Luận án Vai trò vốn con người đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: cách tiếp cận vĩ mô và vi mô

Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được các quốc gia quan tâm, đ c biệt là các quốc đang phát triển như Việt Nam. Về m t lý thuyết cũng như thực tiễn, con người là yếu tố ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố đầu vào khác như vốn hiện vật, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ. Để đảm bảo tăng trưởng có chất lượng, yếu tố con người được thể hiện thông qua vốn con người luôn đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Vai trò của vốn con người đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã được nghiên cứu trong luận án này theo cách tiếp cận vĩ mô và vi mô. Các kết quả đạt được của luận án như sau: Thứ nhất, hệ thống được cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế và vốn con người. Điểm mới về cơ sở lý thuyết của luận án này là đã phân tích được các yếu tố đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế và vốn con người theo cách tiếp cận vĩ mô và vi mô. Thứ hai, luận án đã phân tích được thực trạng vốn con người của Việt Nam từ cách tiếp cận về giáo dục và cách tiếp cận về chi phí trong đó chỉ ra những vấn đề tồn tại về vốn con người của Việt Nam đó là số năm đi học thấp, kỹ năng còn thiếu, đầu tư cho giáo dục đào tạo ở mức khiêm tốn và còn có sự chệnh lệch xét theo giới tính, khu vực và còn thấp so với các nước trong khu vực

pdf183 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2780 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò vốn con người đối với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam: cách tiếp cận vĩ mô và vi mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của luật pháp. Đ c biệt, đối với những người có thành tích đ c biệt xuất sắc trong học tập, lao động và nghiên cứu khoa học, cần phải có một cơ chế tuyển dụng riêng, thậm chí là sự đ c cách hay mời vào làm việc tại các tổ chức và cơ quan phù hợp với năng lực và chuyên môn của họ. (3) Thay đổi trong cơ chế đãi ngộ theo nguyên tắc không cào bằng Bên cạnh một cơ chế tuyển dụng công khai, minh bạch và bình đẳng, một cơ chế đãi ngộ không cao bằng và có sự phân biệt theo trình độ, theo năng lực và sự đóng góp là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo việc sử dụng lao động, đ c biệt là lao động chất lượng cao có hiệu quả đồng thời hạn chế được hiện tượng chảy máu chất xám. Chế độ lương là yếu tố đầu tiên cần phải thay đổi trong cơ chế đãi ngộ người lao động. Hiện nay, không chỉ người lao động trong các tổ chức của Nhà nước hưởng lương theo ngân sách mà cả trong các tổ chức tư nhân vẫn được tính lương theo cách cào bằng đó là hệ số lương tính theo thâm niên trung bình cứ 3 năm được điều chỉnh tăng một lần mà không tính nhiều đến những đóng góp thực cho tổ chức của người lao động. Điều này làm thui chột động lực làm việc, sáng tạo và cống hiến của người lao động. Cần phải có các quy định về chế độ lương không chỉ dựa trên thâm niên mà theo năng lực và kết quả làm việc. Một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá khi xem xét mức lương và các chế độ đãi ngộ khác cần được xây dựng cho từng vị trí công việc. Điều này có liên quan ch t ch đến việc cần phải có mô tả công việc chi tiết ở từng vị trí tại mỗi đơn vị. Với các tổ chức của Nhà nước, Nhà nước cần ban hành các văn bản luật trong đó quy định chi tiết về các chế độ lương 141 tương ứng với từng vị trí công việc và các chế độ đãi ngộ đ c biệt đối với những người lao động có trình độ cao khi họ muốn làm việc cho các cơ quan Nhà nước. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần quan tâm tới các chế độ ưu đãi về điều kiện sống (nhà ở), làm việc và nghiên cứu cho những người lao động có trình độ cao, có thể đóng góp cho các lĩnh vực kinh tế và khoa học quan trọng của đất nước. Đối với các tổ chức của tư nhân hay các doanh nghiệp, Nhà nước cần có sự khuyến khích các tổ chức này đưa ra các cơ chế đãi ngộ phù hợp với từng đối tượng lao động, đ c biệt là các chế độ đãi ngộ đối với những người lao động có trình độ cao. Sự khuyến khích này có thể thực hiện thông qua các ưu đãi của Nhà nước về thuế, về các thủ tục hành chính liên quan đến quá trình hoạt động. 4.4.2 Giải pháp phát triển vốn con người ở cấ độ vi mô (hộ gia đình) 4.4.2.1 Mỗi cá nhân cần nâng cao nhận thức về vai trò của đầu tư cho vốn con người đối với sự gia tăng thu nhập cá nhân Trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế cũng như công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, một bộ phận không nhỏ người Việt Nam có thể dễ dàng làm giàu từ các hoạt động kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ hay giàu lên nhờ bong bóng chứng khoán, bất động sản hay từ những khoản thu nhập theo kiểu từ trên trời rơi xuống như tiền đền bù đất đai. Khi đó, tầm quan trọng của học tập tích lũy kiến thức trong việc cải thiện thu nhập của cá nhân không được coi trọng. Tuy nhiên, khi mọi thứ đi vào quỹ đạo, cơ hội làm giàu nhanh chóng qua đi thì trình độ, năng lực của từng người mới là yếu tố cốt lõi để đảm bảo thu nhập của cá nhân ổn định và cải thiện theo thời gian. Vì vậy, mỗi cá nhân trong xã hội cần nhận thức được rằng việc tích lũy kiến thức và kỹ năng cũng như kinh nghiệm là điều quan trọng và cần làm một cách thường xuyên trong suốt cuộc đời. Đó chính là lý do vì sao UNESCO khởi xướng xã hội học tập và học tập suốt đời . Theo đó, "học tập suốt đời" là quá trình học tập diễn ra trong suốt cả cuộc đời, dựa trên bốn trụ cột: học để biết, học để làm việc, học để cùng nhau chung sống và học để làm người; thông qua các phương thức giáo dục chính quy, giáo dục thường xuyên; đ c biệt coi trọng tự học. 142 Tuy nhiên, hiện nay trong xã hội ta vẫn tồn tại hiện tượng phổ biến là nhiều người đi học chỉ để có bằng cấp để thăng quan tiến chức mà không phải học để có kiến thức. Mỗi người cần nhận thức được rằng trong một xã hội phát triển, năng lực của một con người không chỉ đánh giá qua bằng cấp mà người đó có mà chủ yếu đánh giá qua những gì người đó làm và đóng góp cho xã hội. Trong một nền kinh tế mà thị trường lao động ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt thì những người có trình độ và năng lực thật sự mới có nhiều cơ hội việc làm có thu nhập cao và ổn định. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, đ c biệt là các doanh nghiệp tư nhân, là những nhà tuyển dụng đứng trước bài toán canh tranh và hiệu quả cũng ưu tiên tuyển những lao động có trình độ và năng lực thật sự. Đ c biệt, khi cộng đồng Asean vừa được thành lập, nhu cầu về lao động có trình độ, có tay nghề ngày càng cao không chỉ từ các doanh nghiệp trong nước mà còn từ các doanh nghiệp trong cộng đồng Asean. Do đó, mỗi người cần coi trọng hơn nữa việc tích lũy kiến thức và kỹ năng tức là đầu tư cho vốn con người để đảm bảo thu nhập của bản thân mình được ổn định và cải thiện theo thời gian. 4.4.2.2 Tạo môi trường tích lũy kỹ năng ngay trong gia đình Như đã phân tích trong chương 3, một trong những hạn chế của lao động Việt Nam là sự thiếu hụt các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho công việc cũng như cuộc sống. Phần lớn kiến thức mà người lao động tích lũy được thông qua giáo dục đào tạo chính thức. Tuy nhiên, gia đình có một vai trò quan trọng trong việc làm giàu thêm kiến thức cho mỗi cá nhân, đ c biệt là tích lũy các kỹ năng cơ bản của một con người. Gia đình là một xã hội thu nhỏ do đó sự trao đổi, giao tiếp giữa các thế hệ trong gia đình là một điều kiện quan trọng giúp mỗi cá nhân tự hoàn thiện hơn khi ra ngoài xã hội. Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2014-Phát triển kỹ năng: xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam của B, kỹ năng bao gồm kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội và hành vi, và kỹ năng kỹ thuật. Các kỹ năng nhận thức bao gồm kỹ năng sử dụng tư duy lô-gíc, trực giác và tư duy phê phán cũng như tư duy giải quyết vấn đề thông qua các kiến thức đã có. Các kỹ năng này bao gồm khả năng đọc, viết và tính toán, và mở rộng đến cả năng lực hiểu 143 được các ý tưởng phức tạp, học hỏi từ kinh nghiệm, và phân tích vấn đề sử dụng các quy trình tư duy lô-gíc. Các kỹ năng xã hội và hành vi bao gồm các tố chất cá nhân có tương quan đến thành công trên thị trường lao động như: cởi mở để trải nghiệm, tận tâm, hướng ngoại, biết cách tán đồng và sự ổn định về cảm xúc. Các kỹ năng kỹ thuật bao gồm sự khéo léo để sử dụng các công cụ, thiết bị phức tạp cho đến các kiến thức cụ thể liên quan đến công việc và các kỹ năng trong các lĩnh vực chuyên ngành như kỹ sư hay y khoa. Cũng theo đánh giá của B, hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam được đánh giá khá tốt trong việc cung cấp kỹ năng nhận thức và kỹ năng kỹ thuật cho người học nhưng chưa chú trọng đến việc cung cấp kỹ năng xã hội và hành vi. Vì vậy, gia đình là một môi trường tốt để các cá nhân có thể tích lũy được kỹ năng này. Để làm được điều này các bậc cha mẹ cũng cần tích lũy những kiến thức cần thiết cho việc giáo dục con cái. Hiện nay, một số tổ chức tư nhân đã mở ra các lớp học tập trung ho c trực tuyến để hướng dẫn bố mẹ cách giáo dục con cái nhằm giúp các bậc phụ huynh có thể trao đổi và truyền đạt lại những kinh nghiệm và trải nghiệm của mình để giúp con họ bước đầu tích lũy được những kỹ năng xã hội và hành vi. Bên cạnh đó, việc dành một khoảng thời gian nhất định trong một ngày cho việc giáo dục con cái cũng là điều rất quan trọng. Như đã đề cập trong chương trước, với nhịp sống hiện đại ngày nay đi kèm với mô hình gia đình hạt nhân, thời gian giao tiếp, trao đổi thông tin giữa bố mẹ và các con ngày càng ít đi. Điều này vô hình đã hạn chế rất nhiều các kỹ năng xã hội và hành vi của giới trẻ. 4.4.2.3 Lập ngân sách gia đình cho giáo dục đào tạo Giáo dục đào tạo chính thức là kênh quan trọng nhất giúp các cá nhân có thể tích lũy kiến thức từ đó có thể tích lũy được vốn con người. Điều này đòi hỏi mỗi cá nhân và gia đình phải dành ra một phần nhất định trong thu nhập của mình để chi cho giáo đục đào tạo. Đối với các gia đình khá giả, thu nhập cao thì đây không phải là vấn đề. Tuy nhiên, với điều kiện kinh tế Việt Nam không phải gia đình nào cũng có thể dành ra một khoản chi tiêu đáng kể cho giáo dục đào tạo m c dù các thành viên trong gia đình, nhất là thế hệ con cháu có năng lực cá nhân tốt. Vì vậy, để có thể gia tăng được các khoản chi tiêu cho giáo dục đào tạo, trước hết về phía 144 các hộ gia đình cần lập ngân sách riêng cho giáo dục đào tạo của gia đình. Nguồn đầu tiên là từ thu nhập của gia đình. Điều này đòi hỏi người chủ gia đình phải sắp xếp thứ tự ưu tiên các khoản cần chi tiêu cho gia đình. Ngoài ra, các gia đình phải biết tận dụng các nguồn khác. Một nguồn quan trọng có thể đóng góp vào ngân sách dành cho giáo dục đào tạo của các gia đình là các chương trình tín dụng học đường, chương trình cho vay du học của các ngân hàng thương mại cũng như các chương trình tín dụng hỗ trợ học sinh, sinh viên của Nhà nước. Những chương trình này có những điều kiện ưu đãi giúp những gia đình có nhu cầu trang trải các khoản chi tiêu dành cho giáo dục đào tạo để đầu tư việc học hành cho thế hệ tương lai. Bên cạnh đó, quỹ khuyến học của dòng họ cũng là một nguồn quan trọng góp phần vào ngân sách giáo dục đào tạo của gia đình. Mô hình các qũy khuyến học của dòng họ cần mở rộng về hình thức, quy mô cũng như cách thức sử dụng. Về hình thức, các quỹ khuyến học không chỉ huy động bằng tiền mà bằng các hình thức khác như lập thư viện, tủ sách Về quy mô không chỉ giới hạn trong một địa bàn mà cần có sự kêu gọi tham gia của các thành viên trong dòng họ ở nhiều địa phương khác nhau, thậm chí là những người sống và làm việc ở nước ngoài. Về cách thức sử dụng, quỹ không chỉ dừng lại ở việc khen thưởng một cách đại trà mà có thể chọn ra những cá nhân tiêu biểu, có thành tích đ c biệt xuất sắc trong học tập để dành một phần ngân sách của quỹ đầu tư một cách dài hơi giúp cá nhân đó có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Điều này s mang lại lợi ích trong tương lai vì chính những cá nhân đó s có nhiều cơ hội hơn để thành công và sau này đóng góp trở lại cho quỹ về m t tài chính ho c chất xám. 4.5 Điều kiện đảm bảo thực hiện các giải pháp 4.5.1 Về phía chính phủ 4.5.1.1 Đẩy mạnh đổi mới tư duy hướng tới cải cách thể chế liên quan đến yếu tố con người Cải cách thể chế được coi là một yêu cầu cấp bách đối với nền kinh tế Việt Nam bởi đó là khâu đột phá giúp cho Việt Nam có thể tích lũy được vốn con người có chất lượng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, quá trình cải cách thể chế đang diễn ra một cách chậm chạp, chưa có những kết quả 145 rõ ràng. Điểm mấu chốt của công cuộc cải cách thể chế là phải thay đổi tư duy. Sự đột phá về tư duy s