Luận án Vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dương hiện nay

Khó khăn về kinh tế làm giảm đi khá nhiều việc thực hiện tất cả các chức năng của gia đình (nhƣ đã phân tích ở phần thực trạng). Không thể phủ nhận có những gia đình hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhƣng vẫn duy trì đƣợc sự yêu thƣơng giữa các thành viên, con cái vẫn chăm ngoan học giỏi và thành ngƣời tốt. Nhƣng khó khăn về kinh tế dẫn đến không chăm lo đƣợc đầy đủ, kịp thời cho con cái; vì phải kiếm sống mà đành phải phó mặc con cái cho ông bà và xã hội; do nỗi lo cơm áo gạo tiền mà không thực sự trở thành những hình mẫu chuẩn mực cho con cái.v.v. cũng là thực tế phổ biến, trẻ em trong những hoàn cảnh này dù có ngoan ngoãn, vƣợt khó đến mấy đi nữa thì cũng có những lỗ hổng về nhân cách, chịu những thiệt thòi về tâm lý, tình cảm. Đó là còn chƣa nói đến sự tự ti, mặc cảm trƣớc bạn bè làm hạn chế khả năng học tập, tiếp thu kiến thức của các em; thậm chí trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, hoàn cảnh khó khăn ít đƣợc cảm thông, thậm chí còn bị dè bỉu khiến không ít trẻ trở nên cá biệt, dễ bị thành phần xấu trong xã hội lôi kéo; thêm vào đó, bên cạnh hoàn cảnh khó khăn của một số gia đình lại là điều kiện dƣ dả, có khi sống trên tiền của những hộ gia đình làm giàu bằng con đƣờng bất chính nhƣ buôn lậu, tham ô tham nhũng, khiến cho lớp ngƣời trẻ chƣa có đƣợc nhận thức đầy đủ dễ trở nên bi quan, chán nản, oán cha trách mẹ, dễ sa vào tội lỗi Tóm lại, điều kiện kinh tế hoàn toàn không phải là duy nhất, nhƣng là một yếu tố rất quan trọng của mỗi gia đình trong quá trình giáo dục hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ Hải Dƣơng hiện nay.

pdf189 trang | Chia sẻ: tueminh09 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 818 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dương hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xây dựng để đảm bảo trƣờng học thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ của mình bằng việc cử các đại diện phụ huynh giám sát các hoạt động 153 tài chính, xây dựng, ăn nội trú của học sinh, sự quản lý – giáo dục của giáo viên với học sinh. Tránh hiện tƣợng tham nhũng, lãng phí, hạn chế còn tồn tại trong ngành giáo dục hiện nay. - Đấu tranh chống lại biểu hiện tiêu cực của Hội phụ huynh ở nhiều nơi đƣợc coi là “cánh tay nối dài” của nhà trƣờng để tăng các khoản thu ngoài học phí. Gây ra tình trạng nhiều gia đình rất khó khăn với nhiều khoản thu do hội phụ huynh đề ra và con em của các thành viên tham gia Hội phụ huynh có thành tích rất cao so với thực lực học tập - Phát triển Hội phụ huynh với những bộ phận tình nguyện theo mô hình các nƣớc nhƣ Nhật và Hàn cử những phụ huynh triển khai giám sát các đoạn đƣờng gần trƣờng học để đảm bảo an toàn cho học sinh; đồng thời giám sát các em học sinh bỏ học, hay học sinh cá biệt tham gia các tệ nạn xã hội nhƣ ma túy, game, bạo lực học đƣờng - Gia đình đồng thời giám sát chất lƣợng, tính an toàn ở các khu vui chơi, giải trí; nhằm tạo ra sân chơi bổ ích cho thế hệ trẻ và đồng thời xây dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh, tiến bộ. Các gia đình cần giữ đƣợc vai trò cầu nối trung tâm với nhà trƣờng và xã hội. Gia đình cần chủ động thực hiện mối liên hệ chặt chẽ với xã hội trong quá trình nuôi dạy con cái. Trƣớc những áp lực to lớn trong cơ chế cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trƣờng gia đình, nhà trƣờng, xã hội đều phải chịu sức ép từ điều kiện sản xuất vật chất xã hội. Cho nên gia đình cần chủ động chia sẻ vấn đề nuôi dạy, giáo dục thế hệ trẻ với nhà trƣờng và xã hội, từ đó nhà trƣờng và xã hội góp phần hỗ trợ và phát triển vì mục tiêu của gia đình. Đồng thời gia đình thực hiện giám sát quá trình nhà trƣờng và xã hội thực hiện các chức năng chuyên môn liên quan tới sự phát triển thế hệ trẻ nói chung và sự hình thành và phát triển nhân cách nói riêng. Đối với nhà trƣờng: Thứ nhất, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng dạy và học chạy theo thành tích; hƣớng tới giáo dục toàn diện, đào tạo dựa trên năng lực hƣớng tới nền giáo dục tiến bộ, “hạnh phúc”. Hƣớng tới mục tiêu thế hệ trẻ đạt đƣợc mục tiêu thực sự “mỗi ngày đến trƣờng là một ngày vui”. Thực hiện triệt để giảm áp lực thành tích trong dạy và học; tiến hành ngăn chặn tình trạng dạy thêm học thêm đồng thời với việc chấm dứt bài tập về nhà 154 với học sinh tiểu học và hạn chế bài tập về nhà với học sinh trung học cơ sở và học sinh phổ thông trung học. Cần tăng số giờ thực hành cho các môn học cần thiết, cụ thể: tăng giờ học cho các môn đạo đức; giáo dục công dân; giáo dục thể chất. Thứ hai, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng. Việc thi tuyển vào các trƣờng sƣ phạm trong những năm gần đây bộc lộ vấn đề bức xúc là điểm rất thấp, số lƣợng thí sinh thi tuyển giảm do nhu cầu của thị trƣờng lao động, nguồn nhân lực hạn chế và do tiền lƣơng thấp so với giá cả sức lao động trên thị trƣờng. Điều này báo hiệu chất lƣợng nguồn lao động cho ngành giáo dục trong tƣơng lai bị hạn chế do điểm xuất phát nguồn lao động có chất lƣợng không cao. Giải quyết tình trạng này cần phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục bằng việc tạo ra môi trƣờng làm việc sáng tạo; cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Đây là điều kiện quan trọng để phát huy tinh thần nhiệt huyết, đam mê, cống hiến vì sự nghiệp giáo dục của xã hội. Chấm dứt tình trạng tiền lƣơng cho giáo viên không đủ sống; phải bỏ nghề; làm thêm việc ngoài nghề hoặc dạy thêm. Các trƣờng đào tạo sƣ phạm cần có những chính sách khuyến khích nhằm thu hút nhân tài. Thứ ba, nhận thức đúng vai trò của đào tạo, rèn luyện thể lực cho thế hệ trẻ, coi trọng các môn thể dục thể chất. Một con ngƣời có nhân cách hoàn thiện khi phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực. Trên tình hình thực tế nƣớc ta nói chung và tỉnh Hải Dƣơng nói riêng thể lực ngƣời ngƣời Việt Nam so với các nƣớc trên khu vục Đông Nam Á và châu Á vẫn còn nhiều hạn chế dẫn tới tình trạng năng suất lao động, khả năng làm việc và học tập chƣa hiệu quả. Theo Tổng cục thống kê đến tháng 12/2016: 23 ngƣời Việt làm việc bằng 1 ngƣời Singapo, năng suất lao động Việt Nam đang ở mức báo động