Để có thể thực hiện tốt công tác kế toán nói chung và kế toán CLTG hối đoái
nói riêng, các kế toán viên tại các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam cần có sự am
hiểu nhất định về đặc thù của hoạt động XNK; môi trƣờng pháp lý, các tập quán
mua bán và thanh toán hàng hoá quốc tế; pháp luật kế toán và pháp luật chuyên
ngành của Việt Nam. Từ đó hiểu, nắm rõ bản chất của từng nghiệp vụ, từng dạng
giao dịch kinh tế phát sinh và đƣa ra các hƣớng xử lý phù hợp, kịp thời. Tuy nhiên,
thực tế cho thấy mức độ am hiểu các lĩnh vực trên của các kế toán viên còn hạn chế
và ở mức độ khác nhau dẫn đến cách xử lý về mặt kế toán nói chung và kế toán
CLTG trong các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ nói riêng trong nhiều trƣờng hợp còn
chƣa đúng và còn khác nhau nhất là đối với các nghiệp vụ phát sinh mới.
Công tác kế toán của doanh nghiệp XNK cũng sẽ không thể đạt tới kết quả cao
nhất nếu thiếu các hành lang pháp lý về kế toán hoặc các hành lang pháp lý về kế
toán còn những tồn tại chƣa đƣợc điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn hoạt động
của doanh nghiệp, chƣa đồng bộ với các quy định của pháp luật chuyên ngành khác.
Với mục đích hệ thống hóa về mặt lý luận, làm rõ bản chất, cơ sở khoa học của
các vấn đề liên quan đến kế toán các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ để từ đó làm rõ hơn
các vấn đề đƣợc quy định trong các văn bản hiện hành, bản chất các vấn đề đã phát sinh
nhƣng chƣa có văn bản hƣớng dẫn của Nhà nƣớc, giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng
hơn đối với các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ để đƣa ra hƣớng xử lý phù hợp nhất, tác
giả đã chọn đề tài “Vận dụng các chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động ngoại
hối nhằm hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay” với sự hƣớng dẫn tận tình của PGS, TS. Trƣơng Thị
Thủy và TS. Thái Bá Công. Luận án đã đạt đƣợc các kết quả chủ yếu sau:
- Tác giả đã nghiên cứu, hệ thống hóa và phân tích những đặc điểm đặc thù
trong hoạt động XNK và thanh toán quốc tế, các CMKT quốc tế và CMKT tài chính
của Mỹ về kế toán CLTG trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp XNK;
những đặc điểm đặc thù trong hoạt động PNRR tỷ giá, các CMKT quốc tế và
CMKT tài chính của Mỹ về kế toán PNRR tỷ giá (bao gồm ghi nhận tổn thất dự
kiến của các khoản mục phi tiền tệ có gốc ngoại tệ và nghiệp vụ sử dụng các
CCTCPS) của các doanh nghiệp XNK. Từ đó, đúc rút một số kinh nghiệm cho Việt
Nam. Đặc biệt, luận án đã đạt đƣợc các kết quả chính sau:
+ Tác giả đã đƣa ra kết luận về thời điểm ghi nhận doanh thu xuất khẩu hoặc
thời điểm ghi nhận giá trị hàng mua nhập khẩu cũng nhƣ thời điểm ghi nhận quyền206
hoặc nghĩa nợ bằng ngoại tệ trong các giao dịch XNK trực tiếp. Đồng thời, tác giả
cũng đã phân tích sự chuyển chủ thể trong quan hệ XNK và thanh toán quốc tế và
ảnh hƣởng của vấn đề này đến công tác kế toán của doanh nghiệp XNK.
+ Tác giả đã nghiên cứu về tổn thất của các khoản mục phi tiền tệ có gốc
ngoại tệ là hàng tồn kho và các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn. Từ đó, làm cơ sở
đánh giá tổn thất, đƣa ra các biện pháp PNRR tỷ giá và kế toán các nghiệp vụ này
của các doanh nghiệp XNK.
+ Tác giả đã hệ thống hóa các nội dung chủ yếu về kế toán PNRR tỷ giá
bằng CCTCPS theo IFRS 9 và các quy định khác có liên quan theo CMKT quốc tế
về kế toán PNRR.
- Tác giả đã nghiên cứu thực trạng, phân tích các ƣu điểm và tồn tại, phân
tích các nguyên nhân dẫn đến các tồn tại về kế toán CLTG trong hoạt động SXKD
và trong hoạt động PNRR tỷ giá của các doanh nghiệp XNK theo KKPL của Việt
Nam và trong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam. Từ đó,
tác giả đúc rút những bài học kinh nghiệm từ thực trạng kể trên.
- Tác giả đã đƣa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán CLTG trong hoạt động
SXKD và trong hoạt động PNRR tỷ giá của các doanh nghiệp XNK ở Việt Nam
hiện nay trên cả hai khía cạnh là KKPL (nhƣ là một điều kiện thực hiện giải pháp
của doanh nghiệp) và thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp này. Các giải pháp
này không chỉ đƣợc áp dụng cho các doanh nghiệp khảo sát mà còn có thể đƣợc vận
dụng và áp dụng cho các doanh nghiệp có các hoạt động tƣơng tự với các doanh
nghiệp XNK khảo sát ở Việt Nam.
- Tác giả cũng trình bày định hƣớng phát triển và định hƣớng hội nhập quốc
tế về các vấn đề có ảnh hƣởng đến kế toán CLTG hối đoái của các doanh nghiệp
XNK ở việt nam, các yêu cầu cũng nhƣ điều kiện và biện pháp cần thiết để áp dụng
các giải pháp hoàn thiện kế toán CLTG hối đoái tại các doanh nghiệp XNK ở Việt
Nam trong hiện nay.
Do tính phức tạp của đề tài nghiên cứu, sự phong phú và đa dạng của các
nghiệp vụ kinh tế mới đã, đang và sẽ phát sinh trong quá trình các doanh nghiệp
Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới cùng với những kiến thức và
kinh nghiệm của cá nhân còn hạn chế nhất định nên khó tránh khỏi những thiếu sót,
tồn tại. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến, chỉ dẫn của các thầy, cô và
các nhà khoa học để luận án nghiên cứu hoàn thiện hơn nữa.
259 trang |
Chia sẻ: yenxoi77 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vận dụng các chuẩn mực kế toán liên quan đến hoạt động ngoại hối nhằm hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g
luận án
Để đảm bảo tính đơn giản, dễ áp dụng trong hoạt động thực tiễn của doanh
nghiệp trong khi vẫn tuân thủ quy định của IFRS 13 và FAS 157, giá trị hợp lý của
một số CCTCPS đƣợc đề cập trong luận án có thể đƣợc xác định nhƣ sau:
2.1. Phương pháp xác định giá trị hợp lý của Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ
Giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ có thể đƣợc xác định nhƣ sau:
Giá trị hợp lý của hợp
đồng kỳ hạn ngoại tệ
=
Giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ
hạn ngoại tệ trên cơ sở không có
rủi ro về tín dụng
-
CVA (hoặc
DVA)
Trong đó:
Giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ trên cơ sở không có rủi ro về tín
dụng: Đƣợc xác định theo phƣơng pháp dòng tiền chiết khấu trên cơ sở:
(i) Số ngoại tệ danh nghĩa trong hợp đồng kỳ hạn;
(ii) Chênh lệch giữa tỷ giá kỳ hạn thực tế tại thời điểm định giá so với tỷ giá
kỳ hạn của hợp đồng;
(iii) Yếu tố chiết khấu kỳ hạn (tính trên cơ sở lãi suất chiết khấu) tại thời
điểm định giá.
CVA: Điều chỉnh giá trị tín dụng của đối tác (nếu có) vào giá trị hợp lý của
tài sản tài chính phái sinh (giảm giá trị của tài sản tài chính phái sinh). Trƣờng hợp
này phát sinh khi sự thay đổi trong giá trị hợp lý của CCTCPS (trƣớc khi điều chỉnh
CVA) dẫn đến việc ghi nhận tăng giá trị tài sản của doanh nghiệp.
DVA: Điều chỉnh giá trị tín dụng của doanh nghiệp (nếu có) vào giá trị hợp
lý của nợ phải trả tài chính phái sinh (giảm nợ phải trả tài chính phái sinh). Trƣờng
hợp này phát sinh khi sự thay đổi trong giá trị hợp lý của CCTCPS (trƣớc khi điều
chỉnh DVA) dẫn đến việc ghi nhận tăng giá trị khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.
