Luận án Văn hóa của người Hmông theo đạo tin lành ở tỉnh Lào Cai

Từ khi người Hmông có một bộ phận theo đạo Tin lành, đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu ở các góc độ Chính trị học, Tôn giáo học, Triết học. Dưới giác độ Nhân học thì chưa nhiều và mới ở tầm vĩ mô, chưa có nghiên cứu điểm, chưa xem xét một cách hệ thống những biến đổi ở các dạng thức trong văn hóa từ văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tâm linh của người Hmông theo đạo Tin lành. Do vậy, chúng tôi mong muốn những kết quả thu được của luận án sẽ đáp ứng được mục đính, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Bên cạnh đó còn có những vấn đề mà luận án chưa giải quyết thấu đáo, những thiếu sót và hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và sự đóng góp của các nhà khoa học./

pdf183 trang | Chia sẻ: builinh123 | Lượt xem: 1410 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Văn hóa của người Hmông theo đạo tin lành ở tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o Cai nói riêng. 4.3. Một số nhận thức mới qua việc biến đổi văn hóa của người Hmông theo Tin lành 4.3.1. Biến đổi văn hóa, tín ngưỡng Thứ nhất, biến đổi tôn giáo tín ngưỡng là một hiện tượng khách quan: Khi kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật phát triển, đời sống tâm linh của con người cũng không thể giữ mãi như cũ mà phải biến đổi theo. Tuy nhiên, sự biến đổi diễn ra nhanh hay chậm và theo xu hướng nào lại phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tác động của bên trong và từ bên ngoài. 137 Ở đây có điều cần lưu ý, việc đồng bào dân tộc thiểu số tin theo các tôn giáo là nằm trong tiến trình phát triển của tâm linh tôn giáo, đi từ tôn giáo đa thần (tôn giáo nguyên thủy) đến tôn giáo nhất thần (Công giáo, Tin Lành, Phật giáo,) không riêng ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới, không phải bây giờ mà đã diễn ra từ lâu. Thứ hai, việc biến đổi văn hóa xuất phát từ tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Hmông: Sự biến đổi về văn hóa nói chung và trong tang ma, cưới xin của người Hmông nói riêng đều do sự thay đổi tôn giáo, từ tín ngưỡng truyền thống sang theo đạo Tin lành. Sự thay đổi tôn giáo do tập hợp nhiều nguyên nhân mà tác giả luận án đã trình bày. Văn hóa truyền thống của dân tộc Hmông nhìn chung là tín ngưỡng đơn giản nhưng một số phong tục tập quán gắn với tín ngưỡng lại quá nhiều, quá rườm rà, khắt khe, có mặt trở thành lực cản, tốn kém. Đến một lúc nào đó, nhất là khi cuộc sống gặp khó khăn thì những phong tục tập quán gắn với tín ngưỡng truyền thống trở thành gánh nặng cho cuộc sống, cản trở sự tiến bộ, phát triển. Từ đó tạo ra sự khủng hoảng trong cộng đồng người Hmông, dẫn đến việc họ tìm đến chỗ dựa tinh thần, tâm linh mới. Các nghi lễ cầu cúng truyền thống của người Hmông khi thực hiện rất tốn kém. Ngoài khoản chi phí vật chất có thể tính ra tiền còn là thời gian và công sức phục vụ cho việc nấu nướng, tiến hành nghi lễ và ăn uống. Tổng các khoản chi phí này là một gánh nặng đối với nhiều hộ gia đình người Hmông, nhất là đối với các hộ gia đình nghèo, neo đơn. Vì vậy, nhiều người Hmông đã tránh phải thực hiện các nghi lễ tốn kém thì họ đã lựa chọn theo Tin lành. Thứ ba, biến đổi văn hóa từ tín ngưỡng truyền thống sang theo Tin lành là sự tiến bộ: Những mặt tiến bộ về văn hóa, lối sống của đạo Tin lành, trong đó có việc tiến bộ trong tang ma và cưới xin là những điều cần được nhìn nhận. Những mặt tiến bộ càng được bộc lộ và củng cố ở những nơi theo đạo Tin lành ổn định, có sự 138 hướng dẫn và giúp đỡ của chính quyền trong việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo. Ở những nơi này đã giảm đi, hoặc không còn va chạm, xung đột về văn hóa. Cần nhận thấy rằng, việc thay đổi văn hóa, trong đó có tập tục về cưới xin, ma chay dẫn đến va chạm, thậm chí xung đột văn hóa trên cơ sở ba yếu tố: (1). Trước hết, sự cực đoan của đạo Tin lành; (2). Tâm lý tộc người, trong đó có người Hmông là rõ ràng và dứt khoát về miền tin, đã tin thì không bỏ; (3). Tâm lý nhất thời mang tính phổ biến của mọi sự thay đổi, trong đó có sự thay đổi về đức tin tôn giáo thường hay biểu hiện cực đoan. Thứ tư, khủng hoảng niềm tin, suy giảm ảnh huỏng của các thiết chế xã hội truyền thống và bất bình đẳng xã hội: Một yếu tố quan trọng dẫn đến sự suy giảm uy tín của tín ngưỡng truyền thống là sự bất ổn của các thiết chế xã hội cổ truyền, cùng với sự khủng hoảng niềm tin và những hạn chế trong sinh hoạt văn hóa tinh thần. Chính điều này đã dẫn đến sự thay đổi niềm tin tôn giáo trong người dân, mà đi tiên phong chính là phụ nữ, thanh niên, những người có khó khăn về kinh tế. 4.3.2. Về văn hóa của người Hmông theo Tin lành Thứ nhất, dân tộc Hmông là một dân tộc có nhiều nét đặc thù về tộc người và văn hóa tộc người: Do những đặc điểm riêng về lịch sử và tộc người, văn hoá của người Hmông có một hành trang rất phong phú và độc đáo, từ văn hoá vật chất đến văn hoá tinh thần. Điều đó đã góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, văn hoá, tín ngưỡng truyền thống của tộc người Hmông vẫn bảo lưu được bản sắc riêng. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện nay, sự lưu giữ bền chặt và hầu như ít có sự thay đổi, văn hoá, tín ngưỡng của người Hmông đã và đang bộc lộ những hạn chế không nhỏ trong nhiều tập quán, như việc cưới xin, ma chay, còn nặng nề, tốn kém, trở 139 thành gánh nặng cho mỗi gia đình. Chính những điều đó đã làm suy giảm “kháng thể” văn hóa, tạo cơ hội cho đạo Tin lành thâm nhập, phát triển. Thứ hai, đạo Tin lành trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam đã gặp cơ hội thuận lợi để mở rộng lực lượng đến vùng đồng bào dân tộc Hmông: Việc truyền đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã được các tổ chức Tin lành thực hiện từ đầu thế kỷ XX, riêng đối với người Hmông từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhưng đến giữa những năm tám mươi của thế kỷ XX, gặp môi trường thuận lợi về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, tư tưởng, đạo Tin lành đã thâm nhập, lan tỏa rộng và phát triển mạnh. Đạo Tin lành trong người Hmông ở tỉnh Lào Cai hiện nay cũng là một ví dụ điển hình của sự chuyển đổi tôn giáo ở Việt Nam, và ở đó cũng đã và đang diễn ra một cuộc tranh chấp giữa văn hóa, tín ngưỡng truyền thống với văn hóa, lối sống Tin lành. Thứ ba, Sự chuyển đổi từ tín ngưỡng truyền thống sang đạo Tin lành của người Hmông: Bên cạnh bộ phận người Hmông theo Công giáo nhưng còn có những người