là cơ sở lý luận, nhận thức để hình thành thể chế mới. Một số khía cạnh của đổi mới tư duy hướng tới cải cách thể chế cần được quan tâm như sau: Một là tư duy về mục tiêu phát triển, đó là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh . Thực tiễn cho thấy mục tiêu này hợp với lòng dân do đó nó có sức mạnh tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc cùng nỗ lực cho sự phát triển của cả dân tộc và cho sự ấm no, giàu mạnh của từng gia đình, từng cá nhân. Để đạt được mục tiêu phát triển nêu trên, mọi chủ trương, đường lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đều phải hướng tới việc khai thác các nguồn lực phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước, trong đó đ c biệt là nguồn vốn con người. Hai là, tư duy về nhà nước pháp quyền, trong đó đ c biệt coi trọng việc bảo vệ quyền con người. Tất cả các quyền cơ bản của con người đã được quy định trong Hiến pháp và phải có một hệ thống các quy định đảm bảo không để cho bất cứ một quyền nào của công dân bị hạn chế nhằm tạo ra một xã hội văn minh, khuyến khích sự phát triển của từng cá nhân từ đó đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Ba là tư duy về nền kinh tế thị trường hiện đại, đảm bảo các nguồn lực trong đó có nguồn vốn con người được khai thác và sử dụng theo đúng quy luật của thị trường. Các sản phẩm do trí tuệ của con người tạo ra cần phải được tôn trọng ở mức cao nhất. Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ là một yếu tố quan trọng khuyến khích sự sáng tạo của các cá nhân để làm giàu thêm khối tài sản tri thức của xã hội từ đó nâng cao được năng suất lao động, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, việc xây dựng một hành lang pháp lý ch t ch , tuân thủ các quy định quốc tế là cơ sở để tạo ra một môi trường phát triển khoa học, công nghệ từ đó nâng cao được chất lượng tăng trưởng kinh tế. Bốn là tư duy về các tổ chức xã hội. Khuyến khích hình thành và hoạt động có hiệu quả các tổ chức xã hội, bao gồm các đoàn thể nhân dân, các hội, hiệp hội, 146 trung tâm, câu lạc bộ, v.v Đây có thể coi là một hệ thống các vệ tinh bên cạnh Nhà nước tạo ra các dịch vụ cộng đồng từ đó nâng cao phúc lợi cho toàn dân, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân từ đó thúc đẩy khả năng sáng tạo và gia tăng vốn con người cũng như vốn xã hội cho quốc gia. Để đạt được những thay đổi tư duy trong các lĩnh vực nêu trên đòi hỏi những cá nhân, tổ chức có vị trí quyết định và có trách nhiệm đối với việc hình thành thể chế phải nâng cao trình độ nhận thức, mạnh dạn rũ bỏ những tư duy lỗi thời, không còn phù hợp với cuộc sống, những tư duy đã thực sự kìm hãm sự phát triển của kinh tế – xã hội đất nước. Tóm lại, để đẩy mạnh cải cách thể chế, nhất thiết trước hết phải có đột phá về tư duy phát triển. Thực tiễn cho thấy, đây là một cuộc chiến đấu gay go vì s g p phải rất nhiều lực cản. Do đó, những người có trách nhiệm trong lãnh đạo và quản lý phải vượt lên chính mình, đổi mới tư duy một cách dứt khoát, kiên quyết. 4.5.1.2 Tái cấu trúc thị trường lao động phải là một bộ phận của tái cấu trúc nền kinh tế Nền kinh tế Việt Nam dù vẫn giữ được đà tăng trưởng nhưng tính bền vững và chất lượng tăng trưởng là mục tiêu lâu dài. Vì vậy, tái cấu trúc nền kinh tế là một đòi hỏi tất yếu, trong đó tái cấu trúc thị trường lao động, tập trung tạo việc làm cho giới trẻ, và nhóm lao động dễ bị tổn thương như phụ nữ, người tàn tật cần được chú trọng. . Các nhà làm chính sách của Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của các nước Châu Âu. Kinh nghiệm của châu Âu được cụ thể trong Chiến lược châu Âu 2020. Theo chiến lược này, EU đ c biệt ưu tiên đến đối tượng lao động trẻ tuổi. Một Gói việc làm được đưa ra, trong đó có Sáng kiến tạo cơ hội cho thanh niên , Phát triển những kỹ năng mới , để giúp các nước thành viên cải cách thị trường lao động, tăng hiệu suất lao động thông qua việc trang bị các kỹ năng mới, giúp người lao động tiếp cận với những đòi hỏi của thị trường. Trong Chiến lược Thanh niên Liên minh châu Âu 2010-2018 các nước Châu Âu chú trọng đến việc tạo nhiều cơ hội phát triển hơn nữa cho thanh niên. 147 Bên cạnh việc tạo việc làm, vấn đề an sinh xã hội cũng cần được quan tâm. Đảm bảo an sinh xã hội là chìa khóa để giữ ổn định xã hội. Bảo đảm an sinh xã hội phải được đ t song song bên cạnh các chương trình tạo việc làm. Việt Nam cần tập trung nhiều nguồn lực hơn nữa cho các chương trình đề án tạo việc làm như Chương trình Việc làm quốc gia, Chương trình Dạy nghề cho thanh niên, giải quyết việc làm gắn với xóa đói giảm nghèo cho đồng bào nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình dịch vụ tổng hợp về giới thiệu việc làm, tổ chức thực hiện chương trình bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn nghề nghiệp và bồi dưỡng tay nghề cần được triển khai rộng rãi hơn nữa, hướng tới những đối tượng thực sự có nhu cầu như thanh niên, phụ nữ. Hàn Quốc là một kinh nghiệm cần tham khảo. Sau khủng hoảng 1997, Hàn Quốc đã thực hiện công cuộc tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng trong đó tái cấu trúc thị trường lao động được thực hiện một cách mạnh m và toàn diện. Một điểm nổi bật của quá trình tái cấu trúc thị trường lao động của Hàn Quốc là nỗ lực nâng cao tính linh hoạt trong thị trường lao động. Chính phủ đa dạng hóa các hình thức tuyển dụng và cải thiện sự cân bằng giữa cung và cầu lao động bằng cách cải tiến các quy định đối với các tổ chức sắp xếp việc làm tư nhân và tập trung vào các chương trình đào tạo nghề. Đồng thời, các biện pháp tăng cường mạng lưới an sinh xã hội cũng rất được chính phủ Hàn Quốc quan tâm. Đây là những kinh nghiệm tốt để những người làm chính sách Việt Nam có thể tham khảo nhằm hướng tới một thị trường lao động phát triển là điều kiện tốt để phát triển vốn con người nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam. 4.5.2 Về phía Bộ Giáo dục Đ o tạo 4 5 1 Đẩy mạnh cải cách và đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục Quá trình cải cách và đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục đào tạo là điều kiện quan trọng cho quá trình phát triển vốn con người Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, quá trình cải cách và đổi mới toàn diện hệ thống giáo dục còn diễn ra chậm chạp, chưa thấy được kết quả rõ rệt. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xác định lộ trình cho quá trình này trong đó cần 148 chia ra các giai đoạn và mỗi giai đoạn có mục tiêu cụ thể cần đạt được. Đồng thời, Bộ cần thành lập một hội đồng cố vấn bao gồm các chuyên gia hàng đầu về giáo dục trong nước kết hợp với các chuyên gia nước ngoài để có thể đưa ra các quyết sách đúng đắn, tránh tình trạng vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sai đến đâu sửa đến đấy gây lãng phí cho xã hội, ảnh hưởng đến quá trình phát triển vốn con người của quốc gia. 4 5 Tham mưu cho chính phủ trong việc lập và sử dụng ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo Đầu tư cho giáo dục của cả một quốc gia đòi hỏi một nguồn ngân sách lớn và sử dụng hiệu quả trong một thời gian dài. Với vai trò là Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần tham mưu cho chính phủ trong việc lập ngân sách cho giáo dục đào tạo. Nguồn có thể từ ngân sách Nhà nước kết hợp với nguồn tài trợ của các chính phủ, của các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Để tránh lãng phí và thất thoát ngân sách cho giáo dục, Bộ cần có những nghiên cứu và đánh giá chi tiết về thực trạng giáo dục Việt Nam để từ đó xác định những vấn đề nổi cộm nhất cần ưu tiên đầu tư để tránh hiện tượng dàn trải, lãng phí trong việc sử dụng ngân sách cho giáo dục. 149 KẾT LUẬN Chất lượng tăng trưởng kinh tế ngày càng được các quốc gia quan tâm, đ c biệt là các quốc đang phát triển như Việt Nam. Về m t lý thuyết cũng như thực tiễn, con người là yếu tố ngày càng quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và chất lượng tăng trưởng kinh tế bên cạnh các yếu tố đầu vào khác như vốn hiện vật, tài nguyên thiên nhiên và tri thức công nghệ. Để đảm bảo tăng trưởng có chất lượng, yếu tố con người được thể hiện thông qua vốn con người luôn đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Vai trò của vốn con người đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã được nghiên cứu trong luận án này theo cách tiếp cận vĩ mô và vi mô. Các kết quả đạt được của luận án như sau: Thứ nhất, hệ thống được cơ sở lý luận về chất lượng tăng trưởng kinh tế và vốn con người. Điểm mới về cơ sở lý thuyết của luận án này là đã phân tích được các yếu tố đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế và vốn con người theo cách tiếp cận vĩ mô và vi mô. Thứ hai, luận án đã phân tích được thực trạng vốn con người của Việt Nam từ cách tiếp cận về giáo dục và cách tiếp cận về chi phí trong đó chỉ ra những vấn đề tồn tại về vốn con người của Việt Nam đó là số năm đi học thấp, kỹ năng còn thiếu, đầu tư cho giáo dục đào tạo ở mức khiêm tốn và còn có sự chệnh lệch xét theo giới tính, khu vực và còn thấp so với các nước trong khu vực Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dựa trên cách tiếp cận vi mô thông qua việc phân tích sự thay đổi trong thu nhập và chênh lệch thu nhập của cá nhân và hộ gia đình theo thời gian. Kết luận rút ra là thu nhập của cá nhân và hộ gia đình tăng theo thời gian nhưng chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất ngày tăng. Thứ tư, khi phân tích về vai trò của vốn con người đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, luận án đã sử dụng phân tích định lượng để chỉ ra một cách rõ ràng vai trò tích cực của vốn con người đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam theo cách tiếp cận vĩ mô và vi mô. Theo cách tiếp cận vĩ mô, phân tích định lượng đã chỉ ra rằng sự gia tăng trong vốn con người cụ thể là số năm đi học, 150 tỷ lệ nhập học cấp 3, tỷ lệ biết chữ có tác động tích cực đến sự gia tăng năng suất lao động (là biến số đại diện cho chất lượng tăng trưởng kinh tế). Theo cách tiếp cận vi mô, phân tích định lượng chỉ ra rằng chi tiêu cho giáo dục tức là đầu tư cho vốn con người có tác động tích cực đến sự gia tăng thu nhập của cá nhân. Thứ năm, dựa trên cơ sở phân tích định tính và định lượng về vai trò của vốn con người đối với chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam, luận án đã đưa ra được những quan điểm và phương hướng để phát triển vốn con người đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2025. Thứ sáu, luận án đã đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm phát triển vốn con người đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2025. Các giải pháp được chia thành hai nhóm giải pháp ở cấp độ vĩ mô và cấp độ vi mô. Các giải pháp vĩ mô tập trung vào việc khuyến khích tích lũy và sử dụng vốn con người nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp vi mô tập trung vào việc khuyến khích hộ gia đình và cá nhân đầu tư nhiều hơn cho vốn con người thông qua chi tiêu cho giáo dục. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, luận án không thể tránh khỏi những hạn chế trong nội dung nghiên cứu do kiến thức, thời gian cũng như số liệu mà tác giả tiếp cận được. Cụ thể, cần phải bổ sung thêm những tiêu chí đánh giá dưới giác độ đầu ra để có thể đánh giá một cách khái quát hơn chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Vốn con người cũng cần được xem xét toàn diện hơn thông qua các yếu tố kiến thức và kỹ năng tích lũy thông qua kinh nghiệm cũng như xét đến yếu tố sức khỏe hay thể lực. Bên cạnh đó, dãy số liệu trong nghiên cứu định lượng ở cách tiếp cận vĩ mô mới chỉ có 24 năm. Nếu có thêm số liệu theo thời gian dài hơn s có kết quả phân tích đáng tín cậy hơn. Một hạn chế nữa là phân tích định lượng theo cách tiếp cận vi mô vì chưa có nhiều bộ số liệu VHLSS khảo sát trên cùng một mẫu nên biến số chi tiêu cho giáo dục là biến số quan trọng đại diện cho vốn con người chỉ lấy được độ trễ 2 năm. Ý nghĩa của biến số này s cao hơn khi có thể tăng độ trễ dựa trên các khảo sát sau nay. Đây cũng chính là những hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài luận án. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Trần Thị Thùy Linh (2008), Chất lượng tăng trưởng kinh tế nhìn từ khía cạnh giáo dục , Tạp chí Quản lý kinh tế, (21), tr. 32-37. 2. Trần Thị Thùy Linh, Nguyễn Thanh Huyền, Vũ Hùng Phương (2012), Tái cấu trúc khu vực tài chính - bài học kinh nghiệm từ Hàn Quốc , Tạp chí Kinh tế & phát triển, (179), tr. 31-35. 3. Vũ Hùng Phương, Trần Thị Thùy Linh (2012), Tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng của Hàn Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam , Tạp chí Quản lý kinh tế, (46), tr. 31-37. 