh.
+ Bố trí công việc hợp lý cho đội ngũ cán bộ có chuyên môn giỏi, có trình độ
học vấn cao; có chính sách tạo việc làm ổn định và phụ cấp ngoài chính sách tiền
lương hợp lý cho những cán bộ này, tránh tình trạng người có năng lực thực sự
đóng góp nhiều cho sự phát triển cũng hưởng thu nhập như người không có năng
lực trong công tác (thậm chí thu nhập ít hơn).
+ Cử đi đào tạo chính quy, đối với những cán bộ trẻ thực sự có năng lực, có
điều kiện nghiên cứu chuyên sâu. Thực hiện tốt công tác quy hoạch đào tạo gắn liền
với sử dụng, bổ nhiệm cán bộ.
151
* Đào tạo nguồn nhân lực du lịch: Nhìn chung các cơ sở đào tạo nguồn nhân
lực du lịch hiện có trên địa bàn tỉnh có khả năng đáp ứng được nhu cầu đào tạo nghề
cho đội ngũ lao động trong ngành du lịch của tỉnh và các địa phương lân cận. Các
chương trình đào tạo nghề ngắn hạn rất thuận lợi cho những người đã có kinh
nghiệm làm việc nhưng chưa qua đào tạo có điều kiện học tập giúp họ có nhiều cơ
hội tham gia lao động trong các doanh nghiệp. Song hạn chế của các cơ sở đào tạo
là đội ngũ giáo viên chưa tiếp cận được với công nghệ du lịch hiện đại của thế giới.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của nhiều địa phương, công tác đào tạo nguồn nhân
lực cho du lịch Ninh Bình cần tập trung vào những yêu cầu sau:
Thứ nhất, cần tiếp tục nâng cao tầm nhận thức sự quan trọng, cấp thiết của
chất lượng sản phẩm du lịch, công tác đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng các quy
trình quản lý nhất là trong giai đoạn du lịch Việt Nam đang trên đà tăng trưởng
mạnh. Công tác này đòi hỏi phải có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ của ngành du
lịch, các cơ sở đào tạo, Hiệp hội Du lịch, doanh nghiệp du lịch.
Thứ hai, cần có sự thống kê các hình thức đào tạo tại chỗ đã và đang được áp
dụng tại các doanh nghiệp nhằm đưa ra những đánh giá chính xác, khoa học về hiệu
quả của từng hình thức, kịp thời bổ sung, cập nhật những hình thức và kiến thức
mới trong quá trình đào tạo tại chỗ.
Thứ ba, trong công tác đào tạo tại chỗ, bên cạnh nỗ lực tự thân của các doanh
nghiệp, cần có sự quan tâm hỗ trợ nhiều hơn nữa của các cơ quan QLNN, của Hiệp
hội Du lịch trong công tác đào tạo, tái đào tạo. Đặc biệt là các cơ sở đào tạo và các
doanh nghiệp du lịch tại Ninh Bình liên kết với Saigontourits trong việc tư vấn,
giảng dạy, chuyển giao công nghệ điều hành, quản lý hiện đại.
Thứ tư, các cơ sở đào tạo và dạy nghề cần phối hợp với ngành du lịch và các
cơ sở kinh doanh để nắm bắt nhu cầu và lĩnh vực đào tạo, ứng dụng công nghệ
chuyên ngành để chuẩn bị giáo trình sát nhu cầu thực tế và phù hợp trình độ phát
triển của du lịch thế giới.
Thứ năm, trong công tác đào tạo tại chỗ bên cạnh các kỹ năng chuyên môn
nghiệp vụ cần chú trọng đến việc trang bị trình độ, kỹ năng ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong công tác quản lý, kinh doanh, quảng bá nhằm giảm chi phí, nâng
cao tính tiện dụng, đạt đến hiệu quả cao nhất.
Thứ sáu, về đào tạo và giải quyết việc làm trước hết phải ưu tiên bảo đảm cho
dân cư trong độ tuổi lao động tại các vùng bị thu hồi đất của các dự án nói chung và
du lịch nói riêng có điều kiện chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với độ tuổi, trình độ,
công việc họ đang làm. Để giải quyết vấn đề này, hàng năm UBND cấp huyện và
Sở Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống kê toàn bộ lực lượng lao
152
động trong vùng bị giải tỏa thu hồi đất trên địa bàn huyện, tỉnh và xây dựng kế
hoạch đào tạo nghề trình UBND tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí đào tạo. Kinh phí
đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng này được tính vào kinh phí
bồi thường của dự án và ngân sách tỉnh cân đối. Về giải quyết việc làm, tất cả các
doanh nghiệp đầu tư đều phải cam kết sử dụng đội ngũ lao động tại địa phương,
trong đó đặc biệt ưu tiên cho đối tượng bị thu hồi đất phục vụ cho dự án của chính
doanh nghiệp.