Hmông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai, với số lượng là 24.166 người, chiếm khoảng 17% tổng số người Hmông của tỉnh. Số lượng người Hmông theo đạo Tin lành có xu hướng tăng lên, nói cách khác, thay đổi theo đạo Tin lành là xu hướng chính trong tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay của người Hmông ở Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung. Hoạt động của đạo Tin lành trong người Hmông ở tỉnh Lào Cai được đẩy mạnh và mở rộng, nhất là sau khi có Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 4 tháng 2 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. Đối với người Hmông đã theo đạo Tin lành trong một thời gian ở Lào Cai và có nhu cầu tín ngưỡng thực sự, thì hướng dẫn đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo ở địa điểm thích hợp. 140 Thứ tư, Tin lành đã tạo ra những giá trị văn hóa không chỉ cho cộng đồng tôn giáo của mình mà còn làm đa dạng không gian văn hóa của dân tộc Hmông: Sự phát triển lan rộng của đạo Tin lành, nhất là trong thời kỳ đầu đã gây ra nhiều tác động tiêu cực như xóa bỏ tín ngưỡng, văn hóa truyền thống, dẫn đến sự xung đột văn hóa gay gắt với văn hóa tín ngưỡng truyền thống, gây chia rẽ dòng họ, gia đình, làng bản thành hai bộ phận theo và không theo đạo Tin lành, ảnh hưởng tiêu cực đến tính cố kết cộng đồng và sự cố kết dân tộc. Tuy nhiên, dù nói thế nào đi nữa thì sự xuất hiện của đạo Tin lành, cùng với thời gian, đã đem đến những giá trị tiến bộ nhất định về văn hóa và xã hội, tạo nên khá nhiều sự chuyển biến tích cực trong cộng đồng người Hmông. Những mặt tiêu cực của việc truyền đạo và theo đạo Tin lành ngày càng giảm đi, những mặt tích cực của việc người Hmông theo đạo Tin lành ngày càng được thể hiện, nhất là những nơi Tin lành hoạt động ổn định và được chính quyền hướng dẫn, quản lý bằng pháp luật. Thứ năm, ảnh hưởng của chuyển đổi tín ngưỡng tôn giáo: Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập tới tác động của sự cải đạo theo Tin lành của người Hmông. Tuy nhiên, các nghiên cứu này thường nhấn mạnh nhiều đến tác động tiêu cực về chính trị - xã hội hơn là văn hóa của việc cải đạo. Đa số các nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng nguyên nhân chủ yếu khiến người Hmông theo đạo là do bị Tin lành lôi kéo, bị dụ dỗ, mua chuộc; các đối tượng lợi dụng truyền đạo để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong luận án, nhấn mạnh nguyên nhân manng tính then chốt khiến người Hmông theo đạo Tin lành xuất phát từ sự suy giảm ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, từ đó mới là điểm yếu để lợi dụng. 4.4. Một số giải pháp đối với văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở tỉnh Lào Cai 4.4.1. Đối với việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của người Hmông Trước tiên, cần phải tiến hành nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện văn hóa truyền thống của tộc người Hmông ở tỉnh Lào Cai. Trên cơ sở đó đánh giá 141 lại toàn bộ các giá trị văn hóa truyền thống của người Hmông để lựa chọn phương thức, biện pháp giữ gìn và phát huy phù hợp đối với từng loại hình. Việc nghiên cứu văn hoá truyền thống dân tộc Hmông ở Lào Cai cần phải được tiến hành theo những định hướng sau: - Những giá trị vĩnh cửu, tiến bộ thì bảo tồn, tạo mọi điều kiện phát triển và phát huy tác dụng, như các lễ hội Đa Zồng, Sâu Su, Gầu Tào, các điệu múa khèn, các làn điệu dân ca Hmông, các gia phả dòng họ, - Những giá trị cũ, có thể cải biến, chắt lọc những yếu tố tích cực để phục vụ cho sự phát triển. Chẳng hạn trong phong tục thờ cúng tổ tiên, tục làm vía (cho người ốm, người già, trẻ mới sinh), cần phải giữ lại những yếu tố tích cực như lòng biết ơn tổ tiên, tính cố kết cộng đồng, nhưng phải cải biến để tránh lãng phí, tốn kém thời gian và tiền của. - Những yếu tố văn hóa tuy cũ, nhưng không gây cản trở cho sự phát triển, còn đáp ứng được một phần nhu cầu trong đời sống tinh thần của nhân dân thì không nên vận động xóa bỏ. Chẳng hạn, như y phục giàu màu sắc, hoa văn phong phú và cả đồ trang sức của người Hmông cũng là những nét đẹp truyền thống, vừa nói lên tính cách tâm lý vừa thể hiện trình độ thẩm mỹ của người Hmông; tổ chức dòng họ, vai trò của trưởng họ, trưởng bản không những vô hại trong xã hội mới mà còn có thể có những đóng góp cho sự phát triển. - Những yếu tố văn hóa thời gây cản trở cho sự phát triển thì phải tổ chức vận động, thuyết phục để tự bản thân người dân thấy rõ tác hại và loại bỏ như tục lệ tang ma kéo dài, chữa bệnh bằng các hình thức phép thuật, ma thuật làm hại,... - Trong công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy và làm giàu văn hoá truyền thống của người Hmông ở Lào Cai, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn văn hoá nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay là một đòi hỏi cấp bách. Phải quan tâm thích đáng đến các nghệ nhân hoạt động 142 văn hoá và văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống và phải coi họ là vốn quí trong công tác này. - Xây dựng một thiết chế văn hoá mang đầy đủ tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng ở các dân tộc ở miền núi nói chung, trong đó có dân tộc Hmông trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng, để họ ngày càng có cơ hội, điều kiện tham gia vào công tác xã hội hoá văn hoá góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người. - Tôn trọng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Hmông, có những biện pháp thiết thực để khắc phục sự hụt hẫng, đứt đoạn với văn hóa truyền thống trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống nhân ái, nghĩa tình, thuần phong mỹ tục đi đôi với bài trừ mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội. 4.4.2. Đối với việc chấp nhận và phát huy văn hóa, lối sống Tin lành - Trước hết, cần có sự thống nhất trong nhận thức về đạo Tin lành. Phải thấy , trong điều kiện mở của và hội nhập, nhất là sự bùng nổ của khoa học công nghệ thông tin thì những hoạt động truyền giáo càng trở thành bình thường, không những thế việc theo đạo, cải đạo là quyền của mọi người được pháp luật bảo hộ; việc biến đổi văn hóa cũng là hệ quả tất yếu của thay đổi tín ngưỡng, tôn giáo. Trong khoảng gần ba thập kỷ, Tin lành truyền vào người Hmông, đã có một số Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước đối với đạo Tin lành và vấn đề truyền đạo và theo đạo Tin lành của các tộc người thiểu số trong đó có người Hmông. Hơn nữa, các địa phương cũng đã tiến hành những điều tra nghiên cứu