Như đã phân tích ở trên, hủy bỏ hợp đồng là chế tài rất nặng nề, tác động trực
tiếp lên hiệu lực hợp đồng và các bên giao kết hợp đồng cũng như cơ quan tài phán
cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi yêu cầu hoặc quyết định nhằm đảm bảo nguyên tắc
tuân thủ hợp đồng bởi hợp đồng được giao kết không phải để bị mất hiệu lực tạm thời,
mất hiệu lực hay mất hiệu lực hồi tố. Tuy nhiên, điều kiện hủy bỏ hợp đồng khi các
bên không có thỏa thuận là quá rộng dẫn đến nguy cơ “lạm dụng” để yêu cầu áp dụng
một trong các chế tài này và tạo sự không tương thích giữa Điều 312 và Điều 313.
Chính vì vậy, người viết kiến nghị chỉ nên xem xét áp dụng các chế tài này khi không
thực hiện hợp đồng cấu thành vi phạm cơ bản hợp đồng bởi với hành vi thực hiện
không đúng hợp đồng như giao hàng không đúng số lượng, giao hàng không phù hợp
về chất lượng, bên bị vi phạm có thể yêu cầu bên vi phạm khắc phục hoặc giao hàng
thay thế với chi phí của bên vi phạm. Tác động lên hiệu lực hợp đồng chỉ nên xem là
biện pháp cuối cùng sau khi đã áp dụng các biện pháp khác.
197 trang |
Chia sẻ: tueminh09 | Lượt xem: 718 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vi phạm cơ bản hợp đồng theo công ước viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, định hướng hoàn thiện các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phạm dự đoán trước, bên có quyền có thể lựa chọn hai lần. Lần thứ
nhất là bên có quyền sẽ cân nhắc xem có nên đợi cho đến khi đến hạn thực hiện hợp
đồng mới chấm dứt hợp đồng hay không. Nếu bên có quyền quyết định không đợi thì
sẽ hết quyền lựa chọn: hợp đồng chấm dứt và bên có quyền có thể yêu cầu thiệt hại
ngay lập tức. Ngược lại, nếu bên có quyền quyết định đợi cho đến khi đến hạn thực
hiện hợp đồng thì cũng có nghĩa là đã tạo cơ hội cho bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ
171
nghĩa vụ của họ trong hợp đồng. Nhưng trong trường hợp việc vi phạm hợp đồng
chuyển từ tình trạng được dự đoán xảy ra trên thực tế khi đến hạn thực hiện thì bên có
quyền lại được quyền lựa chọn lần nữa: nếu vi phạm đã xảy ra trên thực tế là cơ bản
thì bên có quyền có thể hoặc chấm dứt hoặc không chấm dứt hợp đồng. Hơn nữa, bên
có quyền có thể dự đoán bên có nghĩa vụ sẽ vi phạm cơ bản nghĩa vụ khi chưa đến hạn
thực hiện nghĩa vụ đó, nếu bên có nghĩa vụ đã không thực hiện một nghĩa vụ đến hạn
thực hiện trên thực tế.
Ngoài ra, bên nào thực hiện quyền hủy bỏ hợp đồng thì phải chịu mọi rủi ro,
nghĩa là phải một mình chịu trách nhiệm xác định xem các điều kiện thực hiện quyền
này đã hội đủ chưa, bởi lẽ có thể có sự kiểm tra về sau của thẩm phán hoặc trọng tài
viên. Rủi ro tăng lên trong trường hợp vi phạm hợp đồng dự đoán trước do khó khăn
trong việc dự đoán tương lai, bởi lẽ bên có quyền phải chứng minh được những lo ngại
thực sự và tối thiểu liên quan đến việc thực hiện hợp đồng trong tương lai. Đó chính là
lý do tại sao khi quy định hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng dự đoán trước cần
phải quy định kèm theo một thủ tục thông báo và cho phép yêu cầu hoặc đưa ra những
bảo đảm thực hiện hợp đồng, thủ tục này vì quyền lợi của cả bên có quyền và bên có
nghĩa vụ. Trong một số trường hợp, bên có nghĩa vụ, khi được yêu cầu, có thể đưa ra
những đảm bảo thỏa đáng và nhanh chóng cho bên có quyền và do vậy, hợp đồng sẽ
tiếp tục được thực hiện một cách bình thường.
Với nội dung vừa trình bày, bố cục của Điều 312a (mới) nên được thiết kế
thành 2 khoản khác nhau, mỗi khoản quy định về một nội dung tương ứng. Cụ thể:
Khoản 1 quy định về điều kiện hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng dự đoán trước;
Khoản 2 quy định về thủ tục áp dụng hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng dự đoán
trước.
+ Khoản 1: Điều kiện hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng dự đoán trước
Trước hết, để hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng dự đoán trước phải xác
định được là nguy cơ cao hợp đồng không được thực hiện. Chính vì thế, ở những nước
mà pháp luật quy định chỉ được phép hủy bỏ hợp đồng khi một bên vi phạm cơ bản
nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế những điều kiên tương tự cũng được áp dụng đối với
trường hợp việc vi phạm mới chỉ được dự đoán [76; 131]. Vì thế, việc hủy bỏ hợp
đồng, cho dù có hay không có sự can thiệp của tòa án, cho dù có hiệu lực hồi tố hay
chỉ chấm dứt hiệu lực hợp đồng về tương lai, thì cũng luôn nên là một chế tài áp dụng
172
đối với các vi phạm hợp đồng ở mức độ nghiêm trọng nhất và phải đảm bảo mức độ
chắc chắn khi dự đoán việc một bên sẽ không thực hiện hợp đồng làm căn cứ tuyên bố
hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn.
Cơ chế này cho phép áp dụng ngay lập tức những biện pháp thay thế kịp thời
cam kết được thỏa thuận. Quy định này chắc chắn có lợi cho cả hai bên vì nó cho phép
giảm thiểu thiệt hại mà bên có nghĩa vụ sẽ phải bồi thường, nhưng cũng có thể có hệ
quả xấu nếu bên có quyền sử dụng quá nhanh chóng các quyền của mình. Do vậy, cơ
chế này làm cho hợp đồng bị chấm dứt quá sớm trong khi có thể tránh được điều đó
nếu chờ đến thời điểm được quy định để bên kia thực hiện nghĩa vụ của mình. Như
vậy, việc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn cần phải tuân thủ những điều kiện hết sức
chặt chẽ. Nội dung khoản 1 này phải khẳng định được hủy bỏ hợp đồng do vi phạm
hợp đồng dự đoán trước chỉ có thể được áp dụng đối với vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp
đồng dự đoán trước.
+ Khoản 2: Thủ tục áp dụng hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng dự đoán
trước
Rất khó chứng minh vi phạm hợp đồng dự đoán trước. Tuy nhiên, để quyền của
bên bị vi phạm hợp đồng theo dự đoán được sử dụng một cách hiệu quả thì quyền đó
phải được thực hiện mà không cần sự cho phép của tòa án. Bên có quyền sẽ phải chịu
rủi ro nếu đánh giá sai tình hình và trong trường hợp này, chính bên bị vi phạm phải
chịu trách nhiệm về viêc lạm dụng quyền hủy bỏ hợp đồng.