2.2. Phương pháp xác định giá trị hợp lý của Hợp đồng hoán đổi tiền tệ
Giá trị hợp lý của hợp đồng hoán đổi tiền tệ có thể đƣợc xác định nhƣ sau:
Giá trị hợp lý của
hợp đồng hoán đổi
tiền tệ
=
Giá trị hợp lý của hợp đồng hoán
đổi tiền tệ trên cơ sở không có rủi
ro về tín dụng
-
CVA (hoặc
DVA)
Trong đó:
Giá trị hợp lý của hợp đồng hoán đổi tiền tệ trên cơ sở không có rủi ro về tín
dụng: Đƣợc xác định trên trên cơ sở chênh lệch giữa:
(i) Giá trị hợp lý của dòng tiền nhận về: đƣợc xác định theo phƣơng pháp
dòng tiền chiết khấu trên cơ sở số tiền gốc ban đầu đã giao cho đối tác, số tiền lãi
danh nghĩa sẽ nhận đƣợc hàng kỳ, yếu tố chiết khấu tƣơng ứng với từng số tiền lãi
danh nghĩa sẽ nhận về (đƣợc tính trên cơ sở lãi suất thị trƣờng của đồng tiền đã giao
cho đối tác (điểm phần trăm lãi suất (nếu có) đƣợc loại trừ khi tính toán), tỷ giá giao
ngay tại thời điểm định giá (nếu đồng tiền giao cho đối tác là đồng ngoại tệ); so với
(ii) Giá trị hợp lý của dòng tiền chi ra: đƣợc xác định theo phƣơng pháp dòng
tiền chiết khấu trên cơ sở số tiền gốc ban đầu đã nhận từ đối tác, số tiền lãi danh
nghĩa sẽ phải thanh toán hàng kỳ, yếu tố chiết khấu tƣơng ứng với từng số tiền lãi
danh nghĩa sẽ phải thanh toán (tính trên cơ sở lãi suất thị trƣờng của đồng tiền đã
nhận từ đối tác (điểm phần trăm lãi suất (nếu có) đƣợc loại trừ khi tính toán), tỷ giá
giao ngay tại thời điểm định giá (nếu đồng tiền nhận từ đối tác là đồng ngoại tệ).
CVA (hoặc DVA): xem nội dung về CVA, DVA đƣợc trình bày trong phần
xác định giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ.
2.3. Phương pháp xác định giá trị hợp lý của Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ
Giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn ngoại tệ bao gồm hai bộ phận là giá
trị nội tại và giá trị thời gian.
- Xác định giá trị hợp lý của quyền chọn ngoại tệ:
Giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn thƣờng đƣợc xác định trên cơ sở sử
dụng mô hình Black - Scholes. Mô hình này xem xét tất cả ảnh hƣởng của 05 yếu tố
có ảnh hƣởng đến giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn và đƣợc xác định theo
công thức sau:
Xác định giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ [103,167]:
Giá trị hợp lý của hợp
đồng quyền chọn mua
ngoại tệ
= F.N(d1) - X.N(d2)
Xác định giá trị hợp lý của hợp đồng quyền chọn bán ngoại tệ [103,167]:
Giá trị hợp lý của hợp
đồng quyền chọn bán
ngoại tệ
= X.N(-d2) - F.N(-d1)
Trong đó:
d1 = ln(F/X) + ⁄
T / s√
d2 = d1 - s√
F : Là tỷ giá kỳ hạn, đƣợc tính toán bằng cách sử dụng mô hình lãi
suất chẵn lẻ
X : Là tỷ giá quyền chọn
R : Là lãi suất đồng nội tệ, là lãi suất phi rủi ro
T : Là thời gian đáo hạn của quyền chọn, tính bằng năm
S : Là biến động của tỷ giá, đƣợc đo lƣờng bằng độ lệch chuẩn
N(d) : Đƣợc xác định bằng cách tra số liệu từ bảng phân phối chuẩn
E : 2,71828
Ln : Hàm logarit có cơ sở là e
- Xác định giá trị nội tại của hợp đồng quyền chọn:
Giá trị nội tại của
hợp đồng quyền
chọn mua
=
Maximum(Số ngoại tệ danh
nghĩa *(1/ tỷ giá giao ngay - 1/
tỷ giá quyền chọn),0)
-
CVA (hoặc
DVA)
Giá trị nội tại của
hợp đồng quyền
chọn bán
=
Maximum(Số ngoại tệ danh
nghĩa *(1/tỷ giá quyền chọn -
1/tỷ giá giao ngay),0)
-
CVA (hoặc
DVA)
CVA (hoặc DVA): xem nội dung về CVA, DVA đƣợc trình bày trong phần
xác định giá trị hợp lý của hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ.
- Xác định giá trị thời gian của hợp đồng quyền chọn:
Giá trị thời gian của
hợp đồng quyền
chọn
=
Giá trị hợp lý của
hợp đồng quyền
chọn
-
Giá trị nội tại của hợp
đồng quyền chọn
2.4. Phương pháp xác định giá trị hợp lý của quyền chọn mua bán kết hợp
Giá trị hợp lý của quyền chọn mua bán kết hợp bao gồm hai bộ phận là giá
trị nội tại và giá trị thời gian.
+ Xác định giá trị hợp lý của quyền chọn mua bán kết hợp:
Giá trị hợp lý của quyền chọn mua bán kết hợp đƣợc xác định trên cơ sở sử
dụng mô hình Black - Scholes và đƣợc xác định theo công thức sau:
Giá trị hợp lý của
quyền chọn mua bán
kết hợp
=
Giá trị hợp lý của
quyền chọn mua
+
Giá trị hợp lý của
quyền chọn bán
Trong đó, giá trị hợp lý của quyền chọn mua, giá trị hợp lý của quyền chọn bán
đƣợc xác định riêng rẽ và sử dụng sử dụng mô hình Black - Scholes để xác dịnh.
+ Xác định giá trị nội tại của quyền chọn mua bán kết hợp:
Giá trị nội tại của
quyền chọn mua bán
kết hợp
=
Giá trị nội tại của
quyền chọn mua
+
Giá trị nội tại của
quyền chọn bán
+ Xác định giá trị thời gian của quyền chọn mua bán kết hợp:
Giá trị thời gian của
quyền chọn mua bán
kết hợp
=
Giá trị hợp lý của
quyền chọn mua
bán kết hợp
-
Giá trị nội tại của
quyền chọn mua
bán kết hợp
Phụ lục 1.2
ĐO LƢỜNG TỔN THẤT CỦA KHOẢN MỤC PHI TIỀN TỆ
CÓ GỐC NGOẠI TỆ LÀ HÀNG TỒN KHO
VÀ CÁC KHOẢN ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH DÀI HẠN
1. Đo lƣờng tổn thất của khoản mục hàng tồn kho có gốc ngoại tệ
Từ sự phân tích các yếu tố tác động đến tổn thất của khoản mục hàng tồn kho
có gốc ngoại tệ và dựa theo quy định của IAS [115] và FAS [131] về hàng tồn kho,
tác giả xây dựng công thức đo lƣờng tồn thất đối với khoản mục này nhƣ sau:
Tổn thất hàng tồn
kho
=
Tổn thất do giảm giá hàng
tồn kho
+
Tổn thất do biến
động của tỷ giá
Trong đó:
- Tổn thất do giảm giá hàng tồn kho đƣợc xác định nhƣ sau:
Tổn thất do giảm
giá hàng tồn kho
=
Giá trị
thuần bằng
ngoại tệ/sản
phẩm
-
Đơn giá
hàng tồn
kho bằng
ngoại tệ
x
Số
lƣợng
sản
phẩm
x
Tỷ giá
ghi sổ
kế toán
- Tổn thất do biến động của tỷ giá đƣợc xác định nhƣ sau:
Tổn thất do
biến động
của tỷ giá
=
Số lƣợng
sản phẩm
x
Giá trị
thuần bằng
ngoại tệ/sản
phẩm
x
Tỷ giá tại
thời điểm
cuối kỳ lập
BCTC
-
Tỷ giá ghi
sổ kế toán
Nhƣ vậy, doanh nghiệp sẽ ghi nhận tổn thất dự kiến của khoản mục hàng tồn
kho có gốc ngoại tệ khi tổn thất của khoản mục này có giá trị âm. Tổn thất do yếu tố
giảm giá hàng tồn kho và do yếu tố biến động của tỷ giá có tác động bổ trợ và bù
đắp cho nhau.
2. Đo lƣờng tổn thất của khoản mục đầu tƣ tài chính dài hạn bằng ngoại tệ
Từ sự phân tích các yếu tố tác động đến tổn thất của khoản mục đầu tƣ tài
chính dài hạn bằng ngoại tệ và dựa theo quy định của IAS 36 [119] - Tổn thất tài
sản, tác giả xây dựng công thức đo lƣờng tồn thất đối với khoản mục này nhƣ sau:
Tổn thất của
khoản đầu tƣ
=
Tổn thất do giảm giá
khoản đầu tƣ
+
Tổn thất do biến
động của tỷ giá
Trong đó:
- Tổn thất do giảm giá khoản đầu tƣ đƣợc xác định nhƣ sau:
Tổn thất
do giảm
giá khoản
đầu tƣ
=
Tổng vốn
đầu tƣ thực
tế bằng
ngoại tệ của
các bên tại
Công ty
nhận vốn
đầu tƣ
-
Vốn chủ sở
hữu thực
có bằng
ngoại tệ
của Công
ty nhận
vốn đầu tƣ
x
Số vốn đầu tƣ của
mỗi bên bằng ngoại tệ
x
Tỷ giá
ghi sổ
kế toán Tổng vốn đầu tƣ thực
tế bằng ngoại tệ của
các bên tại Công ty
nhận vốn đầu tƣ
- Tổn thất do biến động của tỷ giá đƣợc xác định nhƣ sau:
Tổn thất
do biến
động của
tỷ giá
=
Tổng vốn
đầu tƣ thực
tế bằng
ngoại tệ
của các
bên tại
Công ty
nhận vốn
đầu tƣ
-
Vốn chủ
sở hữu
thực có
bằng
ngoại tệ
của Công
ty nhận
vốn đầu
tƣ
x
Số vốn đầu tƣ của
mỗi bên bằng
ngoại tệ
x
Tỷ giá
A - Tỷ
giá B
Tổng vốn đầu tƣ
thực tế bằng ngoại
tệ của các bên tại
Công ty nhận vốn
đầu tƣ
Trong đó: Tỷ giá A: là tỷ giá tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC. Tỷ giá B: là tỷ
giá giá ghi sổ kế toán của khoản đầu tài chính có gốc ngoại tệ.