để trên cơ sở đó có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề này. Nhưng cho tới nay, có thể nói rằng, nhận thức về Tin lành của cán bộ đảng, chính quyền địa phương vẫn có nhiều bất cập. Những bất cập này gợi lên yêu cầu cần phải tạo nên sự thống nhất trong nhận thức về đạo Tin lành. Nếu không tạo ra sự thống nhất này sẽ khó có được cách giải quyết và quản lý tốt vấn đề tôn giáo, trong đó có đạo Tin lành nhìn từ các chiều cạnh, kể cả mặt văn hóa. - Cần có sự đánh giá khách quan những tác động hai mặt của đạo Tin lành trong đời sống dân tộc Hmông. Cho tới nay, những nhận xét, đánh giá về ảnh hưởng 143 của Tin lành trong người Hmông chủ yếu nhấn mạnh tới những ảnh hưởng tiêu cực. Cách đánh giá này tác động không tốt tới một phần mối quan hệ giữa người Hmông vẫn một bên giữ văn hóa, tín ngưỡng truyền thống với người Hmông theo Tin lành, cũng như thái độ ứng xử trong cách giải quyết vấn đề. Vì vậy, cần có những nhận xét, đánh giá một cách khách quan và đầy đủ cả hai mặt của đạo Tin lành, để từ đó biết chủ động tác động phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực. - Cần giúp chính quyền địa phương có được sự hiểu biết đầy đủ về những nguyên nhân và bản chất của vấn đề Tin lành trong người Hmông. Với các hình thức để giúp cho địa phương có được sự hiểu biết đúng đắn và đầy đủ nguyên nhân, bản chất của vấn đề trên cơ sở đó có thể đề ra được những giải pháp cho việc giải quyết phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như các đặc điểm riêng của địa phương mình. - Hướng điều chỉnh để các tổ chức Tin lành sinh hoạt tôn giáo hòa nhập với văn hóa tộc người Hmông. Đạo Tin lành trong cộng đồng người Hmông ở Lào Cai đã và đang gây xung đột với văn hóa truyền thống của tộc người, mà nguyên nhân chính là sự khác nhau trong đức tin - hệ tư tưởng dẫn đến thay đổi trong cách thức sinh hoạt văn hóa, tôn giáo. Khi thực hành các nghi thức tôn giáo đã làm cho người Hmông mờ nhạt dần nếp sống văn hóa truyền thống của tộc người gây ra mâu thuẫn trong cộng đồng. Trong bản thân đạo Tin lành cũng có những giá trị văn hóa tốt đẹp, những sẽ nâng cao giá trị hơn nữa nếu có sự điều chỉnh, vận dụng, kết hợp với những giá trị văn hóa truyền thống của người Hmông. Đây là điểm cần lưu ý đối với những người làm chính sách tôn giáo - dân tộc - văn hóa nhằm hướng tới sự hài hòa, ổn định, phát triển xã hội. - Cần quán triệt tốt hơn nữa nội dung của Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin lành. Tạo điều kiện cho đồng bào Hmông theo Tin lành sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng quy định của pháp 144 luật, thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà nước. Tăng cường mối liên hệ giữa Đảng, chính quyền với quần chúng có đạo, khuyến khích quần chúng tín đồ phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn bó với đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp xây dựng đất nước. - Nhà nước phải xây dựng cơ chế, chính sách tạo hành lang pháp lý nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội cho công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc. Hoàn thiện và bổ sung các chính sách cần thiết để nâng cao nhu cầu hưởng thụ văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu, duy trì đều đặn các chương trình phát thanh, truyền hình đến từng khu dân cư, làng bản. - Tăng cường quản lý nhà nước về văn hoá trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống các dân tộc thiểu số, gắn với việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật làm tổn hại đến văn hoá truyền thống. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý nhà nước của chính quyền, đặc biệt là củng cố bộ máy cơ quan quản lý văn hoá thông tin thống nhất từ Trung ương xuống địa phương với một cơ cấu hợp lý. Các đơn vị chuyên trách về văn hoá cần tăng cường về nhân lực để có thể quản lý có hiểu quả mảng văn hoá ở các dân tộc thiểu số nói chung cũng như đối với cộng đồng người Hmông ở Lào Cai nói riêng. Chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo là: Khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng và Nhà nước tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; đồng thời nghiêm cấm mọi hành động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với đạo Tin lành, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước cũng rất rõ, thể hiện qua các văn bản như: Thông báo 184 (1998), Thông báo 255 (1999) của Bộ Chính trị khóa VIII, Quyết định 11 (2000) của Thủ tướng Chính phủ, Thông báo số 160- TB/TƯ của Ban Bí thư (khóa IX) về chủ trương công tác 145 đối với đạo Tin lành, ngày 15/11/2004, Chỉ thị Số: 01/2005/ CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 4.4.3. Một số khuyến nghị - Cần có sự thống nhất trong nhận thức về đạo Tin lành và các hệ phái của đạo Tin lành cũng như bản chất của việc người Hmông theo đạo và có sự đánh giá khách quan những tác động hai mặt của đạo Tin lành trong cộng đồng người Hmông ở Việt Nam nói chung và ở Lào Cai nói riêng. - Chính phủ có những văn bản chính thức đề cập đến việc các nhóm Tin lành sinh hoạt theo giới và tổ chức các nghi lễ tôn giáo ở các nhóm đã đăng ký. - Ban Tôn giáo – Bộ Nội vụ có những hướng dẫn cụ thể liên quan đến công tác tôn giáo là đạo Tin lành như tổ chức sinh hoạt tôn giáo của các điểm nhóm đã hoặc chưa được công nhận; vấn đề xây dựng nhà nguyện, sử dụng kinh sách, đào tạo chức sắc, phong chức phong phẩm. - Phát hành những tài liệu được biên tập ngắn gọn, xúc tích về chính sách, pháp luật đối với đạo Tin lành để quần chúng nhân dân và người làm công tác dân tộc - tôn giáo - văn hóa dễ tiếp thu. - Điều chỉnh nội dung chương trình tiếng dân tộc - tiếng Hmông ở Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam cho phù hợp với nhu cầu, nhận thức của người dân. - Đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi nói chung, ở tỉnh Lào Cai nói riêng, thực hiện xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. - Có chính sách đặc thù đối với cán bộ làm công tác dân tộc - tôn giáo từ tập huấn, nghiên cứu, học tập về chuyên môn, nghiệp vụ; kết hợp với quy hoạch đào tạo. Tiểu kết chương 4 Người Hmông là cộng đồng dân tộc có số lượng đông trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Từ cuối thế kỷ XX, do nhiều nguyên nhân, một bộ phận đồng bào 146 Hmông ở các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có người Hmông ở tỉnh Lao Cai theo đạo Tin lành. Cùng với thời gian đến nay, người Hmông theo Tin lành là một thực thể cần chủ động đối diện, ứng xử. Tới