4. Trần Thị Thùy Linh (2015), Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ hệ số ICOR , Tạp chí Quản lý kinh tế, ( 66), tr. 28-34 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thị Tuệ Anh, Lê Xuân Bá (2005), Chất lượng tăng trưởng kinh tế: Một số đánh giá ban đầu cho Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. . 2. Bùi Quang Bình (2008), "Vốn con người và thu nhập của hộ sản xuất cà phê ở Tây Nguyên", Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 4 (27), tr. 96-101. 3. Bùi Quang Bình (2009), "Vốn con người và đầu tư vào vốn con người", Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 2 (31), tr. 1-8. 4. Trần Thọ Đạt (2009), " Bàn về nguồn tăng trưởng và gợi ý mô hình tăng trưởng ở nước ta", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (148), tr. 20-25. 5. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Khoa Kinh tế học. .6. Trần Thọ Đạt (2009), "Đánh giá trình độ giáo dục của lao động cấp tỉnh/thành phố Việt Nam giai đoạn 200-2006", Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (141), tr. 37-40. 7. Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 8. Trần Thọ Đạt, Nhung, Đỗ Tuyết (2008), "Xây dựng thước đo vốn con người cho các tỉnh/thành phố Việt Nam," Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (133), tr.3- 8. 9. Lê Huy Đức (2004 ), "Chất lượng tăng trưởng kinh tế và các tiêu chí đánh giá", Tạp chí Kinh tế và dự báo, (5), tr. 5-8 10. Lê Việt Đức (2008), Phân tích thực trạng và dự báo khả năng tăng trưởng và nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế nước ta trong gia đoạn đến 153 năm 2010, tầm nhìn đến năm 2025, Vụ Tổng hợp Kinh tế Quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 11. Thái Hà (2013), Vì sao tầm vóc người Việt thấp bé?, 650033.tpo 12. Nguyễn Chí Hiếu (2014), Năng suất lao động của Việt Nam: cần cái nhìn toàn diện hơn, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online,truy cập 29/09/2015. 13. Phạm Thị Thu Hương (2009), "Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ hiệu quả tăng trưởng", Tạp chí Kinh tế & Dự báo, ( 22), tr. 15-17. 14. Cù Chí Lợi (2008), "Chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (366), tr. 3-9 15. Nguyễn Bá Ngọc (2008), " Đầu tư vào vốn con người – vấn đề thu nhập và việc làm," Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, (359), tr. 35-42. 16. Gregory N. Mankiw (2002), Nguyên lý Kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 17. Nguyễn Việt Phong, 00, Bùi Trinh (2011), "Hiệu quả đầu tư của nền kinh tế nhìn từ số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho năm 2011". 18. Thái Thành Phúc (2014), Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 19. Joseph Stiglitz (2000), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á Nhà Xuất Bản Ngân hàng Thế giới 20. Phạm Đình Phùng (2005), "Giới thiệu tổng quát một số quan niệm về chất lượng tăng trưởng kinh tế, " Tạp chí Thông tin Khoa học Thống kê, (6), tr. 14-16. 21. Tổng cục Thống kê (2011), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009, Giáo dục ở Việt Nam: phân tích các chỉ số chủ yế. 154 22. UN (2013), Dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em ở Việt Nam. 23. Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (2010), Báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam 009 – 2010, Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương. 24. Viện năng suất Việt Nam (2014), "Báo cáo năng suất Việt Nam". Tiếng Anh 25. Abbas, Quaisa (2000), "The Role of Human Capital in Economic Growth: A Comparative Study of Pakistan and India", The Pakistan Development Review, 39:4 Part II, pp. 451-473 26. Altinok, Nadir (2007), "Human Capital Quality and Economic Growth", Institute for Research in the Sociology and Economics of Education. 27. Barro, Robert J. (1992), "Human Capital and Economic Growth ". 28. Barro, Robert J., Sala-i-Martin, Xavier I. (1995), Economic Growth, edition, S., ed, MIT Press. 29. Bas van Leeuwen, Péter Földvári (2005), " Human capital and economic growth in Asia 1890–2000: a time-series analysis ". 30. Becker, Gary S. (1964), Human Capital Columbia University Press, New York. 31. Becker, Gary S. (1964), "Human Capital: A Theoretical and Empirical Analysis, With Special Reference to Education", National Bureau of Economic Research. 32. Bong, Kwon Dae (2009), " Human Capital and Its Measurement, The 3rd orld Forum on Statistics, Knowledge and Policy Charting Progress, Building Visions, Improving Life.". 33. Bourdieu, Pierre, Wacquant, Loic J. D. (1992), An Invitation to Reflexive Sociology, University of Chicago Press. . 155 34. Chenery, Hollis B., Taylor, Lance J. (1968), "Development Patterns: Among Countries and Over Time", The Review of Economics and Statistics, 50(4), pp. 391-416. 35. Easterly, illiam, Levine, Ross (2001), "It’s Not Factor Accumulation: Stylized Facts and Growth Models. ", World Bank Economic Review 15: 2, pp. 177–219. 36. Hanushek, Eric A., öβmann, Ludger (2007), "The Role of Education Quality in Economic Growth", World Bank Policy Research Working Paper 4122. 37. Khan, Mohsin S. (2005), "Human Capital and Economic Growth in Pakistan ", The Pakistan Development Review 44 : 4 Part I (Winter 2005) pp. 455– 478 38. Laroche, Micheal (1999), "On the Concept and Dimensions of Human Capital in a Knowledge-Based Economy Context", University of Ottawa. 39. Lucas, Robert E. (1993), "Making a Miracle", Econometric Society, vol. 61(2), pp. 251-72. 40. Lucas, Robert E. (2008), "Ideas and Growth", National Bureau of Economic Research. 41. Mankiw, N. Gregory, Romer, David, Weil, David N. (1992), " A Contribution to the Empirics of Economic Growth", The Quarterly Journal of Economics, Vol. 107, No. 2, pp. 407-437. 42. Mincer, Jacob (1981), " Human Capital and Economic Growth", National Bureau of Economic Research. 43. Moock, Peter R., Patrinos, Harry Anthony, Venkatarama, Meera (1998), Education and Earnings in a transition economy: the case of Vietnam, Vietnam Education Financing Sector Study, WorlBank. 156 44. Nelson, Richard R., Phelps, Edmund S. (1966), "Investment in Human, Technological Diffusion and Economic Growth", The American Economic Review, 56(No. 1/2), pp. 69-175. 45. OECD (2001), "Measuring Productivity: Measurement of aggregate and industry-level productivity growth", OECD manual. 46. Romer, Paul M. (1990), "Endogenous Technological Change", Journal of Political Economy, pp. 71-102. 