4.3.5.2. Xã hội hóa một số lĩnh vực trong hoạt động du lịch
Từ năm 2003 đến nay, năm nào tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức các lễ hội, mục
đích của tổ chức lễ hội là tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về các thế mạnh
của Ninh Bình nhằm thu hút khách du lịch đến với Ninh Bình tiêu thụ các sản phẩm
có thế mạnh nói riêng; trong đó các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch -
dịch vụ du lịch là người được hưởng lợi nhiều nhất. Do vậy, việc tổ chức các lễ hội
trong thời gian đến cần phải vận động và quy định các doanh nghiệp được hưởng
lợi trực tiếp hay gián tiếp này đóng góp kinh phí, mức đóng góp tùy theo quy mô
kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện được vấn đề này sẽ giảm tải cho ngân sách
tỉnh và hiệu quả sẽ cao hơn, đồng thời doanh nghiệp cũng thấy rõ trách nhiệm và
nghĩa vụ của mình hơn, mặt khác doanh nghiệp thực hiện được công tác quảng cáo
nâng cao thương hiệu của mình.
An ninh, trật tự an toàn cho du khách, tạo điểm đến an toàn, thân thiện mến
khách là vấn đề hết sức quan trọng. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ các cơ sở lưu
trú, dịch vụ, các điểm tham quan để tránh nạn cò khách, ép giá, bắt chẹt làm cho du
khách mất thiện cảm. Đối với doanh nghiệp phải xác định trách nhiệm của mình đối
với toàn cục, không vì lợi ích trước mắt mà quên đi lợi ích lâu dài và lợi ích toàn
cục; từ đó có thái độ đúng đắn trong quản lý các hoạt động, góp phần cùng với các
cơ quan QLNN của tỉnh phát triển nhanh ngành du lịch.
Ngoài việc hoạt động kinh doanh các dịch vụ thuần túy, các doanh nghiệp cần
phối hợp với các cơ quan QLNN liên quan tổ chức nhiều loại hình du lịch, nhiều lễ
hội văn hóa mang đậm nét truyền thống của các dân tộc gắn với quá trình hình
thành và phát triển, các truyền thuyết. Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí phù
hợp để thu hút khách, kéo dài thời gian lưu trú.
Tổ chức các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ du lịch
(lựa chọn các doanh nghiệp có thế mạnh) thành hiệp hội mạnh có tính gắn kết cao.
Trên cơ sở đó tỉnh sẽ có một số cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả để làm nòng cốt, làm “đầu tàu” kéo các
doanh nghiệp khác và cả hệ thống doanh nghiệp phát triển.
153
4.3.5.3. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá
Tỉnh Ninh Bình phối hợp với các doanh nghiệp trong tỉnh có thế mạnh trên
các lĩnh vực nói chung và du lịch nói riêng tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến
du lịch - thương mại và đầu tư tại một số địa phương trong nước cũng như nước
ngoài để quảng bá, xúc tiến trên các lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm có thế mạnh của
tỉnh. Du lịch Ninh Bình là một cực của Trung tâm du lịch Hà Nội - phụ cận, ngoài
ra mối quan hệ giữa Du lịch Ninh Bình với du lịch các tỉnh duyên hải Đông Bắc,
với các tỉnh miền Trung và miền Nam theo trục quốc lộ 1A... không thể thiếu được
trong hướng phát triển du lịch tỉnh trong những năm tiếp theo. Trong mối liên kết
vùng của du lịch Ninh Bình thì sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái
càng có vai trò đặc biệt. Liên kết vùng được thể hiện trong việc xây dựng tour và
sản phẩm du lịch, trong việc phối hợp đào tạo nhân lực du lịch, trong việc nâng cao
chất lượng dịch vụ... Phải tạo thành “sân chơi chung” cho du lịch các tỉnh trong khu
vực để vươn lên nhiều mặt. Chính vì vậy, mối liên kết vùng du lịch với các tỉnh
duyên hải Đông Bắc, với Hà Nội, với các tỉnh Bắc Trung Bộ... là một trong những
giải pháp quan trọng trong việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Ninh Bình. Để đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến cần thực hiện các nội
dung sau:
- Về kinh phí hoạt động, hàng năm ngân sách địa phương bố trí một khoản chi
nhất định và từ nguồn quỹ khuyến khích phát triển du lịch, công nghiệp để phục vụ
cho công tác quảng bá, xúc tiến; phần còn lại (phần chủ yếu) huy động đóng góp từ
nguồn chi quảng cáo, tiếp thị của các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp có
sản phẩm tiêu thụ.