đây, trong những bối cảnh mới, cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, số người Hmông ở Việt Nam, trong đó có người hmông ở tỉnh Lao Cai theo đạo Tin lành vẫn có xu hướng tăng lên. Quá trình một bộ phận người Hmông ở Lào Cai theo đạo Tin lành là quá trình biến đổi về văn hóa so với văn hóa, tín ngưỡng truyền thống. Bên cạnh mặt tích cực, tiến bộ về văn hóa mà Tin lành đưa tới, còn có những mặt hạn chế, thậm chí tiêu cực. Quá trình đó đặt ra nhiều vấn đề liên quan tâm, trước hết là mối quan hệ giữa văn hóa lối sống của văn hóa tín ngưỡng truyền thống của người Hmông với văn hóa lối sống Tin lành, là các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo và văn hóa rất tế nhị và nhậy cảm. Những vấn đề đặt ra từ việc biến đổi văn hóa của người Hmông theo đạo Tin lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói chung, ở tỉnh Lào Cai nói riêng cần được đánh giá một cách khách quan, thận trọng của các cơ quan có liên quan và cần được ứng xử đúng đắn của các cấp chính quyền. Đó là việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Hmông, là việc chấp nhận và phát huy văn hóa, lối sống Tin lành, là sự giải quyết hài hòa tạo mối quan hệ, giao thoa tiếp biến tích cực giữa văn hóa truyền thống của người Hmông với văn hóa,lối sống Tin lành. 147 KẾT LUẬN 1. Người Hmông ở Việt Nam là một trong những dân tộc thiểu số có số lượng dân cư khá đông đảo. Và từ con số không rất tròn, tức là không đến đạo Tin lành, vào những năm 1980, người Hmông ở Việt Nam, trong đó có người Hmông ở Lào Cai đã theo đạo Tin lành- chủ yếu là các hình thức truyền đạo gián tiếp qua đài, băng đĩa và kinh sách. Cùng với thời gian, đến nay, đạo Tin lành đã là một thực thể tồn tại trong vùng đồng bào Hmông, cùng với niềm tin, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo là một không gian văn hóa riêng- văn hóa, lối sống Tin lành. Người Hmông có lịch sử tộc người rất đặc thù và riêng khác. Đặc biệt, người Hmông luôn có ý thức gìn giữ và làm giàu những giá trị văn hóa độc đáo, giàu bản sắc. Chính điều đó, văn hóa của người Hmông là mắt xích của đa dạng văn hóa Việt Nam. Văn hóa là một phạm trù mang tính ổn định tương đối, trong nó luôn có sự vận động mang tính tiệm tiến để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại. Văn hóa truyền thống của người Hmông ở Lào Cai cũng vậy, cũng có những chuyển biến dần thích ứng với yêu cầu mới. Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến sự biến đổi của văn hóa người Hmông, trong đó có đạo Tin lành. 2. Một cách phổ biến, trong mọi tồn tại là tính hai mặt, bên cạnh sự tiến bộ có yếu tố lạc hậu, bên cạnh tích cực có mặt hạn chế, bên cạnh mặt tốt có mặt xấu, bên cạnh điều thuận có điều nghịch, Cũng vậy, việc một bộ phận người Hông nói chung và người Hmông ở Lào Cai nói riêng chuyển sang theo đạo Tin lành, đã tạo ra một không gian văn hóa mới- văn hóa Tin lành, bao gồm cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Chúng tôi xin nhắc lại để nhấn mạnh những mặt tích cực, hạn chế của đạo Tin lành, đúng hơn là của việc biến đổi từ văn hóa truyền thống sang văn hóa, lối sống Tin lành. Về mặt tích cực, người Hmông theo Tin lành đã xóa bỏ được các hủ tục, nhất là trong ma chay, cưới xin,- một công viêc mà nhiều cuộc vận động, với sự vào cuộc của chính quyền, ban ngành đoàn thể, sự nỗ lực của ngay chính người Hmông nhưng hầu như không đem lại kết quả như mong muốn. Ngoài ra, người 148 Hmông theo đạo Tin lành đã hình thành nếp sống mang tính xã hội cao: tuân thủ pháp luật, chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các quy định của địa phương, sống tiết kiệm, tích cực lao động sản xuất, và nhất là tiếp thu cái- sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, bỏ được các thói quen xấu, như uống rượi và hút thuốc, kể cả thuôc phiện, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, nhất là từ thiện xã hội. Tuy nhiên, việc theo đạo Tin lành, đề cao đức tin nên có xu hướng loại bỏ, đôi khi đi đến phủ nhận sách trơn văn hóa truyền thống, nhất là những điều liên quan đến tín ngưỡng của người Hmông. Điều này đã tạo ra những xung đột văn hóa, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của cộng đồng, nhất là giai đoạn đầu người Hmông mới theo Tin lành. Điều đáng quan tâm là cùng với thời gian, mặt tiêu cực giảm đi và loại trừ, mặt tích cực được phát huy mà trở thành xu hướng chính trong cộng đồng người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai. Một bộ phận người Hmông theo Tin lành ở Lào Cai đã hình thành nên một bức tranh văn hóa mang mầu sắc tôn giáo hiện đại, tạo sự khác biệt với văn hóa truyền thống. Điều này vừa góp phần làm sự đa dạng văn hóa của người Hmông, vừa là yếu tố gây nên những xung đột, mâu thuẫn trong xã hội của người Hmông tại Lào Cai. 3. Gần 30 năm tồn tại, mặc dù trong một thời gian khá dài không được chấp nhận, nhưng đạo Tin lành vẫn tồn tại. Tác giả luận án xin nhắc lại số lượng người Hmông ở Lào Cai theo đạo Tin lành với 25.830 (2015) người trên tổng số 137.649 người Hmông của tỉnh, chiếm 19.1%. Như vậy, người Hmông dù có theo đạo bằng cách nào, trực tiếp hay gián tiếp, từ niềm tin hay vì lý do khuyến khích vật chất, dù tự giác hay nghe theo lời khuyên dụ, thì đạo Tin lành và văn hóa Tin lành đang là một tồn tại không thể phủ nhận, Nói cách khác, người Hmông theo Tin lành đã hình thành đức tin tôn giáo, tình cảm tôn giáo và nhu cầu sinh hoạt tôn giáo- có thật và hợp lý. Do đó, cần xác định một thái độ ứng xử khách quan và hợp lý đối với đạo Tin lành và văn hóa Tin lành ở vùng người Hmông nói riêng và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta nói chung. Thái độ đối với cộng đồng người Hmông theo Tin lành, rộng ra là văn hóa của người Hmông theo Tin lành, được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, xem xét kỹ 149 lưỡng và có chính sách đúng đắn. Đó là Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tưỡng Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 02 năm 2005. Với Chỉ thị số 01 Chính phủ đã nhìn nhận việc một bộ phận người Hmông theo Tin lành, theo đó nhìn nhận văn hóa, lối sống của Tin lành trong người Hmông. Tất nhiên là nhìn nhận và phát huy mặt tích cực, hạn chế giảm thiểu những mặt tiêu cực. Cùng với sự nỗ lực của chính quyền trong việc thực hiện chính sách tôn giáo, các hoạt động của đạo Tin lành dần đi vào ổn định, các mặt tích cực của văn hóa, lối sống Tin lành được chấp nhận càng bộc lộ và phát huy. Thời gian tới, bản thân những người Hmông theo Tin lành cần phải