Về mặt thủ tục, cần quy định bên có quyền có trách nhiệm thông báo, trước
hoặc ngay sau khi có quyết định, cho bên có nghĩa vụ biết về các quyền mà mình sẽ
thực hiện hoặc đã thực hiện nhằm cho phép bên có nghĩa vụ ngăn cản bên có quyền
hủy hợp đồng trước thời hạn bằng cách đưa ra những biện pháp thích hợp để đảm bảo
mình sẽ thực hiện hợp đồng. Thủ tục này được quy định theo hướng có lợi cho bên có
quyền. Cụ thể là: việc yêu cầu bên có nghĩa vụ phải có biện pháp bảo đảm thực hiện
hợp đồng có thể sẽ tạo thuận lợi cho bên có quyền khi chứng minh cho dự đoán của
mình về vi phạm của bên kia, hoặc sẽ được bên có quyền tận dụng trong trường hợp
họ không được phép tuyên bố ngay lập tức việc hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn vì đó
không phải là trường hợp vi phạm hợp đồng dự đoán trước.
Chính vì vậy, khoản 2 cần dự kiến một thủ tục hợp lý cho phép bên có quyền,
trong nhưng trường hợp không hiển nhiên, chứng minh có nguy cơ cao vi phạm hợp
173
đồng. Thủ tục này có thể bao gồm thông báo về việc hủy bỏ hợp đồng và bên có quyền
có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ đưa ra những bảo đảm hợp lý để thực hiện hợp đồng
(tương tự khoản 2 Điều 72 Công ước Viên). Thủ tục bảo đảm thực hiện hợp đồng cũng
được quy định tại PECL, theo đó, nếu một bên có cơ sở để cho rằng không thực hiện
cơ bản hợp đồng sẽ xảy ra, thì có quyền yêu cầu bên kia phải áp dụng những biện pháp
thích hợp để đảm bảo thực hiện hợp đồng (Điều 8:105-1). Trong trường hợp các biện
pháp bảo đảm đó không được đưa ra trong một thời hạn hợp lý thì bên có quyền được
quyền chấm dứt hợp đồng nếu như vẫn có cơ sở tin rằng hợp đồng sẽ không được thực
hiện. PICC cũng quy định tương tự (Điều 7.3.4). Thủ tục này có lợi cho bên có nghĩa
vụ vì có khả năng làm giảm bớt lo ngại của bên có quyền, tránh xảy ra một tình huống
không thể khắc phục được. Trên thực tế, thủ tục này làm đảo ngược nghĩa vụ chứng
minh, nghĩa là buộc một người chưa có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng phải chứng minh
là mình vẫn muốn và có khả năng thực hiện các nghĩa vụ quy định trong hợp đồng, và
nếu không đưa ra được cho bên có quyền những bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì bị dự
đoán là sẽ vi phạm hợp đồng.
Tóm lại, nội dung cụ thể của Điều 312a (mới) quy định về hủy bỏ hợp đồng do
vi phạm hợp đồng dự đoán trước như sau:
“Điều 312a. Hủy bỏ hợp đồng do vi phạm hợp đồng dự đoán trước
1. Một bên có quyền tuyên bố hủy bỏ hợp đồng nếu trước khi đến hạn thực hiện
hợp đồng có dấu hiệu rõ ràng cho thấy bên kia vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
2. Bên có ý định tuyên bố hủy bỏ hợp đồng phải thông báo cho bên kia để cho
phép bên kia áp dụng những biện pháp thích hợp nhằm bảo đảm thực hiện hợp đồng,
trừ khi bên kia tuyên bố không thực hiện hợp đồng”.
Kết luận Chương 5
Vi phạm cơ bản hợp đồng là khái niệm mới được tiếp thu trong pháp luật
thương mại Việt Nam, cụ thể là Luật Thương mại. Tuy nhiên, hiện nay, tồn tại song
song thuật ngữ “vi phạm nghiêm trọng” hay “vi phạm cơ bản” dễ gây hiểu nhầm, khó
khăn trong việc tiếp cận cũng như hướng dẫn của cơ quan giải quyết tranh chấp. Hơn
nữa, “thiệt hại” và “mục đích của việc giao kết hợp đồng” là những điểm chưa rõ ràng
trong quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng, đôi khi việc đưa yếu tố “thiệt hai” bắt
buộc khi xác định vi phạm cơ bản trở nên không cần thiết; quyền khắc phục vi phạm
của bên vi phạm chưa được đảm bảo Tòa án và trọng tài thường không có giải thích
174
thỏa đáng khi vận dụng quy định về vi phạm cơ bản hợp đồng để cho phép các bên
trong hợp đồng thương mại áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ
thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng. Vì thế, hoàn thiện quy định pháp luật Việt
Nam về vi phạm cơ bản hợp đồng là rất cần thiết, theo đó việc hoàn thiện quy định của
pháp luật Việt Nam về vi pham cơ bản hợp đồng có thể theo hướng gia nhập Công ước
Viên hoặc sửa đổi, bổ sung một số quy định trong pháp luật Việt Nam về vi phạm cơ
bản hợp đồng nhằm tạo sự tương thích với Công ước Viên trong bối cảnh chúng ta
đang tích cực tiến hành các hoạt động để gia nhập Công ước Viên.
175
KẾT LUẬN
1. Vi phạm cơ bản hợp đồng là căn cứ quan trọng để áp dụng các chế tài tạm
ngừng thực hiện, đình chỉ thực hiện và hủy bỏ hợp đồng khi các bên không có thỏa
thuận cụ thể điều kiện để áp dụng các chế tài này. Vi phạm cơ bản hợp đồng khác với
vi phạm không cơ bản ở chỗ là hậu quả pháp lý của nó rất nặng nề. Đây là vấn đề pháp
lý rất phức tạp và có mối liên hệ biện chứng với nhiều vấn đề pháp lý quan trọng khác
của pháp luật hợp đồng thương mại như vi phạm hợp đồng, thiệt hại, mục đích của
giao kết hợp đồng, tạm ngừng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồngDo
vậy, việc nghiên cứu hoàn thiện quy định pháp luật về vi phạm cơ bản hợp đồng cũng
có ý nghĩa là hoàn thiện các vấn đề đó. Luận án tập trung nghiên cứu quy định lẫn thực
tiễn áp dụng liên quan đến các vấn đề như các yếu tố cấu thành tình cơ bản của vi
phạm hợp đồng theo Công ước Viên; chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công
ước Viên; những bất cập trong các quy định và thực tiễn áp dụng quy định về vi phạm
cơ bản hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và định hướng hoàn thiện. Mỗi nội dung
vừa nêu được thiết kế thành một chương, kết hợp với chương lý luận về vi phạm cơ
bản hợp đồng MBHHQT, tạo thành bốn chương của luận án.
2. Nội dung chương 2 tập trung làm rõ các vấn đề lý luận về vi phạm cơ bản
hợp đồng MBHHQT. Nội dung trọng tâm của Chương 2 là làm rõ các khái niệm về
hợp đồng MBHHQT, về vi phạm hợp đồng, về vi phạm cơ bản hợp đồng và vi phạm
cơ bản hợp đồng MBHHQT và cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với vi phạm cơ bản.
Kết quả nghiên cứu của chương 2 là thống nhất và đưa ra được khái niệm về vi phạm
cơ bản hợp đồng nói chung, vi phạm cơ bản hợp đồng MBHHQT nói riêng. Bên cạnh
đó, kết quả nghiên cứu chương 2 cũng chỉ ra cơ chế điều chỉnh pháp luật đối với phạm
cơ bản hợp đồng theo hướng tôn trọng tự do hợp đồng và hiệu lực bất biến của hợp
đồng.