- Xác định rõ trách nhiệm, vai trò, nhiệm vụ giữa các cơ quan xúc tiến của
Nhà nước, Hiệp hội Du lịch và doanh nghiệp: Nhà nước chỉ hỗ trợ công tác quảng
bá xúc tiến hình ảnh chung của du lịch địa phương như một điểm đến trên cơ sở lựa
chọn những sản phẩm đặc trưng, có nét riêng biệt, tiêu biểu để làm hình ảnh tuyên
truyền, quảng bá chung. Các doanh nghiệp phải chủ động xây dựng kế hoạch
marketing, quảng cáo sản phẩm riêng của mình để thể hiện tính riêng biệt và cạnh
tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
- Cần mở rộng hơn nữa phạm vi cũng như đa dạng hoá hình thức để xúc tiến
du lịch đạt hiệu quả cao hơn như:
+ Nhanh chóng phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức
về du lịch Ninh Bình để giới thiệu với khách du lịch hình ảnh về con người Ninh Bình;
những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, hệ thống các điểm tham
quan du lịch, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí, giá cả sinh hoạt, đi lại, ăn uống...
154
và địa chỉ Trung tâm thông tin tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Đối với các
tờ chỉ dẫn và thông tin sơ lược, có thể kết hợp với các ngành giao thông vận tải cung
cấp miễn phí cho khách trên các lộ trình đến với các khu, điểm du lịch trên địa bàn.
+ Xúc tiến việc xây dựng và phát hành rộng rãi các phim ảnh tư liệu về lịch sử
văn hóa, các công trình kiến trúc, di tích, các danh lam, thắng cảnh, các làng nghề,
lễ hội... và cả những cơ hội, khả năng đầu tư phát triển Ninh Bình để giới thiệu với
du khách trong và ngoài nước. Những thông tin này là hết sức bổ ích không chỉ đối
với du khách có mục đích tham quan nghỉ dưỡng mà còn là cần thiết đối với nhiều
nhà đầu tư, kinh doanh muốn đến để hợp tác ở địa phương Ninh Bình.
+ Tích cực tham gia các hội chợ triển lãm lớn, sự kiện du lịch tại nước ngoài
để học hỏi và tranh thủ giới thiệu, quảng bá hình ảnh du lịch địa phương.
+ Xây dựng sologan và biểu tượng du lịch địa phương để quảng bá, giới thiệu
trên kênh truyền hình của một số quốc gia được xác định là thị trường trọng điểm.
+ Duy trì và không ngừng mở rộng quy mô việc tổ chức các sự kiện du lịch, sự
kiện văn hoá mang tầm quốc gia và địa phương dần tạo thành thương hiệu và nét
đặc trưng riêng của địa phương.
+ Xây dựng và triển khai các đề án về xúc tiến du lịch quốc gia và địa phương,
trong đó đặc biệt coi trọng việc xác định thị trường để có kế hoạch xúc tiến hiệu
quả, đáp ứng nhu cầu, sở thích.
- Du lịch Ninh Bình cần tận dụng các cơ hội để tham gia vào các hội nghị, hội
thảo và hội chợ du lịch quốc tế để có điều kiện tuyên truyền tiếp thị những sản
phẩm đặc sắc của du lịch địa phương mình.
- Trong những điều kiện thuận lợi, có thể mở văn phòng đại diện du lịch tại
các thị trường phân phối khách như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để thực hiện các
chức năng về dịch vụ lữ hành du lịch và xúc tiến tiếp thị du lịch. Điều này cho phép
thực hiện có hiệu quả hơn công tác quan trọng này.
4.3.5.4. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với du lịch tỉnh Ninh Bình trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Trung ương đảng đã xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế là trọng tâm mà thời
kỳ hiện nay nhiệm vụ trọng tâm là CNH, HĐH. Để thực hiện được phương hướng,
mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh trong giai đoạn đầu thực hiện CNH, HĐH, vai
trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng phải được tăng cường, nội dung phương thức lãnh
đạo đối với hoạt động du lịch phải được đổi mới theo thướng sau:
- Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí của du
lịch trước yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội, thực hiện CNH, HĐH của tỉnh.
- Đối với phương thức lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với chính quyền
155
trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với nhiệm
vụ phát triển du lịch của tỉnh nói riêng. Cần xây dựng các chương trình chỉ đạo
chuyên đề, hết sức coi trọng chỉ đạo xây dựng các tập thể chi bộ đảng trong sạch,
vững mạnh và tổng kết các phong trào thi đua để từ đó tiếp tục đổi mới phương thức
lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trước yêu cầu mới đặt ra.
- Tăng cường kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên đối với việc thực hiện các
nghị quyết của đảng, các quy định của nhà nước, nhất là các quy định về kinh tế, tài
chính, việc sử dụng và bảo toàn vốn và tài sản của nhà nước; chống tham ô, lãng phí.