đỏ. Bên cạnh đó nhận thức của ngƣời dân trong giáo dục con cái vẫn đề cao giáo dục kiến thức, thậm chí gây áp lực với con cái về thành tích học tập. Từ đó gây ra những hệ lụy tỉ lệ học sinh tiểu học bị cận thị và béo phì; trẻ tự kỷ tăng nhanh trong thời gian gần đây. Nhận thức của một bộ phận những ngƣời làm giáo dục, hay chính trong môi trƣờng giáo dục còn coi nhẹ, thậm chí coi thƣờng các môn học thể chất. 155 Chƣa nhận thức đƣợc vai trò của giáo dục thể chất là rất quan trọng với thế hệ trẻ đặc biệt thế hệ học sinh phổ thông - lứa tuổi dậy thì của mỗi con ngƣời. Vì vậy nâng cao nhận thức của gia đình và xã hội về giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ là rất quan trọng. Đồng thời để thế hệ trẻ có thể lực tốt và rèn luyện thể lực tốt cần có môi trƣờng rèn luyện thể chất. Và chế độ dinh dƣỡng cân đối, đầy đủ và khoa học. Cần lồng ghép với biện pháp nâng cao phát triển kinh tế của gia đình và xã hội, bên cạnh đó giải quyết vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay. Mất an toàn vệ sinh thực phẩm đang là tình trạng gây ra bƣớc thụt lùi trong quá trình phát triển kinh tế xã hội hiện tại, bởi nó là nguyên nhân gây ra các bệnh tật nguy hiểm, trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, môi trƣờng sống và tƣơng lai xã hội. Thứ tư, nhà trƣờng giáo dục hướng tới thực hành, thực nghiệm và phát triển kỹ năng sống trong trƣờng học cho thế hệ trẻ. Trƣớc hết, giáo dục cần hƣớng tới nội dung áp dụng trong thực tiễn tránh tình trạng lý thuyết suông. Bởi sự phát triển của khoa học công nghệ hiện nay đƣa vào đời sống thực tiễn và sản xuất rất nhanh. Tuy nhiên thực trạng giáo dục của nƣớc ta và Hải Dƣơng vẫn còn nặng về giáo dục lý thuyết đơn thuần. Cho nên giáo dục hƣớng tới thực nghiệm, thực hành là yêu cầu tất yếu của nội dung giáo dục trong các nhà trƣờng hiện nay, bởi muốn phát triển nhân cách hoàn thiện cho thế hệ trẻ hiện nay đòi hỏi thế hệ trẻ cần có và phát huy cao độ năng lực hoạt động thực tiễn. Nhà trƣờng cần phát huy hơn nữa nội dung giáo dục gắn với thực tiễn; nâng số giờ thực hành; giảng dạy dựa trên bằng chứng; giảm số giờ lý thuyết đơn thuần trên lớp. Vai trò của kỹ năng sống đối với thế hệ trẻ là cần thiết hơn bao giờ hết trong giai đoạn hiện nay bởi tình trạng bố mẹ không có nhiều thời gian giành cho con cái dƣới áp lực của quá trình phát triển kinh tế. Bên cạnh đó khoa học, kỹ thuật phát triển không ngừng đòi hỏi nâng cao các kỹ năng chủ động nắm bắt vận dụng tri thức khoa học trong thực tiễn. Thực tế cuộc sống hiện nay có rất nhiều vấn đề rủi ro: tai nạn, ô nhiễm môi trƣờng, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, đòi hỏi con ngƣời cần nhiều kỹ năng hơn để thích nghi và phát triển. Các trƣờng cần thực hiện nghiêm túc chƣơng trình giáo dục dựa trên năng lực của Bộ giáo dục đã đề ra. Nâng cao chất lƣợng nguồn cán bộ giảng viên 156 giành riêng cho các môn kỹ năng sống. Cán bộ, giảng viên chuyên môn chuyên ngành khác cần lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống vào nội dung giảng dạy của mình. Đối với xã hội: Thứ nhất, các nhà hoạch định chính sách cần căn cứ vào mối liên hệ thống nhất ba môi trường trên để đưa ra những chính sách phù hợp cho gia đình, nhà trƣờng, xã hội với mục tiêu phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Các chính sách đƣa ra cần có mục tiêu chung thống nhất từ đó đƣa ra các mục tiêu cụ thể; tránh tình trạng “trống đánh xuôi kèn thổi ngƣợc”; giáo dục thế hệ trẻ không có sự thống nhất gây hoang mang mất niềm tin nơi con trẻ, gây ra sự bất đồng giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội. Thực tế có tồn tại một tình trạng giáo dục thế hệ trẻ hiện nay hƣớng tới sự chủ động, tự lập, tính kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm với gia đình và xã hội. Tuy nhiên hiện nay có nhiều gia đình ít con dẫn tới tình trạng nuông chiều con cái, cho rằng thế hệ trẻ chỉ cần thực hiện nhiệm vụ học tập là đủ. Từ đó dẫn đến tình trạng thành tích học tập khá cao nhƣng kỹ năng sống và thái độ sống còn nhiều hạn chế. Ngƣợc lại, mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ có đạo đức, lối sống thật thà, trung thực nhƣng nhiều trƣờng học vẫn còn tồn tại tình trạng chạy theo thành tích; thầy cô nâng điểm; dạy thêm; “dạy tủ” để thi đạt điểm cao. Nhƣ vậy, giáo dục tồn tại nhiều mâu thuẫn gây hệ lụy trực tiếp ảnh hƣởng tiêu cực đến thế hệ trẻ. Mục tiêu giáo dục hƣớng tới thế hệ tƣơng lai vừa phát triển trí lực và thể lực, tuy nhiên nền giáo dục nƣớc ta hiện nay vẫn còn tồn tại tình trạng học nặng kiến thức, các môn xã hội và thể chất chƣa đƣợc đánh giá đúng vị trí và vai trò. Thậm chí dƣ luận xã hội chính trong nhà trƣờng và gia đình coi nhẹ, thậm chí coi thƣờng các môn học đó. Giáo dục đào tạo hiện nay hƣớng tới đào tạo dựa trên năng lực, tức là đào tạo ra lớp ngƣời có năng lực toàn diện (kiến thức, kỹ năng, thái độ) xong trên thực tế nhiều trƣờng học trong các cấp học phổ thông đặc biệt là bậc tiểu học hiện nay vẫn tồn tại hiện tƣợng các giờ học của các môn tự nhiên xã hội, đạo đức, vẽ, thể dụcthay bằng học các môn toán và tiếng Việt; thời gian dạy “các môn phụ” này có nhƣng rất ít so với chƣơng trình đề ra. 157 Mục tiêu giáo dục phổ thông chính là sự phát triển tối ƣu về thể lực, kỹ năng sống, thái độ sống tích cực và mức kiến thức cơ bản về tự nhiên xã hội ở mức “phổ thông” đa số mọi ngƣời đều biết, đều học đƣợc. Tuy nhiên, kiến thức hiện nay còn nặng và “bệnh thành tích” còn lây lan rộng chƣa đƣợc “điều trị” hiệu quả, có biểu hiện “nhờn thuốc”, càng khắc phục tình trạng diễn biến phức tap hơn. Tình trạng chạy trƣờng, chạy lớp, chạy thầy cô vẫn khá sôi động ở Hải Dƣơng; thành tích thi học sinh giỏi, giải của lớp, trƣờng, huyện/quận, thành phố, tỉnh, quốc gia vẫn là các căn cứ để đánh giá chính cho năng lực của học sinh dẫn đến nhiều tiêu cực. Để khắc phục tình trạng này chúng tôi đề xuất: - Gia đình và nhà trƣờng cần hiểu rõ mục tiêu giáo dục cho thế hệ trẻ dƣới 18 tuổi để định hƣớng nội dung học tập đúng đắn cho thế hệ trẻ. Các môn học đều quan trọng không phân biệt môn chính môn phụ. - Cần có nhiều giải thi đấu các môn thể thao ở cấp học phổ thông nhằm phát triển thể lực, rèn luyện sức khỏe, sức bền cho thế hệ trẻ - nguồn