3. Nội dung chương 3 tập trung nghiên cứu các yếu tố cấu thành tính cơ bản của
vi phạm hợp đồng theo Công ước Viên. Kết quả nghiên cứu chương 3 là phân tích,
làm rõ cả về quy định lẫn thực tiễn xác định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi
phạm hợp đồng theo Công ước Viên, có so sánh với quy định yếu tố cấu thành tính cơ
bản của vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam.
4. Nội dung chương 4 nghiên cứu về quy định cũng như thực tiễn vận dụng quy
định về chế tài (hệ quả pháp lý) do vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công ước Viên. Kết
176
quả nghiên cứu chương 4 đã làm rõ chế tài do vi vi phạm cơ bản hợp đồng theo Công
ước Viên như hủy hợp đồng, yêu cầu giao hàng thay thế. Mục đích của giao kết hợp
đồng chính là lợi ích kinh tế, biểu hiện cụ thể đối với người mua là mua hàng để bán
lại hoặc vì mục đích sử dụng thông thường nào đó; đối với người bán là nhận thanh
toán; khả năng khắc phục vi phạm cũng được xem xét khi xem xét chế tài do vi phạm
cơ bản hợp đồng.
5. Nội dung chương 5 phân tích, làm rõ những bất cập của quy định pháp luật
Việt Nam về vi phạm cơ bản và bất cập trong thực tiễn áp dụng quy định này. Kết quả
nghiên cứu của chương 5 là chỉ ra những điểm bất cập trong quy định lẫn thực tiễn xác
định các yếu tố cấu thành tính cơ bản của vi phạm hợp đồng theo pháp luật Việt Nam
như yếu tố thiệt hại không rõ ràng và không cần thiết, mục đích của việc giao kết hợp
đồng không rõ ràng. Bên cạnh đó, bất cập cũng hiện hữu trong quy định và thực tiễn
vận dụng chế tài do vi phạm cơ bản hợp đồng theo pháp luật Việt Nam. Từ đó, chương
5 cũng đưa ra những định hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về vi
phạm cơ bản, theo đó hoàn thiện phải tạo sự thống nhất thuật ngữ, dề hiểu và dễ áp
dụng cho cộng đồng doanh nghiệp cũng như tòa án, trọng tài trong quá trình giải quyết
tranh chấp. Đề xuất sửa đổi các quy định: Khoản 13 Điều 3, Điều 39, Điều 51, Điều
297, Điều 299, Điều 308, 310, 312 và bổ sung Điều 312a vào Luật Thương mại.
6. Như đã khẳng định, vi phạm cơ bản hợp đồng là một đề tài có nội dung phức
tạp và phạm vi nghiên cứu rất rộng liên quan tới nhiều nội dung phức tạp khác, nên
trong quá trình nghiên cứu, tác giả chưa có điều kiện để giải quyết hết được mà mới
chỉ giới hạn ở phạm vi đối với hợp đồng thương mại, cụ thể hợp đồng mua bán hàng
hóa nói chung, hợp đồng MBHHQT nói riêng. Tác giả coi hướng nghiên cứu tiếp khi
có điều kiện như vi phạm cơ bản hợp đồng dân sự (theo nghĩa hẹp), đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng dân sự và hủy bỏ hợp đồng dân sự khi có vi phạm cơ bản.
177
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Amoussou – Guénou, Roland, Triển vọng phát triển các nguyên tắc pháp luật
hợp đồng SEAN (hoặc Châu Á), Kỷ yếu hội thảo “Hợp đồng Thương mại Quốc
tế”, Nhà Pháp luật Việt – Pháp tổ chức tại Hà Nội, ngày 13, 14/12/2004.
2. Đỗ Minh Ánh, Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật
thương mại để gia nhập Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế, Tạp chí Luật học số 9/2011.
3. Nguyễn Mạnh Bách, Pháp luật về hợp đồng (lược giải), Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội, 1995.
4. Trần Thị Hòa Bình, Trần Văn Nam, Pháp luật và thông lệ quốc tế, pháp luật
của Việt Nam về thương mại quốc tế, Nxb Lao động – Xã hội, 2006.
5. Báo cáo 350/UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội ngày 18/5/2005 về
việc giải trình, tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật thương mại (sửa đổi) trình Quốc
hội thông qua.
6. Báo cáo số 151/BC-BTP ngày 15/7/2013 của Bộ Tư pháp về Báo cáo tổng kết
thi hành Bộ luật dân sự năm 2005.
7. Bộ luật dân sự năm 2005.
8. Bộ luật dân sự năm 1995.
9. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về Chiến lược xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến
năm 2020.
10. Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Dg:
Nguyễn Minh Hằng, Đào Thu Hiền và các Dgk, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005.
11. Bộ Công thương, Một số điều ước đa phương thường được sử dụng trong
thương mại quốc tế: Công ước Viên năm 1980 của Liên Hợp quốc về hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội, 2007.
12. Bộ Tư pháp, Kỷ yếu tập huấn pháp luật hợp đồng, ngày 29-30/6/2006 tại Hà
Nội.
13. Nguyễn Chúng, Kinh nghiệm thực tế Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương
mại – hàng hải, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2008.
14. Công văn 413/VPCP-HTQT ngày 14/1/2013 của Văn phòng Chính phủ về việc
kết quả nghiên cứu gia nhập Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.
15. Công văn 7587/VPCP-QHQT ngày 22/10/2010 của Văn phòng Chính phủ về
việc nghiên cứu khả năng tham gia Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế.
16. Corine Renault-Brahinsky, Đại cương về pháp luật hợp đồng, Nxb Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội, 2002.
17. Trương Văn Dũng, Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, 2003.
18. Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Ngọc Đào, Luật kinh doanh quốc tế, Nxb Đồng
Nai, 2000.
178
19. Đỗ Văn Đại và Đỗ Văn Hữu, Nội dung của hợp đồng trong giao dịch dân sự,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 01/2006.
20. Đỗ Văn Đại, Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi phạm trong Bộ luật
dân sự Việt Nam, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 3(22)/2004.
21. Đỗ Văn Đại, Vi phạm cơ bản hợp đồng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
9/2004.
22. Đỗ Văn Đại, Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng, Nxb
Chính trị - Quốc gia, Hà Nội, 2010.
23. Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng: Bản án và bình luận bản án, Nxb Chính trị -
Quốc gia, Hà Nội, 2013 (tái bản lần thứ tư, tập 1, 2).
24. Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ, Tư pháp quốc tế Việt Nam – Quan hệ dân sự, lao
động, thương mại có yếu tố nước ngoài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2010.
25. Nguyễn Ngọc Đào, Luật La Mã, Khoa Luật - ĐHQG Hà Nội, Hà Nội, 1994
26. Nguyễn Bá Diến, Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2005.
27. Lê Thị Nam Giang, Tư pháp quốc tế, Nxb ĐHQG HCM, 2011.
28. Phạm Hoàng Giang, Sự phát triển của pháp luật hợp đồng: Từ nguyên tắc tự
do giao kết hợp đồng đến nguyên tắc công bằng, Tạp chí Nhà nước và pháp
luật,Số 10/2006.
29. Nguyễn Minh Hằng, Hủy hợp đồng do chậm giao hàng, tham khảo tại
hang.htm, truy cập ngày 11/2/2011.
30. Nguyễn Minh Hằng, Vi phạm cơ bản hợp đồng, tham khảo tại
truy cập ngày 11/2/2011.
31. Phan Chí Hiếu, Hoàn thiện chế định hợp đồng, Nghiên cứu Lập pháp, tháng
04/2005.