- Củng cố và phát triển cơ sở Đảng trong các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế; tăng cường vai trò của cấp ủy cơ sở trong việc lãnh đạo cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân tham gia lao động sản xuất, làm giàu chính đáng, đấu
tranh các biểu hiện sai trái và các tiêu cực trong cơ quan đơn vị.
- Tăng cường quản lý cán bộ, đảng viên trong các doanh nghiệp, xây dựng đội
ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, thực sự là người lãnh đạo và kinh doanh giỏi.
- Tất cả các cấp bộ Đảng phải có kế hoạch tổ chức đội ngũ Đảng viên tiến
quân vào sự nghiệp CNH, HĐH ở địa phương, đơn vị mình để trở thành lực lượng
tiên phong thực sự.
4.3.5.5. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển du lịch
bền vững
Đối với bất kỳ ngành kinh tế nào, sự phát triển bền vững cũng gắn liền với vấn
đề môi trường. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với sự phát triển của ngành du lịch,
nơi môi trường được xem là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của các hoạt động
du lịch. Thực trạng môi trường du lịch ở Việt Nam nói chung, ở Ninh Bình nói
riêng hiện mặc dù chưa có những vấn đề nghiêm trọng song từng lúc, từng nơi đã
có sự suy thoái và ô nhiễm môi trường gây những tác động tiêu cực đến các hoạt
động phát triển du lịch. Chính vì vậy, để đảm bảo cho việc ngăn chặn sự suy thoái
môi trường và đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trên quan điểm môi
trường, cần thiết phải xem xét một số giải pháp cơ bản sau:
- Về quy hoạch: Để tránh sự chồng chéo trong khai thác tài nguyên lãnh thổ
giữa các ngành kinh tế, dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi
trường cần có sự lồng ghép về quy hoạch giữa ngành du lịch và các ngành khác có
liên quan. Mọi phương án khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
đều phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở những luận cứ khoa học vững chắc có tính
đến mối quan hệ với các ngành kinh tế có liên quan và các tác động đến môi trường
tự nhiên và kinh tế-xã hội của khu vực. Đây sẽ là một giải pháp tương đối toàn diện
và có hiệu quả nếu như việc quy hoạch được tiến hành nghiêm túc cũng như việc tổ
156
chức thực hiện quy hoạch được đảm bảo.
Hiện nay, thực tế phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh
cũng đã có những tác động đến phát triển du lịch, thể hiện sự chưa đồng bộ trong
thực hiện quy họach chung
- Về luật pháp và chính sách: Đây là một giải pháp có tính chiến lược đảm bảo
cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội phải tuân thủ những quy định về môi
trường của pháp luật. Luật Môi trường (2005) được ban hành là cơ sở pháp lý cơ
bản đối với việc bảo vệ môi trường ở nước ta. Trong lĩnh vực du lịch, hoạt động
quản lý đảm bảo môi trường được cụ thể hóa tại Quyết định 02 về BVMT trong lĩnh
vực du lịch và Chỉ thị 07 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự trị
an và về sinh môi trường tại các địa điểm tham quan du lịch. Tuy nhiên, để thực thi
có hiệu quả các quy định có tính pháp lý trên cần thiết phải xây dựng các quy định
cụ thể tại từng địa phương và tại các khu điểm du lịch. Mọi hành vi vi phạm pháp
luật, ảnh hưởng xấu đến môi trường đều phải bị xử lý.
Quy định bắt buộc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự
án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là biểu hiện tích cực của việc thực hiện giải
pháp này. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thực sự có hiệu quả nếu như thiết lập được
hệ thống quản lý và kiểm soát sự biến động môi trường dưới tác động của các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội.
Về kỹ thuật: Đây là giải pháp cần thiết nhằm khắc phục có hiệu quả các sự cố
về môi trường, sự cố thiên tai (bão lụt, sụt lở, động đất v.v), cháy rừng, các sự cố về
môi trường nếu không được kiểm soát và xử lý kịp thời thường sẽ để lại những hậu
quả hết sức nặng nề về kinh tế và môi trường sinh thái. Đối với các điểm có tiềm
năng du lịch lớn cần thiết phải xây dựng các phương án phòng chống sự cố và khắc
phục hậu quả để có thể giảm tối đa những tác động tiêu cực các hoạt động phát triển
kinh tế - xã hội và thiên tai đến môi trường.