Nhƣ vậy, doanh nghiệp sẽ ghi nhận tổn thất dự kiến của khoản mục đầu tƣ
tài chính dài hạn bằng ngoại tệ khi tổn thất của khoản mục này có giá trị dƣơng.
Tổn thất do yếu tố giảm giá khoản đầu tƣ và do yếu tố biến động của tỷ giá có tác
động bổ trợ và bù đắp cho nhau.
Phụ lục 1.3
KHOẢN MỤC TIỀN TỆ VÀ KHOẢN MỤC PHI TIỀN TỆ
Ví dụ về khoản mục tiền tệ so với phi tiền tệ trên Báo cáo tài chính có thể
đƣợc tóm tắt nhƣ sau:
Khoản mục tiền tệ
Tài sản Nợ phải trả
- Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
- Các khoản phải thu khách hàng
(ngắn, dài hạn)
- Các khoản phải trả nhà cung cấp
(ngắn, dài hạn)
- Các khoản cho vay, đầu tƣ vào trái
phiếu
- Các khoản vay và nợ (ngắn, dài
hạn)
- Các khoản phải thu nội bộ - Các khoản phải trả nội bộ
.. - Chi phí phải trả
.. ..
Khoản mục phi tiền tệ
Tài sản Nợ phải trả
- Hàng tồn kho - Doanh thu nhận trƣớc (doanh
thu chƣa thực hiện)
- Chi phí trả trƣớc (bảo hiểm, quảng
cáo, tiền thuê)
- Các khoản dự phòng đƣợc thanh
toán bởi việc giao một tài sản phi
tiền tệ
- Tài sản, nhà xƣởng, thiết bị, bất
động sản đầu tƣ
.
- Giấy phép, bản quyền, bằng sáng chế .
- Các tài sản vô hình khác .
- Đầu tƣ góp vốn vào doanh nghiệp
khác
.
Nguồn: Tổng hợp từ IAS 21 [118] và FAS 52 [125]
Phụ lục 1.4
PHƢƠNG PHÁP KẾ TOÁN CLTG ĐỐI VỚI
MỘT SỐ NGHIỆP VỤ PHÁT SINH NGOẠI TỆ TRONG
HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA DOANH NGHIỆP
1. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ liên quan đến hoạt động xuất khẩu
Sơ dồ hạch toán:
Doanh thu
Tiền
(1)
Nợ phải thu
(2) (3)
Chi phí
Thu nhập
(3.2)
(3.1)
Sơ đồ 1.1: Hạch toán CLTG hối đoái trong trƣờng hợp xuất khẩu
Diễn giải sơ đồ hạch toán:
(1): Bán hàng thu ngay bằng tiền. Doanh thu bằng ngoại tệ đƣợc quy đổi
sang đồng tiền chức năng theo tỷ giá tại thời điểm thu tiền hàng.
(2): Bán hàng cho nợ. Doanh thu và nợ phải thu bằng ngoại tệ đƣợc quy đổi
sang đồng tiền chức năng theo tỷ giá tại thời điểm ghi nhận doanh thu.
(3): Thu đƣợc tiền của khách hàng. CLTG đƣợc ghi nhận do sự khác nhau
giữa tỷ giá tại thời điểm thu tiền hàng và tỷ giá tại thời điểm ghi nhận nợ phải thu
hoặc tỷ giá tại ngày lập BCTC gần nhất.
(3.1), (3.2): Lãi, lỗ CLTG phát sinh trong quá trình thu tiền hàng
2. Hạch toán các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ liên quan đến hoạt động nhập khẩu
Sơ đồ hạch toán:
Tiền
Hàng hóa
(1)
Nợ phải trả
(3) (2)
Chi phí
Thu nhập
(3.1)
(3.2)
Sơ đồ 1.2: Hạch toán CLTG hối đoái trong trƣờng hợp nhập khẩu
Diễn giải sơ đồ hạch toán:
(1): Mua hàng trả ngay bằng tiền. Trị giá hàng mua bằng ngoại tệ đƣợc quy
đổi sang đồng tiền chức năng theo tỷ giá tại thời điểm thanh toán tiền hàng.
(2): Mua hàng nhƣng chƣa thanh toán ngay cho nhà cung cấp. Trị giá hàng
mua và nợ phải trả bằng ngoại tệ đƣợc quy đổi sang đồng tiền chức năng theo tỷ giá
tại thời điểm ghi nhận giá trị hàng mua.
(3): Trả tiền hàng cho nhà cung cấp. CLTG đƣợc ghi nhận do sự khác nhau
giữa tỷ giá tại thời điểm thanh toán tiền hàng và tỷ giá tại thời điểm ghi nhận nợ
phải trả hoặc tỷ giá tại ngày lập BCTC gần nhất.
(3.1), (3.2): Lỗ, lãi CLTG phát sinh trong quá trình thanh toán
3. Hạch toán nghiệp vụ vay và trả nợ vay ngoại tệ
Sơ đồ hạch toán:
Tiền
Vay
Phải trả
(2) (1)
Chi phí
Thu nhập
Chi phí
Thu nhập
(2.1)
(2.2) (1.2)
(1.1)
Sơ đồ 1.3: Hạch toán CLTG hối đoái trong trường hợp vay và trả nợ vay ngoại tệ
Diễn giải sơ đồ hạch toán:
(1): Vay ngoại tệ của ngân hàng trả nợ cho nhà cung cấp (ngƣời xuất khẩu)
theo tỷ giá tại ngày vay.
(1.1), (1.2): Lãi, lỗ CLTG phát sinh trong quá trình trả nợ cho nhà cung cấp.
(2): Trả nợ vay ngân hàng bằng ngoại tệ. CLTG đƣợc ghi nhận do sự khác
nhau giữa tỷ giá tại thời điểm trả nợ vay và tỷ giá tại thời điểm vay nợ hoặc tỷ giá
tại ngày lập BCTC gần nhất.
(2.1), (2.2): Lỗ, lãi CLTG phát sinh trong quá trình trả nợ vay ngân hàng.
4. Hạch toán CLTG hối đoái trong trƣờng hợp đánh giá lại số dƣ các khoản
mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC
Sơ đồ hạch toán:
Thu nhập
Tiền, nợ phải thu, nợ phải
trả (bao gồm nợ vay)
Chi phí
(1) (2)
Sơ đồ 1.4: Hạch toán CLTG hối đoái trong trƣờng hợp đánh giá lại số dƣ cuối
kỳ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC
Diễn giải sơ đồ hạch toán:
(1), (2): Lãi, lỗ CLTG do đánh giá lại các khoản mục nợ phải thu, nợ phải trả
(bao gồm nợ vay) có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ lập BCTC.
Phụ lục 1.5
MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA SỰ TỒN TẠI CỦA MỐI QUAN HỆ
KINH TẾ GIỮA KHOẢN MỤC ĐƢỢC PHÒNG NGỪA VÀ CÔNG CỤ
PHÒNG NGỪA ĐƢỢC ÁP DỤNG PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI
1. Phƣơng pháp dựa vào các điều khoản then chốt (The Critical Terms Method)[110]
Phƣơng pháp “The critical terms” là phƣơng pháp đơn giản nhất để xem xét
điều kiện về mối quan hệ kinh tế có đƣợc đáp ứng hay không. Doanh nghiệp có thể
kết luận là có sự tồn tại của mối quan hệ kinh tế giữa khoản mục đƣợc phòng ngừa
và công cụ phòng ngừa nếu các điều khoản then chốt của khoản mục đƣợc phòng
ngừa và công cụ phòng ngừa phù hợp với nhau. Tuy nhiên, kết luận này chỉ có giá
trị khi rủi ro tín dụng của doanh nghiệp hoặc rủi ro tín dụng của đối tác trong công
cụ phòng ngừa đƣợc xem xét ở mức độ rất thấp.
Phƣơng pháp này yêu cầu (ở một mức tối thiểu) các điều khoản then chốt của
khoản mục đƣợc phòng ngừa và công cụ phòng ngừa phải tƣơng tự với nhau, bao
gồm: số tiền danh nghĩa, kỳ hạn thanh toán và thời gian đáo hạn, yếu tố cơ sở (ví
dụ: lãi suất 3 tháng của đồng đô la Mỹ).
2. Phƣơng pháp phân tích kịch bản giản đơn (The Simple Scenario Analysis
Method)
[110]
Phƣơng pháp phân tích kịch bản đơn giản là phƣơng pháp định lƣợng đơn
giản nhất để xem xét mối quan hệ phòng ngừa có đáp ứng đƣợc điều kiện của mối
quan hệ kinh tế hay không. Mục tiêu của phƣơng pháp này là phát hiện hành vi về
sự thay đổi trong giá trị hợp lý của cả khoản mục đƣợc phòng ngừa và công cụ
phòng ngừa theo các kịch bản xác định. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng: (i)
khi phƣơng pháp dựa vào các điều khoản then chốt không sử dụng đƣợc do ngày
hoặc số lƣợng danh nghĩa của khoản mục đƣợc phòng ngừa và công cụ phòng ngừa
không có sự phù hợp với nhau; (ii) trong trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng các
công cụ phòng ngừa chuẩn (nhƣ hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng
quyền chọn chuẩn).
Trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá, phƣơng pháp này có thể đƣợc tóm lƣợc qua
một số bƣớc thực hiện nhƣ sau:
Bước 1, doanh nghiệp xác định phạm vi biến động của tỷ giá đƣợc mong đợi
sẽ xảy ra trong thời gian đƣợc phòng ngừa và xác suất tƣơng ứng. Các công việc
cần thực hiện liên quan đến bƣớc này thƣờng bao gồm:
- Mô phỏng một vài kịch bản liên quan đến rủi ro đƣợc phòng ngừa. Ví dụ:
doanh nghiệp có thể áp dụng các kịch bản sau trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá: kịch
bản giảm giá của đồng ngoại tệ so với đồng nội tệ, kịch bản giữ nguyên tỷ giá giao
ngay tại thời điểm khởi đầu phòng ngừa, kịch bản tăng giá của đồng ngoại tệ so với
đồng nội tệ.
- Ƣớc tính tỷ giá giao ngay vào thời điểm cuối kỳ phân tích của mỗi kịch bản
thông qua công thức sau:
Tỷ giá giao ngay tại thời
điểm cuối kỳ phân tích
ƣớc tính
= Tỷ giá giao ngay tại
thời điểm hiện tại
x
e
бxNxT
Trong đó:
б : là độ lệch chuẩn, cho biết mức độ biến động của tỷ giá trong kỳ xem xét
N : Là một số của độ lệch chuẩn, cho biết xác suất xảy ra đối với kết quả
ƣớc tính. Với N=1 và N=-1 thì xác suất xảy ra với mức độ tin cậy là 95%.
Với N=2 và N=-2 thì xác suất xảy ra với mức độ tin cậy là 99%
T : Là số năm tính từ thời điểm hiện tại (Ví dụ: thời điểm khởi đầu của công
cụ phòng ngừa, đầu kỳ phân tích) cho đến thời điểm cuối kỳ phân tích
(thời điểm cuối kỳ của công cụ phòng ngừa)
- Đánh giá và đƣa ra kết luận về phạm vi biến động của tỷ giá đƣợc mong đợi
sẽ xảy ra trong thời gian đƣợc phòng ngừa và xác suất xảy ra tƣơng ứng dựa trên số
liệu tính toán của các kịch bản kể trên.
Bước 2, xác định mức độ bù trừ (tính bằng tỷ lệ %) giữa số tiền do sự thay
đổi trong giá trị hợp lý của công cụ phòng ngừa so với số tiền do sự thay đổi trong
giá trị hợp lý của khoản mục đƣợc phòng ngừa trên trên cơ sở tỷ giá thị trƣờng tại
thời điểm cuối kỳ phân tích đã đƣợc xác định trong Bước 1.
Bước 3, đƣa ra kết luận về sự tồn tại của mối quan hệ kinh tế giữa khoản
mục đƣợc phòng ngừa và công cụ phòng ngừa.
3. Phƣơng pháp phân tích hồi quy (The Regression Analysis Method)[110]
Phƣơng pháp phân tích hồi quy là một kỹ thuật thống kê xem xét mức độ
tƣơng quan giữa một biến (biến phụ thuộc) với một hoặc nhiều biến khác (đƣợc biết
nhƣ là những biến độc lập). Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc sử dụng khi: (i) yếu tố
cơ sở của khoản mục đƣợc phòng ngừa và công cụ phòng ngừa không có sự phù
hợp với nhau; (ii) trong trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng các công cụ phòng ngừa
chuẩn (nhƣ hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn chuẩn).
Phân tích hồi quy là một quy trình có thể đƣợc chia thành 3 bƣớc:
Bước thứ nhất của phân tích hồi quy là thu thập các đại lƣợng X, Y thông
qua việc quan sát các đại lƣợng này (X là sự thay đổi trong giá trị hợp lý (hoặc dòng
tiền) của công cụ phòng ngừa trong điều kiện rủi ro đƣợc phòng ngừa, Y là sự thay
đổi trong giá trị hợp lý (hoặc dòng tiền) của khoản mục đƣợc phòng ngừa trong điều
kiện rủi ro đƣợc phòng ngừa). Bƣớc này khá phức tạp và đòi hỏi một chƣơng trình
trên máy tính để thực hiện. Ý tƣởng là quay trở về một ngày xác định (ngày bắt đầu
của kỳ mô phỏng), giả định rằng mối quan hệ phòng ngừa đã bắt đầu từ ngày đó và
quan sát các hành vi của mối quan hệ phòng ngừa bằng việc sử dụng các dữ liệu của
thị trƣờng trong quá khứ của kỳ mô phỏng. Kỳ mô phỏng kết thúc tại ngày mà kỳ
mô phỏng bằng với kỳ phòng ngừa rủi ro thực tế. Quá trình này đƣợc lặp đi lặp lại
nhiều lần.
Bước thứ hai của phân tích hồi quy là vẽ đồ thị với các đại lƣợng X, Y. Sau
đó trình bày mối quan hệ các đại lƣợng này thông qua phƣơng trình hồi quy. Phân
tích hồi quy sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất để thiết lập một đƣờng
thẳng từ việc quan sát các đại lƣợng X và Y. Kỹ thuật này xác định độ dốc và giao
điểm của đƣờng thẳng mà việc xác định này có thể giảm tối đa sự khác nhau giữa
việc quan sát đại lƣợng Y thực tế và giá trị Y đã dự đoán. Phƣơng trình tuyến tính
phổ biến đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Y = α + β*X + ε
Trong đó:
α: là giao điểm giữa đƣờng thẳng và trục Y
β: là độ dốc của đƣờng thẳng
ε: là sai số ngẫu nhiên
Bước thứ ba của phân tích hồi quy là làm rõ kết quả thống kê sau khi đã thiết
lập phƣơng trình hồi quy và quyết định lựa chọn nếu phân tích hồi quy cho thấy có
một mối quan hệ kinh tế giữa khoản mục đƣợc phòng ngừa và công cụ phòng ngừa.
Ba thống kê sau đây phải đạt đến mức độ chấp nhận đƣợc để cung cấp bằng chứng
đầy đủ cho việc đƣa ra kết luận.
R- bình phƣơng : R-bình phƣơng cho biết tỷ lệ thay đổi của biến phụ thuộc
có thể đƣợc giải thích bởi sự thay đổi của biến độc lập. IFRS 9 không quy
định mức tối thiểu R-bình phƣơng cần đạt đƣợc là bao nhiêu để đảm bảo sự
tƣơng quan cao giữa khoản mục đƣợc phòng ngừa và công cụ phòng ngừa.
Tuy nhiên, R-bình phƣơng ở mức lớn hơn hoặc bằng 80% có thể là khả thi
cao để đảm bảo sự tƣơng quan đó. R-bình phƣơng có thể không bao giờ vƣợt
quá 100%.
β - độ dốc của đƣờng hồi quy: IFRS 9 không quy định độ dốc của đƣờng hồi
quy cần đạt đƣợc là bao nhiêu để đáp ứng điều kiện về sự tồn tại của mối
quan hệ kinh tế (IAS 39 cho phép trong khoảng -0,8 và -1.25). Doanh nghiệp
phải có sự đánh giá đầy đủ và sát đáng để quyết định độ dốc của đƣờng hồi
quy để đảm bảo điều kiện về sự tồn tại của mối quan hệ kinh tế đƣợc sẽ đáp
ứng. Độ dốc của đƣờng hồi quy cũng có thể cung cấp cho doanh nghiệp một
tỷ lệ phòng ngừa thích hợp.
Thống kê t hoặc thống kê F: Các thống kê này cho biết liệu việc đo lƣờng kết
quả hồi quy có ý nghĩa về mặt thống kê hay không. Một mức 95% hoặc cao
hơn thƣờng đƣợc chấp nhận để đánh giá ý nghĩa thống kê của kết quả hồi
quy.