32. Nguyễn Am Hiểu, Quản Thị Mai Hường, Tìm hiểu pháp luật về hợp đồng mua
bán hàng hóa và đại diện thương mại, Nxb Đà Nẵng, 2000.
33. Nguyễn Đức Hưởng (người dịch), Luật mua bán hàng hóa quốc tế, Nxb Chính
trị - Quốc gia, Hà Nội, 1993.
34. Lê Minh Hùng, Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam,
Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường ĐH Luật Tp.HCM, 2010.
35. Nguyễn Vũ Hoàng, Về các tiêu chí xác định hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/2003.
36. Hội đồng Chỉ đạo quốc gia biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ
điển Bách khoa Việt Nam, tập 4, Nxb.TĐBK.
37. Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb
Tư pháp, Hà Nội,2007.
38. Nguyễn Ngọc Khánh, Giao kết hợp đồng – Một số vấn đề lý luận và thực ti n,
trong quyển “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt
Nam hiện nay” (Nguyễn NhưPhát và Lê Thu Thủy - Cb), Nxb. CAND, Hà Nội,
2003.
179
39. Nguyễn Ngọc Khánh, Thực hiện nghĩa vụ hợp đồng trên thực tế, Nghiên cứu
Lập pháp, số 02 tháng 02/2007.
40. Luật thương mại năm 2005.
41. Nguyễn Văn Luyện, Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ, Giáo trình “Luật hợp
đồng thương mại quốc tế”, Nxb Đại học quốc gia Tp.HCM, 2005.
42. Ngô Đức Mạnh, Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm thực thi các cam kết
gia nhập WTO, Nhà nước và Pháp luật, số2 (226)/2007, tr. 18 – 23.
43. Phạm Minh (biên soạn), Luật Thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, 2000.
44. Vũ Văn Mẫu, Việt Nam Dân luật - luợc khảo, Quyển II “Nghĩa vụ và khế
ước”, Phần thứ nhất: Nguồn gốc của nghĩa vụ, Nxb. Bộ QGGD, Sài Gòn 1963.
45. Nguyễn Thị Mơ, Giáo trình Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại, NXB
Thông tin và truyền thông, 2009.
46. Phạm Duy Nghĩa, Điều chỉnh thông tin bất cân xứng và quản lý rủi ro trong
pháp luật hợp đồng Việt Nam, trong quyển "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay", Nguyễn Như Phát và Lê Thị Thu
Thủy (Cb), Nxb. CAND, Hà Nội, 2003.
47. Phạm Duy Nghĩa, Giáo trình Luật kinh tế, Nxb Công an nhân dân, 2011.
48. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Các thuật ngữ hợp đồng thông dụng, Nxb Từ điển
bách khoa, 2011. Dg: Nguyễn Minh Hằng.
49. Nhà pháp luật Việt-Pháp, Tọa đàm Luật thương mại (sửa đổi), Tài liệu tham
khảo – lưu hành nội bộ, Hà Nội, 2004.
50. Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989.
51. Nguyễn Như Phát, Minh Bạch hóa pháp lật và yêu cầu đặt ra đối với hệ thống
pháp luật trong quá trình hội nhập kinh tế, Nhà nước và Pháp luật, số1
(201)/2005.
52. Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 1996.
53. Phòng Thương mại và Công nghiệp, Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc,
Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2007.
54. Đinh Thị Mai Phương, Thống nhất Luật hợp đồng ở Việt Nam, Nxb Tư pháp,
Hà Nội, 2005.
55. Trần Văn Phước, Vĩnh Bá, Trần Văn Khanh, Phạm Minh Trị, Từ điển Anh-
Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, 2002.
56. Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31/7/1991 của Bộ Thương nghiệp
(nay là Bộ Công thương) hướng dẫn việc ký kết hợp đồng mua bán ngoại
thương và Quy định số 229/TMDL-XNK ngày 9/4/1992 của Bộ Thương mại
và du lịch về việc ký kết và quản lý hợp đồng mua bán ngoại thương.
57. Raski.J, Các điều kiện giới hạn và mi n trừ trách nhiệm trong hợp đồng quốc
tế, Kỷ yếu Hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế do Nhà Pháp luật Việt –
Pháp tổ chức, 13-14/12/2004.
58. Dương Anh Sơn, Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương,
Tạp chí Khoa học pháp lý, số 6(25)/2004.
180
59. Dương Anh Sơn, Cơ sở lý luận và thực ti n của việc điều chỉnh bằng pháp luật
đối với vi phạm hợp đồng khi chưa đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ. Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 4/2006.
60. Dương Anh Sơn, Tác động của các hình thức lỗi đến việc xác định trách nhiệm
hợp đồng, Tạp chí KHPL số 1(138)/2007.
61. Lê Minh Tâm (cb), Lý luận Nhà nước và pháp luật, Nxb. Tư pháp, Hà Nội,
2007.
62. Tờ trình số 1456/CP-CP của Chính phủ ngày 5/10/2004 trước Quốc hội về dự
án Luật thương mại (sửa đổi).
63. Bùi Ngọc Toàn, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam, Nhà nước và Pháp luật, số 04/2006.
64. Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT ngày 06/05/2015 của Bộ KH&ĐT quy định chi
tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp.
65. Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT ngày 16/06/2015 của Bộ KH&ĐT quy định chi
tiết lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hóa.
66. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Tập 2, Nxb
Công an Nhân dân, Hà Nội, 2005.
67. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật La Mã, Nxb CAND, Hà Nội,
2001.
68. Trường Đại học Luật Tp.HCM, Giáo trình pháp luật về hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức-Hội luật gia Việt Nam,2013.
69. Từ điền Kinh doanh và quản lý, Nxb Oxford University, tham khảo tại
45, truy cập 19/6/2013.
70. Nguyễn Văn Tiến, Cẩm nang tài trợ thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, 2008.
71. Vũ Hữu Tửu, Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nxb Giáo dục, 1998.
72. Đào Trí Úc (Cb), Những vấn đề lý luận cơ bản về Nhà nước và pháp luật, Nxb.
CTQG, Hà Nội, 1995.
73. Đào Trí Úc, Những nội dung cơ bản của khái niệm hệ thống pháp luật nước ta
và các nguyên tắc lập pháp, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 10, tháng 11/2001.
74. Đào Trí Úc, Quá trình đổi mới hoạt động lập pháp ở nước ta trước yêu cầu hội
nhập quốc tế - khu vực, Viện nghiên cứu Nhà nước và pháp luật.
75. Ủy ban Tư vấn về Chính sách Thương mại quốc tế thuộc Phòng Thương mại
và Công nghiệp Việt Nam, Báo cáo nghiên cứu “Đề xuất Việt Nam gia nhập
Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, 2010.
76. Vanwijck Alexandre, Điều khoản chấm dứt hợp đồng và điều khoản duy trì
hiệu lực hợp đồng, Kỷ yếu Hội thảo Hợp đồng thương mại quốc tế do Nhà
Pháp luật Việt – Pháp tổ chức, 13-14/12/2004.
77. Võ Khánh Vinh, Một số vấn đề chung về kỹ thuật lập pháp, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, 8/2001.
78. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2006.
181
79. Viện Ngôn ngữ học, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Từ điển
Anh-Việt, Nxb Tp.HCM, 1993.
80. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Văn hóa thông tin, 1998.
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
81. Alejandro M. Garro, The Gap Filling Role of the UNIDROIT Principles in
International Sales Law: Some Comments on the Interplay between the
Principles and the CISG, 69 Tul.L.Rev. 1149, 1995, tr.1157-1185.