- Về đào tạo: Trong mọi trường hợp, yếu tố con người có vị trí quan trọng
hàng đầu nếu không nói là quyết định. Chính vì vậy, để đảm bảo cho một chiến
lược phát triển môi trường bền vững, cần thiết phải có chiến lược tuyên truyền giáo
dục, nâng cao dân trí, tạo điều kiện để toàn dân biết và tham gia phát triển ngành
kinh tế du lịch, đồng thời có chiến lược đào tạo bồi dưỡng để có một đội ngũ cán bộ
quản lý, khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ có trình độ và hiểu biết cao về các vấn đề
môi trường, về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội, pháp luật
về du lịch cũng như về các chính sách, quy định của Nhà nước trong việc bảo vệ
môi trường. Điều này đòi hỏi việc tổ chức các khoá đào tạo môi trường với sự tham
gia của các giảng viên, các nhà khoa học và quản lý môi trường, các chuyên gia có
157
kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực môi trường.
Lâu dài, cần tiến tới việc tiêu chuẩn hoá trình độ và hiểu biết các vấn về môi
trường đối với cán bộ quản lý các cấp.
- Về tuyên truyền quảng cáo và giáo dục dân trí: Đây là giải pháp quan trọng
nhằm nâng cao dân trí trong việc bảo vệ môi trường. Bằng các hình thức tuyên
truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như đài báo, truyền hình, những
hiểu biết về lợi ích của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống sinh hoạt và sức
khoẻ cộng đồng sẽ dần dần được nâng cao trong nhận thức của người dân. Chính
những hành động cụ thể, tuy rất nhỏ nhưng có ý thức của người dân về môi trường
sẽ là sự đảm bảo hết sức lớn đối với sự phát triển bền vững của môi trường.
Bên cạnh những hình thức trên, trong những điều kiện thuận lợi có thể tổ chức
những buổi sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề môi trường, đặc biệt ở các vùng nông
thôn, bản làng dân tộc miền núi.
- Về kinh tế: đây là giải pháp có tính xã hội cao và có ý nghĩa quan trọng đặc
biệt đối với dân cư ở khu vực có tiềm năng du lịch như vườn quốc gia Cúc Phương,
khu bảo tồn Vân Longv.v... Việc nâng cao đời sống cộng đồng và tạo công ăn việc
làm của người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch tại các điểm này sẽ là
yếu tố đảm bảo để người dân tham gia tích cực vào việc bảo vệ tài nguyên du lịch,
bảo vệ môi trường khu vực.
4.4. KIẾN NGHỊ
4.4.1. Kiến nghị đối với ủy ban Nhân dân Tỉnh
- UBND tỉnh có những định hướng phân vùng chức năng, quản lý tốt các điểm
du lịch, các danh lam thắng cảnh, di tích trên địa bàn.
- Huy động và sử dụng vốn phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch. Chọn lọc và đưa ra các dự án mẫu về du lịch tham quan, du lich
nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái
- Quản lý khai thác, sử dụng, bảo về tài nguyên và bảo vệ môi trường; coi
trọng khai thác hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ và phát huy các giá trị tài nguyên và môi
trường du lịch.
- Trao đổi, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, các nhà đầu tư thực hiện sát
những tư tưởng phát triển chung của Ninh Bình. Xem xét có chính sách khuyến
khích nguồn vốn tự tích lũy, cho phép các doanh nghiệp sử dụng doanh thu du lịch
tái đầu tư phát triển trong một khoảng thời gian từ 3-5 năm.
- Lồng ghép với các dự án ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kế
hoạch phát triển du lịch nói riêng.
- Các làng Việt cổ, các làng nghề, lễ hội văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh
158
là những tài nguyên du lịch đặc trưng đặc biệt có giá trị cần được đầu tư khai thác
một cách thỏa đáng để tạo sản phẩm du lịch nông thôn đặc thù có sức cạnh tranh.
4.4.2. Kiến nghị đối với Sở VH-TT-DL và các huyện, thị
- Xây dựng hệ thống chính sách, quy định quản lý hoạt động du lịch trên địa
bàn tỉnh phù hợp với các điều kiện, đặc thù của địa phương.
- Có kế hoạch hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong phát triển du lịch đối với
các địa phượng phụ cận.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn để nhanh chóng nâng cao trình độ nghiệp
vụ, khả năng giao tiếp không chỉ của đội ngũ lao động trực tiếp trong ngành mà còn
của cộng đồng người dân.
- Có các biện pháp bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên du lịch, các cảnh quan,
môi trường tự nhiên và xã hội trên địa bàn.
- UBND các huyện, thị tuyên truyền giáo dục và nâng cao nhận thức của toàn
dân trong việc tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch.
159
KẾT LUẬN
1. Trên thế giới hiện nay, ngành du lịch đang giữ vị trị rất quan trọng nền kinh
tế. Du lịch đã tạo ra rất nhiều công ăn việc làm, đóng góp cho ngân sách nhà nước
và là công cụ hữu hiệu để thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo cho những vùng
xâu vùng xa, dân tộc thiểu số. Tuy nhiên việc phát triển quá nhanh không có sự
kiểm soát của du lịch đã gây ra những ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội và cả
nền kinh tế. Điều đó đã thúc dục những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch tìm
kiếm con đường mới cho mình đó chính là phát triển du lịch bền vững.