47. Sala-i-Martin, Xavier (2004), "Some Lessons from the Recent Empirical Growth Literature. (Preliminary draft).". 48. Schultz, Theodore (1961), "Investment in Human Capital", The American Economic Review, Vol. 51, No. 1 (Mar., 1961), pp. 1-17 49. Abed, George T., and Hamid R. Davoodi (2004), Determinants of Growth in the MENA Region., Paper presented at the conference “The Middle East and North Africa (MENA) Region: The Challenges of Growth and Globalisation”,, chief author, Washington, D.C. April. . 50. Aghion, Philippe, and Peter Howitt (1998), Endogenous Growth Theory, The MIT Press. 51. Azariadis, Costas, Drazen, Allan (1990), "Threshold Externalities in Economic Development", Quarterly Journal of Economics 105(no. 2 May 1990), pp. 501-526. 52. Bils, Mark, Klenow, Peter J. (2000), "Does Schooling Cause Growth? ", American Economic Review 90: 5 (December), pp. 1160–83. 53. Bosworth, Barry P., Collins, Susan M. (2003), "The Empirics of Growth: An Update", Brookings Papers on Economic Activity, : 2. 2: (September), pp. 113–206. 54. Bowman, M. J. (1962), "Economics of education", HEW Bulletin 5. 157 55. Changzheng Z., Kong Jin (2010), " Effect of Equity in Education on the Quality of Economic Growth: evidence from China", International Journal of Human Sciences, Vol. 7, Issue 1, pp. 48-69. 56. Chenery, Henry B., Robinson, Sherman, Syrquin, Moises (1986), Industrialization and growth: a comparative study, Published for the World Bank [by] Oxford University Press. 57. Fu, Xue, Dietzenbacher, Erik, Los, Bart (?), "The Contribution of Human Capital to Economic Growth: Combining the Lucas Model with the Input- Output Model," University of Groningen & Chinese Academy of Sciences, Beijing. 58. Gemmell, N. (1996), "Evaluating the impacts of human capital stocks and accumulation on economic growth: Some new evidence. ", Oxford Bulletin of Economics and Statistics, 58(1), pp. 9–28. 59. Grossman, G., and E. Helpman (1991), Innovation and Growth in the Global Economy, Cambridge: MIT Press. 60. Huntington, Samuel P. (1991), The third wave: Democratization in the late twentieth century, University of Oklahoma Press 61. ILO (2014), World of Work Report: Devloping with Jobs, International Labor Organization. 62. Jacobs, J.4. Judson, Ruth (2002), "Measuring human capital like physical capital: what does it tell us? ", Bulletin of Economic Research, July, 54(3) pp.209-31. 63. Jorgenson, D.W., and Fraumeni,B.M., (1989), "The accumulation of human and non-human capital, 1948-1984", in Lipsey, R. E., and Tice,H.S.,, chief author, The Measurement of Savings Investment and Wealth,, TheUniversityofChicagoPress,Chicago,I.L., pp. 227–282. 158 64. Kendrick, J. (1976), The Formation and Stocks of Total Capital, Columbia University Press for NBER, New York. 65. Kuznets, Simon (1966), "Modern Economic Growth: Findings and Reflections", The American Economic Review, 63(3), pp. 247-258. 66. Levine, R.E., and Renelt,D., (1992), "A sensitivity analysis of cross-country growth regressions", American Economic Review, 82(4), pp. 942–963. 67. Machlup, F. (1984), "The Economics of Information and Human Capital", Princeton University Press, Princeton, N.J., 3. 68. Mincer, Jacob (1958), "Investment in human capital and personal income distribution", Journal of Political Economy, 66(4), pp. 281–302. 69. Mincer, Jacob (1974), Schooling, Experience, and Earnings, Columbia University Press for NBER, New York. 70. Nga, Nguyen Nguyet (2002), "Trends in the Education Sector from 1993- 98", World Bank Policy Research Working Paper No. 2891. 71. Pincus, Jonathan R. (2010), Tăng trưởng và phân phối, chief author, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. 72. Pritchett, Lant (2001 ), "Where Has All the Education Gone? ", World Bank Economic Review, 15:3, pp. 367–91. 73. Psacharopoulos, G., and Arriagada,A.M., (1986), "The educational composition of the labour force: An international comparison", International Labour Review 125(5), pp. 561–574. 74. Psacharopoulos, G., and Arriagada,A.M., (1992), "The educational composition of the labour force: An international update", Journal of Educational Planning and Administration, 6(2), pp. 141–159. 75. Romer, P. M. (1989), " Human Capital and Growth: Theory and Evidence", Prepared for the April 989 Carnegie-Rochester Conierenc. 76. Sen, A. K. (1999), Development as Freedom, Oxford University Press 159 77. Stephen, Evelyne H. (1992), Capitalist Development and Democracy, The Univerity of Chicago Press. 78. Thomas, V., Mansoor Dailami, Ashok Dhareshwar, Daniel Kaufmann, Nalin Kishor, Ramón Lospez, Yan Wang (2001), The Quality of Growth, Oxford University Press. 79. UNDP (1996-2013), "Human Development Report". 80. UNESCO (1993), " World Education Report", UNESCO, Paris. 81. Villanueva, D. (1994), Openness, human development, and fiscal policies: Effects on economic growth and speed of adjustment. , 41, chief author, IMF Staff Papers 82. Whalley J., Xiliang Zhao (2010), "The Contribution of Human Capital to China’s Economic Growth", National Bureau of Economic Research. . 160 PHỤ LỤC 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN SỐ SỬ DỤNG TRONG CÁC MÔ HÌNH HỒI QUY LGDPE LOGKL ELPH AYS LIT Mean 8.308655 5.763601 11.60585 4.695833 94.82208 Median 8.307969 5.793973 9.819570 4.550000 94.82000 Maximum 8.778018 6.423546 24.59961 5.600000 96.88000 Minimum 7.760467 4.775874 1.514510 4.000000 92.80000 Std. Dev. 0.315951 0.522764 7.975774 0.560651 1.341440 Skewness -0.187346 -0.310969 0.302647 0.309827 0.334334 Kurtosis 1.872938 1.875093 1.794503 1.621480 1.679784 Jarque-Bera 1.410662 1.652223 1.819605 2.284289 2.190087 Probability 0.493945 0.437748 0.402604 0.319134 0.334525 Sum 199.4077 138.3264 278.5405 112.7000 2275.730 Sum Sq. Dev. 2.295969 6.285494 1463.098 7.229583 41.38760 Observations 24 24 24 24 24 161 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ CỤ THỂ CÁC TRƯỜNG HỢP HỒI QUY THEO CÁCH TIẾP CẬN VĨ MÔ Trường hợp 1 Dependent Variable: LGDPE Method: Least Squares Date: 10/01/15 Time: 23:01 Sample: 1990 2013 Included observations: 24 Variable Coefficie nt Std. Error t-Statistic Prob. C 5.704878 0.142417 40.05767 0.0000 LOGKL 0.427595 0.028147 15.19175 0.0000 ELPH 0.012002 0.001845 6.505511 0.0000 R-squared 0.994549 Mean dependent var 8.308655 Adjusted R-squared 0.994030 S.D. dependent var 0.315951 S.E. of regression 0.024412 Akaike info criterion -4.471048 Sum squared resid 0.012514 Schwarz criterion -4.323792 Log likelihood 56.65258 Hannan-Quinn criter. -4.431981 F-statistic 1915.887 Durbin-Watson stat 0.680732 Prob(F-statistic) 0.000000 Kiểm định hệ số β1+β2=1 Wald Test: Equation: Untitled Test Statistic Value df Probabilit y t-statistic 44.88819 21 0.0000 F-statistic 2014.950 (1, 21) 0.0000 Chi-square 2014.950 1 0.0000 Null Hypothesis: C(2)+C(3)=1 Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err. -1 + C(2) + C(3) 5.132473 0.114339 Restrictions are linear in coefficients. 