82. Alexander Lorenz, Fundamental Breach under the CISG, Dinslaken,
Germany/Canterbury, England, Pace Essay Submission, 1998, chi tiết tại
truy cập 5/4/2012.
83. Alain A. Levasseur, The Civil Code of Quebec and the Vienna Convention on
International Contracts for the Sale of Goods: some Comments, in Conferences
sur le nouveau code civil du Québec (Yvon Blais ed., 1992) 269, 282 cited in
Koch, ‘The Concept of Fundamental Breach of Contract under the United
Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG)’,
266
84. American Law Institute, Restatement (Second) of Contracts Sec. 241 (1981).
85. Andrew Babiak, Defining "Fundamental Breach" under the United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 6 Temple Int’l &
Comp. L.J. 113, 1992.
86. Benjamin K.Leisinger, Fundamental Breach considering Non-Conformity of
the Goods, European Law Publishers, 2007.
87. Bernstein Herbert, Understanding the CISG in Europe: a compact guide to the
1980 United Nations Convention on contracts for the International sales of
goods, Kluwer Law International, 2002.
88. Bianca C.M., Bonell M.J, Commentary on the International Sales Law - The
1980 Vienna Sales Convention, Milan, Article 25, 2.2,1987.
89. Bruno Zeller, The Remedy of Fundamental Breach and the United Nations
Convention on the International Sale of Goods (CISG) - A Principles Lacking
Certainty?, (2/2007) 11 Vindobona Journal of International Commercial Law
and Arbitration 219, 226.
90. Bruno Zeller, Fundamental Breach and the CISG - a Unique Treatment or
Failed Experiment? (2004) 8 Vindobona Journal of International Commercial
Law and Arbitration, 89.
91. Bryan, A.Garner, Black’s Law Dictionary,9th ed., West, 2009.
92. Castellet Lorence, The application of the Vienna Convention in the United
States, RDAI, no5 du 01/06/1999, p.528-595.
93. Chengwei Liu, The Concept of fundamental breach: Perspectives from the
CISG, UNIDROIT Principles and PECL and case law, 20 J.L. & Com. 460,
2005.
94. Chengwei Liu, Remedies for Non-performance – Perspectives from CISG,
UNIDROIT Principles and PECL,2003.
95. Chengwei Liu, Electronic excerpt from The Concept of Fundamental Breach:
Perspectives from the CISG, UNIDROIT Principles and PECL and case law
182
(2nd ed, 2005) chapter 2.3(d).
96. Clemens Pauly, The Concept of Fundamental Breach as an International
Principle to Create Uniformity of Commercial Law, 19 J.L. & Com. 221
(1999-2000).
97. Comment and Notes to PECL Art. 8:103: Comment C, tham khảo tại
truy cập 15/2/2013.
98. Commentary on the Draft Convention on Contracts for the International Sale of
Goods prepared by the Secretariat, Document A/CONF.97/5.
99. Contract law of the People Republic of China 1999.
100. Convention relating to a Uniform Law on the Formation of Contracts for the
International Sale of Goods (ULF,1964).
101. Convention relating to a Uniform Law on the International Sale of Goods
(ULIS, 1964).
102. The Commission of European Contract Law/ edited by Ole Lando, Hugh
Beale, Principle of European contract Law: Parts I and II, 2000, Kluwer Law,
p. 365.
103. David Kelly, Business Law, Cavendish Publishing, UK, 2002.
104. Darren Peacock, Avoidance and the Notion of Fundamental Breach Under the
CISG: An English Perspective (2003) 8 International Trade and Business Law
Review 95, 101.
105. Djakhongir Saidov, The Law of Damages in International Sales: The CISG and
other International Instruments (2008) 102.
106. Enderlein/Maskow, International Sales Law, Art. 25, at 3.4.
107. Eric C.Schneider, The Seller‟s Right to Cure under the Uniform Commercial
Code and CISG, 7 Ariz.J.Int’l & Comp.L. 69,1989.
108. Felemegas, The United Nations Convention on Contracts for the International
Sale of Goods: Article 7 and Uniform Interpretation, in Pace Review of the
Convention on Contracts for the International Sale of Goods (CISG), Kluwer
Law International (2000-2001) 115 – 265.
109. Feltham, The United Nations Convention on Contracts for the International
Sale of Goods, J.Bus.L.346, 1981.
110. Franco Ferarri, Uniform Interpretation of the 1980 Uniform Sales Law, 24 Ga.
J. Int’l & Comp.L. 183, 1994.
111. Franco Ferarri, Recent Development: CISG: Specific Topics of the CISG in
Light of Judicial Application and Scholarly Writing, 15 J.L. & Com. 1. 1995.
112. Franco Ferrari, Fundamental Breach of Contract Under the UN Sales
Convention-- 25 Years of Article 25 CISG, Journal of Law and Commerce,
2006, tham khảo tại
truy cập ngày 28/4/2012.
113. Fritz Enderlein, Dietrich Maskow, International Sales Law: United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods, 1992.
114. Grebler E., Fundamental Breach of Contract Under the CISG: A Controversial
Rule, ASIL Proceedings, 2007.
183
115. Hossam El-Saghir, Fundamental breach: Remarks on the manner in which the
Principles of European Contract Law may be used to interpret or supplement
Article 25 CISG, July 2000, chi tiết tại
truy cập 10/7/2012.
116. Hossam El-Saghir, Editorial Remarks, ‘Guide to Article 25: Comparison with
Principles of European Contract Law (PECL)’ (2000) Pace Law School
Institute of International Commercial Law chi tiết tại
truy cập 10/7/2013.
117. Harry M. Flechtner, ‘The Several Texts of the CISG in a Decentralised System:
Observations on Translations, Reservations and other Challenges to the
Uniformity Principle in Article 7(1)’, 188.
118. Harry M. Flechtner, ‘Remedies Under the New International Sales Convention:
The Perspective from Article 2 of the U.C.C.’ (1988) 8 Journal of Law and
Commerce 53, 78.
119. Ingeborg Schwenzer, Pascal Hachem, The CISG: Successes and Pitfalls,
American Journal of Comparative Law, vol.57, 2009.
120. International Trade Centre (UNCTAD/WTO) & Ministry of Trade of Vietnam,
Report on key multilateral treaties affecting trade not ratified by Vietnam- A
cost/benefit analysis, March 2007.
121. Jacob Ziegel, The Remedial Provisions in the Vienna Sales Convention: Some
Common Law Prespectives, in: Nina M. Glalston and Hans Smit (eds),
International Sales: The United Nations Convention on Contracts for the
International Sale of Goods (1984).
122. John O. Honnold, The Draft Convention on Contracts for the International
Sale of Goods: An Overview, 27 Am. J. Comp. L. 223, 1979.
123. John O.Honnold, Documentary History of them: Uniform Law for international
sales, Kluwer Law and Taxation Publishers, 1989.
124. John O. Honnold and Harry M. Flechtner (ed), Uniform Law for International
Sales under the 1980 United Nations Convention (4th ed, 2009), Art 25, 279.
125. Katrina Winsor, The Applicability of the CISG to Govern Sales of Commodity
Type Goods (1/2010) 14 Vindobona Journal of International Commercial Law
and Arbitration 83, 102.
126. Leonardo Graffi, Case Law on the Concept of 'Fundamental Breach' in the
Vienna Sales Convention": Revue de droit des affaires
internationales /International Business Law Journal No. 3, 338-349 (Forum
Europeén de la Communication) Paris, 2003.
127. Lookofsky Joseph, Understanding the CISG in the USA: a compact guide to
the 1980 United Nations Convention on contracts for the International sales of
goods, Kluwer Law International, second edition, 2002 .