phát huy; những người vẫn giữ văn hóa, tín ngưỡng truyền thống cần có thái độ ứng xử tôn trọng, nhìn nhận văn hóa, lối sống của đạo Tin lành trong cộng đồng dân tộc Hmông; các cấp chính quyền cần thực hiện tốt chính sách tôn giáo. Chính vì vậy, việc hoạch định và thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo và văn hóa dựa trên tình hình thực tế, linh hoạt điều chỉnh phỉnh phù hợp sẽ góp phần phát huy những giá trị mà Tin lành đem lại cho văn hóa của người Hmông; hạn chế những khiếm khuyết của đạo Tin lành đối với văn hóa truyền thống; đồng thời tăng cường bản sắc văn hóa dân tộc Hmông tại Lào Cai. 4. Đạo Tin lành và văn hóa lối sống Tin lành, cùng thời gian đang là thực thể tồn tại trong đồng bào Hmông, cả tích cực và tiêu cực. Tuy nhiên, nhận thức và ứng xử với đạo Tin lành và văn hóa lối sống Tin lành trong vùng đồng bào Hmông nói chung và người Hmông ở tỉnh Lào Cai nói riêng vẫn còn những thành kiến, đố kỵ, từ cả hai phía: người Hmông giữ văn hóa, tín ngưỡng truyền thống và chính quyền, nhất là ở cơ sở. Do vậy, trong thời gian tới, điều quan trọng trước hết đối với hệ thống chính trị là phải quán triệt và thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, đối với dân tộc, đối với văn hóa, nhất là chính sách đối với đạo Tin lành theo Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về một số công tác đối với đạo Tin lành, xóa bỏ thành kiến, mặc cảm với đạo Tin lành. Chính quyền phải đứng ra giữ vai trò hòa giải và tháo gỡ những va chạm, thậm chí những xung đột về văn hóa. 150 Đối với các tổ chức và cá nhân Tin lành phải thực hiện đúng chính sách tôn giáo, chính sách dân tộc và chính sách về văn hóa của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt các tổ chức, cá nhân Tin lành phải tôn trọng văn hóa và tín ngưỡng truyền thống, không được vì lý do đức tin mà “phủ nhận sạch trơn” văn hóa, tín ngưỡng truyền thống, phải đoàn kết giữa người theo đạo Tin lành và người không theo đạo Tin lành trong khối đại đoàn kết dân tộc để xây dựng cộng đồng người Hmông ở Lào Cai đoàn kết hòa hợp, giữ được sắc thái riêng của người Hmông trong sự đa dạng về văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo cả các tộc người ở Việt Nam. Các chức sắc, chức việc, những người đứng đầu các điểm nhóm Tin lành phải là người tiêu biểu và gương mẫu trong việc giáo dục và hướng dẫn tín đồ trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, cũng như trong mối quan hệ với cộng đồng dân tộc và với văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của người Hmông. 5. Từ khi người Hmông có một bộ phận theo đạo Tin lành, đã nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu tập trung chủ yếu ở các góc độ Chính trị học, Tôn giáo học, Triết học. Dưới giác độ Nhân học thì chưa nhiều và mới ở tầm vĩ mô, chưa có nghiên cứu điểm, chưa xem xét một cách hệ thống những biến đổi ở các dạng thức trong văn hóa từ văn hóa vật chất, văn hóa xã hội, văn hóa tâm linh của người Hmông theo đạo Tin lành. Do vậy, chúng tôi mong muốn những kết quả thu được của luận án sẽ đáp ứng được mục đính, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Bên cạnh đó còn có những vấn đề mà luận án chưa giải quyết thấu đáo, những thiếu sót và hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu và sự đóng góp của các nhà khoa học./. 151 CÁC BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Nguyễn Quỳnh Trâm, Nước Mỹ và đạo Tin lành, Táp chí Công tác Tôn giáo, số 03/2011. 2. Nguyễn Quỳnh Trâm, Nguyễn Thị Lan Phương, Tổng quan về một bộ phận đồng bào Mông theo đạo Tin Lành,Tạp chí Công tác tôn giáo, số 6/ 2013. 3. Vũ Hồng Hải, Nguyễn Quỳnh Trâm, Vấn đề người Mông theo Tin Lành ở huyện Sapa, Lào Cai, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 202/2013. 4. Đoàn Minh Huấn, Nguyễn Quỳnh Trâm, Giáo dục Phật giáo với phát triển bền vững, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10(136)/2014. 5. Trần Minh Đức, Nguyễn Quỳnh Trâm, Bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 222/2014. 6. Nguyễn Quỳnh Trâm, Các mối quan hệ xã hội của người Hômg theo Tin lành ở tỉnh Lào Cai), Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 9 (186)/2015. 7. Nguyễn Quỳnh Trâm, Nguyễn Thanh Xuân, Nhìn lại việc truyền đạo và theo đạo Tin lành trong đồng bào Hmông ở Tây Bắc, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 10/2015. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Khổng Thị Kim Anh (2002), Kiêng cữ và nghi lễ liên quan đến ngôi nhà của người Hmông, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội 2. Báo cáo kết quả 10 năm thực hiện chỉ thị 01- UBND Lào Cai, 7 tháng 8 năm 2015, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, Lào Cai. 3. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương(2010): Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả điều tra toàn bộ, Hà Nội. 4. Ban Dân tộc Trung ương (2011): Thông tư liên tịch, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg, ngày 18/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ Về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, Văn bản, Hà Nội. 5. Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành, ngày 28 tháng 02, Hà Nội. 6. Ban Tôn giáo Lào Cai (6/2012), Báo cáo tình hình hoạt động công tác tôn giáo 6 thánh đầu năm 2012. 7. Ban Dân vận – Tỉnh ủy Lào Cai (30/7/2014), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội và công tác tôn giáo, dân tộc trên địa bàn tình Lào Cai (Làm việc với đoàn Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh), Lào Cai. 8. Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ (2012), Kế hoạch triển khai công tác đối với đạo Tin Lành ở khu vực miền núi phía Bắc giai đoạn 2012-2015, số 15, ngày 12 tháng 10, Hà Nội. 9. Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Báo cáo tổng kết 08 năm thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, số 111, ngày 12 tháng 9, Hà Nội. 10. Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Thông báo số160, ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về chủ trương công tác đối với đạo Tin lành trong lĩnh vực quản lý Nhà nước, số 63, ngày 27 tháng 5. 