nhân lực quan trọng tƣơng lai của xã hội. Và thành tích về thể thao cũng là điểm cộng hay điểm ƣu tiên cho học sinh thi vào các trƣờng cao đẳng, đại học nhƣ các môn học khác trong trƣờng. - Triển khai các cuộc thi về các nội dung thể hiện kỹ năng sinh tồn của cá nhân nhƣ sơ cứu tai nạn đuối nƣớc, tai nạn giao thông; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng nấu ăn, làm việc nhà; kỹ năng xử lý tình huống giao tiếp; kỹ năng đọc sách nhanh; kỹ năng kỹ thuật trồng trọt, sửa chữa điện Không chỉ nhà trƣờng mà gia đình và xã hội cần phát triển đầu tƣ tạo điều kiện cho thế hệ trẻ rèn luyện thể lực, sức khỏe tốt từ nền giáo dục gia đình và môi trƣờng sống ngoài xã hội. Thứ hai, chính sách phát triển kinh tế cần gắn liền với giải quyết vấn đề xã hội theo hướng phát triển bền vững. Các hoạt động y tế, giáo dục hƣớng tới hiệu quả, chất lƣợng cao; xóa bỏ tình trạng chạy theo thành tích. Xây dựng môi trường sống an toàn cho con ngƣời nói chung, cho thế hệ trẻ nói riêng: môi trƣờng đất đai, nguồn nƣớc, không khí trong sạch, thực phẩm sạch, an toàn. Các cơ quan chức năng cần quản lý nghiêm ngặt nguồn thực phẩm sạch trên thị trƣờng. Thực hiện hiệu quả các biện pháp này mới chấm dứt tình trạng bệnh tật nguy hiểm trong xã hội ngày càng gia tăng. Từ đó tạo áp lực, gánh nặng cho nền kinh tế và trực tiếp lên các gia đình. Thực hiện xây dựng môi trƣờng xã 158 hội an toàn mới phát triển thế hệ con cái trong gia đình - mầm mống tƣơng lai của xã hội khỏe mạnh có nhân cách tốt đẹp, tiến bộ. Thứ ba, cần xây dựng phát triển các trung tâm dịch vụ xã hội ở các địa phƣơng với mục tiêu hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ cùng với gia đình nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng của gia đình nhƣ trung tâm đào tạo kỹ năng làm cha, làm mẹ; trung tâm đào tạo kỹ năng sống phòng tránh rủi ro cho trẻ em; trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ; trung tâm hỗ trợ cha mẹ khi mang thai; trung tâm đào tạo giúp việc chuyên nghiệp cho gia đình; trung tâm vận tải, đƣa đón an toàn trẻ từ nhà đến trƣờng; v.v Thứ tư, quản lý hiệu quả các trung tâm bảo trợ xã hội cho trẻ khuyết tật, trại trẻ mồ côiCung cấp thông tin mở rộng cho toàn dân đƣợc biết về địa chỉ, chƣơng trình nội dung, chính sách, điều kiện đào tạo để nhân dân hiểu thông tin, hỗ trợ gia đình, điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn. Để xã hội, toàn dân chung tay, chung sức cùng xây dựng giúp đỡ những trẻ em hoàn cảnh khó khăn Thứ năm, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật; đặc biệt luật pháp về bảo vệ và phát triển trẻ em. Hệ thống pháp luật cần củng cố, bổ sung đầy đủ cụ thể có tính giáo dục răn đe phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Tiểu kết chƣơng 3 Phát huy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ là phát huy vai trò chủ quan của gia đình với các yếu tố: kinh tế, trình độ nhận thức, sự lựa chọn hệ giá trị cho quá trình phát triển gia đình và sự phối kết hợp giữa gia đình – nhà trƣờng – xã hội tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ. Từ thực trạng của vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng, đặt ra những vấn đề cấp bách cần khắc phục nhƣ sau: thứ nhất, điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu tính bền vững, ẩn chứa những rủi ro, tụt hậu, ô nhiễm môi trƣờng, sinh thái; trình độ nhận thức của gia đình còn tồn tại yếu tố cũ, lạc hậu; quá trình kế thừa những giá trị gia đình truyền thống, tiếp thu giá trị gia đình hiện đại còn bộc lộ hạn chế; sự phối kết hợp giữa gia đình – nhà trƣờng – xã hội còn bộc lộ yếu kém, tiêu cực. Từ những trăn trở với những vấn đề đặt trên, chúng tôi đƣa ra các nhóm giải pháp với mong muốn góp phần vào công cuộc xây dựng gia đình tiến bộ văn hóa, phát huy vai trò của gia đình vì mục tiêu xây dựng nhân cách thế hệ trẻ đủ 159 “đức” và “tài”; có phẩm chất và năng lực cải tạo xây dựng đất nƣớc giàu đẹp, văn minh. Các nhóm giải pháp đƣợc đề xuất là: nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình ở tỉnh Hải Dƣơng; nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ; nhóm giải pháp kết hợp phát huy giá trị gia đình truyền thống và gia đình hiện đại; nhóm giải pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ với nhiều biện pháp cụ thể. Thế hệ trẻ là thế hệ quan trọng mang trong mình tiềm năng và thế mạnh to lớn cho sự phát triển tƣơng lai dân tộc. Vì vậy mỗi gia đình cần tạo mọi điều kiện vật chất, tinh thần, giáo dục họ trở thành những nhân lực tốt nhất cho sự phát triển gia đình và xã hội. Các giải pháp đã đề xuất cần đƣợc thực hiện một cách đồng bộ từ phía xã hội, nhà trƣờng và bản thân các gia đình. Trƣớc mắt có thể khắc phục những hạn chế về mặt điều kiện vật chất, nâng cao ý thức của mỗi gia đình, phát huy tính vƣợt trƣớc của ý thức xã hội để nâng cao dân trí, trình độ văn hóa của các gia đình. Từ đó ƣơm mầm, tạo tiền đề thuận lợi cho những nhân cách tốt đẹp đơm hoa, kết trái. 160 KẾT LUẬN Nhân cách là phẩm chất và năng lực tạo nên cái “tôi” của mỗi cá nhân, là tổng hợp các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội hình thành nên đặc trƣng của mỗi cá nhân, trên cơ sở đó mỗi cá nhân trở thành chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh các hoạt động của mình. Thế hệ trẻ đƣợc coi là thế hệ kế cận, thế hệ tƣơng lai của xã hội, thế hệ trẻ nằm trong nguồn lao động kế tiếp của lực lƣợng sản xuất; là lớp ngƣời có thế mạnh, tiềm năng to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi dân tộc - quốc gia; đồng thời thế hệ trẻ là lớp ngƣời trẻ tuổi đang trong quá trình học hỏi, hoàn thiện về tri thức và thiếu sự trải nghiệm nên họ cần sự quan tâm hỗ trợ từ gia đình và xã hội. Giai đoạn tuổi trẻ của mỗi cá nhân là giai đoạn quan trọng cho sự hình thành, phát triển về mọi mặt thể chất, tinh thần và sự định hình khá rõ nét về nhân cách. Việc xây dựng và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ hết sức quan trọng của gia đình và toàn xã hội. Nhân cách của thế hệ trẻ là phẩm chất và năng lực tạo nên thế giới cái “ tôi” của mỗi cá nhân trẻ tuổi, là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trên cơ sở đó hình thành nên đặc trƣng vốn có của cá nhân đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh các hoạt động của mình, là cơ sở tạo nên sự phát triển của nhân cách suốt cuộc đời mỗi con ngƣời. Có thể nói gia đình có vai trò quan trọng quyết định nhất tới sự hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, đặc biệt là thế hệ trẻ từ 0 - 18 tuổi. Ở tỉnh Hải Dƣơng những năm gần đây, mỗi gia đình đã phát huy khá tốt vai trò của mình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Gia đình là nơi chăm sóc sức khỏe, thể chất tạo nền tảng sinh học cho phát triển nhân cách cá nhân; gia đình là nơi nuôi dƣỡng, phát triển tâm lý, tình cảm tạo nên nền tảng tinh thần cho mỗi cá nhân; gia đình là nơi giáo dục, truyền thụ những tri thức, kinh nghiệm - kỹ năng sống, kinh nghiệm sản xuất hình thành nhân cách cá nhân; gia đình là nơi điều chỉnh và định hƣớng phát triển nhân cách cho cá nhân. Hiện nay các cơ quan, ban ngành của tỉnh đã chỉ đạo, kết hợp hỗ trợ cùng gia đình phát huy mọi tiềm năng, thế mạnh của gia đình và sức mạnh của toàn xã hội để chăm sóc, nuôi dƣỡng, hoàn thiện nhân cách cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên 161 trên thực tế đã và đang đặt ra những vấn đề cần giải quyết, khắc phục, cụ thể: khả năng kinh tế của nhiều gia đình còn hạn chế trong việc phát huy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ; trình độ nhận thức hạn chế trong phát huy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ; phát huy giá trị văn hóa của gia đình truyền thống và tiếp thu chọn lọc các giá trị văn hóa tiến bộ của gia đình hiện đại còn nhiều hạn chế; sự kết hợp giữa gia đình, nhà trƣờng, xã hội chƣa hiệu quả trong việc phát huy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay. Để khắc phục đƣợc những hạn chế, tồn tại trong việc phát huy vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tỉnh Hải Dƣơng hiện nay chúng tôi khái quát đƣa ra bốn nhóm giải pháp: Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình ở tỉnh Hải Dƣơng; Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ; Nhóm giải pháp kết hợp phát huy giá trị gia đình truyền thống và gia đình hiện đại; Nhóm giải pháp kết hợp gia đình, nhà trƣờng, xã hội trong giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ. Trong giai đoạn hiện nay nƣớc ta đang thực hiện quá độ gián tiếp từ xã hội phong kiến đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, sự phát triển mọi mặt của xã hội và gia đình còn tồn tại những mặt đối lập cũ - mới, những mâu thuẫn trong sự phát triển của xã hội nói chung, gia đình nói riêng gây ra rất nhiều hạn chế cho sự phát triển của nhân cách thế hệ trẻ. Vì mục tiêu phát triển tiến bộ xã hội, chúng ta phải đấu tranh loại bỏ những yếu tố hạn chế, tiêu cực ngay từ trong từng “tế bào - gia đình”, phát triển nhân rộng đƣợc các “tế bào - khỏe mạnh” thực hiện tốt các vai trò của gia đình, từ đó tạo điều kiện, môi trƣờng lành mạnh cho sự phát triển nhân cách cá nhân. Thế hệ trẻ luôn đƣợc coi là thế hệ mang trong mình tiềm năng, thế mạnh to lớn. Bên cạnh sức sống tiềm tàng và khả năng phát triển bùng nổ, thế hệ trẻ đặc biệt cần xã hội quan tâm, bồi dƣỡng, định hƣớng. Trong sự phát triển khoa học, công nghệ và điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, sự phát triển của thế hệ trẻ có nhiều cơ hội lớn và cả những thách thức không nhỏ, đòi hỏi sự nhìn nhận, 162 đánh giá cần toàn diện và sâu sắc, từ đó góp phần định hƣớng sự phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện đại. Phát triển kinh tế là mục tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, nhƣng mọi sự phát triển phải hƣớng tới sự tiến bộ của con ngƣời, trong đó có thế hệ trẻ. Với những hiện thực và khả năng phát triển, thế hệ trẻ Hải Dƣơng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung sẽ là lực lƣợng kế thừa xứng đáng sự nghiệp cách mạng của các thế hệ đi trƣớc, xây dựng đất nƣớc Việt Nam phồn vinh, hƣớng tới sự phát triển và hạnh phúc của mỗi con ngƣời Việt Nam. 163 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Anh (2012), Giáo dục lý luận Mác - Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 2. Ngô Đức Anh; Ross, Micheal W.; Ratliff, Eric A. (2009), Ảnh hưởng của Internet lên thực hành tình dục trong thanh thiếu niên Hà Nội, Việt Nam, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 3. Dƣơng Văn Bóng (2003), Đổi mới việc thực hiện chức năng giáo dục gia đình đối với thế hệ trẻ trong gia đình nông dân Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học. 4. Beach, Raymond, Trần Văn Từ, Lƣợc soạn, Trần Ngọc Âu, Lƣợc soạn (2001), Cha mẹ và con cái, Nxb Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học nhân cách – Một số vấn đề lý luận, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. (Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, Hn, 2003..) 6. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học và nhân cách, Nxb Đại học Quốc gia , Hà Nội. 7. Nguyễn Thanh Bình (2001), Những vấn đề cấp bách trong giáo dục con ở tuổi thiếu niên trong gia đình thành phố hiện nay, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 8. Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Bộ giáo dục và đào tạo (1994), giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Bộ giáo dục và đào tạo (2006), giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Bộ giáo dục và đào tạo (2002), giáo trình Triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 12. Ban chấp hành đoàn tỉnh Hải Dƣơng (2015), Báo cáo kết quả công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi giai đoạn 2010 - 2015. 13. Ban thƣờng vụ tỉnh đoàn (2016), Báo cáo kết quả công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2016. 164 14. Ban chấp hành đoàn tỉnh Hải Dƣơng (2017), Xây dựng đoàn vững mạnh, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng; đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ, cổ vũ thanh niên thi đua học tập, khởi nghiệp, sáng tạo, xung kích tình nguyện xây dựng tỉnh Hải Dương giàu mạnh, văn minh, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Tỉnh đoàn Hải Dƣơng khóa XII tại Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Hải Dƣơng lần thứ XIII. 15. Campbell Ross; Suggs Rob (Phƣơng Oanh, Dịch; Phƣơng Thảo, Hiệu đính), (2007), Teen cần gì ở cha mẹ?, Để teen thật sự cân bằng trong thế giới mất cân bằng, Nxb Văn hóa Thông Tin, Hà Nội. 16. Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, tập 1. 17. Chủ nghĩa xã hội và nhân cách, Nxb Sách giáo khoa Mác - Lênin, tập 2. 18. Chế tài hình sự đối với tội phạm xâm hại trẻ em và người chưa thành niên phạm tội (2006), Nxb Tƣ pháp, Hà Nội. 19. Văn Thị Kim Cúc (2003), Những tổn thương tâm lý của thiếu niên do bố mẹ ly hôn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 20. Đinh Thị Vân Chi (2003), Nhu cầu giải trí của thanh niên, Sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Trần Thị Cẩm (2005), Tâm lý trẻ và giáo dục trong gia đình,Nxb Phụ Nữ. 22. Vũ Hiếu Dân, Ngân Hà (2001), Văn hoá tâm lý gia đình, Nxb Văn hóa thông tin. 23. Nguyễn Thị Hoài Đức (1997), Cha mẹ với tuổi vị thành niên, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 24. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Phạm Hoàng Gia (1990), Mô hình nhân cách sinh viên năm 2000, Nhà xuất bản Hà Nội. 165 29. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 30. Phạm Minh Hạc (1994), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa,Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Phạm Minh Hạc – chủ nhiệm đề tài nghiên cứu (2001 -2005), Xây dựng con người Việt Nam theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường, nxb Khoa học xã hội, Hà nội. 32. Lƣu Song Hà (2008), Cách thức cha mẹ quan hệ với con và hành vi lệch chuẩn của trẻ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 33. Nguyễn Nhƣ Hiền (2005), Giáo trình di truyền học tế bào, nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 7,11,18 34. Lê Nhƣ Hoa (2001), Văn hóa gia đình với việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ em, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 35. Đinh Thị Hoa (2018), “Sàng lọc khuyết tật ngôn ngữ trẻ em từ 1-6 tuổi ở tỉnh Hải Dương”, Tạp chí Phục hồi chức năng. 36. Khuất Thu Hồng (chủ biên) (1996), Gia đình truyền thống, Nxb Khoa học Xã hội. 37. Lê Văn Hồng (chủ biên), (2003), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, nxb Hà Nội. 38. Vũ Tuấn Huy (2003), Mâu thuẫn vợ chồng trong gia đình và những yếu tố ảnh hưởng, Nxb Khoa học xã hội- Hà Nội. 39. Vũ Tuấn Huy (2004), Xu hướng gia đình ngày nay (một vài đặc điểm từ nghiên cứu thực nghiệm tại tỉnh Hải Dƣơng). 40. Hội đồng quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển bách khoa Việt Nam, (2003), Từ điển bách khoa toàn thư, tập III, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 41. Trần Đình Hƣợu (1994), Gia đình truyền thống và chuyển đổi đã thích ứng với thời đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 42. Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội (1991), Dạy con nên người, Hà Nội. 43. Đặng Phƣơng Kiệt (2006), Gia đình Việt Nam, Những giá trị truyền thống và các vấn đề tâm - bệnh lý xã hội, Nxb Lao động, Hà Nội. 44. Vũ Khiêu (1995), Nho giáo và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 45. Nguyễn Linh Khiếu (2001), Gia đình và phụ nữ trong biến đổi văn hóa- xã hội nông thôn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 166 46. Nguyễn Linh Khiếu, Chủ biên; Lê Ngọc Lân; Nguyễn Phƣơng Thảo, (2003), Gia đình trong giáo dục sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 47. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 48. Nguyễn Linh Khiếu- Lê Ngọc Lân - Nguyễn Phƣơng Thảo (2003), Gia đình trong giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 49. Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý (2007), Gia đình học, Nxb Lý luận chính trị. 50. V.I. Lênin (2006), Toàn tập, tâp 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 51. V.I. Lênin (2006), Toàn tập, tâp 41, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 52. Trịnh Duy Luân; Helle Rydstrom; Wil Burghoom đồng chủ biên (2011) nghiên cứu về:“Gia đình nông thôn Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, 53. Nghiêm Sĩ Liêm (2001), Vai trò của gia đình trong việc giáo dục thế hệ trẻ ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 54. Đặng Vũ Cảnh Linh (2003), Vị thành niên và chính sách đối với vị thành niên, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 55. Đặng Thị Linh (2009), Những vấn đề lý luận về gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Khoa CNXHKH, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 56. Nguyễn Thế Long (1998), Gia đình và dân tộc, Nxb Lao động, Hà Nội. 57. Luật hôn nhân gia đình Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Luật Thanh Niên (2005), Nxb lao động, Hn. 59. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 63. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 167 64. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 66. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị Quốc gia , Hà Nội. 67. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 68. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 69. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 70. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Tập 13, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 71. Nguyễn Đức Mạnh (2003), Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em hư ở thành phố; qua nghiên cứu ở Hà Nội, Luận án tiến sĩ xã hội học. 72. P. Ma-sơ-lô-va, J.; Phạm Thành Hƣng, Dịch (2000), Giới tính tuổi hoa, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 73. Port, Maurice; Vũ Thị Chín, Dịch (2004), Trẻ em và quan hệ gia đình, Nxb Thế giới, Hà Nội. 74. Nhà xuất bản Phụ nữ (1980), Dạy con yêu lao động, Hn. 75. Giai.Not, H.G.; Nguyễn Văn Toại, Dịch (1993), Thuật ứng xử giữa cha mẹ và con cái, Nxb Phụ Nữ, Hà Nội. 76. Nghiên cứu Khoa học về phụ nữ (1991), Nhận diện gia đình Việt Nam ngày nay, Hà Nội. 77. Lê Văn Ngọc (2012), Gia đình và biến đổi gia đình ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. 