162 Kiểm định phương sai thay đổi Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 1.800931 Prob. F(2,21) 0.1897 Obs*R-squared 3.513745 Prob. Chi-Square(2) 0.1726 Scaled explained SS 2.034780 Prob. Chi-Square(2) 0.3615 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 12/30/15 Time: 15:37 Sample: 1990 2013 Included observations: 24 Variable Coefficie nt Std. Error t-Statistic Prob. C -0.004167 0.003695 -1.127681 0.2722 LOGKL 0.000872 0.000730 1.194427 0.2456 ELPH -2.92E-05 4.79E-05 -0.610466 0.5481 R-squared 0.146406 Mean dependent var 0.000521 Adjusted R- squared 0.065111 S.D. dependent var 0.000655 S.E. of regression 0.000633 Akaike info criterion -11.77436 Sum squared resid 8.43E-06 Schwarz criterion -11.62710 Log likelihood 144.2923 Hannan-Quinn criter. -11.73529 F-statistic 1.800931 Durbin-Watson stat 2.281307 Prob(F-statistic) 0.189731 163 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Ramsey RESET Test Equation: UNTITLED Specification: LGDPE LOGKL ELPH C Omitted Variables: Powers of fitted values from 2 to 3 Value df Probability F-statistic 9.853693 (2, 19) 0.0012 Likelihood ratio 17.07819 2 0.0002 F-test summary: Sum of Sq. df Mean Squares Test SSR 0.006372 2 0.003186 Restricted SSR 0.012514 21 0.000596 Unrestricted SSR 0.006143 19 0.000323 Unrestricted SSR 0.006143 19 0.000323 LR test summary: Value df Restricted LogL 56.65258 21 Unrestricted LogL 65.19168 19 Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: LGDPE Method: Least Squares Date: 12/30/15 Time: 15:37 Sample: 1990 2013 Included observations: 24 Variable Coefficien t Std. Error t-Statistic Prob. LOGKL 53.82113 17.98832 2.992005 0.0075 ELPH 1.516548 0.504729 3.004675 0.0073 C 370.5611 124.3243 2.980600 0.0077 FITTED^2 -14.92854 5.096337 -2.929268 0.0086 FITTED^3 0.593696 0.205683 2.886458 0.0095 R-squared 0.997324 Mean dependent var 8.308655 Adjusted R-squared 0.996761 S.D. dependent var 0.315951 S.E. of regression 0.017981 Akaike info criterion -5.015973 Sum squared resid 0.006143 Schwarz criterion -4.770545 Log likelihood 65.19168 Hannan-Quinn criter. -4.950861 F-statistic 1770.617 Durbin-Watson stat 1.128623 Prob(F-statistic) 0.000000 164 Trường hợp 2 Dependent Variable: LGDPE Method: Least Squares Date: 10/01/15 Time: 23:02 Sample: 1990 2013 Included observations: 24 Variable Coefficie nt Std. Error t-Statistic Prob. C 2.241470 1.200026 1.867852 0.0758 LOGKL 0.523965 0.037776 13.87019 0.0000 LIT 0.032137 0.014722 2.182957 0.0405 R-squared 0.986604 Mean dependent var 8.308655 Adjusted R-squared 0.985329 S.D. dependent var 0.315951 S.E. of regression 0.038270 Akaike info criterion -3.571849 Sum squared resid 0.030756 Schwarz criterion -3.424593 Log likelihood 45.86219 Hannan-Quinn criter. -3.532782 F-statistic 773.3382 Durbin-Watson stat 0.701499 Prob(F-statistic) 0.000000 Kiểm định hệ số β1+β2=1 Wald Test: Equation: Untitled Test Statistic Value df Probabilit y t-statistic 1.074461 21 0.2948 F-statistic 1.154466 (1, 21) 0.2948 Chi-square 1.154466 1 0.2826 Null Hypothesis: C(2)+C(3)=1 Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err. -1 + C(2) + C(3) 1.27360 6 1.185344 Restrictions are linear in coefficients. 165 Kiểm định phương sai thay đổi Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 3.384645 Prob. F(2,21) 0.0532 Obs*R-squared 5.850455 Prob. Chi-Square(2) 0.0537 Scaled explained SS 3.204228 Prob. Chi-Square(2) 0.2015 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 12/30/15 Time: 15:33 Sample: 1990 2013 Included observations: 24 Variable Coefficien t Std. Error t-Statistic Prob. C -0.015976 0.044684 -0.357544 0.7243 LOGKL 0.001222 0.001407 0.868527 0.3949 LIT 0.000108 0.000548 0.196554 0.8461 R-squared 0.243769 Mean dependent var 0.001281 Adjusted R- squared 0.171747 S.D. dependent var 0.001566 S.E. of regression 0.001425 Akaike info criterion -10.15282 Sum squared resid 4.26E-05 Schwarz criterion -10.00557 Log likelihood 124.8339 Hannan-Quinn criter. -10.11376 F-statistic 3.384645 Durbin-Watson stat 1.900760 Prob(F-statistic) 0.053195 166 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Ramsey RESET Test Equation: UNTITLED Specification: LGDPE LOGKL LIT C Omitted Variables: Powers of fitted values from 2 to 3 Value df Probability F-statistic 0.983691 (2, 19) 0.3922 Likelihood ratio 2.364696 2 0.3066 F-test summary: Sum of Sq. df Mean Squares Test SSR 0.002886 2 0.001443 Restricted SSR 0.030756 21 0.001465 Unrestricted SSR 0.027870 19 0.001467 Unrestricted SSR 0.027870 19 0.001467 LR test summary: Value df Restricted LogL 45.86219 21 Unrestricted LogL 47.04454 19 Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: LGDPE Method: Least Squares Date: 12/30/15 Time: 15:32 Sample: 1990 2013 Included observations: 24 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOGKL 61.44529 46.92811 1.309349 0.2060 LIT 3.791424 2.886435 1.313532 0.2046 C -61.10692 46.87368 -1.303651 0.2079 FITTED^2 -13.98041 10.83505 -1.290295 0.2124 FITTED^3 0.559445 0.436533 1.281564 0.2154 R-squared 0.987861 Mean dependent var 8.308655 Adjusted R-squared 0.985306 S.D. dependent var 0.315951 S.E. of regression 0.038299 Akaike info criterion -3.503712 Sum squared resid 0.027870 Schwarz criterion -3.258284 Log likelihood 47.04454 Hannan-Quinn criter. -3.438600 F-statistic 386.5604 Durbin-Watson stat 0.968009 Prob(F-statistic) 0.000000 167 Trường hợp 3 Dependent Variable: LGDPE Method: Least Squares Date: 10/01/15 Time: 23:00 Sample: 1990 2013 Included observations: 24 Variable Coefficie nt Std. Error t-Statistic Prob. C 5.043079 0.098105 51.40482 0.0000 LOGKL 0.442692 0.049591 8.926802 0.0000 AYS 0.152066 0.046240 3.288626 0.0035 R-squared 0.989152 Mean dependent var 8.308655 Adjusted R-squared 0.988118 S.D. dependent var 0.315951 S.E. of regression 0.034439 Akaike info criterion -3.782760 Sum squared resid 0.024908 Schwarz criterion -3.635504 Log likelihood 48.39313 Hannan-Quinn criter. -3.743693 F-statistic 957.3855 Durbin-Watson stat 0.683738 Prob(F-statistic) 0.000000 Kiểm định hệ số β1+β2=1 Wald Test: Equation: Untitled Test Statistic Value df Probability t-statistic 32.09912 21 0.0000 F-statistic 1030.353 (1, 21) 0.0000 Chi-square 1030.353 1 0.0000 Null Hypothesis: C(2)+C(3)=1 Null Hypothesis Summary: Normalized Restriction (= 0) Value Std. Err. -1 + C(2) + C(3) 4.195145 0.130693 Restrictions are linear in coefficients. 