128. Mapp.W & Nicoll.C, The Vienna Convention on International Sale of Goods:
Obligations under the Contract and Remedies for Breach, N.Z.L.J 316,1993.
129. Melville L.W, The Core of a contract, 19 M.L.R 1956.
184
130. Michael Bonell, The Unidroit Principles of International Commercial
Contracts and CISG, in Uniform Commercial Law in the Twenty First Century:
Proceedings of the Congress of the United Nations Commission on
International Trade Law, U.N. GAOR Comm. on Int'l Trade L., 25th Sess., at
11 U.N. doc. A/CN.9/SER.D/1, 1992.
131. Michael Wagener, Fundamental Breach: Has the Baby gone out with the
Bathwater?, 29 Tulane Maritime Law Journal Vol.29 2004.
132. Michael Will, in Commentary on the International Sales Law, The 1980
Vienna Sales Convention 3.2.2 (C. Bianca & M. Bonell eds., 1987).
133. Mirghasem Jafarzadeh, Buyer's Right to Withhold Performance and
Termination of Contract: A Comparative Study Under English Law, Vienna
Convention on Contracts for the International Sale of Goods 1980, Iranian and
Shi'ah Law, PhD Project, Shahid Beheshti University, Tehran, Iran December
2001, chi tiết tại
truy cập 5/8/2012.
134. Mo Zhang, Chinese Contract Law: Theory and practice, Martinus Nijhoff
Publishers, Leiden / Boston, 2006.
135. Official Record, Vienna Diplomatic Conference: Summary records of Meetings
of the First Committee (12thmeeting) [15, Mr Hjerner (Sweden)], [23, Mr
Tronning (Denmark)], [30, Mr Bennett (Australia)], [36, Mr Szasz (Hungry)],
[41, Mr Shafik (Egypt)]
và A/CONF
97/C. 1/L.104, Official Record, Vienna Diplomatic Conference: Summary
records of Meetings of the First Committee (13
th
meeting) [2]
136. Official Record A/CONF.97/11, 1980 Vienna Diplomatic Conference: Report
of the First Committee, Consideration 6 chi tiết tại
137. Ogilvie M.H, Fundamental breach excluded but not extinguished: Hunter
engineering v. syncrude Canada, 17 Can. Bus. L.J. 75 1990-1991, 84.
138. Olaf Clausson, Avoidance in Nonpayment Situations and Fundamental Breach
under the 1980 U.N. Convention on Contracts for the International Sale of
Goods, N.Y.L.Sch.J.Int. & Comp.L. 93, 1984.
139. Olga Gonzalez, Remedies Under the U.N. Convention for the International
Sale of Goods, 2 Int’l Tax & Bus.Law. 79, 1984.
140. R. A. Samek, The Relevant Time of Foreseeability of Damages in Contract,
(1964) 38 The Australian Law Journal 129.
141. Peter Schlechtriem, Requirements of Application and Sphere of Applicability of
the CISG, 36 Victoria University of Wellington Law Review 781, 2005.
142. Peter Schlechtriem, Uniform Sales Law - The UN-Convention on Contracts for
the International Sale of Goods (1986), 173-182.
143. Peter Schlechtriem and Petra Butler, UN Law on International Sales: The UN
Convention on International Sale of Goods (2009) 98 .
185
144. Peter Schlechtriem and Ingeborg Schwenzer (eds), Commentary on the UN
Convention on the International Sale of Goods (CISG) (2nd English ed., 2005,
Art 25 para 3, 284).
145. Peter Schlechtriem, Commentary on the U.N. Convention on the International
Sale of Goods, Oxford University Press, 2005.
146. Peter A. Piliounis, The Remedies of Specific Performance, Price Reduction and
Additional Time (Nachfrist) under the CISG: Are these worthwhile changes or
additions to English Sales Law?, Pace International Law Review, 2000.
147. Peter Huber and Alastair Mullis, The CISG: A new textbook for students and
practitioners (2007) 216.
148. Phanesh Koneru, The International Interpretation of the UN Convention on
Contracts for the International Sale of Goods: An Approach Based on General
Principles, Minnesota Journal of Global Trade, 1997.
149. Restatement (Second) of Contract, Section 235 (2).
150. Robert, William J. & others, Principles of Business Law, 8 th ed., Prentice
Hall, New Jersey 1979.
151. Robert Koch, The Concept of Fundamental Breach of Contract under the
United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods
(CISG), Pace Review of the Convention on Contracts for the International Sale
of Goods (CISG), Kluwer Law International, 1998.
152. Roberto Martín Paiva, Fundamental Breach under the United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods (1980), tham
khảo tại truy cập ngày
28/4/2012.
153. Sale of Goods Act of UK, 1979.
154. Sammuel, Geoffrey, Law of Obligations and legal Remedies, 2nd ed.,
Cavendish, London 2001.
155. Stephen J. Leacock, Fundamental breach of contract and exemption clauses in
Commonwealth Caribbean,4 Anglo-Am. L. Rev. 181 1975.
156. Sweeney, Brendan & Jennifer O’Reilly, Law in Commerce, Butterworths,
Sydney 2001.
157. The Principles of European Contract Law.
158. Trevor Bennett, Anticipatory Breach and Installment Contracts, art.71, in
Commentary on the International Sales Law, the 1980 Vienna Sales
Convention 513, art.71, 3.7 (C.Bianca & M.Bonell eds.,1987).
159. UN Secretariat, Commentary on the Draft Convention on contract for the
international sale of goods, Art. 23, 1979.
160. UN Secretariat, Commentary on the Draft Convention on Contracts for the
Internationl Sale of Goods, New York, 1981.
161. UNCITRAL, Yearbook VIII, 1977, Report of Committee of the Whole I
relating to the draft Convention on the International Sale of Goods’,
truy cập 10/7/14.
186
162. UNCITRAL Secretariat, Explanatory Note by the UNCITRAL Secretariat on
the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of
Goods, tham khảo tại truy
cập ngày 28/4/2012.
163. UNCITRAL, Digest of Case Law on the United Nations Convention on the
Internationl Sale of Goods, United Nations Publication, New York, 2012.
164. Uniform Commercial Code of United State of America (UCC).
165. Ulrich Magnus in Franco Ferrari, Harry M. Flechtner and Ronald A. Brand
(eds), The Draft UNCITRAL Digest and Beyond: Cases, Analysis and the
Unresolved Issues in the U.N. Sales Convention (2004), tr.321.
166. Volker Behr, Interpretive Decisions Applying CISG: Commentary to Journal of
Law and Commerce Case I; Oberlandesgericht Frankfurt a.M., 12 J.L. & Com,
1993.
167. White and Summers, Uniform Commercial Code, West Academic Publishing;
6 edition (January 20, 2010).
168. Walt and Gillette, Sales Law: Domestic and International, Foundation Press; 2
edition (November 24, 2008).
169. Zhang Yuqing, Principles of Interpretation of a Uniform Law and Functions of
Travauz Preparatories, Commentaries and Case Collections for Interpretation
of a Uniform Law, in Uniform Commercial Law in the Twenty First Century:
Proceedings of the Congress of the United Nations Commission on
International Trade Law, U.N. GAOR Comm. on Int’l Trade L., 25th Sess., at
43, U.N. Doc. A/CN.9/SER.D/1.
C. TRANG WEB
170. truy cập ngày
15/3/2015.
171. truy cập ngày 15/3/2015.