2. Ninh Bình là một tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Bộ có tài nguyên du lịch
phong phú trong đó nổi bật là các các danh lam thắng cảnh, các cảnh quan tự nhiên
hữu tình kết hợp với các di tích lịch sử có giá trị và truyền thống văn hóa cao. Với
tiềm năng, thế mạnh và lợi thế cạnh tranh vượt trội, chủ trương phát triển du lịch
nhanh, bền vững và sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Ninh Bình là
hoàn toàn đúng đắn và phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của
thế giới và Việt Nam. Trong thời gian tới, Chính quyền tỉnh Ninh Bình cần tiếp tục
ban hành và thực hiện tốt các chủ trương, chính sách nhằm nâng cao nhận thức cho
cán bộ và nhân dân, huy động sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn xã hội để
phát triển bền vững du lịch Ninh Bình.
3. Để góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra, luận án đã đi sâu
nghiên cứu và đạt được một số kết quả sau:
- Hệ thống hoá và đóng góp bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về du lịch,
phát triển du lịch bền vững và vai trò của chính quyền địa phương cấp Tỉnh trong
phát triển du lịch bền vững; nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế và trong nước
về nâng cao vai trò của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch bền vững,
từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho chính quyền cấp Tỉnh Ninh Bình trong phát
triển du lịch bền vững trên địa bàn Tỉnh;
- Đánh giá vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong phát triển du lịch bền vững
tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005-2013. Trên cơ sở các số liệu thu thập được, luận án
làm sáng tỏ thực trạng phát triển du lịch Ninh Bình trên quan điểm bền vững và
những vấn đề đặt ra đối với vai trò của chính quyền tỉnh Ninh Bình trong phát triển
Du lịch bền vững
- Từ thực trạng vai trò của Chính quyền Tỉnh Ninh Bình trong phát triển du
lịch bền vững, tác giả đưa ra các quan điểm, mục tiêu nhằm nâng cao vai trò của
Chính quyền Tỉnh Ninh bình nhằm phát triển du lịch trên địa bàn Tỉnh và đề xuất hệ
thống giải pháp cụ thể, có tính khả thi cao để thực sự đưa du lịch Ninh Bình phát
triển bền vững trong những giai đoạn tiếp theo.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Mạnh Cường (2011), Tổ chức không gian kinh tế, lãnh thổ nhằm phát
triển du lịch tỉnh Ninh Bình, Tạp chí Kinh tế & Phát triển số chuyên san, tháng
03/2011.
2. Nguyễn Mạnh Cường (2013), Một số vấn đề về phối hợp trong quản lý, khai
thác tài nguyên du lịch tại một số khu du lịch chính của tỉnh Ninh bình, Tạp
chí Kinh tế & Phát triển số 197 (II), tháng 11/2013.
3. Nguyễn Mạnh Cường (2013), Vấn đề phát triển bền vững ở Việt Nam hiện
nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT
1. BCHTWĐ [Ban Chấp hành Trung ương Đảng] (2001), Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII.
2. BCT [Bộ Chính trị] (1998), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25/06/1998 về tăng
cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước,
3. BKGTW [Ban Khoa giáo Trung ương] (2003), Bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Bùi Thị Nga (1996), 'Những giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch trên địa
bàn Hà Nội', Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. CP [Chính phủ] (1999), Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999,
6. CP [Chính phủ] (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của
Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, thu hồi đất,
7. CTKNB [Cục Thống kê Ninh Bình] (2006-2013), Niêm giám Thống kê, Nhà
xuất bản Thống kê, Hà Nội.
8. ĐBNB [Đảng bộ tỉnh Ninh Bình] (2009), Nghị quyết số 15/NQ-TU ngày
13/7/2009 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình về phát triển du lịch
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030,
9. Đỗ Thanh Hoa (2006), 'Nghiên cứu đề xuất đẩy mạnh hoạt động tuyên
truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng
điểm', Đại học Tổng cục Du lịch.
10. Đổng Ngọc Minh và Vương Đình Lôi (2000), Kinh tế Du lịch và và Du lịch
học, dịch bởi Nguyễn Xuân Quý, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh.
11. Hoàng Thị Lan Hương (2011), 'Phát triển kinh doanh lưu trú du lịch tại Vùng
du lịch Bắc bộ của Việt Nam', Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Hoàng Văn Hoan (2002), 'Hoàn thiện quản lý nhà nước về lao động trong
kinh doanh du lịch ở Việt Nam', Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân.
13. Lanque R. (1993), Kinh tế học du lịch, dịch bởi Phạm Ngọc Uyển và Bùi
Ngọc Chưởng, Nhà xuất bản Thế Giới, Hà Nội.