78. Đào Thị Oanh (2007), Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 79. Lê Thị Quý (2011), Quản lý nhà nước về gia đình, lý luận và thực tiễn, Nxb Dân trí. 80. Sara Imas (2018), Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương, Nxb Dân trí, 81. Huỳnh Văn Sơn (2008), Những kiến thức cơ bản của tâm lý học lứa tuổi va tâm lý học sƣ phạm, Nxb Đại học sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh. 82. Lê Quang Sơn, Nguyễn Văn Lũy (2009), Từ điển tâm lý học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội. 83. Nguyễn Thơ Sinh (2008), Các học thuyết tâm lý nhân cách, Nxb Lao Động, Hà Nội. 84. Trần Đặng Sinh, Nguyễn Chu Sâm (2014), Đạo làm người trong văn hóa Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 168 85. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng (2015), Báo cáo công tác gia đình năm 2015. 86. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng (2015), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 49-CT/TW ngày 21/01/2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” trên địa bàn tỉnh Hải Dương. 87. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng, Tình hình thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và các văn bản, đề án thực hiện công tác gia đình giai đoạn 2011-2015. 88. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2015. 89. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo thực hiện “Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt nam giai đoạn 2010-2015”. 90. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo kết quả thực hiện công tác gia đình năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017. 91. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương năm 2016. 92. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 12 và cả năm 2016. 93. Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Hải Dƣơng, Báo cáo đánh giá kết quả công tác gia đình giai đoạn 2011 - 2015; Mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện giai đoạn 2016 – 2020. 94. Sở kế hoạch đầu tƣ (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Hải Dương năm 2017. 95. Klein, Ted (Nguyễn Khánh Du, Dịch), (1991), Cẩm nang của người cha, Nxb Tổng hợp Khánh Hòa, Khánh Hòa. 96. Vũ Anh Tuấn; Nguyễn Xuân Mai (2007), Những biến đổi kinh tế xã hội của hộ gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 97. Trần Hữu Tòng - Trƣơng Thìn (Chủ biên), xuất bản năm 1997, Xây dựng gia đình văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 169 98. Nguyễn Đình Tƣờng (2006), “Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thồng ở Việt Nam trƣớc tác động của toàn cầu hóa”, Tạp chí Triết học. 99. Nguyễn Đình Tƣờng (2007), “Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục”, Tạp chí Triết học. 100. Tổ chức cứu trợ Trẻ em của Thụy Điển; UNICEF (2006), Quyền trẻ em, Biến nguyên tắc thành hành động, Sách tham khảo, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 101. Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên - 2007), Giáo trình Tâm lý học đại cƣơng, Nxb Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội. 102. Đỗ Thị Thạch (2011), “Về xây dựng gia đình văn hóa Việt Nam dƣới ánh sáng Đại hội XI của Đảng”, Tạp chí Cộng sản, số 56. 103. Trịnh Văn Thắng (2004), Giao tiếp giữa bố mẹ và vị thành niên về tình dục, Nội dung, rào cản và động cơ giao tiếp, Nxb Y học, Hà Nội. 104. Lê Thi (1996), Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 105. Lê Thi (1996), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 106. Lê Thi (1997), Vai trò gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 107. Lê Thi (2006), Cuộc sống và biến động của hôn nhân, gia đình Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. 108. Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 109. Lê Thi (2011), Vài nét bàn về việc thực thi công bằng, dân chủ và bình đẳng nam nữ ở Việt Nam hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 110. Dƣơng Ái Thu, Nguyễn Kim Khanh sƣu tầm và dịch (2004), Giáo dục truyền thống văn hóa gia đình cổ xưa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 111. Lê Thị Thủy, Vai trò của đạo đức đối với sự hình thành nhân cách của con người Việt Nam trong điều kiện đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. 112. Nguyễn Thị Thƣờng(1999), Gia đình Việt Nam hiện nay. Truyền thống hay hiện đại?, Tạp chí Thông tin lý luận, (253). 170 113. Trung Ƣơng đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh (2008), Hội thảo khoa học, Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong thời kỳ hội nhập. 114. Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học đại cương, Nxb , Hà Nội. 115. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng (2015), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015- 2020. 116. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng (2016), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. 117. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng (2017), “Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018”. 118. Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng (2018), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 3 tháng đầu năm và một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý 2 năm 2018. 119. Nguyễn Linh Văn (2006), “Gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Gia đình và Trẻ em. 120. Lê Ngọc Văn (1996), Gia đình Việt Nam với chức năng xã hội hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 121. Lê Ngọc Văn (2002), “Một số đặc điểm biến đổi gia đình từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội công nghiệp hóa”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ. 