Ngoài ba phƣơng pháp kể trên, doanh nghiệp có thể sử dụng các phƣơng
pháp khác để kiểm tra sự tồn tại của mối quan hệ kinh tế giữa khoản mục đƣợc
phòng ngừa và công cụ phòng ngừa, nhƣ: phƣơng pháp mô phỏng Monte Carlo
(The Monte Carlo Simulation Method),
Phụ lục 1.6
KẾ TOÁN ĐỐI VỚI SỰ KIỆN DỪNG MỐI QUAN HỆ PNRR
Việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến công cụ phòng ngừa và khoản
mục đƣợc phòng ngừa tại ngày phát sinh sự kiện này phụ thuộc vào loại phòng
ngừa và nguyên nhân dẫn đến sự kiện này. Ví dụ:
Sự kiện dừng kế
toán phòng ngừa
rủi ro
Phòng ngừa rủi ro theo
giá trị hợp lý
Phòng ngừa rủi ro
theo dòng tiền
Công cụ phòng ngừa
bị hủy bỏ hoặc hoặc
đƣợc bán
Dừng xác định và kế toán theo giá
trị hợp lý của khoản mục đƣợc
phòng ngừa
Bất kỳ sự điều chỉnh nào trƣớc đó
vào số tiền ghi sổ của khoản mục
đƣợc phòng ngừa sẽ đƣợc phân bổ
cho toàn bộ thời gian còn lại của
khoản mục đƣợc phòng ngừa
Số tiền hoãn lại trong OCI
(đƣợc trình bày trên
BCĐKT) tiếp tục đƣợc duy
trì, hoãn lại trong OCI và
sẽ đƣợc kết chuyển vào
P&L khi khoản mục đƣợc
phòng ngừa có ảnh hƣởng
đến P&L
Khoản mục đƣợc
phòng ngừa bị hủy
bỏ hoặc đƣợc bán
Bất kỳ khoản tiền nào đã đƣợc ghi
nhận trên BCĐKT có liên quan
đến sự thay đổi trong giá trị hợp lý
của khoản mục đƣợc phòng ngừa
(Ví dụ: cam kết chắc chắn) sẽ đƣợc
hoàn nhập vào P&L
Số tiền hoãn lại trong OCI
trƣớc đó (đƣợc trình bày
trên BCĐKT) sẽ đƣợc phân
loại lại ngay lập tức vào
P&L
Mối quan hệ phòng
ngừa thất bại trong
việc đáp ứng các yêu
cầu về hiệu quả
phòng ngừa
Dừng xác định và kế toán theo giá
trị hợp lý của khoản mục đƣợc
phòng ngừa
Bất kỳ sự điều chỉnh nào trƣớc đó
vào số tiền ghi sổ của khoản mục
đƣợc phòng ngừa sẽ đƣợc phân bổ
cho toàn bộ thời gian còn lại của
khoản mục đƣợc phòng ngừa
Số tiền hoãn lại trong OCI
(đƣợc trình bày trên
BCĐKT) tiếp tục đƣợc duy
trì, hoãn lại trong OCI và
sẽ đƣợc kết chuyển vào
P&L khi giao dịch dự kiến
có ảnh hƣởng đến P&L
Giao dịch dự kiến
vẫn đƣợc mong đợi
sẽ xảy ra mặc dù
không mong đợi về
khả năng xảy ra cao
của giao dịch
Không áp dụng Tƣơng tự trƣờng hợp trƣớc
Giao dịch dự kiến
không đƣợc mong
đợi sẽ xảy ra
Không áp dụng Số tiền hoãn lại trong OCI
trƣớc đó (đƣợc trình bày
trên BCĐKT) sẽ đƣợc phân
loại lại ngay lập tức vào
P&L
Nguồn: Tổng hợp dựa trên các quy định của IFRS 9
Phụ lục 1.7
KẾ TOÁN KHOẢN MỤC ĐƢỢC PNRR
TRONG MỐI QUAN HỆ PNRR THEO GIÁ TRỊ HỢP LÝ
VÀ TRONG MỐI QUAN HỆ PNRR THEO DÒNG TIỀN
1. Kế toán khoản mục đƣợc PNRR trong mối quan hệ PNRR theo giá trị hợp lý
Trƣờng hợp các điều kiện về kế toán PNRR đƣợc đáp ứng, doanh nghiệp kế
toán khoản mục đƣợc PNRR trong mối quan hệ PNRR theo giá trị hợp lý nhƣ sau:
- Đối với phần phòng ngừa hiệu quả:
Nếu khoản mục đƣợc PNRR là một cam kết chắc chắn chƣa đƣợc ghi nhận
trên BCĐKT (hoặc một bộ phận xác định đƣợc của cam kết này): Số tiền lũy kế do sự
thay đổi trong giá trị hợp lý của cam kết này sẽ đƣợc ghi nhận là một tài sản hoặc một
khoản nợ phải trả trên BCĐKT tƣơng ứng với lãi hoặc lỗ đƣợc ghi nhận vào P&L của
doanh nghiệp. Nếu cam kết chắc chắn để mua một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả
thì số tiền lũy kế của cam kết này ghi nhận trên BCĐKT sẽ đƣợc điều chỉnh vào giá
trị ghi nhận ban đầu của tài sản hoặc khoản nợ phải trả đó [122], [128].
Nếu khoản mục đƣợc PNRR đƣợc đo lƣờng theo chi phí phân bổ, doanh
nghiệp cần tính toán lãi suất hiệu quả để xác định lại giá trị ghi sổ của khoản mục
này. Việc điều chỉnh giá trị ghi sổ của khoản mục này (nếu đƣợc áp dụng) sẽ đƣợc
phân bổ vào P&L của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thực tế, để đơn giản trong
quá trình thực hiện, doanh nghiệp có thể hoãn lại việc phân bổ, điều chỉnh giá trị ghi
sổ của khoản mục này theo phƣơng pháp chi phí phân bổ cho đến khi doanh nghiệp
không còn đáp ứng đƣợc điều kiện về kế toán PNRR nữa. Trong thời gian áp dụng
kế toán PNRR, sự thay đổi trong giá trị hợp lý của khoản mục này sẽ đƣợc điều
chỉnh vào giá trị ghi sổ của chúng, đồng thời lãi hoặc lỗ tƣơng ứng sẽ đƣợc ghi nhận
vào P&L của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải áp dụng chính sách này một cách
nhất quán đối với tất cả các khoản mục tƣơng tự của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
không thể hoãn lại việc phân bổ đối với một số khoản mục còn một số khoản mục
khác thì không [122],[128].
Trong trƣờng hợp khoản mục đƣợc PNRR là các khoản mục tiền tệ có gốc
ngoại tệ (ví dụ: nợ phải thu khách hàng bằng ngoại tệ,...), doanh nghiệp sẽ không
ghi nhận bút toán đánh giá lại CLTG của các khoản mục này. Nguyên nhân: doanh
nghiệp phải chuyển đổi số tiền nguyên tệ sang số tiền đƣợc đo lƣờng bằng đồng tiền
chức năng của doanh nghiệp theo tỷ giá thực tế tại ngày chuyển đổi trƣớc khi hoàn
tất việc xác định giá trị hợp lý của các khoản mục này.
- Đối với phần phòng ngừa không hiệu quả:
Doanh nghiệp sẽ ghi nhận vào DT HĐTC hoặc CFTC khác trong kỳ.
2. Kế toán khoản mục đƣợc PNRR trong mối quan hệ PNRR theo dòng tiền
Trƣờng hợp các điều kiện về kế toán PNRR đƣợc đáp ứng, doanh nghiệp kế
toán khoản mục đƣợc PNRR trong mối quan hệ PNRR theo dòng tiền nhƣ sau:
- Nếu khoản mục đƣợc phòng ngừa là một giao dịch dự kiến dẫn đến việc ghi
nhận một tài sản phi tài chính (ví dụ: hàng tồn kho,...) hoặc nợ phải trả phi tài chính,
hoặc một khoản doanh thu dự kiến: Sự thay đổi trong giá trị hợp lý của các giao
dịch dự kiến này không đƣợc ghi nhận trên sổ kế toán cho đến khi các giao dịch dự
kiến này đƣợc thực hiện (ví dụ: tại thời điểm ghi nhận giá trị ban đầu của hàng tồn
kho, ghi nhận doanh thu,...).
- Nếu khoản mục đƣợc phòng ngừa là một cam kết chắc chắn chƣa đƣợc ghi
nhận trên BCĐKT (trong PNRR tỷ giá): Sự thay đổi trong giá trị hợp lý của cam kết
này sẽ đƣợc ghi nhận là một tài sản hoặc một khoản nợ phải trả trên BCĐKT tƣơng
ứng với lãi hoặc lỗ đƣợc ghi nhận vào P&L của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do các
khoản lãi hoặc lỗ của cam kết này đƣợc điều chỉnh toàn bộ bởi phần hiệu quả của
công cụ phòng ngừa. Vì vậy, lãi hoặc lỗ của cam kết này sẽ không đƣợc ghi nhận
vào P&L của doanh nghiệp.
- Nếu khoản mục đƣợc phòng ngừa là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
không có lãi suất (ví dụ: nợ phải thu khách hàng bằng ngoại tệ, nợ phải trả nhà cung
cấp bằng ngoại tệ) hoặc có lãi suất (ví dụ: nợ vay bằng ngoại tệ): Trong PNRR theo
dòng tiền, CCTCPS giả thuyết thƣờng đƣợc sử dụng. Hiệu quả phòng ngừa sẽ đƣợc
xem xét trên cơ sở so sánh giữa số tiền do sự thay đổi trong giá trị hợp lý của công
cụ phòng ngừa với số tiền do sự thay đổi trong giá trị hợp lý của CCTCPS giả
thuyết. Phần chênh lệch giữa hai giá trị này đƣợc coi là phần phòng ngừa không
hiệu quả và đƣợc ghi nhận vào P&L của doanh nghiệp. Phần phòng ngừa hiệu quả
sẽ đƣợc ghi nhận trong OCI sau khi tính toán ảnh hƣởng của các khoản lãi hoặc lỗ
do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đƣợc chỉ định là khoản mục
đƣợc phòng ngừa (Nguyên nhân: IAS 21 và FAS 52 yêu cầu các khoản mục này
phải đƣợc đánh giá lại. Việc đánh giá lại các khoản mục này không bị ảnh hƣởng
bởi kế toán PNRR). Nói cách khác, trên BCĐKT giá trị của các khoản mục này sẽ
đƣợc ghi nhận theo giá trị đã đánh giá lại. Trên P&L, do lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc
đánh giá lại các khoản mục này đƣợc điều chỉnh toàn bộ bởi phần hiệu quả của công
cụ phòng ngừa. Vì vậy, lãi hoặc lỗ do đánh giá lại các khoản mục này sẽ không
đƣợc ghi nhận vào P&L của doanh nghiệp.
Phụ lục 2.1
MẪU PHIẾU KHẢO SÁT
KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ PHÁT SINH NGOẠI TỆ
(Dùng cho doanh nghiệp)
KÍNH GỬI: Tổng Công ty/Công ty..