D. BẢN ÁN, PHÁN QUYẾT
1. Tiếng Việt
172. Bản án số 02/2010/KDTM-ST ngày 12/1/2010 của Tòa án nhân dân Quận 11
Tp.HCM.
173. Bản án số 1743/2007/KDTM-ST ngày 20/9/2007 của Tòa án nhân dân
Tp.HCM.
174. Bản án số 27/2011/KDTM-PT ngày 10/3/2011 của Tòa phúc thẩm, Tòa án
nhân dân tối cao tại Đà Nẵng.
175. Bản án 23/2011/KDTM-ST ngày 30/09/2011 của Tòa án nhân dân Quận 3,
Tp.Hồ Chí Minh.
176. Bản án số 503/2012/KDTM-ST ngày 19/4/2012 của Tòa án nhân dân tối cao
Tp.HCM.
177. Bản án số 15/2014/KDTM-ST ngày 07/04/2014 của Tòa án nhân dân Tp.HCM.
178. Bản án số 59/2013/KDTM-PT ngày 11/01/2013 của Tòa án nhân dân Tp.Hồ
Chí Minh.
179. Bản án số 399/2012/KDTM-ST ngày 29/3/2012 của Tòa án nhân dân Tp.Hồ
Chí Minh.
180. Bản án số 19/2010/KDTM-ST ngày 30/9/2010 của Tòa án nhân dân Quận 3,
187
Tp.Hồ Chí Minh.
181. Bản án số 24/2011/KDTM-ST ngày 30/9/2011 của Tòa án nhân dân Quận 3,
Tp.Hồ Chí Minh.
182. Bản án số 1592/2011/KDTM-PT ngày 28/12/2011 của Tòa án nhân dân Tp.Hồ
Chí Minh.
2. Tiếng Anh
183. Australia 17 November 2000 Supreme Court of Queensland (Downs
Investments v. Perwaja Steel), tham khảo tại
truy cập 15/2/2013.
184. B.W.I.A v. Bart. (1966) 11 W.I.R.378, 413.
185. Chanter v. Hopkins (1838) 4 M & W 399.
186. China 10 May 2005 CIETAC Arbitration proceeding (Hat case), tham khảo tại
truy cập ngày 15/4/2012.
187. China 12 February 1999 CIETAC Arbitration proceeding (Chrome plating
production line equipment case), tham khảo tại
truy cập ngày 12/4/2012.
188. China 14 January 2004 CIETAC Arbitration proceeding (Printing machine
case), tham khảo tại truy cập
ngày 5/5/2012.
189. China 16 December 1997 CIETAC Arbitration proceeding (Hot-dipped
galvanized steel coils case), tham khảo tại
truy cập 5/5/2012.
190. China 18 September 2006 CIETAC Arbitration proceeding (Polyester spinning
machine case), tham khảo tại
truy cập ngày 15/2/2013.
191. China 21 July 1997 CIETAC Arbitration proceeding (Yam-dyed fabric case),
tại truy cập ngày 15/2/2013.
192. China 22 March 2001 CIETAC Arbitration proceeding (Mung bean case),
tham khảo tại , truy cập ngày
15/4/2012.
193. China 25 December 2008 Shanghai First Intermediate People's Court [District
Court] (Shanghai Anlili International Trading Co. Ltd. v. J & P Golden Wings
Corp.), tham khảo tại truy
cập ngày 15/4/2012.
194. China 26 June 2003 CIETAC Arbitration proceeding (Alumina case), tham
khảo tại truy cập ngày
15/2/2013.
195. China 29 March 1996 CIETAC Arbitration proceeding (Caffeine case), tham
khảo tại truy cập 15/2/2013.
196. China 30 January 1996 CIETAC Arbitration proceeding (Compound fertilizer
case), tham khảo tại , truy cập
ngày 15/4/2012.
197. China 31 December 1999 CIETAC Arbitration proceeding (Steel coil case),
tham khảo tại truy cập ngày
15/4/2012.
198. China 31 May 1996 CIETAC Arbitration proceeding (Children’s jackets case),
tham khảo tại truy cập ngày
188
15/2/2013.
199. China 4 April 1997 CIETAC Arbitration proceeding (Black melon seeds case),
tham khảo tại truy cập ngày
15/2/2013.
200. China 4 February 2002 CIETAC Arbitration proceeding (Styrene monomer
case), tham khảo tại truy cập
ngày 15/4/2012.
201. China 5 August 1997 CIETAC Arbitration proceeding (Cold-rolled coils case),
tham khảo tại truy cập ngày
15/2/2013.
202. China 6 February 1997 CIETAC Arbitration Proceeding (Silicon-carbide
case), tham khảo tại , truy cập
ngày: 15/4/2012.
203. China 6 January 1999 CIETAC Arbitration proceeding (Australian raw wool
case), tham khảo tại truy cập
ngày 15/2/2013.
204. China 7 April 2005 CIETAC Arbitration proceeding (Cotton gin motes case),
tham khảo tại truy cập ngày
6/3/2012.
205. China 8 April 1999 CIETAC Arbitration proceeding (New Zealand raw wool
case), tham khảo tại truy cập
ngày 25/4/2012.
206. China 8 March 1996 CIETAC Arbitration proceeding (Horsebean case), tham
khảo tại truy cập ngày
15/2/2013.
207. China April 2006 CIETAC Arbitration proceeding (Mono ethylene glycol
case), tham khảo tại truy cập
ngày 15/2/2013.
208. China December 2006 CIETAC Arbitration proceeding (Automobile case),
tham khảo tại truy cập ngày
15/4/2012.
209. China December 2006 CIETAC Arbitration proceeding (Rabbit skin case),
tham khảo tại , truy cập ngày
15/4/2012.
210. China February 2006 CIETAC Arbitration proceeding (Fluorite case), tham
khảo tại truy cập ngày
15/2/2013.
211. China May 2006 CIETAC Arbitration proceeding (Chemicals case), tham khảo
tại truy cập ngày 15/2/2013.
212. China, Arbitration award of June 1999 (Peanut kernel case), tham khảo tại
truy cập ngày 15/2/2013.
213. China 18 April 2008 CIETAC Arbitration proceeding (PTA powder case),
tham khảo tại truy cập
15/2/2013.
214. China 24 July 2007 CIETAC Arbitration proceeding (Flexo label printing
machine case), truy cập
15/2/2013.
189
215. France 22 February 1995 Appellate Court Grenoble (BRI Production
"Bonaventure" v. Pan African Export), tham khảo tại
truy cập 15/2/2013.
216. France 23 January 1996 Supreme Court (Sacovini/M Marrazza v. Les fils de
Henri Ramel), tham khảo tại
truy cập ngày 12/5/2012.
217. France 26 April 1995 Appellate Court Grenoble (Marques Roque Joachim v.
Manin Rivière), tham khảo tại
truy cập ngày 15/2/2013.
218. France 21 October 1999 Appellate Court Grenoble (Calzados Magnanni v.
Shoes General International), tham khảo tại
truy cập 15/2/2013.
219. Germany 1 February 1995 Appellate Court Oldenburg (Furniture case), tham
khảo tại truy cập ngày
16/2/2013.
220. Germany 11 April 2005 Landgericht [District Court] Frankfurt (Used shoes
case), tham khảo tại truy cập
ngày 23/6/2012.
221. Germany 12 October 2000 District Court Stendal (Granite rock case), tham
khảo tại truy cập ngày
22/6/2012.
222. Germany 14 January 1994 Appellate Court Düsseldorf (Shoes case), tham khảo
tại truy cập 15/2/2013
223. Germany 14 October 2002 Appellate Court Köln (Designer clothes case), tham
khảo tại truy cập ngày
23/6/2012.