14. Lê Thị Lan Hương (2004), 'Một số giải pháp nâng cao chất lượng chương
trình du lịch cho khách du lịch quốc tế đến Hà Nội của các công ty lữ hành
trên 12 địa bàn Hà Nội', Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân.
15. Lương Xuân Quỳ (2002), Quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
16. Ngô Doãn Vịnh (2005), Bàn về phát triển kinh tế (Nghiên cứu con đường
dẫn tới giàu sang), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
18. Nguyễn Hồng Giáp (2002), Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí
Minh.
19. Nguyễn Ký, Nguyễn Hữu Đức và Đinh Xuân Hà (2006), Đổi mới nội dung
hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong kinh tế thị trường và
hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình Kinh tế Du lịch,
Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội.
21. Nguyễn Văn Dùng (1997), 'Những giải pháp cơ bản phát triển ngành du lịch
Quảng Trị', Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân.
22. Nguyễn Văn Mạnh (2002), 'Những giải pháp nhằm phát triển kinh doanh du
lịch lữ hành trên địa bàn Hà Nội', Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân.
23. Ouk Vanna (2004), 'Điều kiện và các giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch
Campuchia thành ngành kinh tế mũi nhọn của', Đại học Đại học Kinh tế
Quốc dân.
24. Perroux F. (1949), Lý thuyết cực phát triển, Pháp.
25. Phạm Hồng Chương (2003), 'Khai thác và mở rộng thị trường du lịch quốc tế
của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội', Đại học Đại học Kinh tế
Quốc dân.
26. QH [Quốc hội] (2005), Luật Du lịch số 44/205/QH11.
27. SKHĐTNB [Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình] (2006-2013), Báo cáo
tổng hợp các năm 2006-2013.
28. SVHTTDLNB [Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Ninh Bình] (2006-2013),
Báo cáo tổng hợp các năm 2006-2013.
29. Thunen I. G. (1833), Lý thuyết phát triển vành đai nông nghiệp, Đức.
30. Trần Nhạn (1996), Du lịch và Kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.
31. Trần Tiến Dũng (2006), 'Phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ bàng',
Đại học Trường Đại học kinh tế Quốc dân.
32. Trần Văn Mậu (2001), Tổ chức phục vụ các dịch vụ du lịch, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia, Hà Nội.
33. Trịnh Xuân Dũng (1989), 'Một số vấn đề về tổ chức và quản lý các hoạt động
kinh doanh du lịch ở Việt Nam', Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân.
34. Trương Sỹ Quý (2003), 'Phương hướng và một số giải pháp để đa dạng hoá
loại hình và sản phẩm du lịch ở Quảng Nam- Đà Nẵng', Đại học Đại học
Kinh tế Quốc dân.
35. TTCP [Thủ tướng Chính phủ] (2003), Quyết định số 82.2003/QĐ-TTg ngày
29/4/2003 về việc phê duyệt "Quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
khu di tích lịch sử - văn hóa Cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình,
36. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2001), Quyết định 533/QĐ-UBND ngày
31/5/2001,
37. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2002a), Quyết định 129/2002/QĐ-UB,
38. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2002b), Quyết định 126/2002/QĐ-UB
39. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2005), Quyết định 133/2005/QĐ-UBND
ngày 04/7/2005,
40. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2006), Quyết định 2795/ QĐ/-UBND
ngày 14/12/2006,
41. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2007), Quyết định 222/QĐ- UBND
ngày 24/1/2007,
42. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2008a), Quyết định 2077/QĐ- UBND
ngày 13/11/2008,
43. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2008b), Quyết định 1857/QĐ- UBND
ngày 27/10/2008,
44. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2009a), Quyết định 577/ QĐ- UBND
ngày 8/6/2009,
45. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2009b), Quyết định 1432/QĐ- UBND
ngày 25/11/2009,
46. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2009c), Quyết định 444/QĐ-UBND
ngày 6/5/2009,
47. UBNDNB [UBND tỉnh Ninh Bình] (2011), Quyết định 53/QĐ- UBND ngày
14/1/2011,
48. VCL [Viện chiến lược] (1995), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thời kỳ 1996-2010,
49. VCL [Viện chiến lược] (2006a), Đề tài thu thập, xây dựng hệ thống chỉ tiêu
và đánh giá tiềm năng thế mạnh hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội các
vùng KTTĐ Việt Nam,
50. VCL [Viện chiến lược] (2006b), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã
hội Vùng KTTĐBB thời kỳ 2006 - 2020
51. VNCPTDL [Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch] (2007), Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch tỉnh Ninh bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015,
52. Võ Quế (2001), 'Những giải pháp tổ chức và quản lý hệ thống khách sạn trên
địa bàn Hà Nội', Đại học Đại học Kinh tế Quốc dân.