Tôi là Nguyễn Quang Thành, hiện nay tôi đang là nghiên cứu sinh của Học
viện Tài chính. Tôi đang tiến hành nghiên cứu về thực trạng kế toán chênh lệch tỷ
giá hối đoái trong các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. Kính
mong Quý Tổng Công ty/Công ty dành chút thời gian để trả lời bằng cách đánh
dấu (x) cho các câu trả lời đƣợc lựa chọn (một hoặc nhiều phƣơng án lựa chọn) sau
đây hoặc đƣa ra ý kiến khác (nếu có). Tất cả các câu trả lời của Quý Tổng Công
ty/Công ty đều rất có giá trị cho nghiên cứu của tôi. Rất mong sự giúp đỡ của Quý
Tổng Công ty/Công ty.
Xin chân trọng cảm ơn!
Phần I: Thông tin về ngƣời trả lời
1. Họ và tên:
2. Chức vụ:
Phần II: Thông tin chung về doanh nghiệp
1. Hình thức sở hữu vốn
Nhà nƣớc sở
hữu 100% vốn
Nhà nƣớc có
cổ phần vốn
góp chi phối
Sở hữu của các
nhà đầu tƣ nƣớc
ngoài
Sở hữu của các nhà
đầu tƣ trong nƣớc và
ngoài nƣớc
Ý kiến khác:.
2. Loại hình doanh nghiệp
Công
ty TNHH
Một thành
viên
Công ty
TNHH có 2
thành viên
trở lên
Công
ty cổ
phần
Công ty
niêm
yết
Công
ty đại
chúng
Công
ty hợp
danh
Doanh
nghiệp tƣ
nhân
Ý kiến khác:..
3. Ngành ngề kinh doanh chính:
4. Lĩnh vực kinh doanh
Sản xuất Thƣơng mại Dịch vụ Xây lắp Khác:
5. Hoạt động xuất nhập khẩu
Nhập khẩu hàng
hóa, tài sản cố định
Nhận cung ứng dịch
vụ của doanh nghiệp
nƣớc ngoài
Xuất
khẩu
hàng hóa
Cung ứng dịch
vụ xuất khẩu
Ý kiến khác:
6. Chuẩn mực, chế độ kế toán áp dụng
Chuẩn mực và chế
độ kế toán Việt Nam
Chuẩn mực
kế toán quốc tế
Ý kiến khác:
Phần III: Thực trạng kế toán các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ
Dƣới đây là các câu hỏi phát sinh trong trƣờng hợp doanh nghiệp áp dụng các
Chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam, các quy định về pháp luật thuế tại Việt Nam.
Trƣờng hợp doanh nghiệp có áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để chuyển đổi Báo
cáo tài chính xin vui lòng trả lời các câu hỏi có liên quan ở phía dƣới.
1. Đồng tiền ghi sổ kế toán:
Đồng Việt Nam Đồng tiền USD Đồng tiền khác:
2. Các nghiệp vụ phát sinh ngoại tệ (xin vui lòng đánh dấu (x) vào các phương án
lựa chọn hoặc đưa ra ý kiến khác) tại doanh nghiệp:
Phát sinh
trong các giao
dịch bằng tiền
mặt, tiền gửi
ngân hàng
Phát sinh
trong giao
dịch bán
hàng, thu tiền
ngoại tệ
Phát sinh
trong giao
dịch mua
hàng, thanh
toán ngoại tệ
Phát
sinh trong
giao dịch
vay, trả nợ
ngoại tệ
Phát
sinh trong
giao dịch
ký quỹ
ngoại tệ
Phát sinh
trong giao
dịch nhận ký
quỹ ngoại tệ
Ý kiến khác:
3. Tỷ giá
3.1. Tỷ giá ghi nhận đối với các khoản tiền mặt, tiền gửi có gốc ngoại tệ:
a. Tỷ giá đƣợc sử dụng trong các nghiệp vụ thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có
gốc ngoại tệ trong kỳ:
Tỷ giá bình quân
liên ngân hàng
Tỷ giá của ngân
hàng giao dịch
Tỷ giá trung bình của các ngân
hàng doanh nghiệp có mở tài khoản
Tỷ giá khác:
b. Tỷ giá đƣợc sử dụng trong các nghiệp vụ chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có
gốc ngoại tệ trong kỳ:
Tỷ giá bình
quân liên ngân
hàng
Tỷ giá của
ngân hàng giao
dịch
Tỷ giá trung bình của
các ngân hàng doanh
nghiệp có mở tài khoản
Tỷ giá ghi sổ
kế toán
Tỷ giá khác:
Trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá ghi sổ kế toán trong các nghiệp vụ chi
tiền mặt, tiền gửi ngân hàng có gốc ngoại tệ thì phƣơng pháp sau đƣợc áp dụng
để xác định tỷ giá ghi sổ kế toán:
Phƣơng pháp
đích danh
Phƣơng pháp
nhập trƣớc xuất
trƣớc
Phƣơng pháp
bình quân gia
quyền
Ý kiến
khác:
c. Tỷ giá đƣợc sử dụng để đánh giá lại các khoản tiền mặt, tiền gửi có gốc
ngoại tệ tại ngày cuối kỳ kế toán:
Tỷ giá bình
quân liên ngân
hàng
Tỷ giá của
ngân hàng
giao dịch
Tỷ giá trung
bình của các ngân
hàng doanh nghiệp
có mở tài khoản
Tỷ giá của ngân hàng
nơi doanh nghiệp có
giao dịch ngoại tệ nhiều
nhất
Ý kiến khác:
3.2. Tỷ giá ghi nhận đối với các khoản công nợ phải thu có gốc ngoại tệ
a. Tỷ giá đƣợc sử dụng trong các nghiệp vụ tăng nợ phải thu có gốc ngoại tệ
trong kỳ:
Tỷ giá bình quân liên
ngân hàng
Tỷ giá của ngân
hàng giao dịch
Tỷ giá trung bình của các
ngân hàng doanh nghiệp có
mở tài khoản
Tỷ giá khác:
b. Tỷ giá đƣợc sử dụng trong các nghiệp vụ giảm nợ phải thu có gốc ngoại tệ
(thu đƣợc tiền ngoại tệ) trong kỳ:
Tỷ giá bình
quân liên ngân
hàng
Tỷ giá của
ngân hàng giao
dịch
Tỷ giá trung bình
của các ngân hàng
doanh nghiệp có mở tài
khoản
Tỷ giá ghi sổ
kế toán
Tỷ giá khác:
Trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá ghi sổ kế toán trong các nghiệp vụ giảm
công nợ phải thu có gốc ngoại tệ (thu đƣợc tiền ngoại tệ) thì phƣơng pháp sau
đƣợc áp dụng để xác định tỷ giá ghi sổ kế toán:
Phƣơng pháp
đích danh
Phƣơng pháp
nhập trƣớc xuất
trƣớc
Phƣơng pháp
bình quân gia
quyền
Ý kiến
khác:
c. Doanh nghiệp có phát sinh trƣờng hợp ngƣời mua trả trƣớc tiền bằng ngoại
tệ không?
Có phát sinh Không phát sinh
Nếu doanh nghiệp có phát sinh trƣờng hợp ngƣời mua trả trƣớc tiền bằng ngoại
tệ. Xin vui lòng trả lời các câu hỏi dƣới đây:
- Tỷ giá đƣợc sử dụng để hạch toán trên sổ kế toán tại ngày ngƣời mua trả trƣớc
tiền bằng ngoại tệ:
Tỷ giá bình
quân liên ngân
hàng
Tỷ giá của ngân
hàng giao dịch
Tỷ giá trung bình
của các ngân hàng
doanh nghiệp có mở
tài khoản
Tỷ giá
khác:
Tỷ giá khác: .
- Tỷ giá đƣợc sử dụng để ghi nhận công nợ tại ngày ghi nhận doanh thu:
Tỷ
giá
bình
quân
liên
ngân
hàng
Tỷ
giá của
ngân
hàng
giao
dịch
Tỷ giá
trung bình
của các ngân
hàng doanh
nghiệp có
mở tài
khoản
Phần ngoại tệ
ngƣời mua trả tiền
trƣớc sẽ sử dụng tỷ
giá ghi sổ kế toán.
Phần còn lại sẽ sử
dụng tỷ giá bình quân
liên ngân hàng
Phần ngoại tệ
ngƣời mua trả tiền
trƣớc sẽ sử dụng tỷ
giá ghi sổ kế toán.
Phần còn lại sẽ sử
dụng tỷ giá của ngân
hàng giao dịch
Ý kiến khác:
d. Tỷ giá đƣợc sử dụng để đánh giá lại các khoản công nợ phải thu có gốc ngoại
tệ tại ngày cuối kỳ kế toán:
Tỷ giá bình
quân liên ngân
hàng
Tỷ giá của
ngân hàng giao
dịch
Tỷ giá trung
bình của các ngân
hàng doanh
nghiệp có mở tài
khoản
Tỷ giá của ngân
hàng nơi doanh nghiệp
có giao dịch ngoại tệ
nhiều nhất
Ý kiến khác:
3.3. Tỷ giá ghi nhận đối với các khoản công nợ phải trả (bao gồm cả nợ vay) có gốc
ngoại tệ:
a. Tỷ giá đƣợc sử dụng trong các nghiệp vụ tăng nợ phải trả có gốc ngoại tệ
trong kỳ:
Tỷ giá bình quân
liên ngân hàng
Tỷ giá của ngân
hàng giao dịch
Tỷ giá trung bình của các ngân
hàng doanh nghiệp có mở tài khoản
Tỷ giá khác:
b. Tỷ giá đƣợc sử dụng trong các nghiệp vụ giảm nợ phải trả có gốc ngoại tệ
(thanh toán tiền ngoại tệ) trong kỳ:
Tỷ giá bình
quân liên ngân
hàng
Tỷ giá của
ngân hàng giao
dịch
Tỷ giá trung bình
của các ngân hàng
doanh nghiệp có mở tài
khoản
Tỷ giá ghi sổ
kế toán
Tỷ giá khác:
Trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá ghi sổ kế toán trong các nghiệp vụ giảm
công nợ phải trả có gốc ngoại tệ (thanh toán tiền ngoại tệ) thì phƣơng pháp sau
đƣợc áp dụng để xác định tỷ giá ghi sổ kế toán:
Phƣơng pháp
đích danh
Phƣơng pháp
nhập trƣớc xuất
trƣớc
Phƣơng pháp
bình quân gia
quyền
Ý kiến
khác:
c. Doanh nghiệp có phát sinh trƣờng hợp trả trƣớc cho ngƣời bán bằng ngoại tệ
không?