224. Germany 15 September 1994 District Court Berlin (Shoes case), tham khảo tại
truy cập ngày 15/2/2013.
225. Germany 15 September 2004 Appellate Court München (Furniture leather
case), tham khảo tại truy cập
ngày 22/6/2012.
226. Germany 17 September 1991 Appellate Court Frankfurt (Shoes case), tham
khảo tại truy cập 15/2/2013.
227. Germany 18 January 1994 Appellate Court Frankfurt (Shoes case), tham khảo
tại truy cập ngày 22/6/2012.
228. Germany 21 April 2004 Appellate Court Düsseldorf [15 U 88/03] (Mobile car
phones case), tham khảo tại
truy cập ngày 22/6/2012.
229. Germany 21 December 1990 Lower Court Ludwigsburg (Clothes case), tham
khảo tại truy cập ngày
22/6/2012.
230. Germany 21 November 2007 Appellate Court Koblenz (Shoes case), tham
khảo tại truy cập ngày
23/6/2012.
231. Germany 24 April 1997 Appellate Court Düsseldorf (Shoes case), tham khảo
tại , truy cập ngày 22/6/2012.
232. Germany 25 January 2008 Appellate Court Hamburg (Café inventory case),
190
tham khảo tại truy cập ngày
22/6/2012.
233. Germany 27 March 1996 District Court Oldenburg (Clothes case), tham khảo
truy cập ngày 22/6/2012.
234. Germany 28 February 1997 Appellate Court Hamburg (Iron molybdenum
case), tham khảo tại truy cập
15/2/2013.
235. Germany 29 December 1998 Hamburg Arbitration proceeding (Cheese case),
tham khảo tại truy cập
15/2/2013.
236. Germany 29 November 2005 District Court München (Frozen vegetable case),
tham khảo tại truy cập ngày
22/6/2012.
237. Germany 3 April 1996 Supreme Court (Cobalt sulphate case), tham khảo tại
truy cập ngày 23/6/2012.
238. Germany 31 January 1997 Appellate Court Koblenz (Acrylic blankets case),
tham khảo tại truy cập ngày
15/2/2013.
239. Germany 5 April 1995 District Court Landshut (Sport clothing case), tham
khảo tại , truy cập ngày
23/6/2012.
240. Germany 24 May 1995 Appellate Court Celle (Used printing press case), tham
khảo tại truy cập 15/2/2013.
241. Germany 24 September 1998 District Court Regensburg (Cloth case),
truy cập 15/2/2013.
242. Greece 2009 Decision 4505/2009 of the Multi-Member Court of First Instance
of Athens (Bullet-proof vest case), tham khảo tại
truy cập ngày 15/2/2013.
243. Hong Kong Fir Shipping Co.Ltd. v. Kawasaki Kisen Kaisha Ltd. [1962] 2 Q.
B. 26; [1962] All E.R. 474.
244. Hungary 25 May 1999 Budapest Arbitration proceeding Vb 97142 (Sour
cherries case), tham khảo tại
truy cập 15/2/2012.
245. Stockholm Chamber of Commerce Arbitration Award of 5 June 1998 (Beijing
Light Automobile Co. v. Connell), tham khảo tại
truy cập 15/2/2013.
246. ICC Arbitration Case No. 10274 of 1999 (Poultry feed case), tham khảo tại
truy cập 15/2/2013.
247. ICC Arbitration Case No. 9187 of June 1999 (Coke case),
truy cập 15/2/2013.
248. Italy 11 January 2005 District Court Padova (Ostroznik Savo v. La Faraona
soc. coop. a.r.l.), tham khảo tại
truy cập ngày 15/4/2012.
249. Kenyon, Son & Craven v. Baxter Hoare [1971] 2 All E.R.708,720.
250. Poland 11 May 2007 Supreme Court of Poland (Shoe leather case),
truy cập 15/2/2013.
251. Spain 3 November 1997 Appellate Court Barcelona (Rolled steel case), tham
191
khảo tại truy cập 15/3/2013.
252. Suisse Atlantique Societe d’Armement Martime S.A. v. N.V. Rotterdamshe
Kolen Centrale [1966] 2 All. E.R. 61, 86.
253. Switzerland 18 May 2009 Bundesgericht [Federal Supreme Court] (Packaging
machine case), tham khảo tại
truy cập ngày 12/6/2012.
254. Switzerland 19 December 1995 Appellate Court Thurgau (Cloth case) tham
khảo tại truy cập ngày
15/3/2013.
255. Switzerland 26 July 2007 Canton Appellate Court Jura (Industrial furnace
case), tham khảo tại truy cập
ngày 15/2/2013.
256. Switzerland 27 April 2007 Canton Appellate Court Valais (Oven case), tham
khảo tại truy cập ngày
15/2/2013.
257. Switzerland 28 October 1998 Supreme Court (Meat case), tham khảo tại
258. Switzerland 30 August 2007 District Court Zug (GMS modules case), tham
khảo tại truy cập ngày
15/2/2013.
259. Switzerland 31 May 1996 Zürich Arbitration proceeding (Soinco v. NKAP),
tham khảo tại truy cập
15/2/2013.
260. Switzerland 5 February 1997 Commercial Court Zürich (Sunflower oil case),
tham khảo tại truy cập
15/2/2013.
261. U.G.S. Finance Ltd. v. National Mortgage Bank of Greece, [1964] 1 Lloyd’s
Rep. 446.
262. Ukraine 5 July 2005 Arbitration proceeding (Medical equipment case), tham
khảo tại truy cập ngày
15/2/2013.
263. United States 11 June 2003 Federal Appellate Court [5th Circuit] (BP Oil
International v. Empresa Estatal Petroleos de Ecuador) chi tiết tại
truy cập 12/6/2012.
264. United States 16 April 2008 Federal District Court [New York] (Macromex Srl.
v. Globex International, Inc.), tham khảo tại
truy cập ngày 15/2/2013
265. United States 29 May 2009 Federal District Court [New York] (Doolim Corp.
v. R Doll, LLC, et al.) , tham khảo tại
truy cập 15/2/2013.
266. United States 6 December 1995 Federal Appellate Court [2nd Circuit] (Delchi
Carrier v. Rotorex) , tham khảo tại
truy cập
ngày 21/4/2013.
192
NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1. Võ Sỹ Mạnh, Vi phạm cơ bản hợp đồng trong pháp luật Việt Nam: một số bất
cập và định hướng hoàn thiện, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 67(06/2014), tr.69-
78.
2. Võ Sỹ Mạnh, Bàn về khái niệm vi phạm cơ bản hợp đồng theo Luật thương mại
Việt Nam năm 2005, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 8(304)/2013, tr.41-47.
3. Võ Sỹ Mạnh, Luật áp dụng “non-state law” cho hợp đồng thương mại quốc tế,
Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9(293)/2012, tr.55-59.
4. Võ Sỹ Mạnh, Section 3.1, 3.3, Chapter 5 “Rules governing international Sales
of Goods”, Hanoi Law University, Textbook “International Trade and Business
Law”, The People’s Public Security Publishing House, 2012, tr.354-373.
5. Võ Sỹ Mạnh, Một số căn cứ xác định vi phạm cơ bản theo Công ước viên năm
1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Tạp chí Kinh
tế đối ngoại, số 40/2010, tr.54-62.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_vi_pham_co_ban_hop_dong_theo_cong_uoc_vien_nam_1980.pdf