53. Vũ Đình Thụy (1997), 'Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển
Du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn', Đại học Đại học Kinh tế
Quốc dân.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG NƯỚC NGOÀI
54. Baker S., M. Kousis và S.Young (1997), The Politics of Sustainable
Development: Theory, Policy and Practice Within The European Union, Nhà
xuất bản Routledge, London and New York.
55. Boullón R. C. (1985), 'Planificacion del Espacio Turisico, Editorial Trillas,
Mexico', Trong Guidelines: Development of national parks and protected
areas for tourism, J. A. McNeely, J. W. Thorsell và H. Ceballos-Lascurain
(Biên soạn), WTO, UNEP.
56. Brundtland G. H. (1987), Our Common Future, World Commission on
Environment and Development (WCED).
57. Butler R. W. (1993), 'Tourism - an evolutionary perspective', Trong Tourism
and sustainable development: monitoring, planning, managing, J. G. Nelson.,
R. W. Butler và G. Wall (Biên soạn), Nhà xuất bản Department of
Geography, University of Waterloo, Waterloo, Ontario, Canada, trang 27-43.
58. Christaller (1933), Lý thuyết về điểm trung tâm, Mỹ.
59. CTNS 21 [Chương trình nghị sự 21 Việt Nam] (2004), Dự thảo: Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển bền vững,
60. D'Amore L. (1983), 'Guidelines to planning in harmony with the host
community', Trong Tourism in Canada: Selected issues and options P. E.
Murphy (Biên soạn), Nhà xuất bản University of Victoria, Department of
Geography, Victoria, BC, trang 135-159.
61. Eagles P. F. J., S. F. McCool và D. Hynes (2002), Sustainable Tourism in
Protected Areas: Guidelines for Planning and Management, Tạp chí Best
Practice Protected Area Guidelines series, (8).
62. Hens L. (1998), Tourism and Environment, Nhà xuất bản Free University of
Brussel, Belgium,
63. Honey M. (1998), Ecotourism and Sustainable Development: Who Owns
Paradise?, Xuất bản lần thứ 1, Nhà xuất bản Island Press,
64. Inskeep E. (1991), Tourism Planning: An Integrated and Sustainable
Development Approach Nhà xuất bản Wiley,
65. Inskeep E. (1995), National and Regional Tourism Planning : Methodologies
and Case Studies, Nhà xuất bản Routledge, London.
66. IUCN [International Union for Conservation of Nature] (1980), World
Conservation Strategy.
67. Jungk R. (1980), Wieviel Touristen pro Hektar Strand? (How Many Tourists
per Hectare of Beach?), Tạp chí CEO, Số 10.
68. Krippendorf J. (1975), Die Landschaftsfresser: Tourismus u.
Erholungslandschaft (The landscape eaters), Nhà xuất bản Hallwag, Bern.
69. Machado A. (1990), Ecology, Environment and Development in the Canary
Islands, Santa Cruz de Tenerife.
70. Machado A. (2003), Tourism and Sustainable Development, Capacity
Building for Tourism Development in VietNam, VNAT & FUDESO,
Vietnam.
71. Manning E. W. (1996), Carrying capacity and environmental indicators:
What tourism managers need to know, Tạp chí WTO News2,Trang: 9-12.
72. Mowforth M. và I. Munt (1998), Tourism and Sustainability: New Tourism
in the Third World, Nhà xuất bản Routledge, London.
73. Murphy P. E. (1994), 'Tourism and sustainable development', Trong Global
Tourism: The Next Decade, W. F. Theobald (Biên soạn), Nhà xuất bản
Butterworth-Heinemann, Oxford, trang 274-290.
74. Schoon A. Lý thuyết về phân bố doanh nghiệp trong phát triển lãnh thổ, Nhà
xuất bản Universite’ Libre de Bruxelles,
75. Swarbrook J. (1999), Sustainable Tourism Management, Xuất bản lần thứ 1,
Nhà xuất bản Cabi International, Wallingford.
76. TIES [The International Ecotourism Society] (2004), Definition and
Ecotourism Principles,
77. Tosun C. (1998), Roots of unsustainable tourism development at the local
level: The case of Urgup in Turkey, Tạp chí Annals of Tourism Research, Số
19(6),Trang: 595-610.
78. UNWTO [United Nations World Tourism Organization] (2004), Sustainable
Development of Tourism.
79. Wall G., J. Nelson và R. W. Butler (1993), Tourism and sustainable
development: Monitoring, planning, managing, Department of Geography,
University of Waterloo, Waterloo, Ontario.
80. WCED [World Commission on Environment and Development] (1996),
Report of the World Commission on Environment and Development: Our
Common Future, UNWTO.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vai_tro_cua_chinh_quyen_dia_phuong_cap_tinh_trong_ph.pdf