Có phát sinh Không phát sinh
Nếu doanh nghiệp có phát sinh trƣờng hợp trả trƣớc cho ngƣời bán bằng ngoại
tệ. Xin vui lòng trả lời các câu hỏi dƣới đây:
- Tỷ giá đƣợc sử dụng để hạch toán trên sổ kế toán tại ngày trả trƣớc cho ngƣời
bán bằng ngoại tệ:
Tỷ giá bình
quân liên ngân
hàng
Tỷ giá của ngân
hàng giao dịch
Tỷ giá trung bình
của các ngân hàng
doanh nghiệp có mở
tài khoản
Tỷ giá
khác:
Tỷ giá khác: .
- Tỷ giá đƣợc sử dụng để ghi nhận công nợ tại ngày ghi nhận hàng mua/dịch vụ
nhận cung ứng:
Tỷ
giá bình
quân
liên
ngân
hàng
Tỷ giá
của ngân
hàng giao
dịch
Tỷ giá
trung bình
của các ngân
hàng doanh
nghiệp có
mở tài
khoản
Phần ngoại tệ trả
trƣớc cho ngƣời bán
sẽ sử dụng tỷ giá ghi
sổ kế toán. Phần còn
lại sẽ sử dụng tỷ giá
bình quân liên ngân
hàng
Phần ngoại tệ trả
trƣớc cho ngƣời bán
sẽ sử dụng tỷ giá ghi
sổ kế toán. Phần còn
lại sẽ sử dụng tỷ giá
của ngân hàng giao
dịch
Ý kiến khác:
d. Tỷ giá đƣợc sử dụng để đánh giá lại các khoản công nợ phải trả có gốc ngoại
tệ tại ngày cuối kỳ kế toán:
Tỷ giá
bình quân
liên ngân
hàng
Tỷ giá của
ngân hàng giao
dịch
Tỷ giá trung
bình của các ngân
hàng doanh nghiệp
có mở tài khoản
Tỷ giá của ngân hàng
nơi doanh nghiệp có giao
dịch ngoại tệ nhiều nhất
Ý kiến khác:
4. Thời điểm ghi nhận nợ phải thu, phải trả
4.1. Thời điểm ghi nhận nghĩa vụ phải trả nhà cung cấp (công nợ phải trả) có gốc
ngoại tệ đối với giao dịch nhập khẩu hàng hóa/nhận dịch vụ cung cấp của doanh
nghiệp nƣớc ngoài:
Tại ngày
hàng thông
quan trên tờ
khai hải
quan
Tại
ngày hàng
về cảng
của ngƣời
mua
Tại ngày
bên xuất khẩu
xuất hóa đơn
thƣơng mại
cho bên nhập
khẩu
Theo
ngày trên
vận đơn
Tại ngày bên xuất
khẩu đã hoàn thành việc
giao hàng theo các điều
kiện giao hàng (CIF,)
ghi trong hợp đồng
ngoại thƣơng
Ý kiến khác:
4.2. Thời điểm ghi nhận quyền đƣợc thu (nợ phải thu) có gốc ngoại tệ đối với giao
dịch xuất khẩu hàng hóa/cung ứng dịch vụ xuất khẩu:
Tại
ngày
hàng
thông
quan trên
tờ khai
hải quan
Tại
ngày
hàng đến
cảng của
nƣớc
nhập
khẩu
Tại ngày
bên xuất
khẩu xuất
hóa đơn
thƣơng mại
cho bên
nhập khẩu
Tại
ngày hàng
ra khỏi
kho của
bên xuất
khẩu
Theo
ngày
trên
vận
đơn
Tại ngày bên xuất
khẩu đã hoàn thành
việc giao hàng theo
các điều kiện giao
hàng (CIF,) ghi
trong hợp đồng
ngoại thƣơng
Ý kiến khác:
5. Ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ
Doanh nghiệp có tính toán và ghi nhận tỷ giá phát sinh trong kỳ tại mỗi nghiệp vụ
chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, thanh toán nợ phải thu, thanh toán nợ phải trả có
gốc ngoại tệ không? (vui lòng đánh dấu (x) vào các phƣơng án lựa chọn)
Có
Không
Tại ngày cuối
tháng sẽ xác
định CLTG đã
thanh toán và
CLTG chƣa
thanh toán trên
cơ sở phƣơng
pháp xác định tỷ
giá ghi sổ đã áp
dụng
Tại ngày cuối
quý sẽ xác định
CLTG đã thanh
toán và CLTG
chƣa thanh toán
trên cơ sở
phƣơng pháp
xác định tỷ giá
ghi sổ đã áp
dụng
Tại ngày
cuối tháng sẽ
đánh giá lại
theo tỷ giá
quy định để
ghi nhận
chênh lệch tỷ
giá phát sinh
trong kỳ
Tại ngày
cuối quý sẽ
đánh giá lại
theo tỷ giá
quy định để
ghi nhận
chênh lệch
tỷ giá phát
sinh trong
kỳ
Ý kiến khác:
6. Đánh giá lại chênh lệch tỷ giá cuối kỳ
a. Việc đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ (ghi nhận chênh lệch tỷ giá chƣa thanh
toán) đƣợc doanh nghiệp thực hiện vào thời điểm:
Cuối mỗi
tháng
Cuối
mỗi quý
Cuối mỗi
năm
Ý kiến khác:
b. Về hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại khi đánh giá chênh lệch tỷ giá hối đoái
cuối năm tài chính và xác định thuế TNDN phải nộp.
Thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong trƣờng hợp này khi: chênh lệch tỷ giá do đánh
giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (hay chênh lệch tỷ giá chƣa thanh
toán) không đƣợc coi là doanh thu, chi phí khi xác định số thuế TNDN phải nộp (áp
dụng đối với chênh lệch tỷ giá của các khoản mục không phải là các khoản công nợ
phải trả có gốc ngoại tệ) trong năm tài chính này nhƣng trở thành chênh lệch tỷ giá
đã thanh toán trong năm tài chính sau khi các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ này
đã đƣợc thanh toán một phần hoặc toàn bộ trong các năm tài chính sau đó (tiền
đƣợc chi ra, công nợ phải thu đƣợc thu hồi, công nợ phải trả đƣợc thanh toán,).
Trong trƣờng hợp này, doanh nghiệp có hạch toán thuế TNDN hoãn lại không?
Có Không Ý kiến khác:.
c. Về phân phối lợi nhuận đối với lãi chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài
chính.
Có thực hiện phân phối
Không thực hiện phân phối lợi nhuận cho đến khi có văn bản hƣớng dẫn của Bộ
Tài chính
Không thực hiện phân phối lợi nhuận trong năm tài chính đánh giá nhƣng có xem
xét, đánh giá ảnh hƣởng trong năm tài chính sau khi các khoản chênh lệch tỷ giá
chƣa thanh toán trong năm tài chính trƣớc trở thành chênh lệch tỷ giá đã thanh toán
trong năm tài chính sau. Sau khi xem xét sẽ thực hiện phân phối lợi nhuận.
Ý kiến khác:
7. Về phần mềm kế toán hỗ trợ cho việc tính toán và ghi nhận chênh lệch tỷ giá
trong kỳ và cuối kỳ
Doanh nghiệp có đƣợc trang bị phần mềm kế toán hoặc phần mềm hỗ trợ khác cho
việc tính toán và ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và đánh giá lại cuối
kỳ kế toán không? (vui lòng đánh dấu (x) vào các phƣơng án lựa chọn)
Có
Không
Việc tính toán đƣợc thực
hiện trên excel trƣớc khi nhập
số liệu trên phần mềm kế toán
Việc tính toán đƣợc thực
hiện bằng tay trƣớc khi nhập số
liệu trên phần mềm kế toán
Ý kiến khác:
8. Về lưu trữ chứng từ đối các nghiệp vụ ghi nhận chênh lệch tỷ giá phát sinh trong
kỳ và đánh giá lại cuối kỳ kế toán
Doanh nghiệp có lƣu trữ các chứng từ liên quan đến ghi nhận chênh lệch tỷ giá
trong kỳ và cuối kỳ không? (vui lòng đánh dấu (x) vào các phƣơng án lựa chọn)
Không (do
việc tính toán
đƣợc thực hiện
trên phần mềm hỗ
trợ)
Không
(do các
nguyên nhân
khác)
Có lƣu lại các bảng
tính và đƣợc in ra lƣu trữ
nhƣ các chứng từ kế toán
khác
Có lƣu lại các
bảng tính trên
máy nhƣng không
đƣợc in ra
Ý kiến khác:
9. Đối với khoản mục hàng tồn kho có đơn giá là đồng ngoại tệ
Trƣờng hợp này áp dụng đối với các doanh nghiệp có đồng tiền ghi sổ kế toán khác
với đồng Việt Nam (VND) và đƣợc Bộ Tài chính chấp thuận, hoặc đối với các
doanh nghiệp có hoạt động chủ yếu liên quan đến xuất nhập khẩu nên đơn giá của
các mặt hàng đƣợc tập hợp và xây dựng theo đơn giá của đồng tiền khác với đồng
Việt Nam,.