153 11. Vi Hoàng Bắc (1997), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin Lành với văn hóa truyền thống ở vùng đồng bào Hmông huyện Bắc Hà, Tạp chí Dân tộc học, số 1, Hà Nội. 12. Trần Văn Bính (chủ biên)(2004), Văn hoá các dân tộc Tây Bắc. Thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Trần Văn Bính (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 14. Đỗ Thúy Bình (1992), Gia đình Hmông trong bối cảnh kinh tế-xã hội hiện nay (qua thực tế huyện Mộc Châu, Sơn La), Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội. 15. Vũ Đăng Bút (2003), Vàng chứ hết thiêng, Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 50, Hà Nội. 16. Thanh Cao (2008), Ba năm thực hiện Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 05, Hà Nội. 17. Phan Hữu Dật (Chủ biên) (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 18. Nguyễn Văn Diệu (2003), Tìm hiểu quá trình truyền bá Kitô giáo vào các dân tộc thiểu số, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, tháng 5, Hà Nội. 19. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ Văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 20. Đặng Thế Đại, Tôn giáo- Cách nhìn văn hóa học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12/ 2010, Hà Nội. 21. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2006), Một số vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu nhân học, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam , Nghị quyết Trung ương 10 khóa IX 24. Hồ Xuân Định (2013), Thực hiện chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Tin Lành ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12 (126), Hà Nội. 154 25. Hoàng Minh Đô (2013), Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển Tin Lành vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 9 (123), Hà Nội. 26. Nguyễn Khắc Đức (2013), Về một số đặc điểm của Tin Lành trong vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc nước hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8 (122), Hà Nội. 27. Gary Lee, Nick Tapp (2002), Các vấn đề về dân tộc Hmông hiện nay: 10 điểm chính, Tạp chí Dân tộc học, số 4, Hà Nội. 28. Guy Morechand (1955), Những đặc điểm chủ yếu của thuật saman của người Mèo Trắng ở Đông Dương, bản dịch tư liệu, lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học, Hà Nội. 29. Guy Morechand (1968), Thuật Saman của người Hmông, bản dịch tư liệu, lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học, Hà Nội. 30. Nguyễn Thị Song Hà – Hồ Xuân Định ( 2014), Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Hmông, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 2 (75), Hà Nội. 31. Đặng Thị Hoa, Khổng Thị Kim Anh (2004), Lễ cúng chữa bệnh của người Hmông trắng (nghiên cứu ở bản Mô Cổng, xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), Tạp chí Dân tộc học, số 1, Hà Nội. 32. Nguyễn Xuân Hùng (2000), Tìm hiểu những hệ quả của việc truyền giáo Tin Lành đối với văn hóa truyền thống và tín ngưỡng tôn giáo Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, Hà Nội. 33. Nguyễn Xuân Hùng (2011), Đạo Tin Lành trong mối tương quan với văn hóa dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, NXB Tôn giáo, Hà Nội 34. Trần Trung Hiếu (2007), Tôn giáo và công tác tôn giáo vùng đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh Tây Bắc, tạp chí Dân tộc học 4(148), Hà Nội. 35. Dương Hà Hiếu, Tục cưới xin của người Hmông trắng ở Thuận Châu, tỉnh Sơn La, Tạp chí Dân tộc học, số 3, Hà Nội. 36. Nguyễn Huy Hoàng (2003), Mấy vấn đề triết học văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 155 37. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,(2004), Lý luận về tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội 38. Đỗ Quang Hưng (2011), Đạo Tin Lành ở Việt Nam: Một cái nhìn tổng quát, Tạp chí Công tác Tôn giáo (1+2), Hà Nội. 39. Đỗ Quang Hưng (2011), Tôn giáo và văn hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Văn hóa Tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa, NXB Tôn giáo, Hà Nội. 40. Đỗ Quang Hưng (2012), Kỷ nguyên truyền giáo của Ki tô giáo tại châu Á và xung đột văn hóa- Trường hợp đạo Tin lành tại các quốc gia Đông Bắc Á nói chung và Việt Nam nói riêng, trong Kỷ yếu Tọa đàm Đạo Tin Lành và văn hóa Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Hội Việt – Mỹ và Viện Liên kết toàn cấu đồng tổ chức, Hà Nội, tháng 11/2012. 41. Phạm Quang Hoan và Nguyễn Hồng Dương (2008), Quan hệ dân tộc, tôn giáo ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, Báo cáo chuyên đề, Hà Nội. 42. Phạm Quang Hoan (2001), Lễ cưới người Hmông Trắng huyện Đồng Văn tình Hà Giang, Tạp chí Dân tộc học, số 6, Hà Nội. 43. Phạm Quang Hoan, Nguyễn Ngọc Thanh (1998), Văn hóa của người Hmông và môi trường, Tạp chí Dân tộc học, số 4, Hà Nội. 44. Phạm Quang Hoan (Chủ biên) (2012), Văn hóa các tộc người vùng lòng hồ và vùng tái định cư thủy điện Sơn La, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 45. Nguyễn Thế Huệ (2007), Bạo lực trong gia đình người Mông tại vùng núi phía Bắc Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 46. Jean Bauberot (2006), Lịch sử đạo Tin lành, Nxb Thế giới, Hà Nội. 47. Kinh Thánh trọn bộ Cựu ước và Tân ước, Hồng Y Giuse Trịnh văn Căn dịch, Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1985, Tp Hồ Chí Minh. 48. Vũ Quốc Khánh (chủ biên)(2004), Người Hmông ở Việt Nam, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 49. Mã A Lềnh, Ly Seo Chúng (1998), Hội Gầu- Tào của người Hmông, Tạp chí Dân tộc học, số 1, Hà Nội. 156 50. Mã A Lềnh (2009), Ghi chép về văn hóa dân gian Hmông, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 51. Nguyễn Đình Lợi (2012), Vài nét phương thức truyền giáo của đạo Tin Lành vào cộng đồng người Mông ở Lào Cai,Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 10, Hà Nội. 52. Hoàng Xuân Lương (2000), Văn hóa người Mông ở Nghệ An, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội 53. MS Nguyễn Hữu Mạc (2012), trong Kỷ yếu Tọa đàm Đạo Tin Lành và văn hóa Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Hội Việt – Mỹ và Viện Liên kết toàn cấu đồng tổ chức, Hà Nội, tháng 11/2012. 54. Hồ Chí Minh (2000) , Toàn tập- tập 3, NXB CTQG, Hà Nội. 55. Nguyễn Văn Minh (2006), Một số vấn đề đạo Tin Lành của dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên hiện nay, Tạp chí Dân tộc học, số 4, Hà Nội. 56. Nguyễn Văn Minh (2010), Một số vấn đề về đạo Tin Lành trong cộng đồng người Hmông di cư tự do vào Tây Nguyên hiện nay, Tạp chí Dân tộc học, số 5, Hà Nội. 57. Nguyễn Văn Minh, Hồ Ly Giang (2011), Một số vấn đề thực tiễn về đạo Tin Lành ở các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc hiện nay, Tạp chí Dân tộc học, số 5, Hà Nội. 58. Max Weber (2012), Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Nxb Tri thức, Hà Nội 59. Hoàng Nam(1998), Bước đầu tìm hiểu Văn hoá tộc người, văn hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 60. Đậu Tuấn Nam (2010), Vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Đậu Tuấn Nam (2012), Quan hệ tộc người vùng biên giới các tỉnh miền núi phía Bắc tác động đến sự ổn định và phát triển hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 62. Đậu Tuấn Nam (2013), Di cư của người Hmông từ đổi mới đến nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 157 63. Nguyễn Thị Thanh Nga (chủ biên) (2007), Văn hóa truyền thống một số tộc người ở Hòa Bình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 64. Nghị quyết 9/BCH-TW khóa XI, Đầu tư cho văn hóa là đầu tư cho con người. 