168 Kiểm định phương sai thay đổi Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 1.722177 Prob. F(2,21) 0.2030 Obs*R-squared 3.381742 Prob. Chi-Square(2) 0.1844 Scaled explained SS 1.995264 Prob. Chi-Square(2) 0.3688 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 12/30/15 Time: 15:35 Sample: 1990 2013 Included observations: 24 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -0.004129 0.003637 -1.135233 0.2691 LOGKL 0.000721 0.001838 0.392067 0.6990 AYS 0.000216 0.001714 0.125757 0.9011 R-squared 0.140906 Mean dependent var 0.001038 Adjusted R-squared 0.059087 S.D. dependent var 0.001316 S.E. of regression 0.001277 Akaike info criterion -10.37268 Sum squared resid 3.42E-05 Schwarz criterion -10.22542 Log likelihood 127.4722 Hannan-Quinn criter. -10.33361 F-statistic 1.722177 Durbin-Watson stat 2.076402 Prob(F-statistic) 0.202968 169 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Ramsey RESET Test Equation: UNTITLED Specification: LGDPE LOGKL AYS C Omitted Variables: Powers of fitted values from 2 to 3 Value df Probability F-statistic 11.42430 (2, 19) 0.0006 Likelihood ratio 18.95086 2 0.0001 F-test summary: Sum of Sq. df Mean Squares Test SSR 0.013599 2 0.006800 Restricted SSR 0.024908 21 0.001186 Unrestricted SSR 0.011308 19 0.000595 Unrestricted SSR 0.011308 19 0.000595 LR test summary: Value df Restricted LogL 48.39313 21 Unrestricted LogL 57.86856 19 Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: LGDPE Method: Least Squares Date: 12/30/15 Time: 15:34 Sample: 1990 2013 Included observations: 24 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. LOGKL 42.81374 24.44952 1.751107 0.0961 AYS 15.18254 8.398666 1.807732 0.0865 C 210.4083 126.8493 1.658727 0.1136 FITTED^2 -10.97058 6.697773 -1.637945 0.1179 FITTED^3 0.413630 0.270697 1.528017 0.1430 R-squared 0.995075 Mean dependent var 8.308655 Adjusted R-squared 0.994038 S.D. dependent var 0.315951 S.E. of regression 0.024396 Akaike info criterion -4.405713 Sum squared resid 0.011308 Schwarz criterion -4.160285 Log likelihood 57.86856 Hannan-Quinn criter. -4.340601 F-statistic 959.6464 Durbin-Watson stat 1.392326 Prob(F-statistic) 0.000000 170 PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ HỒI QUY THEO CÁCH TIẾP CẬN VI MÔ Dependent Variable: THUNHAP Method: Least Squares Date: 12/30/15 Time: 16:12 Sample (adjusted): 1 421 Included observations: 415 after adjustments Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. BANGCAP 3452.645 768.1746 4.494610 0.0000 THANHTHI 3134.963 1892.828 1.656232 0.0984 GIOI 2685.931 1854.270 1.448512 0.1482 TUOI 1020.213 122.3572 8.337986 0.0000 CHIGD2010 0.297562 0.196848 1.511633 0.1314 C -12352.70 3946.234 -3.130249 0.0019 R-squared 0.259447 Mean dependent var 31818.29 Adjusted R-squared 0.250393 S.D. dependent var 21445.86 S.E. of regression 18567.79 Akaike info criterion 22.51060 Sum squared resid 1.41E+11 Schwarz criterion 22.56884 Log likelihood -4664.949 Hannan-Quinn criter. 22.53363 F-statistic 28.65792 Durbin-Watson stat 0.852285 Prob(F-statistic) 0.000000 Kiểm định phương sai thay đổi Heteroskedasticity Test: Breusch-Pagan-Godfrey F-statistic 4.157823 Prob. F(5,409) 0.0011 Obs*R-squared 20.07376 Prob. Chi-Square(5) 0.0012 Scaled explained SS 44.03613 Prob. Chi-Square(5) 0.0000 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 12/30/15 Time: 16:13 Sample: 1 421 Included observations: 415 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -2.39E+08 1.51E+08 -1.584928 0.1138 BANGCAP 97824425 29357675 3.332158 0.0009 THANHTHI -21993620 72339067 -0.304035 0.7613 GIOI 75520580 70865464 1.065689 0.2872 TUOI 4251026. 4676182. 0.909081 0.3638 CHIGD2010 7368.888 7523.020 0.979512 0.3279 R-squared 0.048370 Mean dependent var 3.40E+08 Adjusted R-squared 0.036737 S.D. dependent var 7.23E+08 S.E. of regression 7.10E+08 Akaike info criterion 43.61269 Sum squared resid 2.06E+20 Schwarz criterion 43.67093 Log likelihood -9043.633 Hannan-Quinn criter. 43.63572 F-statistic 4.157823 Durbin-Watson stat 1.404949 Prob(F-statistic) 0.001073 171 Kiểm định sự phù hợp của mô hình Ramsey RESET Test Equation: UNTITLED Specification: THUNHAP CHIGD2010 BANGCAP TUOI GIOI THANHTHI C Omitted Variables: Powers of fitted values from 2 to 6 Value df Probability F-statistic 0.868082 (5, 404) 0.5025 Likelihood ratio 4.434807 5 0.4887 F-test summary: Sum of Sq. df Mean Squares Test SSR 1.50E+09 5 3.00E+08 Restricted SSR 1.41E+11 409 3.45E+08 Unrestricted SSR 1.40E+11 404 3.45E+08 Unrestricted SSR 1.40E+11 404 3.45E+08 LR test summary: Value df Restricted LogL -4664.949 409 Unrestricted LogL -4662.731 404 Unrestricted Test Equation: Dependent Variable: THUNHAP Method: Least Squares Date: 01/07/16 Time: 15:38 Sample: 1 421 Included observations: 415 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. CHIGD2010 -0.954431 5.701751 -0.167393 0.8671 BANGCAP -10954.20 66104.52 -0.165710 0.8685 TUOI -3289.073 19551.66 -0.168225 0.8665 GIOI -8516.519 51400.73 -0.165689 0.8685 THANHTHI -10138.94 60028.36 -0.168903 0.8660 C 58040.40 321331.1 0.180625 0.8568 FITTED^2 0.000321 0.001645 0.195016 0.8455 FITTED^3 -1.01E-08 6.97E-08 -0.145367 0.8845 FITTED^4 1.17E-13 1.55E-12 0.075735 0.9397 FITTED^5 1.45E-19 1.73E-17 0.008390 0.9933 FITTED^6 -7.72E-24 7.60E-23 -0.101572 0.9191 R-squared 0.267318 Mean dependent var 31818.29 Adjusted R-squared 0.249182 S.D. dependent var 21445.86 S.E. of regression 18582.78 Akaike info criterion 22.52401 Sum squared resid 1.40E+11 Schwarz criterion 22.63078 Log likelihood -4662.731 Hannan-Quinn criter. 22.56623 F-statistic 14.73989 Durbin-Watson stat 0.858343 Prob(F-statistic) 0.000000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvai_tro_von_con_nguoi_doi_voi_viec_nang_cao_chat_luong_tang_truong_kinh_te_viet_nam_cach_tiep_can_vi.pdf
Luận văn liên quan