Không áp dụng
Có áp dụng
Ý kiến khác:
Trƣờng hợp doanh nghiệp có áp dụng, xin vui lòng trả lời câu hỏi dƣới đây:
Không quan tâm đến yếu tố về tỷ giá khi xem xét trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho trong trƣờng hợp đơn giá trên sổ kế toán cao hơn so với giá bán của
mặt hàng đó trên thị trƣờng/hoặc theo hợp đồng không thể hủy ngang.và các chi phí
cần thiết cho việc tiêu thụ mặt hàng đó.
Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ đƣợc thực hiện khi đơn giá
trên sổ kế toán cao hơn so với giá bán của mặt hàng đó trên thị trƣờng/hoặc theo
hợp đồng không thể hủy ngang.và các chi phí cần thiết cho việc tiêu thụ mặt hàng
đó
Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đƣợc thực hiện ngay cả khi đơn
giá trên sổ kế toán thấp hơn so với giá bán của mặt hàng đó trên thị trƣờng/hoặc
theo hợp đồng không thể hủy ngang và các chi phí cần thiết cho việc tiêu thụ mặt
hàng đó nhƣng khi quy đổi sang đồng tiền việt nam mặt hàng đó vẫn bị lỗ.
Ý kiến khác:
10. Đối với khoản mục đầu tư góp vốn bằng ngoại tệ
Không áp dụng
Có áp dụng
Ý kiến khác:
Trƣờng hợp doanh nghiệp có áp dụng, xin vui lòng trả lời câu hỏi dƣới đây:
a. Về đồng tiền ghi sổ kế toán của doanh nghiệp nhận vốn góp:
Doanh nghiệp nhận vốn góp có đồng tiền ghi sổ kế toán là đồng đô la Mỹ (USD)
Doanh nghiệp nhận vốn góp có đồng tiền ghi sổ kế toán là đồng Việt Nam
(VND)
b. Về số tiền và đồng tiền nhận đƣợc khi thanh lý khoản đầu tƣ:
Các bên có thỏa thuận tại ngày thanh lý khoản đầu tƣ, doanh nghiệp đi góp vốn
sẽ nhận tại khoản vốn góp ban đầu bằng đồng tiền đem đi góp vốn
Các bên có thỏa thuận tại ngày thanh lý khoản đầu tƣ, doanh nghiệp đi góp vốn
sẽ nhận tại khoản vốn góp ban đầu bằng đồng việt nam.
Ý kiến khác:
c. Về trích lập dự phòng khoản vốn góp có gốc ngoại tệ:
Không quan tâm đến yếu tố về tỷ giá khi xem xét trích lập dự phòng giảm giá
đầu tƣ tài chính.
Việc trích lập dự phòng giảm giá khoản đầu tƣ tài chính chỉ đƣợc thực hiện theo
đúng quy định tại Thông tƣ số 89/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính và chƣa xét đến
yếu tố tỷ giá.
Đối với doanh nghiệp nhận vốn góp có đồng tiền ghi sổ khác với đồng Việt Nam,
việc trích lập dự phòng đƣợc thực hiện trên cơ sở quy định tại Thông tƣ
89/2013/TT-BTC. Sau đó số trích lập dự phòng sẽ đƣợc quy đổi sang đồng Việt
Nam theo tỷ giá tại ngày đánh giá tổn thất của khoản mục này.
Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho chỉ đƣợc thực hiện ngay cả khi
doanh nghiệp không phải trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tƣ số
228/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính nhƣng khi quy đổi sang đồng việt nam theo tỷ
giá tại ngày đánh giá tổn thất của khoản mục này thì khoản mục này bị lỗ.
Ý kiến khác:
11. Doanh nghiệp có sử dụng các hợp đồng phái sinh ngoại hối
Hợp đồng phái sinh ngoại hối là việc doanh nghiệp sử dụng một hoặc nhiều các hợp
đồng sau đây cho mục đích thƣơng mại hoặc mục đích phòng ngừa rủi ro:
- Hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn;
- Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ;
- Hợp đồng hoán đổi tiền tệ;
- Hợp đồng quyền chọn ngoại hối;
- Hợp đồng tƣơng lai ngoại hối.
-..
a. Doanh nghiệp có phát sinh các hợp đồng phái sinh ngoại hối không?
Không áp dụng
Có áp dụng
Trƣờng hợp doanh nghiệp có áp dụng, xin vui lòng trả lời câu hỏi dƣới đây:
a. Các hợp đồng phái sinh ngoại hối doanh nghiệp đã sử dụng:
Hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn;
Hợp đồng hoán đổi ngoại tệ;
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ;
Hợp đồng quyền chọn ngoại hối;
Hợp đồng tƣơng lai ngoại hối.
Ý kiến khác:
b. Hợp đồng phái sinh ngoại hối ký giữa các bên có thời hạn:
Dƣới một năm
Một năm
Trên một năm
Ý kiến khác:
c. Hợp đồng phái sinh ngoại hối đƣợc sử dụng cho mục đích:
Mục đích kinh doanh
Mục đích phòng ngừa rủi ro
d. Các trƣờng hợp doanh nghiệp sử dụng hợp đồng phái sinh ngoại hối để phòng
ngừa rủi ro:
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản mục doanh thu từ giao dịch xuất khẩu
hàng hóa dự kiến đƣợc mong đợi sẽ xảy ra cao vào một thởi điểm xác định trong
tƣơng lai và khoản nợ phải thu phát sinh sau thời điểm ghi nhận doanh thu từ giao
dịch dự kiến này;
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản nợ phải thu sẽ thu đƣợc vào một thời
điểm xác định trong tƣơng lai;
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với giá trị hàng mua từ giao dịch nhập khẩu hàng
hóa dự kiến đƣợc mong đợi sẽ xảy ra cao vào một thởi điểm xác định trong tƣơng
lai và khoản nợ phải trả phát sinh sau thời điểm ghi nhận giá trị hàng mua từ giao
dịch dự kiến này;
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản nợ phải trả sẽ thanh toán vào một thời
điểm xác định trong tƣơng lai;
Phòng ngừa rủi ro tỷ giá đối với khoản vay có gốc ngoại tệ sẽ phải thanh toán
vào một thời điểm xác định trong tƣơng lai;
Ý kiến khác:
e. Ghi nhận Hợp đồng phái sinh ngoại hối trên sổ kế toán:
Chƣa thực hiện do chƣa có hƣớng dẫn của Bộ Tài chính.
Việc ghi nhận chỉ đƣợc thực hiện khi đến thời điểm thực hiện hợp đồng hoặc khi
các bên đồng ý thanh lý hợp đồng.
Việc ghi nhận Hợp đồng phái sinh ngoại hối trên sổ kế toán chỉ đƣợc xem xét từ
thời điểm khởi đầu hợp đồng cho đến khi thanh lý hợp đồng.
Trƣờng hợp doanh nghiệp ghi nhận Hợp đồng phái sinh ngoại hối trên sổ kế toán từ
thời điểm khởi đầu hợp đồng, vui lòng trả lời câu hỏi dƣới đây:
e.1. Các hợp đồng dƣới đây ngoài việc phản ánh trong tài khoản nội bảng còn phải
phản ánh trên tài khoản ngoại bảng:
Hợp đồng kỳ hạn ngoại tệ.
Hợp đồng hoán ngoại tệ.
Hợp đồng hoán đổi tiền tệ.
Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ.
Hợp đồng tƣơng lai tiền tệ.
Ý kiến khác:
e.2. Về xem xét giá trị hợp lý của Hợp đồng phái sinh ngoại hối và ghi sổ kế toán
Do Bộ Tài chính chƣa có văn bản hƣớng dẫn về xác định giá trị hợp lý của các
Hợp đồng phái sinh ngoại hối nên doanh nghiệp sẽ vận dụng các chuẩn mực kế toán
quốc tế để xác định và ghi nhận trên sổ kế toán.
Cơ sở xem xét giá trị hợp lý là tỷ giá và lãi suất thực tế tại thị trƣờng ngoại tệ và
thị trƣờng vốn của Việt Nam
Cơ sở xem xét giá trị hợp lý là tỷ giá và lãi suất thực tế tại thị trƣờng ngoại tệ và
thị trƣờng vốn ngoài Việt Nam.
Ý kiến khác:
e.3. Về thời điểm xem xét giá trị hợp lý của Hợp đồng phái sinh ngoại hối
Tại thời điểm cuối mỗi năm tài chính.
Tại thời điểm cuối mỗi tháng, mỗi quý và cuối năm tài chính.
Tại thời điểm cuối mỗi tháng, mỗi quý, cuối năm tài chính và tại thời điểm thực
hiện hợp đồng.
Ý kiến khác:
12. Các ý kiến của doanh nghiệp nhằm hoàn thiện Chuẩn mực kế toán Việt Nam số
10 - Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái và các văn bản quy định khác cho
phù hợp với thực tế hoạt động của doanh nghiệp và quy định của chuẩn mực kế
toán quốc tế
Phần xác nhận của doanh nghiệp khảo sát
(Ký, họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_van_dung_cac_chuan_muc_ke_toan_lien_quan_den_hoat_do.pdf