65. Lê Đức Phúc (2006), Đề cương bài giảng môn Tâm lý học văn hóa, Tư liệu khoa Tâm lý học, Đại học KHXH & NV, Hà Nội 66. Mục sư Lê Hoàng Phú, Ph.D (2010), Lịch sử Hội thánh Tin Lành Việt Nam (1911-1965), Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 67. Vương Duy Quang (1987), Quan hệ dòng họ trong xã hội người Hmông, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội. 68. Vương Duy Quang, Vấn đề người Hmông theo Kitô giáo hiện nay, tạp chí Dân tộc học, số4/1994, Hà Nội. 69. Vương Duy Quang (2003), Hiện tượng xưng vua ở người Hmông, tạp chí Dân tộc học, số2, Hà Nội. 70. Vương Duy Quang (2004), Người Hmông và những hiện tượng tôn giáo liên quan đến sự phản ứng của họ ở Đông Nam Á: Quá khứ và hiện tại, Tạp chí Dân tộc học, số 6, Hà Nội. 71. Vương Duy Quang (2005), Văn hoá tâm linh của người Hmông ở Việt Nam: truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội . 72. Vương Duy Quang (2007), Sự cải đạo theo Ki tô giáo của mộ bộ phận người Hmông ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á từ cuối thế kỷ XIX đến nay, Tạp chí Dân tộc học, số 3, Hà Nội. 73. Nguyễn Duy Quang (1994), Dòng họ - một đặc thù của xã hội người H’mông, Tạp chí Dân tộc và Thời đại, số 2, Hà Nội. 74. Dương Kim Quý (2002), Ngẫm về tộc danh của người Mông, Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 43, Hà Nội. 75. Lê Ngọc Quyền (1993), Một vài đặc điểm về nhà cửa của người Hmông, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội. 76. Savina F.M (1924), Lịch sử người Mèo, Hồng Kông, Bản dịch lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học, Hà Nội. 158 77. Thải Giàng Sán (2002), Tục “Háy Pú”trong cư dân Hmông, Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 41, Hà Nội. 78. Trần Hữu Sơn (1996), Văn hoá Hmông, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 79. Trần Hữu Sơn (2001), Sa Man giáo của người Hmông ở Lào Cai, Tạp chí Dân tộc học, số 6, Hà Nội. 80. Trần Hữu Sơn (2012), Đạo Tin Lành vùng đồng bào dân tộc Hmông ở Lào Cai (nhìn từ văn hóa tộc người), trong Kỷ yếu Tọa đàm Đạo Tin Lành và văn hóa Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo – Hội Việt – Mỹ và Viện Liên kết toàn cấu đồng tổ chức, Hà Nội, tháng 11/2012. 81. Chu Thái Sơn (chủ biên)(2005), Người Hmông, Nxb Trẻ, Hà Nội . 82. Mai Thanh Sơn (2004), Người Hmông với việc giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống, Tạp chí Dân tộc học, số 6, Hà Nội. 83. Kiều Trung Sơn (2013), Biến đổi tín ngưỡng Mông- thực tế và trăn trở, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 1 (145), Hà Nội. 84. Thào Xuân Sùng (chủ biên) (2010), Dân tộc Mông ở Sơn La với việc giải quyết vấn đề tín ngưỡng tôn giáo hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 85. Đỗ Ngọc Tấn (chủ biên) (2004), Hôn nhân gia đình các dân tộc Hmông, Dao ở hai tỉnh Lai Châu và Cao Bằng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 86. Trần Lệ Thanh (2011), Sự lo ngại lực lượng thần linh, các ma trong tâm lý của dân tộc Hmông ở khu vực phía Bắc Việt Nam, Tạp chí Tâm lý học, số 9, Hà Nội. 87. Thủ tướng Chính phủ, Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số đồng bào dân tộc thiểu số. Văn bản Quyết định số 18/2011/QĐ- TTg, ngày 18/3/2011. 88. Nguyễn Ngọc Thanh (2000), Làng của người Hmông ở Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, số 1, Hà Nội. 89. Nguyễn Ngọc Thanh (2002), Những quy ước của người Hmông, Tạp chí Dân tộc học, số 6, Hà Nội. 90. PGS, TS Cao Văn Thanh- TS Đậu Tuấn Nam (Đồng chủ biên) (2011), Một số vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, Nxb Chính trị- Hành chính, Hà Nội. 159 91. Nguyễn Văn Thắng (2004), Sự thay đổi tôn giáo và ảnh hưởng của nó ở người Hmông Thái Lan, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội. 92. Nguyễn Văn Thắng (2006), Về động thái ứng xử với bệnh tật của người Hmông, tạp chí Dân tộc học, số 3(141), Hà Nội. 93. Nguyễn Văn Thắng (2009), Giữ “lý cũ” hay theo “lý mới”? Bản chất của những phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin Lành, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 94. Lê Ngọc Thắng- Lâm Bá Nam (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 95. Ngô Ngọc Thắng (chủ biên) (2002), Văn hóa bản làng truyền thống các dân tộc Thái, Mông vùng Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 96. Lê Ngọc Thắng (1998), Môi trường văn hóa Hmông, nhân tố thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội. 97. Trần Ngọc Thêm (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 98. Đoàn Đình Thi (1998), Tết truyền thống của dân tộc Hmông, Tạp chí Dân tộc học, số 2, Hà Nội. 99. Phạm Gia Thoan (2012), Đạo Tin Lành những tri thức cơ bản, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội. 100. Vương Xuân Tình (2004), Những linh hồn bị cám dỗ, Tạp chí Dân tộc và thời đại, số 76, Hà Nội. 101. Vương Xuân Tình (Chủ biên) (2014), Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng biên giới Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 102. Bùi Xuân Trường (1999), Tác dụng của luật tục đối với việc quản lý xã hội ở các dân tộc Thái, Hmông Tây Bắc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 103. Lý Cẩm Tú, Hoàng Minh Lợi (1997), Một số tập tục của người Hmông xanh tỉnh Lào Cai, Tạp chí Dân tộc học, số 1, Hà Nội. 104. Mã Phúc Thanh Tươi (2011), Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin lành và đạo đức truyền thống, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 12, Hà Nội. 160 105. Mã Phúc Thanh Tươi (2013), Những vấn đề đặt ra đối với tín hữu Tin Lành ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 05(119), Hà Nội. 106. Cư Hoà Vần- Hoàng Nam(1994), Dân tộc Mông ở Việt Nam, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội . 107. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên)(1996 ), Về tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 108. Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên)(1998), Những vấn đề lý luận và thực tiễn tôn giáo ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 109. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 110. Quốc Văn (2007), Ki-tô giáo trong thế kỷ XXI qua một số tài liệu nước ngoài, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 5, Hà Nội. 111. Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Quan hệ tộc người và phát triển xã hội ở Việt Nam hiện nay, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 112. Viện Dân tộc học (1970), Nguồn gốc người Mèo. (Tài liệu dịch) 113. Viện Dân tộc học (1972), Một số tài liệu về tổ chức dòng họ của dân tộc Mèo ở Bắc Hà, Lào Cai (Tài liệu dịch) 114. Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Hội Việt – Mỹ, Viện Liên kết Toàn cầu (2012), Đạo Tin lành và văn hóa Việt Nam, Tọa đàm bàn tròn Tin Lành lần thứ ba, ngày 28 tháng 11, Hà Nội 115. Hoàng Vinh(1999), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hóa ở nước ta, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 116. Trần Vở (2007), Thực hiện Chỉ thị 01/ CT_TTg của Thủ tưởng Chính phủ ở Lai Châu, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 3- 2007, Hà Nội. 117. Từ Ngọc Vụ (2014), Người Hmông đôi nét về sinh hoạt tộc người, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 118. Nguyễn Thanh Xuân (2007), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 161 119. Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 120. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số điểm khác nhau giữa đạo Tin lành và đạo Công giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 02, Hà Nội. 121. Nguyễn Thanh Xuân (2006), Đạo Ki-tô lịch sử những tên gọi, Tạp chí Công tác tôn giáo, số 7, Hà Nội. 122. Nguyễn Thanh Xuân (2006), Một số vấn đề cần quan tâm khi nghiên cứu đạo Tin Lành, Tạp chí Công tác Tôn giáo, số 9- 9/2006, Hà Nội. 123. Nguyễn Thanh Xuân (2007), Vài nét khái quát về tôn giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 02, Hà Nội. 124. PGS., TS. Nguyễn Thanh Xuân (2015), Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 125. Robert Layton (2007), Nhập môn lý thuyết nhân học, Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh. 126. H.Russel Bernard (2007), Các phương pháp nghiên cứu trong nhân học, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Trang điện tử 127. www.cema.gov.vn 128. www.laocai.gov.vn 129. www. chinhphu.vn 130. www.hmongstudies.org/ Tài liệu tiếng nước ngoài 131. James F.Lewis (2006), Messianism as A Factor in Vietnam’s Hmong Mass Conversion to Christianity: 1990-2005, _ Bethel University Regional AAR meeting_ Luther Theological Seminary. 132. Timonthy T.Vang (1998), Coming a full circle: historical analysis of the Hmong church growth 1950 – 1988, A dissertation submitted to the Faculty of the School of Theology Fuller Theological Seminary. 162 133. Vuong Xuan Tinh and Tran Hong Hanh (2008), “Lessons learned and recommendations for food security of ethnic minorities in the upland areas of Vietnam and Lao PDR”, Anthropology Review, No. 1. 134. Nguyen Van Thang (2007), Ambiguity of Identity: The Mieu in North Vietnam, First edition- Chieng Mai: Silkworm Book. 135. Vayong Moua (1995), Hmong Christianity: Conversion, Consequence, anh Conflict, St. Olaf College; Northfield, Minnesota 1995 (Hmong Electronic Resources Project ) 136. Tran Huu Son (2004), Infuence of tourism on social institutions of Hmong people in Sapa, Anthropology Review- Hanoi: Construction Publishing House, No 1(4), p.54-59. 137. William Barclay, Ethics in a Permissive Society, Harper & Row, Publishers, Inc, New York, 1971, p.13 163 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ------------------- NGUYỄN QUỲNH TRÂM PHỤ LỤC LUẬN ÁN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI HMÔNG THEO ĐẠO TIN LÀNH Ở TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 62 31 03 02 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS Phạm Quang Hoan 2. TS. Đậu Tuấn Nam Hà Nội – 2016 164 Ảnh 1: Bản đồ hành chính tỉnh Lào Cai Nguồn :www.laocai.gov 165 Ảnh 2: Tác giả chụp cùng người Hmông theo Tin lành tại Xín Chải (Người chụp ảnh: Trần Mạnh Hưng) Ảnh 3: Nhà nguyện tại Xín Chải (Người chụp ảnh: Trần Mạnh Hưng) 166 Ảnh 4: Tinh thần cầu nguyện được dán ngoài cửa của nhà nguyện tại Hội nhánh Xín Chải (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) 167 Ảnh 5: Kinh Thánh của người Hmông (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) Ảnh 6: Trang trí sân khấu của điểm sinh hoạt tôn giáo ở Lào Cai (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) 168 Ảnh 7: Quang cảnh bên trong ngôi nhà người Hmông theo Tin lành (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) Ảnh 8: Quang cảnh bên trong ngôi nhà của người Hmông không theo Tin lành (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) 169 Ảnh 9: Ảnh cưới của người Hmông theo Tin lành (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) 170 Ảnh 10: Mặt trước ngôi nhà mới cất của người Hmông theo Tin lành (Người chụp Trần Mạnh Hưng) Ảnh 11: Bên ngoài ngôi nhà của người Hmông không theo Tin lành (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) 171 Ảnh 12: Quang cảnh chuồng bò của nhà người Hmông theo Tin lành (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) Ảnh 13:Quang cảnh nuôi heo của người Hmông không theo Tin lành (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) 172 Ảnh 14: Căn bếp trong nhà người Hmông truyền thống (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) Ảnh 15: Buồng khách chính của nhà người Hmông truyền thống (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) 173 Ảnh 16: Em bé trong gia đình người Hmông theo Tin lành (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) Ảnh 17: Em bé trong gia đình người Hmông không theo Tin lành (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) 174 Ảnh 18: Đoàn nghiên cứu phỏng vấn người Hmông theo Tin lành (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) Ảnh 19: Tác giả chụp ảnh cùng một trưởng nhóm thuộc Hội thánh Liên hữu cơ đốc (Người chụp Trần Mạnh Hưng) 175 Ảnh 20: Buổi tập thể dục của học sinh tại bản Sa pả (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) Ảnh 21: Đường vào bản Sa Pả (Người chụp Nguyễn Quỳnh Trâm) 176

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvan_hoa_cua_nguoi_hmong_theo_dao_tin_lanh_o_tinh_lao_cai_tv_1659.pdf
Luận văn liên quan