122. Nguyễn Khắc Viện (1991), Từ điển tâm lý, Nxb Ngoại văn. Hà Nội. 123. Nguyễn Khắc Viện (1994), Tâm Lý gia đình, NxbThế Giới, Hà Nội. 124. Viện nghiên cứu thanh niên (1992), Vấn đề thanh niên nhìn nhận và dự báo, Nxb Thanh Niên, Hà Nội. 125. Viện Chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục; Văn phòng UNESCO (2006), Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, Tài liệu hướng dẫn giáo viên, Nhà xuất bản Chính trị, Hà Nội. 126. Viện Gia đình và Giới; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt (2013), Báo cáo đề xuất chính sách hỗ trợ bà mẹ lựa chọn dinh dưỡng bổ sung tốt và phù hợp nhất cho trẻ nhỏ tại Việt Nam, Viện Gia đình và Giới; Nhà xuất bản Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội. 171 127. Viện Gia đình và Giới (2013), Nuôi dưỡng trẻ nhỏ ở một số địa phương của Việt Nam, Thực tiễn và Hàm ý chính sách, Nxb Viện Gia đình và Giới, Hà Nội. 128. Viện ngôn ngữ học, (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa, Hn. 129. A.G. Xpi-rkin (1989), Triết học xã hội, Tập 1, Nxb tuyên huấn, Hn. 130. A.G. Xpi-rkin (1989), Triết học xã hội, Tập 2, Nxb tuyên huấn, Hn. 131. https://afamily.vn/ 132. https://tuoitrethudo.com.vn: Thanh Hà (25/2016), “Nạn đuối nƣớc ở trẻ em Việt Nam”, 133. Tratu.soha.vn 134. Vanban.chinhphu.vn 135. WHO (1974), Hiến chƣơng Ottawa, Nxb Y học, Hà nội. 172 PHỤ LỤC PHIẾU KHẢO SÁT ( Dành cho gia đình) Để góp phần phát huy vai trò của gia đình đối với việc xây dựng nhân cách cho thế hệ trẻ, chúng tôi thực hiện nghiên cứu về “Vai trò của gia đình đối với sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ ở tình Hải Dƣơng hiện nay.” Hộ gia đình ông/bà là đƣợc lựa chọn ngẫu nhiên để phỏng vấn. Ông/bà vui lòng trả lời những câu hỏi sau bằng cách đánh dấu V/X vào các ô vuông hoặc điền nội dung vào các chỗ trồng. Chúng tôi cam kết mọi ý kiến của ông/bà sẽ đƣợc bảo mật và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông/bà ! A. THÔNG TIN CHUNG 1.Ông/bà đang sống ở khu vực cƣ trú nào: 1 Khu vực 1 (KV1 gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015 và các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tƣ của Chƣơng trình 135 năm 2014 và năm 2015 theo quy định hiện hành 2 Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm: Các địa phƣơng không thuộc KV1, KV2, KV3. 3 Khu vực 2 (KV2) gồm: Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ƣơng (trừ các xã thuộc KV1). 4 Khu vực 3 (KV3) gồm:Các quận nội thành của thành phố trực thuộc trung ƣơng. 2. Ông/bà đang làm công việc gì: 1 Nông dân 4 Buôn bán 2 Công nhân 5 Viên chức, công chức 3 Nghề truyền thống 6 Kinh doanh/doanh nhân 173 3. Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng của gia đình ông/ bà trong 3 năm gần đây: 1 Dƣới 1000.000 đồng/tháng 2 Từ 1000.000 đến 2000.000 đồng/tháng 3 Từ 2000.000 đến 3000.000 đồng/tháng 4 Trên 3000.000 đồng/tháng B. NỘI DUNG KHẢO SÁT 1. Theo Ông/Bà gia đình có tầm quan trọng nhƣ thế nào tới sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ ? 1 Rất quan trọng 2 Quan trọng 3 Không quan trọng 2. Theo Ông/Bà việc xây dựng và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ là trách nhiệm chủ yếu của (chọn 1 phƣơng án) 1 Gia đình 2 Nhà trƣờng 3 Các cơ quan nhà nƣớc, pháp luật 4 Chính quyền nơi cƣ trú 5 Thiết chế tôn giáo 6 Nhiều tổ chức xã hôi, nhƣng gia đình là chủ yếu 3. Ông/Bà mong muốn con mình trở thành ngƣời có những yếu tố nào sau đây: (chọn 3 phƣơng án) 1 Sức khỏe tốt 2 Hiếu thảo 3 Trình độ học vấn cao 4 Lao động tốt 5 Kỹ năng sống tốt 6 Hình thức đẹp (chiều cao, cân nặng) 7 Tâm hồn đẹp (Biết yêu thƣơng, giúp đỡ mọi ngƣời) Những phẩm chất khác: . 174 . 4.(*) Chăm sóc sức khỏe và phát triển thể chất có quan trọng đối với sự phát triển nhân cách hay không? 1 Rất quan trọng 2 Quan trọng 3 Không quan trọng 5. Ông/Bà quan tâm tới chế độ dinh dƣỡng cho việc chăm sóc sức khỏe và phát triển thể chất tốt nhất cho con cái? 1 Rất quan tâm 2 Quan tâm 3 Không quan tâm 6. Trong 10 năm gần đây sự đầu tƣ của ông/bà cho con, cháu nhằm tăng cƣờng sức khỏe, phát triền thể chất có tăng lên không? 1 Có 2 Không. 7. Theo ông/bà những yếu tố nào giúp cho thẻ hệ trẻ tăng cƣờng sức khỏe và phát triển thể chất? 1 Dinh dƣỡng phù hợp 2 Di truyền 3 Trẻ đƣợc chăm sóc từ khi nằm trong bụng mẹ\ 4 Học tập và vui chơi phù hợp lứa tuổi 5 Rèn luyện thể dục, thể thao Ngoài ra: ... 8. Trong gia đình ông/bà ngƣời có nhiều thời gian trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ con cái trong gia đinh nhiều nhất là ? 1 Bố 2 Mẹ 3 Ông 4 Bà 9. Ông/bà có quan tâm tới vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nơi ông/bà sinh sống hiện nay không? 1 Có quan tâm 2 Không quan tâm 10. Ô nhiễm môi trƣờng (rác thải, nƣớc thải, khói bụi,..) có ảnh hƣởng tới gia đình và thế hệ trẻ trong gia đình ông/bà hay không? 1 Có 2 Không 175 11. Ông/bà có quan tâm tới những sai phạm trong vấn đề an toàn thực phẩm nơi ông bà sinh sống không? 1 Có quan tâm 2 Không quan tâm 12. Phát hiện những sai phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm ông/bà có báo cáo cơ quan chức năng xử lý không? 1 Có 2 Không 13. (*)Ông/bà nhận thấy giáo dục của gia đình với con cái là quan trọng? 1 Rất quan trọng 2 Quan trọng 3 Không quan trọng 14. Ông/bà quan tâm giáo dục con cái ở những nội dung nào hơn? (chọn 3 nội dung) 1 Đạo đức 2 Lối sống 3 Ứng xử, giao tiếp 4 Công việc gia đình 5 Chăm sóc sức khỏe 6 Rèn luyện thể chất 7 Kiếm tiền giỏi 8 Định hƣớng nghề nghiêp 15. Mức độ quan tâm giáo dục của ông/bà tới con cái nhƣ thế nào? 1 Thƣờng xuyên 2 Không thƣờng xuyên 3 Không quan tâm 16. Ông/bà có quan tâm giáo dục giới tình cho con cái không? 1 Có 2 Không 3 Không có câu trả lời 17. Giáo dục giới tính có quan trọng với thế hệ trẻ dƣới 18 tuổi không? 1 Có 2 Không 3 Không có câu trả lời 18. Quan điểm của ông/bà khi định hƣớng các môn học cho các con ở trƣờng mà ông/bà coi là quan trọng hiện nay ? (chọn tối đa 3 phương án) 176 1 Toán, Lý Hóa(môn tự nhiên) 2 Văn Sử Địa(môn xã hội) 3 Ngoại ngữ; Tin học 4 Giáo dục thể chất 5 Kỹ năng sống 6 Nghệ thuật 7 Các môn học đều quan trọng 19. Mức độ tìm hiểu của ông/bà về các trang mạng xã hội (facebook, zalo,) mà con tham gia? 1 Biết rõ 2 Biết ít 3 Không biết 20. Ông/ bà thấy giáo dục thế hệ trẻ dƣới 18 tuổi có khó khăn không? 1 Có 2 Không *Nếu ông/bà thấy giáo dục thế hệ trẻ dƣới 18 tuổi là khó khăn, thì nguyên nhân là do? 1 Lứa tuổi có đặc điểm tâm, sinh lý phức tạp 2 Lứa tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất, trí tuệ 3 Lứa tuổi sử dụng khoa học công nghệ hiện đại, gia đình không theo kịp 4 Nhận thức của ông bà, cha mẹ về đặc điểm tâm – sinh lý của thế hệ trẻ còn hạn chế 5 Điều kiện kinh tế gia đình còn hạn chế 6 Sự khác biệt về quan điểm sống, lối sốnggiữa các thế hệ trong gia đình 7 Nguyên nhân khác: .. 21. (*)Theo ông/bà gia đình có vai trò quan trọng trong định hƣớng và điều chỉnh sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ không? 1 Rất quan trọng 2 Quan trọng 3 Không quan trọng 22. Ông/bà có quan tâm, định hƣớng cho con cái “thần tƣợng”/ “mẫu ngƣời” mà con muốn trở thành không? 1 Có 2 Không 3 Không có câu trả lời 177 BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT Phụ lục 1(A. Câu 1): Khu vực cƣ trú Khu vực Tham số Khu vực 1(KV1) Khu vực 2 – NT Khu vực 2 Khu vực 3 Tổng số 300 phiếu 49 135 105 11 Tỉ lệ % 16.4 45.3 34.9 3.4 Phụ lục 2: Công việc của cha mẹ Nghề nghiệp Tham số Nông dân Công nhân Nghề truyền thống Buôn bán nhỏ Viên chức công chức Doanh nhân Tổng số 300 phiếu 111 86 12 45 33 13 Tỉ lệ % 37.0 28.7 4.0 15.0 11.0 4.3 Phụ lục 3: Thu nhập bình quân/ngƣời/tháng trong 3 năm gần đây của gia đình Mục đích Tham số Dƣới 1000.000 đ/tháng Từ 1000.000 – 2000.000 đ/tháng Từ 2000.000 - 3000.000 đ/tháng Trên 3000.000 đ/tháng Tổng số 300 phiếu 12 48 68 172 Tỉ lệ % 4.0 16.0 22.7 57.3 Phụ lục 4 (B. Câu 1) Tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển nhân cách thế hệ trẻ Mục đich Tham số Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tổng số 300 phiếu 260 39 1 Tỉ lệ % 86.7 13.0 0.3 178 Phụ lục 5. Trách nhiệm chủ yếu trong xây dựng và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ Mục đích Tham số Gia đình Nhà trƣờng Các cơ quan nhà nƣớc, pháp luật Chính quyền, nơi cƣ trú Thiết chế tôn gian Nhiều tổ chức xã hội, nhƣng gia đình là chủ yếu Tổng số 300 phiếu 141 34 4 3 5 113 Tỉ lệ % 47.0 11.3 1.3 1.0 1.7 37.7 Phụ lục 6. Các yếu tố mà gia đình mong muốn có ở con cái Mục đích Tham số Sức khỏe tốt Hiếu thảo Trình độ học vấn Lao động tốt Kỹ năng sống tốt Hình thức đẹp Tâm hồn đẹp Tổng số 300 phiếu 256 140 123 85 144 29 83 Tỉ lệ % 85.3 46.7 41.0 28.3 48.0 9.7 27.7 Phụ lục 7. Tầm quan trọng của chăm sóc sức khỏe, phát triển thể chất đối với sự phát triển nhân cách. Mục đích Tham số Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tổng số 300 phiếu 235 62 2 Tỉ lệ % 78.6 20.7 0.7 179 Phụ lục 8. Mức độ quan tâm của cha mẹ tới chế độ dinh dƣỡng cho sự phát triển sức khỏe, thể chất tốt nhất. Mục đích Tham số Rất quan tâm Quan tâm Không quan tâm Tổng số 300 phiếu 235 63 2 Tỉ lệ % 78.3 21.0 0.7 Phụ lục 9. Sự đầu tƣ của gia đình cho sự phát triển sức khỏe, thể chất có tăng lên trong 10 năm gần đây. Mục đích Tham số Có Không Tổng số 300 phiếu 289 9 Tỉ lệ % 97.0 3.0 Phụ lục 10. Các yếu tố giúp tăng cƣờng sức khỏe và phát triển thể chất cho thế hệ trẻ Mục đích Tham số Dinh dƣỡng phù hợp Di truyền Trẻ đƣợc chăm sóc từ khi nằm trong bụng mẹ Rèn luyện thể dục, thể thao Học tập và vui chơi phù hợp lứa tuổi Tổng số 300 phiếu 201 56 78 124 85 Tỉ lệ % 67 18.7 26 41.3 28.3 180 Phụ lục 11. Ngƣời có nhiều thời gian trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ con cái trong gia đình hơn Mục đích Tham số Bố Mẹ Ông Bà Tổng số 300 phiếu 115 172 4 8 Tỉ lệ % 38.5 57.5 1.3 2.7 Phụ lục 12. Sự quan tâm của gia đình tới vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nơi gia đình sinh sống Mục đích Tham số Có quan tâm Không quan tâm Tổng số 300 phiếu 288 12 Tỉ lệ % 96.3 3.7 Phụ lục 13. Sự ảnh hƣởng của ô nhiễm môi trƣờng tới gia đình Mục đích Tham số Có Không Tổng số 300 phiếu 283 17 Tỉ lệ % 94.3 5.7 Phụ lục 14. Sự quan tâm của gia đình tới những sai phạm trong vấn đề an toàn thực phẩm nơi gia đình sinh sống Có quan tâm Không quan tâm Tổng số 300 phiếu 290 10 Tỉ lệ % 96.7 3.3 181 Phụ lục 15. Báo cáo cơ quan chức năng khi phát hiện những sai phạm trong vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm Có Không Tổng số 300 phiếu 254 46 Tỉ lệ % 84.7 15.3 Phụ lục 16. Nhận thức của gia đình về tầm quan trọng của giáo dục gia đình với con cái Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tổng số 300 phiếu 247 49 1 Tỉ lệ % 83.2 16.5 0.3 Phụ lục 17. Những nội dung giáo dục mà gia đình quan tâm nhiều hơn trong giáo dục con cái Mục đích Tham số Đạo đức Lối sống Ƣng xử giaotiếp Công việc gia đình Chăm sóc sức khỏe Rèn luyện thể chất Kiếm tiền giỏi Định hƣớng nghề nghiệp Tổng số 300 phiếu 269 132 133 82 113 54 42 57 Tỉ lệ % 89.7 44.0 44.3 27.3 37.7 18 14 19 Phụ lục 18. Mức độ quan tâm giáo dục của gia đình đối với con cái Mục đích Tham số Thƣờng xuyên Không thƣờng xuyên Không quan tâm Tổng số 300 phiếu 271 28 1 Tỉ lệ % 90.4 9.3 0.3 182 Phụ lục 19. Sự quan tâm tới nội dung giáo dục giới tính cho con cái trong gia đình Có Không Không có câu trả lời Tổng số 300 phiếu 261 29 10 Tỉ lệ % 87 9.7 3.3 Phụ lục 20. Sự quan trọng của giáo dục giới tính cho con cái dƣới 18 tuổi Mục đích Tham số Có Không Không có câu trả lời Tổng số 300 phiếu 268 26 6 Tỉ lệ % 89.5 8.7 1.8 Phụ lục 21. Sự định hƣớng của gia đình với các môn học đƣợc cho là quan trọng ở nhà trƣờng hiện nay Mục đích Tham số Môn tự nhiên Môn xã hội Ngoại ngữ, tin học Kỹ năng sống Giáo dục thể chất Nghệ thuật Các môn học đều quan trọng Tổng số 300 phiếu 154 61 145 108 152 33 134 Tỉ lệ % 51.3 20.3 48.3 36.0 50.7 11.0 44.7 183 Phụ lục 22. Sự tìm hiểu của gia đình về các trang mạng xã hội mà con tham gia Mục đích Biết rõ Biết ít Không biết Tổng số 300 phiếu 184 97 15 Tỉ lệ % 61.2 32.8 5.0 Phụ lục 23.1 Khó khăn của gia đình trong giáo dục thế hệ trẻ dƣới 18 tuổi Có Không Tổng số 300 phiếu 266 31 Tỉ lệ % 90.2 9.8 Phụ lục 23.2 Nguyên nhân của khó khăn trong việc giáo dục thế hệ trẻ dƣới 18 tuổi Lứa tuổi có đặc điểm tâm, sinh lý phức tạp Lứa tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất, trí tuệ Lứa tuổi sử dụng khoa học công nghệ hiện đại gia đình không theo kịp Nhận thức của ông bà, cha mẹ về đặc điểm tâm, sinh lý thế hệ trẻ còn hạn chế Điều kiện kinh tế gia đình còn hạn chế Sự khác biệt về quan điểm, lối sốnggiữa các thế hệ trong gia đình Tổng số 300 phiếu 179 68 86 79 28 115 Tỉ lệ % 59.7 22.7 28.7 26.3 9.3 38.3 184 Phụ lục 24. Vai trò của gia đình trong định hƣớng và điều chỉnh sự hình thành và phát triển nhân cách cho thế hệ trẻ Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Tổng số 300 phiếu 244 55 1 Tỉ lệ % 81.3 18.4 0.3 Phụ lục 25. Sự quan tâm, định hƣớng của gia đình cho con cái “thần tƣơng”/ “mẫu ngƣời” mà con muốn trở thành Có Không Không có câu trả lời Tổng số 300 phiếu 183 100 17 Tỉ lệ % 61.2 33.4 5.4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_vai_tro_cua_gia_dinh_doi_voi_su_hinh_thanh_va_phat_t.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI TIẾNG ANH.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI TIẾNG VIỆT.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT TIẾNG VIỆT.pdf
Luận văn liên quan